LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 111

Chương 3: TRÍ UẨN

Phẩm 5: BÀN VỀ BẢY THÁNH, phần 3

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì cũng thành tựu loại trí chăng?

Đáp: Nếu được.

Trong đây, nói được: Tức đã được gọi là được. Nghĩa là khổ loại trí hiện tiền trở về sau.

Phần sau các câu nói được đều căn cứ theo giải thích này.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí thì cũng thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nghĩa là khổ pháp trí hiện tiền trở về sau thì pháp trí, khổ trí luôn thành tựu.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì cũng thành tựu tha tâm trí chăng?

Đáp: Nếu được không mất.

Trong đây, nói được: Nghĩa là đã lìa nhiễm cõi dục.

Không mất: Nghĩa là không thoái chuyển, khởi phiền não nơi cõi dục.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí thì cũng thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Nếu được. Nghĩa là khổ pháp trí hiện tiền trở về sau.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì cũng thành tựu thế tục trí chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nghĩa là hết thảy hữu tình đều thành tựu thế tục trí.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí thì cũng thành tựu pháp trí chăng?

Đáp: Nếu được. Nghĩa là khổ pháp trí hiện tiền trở về sau.

Những trí còn lại là một hàng, như văn đã nói rộng.

Nhưng pháp trí, loại trí và trí của bốn đế, nếu được trở về sau thì lúc nào cũng thành tựu tha tâm trí.

Hữu lậu: Là đã lìa nhiễm cõi dục, nếu không thoái chuyển, khởi phiền não nơi cõi dục, cùng không sinh nơi cõi vô sắc thì luôn thành tựu.

Vô lậu: Là đã lìa nhiễm cõi dục, nếu không thoái chuyển, khởi phiền não nơi cõi dục thì lúc nào cũng thành tựu thế tục trí. Vì tất cả hữu tình đều luôn thành tựu.

Đó gọi là ở xứ này đã tóm lược về Tỳ-bà-sa.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu trí ấy ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Ở đây, thành tựu ở quá khứ tất thành tựu ở vị lai. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nghĩa là các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm. Tức là khi khổ pháp trí được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất, là đắc quả luyện căn, hoặc thoái chuyển nên mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu trí ấy ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Nghĩa là nếu không khởi loại trí, các nhẫn, hoặc thế tục trí không phải là phần vị không tâm, khi ấy pháp trí nhất định hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập, diệt, đạo đều nơi một khoảnh tâm. Tức là khi có ba pháp trí được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất và hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm. Tức khi khổ pháp trí được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất, nhưng pháp trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ tập diệt đạo đều nơi một khoảnh tâm. Tức khi bốn pháp trí được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu thành tựu pháp trí ở hiện tại tất thành tựu ở vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu trí ấy ở vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu. Hiện tại nếu hiện tiền. Đây là như trước đã nói về thành tựu quá khứ, hiện tại.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở vị lai, hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc như đã diệt rồi mất thì không thành tựu. Ở đây như trước đã nói: Nếu như thành tựu pháp trí ở hiện tại thì trí ấy cũng thành tựu ở quá khứ chăng?

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có khi là vị lai không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là trí kia đã được, chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, không hiện tiền.

Ở đây, đã được: Là làm rõ có vị lai.

Chưa diệt, nếu như diệt rồi mất: Là hiển bày không có quá khứ.

Không hiện tiền: Là làm sáng tỏ không có hiện tại.

Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong. Nếu pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt là đã mất và không hiện tiền.

Có khi là vị lai và quá khứ không phải là hiện tại: Nghĩa là trí kia đã diệt không mất, không hiện tiền.

Ở đây, đã diệt không mất: Là làm rõ có quá khứ.

Không hiện tiền: Là làm rõ không có hiện tại, chỉ có quá khứ tất có vị lai.

Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi ba khoảnh tâm, trừ khi có pháp trí. Hiện quán về đạo nơi hai khoảnh tâm nhẫn, được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất, không hiện tiền.

Có khi là vị lai và hiện tại không phải là quá khứ: Nghĩa là trí kia hiện tiền, chưa diệt hoặc như diệt rồi mất.

Ở đây, hiện tiền: Là làm rõ có hiện tại chưa diệt.

Hoặc như diệt rồi mất: Là làm rõ không có quá khứ, chỉ có hiện tại tất có vị lai.

Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức khi khổ pháp trí được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí chưa diệt, trước diệt rồi mất, nhưng hiện tiền.

Có khi là vị lai cùng quá khứ, hiện tại: Nghĩa là trí kia đã diệt không mất, cũng hiện tiền.

Ở đây, đã diệt không mất: Là làm rõ có quá khứ.

Cũng hiện tiền: Là làm rõ có hiện tại. Nếu có quá khứ, hiện tại tất có vị lai. Đây là như trước đã nói về thành tựu quá khứ, hiện tại.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở quá khứ, hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Chỉ thành tựu quá khứ, hiện tại tất thành tựu vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu. Quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Như trước nói về thành tựu phần vị nơi ba đời. Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Như trước đã nói về thành tựu vị lai, hiện tại không phải là quá khứ.

Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở quá khứ, vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Như trước đã nói về thành tựu phần vị nơi ba đời.

Như pháp trí trải qua sáu lượt thì loại trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí cũng như vậy. Tức như pháp trí dựa vào ba đời có sáu trường hợp hỏi đáp, thì các trí loại, khổ, tập, diệt, đạo cũng như vậy. Có sai khác là đều nói tên của mỗi thứ, tùy chỗ thích ứng để nói.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu trí ấy ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Chỉ thành tựu quá khứ tất thành tựu vị lai. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là sinh nơi cõi dục, đã lìa nhiễm cõi dục. Nếu sinh nơi cõi sắc, hoặc là hữu học, tại cõi dục, cõi sắc đã khởi tha tâm trí vô lậu không mất. Sinh nơi cõi vô sắc chưa được quả vô học.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là vị hữu học, tại cõi dục, cõi sắc chưa khởi tha tâm trí vô lậu, nếu như khởi rồi mất. Sinh nơi cõi vô sắc, nếu như khởi không mất. Sinh nơi cõi vô sắc, được quả vô học.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu trí ấy ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Nghĩa là nếu không khởi các nhẫn của trí khác, không phải là phần vị không tâm, bấy giờ trí ấy nhất định hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là các Thánh giả, hoặc các phàm phu sinh nơi cõi dục, lúc tha tâm trí này hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy. Đây là như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước. Nếu khi tha tâm trí hiện tiền tất thành tựu tha tâm trí hữu lậu quá khứ, vô lậu thì không nhất định.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Ở đây như trước đã nói về thành tựu nơi quá khứ, hiện tại.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Chỉ thành tựu hiện tại tất thành tựu vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu trí ấy ở vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Vị lai nhất định thành tựu. Hiện tại nếu hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là lúc tha tâm trí hiện tiền, tức Thánh giả, phàm phu ở cõi dục, cõi sắc.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở hiện tại, vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy. Ở đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ, hiện tại chăng?

Đáp: Có khi là vị lai không phải là quá khứ, hiện tại: Nghĩa là trí kia đã được không mất, chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, không hiện tiền.

Ở đây, đã được không mất: Là hiển bày có vị lai.

Chưa diệt, nếu như diệt rồi mất: Là hiển bày không có quá khứ.

Không hiện tiền: Là hiển bày không có hiện tại.

Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là nếu bậc hữu học ở tại cõi dục, cõi sắc, chưa khởi tha tâm trí vô lậu, hoặc như khởi rồi mất. Sinh nơi cõi vô sắc, nếu như khởi không mất. Sinh nơi cõi vô sắc được quả vô học.

Có khi là vị lai và quá khứ không phải là hiện tại: Nghĩa là trí kia đã diệt không mất, không hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là sinh nơi cõi dục, đã lìa nhiễm cõi dục, tha tâm trí không hiện tiền. Hoặc sinh nơi cõi sắc, tha tâm trí không hiện tiền. Hoặc vị hữu học ở cõi dục, cõi sắc, đã khởi tha tâm trí vô lậu, không mất, sinh nơi cõi vô sắc, chưa được quả vô học.

Có khi là vị lai và quá khứ, hiện tại: Nghĩa là trí kia hiện tiền, tức Thánh giả, phàm phu sinh nơi cõi dục, cõi sắc, lúc tha tâm trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí ở hiện tại thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ, vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Đây cũng như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Đây cũng như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí ở quá khứ thì cũng thành tựu trí ấy ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí ở vị lai thì cũng thành tựu trí ấy ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy. Tất cả hữu tình đều thành tựu thế tục trí ở quá khứ, vị lai.

Hỏi: Nếu thành tựu thế tục trí ở quá khứ thì cũng thành tựu trí ấy ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Nghĩa là nếu không khởi các tuệ vô lậu, không phải là phần vị không tâm, thì thế tục trí ấy nhất định hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu ở hiện tại thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Ở đây, căn cứ theo trước nên biết về tướng.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu loại trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, khởi pháp loại trí rồi diệt không mất.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, được quả Nhất lai, Bất hoàn và bậc hữu học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như sự thành tựu phần vị của pháp trí cùng loại trí đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, loại trí đã diệt không mất, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu loại trí ở vị lai chăng?

Đáp: Nếu được. Nghĩa là khổ loại trí đã sinh. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí ở vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước. Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Samôn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu loại trí ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Nghĩa là nếu không khởi các nhẫn của trí khác và không phải là phần vị không tâm, thì trí này nhất định hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ, tập, diệt đều nơi một khoảnh tâm, tức là khi loại trí được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất và loại trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị ở trước đã nói. Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Samôn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất nhưng loại trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu loại trí ở quá khứ và hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí ở quá khứ không phải là loại trí ở quá khứ và hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, không hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức là khi loại trí nhẫn được quả Nhất lai, Bất hoàn, cùng bậc hữu học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất, không hiện tiền.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở quá khứ không phải ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí, loại trí đã diệt không mất và loại trí không hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập, diệt, đạo đều nơi ba khoảnh tâm, trừ khi loại trí được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí loại trí đã diệt không mất, nhưng loại trí không hiện tiền.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở hiện tại không phải ở quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện tiền, chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức là khi khổ loại trí được quả Nhất lai, Bất hoàn, cùng bậc hữu học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, hoặc trước diệt rồi mất, nhưng không hiện tiền.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp, loại trí đã diệt không mất, loại trí hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập, diệt đều nơi một khoảnh tâm, tức là khi loại trí được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí và loại trí đã diệt không mất, nhưng loại trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí ở quá khứ và hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu loại trí đã diệt không mất, pháp trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, nhưng loại trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu loại trí ở vị lai và hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí ở quá khứ không phải là loại trí ở hiện tại và vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt, loại trí chưa được. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức là khi có khổ loại trí nhẫn.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở vị lai không phải ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã có được loại trí nhưng không hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập, diệt, đạo đều nơi ba khoảnh tâm trước, được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất và loại trí không hiện tiền.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở vị lai và hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ, tập, diệt đều nơi một khoảnh tâm, sau được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất và loại trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí ở vị lai và hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất nhưng loại trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu loại trí ở quá khứ và vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí ở quá khứ không phải là loại trí ở quá khứ và vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt, chưa được loại trí. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức là khi có khổ trí nhẫn.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở vị lai không phải ở quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã được loại trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm sau, được quả Nhất lai, Bất hoàn, cùng bậc hữu học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở quá khứ và vị lai: Nghĩa là pháp trí, loại trí đã diệt không mất. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí, loại trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí ở quá khứ và vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, loại trí đã diệt không mất, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu loại trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí ở quá khứ không phải là loại trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt, chưa được loại trí. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức là khi có khổ loại trí nhẫn.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở vị lai không phải ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, đã được loại trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, không hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được quả Nhất lai, Bất hoàn, cùng bậc hữu học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất và loại trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất, không hiện tiền.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở vị lai, hiện tại, không phải ở quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, loại trí hiện tiền chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, được quả Nhất lai, Bất hoàn, cùng bậc hữu học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất, loại trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất nhưng hiện tiền.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở quá khứ, vị lai, không phải ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí, loại trí đã diệt không mất, loại trí không hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập, diệt, đạo đều nơi ba khoảnh tâm trước, được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí, loại trí đã diệt không mất và loại trí không hiện tiền.

Có pháp trí ở quá khứ và loại trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại: Nghĩa là pháp trí, loại trí đã diệt không mất và loại trí hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về tập, diệt đều nơi một khoảnh tâm, được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí, loại trí đã diệt không mất nhưng loại trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu loại trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, hoặc loại trí đã diệt không mất, cũng hiện tiền, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất.

Như đối với loại trí tạo bảy trường hợp nhỏ, thì đối với các trí tập, diệt, đạo cũng như thế. Tức như pháp trí đối với loại trí tạo ra bảy trường hợp nhỏ, đối với các trí tập, diệt, đạo tạo bảy trường hợp nhỏ cũng như vậy. Nhưng có sai khác: Là mỗi thứ đều nêu tên riêng của mình tùy chỗ thích ứng để nói.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã lìa nhiễm cõi dục, nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được hai quả Sa-môn sau, cùng đã lìa nhiễm cõi dục, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí đã diệt không mất. Nếu là bậc hữu học, pháp trí và tha tâm trí vô lậu đã diệt không mất, sinh vào cõi vô sắc chưa được quả vô học.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là chưa lìa nhiễm cõi dục, nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được hai quả Sa-môn đầu, bậc học và vô học đã luyện căn, chưa lìa nhiễm cõi dục, nếu pháp trí đã diệt không mất, hoặc pháp trí ở bậc hữu học đã diệt không mất và tha tâm trí vô lậu chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, sinh vào cõi vô sắc, chưa được quả vô học.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Ở đây như trước đã nói về cùng thành tựu.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là các phàm phu sinh ở cõi dục, đã lìa nhiễm cõi dục và sinh ở cõi sắc. Nếu đã lìa nhiễm cõi dục, nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm đầu, được hai quả Sa môn sau cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục. Nếu pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất, hoặc tha tâm trí vô lậu của bậc hữu học đã diệt không mất, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất, sinh vào cõi sắc chưa được quả vô học.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở vị lai chăng?

Đáp: Nếu đã được, không mất.

Trong đây, đã được: Nghĩa là đã lìa nhiễm cõi dục.

Không mất: Nghĩa là không thoái chuyển để khởi nhiễm cõi dục. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã lìa nhiễm cõi dục, nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được hai quả Sa-môn sau cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục, pháp trí đã diệt không mất. Hoặc bậc hữu học ở cõi dục, pháp trí đã diệt không mất, sinh nơi cõi sắc, cõi vô sắc, chưa được quả vô học.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là các phàm phu đã được tha tâm trí không mất. Hoặc là đã lìa nhiễm cõi dục, nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm đầu, được hai quả Sa-môn sau, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất. Hoặc là bậc hữu học ở cõi dục, pháp trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất sinh vào cõi sắc và cõi vô sắc, nếu như diệt rồi không mất, sinh nơi cõi ấy được quả vô học.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được hai quả Sa-môn sau cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục, pháp trí đã diệt không mất và tha tâm trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là các phàm phu lúc khởi tha tâm trí hiện tiền, hoặc được hai quả Sa-môn sau, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất, nhưng tha tâm trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ và hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí ở quá khứ không phải là tha tâm trí ở quá khứ và hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất thì không hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là chưa lìa nhiễm cõi dục, nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được hai quả Sa-môn đầu cùng bậc hữu học, vô học đã luyện căn xong, chưa lìa nhiễm cõi dục, pháp trí đã diệt không mất, hoặc pháp trí của bậc hữu học đã diệt không mất và tha tâm trí vô lậu chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, sinh vào cõi vô sắc, chưa được quả vô học.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở quá khứ không phải ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí, tha tâm trí đã diệt không mất và tha tâm trí không hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã lìa nhiễm cõi dục, nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được hai quả Sa-môn sau cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục, pháp trí đã diệt không mất và tha tâm trí không hiện tiền, hoặc tha tâm trí vô lậu của bậc hữu học đã diệt không mất, sinh vào cõi vô sắc, chưa được quả vô học.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất và tha tâm trí hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được hai quả Sa-môn sau, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục, pháp trí đã diệt không mất và tha tâm trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ và hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là các phàm phu khởi tha tâm trí lúc hiện tiền, hoặc được hai quả Sa-môn sau, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất nhưng khi ấy tha tâm trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở vị lai và hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí ở quá khứ không phải là tha tâm trí ở vị lai và hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, nếu như được rồi mất. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là chưa lìa nhiễm cõi dục, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được hai quả Sa-môn đầu cùng bậc hữu học đã luyện căn, nhưng chưa lìa nhiễm cõi dục cùng pháp trí đã diệt không mất.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở vị lai không phải là hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã được không mất, không có hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã lìa nhiễm cõi dục, nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được hai quả Sa-môn sau, cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, đã lìa nhiễm cõi dục, pháp trí đã diệt không mất và tha tâm trí không hiện tiền.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở hiện tại, vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất và tha tâm trí hiện tiền. Đây như ở trước đã nói về thành tựu pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở hiện tại.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở vị lai và hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như thứ lớp các phần vị đã nói ở trước.

Hoặc chưa diệt, nếu như diệt rồi mất thì không thành tựu. Phần này như trước đã nói về thành tựu tha tâm trí ở hiện tại, không thành tựu pháp trí ở quá khứ.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ và vị lai chăng?

Đáp: Có pháp trí ở quá khứ không phải là tha tâm trí ở quá khứ và vị lai: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, nếu như được rồi mất. Phần này như trước đã nói về pháp trí ở quá khứ không phải là tha tâm trí ở vị lai và hiện tại.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở vị lai không phải là quá khứ: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã được không mất, hoặc chưa diệt, nếu như diệt rồi mất. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là pháp trí của bậc hữu học đã diệt không mất, tha tâm trí vô lậu chưa diệt, nếu như diệt rồi mất, sinh vào cõi vô sắc, chưa được quả vô học.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở quá khứ và vị lai: Nghĩa là pháp trí và tha tâm trí đã diệt không mất. Phần này như trước đã nói về thành tựu pháp trí và tha tâm trí ở quá khứ.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ và vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Ở đây như trước đã nói: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại chăng?

Đáp: Có pháp trí ở quá khứ không phải là tha tâm trí ở quá khứ vị lai hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, chưa được tha tâm trí, nếu như được rồi mất. Phần này như trước đã nói về có pháp trí ở quá khứ không phải là tha tâm trí ở vị lai và hiện tại.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở vị lai không phải ở quá khứ, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất, tha tâm trí đã được không mất, hoặc chưa diệt, nếu như diệt rồi mất và không hiện tiền. Ở đây như trước đã nói về pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở vị lai, không phải ở quá khứ.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở quá khứ, vị lai, không phải ở hiện tại: Nghĩa là pháp trí và tha tâm trí đã diệt không mất, và tha tâm trí không hiện tiền. Ở đây như trước đã nói về pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở quá khứ không phải ở hiện tại.

Có pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại: Nghĩa là pháp trí đã diệt không mất và tha tâm trí hiện tiền. Phần này như trước đã nói về pháp trí ở quá khứ và tha tâm trí ở quá khứ và hiện tại.

Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Ở đây như trước đã nói: Nếu như thành tựu tha tâm trí ở quá khứ và hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu thế tục trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Đúng vậy. Vì tất cả hữu tình đều thành tựu thế tục trí ở quá khứ và vị lai. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, hoặc pháp trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Ở đây như các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là tất cả các phàm phu hoặc đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm đầu, được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu thế tục trí ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Ở đây như trước đã nói: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu thế tục trí ở quá khứ chăng?

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí ở vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Ở đây như trước đã nói: Nếu như thành tựu thế tục trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu thế tục trí ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Nghĩa là nếu như không khởi các tuệ vô lậu, không phải là phần vị không tâm, thì trí này nhất định hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, nếu pháp trí đã diệt không mất và khi khởi thế tục trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu thế tục trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Ở đây như các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là tất cả phàm phu hoặc được bốn quả Samôn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất và khi khởi thế tục trí hiện tiền.

Phần văn còn lại nên căn cứ theo trước để nhận biết về tướng của chúng.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, hoặc pháp trí và khổ trí đã diệt không mất.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, hoặc không phải là khổ pháp trí đã diệt không mất và khổ trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí ở quá khứ thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như trước đã nói về thành tựu pháp trí, khổ trí ở quá khứ.

Hoặc chưa diệt, nếu như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học đã luyện căn, hoặc khổ loại trí đã diệt không mất, pháp trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ trí ở vị lai chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì tất thành tựu khổ trí ở vị lai. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi hai khoảnh tâm sau, hiện quán về tập, diệt đều nơi bốn khoảnh tâm, hiện quán về đạo nơi ba khoảnh tâm, được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, hoặc pháp trí đã diệt không mất.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí ở vị lai thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Đây như các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức là khi khổ pháp trí được bốn quả Samôn cùng bậc hữu học, vô học đã luyện căn, pháp trí chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất.

Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu khổ trí ở hiện tại chăng?

Đáp: Nếu hiện tiền. Nghĩa là nếu không khởi các nhẫn của trí khác, không phải là phần vị không tâm, thì trí này nhất định hiện tiền. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức là khi khổ loại trí được bốn quả Samôn cùng bậc hữu học, vô học đã luyện căn, pháp trí đã diệt không mất nhưng khổ trí hiện tiền.

Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ chăng?

Đáp: Nếu đã diệt không mất thì thành tựu. Ở đây như các phần vị đã nói ở trước.

Nếu chưa diệt, hoặc như diệt rồi mất thì không thành tựu. Đây là ở phần vị nào? Nghĩa là đã nhập chánh tánh ly sinh, hiện quán về khổ nơi một khoảnh tâm, tức là khi khổ loại trí được bốn quả Sa-môn cùng bậc hữu học, vô học luyện căn xong, pháp trí chưa diệt, nếu như diệt rồi mất nhưng khổ trí hiện tiền.

Phần văn còn lại nên căn cứ theo trước để nhận biết về tướng của chúng.

Như pháp trí đối với các trí sau nêu ra bảy trường hợp nhỏ, cho đến diệt trí đối với đạo trí, tùy chỗ thích ứng nêu ra bảy trường hợp nhỏ cũng như vậy. Nghĩa là như pháp trí đối với các thứ ở sau như loại trí v.v… nêu ra bảy trường hợp nhỏ, như thế loại trí đối với tha tâm trí ở sau, cho đến diệt trí đối với đạo trí ở sau, nên biết cũng như thế.

Như bảy thứ nhỏ, bảy thứ lớn cũng như thế. Nghĩa là như tám trí trở về trước, đối với các phần sau nêu ra bảy trường hợp nhỏ, thì tám trí trở về trước đối với các phần sau nêu ra bảy trường hợp lớn, nên biết cũng như thế. Nhưng có chỗ khác: Lấy hai hoặc nhiều đối một, hoặc lấy một đối hai hoặc nhiều. Nghĩa là trong bảy thứ nhỏ trước, nhất định lấy một đối một. Nay trong bảy thứ lớn, hoặc lấy hai hoặc lấy nhiều đối một, hoặc lấy một đối hai hoặc nhiều. Đó là bảy thứ nhỏ và bảy thứ lớn có sai biệt.

Như do quá khứ làm đầu có bảy thứ ở vị lai cho đến quá khứ, vị lai, hiện tại làm đầu, mỗi thứ cũng đều có bảy trường hợp.

Như chỗ ứng hợp nên biết: Nghĩa là như do pháp trí v.v… ở quá khứ làm đầu hỏi về loại trí nơi ba đời có bảy thứ lớn, nhỏ khác nhau. Như thế, lại do pháp trí ở vị lai làm đầu hỏi về loại trí nơi ba đời, cho đến pháp trí ở quá khứ, vị lai, hiện tại làm đầu để hỏi về loại trí nơi ba đời, mỗi thứ cũng đều có bảy trường hợp lớn nhỏ khác nhau, đều như chỗ ứng hợp nên nhận biết về tướng của chúng.

Trong đây, một hành trải qua cả sáu trường hợp nhỏ, bảy trường hợp lớn với bảy nghĩa có sai biệt, như nơi chương Kiết Uẩn ở trước đã nói rộng, nên biết.

HẾT – QUYỂN 111