LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 20

Kiền độ thứ 5: BỐN ĐẠI

Phẩm 3: BÀN VỀ KIẾN ĐẾ

Đệ tử của Đức Thế Tôn thành tựu về kiến đế, ái dục chưa hết, các giới luật nơi thân, miệng hệ thuộc cõi Sắc thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Sinh nơi cõi Dục, nhập thiền thứ nhất hữu lậu, nhập thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư hữu lậu, các giới luật nơi thân, miệng của Hành giả kia thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Sinh nơi cõi Dục, nhập thiền thứ nhất vô lậu, nhập thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư vô lậu, các giới luật nơi thân, miệng của Hành giả kia thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Sinh nơi cõi Sắc, nhập thiền thứ nhất hữu lậu, nhập thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư hữu lậu, các giới luật nơi thân, miệng của Hành giả kia thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Sinh nơi cõi Sắc, nhập thiền thứ nhất vô lậu, nhập thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư vô lậu, các giới luật nơi thân, miệng của Hành giả kia thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đệ tử của Đức Thế Tôn sinh nơi cõi Vô sắc, các giới luật nơi thân, miệng vô lậu thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Ở nơi cõi Vô sắc mất, sinh nơi cõi Dục, đầu tiên được bốn đại, bốn đại đó do bốn đại nào làm nhân?

Ở nơi cõi Vô sắc mất, sinh nơi cõi Sắc, đầu tiên được bốn đại, bốn đại đó do bốn đại nào làm nhân?

Ở nơi cõi Sắc mất, sinh nơi cõi Dục, đầu tiên được bốn đại, bốn đại đó do bốn đại nào làm nhân?

Sinh nơi cõi Dục, biến hóa nơi cõi Sắc, biến hóa tạo ra ngôn ngữ nơi cõi Sắc, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Sinh nơi cõi Sắc, biến hóa nơi cõi Dục, biến hóa tạo ra ngôn ngữ nơi cõi Dục, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Sự biến hóa nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Nên nói là có tâm hay không có tâm? Nên nói là dùng tâm nào chuyển?

Trung ấm nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại? Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo? Nên nói là có tâm hay không có tâm? Nên nói là dùng tâm nào chuyển?

Thế gian được gọi là pháp gì? Kiếp được gọi là pháp gì? Tâm khởi trụ diệt được gọi là pháp gì?

Từng có pháp do bốn duyên sinh chăng? Từng có pháp do ba duyên sinh chăng? Từng có pháp do hai duyên sinh chăng? Từng có pháp do một duyên sinh chăng?

Thế nào là pháp tương ưng với nhân? Thế nào là pháp không tương ưng với nhân? Thế nào là pháp tương ưng với nhân, không tương ưng với nhân? Thế nào là pháp không phải tương ưng với nhân cũng không phải không tương ưng với nhân?

Thế nào là pháp duyên có duyên? Thế nào là pháp duyên không duyên? Thế nào là pháp duyên có duyên, pháp duyên không duyên?

Thế nào là pháp không phải duyên có duyên, không phải duyên không duyên?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Người tu hành, trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc”. Thế nào là trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Có tưởng không sắc”. Thế nào là có tưởng không sắc? Các người có tưởng không sắc, tất cả ái sắc đều dứt hết chăng? Nếu như ái sắc dứt hết, tất cả người kia có tưởng không sắc chăng? Các người không có tưởng không sắc, tất cả ái sắc chưa dứt hết chăng? Nếu như ái sắc chưa dứt hết, tất cả người kia không có tưởng không sắc chăng?

Bốn thức chỉ (bốn thức trụ), bảy thức chỉ (bảy thức trụ): Bốn thức chỉ gồm thâu bảy thức chỉ hay bảy thức chỉ gồm thâu bốn thức chỉ? Bốn thức chỉ, chín chúng sinh cư: Bốn thức chỉ gồm thâu chín chúng sinh cư hay chín chúng sinh cư gồm thâu bốn thức chỉ? Bảy thức chỉ, chín chúng sinh cư: Bảy thức chỉ gồm thâu chín chúng sinh cư hay chín chúng sinh cư gồm thâu bảy thức chỉ?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Đệ tử của Đức Thế Tôn thành tựu về kiến đế, ái dục chưa hết, các giới luật nơi thân, miệng hệ thuộc cõi Sắc thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục, nhập thiền thứ nhất hữu lậu, nhập thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư hữu lậu, các giới luật nơi thân, miệng của Hành giả kia thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục, nhập thiền thứ nhất vô lậu, nhập thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư vô lậu, các giới luật nơi thân, miệng của Hành giả kia thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc, nhập thiền thứ nhất hữu lậu, nhập thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư hữu lậu, các giới luật nơi thân, miệng của Hành giả kia thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc, nhập thiền thứ nhất vô lậu, nhập thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư vô lậu, các giới luật nơi thân, miệng của Hành giả kia thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Đệ tử của Đức Thế Tôn sinh nơi cõi Vô sắc, các giới luật nơi thân, miệng vô lậu thành tựu, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đáp: Bốn đại hoặc hệ thuộc cõi Dục, hoặc hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở nơi cõi Vô sắc mất, sinh nơi cõi Dục, đầu tiên được bốn đại, bốn đại đó do bốn đại nào làm nhân?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Ở nơi cõi Vô sắc mất, sinh nơi cõi Sắc, đầu tiên được bốn đại, bốn đại đó do bốn đại nào làm nhân?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Ở nơi cõi Sắc mất, sinh nơi cõi Dục, đầu tiên được bốn đại, bốn đại đó do bốn đại nào làm nhân?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sinh nơi cõi Dục, biến hóa nơi cõi Sắc, biến hóa tạo ra ngôn ngữ nơi cõi Sắc, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Sinh nơi cõi Sắc, biến hóa nơi cõi Dục, biến hóa tạo ra ngôn ngữ nơi cõi Dục, sắc đó do bốn đại nào tạo?

Đáp: Bốn đại hệ thuộc cõi Dục.

Hỏi: Sự biến hóa nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại?

Đáp: Sự biến hóa nên nói là bốn đại.

Hỏi: Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo?

Đáp: Nên nói là sắc tạo.

Hỏi: Nên nói là có tâm hay không có tâm?

Đáp: Nên nói là không có tâm.

Hỏi: Nên nói là dùng tâm nào chuyển?

Đáp: Nên nói là tâm của người biến hóa.

Hỏi: Trung ấm nên nói là bốn đại hay không phải bốn đại?

Đáp: Trung ấm nên nói là bốn đại.

Hỏi: Nên nói là sắc tạo hay không phải sắc tạo?

Đáp: Nên nói là sắc tạo.

Hỏi: Nên nói là có tâm hay không có tâm?

Đáp: Nên nói là có tâm.

Hỏi: Nên nói là dùng tâm nào chuyển?

Đáp: Nên nói là dùng tự tâm.

Hỏi: Thế gian được gọi là pháp gì?

Đáp: Được gọi là hành số.

Hỏi: Kiếp được gọi là pháp gì?

Đáp: Được gọi là số lượng của nửa tháng, tháng, mùa xuân, hạ, năm.

Hỏi: Tâm khởi trụ diệt được gọi là pháp gì?

Đáp: Được gọi là số lượng của thời tiết, khoảnh khắc.

Hỏi: Từng có pháp do bốn duyên sinh chăng?

Đáp: Có. Là tất cả tâm tâm pháp.

Hỏi: Từng có pháp do ba duyên sinh chăng?

Đáp: Có. Là định vô tưởng, định diệt tận.

Hỏi: Từng có pháp do hai duyên sinh chăng?

Đáp: Có. Là trừ định vô tưởng, định diệt tận, còn lại là các tâm bất tương ưng hành và các sắc.

Hỏi: Từng có pháp do một duyên sinh chăng?

Đáp: Không có.

Hỏi: Thế nào là pháp tương ưng với nhân?

Đáp: Là tất cả tâm tâm pháp.

Hỏi: Thế nào là pháp không tương ưng với nhân?

Đáp: Là sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp tương ưng với nhân, không tương ưng với nhân?

Đáp: Là tâm tâm pháp kia có phần ít tương ưng với nhân, có phần ít không tương ưng với nhân.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải tương ưng với nhân cũng không phải không tương ưng với nhân?

Đáp: Là tâm tâm pháp kia có phần ít không phải tương ưng với nhân, có phần ít không phải không tương ưng với nhân.

Hỏi: Thế nào là pháp duyên có duyên?

Đáp: Là các ý thức thân cùng tương ưng duyên nơi tâm tâm pháp.

Hỏi: Thế nào là pháp duyên không duyên?

Đáp: Là năm thức thân cùng tương ưng duyên nơi sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp duyên có duyên, pháp duyên không duyên?

Đáp: Là năm thức thân cùng tương ưng, ý thức thân cùng tương ưng duyên nơi tâm tâm pháp, duyên nơi sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Thế nào là pháp không phải duyên có duyên, không phải duyên không duyên?

Đáp: Là sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Người tu hành, trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc”.

Hỏi: Thế nào là trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc?

Đáp: Là như Hành giả khởi tưởng: Thân nầy sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chôn dưới đất, đã chôn dưới đất, sẽ bị vô số các thứ trùng rỉa ăn, đã bị vô số các thứ trùng rỉa ăn. Hành giả kia không quán thân nầy, chỉ thấy vô số các thứ trùng kia.

Như thân nầy sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ đặt trên đống củi, đã đặt trên đống củi, sẽ hỏa thiêu, đã hỏa thiêu. Hành giả kia không quán thân nầy, chỉ thấy lửa.

Như thân nầy chỉ là nắm tuyết, nắm tô, đề hồ, sẽ đặt trên lửa, đã đặt trên lửa, sẽ tiêu tan, đã tiêu tan. Hành giả kia không quán thân nầy, chỉ thấy lửa.

Như thế là trong không có tưởng sắc, ngoài quán sắc.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Có tưởng không sắc”.

Hỏi: Thế nào là có tưởng không sắc?

Đáp: Như khởi tưởng: Thân nầy sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ chôn dưới đất, đã chôn dưới đất, sẽ bị vô số các thứ trùng rỉa ăn, đã bị vô số các thứ trùng rỉa ăn, các thứ ấy sẽ tan hoại, các thứ ấy đã tan hoại. Hành giả kia không quán thân nầy, cũng không còn thấy vô số các thứ trùng kia.

Như thân nầy sẽ chết, đã chết, sẽ bỏ nơi gò mả, đã bỏ nơi gò mả, sẽ đặt trên đống củi, đã đặt trên đống củi, sẽ hỏa thiêu, đã hỏa thiêu, lửa sẽ tắt, lửa đã tắt. Hành giả kia không quán thân nầy, cũng không còn thấy lửa.

Như thân nầy chỉ là nắm tuyết, nắm tô, đề hồ, sẽ đặt trên lửa, đã đặt trên lửa, sẽ tiêu tan, đã tiêu tan, lửa sẽ tắt, lửa đã tắt. Hành giả kia không quán thân nầy, cũng không còn thấy lửa.

Như thế là có tưởng không sắc.

Hỏi: Các người có tưởng không sắc, tất cả ái sắc đều dứt hết chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Từng có ái sắc dứt hết, người kia không phải có tưởng không sắc chăng?

Đáp: Có. Là ái sắc hết, Hành giả kia không nhập Tam muội.

Hỏi: Các người không có tưởng không sắc, tất cả ái sắc chưa dứt hết chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các ái sắc chưa dứt hết, tất cả người kia không có tưởng không sắc.

Hỏi: Từng có không có tưởng không sắc, Hành giả kia không phải ái sắc không dứt hết chăng?

Đáp: Có. Là ái sắc hết, Hành giả kia không nhập Tam muội.

Hỏi: Bốn thức chỉ (bốn thức trụ), bảy thức chỉ (bảy thức trụ): Bốn thức chỉ gồm thâu bảy thức chỉ hay bảy thức chỉ gồm thâu bốn thức chỉ?

Đáp: Hoặc bốn thức không phải là bảy thức.

Thế nào là bốn thức không phải là bảy thức? Là sắc, thống (thọ), tưởng, hành của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cõi trời Quả thật và thống (thọ), tưởng, hành của xứ Hữu tưởng vô tưởng. Đây gọi là bốn thức không phải là bảy thức.

Thế nào là bảy thức không phải là bốn thức? Là tâm của người, trời nơi cõi Dục, tâm của các cõi trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ. Đây gọi là bảy thức không phải là bốn thức.

Thế nào là bốn thức cũng là bảy thức? Là sắc, thống, tưởng, hành của người, trời nơi cõi Dục, sắc, thống, tưởng, hành của các cõi trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, và thống, tưởng, hành của Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ. Đây gọi là bốn thức cũng là bảy thức.

Thế nào là không phải bốn thức cũng không phải bảy thức? Là tâm của các nẻo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, tâm của các cõi trời Quả thật, Hữu tưởng vô tưởng. Đây gọi là không phải bốn thức cũng không phải bảy thức.

Hỏi: Bốn thức chỉ, chín chúng sinh cư: Bốn thức chỉ gồm thâu chín chúng sinh cư hay chín chúng sinh cư gồm thâu bốn thức chỉ?

Đáp: Hoặc bốn không phải là chín.

Thế nào là bốn không phải là chín? Là sắc, thống, tưởng, hành của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, cõi trời Vô tưởng, không gồm thâu sắc, thống, tưởng, hành của cõi trời Quả thật. Đây gọi là bốn không phải là chín.

Thế nào là chín không phải là bốn? Là tâm của người, trời nơi cõi Dục, tâm của các cõi trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Vô tưởng, và tâm nơi cõi Vô sắc. Đây gọi là chín không phải là bốn.

Thế nào là bốn cũng là chín? Là sắc, thống, tưởng, hành của người, trời nơi cõi Dục, sắc, thống, tưởng, hành của các cõi trời Phạm ca di, Quang âm, Biến tịnh, Vô tưởng, và thống, tưởng, hành của cõi Vô sắc. Đây gọi là bốn cũng là chín.

Thế nào là không phải bốn cũng không phải chín? Là tâm của các nẻo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh cõi Vô tưởng, không gồm thâu tâm của cõi trời Quả thật. Đây gọi là không phải bốn cũng không phải chín.

Hỏi: Bảy thức chỉ, chín chúng sinh cư: Bảy thức chỉ gồm thâu chín chúng sinh cư hay chín chúng sinh cư gồm thâu bảy thức chỉ?

Đáp: Chín gồm thâu bảy không phải bảy gồm thâu chín. Những gì là không gồm thâu? Là hai xứ: xứ Vô tưởng thiên và xứ Hữu tưởng vô tưởng.

***

Phẩm 4: BÀN VỀ NỘI TẠO

Bốn đại nội (Đại chủng có chấp thọ) cùng bốn đại nội có bao nhiêu duyên? Bốn đại nội cùng bốn đại không nội (Đại chủng không chấp thọ), bốn đại không nội cùng bốn đại không nội, bốn đại không nội cùng bốn đại nội có bao nhiêu duyên?

Pháp tương ưng với nhân cùng pháp tương ưng với nhân có bao nhiêu duyên? Pháp tương ưng với nhân cùng pháp không tương ưng với nhân, pháp không tương ưng với nhân cùng pháp không tương ưng với nhân, pháp không tương ưng với nhân cùng pháp tương ưng với nhân có bao nhiêu duyên?

Pháp cùng duyên (Pháp duyên có duyên) cùng pháp cùng duyên có bao nhiêu duyên? Pháp cùng duyên cùng pháp không duyên (Pháp duyên không duyên), pháp không duyên cùng pháp không duyên, pháp không duyên cùng pháp cùng duyên có bao nhiêu duyên?

Pháp sắc cùng pháp sắc có bao nhiêu duyên? Pháp sắc cùng pháp không sắc, pháp không sắc cùng pháp không sắc, pháp không sắc cùng pháp sắc có bao nhiêu duyên?

Các pháp có thể thấy – không thể thấy, có đối – không đối cũng như vậy.

Pháp hữu lậu cùng pháp hữu lậu có bao nhiêu duyên? Pháp hữu lậu cùng pháp vô lậu, pháp vô lậu cùng pháp vô lậu, pháp vô lậu cùng pháp hữu lậu có bao nhiêu duyên?

Pháp hữu vi cùng pháp hữu vi có bao nhiêu duyên? Pháp hữu vi cùng pháp vô vi, pháp vô vi cùng pháp vô vi, pháp vô vi cùng pháp hữu vi có bao nhiêu duyên?

Các triền đã trói buộc, tự trói buộc, hữu của địa ngục thọ nhận, chúng sinh kia đầu tiên có được bốn đại của các căn, bốn đại của các căn ấy cùng tâm tâm pháp có bao nhiêu duyên? Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của các căn đó có bao nhiêu duyên?

Các triền đã trói buộc, tự trói buộc, hữu của súc sinh, ngạ quỷ, trời, người thọ nhận, chúng sinh kia đầu tiên có được bốn đại của các căn, bốn đại của các căn ấy cùng tâm tâm pháp có bao nhiêu duyên? Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của các căn đó có bao nhiêu duyên?

Sinh nơi cõi Dục, nhập thiền thứ nhất hữu lậu, cho đến nhập định hữu tưởng vô tưởng hữu lậu, bốn đại của các căn được tăng ích, bốn đại của căn ấy cùng tâm tâm pháp có bao nhiêu duyên? Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của căn kia có bao nhiêu duyên?

Sinh nơi cõi Dục, nhập thiền thứ nhất vô lậu, cho đến nhập định bất dụng vô lậu, bốn đại của các căn được tăng ích, bốn đại của căn ấy cùng tâm tâm pháp có bao nhiêu duyên? Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của căn kia có bao nhiêu duyên?

Sinh nơi cõi Sắc, nhập thiền thứ nhất hữu lậu, cho đến nhập định hữu tưởng vô tưởng hữu lậu, bốn đại của các căn được tăng ích, bốn đại của căn ấy cùng tâm tâm pháp có bao nhiêu duyên? Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của căn kia có bao nhiêu duyên?

Sinh nơi cõi Sắc, nhập thiền thứ nhất vô lậu, cho đến nhập định bất dụng vô lậu, bốn đại của các căn được tăng ích, bốn đại của căn ấy cùng tâm tâm pháp có bao nhiêu duyên? Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của căn kia có bao nhiêu duyên?

Thế nào là nghĩa nội (có chấp thọ)? Thế nào là nghĩa không nội (không chấp thọ)? Thế nào là nghĩa thọ? Thế nào là nghĩa không thọ? Thế nào là nghĩa kiết? Thế nào là nghĩa không kiết? Thế nào là nghĩa kiến xứ? Thế nào là nghĩa không kiến xứ?

Các pháp là nội, pháp đó thuộc về nội nhập chăng? Nếu như các pháp thuộc về nội nhập thì pháp đó là nội chăng? Các pháp là ngoại, pháp đó thuộc về ngoại nhập chăng? Nếu như các pháp thuộc về ngoại nhập thì pháp đó là ngoại chăng?

Hai thống (thọ), ba thống: Hai thống gồm thâu ba thống, hay ba thống gồm thâu hai thống? Hai thống (thọ), bốn thống, năm thống, sáu thống, mười tám thống, ba mươi sáu thống, một trăm lẻ tám thống: Hai thống gồm thâu một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống gồm thâu hai thống? Cho đến ba mươi sáu thống, một trăm lẻ tám thống: Ba mươi sáu thống gồm thâu một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống gồm thâu ba mươi sáu thống?

Dùng đạo vô ngại (đạo vô gián) hướng chứng quả Tu-đà-hoàn, lúc tu đạo ấy, bao nhiêu ý chỉ tu hiện tại, bao nhiêu thứ tu vị lai? Bao nhiêu ý đoạn? Bao nhiêu thần túc? Bao nhiêu căn, lực? Bao nhiêu giác ý? Bao nhiêu đạo chủng? Bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam muội tu hiện tại, bao nhiêu thứ tu vị lai?

Dùng đạo vô ngại hướng chứng quả Tư-đà-hàm, A-na-hàm, thiên nhĩ biết tâm người khác, tự biết thọ mạng đời trước của mình, lậu tận trí chứng thông nhìn thấu suốt, lúc tu đạo ấy, bao nhiêu ý chỉ tu hiện tại, bao nhiêu thứ tu vị lai? Bao nhiêu ý đoạn? Bao nhiêu thần túc? Bao nhiêu căn, lực? Bao nhiêu giác ý? Bao nhiêu đạo chủng? Bao nhiêu thiền? Bao nhiêu đẳng? Bao nhiêu định vô sắc? Bao nhiêu giải thoát? Bao nhiêu trừ nhập? Bao nhiêu nhất thiết nhập? Bao nhiêu trí? Bao nhiêu Tam muội tu hiện tại, bao nhiêu thứ tu vị lai?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Bốn đại nội (Đại chủng có chấp thọ) cùng bốn đại nội có hai duyên là Nhân, Tăng thượng. Bốn đại nội cùng bốn đại không nội (Đại chủng không chấp thọ) có hai duyên là Nhân, Tăng thượng. Bốn đại không nội cùng bốn đại không nội có hai duyên là Nhân, Tăng thượng. Bốn đại không nội cùng bốn đại nội có hai duyên là Nhân, Tăng thượng.

Pháp tương ưng với nhân cùng pháp tương ưng với nhân có bốn duyên là Nhân, Thứ đệ, Duyên duyên, Tăng thượng. Pháp tương ưng với nhân cùng pháp không tương ưng với nhân có ba duyên là Nhân, Thứ đệ, Tăng thượng, không có Duyên duyên. Pháp không tương ưng với nhân cùng pháp không tương ưng với nhân có hai duyên là Nhân, Tăng thượng. Pháp không tương ưng với nhân cùng pháp tương ưng với nhân có ba duyên là Nhân, Duyên duyên, Tăng thượng, không có Thứ đệ.

Pháp cùng duyên (Pháp duyên có duyên) cùng pháp cùng duyên có bốn duyên là Nhân, Thứ đệ, Duyên duyên, Tăng thượng. Pháp cùng duyên cùng pháp không duyên (Pháp duyên không duyên) có ba duyên là Nhân, Thứ đệ, Tăng thượng, không có Duyên duyên. Pháp không duyên cùng pháp không duyên có hai duyên là Nhân, Tăng thượng. Pháp không duyên cùng pháp cùng duyên có ba duyên là Nhân, Duyên duyên, Tăng thượng, không có Thứ đệ.

Pháp sắc cùng pháp sắc có ba duyên là Nhân, Duyên duyên, Tăng thượng. Pháp sắc cùng pháp không sắc có ba duyên là Nhân, Duyên duyên, Tăng thượng, không có Thứ đệ. Pháp không sắc cùng pháp không sắc có bốn duyên là Nhân, Thứ đệ, Duyên duyên, Tăng thượng. Pháp không sắc cùng pháp sắc có hai duyên là Nhân, Tăng thượng.

Các pháp có thể thấy – không thể thấy, có đối – không đối cũng như vậy.

Pháp hữu lậu cùng pháp hữu lậu có bốn duyên là Nhân, Thứ đệ, Duyên duyên, Tăng thượng. Pháp hữu lậu cùng pháp vô lậu có ba duyên là Thứ đệ, Duyên duyên, Tăng thượng, không có Nhân. Pháp vô lậu cùng pháp vô lậu có bốn duyên là Nhân, Thứ đệ, Duyên duyên, Tăng thượng. Pháp vô lậu cùng pháp hữu lậu có ba duyên là Thứ đệ, Duyên duyên, Tăng thượng, không có Nhân.

Pháp hữu vi cùng pháp hữu vi có bốn duyên là Nhân, Thứ đệ, Duyên duyên, Tăng thượng. Pháp hữu vi cùng pháp vô vi không có duyên. Pháp vô vi cùng pháp vô vi không có duyên. Pháp vô vi cùng pháp hữu vi có hai duyên là Duyên duyên, Tăng thượng.

Các triền đã trói buộc, tự trói buộc, hữu của địa ngục thọ nhận, chúng sinh kia đầu tiên có được bốn đại của các căn, bốn đại của các căn ấy cùng tâm tâm pháp có một duyên là Tăng thượng. Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của các căn đó có một duyên là Tăng thượng.

Các triền đã trói buộc, tự trói buộc, hữu của súc sinh, ngạ quỷ, trời, người thọ nhận, chúng sinh kia đầu tiên có được bốn đại của các căn, bốn đại của các căn ấy cùng tâm tâm pháp có một duyên là Tăng thượng. Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của các căn đó có một duyên là Tăng thượng.

Sinh nơi cõi Dục, nhập thiền thứ nhất hữu lậu, cho đến nhập định hữu tưởng vô tưởng hữu lậu, bốn đại của các căn được tăng ích, bốn đại của căn ấy cùng tâm tâm pháp có một duyên là Tăng thượng. Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của căn kia có một duyên là tăng thượng.

Sinh nơi cõi Dục, nhập thiền thứ nhất vô lậu, cho đến nhập định bất dụng vô lậu, bốn đại của các căn được tăng ích, bốn đại của căn ấy cùng tâm tâm pháp có một duyên là Tăng thượng. Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của căn kia có một duyên là Tăng thượng.

Sinh nơi cõi Sắc, nhập thiền thứ nhất hữu lậu, cho đến nhập định hữu tưởng vô tưởng hữu lậu, bốn đại của các căn được tăng ích, bốn đại của căn ấy cùng tâm tâm pháp có một duyên là Tăng thượng. Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của căn kia có một duyên là Tăng thượng.

Sinh nơi cõi Sắc, nhập thiền thứ nhất vô lậu, cho đến nhập định bất dụng vô lậu, bốn đại của các căn được tăng ích, bốn đại của căn ấy cùng tâm tâm pháp có một duyên là Tăng thượng. Tâm tâm pháp cùng với bốn đại của căn kia có một duyên là Tăng thượng.

Hỏi: Thế nào là nghĩa nội (có chấp thọ)?

Đáp: Gọi là số của tự mình.

Hỏi: Thế nào là nghĩa không nội (không chấp thọ)?

Đáp: Gọi là không phải số của tự mình.

Hỏi: Thế nào là nghĩa thọ?

Đáp: Gọi là số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa không thọ?

Đáp: Gọi là số của pháp vô lậu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa kiết?

Đáp: Gọi là số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa không kiết?

Đáp: Gọi là số của pháp vô lậu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa kiến xứ?

Đáp: Gọi là số của pháp hữu lậu.

Hỏi: Thế nào là nghĩa không kiến xứ?

Đáp: Gọi là số của pháp vô lậu.

Hỏi: Các pháp là nội, pháp đó thuộc về nội nhập chăng?

Đáp: Hoặc có pháp là nội, pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp là nội, pháp đó không phải thuộc về nội nhập? Là như đã nói về nội thống (thọ), nội pháp, pháp quán mà trụ. Đây gọi là pháp là nội, pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp thuộc về nội nhập, pháp đó không phải là nội? Là như đã nói về ngoại thân, ngoại tâm, tâm quán mà trụ. Đây gọi là pháp thuộc về nội nhập, pháp đó không phải là nội.

Thế nào là pháp là nội, pháp đó thuộc về nội nhập? Là như đã nói về nội thân, nội tâm, tâm quán mà trụ. Đây gọi là pháp là nội, pháp đó thuộc về nội nhập.

Thế nào là pháp không phải là nội, pháp đó không phải thuộc về nội nhập? Là như đã nói về ngoại thống, ngoại pháp, pháp quán mà trụ. Đây gọi là pháp không phải là nội, pháp đó không phải thuộc về nội nhập.

Hỏi: Các pháp là ngoại, pháp đó thuộc về ngoại nhập chăng?

Đáp: Hoặc có pháp là ngoại, pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp là ngoại, pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập? Là như đã nói về ngoại thân, ngoại tâm, tâm quán mà trụ. Đây gọi là pháp là ngoại, pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp thuộc về ngoại nhập, pháp đó không phải là ngoại? Là như đã nói về nội thống, nội pháp, pháp quán mà trụ. Đây gọi là pháp thuộc về ngoại nhập, pháp đó không phải là ngoại.

Thế nào là pháp là ngoại, pháp đó thuộc về ngoại nhập? Là như đã nói về ngoại thống, ngoại pháp, pháp quán mà trụ. Đây gọi là pháp là ngoại, pháp đó thuộc về ngoại nhập.

Thế nào là pháp không phải là ngoại, pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập? Là như đã nói về nội thân, nội tâm, tâm quán mà trụ. Đây gọi là pháp không phải ngoại, pháp đó không phải thuộc về ngoại nhập.

Hỏi: Hai thống (thọ), ba thống: Hai thống gồm thâu ba thống, hay ba thống gồm thâu hai thống?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại chúng cùng gồm thâu.

Hỏi: Hai thống (thọ), bốn thống, năm thống, sáu thống: Hai thống gồm thâu sáu thống, hay sáu thống gồm thâu hai thống?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại chúng cùng gồm thâu.

Hỏi: Hai thống, mười tám thống: Hai thống gồm thâu mười tám thống, hay mười tám thống gồm thâu hai thống?

Đáp: Hai thống gồm thâu mười tám thống, không phải mười tám thống gồm thâu hai thống. Những gì là không gồm thâu? Là khổ căn hữu lậu, lạc căn có đối, tương ưng với hộ căn và thống vô lậu.

Như hai thống đối với mười tám thống, hai thống đối với ba mươi sáu thống, một trăm lẻ tám thống cũng như vậy.

Cho đến sáu thống, mười tám thống:

Hỏi: Sáu thống gồm thâu mười tám thống, hay mười tám thống gồm thâu sáu thống?

Đáp: Sáu thống gồm thâu mười tám thống, không phải mười tám thống gồm thâu sáu thống. Những gì là không gồm thâu? Là khổ căn hữu lậu, lạc căn có đối, tương ưng với hộ căn và thống vô lậu.

Như sáu thống đối với mười tám thống, sáu thống đối với ba mươi sáu thống, một trăm lẻ tám thống cũng như vậy.

Cho đến mười tám thống, ba mươi sáu thống cũng như thế.

Hỏi: Ba mươi sáu thống, một trăm lẻ tám thống: Ba mươi sáu thống gồm thâu một trăm lẻ tám thống, hay một trăm lẻ tám thống gồm thâu ba mươi sáu thống?

Đáp: Tùy thuộc chủng loại chúng cùng gồm thâu nhau.

Dùng đạo vô ngại (Đạo vô gián) hướng chứng quả Tu-đà-hoàn, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ (niệm xứ) hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn (chánh cần): hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai sáu. Đạo chủng (chánh đạo): hiện tại, vị lai tám. Không có thiền. Không có vô đẳng (bốn vô lượng). Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập (thắng xứ). Không có mười nhất thiết nhập (biến xứ). Không có trí. Tam muội: hiện tại, vị lai một.

Dùng đạo vô ngại hướng chứng quả Tư-đà-hàm, nếu tăng gấp bội việc dứt hết ái dục, vượt thứ lớp, thủ chứng (Nhập chánh tánh ly sinh), lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai sáu.

Đạo chủng: hiện tại, vị lai tám. Không có thiền. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Không có trí. Tam muội: hiện tại, vị lai một.

Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo thế tục nhận lấy quả Tưđà-hàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại không có, vị lai sáu. Đạo chủng: hiện tại không có, vị lai tám. Không có thiền. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại một, vị lai bảy. Tam muội: hiện tại không có, vị lai ba.

Nếu được quả Tu-đà-hoàn, dùng đạo vô lậu nhận lấy quả Tưđà-hàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai sáu. Đạo chủng: hiện tại, vị lai tám. Không có thiền. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại hai, vị lai bảy. Tam muội: hiện tại một, vị lai ba.

Dùng đạo vô ngại thủ chứng quả A-na-hàm, nếu ái dục tận, vượt thứ lớp, thủ chứng, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai sáu. Đạo chủng: hiện tại, vị lai tám. Không có thiền. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Không có trí. Tam muội: hiện tại, vị lai một.

Nếu dựa vào thiền thứ nhất nhận lấy quả A-na-hàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn.

Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại, vị lai tám. Thiền: hiện tại, vị lai một. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Không có trí. Tam muội: hiện tại, vị lai một.

Nếu dựa vào Thiền trung gian nhận lấy quả A-na-hàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại sáu, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại bảy, vị lai tám. Thiền: hiện tại không có, vị lai một. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Không có trí. Tam muội: hiện tại, vị lai một.

Nếu dựa vào thiền thứ hai nhận lấy quả A-na-hàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại bảy, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai hai. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Không có trí. Tam muội: hiện tại, vị lai một.

Nếu dựa vào thiền thứ ba nhận lấy quả A-na-hàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại sáu, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại bảy, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai ba. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Không có trí. Tam muội: hiện tại, vị lai một.

Nếu dựa vào thiền thứ tư nhận lấy quả A-na-hàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại sáu, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại bảy, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai bốn. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Không có trí. Tam muội: hiện tại, vị lai một.

Nếu được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo thế tục nhận lấy quả A-nahàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại không có, vị lai sáu. Đạo chủng: hiện tại không có, vị lai tám. Không có thiền. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại một, vị lai bảy. Tam muội: hiện tại không có, vị lai ba.

Nếu được quả Tư-đà-hàm, dùng đạo vô lậu nhận lấy quả A-nahàm, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai sáu. Đạo chủng: hiện tại, vị lai tám. Không có thiền. Không có vô đẳng. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại hai, vị lai bảy. Tam muội: hiện tại một, vị lai ba.

Dùng đạo vô ngại đạt Thần túc trí chứng thông, nếu dựa vào thiền thứ nhất, người phàm phu kia tu đạo thần túc, lúc tu đạo ấy, tức tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai không có. Đạo chủng: hiện tại, vị lai không có. Thiền: hiện tại, vị lai một. Vô đẳng: hiện tại không có, vị lai bốn. Không có định vô sắc. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai hai. Tám trừ nhập: hiện tại không có, vị lai bốn. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại, vị lai một. Tam muội: hiện tại, vị lai không có.

Nếu dựa vào thiền thứ nhất, người vô cấu (Thánh giả) tu đạo thần túc, lúc tu đạo ấy, tức tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại không có, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại không có, vị lai tám. Thiền: hiện tại, vị lai một. Vô đẳng: hiện tại không có, vị lai bốn. Không có định vô sắc. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai hai. Tám trừ nhập: hiện tại không có, vị lai bốn. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại một, vị lai bảy. Tam muội: hiện tại không có, vị lai ba.

Nếu dựa vào thiền thứ hai, người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo ấy, tức tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai không có. Đạo chủng: hiện tại, vị lai không có. Thiền: hiện tại, vị lai một. Vô đẳng: hiện tại không có, vị lai bốn. Không có định vô sắc. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai hai. Tám trừ nhập: hiện tại không có, vị lai bốn. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại, vị lai một. Tam muội: hiện tại, vị lai không có.

Nếu dựa vào thiền thứ hai, người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo ấy, tức tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại không có, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại không có, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai hai. Vô đẳng: hiện tại không có, vị lai bốn. Không có định vô sắc. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai hai. Tám trừ nhập: hiện tại không có, vị lai bốn. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại một, vị lai bảy. Tam muội: hiện tại, vị lai không có.

Nếu dựa vào thiền thứ ba, người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo ấy, tức tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai không có. Đạo chủng: hiện tại, vị lai không có. Thiền: hiện tại, vị lai một. Vô đẳng: hiện tại không có, vị lai ba. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại một, vị lai một. Tam muội: hiện tại không có, vị lai không có.

Nếu dựa vào thiền thứ ba, người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo ấy, tức tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại không có, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai ba. Vô đẳng: hiện tại không có, vị lai ba. Không có định vô sắc. Không có giải thoát. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại một, vị lai bảy. Tam muội: hiện tại không có, vị lai ba.

Nếu dựa vào thiền thứ tư, người phàm phu tu đạo thần túc, lúc tu đạo ấy, tức tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai không có. Đạo chủng: hiện tại, vị lai không có. Thiền: hiện tại, vị lai một. Vô đẳng: hiện tại không có, vị lai ba. Không có định vô sắc. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai một. Tám trừ nhập: hiện tại không có, vị lai bốn. Mười nhất thiết nhập: hiện tại không có, vị lai tám. Trí: hiện tại, vị lai một. Tam muội: hiện tại, vị lai không có.

Nếu dựa vào thiền thứ tư, người vô cấu tu đạo thần túc, lúc tu đạo ấy, tức tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại không có, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại không có, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai bốn.

Vô đẳng: hiện tại không có, vị lai ba. Không có định vô sắc. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai một. Tám trừ nhập: hiện tại không có, vị lai bốn. Mười nhất thiết nhập: hiện tại không có, vị lai tám. Trí: hiện tại một, vị lai bảy. Tam muội: hiện tại không có, vị lai ba.

Thiên nhĩ nhận biết tâm người khác, tự nhận biết thấu triệt thọ mạng đời trước cũng như vậy.

Dùng đạo vô ngại đạt Tận lậu trí chứng thông, nếu dựa vào Tam muội vị lai (định vị chí) có giác có quán, nhận lấy A-la-hán, lúc tu đạo vô ngại ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại sáu, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại, vị lai tám. Thiền: hiện tại không có, vị lai bốn. Vô đẳng: hiện tại, vị lai không có. Định vô sắc: hiện tại không có, vị lai ba. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai ba. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại hai, vị lai sáu. Tam muội: hiện tại một, vị lai ba.

Nếu dựa vào thiền thứ nhất nhận lấy A-la-hán, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai bốn. Vô đẳng: hiện tại, vị lai không có. Định vô sắc: hiện tại không có, vị lai ba. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai ba. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại hai, vị lai sáu. Tam muội: hiện tại một, vị lai ba.

Nếu dựa vào thiền trung gian nhận lấy A-la-hán, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại sáu, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại bảy, vị lai tám. Thiền: hiện tại không có, vị lai bốn. Vô đẳng: hiện tại, vị lai không có. Định vô sắc: hiện tại không có, vị lai ba. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai ba. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại hai, vị lai sáu. Tam muội: hiện tại một, vị lai ba.

Nếu dựa vào thiền thứ hai nhận lấy A-la-hán, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại bảy, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai bốn. Vô đẳng: hiện tại, vị lai không có. Định vô sắc: hiện tại không có, vị lai ba. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai ba. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại hai, vị lai sáu. Tam muội: hiện tại một, vị lai ba.

Nếu dựa vào thiền thứ ba, thiền thứ tư, nhận lấy A-la-hán, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại sáu, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại bảy, vị lai tám. Thiền: hiện tại một, vị lai bốn. Vô đẳng: hiện tại, vị lai không có. Định vô sắc: hiện tại không có, vị lai ba. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai ba. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại hai, vị lai sáu. Tam muội: hiện tại một, vị lai ba.

Nếu dựa vào định vô sắc nhận lấy A-la-hán, lúc tu đạo ấy, đã tu ý chỉ: hiện tại một, vị lai bốn. Ý đoạn: hiện tại, vị lai bốn. Thần túc: hiện tại, vị lai bốn. Năm căn: hiện tại, vị lai năm. Năm lực: hiện tại, vị lai năm. Giác ý: hiện tại sáu, vị lai bảy. Đạo chủng: hiện tại bốn, vị lai tám. Thiền: hiện tại không có, vị lai bốn. Vô đẳng: hiện tại, vị lai không có. Định vô sắc: hiện tại một, vị lai ba. Giải thoát: hiện tại không có, vị lai ba. Không có tám trừ nhập. Không có mười nhất thiết nhập. Trí: hiện tại hai, vị lai sáu. Tam muội: hiện tại một, vị lai ba.

HẾT – QUYỂN 20