LUẬN A TỲ ĐÀM TỲ BÀ SA
STác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Giải thích: Năm trăm A La Hán
Hán dịch: Đời Bắc Lương, Sa môn Phù Đà Bạt Ma, Đạo Thái v.v…
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 30

Chương 2: KIỀN ĐỘ SỬ

Phẩm thứ 1: BẤT THIỆN, phần 6

Năm người: (1) Kiên tín. (2) Kiên pháp. (3) Tín giải thoát. (4) Kiến đáo. (5) Thân chứng.

Người Kiên tín đối với ba kiết này, bao nhiêu thứ tạo thành, bao nhiêu thứ không tạo thành? Cho đến chín mươi tám sử, có bao nhiêu thứ tạo thành, bao nhiêu thứ không tạo thành? Cho đến Thân chứng đối với ba kiết này, bao nhiêu thứ tạo thành, bao nhiêu thứ không tạo thành? Cho đến chín mươi tám sử, có bao nhiêu thứ tạo thành, bao nhiêu thứ không tạo thành?

Hỏi: Vì sao Tôn giả kia, ở trong Kiền Độ Sử, nhân nơi năm người để tạo luận, còn trong Kiền Độ Trí, Kiền Độ Định lại nhân nơi bảy người để tạo luận?

Đáp: Vì ý của người tạo luận kia muốn như thế, cho đến nói rộng.

Lại nữa, Kiền Độ Sử này là nhân nơi người có sử để tạo luận. Còn ở Kiền Độ Trí, Kiền Độ Định thì nhân nơi người có sử, không có sử, chỉ là người có trí, định mới tạo luận. Về có kiết nói cũng như thế.

Lại nữa, Tôn giả kia dùng Người làm chương, dùng phiền não làm môn. Người tuệ giải thoát, câu giải thoát, vì không có kiết nên không lập môn. Nơi Kiền Độ Trí, Kiền Độ Định dùng Người làm chương, dùng trí, định làm môn. Người tuệ giải thoát, câu giải thoát, vì có trí, định nên lập môn.

Do sự việc ấy, nên Tôn giả kia ở trong Kiền Độ Sử đã nhân nơi năm người để tạo luận, còn ở trong Kiền Độ Trí, Kiền Độ Định đã nhân nơi bảy người để tạo luận.

Bảy người: (1) Kiên tín. (2) Kiên pháp. (3) Tín giải thoát. (4) Kiến đáo. (5) Thân chứng. (6) Tuệ giải thoát. (7) Câu giải thoát.

Thế nào là người Kiên tín? Cũng như có một người tôn kính nhiều, tin nhiều, tịnh nhiều, ái nhiều, phần nhiều theo những pháp đã nghe để hiểu biết rõ, không ưa tư duy nhiều, không lường xét nhiều, không quan sát nhiều, không lựa chọn nhiều. Như ưa tin, cho đến phần nhiều tùy theo pháp mình đã nghe để hiểu biết rõ. Như nghe Đức Phật và đệ tử của Đức Phật giảng nói pháp, truyền dạy nói là khổ, không, vô thường, vô ngã, người kia có suy niệm: Chư vị đã có thể vì ta giảng nói về khổ, không, vô thường, vô ngã, thật là điều thích thú. Ta nên tu hành pháp khổ, không, vô thường, vô ngã. Người kia lúc tu hành khổ, không, vô thường, vô ngã, có thể sinh pháp thế đệ nhất. Tiếp theo sinh khổ pháp nhẫn, nhận biết các hành của cõi dục là khổ, không, vô thường, vô ngã, cho đến đạo tỷ trí chưa sinh. Đó gọi là người kiên tín. Người kiên tín, hoặc là chứng hướng quả Tu-đà-hoàn, hoặc là chứng hướng quả Tư-đàhàm, hoặc là chứng hướng quả A-na-hàm. Nếu là hạng trói buộc đủ, hoặc đoạn trừ năm phẩm kiết, được chánh quyết định, ở trong khoảng mười lăm tâm của kiến đạo, là người chứng hướng quả Tuđà-hoàn. Nếu đã đoạn trừ sáu phẩm kiết, cho đến đoạn tám phẩm kiết, được chánh quyết định, ở trong khoảng mười lăm tâm của kiến đạo, là người chứng hướng quả Tư-đà-hàm. Đã lìa dục của cõi dục, cho đến lìa dục của xứ vô sở hữu, được chánh quyết định, ở trong khoảng mười lăm tâm của kiến đạo, là người chứng hướng quả A-na-hàm.

Thế nào là người Kiên pháp? Cũng như có một người tánh ưa tư duy nhiều, lường xét nhiều, quán sát nhiều, lựa chọn nhiều, không ưa tin nhiều, cho đến không ưa theo pháp mình đã nghe, nhận để hiểu biết rõ. Do tánh ưa tư duy nhiều, cho đến lựa chọn nhiều, nên nếu nghe Đức Phật và đệ tử của Đức Phật giảng nói pháp truyền dạy, cho đến nói rộng như người kiên tín. Đó gọi là người kiên pháp.

Thế nào là người Tín giải thoát? Là người kiên tín được đạo tỷ trí, bỏ tên gọi kiên tín, được tên gọi Tín giải thoát.

Hỏi: Là bỏ những gì, được những gì?

Đáp: Bỏ tên gọi được tên gọi, bỏ đạo được đạo.

Bỏ tên gọi: Là bỏ tên gọi kiên tín. Được tên gọi: Là được tên gọi Tín giải thoát. Bỏ đạo: Là bỏ kiến đạo. Được đạo: Là được tu đạo.

Người tín giải thoát hoặc là Tu-đà-hoàn, hoặc là hướng Tư-đàhàm. Hoặc là Tư-đà-hàm, hoặc là hướng A-na-hàm. Hoặc là A-nahàm, hoặc là hướng A-la-hán.

Nếu trụ nơi quả Tu-đà-hoàn không thắng tấn, gọi là Tu-đàhoàn. Nếu thắng tấn gọi là hướng quả Tư-đà-hàm.

Nếu trụ nơi quả Tư-đà-hàm không thắng tấn, gọi là Tư-đà-hàm. Nếu thắng tấn gọi là hướng quả A-na-hàm.

Nếu trụ nơi quả A-na-hàm không thắng tấn, gọi là A-na-hàm. Nếu thắng tấn gọi là hướng quả A-la-hán.

Thế nào là người Kiến đáo? Là người kiên pháp, được đạo tỷ trí, bỏ tên gọi kiên pháp, được tên gọi kiến đáo.

Hỏi: Là bỏ những gì, được những gì?

Đáp: Bỏ tên gọi được tên gọi, bỏ đạo được đạo, cho đến nói rộng, như người tín giải thoát.

Thế nào là người Thân chứng? Nếu người do thân chứng tám giải thoát, không phải do tuệ dứt hết lậu khác, đó gọi là người Thân chứng.

Thế nào là người Tuệ giải thoát? Nếu người không do thân chứng tám giải thoát, nhưng do tuệ dứt hết lậu khác, đó gọi là người Tuệ giải thoát.

Thế nào là người Câu giải thoát? Nếu người do thân chứng tám giải thoát, cũng dùng tuệ dứt hết các lậu còn lại, đó gọi là người Câu giải thoát.

Hỏi: Vì sao gọi là Câu giải thoát?

Đáp: Vì chướng phiền não là một phần, chướng giải thoát là một phần. Đoạn trừ hai chướng này gọi là câu giải thoát.

Hỏi: Nếu được A-la-hán, sau được định diệt tận, khi lìa chướng giải thoát, thì tâm hữu lậu được giải thoát hay là tâm vô lậu được giải thoát?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tâm hữu lậu được giải thoát. Vì sao? Vì khi không có tâm định là được giải thoát.

Lời bình: Nên tạo ra thuyết này: Tâm hữu lậu, tâm vô lậu đều được giải thoát. Vì sao? Vì thân được giải thoát, đời được giải thoát. Nếu lúc không được định diệt, tâm xuất định, nhập định không hiện hành ở thân kia. Nếu đối với thân kia không hiện hành thì đối với đời cũng không hiện hành. Nếu khi được định diệt tận, tâm nhập định, xuất định, tức ở trong thân hiện hành. Do ở trong thân hiện hành nên ở đời cũng hiện hành. Như nói về nghĩa của người Câu giải thoát, thì nghĩa của người khác cũng nên nói như thế.

Hỏi: Vì sao gọi là người kiên tín?

Đáp: Vì người này dựa nơi tín sinh tín. Dựa nơi tín hữu lậu sinh tín vô lậu. Dựa nơi tín trói buộc sinh tín giải thoát. Dựa nơi tín hệ thuộc sinh tín không hệ thuộc. Những người như thế bản tánh nhiều tin. Nếu một lời nói: Nam tử! Ông nên làm ruộng để có thể tự sinh sống. Người kia nghe lời nói này, không suy nghĩ: Mình nên làm hay không nên làm? Có thể làm hay không thể làm? Có thích hợp hay không thích hợp? Cứ nghe xong là làm.

Nếu lại nói với người đó: Nam tử! Ông nên buôn bán, học tập binh pháp, gần gũi bậc vua chúa, học thư, toán, số, dùng sự nghiệp này để tự sinh sống. Người đó không suy nghĩ: Ta nên làm hay không nên làm? Có thể làm hay không thể làm? Có thuận hợp hay không thuận hợp? Hễ nghe xong là làm.

Nếu lại nói: Nam tử! Ông nên xuất gia! Người kia cũng không tư duy: Ta nên xuất gia hay không nên xuất gia? Là có thuận tiện hay không thuận tiện? Có thể giữ gìn phạm hạnh hay không thể giữ gìn phạm hạnh? Nghe lời nói này xong tức liền xuất gia. Đã xuất gia, nếu lại nói: Tỳ-kheo! Ông nên khuyến hóa! Người kia không tư duy: Đối với việc khuyến hóa, ta có năng lực hay không có năng lực? Có thể hoàn thành hay không thể hoàn thành? Vừa nghe nói xong là hành trì.

Nếu lại nói: Tỳ-kheo! Ông nên học tụng tập! Người kia không tư duy: Ta có thể làm được việc tụng tập hay không thể làm việc tụng tập? Là nên tụng tập Tu-đa-la, Tỳ-ni, hay A-tỳ-đàm? Nghe xong là tụng tập ngay.

Nếu lại nói: Tỳ-kheo! Ông nên trụ nơi chốn A-luyện-nhã, hành pháp A-luyện-nhã. Người ấy cũng không tư duy: Mình có thể hay không thể? Nghe xong là làm.

Do nhân duyên chuyển biến gần Thánh đạo, người kia vào thời gian sau sinh pháp thế đệ nhất. Tiếp theo sinh khổ pháp nhẫn, cho đến chưa được đạo tỷ trí, đối với khoảnh khắc mười lăm tâm của kiến đạo. Đó gọi là người kiên tín.

Hỏi: Vì sao gọi là người kiên pháp?

Đáp: Người này nhân nơi pháp sinh pháp. Nhân nơi pháp thế gian sinh pháp xuất thế gian. Nhân nơi pháp hữu lậu sinh pháp vô lậu. Nhân nơi pháp trói buộc sinh pháp không trói buộc.

Những người như thế v.v… bản tánh ưa suy nghĩ, cân nhắc. Nếu có người nói: Nam tử! Ông nên làm ruộng để có thể tự sinh sống. Người kia liền tư duy, cân nhắc: Ta có thể hay là không thể? Là có thích hợp hay không thích hợp? Nói rộng như người kiên tín.

Thảy đều tư duy lường xét, do nhân duyên này càng thêm gần với Thánh đạo. Người ấy vào thời gian sau sinh khởi pháp thế đệ nhất. Tiếp theo, sinh khổ pháp nhẫn, cho đến chưa sinh đạo tỷ trí, ở trong khoảng mười lăm tâm của kiến đạo. Đó gọi là người kiên pháp.

Hỏi: Người kiên tín có từng ấy tín, cũng có từng ấy tuệ. Người kiên pháp có từng ấy tuệ, cũng có từng ấy tín. Vì sao một người gọi là kiên tín, một người gọi là kiên pháp?

Đáp: Hoặc tin vào lời nói của người khác để nhập Thánh đạo. Hoặc bên trong có tự tư duy để nhập Thánh đạo. Nếu người do tin theo lời người khác để nhập Thánh đạo, thì gọi là người kiên tín. Nếu bên trong tự tư duy để nhập Thánh đạo, thì gọi là người kiên pháp.

Lại nữa, hoặc có người do định để nhập Thánh đạo. Hoặc có người do tuệ mà nhập Thánh đạo. Nếu người do định để nhập Thánh đạo thì gọi là kiên tín. Nếu người do tuệ để nhập Thánh đạo thì gọi là kiên pháp. Như do định, do tuệ, thì định nhiều, tuệ nhiều, ưa thích định, ưa thích tuệ, căn độn, căn lợi, sức nghe pháp từ người khác, dựa vào sức tư duy bên trong, gần gũi thiện tri thức nghe chánh pháp, bên trong tự tư duy, như pháp tu hành, trước dùng định tu tâm, sau được tuệ giải thoát, trước dùng tuệ tu tâm, sau được định giải thoát. Hoặc có người được tâm định bên trong, không được tuệ. Hoặc có người được tuệ, không được tâm định bên trong, nghiêng nhiều về không tham, nghiêng nhiều về không si, nói cũng như thế.

Hỏi: Vì sao gọi là tín giải thoát?

Đáp: Dùng tín quán tín, từ tín được tín. Dùng tín quán tín: Là dùng tín của kiến đạo để quán tín của tu đạo. Từ tín được tín: Là từ tín của hướng đạo được tín của quả đạo. Đó gọi là tín giải thoát.

Lại nữa, người này do tin, nên đối với ba kiết, tâm được giải thoát. Đó gọi là tín giải thoát.

Hỏi: Vì sao gọi là kiến đáo?

Đáp: Người này do kiến đến kiến. Do kiến của kiến đạo đến kiến của tu đạo. Do kiến thuộc về hướng đạo để hướng đến kiến thuộc về quả đạo. Lại nữa, người này do kiến, nên đối với ba kiết tâm được giải thoát. Đó gọi là kiến đáo.

Hỏi: Như tín giải thoát cũng có thể nói là tín đáo. Như kiến đáo cũng có thể nói là kiến giải thoát. Vì sao một thứ nói là tín giải thoát, một thứ nói là kiến đáo?

Đáp: Nên nói như nói tín giải thoát, cũng nên nói là tín đáo. Như nói kiến đáo, cũng nên nói là kiến giải thoát. Nhưng không nói là có ý gì? Đáp: Là muốn hiện bày về nhiều thứ văn, cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì sao gọi là thân chứng?

Đáp: Nếu tín giải thoát, hoặc kiến đáo được định diệt tận, bỏ tên gọi tín giải thoát, kiến đáo, được tên gọi thân chứng.

Là bỏ những gì, được những gì? Pháp sư nước ngoài đã nêu rõ: Bỏ tên gọi được tên gọi, bỏ đạo được đạo. Bỏ tên gọi: Là bỏ tên gọi tín giải thoát, kiến đáo. Được tên gọi: Là được tên gọi thân chứng. Bỏ đạo: Là bỏ đạo của tín giải thoát, kiến đáo. Được đạo: Là được đạo thân chứng.

Sa-môn nước Kế Tân lập ra thuyết: Bỏ tên gọi được tên gọi, là bỏ tên gọi tín giải thoát, kiến đáo, được tên gọi thân chứng. Nếu không được định diệt tận mà được quả A-la-hán, gọi là tuệ giải thoát. Nếu được định diệt tận, được quả A-la-hán, gọi là câu giải thoát.

Hỏi: Như trong kiến đạo có hai người: Kiên tín, Kiên pháp. Trong tu đạo có hai người: Tín giải thoát, Kiến đáo. Vì sao trong đạo vô học chỉ nói một người?

Đáp: Hoặc có khi dùng đạo thế tục, lìa dục của cõi dục, cho đến lìa dục của xứ vô sở hữu. Hoặc dùng đạo vô lậu, nếu khi lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, hợp làm một đạo, nên chỉ nói một người.

Lại nữa, hoặc có người nghiêng về hành tham, hoặc có người thì không. Nếu khi lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, trong thân không có tham, vì đồng một tướng nên chỉ nói một người.

Lại nữa, hoặc có người nghiêng về hành si, hoặc có người thì không. Nếu khi lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, trong thân không có si, vì đồng một tướng, nên chỉ nói một người. Đối với người nghiêng về hành mạn nói cũng như thế.

Lại nữa, vì giải thoát như nhau. Như nói: Đức Như Lai Đẳng Chánh Giác đã được giải thoát, dứt hết lậu, Tỳ-kheo A-la-hán đã được giải thoát, hai giải thoát này đều như nhau, không có khác biệt.

Lại nữa, vì đều cùng trừ bỏ ngọn núi phiền não của ba cõi, đều cùng không muốn hữu của vị lai và đều cùng mở ra nẻo xuất yếu sau cùng.

Lại có thuyết nói: Địa vô học cũng nói đến hai hạng người: (1) Thời giải thoát. (2) Bất thời giải thoát.

Hỏi: Nếu như vậy thì Thánh nhân tức có sáu: Kiến đạo có hai là Kiên tín, Kiên pháp. Tu đạo có hai là Tín giải thoát, Kiến đáo. Đạo vô học có hai là Thời giải thoát, Bất thời giải thoát. Vì sao lại kiến lập bảy người?

Đáp: Do năm sự việc nên kiến lập bảy người: (1) Do phương tiện. (2) Do căn. (3) Do định. (4) Do giải thoát. (5) Do định, do giải thoát.

Do phương tiện: Là kiên tín, kiên pháp.

Do căn: Là tín giải thoát, kiến đáo.

Do định: Là thân chứng.

Do giải thoát: Là tuệ giải thoát.

Do định, do giải thoát: Là câu giải thoát.

Nên nói một người kiên tín, như một người trong bảy người. Do căn nên nói ba người kiên tín, nghĩa là căn thượng trung hạ. Do tánh nên nói năm người kiên tín, nghĩa là từ thoái pháp cho đến tất thắng tấn. Do đạo nên nói mười lăm người kiên tín, nghĩa là khổ pháp nhẫn cho đến đạo tỷ nhẫn. Do lìa dục nên nói bảy mươi ba người kiên tín: Cõi dục có người trói buộc đủ, có người lìa một thứ dục, cho đến lìa chín thứ dục.

Thiền thứ nhất lìa chín thứ dục, không có người trói buộc đủ. Vì sao? Vì đã lìa dục của cõi dục, tức là thiền thứ nhất. Từ trói buộc đủ cho đến lìa một thứ dục của xứ vô sở hữu, cho đến lìa chín thứ dục.

Nếu theo thân là đối tượng nương dựa: Châu Diêm-phù-đề có bảy mươi ba. Châu Cù-đà-di có bảy mươi ba. Châu Phất Bà-đề có bảy mươi ba. Trời Tứ Thiên vương cho đến trời Tha Hóa Tự Tại đều có bảy mươi ba. Nếu mỗi mỗi sát-na nơi mỗi mỗi thân, tức có vô lượng vô biên người kiên tín. Ở đây nói chung là một người kiên tín. Người kiên pháp nói cũng như thế, chỉ trừ do tánh. Vì sao? Vì người ấy là tánh bất động.

Nên nói một người tín giải thoát, như một người trong bảy người. Do căn nên nói là ba. Do tánh nên nói là năm. Do lìa dục nên nói là tám mươi hai.

Từ trói buộc đủ của cõi dục, lìa một thứ dục cho đến lìa chín thứ dục, cho đến lìa dục của xứ vô sở hữu cũng như thế. Lìa một thứ dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, cho đến lìa tám thứ dục và khi đoạn trừ dục thứ chín.

Nếu theo thân là đối tượng nương dựa: Ở cõi dục có tám mươi hai. Thiền thứ nhất có bảy mươi ba. Thiền thứ hai có sáu mươi bốn. Thiền thứ ba có năm mươi lăm. Thiền thứ tư có bốn mươi sáu. Xứ không có ba mươi bảy. Xứ thức có hai mươi tám. Xứ vô sở hữu có mười chín. Xứ phi tưởng phi phi tưởng có mười. Người trói buộc đủ đoạn trừ tám thứ dục và khi đoạn trừ dục thứ chín. Nếu do nơi thân, do sát-na, tức có vô lượng vô biên tín giải thoát. Ở đây nói chung là một người tín giải thoát. Như tín giải thoát, kiến đáo nói cũng như thế, chỉ trừ do tánh. Vì sao? Vì người ấy là tánh bất động.

Nên nói một người thân chứng, như một người trong bảy người. Do căn nên nói là ba. Do tánh nên nói là sáu. Do lìa dục nên nói là mười.

Người trói buộc đủ của xứ phi tưởng phi phi tưởng lìa một thứ dục, cho đến lìa tám thứ dục và khi đoạn trừ dục thứ chín.

Nếu theo thân là đối tượng nương dựa: Cõi dục có chín. Cõi sắc có chín. Cõi vô sắc có chín. Nếu do nơi thân, do sát-na, tức có vô lượng vô biên. Ở đây nói chung là một người thân chứng.

Nên nói một người tuệ giải thoát, như một người trong bảy người. Do căn nên nói là ba. Do tánh nên nói là sáu.

Nếu theo thân là đối tượng nương dựa: Có ba, dựa nơi thân cõi dục, thân cõi sắc, thân cõi vô sắc. Nếu ở tại thân, do nơi sát na tức có vô lượng vô biên. Ở đây nói chung là một người tuệ giải thoát. Câu giải thoát cũng như thế.

Người kiên tín đối với ba kiết này, bao nhiêu thứ tạo thành, bao nhiêu thứ không tạo thành? Trước đã nêu bày: Tôn giả kia dùng người làm chương, dùng phiền não làm môn. Nay muốn dùng môn phiền não để làm rõ về con người.

Người kiên tín, khổ tỷ trí chưa sinh, đối với ba kiết này, tất cả đều tạo thành. Nếu sinh thì hai tạo thành, là giới thủ và nghi, một không tạo thành là thân kiến. Phần còn lại nói rộng như nơi Bản luận. Cho đến lìa sắc ái, diệt tỷ trí sinh thì nơi cõi dục, cõi sắc, tất cả không tạo thành và nơi cõi vô sắc do khổ, tập, diệt đoạn trừ, tất cả cũng không tạo thành. Pháp còn lại là tạo thành.

Hỏi: Vì sao không nói đạo tỷ trí?

Đáp: Đạo tỷ trí nếu sinh thì gọi là Tín giải thoát.

Như kiên tín, thì kiên pháp cũng như thế. Vì sao? Vì hai thứ này về địa là như nhau, đạo như nhau, lìa dục như nhau, thân làm đối tượng nương dựa như nhau, định như nhau, xứ sinh như nhau, chỉ căn là có khác biệt. Nếu là người độn căn gọi là kiên tín. Người lợi căn gọi là kiên pháp.

Người tín giải thoát đối với ba kiết này, tất cả đều không tạo thành, nói rộng như nơi Bản Luận. Như Tín giải thoát, thì kiến đáo cũng như thế. Vì sao? Vì hai người này về địa là như nhau, đạo như nhau, lìa dục như nhau, thân làm đối tượng nương dựa như nhau, định như nhau, xứ sinh như nhau, chỉ có căn là khác biệt. Nếu người độn căn gọi là tín giải thoát, nếu người lợi căn gọi là kiến đáo.

Người thân chứng đối với ba kiết này, tất cả đều không tạo thành. Phần còn lại nói rộng như nơi Bản Luận. Ở đây, nên theo đấy để tạo luận.

Từng có Thánh nhân tạo thành chín mươi tám sử chăng?

Đáp: Có. Là người trói buộc đủ, lúc trụ nơi khổ pháp nhẫn.

Từng có người đã đoạn trừ tám mươi tám sử, không đoạn trừ mười sử mà không được quả chăng?

Đáp: Có. Là người đã lìa sắc ái, được chánh quyết định, lúc được diệt tỷ trí, đoạn trừ ba mươi sáu sử của cõi dục, ba mươi mốt sử của cõi sắc, hai mươi mốt sử nơi cõi vô sắc, do khổ, tập, diệt đế đoạn. Mười sử không đoạn: Là bảy sử nơi cõi vô sắc do đạo đế đoạn trừ và ba sử nơi cõi vô sắc do tu đạo đoạn trừ. Người kia không được quả. Vì sao? Vì là hướng đạo.

Từng có chín mươi tám sử được đoạn nhưng không phải là A-la-hán chăng?

Đáp: Có. Là người lìa dục của xứ vô sở hữu, chưa lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, đoạn trừ ba mươi sáu sử nơi cõi dục, ba mươi mốt sử nơi cõi sắc, ba mươi mốt sử của xứ Không, xứ Thức, xứ vô sở hữu của cõi vô sắc. Người đó không phải là A-la-hán. Vì sao? Vì người phàm phu cũng có thể đoạn.

Lời bình: Không nên tạo ra biện luận này. Vì sao? Vì do cõi nên lập phiền não, không do địa.

* Thân kiến đối với thân kiến có bao nhiêu duyên?

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Duyên không có thể tánh, như Phái Thí Dụ đã nói.

Vì sao phái kia tạo ra thuyết như thế? Đáp: Vì phái kia đã dựa vào kinh Phật. Kinh Phật nói: Vô minh duyên hành. Phái kia nói: Vô minh không có tướng dị. Hành có tướng dị. Là từng ấy tướng, làm sao pháp của một tướng cùng với từng ấy tướng làm duyên?

Tôn giả Phật-đà-đề-bà nói: Các sư đã nói: Duyên chỉ có danh nhưng không có thể.

Vì nhằm ngăn chận ý của các thuyết như thế, cũng để biện minh duyên có thật thể. Nếu như duyên không có thể, thì tất cả các pháp cũng không có thể. Vì sao? Vì tất cả pháp hữu vi đều là duyên nhân, duyên thứ đệ, trừ tâm sau cùng của A-la-hán trong quá khứ, hiện tại, tất cả pháp còn lại là duyên oai thế. Duyên cảnh giới của hết thảy tâm tâm số pháp quá khứ, hiện tại.

Lại nữa, nếu duyên không có thể tánh, thì tất cả các pháp đều không có nghĩa thâm diệu. Các pháp nếu không dùng tướng duyên để quán sát thì cạn, gần dễ nhận biết. Nếu dùng tướng duyên để quán sát các pháp, thì chúng sâu hơn bốn biển, chỉ có trí Phật mới có thể nhận biết, chẳng phải là đối tượng nhận thức của người khác.

Lại nữa, nếu duyên không có thể tánh, thì không thiết lập có ba thứ Bồ-đề. Nếu dùng trí phẩm thượng quán sát về tướng duyên, gọi là Bồ-đề của Phật. Nếu dùng trí phẩm trung quan sát, gọi là Bồ-đề của Phật-bích-chi. Nếu dùng trí phẩm hạ quan sát, gọi là Bồ-đề của Thanh văn.

Lại nữa, nếu duyên không có thể tánh, tức không có sự khác biệt của giác ngộ phẩm thượng, trung, hạ. Nếu giác ngộ phẩm hạ thì luôn là giác ngộ phẩm hạ. Giác ngộ phẩm trung thì luôn là giác ngộ phẩm trung. Giác ngộ phẩm thượng thì luôn là giác ngộ phẩm thượng. Do quán xét tướng duyên, nên giác ngộ phẩm hạ có thể khiến thành phẩm trung, giác ngộ phẩm trung thành phẩm thượng. Thế nên, Tôn giả Cù-sa nói: Nếu duyên không có thể tánh, thì thầy không thể dạy trao cho đệ tử, khiến tánh giác tăng rộng. Do duyên có thể tánh nên thầy dạy đệ tử, giác phẩm hạ thành phẩm trung, giác phẩm trung thành phẩm thượng. Xưa là học trò, sau là làm thầy. Do sự việc này, nên biết duyên thật sự có thể tướng.

Hỏi: Nếu duyên thật sự có thể tánh, thì kinh do Phái Thí Dụ đã nêu dẫn làm sao thông?

Đáp: Thể của vô minh tuy là một tướng, nhưng đối tượng tạo tác thì có từng ấy. Do có từng ấy môn nghĩa vì hành tạo duyên. Cũng như một người có năm thứ khả năng, tuy là một nhưng có năm khả năng. Vô minh kia cũng như thế.

Lại nữa, sở dĩ tạo ra phần Luận này, là vì muốn hiện bày tất cả pháp hữu vi, tánh của chúng đều yếu kém, không có tự lực, do người khác, không tự tại, không có mong muốn tạo tác, nên tạo ra phần Luận này.

Hoặc có thuyết cho: Tự tánh của pháp hữu vi là yếu kém.

Hoặc có thuyết nêu: Do nhân duyên sinh yếu kém, nên tánh yếu kém. Như nói: Tỳ-kheo nên biết! Sắc là vô , hoặc cần hai người, cho đến không có một người có thể giúp đỡ, huống chi là không có người giúp đỡ để người bệnh có thể đứng dậy. Pháp kia cũng như thế.

Không có tự lực: Là không có thế dụng của sức mình để có thể sinh.

Do người khác: Là nếu không có tự lực, tức gọi là thường. Nhân duyên có thể sinh ra sắc cũng là vô thường. Nhân duyên sinh, là sắc, vì sao là thường? Vì tánh của pháp hữu vi là yếu kém. Hoặc có pháp từ bốn duyên sinh, ba duyên sinh, hai duyên sinh, cho đến không có pháp từ một duyên sinh, huống chi là không duyên. Như có nhiều bệnh nhân ốm yếu, hoặc cần bốn người giúp đỡ, hoặc cần ba người do người khác.

Không tự tại: Là chớ khiến ta sinh, chớ khiến ta diệt. Tức không được tự tại.

Không có mong muốn tạo tác: Là không có tâm muốn làm như thế. Ai làm cho ta? Ta nên làm điều gì?

Vì nhằm nêu tánh của các pháp là yếu kém, cho đến không có mong muốn tạo tác, nên tạo ra phần Luận này.

Lại nữa, sở dĩ tạo ra phần Luận này là vì muốn ngăn trừ lỗi lầm đối với pháp duyên khởi. Hoặc có người cho: Pháp duyên khởi chỉ là vô minh duyên hành, cho đến sinh duyên lão tử, ngoài ra không có pháp duyên khởi. Vì muốn khiến cho nghĩa này được quyết định, nếu pháp từ duyên sinh, tức là duyên khởi. Ở đây, nên nói dụ về Tănggià-bà-tu.

Thế nên, vì muốn ngăn trừ nghĩa của người khác, nhằm hiển bày nghĩa của mình, cho đến nói rộng.

Hỏi: Thân kiến đối với thân kiến có bao nhiêu duyên?

Đáp: Hoặc có bốn, ba, hai, một duyên.

Hỏi: Vì sao Tôn giả kia tạo luận. Trong đây hỏi thân kiến đối với thân kiến có bao nhiêu duyên? Đáp: Hoặc có bốn, ba, hai, một duyên. Như nơi Kiền Độ Trí hỏi: Pháp trí đối với pháp trí có bao nhiêu duyên? Đáp: Là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế? (Duyên nhân, duyên đẳng vô gián, duyên sở duyên, duyên tăng thượng)

Đáp: Vì ý của người tạo luận muốn như thế, cho đến nói rộng.

Lại nữa, vì hiện bày hai môn, hai tóm lược, cho đến nói rộng.

Ở đây, thân kiến đối với thân kiến có bao nhiêu duyên? Đáp: Hoặc có bốn, ba, hai, một duyên. Pháp trí đối với pháp trí có bao nhiêu duyên? Cũng nên đáp như thế: Hoặc có bốn, ba, hai, một duyên.

Phần kia: Pháp trí đối với pháp trí có bao nhiêu duyên? Đáp: Duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế. Trong đây: Thân kiến đối với thân kiến có bao nhiêu duyên? Cũng nên đáp như vầy: Nhân, thứ đệ, cảnh giới, oai thế.

Lại nữa, ở đây nói là liễu nghĩa. Phần kia nói là chưa liễu nghĩa, cho đến nói rộng. Thuyết này là thật đế. Thuyết kia là thế đế.

Lại nữa, trong đây phân biệt bốn thứ pháp: (1) Phân biệt cõi. (2) Phân biệt đời. (3) Phân biệt sát-na. (4) Phân biệt thứ lớp.

Thuyết kia chỉ phân biệt thứ lớp.

Hỏi: Thân kiến đối với thân kiến có bao nhiêu duyên?

Đáp: Hoặc có bốn, ba, hai, một duyên.

Thế nào là bốn duyên? Đáp: Thân kiến theo thứ lớp sinh thân kiến. Tức duyên nơi thân kiến của đời trước. Thân kiến đời trước cùng với thân kiến đời sau làm bốn duyên, là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế. Như sát-na của một thân kiến, tiếp theo sau sinh sát-na của thân kiến thứ hai. Nếu thân kiến đời sau duyên nơi thân kiến đời trước, thì thân kiến đời trước cùng với thân kiến đời sau làm bốn duyên, là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới và duyên oai thế.

Duyên nhân: Có hai nhân, là nhân tương tợ và nhân nhất thiết biến (Nhân đồng loại, nhân biến hành).

Duyên thứ đệ: Thân kiến đời sau sinh sau tiếp theo thân kiến đời trước.

Duyên cảnh giới: Thân kiến đời sau tức duyên nơi thân kiến đời trước.

Duyên nhân như pháp chủng tử.

Duyên thứ đệ như pháp mở bày, dẫn dắt.

Duyên cảnh giới như phương pháp chống gậy đứng dậy.

Duyên oai thế là pháp không cùng chướng ngại. Thân kiến đời sau vì thọ nhận oai thế nơi bốn duyên của thân kiến đời trước, nên có thể hành ở đời, có thể nhận lấy quả, có thể có đối tượng tạo tác, có thể nhận biết cảnh giới.

Thế nào là ba duyên? Đáp: Như thân kiến, theo thứ lớp sinh thân kiến, không duyên nơi thân kiến trước. Thân kiến đời trước đối với thân kiến sau là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên cảnh giới. Như sát-na của một thân kiến, sát-na của thân kiến thứ hai tiếp theo sinh, thân kiến đời sau tuy không duyên nơi thân kiến đời trước, nhưng hoặc duyên nơi sắc ấm, hoặc duyên nơi thọ ấm, hoặc duyên nơi tưởng ấm, hoặc duyên nơi thức ấm, trừ thân kiến, hoặc duyên nơi hành ấm còn lại. Thân kiến đời trước cùng với thân kiến đời sau làm ba duyên, là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên cảnh giới.

Duyên nhân: Có hai nhân: Nhân tương tợ, nhân nhất thiết biến.

Duyên thứ đệ: Là thân kiến đời sau thứ lớp sinh sau thân kiến đời trước.

Không có duyên cảnh giới: Do không duyên nơi thân kiến trước.

Duyên nhân: Như pháp chủng tử.

Duyên thứ đệ: Như pháp mở bày, dẫn dắt.

Duyên oai thế: Là pháp không chướng ngại. Thân kiến đời sau vì thọ nhận ba duyên của thân kiến trước, nên có thể hành ở đời, có thể nhận lấy quả, có thể có đối tượng tạo tác, có thể nhận biết duyên, có thể nhận biết cảnh giới.

Lại có ba duyên: Như thân kiến theo thứ lớp sinh tâm không tương tợ, sau trở lại sinh thân kiến, tức duyên nơi thân kiến trước. Thân kiến của đời trước cùng với thân kiến của đời sau làm duyên nhân, duyên cảnh giới, duyên oai thế, không có duyên thứ đệ. Như sau sát-na của một thân kiến, không sinh thân kiến của sát-na thứ hai, hoặc sinh biên kiến, hoặc sinh tà kiến, hoặc sinh giới thủ, hoặc sinh kiến thủ, hoặc sinh nghi, hoặc sinh ái, giận, mạn, vô minh, hoặc sinh tâm hữu lậu thiện, vô ký không ẩn mất, trở lại sinh thân kiến, tức duyên nơi thân kiến của đời trước. Thân kiến của đời trước cùng với thân kiến của đời sau làm ba duyên, là duyên nhân, duyên cảnh giới, duyên oai thế, không có duyên thứ đệ, do sinh tâm không tương tợ.

Duyên cảnh giới: Do duyên nơi thân kiến trước, nên thân kiến của đời sau thọ nhận thế dụng nơi ba duyên của thân kiến đời trước, nên có thể hành ở đời, cho đến nói rộng.

Thế nào là hai duyên? Đáp: Như thân kiến theo thứ lớp sinh tâm không tương tợ. Thân kiến của đời sau không duyên nơi thân kiến sinh trước. Thân kiến của đời trước đối với thân kiến của đời sau làm duyên nhân, duyên oai thế, không có duyên cảnh giới, không có duyên thứ đệ. Như sau sát-na của một thân kiến, không sinh sát-na của thân kiến thứ hai, hoặc sinh biên kiến, cho đến sinh tâm thiện, vô ký không ẩn mất, trở lại sinh thân kiến. Tuy không duyên nơi thân kiến trước, hoặc duyên nơi sắc ấm cho đến thức ấm, trừ thân kiến, cũng duyên nơi hành ấm còn lại. Thân kiến của đời trước cùng với thân kiến của đời sau làm hai duyên là duyên nhân, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có hai nhân, là nhân tương tợ, nhân nhất thiết biến.

Duyên oai thế: Là không có chướng ngại.

Không có duyên cảnh giới: Vì không duyên nơi thân kiến trước.

Không có duyên thứ đệ: Vì thân kiến của đời sau không theo thứ lớp sinh sau thân kiến trước. Thân kiến của đời sau thọ nhận thế dụng nơi hai duyên của thân kiến trước, nên có thể hành ở đời, nói rộng như trên.

Thế nào là một duyên? Đáp: Thân kiến của đời sau đối với thân kiến của đời trước, nếu duyên là duyên cảnh giới, duyên oai thế. Nếu không duyên thì chỉ một duyên oai thế.

Hỏi: Vì sao hỏi một duyên mà đáp hai duyên?

Đáp: Các Luận sư tạo luận, hoặc có khi trước tránh lỗi sau mới đáp. Hoặc có khi trước đáp sau mới tránh lỗi.

Trước tránh lỗi sau mới đáp: Như thuyết này: Thân kiến của đời sau đối với thân kiến của đời trước, nếu tạo cảnh giới tức là duyên cảnh giới, duyên oai thế. Đó gọi là tránh lỗi. Không tạo cảnh giới thì chỉ một duyên oai thế. Đó gọi là đáp.

Trước đáp sau mới tránh lỗi: Như nơi Phẩm Một Hành nói: Nếu đời trước không đoạn là hệ thuộc. Đó gọi là đáp. Nếu trước không sinh, hoặc sinh rồi đã đoạn, là không hệ thuộc. Đó gọi là tránh lỗi.

Lại có thuyết nói: Đấy gọi là đáp, không gọi là tránh lỗi. Thân kiến hoặc có một duyên, hoặc có hai duyên. Thân kiến vị lai đối với thân kiến quá khứ, hiện tại, nếu tạo cảnh giới là duyên cảnh giới, duyên oai thế. Nếu không tạo cảnh giới thì chỉ một duyên oai thế. Thân kiến vị lai, hiện tại đối với thân kiến quá khứ, nếu tạo cảnh giới là duyên cảnh giới, duyên oai thế. Nếu không tạo cảnh giới thì chỉ một duyên oai thế. Nếu thân kiến quá khứ duyên nơi thân kiến vị lai, hiện tại nên sinh, thì thân kiến vị lai, hiện tại đối với thân kiến quá khứ làm hai duyên là duyên cảnh giới, duyên oai thế. Nếu thân kiến quá khứ không duyên nơi thân kiến vị lai, hiện tại mà sinh, thì thân kiến vị lai, hiện tại đối với thân kiến quá khứ làm một duyên oai thế.

Hỏi: Như đối tượng tạo tác của thân kiến đã xong, lại không có khả năng, vì sao tạo ra thuyết này: Nếu duyên thì làm duyên cảnh giới, duyên oai thế. Nếu không duyên thì chỉ một duyên oai thế?

Đáp: Thân kiến quá khứ lúc ở nơi đời hiện tại, duyên nơi thân kiến vị lai, duyên xong thì diệt mất, rơi vào quá khứ. Tuy diệt rơi vào quá khứ, nhưng lại không có đối tượng tạo tác, tức do đối tượng tạo tác trước mà nói.

Thân kiến của cõi dục đối với thân kiến của cõi sắc chỉ làm một duyên oai thế, không có duyên nhân. Vì sao? Vì do địa, do cõi, nhân đều khác. Không có duyên thứ đệ. Vì sao? Vì không có tâm nhiễm ô, sau khi mạng chung sinh lên địa trên. Không có duyên cảnh giới. Vì sao? Vì không duyên nơi phiền não phẩm hạ. Có duyên oai thế, vì không cùng tạo chướng ngại.

Thân kiến của cõi sắc đối với thân kiến của cõi dục, nếu tạo tác theo thứ lớp, là duyên thứ đệ, duyên oai thế. Nếu không tạo tác theo thứ lớp thì chỉ một duyên oai thế.

Thân kiến trụ nơi cõi sắc kết hợp với tâm mạng chung, do thân kiến của cõi dục kết hợp với tâm, nên khiến sự sinh nối tiếp.

Thân kiến của cõi sắc đối với thân kiến của cõi dục làm hai duyên là duyên thứ đệ, duyên oai thế.

Duyên thứ đệ: Do thân kiến của cõi dục tiếp theo sinh sau thân kiến của cõi sắc.

Duyên oai thế: Vì do không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Vì sao? Vì địa, vì cõi, nhân đều khác.

Không có duyên cảnh giới: Vì thân kiến không duyên nơi cõi khác.

Nếu trong cõi sắc, không trụ nơi thân kiến kết hợp với tâm, mạng chung, do thân kiến của cõi dục kết hợp với tâm, khiến sự sinh nối tiếp.

Thân kiến của cõi sắc đối với thân kiến của cõi dục làm một duyên oai thế, không có duyên thứ đệ. Có duyên oai thế như trên đã nói.

Thân kiến của cõi dục đối với thân kiến của cõi vô sắc làm một duyên oai thế.

Thân kiến của cõi vô sắc đối với thân kiến của cõi dục, nếu tạo tác theo thứ lớp thì có duyên thứ đệ, duyên oai thế. Nếu không tạo tác theo thứ lớp thì có một duyên oai thế, nói rộng như trên.

Thân kiến của cõi sắc đối với thân kiến của cõi vô sắc làm một duyên là duyên oai thế. Thân kiến của cõi vô sắc đối với thân kiến của cõi sắc, nếu tạo tác theo thứ lớp thì có duyên thứ đệ, duyên oai thế. Nếu không tạo tác theo thứ lớp thì chỉ làm một duyên oai thế, nói rộng như trên.

Như thân kiến đối với thân kiến, thì thân kiến đối với không nhất thiết biến, không nhất thiết biến đối với không nhất thiết biến, không nhất thiết biến đối với nhất thiết biến, là phẩm hạ đối với phẩm thượng, phẩm thượng đối với phẩm hạ. Vì sao? Vì trong đây nói giới khác duyên nơi nhất thiết biến là nhất thiết biến.

Nói tóm lại, sử có mười thứ: Năm kiến, nghi, ái, giận, mạn, vô minh. Mười sử này, năm là nhất thiết biến (biến hành), năm không phải là nhất thiết biến (không phải là biến hành).

Năm sử là nhất thiết biến: Tà kiến, kiến thủ, giới thủ, nghi, vô minh.

Năm sử không phải là nhất thiết biến: Thân kiến, biên kiến, ái, giận, mạn. Văn ở đây nói: Giới khác duyên nơi nhất thiết biến. Thân kiến, biên kiến ở trong không nhất thiết biến. Như thân kiến đối với thân kiến, như thế thân kiến đối với không nhất thiết biến, là như thân kiến đối với biên kiến, đối với ái, đối với giận, đối với mạn. Đó gọi là thân kiến đối với không nhất thiết biến.

Không nhất thiết biến đối với không nhất thiết biến: Là như biên kiến đối với biên kiến, đối với ái, đối với giận, đối với mạn, đối với thân kiến. Ái đối với ái, đối với giận, đối với mạn, đối với biên kiến, đối với thân kiến. Giận đối với giận, đối với mạn, đối với ái, đối với thân kiến, đối với biên kiến. Mạn đối với mạn, đối với thân kiến, đối với biên kiến, đối với ái, đối với giận. Đó gọi là không nhất thiết biến đối với không nhất thiết biến.

Không nhất thiết biến đối với nhất thiết biến: Là như thân kiến đối với tà kiến, đối với kiến thủ, đối với giới thủ, đối với nghi, đối với vô minh. Như thân kiến, thì biên kiến, ái, giận, mạn, nói cũng như thế. Đó gọi là không nhất thiết biến đối với nhất thiết biến.

Thân kiến đối với giới thủ có bao nhiêu duyên?

Đáp: Hoặc có bốn, ba, hai, một duyên.

Thế nào là bốn duyên? Đáp: Như thân kiến theo thứ lớp sinh giới thủ. Tức duyên nơi thân kiến, thân kiến của đời trước đối với giới thủ của đời sau làm duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế. Như sau sát-na của một thân kiến, theo thứ lớp sinh sát-na của giới thủ. Nếu giới thủ của đời sau duyên nơi thân kiến trước, thì thân kiến của đời trước đối với giới thủ của đời sau làm bốn duyên, là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế. Duyên nhân: Có hai nhân là nhân tương tợ, nhân nhất thiết biến.

Duyên thứ đệ: Là giới thủ tiếp theo sinh sau thân kiến.

Duyên cảnh giới: Là giới thủ của đời sau duyên nơi thân kiến trước nên sinh.

Duyên nhân như pháp chủng tử, cho đến duyên oai thế là pháp không cùng tạo chướng ngại. Giới thủ của đời sau thọ nhận thế dụng nơi bốn duyên của thân kiến trước, nên có thể hành ở đời, nói rộng như trên.

Thế nào là ba duyên? Đáp: Như thân kiến theo thứ lớp sinh giới thủ, không duyên nơi thân kiến. Thân kiến của đời trước đối với giới thủ của đời sau làm ba duyên là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên cảnh giới. Như sau sát-na của một thân kiến, theo thứ lớp sinh sát-na của giới thủ. Giới thủ tuy không duyên nơi thân kiến, hoặc duyên nơi sắc ấm, cho đến thức ấm, hoặc duyên nơi hành ấm còn lại của thân kiến còn lại. Thân kiến của đời trước đối với giới thủ của đời sau làm ba duyên, không có duyên cảnh giới.

Duyên nhân: Có hai nhân là nhân tương tợ, nhân nhất thiết biến.

Duyên thứ đệ: Là giới thủ của đời sau tiếp theo sinh sau thân kiến của đời trước.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên cảnh giới: Do giới thủ của đời sau, không duyên nơi thân kiến trước. Giới thủ của đời sau thọ nhận thế dụng nơi ba duyên của thân kiến đời trước, nên có thể hành ở đời, nói rộng như trên.

Lại có ba duyên, hai duyên, một duyên, nói rộng như nơi thân kiến.

Thân kiến của cõi dục đối với giới thủ của cõi sắc có một duyên oai thế, nói rộng như trên.

Thân kiến của cõi sắc đối với giới thủ của cõi dục, nếu tạo tác theo thứ lớp, không tạo tác cảnh giới, có duyên thứ đệ, duyên oai thế. Như trụ nơi thân kiến của cõi sắc kết hợp với tâm, mạng chung, giới thủ của cõi dục kết hợp với tâm, khiến sự sinh nối tiếp. Giới thủ của cõi dục không duyên nơi thân kiến của cõi sắc, thì thân kiến của cõi sắc đối với giới thủ của cõi dục có duyên thứ đệ, duyên oai thế. Nếu tạo cảnh giới, không tạo thứ lớp, thì có duyên cảnh giới, duyên oai thế. Nếu không trụ nơi thân kiến của cõi sắc kết hợp với tâm, mạng chung, thì giới thủ của cõi dục kết hợp với tâm, khiến sự sinh nối tiếp, tức duyên nơi thân kiến của cõi sắc. Thân kiến của cõi sắc đối với giới thủ của cõi dục có hai duyên là duyên cảnh giới, duyên oai thế. Nếu tạo thứ lớp, cảnh giới nơi duyên oai thế, thì có duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế. Như trụ nơi thân kiến của cõi sắc kết hợp với tâm, mạng chung, thì giới thủ nơi cõi dục kết hợp với tâm, khiến sự sinh nối tiếp. Giới thủ của cõi dục tức duyên nơi thân kiến của cõi sắc.

Thân kiến của cõi sắc đối với giới thủ của cõi dục có ba duyên là duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên thứ đệ: Là giới thủ của cõi dục tiếp theo sinh sau thân kiến của cõi sắc.

Duyên cảnh giới: Là giới thủ của cõi dục duyên nơi thân kiến của cõi sắc nên sinh.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân, do cõi, do địa, nhân đều khác. Nếu không tạo ra duyên thứ đệ, không tạo ra duyên cảnh giới, thì chỉ làm một duyên oai thế. Nếu không trụ nơi thân kiến của cõi sắc kết hợp với tâm, mạng chung, thì giới thủ của cõi dục kết hợp với tâm, khiến sự sinh nối tiếp. Không duyên nơi thân kiến của cõi sắc để sinh, thân kiến của cõi sắc đối với giới thủ của cõi dục có một duyên oai thế, không có duyên nhân, do nhân của cõi, của địa đều khác.

Không có duyên thứ đệ, do không tiếp theo sinh sau thân kiến của cõi sắc. Không có duyên cảnh giới, vì không duyên nơi thân kiến của cõi sắc. Do không cùng tạo chướng ngại, nên có một duyên là duyên oai thế.

Thân kiến của cõi dục đối với giới thủ của cõi vô sắc làm một duyên oai thế. Thân kiến của cõi vô sắc đối với giới thủ của cõi dục, nói rộng như trên.

Thân kiến của cõi sắc đối với giới thủ của cõi vô sắc, nói rộng như trên. Thân kiến của cõi vô sắc đối với giới thủ của cõi sắc, nói rộng như trên.

Như thân kiến đối với giới thủ, thì đối với tà kiến, đối với kiến thủ, đối với nghi, đối với vô minh, nói cũng như thế. Đó gọi là thân kiến đối với nhất thiết biến.

Nhất thiết biến đối với nhất thiết biến: Là như tà kiến đối với tà kiến, đối với kiến thủ, đối với giới thủ, đối với nghi, đối với vô minh. Kiến thủ đối với kiến thủ, đối với giới thủ, đối với nghi, đối với vô minh, đối với tà kiến. Giới thủ đối với giới thủ, đối với nghi, đối với vô minh, đối với tà kiến, đối với kiến thủ. Nghi đối với nghi, đối với vô minh, đối với tà kiến, đối với kiến thủ, đối với giới thủ. Vô minh đối với vô minh, đối với tà kiến, đối với kiến thủ, đối với giới thủ, đối với nghi. Đó gọi là nhất thiết biến đối với nhất thiết biến.

Không nhất thiết biến đối với nhất thiết biến: Như thân kiến đối với giới thủ, đối với tà kiến, đối với kiến thủ, đối với nghi, đối với vô minh cũng như thế. Như thân kiến, thì biên kiến, ái, giận, mạn, nói cũng như thế. Đó gọi là không nhất thiết biến đối với nhất thiết biến.

Nếu hỏi về các pháp gồm thâu, nên dùng nhập để quán sát. Nếu hỏi về trí, nên dùng đế để quán sát. Nếu hỏi về thức, nên dùng giới để quán sát. Nếu hỏi về phiền não, nên dùng chủng loại để quán sát.

Nếu quán sát như thế, thì thể tướng của pháp dễ biết, dễ thấy. Trong đây, hỏi về phiền não, nên dùng chủng loại để quán sát. Pháp có năm loại: Loại do kiến khổ đoạn, cho đến loại do tu đạo đoạn.

Do kiến khổ đoạn có hai thứ: (1) Nhất thiết biến. (2) Không Nhất thiết biến.

Như do kiến khổ đoạn, do kiến tập đoạn cũng như thế.

Do kiến diệt đoạn có hai thứ: (1) Duyên nơi hữu lậu. (2) Duyên nơi vô lậu.

Như do kiến diệt đoạn, do kiến đạo đoạn cũng như thế.

Do tu đạo đoạn không phải là nhất thiết biến.

Nhất thiết biến do kiến khổ đoạn đối với nhất thiết biến do kiến khổ đoạn làm bốn duyên là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có bốn nhân là nhân tương ưng, nhân cộng sinh, nhân tương tợ, nhân nhất thiết biến.

Duyên thứ đệ: Là nhất thiết biến do kiến khổ đoạn theo thứ lớp sinh nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên cảnh giới: Là nhất thiết biến do kiến khổ đoạn tức duyên nơi nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên oai thế: Là không cùng tạo chướng ngại.

Nhất thiết biến do kiến khổ đoạn đối với không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn làm bốn duyên: Là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có hai nhân là nhân tương tợ, nhân nhất thiết biến.

Duyên thứ đệ: Là nhất thiết biến do kiến khổ đoạn theo thứ lớp sinh không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên cảnh giới: Là không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn duyên nơi nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên oai thế: Là không cùng tạo chướng ngại.

Nhất thiết biến do kiến khổ đoạn đối với nhất thiết biến do kiến tập đoạn làm bốn duyên: Là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có một nhân là nhân nhất thiết biến.

Duyên thứ đệ: Là nhất thiết biến do kiến khổ đoạn theo thứ lớp sinh nhất thiết biến do kiến tập đoạn.

Duyên cảnh giới: Là nhất thiết biến do kiến tập đoạn duyên nơi nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên oai thế: Là không cùng tạo chướng ngại.

Nhất thiết biến do kiến khổ đoạn đối với không nhất thiết biến do kiến tập đoạn, do kiến diệt đoạn, do kiến đạo đoạn, do tu đạo đoạn làm ba duyên là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên cảnh giới.

Duyên nhân: Có một nhân là nhân nhất thiết biến.

Duyên thứ đệ: Là nhất thiết biến do kiến khổ đoạn theo thứ lớp sinh các sử kia.

Duyên cảnh giới: Các sử kia duyên nơi tự chủng, không duyên nơi chủng khác.

Duyên oai thế: Là không cùng tạo chướng ngại.

Không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn đối với không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn làm bốn duyên là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có ba nhân là nhân tương ưng, nhân tương tợ và nhân cộng sinh.

Duyên thứ đệ: Là không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn, về sau theo thứ lớp sinh không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên cảnh giới: Là không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn duyên nơi không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn đối với nhất thiết biến do kiến khổ đoạn làm bốn duyên là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có một nhân là nhân tương tợ.

Duyên thứ đệ: Là không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên cảnh giới: Là nhất thiết biến do kiến khổ đoạn duyên nơi không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn đối với nhất thiết biến do kiến tập đoạn làm ba duyên là duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế, không có duyên nhân.

Duyên thứ đệ: Là không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh nhất thiết biến do kiến tập đoạn.

Duyên cảnh giới: Là nhất thiết biến do kiến tập đoạn duyên nơi không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Vì sao? Vì sử không nhất thiết biến, không vì chủng khác làm nhân.

Không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn đối với không nhất thiết biến do kiến tập đoạn, do kiến diệt đoạn, do kiến đạo đoạn, do tu đạo đoạn làm hai duyên là duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên nhân, không có duyên cảnh giới.

Duyên thứ đệ: Là không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh các sử kia.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Vì sao? Vì không làm nhân cho chủng khác.

Không có duyên cảnh giới: Vì sao? Vì không làm đối tượng duyên cho chủng khác.

Như nhất thiết biến, không nhất thiết biến do kiến khổ đoạn, thì nhất thiết biến, không nhất thiết biến do kiến tập đoạn nói cũng như thế.

Sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn đối với sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn làm bốn duyên: Là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có ba nhân là nhân tương ưng, nhân cộng sinh, nhân tương tợ.

Duyên thứ đệ: Sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn.

Duyên cảnh giới: Sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn duyên nơi sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn đối với sử duyên nơi vô lậu làm ba duyên: Là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên cảnh giới.

Duyên nhân: Có một nhân là nhân tương tợ.

Duyên thứ đệ: Là sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử duyên nơi vô lậu.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên cảnh giới: Vì sao? Vì sử kia duyên nơi vô lậu, là sử hữu lậu.

Sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn đối với sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn làm ba duyên: Là duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế, không có duyên nhân.

Duyên thứ đệ: Là sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn.

Duyên cảnh giới: Là sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn duyên nơi sử duyên theo hữu lậu do kiến diệt đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Vì sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn không phải là nhất thiết biến.

Sử không nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn đối với tất cả sử do kiến đạo đoạn, do tu đạo đoạn làm hai duyên là duyên thứ đệ, duyên oai thế.

Duyên thứ đệ: Sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử không nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn, sinh tất cả sử do kiến đạo đoạn, do tu đạo đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Như trên đã nói.

Không có duyên cảnh giới: Vì các sử kia không phải là nhất thiết biến, nên không duyên nơi chủng khác.

Sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn đối với sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn làm ba duyên là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên cảnh giới.

Duyên nhân: Có ba nhân là nhân tương ưng, nhân cộng sinh, nhân tương tợ.

Duyên thứ đệ: Là sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên cảnh giới: Vì sử kia duyên nơi vô lậu, là sử hữu lậu.

Sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn đối với sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn làm bốn duyên: Là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có một nhân là nhân tương tợ.

Duyên thứ đệ: Sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn.

Duyên cảnh giới: Sử duyên nơi hữu lậu do kiến diệt đoạn duyên nơi sử duyên theo vô lậu do kiến diệt đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Đối với sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn làm ba duyên: Là duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế, không có duyên nhân.

Duyên thứ đệ: Là sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn.

Duyên cảnh giới: Là sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn duyên nơi sử duyên theo vô lậu do kiến diệt đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Vì sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn chẳng phải là nhất thiết biến, nên không duyên nơi chủng khác.

Đối với sử không nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập, kiến đạo, tu đạo đoạn làm hai duyên: Là duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên nhân, không có duyên cảnh giới.

Duyên thứ đệ: Là sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử không nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn, sinh tất cả sử do kiến đạo, tu đạo đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Vì sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn không phải là nhất thiết biến, nên không làm nhân cho chủng khác.

Không có duyên cảnh giới: Là sử không nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn, tất cả sử do kiến đạo, tu đạo đoạn, không duyên nơi chủng khác.

Như sử duyên nơi hữu lậu, sử duyên nơi vô lậu do kiến diệt đoạn, thì sử duyên nơi hữu lậu, sử duyên nơi vô lậu do kiến đạo đoạn, nói cũng như thế.

Sử do tu đạo đoạn đối với sử do tu đạo đoạn làm bốn duyên: Là duyên nhân, duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế.

Duyên nhân: Có ba nhân: Là nhân tương ưng, nhân cộng sinh, nhân tương tợ.

Duyên thứ đệ: Là sử do tu đạo đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử do tu đạo đoạn.

Duyên cảnh giới: Là sử do tu đạo đoạn duyên nơi sử do tu đạo đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Sử do tu đạo đoạn đối với sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn làm ba duyên: Là duyên thứ đệ, duyên cảnh giới, duyên oai thế, không có duyên nhân.

Duyên thứ đệ: Là sử do tu đạo đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn.

Duyên cảnh giới: Là sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn duyên nơi sử do tu đạo đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Là sử do tu đạo đoạn chẳng phải là nhất thiết biến, nên không làm nhân cho chủng khác.

Đối với sử không nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn, cùng tất cả sử do kiến diệt, kiến đạo đoạn, có hai duyên: Là duyên thứ đệ, duyên oai thế, không có duyên nhân, không có duyên cảnh giới.

Duyên thứ đệ: Sử do tu đạo đoạn, sau đấy theo thứ lớp sinh sử không sử nhất thiết biến do kiến khổ, kiến tập đoạn, sinh tất cả sử do kiến diệt, kiến đạo đoạn.

Duyên oai thế: Vì không cùng tạo chướng ngại.

Không có duyên nhân: Sử do tu đạo đoạn không phải là nhất thiết biến, nên không vì chủng khác làm nhân.

Không có duyên cảnh giới: Các sử kia không phải là nhất thiết biến, nên không duyên nơi chủng khác.

Nhân nhất thiết biến nói ở đây tức như Phẩm Trí thuộc Kiền Độ Tạp đã nói rộng.

HẾT – QUYỂN 30