LUẬN A TỲ ĐÀM TỲ BÀ SA
STác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Giải thích: Năm trăm A La Hán
Hán dịch: Đời Bắc Lương, Sa môn Phù Đà Bạt Ma, Đạo Thái v.v…
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 47

Chương 3: KIỀN ĐỘ TRÍ

Phẩm thứ 1: TÁM ĐẠO, phần 2

Hỏi: Thể tánh của bốn đạo là gì?

Đáp: Tánh là năm ấm, bốn ấm. Nếu ở nơi địa thiền là năm ấm, ở định vô sắc là bốn ấm. Đó là phần vật, ngã tướng, thể tánh của bốn đạo.

Đã nói về thể tánh. Về lý do nay sẽ nói.

Vì sao gọi là đạo? Đạo là nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa hướng đến nẻo chánh là nghĩa của đạo. Nghĩa hướng tới thành Niết-bàn là nghĩa của đạo.

Khổ trì đạo tuệ (Khổ trì thông hành):

Hỏi: Đạo vô lậu không phải là khổ thọ, không cùng với khổ thọ tương ưng, vì sao gọi là khổ?

Đáp: Vì các biên nơi đạo vô sắc khó sinh, nên gọi là khổ. Vì đạo của thiền căn bản dễ sinh, nên gọi là lạc.

Hỏi: Thế nào là các biên nơi đạo vô sắc khó sinh?

Đáp: Phiền não và nghiệp của cõi dục trói buộc, nên phải dụng công nhiều mới sinh được thiền vị chí. Như người bị trói buộc, phải dùng nhiều công sức mới có thể tự cởi trói. Pháp kia cũng như thế.

Hoặc có người tu quán bất tịnh, sinh nơi địa kia. Hoặc có người tu niệm quán hơi thở ra vào, sinh nơi địa kia. Người tu quán bất tịnh, hoặc trong mười năm, mười hai năm, thường quán về xương trắng, hoặc có người có thể sinh nơi địa kia, hoặc có người không thể sinh. Người tu niệm quán hơi thở ra vào, hoặc trong mười năm, mười hai năm, thường xuyên đếm hơi thở, hoặc có người có thể sinh nơi địa kia, hoặc có người không thể sinh.

Đã lìa dục ái, không dụng công nhiều, có thể khởi thiền thứ nhất hiện ở trước. Thiền thứ nhất khác với tâm tâm số pháp diệt, khác với tâm tâm số pháp sinh. Diệt tâm thô sinh tâm tế. Tâm cùng có với giác diệt, tâm cùng có với quán sinh. Như người dùng gỗ để chẻ gỗ, phải dùng nhiều công sức, sau đấy mới chẻ được gỗ. Người tu thiền thứ nhất cũng như thế. Tâm tâm số pháp khác diệt, tâm tâm số pháp khác sinh. Tâm thô diệt, tâm tế sinh. Tâm cùng có với giác diệt. Tâm cùng có với quán sinh. Đã lìa dục của thiền thứ nhất, nên không dùng nhiều công sức khởi thiền thứ hai hiện ở trước. Thiền thứ ba, thứ tư cũng lại như thế.

Hỏi: Lìa dục của thiền thứ tư cũng không dùng nhiều công sức để khởi định vô sắc hiện ở trước, vì sao gọi là đạo khổ?

Đáp: Định vô sắc là pháp vi tế. Hoặc có người nói không có định vô sắc. Như cư sĩ Đa-tỳ-bà đi đến chỗ Tôn giả A-nan hỏi như thế này: Thưa Tôn giả A-nan! Tôi là người tại gia, nơi đêm dài sinh tử đã ưa vướng mắc về sắc, thanh, hương, vị, xúc, nghe nói chúng sinh vô sắc, tâm sinh sợ hãi, như sắp rơi vào hầm hố lớn. Vì sao gọi là chúng sinh mà không có sắc?

Thiền căn bản là đạo an lạc. Như hai người đều cùng đến một phương: Một đến theo đường thủy, một theo đường bộ. Tuy cả hai đều cùng đến một phương, nhưng người đi theo đường thủy thì vui, không phải là người đi theo đường bộ. Các chúng sinh lìa dục cũng như thế. Hoặc có người dựa vào các biên nơi định vô sắc, hoặc dựa nơi thiền căn bản. Tuy đều cùng được lìa dục, nhưng người dựa nơi thiền thì vui, không phải là người dựa vào các biên nơi định vô sắc.

Lại nữa, có hai thứ lạc nên gọi là an lạc, đó là thọ nhận lạc và lạc của khinh an. Trong ba thiền có lạc của khinh an và thọ nhận lạc. Thiền thứ tư tuy không có thọ nhận lạc, nhưng lạc của khinh an thì nhiều hơn hai thứ lạc của địa khác.

Lại nữa, có hai thứ lạc nên gọi là an lạc, đó là lạc cũ, lạc khách. Lạc cũ là trụ nơi thiền, khởi thiền hiện ở trước. Lạc khách là trụ nơi thiền, khởi định vô sắc hiện ở trước.

Phần còn lại nói tướng của thiền lạc, như trên trong bốn thiền đã nói rộng.

Hỏi: Vì sao gọi là Trì (Chậm)?

Đáp: Vì được đạo này không thể nhanh chóng đến thành Niếtbàn, nên gọi là Trì.

Hỏi: Vì sao gọi là Tốc (Nhanh)?

Đáp: Vì được đạo này có thể chóng đến thành Niết-bàn, nên gọi là Tốc.

Hỏi: Nếu không nhanh chóng đến gọi là trì, nhanh chóng đến gọi là tốc, thì như: Có người Tín giải thoát nhanh chóng đến hơn người Kiến đáo. Nghĩa là nếu người Tín giải thoát siêng năng tinh tấn, người Kiến đáo không siêng năng tinh tấn, thì người Tín giải thoát nhanh chóng đến nơi không phải là người Kiến đáo. Như kệ nói:

Phóng dật, không phóng dật

Tỉnh thức và mê ngủ

Cũng như ngựa chậm, nhanh

Người phát trước, đến trước.

Cũng như hai người cùng đến một phương: Một cỡi ngựa chạy nhanh, một cỡi ngựa chạy chậm. Tuy cỡi ngựa chạy chậm, nhưng nếu xuất phát trước, nên có thể đến trước. Như thế, người Tín giải thoát nếu siêng năng hành trì tinh tấn, nên đến Niết-bàn trước. Người Kiến đáo nếu không siêng năng hành trì tinh tấn, nên đến Niết-bàn sau?

Đáp: Ở đây nói là cùng hành trì tinh tấn. Nghĩa là nếu cùng hành trì tinh tấn thì người Kiến đáo tức đến trước.

Hỏi: Bốn đạo này tánh là bốn ấm, năm ấm, vì sao nói là tuệ?

Đáp: Đạo này tuy tánh là bốn ấm, năm ấm, nhưng vì tuệ riêng có nhiều, nên gọi là đạo tuệ. Như kiến đạo tánh là năm ấm, do kiến riêng có nhiều, nên gọi là kiến đạo. Trí như biên v.v… tánh là năm ấm, bốn ấm, do trí riêng có nhiều nên gọi là trí. Định kim cang dụ tánh là năm ấm, bốn ấm, do định riêng có nhiều nên gọi là định. Bốn đạo cũng như thế, tánh là năm ấm, bốn ấm, do tuệ riêng có nhiều, nên gọi là đạo tuệ.

Thế nào là Khổ trì đạo tuệ (Khổ trì thông hành)?

Đáp: Như kinh nói: Tỳ-kheo chán ghét năm thủ ấm. Đó gọi là Khổ trì đạo tuệ.

Hỏi: Đạo này duyên nơi bốn đế, vì sao Đức Thế Tôn chỉ nói duyên nơi khổ đế?

Đáp: Tức nên nói duyên nơi bốn đế, nhưng không nói, nên biết là nghĩa này nêu giảng chưa trọn vẹn.

Lại nữa, đây là nói về hạng mới nhập pháp đầu tiên nên nói duyên nơi khổ đế, tức biết là cũng nói duyên nơi đế khác.

Lại nữa, kinh Phật nói phương tiện của bốn đạo, không nói Thể của bốn đạo. Trong nẻo phương tiện của bốn đạo, đã tạo sự chán ghét quán pháp tập như thế. Trong kinh lại nói: Thế nào là khổ trì đạo tuệ? Đáp: Không phải là năm căn độn thuộc về thiền căn bản.

Thế nào là Khổ tốc đạo tuệ?

Đáp: Không phải là năm căn lợi thuộc về thiền căn bản.

Thế nào là Lạc trì đạo tuệ?

Đáp: Là năm căn độn thuộc về thiền căn bản.

Thế nào là Lạc tốc đạo tuệ?

Đáp: Là năm căn lợi thuộc về thiền căn bản.

Hỏi: Đạo này tánh là năm ấm, bốn ấm, vì sao chỉ nói là căn?

Đáp: Vì ở đây nói về sự tối thắng là tánh của năm căn, là phương tiện thiện xảo, có thể thành tựu sự việc lớn.

Hỏi: Là có căn bậc trung không? Nếu có trong đây vì sao không nói? Nếu không có thì như nơi kinh Phật nói làm sao thông? Như nói: Các chúng sinh tùy theo đời mà sinh, tùy theo đời mà lớn. Có người căn bậc hạ, có người căn bậc trung, có người căn bậc thượng. Người căn bậc thượng, phiền não mỏng nhỏ, dễ có thể giáo hóa. Nếu không nghe pháp tức thoái mất căn thiện.

Đáp: Nên nói như thế này: Không có căn bậc trung. Vì sao? Vì kiến đạo có hai hạng: (1) Đạo Kiên tín. (2) Đạo Kiên pháp.

Trong tu đạo cũng có hai hạng: (1) Đạo Tín giải thoát. (2) Đạo Kiến đáo.

Trong đạo vô học cũng có hai hạng: (1) Đạo Thời giải thoát. (2) Đạo Bất thời giải thoát.

Do không có đạo thứ ba, nên không có căn bậc trung.

Hỏi: Nếu như vậy thì như nơi kinh Phật nói làm sao thông hợp?

Đáp: Người thọ nhận sự hóa độ thấy Thánh đế, hoặc có người ở đầu, hoặc có người ở giữa, hoặc có người ở sau. Người ở đầu gọi là lợi căn. Người ở giữa gọi là căn bậc trung. Người ở sau gọi là căn bậc hạ.

Lại nữa, người thọ nhận sự hóa độ thấy Thánh đế có gần, có xa, hoặc có khi không gần không xa. Người gần là lợi căn, như Kiềutrần-như v.v… Người xa là độn căn như Tu-bạt-đà-la v.v… Người không gần không xa là căn bậc trung, như Tôn giả Xá-lợi-phất, Mụckiền-liên v.v…

Lại có thuyết cho: Có căn bậc trung.

Hỏi: Vì sao trong đây không nói?

Đáp: Vì đã nói ở trong phần trước. Nếu khi nói căn bậc hạ, thì căn bậc trung tức ở trong căn bậc thượng. Nếu khi nói căn bậc thượng, thì căn bậc trung tức ở trong căn bậc hạ. Thế nên Tôn giả Cùsa nêu rõ như thế này: Căn bậc trung là ở nơi xứ nào? Đáp: Ở trung hạ. Vì sao? Vì ở giữa thượng hạ nên gọi là trung.

Lại nữa, ở trung thượng. Vì sao? Vì người ở giữa hạ thượng nên gọi là trung.

Lại nữa, đều cùng ở hai trung.

Lời bình: Nói như thế là tốt. Vì sao? Vì Đức Phật cũng là người Kiên pháp. Phật-bích-chi cũng là người Kiên pháp. Thanh văn được pháp Ba-la-mật cũng là người Kiên pháp. Các căn kia đều ngang bằng chăng? Do ở nơi một đạo có ba thứ căn. Kinh nói: Vì không có đạo thứ ba.

Người A-tỳ-đàm nói: Không có căn bậc trung. Thế nên cả hai thuyết đều khéo thông suốt.

Kinh Tập Pháp lại nói: Tu hành rộng khắp khổ trì đạo tuệ thì có thể đạt đầy đủ khổ tốc đạo tuệ. Tu hành rộng khắp lạc trì đạo tuệ thì có thể đạt đầy đủ lạc tốc đạo tuệ.

Hỏi: Kinh này nói thế nào là đầy đủ? Là nói về căn đầy đủ hay là nói về sự lìa dục đầy đủ? Nếu nói về căn đầy đủ, thì khổ trì đạo tuệ tức đạt đầy đủ hai thứ đạo tuệ nhanh. Lạc trì đạo tuệ cũng đạt đầy đủ hai thứ đạo tuệ nhanh. Nếu nói về sự lìa dục đầy đủ, thì trì đạo đạt đầy đủ trì đạo, tốc đạo đạt đầy đủ tốc đạo.

Đáp: Nên nói như thế này: Là căn đầy đủ. Vì sao? Vì Kinh Tập Pháp kia nói pháp tương tợ đầy đủ, không nói pháp không tương tợ đầy đủ. Do đạo khổ cùng với đạo khổ tương tợ, đạo lạc cùng với đạo lạc tương tợ.

Hỏi: Người nào thành tựu bao nhiêu đạo?

Đáp: Hoặc thành tựu một. Hoặc thành tựu hai.

Hỏi: Người nào thành tựu một?

Đáp: Người độn căn, chưa lìa dục của cõi dục thì thành tựu một đạo khổ trì, đã lìa dục của cõi dục thì thành tựu hai là đạo lạc trì. Người lợi căn, chưa lìa dục của cõi dục thì thành tựu một đạo khổ tốc, đã lìa dục của cõi dục thì thành tựu hai là đạo lạc tốc.

Tôn giả Tăng-già-bà-tu nói: Có người thành tựu hết bốn đạo. Như dựa vào thiền căn bản, khi chuyển căn, trụ nơi đạo vô ngại, không bỏ hai đạo của hàng độn căn, đã được hai đạo của hàng lợi căn.

Không nên tạo ra thuyết này. Vì sao? Vì nếu nói như thế tức là hoại căn, hoại người. Hoại căn vì cũng là độn căn, cũng là lợi căn. Hoại người vì cũng là Tín giải thoát, cũng là Kiến đáo.

Hỏi: Người nào dùng bao nhiêu đạo này để có thể có đối tượng tạo tác?

Đáp: Hoặc có người dùng một, hai, ba, bốn đạo nhưng không ở vào một thời gian. Người độn căn, khi lìa dục của cõi dục, dùng đạo tuệ khổ trì nên có đối tượng tạo tác. Tức người này dựa vào thiền căn bản, khi lìa dục của thiền, dùng đạo lạc trì nên có đối tượng tạo tác. Người Tín giải thoát dựa vào thiền căn bản, chuyển căn, tạo Kiến đáo, lại dựa vào thiền căn bản, lìa dục của thiền, dùng đạo tuệ lạc tốc nên có đối tượng tạo tác. Lại dựa vào định vô sắc, lìa dục của định vô sắc, dùng đạo khổ tốc nên có đối tượng tạo tác.

Lại có người dùng bốn đạo nên có đối tượng tạo tác. Người độn căn, lúc lìa dục của cõi dục, cho đến lúc lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, dùng đạo khổ trì, đạo lạc trì nên có đối tượng tạo tác. Đối với sự lìa dục kia nếu thoái chuyển, từ Tín giải thoát chuyển căn, tạo Kiến đáo. Lại, khi lìa dục của cõi dục, cho đến khi lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, đều dùng hai đạo nhanh nên có đối tượng tạo tác.

Hỏi: Người nào nên được bao nhiêu đạo này? Người nào nên bỏ bao nhiêu đạo này?

Đáp: Hoặc có người không nên được, không nên bỏ, như tất cả người phàm phu.

Hỏi: Trong đây không nên hỏi đáp về người phàm phu?

Đáp: Thánh nhân cũng có người không nên được, không nên bỏ, như Thánh nhân trụ nơi bản tánh. Nếu khi Thánh nhân hành thắng tấn tức mới có người nên được, nên bỏ.

Chưa lìa dục của cõi dục, lúc được chánh quyết định, thì khổ pháp nhẫn cho đến đạo pháp trí đều không có xả bỏ, sẽ được một đạo tỷ nhẫn, nên bỏ một, nên được một.

Đã lìa dục của cõi dục, dựa vào thiền vị chí, lúc được chánh quyết định, thì khổ pháp nhẫn cho đến đạo pháp trí đều không có xả bỏ, sẽ được một đạo tỷ nhẫn, nên bỏ một, nên được hai.

Nếu dựa vào địa trên, lúc được chánh quyết định, từ khổ pháp nhẫn cho đến đạo pháp trí đều không có xả bỏ, sẽ được hai đạo tỷ nhẫn, nên bỏ hai, nên được hai.

Tu-đà-hoàn khi hướng đến quả Tư-đà-hàm, thì đạo phương tiện, năm đạo vô ngại, năm đạo giải thoát đều không có xả bỏ, sẽ được một đạo vô ngại thứ sáu, nên bỏ một, nên được một.

Tư-đà-hàm khi hướng đến quả A-na-hàm, thì đạo phương tiện, hai đạo vô ngại, hai đạo giải thoát đều không có xả bỏ, sẽ được một đạo vô ngại thứ chín, nên bỏ một, nên được hai.

Lìa dục của thiền thứ nhất, cho đến lìa dục của xứ vô sở hữu, thì đạo phương tiện, đạo vô ngại, đạo giải thoát đều không có xả bỏ, nên được hai. Khi lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, thì đạo phương tiện, tám đạo vô ngại, tám đạo giải thoát đều không có xả bỏ, sẽ được hai đạo vô ngại thứ chín, nên bỏ hai, nên được hai.

Là nói về pháp lìa dục, lúc chuyển căn, chưa lìa dục của cõi dục, Tín giải thoát chuyển căn tạo ra kiến đáo, đạo phương tiện không có xả bỏ, sẽ được một đạo vô ngại, nên bỏ một, nên được một.

Đã lìa dục của cõi dục, Tín giải thoát khi chuyển căn tạo ra kiến đáo, thì đạo phương tiện không có bỏ, sẽ được hai đạo vô ngại, nên bỏ hai, nên được hai.

A-la-hán thời giải thoát, khi chuyển căn tạo bất động, thì đạo phương tiện, tám đạo vô ngại, tám đạo giải thoát đều không có xả bỏ, sẽ được hai đạo vô ngại thứ chín, nên bỏ hai, nên được hai.

Thánh nhân chưa lìa dục của cõi dục, khi khởi vô lượng, hai giải thoát đầu, bốn thắng xứ đầu, quán bất tịnh, niệm An-na-ba-na, niệm xứ đều không có xả bỏ, nên được một.

Thánh nhân đã lìa dục của cõi dục, khi khởi vô lượng, giải thoát, thắng xứ, nhất thiết xứ, quán bất tịnh, niệm An-na-ba-na, niệm xứ, tu huân tập thiền, khởi thông, thì năm đạo vô ngại, ba đạo giải thoát, khi khởi vô ngại nguyện trí vô tránh, bát đa câu trí không, vô nguyện, vô tướng, tam muội không, vô nguyện, vô tướng, định diệt tưởng vi tế đều không có xả bỏ, nên được hai, là nói về thời gian hành thắng tấn. Thời gian thoái chuyển, A-lahán khởi kiết của cõi sắc, vô sắc thoái chuyển, nên bỏ hai, nên được hai.

Lúc khởi kiết của cõi dục thoái chuyển, nên bỏ hai, nên được một. A-na-hàm lìa kiết của cõi sắc khi khởi kiết của cõi sắc thoái chuyển, nên bỏ hai, không có nên được. Tức A-na-hàm này khi khởi kiết của cõi dục thoái chuyển, nên bỏ hai, nên được một. Lúc thoái chuyển quả Tư-đà-hàm, nên bỏ một, nên được một.

Như nói: Có bốn hạng người: (1) Hiện pháp chậm thân hoại nhanh. (2) Hiện pháp nhanh thân hoại chậm. (3) Hiện pháp chậm thân hoại chậm. (4) Hiện pháp nhanh thân hoại nhanh.

Hỏi: Như nói: Có hiện pháp chậm thân hoại cũng chậm. Có hiện pháp nhanh thân hoại cũng nhanh. Sự việc này có thể như thế. Nhưng nếu nói hiện pháp chậm thân hoại nhanh, thì sự việc này không đúng. Vì sao? Vì Thánh nhân khi chuyển đời hãy còn không thoái, không chuyển căn, không sinh nơi cõi sắc, vô sắc, huống chi là có hiện pháp nhanh thân hoại chậm chăng?

Đáp: Ở đây không nói về thoái chuyển, cũng không nói về chuyển căn, chỉ nói về siêng năng tinh tấn, không siêng năng tinh tấn. Nghĩa là nếu hiện thân siêng năng tinh tấn, thân hoại không siêng năng tinh tấn, là nói hiện thân nhanh thân hoại chậm.

Nếu hiện thân không siêng năng tinh tấn, thân hoại siêng năng tinh tấn, là nói hiện thân chậm thân hoại nhanh.

Nếu hiện thân không siêng năng tinh tấn, thân hoại cũng không siêng năng tinh tấn, là nói hiện thân chậm thân hoại cũng chậm.

Nếu hiện thân siêng năng tinh tấn, thân hoại cũng siêng năng tinh tấn, là nói hiện thân nhanh thân hoại cũng nhanh.

Kinh nói: Có bốn thứ đạo: (1) Đạo không gắng nhận. (2) Đạo gắng nhận. (3) Đạo điều phục. (4) Đạo tịch tĩnh.

Đạo không gắng nhận: Nghĩa là không nhẫn chịu các thứ lạnh nóng, đói khát, các loài trùng, muỗi mòng cắn đốt v.v… cùng những lời lẽ phi lý, lời nói xấu ác của người khác, thân sinh vô số khổ thọ. Không thể nhẫn chịu những sự việc như vậy, đó gọi là đạo không gắng nhận.

Đạo gắng nhận: Nghĩa là có thể nhẫn chịu các thứ khổ như lạnh nóng v.v… Đó gọi là đạo gắng nhận.

Đạo điều phục: Nghĩa là có thể giữ gìn các căn. Đó gọi là đạo điều phục.

Đạo tịch tĩnh: Nghĩa là Thánh đạo vô lậu gọi là đạo tịch tĩnh.

Hỏi: Bốn đạo trước gồm thâu bốn đạo sau, hay là bốn đạo sau gồm thâu bốn đạo trước?

Đáp: Sau gồm thâu trước, không phải trước gồm thâu sau.

Hỏi: Không gồm thâu những gì?

Đáp: Không gồm thâu ba đạo sau. Đó là đạo không gắng nhận, đạo gắng nhận, đạo điều phục.

Kinh nói: Có bốn thứ đoạn: (1) Khổ trì tuệ đoạn. (2) Khổ tốc tuệ đoạn. (3) Lạc trì tuệ đoạn. (4) Lạc tốc tuệ đoạn.

Nếu đoạn là khổ, là chậm (trì), thì đoạn này do khổ do chậm, nên là phẩm hạ.

Nếu đoạn là khổ, là nhanh (tốc), thì đoạn này do khổ, nên là phẩm hạ.

Nếu đoạn là chậm, là lạc, thì đoạn này do chậm, nên là phẩm hạ.

Nếu đoạn là lạc, là nhanh, thì đoạn này không thể đem lại lợi ích cho nhiều người, cũng không phổ cập rộng nơi nẻo người, trời, nên là phẩm hạ.

Đoạn của Đức Thế Tôn đã có, có thể đem lại lợi ích cho nhiều người, vì phổ cập rộng nơi nẻo người, trời, nên là đoạn tối thượng.

Hỏi: Bốn đạo gồm thâu bốn đoạn hay bốn đoạn gồm thâu bốn đạo?

Đáp: Lần lượt theo tướng gồm thâu lẫn nhau. Nếu đoạn là khổ, là chậm, thì đó là đạo tuệ khổ trì. Nếu đoạn là khổ, là nhanh, thì đó là đạo tuệ khổ tốc. Nếu đoạn là lạc, là chậm, thì đó là đạo tuệ lạc trì. Nếu đoạn là lạc, là nhanh, thì đó là đạo tuệ lạc tốc.

Hoặc có thuyết nói: Bốn đoạn là vô học. Bốn đạo là học, vô học.

Nếu nói như thế này: Bốn đoạn là vô học, bốn đạo là học, vô học, là bốn đạo tức gồm thâu bốn đoạn, không phải bốn đoạn gồm thâu bốn đạo.

Vậy không gồm thâu những đạo nào? Không gồm thâu bốn đạo của học.

Hỏi: Thánh đạo chẳng phải là phẩm hạ, như Luận Ba-già-la-na nói: Thế nào là pháp phẩm hạ? Là pháp bất thiện, vô ký ẩn mất. Vì sao nói đoạn gọi là hạ?

Đáp: Hạ có hai thứ: (1) Hạ nhiễm ô. (2) Hạ tổn giảm.

Đoạn tuy không phải là hạ nhiễm ô nhưng là hạ tổn giảm, thế nên gọi là hạ.

Nếu đoạn là khổ, là chậm, là nói thiền vị chí, thiền trung gian, ba định vô sắc, là nói đạo thời giải thoát.

Nếu đoạn là khổ, là nhanh, là nói đạo phi thời giải thoát của người Thanh văn.

Nếu đoạn là lạc, là chậm, là nói thiền căn bản, đạo thời giải thoát.

Nếu đoạn là lạc, là nhanh, không thể tạo lợi ích cho nhiều người, không truyền rộng khắp nơi nẻo người trời, là nói thiền căn bản, là đạo phi thời giải thoát của người Thanh văn. Nếu đoạn là lạc, là nhanh, có thể đem lại lợi ích cho nhiều người, phổ cập rộng nơi nẻo người trời, là nói về Phật đạo.

Trong đây, phần khác là đạo của Phật-bích-chi, là ở phần nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là phần của Thanh văn.

Lời bình: Nên nói như thế này: Là phần của Phật. Vì sao? Vì như Phật là riêng giác ngộ không có thầy, Phật-bích-chi cũng như vậy.

Lại có thuyết cho: Ba đoạn như trước. Nếu đoạn là lạc, là nhanh, không thể tạo lợi ích cho nhiều người, không phổ cập rộng nơi nẻo người trời, là nói đạo của Phật-bích-chi. Nếu đoạn là lạc, là nhanh, có thể đem lại lợi ích cho nhiều người, phổ cập cho cả hàng người trời, là nói Phật đạo.

Ở đây, phần khác là thiền căn bản, là đạo phi thời giải thoát của người Thanh văn, là ở phần nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là phần của Phật-bích-chi.

Lời bình: Nên nói như thế này: Là phần của Phật. Vì sao? Vì căn ấy là từ bên cạnh Phật xuất sinh.

Lại có thuyết cho: Ba đạo là pháp của ngoại đạo. Nếu đoạn là lạc, là nhanh, không thể đem lại lợi ích cho nhiều người, không truyền rộng khắp nẻo người trời, là nói đạo của Phật-bích-chi. Nếu đoạn là lạc, là nhanh, có thể đem lại lợi ích cho nhiều người, truyền rộng khắp nẻo người trời, là nói Phật đạo.

Ở đây phần khác là đạo Thanh văn, là ở phần nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ở phần của Phật-bích-chi.

Lời bình: Nên nói như thế này: Ở phần của Phật. Vì sao? Vì căn ấy là từ bên cạnh Phật sinh khởi.

Lại có thuyết cho: Ba đạo trước là pháp của ngoại đạo. Nếu đoạn là lạc, là nhanh, không thể đem lại lợi ích cho nhiều người, không truyền rộng khắp nẻo người trời, là nói đạo Thanh văn. Nếu đoạn là lạc, là nhanh, có thể đem lại lợi ích cho nhiều người, hành rộng khắp nẻo người trời, là nói Phật đạo.

Trong đây phần khác là đạo của Phật-bích-chi, là ở phần nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ở phần của Thanh văn.

Lời bình: Nên nói như thế này: Ở phần của Phật. Vì sao? Vì như Phật là riêng giác ngộ không có thầy, Phật-bích-chi cũng như vậy.

Hỏi: Trong bốn đạo này, Đức Thế Tôn dựa vào đạo nào để nhập chánh quyết định, được quả lìa dục, dứt hết lậu? Phật-bíchchi dựa vào đạo nào để được Ba-la-mật? Người Thanh văn dựa vào đạo nào?

Đáp: Đức Thế Tôn đã dựa vào đạo lạc tốc để nhập chánh quyết định, được quả lìa dục, dứt hết lậu. Vì sao nhận biết? Kinh nói: Malặc-ca-tử đi đến chỗ Đức Phật thưa hỏi như thế này: Bạch Thế Tôn! Trong bốn đạo này Ngài do đạo nào để chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng?

Phật đáp Ma-lặc-ca-tử: Như Lai dựa vào đạo tuệ lạc tốc nên chứng đắc đạo quả Bồ đề Chánh đẳng Vô thượng.

Bấy giờ, Ma-lặc-ca-tử bèn nêu lên hai vấn nạn: Là đạo lạc vì sao hành vô số thứ hạnh khổ? Nói là đạo tốc vì sao trải qua sáu năm?

Phật bảo Ma-lặc-ca-tử: Người ngu! Ta không do hành trì oai nghi như thế để đạt được đạo quả Bồ-đề Vô thượng.

Do sự việc này, nên biết Đức Như Lai dùng đạo tuệ lạc tốc chứng đắc đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Bậc Phật-bích-chi độc xuất thì như Đức Phật Thế Tôn. Còn Phật-bích-chi chúng xuất thì chỗ dựa không nhập định, như các Thanh văn.

Tôn giả Xá-lợi-phất dựa vào đạo tuệ khổ tốc nhập chánh quyết định, dựa vào đạo tuệ lạc tốc được dứt hết lậu. Vì sao? Vì dựa vào thiền vị chí nhập chánh quyết định, dựa vào thiền thứ tư dứt hết lậu. Tôn giả Mục-kiền-liên dựa vào đạo tuệ khổ tốc nhập chánh quyết định, cho đến dứt hết lậu. Vì sao? Vì dựa vào thiền vị chí nhập chánh quyết định, dựa vào định vô sắc dứt hết lậu.

Hỏi: Vì sao Tôn giả Xá-lợi-phất dựa vào thiền thứ tư, còn Tôn giả Mục-kiền-liên thì dựa vào định vô sắc được quả A-la-hán?

Đáp: Vì Tôn giả Xá-lợi-phất phần nhiều hành tuệ, nên dựa vào thiền thứ tư. Tôn giả Mục-kiền-liên phần nhiều hành định, nên dựa vào định vô sắc.

Hỏi: Người Thanh văn được Ba-la-mật là đều theo thứ lớp được bốn quả Sa-môn chăng?

Đáp: Đều theo thứ lớp được. Vì sao? Vì Tôn giả Mục-kiền-liên kia có thể giải nói tường tận về xuất nhập trụ nơi đạo quả Sa-môn.

Hỏi: Người Thanh văn được Ba-la-mật có phải vì đều theo thứ lớp được bốn quả Sa-môn chăng?

Đáp: Đều theo thứ lớp được. Vì sao? Vì Tôn giả kia đã khéo có thể giải nói về xuất nhập trụ nơi đạo quả Sa-môn.

Hỏi: Khéo có thể giải nói về xuất nhập trụ nơi đạo quả Sa-môn, không có cùng với Đức Như Lai ngang đồng, vì sao không theo thứ lớp để được bốn quả Sa-môn?

Đáp: Không nên nêu câu hỏi như thế đối với Đức Như Lai. Vì sao? Vì khi xưa còn làm Bồ-tát, Đức Như Lai đã tự tại giải nói về bốn quả Sa-môn hơn hẳn Tôn giả Xá-lợi-phất lúc được tận trí.

Lại có thuyết nói: Người Thanh văn được Ba-la-mật, không theo thứ lớp được bốn quả Sa-môn. Vì sao? Vì nếu có người trước lìa dục, cần phải thoái chuyển, sau đó mới được quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Nếu như vậy thì làm sao có thể khéo giải nói về bốn quả Sa-môn?

Đáp: Điều này cũng không có lỗi. Như Tôn giả A-nan là người độn căn, trụ nơi địa học, còn có thể khéo giải nói về bốn quả Sa-môn, huống chi là người lợi căn trụ nơi địa vô học.

Lời bình: Nên nói như thế này: Người Thanh văn được Ba-lamật đều theo thứ lớp để được bốn quả Sa-môn, không do khéo có thể giảng nói về quả bốn Sa-môn. Như người Thanh văn được pháp Bala-mật nhiều như số cát sông Hằng, đều thuận theo thứ lớp nhập chánh quyết định, theo thứ lớp được bốn quả Sa-môn. Pháp nên là như thế.

Hỏi: A-la-hán dứt hết lậu, phạm hạnh đã lập, trong mười thứ đạo vô học, có bao nhiêu thứ thành tựu ở quá khứ? Bao nhiêu thứ thành tựu ở vị lai? Bao nhiêu thứ thành tựu ở hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào tam muội có giác có quán, tam muội có giác có quán là thiền vị chí, thiền thứ nhất.

Về nương dựa, như trước đã nói.

Về đầu tiên có hai loại: (1) Đầu tiên được quả A-la-hán. (2) Đầu tiên thời giải thoát chuyển căn, tạo bất động.

Trong đây, nhân nơi hai loại đầu tiên này để tạo luận, nên tùy theo tướng mà nói. Trí vô học đầu tiên hiện ở trước như đã nói. Hai thời gian, sát-na đầu tiên không có thành tựu ở quá khứ. Vì sao? Vì chưa có sát-na sinh diệt. Đã có nghĩa là do được quả, chuyển căn, nên xả bỏ. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Chín thứ thành tựu ở hiện tại là hiện ở trước, trừ chánh kiến. Vì sao? Vì trong sát-na kia không có, nên nếu diệt rồi thì không xả bỏ. Diệt nghĩa là vô thường diệt. Không xả bỏ nghĩa là xả bỏ Thánh đạo có ba thứ, như trước đã nói.

A-la-hán kia không được quả, không thoái lui, không chuyển căn, dựa vào địa vô học, lại khởi Thánh đạo hiện ở trước. Sở dĩ lại khởi Thánh đạo hiện ở trước, như trước đã nói. Trong khoảnh khắc của sát-na thứ hai, chín thứ thành tựu ở quá khứ là sự sinh diệt của sát-na trước. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Chín thứ thành tựu ở hiện tại thì hiện ở trước. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào tam muội không giác không quán, trí vô học hiện ở trước. Chín thứ thành tựu ở quá khứ, là địa có giác có quán có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Tám thứ thành tựu ở hiện tại thì hiện ở trước, trừ chánh giác do trong địa vô học kia không có, trừ chánh kiến vì trong sát-na kia không có. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào định vô sắc, trí vô học hiện ở trước. Chín thứ thành tựu ở quá khứ, là địa có giác có quán có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Năm thứ thành tựu ở hiện tại thì hiện ở trước, trừ chánh kiến do trong sát-na kia không có, trừ chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng vì trong địa kia không có. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Nếu nhập định diệt, hoặc khởi tâm thế tục. Chín thứ thành tựu ở quá khứ, là địa có giác có quán có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Hiện tại không có thành tựu. Người nhập định diệt, không tâm. Người có tâm là có thể tu đạo. Tâm thế tục là pháp vô học hữu lậu. Nếu là vô lậu thì pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào tam muội có giác có quán, kiến vô học đầu tiên hiện ở trước. Chín thứ thành tựu ở quá khứ là cùng với trí cùng có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Chín thứ thành tựu ở hiện tại là hiện ở trước, trừ chánh trí do trong sát-na kia không có. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào tam muội có giác có quán, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Mười thứ thành tựu ở quá khứ là cùng với trí, cùng với kiến cùng có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Chín thứ thành tựu ở hiện tại thì hiện ở trước. Nếu trí hiện ở trước thì trong sát-na kia không có kiến. Nếu kiến hiện ở trước thì trong sát-na kia không có trí, nên diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào tam muội không giác không quán, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Mười thứ thành tựu ở quá khứ là địa có giác có quán có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Tám thứ thành tựu ở hiện tại thì hiện ở trước. Nếu trí hiện ở trước thì trong sát-na kia không có kiến. Nếu kiến hiện ở trước thì trong sát-na kia không có trí. Trừ chánh giác, do trong địa kia không có. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào định vô sắc, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Mười thứ thành tựu ở quá khứ là địa có giác có quán có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai là vị lai tu. Năm thứ thành tựu ở hiện tại thì hiện ở trước. Nếu trí hiện ở trước thì trong sát-na kia không có kiến. Nếu kiến hiện ở trước thì trong sát-na kia không có trí. Trừ chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, do trong địa kia không có. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Nếu nhập định diệt, hoặc khởi tâm thế tục hiện ở trước. Mười thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, hiện tại không có thành tựu, đều như trước đã nói.

Nếu dựa vào tam muội không giác không quán, trí vô học đầu tiên hiện ở trước. Tam muội không giác không quán là thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư.

Hỏi: Vì sao không nói thiền trung gian?

Đáp: Do như trước đã nói. Nương dựa nghĩa như trước đã nói. Đầu tiên cũng như trước đã nói. Chánh trí vô học đầu tiên hiện ở trước. Quá khứ không có thành tựu, như trước đã nói. Mười thứ thành tựu ở vị lai, như trước đã nói. Tám thứ thành tựu ở hiện tại, trừ chánh kiến vì trong sát-na kia không có, trừ chánh giác do nơi địa vô học không có. Pháp kia diệt rồi không xả bỏ, như trước đã nói.

Lại dựa vào tam muội không giác không quán, chánh trí vô học hiện ở trước. Tám thứ thành tựu ở quá khứ là sát-na trước cùng có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai, như trước đã nói. Tám thứ thành tựu ở hiện tại, như trước đã nói. Pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào định vô sắc, chánh trí vô học hiện ở trước. Tám thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, năm thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói. Pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Nếu nhập định diệt, hoặc khởi tâm thế tục hiện ở trước. Tám thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, hiện tại không có thành tựu, đều như trước đã nói. Pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào tam muội có giác có quán, chánh trí vô học hiện ở trước. Tám thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, đều như trước đã nói. Chín thứ thành tựu ở hiện tại, trừ chánh kiến, vì trong sát-na kia không có. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào tam muội không giác không quán, kiến vô học đầu tiên hiện ở trước. Tám thứ thành tựu ở quá khứ cùng với trí cùng có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai, như trước đã nói. Tám thứ thành tựu ở hiện tại, trừ chánh trí vì trong sát-na kia không có, trừ chánh giác vì như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Lại dựa vào tam muội không giác không quán, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Chín thứ thành tựu ở quá khứ đều cùng với trí, cùng với kiến cùng có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai. Tám thứ thành tựu ở hiện tại, như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào định vô sắc, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Chín thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, năm thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Nếu nhập định diệt, hoặc khởi tâm thế tục hiện ở trước. Chín thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, hiện tại không có thành tựu, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào tam muội có giác có quán, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Chín thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, chín thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói.

Nếu dựa vào định vô sắc, trí vô học đầu tiên hiện ở trước. Định vô sắc là xứ không, xứ thức, xứ vô sở hữu. Về nương dựa: Như trước đã nói. Đầu tiên: Cũng như trước đã nói.

Trí vô học đầu tiên hiện ở trước. Quá khứ không có thành tựu, mười thứ thành tựu ở vị lai, năm thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Lại dựa vào định vô sắc, chánh trí vô học hiện ở trước. Năm thứ thành tựu ở quá khứ, là sát-na trước cùng có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai, năm thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Nếu nhập định diệt, hoặc khởi tâm thế tục hiện ở trước. Năm thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, hiện tại không có thành tựu, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không bỏ.

Dựa vào tam muội có giác có quán, chánh trí vô học hiện ở trước. Năm thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, chín thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không bỏ.

Dựa vào tam muội không giác không quán, chánh trí vô học hiện ở trước. Năm thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, tám thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Dựa vào định vô sắc, kiến vô học đầu tiên hiện ở trước. Năm thứ thành tựu ở quá khứ, là cùng trí cùng có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai, như trước đã nói. Năm thứ thành tựu ở hiện tại, trừ chánh trí vì trong sát-na đầu tiên kia không có; trừ chánh giác, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, do trong địa vô học không có. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Lại dựa nơi định vô sắc, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Sáu thứ thành tựu ở quá khứ, đều cùng với trí, cùng với kiến cùng có sinh diệt. Mười thứ thành tựu ở vị lai. Năm thứ thành tựu ở hiện tại, như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không xả bỏ.

Nếu nhập định diệt, hoặc khởi tâm thế tục hiện ở trước. Sáu thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, hiện tại không có thành tựu, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không bỏ.

Dựa vào tam muội có giác có quán, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Sáu thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, chín thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói. Tức pháp kia diệt rồi không bỏ.

Dựa vào tam muội không giác không quán, hoặc trí hoặc kiến vô học hiện ở trước. Sáu thứ thành tựu ở quá khứ, mười thứ thành tựu ở vị lai, tám thứ thành tựu ở hiện tại, đều như trước đã nói.

Hỏi: Vì sao các quả Sa-môn khác, kiến là đạo vô ngại, kiến là đạo giải thoát. Còn quả A-la-hán thì kiến là đạo vô ngại, trí là đạo giải thoát?

Đáp: Do lúc được quả A-la-hán là đã dứt bỏ tất cả đối tượng tạo tác, không còn tạo lập phương tiện nữa.

Hỏi: Người học là có chánh trí, chánh giải thoát không? Nếu có trong đây vì sao không nói? Nếu không có thì như nơi kinh Phật nói làm sao thông? Như nói: Cư sĩ đừng sợ! Hàng phàm phu ngu tiểu vì đã tạo thành trí tà, giải thoát tà, nên rất sợ bị đọa vào các nẻo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Ông đã đoạn trừ trí tà, giải thoát tà, thành tựu chánh trí, chánh giải thoát.

Đáp: Nên nói như thế này: Có chánh trí, chánh giải thoát.

Hỏi: Trong đây vì sao không nói?

Đáp: Pháp hoặc có thứ chỉ là Thể của pháp, hoặc có thứ là Thể của pháp, cũng là Thể của chi. Người học chỉ có Thể của pháp, không có Thể của chi.

Hỏi: Vì sao chánh trí, chánh giải thoát của người vô học thì lập chi, còn của người học thì không lập chi?

Đáp: Vì danh nghĩa là hơn. Nếu dùng pháp để nói thì pháp vô học là hơn pháp học. Nếu dùng người để nói thì người vô học là hơn người học.

Lại nữa, do chánh trí, chánh giải thoát của vô học phần nhiều là hơn, không có lỗi lầm tai hại.

Lại nữa, do vô học đoạn trừ tất cả căn bản của Hữu.

Lại nữa, vô học được hai thứ tâm giải thoát: (1) Giải thoát của tự tánh. (2) Giải thoát ở nơi thân.

Thế nên, được tạo ra bốn trường hợp:

1. Giải thoát của tự tánh nơi tâm không phải là giải thoát ở nơi thân: Là tâm học.

2. Giải thoát ở nơi thân không phải là giải thoát của tự tánh: Là tâm vô học hữu lậu.

3. Giải thoát của tự tánh cũng là giải thoát ở nơi thân: Là tâm vô học.

4. Không phải là giải thoát của tự tánh cũng không phải là giải thoát ở nơi thân: Là tâm học hữu lậu, là tâm của tất cả hàng phàm phu.

Lại nữa, chánh trí, chánh giải thoát của người vô học không có chướng ngại. Còn nơi người học thì tà trí chướng ngại chánh trí, tà giải thoát chướng ngại chánh giải thoát.

Hỏi: Tà kiến có thể chướng ngại chánh kiến, vì sao chánh kiến của người học lập chi?

Đáp: Vì chánh kiến của người học khi đoạn phiền não giống như mặc áo giáp, tay cầm binh khí, nên lập chi.

Lại nữa, chánh trí, chánh giải thoát của người vô học, vì không có pháp cùng đối. Còn chánh trí của người học cùng đối với tà trí, chánh giải thoát cùng đối với tà giải thoát.

Lại nữa, tâm vô học thì tất cả giải thoát. Còn tâm học thì phần ít giải thoát, phần ít không giải thoát. Phần ít giải thoát: Là phiền não, do kiến đạo đoạn. Phần ít không giải thoát: Là phiền não, do tu đạo đoạn.

Lại nữa, nếu tâm đối với tất cả chướng ngại được giải thoát, đối với tất cả xứ chướng ngại được giải thoát, thì lập làm chi. Tất cả chướng ngại: Là phiền não do năm thứ đoạn. Tất cả xứ chướng ngại: Là cảnh giới của các phiền não do năm thứ đoạn. Người học thì không như vậy. Các thứ công đức khác của vô học nói rộng như nơi Kiền Độ Tạp.

Hỏi: Nếu như đã nói về người học tức có tà trí, tà giải thoát, thì như nơi kinh Phật nói làm sao thông? Như nói: Cư sĩ đừng sợ! Hàng phàm phu ngu tiểu vì đã tạo thành tà trí, tà giải thoát, nên sợ bị đọa vào các nẻo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Ông đã đoạn trừ tà trí, tà giải thoát, đã thành tựu chánh trí, chánh giải thoát.

Đáp: Kinh nói: Không đọa vào nẻo ác. Về tà trí, tà giải thoát, thì người học cũng có tà trí, tà giải thoát khác. (Phần đáp này so với Luận N0 1545, quyển 94, thì Hán dịch ở đây là hoàn toàn không đúng – ND).

Kinh Phật nói: Tôn giả A-nan nên biết! Tôn giả Xá-lợi-phất là Tỳ-kheo thông tuệ, đối với bốn chi hiện có của Tu-đà-hoàn đã vì Trưởng giả Tu Đạt phân biệt có mười thứ.

Hỏi: Thế nào là Tôn giả Xá-lợi-phất đã phân biệt bốn chi của Tu-đà-hoàn làm mười thứ?

Đáp: Tôn giả Ba-xa nói: Một chi nói có mười thứ. Gần gũi bậc thiện trí thức có mười thứ. Cho đến như pháp tu hành có mười thứ.

Tôn giả Phú-na-da-xa nói: Tín là gần gũi thiện trí thức. Học rộng là nghe pháp. Chánh kiến là chánh tư duy. Các thứ còn lại là như pháp tu hành.

Tôn giả Cù-sa nói: Tín, giới là gần gũi thiện tri thức. Học rộng là nghe pháp. Chánh kiến là chánh tư duy. Các thứ còn lại là như pháp tu hành.

Tôn giả Hòa-tu-mật nói: Tín, giới là gần gũi thiện tri thức. Học rộng, trí tuệ là nghe pháp. Chánh kiến là chánh tư duy. Các thứ còn lại là như pháp tu hành.

Người A-tỳ-đàm nói như thế này: Tín, giới, thí là gần gũi thiện tri thức. Học rộng, trí tuệ là nghe pháp. Chánh kiến là chánh tư duy. Các thứ còn lại là như pháp tu hành.

Tôn giả Phật-đà-đề-bà nói: Chi Tu-đà-hoàn tức là chi của quả Tu-đà-hoàn. Tôn giả Xá-lợi-phất đã vì Trưởng giả Tu Đạt phân biệt tín không hoại có mười thứ. Do ba sự việc: (1) Do tự thể. (2) Do xứ sinh khởi. (3) Do đối tượng nương dựa.

Do tự thể: Là tín, là giới. Thứ gì là căn bản của tín, giới? Đó là trí vô lậu, căn thiện vô lậu.

Do xứ sinh khởi: Là chánh giác nương nơi chánh giác nên nuôi lớn giới, văn, thí, tuệ.

Do đối tượng nương dựa: Là giải thoát.

Hỏi: Vì sao gọi là A-la-hán?

Đáp: A la gọi là phiền não. Hán gọi là giết. Dùng dao trí tuệ giết trừ phiền não, nên gọi là A-la-hán.

Lại nữa, không còn sinh nơi các cõi, các nẻo, các loài trong sinh tử, nên gọi là A-la-hán.

Lại nữa, vì xa lìa pháp ác bất thiện, nên gọi là A-la-hán. Như kệ nói:

Xa lìa ác, bất thiện

An trụ trong pháp thiện

Nên nhận cúng trên đời

Tức gọi là A-la-hán.

Lại nữa, vì nên thọ nhận sự cúng dường tối thắng, nên gọi là A-la-hán. Tất cả vật dụng của Sa-môn cần dùng đều nên thọ nhận. Là do dứt hết lậu:

Hỏi: Như xứ của lậu cũng dứt hết, vì sao chỉ nói dứt hết lậu?

Đáp: Đức Thế Tôn trước nói lậu dứt hết, nên biết là cũng đã nói về xứ của lậu.

Lại nữa, nếu pháp là tự tánh đoạn, thì đoạn rồi tức không tạo thành nữa. Do pháp này cùng với Thánh đạo trở ngại. Thánh đạo không cùng với pháp hữu lậu thiện, vô ký không ẩn mất tạo trở ngại, chỉ cùng với pháp lậu tạo trở ngại. Nếu lậu đoạn trừ thì pháp hữu lậu thiện, vô ký không ẩn mất cũng đoạn, vì đồng một đối trị. Như ngọn đèn không cùng với bình đựng dầu và tim đèn tạo trở ngại, chỉ cùng với bóng tối tạo trở ngại. Vì phá trừ bóng tối, nên đốt đèn thì cũng khiến tim lụn, dầu cạn, bình đựng nóng.

Lại nữa, do lậu khó đoạn, khó trừ, khó vượt qua.

Lại nữa, do lậu là lỗi lầm tai họa trầm trọng.

Lại nữa, lậu là lậu, là xứ của lậu. Bộc lưu, ách, phược, thủ, sử, kiết cũng như vậy. Pháp hữu lậu thiện, vô ký không ẩn mất thì không như thế.

* Thế nào là trí? Thế nào là kiến? Thế nào là tuệ?

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Hoặc có người nói: Nhẫn là trí, như phái Thí dụ. Tôn giả Phật-đà-đề-bà lập ra thuyết: Mắt tuệ đầu tiên duyên nơi cảnh giới là Nhẫn, về sau tăng trưởng là trí. Thế nên Trí phẩm hạ là Nhẫn. Như người đang đi trên đường, trước có ý muốn dừng, sau đấy mới dừng lại. Mắt tuệ đầu tiên duyên nơi cảnh giới là Nhẫn, tăng trưởng là trí. Thế nên Trí phẩm hạ là Nhẫn. Vì nhằm ngăn chận ý của những người nói như thế, cũng làm rõ nhẫn không phải là trí, nên tạo ra phần Luận này.

Lại nữa, sở dĩ tạo phần Luận này là vì có người nói: Tận trí, Vô sinh trí là tánh của kiến. Vì nhằm ngăn chận ý của những người nói như thế, cũng để biện minh tận trí, vô sinh trí không phải là tánh của kiến, nên tạo ra phần Luận này.

Lại nữa, Kiền Độ này là trí, ở đây nên phân biệt. Thế nào là pháp nơi tánh của trí, tánh của kiến và tánh của tuệ?

Thế nào là kiến?

Đáp: Là nhãn căn, năm thứ kiến, chánh kiến của thế tục, kiến học, kiến vô học.

Hỏi: Vì sao nhãn căn gọi là kiến?

Đáp: Do bốn sự việc, nên nhãn căn gọi là kiến: (1) Do các Hiền Thánh nói. (2) Do người thế tục nói. (3) Do kinh nói. (4) Do hiện thấy nơi thế gian.

Do các Hiền Thánh nói, người thế tục nói: Như nói: Tôi thấy người này đi, đứng, ngồi, nằm. Hoặc thấy có người nghiêng ngã, mê lầm thì nói: Chính mắt tôi thấy họ như thế.

Do kinh nói: Như Đức Phật nói: Nếu mắt thấy sắc, không nên phân biệt là nam, là nữ khiến sinh khởi ái nhiễm.

Lại nói: Nếu mắt thấy sắc, đẹp thì không sinh ái, xấu thì không sinh giận.

Lại nói: Nếu thấy sắc vừa ý, sắc không vừa ý, sắc chẳng phải vừa ý, sắc chẳng phải không vừa ý, phải nên quán xét.

Lại nói: Nếu mắt thấy sắc, không nên sinh ái, giận, nên sinh tâm xả.

Lại nói: Nếu thấy sắc, phải nên chánh quán là pháp bất tịnh.

Hiện thấy nơi thế gian: Tôn giả Hòa-tu-mật nói: Đây là ngôn thuyết của người đời. Sự việc tôi hiện thấy là tịnh. Sự việc tôi hiện thấy là bất tịnh.

Tôn giả Phật-đà-đề-bà nói: Kinh cũng nói, người đời cũng nói: Đối tượng được mắt đạt tới và nơi chốn thức đã trải qua, đó gọi là kiến.

Hỏi: Vì sao năm thứ kiến gọi là kiến?

Đáp: Là do bốn sự việc, nói rộng như nơi phần Xứ Kiến trong Kiền Độ Kiến đã nêu.

Chánh kiến của thế tục gọi là kiến: Là do tánh của kiến.

Kiến học, kiến vô học sở dĩ gọi là kiến: Là do tánh của kiến. Như ban đêm khi trời có mây trông thấy sắc, tuệ nhiễm ô thấy pháp cũng như vậy. Như ban đêm khi trời không có mây trông thấy sắc, tuệ hữu lậu thiện thấy pháp cũng như vậy. Như ban ngày lúc trời có mây trông thấy sắc, tuệ học thấy pháp cũng như vậy. Như ban ngày lúc trời không có mây trông thấy sắc, tuệ vô học thấy pháp cũng như vậy.

Thế nào là trí?

Đáp: Trừ nhẫn trong kiến đạo, ngoài ra là ý thức tuệ tương ưng.

Trí kia có ba thứ: Thiện, nhiễm ô, vô ký không ẩn mất. Thiện có hai thứ: Hữu lậu, vô lậu. Hữu lậu là chánh kiến của thế tục. Vô lậu là tám trí của học, vô học. Nhiễm ô: Là năm kiến và kiến cùng với ái, giận, mạn, nghi, vô minh tương ưng. Vô ký không ẩn mất: Là oai nghi, công xảo, báo sinh, tâm biến hóa cùng có.

Năm thức thân tương ưng với tuệ: Tuệ ấy cũng có ba thứ: Thiện, nhiễm ô, vô ký không ẩn mất. Thiện là thiện sinh đắc. Nhiễm ô: Là cùng có với ái giận. Vô ký không ẩn mất: Là cùng có với tâm báo.

Thế nào là tuệ?

Đáp: Là ý thức tương ưng với tuệ. Tuệ kia cũng có ba thứ: Thiện, nhiễm ô, vô ký không ẩn mất. Thiện có hai thứ: Hữu lậu, vô lậu. Hữu lậu là chánh kiến của thế tục. Vô lậu là tám nhẫn trong kiến đạo, là tám trí của học, vô học. Ngoài ra, như trước đã nói. Năm thức tương ưng với tuệ, như trước đã nói.

Đã nói về tự thể của kiến, trí, tuệ. Nay sẽ nói về tướng đồng dị của chúng.

Hoặc kiến là trí chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

(1) Là kiến không phải là trí: Là kiến của nhãn căn, là các nhẫn trong kiến đạo.

Hỏi: Vì sao nhãn căn không phải là trí?

Đáp: Vì nhãn căn là sắc, trí không phải là sắc.

Lại nữa, vì nhãn căn không phải là tương ưng, không phải là nương dựa, không phải là hành, không phải là duyên. Còn trí là tương ưng, là nương dựa, là hành, là duyên.

Hỏi: Các nhẫn trong kiến đạo vì sao không phải là trí?

Đáp: Vì nhẫn này chẳng phải là đã nhẫn. Là quán chẳng phải là nhận biết. Là quán chẳng phải là đã quán. Là cầu tìm chẳng phải là đã đủ. Là thiết lập phương tiện ngừng dứt.

Lại nữa, nhẫn là đối trị nghi. Nghi ấy vì được cùng sinh với nhẫn này, nên nghĩa quyết định là nghĩa của trí.

Lại nữa, đạo vô ngại, đạo giải thoát tuy đồng tạo tác một sự việc, nhưng không được cùng ở trong một sát-na sinh khởi.

Tôn giả Hòa-tu-mật nói: Vì có thể gắng nhẫn nên gọi là nhẫn, không thể cho có thể gắng nhẫn là trí.

Tôn giả Phật-đà-đề-bà nói: Kiến giải của chính mình gọi là trí. Nhẫn không phải là kiến giải của chính mình. Đó gọi là kiến không phải là trí. (2) Là trí không phải là kiến: Là trừ năm kiến và chánh kiến của thế tục, các ý thức khác tương ưng với tuệ hữu lậu. Tuệ ấy có hai thứ: Nhiễm ô và vô ký không ẩn mất.

Nhiễm ô: Là tuệ cùng với ái, giận, mạn, nghi, vô minh tương ưng.

Hỏi: Vì sao tuệ nhiễm ô cùng với ái v.v… tương ưng không phải là kiến?

Đáp: Vì đối tượng hành của kiến mạnh mẽ, nhạy bén. Còn đối tượng hành của tuệ kia thì không mạnh mẽ, nhạy bén.

Lại nữa, kiến đối với duyên thì nhập sâu. Tuệ kia đối với duyên thì không nhập sâu.

Lại nữa, tuệ tương ưng với ái, bị hai kiết che lấp khắp. Hai kiết: Là ái và vô minh tương ưng. Kiết khác cũng như thế.

Hỏi: Tuệ tương ưng với vô minh không chung, không bị hai kiết che lấp, vì sao không gọi là kiến?

Đáp: Vô minh không chung che lấp tuệ là trầm trọng so với ba kiết.

Vô ký không ẩn mất: Là oai nghi, công xảo, báo sinh, tâm biến hóa đều cùng có.

Hỏi: Vì sao vô ký không ẩn mất là tuệ không phải là kiến?

Đáp: Vì đối tượng hành của kiến mạnh mẽ, nhạy bén. Đối tượng hành của tuệ kia thì không mạnh mẽ, nhạy bén.

Lại nữa, kiến đối với duyên thì nhập sâu. Tuệ kia đối với duyên thì không nhập sâu.

Lại nữa, kiến có uy lực, còn tuệ kia thì yếu kém.

Hỏi: Như báo tuệ yếu kém thì có thể như thế. Nhưng oai nghi, công xảo cũng có thế dụng. Như oai nghi của Đức Thế Tôn, công xảo của Tỳ-thủ-yết-ma-thiên, là giống với đối tượng tạo tác của nguyện trí chăng?

Đáp: Tuy rất công xảo, nhưng lại bị tà mạng che lấp.

Lại nữa, tuy rất khéo léo, nhưng cũng bị người khác chê bai nói là xứ không tốt.

Hỏi: Tuệ tương ưng với năm thức vì sao không phải là kiến?

Đáp: Vì đối tượng hành của kiến mạnh mẽ, nhạy bén, vào sâu ở nơi duyên. Đối tượng hành của tuệ kia thì không mạnh mẽ, nhạy bén, đối với duyên thì không vào sâu.

Lại nữa, kiến có thể phân biệt. Tuệ kia thì không thể phân biệt.

Lại nữa, kiến duyên nơi ba đời và vô vi. Tuệ kia chỉ duyên nơi hiện tại.

Lại nữa, kiến duyên nơi tướng chung, tướng riêng. Tuệ kia chỉ duyên nơi tướng riêng.

Lại nữa, kiến đối với duyên thường xuyên hành tác. Tuệ kia thì không như thế.

Lại nữa, kiến đối với duyên thì trù tính quán xét. Tuệ kia thì không như thế.

Hỏi: Tận trí, vô sinh trí vì sao không phải là kiến?

Đáp: Đối tượng hành của kiến thì mạnh mẽ, nhạy bén. Đối tượng hành của hai trí kia thì không mạnh mẽ, nhạy bén.

Lại nữa, kiến khi sinh ở nơi sự thiết lập có đối tượng tạo tác. Còn trí kia khi sinh thì dừng dứt phương tiện, không có đối tượng tạo tác, như chim đậu ở nơi chốn yên ổn.

Lại nữa, kiến hiện ở trước là có đối tượng mong cầu. Trí kia hiện ở trước thì không có đối tượng mong cầu. Thế nên, Tôn giả Cùsa nói: Vì đối với pháp thù thắng lại không có đối tượng mong cầu, nên tận trí, vô sinh trí không phải là kiến.

Lại nữa, tất cả tuệ vô lậu có hai thứ: Hoặc đối trị với tà kiến, hoặc đối trị với vô trí.

Lại có thuyết nói: Tuệ vô lậu có ba thứ: Hoặc đối trị với tà kiến không phải vô trí. Hoặc đối trị với vô trí không phải là tà kiến. Hoặc đối trị với tà kiến cũng đối trị với vô trí.

Nếu đối trị với tà kiến không phải là vô trí: Là kiến không phải là trí, như các nhẫn trong kiến đạo.

Nếu đối trị với vô trí không phải là tà kiến: Là trí không phải là kiến, như tận trí, vô sinh trí.

Nếu đối trị với tà kiến cũng đối trị với vô trí: Là các tuệ vô lậu khác.

Tôn giả Hòa-tu-mật nói: Vì sao tận trí, vô sinh trí không phải là kiến?

Đáp: Nếu tận trí, vô sinh trí là tánh của kiến, thì A-la-hán tức thành tựu chín thứ đạo. Nhưng Đức Phật – Thế Tôn nói A-la-hán thành tựu mười thứ đạo.

Hỏi: Như chánh kiến của thế tục là tánh của kiến, tánh của trí. Kiến học là tánh của kiến, tánh của trí. Kiến vô học là tánh của kiến, tánh của trí. Nếu tận trí, vô sinh trí cũng là tánh của kiến, tánh của trí thì có lỗi gì?

Đáp: Nếu như phương tiện, lúc mới nhập pháp: Chánh kiến của thế tục là kiến là trí, thì lập chi chánh kiến, chẳng phải là chi chánh trí. Kiến học là kiến là trí, thì lập chi chánh kiến, chẳng phải là chi chánh trí. Kiến vô học là kiến là trí, thì lập chi chánh kiến, không lập chi chánh trí. Như thế, thể của tận trí, vô sinh trí cũng là kiến, là trí, tức cũng nên lập chi chánh kiến, không lập chi chánh trí, thế thì A-lahán thành tựu chín thứ đạo không có mười. Nhưng Đức Thế Tôn nói A-la-hán thành tựu mười thứ đạo.

Tôn giả Phật-đà-đề-bà nói: Quyết định không nghi, trí này là kiến. Vì sao? Vì mạnh mẽ và nhạy bén. Nếu đặt ra câu hỏi: A-la-hán thành tựu chín thứ đạo, nhưng Đức Phật nói có mười thứ đạo, thì nên đáp như thế này: Trong mười thứ đạo hai thứ ở nơi địa vô học, tám thứ ở nơi địa học, vô học.

1. Là kiến cũng là trí: Là trừ các nhẫn trong kiến đạo, và tận trí, vô sinh trí, còn lại là các tuệ vô lậu khác. Trí ấy là gì? Là tám trí học, chánh kiến vô học, năm kiến, chánh kiến của thế tục, cũng là tướng của kiến, cũng là tướng của trí.

2. Không phải là kiến cũng không phải là trí: Là trừ từng ấy sự việc trên.

Nếu pháp là trường hợp thứ nhất, thứ hai, thứ ba là đã lập danh, đã nêu xưng, trừ các pháp ấy ra, các pháp khác chưa lập danh, chưa nêu xưng, thì lập trường hợp thứ tư. Pháp ấy là gì? Là trừ nhãn căn trong sắc ấm, còn lại là các sắc ấm khác. Trừ tất cả tuệ trong hành ấm, đó là thiện, nhiễm ô, vô ký không ẩn mất, cũng ở nơi địa ý, cũng ở nơi địa năm thức, cũng hữu lậu, vô lậu, còn lại là các hành ấm tương ưng, không tương ưng khác. Ba ấm và pháp vô vi như thế v.v… là tạo ra trường hợp thứ tư. Đó gọi là trừ từng ấy sự việc trên.

Hoặc kiến là tuệ chăng? Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp:

1. Là kiến không phải là tuệ: Là nhãn căn.

2. Là tuệ không phải là kiến: Là trừ năm kiến, chánh kiến của thế tục, còn lại là các tuệ hữu lậu khác tương ưng với ý thức. Tuệ tương ưng với năm thức và tận trí, vô sinh trí. Ngoài ra, nói rộng như nơi bốn trường hợp trước.

3. Là kiến cũng là tuệ: Là trừ tận trí, vô sinh trí, còn lại là các tuệ vô lậu khác. Tuệ ấy là gì? Là các nhẫn trong kiến đạo, tám trí học, chánh kiến vô học, năm kiến, chánh kiến của thế tục, các pháp này có tướng của kiến, tướng của tuệ.

4. Không phải là kiến cũng không phải là tuệ: Là trừ từng ấy sự việc trên, như trước đã nói.

Hoặc trí là tuệ chăng?

Đáp: Các trí đều là tuệ.

Từng có là tuệ không phải là trí chăng?

Đáp: Có. Là các nhẫn trong kiến đạo. Nói rộng, gồm thâu cũng như thế.

HẾT – QUYỂN 47