LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 13

Kiền độ thứ 3: TRÍ Phẩm 5: BÀN VỀ TRÍ TƯƠNG ƯNG, phần 1

* Tụng nêu chung:

Người, trí, Tam muội, căn

Giác ý, đạo, tương ưng

Hai trí chủng, một hành

Sáu tiểu, bảy đại bảy.

Gồm có: Bảy người, tám trí, ba Tam muội, ba căn, bảy giác ý, tám đạo chủng, trí tương ưng cùng chủng, hai trí chủng, một hành trải qua, sáu hai bảy.

+ Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

+ Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

+ Ba Tam muội: Không, vô tướng, vô nguyện.

+ Ba căn: Vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

+ Bảy giác ý: Giác ý niệm, giác ý trạch pháp, giác ý tinh tấn, giác ý hỷ, giác ý ỷ, giác ý định, giác ý hộ.

+ Tám đạo chủng: Đẳng kiến, đẳng chí, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng hoạt, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định.

+ Trí tương ưng cùng chủng: Bốn mươi bốn trí chủng, bảy mươi bảy trí chủng.

+ Một hành.

+ Sáu bảy, đại bảy.

Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Người Kiên tín (Tùy tín hành) đối với tám trí nầy, có bao nhiêu trí thành tựu, bao nhiêu trí không thành tựu? Cho đến người Câu giải thoát đối với tám trí nầy, có bao nhiêu trí thành tựu, bao nhiêu trí không thành tựu?

Người Kiên tín đối với tám trí nầy, có bao nhiêu trí thành tựu nơi quá khứ, vị lai, hiện tại? Cho đến người Câu giải thoát đối với tám trí nầy, có bao nhiêu trí thành tựu nơi quá khứ, vị lai, hiện tại?

Người Kiên tín, khi pháp trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước, cho đến khi đạo trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Cho đến người Câu giải thoát khi pháp trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước, cho đến khi đạo trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Người Kiên tín đối với ba Tam muội nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu? Cho đến người Câu giải thoát đối với ba Tam muội nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Người Kiên tín đối với ba Tam muội nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu nơi quá khứ, vị lai, hiện tại? Cho đến người Câu giải thoát đối với ba Tam muội nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu nơi quá khứ, vị lai, hiện tại?

Người Kiên tín đối với ba Tam muội nầy, khi chúng hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Cho đến người Câu giải thoát đối với ba Tam muội nầy, khi chúng hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Người Kiên tín, khi vị tri căn hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Người Kiên pháp cũng như vậy. Người Tín giải thoát, khi dĩ tri căn hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Người Kiến đáo, người Thân chứng cũng như vậy. Người Tuệ giải thoát, khi vô tri căn hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Người Câu giải thoát cũng như vậy.

Người Kiên tín, khi giác ý niệm hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước, cho đến khi giác ý hộ hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Cho đến người Câu giải thoát, khi giác ý niệm hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước, cho đến khi giác ý hộ hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Người Kiên tín, khi đẳng kiến hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước, cho đến khi đẳng định hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Cho đến người Câu giải thoát, khi đẳng kiến hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước, cho đến khi đẳng định hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Các pháp tương ưng với pháp trí, pháp đó tương ưng với vị tri trí chăng? Nếu như các pháp tương ưng với vị tri trí, pháp đó tương ưng với pháp trí chăng? Các pháp tương ưng với pháp trí, pháp đó tương ưng với tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí, không, vô tướng, vô nguyện, vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn, giác ý niệm, giác ý trạch pháp, giác ý tinh tấn, giác ý hỷ, giác ý ỷ, giác ý định, giác ý hộ, đẳng kiến, đẳng chí, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định chăng? Nếu như các pháp tương ưng với tha tâm trí cho đến đẳng định, pháp đó tương ưng với pháp trí chăng? Các pháp cho đến tương ưng với đẳng niệm thì cũng tương ưng với đẳng định chăng? Nếu như các pháp tương ưng với đẳng định thì cũng tương ưng với đẳng niệm chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Sẽ nói về bốn mươi bốn trí chủng (Trí sự), trí nhận biết về lão tử khổ (già chết), trí nhận biết về lão tử tập, trí nhận biết về lão tử tận, trí nhận biết về lão tử tận đạo tích”. Trí nầy nên nói là pháp trí chăng? Cho đến nên nói là đạo trí chăng? Sinh hữu cho đến hành trí cũng như vậy.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Sẽ nói về bảy mươi bảy trí chủng (Trí sự): Trí nhận biết sinh duyên lão tử. Trí nhận biết không phải sinh khác duyên lão tử. Trí nhận biết sinh duyên lão tử nơi quá khứ lâu xa. Trí nhận biết sinh duyên lão tử không phải nơi quá khứ lâu xa khác. Trí nhận biết sinh duyên lão tử nơi vị lai lâu xa. Trí nhận biết sinh duyên lão tử không phải nơi vị lai lâu xa khác. Như trí trụ pháp giới nhận biết khắp đây là vô thường, hữu vi, tâm tạo ra, từ nhân duyên sinh, là pháp tận, pháp biến đổi, pháp không có dục, pháp diệt, pháp tan lìa, pháp trí tuệ đoạn”. Trí nầy nên nói là pháp trí cho đến đạo trí chăng? Cho đến vô minh duyên hành trí nhận biết cũng như vậy.

Nếu thành tựu pháp trí thì thành tựu vị tri trí chăng? Nếu như thành tựu vị tri trí thì thành tựu pháp trí chăng? Nếu thành tựu pháp trí thì thành tựu tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí chăng? Nếu như thành tựu tha tâm trí cho đến đạo trí thì thành tựu pháp trí chăng? Cho đến đạo trí cũng như vậy.

Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu pháp trí vị lai chăng? Nếu như thành tựu pháp trí vị lai thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng? Nếu như thành tựu pháp trí hiện tại thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng? Nếu như thành tựu pháp trí hiện tại thì thành tựu pháp trí vị lai chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu pháp trí vị lai, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu pháp trí vị lai, hiện tại thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí vị lai thì thành tựu pháp trí quá khứ, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu pháp trí quá khứ, hiện tại thì thành tựu pháp trí vị lai? Nếu thành tựu pháp trí hiện tại thì thành tựu pháp trí quá khứ, vị lai chăng? Nếu như thành tựu pháp trí quá khứ, vị lai thì thành tựu pháp trí hiện tại chăng? Cho đến đạo trí cũng như vậy.

Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu vị tri trí quá khứ chăng? Nếu như thành tựu vị tri trí quá khứ thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu vị tri trí vị lai chăng? Nếu như thành tựu vị tri trí vị lai thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu vị tri trí hiện tại chăng? Nếu như thành tựu vị tri trí hiện tại thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu vị tri trí quá khứ, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu vị tri trí quá khứ, hiện tại thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu vị tri trí vị lai, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu vị tri trí vị lai, hiện tại thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu vị tri trí quá khứ, vị lai chăng? Nếu như thành tựu vị tri trí quá khứ, vị lai thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Nếu thành tựu pháp trí quá khứ thì thành tựu vị tri trí quá khứ, vị lai, hiện tại chăng? Nếu như thành tựu vị tri trí quá khứ, vị lai, hiện tại thì thành tựu pháp trí quá khứ chăng? Cho đến đạo trí cũng như vậy.

Pháp trí quá khứ, vị tri trí quá khứ, tha tâm trí quá khứ: một, vị lai: hai, hiện tại: ba. Quá khứ, hiện tại: bốn. Vị lai, hiện tại: năm. Quá khứ, vị lai: sáu. Tha tâm trí quá khứ, vị lai, hiện tại: bảy. Cho đến đạo trí cũng như vậy.

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Bảy người: Kiên tín, kiên pháp, tín giải thoát, kiến đáo, thân chứng, tuệ giải thoát, câu giải thoát.

Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Hỏi: Người Kiên tín (Tùy tín hành) đối với tám trí nầy, có bao nhiêu trí thành tựu, bao nhiêu trí không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám.

Thế nào là một v.v…? Đáp: Khi đạt khổ pháp nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu một, có tha tâm trí thì thành tựu hai. Khi đạt khổ pháp trí, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm.

Khi đạt tập pháp nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu.

Khi đạt tận pháp trí, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy.

Khi đạt đạo pháp trí, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám. Khi đạt đạo vị tri nhẫn, không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Như người Kiên tín, người Kiên pháp (Tùy pháp hành) cũng như vậy.

Hỏi: Người Tín giải thoát (Tín thắng giải) đối với tám trí nầy, có bao nhiêu trí thành tựu, bao nhiêu trí không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy, hoặc tám. Không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Như người Tín giải thoát, người Kiến đáo cũng như vậy.

Người Thân chứng, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát đối với tám trí đều thành tựu.

Hỏi: Người Kiên tín đối với tám trí nầy, có bao nhiêu trí thành tựu nơi quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Khi đạt khổ pháp nhẫn, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu một, hiện tại không có. Có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu hai, hiện tại không có. Khi đạt khổ pháp trí, không có tha tâm trí, quá khứ thành tựu một, vị lai thành tựu ba, hiện tại thành tựu hai. Có tha tâm trí quá khứ thành tựu hai, vị lai thành tựu bốn, hiện tại thành tựu hai. Khi đạt khổ vị tri nhẫn, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu ba, hiện tại không có. Có tha tâm trí quá khứ, vị lai thành tựu bốn, hiện tại không có. Khi đạt khổ vị tri trí, không có tha tâm trí, quá khứ thành tựu ba, vị lai thành tựu bốn, hiện tại thành tựu hai. Có tha tâm trí quá khứ thành tựu bốn, vị lai thành tựu năm, hiện tại thành tựu hai.

Khi đạt tập pháp nhẫn, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu bốn, hiện tại không có. Có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu năm, hiện tại không có. Khi đạt tập pháp trí, không có tha tâm trí, quá khứ thành tựu bốn, vị lai thành tựu năm, hiện tại thành tựu hai. Có tha tâm trí quá khứ thành tựu năm, vị lai thành tựu sáu, hiện tại thành tựu hai. Khi đạt tập vị tri nhẫn, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu năm, hiện tại không có. Có tha tâm trí quá khứ, vị lai thành tựu sáu, hiện tại không có. Khi đạt tập vị tri trí, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu năm, hiện tại thành tựu hai. Có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu sáu, hiện tại thành tựu hai.

Khi đạt tận pháp nhẫn, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu năm, hiện tại không có. Có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu sáu, hiện tại không có. Khi đạt tận pháp trí, không có tha tâm trí, quá khứ thành tựu năm, vị lai thành tựu sáu, hiện tại thành tựu hai. Có tha tâm trí quá khứ thành tựu sáu, vị lai thành tựu bảy, hiện tại thành tựu hai. Khi đạt tận vị tri nhẫn, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu sáu, hiện tại không có. Có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu bảy, hiện tại không có. Khi đạt tận vị tri trí, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu sáu, hiện tại thành tựu hai. Có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu bảy, hiện tại thành tựu hai.

Khi đạt đạo pháp nhẫn, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu sáu, hiện tại không có. Có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu bảy, hiện tại không có. Khi đạt đạo pháp trí, không có tha tâm trí, quá khứ thành tựu sáu, vị lai thành tựu bảy, hiện tại thành tựu hai. Có tha tâm trí, quá khứ thành tựu bảy, vị lai thành tựu tám, hiện tại thành tựu hai. Khi đạt đạo vị tri nhẫn, không có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu bảy, hiện tại không có. Có tha tâm trí, quá khứ, vị lai thành tựu tám, hiện tại không có.

Như người Kiên tín, người Kiên pháp cũng như vậy.

Hỏi: Người Tín giải thoát đối với tám trí nầy, có bao nhiêu trí thành tựu nơi quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Không có tha tâm trí, vị lai thành tựu bảy, quá khứ đã diệt không mất thì thành tựu, hiện tại nếu hiện tiền thì thành tựu. Có tha tâm trí, vị lai thành tựu tám, quá khứ đã diệt không mất thì thành tựu, hiện tại nếu hiện tiền thì thành tựu.

Như người Tín giải thoát, người Kiến đáo cũng như vậy.

Người Thân chứng, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát, vị lai đều thành tựu, quá khứ đã diệt không mất thì thành tựu, hiện tại nếu hiện tiền thì thành tựu.

Hỏi: Người Kiên tín: Khi pháp trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Có hai. Pháp trí, khổ trí hai. Pháp trí, tập trí hai. Pháp trí, tận trí hai. Pháp trí, đạo trí hai.

Khi vị tri trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Có hai. Vị tri trí, khổ trí hai. Vị tri trí, tập trí hai. Vị tri trí, tận trí hai.

Sao không thấy tha tâm trí và đẳng trí?

Khi khổ trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Có hai. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai.

Như khổ trí, tập trí, tận trí cũng như vậy.

Khi đạo trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Có hai. Đạo trí, pháp trí hai.

Như người Kiên tín, người Kiên pháp cũng như vậy.

Hỏi: Người Tín giải thoát: Khi pháp trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Pháp trí, khổ trí hai. Pháp trí, tập trí hai. Pháp trí, tận trí hai. Pháp trí, đạo trí, không có tha tâm trí hai, có tha tâm trí ba.

Khi vị tri trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Vị tri trí, khổ trí hai. Vị tri trí, tập trí hai. Vị tri trí, tận trí hai. Vị tri trí, đạo trí, không có tha tâm trí hai, có tha tâm trí ba.

Khi tha tâm trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp:

Hoặc hai, hoặc ba. Tha tâm trí, không có đạo trí hai, có đạo trí ba.

Khi đẳng trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Đẳng trí không có tha tâm trí một, có tha tâm trí hai.

Khi khổ trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Có hai. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai.

Như khổ trí, tập trí, tận trí cũng như vậy.

Khi đạo trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Đạo trí, pháp trí không có tha tâm trí hai, có tha tâm trí ba. Đạo trí, vị tri trí, không có tha tâm trí hai, có tha tâm trí ba.

Như người Tín giải thoát, người Kiến đáo, Thân chứng cũng như vậy.

Hỏi: Người Tuệ giải thoát: Khi pháp trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Pháp trí, khổ trí không có tận trí, vô sinh trí hai, có tận trí, vô sinh trí ba. Pháp trí, tập trí không có tận trí, vô sinh trí hai, có tận trí, vô sinh trí ba. Pháp trí, tận trí không có tận trí, vô sinh trí hai, có tận trí, vô sinh trí ba. Pháp trí, đạo trí không có tận trí, vô sinh trí, không có tha tâm trí hai, có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí ba.

Khi vị tri trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Vị tri trí, khổ trí không có tận trí, vô sinh trí hai, có tận trí, vô sinh trí ba. Vị tri trí, tập trí không có tận trí, vô sinh trí hai, có tận trí, vô sinh trí ba. Vị tri trí, tận trí không có tận trí, vô sinh trí hai, có tận trí, vô sinh trí ba. Vị tri trí, đạo trí không có tận trí, vô sinh trí, không có tha tâm trí hai, có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí ba.

Khi tha tâm trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tha tâm trí không có đạo trí hai, có đạo trí ba.

Khi đẳng trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc một, hoặc hai. Đẳng trí không có tha tâm trí một, có tha tâm trí hai.

Khi khổ trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí hai, có tận trí, vô sinh trí ba. Khổ trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí hai, có tận trí, vô sinh trí ba.

Như khổ trí, tập trí, tận trí cũng như vậy.

Khi đạo trí hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Đạo trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí, không có tha tâm trí, hai, hoặc có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí, ba. Đạo trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí, hai, hoặc có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí, ba.

Như người Tuệ giải thoát, người Câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Người Kiên tín đối với ba Tam muội nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tận pháp nhẫn chưa sinh: thành tựu hai, không thành tựu một. Tận pháp nhẫn đã sinh, tất cả đều thành tựu.

Như người Kiên tín, người Kiên pháp cũng như vậy.

Người Tín giải thoát, Kiến đáo, Thân chứng, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát đều thành tựu tất cả.

Hỏi: Người Kiên tín đối với ba Tam muội nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu nơi quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Nếu dựa nơi Tam muội không, vượt thứ lớp, thủ chứng (nhập chánh tánh ly sinh), khi đạt khổ pháp nhẫn, quá khứ không có, vị lai hai, hiện tại một. Khổ pháp trí sinh quá khứ một, vị lai hai, hiện tại một. Khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí, tập pháp nhẫn sinh quá khứ một, vị lai hai, hiện tại một. Tập pháp trí sinh quá khứ, vị lai hai, hiện tại một. Tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí sinh quá khứ, vị lai hai, hiện tại một. Tận pháp nhẫn sinh quá khứ hai, vị lai ba, hiện tại một. Tận pháp trí sinh quá khứ, vị lai ba, hiện tại một. Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn, đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn sinh quá khứ, vị lai ba, hiện tại một.

Nếu dựa vào Tam muội vô nguyện, vượt thứ lớp, thủ chứng, khi khổ pháp nhẫn sinh quá khứ không có, vị lai hai, hiện tại một. Khổ pháp trí sinh quá khứ một, vị lai hai, hiện tại một. Khổ vị tri nhẫn, khổ vị tri trí, tập pháp nhẫn, tập pháp trí, tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí sinh quá khứ một, vị lai hai, hiện tại một. Tận pháp nhẫn sinh quá khứ hai, vị lai ba, hiện tại một. Tận pháp trí sinh quá khứ hai, vị lai ba, hiện tại một. Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn, đạo pháp trí, đạo vị tri nhẫn sinh quá khứ ba, vị lai hai, hiện tại một.

(Không dựa nơi Tam muội vô tướng).

Như người Kiên tín, người Kiên pháp cũng như vậy.

Người Tín giải thoát, Kiến đáo, Thân chứng, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát, vị lai thành tựu tất cả, quá khứ nếu đã diệt không mất thì thành tựu, hiện tại nếu hiện tiền thì thành tựu.

Hỏi: Người Kiên tín: Khi Tam muội không hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai. Nhẫn không có.

Khi Tam muội vô nguyện hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai. Tập trí, pháp trí hai. Tập trí, vị tri trí hai. Đạo trí, pháp trí hai. Nhẫn không có.

Khi Tam muội vô tướng hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Tận trí, pháp trí hai. Tận trí, vị tri trí hai. Nhẫn không có.

Như người Kiên tín, người Kiên pháp cũng như vậy.

Hỏi: Người Tín giải thoát: Khi Tam muội không hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Có hai. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai.

Khi Tam muội vô nguyện hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai. Tập trí, pháp trí hai. Tập trí, vị tri trí hai. Đạo trí, pháp trí không có tha tâm trí hai, hoặc có tha tâm trí ba. Đạo trí, vị tri trí không có tha tâm trí hai, hoặc có tha tâm trí ba.

Khi Tam muội vô tướng hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Có hai. Tận trí, pháp trí hai. Tận trí, vị tri trí hai.

Như người Tín giải thoát, người Kiến đáo, Thân chứng cũng như vậy.

Hỏi: Người Tuệ giải thoát: Khi Tam muội không hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Có hai. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai.

Khi Tam muội vô nguyện hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí hai, hoặc có tận trí, vô sinh trí ba. Khổ trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí hai, hoặc có tận trí, vô sinh trí ba. Tập trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí hai, hoặc có tận trí, vô sinh trí ba. Tập trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí hai, hoặc có tận trí, vô sinh trí ba. Đạo trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí, không có tha tâm trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí ba. Đạo trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí, không có tha tâm trí hai, hoặc có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí ba.

Khi Tam muội vô tướng hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Tận trí (diệt trí), pháp trí không có tận trí, vô sinh trí hai, nếu có tận trí vô sinh trí ba. Tận trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí ba.

Như người Tuệ giải thoát, người Câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Người Kiên tín, khi vị tri căn hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Hoặc hai, hoặc không có. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai. Tập trí, pháp trí hai. Tập trí, vị tri trí hai. Tận trí, pháp trí hai. Tận trí, vị tri trí hai. Đạo trí, pháp trí hai. Nhẫn không có.

Bảy giác ý, tám đạo chủng cũng như thế.

Người Kiên pháp cũng như vậy.

Hỏi: Người Tín giải thoát, khi dĩ tri căn hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai. Tập trí, pháp trí hai. Tập trí, vị tri trí hai. Tận trí, pháp trí hai. Tận trí, vị tri trí hai. Đạo trí, pháp trí không có tha tâm trí hai, nếu có tha tâm trí ba. Đạo trí, vị tri trí không có tha tâm trí hai, nếu có tha tâm trí ba.

Bảy giác ý, tám đạo chủng cũng như thế.

Người Kiến đáo, Thân chứng cũng như vậy.

Hỏi: Người Tuệ giải thoát, khi vô tri căn hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước?

Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí ba. Khổ trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí ba. Tập trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí ba. Tập trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí ba. Tận trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí ba. Tận trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí ba. Đạo trí, pháp trí không có tận trí, vô sinh trí, không có tha tâm trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí ba. Đạo trí, vị tri trí không có tận trí, vô sinh trí, không có tha tâm trí hai, nếu có tận trí, vô sinh trí, tha tâm trí ba.

Bảy giác ý, tám đạo chủng cũng như vậy.

Khi đẳng kiến hiện tiền, có bao nhiêu trí hiện ở trước? Đáp: Hoặc hai, hoặc ba. Khổ trí, pháp trí hai. Khổ trí, vị tri trí hai. Tập trí, pháp trí hai. Tập trí, vị tri trí hai. Tận trí, pháp trí hai. Tận trí, vị tri trí hai. Đạo trí, pháp trí không có tha tâm trí hai, hoặc có tha tâm trí ba. Đạo trí, vị tri trí không có tha tâm trí hai, hoặc có tha tâm trí ba.

Người Câu giải thoát cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Pháp trí, các pháp đó không phải là vị tri trí, pháp đó tương ưng với tha tâm trí chăng?

Đáp: Hoặc có pháp trí không phải là tha tâm trí.

Thế nào là pháp trí không phải là tha tâm trí? Là tha tâm trí không gồm thâu pháp tương ưng của pháp trí. Đây là pháp trí không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí không phải là pháp trí? Là pháp trí không gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí. Đây là tha tâm trí không phải là pháp trí.

Thế nào là pháp trí cũng là tha tâm trí? Là pháp trí gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí. Đây là pháp trí cũng là tha tâm trí.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là tha tâm trí? Là pháp trí không gồm thâu tha tâm trí, tha tâm trí cũng không gồm thâu pháp trí. Pháp trí, tha tâm trí không tương ưng với các tâm, tâm sở khác, cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải pháp trí cũng không phải là tha tâm trí.

Khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí, đẳng kiến cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, các pháp đó không phải là đẳng trí, pháp đó tương ưng với Tam muội không chăng?

Đáp: Hoặc có pháp trí không phải là Tam muội không.

Thế nào là pháp trí không phải là Tam muội không? Là pháp trí tương ưng với Tam muội không và các Tam muội không khác không tương ưng với pháp tương ưng của pháp trí. Đây là pháp trí không phải là Tam muội không.

Thế nào là Tam muội không không phải là pháp trí? Là Tam muội không tương ưng với pháp trí và các pháp trí khác không tương ưng với pháp tương ưng của Tam muội không. Đây là Tam muội không không phải là pháp trí.

Thế nào là pháp trí cũng là Tam muội không? Là trừ pháp trí tương ưng với Tam muội không, còn lại là các pháp tương ưng của Tam muội không cùng pháp trí. Đây là pháp trí cũng là Tam muội không.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là Tam muội không? Là pháp trí không tương ưng với Tam muội không, Tam muội không cũng không tương ưng với pháp trí cùng các các tâm, tâm sở khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải pháp trí cũng không phải là Tam muội không.

Như Tam muội không, Tam muội vô nguyện, Tam muội vô tướng, giác ý hỷ, đẳng chí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, pháp đó tương ưng với vị tri căn chăng?

Đáp: Hoặc có pháp trí không phải là vị tri căn.

Thế nào là pháp trí không phải là vị tri căn? Là vị tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của pháp trí. Đây là pháp trí không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn không phải là pháp trí? Là vị tri căn tương ưng, gồm thâu pháp trí, các pháp trí khác không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn. Đây là vị tri căn không phải là pháp trí.

Thế nào là pháp trí cũng là vị tri căn? Là vị tri căn gồm thâu pháp tương ưng của pháp trí. Đây là pháp trí cũng là vị tri căn.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là vị tri căn? Là vị tri căn không gồm thâu pháp trí, các pháp trí, vị tri căn không gồm thâu, không tương ưng cùng các tâm, tâm sở khác cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải pháp trí cũng không phải là vị tri căn.

Như vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, pháp đó tương ưng với giác ý niệm chăng?

Đáp: Hoặc có pháp trí không phải là giác ý niệm.

Thế nào là pháp trí không phải là giác ý niệm? Là pháp trí tương ưng với giác ý niệm. Đây là pháp trí không phải là giác ý niệm.

Thế nào là giác ý niệm không phải là pháp trí? Là pháp trí và các pháp trí khác không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý niệm. Đây là giác ý niệm không phải là pháp trí.

Thế nào là pháp trí cũng là giác ý niệm? Là trừ giác ý niệm, còn lại là các pháp tương ưng của pháp trí. Đây là pháp trí cũng là giác ý niệm.

Thế nào là không phải pháp trí cũng không phải là giác ý niệm? Là pháp trí không tương ưng với giác ý niệm, cùng các tâm tâm pháp khác và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải pháp trí cũng không phải là giác ý niệm.

Như giác ý niệm, giác ý tinh tấn, giác ý ỷ, giác ý định, giác ý hộ, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với pháp trí, pháp đó tương ưng với giác ý trạch pháp chăng?

Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với pháp trí, pháp đó tương ưng với giác ý trạch pháp.

Hỏi: Từng có pháp tương ưng với giác ý trạch pháp không phải là pháp trí chăng?

Đáp: Có. Là pháp trí không gồm thâu pháp tương ưng của giác ý trạch pháp.

Như môn Pháp trí, môn Vị tri trí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tha tâm trí, pháp đó tương ưng với đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc có tha tâm trí không phải là đẳng trí.

Thế nào là tha tâm trí không phải là đẳng trí? Là đẳng trí không gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí. Đây là tha tâm trí không phải là đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí không phải là tha tâm trí? Là tha tâm trí không gồm thâu pháp tương ưng của đẳng trí. Đây là đẳng trí không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng là đẳng trí? Là tha tâm trí gồm thâu pháp tương ưng của đẳng trí. Đây là tha tâm trí cũng là đẳng trí.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là đẳng trí? Là tha tâm trí, đẳng trí không gồm thâu, không tương ưng với nhau, cùng không tương ưng với các tâm tâm pháp khác, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải tha tâm trí cũng không phải là đẳng trí.

Như đẳng trí, đạo trí, giác ý trạch pháp, đẳng kiến cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, các pháp đó không tương ưng với khổ trí, tập trí, tận trí, không phải tương ưng với Tam muội không, vô tướng, vhỉ tương ưng với vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc có tha tâm trí không phải là vô nguyện.

Thế nào là tha tâm trí không phải là vô nguyện? Là tha tâm trí tương ưng với vô nguyện, và các vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của tha tâm trí. Đây là tha tâm trí không phải là vô nguyện.

Thế nào là vô nguyện không phải là tha tâm trí? Là vô nguyện tương ưng với tha tâm trí, và các tha tâm trí không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện. Đây là vô nguyện không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng là vô nguyện? Là trừ tha tâm trí tương ưng với vô nguyện, còn lại là pháp tương ưng với vô nguyện cùng tha tâm trí. Đây là tha tâm trí cũng là vô nguyện.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là vô nguyện? Là tha tâm trí không tương ưng với vô nguyện, vô nguyện cũng không tương ưng với tha tâm trí, cùng các tâm, tâm sở khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải tha tâm trí cũng không phải là vô nguyện.

Giác ý niệm, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, hộ, đẳng chí, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với tha tâm trí, pháp đó không phải là vị tri căn, pháp ấy tương ưng với dĩ tri căn chăng?

Đáp: Hoặc có tha tâm trí không phải là dĩ tri căn.

Thế nào là tha tâm trí không phải là dĩ tri căn? Là dĩ tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí. Đây là tha tâm trí không phải là dĩ tri căn.

Thế nào là dĩ tri căn không phải là tha tâm trí? Là dĩ tri căn gồm thâu tha tâm trí, và các tha tâm trí không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của dĩ tri căn. Đây là dĩ tri căn không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng là dĩ tri căn? Là dĩ tri căn gồm thâu pháp tương ưng của tha tâm trí. Đây là tha tâm trí cũng là dĩ tri căn.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là dĩ tri căn? Là dĩ tri căn không gồm thâu tha tâm trí. Các tha tâm trí khác và dĩ tri căn không gồm thâu, không tương ưng cùng các tâm tâm pháp khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải tha tâm trí cũng không phải là dĩ tri căn.

Như dĩ tri căn, vô tri căn cũng như vậy.

Các pháp tương ưng với Đẳng trí, pháp đó không cùng tương ưng với các pháp trên.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Khổ trí, các pháp đó không phải là tập trí, tận trí, đạo trí, không phải Tam muội vô tướng, pháp đó tương ưng với Tam muội không chăng?

Đáp: Hoặc có khổ trí không phải là Tam muội không.

Thế nào là khổ trí không phải là Tam muội không? Là khổ trí tương ưng với Tam muội không, và các Tam muội không khác không tương ưng với pháp tương ưng của khổ trí. Đây là khổ trí không phải là Tam muội không.

Thế nào là Tam muội không không phải là khổ trí? Là tam muội không tương ưng với khổ trí, và các khổ trí không tương ưng với pháp tương ưng của Tam muội không. Đây là Tam muội không không phải là khổ trí.

Thế nào là khổ trí cũng là Tam muội không? Là trừ khổ trí tương ưng với Tam muội không, còn lại là các pháp tương ưng của Tam muội không và khổ trí. Đây là khổ trí cũng là Tam muội không.

Thế nào là không phải khổ trí cũng không phải là Tam muội không? Là khổ trí không tương ưng với Tam muội không, Tam muội không cũng không tương ưng với khổ trí, cùng các tâm tâm pháp khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải khổ trí cũng không phải là Tam muội không.

Như Tam muội không, Tam muội vô nguyện cũng như vậy.

Phần còn lại như Pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tập trí, các pháp đó không phải là tận trí, đạo trí, không phải là Tam muội không, Tam muội vô tướng, pháp đó tương ưng với Tam muội vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc có tập trí không phải là vô nguyện.

Thế nào là tập trí không phải là vô nguyện? Là tập trí tương ưng với vô nguyện. Đây là tập trí không phải là vô nguyện.

Thế nào là vô nguyện không phải là tập trí? Là tập trí và các tập trí khác không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện. Đây là vô nguyện không phải là tập trí.

Thế nào là tập trí cũng là vô nguyện? Là trừ vô nguyện, còn lại là các pháp tương ưng của tập trí. Đây là tập trí cũng là vô nguyện.

Thế nào là không phải tập trí cũng không phải là vô nguyện? Là tập trí không tương ưng với vô nguyện cùng các tâm tâm pháp khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải tập trí cũng không phải là vô nguyện.

Phần còn lại như pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tận trí, các pháp đó không phải là đạo trí, Tam muội không, Tam muội vô nguyện, pháp đó tương ưng với Tam muội vô tướng chăng?

Đáp: Hoặc có tận trí không phải là vô tướng.

Thế nào là tận trí không phải là vô tướng? Là tận trí tương ưng với vô tướng. Đây là tận trí không phải là vô tướng.

Thế nào là vô tướng không phải là tận trí? Là tận trí và các tận trí khác không tương ưng với pháp tương ưng của vô tướng. Đây là vô tướng không phải là tận trí.

Thế nào là tận trí cũng là vô tướng? Là trừ vô tướng, còn lại là các pháp tương ưng của tận trí. Đây là tận trí cũng là vô tướng.

Thế nào là không phải tận trí cũng không phải là vô tướng? Là tận trí không tương ưng với vô tướng cùng các tâm tâm pháp khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải tận trí cũng không phải là vô tướng.

Phần còn lại như pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Đạo trí, các pháp đó không phải là Tam muội không, Tam muội vô tướng, pháp đó tương ưng với Tam muội vô nguyện chăng?

Đáp: Hoặc có đạo trí không phải là vô nguyện.

Thế nào là đạo trí không phải là vô nguyện? Là đạo trí tương ưng với vô nguyện. Đây là đạo trí không phải là vô nguyện.

Thế nào là vô nguyện không phải là đạo trí? Là đạo trí và các đạo trí khác không tương ưng với pháp tương ưng của vô nguyện. Đây là vô nguyện không phải là đạo trí.

Thế nào là đạo trí cũng là vô nguyện? Là trừ vô nguyện, còn lại là các pháp tương ưng của đạo trí. Đây là đạo trí cũng là vô nguyện.

Thế nào là không phải đạo trí cũng không phải là vô nguyện? Là đạo trí không tương ưng với vô nguyện cùng các tâm tâm pháp khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải đạo trí cũng không phải là vô nguyện.

Phần còn lại như pháp trí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam muội không, các pháp đó không phải là Tam muội vô tướng, vô nguyện, pháp đó tương ưng với vị tri căn chăng?

Đáp: Hoặc có Tam muội không không phải là vị tri căn.

Thế nào là Tam muội không không phải là vị tri căn? Là vị tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của Tam muội không. Đây là Tam muội không không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn không phải là Tam muội không? Là vị tri căn gồm thâu Tam muội không. Các Tam muội không không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn. Đây là vị tri căn không phải là Tam muội không.

Thế nào là Tam muội không cũng là vị tri căn? Là vị tri căn gồm thâu pháp tương ưng của Tam muội không. Đây là Tam muội không cũng là vị tri căn.

Thế nào là không phải Tam muội không cũng không phải là vị tri căn? Là vị tri căn không gồm thâu Tam muội không. Các Tam muội không, vị tri căn không gồm thâu, không tương ưng, cùng các tâm tâm pháp khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải Tam muội không cũng không phải là vị tri căn.

Dĩ tri căn, vô tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam muội không, pháp đó tương ưng với giác ý niệm chăng?

Đáp: Hoặc có Tam muội không không phải là giác ý niệm.

Thế nào là Tam muội không không phải là giác ý niệm? Là Tam muội không tương ưng với giác ý niệm. Đây là Tam muội không không phải là giác ý niệm.

Thế nào là giác ý niệm không phải là Tam muội không? Là Tam muội không và các Tam muội không khác không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý niệm. Đây là giác ý niệm không phải là Tam muội không.

Thế nào là Tam muội không cũng là giác ý niệm? Là trừ giác ý niệm, còn lại là các pháp tương ưng của Tam muội không. Đây là Tam muội không cũng là giác ý niệm.

Thế nào là không phải Tam muội không cũng không phải là giác ý niệm? Là Tam muội không không tương ưng với giác ý niệm và các tâm tâm pháp khác, cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải Tam muội không cũng không phải là giác ý niệm.

Như giác ý niệm, giác ý trạch pháp, giác ý tinh tấn, giác ý ỷ, giác ý hộ, đẳng kiến, đẳng phương tiện, đẳng niệm cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam muội không, pháp đó tương ưng với giác ý hỷ chăng?

Đáp: Hoặc có Tam muội không không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là Tam muội không không phải là giác ý hỷ? Là Tam muội không tương ưng với giác ý hỷ, các giác ý hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của Tam muội không. Đây là Tam muội không không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý hỷ không phải là Tam muội không? Là giác ý hỷ tương ưng với Tam muội không, các Tam muội không không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý hỷ. Đây là giác ý hỷ không phải là Tam muội không.

Thế nào là Tam muội không cũng là giác ý hỷ? Là trừ Tam muội không tương ưng với giác ý hỷ, còn lại là các pháp tương ưng của giác ý hỷ cùng Tam muội không. Đây là Tam muội không cũng là giác ý hỷ.

Thế nào là không phải Tam muội không cũng không phải là giác ý hỷ? Là Tam muội không không tương ưng với giác ý hỷ, giác ý hỷ không tương ưng với Tam muội không cùng các tâm tâm pháp khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải Tam muội không cũng không phải là giác ý hỷ.

Như giác ý hỷ, đẳng chí cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam muội không, pháp đó tương ưng với giác ý định chăng?

Đáp: Như thế. Các pháp tương ưng với Tam muội không, pháp đó tương ưng với giác ý định.

Hỏi: Từng có các pháp tương ưng với giác ý định, pháp đó không phải là Tam muội không chăng?

Đáp: Có. Là Tam muội không không gồm thâu pháp tương ưng của giác ý định.

Như giác ý định, đẳng định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với Tam muội vô nguyện, các pháp đó không phải là Tam muội vô tướng, pháp ấy tương ưng với vị tri căn chăng?

Đáp: Hoặc có vô nguyện không phải là vị tri căn.

Thế nào là vô nguyện không phải là vị tri căn? Là vị tri căn không gồm thâu pháp tương ưng của vô nguyện. Đây là vô nguyện không phải là vị tri căn.

Thế nào là vị tri căn không phải là vô nguyện? Là vị tri căn gồm thâu vô nguyện và các vô nguyện không gồm thâu, không tương ưng với pháp tương ưng của vị tri căn. Đây là vị tri căn không phải là vô nguyện.

Thế nào là vô nguyện cũng là vị tri căn? Là vị tri căn gồm thâu pháp tương ưng của vô nguyện. Đây là vô nguyện cũng là vị tri căn.

Thế nào là không phải vô nguyện cũng không phải là vị tri căn? Là vị tri căn không gồm thâu vô nguyện, các vô nguyện, vị tri căn không gồm thâu các tâm tâm pháp khác, cùng sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải vô nguyện cũng không phải là vị tri căn.

Như vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với vô nguyện, pháp đó tương ưng với giác ý niệm chăng?

Đáp: Hoặc có vô nguyện không phải là giác ý niệm.

Thế nào là vô nguyện không phải là giác ý niệm? Là vô nguyện tương ưng với giác ý niệm. Đây là vô nguyện không phải là giác ý niệm.

Thế nào là giác ý niệm không phải là vô nguyện? Là vô nguyện, các vô nguyện không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý niệm. Đây là giác ý niệm không phải là vô nguyện.

Thế nào là vô nguyện cũng là giác ý niệm? Là trừ giác ý niệm, còn lại là các pháp tương ưng của vô nguyện. Đây là vô nguyện cũng là giác ý niệm.

Thế nào là không phải vô nguyện cũng không phải là giác ý niệm? Là vô nguyện không tương ưng với giác ý niệm cùng các tâm tâm pháp khác, và sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải vô nguyện cũng không phải là giác ý niệm.

Như giác ý niệm, giác ý trạch pháp, tinh tấn, ỷ, hộ, đẳng phương tiện, đẳng niệm cũng như vậy.

HẾT – QUYỂN 13