LUẬN A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ BỔN TỤNG
Tác giả: Tôn giả Thế Thân
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

BẢN TỤNG

Phẩm 1: PHÂN BIỆT GIỚI

(Gồm 44 Tụng)

Đấng đã dứt hết sự mê mờ
Cứu vớt chúng sinh thoát bùn nhơ
Nay con kính lễ bậc tôn quý (như lý)
Xin soạn Luận Đối Pháp Tạng này.
Trí tuệ cùng vật gọi đối pháp
Và hay chứng đắc tuệ luận này.
Thâu nhận nghĩa kia nương vào đó
Nên lập Đối pháp Câu xá này.
Nếu lìa trạch pháp, không pháp khác
Hay diệt các Hoặc tối phương tiện
Thế gian do Hoặc trôi biển “hữu”
Thừa sự chư Phật thuyết Đối pháp.

  1. Pháp hữu lậu vô lậu
  2. Hữu vi trừ đạo đế
  3. Nương kia lậu tăng trưởng
  4. Nên nói là hữu lậu.
  5. Vô lậu là Đạo đế
  6. Và ba loại vô vi
  7. Hư không và hai diệt
  8. Hư không vốn vô ngại
  9. Trạch diệt không hệ thuộc
  10. Tùy đấy trạch diệt khác
  11. Ngăn rốt ráo sẽ sinh
  12. Riêng được phi trạch diệt.
  13. Lại các pháp hữu vi
  14. Chính là năm uẩn sắc
  15. Là ngôn ngữ thời gian
  16. Có sự việc xa lìa.
  17. Hữu lậu gọi thủ uẩn
  18. Cũng nói là hữu tránh
  19. Và khổ, tập thế gian
  20. Kiến xứ và ba hữu v.v…
  21. Sắc uẩn là năm căn
  22. Năm cảnh và vô biểu.
  23. Thức kia nương sắc tịnh
  24. Gọi năm căn như nhãn v.v…
  25. Sắc hai hoặc hai mươi
  26. Thanh chỉ có tám loại
  27. Vị có sáu, hương bốn
  28. Xúc có mười một loại
  29. Loạn tâm hay vô tâm v.v…
  30. Tùy theo tịnh, bất tịnh
  31. Do đại chủng tạo ra
  32. Thế nên gọi vô biểu.
  33. Đại chủng là bốn giới
  34. Tức đất, nước, gió, lửa
  35. Thường tạo và giữ nghiệp v.v
  36. Cứng, ướt, ẩm, chuyển động.
  37. Đất hiển sắc, hình sắc
  38. Dựa vào tưởng lập tên
  39. Nước lửa cũng như vậy
  40. Giới gió lại cũng thế.
  41. Trong đây căn và cảnh
  42. Được thừa nhận xứ, giới.
  43. Tùy theo xúc, thọ nhận
  44. Tưởng giữ hình làm thể
  45. Còn lại là hành uẩn
  46. Ba uẩn thọ như vậy
  47. Và vô biểu, vô vi
  48. Gọi pháp xứ, pháp giới.
  49. Thức là các liễu biệt
  50. Đây gọi là ý xứ
  51. Và bảy giới nên biết
  52. Sáu thức chuyển thành ý.
  53. Do có thân sáu thức
  54. Vô gián diệt là ý.
  55. Do chỗ dựa của ý
  56. Nên biết mười tám giới.
  57. Thâu giữ tất cả pháp
  58. Do một uẩn, xứ, giới
  59. Chỉ thâu giữ tự tánh
  60. Vì xa lìa tánh khác.
  61. Vì thức, cảnh giống nhau
  62. Nên hai giới một thể.
  63. Vì để cho đoan nghiêm
  64. Nên mắt v.v sinh hai chỗ.
  65. Tập hợp môn, chủng tộc
  66. Là nghĩa uẩn, xứ, giới.
  67. Ngu, căn, lạc ba thứ
  68. Nên nói uẩn, xứ, giới.
  69. Nhân sanh tử, tránh căn
  70. Và nguyên nhân thứ tự
  71. Nên nơi các tâm sở
  72. Lập riêng Thọ, Tưởng uẩn.
  73. Uẩn không gồm vô vi
  74. Vì nghĩa không tương ứng.
  75. Tùy thô, nhiễm chứa đựng v.v
  76. Giới riêng, thứ tự lập.
  77. Năm cảnh đầu hiện rõ
  78. Chỉ bốn cảnh được tạo
  79. Nương tác dụng, nhanh, gần
  80. Hoặc tùy nơi thứ đệ.
  81. Vì khác biệt, tối thắng
  82. Nhiếp nhiều, pháp tăng thượng
  83. Nên một xứ gọi sắc
  84. Một xứ gọi pháp xứ.
  85. Đức Phật thuyết pháp uẩn
  86. Tám mươi ngàn loại pháp
  87. Thể ấy danh hoặc ngữ
  88. Đây sắc uẩn hoặc hành.
  89. Có người cho pháp uẩn
  90. Lượng như luận kia nói
  91. Hoặc tùy giải thích uẩn v.v
  92. Như thật hành đối trị.
  93. Như vậy các uẩn khác
  94. Tùy vào chúng tương ứng
  95. Thâu giữ trong thuyết trước
  96. Nên quán xét tự tướng.
  97. Giới Không là lỗ hổng
  98. Truyền thuyết sáng và tối
  99. Giới Thức là hữu lậu
  100. Nơi hữu tình nương tựa.
  101. Sắc giới thuộc “hữu kiến”
  102. Mười giới thuộc hữu đối
  103. Đây trừ tám sắc, thanh v.v
  104. Còn lại ba vô ký.
  105. Mười tám thuộc Dục giới
  106. Mười bốn thuộc Sắc giới
  107. Trừ hương, vị hai thức
  108. Ba thứ sau Vô sắc
  109. Chung ý, pháp, ý thức
  110. Giới khác thuộc hữu lậu.
  111. Năm thức có tầm tứ
  112. Ba sau ba khác không.
  113. Năm thức không phân biệt
  114. Do tính toán tùy niệm
  115. Lấy ý địa tán tuệ
  116. Các niệm ý làm thể.
  117. Bảy tâm, phần pháp giới
  118. Sở duyên, giới khác không
  119. Tám giới, đầu và thanh
  120. Không chấp, giới khác hai.
  121. Xúc giới có hai loại
  122. Chín giới khác tạo sắc
  123. Một phần pháp cũng thế
  124. Mười giới hay tích tập.
  125. Chỉ bốn giới bên ngoài
  126. Năng chặt và bị chặt
  127. Bị đốt có thể đốt
  128. Chưa rõ thiêu, bị thiêu.
  129. Năm giới trong thục, trưởng
  130. Thanh không dị thục sinh
  131. Tám vô ngại (thuộc) đẳng lưu
  132. Cũng tánh dị thục sinh
  133. Pháp khác, chỉ pháp giới
  134. Sát-na, ba giới cuối.
  135. Giới nhãn và nhãn thức
  136. Được một loại, hai loại.
  137. Trong mười hai giới nhãn v.v
  138. Ngoài là sáu giới sắc v.v.
  139. Pháp đồng phần, hai khác
  140. Tùy nghiệp tạo, không tạo.
  141. Tu đoạn mười lăm giới
  142. Ba giới cuối thông ba
  143. Không nhiễm, chẳng ý sinh
  144. Sắc không thuộc kiến đoạn.
  145. Nhãn, một phần pháp giới
  146. Gồm tám loại gọi “kiến”
  147. Năm thức cùng sinh tuệ
  148. Chẳng phải kiến quyết định
  149. Nhãn thấy sắc đồng phần
  150. Chẳng phải kia nương thức
  151. Tương truyền không năng quán
  152. Kia chướng ngại các sắc.
  153. Hai mắt cùng một lúc
  154. Thấy được sắc rõ hơn.
  155. Mắt, tai, ý, căn, cảnh
  156. Không đến ba tương vi.
  157. Nên biết các căn tị v.v…
  158. Chỉ nắm bắt hợp cảnh.
  159. Thức sau nương quá khứ
  160. Năm thức nương cùng thời.
  161. Theo căn thức chuyển biến
  162. Nên nhãn v.v gọi chỗ dựa.
  163. Kia và có tánh riêng
  164. Nên tùy căn nói thức.
  165. Nhãn không ở dưới thân
  166. Sắc, thức không trên nhãn
  167. Với thức, sắc tương ứng
  168. Sắc, thức, thân cũng vậy
  169. Nhãn giới giống nhĩ giới
  170. Ba giới có tự địa
  171. Thân thức có hai địa
  172. Ý thì không nhất định
  173. Năm giới ngoài, thức thân.
  174. Pháp vô vi là thường.
  175. Một phần pháp là căn.
  176. Mười hai giới cũng vậy.

 

Phẩm 2: PHÂN BIỆT CĂN

(Gồm 4 Tụng)

  1. Năm căn có bốn sự
  2. Bốn căn mỗi hai loại
  3. Năm, tám căn nhiễm tịnh
  4. Mỗi thứ có tăng thượng.
  5. Liễu biệt cảnh tăng thượng
  6. Tổng lập ở sáu căn
  7. Từ thân lập hai căn
  8. Tánh nam, nữ tăng thượng
  9. Với đồng trụ tạp nhiễm
  10. Pháp thanh tịnh tăng thượng
  11. Nên biết mạng, năm thọ
  12. Tín v.v… lập làm nên căn
  13. Vị đương, dĩ tri căn
  14. Cụ tri căn cũng vậy
  15. Vì đắc đạo kế tiếp
  16. Như Niết-bàn v.v… tăng thượng.
  17. Chỗ nương tâm phân biệt
  18. Trụ này tạp nhiễm này
  19. Tư lương này tịnh này
  20. Do vậy nên lập căn.
  21. Hoặc chỗ dựa lưu chuyển,
  22. Giúp sinh, trụ thọ dụng
  23. Trước lập mười bốn căn
  24. Hoàn diệt sau cũng vậy.
  25. Thân không vui gọi “khổ”
  26. Nếu vui thì gọi “lạc”
  27. Ở ba tâm định vui
  28. Xứ khác đây gọi “hỷ”
  29. Tâm không vui gọi “ưu”
  30. “Xả” trong không phân biệt
  31. Đạo kiến, tu vô học
  32. Nương chín lập ba căn.
  33. Ba căn cuối vô lậu
  34. Sắc, mạng, ưu, khổ căn
  35. Nên biết là hữu lậu
  36. Chín căn thông cả hai.
  37. Mạng căn thuộc dị thục
  38. Ưu, tám căn sau không
  39. Sắc, ý căn, bốn thọ
  40. Thông suốt cả hai loại.
  41. Ưu căn thường dị thục
  42. Tám trước, ba sau không
  43. Ý và thọ tín căn v.v
  44. Đều thông cả hai loại.
  45. Tám căn sau thuộc thiện
  46. Ưu căn thiện, bất thiện
  47. Ý, thọ khác thuộc ba
  48. Tám căn trước vô ký.
  49. Cõi Dục, Sắc, Vô sắc
  50. Trừ ra ba căn sau
  51. Căn nữ, nam, ưu, khổ
  52. Và trừ sắc hỷ lạc.
  53. Ý ba thọ thông ba
  54. Ưu thuộc Kiến, Tu đoạn
  55. Chín căn chỉ Tu đoạn
  56. Năm tu, phi, ba phi.
  57. Thai, noãn, thấp Dục giới
  58. Trước được hai dị thục
  59. Hóa được sáu, bảy, tám
  60. Sắc sáu, Vô sắc mạng.
  61. Khi chết các căn diệt
  62. Vô sắc ba, Sắc tám
  63. Dục nhanh: mười, chín, tám
  64. Chậm: bốn. Thiện tăng năm
  65. Chín được hai quả bên
  66. Bảy, tám, chín hai giữa
  67. Mười một được La-hán
  68. Nương chứng quả nói vậy.
  69. Thành tựu mạng, ý, xả,
  70. Nhất định thành tựu ba
  71. Nếu thành tựu thân, lạc
  72. Nhất định thành tựu bốn
  73. Thành tựu nhãn v.v và hỷ
  74. Nhất định thành năm căn
  75. Nếu thành tựu khổ căn
  76. Nhất định thành tựu bảy
  77. Nếu nam, nữ, ưu thành
  78. Tín v.v thành tám
  79. Hai vô lậu, mười một
  80. Vô lậu đầu, mười ba.
  81. Bất thiện có tám căn
  82. Năm thọ thân, mạng, ý
  83. Người ngu ở Vô sắc
  84. Được thiện mạng, ý, xả.
  85. Được nhiều mười chín căn
  86. Hai hình trừ ba tịnh
  87. Bậc Thánh chưa lìa dục
  88. Trừ hai tịnh, một hình.
  89. Vi tụ dục không thanh
  90. Không căn có tám sự
  91. Với thân căn làm chín
  92. Và căn khác mười sự.
  93. Tâm, tâm sở cùng khởi
  94. Các hành tướng hoặc “đắc”.
  95. Tâm sở có năm loại
  96. Pháp đại địa v.v khác nhau.
  97. Thọ, tưởng, tư, xúc, dục
  98. Tuệ, niệm, và tác ý
  99. Thắng giải, tam-ma-địa
  100. Có ở tất cả tâm.
  101. Tín và bất phóng dật
  102. Khinh an, xả, hổ thẹn
  103. Hai căn và bất hại
  104. Cần chỉ ở tâm thiện.
  105. Si, dật, đãi, bất tín
  106. Hôn, trạo thuộc pháp nhiễm.
  107. Luôn ở tâm bất thiện
  108. Không hổ và không thẹn.
  109. Phẫn, phú, não, tật, xan
  110. Hại, hận, siểm, cuống, kiêu
  111. Loại như vậy gọi là
  112. Địa pháp tiểu phiền não.
  113. Dục giới có tầm, tứ
  114. Ở trong phẩm tâm thiện
  115. Hai mươi hai tâm sở
  116. Có khi tăng làm ác
  117. Ở bất thiện, bất cộng
  118. Kiến khởi chỉ hai mươi
  119. Bốn phiền não và phẫn v.v…
  120. Ác tác hai mươi mốt
  121. Tâm hữu phú mười tám
  122. Vô phú có mười hai
  123. Thùy miên khắp, bất vi
  124. Nếu có đều tăng một.
  125. Sơ định trừ bất thiện
  126. Và ác tác, thùy miên.
  127. Trung gian định trừ tầm.
  128. Ở định trên trừ tứ v.v…
  129. Không hổ thẹn không trọng
  130. Với tội không thấy sợ
  131. Ái, kính là tín, hổ
  132. Chỉ ở cõi Dục, Sắc.
  133. Tầm, tứ tâm thô, tế
  134. Mạn đối tâm khác khởi
  135. Kiêu do tánh nhiễm mình
  136. Cao ngạo không kiêng dè.
  137. Tâm, ý, thức một thể
  138. Tâm, tâm sở có nương
  139. Có duyên, có hành tướng
  140. Tương ưng có năm nghĩa.
  141. Tâm không tương ưng hành
  142. Đắc, phi đắc, đồng phần
  143. Hai định: vô tưởng, mạng
  144. Tướng danh thân các loại.
  145. “Đắc” là đạt thành tựu
  146. “Phi đắc” trái với “đắc”
  147. “Đắc”, “phi đắc” chỉ ở
  148. Thân tương tục hai diệt.
  149. Pháp ba đời có ba
  150. Thiện v.v… chỉ có thuộc thiện
  151. Pháp thuộc đắc giới đó
  152. Không hệ có bốn “đắc”
  153. Phi, vô học ba “đắc”
  154. Không chỗ đoạn hai loại.
  155. Vô ký khởi cùng “đắc”
  156. Trừ hai thông biến hóa
  157. Sắc hữu phú cùng khởi
  158. Sắc Dục không khởi trước.
  159. Phi đắc thuộc vô ký
  160. Quá, vị có ba loại
  161. Ba cõi bất hệ ba
  162. Nhận “phi đắc” Thánh đạo
  163. Nói tên tánh dị sinh
  164. Đắc pháp chuyển địa xả.
  165. Đồng phần là hữu tình v.v…
  166. Trong vô tưởng, vô tưởng
  167. Tâm, tâm sở pháp diệt
  168. Dị thục, trời Quảng Quả.
  169. Như vậy định vô tưởng
  170. Sau tĩnh lự cầu thoát
  171. Thiện chỉ thuận sinh thọ
  172. Chẳng Thánh được một thời.
  173. Định diệt tận cũng thế
  174. Hữu đảnh có tĩnh trụ
  175. Thiện hai thọ, bất định
  176. Thánh nhờ gia hạnh được
  177. Thành Phật được, chẳng trước
  178. Ba mươi bốn niệm vậy.
  179. Hai định nương Dục, Sắc
  180. Định diệt khởi trong đời.
  181. Thể mạng căn là thọ
  182. Thường giữ noãn và thức
  183. Tướng các pháp hữu vi
  184. Tánh sinh trụ, dị, diệt.
  185. Tướng này có sinh sinh v.v…
  186. Tác động tám, một pháp.
  187. Sinh sinh pháp sở sinh
  188. Không rời nhân duyên hợp.
  189. Chỗ gọi là danh thân
  190. Hợp tưởng, chương và chữ.
  191. Thuộc chúng sinh Dục, Sắc
  192. Đẳng lưu, tánh vô ký.
  193. Đồng phần cũng như vậy
  194. Thêm Vô sắc, dị thục
  195. Tướng “đắc” thông ba loại
  196. Phi “đắc” định (thuộc) đẳng lưu.
  197. Năng tác và câu hữu
  198. Đồng loại với tương ưng
  199. Biến hành cùng dị thục
  200. Chỉ sáu loại có nhân.
  201. Năng tác, trừ chính nó.
  202. Câu hữu, quả cho nhau
  203. Như đại tướng, sở tướng,
  204. Tâm theo tâm tùy chuyển
  205. Tâm sở hai luật nghi
  206. Và các tướng của tâm
  207. Là pháp theo tâm chuyển
  208. Do thời, quả và thiện….
  209. Đồng loại nhân tương tự
  210. Cùng bộ, địa, tiền sinh
  211. Đạo lần lượt chín địa
  212. Quả bằng hoặc cao hơn
  213. Gia hạnh sinh cũng vậy
  214. Do văn, tư mà thành
  215. Nhân tương ưng quyết định
  216. Tâm, tâm sở cùng y
  217. Biến hành : Biến hành trước
  218. Làm nhân nhiễm cùng địa
  219. Nhân dị thục : Bất thiện
  220. Và chỉ hữu lậu thiện
  221. Biến hành cùng đồng loại :
  222. Hai đời. Ba đời ba
  223. Quả hữu vi ; Ly hệ
  224. Vô vi không nhân quả
  225. Dị thục: Nhân sau cùng
  226. Tăng thượng: nhân đầu tiên
  227. Đẳng lưu: biến đồng loại
  228. Sĩ dụng: câu, tương ưng
  229. Dị thục: pháp vô ký
  230. Hữu tình, hữu ký sinh
  231. Đẳng lưu tựa như nhân
  232. Ly hệ đều do tuệ
  233. Nếu do sức kia sinh
  234. Quả đó là sĩ dụng
  235. Trừ các pháp ở trước
  236. Hữu vi: quả tăng thượng
  237. Năm lấy quả hiện tại
  238. Hai cho quả cũng vậy
  239. Quá, hiện cho hai nhân
  240. Một chỉ cho quá khứ.
  241. Nhiễm ô, dị thục sinh
  242. Thánh pháp theo thứ tự
  243. Trừ dị thục, biến hành.
  244. Và đồng loại, khác sinh
  245. Đây là tâm, tâm sở,
  246. Ngoài ra, trừ tương ưng
  247. Nói có bốn loại duyên:
  248. Nhân duyên tính năm nhân,
  249. Đẳng vô gián chẳng sau
  250. Tâm, tâm sở đã sinh
  251. Sở duyên tất cả pháp,
  252. Tăng thượng tức năng tác.
  253. Hai nhân trong khi diệt,
  254. Ba nhân đúng lúc sinh,
  255. Hai duyên khác ngược lại,
  256. Mà sinh ra tác dụng.
  257. Tâm tâm sở do bốn,
  258. Hai định chỉ do ba,
  259. Ngoài ra hai duyên sinh,
  260. Chẳng do trời. Thứ tự.
  261. Đại, hai nhân cho đại,
  262. Năm nhân cho sở tạo.
  263. Tạo: ba nhân cho tạo
  264. Nhân duy nhất cho đại.
  265. Dục giới có bốn tâm:
  266. Thiện, ác, phú, vô phú.
  267. Sắc, Vô sắc trừ ác
  268. Vô lậu có hai tâm
  269. Dục giới: thiện sinh chín
  270. Đây từ tám sinh ra.
  271. Nhiễm từ mười sinh bốn,
  272. Còn từ năm sinh bảy.
  273. Sắc: thiện sinh mười một
  274. Đây từ chín sinh ra.
  275. Hữu phú từ tám sinh
  276. Đây lại sinh ra sáu.
  277. Vô phú từ ba sinh
  278. Lại có thể sinh sáu
  279. Vô sắc: thiện sinh chín
  280. Đây từ sáu sinh ra
  281. Hữu phú sinh từ bảy
  282. Vô phú giống Sắc giới
  283. Học: từ bốn sinh năm
  284. Còn từ năm sinh bốn.
  285. Mười hai thành hai mươi
  286. Là tâm thiện ba cõi
  287. Chia gia hạnh sinh đắc
  288. Dục: Vô phú chia bốn:
  289. Dị thục, đường oai nghi
  290. Công xảo xứ thông qua.
  291. Sắc giới: trừ công xảo,
  292. Còn lại: như trước nói
  293. Nhiễm tâm thuộc ba cõi
  294. Được sáu, sáu, hai tâm
  295. Sắc: thiện ba, học bốn
  296. Còn lại đều tự được.

 

Phẩm 3: PHÂN BIỆT THẾ GIỚI

(Gồm 99 Tụng)

  1. Địa ngục, bàng sinh, quỉ,
  2. Người và trời Lục dục;
  3. Hai mươi xứ cõi Dục,
  4. Do địa ngục, các châu
  5. Trên đây người bảy xứ,
  6. Trong đó là cõi Sắc
  7. Ba tĩnh lự đều ba.
  8. Tĩnh lự thứ tư: tám.
  9. Vô sắc không có xứ
  10. Do sinh có bốn loài
  11. Nương đồng phần và mạng
  12. Khiến tâm… được tương tục.
  13. Trong đó có địa ngục…
  14. Tên gọi là năm nẻo.
  15. Chỉ vô phú vô ký.
  16. Hữu tình. Không trung hữu.
  17. Thân khác và tưởng khác,
  18. Thân khác nhưng tưởng đồng.
  19. Đổi lại thân, tưởng một
  20. Và dưới Vô sắc ba
  21. Nên thức trụ có bảy.
  22. Ngoài ra không tổn hoại.
  23. Nên biết cùng Hữu đảnh
  24. Và hữu tình Vô tưởng
  25. Là chín chỗ chúng sinh.
  26. Ngoài ra không thích ở.
  27. Nên biết bốn thức trụ:
  28. Bốn uẩn thuộc tự địa
  29. Chỉ thức là phi trụ
  30. Hữu lậu đều có bốn.
  31. Trong đó có bốn loài
  32. Hữu tình như sinh trứng…
  33. Người, bàng sinh: đủ bốn.
  34. Địa ngục và chư thiên
  35. Trung hữu chỉ hóa sinh.
  36. Quỉ: thai, hóa, cả hai.
  37. Giữa tử, sinh hai hữu,
  38. Năm uẩn là trung hữu.
  39. Chưa đến chỗ nên đến
  40. Nên trung hữu phi sinh.
  41. Như sự sống cây lúa,
  42. Liên tục không gián đoạn.
  43. Nó vô hình không thật
  44. Không thể đem so sánh.
  45. Một chỗ không hai vật
  46. Chẳng tương tục nhị sinh
  47. Kinh nói Kiện-đạt-phược
  48. Có năm kinh bảy Kinh.
  49. Vì do một nghiệp dẫn
  50. Như hình trạng bản hữu.
  51. Bản hữu ở trước tử
  52. Và sau sát-na sinh
  53. Thiên nhãn thấy thanh tịnh.
  54. Nghiệp mau lẹ đủ căn
  55. Vô đối, không thay đổi
  56. Tham hương không trụ lâu,
  57. Tâm điên đảo tìm đến
  58. Thấp, hóa nhiễm hương xứ.
  59. Trời: đầu trên. Ba ngang
  60. Địa ngục: đầu xuống dưới.
  61. Một nhập có chính tri
  62. Hai, ba, gồm trụ xuất,
  63. Bốn có tất cả vị,
  64. Và noãn không chính tri.
  65. Ba loại nhập thai đầu
  66. Là Luân vương, hai Phật,
  67. Vì nghiệp trí thù thắng.
  68. Thứ tự. Bốn: còn lại.
  69. Vô ngã, chỉ có uẩn.
  70. Nghiệp phiền não tạo nên.
  71. Do trung hữu tương tục,
  72. Nhập thai như ngọn đèn.
  73. Theo dẫn khởi tăng trưởng,
  74. Tương tục do hoặc nghiệp.
  75. Rồi đi đến các nẻo
  76. Luân hồi không điểm đầu.
  77. Chuổi nhân duyên sinh khởi:
  78. Mười hai chi ba đoạn
  79. Đầu, cuối đều hai chi,
  80. Đoạn giữa tám là đủ.
  81. Hoặc đời trước: Vô minh.
  82. Nghiệp đời trước là Hành
  83. Kết sinh uẩn là Thức.
  84. Trước sáu xứ: Danh, Sắc.
  85. Từ đó sinh Nhãn căn …
  86. Ba hợp cùng sáu xứ
  87. Khác nhân trong ba thụ
  88. Chưa rõ ràng là xúc
  89. Trước dâm, ái là Thụ.
  90. Tham dâm tức là Ái.
  91. Để được các cảnh giới
  92. Khắp tìm cầu là Thủ.
  93. Hữu chính là tạo tác
  94. Dắt dẫn quả nghiệp Hữu
  95. Vào vị lai là Sinh
  96. Cho đến chịu Lão, Tử.
  97. Truyền nói theo phần vị
  98. Thù thắng được lập tên.
  99. Trước, sau, giữa ba đoạn
  100. Là để trừ ngu mê.
  101. Ba: phiền não. Hai: nghiệp.
  102. Bảy: sự, cũng là quả.
  103. Lược quả và lược nhân
  104. Đoạn giữa so với hai.
  105. Từ hoặc sinh hoặc nghiệp.
  106. Từ nghiệp sinh ra sự.
  107. Từ sự sinh hoặc sự
  108. Lý sinh khởi, hiện hữu.
  109. Ở đây chính muốn nói
  110. Nhân khởi, quả đã sinh.
  111. Minh đối trị vô minh
  112. Như không thân, không thật.
  113. Nói nó tức là kết
  114. Không tuệ ác, không kiến
  115. Vì cùng Kiến tương ưng
  116. Nên nói làm nhiễm tuệ.
  117. Danh: bốn uẩn vô sắc
  118. Xúc: Sáu. Ba hợp sinh
  119. Năm loại thuộc hữu đối
  120. Thứ sáu là tăng ngữ.
  121. Minh, vô minh: Không hai
  122. Thuộc vô lậu, nhiễm ô…
  123. Tương ưng với ái, nhuế.
  124. Thuận với lạc v.v… ba thọ.
  125. Từ đây sinh sáu thọ
  126. Năm thuộc thân, một: tâm.
  127. Đây lại thành mười tám
  128. Do ý cận hành khác
  129. Dục duyên Dục: mười tám.
  130. Sắc: mười hai. trên: ba
  131. Hai duyên Dục; Mười hai.
  132. Tám: Tự. Hai: Vô sắc.
  133. Hai sau duyên Dục: sáu.
  134. Bốn: tự. Một: duyên trên.
  135. Sơ Vô sắc cận phần.
  136. Bốn: duyên Sắc. Một: tự.
  137. Bốn: căn bản, ba: biên
  138. Chỉ một: duyên tự cảnh
  139. Mười tám chỉ hữu lậu
  140. Còn đã nói, sẽ nói:
  141. Trong đây nói phiền não
  142. Như hạt giống, như rồng
  143. Như rễ cỏ cành cây
  144. Như gạo trong vỏ trấu
  145. Nghiệp như gạo còn trấu
  146. Như thảo dược như hoa
  147. Là quả dị thục, sự
  148. Giống như thức ăn uống.
  149. Ở trong bốn loại hữu
  150. Sinh hữu là nhiễm ô.
  151. Do phiền não tự địa
  152. Còn ba. Vô sắc: ba.
  153. Hữu tình nhờ ăn sống
  154. Dục đoạn thực: ba xứ.
  155. Sắc xứ thì không thế
  156. Vì tự căn giải thoát.
  157. Xúc, tư, thức ba thực
  158. Hữu lậu thông ba cõi
  159. Ý thành và cầu sinh
  160. Thực hương, Trung hữu, khởi.
  161. Hai trước tăng đời này
  162. Sở y và năng y
  163. Hai loại sau thứ tự
  164. Dẫn khởi đời vị lai.
  165. Đoạn và tục thiện căn
  166. Lìa nhiễm thoái tử sinh
  167. Đều ở tại ý thức.
  168. Tử sinh chỉ xả thọ
  169. Không định, không vô tưởng.
  170. Hai vô ký, Niết bàn
  171. Chết chậm: chân, rốn, tim.
  172. Sau cùng ý thức diệt
  173. Dưới, người, trời, bất sinh,
  174. Đoạn mạt-na là thủy…
  175. Chính tà, bất định tụ,
  176. Thánh, chúng sinh, vô gián …
  177. Lập thành khí thế gian
  178. Phong luân ở dưới cùng.
  179. Lượng ấy rộng vô số
  180. Dày mười sáu lạc-xoa.
  181. Bên trên là thủy luân,
  182. Mười một ức hai vạn
  183. Dưới nước tám lạc-xoa
  184. Còn lại kết thành kim
  185. Thủy luân và Kim luân
  186. Rộng mười hai lạc-xoa
  187. Ba ngàn bốn trăm rưỡi,
  188. Chu vi gấp ba lần.
  189. Tô-mê-lô ở giữa
  190. Tiếp Du-kiện-đạt-la,
  191. Núi Y-sa-đà-la,
  192. Núi Kiện-địa-lạc-ca,
  193. Tô-đạt-lị-xá-na,
  194. Ách-thấp-phược-yết-nỗ,
  195. Núi Tì-na-đát-ca,
  196. Núi Ni-dân-đạt-la.
  197. Bên ngoài các đại châu
  198. Có núi Thiết luân vi
  199. Bảy núi trước : Kim loại.
  200. Tô-mê-lô : tứ bảo.
  201. Dưới nước đều tám vạn
  202. \Diệu cao cũng như thế.
  203. Tám núi khác thấp dần
  204. Cao rộng đều bằng nhau.
  205. Trong núi có tám biển
  206. Bảy trước gọi là trong
  207. Đầu tiên rộng tám vạn
  208. Bốn bên đều gấp ba.
  209. Còn sáu cứ hẹp dần.
  210. Biển thứ tám là ngoài
  211. Ba lạc-xoa hai vạn
  212. Hai ngàn du-thiện-na.
  213. Trong có các đại châu.
  214. Nam Thiệm-bộ như xe,
  215. Ba mặt rộng hai ngàn,
  216. Mặt Nam: ba ngàn rưỡi
  217. Đông là Tì-đề-ha,
  218. Hình dáng như bán nguyệt
  219. Ba mặt như Thiệm-bộ
  220. Mặt Đông : ba trăm rưỡi.
  221. Tây là Cù-đà-ni
  222. Hình dáng tròn vành vạnh.
  223. Đường kính hai ngàn rưỡi
  224. Chu vi gấp ba lần.
  225. Bắc Câu-lô hình vuông
  226. Mỗi mặt đều hai ngàn.
  227. Giữa lại có tám châu,
  228. Mỗi đại châu có hai.
  229. Phía Bắc chín Hắc sơn
  230. Trong núi Tuyết Hương Túy
  231. Có hồ Vô Nhiệt rộng
  232. Năm mươi du-thiện-na.
  233. Dưới đây quá hai vạn
  234. Vô gián rộng bằng sâu
  235. Trên bảy nại-lạc-ca.
  236. Tám đều thêm mười sáu.
  237. Là tro nóng phân bùn
  238. Thêm dao nhọn sông sôi
  239. Đều ở cả bốn mặt.
  240. Còn tám địa ngục lạnh.
  241. Nhật nguyệt nửa Mê-lô
  242. Năm mươi mốt năm mươi
  243. Nửa đêm mặt trời lặn.
  244. Mọc thì giống bốn châu.
  245. Tháng thứ hai mùa mưa.
  246. Đêm thứ chín tăng dần.
  247. Lạnh tháng tư cũng vậy.
  248. Đêm ngắn đổi lại ngày
  249. Ngày đêm một lạp-phược.
  250. Khi di chuyển Bắc Nam
  251. Gần mặt trời che bóng
  252. Thì thấy mặt trăng khuyết.
  253. Diệu Cao có bốn tầng
  254. Cách nhau mỗi mười ngàn.
  255. Nhô ra mười sáu ngàn
  256. Hoặc tám, bốn, hai ngàn.
  257. Trời Kiến Thủ, Trì Mạn,
  258. Hằng Kiêu cùng Đại vương…
  259. Lần lược ở bốn cấp
  260. Và ở bảy núi kia.
  261. Ngọn Diệu cao tám vạn
  262. Trời ba-mươi-ba ở
  263. Bốn góc bốn chóp núi
  264. Nơi Kim cang thủ ở.
  265. Giữa là cung Thiện Kiến
  266. Rộng vạn du-thiện-na
  267. Cao một nửa Kim thành
  268. Đất mềm trang sức đẹp.
  269. Giữa có điện thù thắng.
  270. Rộng ngàn du-thiện-na
  271. Ngoài có bốn khu vườn:
  272. Chúng xa, Thô, Tạp, Hỷ
  273. Bốn phía có bốn ao
  274. Đều cách nhau hai mươi,
  275. Đông Bắc; cây Viên sinh
  276. Tây-nam: Thiện Pháp Đường
  277. Trên có trời Hữu sắc
  278. Cung điện ở trên không
  279. Ôm nhau thụ dục lạc
  280. Nắm tay, cười nhìn dâm.
  281. Sơ sinh năm, mười tuổi
  282. Đầy đủ cả áo xống.
  283. Dục sinh: ba. Người , trời
  284. Lạc sinh: ba chín chỗ
  285. Xuống cõi dưới bao xa,
  286. Lên cõi trên cũng thế.
  287. Không thần thông trợ giúp,
  288. Có dưới không thấy trên.
  289. Nhật nguyệt bốn đại châu,
  290. Tô-mê-lô, Dục thiên,
  291. Phạm thế đều một ngàn,
  292. Làm tiểu thiên thế giới.
  293. Một ngàn tiểu thiên này
  294. Làm trung thiên thế giới.
  295. Ngàn trung thiên: Đại thiên.
  296. Thành hoại đều như nhau.
  297. Người ở Châu Thiệm-bộ
  298. Ba rưỡi bốn khuỷu tay,
  299. Người Châu Đông, Tây, Bắc,
  300. Cứ dần tăng gấp đôi.
  301. Trời cõi Dục thì tăng
  302. Phần tư Câu-lô-xá
  303. Bốn cõi Sắc đầu tiên
  304. Tăng nửa du-thiện-na
  305. Sau đó tăng gấp đôi.
  306. Trời Vô vân giảm ba.
  307. Châu Bắc một ngàn tuổi
  308. Tây- Đông- Nam nửa nửa
  309. Tuổi thọ không nhất định
  310. Cuối mười đầu khó biết
  311. Cõi người năm mươi năm,
  312. Trời dưới một ngày đêm.
  313. Cõi này thọ năm trăm.
  314. Năm cõi trên gấp đôi
  315. Cõi Sắc không ngày đêm.
  316. Kiếp số bằng thân lượng.
  317. Vô sắc đầu hai vạn,
  318. Sau tăng hai, tăng hai.
  319. Trên, dưới trời Thiểu Quang
  320. Một kiếp: nửa đại kiếp
  321. Sáu Đẳng Hoạt ở trên
  322. Lấy tuổi thọ Dục thiên
  323. Làm một ngày một đêm
  324. Thọ lượng cũng như vậy
  325. Cực Nhiệt nửa trung kiếp
  326. Vô gián một trung kiếp
  327. Bàng sinh một trung kiếp
  328. Quỷ ngày tháng năm trăm.
  329. Thọ lượng Ách-bộ-đà
  330. Bằng một bà-ha-ma.
  331. Cứ trăm năm đến hết.
  332. Sau gấp hai mươi lần.
  333. Các xứ có trung yểu
  334. Trừ Châu Bắc Câu-lô.
  335. Cực vi, chữ, Sát-na
  336. Sắc, danh, thời cực tiểu
  337. Cực vi như Kim, thủy
  338. Thố, dương, ngưu, Khích trần
  339. Rận, chấy, lúa, đốt tay
  340. Dần dần tăng gấp bảy
  341. Hai mươi bốn: Một khuỷu.
  342. Bốn khuỷu là một cung
  343. Năm trăm Câu-lô-xá
  344. Tám: Một du-thiện-na.
  345. Trăm hai mươi sát-na
  346. Là một đát-sát-na
  347. Sáu mươi bằng lạp-phược
  348. Ba mươi bằng tu du
  349. Ba mươi bằng ngày đêm
  350. Ba mươi bằng một tháng
  351. Mười hai tháng : một năm
  352. Trong năm giảm một nửa.
  353. Nên biết có bốn kiếp
  354. Là hoại, thành, trung, đại
  355. Hoại từ địa ngục dứt
  356. Đến khi thế gian hết
  357. Kiếp thành khi gió khởi
  358. Đến khi địa ngục sinh
  359. Trung kiếp từ vô lượng
  360. Sau giảm còn mười năm
  361. Mười tám lần tăng giảm
  362. Rồi tăng đến tám vạn
  363. Sự thành trụ như vậy
  364. Là hai mươi trung kiếp
  365. Thành, hoại, hoại rồi không
  366. Thời gian bằng trụ kiếp
  367. Tám mươi trung: đại kiếp
  368. Đại kiếp ba vô số.
  369. Giảm tám vạn đến trăm
  370. Chư Phật hiện thế gian
  371. Độc giác lúc tăng giảm
  372. Lân giác dụ trăm kiếp
  373. Luân vương trên tám vạn
  374. Kim ngân, đồng, thiết luân
  375. Một, hai, ba, bốn châu
  376. Nghịch thứ riêng như Phật.
  377. Qua lại nghênh đón nhau
  378. Tranh trận thắng không bại
  379. Tướng mạo không đầy đủ
  380. Cho nên không bằng Phật.
  381. Ban đầu như cõi Sắc
  382. Sau dần tham mùi vị
  383. Tích trữ giặc cướp sinh
  384. Nên sắm người giữ mộng
  385. Nghiệp tăng thì thọ giảm
  386. Binh đạo, bệnh tật, đói
  387. Bảy ngày, tháng, năm dứt
  388. Tam tai: Lửa, nước, gió
  389. Trên ba thiền là tột
  390. Tai họa theo thứ tự
  391. Bốn thiền bất động: Không
  392. Nhưng không phải thường hằng
  393. Với chúng sinh cùng diệt
  394. Sau bảy hỏa, thủy tai
  395. Bảy thủy hỏa: phong tai.

 

Phẩm 4: PHÂN BIỆT NGHIỆP

(Gồm 131 Tụng)

  1. Thế gian do nghiệp khác :
  2. Tư và tư sở tác
  3. Tư tức là ý nghiệp.
  4. Sở tác là thân, ngữ
  5. Hai nghiệp thân, ngữ này
  6. Đều có biểu, vô biểu.
  7. Thân biểu chỉ là hình
  8. Phi hành động là thể
  9. Vì các pháp hữu vi
  10. Đều mỗi sát-na-diệt.
  11. Không pháp nào không nhân.
  12. Sinh nhân cũng diệt nhân.
  13. Hình cũng không thực hữu
  14. Vì có hai căn giữ
  15. Không riêng có cực vi
  16. Ngữ biểu là ngôn thanh.
  17. Nói ba sắc vô lậu
  18. Vì tăng, không tạo tác
  19. Đại chủng năng tạo này
  20. Khác sở y của biểu
  21. Dục hậu niệm vô biểu
  22. Do đại chủng quá khứ.
  23. Hữu lậu do tự địa
  24. Vô lậu tùy xứ sinh.
  25. Vô biểu không chấp thụ,
  26. Đẳng lưu thuộc hữu tình
  27. Khi tán do đẳng lưu
  28. Có thụ có khác biệt.
  29. Định sinh do trưởng dưỡng
  30. Không thụ không khác biệt.
  31. Biểu chỉ có đẳng lưu
  32. Thuộc thân có chấp thụ.
  33. Vô biểu : ký : Còn: ba
  34. Bất thiện chỉ ở Dục.
  35. Vô biểu : khắp Dục, Sắc
  36. Biểu : hai địa. Có bốn.
  37. Dục : không biểu hữu phú
  38. Vì không có đẳng khởi.
  39. Thắng nghĩa thiện : giải thoát
  40. Tự tính : tàm, quý, căn.
  41. Tương ưng kia tương ưng
  42. Do đẳng khởi sắc nghiệp
  43. Ngược lại là bất thiện
  44. Thắng, vô ký, hai thường.
  45. Đẳng khởi có hai loại
  46. Là nhân và sát-na
  47. Nên biết theo thứ tự
  48. Là chuyển và tùy chuyển
  49. Thức kiến đoạn là chuyển
  50. Năm thức là tùy chuyển
  51. Ý, tu đoạn thông hai
  52. Phi vô lậu, dị thục
  53. Chuyển thì thuộc tính thiện
  54. Tùy chuyển thuộc cả ba
  55. Mâu-ni đều thuộc thiện
  56. Vô ký tùy chuyển : thiện.
  57. Vô biểu ba luật nghi :
  58. Bất luật nghi, hai phi.
  59. Luật nghi biệt giải thoát
  60. Tĩnh lự và đạo sinh.
  61. Luật nghi đầu tám loại
  62. Thực thể chỉ có bốn
  63. Hình đổi nên khác tên.
  64. Khác nhưng không trái nhau
  65. Thọ bỏ năm, tám, mười
  66. Tất cả đều phải bỏ.
  67. Thành cận sự, cận trú
  68. Cần sách và Bí-sô.
  69. Đều được gọi Thi-la
  70. Hạnh diệu, nghiệp, luật nghi.
  71. Đầu chỉ biểu, vô biểu
  72. Là biệt giải nghiệp đạo.
  73. Tám thành biệt giải thoát.
  74. Được tĩnh lự, Thánh giả
  75. Thành tĩnh lự đạo sinh.
  76. Hai sau tùy tâm chuyển.
  77. Vị chí chín vô gián
  78. Câu sinh hai tên đoạn
  79. Chính tri cùng chính niệm
  80. Là ý, căn luật nghi.
  81. Trụ, biệt giải vô biểu
  82. Chưa xả thì thường hiện
  83. Sát-na thành quá khứ.
  84. Bất luật nghi cũng vậy.
  85. Được tĩnh lự luật nghi,
  86. Thành quá khứ, vị lai.
  87. Thánh sơ trừ quá khứ
  88. Trụ định đạo thành trung.
  89. Trụ trung có vô biểu
  90. Đầu thành trung, sau hai
  91. Trụ luật, bất luật nghi
  92. Khởi nhiễm tịnh vô biểu.
  93. Đầu thành trung, sau hai
  94. Đến sạch hết nhiễm, tịnh.
  95. Tạo hiểu nghiệp thành trung,
  96. Sau thành quá, phi vị
  97. Hữu phú và vô phú
  98. Chỉ thành tựu hiện tại.
  99. Hạnh ác, giới, ác nghiệp.
  100. Nghiệp đạo, bất luật nghi.
  101. Thành biểu, không vô biểu.
  102. Trong đó tứ, tác, yếu.
  103. Thánh : xã hoặc chưa sinh
  104. Thành vô biểu, không biểu.
  105. Định sinh vì định địa
  106. Thánh giả được đạo sinh.
  107. Biệt giải thoát luật nghi
  108. Được là do người khác.
  109. Luật nghi biệt giải thoát
  110. Suốt đời hoặc ngày đêm.
  111. Giới ác không ngày đêm,
  112. Không phải như thiện thọ.
  113. Cận trú vào sáng sớm
  114. Dưới tòa theo thầy thụ
  115. Nghe dạy đủ các chi
  116. Ngày đêm không trang sức.
  117. Giới, bất dật, cấm chi
  118. Thứ tự: bốn, một ba
  119. Để phòng các tính tội,
  120. Thất niệm và Kiêu, dật
  121. Cận trú ngoài cũng có.
  122. Không thụ tam quy : Không
  123. Xưng cận sự phát giới
  124. Giảng giải như Bí-sô.
  125. Nếu đầy đủ luật nghi
  126. Sao bảo là một phần ?
  127. Đó là nói năng trì.
  128. Dưới, giữa, trên tùy tâm
  129. Qui y thành Phật Tăng,
  130. Vô học hai loại pháp,
  131. Và Niết-bàn trạch diệt
  132. Là nói đủ Tam qui.
  133. Hạnh tà đáng trách nhất
  134. Dễ lìa, được bất tác
  135. Phát nguyện được luật nghi
  136. Không phải như tất cả,
  137. Nếu mở lời nói dối
  138. Sẽ vượt các học xứ.
  139. Già tội chỉ bỏ rượu,
  140. Để giữ các luật nghi
  141. Từ tất cả, hai, hiện
  142. Được luật nghi Dục giới.
  143. Từ căn bản, ba thời
  144. Được tĩnh lự, vô lậu.
  145. Luật tùy các hữu tình
  146. Chi nhân không nhất định.
  147. Bất luật từ tất cả
  148. Hữu tình, chi, không nhân.
  149. Đạt được bất luật nghi
  150. Do tác và thệ thọ
  151. Do tác và thệ thọ
  152. Được các vô biểu khác
  153. Do điền thọ, trọng hành.
  154. Xả biệt giải, điều phục
  155. Do cố xả, mạng chung,
  156. Và hai hình câu sinh,
  157. Do đoạn thiện, hết đêm
  158. Có thuyết bảo phạm trọng.
  159. Thuyết khác nói pháp diệt.
  160. Thuyết Ca-thấp-di-la
  161. Phạm hai, giàu mắc nợ.
  162. Xả định sinh pháp thiện
  163. Do đổi địa, thoái đọa
  164. Xả Thánh do đắc quả
  165. Luyện căn và thoái thất.
  166. Xả giới ác do chết
  167. Đắc giới, hai hình sinh
  168. Xả trung do thọ, thế
  169. Tác, sự, thọ, căn đoạn.
  170. Xả dục phi sắc thiện
  171. Do căn đoạn thượng sinh
  172. Do đối trị đạo sinh
  173. Xả các nhiễm phi sắc.
  174. Giới ác: người trừ Bắc
  175. Hoàng môn và nhị hình
  176. Luật nghi có cả trời
  177. Chỉ người: đủ ba loại.
  178. Sinh cõi Dục cõi Sắc
  179. Có luật nghi tĩnh lự
  180. Vô lậu tịnh, Vô sắc
  181. An, bất an, phi nghiệp
  182. Là thiện, ác, vô ký.
  183. Phước, phi phước bất động.
  184. Thiện cõi Dục là phước
  185. Bất thiện là phi phước
  186. Thượng giới thiện: bất động
  187. Vì nghiệp quả không động
  188. Ở xứ sở tự địa.
  189. Thuận lạc khổ không hai
  190. Thiện đến ba: thuận lạc.
  191. Các bất thiện: thuận khổ.
  192. Thượng giới không thuận hai
  193. Thuyết khác dưới cũng có,
  194. Trung gian chiêu dị thục
  195. Lại nữa ba nghiệp này
  196. Chẳng phải tiền, hậu thục
  197. Thuận thụ có năm loại
  198. Là tự tính tương ưng
  199. Và sở duyên, dị thục
  200. Hiện tiền sai biệt nhau.
  201. Đây có định, bất định
  202. Định ba. Thuận hiện thụ
  203. Có thuyết nói có năm
  204. Sư khác nói bốn câu.
  205. Bốn thiện đều tạo tác.
  206. Dẫn đồng phần: chỉ ba.
  207. Các xứ tạo bốn loại.
  208. Địa ngục thiện trừ hiện
  209. Kiên định lìa địa nhiễm
  210. Dị sinh không tạo sinh
  211. Thánh không tạo sinh hậu
  212. Thánh, Dục, Hữu đỉnh, thoái.
  213. Dục trung hữu tạo được
  214. Hai mươi hai loại nghiệp.
  215. Đều thuộc thuận hiện thụ
  216. Chỉ có một: đồng phần. \
  217. Do hoặc nặng, tịnh tâm
  218. Và do thường tạo tác
  219. Khởi ruộng phúa công đức
  220. Hại cha mẹ nghiệp định.
  221. Công đức ý thù thắng
  222. Và định chiêu dị thục
  223. Được hằng lìa địa nghiệp
  224. Chiêu cảm quả hiện pháp
  225. Với Phật, thượng thủ tăng
  226. Và định, diệt, vô tránh
  227. Từ, Kiến, tu đạo xuất
  228. Tổn ích đều có quả.
  229. Các nghiệp thiện không tầm
  230. Chỉ có tâm cảm thọ
  231. Ác chỉ có thân thọ
  232. Đó là chỗ khác nhau.
  233. Tâm cuồng duy ý thức
  234. Do nghiệp dị thục sinh
  235. Và sợ hại, nghịch, sầu
  236. Ở Dục trừ Bắc châu.
  237. Nói nghiệp: Khúc, uế, trược
  238. Do siểm, sân, tham sinh.
  239. Dựa đen, đen khác nhau
  240. Để nói bốn loại nghiệp
  241. Ác Sắc, Dục giới thiện,
  242. Vô lậu trừ được hết
  243. Cứ theo thứ tự nói
  244. Đen, trắng, không đen trắng.
  245. Bốn pháp nhẫn lìa dục
  246. Tám trước đều vô gián.
  247. Mười hai vô lậu tư
  248. Chỉ tận trừ nghiệp đen
  249. Lìa dục bốn tĩnh lự
  250. Thứ chín vô gián tư.
  251. Một: hết nghiệp trắng đen
  252. Bốn khiến hết nghiệp trắng.
  253. Nghiệp thọ ở địa ngục.
  254. . Còn Dục giới xen lộn
  255. Nghiệp Dục thuộc Kiến đoạn
  256. Nghiệp Dục khác gồm đủ.
  257. Vô học thân ngữ nghiệp
  258. Ý là ba mâu-ni.
  259. Nên biết ba thanh tịnh.
  260. Chính là ba diệu hạnh.
  261. Nghiệp ác thân, ngữ ý
  262. Gọi là ba hạnh ác,
  263. Và tham, sân, tà kiến
  264. Ngược lại ba hạnh diệu.
  265. Nói về mười nghiệp đạo
  266. Gồm cả ác, diệu hạnh.
  267. Thô là tính của nó
  268. Nên mới thành thiện ác
  269. Sáu nghiệp ác vô biểu
  270. Tự tác, dâm, cả hai.
  271. Thiện bảy thụ sinh hai
  272. Định sinh chỉ vô biểu.
  273. Gia hạnh là hữu biểu
  274. Vô biểu có hoại không
  275. Đã khởi rời thì khác
  276. Ba căn khởi gia hạnh
  277. Sinh khởi không gián đoạn
  278. Tham v.v… cũng ba căn sinh.
  279. Thiện ở trong ba vị
  280. Do ba thiện căn khởi.
  281. Sát, thô ngữ, sân nhuế
  282. Cứu cánh đều do sân.
  283. Trộm, tà hạnh và tham
  284. Cứu cánh đều do tham
  285. Tà kiến, si, cứu cánh
  286. Do cả ba bảy ra.
  287. Hữu tình cụ, danh sắc
  288. Danh thân v.v… các xứ khởi
  289. Cùng chết và chết trước
  290. Không vì căn y khác
  291. Quân và các đồng sự
  292. Đều như người đã làm.
  293. Sát sinh do cố ý
  294. Nghĩ khác không giết lầm
  295. Vật chẳng cho mà lấy
  296. Cưỡng trộm làm của mình
  297. Dục tà hạnh bốn thứ
  298. Làm điều không nên làm.
  299. Phát ngôn nhiễm dị tưởng
  300. Lời giải nghĩa hư dối.
  301. Do nhãn, nhĩ, ý thức
  302. Và ba cái sở chứng.
  303. Như thứ tự tên gọi
  304. Là kiến, văn, giác tri.
  305. Nhiễm tâm nói hại người
  306. Là lời nói ly gián
  307. Lời thô ác, chẳng yêu
  308. Các lời nhiễm tạp uế.
  309. Còn nữa, khác ba nhiễm
  310. Như nịnh, ca, tà luận …
  311. Ác dục tham của người
  312. Sân giận ghét người khác
  313. Sinh kiến chấp thiện ác…
  314. Là nghiệp đạo tà kiến.
  315. Trong đây ba là đạo
  316. Bảy nghiệp cũng là đạo.
  317. Tà kiến đoạn thiện căn
  318. Đoạn Dục giới sinh đắc.
  319. Bác bỏ mọi nhân quả
  320. Dần dứt bỏ cả hai
  321. Người ba châu nam, nữ
  322. Kiến hành đoạn phi đắc
  323. Tiếp thiện nghi, hữu kiến
  324. Nam hiện, trừ tội nghịch
  325. Nghiệp đạo, tư cùng chuyển
  326. Bất thiện : một đến tám
  327. Tổng các thiện có mười.
  328. Riêng già : một, tám, năm.
  329. Trong địa ngục : bất thiện.
  330. Thô tạp, sân, cả hai.
  331. Tạo thành tham, tà kiến
  332. Bắc thành tham, tà kiến.
  333. Bắc châu tạo bá sau
  334. Tạp ngữ thông hiện, thành
  335. Các Dục mười thông hai
  336. Thiện trong tất cả xứ
  337. Ba sau thông hiện, thành
  338. Trời, Vô Sắc, vô tưởng
  339. Chỉ thành tựu bảy trước
  340. Các xứ thông thành hiện
  341. Trừ địa ngục, Bắc châu.
  342. Đều cảm quả dị thục,
  343. Đẳng lưu và tăng thượng
  344. Khiến người khác chịu khổ
  345. Vì đoạn mạng, hại uy.
  346. Tham sinh, thân ngữ nghiệp
  347. Thành tà mạng khó trừ
  348. Chấp mạng do tham sinh
  349. Phi lý, trái với Kinh.
  350. Đoạn đạo: nghiệp hữu lậu
  351. Đầy đủ có năm quả
  352. Nghiệp vô lậu có bốn,
  353. Là chỉ trừ dị thục
  354. Các hữu lậu thiện ác
  355. Cũng bốn, trừ ly hệ
  356. Các vô lậu vô ký
  357. Ba trừ trước đã trừ.
  358. Thiện, bất thệin vô ký
  359. Đầu có bốn, hại, ba
  360. Giữa có hai, ba, bốn.
  361. Sau: hai, ba, ba quả.
  362. Quá trong ba đều bốn.
  363. Hiện trong vị cũng vậy
  364. Hiện trong hiện: hai quả
  365. Vị trong vị: ba quả.
  366. Đồng địa có bốn quả
  367. Khác địa hai hoặc ba
  368. Học, trong ba đều ba
  369. Vô học một, ba hai.
  370. Phi học, phi Vô học
  371. Hữu: hai,hai năm quả.
  372. Các nghiệp thuộc Kiến đoạn
  373. Mỗi mỗi đều có ba.
  374. Đầu có ba, bốn, một.
  375. Giữa hai, bốn, ba quả
  376. Cuối có một hai bốn
  377. Theo thứ tự nên biết.
  378. Nghiệp nhiễm không nên làm.
  379. Là nghiệp phá qui tắc
  380. Nghiệp nên làm thì khác
  381. Trái với loại thứ ba
  382. Một nghiệp dẫn một sinh
  383. Nhiều nghiệp thành đầy đủ
  384. Hai vô tâm định đắc
  385. Đều không thể dẫn khởi.
  386. Hai vô tâm định đắ
  387. Đều không thể dẫn khởi.
  388. Ba châu có vô gián
  389. Chẳng phải nơi nào khác
  390. Ít hơn, ít hổ thẹn
  391. Chướng khác đủ năm cõi.
  392. Trong năm vô gián này
  393. Bốn nghiệp thân, một miệng
  394. Ba sát, một nói dối
  395. Một gia hạnh sát sinh.
  396. Làm Tăng không hòa hợp
  397. Tâm bất tương ưng hành
  398. Tánh vô phú vô ký
  399. Thành tựu sự phá Tăng.
  400. Người năng phá chỉ thành
  401. Tội hay nói dối này
  402. Một kiếp quả vô gián
  403. Tùy tội tăng khổ tăng.
  404. Tỳ-kheo thấy tịnh hạnh
  405. Người ngu phá chỗ khác
  406. Khi nhận đạo sư khác
  407. Gọi phá không qua đêm.
  408. Thiệm bộ châu, chín người v.v…
  409. Mới phá pháp luân Tăng
  410. Còn phá Yết-ma Tăng
  411. Thông ba châu, tám người v.v…
  412. Đầu, sau, trước chia rẽ
  413. Phật diệt, chưa kết giới
  414. Với sáu vị như vậy
  415. Không phá “pháp luân Tăng”.
  416. Hủy hoại ruộng ân đức
  417. Chuyển hình cũng thành nghịch
  418. Mẹ là nhân huyết kia
  419. Ngộ nhận v.v… không hoặc có
  420. Cố làm Phật chảy máu
  421. Sau hại Vô học không.
  422. Tạo hành động nghịch tội
  423. Không lìa nhiễm đắc quả.
  424. Việc nói dối phá Tăng
  425. Là phạm tội nặng nhất
  426. Cảm tư “đệ nhất hữu”
  427. Quả thiện lớn trong đời.
  428. Làm việc nhiễm ô mẹ
  429. Ni và bậc Vô học
  430. Giết Bồ-tát trụ định
  431. Và bậc Thánh Hữu học
  432. Phá duyên hòa hợp Tăng
  433. Phá hoại Tốt đỗ ba
  434. Là đồng loại vô gián.
  435. Làm cho nhẫn Bất hoàn
  436. Nghiệp Vô học chướng ngại.
  437. Do tu nghiệp “diệu tướng”
  438. Gọi Bồ-tát được định
  439. Sinh nhà giàu, cõi thiện
  440. Tướng nam, niệm kiên cố.
  441. Nam Thiệm bộ trước Phật
  442. Phật nghĩ, nghĩ chỗ thành
  443. Trăm kiếp khác mới tu
  444. Có trăm phước trang nghiêm.
  445. Trong ba vô số kiếp
  446. Mỗi kiếp cúng bảy vạn
  447. Lại thứ tự cúng dường
  448. Năm, sáu, bảy ngàn Phật.
  449. Đủ ba vô số kiếp
  450. Nghịch thứ gặp Thắng Quán
  451. Nhiên Đăng và Bảo Kế
  452. Sơ Thích-ca Mâu-ni.
  453. Do bi bố thí khắp
  454. Bị hủy thân không giận
  455. Tán thán Phật Để Sa
  456. Đến vô thượng Bồ-đề.
  457. Sáu pháp Ba-la-mật
  458. Với bốn vị như vậy
  459. Một, hai lại một, hai,
  460. Thứ tự tu viên mãn.
  461. Ba loại: Thí, giới, tu
  462. Mỗi loại tùy cảm ứng
  463. Được gọi tên phước nghiệp
  464. Sai biệt như nghiệp đạo.
  465. Do xả này, gọi thí
  466. Cúng dường làm lợi ích
  467. Thân ngữ và phát tâm
  468. Nhận lấy quả phước lớn.
  469. Vì lợi mình lợi người
  470. Không vì hai mà thí.
  471. Do ruộng tài chủ khác
  472. Nên quả thí sai biệt.
  473. Chủ khác do tin tưởng v.v…
  474. Kính trọng hành bố thí v.v…
  475. Được tôn kính yêu mến
  476. Đúng thời khó mất quả.
  477. Tài khác do có sắc v.v…
  478. Được sắc đẹp tên tốt
  479. Chúng yêu, thân mềm mại
  480. Có tùy thời xúc, lạc.
  481. Khác ruộng do cõi khổ
  482. Ân đức có sai biệt.
  483. Thí Bồ-tát giải thoát
  484. Thứ tám là tối thắng.
  485. Cha mẹ bệnh, pháp sư
  486. Thân sau cùng Bồ-tát
  487. Chẳng phải chứng bậc Thánh
  488. Quả thí cũng vô lượng.
  489. Khởi sau, ruộng, căn bản
  490. Tư, gia hạnh, ý vui
  491. Do đó có dưới trên
  492. Nghiệp phẩm cũng dưới trên.
  493. Do thẩm, tư tròn đầy
  494. Không đối trị làm ác
  495. Có bạn dị thục khác
  496. Nghiệp này gọi tăng trưởng.
  497. Xả nhiều thì được phước
  498. Như từ v.v… và không thọ.
  499. Ruộng xấu có quả tốt
  500. Giao quả không trái ngược.
  501. Lìa phạm giới và ngăn
  502. Gọi giới có hai thứ
  503. Chẳng loại nhân phạm giới
  504. Nương thanh tịnh trị, diệt.
  505. Đẳng dẫn thiện gọi tu
  506. Huân tập tâm mạnh nhất.
  507. Giới, tu rất thù thắng
  508. Quả sinh thiên, giải thoát.
  509. Cảm một kiếp sinh thiên v.v…
  510. Được một lượng phước tịnh.
  511. Pháp thí là như thật
  512. Biện giải kinh không nhiễm.
  513. Thuận phước, thuận giải thoát
  514. Thuận quyết trạch là ba
  515. Được quả tốt Niết-bàn
  516. Thứ tự Thánh đạo thiện.
  517. Chúng khởi theo như lý
  518. Ba nghiệp và năng phát
  519. Thứ tự làm tự thể
  520. Thư ấn toán, văn, số.
  521. Vô lậu thiện là tốt
  522. Nhiễm có tội là xấy
  523. Thiện hữu vi nên tập
  524. Giải thoát là trên hết.

 

Phẩm 5: PHÂN BIỆT TÙY MIÊN

(Gồm 9 Tụng)

  1. Tùy miên gốc các hữu
  2. Có sáu loại sai biệt
  3. Là tham, sân và mạn
  4. Vô minh, kiến và nghi.
  5. Sáu thành bảy do tham
  6. Hai giới trên tham hữu
  7. Vì chuyển đổi bên trong
  8. Nên chướng ngại giải thoát.
  9. Sáu thành mười do kiến
  10. Hữu thân kiến khác nhau
  11. Riêng chấp kiến, tà kiến
  12. Kiến thủ, giới cấm thủ.
  13. Sáu hành bộ, giới khác
  14. Lập thành chín tám loại
  15. Cõi Dục kiến khổ đoạn
  16. Mười bảy, bảy, tám, bốn
  17. Theo thứ tự loại trừ
  18. Tam nhị kiến kiến nghi
  19. Sắc, Vô sắc, trừ sân
  20. Ngoài ra như cõi Dục.
  21. Nhẫn làm hại tùy miên
  22. Hữu đảnh chỉ kiến đoạn
  23. Chỗ khác kiến, tu đoạn
  24. Trí làm hại do tu.
  25. Ngã, ngã sở, đoạn, thườn
  26. Bác không, thấp làm cao
  27. Phi nhân đạo, Thánh đạo
  28. Tự thể năm loại kiến.
  29. Đối với Đại Tự tại v.v…
  30. Phi nhân vọng chấp nhân
  31. Theo thường, ngã, đảo sinh
  32. Nên chỉ kiến khổ đoạn.
  33. Tự thể bốn điên đảo
  34. Có từ ba loại kiến
  35. Duy đảo suy tăng cố
  36. Tưởng tâm tùy kiến lực.
  37. Bảy, chín mạn từ ba
  38. Đều do kiến, tu đoạn
  39. Bậc Thánh như sát triền
  40. Tu đoạn không hiện hành.
  41. Loại mạn v.v và ngã mạn
  42. Ác tác trong bất thiện
  43. Bậc Thánh giả không khởi
  44. Tăng trưởng do kiến nghi.
  45. Do kiến khổ, tập đoạn
  46. Các kiến, nghi tương ưng
  47. Và vô minh bất cộng
  48. Biến hành nơi tự giới
  49. Trong ấy trừ hai kiến
  50. Chín thứ khác duyên trên
  51. Trừ đắc, duyên địa trên
  52. Đều thuộc biến hành này
  53. Thuộc kiến, diệt, đạo đoạn
  54. Tà kiến, nghi tương ưng
  55. Và vô minh bất cộng
  56. Sáu hay duyên vô lậu
  57. Trong ấy duyên diệt pháp
  58. Tức diệt của tự địa
  59. Duyên đạo địa sáu, chín
  60. Do biệt trị tương nhân
  61. Tham, sân, mạn hai thủ
  62. Duyên tịnh, phi vô lậu
  63. Nên lìa cảnh chẳng oán
  64. Tánh tịnh tĩnh tối thắng
  65. Chưa đoạn biến, tùy duyên
  66. Tất cả trong địa mình
  67. Phi biến ở bộ mình
  68. Nhờ duyên nên tùy tăng
  69. Chẳng phải duyên vô lậu
  70. Không nhiếp pháp hữu vi
  71. Tùy nơi pháp tương ưng
  72. Tương ưng nên tùy tăng.
  73. Tùy miên hai cõi trên
  74. Và thân, biên Cõi dục
  75. Kia thuộc si, vô ký
  76. Ngoài ra đều bất thiện.
  77. Căn bất thiện cõi Dục
  78. Tham, sân, si bất thiện.
  79. Căn vô ký có ba
  80. Ái, si, tuệ vô ký
  81. Chẳng phải hai cử khác
  82. Sư khác lập bốn loại
  83. Tức ái, kiến, mạn, si
  84. Ba định đều do si.
  85. Đáp bằng cách phân biệt
  86. Hỏi lại và từ chối
  87. Hỏi tử sinh thù thắng
  88. Ngã, uẩn một hay khác v.v…
  89. Bị trói ở sự vật
  90. Chưa đoạn tham, sân, mạn
  91. Quá, hiện hoặc đã khởi
  92. Ý biến hành vị lai
  93. Tự thế năm thức sinh
  94. Không sinh cũng biến hành
  95. Quá, vị, biến hành khác
  96. Hiện tại duyên năng hiện.
  97. Ba đời do Phật thuyết
  98. Quả, cảnh hai điều kiện
  99. Nói ở trong ba đời
  100. Nên nói nhất thiết hữu.
  101. Trong đây có bốn thứ
  102. Loại, tướng, vị, đãi khác
  103. Thứ ba nương tác dụng
  104. Lập thời là tốt nhất.
  105. Điều gì ngăn tác dụng
  106. Không khác không lập đời?
  107. Thật hữu gì sinh, diệt
  108. Tánh pháp ấy sâu xa.
  109. Nương kiến khổ đã đoạn
  110. Còn biến hành tùy miên
  111. Và phẩm trước đã đoạn
  112. Vẫn còn phiền não khác.
  113. Kiến khổ, tập, tu đoạn
  114. Nếu hệ thuộc Dục giới
  115. Ba tự giới, một sắc
  116. Chỗ hành thức vô lậu.
  117. Sắc, dưới, tự có ba
  118. Ở trên cảnh thức tịnh
  119. Vô sắc thông ba cõi
  120. Ba duyên thanh tịnh thức.
  121. Chỗ kiến diệt, đạo đoạn
  122. Đều tăng thức tự loại
  123. Vô lậu trong ba cõi
  124. Sau ba cảnh, tịnh thức.
  125. Tâm tùy miên hai loại
  126. Là nhiễm và vô nhiễm
  127. Tâm nhiễm thông hai thứ
  128. Vô nhiễm chỉ tùy tăng.
  129. Vô minh, nghi, tà, thân,
  130. Biên kiến, giới kiến thủ
  131. Tham, mạn, sân thứ lớp
  132. Do trước dẫn sau sinh.
  133. Do tùy miên chưa đoạn
  134. Và cảnh tùy xuất hiện
  135. Tác ý phi lý khởi
  136. Nói hoặc đủ nhân duyên.
  137. Phiền não, triền Dục giới
  138. Trừ si gọi dục lậu
  139. Hữu lậu hai giớitrên
  140. Chỉ phiền não trừ si
  141. Đồng cửa trong, vô ký
  142. Định địa nên hợp nhất
  143. Vô minh gốc các hữu
  144. Lập riêng thành một lậu
  145. Bộc lưu, ách cũng vậy
  146. Biệt lập kiến vì nhạy
  147. Kiến thường không thuận trụ
  148. Nên không lập thành lậu
  149. Dục, hữu và với si
  150. Kiến phân hai gọi thủ
  151. Vô minh không biệt lập
  152. Vì không phải năng thủ.
  153. Hai cách vi tế tăng
  154. Tùy trục và tùy phược
  155. Trụ, chảy trôi đeo bám
  156. Là nghĩa của tùy miên.
  157. Do sai biệt của kết v.v…
  158. Nên nói có năm loại.
  159. Chín kết có vật, thủ v.v…
  160. Lập nên kiến, thủ kết
  161. Hai loại này bất thiện
  162. Và tự tại khởi lên
  163. Trong triền có tật, xan
  164. Thiết lập thành hai kết
  165. Hoặc hai loại số hành
  166. Làm nhân sự nghèo hèn
  167. Biến hiện tùy phiền não
  168. Gây não loạn hai bộ.
  169. Năm kết thuộc hạ phần
  170. Do hai không thoát Dục
  171. Do ba hoàn Dục giới
  172. Thâu môn, căn nên ba
  173. Hoặc do không muốn đến
  174. Mê mờ và nghi ngờ
  175. Hay chướng ngại giải thoát
  176. Nên chỉ nói đoạn ba.
  177. Năm kết thuận thượng phần
  178. Hai tham Sắc, Vô sắc
  179. Trạo cử, mạn, vô minh
  180. Khiến không vượt thượng giới.
  181. Ba phược do ba thọ.
  182. Tùy miên trước đã nói.
  183. Ngoài ra tùy phiền não
  184. Tâm nhiễm sở, hành uẩn.
  185. Tám triền không hổ, thẹn
  186. Tật, xan và hối miên
  187. Và trạo cử, hôn trầm
  188. Thêm phẫn, phú là mười
  189. Không hổ, xan, trạo cử
  190. Đều theo tham mà sinh
  191. Không thẹn, miên, hôn trầm
  192. Theo vô minh sinh khởi
  193. Tật, phẫn nương sân khởi
  194. Hối theo nghi, phú, tránh.
  195. Sáu phiền não là não,
  196. Hại, hận, siểm, cuống, kiêu
  197. Cuống, kiêu theo tham sinh.
  198. Hại, hận theo sân khởi
  199. Não theo kiến thủ khởi.
  200. Siểm theo các kiến sinh.
  201. Triền vô tàm, quý, miên
  202. Hôn, trạo kiến tu đoạn
  203. Triền khác và phiền não
  204. Tự tại nên tu đoạn
  205. Ba Dục hai ác khác
  206. Cõi trên đầu vô ký.
  207. Siểm, cuống: Dục, sơ định.
  208. Ba cõi ba, Dục khác.
  209. Kiến đoạn trừ mạn, miên
  210. Tùy phiền não tự tại
  211. Đều ở địa ý khởi
  212. Số khác nương sáu thức.
  213. Các phiền não Dục giới
  214. Tham, hỷ tương ưng hỷ lạc
  215. Sân ưu, khổ. Si khắp
  216. Tà kiến, ưu và hỷ
  217. Nghi ưu năm với hỷ
  218. Tất cả tương ưng xả
  219. Địa trên đều tùy ưng
  220. Khắp các thọ tự thức.
  221. Trong các tùy phiền não
  222. Tật, hối, não và phẫn
  223. Hại, hận, ưu đều khởi
  224. Xan, hỷ, thọ tương ưng
  225. Siểm, cuống và miên phú
  226. Cùng ưu, hỷ đều khởi
  227. Kiêu, hỷ lạc đều xả
  228. Bốn thứ tương ưng thọ.
  229. Năm “cái” ở cõi Dục
  230. Thực, trị dụng giống nhau
  231. Tuy hai lập một “cái”
  232. Chướng uẩn thành năm “cái”.
  233. Do biến tri sở duyên
  234. Đoạn trừ năng duyên kia.
  235. Đoạn trừ sở duyên kia
  236. Đối trị khởi nên đoạn.
  237. Đối, trị có bốn loại
  238. Là đoạn, trì,viễn, yếm.
  239. Nên biết từ sở duyên
  240. . Nên các hoặc được đoạn.
  241. Tánh viễn có bốn loại
  242. Là tướng, trị, xứ, thời
  243. Như đại chủng, thi-la
  244. Phương khác, thế giới khác.
  245. Các hoặc không lại đoạn
  246. Lìa buộc được nhiều lần
  247. Gọi trị sinh, đắc quả
  248. Luyện căn trong sáu thời.
  249. Có chín đoạn biến tri
  250. Dục sơ, nhị đoạn một
  251. Hai một hợp thành ba
  252. Ba cõi trên cũng vậy
  253. Năm khác thuận phần dưới
  254. Sắc giới đoạn cả ba.
  255. Trong ấy sáu quả nhẫn
  256. Ba quả khác, trí quả
  257. Tất cả vị chí quả
  258. Năm hoặc tám căn bản
  259. Vô sắc có một quả
  260. Ba căn bản cũng vậy
  261. Hai thế tục, chín Thánh
  262. Pháp trí ba loại hai
  263. Phẩm pháp trí sáu quả
  264. Phẩm loại trí năm quả.
  265. Được vô lậu đoạn đắc
  266. Và khiếm khuyết Hữu Đảnh
  267. Diệt hai nhân, vượt giới
  268. Nên lập chín biến tri.
  269. Kiến đế chưa thành tựu
  270. Hoặc thành một đến năm
  271. Tu thành sáu, một, hai
  272. Vô học chỉ thành một.
  273.  Siêu vượt cõi được quả
  274. Hai xứ tập, biến tri.
  275. Xả một, hai, năm, sáu
  276. Trừ năm đắc cũng vậy.

 

Phẩm 6: PHÂN BIỆT HIỀN THÁNH

(Gồm 3 Tụng)

  1. Đã nói đoạn phiền não
  2. Do kiến đế tu đạo
  3. Kiến đạo chỉ vô lậu
  4. Tu đạo thông hai loại.
  5. Bốn đế trước đã nói
  6. Là khổ, tập, diệt, đạo
  7. Tự thể chúng cũng vậy
  8. Thứ tự tùy hiện quán.
  9. Khổ do ba khổ hợp
  10. Tất cả tùy tương ưng
  11. Khả ý, không khả ý
  12. Pháp hành hữu lậu khác.
  13. Bị phá không giác biết
  14. Tuệ, điều khác cũng vậy
  15. Như bình nước thế tục
  16. Khác đây gọi thắng nghĩa.
  17. Khi hướng đến kiến đế
  18. Nên trụ giới, chuyên tu
  19. Văn, tư, tu thành tựu
  20. Có danh lẫn nghĩa cảnh.
  21. Thân tâm đều xa lìa
  22. Không bất túc, tham dục quá lớn
  23. Gọi đã đắc, chưa đắc
  24. Cầu nhiễu danh vốn không
  25. Pháp tương vi ba cõi
  26. Tánh vô tham, vô lậu
  27. Bốn Thánh chủng cũng vậy
  28. Ba trước chỉ hỷ, túc
  29. Hậu nghiệp ba sinh cụ
  30. Đối trị bốn ái khởi
  31. Tham muốn ngã, ngã sở
  32. Vĩnh viễn, tạm thời dứt.
  33. Tu cần có hai cửa
  34. Quán bất tịnh, sổ tức
  35. Người tham, tầm tăng thượng
  36. Tu theo thứ tự này.
  37. Đối trị cả bốn tham
  38. Quán sát các đốt xương
  39. Rộng đến biên sau lược
  40. Gọi là mới tập tu
  41. Trừ chân, đến nửa đầu
  42. Gọi đã tu thuần thục
  43. Chú tâm giữa lông mày
  44. Gọi thành tựu tác ý.
  45. Mười địa tánh vô tham
  46. Duyên sắc Dục nên khởi
  47. Duyên bất tịnh cùng thời
  48. Hữu lậu đắc hai loại.
  49. Tức niệm tuệ năm địa
  50. Duyên gió, nương thân Dục
  51. Hai đắc, ngoại đạo không
  52. Có sáu là đếm thở v.v…
  53. Thở ra, vào nương thân
  54. Theo hai hướng sai biệt
  55. Hữu tình không chấp thọ
  56. Đẳng lưu không duyên dưới.
  57. Nương vào “chỉ” đã tu
  58. Quán bằng cách trụ niệm
  59. Dùng tự tướng, cộng tướng
  60. Quán thân, thọ, tâm, pháp
  61. Trụ tự tánh, văn tuệ v.v…
  62. Trụ sở duyên, tương tạp
  63. Nói thứ tự sinh khởi
  64. Trị điên đảo, có bốn.
  65. Người trụ pháp niệm trụ
  66. Quán chung bốn sở duyên
  67. Tu vô thường và khổ
  68. Không và tướng vô ngã.
  69. Từ đây sinh pháp Noãn
  70. Quán đủ bốn Thánh đế
  71. Tu mười sáu hành tướng
  72. Và Đảnh khởi cũng thế
  73. Hai thiện căn trên đây
  74. Trước nương pháp trước, sau bốn
  75. Nhẫn chỉ nương pháp niệm
  76. Phẩm trung, hạ giống Đảnh.
  77. Phẩm thượng, quán dục khổ
  78. Một hành, một sát-na
  79. Thế đệ nhất cũng vậy
  80. Năm uẩn, tuệ trừ “đắc”.
  81. Thuận phần quyết trạch này
  82. Bốn thứ nhờ tu thành
  83. Sáu địa, hai hoặc bảy
  84. Nương thân Dục giới chín
  85. Ba loại được nư, nam
  86. Thứ tư nữ cũng vậy
  87. Bậc Thánh xả mất địa
  88. Dị sinh do mạng chung
  89. Sơ, nhị cũng thoái xả
  90. Nương gốc định kiến đế
  91. Xả không được địa trước
  92. Tánh hai xả chẳng đắc.
  93. Noãn ắt đến Niết-bàn
  94. Đảnh không đoạn thiện căn
  95. Nhẫn không đọa cõi ác
  96. Đệ nhất vào “ly sinh”.
  97. Chủng tánh Thanh văn chuyển
  98. Hai ba thiện thành Phật
  99. Độc giác, Phật không chuyển
  100. Một lần ngồi đã giác.
  101. Thuận phần giải thoát trước
  102. Ba đời mới giải thoát
  103. Nghiệp Văn tư tạo thành
  104. Sinh ở người ba châu.
  105. Trực tiếp pháp đệ nhất
  106. Tức duyên khổ Dục giới
  107. Khởi pháp nhẫn vô lậu
  108. Nhẫn lại sinh pháp trí
  109. Kế duyên khổ cõi khác
  110. Khởi loại nhẫn, loại trí
  111. Duyên tập, diệt, đạo đế
  112. Mỗi đế sinh bốn pháp
  113. Mười sáu tâm như thế
  114. Gọi hiên quán Thánh đế
  115. Hiện quán có ba loại
  116. Là kiến, duyên và sự.
  117. Cùng “Thế đệ nhất pháp”
  118. Đồng nương vào một địa.
  119. Nhẫn, trí theo thứ tự
  120. Là vô gián, giải thoát.
  121. Mười lăm tâm, kiến đạo
  122. Thấy điều chưa từng thấy.
  123. Gọi tùy tín, pháp hành
  124. Do căn chậm, nhanh khác
  125. Đều tu hoặc đoạn một
  126. Đến “năm” hướng sơ quả
  127. Đoạn ba hướng nhị quả
  128. Lìa tám địa hướng ba.
  129. Đến tâm thứ mười sáu
  130. Tùy ba hướng trụ quả
  131. Gọi tín giải, kiến chí
  132. Do nhanh, chậm sai biệt.
  133. Trong các đoạn đắc quả
  134. Chưa được quả cao hơn
  135. Nên chưa khởi đạo diệu
  136. Gọi trụ quả không hướng.
  137. Mỗi địa, chín đức, tội
  138. Thượng, trung, hạ ba thứ.
  139. Chưa đoạn do tu đoạn
  140. Thì tái sinh bảy lần.
  141. Đoạn, dục ba bốn phẩm
  142. Ba, hai đời, Già gia
  143. Đoạn đến năm, nhị hướng
  144. Đoạn sáu được Nhất lai.
  145. Đoạn bảy hoặc tám phẩm
  146. Một lần sinh, Nhất gián
  147. Đây tức đệ tam hướng
  148. Đoạn chín, quả Bất hoàn.
  149. Trung, sinh, hữu hành này
  150. Vô hành nhập Niết-bàn
  151. Thượng lưu nếu tu tập
  152. Sinh trời Sắc cứu cánh
  153. Siêu Bán, siêu Biến một
  154. Điều khác sinh Hữu Đảnh
  155. Hành Vô sắc có bốn
  156. Trụ đây, nhập Niết-bàn.
  157. Hành Sắc giới có chín
  158. Mỗi trường hợp có ba
  159. Nghiệp “hoặc”, căn khác nhau
  160. Nên lập thành chín loại.
  161. Lập bảy Thiện sỹ thú
  162. Do Thượng lưu không khác
  163. Hành thiện không làm ác
  164. Đi lên không trở lại.
  165. Sinh cõi Dục đắc Thánh
  166. Không sinh ở cõi khác
  167. Thánh giả sinh cõi trên
  168. Không luyện căn thoái thất.
  169. Thứ tư tu tĩnh lự
  170. Thành do một niệm trụ
  171. Vì thọ sinh, hiên lạc
  172. Và phiền não thoái thất.
  173. Tạp tu có năm phẩm
  174. Sinh vào trời Tịnh cư.
  175. Bất hoàn được diệt định
  176. Chuyển tên gọi Thân chứng.
  177. Tu “hoặc” thuộc thượng giới
  178. Đoạn một phẩm sơ định
  179. Đến tám phẩm Hữu Đảnh
  180. Đều hướng A-la-hán
  181. Đạo vô gián thứ chín
  182. Gọi định Kim-cang-dụ
  183. Tận đắc, Tận trí sinh
  184. Thành tựu quả Vô học.
  185. Hữu Đảnh do vô lậu
  186. Địa khác do lìa nhiễm.
  187. Thánh tu hai, lìa tám
  188. Đắc hai loại “lìa buộc”.
  189. Vô lậu địa vị chí
  190. Hay lìa tất cả địa
  191. Tám khác lìa tự, thượng (địa)
  192. Hữu lậu lìa địa dưới.
  193. Phần gần lìa nhiễm dưới
  194. Đầu ba, sau giải thoát
  195. Căn bản hoặc Cận phần
  196. Địa trên chỉ căn bản.
  197. Đời vô gián giải thoát
  198. Theo duyên trên và dưới
  199. Tạo hành tướng thô, khổ
  200. Cùng tĩnh diệu và ly.
  201. Bất động hậu Tận trí
  202. Liền khởi Vô sinh trí
  203. Tận khác hoặc chánh kiến
  204. A-la-hán đều có.
  205. Tịnh đạo tánh Sa-môn
  206. Quả hữu vi, vô vi
  207. Có tám, mươi chín loại
  208. Đạo giải thoát và diệt.
  209. Năm nhân lập bốn quả
  210. Xả từng được thắng đạo
  211. . Đoạn Tập được tám trí
  212. Tu đốn mười sáu hành.
  213. Thế tục chỗ được đoạn
  214. Là do được Thánh đạo
  215. Còn giữ được Vô lậu
  216. Gọi là quả Sa-môn.
  217. Nói đến tánh Sa-môn
  218. Cũng gọi Bà-la-môn
  219. Hay gọi là pháp luân
  220. Do chỗ chuyển Chân Phạm
  221. Trong đây chỉ kiến đạo
  222. Nên gọi là Phạm luân
  223. Vì nhanh giống bánh xe
  224. Hoặc đầy đủ tăm xe.
  225. Ba nương dục sau ba
  226. Do trên không kiến đạo
  227. Không nghe không duyên dưới
  228. Không chán ghét, sợ hãi.
  229. Sáu hạng A-la-hán
  230. Thoái pháp đến Bất động
  231. Năm đầu tín giải sinh
  232. Đều gọi Thời giải thoát
  233. Hạng sau Bất thời giải (thoát)
  234. Sinh từ kiến chí trước.
  235. Được từ chủng tánh trước
  236. Được lúc sau luyện căn.
  237. Bốn loại đọa chủng tánh
  238. Năm theo quả, không trước.
  239. Học, phàm phu sáu loại
  240. Luyện căn không kiến đạo.
  241. Thoái đọa có ba loại
  242. Đắc, chưa đắc, thọ dụng
  243. Phật chỉ có loại cuối
  244. Lợi giữa, cuối, độn ba.
  245. Nếu khi đang thoái quả
  246. Thì không thể mạng chung
  247. Chỗ không làm trụ quả
  248. Tàm tăng nên không làm.
  249. Vị luyện căn, Vô học
  250. Chín vô gián, giải thoát
  251. Do nghiệp nên học một
  252. Vô lậu nương ba cõi
  253. Vô học nương chín địa
  254. Hữu học nương sáu địa
  255. Quả xả và quả thắng
  256. Chỉ đạt được quả đạo.
  257. Bảy Thanh văn, hai Phật
  258. Sai biệt do chín căn.
  259. Gia hạnh căn diệt định
  260. Giải thoát thành bảy loại
  261. Về sự chỉ có sáu
  262. Ba đường mỗi hai loại.
  263. “Câu” vì được diệt định
  264. Khác gọi Tuệ giải thoát.
  265. Hữu học gọi toàn mãn
  266. Do căn, quả và định
  267. Vô học được toàn mãn
  268. Chỉ do căn và định.
  269. Nên biết tất cả đạo
  270. Lược nói chỉ có bốn
  271. Là gia hạnh vô gián
  272. Giải thoát và thắng tiến.
  273. Lộ trình có bốn loại:
  274. Lạc nương căn bản tịnh
  275. Khổ nương ở địa khác
  276. Nhanh, chậm độn, lợi căn.
  277. Giác phần ba mươi bảy
  278. Gọi là bốn niệm trụ
  279. Giác trí tận Vô sinh trí
  280. Thuận đây nên gọi phần.
  281. Giác thực sự có mười
  282. Là tuệ, cần, định, tín
  283. Niệm, hỷ, xả, khinh an
  284. Và giới, tầm làm thể.
  285. Bốn niệm trụ chánh đoạn
  286. Thần túc nương tăng thượng
  287. Nói là tuệ, cần, định
  288. Thực các thiện gia hạnh.
  289. Sơ nghiệp, thuận quyết trạch
  290. Tu đạo và kiến đạo
  291. Làm bảy phẩm niệm, trụ v.v…
  292. Nên biết thứ tự tăng.
  293. . Bảy giác và tám đạo
  294. Đều nhất hướng về vô lậu
  295. . Ba, bốn, năm căn lực
  296. Đều thông cả hai loại.
  297. Sơ tĩnh có tất cả
  298. Vị chí trừ căn hỷ
  299. Nhị tĩnh lự trừ tầm
  300. Tam, tứ trung trừ hai
  301. Ba địa ở Vô sắc
  302. Trừ giới hai loại trước
  303. Ở cõi Dục, Hữu Đảnh
  304. Trừ giác chi, đạo chi.
  305. Chủng tịnh có bốn loại
  306. Là Phật, Pháp, Tăng, giới
  307. Kiến đế được pháp giới
  308. Kiến đạo gồm Phật, Tăng
  309. Pháp: toàn bộ ba đế
  310. Đạo Bồ-tát, Độc-giác
  311. Tín và giới làm thể
  312. Bốn loại đều vô lậu.
  313. Hữu học có trói buộc
  314. Không chánh trí giải thoát
  315. Giải thoát hữu vô vi
  316. Gọi thắng giải, trạch diệt
  317. Hữu vi, Vô học chi
  318. Tức hai giải thoát uẩn
  319. Chánh trí như nói giác
  320. Tận và Vô sinh trí.
  321. Tâm Vô học khi sinh
  322. Chính giải thoát chướng ngại.
  323. Đạo lúc ở tán diệt
  324. Mới đoạn chướng ngại này.
  325. Ba cõi thoát vô vi
  326. Lìa giới chỉ lìa tham
  327. Đoạn giới diệt kết khác
  328. Diệt giới đoạn sự kia.
  329. Xa tuệ duyên khổ tập
  330. Lìa duyên đế đoạn phiền
  331. Tương đối có khác nhau.
  332. Nên lập thành “tứ cú”.

 

Phẩm 7: PHÂN BIỆT TRÍ

(Gồm 1 Tụng)

  1. Nhẫn tuệ không phải trí
  2. Tận, vô không phải kiến
  3. Tuệ vô lậu cả hai
  4. Đều trí, tuệ, kiến, tánh.
  5. Mười trí gồm hai loại
  6. Hữu vo lậu khác biệt
  7. Thế tục thuộc hữu lậu
  8. Pháp, loại gọi vô lậu
  9. Thế tục biến khắp cảnh
  10. Pháp trí và loại trí
  11. Duyên cõi Dục, cõi trên
  12. Lấy khổ đế v.v… làm cảnh.
  13. Pháp loại do cảnh khác
  14. Nên lập bốn tên: Khổ v.v…
  15. Gồm Tận, Vô sinh trí
  16. Trước chỉ có khổ, tập.
  17. Pháp, loại, đạo, thế trí
  18. Tạo nên tha tâm trí
  19. Căn, địa, vị, thù thắng
  20. Đời sau sẽ không biết
  21. Pháp, loại không biết nhau.
  22. Thanh văn, Bích chi, Phật
  23. Thứ tự biết kiến đạo
  24. Hai, ba tất cả niệm.
  25. Đối với bốn Thánh đế
  26. Biết rằng mình đã biết v.v…
  27. Không còn cần phải biết v.v…
  28. . Thứ tự Tận, Vô sinh.
  29. Do tự tánh đối trị
  30. Hành tướng, cảnh hành tướng
  31. Gia hạnh, đầy đủ nhân
  32. Nên lập thành mười trí.
  33. Pháp trí duyên diệt, đạo
  34. Ở giai đoạn tu đạo
  35. Kiêm tu đoạn cõi trên
  36. Loại không trị Dục giới.
  37. Pháp trí và loại trí
  38. Có mười sáu hành tướng
  39. Đời có đây và khác
  40. Bốn đế có bốn thứ
  41. Tha tâm trí vô lậu
  42. Chỉ bốn thứ duyên đạo
  43. Hữu lậu duyên tự tướng
  44. Hai thứ duyên một sự
  45. Tận, vô có mười bốn
  46. Không lìa “Không”, vô ngã.
  47. Tịnh không vượt mười sáu
  48. Dựa luận này nên nói.
  49. Hành tướng mười sáu pháp
  50. Thể này chỉ là tuệ
  51. Năng hành có sở duyên
  52. Sở hành các pháp hữu.
  53. Tục trí ba, chín thiện
  54. Nương tất cả các địa
  55. Tha tâm trí nương bốn
  56. Pháp sáu, bảy khác, chín
  57. Hiện khởi lên ở thân
  58. Tha tâm nương Dục, Sắc
  59. Pháp trí nương cõi Dục
  60. Tám trí thông ba cõi.
  61. Các trí thuộc niệm trụ
  62. Diệt trí chỉ niệm cuối
  63. Tha tâm ba niệm sau
  64. Tám trí thông bốn niệm
  65. Các trí duyên lẫn nhau
  66. Pháp, loại, đạo có chín
  67. Khổ, tập trí có hai
  68. Bốn có mười, diệt không.
  69. Sở duyên gồm mười pháp
  70. Ba cõi và vô lậu
  71. Vô vi có hai loại
  72. Tục duyên mười pháp năm.
  73. Loại bảy, khổ, tập sáu
  74. Diệt duyên một, đạo hai
  75. Tha tâm trí duyên ba
  76. Mỗi tận, vô sinh chín.
  77. Tục trí trừ phẩm tự
  78. Duyên tất cả các pháp
  79. Với hành tướng phi ngã
  80. Do văn, tư thành tựu.
  81. Phàm phu và bậc Thánh
  82. Niệm đầu thành một trí
  83. Niệm hai thành ba trí
  84. Bốn niệm sau tăng một
  85. Tu đạo được bảy trí
  86. Lìa dục thêm tha tâm
  87. Vô học độn, lợi căn
  88. Thành tựu chín mười trí.
  89. Kiến đạo nhẫn trí khởi
  90. Cùng loại tu vị lai
  91. Ba loại trí kiêm tu
  92. Hiện quán biên tục trí
  93. Không thuộc địa tự, hạ
  94. Bốn khổ tập, sau diệt
  95. Cảnh hành tướng tự đế
  96. Chỉ được do gia hạnh.
  97. Sát-na đầu tu đạo
  98. Tu tu sáu hoặc bảy trí
  99. Đoạn tám địa, vô gián
  100. Các đạo “hữu dục”, khác
  101. Tám giải thoát Hữu Đảnh
  102. Mỗi cõi tu bảy trí
  103. Vô gián trên, cõi khác
  104. Thứ tự tu sáu, tám.
  105. Sát na đầu Vô học
  106. Tu chín hoặc tu mười.
  107. Vì lợi độn khác nhau.
  108. Đạo thắng tiến cũng vậy.
  109. Luyện căn đạo vô gián
  110. Học sáu. Vô học bảy
  111. Các học sáu, bảy, tám
  112. Tu tám, chín, tất cả.
  113. Tạp tu gồm vô gián
  114. Hữu học: bảy tám, chín.
  115. Các đạo học: tu tám,
  116. Tu chín, hoặc tất cả.
  117. Thánh khởi các công đức
  118. Và dị sinh các bậc
  119. Chỗ tu trí nhiều ít
  120. Nên tư duy đúng lý.
  121. Các đạo nương đây được
  122. Tu hữu lậu địa này
  123. Vì lìa, được khởi đây
  124. Tu vô lậu đây, dưới.
  125. Sơ tận tu tất cả
  126. Đức hữu lậu chín địa
  127. Khởi trên không tu dưới.
  128. Từng được pháp không tu.
  129. Lập được tu, tập tu
  130. Nương pháp thiện hữu vi
  131. Nương các pháp hữu lậu
  132. Lập tu trị, tu khiển.
  133. Mười tám pháp bất cộng
  134. Là mười lực v.v… của Phật.
  135. Xứ phi xứ mười trí
  136. Nghiệp tám trừ diệt, đạo
  137. Định, căn, giải, giới chín
  138. Biến thú chín hoặc mười
  139. Túc, sinh tử thuộc tục
  140. Tận sáu hoặc mười trí
  141. Trí túc trụ trí sinh tử
  142. Nương tĩnh lự thông khác
  143. Thân Phật ở Thiệm bộ
  144. Không ngại đối với cảnh.
  145. Lực thân Na-la-diên
  146. Hoặc chi tiết cũng vậy
  147. Tăng bằng mười, bảy voi
  148. Có xúc này làm tánh.
  149. Thứ tự bốn vô úy
  150. Lực đầu, mười, hai, bảy.
  151. Ba niệm ở niệm tuệ
  152. Duyên cảnh nghịch, cảnh thuận.
  153. Đại bi chỉ tục trí
  154. Do cảnh, hành, tư lương
  155. Bình đẳng và phẩm thượng
  156. Khác bi do tám nhân.
  157. Về tư lương pháp thân
  158. Lợi tha Phật như nhau
  159. Thọ lượng và chủng tánh v.v…
  160. Chư Phật có khác nhau.
  161. Pháp khác của Đức Phật
  162. Chung bậc Thánh, phàm phu
  163. Là vô tránh, Nguyện trí
  164. Và đức vô ngại giải v.v…
  165. Vô tránh thuộc thế tục
  166. Sau tĩnh lự, bất động
  167. Duyên ba châu chưa sinh
  168. Cõi Dục “hoặc” “hữu sự”.
  169. Nguyện trí duyên tất cả
  170. Điều khác như Vô tránh.
  171. Vô ngại giải có bốn.
  172. Là Pháp, Nghĩa, Từ, Biện
  173. Duyên, danh, nghĩa, ngôn, đạo
  174. Vô thoái trí làm tánh
  175. Pháp từ chỉ tục trí
  176. Nương tựa năm, hai địa
  177. Nghĩa mười, sáu, biện chín
  178. Đều nương tất cả địa
  179. Nếu đắc tức bốn loài
  180. Pháp khác như Vô tránh v.v…
  181. Sáu đức nương biên tế v.v…
  182. Sáu định biên tế sau
  183. Tùy thuận đến cứu cánh
  184. Ngoài Phật, gia hạnh được.
  185. Sáu thông gọi thần cảnh
  186. Thiên nhãn, nhĩ, tha tâm
  187. Túc trụ và lậu tận
  188. Thuộc giải thoát và tuệ
  189. Bốn trí tha tâm năm
  190. Lậu tận thông như lực
  191. Năm nương bốn tĩnh lự
  192. Địa tự, hạ làm cảnh
  193. Thanh văn Bích chi Phật
  194. . Hai ba ngàn thế giới v.v…
  195. Chưa từng do gia hạnh
  196. Từng tu do lìa nhiễm.
  197. Ba đầu thân, niệm trụ
  198. Tha tâm ba, khác bốn
  199. Thiên nhãn, nhĩ vô ký
  200. Bốn thông khác chỉ thiện.
  201. Ba minh, năm, hai sáu
  202. Diệt si thuộc ba đời
  203. Sau thực, hai loại giả
  204. Hữu học ám, vô minh.
  205. Một, bốn, sáu: thị đạo
  206. Giáo giới là cao nhất.
  207. Quyết do thông lập thành
  208. Dẫn đến quả lợi ích.
  209. Thể của “Thần” là định
  210. Hai cảnh là hành, hóa
  211. Ba hành: Ý thế Phật
  212. Thông vận thân, thắng giải
  213. Hóa có hai: Dục, Sắc
  214. Tánh là bốn, hai xứ
  215. Mỗi xứ có hai loại
  216. Như tự, hóa thân Phật.
  217. Tâm biến có mười bốn
  218. Quả định hai đến năm
  219. Như được định, chỗ dựa
  220. Từ tịnh tự sinh hai
  221. Sự hóa do tự địa
  222. Ngữ cho địa tự, hạ
  223. Hóa thân và hóa chủ
  224. Ngữ đều không như Phật
  225. Trước lập nguyện giữ thân
  226. Sau khởi tâm phát ngữ
  227. Khi chết lưu xan thể
  228. Có người nói không lưu
  229. Lúc đầu cần hóa tâm
  230. Thành thục rồi thì khác
  231. Tu đắc thuộc vô ký
  232. Ngoài ra thông ba tánh.
  233. Thiên nhĩ, nhãn là căn
  234. Tịnh sắc thuộc tịnh địa
  235. Luôn đồng phần không khuyết
  236. Năm chướng, vi tế xa v.v…
  237. Thần cảnh năm: tu, sinh
  238. Chú, nghiệp, dược thành tựu
  239. Tha tâm: Tu, sinh, chú
  240. Cộng thêm chiêm tướng thành
  241. Tu, sinh và nghiệp thành
  242. Trừ tu, đều ba tánh
  243. Cõi người không sinh đắc
  244. Địa ngục mới hay biết.

 

Phẩm 8: PHÂN BIỆT ĐỊNH

(Gồm 39 Tụng)

  1. Mỗi định có hai loại
  2. Đối với Sinh đã nói
  3. Định là chuyên một cảnh
  4. Cũng với tánh năm uẩn
  5. Trước đủ tứ, hỷ, lạc.
  6. Sau dần lìa chi trước.
  7. Vô sắc cũng như vậy
  8. Bốn uẩn lìa địa dưới
  9. Cùng ba “cận phần” trên
  10. Gọi chung “trừ tưởng sắc”
  11. Vô sắc là không sắc
  12. Sau sắc khởi theo tâm.
  13. Ba loại “không vô biên” v.v…
  14. Gọi tên theo gia hạnh
  15. Phi tưởng, phi phi tưởng
  16. Mê muội nên lập tên.
  17. Tám “Đẳng chí” căn bản
  18. Bảy trước mỗi có ba
  19. Vị, tịnh và vô lậu
  20. Sau hai loại vị, tịnh
  21. Vị tương ưng với ái
  22. Tịnh là thiện thế gian
  23. Đây tức chấp trước vị
  24. Vô lậu là xuất thế.
  25. Tĩnh trước có năm chi
  26. Tầm, tứ, hỷ, lạc, định
  27. Đệ nhị có bốn chi
  28. Nội tịnh, hỷ, lạc, định
  29. Đệ tam đủ năm chi
  30. Xả, niệm, tuệ, lạc, định
  31. Đệ tứ có bốn chi
  32. Xả, niệm, thọ và định.
  33. Có mười một thật pháp
  34. Trước hai, lạc: Khinh an
  35. Nội tịnh là tín căn
  36. Hỷ chính là hỷ thọ.
  37. Nhiễm là từ ban đầu
  38. Không hỉ lạc nội tịnh
  39. Chính niệm tuệ, xả, niệm
  40. Thuyết khác không an, xả.
  41. Đệ tứ gọi “bất động”
  42. Xa lìa tám tai họa
  43. Tám tai là tầm, tứ
  44. Bốn thọ, thở ra, vào
  45. Sinh tĩnh lự theo trước
  46. Có hỷ, lạc, xả, thọ
  47. Và hỷ xả, lạc xả
  48. Thứ tự chỉ xả thọ.
  49. Sinh ba “tĩnh lự” trên
  50. Khởi ba thức, biểu nghiệp
  51. Đều thuộc về sơ định
  52. Chỉ vô phú vô ký.
  53. Không thành tựu mà được
  54. Tịnh do lìa nhiễm sinh
  55. Vô lậu nhờ lìa nhiễm
  56. Nhiễm do sinh và thoái.
  57. Vô lậu lại sinh thiện
  58. Thượng, hạ đến đệ tam
  59. Tịnh sinh Khởi cũng vậy
  60. Với sinh nhiễm tự địa
  61. Nhiễm sinh nhiễm tự tịnh
  62. Và tịnh định địa dưới
  63. Chết sinh tất cả nhiễm
  64. Nhiễm sinh nhiễm tự, hạ.
  65. Tịnh định có bốn loại
  66. Tức là thuận phần thoái
  67. Thuận trụ, thuận thắng phần
  68. Nhiếp thuận phần quyết trạch
  69. Tuần tự thuận phiền não.
  70. Vô lậu, địa tự, thượng
  71. Thứ tự hổ tương nhau
  72. Sinh hai, ba, ba, một.
  73. Hai loại định thuận, nghịch
  74. Cùng, khác, gần, vượt qua
  75. Đến khác loại viên mãn
  76. Ba châu, lợi, Vô học
  77. Định nương địa tự, hạ
  78. Không trên vì vô dụng
  79. Sinh Hữu Đảnh khởi, Thánh
  80. Địa hạ diệt hoặc khác.
  81. Vị định duyên tự địa
  82. Vô lậu duyên tất cả
  83. Thiện căn bản Vô sắc
  84. Không duyên hữu lậu dưới.
  85. Vô lậu hay đoạn “hoặc”
  86. Và các “tịnh cận phần”.
  87. Tám cận phần: tịnh, xả v.v…
  88. Đầu cũng Thánh hoặc ba.
  89. Định trung gian không ‘tầm’
  90. Ba loại chỉ xả thọ.
  91. Sơ, hạ có tầm, tứ
  92. Giữa có tứ, trên không.
  93. Không là “Không”, vô ngã
  94. Vô tướng: tướng diệt đế
  95. Vô nguyện: mười thứ khác
  96. Đều hợp hành tướng đế
  97. Đây gồm tịnh, vô lậu
  98. Vô lậu: ba giải thoát.
  99. Hai thứ duyên Vô học
  100. Giữ tướng “Không”, vô thường
  101. Sau duyên định vô tướng
  102. Phi trạch diệt là tĩnh
  103. Hữu hậu, người, bất thời
  104. Lìa bảy “cận phần” trên.
  105. Để được hiện pháp lạc
  106. Tu các tĩnh lự thiện
  107. Để chứng “thắng tri kiến”
  108. Tu tịnh thiên nhãn thông
  109. Để được tuệ phân biệt
  110. Tu các thiện gia hạnh
  111. Để được các lậu tận
  112. Phải tu định Kim cang.
  113. Có bốn loại vô lượng
  114. Vì để đối trị sân v.v…
  115. Tánh Từ, Bi không sân
  116. Hỷ hỷ, Xả không tham.
  117. Thứ tự hành tướng này
  118. Cho vui và trừ khổ
  119. Khiến chúng sinh an vui
  120. Duyên hữu tình Dục giới
  121. Hỷ ở hai tĩnh lự
  122. Khác sáu, năm, mười địa
  123. Không thể đoạn các “hoặc”
  124. Người khởi định thành ba.
  125. Có tám loại giải thoát
  126. Ba loại trước vô tham
  127. Hai giải nương hai định
  128. Bốn định Vô sắc: thiện
  129. Diệt thọ tưởng giải thoát
  130. Tâm “vi vi” sinh khởi
  131. Do tâm tịnh tự địa
  132. Và hạ vô lậu xuất
  133. Ba cảnh Dục dễ thấy
  134. Bốn cảnh thuộc phẩm đạo
  135. Khổ, Tập, Diệt tự, thượng
  136. Hư không phi trạch diệt.
  137. Có tám loại thắng xứ
  138. Hai như sơ giải thoát
  139. Hai thứ như Đệ nhị
  140. Bốn sau như Đệ tam.
  141. Có mười loại biến xứ
  142. Tám như tịnh giải thoát
  143. Hai như tịnh Vô sắc
  144. Duyên bốn uẩn tự địa.
  145. Định diệt như trước nói
  146. Loại khác đắc, hai cách
  147. Vô sắc nương ba cõi
  148. Còn lại khởi cõi người.
  149. Hai giới nhờ nghiệp nhân
  150. Nên khởi định Vô sắc
  151. Sắc giới khởi tĩnh lự
  152. Cũng do lực pháp tánh.
  153. Chánh pháp Phật có hai
  154. Là giáo, chứng làm thể
  155. Nếu có người hành trì
  156. Còn trụ ở thế gian.

Ca-thấp-di-la bàn diệu lý
Con dựa nhiều giải thích Đối pháp
Nếu có sai sót là lỗi mình
Xét phán chánh lý ở Mâu-ni.
Mắt pháp Đại sư khép đã lâu
Gắng vì người chứng nhiều tán diệt
Không thấy chân lý, không người tạo
Do tìm xét kém, loạn Thánh giáo.
Tự giác đã quy tĩnh lặng thắng
Người giữ giáo kia, đều diệt theo
Đời không nương cậy, mất mọi đức
Không kềm chế “hoặc”, tùy ý chuyển.
Đã biết chánh pháp Như Lai thọ
Lần lượt chìm mất, đến nghẹn ngào
Là khi sức các phiền não tăng
Nên cầu giải thoát, chớ phóng dật.