LUẬN A TỲ ĐÀM TỲ BÀ SA
STác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Giải thích: Năm trăm A La Hán
Hán dịch: Đời Bắc Lương, Sa môn Phù Đà Bạt Ma, Đạo Thái v.v…
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 17

Chương 1: KIỀN ĐỘ TẠP

Phẩm thứ 4: ÁI KÍNH, phần 2

Thế nào là số diệt (Trạch diệt)? Thế nào là phi số diệt (Phi trạch diệt)? Cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Vì nhằm ngăn chận ý của người khác, làm rõ nghĩa chính. Như phái Thí dụ nói: Ba thứ diệt không có thể. Vì nhằm ngăn chận ý tưởng của thuyết như thế và muốn nêu rõ ba thứ diệt đều có thể tướng, nên tạo ra phần Luận này.

Lại nữa, sở dĩ tạo ra phần Luận này là vì phái Tỳ-bà-xà-bà-đề (Luận Phân biệt) nói: Ba thứ diệt đều là vô vi. Vì muốn ngăn ý tưởng của thuyết như thế, để nói ba thứ diệt: hai thứ là vô vi, một thứ là hữu vi, nên tạo ra phần Luận này.

Hỏi: Thế nào là số diệt?

Đáp: Là nếu diệt tức đạt được giải thoát. Pháp kia diệt, người kia đạt được giải thoát, được giải thoát tức là đắc. Đó gọi là số diệt.

Hỏi: Thế nào là phi số diệt?

Đáp: Là nếu diệt không là phải giải thoát. Pháp kia nếu diệt, người kia đạt được là không được giải thoát, không được giải thoát là đắc. Đó gọi là phi số diệt.

Hỏi: Thế nào là vô thường diệt?

Đáp: Là các hành tan diệt. Vô thường diệt, các hành tan diệt, không phải như phân tán đống lúa, đậu v.v… Vô thường diệt là khiến cho các hành đối với một sát-na trước có thể có sự tạo tác và nơi sátna sau lại không thể có sự tạo tác nữa, không phải là không có thể của hành, chỉ nhằm ngăn chận sự tạo tác đó, nên nói như thế.

Hỏi: Phi số diệt cùng với vô thường diệt có gì khác biệt?

Đáp: Phi số diệt: Các thứ khổ của bệnh tật, gầy ốm, nguy khó, các thứ khổ não do mình tạo ra, do người khác gây tạo, những sự việc ma, các pháp tùy thế gian như thế, nếu được giải thoát. Đó gọi là phi số diệt.

Nếu nói các thứ không khó như bệnh tật ốm yếu, các thứ khổ não do mình tạo, do kẻ khác tạo, các thứ sự việc ma, nếu được giải thoát, thì đó gọi là các hành hữu lậu được phi số diệt. Nếu nói các pháp tùy thế gian v.v…, nếu được giải thoát, thì đấy gọi là các hành vô lậu được phi số diệt. Vì sao? Vì các hành vô lậu cũng ở nơi thế gian.

Vô thường diệt: Là khiến các hành tan diệt, cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì sao chỉ hỏi về phi số diệt và vô thường diệt, không hỏi về số diệt?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Vì ý của người tạo luận kia muốn thế, cho đến nói rộng.

Lại có thuyết cho: Trước đã nói về sự khác biệt. Như nói: Thế nào là số diệt? Diệt ấy là giải thoát, cho đến nói rộng. Hai diệt này đều không phải là giải thoát, do đó nên hỏi về sự khác biệt.

Lại có thuyết nêu: Do hai diệt này đều cùng không dụng công diệt.

Lại có thuyết nói: Đều nên hỏi về ba thứ diệt có khác biệt. Thế nào là số diệt? Đáp: Nếu diệt là tướng giải thoát không hệ thuộc. Phi số diệt: Là tướng giải thoát không phải là không hệ thuộc. Vô thường diệt: Không phải là tướng giải thoát, cũng không phải là không hệ thuộc.

Lại có thuyết cho: Số diệt là trong ấm, nhập, giới của ba đời có thể đạt được. Phi số diệt là trong pháp không sinh của đời vị lai có thể đạt được. Vô thường diệt là trong đời hiện tại có thể đạt được.

Lại có thuyết nêu: Số diệt là thiện, chỗ đắc của số diệt cũng thiện. Phi số diệt là vô ký, chỗ đắc của phi số diệt cũng là vô ký. Vô thường diệt có ba thứ, chỗ đắc của pháp đó cũng có ba thứ.

Lại có thuyết nói: Số diệt là không hệ thuộc, chỗ đắc của số diệt là hệ thuộc, không hệ thuộc. Phi số diệt là không hệ thuộc, chỗ đắc của pháp đó là hệ thuộc. Vô thường diệt là hệ thuộc, không hệ thuộc, chỗ đắc của pháp đó cũng là hệ thuộc, không hệ thuộc.

Lại có thuyết cho: Số diệt là phi học phi vô học, chỗ đắc của pháp đó là học, vô học, phi học phi vô học. Phi số diệt là phi học phi vô học, chỗ đắc của pháp đó cũng là phi học phi vô học. Vô thường diệt có ba thứ, chỗ đắc của pháp đó cũng có ba thứ.

Lại có thuyết nêu: Số diệt là không đoạn, chỗ đắc của số diệt hoặc do tu đạo đoạn, hoặc không đoạn. Phi số diệt là không đoạn, chỗ đắc của phi số diệt là do tu đạo đoạn trừ. Vô thường diệt có ba thứ, chỗ đắc của diệt đó cũng có ba thứ.

Lại có thuyết nói: Số diệt là quả của đạo, chỗ đắc của số diệt hoặc là đạo, hoặc là quả của đạo, hoặc không phải là đạo, không phải là quả của đạo. Phi số diệt không phải là quả của đạo, chỗ đắc của pháp đó không phải là đạo, không phải là quả của đạo. Vô thường diệt hoặc là đạo không phải là quả của đạo, hoặc là đạo cũng là quả của đạo, hoặc không phải là đạo cũng không phải là quả của đạo, chỗ đắc của pháp đó cũng như thế.

Lại có thuyết cho: Số diệt là thuộc về diệt đế, chỗ đắc của số diệt đó là thuộc về ba đế. Phi số diệt không phải thuộc về diệt đế, chỗ đắc của pháp đó là thuộc về khổ đế, tập đế. Vô thường diệt đều thuộc về ba thứ đế, chỗ đắc cũng như thế.

Hỏi: Những gì là nghĩa của số diệt?

Đáp: Số là tuệ, diệt là quả của tuệ, nên gọi là số diệt.

Lại có thuyết nói: Vì số riêng đạt được, nên nói là số diệt. Như lúc kiến khổ thì khổ nhẫn, khổ trí đạt được đều riêng; kiến tập, kiến diệt, kiến đạo đạt được cũng đều riêng, nên gọi là số diệt.

Lại có thuyết cho: Do khó đạt được phải dùng nhiều công sức, nên gọi là số diệt.

Hỏi: Diệt này là một thể hay là nhiều thể?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là một thể.

Hỏi: Nếu là một thể thì khi chứng đắc kiến đạo đoạn trừ các kiết diệt hết, cũng chứng đắc tu đạo đoạn trừ các kiết diệt hết chăng? Nếu chứng đắc, thì tu đạo không có công dụng. Nếu không chứng đắc, thì vì sao pháp của một thể, phần ít chứng, phần ít không chứng?

Đáp: Lại có thuyết nói: Thể của diệt có năm thứ phiền não do kiến khổ đoạn dứt là một thứ, cho đến phiền não do tu đạo đoạn dứt là thứ năm.

Hỏi: Điều này cũng có lỗi. Vì sao? Vì như khi chứng đắc sử phẩm thượng thượng của cõi dục do tu đạo đoạn trừ, lại chứng đắc sử phẩm còn lại diệt không? Nếu như chứng, thì đạo đối trị của phẩm còn lại tức không có công dụng? Nếu không chứng, thì vì sao pháp của một thể, phần ít chứng, phần ít không chứng?

Đáp: Lại có thuyết cho: Thể của diệt có mười ba. Do kiến đạo đoạn có bốn, do tu đạo đoạn có chín.

Sự việc này cũng có lỗi. Vì sao? Vì nếu khi chứng đắc sử nơi cõi dục do tu đạo đoạn trừ, lại chứng đắc sử của thiền thứ nhất do tu đạo đoạn trừ chăng? Hoặc chứng, hoặc không chứng, đều đồng với lỗi trước.

Lời bình: Nên tạo ra thuyết này: Tùy theo thể của pháp hữu lậu, thể của diệt cũng như thế.

Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao trước hỏi: Niết-bàn là một thể hay là nhiều thể?

Đáp: Trước tức nên nêu câu hỏi này: Nếu một chúng sinh khi chứng đắc của một pháp diệt, thì tất cả chúng sinh cũng đồng chứng diệt này chăng? Nếu đồng thì vì sao Niết-bàn không là pháp chung. Một chúng sinh khi đắc Niết-bàn, thì tất cả chúng sinh cũng nên đắc Niết-bàn. Nếu khác thì vì sao Niết-bàn không phải là pháp tương tợ?

Và như kinh này nói lại làm sao thông? Như nói: Sự giải thoát của Như Lai và sự giải thoát của A-la-hán là đồng, không khác biệt?

Đáp: Nên lập ra thuyết này: Như một chúng sinh chứng đắc pháp này, thì tất cả chúng sinh cũng đồng chứng pháp này.

Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao Niết-bàn không là pháp chung?

Đáp: Vì dùng thể mà nói thì đồng, nếu dùng đắc mà nói thì khác. Vì sao? Vì các đắc đều khác.

Hỏi: Nếu như vậy vì sao không là một chúng sinh khi đắc Niếtbàn, thì tất cả chúng sinh cũng đắc Niết-bàn?

Đáp: Nếu người do thành tựu Niết-bàn mà đắc thì đắc Niếtbàn. Nếu người không thành tựu đắc thì không đắc Niết-bàn.

Lại có thuyết nói: Nếu khi một chúng sinh chứng diệt này, thì chúng sinh khác chứng đắc đều khác.

Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao Niết-bàn không phải là pháp tương tợ?

Đáp: Nói không phải là tương tợ, là không phải nhân tương tợ, vì Niết-bàn không có nhân tương tợ, nên nói không phải là nhân tương tợ.

Hỏi: Nếu như vậy thì khổ pháp nhẫn không có nhân tương tợ, cũng là pháp không phải tương tợ chăng?

Đáp: Khổ pháp nhẫn tuy không từ nhân tương tợ sinh, nhưng có thể cùng với pháp khác tạo ra nhân tương tợ. Niết-bàn không từ nhân tương tợ sinh, cũng không cùng với pháp khác làm nhân tương tợ.

Lại có thuyết nói: Vì không đồng nên nói không tương tợ. Tánh của pháp hữu vi là đồng. Thế nào là tánh đồng? Là đồng tại thế gian, đồng là ấm, đồng là khổ, không có một pháp nào là thường, là thiện.

Lại có thuyết cho: Pháp của thế gian là đồng. Do pháp kia không phải là thế gian nên không đồng. Như thế, pháp ấm, pháp khổ, pháp các đời, pháp các nẻo, nên biết cũng như vậy.

Lại có thuyết nêu: Trước, sau là tương tợ. Vì pháp của Niết-bàn kia không có trước sau, nên nói là không tương tợ. Như trước sau, thì pháp thượng, trung, hạ cũng như thế.

Sự giải thoát của Như Lai, sự giải thoát của A-la-hán như Kinh (Luận) này đã nói làm sao thông? Do đều cùng là thường, là thiện.

Lại có thuyết nói: Do ở trong một thân quyết định đều cùng có. Vì sao? Vì tất cả chúng sinh đều có ba thứ tánh Bồ-đề, đó là Bồ-đề của Phật, Bồ-đề của Phật-bích-chi, Bồ-đề của Thanh văn. Nếu đi theo Phật đạo, cũng chứng pháp này. Nếu đi theo đạo Phật-bích-chi, đạo Thanh văn, thì cũng chứng pháp này. Vì thế nên nói là không khác biệt.

Lời bình: Không nên lập ra thuyết này. Như thuyết trước là tốt.

Hỏi: Số diệt trong vật bên ngoại là có đắc chăng? Nếu có đắc thì chúng sinh không thành tựu pháp bên ngoài làm sao đạt được? Nếu có đắc, thì nơi Kinh này nói làm sao thông? Như nói: Các Trưởng lão! Ta đã đoạn trừ tất cả ái, được nội giải thoát. Nếu không đắc, thì nơi Luận này lại làm sao thông? Như nói: Thế nào là cảnh giới đoạn? Là tất cả các hành đã đoạn. Đó gọi là cảnh giới đoạn, cho đến nói rộng.

Đáp: Nên nói thế này: Là có đắc.

Hỏi: Nếu như vậy thì không thành tựu pháp ngoài làm sao đạt được?

Đáp: Tuy không thành tựu pháp ngoài, nhưng vẫn đạt được số diệt của pháp ngoài. Như tám căn như mạng căn v.v… của quá khứ, vị lai, tuy không thành tựu, nhưng vẫn đạt được số diệt của chúng. Ta đã đoạn dứt tất cả ái, được nội giải thoát, như nơi Kinh này nói làm sao thông? Ở đây là nói: Nếu bên trong được giải thoát, nên biết là pháp ngoài cũng được giải thoát.

Lại có thuyết nói: Vì sự giải thoát này từ tự thân tu phương tiện mà đắc, không do người ngoài tu phương tiện mà đắc, thế nên nói là được nội giải thoát.

Lại có thuyết cho: Không được số diệt trong pháp ngoài.

Hỏi: Nếu như vậy thì nơi Luận này nói làm sao thông? Như nói: Tất cả các hành đoạn gọi là cảnh giới đoạn, cho đến nói rộng.

Đáp: Có hai thứ tất cả: Tất cả của phần và Tất cả của tất cả. Vì trong đây nói tất cả của phần, nên nói là tất cả.

Lại có thuyết cho: Có số diệt trong vật bên ngoài nhưng không thể đạt được.

Lời bình: Không nên tạo ra thuyết ấy. Vì thà nên nói là không có, không nên nói là có nhưng không thể đạt được. Dụng nào là không dùng vật là cũng có cũng đạt được. Nói như thế là tốt. Nếu như là số diệt của vật bên ngoài không thể đạt được, thì trái với Luận Ba-già-la-na (Luận Phẩm Loại Túc). Như nói: Thế nào là được pháp tác chứng? Đáp: Là tất cả pháp thiện. Pháp này là thiện, cũng được, vì có thể được chứng. Vì muốn không có lỗi như thế, nên nói là có thể đạt được.

Hỏi: Thể của số diệt này là ấm hay là không phải ấm? Nếu là ấm, thì vì sao không vốn là Niết-bàn? Vì sao? Vì trước đã có các ấm. Nếu không phải là ấm, thì vì sao là pháp không thực có mà tu về đạo?

Đáp: Nên lập ra thuyết này: Thể không phải là ấm, cũng chẳng phải không phải là ấm. Nhưng từ sắc ấm cho đến thức ấm, thể của chúng là đắc. Số diệt này cũng gọi là Niết-bàn, cũng gọi là không tương tợ, cũng gọi không phải là phẩm, cũng gọi là Vô-bạt-na (Bạtna Tần dịch là sắc, cũng nói là tánh, cũng nói là khen ngợi, cũng nói là chữ), cũng gọi là tối thắng, cũng gọi là trí, cũng gọi là ứng, cũng gọi là không gần gũi, cũng gọi là không tu, cũng gọi là đáng ưa thích, cũng gọi là gần, cũng gọi là diệu, cũng gọi là lìa.

Hỏi: Vì sao gọi là Niết-bàn?

Đáp: Bàn-na gọi là rừng. Niết gọi là lìa. Nghĩa là vĩnh viễn lìa rừng ấm, lìa ba rừng lửa, lìa bốn rừng, nên gọi là Niết-bàn. Lại nữa, nghĩa không đan dệt là nghĩa của Niết-bàn, như trước đã nói.

Vì sao gọi là không tương tợ? Vì không có nhân tương tợ, như trước đã nói, vì cũng không có thượng, trung, hạ, như trước đã nói.

Vì sao gọi không phải là phẩm? Vì lìa các phẩm. Như nói thể tánh của pháp hữu vi là phẩm. Những người tạo ra thuyết cho là có tướng trụ, là bốn tướng và pháp kia là năm pháp, là phẩm câu sinh. Những người tạo ra thuyết cho không có tướng trụ, là ba tướng cùng pháp kia là bốn pháp, là phẩm câu sinh. Vì pháp của số diệt kia không có tướng như thế, nên gọi không phải là phẩm.

Lại có thuyết nói: Pháp phẩm là thế gian. Pháp của số diệt kia là lìa thế gian, nên gọi không phải là phẩm. Các ấm, các khổ, các đời, các nẻo, nói cũng như thế.

Vì sao gọi là Vô-bạt-na? Vì thể của sự khen ngợi đã tự thành tựu, nên không chờ đợi khen ngợi nữa. Như người bản tánh hiền thiện, không đợi khen ngợi, vì vốn hiền thiện. Pháp của số diệt kia cũng như thế.

Lại nữa, trong pháp hữu vi, hoặc dùng nhân nêu quả, hoặc dùng quả để nêu nhân. Pháp của số diệt kia không có quả để có thể nêu nhân, không có nhân để có thể nêu quả.

Lại nữa, vì các Thánh đã thân chứng pháp này, nên không chờ đợi khen ngợi.

Lại nữa, không khen ngợi vì có vô biên sự xưng tán. Như nói về người đại đức: Đức của người này là không thể nêu bày. Pháp của số diệt kia cũng như thế.

Lại nữa, không thể khen ngợi, vì khắp chung quanh đều có sự xưng tán tốt đẹp. Như minh châu sạch xua tan bóng tối xung quanh. Pháp của số diệt kia cũng như thế. Cũng như nơi xứ hiện có của viên ngọc A-ba-na-gia đã được an lập. Như thế, nếu được giải thoát ở trong thân người, thì thân này gọi là an lập.

Lại nữa, không thể khen ngợi, gọi không phải là xưng tán. Vì không người nào có thể như pháp nói về lỗi kia, nên gọi không phải là khen ngợi.

Lại có thuyết cho: Vì lìa các tánh nên nói là Vô-bạt-na. Ở đây, vì không có tánh của Sát-lợi, Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà, nên nói là Vô-bạt-na. Cũng không có màu sắc xanh, vàng v.v…, nên nói là Vôbạt na. Pháp hữu vi, hoặc tánh là sắc, hoặc dựa vào sắc, hoặc làm chỗ dựa của sắc. Tánh của pháp kia không phải là sắc, cũng không phải dựa vào sắc, cũng không làm chỗ dựa của sắc.

Vì sao gọi là tối thắng? Do thượng diệu nên gọi là tối thắng. Như thế gian dùng thức ăn uống, y phục, chuỗi anh lạc v.v… thượng diệu, nên gọi là tối thắng.

Tôn giả Cù-sa nói: Pháp kia là tối thắng, vì là pháp thông suốt rốt ráo.

Vì sao gọi là trí? Vì do là quả của trí. Như trong kinh nói: Sáu nhập là nghiệp. Sáu nhập là quả của nghiệp. Tức là dùng tên của nghiệp để nói. Như đoạn là quả của trí, là dùng tên trí để nói. Như thiên nhãn, thiên nhĩ là quả của thông, nên dùng tên thần thông để nêu. Pháp kia cũng như thế. Vì là quả của trí, nên dùng tên trí để nói.

Vì sao gọi là ứng? Vì ứng hợp với việc thọ nhận cúng dường, nên gọi là ứng. Cúng dường trên hết hiện có của thế giới đều nên thọ nhận.

Vì sao gọi là không gần gũi? Vì không có thể gần gũi. Pháp hữu vi do tham quả đó nên gần gũi. Như người vì tham quả của hoa che mát, nên gần gũi nơi cây. Vì pháp kia cùng với các thứ trên trái nhau, nên gọi là không gần gũi.

Hỏi: Nếu nói không gần gũi thì vì sao trong kinh nói gần gũi với người sáng suốt?

Đáp: Do đạt được trí. Người sáng suốt là Đức Phật hoặc đệ tử của Đức Phật. Do gần gũi nên được nhẫn trí của đối tượng duyên và thành tựu chỗ đắc. Thế nên nói là gần gũi.

Lại có thuyết cho: Vì người sáng suốt là chỗ dựa cho việc đi đến nên nói là gần gũi. Như nói A-la-hán đi đến Niết-bàn.

Vì sao gọi là không tu? Vì không ở trong thân. Nếu pháp trụ ở trong thân, thì người tu pháp kia không ở trong thân, thế nên không tu.

Lại có thuyết nêu: Do không có pháp có thể tu. Như A-tỳ-đàm đã nói: Vì pháp tu không có trong số diệt kia, nên gọi là không tu.

Lại có thuyết nói: Vì do không có sự việc có thể gần gũi, thế nên không tu.

Hỏi: Nếu không tu thì như kệ này nói làm sao thôn? Như kệ nói:

Cù-đàm ngồi bên cây

Thiền tự không phóng dật

Không lâu hành Đạo tích

Niết-bàn ở trong tâm.

Đáp: Như Tôn giả Ba-xa đã nói: Niết-bàn ở trong tâm, nghĩa là trong tâm đã thành tựu được Niết-bàn.

Vì sao gọi là đáng ưa thích? Vì lìa tất cả khổ. Thánh nhân sợ khổ. Vì Niết-bàn không có khổ của thân tâm, nên Thánh nhân rất ưa thích. Như khổ thì giới ác, sinh tử tăng trưởng, già chết nói cũng như thế. Đức Thế Tôn nơi kinh nói: Thời giải thoát là pháp lạc. Giới vô lậu là giới lạc, do có thể đi đến Niết-bàn.

Vì sao gọi là gần? Vì là pháp có. Hoặc có thuyết nói là pháp không có. Nhưng pháp kia thật sự có thể tánh, thế nên nói là gần. Do sự việc này, nên nơi kinh, Đức Thế Tôn nói: Hành giả tinh tấn thành tựu mười lăm pháp. Đó gọi là học tích, được gần Niết-bàn.

Lại nữa, vì không lựa chọn thân nên gọi là gần. Nếu Sát-lợi tu đạo tức chứng. Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà tu đạo cũng chứng.

Lại nữa, vì không lựa chọn xứ sở, nên gọi là gần. Nếu ở nơi thôn xóm, hoặc ở xứ tĩnh lặng tu đạo, tức chứng đắc.

Lại nữa, vì là quán gần nên gọi là gần. Các Thánh khởi duyên, trí nhẫn kia hiện ở trước, chánh quán pháp này như ở trước mắt.

Lại nữa, vì so sánh tướng nên biết là gần. Như Luận Ba-già-lana nói: Thế nào là pháp xa? Nghĩa là pháp quá khứ, vị lai. Thế nào là pháp gần? Nghĩa là hiện ở trước và pháp vô vi.

Lại nữa, vì trụ nơi xứ gần đạt được nên gọi là ở gần. Xứ gần là đời hiện tại, vì chứng nơi đời hiện tại, nên gọi là gần.

Lại nữa, vì bỏ pháp gần tức được, nên gọi là gần. Pháp gần gọi là hiện tại. Thánh nhân bỏ pháp hiện tại, nhập Niết-bàn, nên gọi là gần.

Tôn giả Cù-sa nói: Tinh tấn, hướng nhập theo thứ lớp, tu phương tiện chính đáng đạt được, nên gọi là gần.

Lại nữa, vì thân định là chỗ dựa của Thánh đạo, pháp này thì không như vậy, nên gọi là gần. Nếu dựa vào thân này nên khởi Thánh đạo, các thân khác thì không thể. Niết-bàn thì không như vậy, mà tùy ở thân là chỗ dựa của tu đạo tức có thể chứng. Đó gọi là gần.

Hỏi: Vì sao gọi là diệu? Như đạo cũng là diệu, vì sao riêng gọi Niết-bàn là diệu? Như Luận Ba-già-la-na nói: Thế nào là pháp diệu? Là pháp thiện vô lậu.

Đáp: Đạo tuy là diệu, nhưng Niết-bàn là diệu trong diệu.

Lại nữa, đạo tuy là diệu, nhưng vì có lỗi xen tạp với vô thường. Niết-bàn thì không như thế.

Lại nữa, đạo tuy là diệu nhưng còn có đối trị sự chán bỏ căn thiện, như tam muội không không, tam muội vô tướng vô tướng, tam muội vô nguyện vô nguyện. Vì không có pháp thiện nào có thể chán bỏ Niết-bàn, nên gọi là pháp vi diệu.

Hỏi: Vì sao Niết-bàn gọi là lìa? Như đạo cũng là tướng lìa. Như Luận Ba-già-la-na nói: Thế nào là pháp lìa? Xuất yếu mọi thứ hệ thuộc nơi ba cõi. Là pháp học, pháp vô học của định thiện, tịch tĩnh và pháp của số diệt v.v…

Đáp: Niết-bàn chính là đạo lìa, là lìa, là có thể lìa.

Lại nữa, vì xả bỏ tất cả pháp, nên gọi là lìa. Pháp hữu lậu có hai thứ xả bỏ: (1) Xả do lìa dục. (2) Xả do trừ bỏ. Pháp hữu vi vô lậu tuy không có xả do lìa dục, nhưng có xả do trừ bỏ. Niết-bàn không có xả do lìa dục, cũng không có xả do trừ bỏ.

Lại nữa, đệ nhất nghĩa là lìa. Do sắc nên lìa dục. Do vô sắc nên lìa sắc. Đối tượng tạo tác của các hữu, đối tượng tư duy của các hữu, do Niết-bàn nên lìa.

Hỏi: Thế nào là phi số diệt?

Đáp: Là diệt, không phải là giải thoát.

Hỏi: Vì sao gọi là phi số diệt?

Đáp: Vì không dùng công sức tạo tác mà được, đó gọi là phi số diệt. Vì sao? Vì như người trụ nơi bốn phương này đã có sắc, thanh, hương, vị, xúc, là pháp của đối tượng duyên nơi năm thức thân, không do công sức tạo tác mà trụ, vì trong pháp không sinh, nên gọi là phi số diệt.

Hỏi: Do pháp nào có thể đạt được pháp này?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Do ấm, nhập, giới của quá khứ vị lai, chẳng phải là đời hiện tại. Vì sao? Vì ấm nhập giới ở trong thân hiện tại có thể đạt được. Nên như thuyết này nói: Trong mỗi mỗi sát-na có được có mất. Khi sát-na sinh thì mất, lúc sát-na diệt thì được.

Lại có thuyết cho: Đạt được trong đời vị lai, không phải là quá khứ. Vì sao? Vì các ấm quá khứ từng ở trong thân. Vì ấm ngày nay tức ở trong thân. Thuyết này cũng có lỗi. Vì sao? Vì khi pháp vị lai sinh, thì pháp này cũng xả bỏ.

Lời bình: Đạt được ở trong pháp vị lai không sinh. Nói như thế là đúng. Do đấy nên tất cả thời luôn tăng ích.

Hỏi: Số diệt nhiều hay phi số diệt nhiều?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Số diệt nhiều, phi số diệt ít. Vì sao? Vì số diệt ở trong pháp quá khứ, vị lai, hiện tại đạt được. Còn phi số diệt chỉ ở trong pháp vị lai không sinh đạt được.

Lại có thuyết cho: Phi số diệt nhiều, số diệt ít. Vì sao? Vì phi số diệt là ở trong pháp hữu lậu, vô lậu đạt được. Còn số diệt chỉ ở trong pháp hữu lậu đạt được.

Lời bình: Nên lập ra thuyết này: Hai pháp ấy đều cùng là vô lượng, vô biên. Do sự việc này, nên nêu ra bốn trường hợp: Có pháp là số diệt đạt được không phải là phi số diệt đạt được. Có pháp là phi số diệt đạt được không phải là số diệt đạt được. Có pháp là số diệt đạt được cũng là phi số diệt đạt được. Có pháp không phải là số diệt đạt được cũng không phải là phi số diệt đạt được.

Trường hợp thứ nhất: Là pháp hữu lậu của quá khứ, hiện tại và sinh của đời vị lai.

Trường hợp thứ hai: Là pháp vô lậu của đời vị lai không sinh.

Trường hợp thứ ba: Là pháp hữu lậu của đời vị lai không sinh.

Trường hợp thứ tư: Là pháp vô lậu của quá khứ, hiện tại và pháp vô lậu của đời vị lai tất sinh.

Như hàng phàm phu trụ ở đây, được phi số diệt của năm thức trong năm nẻo. Vì sao? Vì trong phàm phu kia hiện có sắc, thanh, hương, vị, xúc duyên nơi thức trụ, vì ở trong pháp không sinh, cho nên đạt được phi số diệt. Như sắc, thanh, hương, vị, xúc của xứ này, thì chúng sinh của năm xứ kia cũng đạt được phi số diệt ở đây. Nếu phần của nẻo ác đã đoạn dứt, thì chúng sinh kia đều đạt được phi số diệt trong nẻo ác.

Hỏi: Pháp gì có thể đoạn dứt nẻo ác?

Đáp: Hoặc là bố thí, hoặc là trì giới, hoặc là văn tuệ, hoặc là tư tuệ, như niệm xứ với pháp quán sổ tức, quán bất tịnh. Hoặc là tu tuệ, như pháp Noãn, pháp Đảnh, đến Nhẫn tất đoạn.

Tôn giả Bà-đàn-đà nói: Nếu không nhân nơi giác nhận biết pháp duyên khởi thì không dứt bỏ nẻo ác. Ở đây nói thế nào gọi là giác, nhận biết pháp duyên khởi? Đấy đều là đạo vô lậu.

Lời bình: Không nên tạo ra thuyết ấy. Nói như thế này là đúng: Hoặc dùng bố thí, hoặc dùng trì giới được phi số diệt nơi nẻo ác. Cho đến dùng Đảnh được phi số diệt của nẻo ác. Tự có chúng sinh được căn thiện như trên, đoạn phần nẻo ác, người căn độn cho đến Nhẫn thì đoạn.

Hỏi: Vì trong một thời đạt được phi số diệt của ba nẻo ác hay là theo thứ lớp mà đạt được?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ba thứ đạt được trong cùng một thời.

Hỏi: Nếu như vậy thì Đề-bà-đạt-đa sinh trong địa ngục, há không phải là được phi số diệt của ngạ quỷ, súc sinh chăng?

Đáp: Chỉ trừ một phần sinh của địa ngục, phần sinh của địa ngục khác và phần sinh của ngạ quỷ, súc sinh đạt được trong cùng một thời.

Lời bình: Nếu khởi căn thiện của phần đạt, đoạn dứt nẻo ác, thì tất cả nẻo ác đều được phi số diệt. Nếu do bố thí v.v… đoạn dứt nẻo ác, thì điều này không nhất định. Nếu dứt bỏ địa ngục thì được phi số diệt của địa ngục, nẻo khác thì không nhất định. Nẻo khác cũng như thế. Nếu dùng căn thiện của phần đạt để đoạn nẻo ác, thì nơi nẻo ác ấy trong cùng một lúc được phi số diệt.

Hỏi: Đã nói được phi số diệt của nẻo ác, lại làm thế nào đạt được phi số diệt của xứ sinh?

Đáp: Lúc trụ nơi nhẫn tăng thượng, trừ phần của bảy lần sinh trong hàng người, trời, phần của một lần sinh trong tất cả xứ của cõi sắc, vô sắc, ngoài ra các lần sinh đều được phi số diệt.

Tu-đà-hoàn hướng tới quả Tư-đà-hàm, trụ nơi đạo phương tiện không khởi đắc, thì Tư-đà-hàm được phi số diệt của phần sáu lần sinh nơi cõi dục. Nếu khởi đắc, thì khi trụ nơi đạo vô ngại thứ sáu tức được. Nếu Tư-đà-hàm hướng tới quả A-na-hàm, trụ nơi đạo phương tiện, không khởi đắc, thì A-na-hàm được phi số diệt của phần một lần sinh nơi cõi dục. Đạo vô ngại sau cùng được số diệt của phần tất cả sinh nơi cõi dục. Nếu khởi đắc, thì đạo vô ngại sau cùng được phi số diệt của phần một lần sinh nơi cõi dục, được số diệt của phần tất cả lần sinh nơi cõi dục. Khi lìa dục của thiền thứ nhất, nếu là pháp không thoái chuyển trụ nơi đạo phương tiện không khởi, thì được phi số diệt của phần hai lần sinh, hai phần của thiền thứ nhất. Đạo vô ngại sau cùng được số diệt của phần tất cả sinh nơi thiền thứ nhất. Nếu khởi, thì đạo vô ngại sau cùng được phi số diệt của phần hai lần sinh, được số diệt của phần tất cả lần sinh. Nếu là pháp thoái chuyển hoặc khởi hoặc không khởi, thì đạo vô ngại sau cùng được số diệt của phần tất cả lần sinh nơi địa thiền thứ nhất, không được phi số diệt. Cho đến lìa dục của xứ vô sở hữu, nói cũng như thế. Hoặc là lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, hoặc là người không thoái chuyển, trụ nơi đạo phương tiện không khởi, thì được phi số diệt của phần một lần sinh nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng. Đạo vô ngại sau cùng được số diệt của phần tất cả lần sinh nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng. Nếu khởi, thì đạo vô ngại sau cùng được phi số diệt của phần một lần sinh nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng, được số diệt của phần tất cả lần sinh. Nếu là pháp thoái chuyển, không khởi lìa dục, trụ nơi đạo phương tiện, được phi số diệt của phần sinh khác nơi tám địa. Đạo vô ngại sau cùng được số diệt của phần tất cả lần sinh nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng. Nếu khởi, thì đạo vô ngại sau cùng được phi số diệt của phần sinh khác trong tám địa, được số diệt của phần tất cả lần sinh nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng.

Hỏi: Đã nói về xứ sinh, còn các phiền não lại là thế nào?

Đáp: Lúc trụ nơi nhẫn tăng thượng, được phi số diệt của phiền não nơi ba cõi do kiến đạo đoạn trừ, tùy đạo vô ngại, tùy chủng loại được số diệt.

Nếu là Thánh nhân, là pháp không thoái chuyển, là không khỏi lìa dục của cõi dục, tùy chủng loại được đoạn, trụ nơi đạo phương tiện, được phi số diệt. Tùy đạo vô ngại, tùy chủng loại được số diệt. Nếu khởi, thì tùy đạo vô ngại, tùy chủng loại được phi số diệt, được số diệt. Nếu là pháp thoái chuyển hoặc khởi, hoặc không khởi, thì tùy đạo vô ngại, tùy chủng loại, không được phi số diệt, được số diệt. Cho đến lìa dục của xứ phi tưởng phi phi tưởng, nói cũng như thế.

Hỏi: Pháp thoái chuyển đối với các phiền não đến thời nào thì được phi số diệt?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu lúc tín giải thoát chuyển căn được kiến đáo, thì thời giải thoát chuyển căn được bất động.

Lời bình: Nên lập ra thuyết này: Nếu được quyết định, lại không thoái chuyển, bấy giờ được phi số diệt của các phiền não. Do sự việc này, nên nêu ra bốn tường hợp: Hoặc có phiền não trước được phi số diệt sau được số diệt. Hoặc có phiền não trước được số diệt sau được phi số diệt. Hoặc có đều cùng được. Hoặc có đều cùng không được.

Trường hợp thứ nhất: Trụ nơi nhẫn tăng thượng, phiền não nơi ba cõi do kiến đạo đoạn trừ là pháp không thoái chuyển. Không khởi lìa dục, trụ nơi đạo phương tiện do tu đạo đoạn trừ phiền não. Đó là trước được phi số diệt sau được số diệt.

Trường hợp thứ hai: Nếu là pháp thoái chuyển do tu đạo đoạn trừ phiền não nơi ba cõi. Đó là trước được số diệt sau được phi số diệt.

Trường hợp thứ ba: Nếu là pháp không thoái chuyển, khởi lìa dục, tùy đạo vô ngại, tùy chủng loại, được phi số diệt, được số diệt. Lại có lìa dục của cõi dục, khi đoạn trừ phiền não phẩm thượng thượng, năm thức thân nhiễm ô, ở nơi đối tượng duyên được phi số diệt, được số diệt. Cho đến lìa tám thứ dục cũng như thế. Nếu khi đoạn trừ phiền não phẩm hạ hạ, năm thức thân nhiễm ô nơi phẩm hạ hạ, ở nơi đối tượng duyên được phi số diệt, được số diệt, cũng được số diệt của hành thiện, vô ký không ẩn mất của cõi dục. Lìa dục nơi thiền thứ nhất, đoạn trừ phiền não phẩm thượng thượng, ba thức thân nhiễm ô của phẩm thượng thượng kia, ở nơi đối tượng duyên, được phi số diệt, được số diệt. Lìa tám thứ dục cũng như thế. Nếu khi đoạn trừ phiền não nơi phẩm hạ hạ, ba thức thân nhiễm ô của phẩm hạ hạ nơi thiền thứ nhất kia, ở nơi đối tượng duyên được phi số diệt, được số diệt của hành thiện vô ký không ẩn mất của địa thiền thứ nhất. Đó là đều cùng được.

Trường hợp thứ tư: Là trừ từng ấy sự việc trên.

Hỏi: Đã nói phiền não, còn đạo lại là thế nào?

Đáp: Người kiên tín, lúc hành đạo kiên tín, đối với đạo kiên pháp được phi số diệt. Người kiên pháp, lúc hành đạo kiên pháp, đối với đạo kiên tín được phi số diệt. Người kiến đáo, lúc hành đạo kiến đáo, đối với đạo tín giải thoát được phi số diệt. Người phi thời giải thoát, lúc hành đạo phi thời giải thoát, đối với đạo thời giải thoát được phi số diệt. Người Thanh văn đối với đạo Thanh văn quyết định, ở nơi đạo Phật đạo Phật-bích-chi được phi số diệt. Người Phật-bích-chi đối với đạo Phật-bích-chi quyết định, ở nơi đạo Phật, đạo Thanh văn, được phi số diệt. Người cầu đạo Phật, khi đối với Phật đạo quyết định, ở nơi đạo Thanh văn, đạo Phật-bích-chi được phi số diệt.

A-la-hán có sáu loại: (1) Pháp thoái chuyển. (2) Pháp tư duy.

(3) Pháp hộ trì. (4) Đẳng trụ. (5) Có thể thắng tấn. (6) Bất động.

Hỏi: Các A-la-hán này vào thời nào được phi số diệt?

Đáp: Nếu là người của pháp thoái chuyển, đối với pháp thoái chuyển quyết định thì ở nơi năm loại được phi số diệt. Nếu không quyết định thì không được. Cho đến loại có thể thắng tấn, nói cũng như thế. A-la-hán của pháp bất động: Được pháp bất động, ở nơi năm thứ đạo được phi số diệt.

Hỏi: Phi số diệt đều là thời thắng tấn đạt được, vì sao không phải là quả của đạo?

Đáp: Vào thời vốn lìa dục, vì không tạo phương tiện đạt được của pháp này, nên nếu vì phi số diệt tạo phương tiện thì phi số diệt tức không thể đạt được. Vì sao? Vì nếu tâm tham chấp hữu thì người này không thể vượt qua ba nẻo ác. Nếu tâm vì Niết-bàn thì có thể vượt qua nẻo ác.

Hỏi: Phi số diệt đạt được là quả của tâm nào?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là quả của tâm tạo ra xứ thọ sinh.

Lại có thuyết cho: Nếu tâm có thể khiến cho sự sinh nối tiếp, thì đó là quả công dụng của tâm kia.

Lời bình: Nên lập ra thuyết này: Tùy ở tâm nào đạt được phi số diệt, tức là quả của tâm đó.

Hỏi: Ở nơi pháp nào được phi số diệt?

Đáp: Ở trong pháp hệ thuộc ba cõi và không hệ thuộc thì được phi số diệt. Sinh nơi cõi dục, ở trong bốn pháp này đạt được. Sinh nơi cõi sắc, vô sắc cũng như thế. Phi số diệt đạt được tùy thuộc sinh nơi địa nào tức hệ thuộc địa đó.

Hỏi: Phi số diệt ở nơi pháp nào được tăng trưởng?

Đáp: Sinh trong cõi dục, ở nơi năm thức thân hệ thuộc cõi dục được tăng trưởng. Cũng có ý thức thân duyên nơi cõi dục hiện tại được tăng trưởng, nhưng vi tế khó hiện bày. Ở nơi ba thức của cõi sắc, vô lượng giải thoát, thắng xứ, nhất thiết xứ (Biến xứ) được tăng trưởng. Cõi vô sắc chỉ có nhất thiết xứ. Sinh trong cõi sắc, ở nơi năm thức thân của cõi dục được tăng trưởng. Ý thức cũng được tăng trưởng, nhưng vi tế, khó hiện. Ba thức của cõi sắc, vô lượng giải thoát, thắng xứ, nhất thiết xứ được tăng trưởng. Cõi vô sắc chỉ có nhất thiết xứ. Sinh trong cõi sắc, ở nơi năm thức của cõi dục, ba thức của cõi sắc, vô lượng giải thoát, thắng xứ, nhất thiết xứ được tăng trưởng.

Hỏi: Thánh nhân sinh trong cõi sắc, hệ thuộc nơi cõi dục, trong pháp nào được phi số diệt?

Đáp: Nơi thiền thứ nhất mạng chung, sinh trong thiền thứ hai, nơi quả của thiền thứ nhất và tâm biến hóa của cõi dục được phi số diệt. Nếu sinh trong thiền thứ ba, thì quả của thiền thứ nhất, thiền thứ hai và tâm biến hóa của cõi dục được phi số diệt. Nếu sinh trong thiền thứ tư, thì quả của thiền thứ nhất, thiền thứ hai, thiền thứ ba và tâm biến hóa của cõi dục được phi số diệt. Cho đến mạng chung ở nơi thiền thứ ba, sinh trong thiền thứ tư, thì quả của thiền thứ ba và tâm biến hóa của cõi dục được phi số diệt.

Hỏi: Mạng chung nơi cõi sắc, sinh trong cõi vô sắc, hệ thuộc cõi dục ở trong pháp nào được phi số diệt?

Đáp: Nếu ở thiền thứ nhất mạng chung, sinh trong cõi vô sắc, thì quả của thiền thứ tư và tâm biến hóa của cõi dục được phi số diệt. Mạng chung ở thiền thứ hai, sinh trong cõi vô sắc, thì quả của thiền thứ ba và tâm biến hóa của cõi dục được phi số diệt. Mạng chung ở thiền thứ ba, sinh trong cõi vô sắc, thì quả của thiền thứ hai và tâm biến hóa của cõi dục được phi số diệt. Mạng chung ở thiền thứ tư, sinh trong cõi vô sắc, thì quả của thiền thứ nhất và tâm biến hóa của cõi dục được phi số diệt.

Thánh nhân sinh trong cõi vô sắc, pháp hệ thuộc cõi dục, cõi sắc, thì không được phi số diệt. Vì sao? Vì trước đã được rồi.

Hỏi: A-la-hán nhập Niệt bàn trước được phi số diệt nhiều hay A-la-hán nhập Niết-bàn sau được phi số diệt nhiều?

Đáp: Người nhập Niết-bàn trước nhiều. Vào thời Phật Ca Diếp, số người nhập Niết-bàn thì nhiều đối với số người nhập Niết-bàn vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni. Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni, số người nhập Niết-bàn thì nhiều đối với số người nhập Niết-bàn vào thời Phật Di Lặc.

Hỏi: Những vị A-la-hán nào thành tựu phi số diệt nhiều nhất?

Đáp: Là A-la-hán sinh nơi cõi vô sắc, người trụ ở tâm sau cùng, đối với tất cả pháp, được phi số diệt nhiều nhất.

Hỏi: Từng có ấm, giới, nhập vĩnh viễn diệt mà không được phi số diệt chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là A-la-hán trụ nơi tâm sau cùng.

Lời bình: Không nên lập ra thuyết này. Vì sao? Vì không có ấm, giới, nhập nào đã vĩnh viễn diệt mà không được phi số diệt.

Hỏi: Lúc A-la-hán trụ nơi tâm sau cùng không phải là không được phi số diệt chăng?

Đáp: Không phải là không được phi số diệt. Vì sao? Vì A-lahán, nếu khi quyết định muốn nhập Niết-bàn, bấy giờ năm tâm hoặc sáu tâm, tức khởi hiện ở trước ấm, giới, nhập khác, đều được phi số diệt.

Đức Thế Tôn nói: Có hai cảnh giới Niết-bàn, là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư và cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư, cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Trên đã nói: Thế nào là số diệt? Đáp: Nếu diệt là giải thoát, thì số diệt kia có hai thứ: (1) Cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư. (2) Cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư. Nhưng chưa nói thế nào là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư, cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư? Nay vì muốn nói rõ về điều ấy, nên tạo ra phần Luận này.

Lại có thuyết nói: Cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư có Thể. Cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư là không có Thể.

Lại có thuyết cho: Cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư là thiện.

Cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư là vô ký.

Lại có thuyết nêu: Cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư là quả của đạo. Cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư không phải là quả của đạo.

Lại có thuyết nói: Cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư là thuộc về đế. Cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư là thuộc về phi đế.

Lại có thuyết cho: Cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư là hữu vi. Cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư là vô vi. Hữu lậu, vô lậu cũng như thế.

Vì nhằm ngăn chặn ý của các thuyết như thế và muốn nêu rõ nghĩa này đều cùng là vô lậu.

Do sự việc như thế, tức nhằm ngăn chặn nghĩa của người khác, hiển bày nghĩa của mình, cho đến nói rộng, nên tạo ra phần Luận này.

Hỏi: Thế nào là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư?

Đáp: Là A-la-hán trụ nơi thọ mạng, bốn đại chưa diệt, cho đến nói rộng. Bốn đại tức là bốn đại chủng. Các căn là sắc tạo. Tâm nối tiếp là tâm tâm số pháp. Nếu tâm tâm số pháp nơi sắc tạo của bốn đại này chưa diệt, là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư.

Lại có thuyết nói: Bốn đại là thân bốn đại. Các căn tức là các căn. Tâm nối tiếp là tánh giác. Nếu thân, các căn, tánh giác chưa diệt, là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư. Vì các hữu dư như thế v.v…, nên gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư. Thân có hai thứ: (1) Thân phiền não. (2) Thân sinh. Tuy không có thân phiền não nhưng có thân sinh.

Lại có thuyết cho: Thân có hai thứ: Có nhiễm ô, không nhiễm ô. Nhiễm ô đã hết, chỉ có không nhiễm ô. Thế nên, nói bốn đại v.v… hữu dư nên nói là hữu dư. Bốn đại sinh ra pháp nào? Tức sinh ra sắc tạo, dựa nơi sắc tạo, có thể sinh ra tâm tâm số pháp, cho đến nói rộng. Thân kia đã đoạn trừ tất cả kiết, được tác chứng. Đó gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư.

Hỏi: Thế nào cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư?

Đáp: Nếu A-la-hán đã nhập Niết-bàn, bốn đại diệt, cho đến nói rộng. Bốn đại tức là bốn đại. Các căn là sắc tạo. Tâm nối tiếp là tâm tâm số pháp. Nếu bốn đại, các căn, tâm tâm số pháp này diệt, thì đó gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư.

Lại có thuyết nói: Bốn đại tức thân bốn đại. Các căn tức là các căn. Tâm nối tiếp là tánh giác. Nếu các căn, tánh giác của thân diệt, thì đó gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư.

Hỏi: Văn này không nên nói: Các căn, tánh giác của thân diệt, gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư. Nên lập ra thuyết này: A-lahán đã dứt hết tất cả kiết, nhập Niết-bàn. Đó gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư. Nhưng không nói là có ý gì?

Đáp: Vì Tôn giả kia đã dựa vào thế tục để nói. Vì nói tin nơi kinh nên nói thế này: Khi A-la-hán mất, phong đại có thể làm hao tổn hỏa đại. Hỏa đại bị tổn giảm nên ăn uống không tiêu. Do ăn uống không tiêu nên bốn đại yếu ớt. Bốn đại yếu nên các căn cũng yếu. Các căn yếu kém, nên không thể cùng với tâm tâm số pháp làm chỗ nương dựa. Vì tâm tâm số pháp không có chỗ nương dựa, nên tức không sinh. Tâm tâm số pháp không sinh, nên là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư. Thân có hai thứ: (1) Thân sinh. (2) Thân phiền não. Hai thứ thân này đều cùng diệt. Đó gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư.

Lại có thuyết cho: Thân có hai thứ: Nhiễm ô và không nhiễm ô. Hai thứ thân này đều diệt, tất cả kiết sử đều đoạn. Đó gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư.

Hỏi: Vì sao trong đây không nói đoạn dứt tất cả kiết được tác chứng?

Đáp: Do hiện tại được tác chứng, nên nói là được tác chứng. Vì hiện tại của thời gian kia đã diệt, nên không nói là được tác chứng.

Lại có thuyết nêu: Có xứ chúng sinh có đắc. Ai đạt được đắc này nói là Đề-bà-đạt-đa, Diên-nhã-đạt-đa. Trong cảnh giới Niết-bàn kia, vì không có chúng sinh khác biệt như thế, chỉ là pháp tánh, thế nên không nói được tác chứng.

Hỏi: Hàng phàm phu, người hữu học đoạn trừ là cảnh giới Niếtbàn của thân hữu dư, hay là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư?

Đáp: Cũng không gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư, cũng không gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư. Chỉ gọi là đoạn. Cũng gọi làkhông dục. Cũng gọi là diệt. Cũng gọi là phần ít của đế, là phần ít của trí đoạn, chẳng phải là phần ít của trí đoạn. Là phần ít của quả Sa-môn, không phải là quả Sa-môn.

Hỏi: Từng có A-la-hán không trụ nơi cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư, không trụ nơi cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư chăng?

Đáp: Như Bản Luận đã nói là có. Như nói: Gồm đủ ba sự gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư. Không có ba sự gọi là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư.

A-la-hán sinh nơi cõi sắc, nhập định diệt tận, chỉ có các căn của bốn đại, không có tâm nối tiếp. A-la-hán sinh nơi cõi vô sắc, chỉ có tâm nối tiếp, không có bốn đại nơi các căn. A-la-hán sinh nơi cõi dục, chỉ có tâm nối tiếp của bốn đại, có các căn không đủ.

Lời bình: Các A-la-hán như thế, đều nên nói là trụ nơi cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư. Văn của luận tức nên nói như thế này: Thế nào là trụ nơi cảnh giới Niết-bàn của thân hữu dư? Đáp: Là A-la-hán trụ nơi thọ mạng, tất cả kiết đều dứt hết, được tác chứng. Thế nào là cảnh giới Niết-bàn của thân vô dư? Đáp: Là A-la-hán đã dứt hết tất cả kiết, nhập Niết-bàn. Nếu nói như thế, tức gồm thâu hết những người sinh nơi cõi dục, sinh nơi cõi sắc, sinh nơi cõi vô sắc, có tâm, không có tâm, đủ căn, không đủ căn.

Niết-bàn nên nói là học chăng? Cho đến nói rộng.

Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?

Đáp: Trước đã nói số diệt là hai thứ cảnh giới Niết-bàn, cho đến nói rộng. Nhưng chưa nói là học, vô học, phi học phi vô học. Nay vì muốn nêu bày nên tạo ra phần Luận này.

Lại nữa, vì lý do gì tạo ra phần Luận này? Vì nhằm ngăn chận ý tưởng của nghĩa đều cùng. Như Bộ Độc Tử nói: Niết-bàn có ba thứ là học, vô học, phi học phi vô học. Nếu học đoạn trừ các kiết, được tác chứng, thì đó gọi là học. Nếu vô học đoạn trừ các kiết, được tác chứng, thì đó gọi là vô học. Nếu phi học phi vô học đoạn trừ các kiết, được tác chứng, thì đó gọi là phi học phi vô học. Vì nhằm chận ý của các thuyết như thế và muốn hiển bày nghĩa của mình, nên tạo ra phần Luận này.

Hỏi: Niết-bàn nên nói là học, vô học, phi học phi vô học chăng?

Đáp: Niết-bàn nên nói là phi học phi vô học.

Lại có thuyết cho: Niết-bàn là học, vô học, phi học phi vô học. Đây là thuyết của Bộ Độc Tử đã nói. Vì sao? Vì Bộ ấy nói Niết-bàn có ba thứ tánh. Nếu học đoạn trừ các kiết, được tác chứng, thì đó gọi là học. Vô học, phi học phi vô học, nói cũng như vậy.

Tạo ra thuyết như thế tức có lỗi lớn. Vì sao thể của một giải thoát mà thành ba, đắc, đối tượng đắc tức có ba tánh.

Như nghĩa của tôi: Tức như văn này, như nghĩa này, như luận này, như ý của tôi v.v…, Niết-bàn là phi học phi vô học. Đây là Tôn giả Ca Chiên Diên Tử muốn bày rõ ý của mình, tức nơi Bản Luận nên đồng nói như thế, không nên lập ra thuyết khác. Vì sao? Vì nếu lập ra thuyết khác, thì như phái Dục-đa-bà-đề đã nói là có lỗi.

Lại có thuyết nói: Nên tạo ra thuyết khác. Vì sao? Vì phái Tỳbà-xà-bà-đề hỏi phái Dục-đa-bà-đề: Như thế ông nói Niết-bàn là phi học phi vô học chăng? Đây là hỏi, cũng là lời nói định rõ. Vì sao? Vì nếu không định rõ lời nói của người khác mà nói về lỗi của họ, thì điều này là không thể. Phái Dục-đa-bà-đề đáp: Như thế. Phái Tỳbà-xà-bà-đề lại nêu vấn nạn: Ý của ông là thế nào? Nếu trước dùng đạo thế tục đoạn trừ kiết, được tác chứng, cho đến nói rộng, thì được quả A-na-hàm, đạo ấy là học chăng? Phái Dục-đa-bà-đề đáp: Không. Vì sao? Vì như tôi đã nói Niết-bàn là phi học phi vô học. Phái Dụcđa-bà-đề muốn nói lỗi của phái Tỳ-bà-xà-bà-đề. Nếu như trước đã dùng đạo thế tục đoạn trừ kiết, được tác chứng, cho đến nói rộng, cho đến được quả A-na-hàm, tức đạo ấy là học, thì gốc nên là học. Nếu không đắc quả mà là học, thì sự việc này không thể hướng đến A-lahán đoạn trừ kiết, tác chứng. A-la-hán đoạn trừ kiết tác chứng nhưng thoái chuyển, nói cũng như thế. Phái Dục-đa-bà-đề ở trong pháp của người khác không thuận theo nghĩa: Tức gom góp để một chỗ nhằm nói lỗi của người khác. Nếu chính Niết-bàn là phi học phi vô học, thì lại tạo học, học tạo vô học, vô học tạo học. Đây tức là không nhất định. Nếu đã không nhất định, tức là vô thường. Nếu vô thường, thì hữu vi, vô vi không có khác biệt. Vì sao? Vì Niết-bàn chưa từng tạo phi học phi vô học, lại còn tạo học, học tạo vô học, vô học tạo học. Vì thế nên Niết-bàn nơi tất cả thời là thường, là tịch diệt, là phi học phi vô học, nói rộng như nơi Bản Luận.

Lại có thuyết cho: Vì phái Dục-đa-bà-đề muốn nói lỗi của phái Tỳ-bà-xà-bà-đề. Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề có hai thứ lỗi: (1) Nói Niết-bàn là phi học phi vô học, lại tạo học, học tạo vô học, vô học tạo học. (2) Nói Niết-bàn là phi học phi vô học, tức luôn là phi học phi vô học, học luôn là học, vô học luôn là vô học.

Phái Dục-đa-bà-đề vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Niết-bàn là phi học phi vô học, lại tạo học, học tạo vô học, vô học tạo học. Như thế ông đã nói Niết-bàn là phi học phi vô học, sau đấy lại tạo học chăng? Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề đáp: Như thế.

Phái Dục-đa-bà-đề lại vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Ý ông nghĩ sao? Nếu trước đã dùng đạo thế tục, cho đến nói rộng. Sau thấy bốn Thánh đế, được quả A-na-hàm, đạo ấy là học chăng? Phái Tỳbà-xà-bà-đề đáp: Như thế. Vì sao? Vì tôi nói Niết-bàn là phi học phi vô học, lại tạo ra học.

Phái Dục-đa-bà-đề lại hỏi phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Ý ông thế nào? Trước đã dùng đạo thế tục đoạn trừ kiết, được tác chứng, là phi học phi vô học, tức phi học phi vô học kia tạo ra học chăng? Phái Tỳ-bàxà-bà-đề đáp: Như thế. Vì sao? Vì tôi đã nói phi học phi vô học, sau tạo ra học.

Phái Dục-đa-bà-đề lại nói lỗi của phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Nếu trước đã dùng đạo thế tục đoạn trừ kiết, được tác chứng, sau được quả A-na-hàm, nên là người học, tức gốc nên là học. Nếu không được quả mà là người học, tức là không thể.

Phái Dục-đa-bà-đề lại vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Hướng đến A-la-hán, đoạn trừ kiết, được tác chứng là học. Về sau, tạo ra A-la-hán vô học, đoạn trừ kiết, được tác chứng, thoái chuyển tạo ra học, nói cũng như thế.

Phái Dục-đa-bà-đề ở trong pháp của người khác đã không thuận theo nghĩa, tập hợp để ở một xứ , nói lỗi như trên.

Nếu nói Niết-bàn là phi học phi vô học, luôn là phi học phi vô học, cho đến vô học, luôn là vô học, là phái Dục-đa-bà-đề vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Ông nói Niết-bàn có ba thứ chăng? Đáp: Như thế.

Phái Dục-đa-bà-đề vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Ý ông thế nào? Nếu trước đã dùng đạo thế tục đoạn trừ dục, ái, giận, chưa thấy chân đế, vì muốn được thấy, nên siêng năng tu tập theo phương tiện. Lúc tu tập theo phương tiện đã được thấy chân đế, được quả A-nahàm. Phương tiện đó là học chăng? Đáp: Như thế. Vì sao? Vì tôi nói Niết-bàn có ba thứ.

Phái Dục-đa-bà-đề vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Ý ông nghĩ sao? Nếu trước đã dùng đạo thế tục đoạn trừ kiết, được tác chứng, là phi học phi vô học, về sau được quả A-na-hàm, tức là học chăng? Đáp: Không phải. Vì sao? Vì tôi đã nói Niết-bàn là phi học phi vô học, luôn là phi học phi vô học, cho đến nói rộng.

Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề vấn nạn lại phái Dục-đa-bà-đề: Nếu chính Niết-bàn là phi học phi vô học, sau tạo ra học, khi chưa được quả A-na-hàm, gốc nên là học.

Phái Dục-đa-bà-đề vì muốn bỏ lỗi này, nên nói: Nếu không được quả A-na-hàm mà là người học, thì điều này tức không thể.

Phái Dục-đa-bà-đề lại vấn nạn phái Tỳ-bà-xà-bà-đề: Nếu hướng đến quả A-la-hán đoạn trừ kiết, tác chứng, thì A-la-hán đoạn trừ kiết tác chứng thoái chuyển nói cũng như thế.

Phái Dục-đa-bà-đề ở trong pháp của người khác không thuận theo nghĩa, tập hợp để ở một xứ nhằm nói lỗi của phái Tỳ-bà-xàbà-đề: Nếu chính Niết-bàn là phi học phi vô học, sau tạo ra học, học tạo vô học, vô học tạo học, phi học phi vô học thường là phi học phi vô học, cho đến vô học thường là vô học. Đây tức là không nhất định. Nếu không nhất định tức là vô thường. Nếu là vô thường thì hữu vi vô vi không có khác biệt. Niết-bàn chưa từng tạo ra phi học phi vô học, về sau tạo ra học, học tạo vô học, vô học tạo học, phi học phi vô học thường là phi học phi vô học, cho đến vô học thường là vô học.

Do sự việc này, nên Niết-bàn đối với tất cả thời là thường, là tịch diệt. Về phi học phi vô học, nói rộng như nơi Bản Luận.

Hỏi: Đã nói về đắc, lại có đắc nữa chăng? Nếu hiện có đắc lại có đắc nữa, tức là vô cùng. Nếu vô cùng là không thành tựu đắc ấy.

Đáp: Nên lập biện Luận này: Đắc lại có đắc.

Hỏi: Nếu như vậy tức là vô cùng?

Đáp: Vô cùng thì có lỗi gì? Vì đời vị lai rất rộng, có thể chấp nhận đắc này. Do pháp sinh tử là vô cùng, nên đắc cũng lại như thế. Thế nên khó đoạn, khó trừ, khó vượt qua. Các thứ khổ nối tiếp cũng như mắc xích.

Lại có thuyết nói: Do đều cùng ở trong một sát-na của một đời, nên không phải là vô cùng.

Lời bình: Nên lập ra thuyết này: Lúc pháp sinh, ba pháp đều cùng sinh. Nghĩa là pháp, đắc, đắc của đắc. Do đắc nên thành tựu pháp kia và đắc của đắc. Do đắc của đắc nên thành tựu đắc. Thế nên không phải là vô cùng. Vì sự việc ấy nên tạo ra biện luận này.

Hỏi: Từng có hành ấm, sắc ấm đồng ở nơi một đắc chăng?

Đáp: Có. Đó là sắc, đắc của đắc. Cho đến hành ấm, thức ấm nói cũng như thế. Hữu vi, vô vi cũng đồng một đắc. Vì sao? Vì đắc của vô vi được vô vi và đắc của đắc. Đó gọi là hữu vi, vô vi đồng chung một đắc.

Hỏi: Có thành tựu đắc của quá khứ, vị lai không? Nếu thành tựu, thì vì sao không phải là vô cùng? Vì sao? Vì khi pháp sinh, pháp đắc, đắc của đắc đều cùng sinh. Ba thứ thứ này diệt rồi, tức sinh sáu đắc: ba là đắc, ba là đắc của đắc. Sáu ấy sinh ra mười hai. Mười hai sinh ra hai mươi bốn, cho đến vô lượng, vô biên. Nếu không thành tựu, thì nơi Kiền Độ Định đã nói làm sao thông? Như nói: Mạng chung ở cõi vô sắc, sinh trong cõi dục, đã được ấm, giới, nhập, bốn đại, căn thiện, bất thiện, vô ký, phiền não, kiết, phược, sử, triền, nên nói vốn là đắc của đắc hay vốn không phải là đắc của đắc? Đáp: Thiện nhiễm ô nên nói vốn là đắc của đắc. Báo nên nói vốn không phải là đắc của đắc. Đắc kia cũng có thiện, cũng có nhiễm ô.

Đáp: Lại có thuyết cho: Có thành tựu đắc của quá khứ, vị lai.

Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao không phải là vô cùng?

Đáp: Giả như khiến là vô cùng thì lại có lỗi gì? Vì đời vị lai là cùng, không có xứ dung chứa chăng? Do sinh tử là vô cùng, nên khó đoạn, khó trừ, khó vượt qua, các thứ khổ nối tiếp cũng như vòng xích.

Lại có thuyết nói: Không có thành tựu.

Hỏi: Nếu vậy, như nói ở cõi vô sắc mạng chung, sinh nơi cõi dục, cho đến nói rộng. Văn này nói làm sao thông?

Đáp: Văn này không nói đắc, chỉ nói pháp không do đắc gồm thâu.

Lời bình: Không nên tạo ra thuyết trên. Nên lập ra thuyết này: Có thành tựu đắc của quá khứ, vị lai. Vì sao? Do đắc nên quả Sa-môn có khác biệt. Nếu không thành tựu đắc của quá khứ, vị lai, thì trong mỗi mỗi sát-na, quả Sa-môn cũng được, cũng bỏ. Người tu phạm hạnh không có tâm nghỉ ngơi, lại còn có lỗi. Vì ba sự nên bỏ đạo Thánh: (1) Thoái chuyển. (2) Chuyển căn. (3) Đắc quả. Không nhân nơi ba thứ này, cũng bỏ Thánh đạo, nhưng vì không có điều ấy, thế nên có thành tựu đắc của quá khứ, vị lai. Nghĩa là khổ pháp nhẫn có mười lăm đắc: (1) Là khổ pháp nhẫn đều cùng có. (2) Là khổ pháp trí đều cùng có. Cho đến đạo tỷ nhẫn đều cùng có mười lăm. Cho đến trí đầu tiên của vô học, trừ tự thể của nó, đều là nhân, nói rộng như trên.

Đắc của khổ, tập đế thuộc về khổ, tập đế. Đắc của diệt đế thuộc về ba đế. Đắc của đạo đế tức thuộc về đạo đế.

Khổ, tập, đạo đế thuộc ba đời, đắc kia cũng thuộc về ba đời. Diệt đế không thuộc về ba đời. Đắc của ba đời thuộc về ba đời.

Khổ, tập đế là thiện, bất thiện, vô ký, nên đắc của khổ, tập đế kia cũng là thiện, bất thiện, vô ký. Diệt, đạo đế là thiện, nên đắc của diệt, đạo đế cũng là thiện.

Khổ, tập đế là hệ thuộc nơi ba cõi, nên đắc của chúng cũng hệ thuộc nơi ba cõi. Diệt đế là không hệ thuộc, nên đắc của diệt đế là hệ thuộc cõi sắc, vô sắc, cũng là không hệ thuộc. Đạo đế là không hệ thuộc, nên đắc của đạo đế cũng là không hệ thuộc.

Khổ, tập đế là phi học phi vô học, nên đắc của khổ, tập đế cũng là phi học phi vô học. Diệt đế là phi học phi vô học, nên đắc của diệt đế là học, vô học, phi học phi vô học. Đạo đế là học, vô học, nên đắc của đạo đế cũng là học, vô học.

Khổ, tập đế là do kiến đạo, tu đạo đoạn, nên đắc của chúng cũng là do kiến đạo, tu đạo đoạn. Diệt đế là không đoạn, nên đắc của diệt đế là do tu đạo đoạn, không đoạn. Đạo đế là không đoạn, nên đắc của đạo đế đó cũng là không đoạn.

Đắc của giải thoát nơi cõi dục do kiến đạo, tu đạo đoạn, cho đến đắc của giải thoát nơi xứ vô sở hữu do kiến đạo, tu đạo đoạn, có ba thứ: Học, vô học, phi học phi vô học. Đắc của tám thứ giải thoát nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng do kiến đạo tu đạo đoạn có hai thứ: Học, vô học. Đắc của giải thoát thứ chín là vô học. Vì sao? Vì đắc đó cùng với tận trí đều cùng sinh.

Hỏi: Nơi cõi dục do kiến đạo tu đạo đoạn, cho đến xứ phi tưởng phi phi tưởng do kiến đạo tu đạo đoạn, là đắc của giải thoát kia thuộc về bao nhiêu địa?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Tùy thuộc vào đạo đối trị đoạn trừ ở nơi địa nào thì đắc kia cũng như thế. Các thuyết này nói: Tùy thuộc vào đạo đối trị đoạn trừ, ở nơi địa nào thì đắc kia cũng như thế: Nghĩa là đắc của giải thoát nơi cõi dục do kiến đạo, tu đạo đoạn thuộc về thiền vị chí. Đắc của giải thoát nơi thiền thứ nhất thuộc về ba địa là vị chí, thiền thứ nhất, thiền trung gian. Đắc của giải thoát nơi thiền thứ hai thuộc về bốn địa. Thiền thứ ba thuộc về năm địa. Thiền thứ tư thuộc về sáu địa, do kiến đạo, tu đạo đoạn. Cõi vô sắc, xứ không do tu đạo đoạn thuộc về bảy địa. Xứ Thức thuộc về tám địa. Xứ vô sở hữu, xứ phi tưởng phi phi tưởng thuộc về chín địa.

Lại có thuyết cho: Tùy thuộc vào địa hiện tại do đối trị lỗi lầm nên đắc cũng như thế. Các thuyết này nói: Tùy thuộc vào địa hiện tại có đối trị lỗi lầm nên đắc kia cũng như thế. Đắc của giải thoát nơi cõi dục, cõi sắc do kiến đạo, tu đạo đoạn thuộc về sáu địa. Nơi xứ Không do kiến đạo, tu đạo đoạn thuộc về bảy địa. Nơi xứ Thức do kiến đạo, tu đạo đoạn thuộc về tám địa. Nơi xứ vô sở hữu, xứ phi tưởng phi phi tưởng do kiến đạo, tu đạo đoạn thuộc về chín địa.

Lại có thuyết nêu: Tùy địa có phần pháp trí, địa đó cũng có đắc của giải thoát nơi cõi dục do kiến đạo, tu đạo đoạn. Nếu địa có phần tỷ trí, thì địa đó cũng có đắc giải thoát nơi cõi sắc, vô sắc do kiến đạo, tu đạo đoạn. Các thuyết ấy cho: Tùy theo địa kia có phần pháp trí thì địa đó cũng như thế. Nghĩa là đắc giải thoát nơi cõi dục do kiến đạo, tu đạo đoạn thuộc về sáu địa. Đắc của giải thoát nơi cõi sắc, vô sắc do kiến đạo, tu đạo đoạn thuộc về chín địa.

Lời bình: Không nên tạo ra thuyết này. Như thuyết trước đã nói: Tùy theo địa có đạo đối trị đoạn trừ, thì đắc của địa đó cũng như thế, là tốt.

Hỏi: Nếu dùng pháp trí của diệt, đạo để lìa dục nơi cõi sắc, vô sắc, thì đắc giải thoát nơi hai cõi ấy do tu đạo đoạn là phần của pháp trí hay là phần của tỷ trí?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là phần của pháp trí. Vì sao? Vì là đối tượng chứng đắc của pháp trí.

Lời bình: Không nên tạo ra thuyết ấy, vì là phần của tỷ trí.

Hỏi: Là đối tượng chứng đắc của pháp trí, vì sao nói là phần của tỷ trí?

Đáp: Tuy là đối tượng chứng đắc của pháp trí, nhưng do là đối tượng nhận biết của tỷ trí, nên đều là pháp đối trị căn bản nơi cõi sắc, vô sắc, tùy theo sự đoạn trừ nào nhưng đều là phần của tỷ trí.

Hỏi: Nếu lìa năm thứ dục, nhập kiến đạo, khổ pháp nhẫn diệt, khổ pháp trí sinh, năm thứ dục nơi cõi dục do kiến khổ đã đoạn trước kia, cùng với bốn thứ dục đã đoạn trong sát-na ấy, và chín thứ kia là cùng với khổ pháp nhẫn đều cùng sinh vô lậu được tác chứng. Như thế, cho đến đạo pháp nhẫn diệt, đạo pháp trí sinh. Năm thứ dục nơi cõi dục do kiến đạo đã đoạn trước kia, cùng với bốn thứ dục đã đoạn trong sát-na ấy, và chín thứ kia là cùng với đạo pháp trí đều cùng sinh vô lậu được tác chứng. Nếu đạo tỷ nhẫn diệt, đạo tỷ trí sinh, thì nơi thời gian này được đắc của giải thoát nơi ba cõi do kiến đạo đoạn cùng với đạo tỷ trí đều cùng sinh. Người kia, đã được tu đạo đoạn trừ năm thứ dục nơi cõi dục có được đắc của giải thoát vô lậu không?

Đáp: Tôn giả Tăng-già-bà-tu nói: Được. Vì sao? Vì Tu-đà-hoàn này cũng là hướng Tư-đà-hàm.

Lời bình: Không nên tạo ra thuyết ấy. Nói không được là tốt. Vì sao? Vì không thể nói lúc trụ nơi quả, lại được hướng đến đạo quả. Tu-đà-hoàn kia không được hướng đến đạo quả, vì lấy sự gì để nói là hưởng đến quả?

Hỏi: Vì do thời gian nào để được đắc của giải thoát kia?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu tu hướng đến phương tiện của quả Tư-đà-hàm, trong thời gian này thì được.

Lời bình: Không nên tạo ra thuyết này, nói thời gian này được đắc của giải thoát. Nên nói như thế này: Nếu được quả Tư-đà-hàm thì nơi thời gian ấy liền được.

Hỏi: Thánh nhân dùng đạo thế tục để lìa dục. Đạo này là đạo đã từng chứng đắc hay là đạo chưa từng chứng đắc?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Là đạo đã từng chứng đắc. Vì sao? Vì như từ vô thủy đến nay đã dùng đạo lìa dục, nay đạo đã dùng, tức là đạo ấy. Nếu là đạo đã từng đắc, thì khi lìa dục nơi phẩm thượng thượng của cõi dục, ở trong sự lìa dục phẩm thượng thượng ấy đã được hai thứ đắc của giải thoát: (1) Là thế tục do đã từng được đắc của giải thoát. (2) Là vì tu đạo vô lậu ở vị lai, cũng được đắc của giải thoát vô lậu, do kiến đạo đã đoạn trừ phiền não, phẩm thượng thượng nơi cõi dục.

Hỏi: Nếu tạo ra thuyết ấy là đối trị chung, à cũng là đối trị không chung. Vì sao? Vì đạo đã từng đạt được, đoạn trừ phiền não do kiến đạo, tu đạo đoạn, đồng ở một xứ, như chặt đứt nắm cỏ, cũng như khắc ghi, khế hợp đoạn dứt chín thứ dục. Đây gọi là đạo đối trị chung. Nếu khi Thánh nhân dùng đạo này để đoạn dứt kiết do tu đạo đoạn trừ, thì đó gọi là không chung?

Đáp: Đạo đã từng được, chỉ là đối trị chung. Vì sao? Vì kiết do kiến đạo đoạn đã được đoạn dứt, nếu như không đoạn thì ở đây cũng có thể đoạn.

Lại có thuyết cho: Thánh nhân đã dùng đạo thế tục, là đạo chưa từng đạt được. Vì sao? Vì đạo đã dùng từ vô thủy đến nay khác, đạo đã dùng hiện nay khác. Nếu lập ra thuyết này, khi dùng đạo chưa từng đạt được để lìa dục phẩm thượng thượng nơi cõi dục tức được hai thứ đắc của giải thoát: (1) Thế tục. (2) Vô lậu. Thế tục: Là do đạo chưa chứng từng đạt được. Vô lậu: Là do tu nơi vị lai. Nên phiền não phẩm thượng thượng nơi cõi dục là do kiến đạo đoạn, không phải là đối trị. Vì sao? Vì do đạo này chưa từng được. Nếu lập ra thuyết ấy là đối trị không chung. Đạo giải thoát thứ chín, nếu chưa từng được đạo, đã từng được đạo, cùng một lúc đều được, cũng được hai thứ đắc của giải thoát hữu lậu, vô lậu nơi cõi dục do kiến đạo, tu đạo đoạn.

Hỏi: Vì sao đạo giải thoát thứ chín là đạo đã từng được, đạo chưa từng được thì tu, còn đạo vô ngại giải thoát khác vì sao không tu?

Đáp: Lúc địa lìa dục được, tu khác. Lúc đạo đoạn dục khác. Lúc được đạo giải thoát thứ chín là lúc địa lìa dục đạt được. Thế nên, vì đạo đã từng được, tu đạo chưa từng được. Lúc của đạo đoạn dục không được địa, thế nên tu đạo chưa từng được, không tu đạo đã từng được. Do sự việc này, nên Kiền Độ Trí đã nói là khéo thông suốt. Như nói: Nếu thành tựu tha tâm trí hiện tại thì cũng thành tựu quá khứ, vị lai chăng? Đáp: Như thế.

Lời bình: Thuyết nêu như vậy là tốt: Do đạo chưa từng được lìa dục, nơi đạo đã từng được, tu đạo chưa từng được. Nếu tạo ra thuyết ấy: Do đạo chưa từng được lìa dục, nơi đạo đã từng được, tu đạo chưa từng được. Lúc lìa dục phẩm thượng thượng nơi cõi dục do tu đạo đoạn tức được ba thứ đắc của giải thoát: (1) Đạo đã từng được của thế tục. (2) Đạo chưa từng được. (3) Vô lậu. Nơi dục phẩm thượng thượng do kiến đạo đoạn, được một đắc của giải thoát, là do đạo đã từng được. Vì nghĩa ấy nên khéo bỏ lỗi của đối trị không chung, cũng tạo ra thuyết này.

Hỏi: Từng có không thoái chuyển, không được quả, không chuyển căn, nhưng đối với kiết do kiến đạo đoạn được tác chứng chăng?

Đáp: Có. Như ở đây đã nói. Như phiền não phẩm thượng thượng, cho đến phiền não phẩm hạ hạ, cũng nói như thế. Như lìa dục nơi cõi dục, cho đến lìa dục của xứ vô sở hữu, cũng nói như thế.

Hỏi: Từng có nơi khoảng một sát-na sẽ được năm căn như tín v.v…, được mà không bỏ, bỏ mà không được, cho đến nói rộng nơi bốn trường hợp?

Đáp: Có.

Trường hợp thứ nhất: Là hướng quả A-na-hàm, khi trụ nơi đạo vô ngại sau cùng, sẽ được các căn hữu lậu thiện của địa thiền thứ nhất.

Trường hợp thứ hai: Là các căn hối, ưu của cõi dục.

Trường hợp thứ ba: Các căn vô lậu thuộc về đạo vô ngại xả, sẽ được thuộc về đạo giải thoát.

Trường hợp thứ tư: Là trừ từng ấy sự việc trên.

Hỏi: Các đắc là quá khứ, pháp của đắc ấy cũng là quá khứ chăng? Nếu pháp là quá khứ, thì đắc ấy cũng là quá khứ chăng. Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp?

Đáp: Có.

Trường hợp thứ nhất: Nghĩa là số diệt, phi số diệt. Đắc ở quá khứ, pháp của đắc ấy không phải là quá khứ.

Trường hợp thứ hai: Là đời quá khứ, là pháp của số phi chúng sinh. Trường hợp thứ ba: Là pháp của số chúng sinh nơi đời quá khứ.

Trường hợp thứ tư: Là hư không, là pháp của số phi chúng sinh nơi hiện tại, vị lai.

Vị lai, hiện tại, cũng nên lập ra bốn trường hợp như thế.

Hỏi: Nếu pháp tu là pháp kia thì đắc cũng tu chăng?

Đáp: Nếu pháp tu là pháp kia thì đắc cũng tu.

Hỏi: Từng có pháp đắc tu, pháp kia không tu chăng?

Đáp: Có. Là số diệt.

Hỏi: Nếu pháp không có đắc, thì pháp kia chẳng phải là không có đắc của giải thoát đắc chăng? Nếu không có đắc của giải thoát, thì pháp kia chẳng phải là không có đắc chăng. Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp?

Đáp: Có. Trường hợp thứ nhất: Là pháp của số phi chúng sinh. Đây là không có đắc, chẳng phải là không có đắc của giải thoát.

Trường hợp thứ hai: Hữu vi, vô lậu, số diệt, phi số diệt. Đây là không có đắc của giải thoát, chẳng phải là không có đắc.

Trường hợp thứ ba: Hư không. Đây là không có đắc, không phải là có đắc của giải thoát.

Trường hợp thứ tư: Pháp hữu lậu của số chúng sinh. Đây chẳng phải là không có đắc, chẳng phải là không có đắc của giải thoát.

Hỏi: Nếu pháp có đắc, thì pháp đó không có đắc của giải thoát chăng? Nếu pháp có đắc của giải thoát thì pháp đó không có đắc chăng. Cho đến nói rộng làm bốn trường hợp?

Đáp: Có. Trường hợp thứ nhất: Hữu vi, vô lậu và số diệt, phi số diệt.

Trường hợp thứ hai: Là pháp của số phi chúng sinh.

Trường hợp thứ ba: Pháp hữu lậu của số chúng sinh.

Trường hợp thứ tư: Là hư không.

HẾT – QUYỂN 17