LUẬN A TỲ ĐÀM TÂM
Tác giả: Tôn giả Pháp Thắng
Hán dịch: Đại sư Tăng Già Đề Bà và Huệ Viễn Đời Đông Tấn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Phẩm 8: KHẾ KINH

Đã nói xong về phẩm Định, bấy giờ sẽ nói: Về Phẩm Khế kinh.

Đấng Nhất Thiết Trí nói

Nghĩa mầu nhiệm khế kinh

Bây giờ tôi sẽ nói

Hãy dùng tâm thiện nghe.

Mặc dù đã có nghĩa của Khế kinh, của tất cả A-tỳ-đàm, nhưng các Khế kinh cũng nên phân biệt đủ, nay sẽ nói về vấn đề này.

Đức Thế Tôn nói ba cõi: Cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc. Hỏi: Ba cõi này, như thế nào?

Đáp:

Dục có mười cư trú

Cõi Sắc nói mười bảy

Cõi Vô Sắc có bốn

Ba hữu cũng như vậy.

Cõi Dục có mười chỗ cư trú, nghĩa là cõi Dục này có mười chỗ cư ngụ là: Địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, người và sáu tầng trời cõi Dục: Trời Tứ Thiên Vương, trời Ba Mươi Ba, trời Diệm-ma, trời Đâu-suất-đà, trời Hóa-lạc, trời Tha-hóa-tự-tại, là chỗ chúng sinh khởi lên ý tưởng ham muốn.

Trong xứ sở này hoặc vật có thể được, đều là sở hữu của sự dâm dục nên nói là cõi Dục.

Hỏi: Thế nào là cõi Sắc?

Đáp: Cõi Sắc nói mười bảy, nghĩa là nói cõi Sắc có mười bảy chỗ ở: Phạm Thân, Phạm-Phú-Lâu, Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Quang Diệu, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biến Tịnh, Vô Quái Ngại, Thọ Phước, Quả Thật, Vô Tưởng, Chúng Sinh Bất Phiền, Bất Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện và Sắc Cứu Cánh.

Những xứ sở trên đây, không sinh khởi tưởng ham muốn, chỉ thành sắc rất mầu nhiệm. Vì không phải hình nam, không phải hình nữ nên nói là cõi Sắc.

Trong cõi Vô Sắc có bốn, nghĩa là cõi Vô Sắc có bốn nơi cư trú: Vô lượng không xứ, Vô lượng thức xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Xứ sở này không có sắc. Họ đã lìa sắc dục, nên gọi là cõi Vô Sắc.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Ba hữu là Dục hữu, Sắc hữu, Vô Sắc hữu. Ba hữu này như thế nào?

Đáp: Ba hữu cũng giống như vậy, nghĩa là chia ba cõi trước, tức là ba hữu.

Hỏi: Đức Thế Tôn đã nói bảy thức trụ, thức trụ này là sao?

Đáp:

Nẻo thiện là cõi Dục

Và ba địa cõi Sắc

Vô Sắc cũng như vậy

Tuệ biết các thức trụ.

Trong cõi Dục này, số nẻo thiện, như người, sáu tầng trời cõi Dục, ba địa trước của cõi Sắc, ba địa trước của cõi Vô Sắc.

Địa trên của Sơ thiền, địa Nhị thiền có ba. Địa trên của Nhị thiền, địa Tam thiền có ba. Trên địa của Tam thiền, địa Tứ thiền có chín. Trong đó, ba địa trước và ba địa trước của Vô Sắc, là nói bảy thức trụ. Vì sao? Vì thức không hoại, khổ thọ trong đường ác đã làm cho thức bị hư hoại, nên không lập được thức trụ. Ở thiền thứ tư, bị định Vô tưởng đã làm hư hoại thức, nên cũng không lập được thức trụ. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì định Diệt tận làm hư hoại thức, nên không lập được thức trụ, cho nên không nói.

Đệ nhất hữu, Vô tưởng

Chúng sinh cư có chín

Bốn ấm, các hữu lậu

Là nói bốn thức trụ.

Đệ nhất hữu, Vô tưởng, nơi chúng sinh cư trú, nói là chín, nghĩa là bảy thức trụ này và chúng sinh Vô tưởng, Phi tưởng Phi phi tưởng, là nói nơi cư trú của chín loài chúng sinh. Vì ở trong đó chúng sinh cư trú nên nói là chúng sinh cư trú.

Bốn ấm của các hữu lậu, được gọi là bốn thức trụ. Nghĩa là Sắc hữu lậu, thọ, tưởng, hành, nếu thức nối tiếp nhau, sẽ có bạn này, nên nói là thức trụ.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói mười hai chi duyên khởi, về tướng của mười hai duyên khởi này, cũng nên nói về tướng?

Đáp:

Các phiền não và nghiệp

Có thể sinh dần dần

Đấy gọi là chi hữu

Chúng sinh tất cả sinh.

Trong đó, phiền não là vô minh, ái, thủ, gọi là nghiệp, nghĩa là hành và hữu được gọi là thể. Chi khác là sự sinh dần dần của tất cả chúng sinh, dựa vào thể để lập ra phiền não. Nghiệp do phiền não tạo ra, thể do nghiệp tạo nên.Thế nên chia ra mười hai thứ.

Hỏi: Các chi này diễn ra cùng lúc hay dần dần?

Đáp: Không phải cùng lúc. Mười hai ấm, khổ, nói là mười hai chi, vô minh đứng đầu.

Chi hữu lớp thứ lập

Thọ lãnh sự sống, chết

Quá khứ và vị lai

Ở giữa nói có tám.

Chi hữu kia được lập theo trình tự, trong đó trước khi sinh, tất cả phiền não đều có chung và là bạn bè với nhau, được gọi là vô minh. Do vô minh này, nên tạo ra nghiệp, nghiệp tạo nên quả là hành. Hành sinh ra tâm của hạt giống là thức. Thức đó chung sinh bốn ấm nối tiếp nhau là Danh sắc. Trong danh sắc này, mắt là nơi nương dựa đứng đầu, các căn là sáu nhập. Căn, cảnh giới tâm cùng hòa hợp với nhau là cánh lạc (xúc). Xúc khiến sinh ra thọ nhận là thống (thọ), ái, thống mê đắm là ái. Thống (thọ) có đủ phiền muộn, nhọc nhằn, là thọ (thủ). Thủ đã phải vất vả gây tạo nghiệp là hữu. Trong hữu đó lại thọ nhận quả là sinh. Từ sinh kia lại sinh vô lượng tai ương, hoạn nạn là già, chết.

Như vậy, chi hữu này, hiện diện trong tất cả sự sống, hai thuộc về đời quá khứ và hai thuộc về vị lai, tám hữu thuộc đời hiện tại.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói sáu cõi. Những cõi này như thế nào?

Đáp:

Các đại, nói có bốn

Và với thức hữu lậu

Cũng sắc trung gian, biết

Cõi này nói gốc sinh.

Các đại, có bốn và thức hữu lậu cũng là trung gian của sắc biết, nghĩa là bốn đại: Đất, nước, lửa, gió, thức hữu lậu và trung gian của sắc có thể biết. Nói mắt đã tiếp nhận sáu pháp này, là nói về cõi.

Hỏi: Vì sao chỉ nói có sáu giới trong rất nhiều pháp?

Đáp: Vì cõi này được gọi là gốc của sự sống. Sáu pháp ấy là gốc của sự sống, chết, trong ấy có tưởng của con người. Ở đây, thân do đất sinh ra, nước làm cho thấm nhuần, lửa làm cho thành thục trừ bỏ thức ăn bị thối, gió làm khởi động nguồn uống ăn trong không gian, do gió vận hành ra vào, mà thức được thành lập. Trong thức này, khởi tưởng của con người, vì là tánh của sự sống, chết, cho nên nói là giới.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn Thánh Đế. Tướng bốn Thánh đế này thế nào?

Đáp:

Nếu các hành có quả

Hữu lậu, là nói khổ

Nếu có nhân là tập

Nếu dứt hết là diệt.

Nếu các hành có quả hữu lậu, là nói khổ. Nghĩa là tất cả hành hữu lậu đều từ trong nhân sinh ra thì cũng sẽ tác động đến tất cả tai họa khốn khổ, thế nên, hết thảy hành đều gọi là khổ đế.

Nếu có nhân là tập, nghĩa là tất cả hành hữu lậu đều nói là nhân. Vì lý do này, nên hết thảy hành đều gọi là tập đế. Như một cô gái, vừa gọi là mẹ, cũng gọi là thiếu nữ, chỉ có trước và sau. Như vậy, hành hữu lậu cũng vừa gọi là khổ đế, cũng vừa gọi là tập đế, vì đã sinh và sẽ sinh.

Nỗi đau khổ đã chấm dứt, gọi là diệt, nghĩa là tất cả hành hữu lậu đều dứt trừ, dừng nghỉ, gọi là diệt đế.

Nếu có hành vô lậu

Đó gọi là đạo đế

Đạo đế đó, hai việc

Thấy vướng, biết vi tế.

Nếu có hành vô lậu, phải gọi là đạo đế, nghĩa là hết thảy hành vô lậu đều gọi là đạo đế. Vì sao? Vì lúc đã dứt khổ, đều là Đạo.

Hỏi: Vì sao gọi là đế?

Đáp: Vì Đế kia, có hai việc, vì hai việc này nên gọi là đế. Vì tự tướng chân thật, không điên đảo, và vì nhận thấy tự tướng đó mà được ý không điên đảo.

Hỏi: Như nhân trước, quả sau. Vì sao, Đức Thế Tôn trước nói quả, rồi sau mới nói nhân?

Đáp: Thấy sự vướng mắc là biết nguyên nhân vi tế. Mặc dù Thánh

Đế có nói trước tập, sau khổ, là trước tu đạo, sau mới được diệt, nhưng lẽ ra trước nên thấy khổ đế, sau thấy tập đế. Như vậy, trước nên thấy diệt đế, rồi sau mới thấy đạo đế. Vì sao? Vì khổ thì to, tập thì nhỏ, diệt thì thô, cạn, mà đạo thì rất vi tế, sâu xa. Thế nên, Đức Thế Tôn trước nói khổ đế, sau mới nói tập đế, trước nói diệt đế sau mới nói đạo đế.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn quả Thánh Sa-môn, quả này có bao nhiêu thứ?

Đáp:

Quả Thánh có sáu thứ

Hơn hết ở chín địa

Thứ ba ở sáu địa

Hai đều nương vị lai.

Thánh quả có sáu thứ, nghĩa là sáu thứ bốn quả Sa-môn, năm ấm vô lậu và số duyên diệt.

Hỏi: Bốn quả Sa-môn thuộc về địa nào?

Đáp: Hơn hết là ở chín địa, hơn hết là quả Vô trước (A-la-hán) là thuộc về chín địa. Bốn thiền căn bản, ba Vô sắc, Vị lai và Trung gian.

Thứ ba ở sáu địa, nghĩa là quả Bất hoàn thuộc về sáu địa, đầy đủ bốn thiền, vị lai và trung gian, không phải Vô sắc, vì không có Pháp trí.

Thứ hai đều dựa vào vị lai, nghĩa là quả Tu-đà-hoàn và Tu-đàhàm đều thuộc về thiền vị lai, do chưa lìa sự ham muốn.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn đạo: Khổ không phải là đạo nhanh chóng, khổ là đạo nhanh chóng, niềm vui là đạo không nhanh chóng, niềm vui là đạo nhanh chóng. Tướng của bốn đạo này ra sao?

Đáp:

Các pháp từ tín, hành

Tưởng chậm: không phiền não

Các pháp từ pháp hành

Tưởng nhanh không phiền não.

Các pháp từ tín, hành, tưởng chậm không phiền não, nghĩa là pháp vô lậu từ tín hành không phải nhanh chóng, do thuộc về nhóm căn độn nên chậm. Nếu thọ nhận căn này, thì phải biết đến lúc có được niềm tin và sự giải thoát thì mới giải thoát, vì thọ nhận cũng đồng với căn độn.

Các pháp từ pháp hành, tưởng nhanh không phiền não. Nghĩa là pháp vô lậu xuất sinh từ pháp hành, là thuộc về chúng có căn cơ nhạy bén, cho nên nhanh chóng. Nếu thọ nhận căn cơ nhạy bén này phải thấy biết, đến bất thời giải thoát, vì thọ nhận cũng đồng thời với lợi căn này.

Trong địa thiền căn bản

Biết giả gọi tưởng vui

Vô ích và khó được

Ngoài ra là tưởng khổ.

Biết giả gọi là tưởng vui, trong địa của thiền căn bản, nghĩa là căn cơ nhạy bén và pháp của căn độn, chậm lụt trong bốn thiền căn bản, gọi là vui với đạo. Vì sao? Vì đạo chỉ quán nên đạt được hành vui.

Vì ít và khó được, ngoài ra, đều là tưởng khổ: nghĩa là địa khác gồm nhiếp vô lậu là tưởng khổ. Vì sao? Vì ít. Đạo chỉ trong thiền trung gian, thiền vị lai ít, và quán trong Vô sắc cũng ít, nên rất khổ. Vì hoàn toàn khó được và vì ít, nên nói là khổ.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn tịnh không hư hoại, là đối với Phật tịnh không hư hoại, đối với Giới, Pháp, Thánh Tăng tịnh không hư hoại.

Việc này thế nào?

Đáp:

Tự giác, pháp Thanh văn

Giải thoát cũng nhân khác

Tin thanh tịnh vó cấu

Giới Thánh và quyết định.

Tự giác, pháp của Thanh văn, sự giải thoát cũng là nhân khác, với đức tín thanh tịnh không có cấu uế, nghĩa là tự giác là Phật. Đức Phật đó thuộc về quả Vô trước. Công đức vô học là pháp của Phật. Đối với pháp này, nếu có niềm tin vô lậu, thì nói là đã được thanh tịnh không hư hoại, đối với Đức Phật và dĩ nhiên đã chứng quả Thanh văn. Và công đức của Hữu học, vô học kia được gọi là pháp Thanh văn. Đối với pháp này, nếu có niềm tin vô lậu, thì đối với tăng, được gọi là sự thanh tịnh không hư hoại. Niềm tin vô lậu trong Niết-bàn và những pháp hữu vi khác, như tin tưởng ở khổ đế, tập đế.

Tin tưởng ở công đức vô lậu của Bồ-tát, tin tưởng vào pháp Hữu học, Vô học, Bích-chi-Phật thì gọi là được tịnh không hư hoại đối với pháp.

Giới của Thánh, là giới vô lậu. Đây là nói sự thanh tịnh không hư hoại đối với giới.

Hỏi: Vì sao gọi là tịnh không hư hoại? Hoàn toàn là vô lậu, không phải hữu lậu?

Đáp: Đạt được quyết định! Đấy là sự quyết định, vì sinh từ trong chánh kiến, nên là tưởng vô lậu, giới vô lậu và định vô lậu.

Niềm tin hữu lậu, là niềm tin bị phá hoại vì bất tín. Giới hữu lậu, là giới đã bị phi giới phá bỏ, do vậy, không quyết định, còn vô lậu không hư hoại cho đến đời sau, là do sự quyết định, nên tịnh không hư hoại, là hoàn toàn vô lậu.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Tu định có bốn:

  1. Có khi tu định, được yên vui trong hiện pháp.
  2. Có khi tu định, được tri kiến.
  3. Có khi tu định, được tuệ phân biệt.
  4. Có khi tu định, được dứt hết lậu.

Tướng của tu định này ra sao?

Đáp:

Sơ thiền nếu có thiện

Nói hiện pháp là vui

Nếu biết việc sống, chết

Đó gọi là tri kiến.

Nếu Sơ thiền có điều thiện, nói hiện pháp là niềm vui: Nghĩa là Sơ thiền tịnh và Sơ thiền vô lậu có khả năng được ở trong niềm vui hiện pháp. Nếu biết được sanh tử thì gọi là tri kiến, nghĩa là sanh tử trí thông là nói tri kiến của tu định cùng nương vào năm ấm.

Tuệ phân biệt phải biết

Mong cầu các công đức

Kim Cương dụ, bốn thiền

Đó gọi là lậu tận.

Tuệ phân biệt, phải biết mong cầu được các công đức. Nghĩa là phương tiện sinh ra công đức, gọi là giới cõi Dục. Công đức của nghe, nghĩ, tu là tất cả pháp thiện của cõi Sắc, cõi Vô sắc. Tất cả pháp hữu vi, vô lậu, hết thảy đều là tu định phân biệt tuệ.

Bốn thiền, định Kim Cương dụ được gọi là lậu tận. Kim Cương dụ gọi là tâm học sau cùng. Cùng tương ưng, cùng có thuộc về Tứ thiền, là nói tu định lậu tận. Nghĩa là gì? Đấy là Đức Như Lai đã tự nói.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói về bốn như ý túc, bốn chánh đoạn và bốn ý chỉ. Các pháp đó cũng cần nói về tướng chăng?

Đáp:

Các pháp thiện hữu vi

Cầu phương tiện đẳng khởi

Phật nói như ý túc

Cũng hiện chánh ý đoạn.

Các pháp hữu vi thiện, mong cầu phương tiện đều khởi, Phật nói

như ý túc, nghĩa là mong cầu phương tiện đẳng khởi, thì như trước kia đã tu định tuệ phân biệt, nói là tất cả như ý túc, là đồ đựng thừa như ý. Cũng thể hiện chánh ý đoạn, nghĩa là tất cả công đức này gọi là chánh đoạn.

Chánh đoạn là ý chỉ

Bốn Thánh chủng cũng vậy

Nói có sức nghĩ sinh

Do bậc Thánh kia nói.

Chánh đoạn kia cũng là ý chỉ, tức là pháp chánh đoạn này cũng nói là ý chỉ.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn Thánh chủng, bốn Thánh chủng này như thế nào?

Đáp: Bốn Thánh chủng cũng vậy, tức là chính pháp này cũng gọi là bốn Thánh chủng.

Hỏi: Vì sao hết thảy công đức này đều gọi là ý chỉ, chánh đoạn, như ý túc, của Thánh chủng?

Đáp: Vì có sức suy nghĩ mà phát sinh, lời bậc Thánh kia nói. Các pháp này được gọi là định, vì sức lo nghĩ nảy sinh, do định phát sinh, nên gọi là như ý túc.

Tinh tiến vì nhờ sức suy nghĩ phát sinh, nên nói là chánh đoạn. Sự nhớ nghĩ, vì nhờ sức suy nghĩ sinh khởi, nên gọi là ý chỉ. Sự ít ham muốn và biết đủ là, do sức suy nghĩ sinh ra, nên gọi là của Thánh chủng.

Đã cùng phân biệt phẩm Đạo, nay sẽ nói về tự tướng:

Tịnh tín, tinh tiến niệm

Hỷ, tuệ, và ỷ giác

Hộ (xả), suy nghĩ, giới, định

Pháp này là phẩm đạo.

Mười pháp này được nói là phẩm đạo, chẳng phải pháp nào khác. Trong đó, Tín là Tín căn, Tín lực. Tinh tiến là bốn chánh đoạn. Căn Tinh tiến, căn Tinh tiến, Lực Tinh tiến, giác chi là chánh phương tiện.

Niệm (sự nhớ nghĩ) là Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác chi, chánh niệm.

Hỷ, là Hỷ giác chi.

Tuệ là bốn ý chỉ, Tuệ căn, Tuệ lực tuệ, Trạch pháp, Giác chi, chánh kiến là chánh kiến. Ỷ (khinh an) là Ỷ giác chi. Hộ (xả) là Hộ giác chi.

Tư duy là chánh chí.

Giới là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.

Định là bốn như ý túc: Định căn, Định lực định, Định chi giác, chánh định.

Hỏi: Vì sao pháp này lại phân biệt có nhiều thứ như vậy?

Đáp:

Xứ phương tiện, một ý

Độn căn và lợi căn

Kiến đạo, tư duy đạo

Phật nói ba bảy phẩm.

Xứ: Chánh niệm, được lập trong duyên, nên gọi là ý chỉ.

Phương tiện: Là phương tiện chân chánh, nên gọi là chánh đoạn.

Một ý: Vì lập một ý, nên gọi là như ý túc. Sự yếu kém, chậm lụt: ý được nên nói là Căn.

Căn cơ nhạy bén: Ý của căn cơ nhạy bén mà được, nên gọi là lực.

Thấy đạo: Vì thấy đạo mà được nên gọi là chi đạo.

Tư duy đạo: Vì đạo tư duy mà được nên gọi là Giác chi.

Vì đây là phân biệt sự, nên Đức Phật nói ba mươi bảy phẩm, vì mười pháp sự này, nên Đức Phật nói ba mươi bảy phẩm.

Hỏi: Phẩm đạo này thuộc về địa nào?

Đáp:

Nhị thiền vị lai thiền

Là nói ba mươi sáu

Tam, Tứ (thiền), ba mươi lăm

Trung gian thiền cũng vậy.

Thiền thứ hai, vị lai, là nói ba mươi sáu: nghĩa là thiền thứ hai không có chánh chí, thiền vị lai không có Hỷ giác chi. Ngoài ra, còn có ba mươi bốn, ba mươi lăm. Thiền trung gian cũng vậy, nghĩa là thiền thứ ba, thiền thứ tư và thiền trung gian đều không có Hỷ giác chi, không có chánh chí, ngoài ra thì có.

Sơ thiền, nói tất cả

Ba không, ba mươi mốt

Trên hết hai mươi mốt

Cõi Dục hai mươi hai.

Thứ nhất là nói tất cả, nghĩa là Sơ thiền có đủ ba mươi bảy.

Ba không có ba mươi mốt, nghĩa là có ba mươi mốt trong ba không. Hỷ, chánh chí (chánh tư duy), chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, thân ý chỉ, trong đó không có pháp khác.

Trên hết có hai mươi mốt: Phi tưởng Phi phi tưởng xứ không có bảy giác, tám đạo và ý chỉ của thân.

Cõi Dục có hai mươi hai: Trừ chi giác, chi đạo, ngoài ra là có.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói: Có bốn cách ăn: Ăn vốc, ăn bằng xúc chạm, ăn bằng ý suy nghĩ, ăn bằng sự nhận thức. Những cách ăn này là thế nào?

Đáp:

Đoàn thực, trong các ăn

Ba cách ăn cõi Dục

Thức, Tư và Cánh lạc (xúc)

Ăn ấy là hữu lậu.

Đoàn thực: Ăn bằng nắm vốc, trong các cách ăn, là ba cách ăn ở cõi Dục, nghĩa là ăn vốc ở cõi Dục có ba cách:

Dùng hương vị, xúc để trừ bỏ cơn đói khát, nên nói là ăn. Nhận thức, suy nghĩ, cánh lạc (xúc) gọi là ăn. Nói là hữu lậu; nghĩa là thức hữu lậu, lo nghĩ hữu lậu, xúc hữu lậu gọi là ăn. Có nghĩa gì? Vì đời sau cứ tiếp nối nhau không dứt, nên gọi là ăn.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói Tam-ma-đề: Không, Vô Nguyện, Vô Tướng. Tam-ma-đề này thực hành bao nhiêu hành?

Vô nguyện có mười hành

Hai hành là định Không

Bốn hành trong hạnh Thánh

Nói là định Vô tướng.

Vô nguyện có mười hành: Tam-ma-đề vô nguyện thực hành mười hành: Hành vô thường, khổ hạnh, bốn hành tập đế, bốn hành đạo đế.

Hai hành là định Không: Nghĩa là Tam-ma-đề Không, hai hành không và hành vô ngã.

Bốn hành trong hạnh Thánh, được gọi là định vô tướng: Bốn hành của diệt đế là Tam-ma-đề vô tướng.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bốn điên đảo: Đối với vô thường tưởng có thường, tâm tưởng điên đảo, điên đảo thấy điên đảo. Khổ có tưởng vui, bất tịnh có tưởng tịnh, phi ngã có tưởng là ngã.

Tâm tưởng điên đảo, điên đảo thấy điên đảo, những điên đảo này, pháp nào là đoạn, pháp thế nào là Tánh?

Hiểu rõ thấy khổ dứt,

Bốn thứ là điên đảo

Tất cả thấy ba tánh

Bỏ kiến nói chánh kiến.

Hiểu rõ thấy khổ dứt bốn thứ đều là điên đảo, nghĩa là tất cả bốn thứ điên đảo do thấy khổ mà dứt, đều lấy làm chỗ hành khổ.

Tất cả tánh ba kiến gọi là bỏ kiến, chánh kiến: Tức điên đảo là tánh kiến của ba kiến. Trên hết trong ba kiến chấp, tức là nói điên đảo. Thân kiến là nói chấp ngã, vì ngã là ngã kiến. Biên kiến là chấp có thường và đoạn, trộm kiến thì bất tịnh chấp là tịnh. Những kiến chấp đó, là chỗ của tất cả hành khổ. Và do tánh của kiến mà chấp có tâm, tưởng và kiến chấp làm cho rối loạn, nên gọi là tâm tưởng điên đảo, điên đảo thấy điên đảo, nhưng không phải tánh điên đảo.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói có rất nhiều kiến, sáu mươi hai kiến là đứng đầu, thì thuộc kiến nào?

Đáp: Tất cả kiến đều thuộc về năm kiến, thân kiến là đứng đầu.

Hỏi: Làm sao biết được?

Đáp:

Chê bai sự chân thật

Đó gọi là tà kiến

Không thật chấp là thật

Hai kiến này và trí.

Chê bai sự chân thật, điều đó là tà kiến, nghĩa là kiến chấp chê bai pháp chân thật cho là không. Chẳng hạn như nói: Không có bố thí, không có trai giới, không có nói pháp. Tất cả lối nói như vậy đều gọi là tà kiến.

Không phải thật mà chấp là thật, hai kiến này và trí: Nghĩa là ngã kiến không chân thật trong năm ấm. Quán ngã là có thật, gọi là thân kiến. Nó không phải lạc, tịnh chân thật, mà thấy là lạc tịnh, đó là kiến chấp. Trộm kiến và các tà trí khác, đều do tư duy mà dứt. Như ban đêm, thoáng thấy một pho tượng người bằng gỗ , rồi cho là kẻ trộm!

Thấy tịnh là trộm giới

Không nhân chấp là nhân

Thọ biên, nói thấy này

Nhưng đoạn diệt có thường.

Thấy tịnh là trộm giới, không phải nhân, chấp là nhân: Pháp này không phải là nhân pháp kia mà chấp là nhân. Kiến chấp như vậy gọi trộm giới, như khổ hạnh đến giải thoát.

Thọ nhận một bên, gọi kiến này là dựa vào đoạn diệt mà có thường. Thấy việc vô thường, chấp là thường, đấy là chấp có thường.

Nhân duyên tiếp nối nhau, không nhận biết rồi chấp là đoạn, đó là chấp đoạn, gọi là thọ lãnh biên kiến.

Đặt ra các chê bai

Do dựa vào hai bên

Nếu có việc chuyển hành

Là chánh kiến nên đoạn.

Đặt ra các chê bai, gọi là tà kiến. Nếu tà kiến đó, chê bai khổ, là do thấy khổ mà dứt. Nếu chê bai tập, thì do thấy tập mà dứt. Nếu chê bai diệt, thì do thấy diệt mà dứt. Nếu chê bai đạo thì do thấy đạo mà dứt.

Thân kiến lập ra khổ ngã là ngã, là thấy khổ mà dứt.

Trộm kiến, đặt ra chấp khổ là vui, là do thấy khổ mà dứt. Nếu tập là thấy tập mà dứt. Nếu chấp diệt, là thấy diệt mà dứt. Không thọ lãnh chánh pháp, nên thấy diệt mà dứt. Đạo cũng như vậy.

Nếu giới trộm hoạt động ở chỗ hữu lậu, là do thấy khổ mà dứt. Nếu hoạt động ở chỗ vô lậu, là do thấy đạo mà dứt. Chấp đoạn diệt, chấp thường còn, thì cũng do thấy khổ mà dứt. Năm ấm hiện có, là thọ đoạn diệt mà chấp là thường không phải không hiện. Trong đây là đã phân biệt tất cả các kiến.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói hai mươi hai căn, các căn này thế nào?

Đáp:

Các giới ở bên trong

Thân ba, và mạng căn

Căn này dựa sống chết

Do bậc Thánh nói ra.

Các giới ở bên trong, là mắt, tai, mũi, lưỡi, ý. Thân ba, nghĩa là thân căn có ba thứ: Là thân căn, nam căn, nữ căn. Mạng căn: Mạng căn thứ chín, căn này là chỗ nương dựa của sự sống, chết. Do bậc Thánh nói ra: Nghĩa là chín căn này làm nơi nương dựa của sinh tử, nên nói gốc chúng sinh, là tư tưởng về sự sống chết.

Các phiền não từ thọ

Tin đầu dựa thanh tịnh

Chín căn gọi vô lậu

Ba căn dựa vào đạo.

Các phiền não từ thọ: Nghĩa là với căn vui, căn khổ, căn mừng, căn lo và căn hộ (xả), thì các thọ này đều bắt nguồn từ các phiền não này nên nói là gốc.

Tín đứng đầu, dựa vào thanh tịnh, nghĩa là tín căn, tinh tiến, niệm, định, tuệ căn, đều dựa vào đó mà giải thoát, nên gọi là gốc.

Chín căn gọi vô lậu, là ba căn dựa vào đạo, nghĩa là niềm tin đứng đầu năm căn, ba thọ và ý căn, như vô lậu dựa vào đạo, nên gọi là gốc. Tín hành, pháp hành thuộc về đạo, là căn chưa biết, tư duy thuộc về đạo là căn đã biết. Vô học thuộc về đạo là căn không biết.

Hỏi: Trong các căn này, có bao nhiêu thuộc cõi Dục, có bao nhiêu thuộc cõi Sắc, có bao nhiêu thuộc cõi Vô Sắc?

Đáp:

Cõi Dục bốn, thiện tám

Chủng tánh sắc có bảy

Các tâm sở, có mười

Một tâm, tuệ, đã nói.

Cõi Dục có bốn: Là nam căn, nữ căn, khổ căn, ưu căn là hoàn toàn thuộc cõi Dục. Ngoài ra, như đã nói trong phẩm giới.

Thiện có tám: Tín căn đứng đầu trong năm căn và ba vô lậu.

Chủng tánh của sắc có bảy, nghĩa là sắc căn có bảy: Là năm sắc căn, nam căn và nữ căn. Ngoài ra không phải sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu tâm tánh, bao nhiêu số của tâm tánh, có bao nhiêu không phải tâm tánh và có bao nhiêu không phải số của tâm tánh?

Đáp: Các tâm sở: Mười đức tin, đứng đầu trong năm căn và năm thọ. Nhất tâm, tuệ đã nói ấy là Ý căn. Căn khác, không phải tâm tánh, không phải là số tâm tánh.

Hỏi: Có bao nhiêu căn có báo, căn không có báo?

Đáp:

Một và mười có báo

Là do tuệ nói ra

Mười ba căn có báo

Thấy thật là phân biệt.

Một là ưu căn nhất định có báo, vì hoàn toàn là thiện, bất thiện. Trong hiện tại, khởi phương tiện, là không từ sinh báo, không phải oai nghi, không phải nghề khéo, là do không phải vô ký, nên hoàn toàn có báo.

Và mười căn có báo, là do người tuệ đã nói, nghĩa là đức tin đứng đầu trong năm căn, nói hữu lậu thì có báo, vô lậu thì không có báo. Ý căn và ba thọ là vô ký và vô lậu thì không có báo. Thiện, bất thiện khác là có báo.

Khổ căn gọi là vô ký thì không có báo, ngoài ra căn khác thì có báo.

Hỏi: Có bao nhiêu căn là báo, bao nhiêu căn không phải báo?

Đáp: Mười ba là báo, trông thấy thật, nghĩa là phân biệt, trong mười ba căn, hoặc tánh là báo, hoặc không phải sắc căn, bảy mạng căn, ý căn và bốn thọ, pháp vô ký, nghĩa là sinh ra trong thiện, bất thiện, nên có báo.

Hỏi: Lúc sinh lần đầu tiên có bao nhiêu căn được báo trước?

Đáp:

Hai, sáu, bảy, tám căn

Lúc đầu có được báo

Trong Dục có tưởng báo

Cũng sáu và trên một.

Hai hoặc sáu, bảy, tám căn, nghĩa là lúc đầu thì có thể được báo, dần dần mới thành căn, như các loài sinh bằng trứng, sinh nơi ẩm ướt, sinh bằng thai, là ngay từ đầu có hai căn sinh là thân căn và mạng căn. Loài hóa sinh, vô hình có sáu căn: Năm sắc căn và mạng căn. Loài một hình có bảy loài hai hình có tám căn.

Trong Dục có tưởng về báo: Đấy là hoàn toàn nói chúng sinh của cõi Dục.

Cũng có sáu và cõi trên có một căn, nghĩa là lúc sinh lần đầu ở cõi Sắc được sáu căn, cõi Vô Sắc có một căn. Bấy giờ, hoàn toàn là tâm cấu uế, đấy là do trên hoàn toàn cấu uế mà được pháp tâm, tâm sở, chứ không phải báo.

Hỏi: Lúc chết có bao nhiêu căn được xả sau cùng?

Đáp:

Bốn xả tám và chín

Hoặc lại xả đến mười

Lúc chết dần dần diệt

Thiện xả đều thêm năm.

Bốn xả tám và chín, hoặc lại xả đến mười, lúc chết dần dần diệt: Nghĩa là các tâm vô ký dần dần qua đời, sau cùng mới xả bốn căn:

Thân, ý, mạng và xả căn .

Vô hình: Tâm vô ký trong lúc chết, xả tám căn.

Một hình: Xả chín, hai hình xả mười.

Thiện, xả thì mỗi căn đều tăng thêm năm, nghĩa là tâm thiện của người đó, cộng thêm tín đứng đầu trong năm căn.

Như vậy, cõi Sắc, Vô Sắc tùy thuộc vào căn có thể được, cũng như vậy.

Hỏi: Có bao nhiêu căn do thấy đạo mà dứt, do tư duy mà dứt và không có dứt?

Đáp:

Hai dứt, bốn không dứt

Hai thứ căn có sáu

Ba vi diệu không dứt

Là tư duy khác dứt.

Hai dứt, bốn không dứt, tức là bốn căn do thấy đạo mà dứt, do tư duy mà dứt. Bốn không dứt là ý căn và ba thọ. Hai thứ căn có sáu: Là Tín căn đứng đầu năm căn và Ưu căn.

Ba vi diệu không dứt: Nghĩa là ba vô lậu là không dứt. Nói khác tư duy khác dứt, là chín căn, do tư duy mà dứt. Mạng căn… tám và khổ căn.

Đã nói về các Khế kinh, bây giờ sẽ nói: Về môn.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói sáu thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức, các thức này biết pháp nào?

Nếu chấp nghĩa các căn

Là năm thứ tâm giới

Thọ nhận tất cả pháp

Đó là ý thức giới.

Nếu chấp nghĩa các căn là năm thứ tâm giới, là danh nghĩa năm thứ sắc, là năm thức biết, nhãn thức biết sắc, cho đến thân thức, biết xúc, thọ nhận tất cả pháp, đó là giới ý thức, nghĩa là ý thức biết hết thảy các pháp. Cảnh giới này là tất cả các pháp.

Hỏi: Có mười pháp tương ưng, không tương ưng với cõi Dục, tương ưng, không tương ưng với cõi Sắc, tương ưng, không tương ưng với cõi Vô Sắc, tương ưng, không tương ưng với hữu vi, vô lậu. Vô vi có hai thứ là thiện và vô ký. Trong đấy, nên dùng trí phân biệt. Cảnh giới của mỗi trí có bao nhiêu pháp?

Đáp:

Phải nên biết năm pháp

Là cảnh giới pháp trí

Trí vị tri là bảy

Cảnh giới tha tâm, ba.

Năm pháp, nên biết là cảnh giới của pháp trí, nghĩa là năm pháp là cảnh giới của pháp trí.

Tương ưng, không tương ưng với cõi Dục, là vô vi thiện, tương ưng, không tương ưng với vô lậu. Trí vị tri là bảy, nghĩa là cảnh giới của trí vị tri có bảy pháp, là vô vi thiện tương ưng, không tương ưng với vô lậu và cõi Sắc, cõi Vô Sắc.

Cảnh giới của tha tâm là ba, nghĩa là cảnh giới của trí tha tâm có ba pháp tương ưng với cõi Dục, cõi Sắc và vô lậu.

Trí hữu lậu có mười

Cảnh giới nhân quả sáu

Trí giải thoát một pháp

Đạo hai, trí khác chín.

Trí hữu lậu có mười, đó là trí hữu lậu là đẳng trí. Vì tất cả cảnh giới của mười pháp là cảnh giới của tất cả pháp.

Cảnh giới nhân quả có sáu, đó là khổ trí và tập trí là sáu pháp của cảnh giới, tương ưng, không tương ưng với ba cõi.

Trí giải thoát có một pháp, nghĩa là cảnh giới diệt trí có một pháp là chỉ có thiện vô vi. Đạo có hai nghĩa là cảnh giới đạo trí có hai pháp tương ưng, không tương ưng với hữu vi, vô lậu.

Nói trí khác có chín: Nghĩa là Tận trí, Vô sinh trí khác có chín pháp của cảnh giới, trừ vô vi, vô ký của cảnh giới đó, gọi là trí giải.

Phiền não ở địa mình

Định sử ở địa mình

Khắp tất cả là chủng

Đều thuộc loại sử kia.

Phiền não ở địa mình, định, sử địa mình, nghĩa là các phiền não cõi Dục sai khiến ở cõi Dục. Các phiền não của Phạm Thế đã sai khiến ở Phạm thế. Như vậy, đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ đều phải biết. Khắp tất cả là chủng, đều tùy thuộc ở loại sử kia, nghĩa là thông suốt tất cả cùng khắp hay không thông suốt tất cả cùng khắp, các phiền não sai khiến thì tùy ở chủng loại mà chung cho tất cả cùng khắp, cũng với chủng loại khác. Như thân kiến do thấy khổ mà dứt, trong đó, khổ đế đã dứt hết thảy sử sai khiến và thấy tập mà dứt nên chung cho tất cả. Như vậy, cho đến mạng căn, do tư duy mà dứt. Tư duy này dứt tất cả đối tượng sai khiến và chung cho tất cả.

Phiền não ba cõi định

Định tồn tại ba cõi

Hai cõi cần phải biết

Một cõi cũng như vậy.

Phiền não cõi nhất định, chắc chắn tồn tại ở ba cõi, nghĩa là pháp thuộc về ba cõi chắc chắn ở khắp ba cõi, ở đó tất cả là sử đối tượng sai khiến của ba cõi. Như ý căn, nhất định tồn tại ở ba cõi, trong đó tất cả là sử đối tượng sai khiến.

Hai cõi cần nên biết, nghĩa là pháp thuộc về hai cõi thì nhất định ở hai cõi, trong đó hết thảy là sử, đối tượng sai khiến của hai cõi, tùy thuộc vào cõi mà có thể được, như giác quán thì nhất định ở cõi Dục, cõi Sắc, trong đó, cõi Dục cõi Sắc là tất cả sử, đối tượng sai khiến.

Một cõi cũng giống như vậy, nghĩa là pháp nhất định ở một cõi, trong cõi này, tất cả sử đối tượng sai khiến. Như căn ưu thì nhất định ở cõi Dục, trong đây cõi Dục là tất cả sử đối tượng sai khiến.

Phật nói Khế kinh này

Là chỉ rõ các pháp

Thức, trí và các sử

Phân biệt ba môn này.

Nếu trong Khế kinh của Phật nói các pháp là ba môn, thì lẽ ra chia làm: Môn thức, môn trí, môn sử. Như nghĩa của năm căn trong Dục, hữu là sự nhận biết của sáu thức, bốn thức của cõi Sắc, trừ tỷ thức, thiệt thức, vì sự tương ưng, không tương ưng nên biết bảy trí, vì năm chủng loại đều là sử của đối tượng của sử ở cõi Dục, cõi Sắc.

 

Phẩm 9: PHẨM TẠP

Đã nói về phẩm Khế kinh, bây giờ nói về phẩm Tạp.

Đã nói tùy, tương ưng

Mỗi mỗi phân biệt pháp

Các nghĩa phức tạp trên

Nay nói lược khéo nghe,

Có duyên cũng tương ưng

Có hành hoặc nương dựa

Pháp tâm và tâm sở

Là nói đồng một nghĩa.

Pháp tâm và tâm sở, đó gọi là khác nhau. Một duyên của tất cả hành nên nói là có duyên. Vả lại, tương ưng lẫn nhau nên nói là tương ưng. Vì sự cảnh giới hành nên nói là hành. Vì nương dựa mà sinh, nên nói là nương dựa.

Duyên sinh cũng là nhân

Có nhân và hữu vi

Nói xứ, có đường đi

Có quả nên phải biết.

Đấy gọi là sự khác nhau trong pháp hữu vi: Do dựa vào duyên nên nói là duyên. Vì sinh từ cái khác, nên nói là nhân. Do dựa vào nhân, nên nói là có nhân. Do dựa vào tạo tác mà có, nên nói là hữu vi. Vì sử dụng nhiều phương tiện, khéo léo chỉ rõ, nên nói là Xứ. Vì căn cứ vào con đường ở quá khứ, hiện tại, vị lai, nên nói là đường đi. Và vì có sự chuyển biến thành quả, nên nói là có quả.

Có ác cũng ẩn mất

Cấu uế và thấp hèn

Thiện, hữu vi và tập

Cũng gọi là tu học.

Có điều ác cũng ẩn mất, cấu uế và thấp hèn: Nghĩa là điều bất thiện và pháp vô ký ẩn mất, đấy gọi là sự khác nhau. Vì không thể nói lên sự thiết lập trong đồng nhóm, nên nói là có ác. Vì bị phiền não che lấp, nên nói là ẩn mất. Vì bị phiền não làm cấu uế nên nói là cấu uế. Tâm thường thô bỉ, nên nói là thấp hèn. Vì không có trí, tối tăm, rối loạn, nên nói là đen tối.

Thiện, hữu vi và tập, nghĩa là pháp hữu vi thiện gọi là sự khác nhau. Vì sinh trong tuệ, nên nói là thiện. Lúc thực hành, vì được công đức và có thể làm, nên nói tập và tu.

Đã nói về tâm tương ưng hành, bây giờ nói tâm bất tương ưng hành.

Không tư tưởng, hai định

Cũng chủng loại chúng sinh

Cú thân, vị, danh thân

Mạng căn và pháp đắc.

Tất cả tánh phàm phu

Và bốn tướng các pháp

Chẳng sắc, không tương ưng

Gọi là hành hữu vi.

Không có tư tưởng là sinh cõi trời vô tưởng, pháp tâm, tâm sở không sanh khởi.

Hai định là định Vô tưởng và định Diệt tận. Định Vô tưởng gọi là nhàm chán sanh tử, tưởng đến sự giải thoát, do tâm tiếp nối nhau của Tứ thiền đã dứt trong một lúc. Định Diệt tận gọi là chán ghét việc mệt nhọc, nên tưởng tượng đến sự dừng nghỉ. Vì tâm của Phi tưởng phi phi tưởng được nối tiếp nhau, được cắt đứt trong một lúc.

Cũng là chủng loại chúng sinh: Nghĩa là chỗ sinh đã sinh, chúng sinh ở nơi này nương dựa và tâm giống nhau.

Câu là danh từ hợp với lời đã nói, như việc đã làm, không phải thường mà cho là pháp thịnh suy.

Vị: Câu hợp với việc, nói rộng như bài kệ và Khế kinh.

Danh từ: Chữ hội thuyết nghĩa. Như: Mạng căn thường nói, nghĩa là căn và các đại v.v… đều nối tiếp nhau, không dứt.

Đắc: Thành tựu các pháp không bỏ.

Tánh của phàm phu: Chưa thọ nhận sự chánh chứng và lìa bỏ Thánh pháp, là tánh của phàm phu.

Tất cả bốn tướng: Sinh, trụ, già, vô thường.

Không phải sắc: Tất cả các này pháp như đã nói trên, đều chẳng phải sắc, chẳng phải thuộc về sắc.

Không tương ưng, là không có duyên.

Nói là hành hữu vi, vì là hữu vi tạo tác, nên nói là hành hữu vi.

Hỏi: Trong hành hữu vi này, có bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện, bao nhiêu vô ký?

Đáp:

Thiện hai, ba thứ năm

Bảy lẽ ra vô ký

Hai ở sắc, nên biết

Một ở địa Vô Sắc.

Thiện hai là định vô tưởng và định diệt tận.

Ba thứ có năm là đắc, sinh, già, trụ, vô thường. Thiện trong thiện, bất thiện trong bất thiện, vô ký trong vô ký.

Bảy lẽ ra vô ký, là bảy vô ký, là chủng loại của chúng sinh ở cõi trời Vô Tưởng. Câu, vị, danh, mạng là tánh sẵn có của phàm phu.

Hỏi: Trong bảy vô ký này, có bao nhiêu thuộc cõi Dục, bao nhiêu thuộc cõi Sắc, bao nhiêu thuộc cõi Vô Sắc?

Đáp: Hai ở cõi Sắc phải biết, một ở địa Vô Sắc, hai ở cõi Sắc phải biết, nghĩa là định Vô Tưởng và trời Vô Tưởng là cõi Sắc. Một ở địa Vô Sắc nghĩa là định Diệt tận ở cõi Vô Sắc.

Hai cõi nói ở ba

Chúng sinh khác ở ba cõi

Hữu lậu, vô lậu, năm

Ngoài ra, định hữu lậu.

Hai cõi nói ở ba, nghĩa là câu, vị, danh cũng có ở cõi Dục, cũng có ở cõi Sắc, không có ở cõi Vô Sắc, vì lìa bỏ lời nói.

Nói chúng sinh khác ở tại ba cõi, nghĩa là mạng, chủng loại của chúng sinh, đã có được tánh của phàm phu sẵn có và bốn tướng chung ở ba cõi.

Trong đây có bao nhiêu là hữu lậu, bao nhiêu là vô lậu?

Đáp: Hữu lậu, vô lậu có năm, ngoài ra, định hữu lậu có Năm: Nghĩa là đắc, sinh, già, trụ, vô thường. Ở hữu lậu trong hữu lậu, ở vô lậu trong vô lậu. Ngoài ra là định hữu lậu, nghĩa là tất cả các định hữu lậu khác.

Hỏi: Đấy là lìa Thánh pháp, giả gọi là phàm phu vô ký trong ba cõi, việc này thế nào là xả, thế nào là dứt?

Đáp:

Trong tâm vô lậu đầu

Thánh không thành tựu xa

Phàm phu trôi các cõi

Lúc lìa dục dứt hết.

Thánh không thành tựu xả trong tâm vô lậu lúc đầu, nghĩa là trong tâm vô lậu thứ nhất lúc được Thánh pháp, là được bất thành tựu xả. Phàm phu bị trôi dạt trong các cõi, nghĩa là lúc trôi dạt trong các cõi, là nơi mạng chung xả bỏ xứ sở đó, là nơi sinh thì ở xứ sở đó, được vô ký.

Lúc xa lìa dục thì dứt hết, nghĩa là hết thảy địa phàm phu sẳn có, nếu địa này lìa dục, thì bấy giờ dứt được tánh phàm phu.

Đã nói về tâm bất tương ưng hành, nay sẽ nói: Về vô vi

Ba pháp vô vi là pháp số duyên diệt, phi số duyên và hư không, ở trong số duyên diệt: Là giải thoát các phiền não. Căn cứ ở số duyên diệt này, nên pháp hữu lậu được lìa phiền não và giải thoát.

Do sức của số duyên, nên sức trí tính toán, so sánh sự việc có mà không, gọi là số duyên diệt, tướng không gây trở ngại, gọi là hư không, nghĩa là không trở ngại sắc, đó là hư không.

Các pháp nhiều duyên sinh

Cũng nương dựa với duyên

Không đủ, nên không sinh

Diệt này không phải sáng.

Tất cả pháp hữu vi đều từ các duyên sinh ra, nếu không có duyên thì không sinh. Như nhãn thức phải nương vào mắt, dựa vào sắc, dựa vào hư không, dựa vào ánh sáng, nương dựa vào đất, dựa vào sự vắng lặng. Nếu tất cả yếu tố này, cùng hòa hợp chung, thì được sinh. Ngoài ra nếu không đủ thì không sinh được. Như cơn buồn ngủ sẽ sinh bất cứ lúc nào cho mắt, bấy giờ, việc khác không đủ thì nhãn thức sẽ không được sinh. Nhãn thức kia, đáng lẽ phải sinh mà không sinh. Mắt đã sinh rồi, sẽ không bao giờ sinh nữa, vì đã lìa duyên này, có vị lai, thì không còn sẽ sinh. Nhãn thức nọ sinh khởi, hội đủ việc sai trái, không hòa hợp, là phi số duyên diệt. như vậy, tất cả hành phải biết hết.

Đã nói về vô vi, nay sẽ nói: Về nguyên nhân của vô vi

Hỏi: Pháp hữu vi được gọi là nhân. Trong đấy, thế nào là nhân? Thế nào là không nhân?

Đáp:

Nhân trước dường như tăng

Hoặc đều nương dựa sinh

Hai nhân và một duyên

Gọi hoàn toàn đã sinh.

Nhân trước dường như tăng, nghĩa là pháp sinh trước và sinh sau giống nhau, tương tự như nhân chuyển biến tăng thêm, như khéo ở địa mình, khéo ở nhân thiện và nhân giữa, nhân trên, nhân giữa thì ở giữa và nhân trên thì ở trên, chỉ có nhân trên. Lúc pháp hành thì vẫn có sự an trụ, có sự gia tăng, cuối cùng không giảm bớt. Do vậy, nên không phải vì nhân mềm mỏng.

Hoặc đều nương nhau mà sinh: nghĩa là hoặc nhân cùng sinh, như nhân tương ưng và nhân cùng có.

Hai nhân và một duyên, nói là hoàn toàn đã sinh, nghĩa là nhân tự nhiên đã sinh, phải nói là nhân, trước chẳng phải không sinh, nghĩa là nhân sau và chưa sinh, nghĩa là không có trước sau. Nếu có, thì lẽ nên tùy lúc mà sinh, không từ nhân, nhưng không như vậy cho nên không có tất cả. Nhân cùng khắp cũng như vậy và thứ lớp duyên.

Hỏi: Báo này là số chúng sinh hay không phải số chúng sinh?

Hỏi: Báo là số chúng sinh. Báo, nghĩa là trong pháp số chúng sinh, mà nói chẳng phải không là số chúng sinh. Vì sao? Vì số chúng sinh, nghĩa là không có sự cùng chung, vì không phải là số chúng sinh có chung, cho nên chẳng phải báo.

Hỏi: Pháp của quả này như thế nào?

Đáp: Là quả giải thoát hữu vi, là quả của hết thảy pháp tánh hữu vi, hết thảy do nhân duyên, cho nên giải thoát vô vi cũng nên nói là quả của đạo.

Hỏi: Pháp có duyên, thế nào là hành duyên?

Đáp: Có duyên, nghĩa là pháp có chung duyên. Là tương ưng, là có chung hành trong một duyên, không khác nhau.

Hỏi: Hành ở chỗ nào?

Đáp: Hành ở cảnh giới khác, hành ở cảnh giới khác, không phải tự tánh, là lìa hành của mình và duyên khác nhau.

Hỏi: Pháp tâm, tâm sở, có xứ sở hay không có xứ sở?

Đáp: Không có xứ sở. Vì sao? Vì nhân phổ biến, nhân phổ biến sinh pháp tâm, tâm sở nhân hai mắt, sinh ra một thức. Nếu có chỗ ở, thì lẽ ra, phải ở trong một mắt, vì là một thức. Nếu vậy, thì mắt thứ hai, lẽ ra không thấy sắc, mà vẫn thấy! Vì thế, nên không phải ở trong một mắt. Như thế, tất cả đều biết, và nếu như vậy thì không có chỗ ở.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói tâm giải thoát như thế nào? Tâm giải thoát là quá khứ, vị lai hay hiện tại?

Đáp: Lúc sinh, lúc đạo giải thoát sinh là giải thoát. Vì sao? Vì lúc đạo giải thoát sinh, thì các phiền não diệt, cho nên lúc sinh là giải thoát.

Hỏi: Có phải lúc sinh là dứt phiền não không?

Đáp:

Lúc đạo diệt, diệt kiết

Người tuệ sáng đã nói.

Lúc đạo diệt là đã dứt trừ các phiền não, chứ không phải lúc đạo sinh. Vì sao? Vì lúc đạo sinh là vị lai, mà đạo ở vị lai thì không thể làm việc. Chính vì lý do này, nên lúc đạo vô ngại diệt, thì dứt mọi phiền não, lúc đạo giải thoát sinh thì giải thoát.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói có ái, không có ái, có bao nhiêu thứ có ái, bao nhiêu thứ không có ái?

Đáp:

Có ái, có năm thứ

Không có, một tướng riêng.

Có ái có năm thứ. Có ái, gọi là đối với sự vật sinh, bất sinh. Nếu ái, đó gọi là có ái. Năm thứ ái này, do khổ dứt mà thấy tập, diệt, đạo dứt và tư duy dứt.

Không có một tướng riêng, là không có ái, gọi là đã thấy dứt. Vui với đoạn, đó gọi là không có ái, đó hoàn toàn là tư duy dứt. Vì sao? Vì từ thấy ái, mới tư duy dứt. Đấy là hành không chuyển biến, trong sự nối tiếp nhau, vì chấp ái, chẳng phải, nên tư duy dứt.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói có ba cõi: Cõi dứt, cõi không có sự ham muốn và cõi diệt, tướng của các cõi này thế nào? Ái xứ phiền não khác Diệt tận là ba cõi.

Ái cắt đứt, là cõi không có sự ham muốn, chỗ dứt là cõi diệt, phiền não khác dứt là cõi dứt.

Hỏi: Với mười tâm là thiện, cấu uế, vô ký của cõi Dục, thiện, cấu uế, vô ký của cõi Sắc, thiện, cấu uế, vô ký và vô lậu của cõi Vô Sắc. Tâm này có bao nhiêu sự cấu uế có thể được trong tâm, bao nhiêu thiện có được trong tâm, bao nhiêu vô ký trong tâm?

Đáp:

Tâm cấu uế có mười

Lời chánh giác đã nói

Trong tâm thiện có sáu

Vô ký tức vô ký.

Tâm cấu uế có mười, là lời đấng Chánh giác đã nói, nghĩa là cõi mười tâm được hết thảy trong tâm cấu uế và thiện, cấu uế, vô ký của ba cõi là lúc địa trở lại. Lúc tất cả đều được sự thối lui được vô lậu của tâm này.

Trong tâm thiện có sáu: Nghĩa là trong tâm thiện có sáu tâm. Thiện của cõi Dục, là do sự mong cầu học hỏi mà được và do hành vi của thân, miệng, và cũng là vô ký của tâm biến hóa, Vô ký của tâm biến hóa, thiện cõi Sắc. Tâm thiện và vô lậu, của cõi Vô Sắc.

Vô ký tức vô ký, là tâm vô ký thì chỉ có được vô ký, vì yếu kém.

Hỏi: Ở trước đã nói mười pháp trong phẩm Đạo. Trong phẩm Đạo này có tất cả bao nhiêu căn tánh và bao nhiêu không phải căn tánh?

Đáp:

Phẩm đạo có sáu pháp

Phải biết đây là căn.

Căn tánh của sáu pháp trong đấy, đã có đức tin đứng đầu trong năm căn và hỷ căn. Ngoài ra, không phải điều mà căn có.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tự tánh hay tánh khác?

Đáp:

Tương ưng với các pháp

Đây gọi là tánh khác.

Các pháp tương ưng với tánh khác, chứ không phải với tự tánh, không phải là tự tánh đối với trợ bạn của tự tánh.

Hỏi: Nếu đây là giải thoát thì phải thế nào?

Đáp:

Trong duyên mở trói buộc

 Là lời Đại Tiên nói.

Các phiền não ở trong duyên là sự ngu si, tức là phiền não, không khởi lên sự ngu si. Sự trói buộc ở trong duyên tức là ngay trong đó cởi mở. Không thể đem sự tương ưng để giải tỏa sự tương ưng, vì sao? Vì là không!

Hỏi: Dứt phiền não, tức giải thoát là khác nhau phải không?

Đáp: Đúng vậy! Vì nếu đã giải thoát, tức là đã dứt phiền não rồi.

Hỏi: Có khi nào đã dứt phiền não rồi, mà không phải là giải thoát chăng?

Đáp: Có. Vì đôi khi đã cắt đứt dây phiền não, thì lại bị trói buộc nữa. Thấy đạo và tư duy, trí khổ đã sinh, tập trí chưa sinh. Thấy khổ mà dứt, là phiền não sẽ bị dứt, nhưng thấy tập mà dứt, thì phiền não lại trói buộc. Tư duy như vậy là đã cắt đứt tất cả chủng, lại làm duyên lẫn nhau.

Hỏi: Thấy bốn chân đế, được tịnh không hư hoại là thế nào?

Đáp:

Hai giải thoát, ba đế

Bốn do thấy chánh đạo

Phát khởi tín thanh tịnh

Tu tập ở hai đời.

Hai sự giải thoát ở ba đế, nghĩa là quán khổ, tập, diệt, được pháp thanh tịnh không hư hoại, niềm tin tương ưng với trí khổ tập, diệt. Đó gọi là được thanh tịnh không hư hoại và là giới của Thánh.

Bốn do thấy chánh đạo, hưng khởi niềm tin thanh tịnh, nghĩa là lúc

thấy đạo có đủ được bốn.

Hỏi: Tu bao nhiêu đời?

Đáp: Tu tập hai đời. Các pháp được tu ở hai đời: Tu hành ở hiện tại, tu hành ở vị lai, đều được tu.

Hỏi: Tâm với pháp hành chung như thế nào?

Đáp:

Tất cả pháp tâm sở

Nói là tâm hành chung

Tướng này và pháp khác

Tạo tác cần phải biết.

Tất cả pháp tâm sở, được gọi là tâm cộng hành, nghĩa là tất cả pháp tâm sở được gọi là tâm hành chung, vì gần với tâm.

Tướng của tâm này, tức là tâm này có bốn tướng: Sinh, trụ, già, vô thường, vì cũng gần với tâm.

Và pháp khác là tướng của pháp tâm sở khác cũng là tâm hành chung.

Sự tạo tác cũng cần phải biết: Nghĩa là không có sự dạy răn, như trước đã nói.

Hỏi: Thế nào là pháp dứt?

Đáp: Là dứt các pháp hữu lậu, vì tất cả pháp hữu lậu đều dứt do lẫn lộn điều ác.

Hỏi: Thế nào là biết pháp?

Đáp: Biết các hữu lậu không có cấu uế và vô lậu, là Nhất thiết tri pháp, là cảnh giới của Nhất thiết trí.

Hỏi: Thế nào là pháp xa?

Đáp: Quá khứ, vị lai là nói xa, vì là việc không làm.

Hỏi: Thế nào là pháp gần?

Đáp: Pháp khác gọi là gần, vì gần với hiện tại, vì việc đã làm xong, vì được nhanh chóng gần với vô vi.

Hỏi: Thế nào là pháp định?

Đáp:

Vô gián, nghiệp không cứu

Và các hạnh vô lậu

Người tuệ nói là định.

Năm nghiệp Vô gián thì chắc chắn phải đọa địa ngục. Hành vô lậu cũng là định, tất nhiên sẽ đến quả giải thoát. Nghiệp khác thì không định.

Hỏi: Thế nào là kiến xứ?

Đáp: Kiến xứ tất nhiên là hữu lậu. Kiến xứ của tất cả pháp hữu lậu, là xứ sở của năm kiến.

Hỏi: Nếu thành tựu căn thì thành tựu bao nhiêu căn?

Đáp:

Nói có mười chín căn

Là thành tựu rất nhiều

Thành tựu ít nhất tám

Hiểu rõ căn đã nói.

Nói có mười chín căn là thành tựu nhiều nhất, nghĩa là thành tựu mười chín căn là nhiều nhất, như hai hình và người đủ căn, chưa lìa bỏ sự mong muốn thấy đế.

Thành tựu ít nhất là tám căn, hiểu rõ căn đã nói, nghĩa là thành tựu tám căn, như không đủ thân căn, đoạn căn thiện và phàm phu sinh trong cõi Vô Sắc.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ cánh lạc (xúc)?

Đáp: Có năm thứ:

Thêm, có đối, vô minh

Trong đó nói về xúc,

Thánh đạo đều có hai

Hưng khởi lên thành quả.

Xúc tương ưng với ý thức, là nói tăng xúc. Năm thức tương ưng xúc, đó gọi là xúc có đối. Xúc cấu uế là nói xúc vô minh.

Xúc vô lậu, là nói xúc của minh. Hữu lậu không phải là xúc cấu uế, là nói xúc của chẳng phải minh, chẳng phải vô minh.

Hỏi: Đạo nào đắc quả? Là đạo vô ngại hay đạo giải thoát?

Đáp: Thánh đạo có cả hai, có khả năng hưng khởi thành quả, cả hai đạo, đều đắc quả:

  1. Cởi mở sự ràng buộc.
  2. Được giải thoát. Đó là hai đạo thành quả.

Hỏi: Sự không chấp mắc trụ ở tâm nào để nhập Niết-bàn?

Đáp: Không vướng mắc trong tâm, là được Niết-bàn vô vi. Không vướng bận tất cả việc, không có tạo tác, không có làm gì, không có mong cầu được an trụ. Từ trong tâm quả báo đó, mà nhập Niết-bàn.

Hỏi: Có bao nhiêu hữu?

Đáp:

Sinh hữu và tử hữu

Căn bản cũng ở giữa.

Sinh hữu tức là lúc ấm mới sinh, nên gọi là sinh hữu.

Tử hữu tức là ấm lúc chết, gọi là tử hữu.

Căn bản hữu, tức là trừ sinh hữu và tử hữu. Ấm ở khoảng giữa, gọi là căn bản hữu.

Trung hữu, nghĩa là ấm có chỗ đến, gọi đó là Trung hữu.

Hỏi: Nói có sự nhàm chán, có sự lìa bỏ ham muốn. Thế nào là nhàm chán? Thế nào là lìa bỏ ham muốn?

Đáp:

Các trí ở nhân khổ

Nhẫn này tu nhàm chán

Diệt dục được vô dục

Nói phổ biến trong bốn.

Các trí ở nhân khổ, nhẫn này tu ở sự nhàm chán. Nghĩa là nếu trí và nhẫn duyên với khổ, tập là nói nhàm chán tu hành, nhàm chán xứ sở. Dập tắt ham muốn thì được vô dục.

Nói khắp trong bốn, tức là trí và nhẫn trong bốn đế, nên mới nói: Lìa bỏ ham muốn, có công năng dứt bặt ham muốn.

 

Phẩm 10: LUẬN

Oai nghi, không oai nghi

Nếu lìa rồi lại được

Không do đấy đến hơn

Người năng quyết định đáp.

Đáp: Có, từ Vô Sắc sinh sắc

Lúc chứng được quả Thánh

Tất cả lìa các ác

Pháp hữu vi tịnh lành.

Được rồi mà không tu?

Đáp: Có, lúc lui sụt được quá khứ

Đạo giả lúc hưng khởi

Chưa xa lìa các ác

Giải thoát lìa bỏ ác.

Xin đáp rồi nhất định?

Đáp: Có, là tu ở đương lai

Sáng mặt chiếu phiền não

Lúc hưng khởi ra định trong

Sơ thiền thanh tịnh.

Đạt được đọa suy thoái?

Đáp: Có, quả vô trước tu và huân tu

Từng trong đạo kiến đế

Có được các pháp thiện

Pháp này cũng có duyên

Bậc thánh không thấy duyên?

Đáp: Có, khi trong cõi Dục tu hành đẳng trí

Quả trí tuệ hữu lậu

Xa lìa công đức tịnh

Không lìa từ nơi ý

Đây cũng là quả kia? Đáp: Có, tâm biến hóa ở cõi Dục.

Khi trụ đạo vô ngại

Thành tựu được các diệt

Các phiền não từ đó

Chẳng như vô lậu kiến? Đáp: Có, lúc tu học các thần thông.

Có kiết không giải thoát

Người không nhơ thì được

Không dứt trừ phiền não

Gọi đó, vô cấu hết.

Đáp: Có, khi từ trong ánh sáng mà

Sinh lên Phạm thiên.

Có địa vô lậu tịnh

Chưa từng được, đã được

Không lìa dục, chẳng lui

Không dựa vào kiến đạo?

Đáp: Có khi lìa sắc, dục mà chứng ngộ, được đạo tư duy Vô Sắc vô lậu.

Vả chưa được các pháp

Mà chứng được pháp này

Không xả nó không được

Nếu người biết thì đáp?

Đáp: Có. Phẩm tâm vô lậu thứ nhất khác được công đức vô lậu khác, xả việc của phàm phu. Ngoài ra, tất cả đều không được.

 

Pages: 1 2 3 4