LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 11

Kiền độ thứ 3: TRÍ Phẩm 4: BÀN VỀ TU TRÍ, phần 1

* Tụng nêu chung:

Thâu thành tựu tu duyên

Duyên diệt trí tác chứng

Cũng tạo niệm vô thường

Bảy xứ ở sau cùng.

Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Pháp trí gồm thâu bao nhiêu trí? Cho đến đạo trí gồm thâu bao nhiêu trí?

Nếu thành tựu pháp trí, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu? Cho đến nếu thành tựu đạo trí, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Nếu tu pháp trí thì cũng tu vị tri trí chăng? Nếu như tu vị tri trí là có tu pháp trí chăng? Nếu tu pháp trí thì cũng tu tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí chăng? Nếu như tu tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí là có tu pháp trí chăng?

Cho đến nếu tu tận trí thì cũng tu đạo trí chăng? Nếu như tu đạo trí là có tu tận trí chăng?

Từng có pháp trí duyên nơi pháp trí chăng? Từng có pháp trí duyên nơi vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí chăng? Từng có đạo trí duyên nơi đạo trí chăng? Từng có đạo trí duyên nơi pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí chăng?

Pháp trí đối với pháp trí có bao nhiêu duyên duyên? Pháp trí đối với vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí có bao nhiêu duyên duyên? Đạo trí đối với đạo trí có bao nhiêu duyên duyên? Đạo trí đối với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí có bao nhiêu duyên duyên?

Các kiết hệ thuộc nơi cõi Dục, kiết đó do pháp trí diệt chăng? Nếu như các kiết do pháp trí diệt, kiết đó hệ thuộc nơi cõi Dục chăng? Các kiết hệ thuộc nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc, kiết đó do vị tri trí diệt chăng? Nếu như các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó hệ thuộc nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc chăng?

Các kiết do khổ đế đoạn, kiết đó do khổ trí đoạn chăng? Nếu như các kiết do khổ trí đoạn, kiết đó do khổ đế đoạn chăng? Các kiết do tập đế, tận đế, đạo đế đoạn, kiết đó do tập trí, tận trí, đạo trí đoạn chăng? Nếu như các kiết do tập trí, tận trí, đạo trí đoạn, kiết đó do tập đế, tận đế, đạo đế đoạn chăng?

Các kiết do pháp trí diệt, kiết đó do pháp trí tận (diệt) tác chứng chăng? Nếu như các kiết do pháp trí tận tác chứng, kiết đó do pháp trí diệt chăng? Các kiết do vị tri trí diệt, kiết đó do vị tri trí tận tác chứng chăng? Nếu như các kiết do vị tri trí tận tác chứng, kiết đó do vị tri trí diệt chăng? Các kiết do khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí diệt, kiết đó cũng do khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí tận tác chứng chăng? Nếu như các kiết do khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí tận tác chứng, kiết đó do khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí diệt chăng?

Tác dụng của nhãn căn có bao nhiêu trí nhận biết? Cho đến tác dụng của sử vô minh nơi cõi Vô sắc do tư duy đoạn có bao nhiêu trí nhận biết?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Đối với tưởng về vô thường, tu tập hành tác rộng khắp, ái nơi cõi Dục dứt hết, ái nơi cõi Sắc dứt hết, ái nơi cõi Vô sắc dứt hết, kiêu mạn, vô minh tận”. Tưởng nầy nên nói là tương ưng với pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí chăng? Nên nói là có giác có quán, không giác có quán, không giác không quán chăng? Nên nói là tương ưng với lạc căn, hỷ căn, hộ căn chăng? Nên nói là tương ưng với không, vô tướng, vô nguyện chăng? Nên nói là duyên hệ thuộc nơi cõi Dục, duyên hệ thuộc nơi cõi Sắc, duyên hệ thuộc nơi cõi Vô sắc, duyên không hệ thuộc chăng?

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ-kheo khéo quán về ba nghĩa của bảy xứ, đối với pháp nầy có thể nhanh chóng dứt hết hữu lậu. Phân biệt nhận biết như thật về sắc khổ, sắc tập, sắc tận, sắc tận đạo tích, sắc vị, sắc hoạn, sắc xuất ly”. Trí nầy nên nói là pháp trí chăng? Nên nói là cho đến đạo trí chăng? Thống (thọ), tưởng, hành, thức cũng như vậy.

Thế nào là sắc tận? Thế nào là sắc xuất ly? Sắc tận, sắc xuất ly có gì sai biệt? Thế nào là thống (thọ), tưởng, hành, thức tận? Thế nào là thống (thọ), tưởng, hành, thức xuất ly? Thức tận với thức xuất ly có gì sai biệt?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Tám trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Pháp trí gồm thâu pháp trí và phần ít của năm trí là tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Vị tri trí (Loại trí) gồm thâu vị tri trí và phần ít của năm trí là tha tâm trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Tha tâm trí gồm thâu tha tâm trí và phần ít của bốn trí là pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, đạo trí.

Đẳng trí (Thế tục trí) gồm thâu đẳng trí và phần ít của một trí là tha tâm trí.

Khổ trí gồm thâu khổ trí và phần ít của hai trí là pháp trí, vị tri trí.

Tập trí, tận trí cũng như vậy.

Đạo trí gồm thâu đạo trí và phần ít của ba trí là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí.

Hỏi: Nếu thành tựu Pháp trí, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám.

Thế nào là ba v.v…?

Đáp: Khi đạt khổ pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tận pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy.

Khi đạt đạo pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám. Khi đạt đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu Vị tri trí (Loại trí), đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc bốn, năm, sáu, bảy, tám.

Thế nào là bốn v.v…?

Đáp: Khi đạt khổ vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tận pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám. Khi đạt đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu Tha tâm trí, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc hai, bốn, năm, sáu, bảy, tám.

Thế nào là hai v.v…?

Đáp: Là người phàm phu hai và người vô cấu khi khổ pháp nhẫn hiện ở trước thì thành tựu hai, khi đạt khổ pháp trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri nhẫn thì thành tựu bốn, đạt khổ vị tri trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp nhẫn thì thành tựu năm, đạt tập pháp trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn thì thành tựu sáu, đạt tận pháp trí thì thành tựu bảy. Khi đạt tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn thì thành tựu bảy, đạt đạo pháp trí thì thành tựu tám. Khi đạt đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu Đẳng trí (Thế tục trí), đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám.

Thế nào là một v.v…?

Đáp: Là người phàm phu và người vô cấu khi khổ pháp nhẫn hiện ở trước không có tha tâm trí thì thành tựu một, có tha tâm trí thì thành tựu hai. Khi đạt khổ pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tận pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám. Khi đạt đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu Khổ trí, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám.

Thế nào là ba v.v…?

Đáp: Khi đạt khổ pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu ba, có tha tâm trí thì thành tựu bốn. Khi đạt khổ vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu bốn, có tha tâm trí thì thành tựu năm. Khi đạt tập pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt tận pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt đạo pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám. Khi đạt đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu Tập trí, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc năm, sáu, bảy, tám.

Thế nào là năm v.v…?

Đáp: Khi đạt tập pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt Tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí, tận pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu năm, có tha tâm trí thì thành tựu sáu. Khi đạt Tận pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt Đạo pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám. Khi đạt Đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu Tận trí, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc sáu, bảy, tám.

Thế nào là sáu v.v…?

Đáp: Khi đạt tận pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí, đạo pháp nhẫn không có tha tâm trí thì thành tựu sáu, có tha tâm trí thì thành tựu bảy. Khi đạt Đạo pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám. Khi đạt Đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu thành tựu Đạo trí, đối với tám trí nầy, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc bảy, tám.

Thế nào là bảy v.v…?

Đáp: Khi đạt đạo pháp trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám. Khi đạt đạo vị tri nhẫn, đạo vị tri trí không có tha tâm trí thì thành tựu bảy, có tha tâm trí thì thành tựu tám.

Hỏi: Nếu khi tu Pháp trí thì cũng tu Vị tri trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu pháp trí không phải là tu vị tri trí.

Thế nào là tu pháp trí không phải là tu vị tri trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, tận pháp trí, đạo pháp trí đã tu hành (Nhập hiện quán), A-la-hán học kiến tích đã được pháp trí hiện ở trước. Đây là tu pháp trí không phải là tu vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí không phải là tu pháp trí? Là khi khổ vị tri trí, tập vị tri trí, tận vị tri trí đã tu hành (Nhập hiện quán), A-la-hán học kiến tích đã được vị tri trí hiện ở trước. Đây là tu vị tri trí không phải là tu pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tu vị tri trí? Là khi đạo vị tri trí đã tu hành, A-la-hán học kiến tích nếu trước chưa được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước, vào lúc nầy cùng tu pháp trí, vị tri trí. Đây là tu pháp trí cũng là tu vị tri trí.

Thế nào là không phải tu pháp trí cũng không phải tu vị tri trí? Là A-la-hán học kiến tích đã được thế tục trí hiện ở trước, hoặc vốn không được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc nầy không cùng tu pháp trí, vị tri trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, nhập Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của trời Vô tưởng hiện ở trước, đều không tu pháp trí, không tu vị tri trí. Đây là không phải tu pháp trí cũng không phải tu vị tri trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì cũng tu Tha tâm trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu pháp trí không phải là tu tha tâm trí.

Thế nào là tu pháp trí không phải là tu tha tâm trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, tận pháp trí, đạo pháp trí đã tu hành (Nhập hiện quán) không có tha tâm trí. Khi đạo vị tri trí đã tu hành, A-la-hán học kiến tích đã được pháp trí hiện ở trước, không phải là tha tâm trí. Nếu vốn không được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc nầy không tu tha tâm trí. Nếu vốn không được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc nầy tu pháp trí không phải là tha tâm trí. Đây là tu pháp trí không phải là tu tha tâm trí.

Thế nào là tu tha tâm trí không phải là tu pháp trí? Là người phàm phu nếu vốn đã được hoặc chưa được tha tâm trí hiện ở trước. Hoặc vốn chưa được thế tục trí hiện ở trước không phải tha tâm trí, vào lúc ấy tu tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích nếu đã được tha tâm trí hiện ở trước, thì đấy không phải là pháp trí. Đây là tu tha tâm trí không phải là tu pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tu tha tâm trí? Là đạo vị tri trí đã tu hành (Nhập hiện quán) có tha tâm trí. A-la-hán học kiến tích đã được pháp trí hiện ở trước, đó là tha tâm trí. Nếu vốn chưa được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy cùng tu pháp trí và tha tâm trí. Nếu vốn chưa được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc nầy cùng tu pháp trí và tha tâm trí. Đây là tu pháp trí cũng là tu tha tâm trí.

Thế nào là không phải tu pháp trí cũng không phải tu tha tâm trí? Là khi khổ vị tri trí, tập vị tri trí, tận vị tri trí đã tu hành (Nhập hiện quán), A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước, đấy không phải là pháp trí, tha tâm trí. Nếu đã được thế tục trí hiện ở trước, đấy không phải là tha tâm trí. Nếu không được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc nầy không cùng tu pháp trí, tha tâm trí. Người phàm phu không tu tha tâm trí, tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, khi nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu pháp trí cùng tha tâm trí. Đây là không phải tu pháp trí cũng không phải tu tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì cũng tu Đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu pháp trí không phải là tu đẳng trí.

Thế nào là tu pháp trí không phải là tu đẳng trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, tận pháp trí, đạo pháp trí, đạo vị tri trí đã tu hành (Nhập hiện quán), A-la-hán học kiến tích đã được pháp trí hiện ở trước, hoặc không được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy tu pháp trí, không phải là đẳng trí. Đây là tu pháp trí không phải là tu đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí không phải là tu pháp trí? Là người phàm phu nếu đã được, hoặc chưa được thế tục trí hiện ở trước, khi các biên khổ vị tri trí, biên tập vị tri trí, biên tận vị tri trí đã tu hành (Nhập hiện quán), A-la-hán học kiến tích hoặc đã được, hoặc chưa được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy không tu pháp trí. Đây là tu đẳng trí không phải là tu pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tu đẳng trí? Là A-la-hán học kiến tích, hoặc không được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy tu đẳng trí.

Hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy đã tu trí vô lậu. Đây là tu pháp trí cũng là tu đẳng trí.

Thế nào là không phải tu pháp trí cũng không phải tu đẳng trí? Là nếu A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước, đấy không phải là pháp trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu pháp trí, đẳng trí. Đây là không phải tu pháp trí cũng không phải tu đẳng trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì cũng tu Khổ trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu pháp trí không phải là tu khổ trí.

Thế nào là tu pháp trí không phải là tu khổ trí? Là khi tập, tận, đạo pháp trí đã tu hành (Nhập hiện quán), nếu A-la-hán học kiến tích đã được pháp trí hiện ở trước, không phải là khổ trí. Đây là tu pháp trí không phải là tu khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí không phải là tu pháp trí? Là khi khổ vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được khổ trí hiện ở trước, không phải là pháp trí. Đây là tu khổ trí không phải là tu pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tu khổ trí? Là khi khổ pháp trí, đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được pháp trí hiện ở trước, đây là khổ trí, hoặc nếu không được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước, vào lúc nầy cùng tu pháp trí, khổ trí. Đây là tu pháp trí cũng là tu khổ trí.

Thế nào là không phải tu pháp trí cũng không phải tu khổ trí? Là khi tập, tận vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước, đấy không phải là pháp trí cũng không phải là khổ trí. Hoặc nếu đã được, hoặc chưa được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy không cùng tu pháp trí, khổ trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu pháp trí, khổ trí. Đây là không phải tu pháp trí cũng không phải tu khổ trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì cũng tu Tập trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu pháp trí không phải là tu tập trí.

Thế nào là tu pháp trí không phải là tu tập trí? Là khi khổ pháp trí, tận, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được pháp trí hiện ở trước, không phải là tập trí. Đây là tu pháp trí không phải là tu tập trí.

Thế nào là tu tập trí không phải là tu pháp trí? Là khi tập vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được tập trí hiện ở trước, không phải là pháp trí. Đây là tu tập trí không phải là tu pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tu tập trí? Là khi tập pháp trí, đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã đạt được pháp trí hiện ở trước, đó là tập trí. Hoặc nếu chưa được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước, vào lúc nầy cùng tu pháp trí, tập trí. Đây là tu pháp trí cũng là tu tập trí.

Thế nào là không phải tu pháp trí cũng không phải tu tập trí? Là khi khổ tận vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước, trí nầy không phải là pháp trí, tập trí. Hoặc nếu được, hoặc chưa được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy không cùng tu pháp trí, tập trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu pháp trí, tập trí. Đây là không phải tu pháp trí cũng không phải tu tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì cũng tu Tận trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu pháp trí không phải là tu tận trí.

Thế nào là tu pháp trí không phải là tu tận trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã đạt được pháp trí hiện ở trước, đấy không phải là tận trí. Đây là tu pháp trí không phải là tu tận trí.

Thế nào là tu tận trí không phải là tu pháp trí? Là khi tận vị tri trí nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được tận trí hiện ở trước, đấy không phải là pháp trí. Đây là tu tận trí không phải là tu pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tu tận trí? Là khi tận pháp trí, đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được pháp trí hiện ở trước, đấy là tận trí. Hoặc nếu không được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy cùng tu pháp trí, tận trí. Đây là tu pháp trí cũng là tu tận trí.

Thế nào là không phải tu pháp trí cũng không phải tu tận trí? Là khi khổ vị tri trí, tập vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, trí nầy không phải là pháp trí, tận trí. Hoặc nếu được, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy đều không tu pháp trí, tận trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu pháp trí, tận trí. Đây là không phải tu pháp trí cũng không phải tu tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu pháp trí thì cũng tu Đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu pháp trí không phải là tu đạo trí.

Thế nào là tu pháp trí không phải là tu đạo trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, tận pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được pháp trí hiện ở trước, đấy không phải là đạo trí. Đây là tu pháp trí không phải là tu đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí không phải là tu pháp trí? Là nếu A-la-hán học kiến tích đã có được đạo trí hiện ở trước, thì đó không phải là pháp trí. Đây là tu đạo trí không phải là tu pháp trí.

Thế nào là tu pháp trí cũng là tu đạo trí? Là khi đạo pháp trí, đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được pháp trí hiện ở trước, đó là đạo trí. Hoặc nếu không được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy cùng tu pháp trí, đạo trí. Đây là tu pháp trí cũng là tu đạo trí.

Thế nào là không phải tu pháp trí cũng không phải tu đạo trí? Là khi khổ vị tri trí, tập vị tri trí, tận vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, trí nầy không phải là pháp trí, đạo trí. Hoặc nếu được, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy không cùng tu pháp trí, đạo trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu pháp trí, đạo trí. Đây là không phải tu pháp trí cũng không phải tu đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu Vị tri trí (Loại trí) thì cũng tu Tha tâm trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu vị tri trí không phải là tu tha tâm trí.

Thế nào là tu vị tri trí không phải là tu tha tâm trí? Là khi khổ vị tri trí, tập vị tri trí, tận vị tri trí, đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, không có tha tâm trí, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện ở trước, đấy không phải là tha tâm trí. Hoặc nếu không được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy được tu vị tri trí, không phải là tha tâm trí. Nếu không có được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy tu vị tri trí, không phải là tha tâm trí. Đây là tu vị tri trí không phải là tu tha tâm trí.

Thế nào là tu tha tâm trí không phải là tu vị tri trí? Là người phàm phu hoặc đã được hoặc chưa được tha tâm trí hiện ở trước, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, đấy không phải là tha tâm trí, lúc ấy được tu tha tâm trí. Nếu A-la-hán học kiến tích đã được tha tâm trí hiện ở trước, đấy không phải là vị tri trí. Đây là tu tha tâm trí không phải là tu vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí cũng là tu tha tâm trí? Là khi đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, có tha tâm trí. Nếu A-la-hán học kiến tích đã được vị tri trí hiện tiền, đấy là tha tâm trí. Nếu không được trí vô lậu hoặc trí thế tục hiện ở trước, vào lúc ấy cùng tu vị tri trí và tha tâm trí. Đây là tu vị tri trí cũng là tu tha tâm trí.

Thế nào là không tu vị tri trí cũng không tu tha tâm trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, tận pháp trí, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện tiền, đấy không phải là vị tri trí, tha tâm trí. Hoặc nếu được trí thế tục hiện ở trước, đấy không phải là tha tâm trí. Hoặc nếu không được trí thế tục hiện ở trước, vào lúc ấy không tu vị tri trí, tha tâm trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu không có tha tâm trí, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu vị tri trí, tha tâm trí. Đây là không tu vị tri trí cũng không tu tha tâm trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì cũng tu Đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu vị tri trí không phải là tu đẳng trí.

Thế nào là tu vị tri trí không phải là tu đẳng trí? Là khi đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện tiền, hoặc nếu không được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy đã tu vị tri trí không phải đẳng trí. Đây là tu vị tri trí không phải là tu đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí không phải là tu vị tri trí? Là người phàm phu, hoặc đã được hoặc không được trí thế tục hiện ở trước, hoặc A-la-hán học kiến tích nếu đã được hay chưa được trí thế tục hiện ở trước, vào lúc ấy không tu vị tri trí. Đây là tu đẳng trí không phải là tu vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí cũng là tu đẳng trí? Là khi biên khổ vị tri trí, biên tập tận vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã không được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy được tu vị tri trí. Hoặc nếu không được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy được tu đẳng trí. Đây là tu vị tri trí cũng là tu đẳng trí.

Thế nào là không tu vị tri trí cũng không tu đẳng trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, tận pháp trí, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu vị tri trí, đẳng trí. Đây là không tu vị tri trí cũng không tu đẳng trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì cũng tu Khổ trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu vị tri trí không phải là tu khổ trí.

Thế nào là tu vị tri trí không phải là tu khổ trí? Là khi tập vị tri trí, tận vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện ở trước, đó không phải là khổ trí. Đây là tu vị tri trí không phải là tu khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí không phải là tu vị tri trí? Là khi khổ pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được khổ trí hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí. Đây là tu khổ trí không phải là tu vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí cũng là tu khổ trí? Là khi khổ vị tri trí, đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện ở trước, đó là khổ trí. Hoặc nếu không được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy cùng tu vị tri trí, khổ trí. Đây là tu vị tri trí cũng là tu khổ trí.

Thế nào là không tu vị tri trí cũng không tu khổ trí? Là khi tập pháp trí, tận pháp trí, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí, khổ trí. Hoặc nếu được, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, lúc ấy đều không tu vị tri trí, khổ trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu vị tri trí, khổ trí. Đây là không tu vị tri trí cũng không tu khổ trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì cũng tu Tập trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu vị tri trí không phải là tu tập trí.

Thế nào là tu vị tri trí không phải là tu tập trí? Là khi khổ vị tri trí, tận vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện ở trước, đó không phải là tập trí. Đây là tu vị tri trí không phải là tu tập trí.

Thế nào là tu tập trí không phải là tu vị tri trí? Là khi tập pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được tập trí hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí. Đây là tu tập trí không phải là tu vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí cũng là tu tập trí? Là khi tập vị tri trí, đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được vị tri trí hiện ở trước, đó là tập trí. Hoặc nếu không được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước, lúc ấy cùng được tu vị tri trí, tập trí. Đây là tu vị tri trí cũng là tu tập trí.

Thế nào là không tu vị tri trí cũng không tu tập trí? Là khi khổ pháp trí, tận pháp trí, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí, tập trí. Hoặc nếu được, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, lúc ấy cũng không tu vị tri trí, tập trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu vị tri trí, tập trí. Đây là không tu vị tri trí cũng không tu tập trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì cũng tu Tận trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu vị tri trí không phải là tu tận trí.

Thế nào là tu vị tri trí không phải là tu tận trí? Là khi khổ vị tri trí, tập vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện ở trước, đó không phải là tận trí. Đây là tu vị tri trí không phải là tu tận trí.

Thế nào là tu tận trí không phải là tu vị tri trí? Là khi tận pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được tận trí hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí. Đây là tu tận trí không phải là tu vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí cũng là tu tận trí? Là khi tận vị tri trí, đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện ở trước, đó là tận trí. Hoặc nếu không được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước, lúc ấy cùng được tu vị tri trí, tận trí. Đây là tu vị tri trí cũng là tu tận trí.

Thế nào là không phải tu vị tri trí cũng không phải tu tận trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí, tận trí. Hoặc nếu được, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, lúc ấy cũng không tu vị tri trí, tận trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu vị tri trí, tận trí. Đây là không phải tu vị tri trí cũng không phải tu tận trí.

Hỏi: Nếu khi tu vị tri trí thì cũng tu Đạo trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu vị tri trí không phải là tu đạo trí.

Thế nào là tu vị tri trí không phải là tu đạo trí? Là khi khổ vị tri trí, tập vị tri trí, tận vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện ở trước, đó không phải là đạo trí. Đây là tu vị tri trí không phải là tu đạo trí.

Thế nào là tu đạo trí không phải là tu vị tri trí? Là khi đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được đạo trí hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí. Đây là tu đạo trí không phải là tu vị tri trí.

Thế nào là tu vị tri trí cũng là tu đạo trí? Là khi đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được vị tri trí hiện ở trước, đó là đạo trí. Hoặc nếu không được thế tục trí, hoặc trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc nầy cùng được tu vị tri trí, đạo trí. Đây là tu vị tri trí cũng là tu đạo trí.

Thế nào là không phải tu vị tri trí cũng không phải tu đạo trí? Là khi khổ pháp trí, tập pháp trí, tận pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, đó không phải là vị tri trí, đạo trí. Hoặc nếu đã được, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, lúc ấy cũng không tu vị tri trí, đạo trí. Tất cả là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu vị tri trí, đạo trí. Đây là không phải tu vị tri trí cũng không phải tu đạo trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì cũng tu Đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu tha tâm trí không phải là tu đẳng trí.

Thế nào là tu tha tâm trí không phải là tu đẳng trí? Là khi đạo vị tri trí đã nhập hiện quán, có tha tâm trí, nếu A-la-hán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, đó là tha tâm trí. Hoặc nếu không được trí vô lậu hiện ở trước, lúc ấy tu tha tâm trí, không phải là đẳng trí. Đây là tu tha tâm trí không phải là tu đẳng trí.

Thế nào là tu đẳng trí không phải là tu tha tâm trí? Là người phàm phu không có tha tâm trí, nếu đã được, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước. Biên khổ vị tri trí, biên tập, tận vị tri trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được thế tục trí hiện ở trước, đó không phải là tha tâm trí. Hoặc nếu không được thế tục trí hiện ở trước, lúc ấy không tu tha tâm trí. Đây là tu đẳng trí không phải là tu tha tâm trí.

Thế nào là tu tha tâm trí cũng là tu đẳng trí? Là người phàm phu có tha tâm trí, nếu đã được, hoặc không được tha tâm trí hiện ở trước, hoặc nếu không được thế tục trí hiện ở trước, đó không phải là tha tâm trí, vào lúc nầy được tu tha tâm trí. Nếu A-la-hán học kiến tích đã có được tha tâm trí hiện ở trước, đó là đẳng trí. Nếu không được thế tục trí hiện ở trước, lúc ấy được tu tha tâm trí. Nếu đã không được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc nầy được tu tha tâm trí cùng đẳng trí. Đây là tu tha tâm trí cũng là tu đẳng trí.

Thế nào là không phải tu tha tâm trí cũng không phải tu đẳng trí? Là khi khổ pháp trí, tập, tận, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, không có tha tâm trí, đạo vị tri trí cũng nhập hiện quán, nếu A-lahán học kiến tích đã có được trí vô lậu hiện ở trước, đó không phải là tha tâm trí. Hoặc nếu không được trí vô lậu hiện ở trước, lúc ấy cũng không tu đẳng trí, tha tâm trí. Tất cả không có tha tâm trí, là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu tha tâm trí, đẳng trí. Đây là không phải tu tha tâm trí cũng không phải tu đẳng trí.

Hỏi: Nếu khi tu tha tâm trí thì cũng tu Khổ trí chăng?

Đáp: Hoặc có tu tha tâm trí không phải là tu khổ trí.

Thế nào là tu tha tâm trí không phải là tu khổ trí? Là người phàm phu có tha tâm trí, nếu đã được, hoặc không được tha tâm trí hiện ở trước, hoặc không được thế tục trí hiện ở trước, đó không phải là tha tâm trí, tức lúc nầy được tu tha tâm trí. Nếu A-la-hán học kiến tích đã có được tha tâm trí hiện ở trước. Đây là tu tha tâm trí không phải là tu khổ trí.

Thế nào là tu khổ trí không phải là tu tha tâm trí? Là khi khổ pháp trí, khổ vị tri trí đã nhập hiện quán, không có tha tâm trí, đạo vị tri trí cũng nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được khổ trí hiện ở trước, hoặc không được trí vô lậu hiện ở trước, vào lúc ấy không tu tha tâm trí. Hoặc nếu không được thế tục trí hiện ở trước, lúc ấy được tu khổ trí, không phải là tha tâm trí. Đây là tu khổ trí không phải là tu tha tâm trí.

Thế nào là tu tha tâm trí cũng là tu khổ trí? Là khi đạo vị tri trí đã nhập hiện quán có tha tâm trí, nếu A-la-hán học kiến tích đã không được trí vô lậu, hoặc thế tục trí hiện ở trước, lúc ấy cùng được tu khổ trí, tha tâm trí. Đây là tu tha tâm trí cũng là tu khổ trí.

Thế nào là không phải tu tha tâm trí cũng không phải tu khổ trí? Là khi tập pháp trí, tập vị tri trí, tận pháp trí, tận vị tri trí, đạo pháp trí đã nhập hiện quán, nếu A-la-hán học kiến tích đã được trí vô lậu hiện ở trước, đó không phải là tha tâm trí, khổ trí. Nếu đã được thế tục trí hiện ở trước, đó không phải là tha tâm trí. Hoặc nếu không được thế tục trí hiện ở trước, vào lúc ấy không tu tha tâm trí, khổ trí. Tất cả không có tha tâm trí, là tâm nhiễm ô, tâm vô ký của người phàm phu, nhập Tam muội vô tưởng, Tam muội diệt tận, hết thảy nhẫn của cõi trời Vô tưởng hiện ở trước đều không tu tha tâm trí, khổ trí. Đây là không phải tu tha tâm trí cũng không phải tu khổ trí.

HẾT – QUYỂN 11