LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 133

Chương 5: ĐẠI CHỦNG UẨN

Phẩm 2: BÀN VỀ DUYÊN, phần 3

Hỏi: Đại chủng thuộc cõi dục cùng với đại chủng thuộc cõi dục làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Làm nhân duyên và tăng thượng duyên. Về nhân có hai nhân là câu hữu và đồng loại. Tức cùng sinh ra, cùng trông cậy vào nhau là nhân câu hữu. Còn đời trước và đời sau là nhân đồng loại. Về tăng thượng, nghĩa là không sinh chướng ngại và hoàn toàn không chướng ngại.

Hỏi: Đại chủng thuộc cõi dục cùng với sắc được tạo thuộc cõi dục làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Làm nhân duyên và tăng thượng duyên. Về nhân có năm nhân, tức là nhân sinh, nhân dựa, nhân lập, nhân trì, nhân dưỡng. Về tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Sắc được tạo thuộc cõi dục cùng với sắc được tạo thuộc cõi dục làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Làm nhân duyên và tăng thượng duyên. Về nhân có hai nhân là đồng loại và dị thục. Về tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Sắc được tạo thuộc cõi dục cùng với đại chủng thuộc cõi dục làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Làm nhân duyên và tăng thượng duyên. Về nhân có một nhân là dị thục. Về tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Đại chủng thuộc cõi dục cùng với đại chủng thuộc cõi sắc làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Chỉ có một thứ là tăng thượng duyên. Nghĩa của tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Đại chủng thuộc cõi sắc cùng với đại chủng thuộc cõi sắc làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Làm nhân duyên và tăng thượng duyên. Về nhân có hai nhân là câu hữu và đồng loại. Về tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Đại chủng thuộc cõi sắc cùng với đại chủng thuộc cõi dục làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Chỉ có một thứ là tăng thượng duyên. Nghĩa của tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Đại chủng thuộc cõi dục cùng với sắc được tạo thuộc cõi sắc làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Chỉ có một thứ là tăng thượng duyên. Nghĩa của tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Sắc được tạo thuộc cõi sắc cùng với sắc được tạo thuộc cõi sắc làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Làm nhân duyên và tăng thượng duyên. Về nhân có ba nhân là câu hữu, đồng loại và dị thục. Về tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Sắc được tạo thuộc cõi sắc cùng với đại chủng thuộc cõi dục làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Chỉ có một thứ là tăng thượng duyên. Nghĩa của tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Sắc được tạo thuộc cõi dục cùng với đại chủng thuộc cõi sắc làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Chỉ có một thứ là tăng thượng duyên. Nghĩa của tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Đại chủng thuộc thuộc cõi sắc cùng với sắc được tạo thuộc cõi dục làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Chỉ có một thứ là tăng thượng duyên. Nghĩa của tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Sắc được tạo thuộc cõi dục cùng với sắc được tạo thuộc cõi sắc làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Chỉ có một thứ là tăng thượng duyên. Nghĩa của tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Sắc được tạo thuộc cõi sắc cùng với sắc được tạo thuộc cõi dục làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Chỉ có một thứ là tăng thượng duyên. Nghĩa của tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Đại chủng thuộc cõi sắc cùng với sắc được tạo thuộc cõi sắc làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Làm nhân duyên và tăng thượng duyên. Về nhân có năm nhân là nhân sinh v.v… Về tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Sắc được tạo thuộc cõi sắc cùng với đại chủng thuộc cõi sắc làm bao nhiêu duyên?

Đáp: Làm nhân duyên và tăng thượng duyên. Về nhân có một là nhân dị thục. Về tăng thượng như trước đã nói.

Hỏi: Các sắc thuộc cõi dục sắc ấy đều do tất cả đại chủng thuộc cõi dục tạo ra chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Có sắc thuộc cõi dục không phải do đại chủng thuộc cõi dục tạo ra. Nghĩa là các đại chủng thuộc cõi dục, vì không phải do các đại chủng tạo ra.

2. Có sắc do đại chủng thuộc cõi dục tạo ra nhưng không phải thuộc cõi dục. Nghĩa là sắc không thuộc các đại chủng thuộc cõi dục tạo ra. Đây lại là thế nào? Đó là tất cả sắc tùy chuyển của phẩm pháp trí và sắc tùy chuyển của phẩm loại trì, dựa nơi thân cõi dục hiện tiền.

3. Có sắc thuộc cõi dục cũng do đại chủng thuộc cõi dục tạo ra. Nghĩa là sắc thuộc cõi dục do đại chủng thuộc cõi dục tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là sắc được tạo có đối thuộc cõi dục và các thứ biểu hiện khởi lên các thứ không biểu hiện.

4. Có sắc không phải thuộc cõi dục cũng không phải do đại chủng thuộc cõi dục tạo ra. Nghĩa là đại chủng thuộc cõi sắc. Hoặc các sắc thuộc cõi sắc do đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra. Hoặc các sắc không thuộc đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra.

Hỏi: Các sắc thuộc cõi sắc sắc ấy đều do tất cả đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Có sắc thuộc cõi sắc không phải do đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra. Nghĩa là đại chủng thuộc cõi sắc, lý do như trước đã nói.

2. Có sắc do đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra nhưng không phải thuộc cõi sắc. Nghĩa là sắc không thuộc các đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là sắc tùy chuyển của phẩm loại trí, dựa nơi thân cõi sắc hiện tiền.

3. Có sắc thuộc cõi sắc cũng do đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra. Nghĩa là sắc thuộc cõi sắc, do đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là sắc được tạo có đối thuộc cõi sắc và các thứ vô biểu hữu lậu tùy tâm chuyển.

4. Có sắc không phải thuộc cõi sắc cũng không phải do đại chủng thuộc cõi sắc tạo ra. Nghĩa là đại chủng thuộc cõi dục. Hoặc sắc thuộc cõi dục do đại chủng thuộc cõi dục tạo ra. Hoặc sắc không thuộc các đại chủng thuộc cõi dục tạo ra.

Hỏi: Các sắc ở quá khứ sắc ấy đều do tất cả đại chủng ở quá khứ tạo ra chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Có sắc ở quá khứ không do đại chủng ở quá khứ tạo ra. Nghĩa là đại chủng ở quá khứ, lý do như trước đã nói.

2. Có sắc do đại chủng ở quá khứ tạo ra nhưng không phải ở quá khứ. Nghĩa là sắc vị lai, hiện tại do đại chủng ở quá khứ tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là các biểu khởi lên các vô biểu ở vị lai và hiện tại, do đại chủng ở quá khứ tạo ra, vì dựa vào các biểu hiện ở quá khứ.

3. Có sắc ở quá khứ cũng do đại chủng ở quá khứ tạo ra. Nghĩa là sắc ở quá khứ, do đại chủng ở quá khứ tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là tất cả sắc được tạo có đối ở quá khứ, các thứ vô biểu tùy tâm chuyển, các thứ biểu khởi lên các thứ vô biểu.

4. Có sắc không phải ở quá khứ cũng không phải do đại chủng ở quá khứ tạo ra. Nghĩa là các đại chủng ở vị lai, hiện tại. Hoặc các sắc ở vị lai hiện tại do các đại chủng ở hiện tại tạo ra. Hoặc các sắc ở vị lai do các đại chủng ở vị lai tạo ra.

Hỏi: Các sắc ở vị lai sắc ấy đều do tất cả đại chủng ở vị lai tạo ra chăng?

Đáp: Các sắc do đại chủng ở vị lai tạo ra, tất cả sắc ấy đều ở vị lai. Đây lại là thế nào? Tức là tất cả sắc được tạo có đối ở vị lai, các thứ vô biểu hiện tùy tâm chuyển, hoặc các thứ biểu khởi lên các thứ vô biểu, do đại chủng ở vị lai tạo ra, vì dựa vào các biểu ở vị lai.

Có sắc ở vị lai không phải do đại chủng ở vị lai tạo ra. Nghĩa là các đại chủng ở vị lai. Hoặc các sắc vị lai do đại chủng ở quá khứ và hiện tại tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là các thứ biểu khởi lên các thứ vô biểu ở vị lai, do các đại chủng ở quá khứ hiện tại tạo ra, vì nương vào các biểu ở quá khứ và hiện tại.

Hỏi: Các sắc ở hiện tại sắc ấy đều do tất cả đại chủng ở hiện tại tạo ra chăng?

Đáp: Nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Có sắc ở hiện tại không phải do đại chủng ở hiện tại tạo ra. Nghĩa là các đại chủng ở hiện tại. Hoặc sắc ở hiện tại do đại chủng ở quá khứ tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là các thứ biểu khởi lên các thứ vô biểu ở hiện tại, do các đại chủng ở quá khứ tạo ra, lý do như trước đã nói.

Hỏi: Sắc vô biểu này cũng có thứ nương vào các đại chủng ở hiện tại, vì sao không nói?

Đáp: Vì sắc đó là dựa của chuyển không phải là dựa của tạo. Sắc vô biểu này có hai thứ dựa: a. Là dựa của chuyển. Nghĩa là các đại chủng ở hiện tại, do sức đó nên chuyển đổi. b. Là dựa của tạo. Nghĩa là các đại chủng ở quá khứ, do sức đó nên tạo ra. Trong đây chỉ nói dựa của tạo không nói dựa của chuyển, thế nên không nói nó có thể tạo ra năm nhân đều là quá khứ.

1. Có sắc do đại chủng ở hiện tại tạo ra nhưng không phải ở hiện tại. Nghĩa là sắc ở vị lai do đại chủng ở hiện tại tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là các thứ biểu hiện khởi lên các thứ vô biểu ở vị lai, do các đại chủng ở hiện tại tạo ra, lý do như trước đã nói.

2. Có sắc ở hiện tại cũng do đại chủng ở hiện tại tạo ra. Nghĩa là sắc ở hiện tại do các đại chủng ở hiện tại tạo ra. Đây lại là thế nào? Tức là tất cả sắc được tạo có đối ở hiện tại, các thứ vô biểu tùy tâm chuyển, hoặc các thứ biểu khởi lên các thứ vô biểu ở hiện tại, do các đại chủng ở hiện tại tạo ra, vì dựa nơi các biểu ở hiện tại.

3. Có sắc không phải ở hiện tại cũng không phải do các đại chủng ở hiện tại tạo ra. Nghĩa là các đại chủng ở quá khứ, vị lai. Hoặc các sắc ở quá khứ do các đại chủng ở vị lai và quá khứ tạo ra. Hoặc các sắc ở vị lai do đại chủng ở vị lai tạo ra.

***

* Thế nào là đất (Địa)? Cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này?

Đáp: Vì muốn khiến cho người nghi có được quyết định. Nghĩa là trong luận này phần nhiều nói về thắng nghĩa. Hoặc có người sinh nghi: Vị tạo luận kia chỉ khéo nói về thắng nghĩa không khéo nói về thế tục. Vì khiến cho kẻ nghi có được quyết định, nên hiển bày địa giới cùng với đất có sai biệt, do đó tạo ra phần Luận này.

Hỏi: Thế nào là đất?

Đáp: Do hình sắc hiển bày, đây là do thế tục nghĩ tưởng nêu đặt là đất. Nghĩa là người thế gian đối với hình sắc hiển bày dựa vào đấy cùng giả tưởng nêu đặt tên là đất. Như thế gian nói: Đất màu xanh, vàng v.v… đất dài, ngắn v.v…

Hỏi: Thế nào là địa giới?

Đáp: Đó là chạm xúc với tánh cứng. Đây là thắng nghĩa có thể tạo ra thể của đất.

Hỏi: Thế nào là nước?

Đáp: Do hình sắc hiển bày, đây là do thế tục nghĩ tưởng nêu đặt là nước. Nghĩa là người thế gian đối với hình sắc hiển bày dựa vào đấy cùng giả tưởng nêu đặt tên là nước. Như thế gian nói: Nước màu xanh, vàng v.v… nước dài, ngắn v.v…

Hỏi: Thế nào là thủy giới?

Đáp: Đó là chạm xúc với tánh ẩm ướt. Đây là thắng nghĩa có thể tạo ra thể của nước.

Hỏi: Thế nào là lửa?

Đáp: Do hình sắc hiển bày, đây là do thế tục nghĩ tưởng nêu đặt là lửa. Nghĩa là người thế gian đối với hình sắc hiển bày dựa vào đấy cùng giả tưởng nêu đặt tên là lửa. Như thế gian nói: Lửa màu xanh, vàng v.v… lửa dài, ngắn v.v…

Lại như có Phạm chí quán lửa đọc tụng:

Lửa đỏ nhiều bệnh tật

Binh vàng duyên đói kém

Màu nhiều xanh thoái giảm

Trắng, đen chủ hưng diệt.

Hỏi: Thế nào là hỏa giới?

Đáp: Đó là chạm xúc với tánh ấm nóng. Đây là thắng nghĩa có thể tạo ra thể của lửa.

Hỏi: Thế nào là gió?

Đáp: Nghĩa là phong giới.

Hỏi: Thế nào là phong giới?

Đáp: Tức là chạm xúc với tánh động.

Hỏi: Vì sao không nói gió thế tục?

Đáp: Vì thế gian đối với gió không có giả tưởng.

Có Sư khác nói: Thế gian đối với gió cũng khởi giả tưởng, nhưng vì ít nên không nói. Như thế gian nói: Đây có gió bụi, gió không bụi, gió Tỳ-thấp-phược, gió Phệ-lam-bà, gió nhỏ, gió lớn, bụi phong luân.

***

* Đất, nước, lửa, gió có bao nhiêu xứ gồm thâu? Cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này?

Đáp: Vì muốn khiến kẻ nghi có được quyết định. Nghĩa là khi nghe nói về đất thế tục v.v… liền cho các thứ đất nước lửa gió là không có Thể, không do xứ gồm thâu, không do thức nhận biết. Hoặc cho giả và thật do cùng một xứ thâu giữ, do cùng một thức nhận biết. Vì muốn trừ bỏ nghi kia, nêu bày rõ các thứ đất nước v.v… giả đó thể cũng có thật, chỉ giả đặt tên. Tùy một xứ trong năm xứ gồm thâu, từ một thức trong năm thức nhận biết. Lại hiển bày giả, thật không cùng một xứ gồm thâu, không cùng một thức nhận biết. Do các duyên ấy nên tạo ra phần Luận này.

Hỏi: Đất, nước, lửa, gió có bao nhiêu xứ gồm thâu, bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Đất, nước, lửa có một xứ gồm thâu là sắc xứ, mắt nhìn thấy, có hai thức nhận biết là nhãn thức và ý thức, nhãn thức nhận lấy tự tướng, ý thức nhận lấy tự tướng và cộng tướng. Còn gió có một xứ gồm thâu là xúc xứ, thân đạt được, có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức, việc nhận lấy tự tướng và cộng tướng như trước nên biết.

Có thuyết nói: Đây cũng chung do sắc xứ gồm thâu và nhãn thức nhận biết, nhưng vì ít nên không nói.

Hỏi: Địa, thủy, hỏa, phong giới có bao nhiêu xứ gồm thâu, bao nhiêu thức nhận biết?

Đáp: Có một xứ gồm thâu là xúc xứ, thân đạt được. Có hai thức nhận biết là thân thức và ý thức. Việc nhận lấy tự tướng, cộng tướng như trước nên biết.

Hỏi: Có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là chủ thể kéo dắt, có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là đối tượng bị kéo dắt?

Đáp: Nếu hữu tình số đối với hữu tình số thì có chín xứ là chủ thể kéo dắt, chín xứ là đối tượng bị kéo dắt. Nếu hữu tình số đối với phi hữu tình số thì có chín xứ là chủ thể kéo dắt, bốn xứ là đối tượng bị kéo dắt. Nếu phi hữu tình số đối với phi hữu tình số thì có bốn xứ là chủ thể kéo dắt, bốn xứ là đối tượng bị kéo dắt. Nếu phi hữu tình số đối với hữu tình số thì có bốn xứ là chủ thể kéo dắt, chín xứ là đối tượng bị kéo dắt. Như nói về kéo dắt, các thứ giữ gìn, vận chuyển v.v… cũng như thế.

Hỏi: Có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là chủ thể lường xét, có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là đối tượng được lường xét?

Đáp: Có bốn xứ là chủ thể lường xét, bốn xứ là đối tượng được lường xét. Có năm căn vi diệu không phải là pháp lường xét.

Hỏi: Có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là chủ thể nêu xưng, có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là đối tượng được nêu xưng?

Đáp: Có thuyết cho: Có bốn xứ là chủ thể nêu xưng, bốn xứ là đối tượng được nêu xưng.

Có Sư khác nói: Có bốn xứ là chủ thể nêu xưng, sức nặng là đối tượng được nêu xưng.

Hỏi: Có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là chủ thể thiêu đốt, có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là đối tượng bị thiêu đốt?

Đáp: Có thuyết nêu: Có bốn xứ là chủ thể thiêu đốt, bốn xứ là đối tượng bị thiêu đốt.

Có Sư khác cho: Sức nóng là chủ thể thiêu đốt, bốn xứ là đối tượng bị thiêu đốt.

Hỏi: Có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là chủ thể đoạn dứt, có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là đối tượng được đoạn dứt?

Đáp: Có thuyết biện: Có bốn xứ là chủ thể đoạn dứt, bốn xứ là đối tượng được đoạn dứt.

Có Sư khác nói: Tánh cứng là chủ thể đoạn dứt, bốn xứ là đối tượng được đoạn dứt.

Hỏi: Có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là chủ thể tẩy rửa, có bao nhiêu xứ hòa hợp gọi là đối tượng được tẩy rửa?

Đáp: Có thuyết nói: Có bốn xứ là chủ thể tẩy rửa, bốn xứ là đối tượng được tẩy rửa.

Có Sư khác cho: Bốn xứ là chủ thể tẩy rửa, sắc xứ là đối tượng được tẩy rửa. Như nói tẩy rửa rồi thì trắng sạch, hoặc như sắc vàng ròng.

Lại có thuyết cho: Bốn xứ là chủ thể tẩy rửa, xúc là đối tượng được tẩy rửa. Như nói: Đem chén đầy cáu bụi đến bờ ao kia rửa cho sạch, tắm rửa kỳ cọ cho thân hết bụi cấu.

Hoặc có thuyết nêu: Bốn xứ là chủ thể tẩy rửa, mười hai xứ là đối tượng được tẩy rửa. Do tắm gội nên mười hai xứ bên trong thảy đều sáng sạch, lìa bỏ các thứ cấu đục.

Hỏi: Bốn đại chủng này có bao nhiêu thứ có thể gây ra tai họa?

Đáp: Có ba thứ, trừ đất.

Hỏi: Vì sao đất không thể gây tai họa?

Đáp: Vì đất không phải là nơi chốn thích hợp, cho đến nói rộng.

Có thuyết nói: Các thứ nào mạnh nhanh mới có thể gây tai họa, còn tánh của đất thì chậm chạp nên không thể gây tai họa.

Có thuyết cho: Nếu có thể gây tổn hoại các vật bên trong tức đối với các việc bên ngoài cũng có thể gây tai họa. Nghĩa là đoạn dứt mạt-ma (Tử huyệt) gọi là hủy hoại vật bên trong. Đây chỉ là ba đại chủng, nên đất không phải là tai họa.

Có thuyết nêu: Vì hủy hoại đất nên lập là tai họa. Cả ba đại đối với đất đều có thể thiêu đốt, thấm ướt và xô đẩy, nên gọi là tai họa, còn đất thì không như thế.

Có thuyết nói: Nếu đất cũng là tai họa thì nên từ phong luân cho đến tĩnh lự thứ tư đều khiến được bền chắc, hợp làm một khối đấy mới là kiếp thành, không phải cho là có thể hủy hoại.

Có thuyết biện: Nếu đất có thể tạo tai họa thì nó nên hủy hoại đến cả tĩnh lự thứ tư, và sẽ không có các tai họa hủy hoại nào sánh bằng nó cả.

Hỏi: Trong đây, nhân luận sinh luận: Vì sao tai họa của đất không gì sánh bằng?

Đáp: Có thuyết nói: Tức do đất không phải là tai họa.

Có thuyết cho: Nếu đất gây tai họa thì đó là tai họa tột đỉnh, không còn gì hơn. Nghĩa là ba tĩnh lự trên như thứ lớp có thể làm đỉnh của ba thứ tai họa. Nếu tĩnh lự thứ tư cũng bị tai họa hủy hoại thì không còn xứ nào là đỉnh tai họa cao hơn nữa, vì các xứ vô sắc không có phương xứ.

Có thuyết nêu: Đó là muốn tránh các trời Tịnh cư, do xứ trời ấy lại sinh nghĩa không gì ở trên. Nếu nơi cõi đó lại bị tai họa xảy tới thì trời Tịnh cư không có hết thọ mạng mà Niết-bàn. Như thế làm sao biết được thọ lượng của cõi ấy? Nếu nói cõi ấy cũng có hết thọ mạng mà Niết-bàn tức là ở địa ấy tai họa không do đâu khởi. Như nói, nếu xứ cho đến hãy còn sót một trứng kiến thì ở đó tai họa cũng không mất.

Có thuyết biện: Nếu xứ nào có tai họa bên trong tức có tai họa ở bên ngoài. Tĩnh lự thứ tư không có tai họa bên trong nên tai họa bên ngoài không đến được. Nghĩa là như ở tĩnh lự thứ nhất, bên trong còn có tầm tứ như lửa, nên bên ngoài có hỏa tai. Tĩnh lự thứ hai bên trong còn vui mừng như nước, nên bên ngoài có thủy tai. Tĩnh lự thứ ba bên trong còn có gió hít thở ra vào, nên bên ngoài có phong tai. Riêng tĩnh lự thứ tư không còn tai họa bên trong, nên các tai họa bên ngoài đều không đến được.

Hỏi: Khi hỏa tai khởi lên thì lửa từ đâu xuất hiện?

Đáp: Có thuyết nói: Khi thế giới hình thành thì có bảy vầng mặt trời đồng thời xuất hiện, rồi cùng nhau ẩn kín sau hai rặng núi cao. Sau đấy chỉ có một vầng mặt trời từ đó hiện lên vòng quanh núi Tômê-lô chiếu rọi sáng ngời. Cho đến khi kiếp sắp hết, hỏa tai khởi lên, thì sáu vầng mặt trời kia lần lượt xuất hiện, do sức nóng của chúng nên thế giới liền hoại.

Có thuyết cho: Khi thế giới sắp bị hủy hoại thì vầng mặt trời đang có phân ra làm bảy mặt trời, do sức nóng của chúng nên thế giới liền hoại.

Có thuyết nêu: Đến kiếp cuối cùng thì vầng mặt trời này sẽ nóng lên gắp bảy lần, do sức nóng ấy nên thế giới liền hoại.

Có thuyết cho: Có bảy mặt trời trước đây ẩn sâu dưới đất, sau đó lần lượt xuất hiện và có tác dụng như nói ở trước. Như thế nên nói: Các loài hữu tình do sức tăng thượng của nghiệp khiến thế giới này hình thành. Đến khi kiếp sau cùng nghiệp lực đã hết, tùy theo xứ gần nhất có hỏa tai sinh ra cho đến Phạm cung đều bị thiêu hủy.

Hỏi: Khi thủy tai khởi lên thì nước từ đâu xuất hiện?

Đáp: Có thuyết nói: Nước đầy tro nóng từ bên cõi tĩnh lự thứ ba sẽ mưa xuống, do đó cho đến cõi trời Cực quang tịnh đều bị tràn ngập.

Có thuyết cho: Nước từ dưới thủy luân vọt lên, do sức mạnh của nước ấy nên thế giới liền hoại. Như thế nên nói: Các loài hữu tình do sức tăng thượng của nghiệp khiến thế giới hình thành. Đến lúc kiếp sau cùng nghiệp lực hết, từ các xứ gần có thủy tai sinh khởi, do nhân duyên ấy nên thế giới liền hoại.

Hỏi: Khi phong tai khởi lên thì gió từ đâu xuất hiện?

Đáp: Có thuyết nói: Ở bên cõi tĩnh lự thứ tư có luồng gió lớn Bạn-điệp-bà chợt nổi lên thổi tan cả trăm câu-chi cõi, cùng các kim luân vây quanh núi chúa Diệu cao, tất cả cùng bị xô ngã bật gốc, khiến chúng va đập vào nhau, đảo ngược trên dưới, bay vụt lên khoảng không như những nắm bột khô tan hoại.

Có Sư khác cho: Từ dưới phong luân gió nổi lên rất mạnh thổi tan thế giới. Như thế nên nói: Các loài hữu tình do sức tăng thượng của nghiệp nên khiến thế giới hình thành. Khi đến kiếp sau cùng nghiệp lực đã hết, tùy nơi xứ gần có phong tai nổi lên, cho đến cõi trời Biến tịnh đều bị tan hoại.

Hỏi: Khi ba tai họa khởi lên thì tất cả ngoại vật đều chuyển biến thuận theo các tai họa ấy chăng?

Đáp: Có thuyết nêu: Các vật đều chuyển biến thuận. Nghĩa là khi hỏa tai khởi lên, ở thế giới này, tất cả vật bên ngoài thảy đều khô và nhẹ, giống như cỏ khô, đống tơ, vỏ cây v.v…., lúc lửa vừa chạm vào thì bùng cháy tiêu tan. Khi thủy tai khởi lên, tất cả vật bên ngoài đều biến thành chất nhão lỏng như đường cát mịn v.v… lúc nước vừa thấm vào tức thì tan hoại. Khi phong tai khởi lên, tất cả vật bên ngoài đều sắp lìa tan như nắm bột khô, gió vừa chạm vào tức liền tan hoại.

Nếu thế thì các pháp đều bỏ tự tướng cả chăng? Như thế nên nói: Khi ba tai họa khởi lên, các vật cứng, ẩm ướt v.v… cũng không chuyển biến. Chỉ do sức tăng thượng nơi nghiệp của các loài hữu tình khiến ba tai họa nổi lên, có thể hủy hoại tất cả vật khó hủy hoại. Như thế, cả ba tai họa cùng sự hủy hoại của chúng đều là đồng phần thuộc về cõi địa. Nghĩa là tai họa của cõi dục có thể hủy hoại cõi dục. Tai họa của tĩnh lự thứ nhất có thể hủy hoại tĩnh lự thứ nhất, cho đến tĩnh lự thứ ba cũng như thế.

Hỏi: Nếu vậy thì nơi kinh nói làm sao thông? Như Khế kinh nói: Đại địa và núi chúa Diệu cao thảy đều rỗng lặng, gió thổi ngọn lửa càng dữ lần lượt đốt cháy tất cả đến tận Phạm cung. Những kẻ vừa mới được sinh lên cõi trời Cực quang tịnh, không thể nhận biết rõ đó là kiếp thành hay hoại, thấy rồi rất kinh sợ, nghĩ chớ để lửa dữ thiêu cháy hết Phạm cung sẽ cháy lan đến đây.

Đáp: Nên biết kinh ấy dựa vào sự nối tiếp để nói. Nghĩa là lửa ở cõi sắc tiếp tục sinh ra ở cõi dục. Lửa ấy đốt cháy Phạm cung, không phải là lửa ở cõi dục. Các sự nối tiếp của nước và gió cũng căn cứ theo đây, nên biết.

Hỏi: Ba thứ tai họa ấy khởi lên trước sau như thế nào?

Đáp: Lửa, nước, gió, ba thứ như thế lần lượt trước sau, nhưng không phải ba thứ tai họa ấy sinh ra tiếp kế liền nhau. Nghĩa là bảy trận hỏa tai lần lượt tiếp nhau khởi lên trước, sau đó mới có một trận thủy tai sinh. Như thế trải qua bảy lần bảy kiếp hỏa tai và bảy kiếp thủy tai. Lại, khi có bảy trận hỏa tai thì theo đó không gián đoạn có một trận phong tai nổi lên, nên kiếp gió và nước đều xảy ra tiếp sau lửa. Do kiếp lửa từ ba số khởi lên theo đấy khéo giải thích thọ lượng của cõi trời Biến tịnh là sáu mươi bốn kiếp. Nên biết đây là nói về số lượng của đại kiếp, mỗi một đại kiếp đều có tám mươi trung kiếp, thành tựu hoại không đều có hai mươi lần.

Lại, trong kiếp hỏa đầu tiên khi sắp thiêu hoại, loài người ở châu Thiệm-bộ thọ mạng là tám vạn năm. Cuộc sống yên ổn, vui vẻ, sung túc và rất đông đảo, thôn ấp, thành thị trong nước đều nghe rõ tiếng gà, tiếng người. Con người phần đông đều tu tập mười nghiệp đạo thiện. Từ đó về sau, số hữu tình sống trong địa ngục khi chết không còn sinh vào đó nữa. Lúc ấy đã qua hai mươi kiếp trụ và hai mươi kiếp hoại. Đây là kiếp hoại đầu tiên, hữu tình trong địa ngục từ đấy giảm dần cho đến sau cùng không còn sót kẻ nào nữa, gọi là hữu tình giới của địa ngục hoại. Kế đến là bàng sinh hoại, rồi tới ngạ quỷ hoại. Mỗi mỗi tướng hoại như nói về địa ngục. Tiếp theo các hữu tình ở châu Thiệm-bộ hoại.

Hỏi: Nếu các nẻo bàng sinh, ngạ quỷ hoại trước loài người, khi loài người cần đến các thứ như sữa, lạc v.v… hay bò cày, ngựa cỡi v.v… các việc như thế làm sao có được?

Đáp: Có thuyết cho: Do sức tăng thượng nơi nghiệp của loài người nên có các vật phi tình giống như loài bàng sinh xuất hiện cho ra những thứ vị như sữa v.v… và làm các sự việc.

Hỏi: Trong thân người có đến tám vạn hộ trùng tạo duyên nhận giữ khiến thân được nối tiếp, khi đó tất cả chúng thiếu vắng thân làm sao sống còn?

Đáp: Bấy giờ thân người theo pháp như thế nên trụ. Như các bậc Bồ-tát, vua Chuyển luân trong thân tuy không có các trùng ấy, nhưng theo pháp như thế mà trụ.

Như vậy nên nói: Trong các biển cả là trụ xứ gốc của các bàng sinh, nếu khi ở đó không còn một bàng sinh nào nữa gọi là hữu tình giới của bàng sinh hoại. Các loài bàng sinh sống chung với loài người thì khi loài người hoại, chúng mới hoại theo. Hữu tình quỷ hoại giống với đây nên biết. Nhưng ở châu Thiệm-bộ nơi nẻo người lúc sắp hoại, bấy giờ theo pháp như thế có một hữu tình không thầy nhưng tự suy nghĩ, nhập vào tĩnh lự thứ nhất. Khi từ định đó xuất, liền lên tiếng nói lờn: Ở tĩnh lự thứ nhất này rất vui vẻ, rất tĩnh lặng. Lần lượt như thế nói rõ khắp châu Thiệm-bộ. Người nghe cùng thâu giữ tâm, đều nhập vào định thứ nhất. Từ đó, khi mạng chung thì sinh lên cõi Phạm thiên. Số hữu tình trong châu Thiệm-bộ giảm dần cho đến không còn sót một kẻ nào, gọi là hữu tình giới của châu Thiệmbộ hoại. Kế đến là châu Tỳ-đề-ha hoại, rồi đến châu Cù-đà-ni hoại. Mỗi mỗi tướng hoại như nói về châu Thiệm-bộ. Riêng châu Câu-lô thì như ba nẻo ác, không có người đạt tĩnh lự sinh nơi xứ Phạm thiên, nhưng khi thọ mạng hết tất sinh vào các trời thuộc cõi dục, cho đến khi hữu tình giới của xứ ấy hết gọi là hữu tình giới của châu Bắccâu-lô hoại.

Khi nẻo người đã hoại xong, thì đến cõi trời Tứ đại vương chúng, theo pháp như thế tức có một người được tĩnh lự thứ nhất. Từ định ấy xuất cũng tuyên cáo khắp v.v…, như trước đã nói. Cho đến khi hữu tình giới nơi xứ ấy hết, gọi là hữu tình giới của cõi trời ấy hoại. Kế tiếp là trời Ba mươi ba hoại, rồi tới trời Dạ-ma hoại, tiếp theo là trời Đỗ-sử-đa hoại, trời Lạc biến hóa hoại, trời Tha hóa tự tại hoại. Mỗi mỗi tướng hoại như nói về cõi trời thứ nhất. Hữu tình của cõi dục lần lượt hoại rồi, bấy giờ ở tĩnh lự thứ nhất có một hữu tình theo pháp như thế nên có thể nhập vào tĩnh lự thứ hai. Từ định ấy xuất nói lớn tiếng như vầy: Tĩnh lự thứ hai là rất an vui, rất yên vắng. Lần lượt như thế, âm thanh vang khắp Phạm cung. Người nghe thảy đều thâu giữ tâm, nhập định thứ hai, khi mạng chung đều được sinh vào trời ấy. Lúc hữu tình ở cõi trời thuộc tĩnh lự thứ nhất giảm dần cho đến không còn một ai, gọi là hữu tình giới nơi xứ Phạm thiên hoại.

Như thế, cõi dục và các Phạm cung trong một thời gian lâu xa trống vắng, không có loài hữu tình nào. Ở châu Thiệm bộ nơi đại địa, các núi trải qua một thời gian dài không hề có mưa, nên tất cả cỏ cây đều cháy khô, không còn sinh sôi mọc lại nữa, cho đến tất cả đều diệt hết. Thời gian sau lại có mặt trời thứ hai xuất hiện nơi thế gian, sáng rực nóng gấp hai mặt trời trước, làm khô cạn hết tất cả hầm hố, khe suối, ao hồ, đến nỗi không còn vùng nước nào. Thời gian lâu sau lại có mặt trời thứ ba xuất hiện ở thế gian, sáng rực nóng gấp hai lần mặt trời trước, nhân đấy làm khô kiệt tất cả sông suối, cho đến khiến không còn vùng, bến nước sâu nào. Một thời gian lâu sau, lại có mặt trời thứ tư xuất hiện ở thế gian, sáng rực nóng gấp bội mặt trời trước, do đó làm khô cạn cả ao Vô nhiệt não, là nguồn của bốn dòng sông lớn là Căng già, Tín độ, Phược sô và Tư đa, cho đến khiến không còn vũng nước cạn nào. Một thời gian lâu sau, lại có mặt trời thứ năm xuất hiện ở thế gian, sáng rực nóng gấp bội mặt trời trước, do đó làm khô cạn cả các biển lớn, cho đến không còn nơi chốn nào có nước. Qua một thời gian lâu sau, lại có mặt trời thứ sáu xuất hiện ở thế gian, sáng rực nóng gấp hai mặt trời trước, do đó cả đất bằng và núi Diệu cao đều cháy, khói lửa bốc lên ngùn ngụt. Thời gian sau đấy, lại có mặt trời thứ bảy xuất hiện ở thế gian, sáng rực nóng kinh khiếp hơn cả, do đó toàn thể đại địa và núi chúa Diệu cao, chỉ một thoáng dưới ánh lửa ấy trở thành biển lửa mênh mông, cho đến toàn xứ Phạm thiên thảy đều cháy tan. Trên từ xứ Phạm thế, dưới đến phong luân, khắp nơi đều cháy sạch không còn sót một chút tro than nào. Như chất dầu mỡ khi cháy bốc hơi tan mất hết không còn sót lại gì, đây cũng như thế. Bấy giờ, trong cõi dục, tĩnh lự thứ nhất, đều trống rỗng không còn gì cả. Hai mươi kiếp hoại lúc này đã qua hai mươi kiếp không lại bắt đầu tiếp theo.

Hỏi: Có bao nhiêu kiếp hoại nơi hữu tình, bao nhiêu kiếp hoại nơi khí thế gian?

Đáp: Có thuyết nói: Mười kiếp hoại nơi hữu tình, mười kiếp hoại nơi khí thế gian.

Có thuyết cho: Mười lăm kiếp hoại nơi hữu tình, năm kiếp hoại nơi khí thế gian. Như thế nên nói là có mười chín kiếp hoại nơi hữu tình và một kiếp hoại nơi khí thế gian, vì biệt nghiệp rất khó chuyển, không phải như cộng nghiệp.

Như vậy, thế giới hoại trải qua thời gian lâu. Khoảng không ở phía dưới có gió nhẹ bắt đầu thổi. Hai mươi kiếp không lúc ấy đã qua thì hai mươi kiếp thành bắt đầu xuất hiện, chỗ gió nhẹ khởi ấy dần dần rộng, dày. Qua thời gian lâu xa, các khối đá kết lại thành vòng tròn dày mười sáu ức du-thiện-na, bề rộng thì vô số, thể của nó rất cứng đặt. Giả như có vị Đại Nặc-kiện-na cầm vòng kim cang ra oai trục khối ấy lên thì vòng kim cang bị mòn còn khối phong luân thì không hề gì. Tiếp theo, có vầng mây lớn đổ mưa xuống phong luân, hạt mưa to bằng trục bánh xe, chứa nước thành vòng lớn, như thế thủy luân vào lúc chưa ngưng kết có chiều sâu đến mười một ức hai vạn du-thiện-na.

Có thuyết nêu: Chiều rộng bằng với phong luân.

Có thuyết cho: Nó nhỏ hẹp kém khoảng trăm câu-chi, mỗi vòng trăm câu-chi đều có số đo bằng nhau, tức có đường kính dài mười hai ức ba ngàn bốn trăm năm mươi du-thiện-na, còn chu vi dài gấp ba lần, tức là ba mươi sáu ức một vạn ba trăm năm mươi du-thiện-na. Ở đây nước không chảy ra hai bên do nghiệp lực của hữu tình.

Có Sư khác nói: Do sức của gió giữ lại.

Kế đó, nơi thủy luân có thứ gió khác nổi lên xô đẩy lớp nước bên trên kết lại thành vàng, tức là kim luân dày ba ức hai vạn duthiện-na. Thủy luân bấy giờ giảm xuống nên chỉ sâu có tám Lạc-xoa.

Có thuyết biện: Kim luân rộng bằng lớp nước.

Có Sư khác cho: Kim luân nhỏ hơn thủy luân.

Sau đấy, có mây hiện ra mưa đổ xuống kim luân, hạt mưa to bằng trục bánh xe, trải qua thời gian lâu dài, nước tích chứa thành mênh mông, sâu hơn tám vạn du-thiện-na. Bấy giờ, gió thổi rất mạnh vào nước khiến các vật báu biến sinh. Lại có một thứ gió khác thổi vào tách ra từng khối riêng, tức phân đất báu thành các núi, châu, phân nước ngọt, mặn làm các biển trong, ngoài. Đầu tiên bốn thứ báu diệu tạo thành núi Tô-mê-lô, sừng sững hiện ra giữa biển, ở trên khối kim luân, cả bốn mặt theo thứ lớp là Bắc, Đông, Nam, Tây, với các báu là vàng, bạc, phệ lưu ly, phả chi ca v.v…. tùy theo oai đức của vật báu sắc ngời hiện nơi hư không, nên khoảng không nơi châu Thiệm bộ trong suốt như phệ lưu ly. Núi này tuôn trào nước dài đến tám vạn du-thiện-na. Trong nước cũng thế, đẹp đẽ rất đáng yêu thích.

Tiếp theo do báu vàng tạo thành bảy núi vàng đứng bao quanh núi Tô-mê-lô, ở trên kim luân. Phần ở trong nước, các núi này bằng núi Tô-mê-lô, cũng tuôn trào nước, nhưng lượng nước nơi các núi này đối chiếu nhau đều giảm phân nửa. Kế đó, là do đất v.v… tạo thành bốn đại châu, bên dưới dựa vào kim luân và vây quanh bên ngoài các núi vàng. Sau cùng, dùng sắt tạo thành núi Luân vi ở ngoài bốn châu, như bức tường bao quanh, tuôn lượng nước giảm phân nửa đến núi vàng thứ bảy. Phần ở trong nước thì lượng bằng núi Tô-mê-lô. Chiều rộng của các núi đều đồng với lượng nước tuôn ra. Giữa bảy núi vàng ấy có bảy biển bên trong, luôn tràn đầy nước có đủ tám thứ công đức. Phía ngoài bảy núi vàng có một biển bên ngoài chứa nước mặn. Cả tám biển lớn này đều sâu đến tám vạn du-thiện-na. Bảy biển trước (nước ngọt) có chiều rộng như các núi bao quanh. Biển thứ tám, có thuyết nói rộng ba ức hai vạn hai ngàn du-thiện-na. Có thuyết nói: Lại tăng thêm một ngàn hai trăm tám mươi bảy du-thiện-na rưỡi. Núi Tô-mê-lô có bốn tầng bậc. Tầng đầu tiên rộng ra chung quanh một vạn sáu ngàn du-thiện-na, ba tầng trên mỗi tầng giảm dần phân nửa. Bốn tầng này, mỗi tầng cách nhau mười ngàn du-thiện-na.

Có thuyết nêu: Tầng ở dưới cùng bằng với lượng nước, hai tầng kế cách tầng dưới cùng đều là mười ngàn du-thiện-na. Tầng thứ tư cách tầng dưới là hai mươi ngàn du-thiện-na. Cả bốn mặt của bốn tầng giống như núi Diệu cao, đều do bốn thứ báu tạo thành vô cùng đẹp đẽ. Cả bốn tầng như thứ lớp là trú xứ của Tứ vương Thiên chúng: Kiên Thủ, Trì Man, Hằng Kiêu. Trên hai đỉnh nơi bảy núi vàng cũng có thôn ấp, sở bộ của bốn Thiên vương. Bốn tầng của bảy núi vàng là cung điện của mặt trời, mặt trăng, đều thuộc quyền của trời Tứ đại vương chúng. Trong các cõi trời thuộc Dục giới thì cõi trời này là rộng nhất. Ở tầng thứ tư trên chót, lại có khoảng rộng bốn vạn duthiện-na, đến đỉnh núi Tô-mê-lô là trụ xứ của trời Ba mươi ba. Bốn mặt của đỉnh núi mỗi mặt rộng hai mươi ngàn, nếu căn cứ theo chu vi thành tám mươi ngàn du-thiện-na.

Có Sư khác nói: Mỗi mặt là tám mươi ngàn, cùng bốn bên phía dưới về lượng là như nhau. Bốn góc của đỉnh núi này đều có một ngọn núi cao, chiều cao và rộng đều bằng năm trăm du-thiện-na, có thần Dược-xoa tên là Kim Cang Thủ trấn giữ ở đó bảo vệ các trời. Ở giữa đỉnh núi, có thành tên Thiện Kiến, mỗi mặt rộng hai ngàn năm trăm du-thiện-na, chu vi là một vạn du-thiện-na. Thành bằng vàng cao nửa du-thiện-na, đất ở đó bằng phẳng, toàn bằng vàng ròng, đều dùng một trăm lẻ một báu tạp để tô điểm. Mặt đất mềm nhuyễn như Đố la miên. Khi cất bước đất mịn ngập đến đầu gối, tùy theo bước chân cao thấp có gió nhẹ thổi cuốn đi các hoa héo và mang lại các hoa mới đẹp tươi rải khắp mặt đất. Đó là thành lớn, vương đô của Thiên Đế Thích. Thành có ngàn cửa ra vào, trang hoàng tráng lệ. Mỗi cửa có năm trăm thần Dược-xoa mặc áo xanh, dũng mãnh, uy nghiêm, cao một duthiện-na, mỗi thần trang bị áo giáp, binh khí để phòng vệ cửa thành. Trong thành có điện Thù thắng, dùng toàn các thứ châu báu thượng diệu để trang hoàng cùng khắp, che khuất cung điện của các trời khác nên gọi là thù thắng. Mỗi mặt cửa điện rộng hai trăm năm mươi duthiện-na, chu vi là một ngàn du-thiện-na. Bốn góc thành vuông vức có bốn đài cao, do bốn thứ báu như vàng, bạc v.v… tạo thành, trang hoàng bằng đủ mọi thứ rất đáng yêu thích. Ở bốn mặt ngoài thành đều có bốn vườn hoa rất đẹp, là nơi chốn chúng trời thường dạo chơi.

1. Vườn Chúng xa. Nghĩa là trong khu vườn ấy, tùy theo phước lực của chư thiên, mọi thứ xe luôn hiện ra.

2. Vườn Thô ác. Nghĩa là khi chư thiên sắp chiến đấu, tùy theo chỗ cần dùng, các thứ áo giáp, binh khí hiện ra.

3. Vườn Tạp lâm. Nghĩa là khi chư thiên vào đó vui chơi đều như nhau, cùng sinh hoan hỷ thù thắng.

4. Vườn Hỷ lam. Vườn này có đủ các thứ “dục trần” cực diệu, các loại thù thắng đều tập hợp ở đây xem hoài không chán.

Bốn khu vườn như thế đều vuông vức, mỗi vườn có chu vi là một ngàn du-thiện-na. Ở giữa mỗi vườn có một ao Như ý, mỗi bề rộng năm mươi du-thiện-na, chứa đầy nước có đủ tám thứ công đức, tùy theo ý muốn tức hiện ra các thứ hoa đẹp, chim lạ, thuyền báu, mỗi thứ đều vô cùng tươi đẹp, rực rỡ. Bốn phía của bốn khu vườn đều có bốn khoảnh đất đẹp, từ trung tâm cách vườn đều hai mươi du-thiện-na, đất ở mỗi bên đều rộng hai trăm du-thiện-na. Đấy cũng là nơi chư thiên đi dạo vui chơi, thường diễn cảnh đấu vật để giải trí.

Ngoài thành, về phía Đông bắc có cây Viên sinh (Ba-lợi-chấtđa-la), là nơi chư thiên trời Ba mươi ba thọ hưởng dục lạc. Rễ cây mọc quanh vòng sâu rộng đến năm du-thiện-na, thân cây cao vút, cành lá sum suê rậm rạp, tàng cây cao rộng đều một trăm du-thiệnna, lá hoa tỏa mùi hương thơm phức, theo chiều gió lan xa một trăm du-thiện-na, hay khi gió thổi ngược chiều thì cũng lan ra khoảng năm mươi du-thiện-na.

Phía ngoài thành, về góc Tây nam, có Đại Thiện Pháp đường. Cứ mỗi nửa tháng, các ngày mồng tám, mười bốn, rằm, chư thiên trời Ba mươi ba thường tụ hội trong pháp đường ấy để bàn luận các sự việc thuộc cõi trời, người cùng điều phục chế ngự các A-tố-lạc v.v… Bàn về những sự việc đúng pháp hay không đúng pháp v.v… các loại như thế, ở những nơi khác đã nói rộng.

HẾT – QUYỂN 133