LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 10

Kiền độ thứ 3: TRÍ Phẩm 2: BÀN VỀ NĂM THỨ

* Tụng nêu chung:

Tà kiến đẳng kiến nghịch

Người học cũng vô học

Phi học phi vô học

Phạm nhẫn và năm thứ.

Thế nào là tà kiến? Thế nào là tà trí?

Các tà kiến là tà trí chăng? Nếu là tà trí là tà kiến chăng?

Tà kiến gồm thâu tà trí hay tà trí gồm thâu tà kiến?

Nếu tạo thành tà kiến là tạo thành tà trí chăng? Nếu như tạo thành tà trí là tạo thành tà kiến chăng?

Nếu tà kiến đã diệt hoàn toàn (đã đoạn, đã nhận biết khắp) là tà trí chăng? Nếu như tà trí đã diệt hoàn toàn là tà kiến chăng?

Lý nhất định gồm thâu thành tựu diệt.

Thế nào là đẳng kiến? Thế nào là đẳng trí?

Các đẳng kiến là đẳng trí chăng? Nếu là đẳng trí là đẳng kiến chăng?

Đẳng kiến gồm thâu đẳng trí hay đẳng trí gồm thâu đẳng kiến?

Nếu thành tựu đẳng kiến là thành tựu đẳng trí chăng? Nếu như thành tựu đẳng trí là thành tựu đẳng kiến chăng?

Nếu đẳng kiến đã diệt hoàn toàn (đã đoạn, đã nhận biết khắp) là đẳng trí chăng? Nếu như đẳng trí đã diệt hoàn toàn là đẳng kiến chăng?

Lý nhất định gồm thâu thành tựu diệt.

Các tuệ nghịch (không chính đáng) đều là kiết, hay kiết đều là tuệ nghịch (không chính đáng)?

Thế nào là kiến học? Thế nào là trí học? Thế nào là tuệ học?

Các kiến học là trí học chăng? Nếu là trí học là kiến học chăng? Các kiến học là tuệ học chăng? Nếu là tuệ học là kiến học chăng? Các trí học là tuệ học chăng? Nếu là tuệ học là trí học chăng?

Kiến học gồm thâu trí học, hay trí học gồm thâu kiến học? Kiến học gồm thâu tuệ học, hay tuệ học gồm thâu kiến học? Trí học gồm thâu tuệ học, hay tuệ học gồm thâu trí học?

Nếu thành tựu kiến học là thành tựu trí học chăng? Nếu như thành tựu trí học là thành tựu kiến học chăng? Nếu thành tựu kiến học là thành tựu tuệ học chăng? Nếu như thành tựu tuệ học là thành tựu kiến học chăng? Nếu thành tựu trí học là thành tựu tuệ học chăng? Nếu như thành tựu tuệ học là thành tựu trí học chăng?

Lý nhất định gồm thâu thành tựu.

Thế nào là kiến vô học? Thế nào là trí vô học? Thế nào là tuệ vô học?

Các kiến vô học là trí vô học chăng? Nếu là trí vô học là kiến vô học chăng? Các kiến vô học là tuệ vô học chăng? Nếu là tuệ vô học là kiến vô học chăng? Các trí vô học là tuệ vô học chăng? Nếu là tuệ vô học là trí vô học chăng?

Kiến vô học gồm thâu trí vô học, hay trí vô học gồm thâu kiến vô học? Kiến vô học gồm thâu tuệ vô học, hay tuệ vô học gồm thâu kiến vô học? Trí vô học gồm thâu tuệ vô học, hay tuệ vô học gồm thâu trí vô học?

Nếu thành tựu kiến vô học là thành tựu trí vô học chăng? Nếu như thành tựu trí vô học là thành tựu kiến vô học chăng? Nếu thành tựu kiến vô học là thành tựu tuệ vô học chăng? Nếu như thành tựu tuệ vô học là thành tựu kiến vô học chăng? Nếu thành tựu trí vô học là thành tựu tuệ vô học chăng? Nếu như thành tựu tuệ vô học là thành tựu trí vô học chăng?

Lý nhất định gồm thâu thành tựu.

Thế nào là kiến phi học phi vô học? Thế nào là trí phi học phi vô học? Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Các kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng? Nếu là trí phi học phi vô học là kiến phi học phi vô học chăng? Các kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng? Nếu là tuệ phi học phi vô học là kiến phi học phi vô học chăng? Các trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng? Nếu là tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học?

Kiến phi học phi vô học gồm thâu trí phi học phi vô học, hay trí phi học phi vô học gồm thâu kiến phi học phi vô học? Kiến phi học phi vô học gồm thâu tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học gồm thâu kiến phi học phi vô học? Trí phi học phi vô học gồm thâu tuệ phi học phi vô học, hay tuệ phi học phi vô học gồm thâu trí phi học phi vô học?

Nếu thành tựu kiến phi học phi vô học là thành tựu trí phi học phi vô học chăng? Nếu như thành tựu trí phi học phi vô học là thành tựu kiến phi học phi vô học chăng? Nếu thành tựu kiến phi học phi vô học là thành tựu tuệ phi học phi vô học chăng? Nếu như thành tựu tuệ phi học phi vô học là thành tựu là kiến phi học phi vô học chăng? Nếu thành tựu trí phi học phi vô học là thành tựu tuệ phi học phi vô học chăng? Nếu như thành tựu tuệ phi học phi vô học là thành tựu trí phi học phi vô học chăng?

Nếu kiến phi học phi vô học đã diệt hoàn toàn (đã đoạn, đã nhận biết khắp) là trí phi học phi vô học chăng? Nếu như trí phi học phi vô học đã diệt hoàn toàn là kiến phi học phi vô học chăng? Nếu kiến phi học phi vô học đã diệt hoàn toàn là tuệ phi học phi vô học chăng? Nếu như tuệ phi học phi vô học đã diệt hoàn toàn là kiến phi học phi vô học chăng? Nếu trí phi học phi vô học đã diệt hoàn toàn là tuệ phi học phi vô học chăng? Nếu như tuệ phi học phi vô học đã diệt hoàn toàn là trí phi học phi vô học chăng?

Lý nhất định gồm thâu thành tựu diệt.

Như Phạm Thiên kia đã nói: Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại biến hóa vi diệu, tạo ra các loài chúng sinh. Đối với năm kiến là thuộc về kiến nào? Các đế nào đoạn trừ kiến ấy?

Như trời Phạm Ca Di kia đã nói: Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại tạo hóa vi diệu, tạo ra các loài chúng sinh. Đối với năm kiến là thuộc về kiến nào? Các đế nào đoạn trừ kiến ấy?

Như Phạm chí Trường Trảo kia đã nói: Cù-đàm! Tất cả Ta đều không nhẫn. Ta tất cả đều nhẫn. Ta có nhẫn, có không nhẫn. Đối với năm kiến là thuộc về kiến nào? Các đế nào đoạn trừ kiến ấy?

Hoặc có kẻ khởi kiến: Có A-la-hán bị Thiên ma quấy nhiễu, lậu tận bất tịnh hiện bày. Đối với năm kiến là thuộc về kiến nào? Các đế nào đoạn trừ kiến ấy?

Có kẻ khởi kiến: A-la-hán nơi tự giải thoát cũng còn có không biết. A-la-hán nơi tự giải thoát cũng còn nghi hoặc. Đắc A-la-hán chỉ do người khác nên nhận biết. Đối với năm kiến là thuộc về kiến nào?

Các đế nào đoạn trừ kiến ấy?

Có kẻ khởi kiến: Đạo và đạo chủng, hoặc cho chỉ là tên gọi. Đối với năm kiến là thuộc về kiến nào? Các đế nào đoạn trừ kiến ấy?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Hỏi: Thế nào là tà kiến?

Đáp: Nếu nghĩa không định (an lập) thì năm kiến đều là tà kiến. Nếu nghĩa định (an lập) tức chỉ cho các kiến nầy: không có thí cho, không có báo, không có nêu bày. Đó gọi là tà kiến.

Hỏi: Thế nào là tà trí?

Đáp: Là ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô. Đó gọi là tà trí.

Hỏi: Các tà kiến là tà trí chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các tà kiến là tà trí.

Hỏi: Từng có tà trí không phải là tà kiến chăng?

Đáp: Có. Là trừ năm kiến, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Tà kiến gồm thâu tà trí, hay tà trí gồm thâu tà kiến?

Đáp: Tà trí gồm thâu tà kiến, không phải tà kiến gồm thâu tà trí. Những gì là không gồm thâu? Là trừ năm kiến, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô, năm thức thân tương ưng với tuệ nhiễm ô.

Hỏi: Nếu tạo thành tà kiến là tạo thành tà trí chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu tạo thành tà kiến là tạo thành tà trí.

Hỏi: Từng có tạo thành tà trí không phải là tà kiến chăng?

Đáp: Có. Là hàng Học kiến tích.

Hỏi: Nếu tà kiến đã diệt hoàn toàn (đã đoạn, đã nhận biết khắp) là tà trí chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu tà trí đã diệt hoàn toàn đó là tà kiến.

Hỏi: Từng có tà kiến đã diệt hoàn toàn không phải là tà trí chăng?

Đáp: Có. Là hàng Học kiến tích.

Lý nhất định gồm thâu thành tựu diệt.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến?

Đáp: Là tận trí, vô sinh trí không gồm thâu ý thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí?

Đáp: Là trừ nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu), còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ thiện, năm thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Các đẳng kiến là đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng kiến không phải là đẳng trí.

Thế nào là đẳng kiến không phải là đẳng trí? Là nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu). Đây là đẳng kiến không phải là đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí không phải là đẳng kiến? Là năm thức thân tương ưng với tuệ thiện, với tận trí, vô sinh trí. Đây là đẳng trí không phải là đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến cũng là đẳng trí? Là trừ nhẫn đã tu tập, tận trí, vô sinh trí, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ thiện. Đây là đẳng kiến cũng là đẳng trí.

Thế nào là không phải là đẳng kiến cũng không phải là đẳng trí? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Đẳng kiến gồm thâu đẳng trí chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng kiến không gồm thâu đẳng trí.

Thế nào là đẳng kiến không gồm thâu đẳng trí? Là nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu).

Thế nào là đẳng trí không gồm thâu đẳng kiến? Là năm thức thân tương ưng với tuệ thiện, tận trí, vô sinh trí.

Thế nào là đẳng kiến và đẳng trí cùng gồm thâu? Là trừ nhẫn vô lậu, tận trí, vô sinh trí, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Thế nào là đẳng kiến và đẳng trí không cùng gồm thâu? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Thành tựu diệt cũng như vậy. Lý nhất định gồm thâu thành tựu diệt.

Hỏi: Các tuệ nghịch (không chính đáng) đều là kiết chăng?

Đáp: Hoặc có tuệ nghịch không phải là kiết.

Thế nào là tuệ nghịch không phải là kiết? Là trừ hai kiết, còn lại là các tuệ nhiễm ô. Đây là tuệ nghịch không phải là kiết.

Thế nào là kiết không phải là tuệ nghịch? Là bảy kiết. Đây là kiết không phải là tuệ nghịch.

Thế nào là tuệ nghịch cũng là kiết? Là hai kiết. Đây là tuệ nghịch cũng là kiết.

Thế nào là không phải tuệ nghịch cũng không phải là kiết? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Thế nào là kiến học?

Đáp: Là tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Là tám trí học.

Hỏi: Thế nào là tuệ học?

Đáp: Là kiến học, trí học, gọi là tuệ học.

Hỏi: Các kiến học là trí học chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các trí học là kiến học.

Hỏi: Từng có kiến học không phải là trí học chăng?

Đáp: Có. Là nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu).

Hỏi: Các kiến học là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu là tuệ học là kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Các trí học là tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các trí học là tuệ học.

Hỏi: Từng có tuệ học không phải là trí học chăng?

Đáp: Có. Là nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu).

Hỏi: Kiến học gồm thâu trí học hay trí học gồm thâu kiến học?

Đáp: Kiến học gồm thâu trí học không phải trí học gồm thâu kiến học. Những gì là không gồm thâu? Là nhẫn đã tu tập.

Hỏi: Kiến học gồm thâu tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Tuệ học gồm thâu kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Trí học gồm thâu tuệ học hay tuệ học gồm thâu trí học?

Đáp: Tuệ học gồm thâu trí học không phải trí học gồm thâu tuệ học. Những gì là không gồm thâu? Là nhẫn đã tu tập.

Hỏi: Nếu thành tựu kiến học là thành tựu trí học chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu thành tựu trí học là thành tựu kiến học.

Hỏi: Từng có thành tựu kiến học không phải là trí học chăng?

Đáp: Có. Là khổ pháp nhẫn hiện ở trước.

Hỏi: Nếu thành tựu kiến học là thành tựu tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu như thành tựu tuệ học là thành tựu kiến học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu thành tựu trí học là thành tựu tuệ học chăng?

Đáp: Đúng vậy. Nếu thành tựu trí học là thành tựu tuệ học.

Hỏi: Từng có thành tựu tuệ học không phải là trí học chăng?

Đáp: Có. Là khổ pháp nhẫn hiện ở trước.

Lý nhất định gồm thâu thành tựu.

Hỏi: Thế nào là kiến vô học?

Đáp: Là tận trí, vô sinh trí không gồm thâu tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Là tám trí vô học.

Hỏi: Thế nào là tuệ vô học?

Đáp: Là kiến vô học, trí vô học, gọi là tuệ vô học.

Hỏi: Các kiến vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy. Các kiến vô học là trí vô học.

Hỏi: Từng có trí vô học không phải là kiến vô học chăng?

Đáp: Có. Là tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Các trí vô học là tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu là tuệ vô học là trí vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Kiến vô học gồm thâu trí vô học hay trí vô học gồm thâu kiến vô học?

Đáp: Trí vô học gồm thâu kiến vô học, không phải kiến vô học gồm thâu trí vô học. Những gì là không gồm thâu? Là tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Kiến vô học gồm thâu tuệ vô học hay tuệ vô học gồm thâu kiến vô học?

Đáp: Tuệ vô học gồm thâu kiến vô học, không phải kiến vô học gồm thâu tuệ vô học. Những gì là không gồm thâu? Là tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Trí vô học gồm thâu tuệ vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Tuệ vô học gồm thâu trí vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Thành tựu cũng như vậy. Lý nhất định gồm thâu thành tựu.

Hỏi: Thế nào là kiến phi học phi vô học?

Đáp: Là nhãn căn, năm kiến và đẳng kiến (chánh kiến) thế tục.

Hỏi: Thế nào là trí phi học phi vô học?

Đáp: Là ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ.

Hỏi: Thế nào là tuệ phi học phi vô học?

Đáp: Là ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc có kiến không phải là trí.

Thế nào là kiến không phải là trí? Là nhãn căn. Đây là kiến không phải là trí.

Thế nào là trí không phải là kiến? Là trừ năm kiến, đẳng kiến thế tục, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ. Đây là trí không phải là kiến.

Thế nào là kiến cũng là trí? Là đẳng kiến thế tục, năm kiến. Đây là kiến cũng là trí.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải là trí? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Các kiến phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc có kiến không phải là tuệ.

Thế nào là kiến không phải là tuệ? Là nhãn căn. Đây là kiến không phải là tuệ.

Thế nào là tuệ không phải là kiến? Là trừ năm kiến, đẳng kiến thế tục, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ. Đây là tuệ không phải là kiến.

Thế nào là kiến cũng là tuệ? Là năm kiến, đẳng kiến thế tục. Đây là kiến cũng là tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải là tuệ? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Các trí phi học phi vô học là tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu là tuệ phi học phi vô học là trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học gồm thâu trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc có kiến không gồm thâu trí.

Thế nào là kiến không gồm thâu trí? Là nhãn căn. Đây là kiến không gồm thâu trí.

Thế nào là trí không gồm thâu kiến? Là trừ năm kiến, đẳng kiến thế tục, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ. Đây là trí không gồm thâu kiến.

Thế nào là kiến, trí cùng gồm thâu? Là năm kiến, đẳng kiến thế tục. Đây là trí, kiến cùng gồm thâu.

Thế nào là kiến, trí không cùng gồm thâu? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Kiến phi học phi vô học gồm thâu tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Hoặc có kiến không gồm thâu tuệ.

Thế nào là kiến không gồm thâu tuệ? Là nhãn căn. Đây là kiến không gồm thâu tuệ.

Thế nào là tuệ không gồm thâu kiến? Là trừ năm kiến, đẳng kiến thế tục, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu, năm thức thân tương ưng với tuệ. Đây là tuệ không gồm thâu kiến.

Thế nào là kiến, tuệ cùng gồm thâu? Là năm kiến, đẳng kiến thế tục. Đây là kiến, tuệ cùng gồm thâu.

Thế nào là kiến, tuệ không cùng gồm thâu? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Trí phi học phi vô học gồm thâu tuệ phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Tuệ phi học phi vô học gồm thâu trí phi học phi vô học chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Thành tựu, diệt cũng như vậy. Lý nhất định gồm thâu thành tựu diệt.

Như Phạm Thiên kia đã nói: Ta là Phạm, là Đại Phạm, được tự tại. Tức cho pháp thấp kém là hơn hết. Đây là trộm kiến (kiến thủ), do khổ đế đoạn.

Ta đối với thế gian có thể tạo tác biến hóa: Tức không phải nhân cho là nhân. Đây là trộm giới (giới cấm thủ), do khổ đế đoạn.

Nói vi diệu: Tức cho pháp thấp kém là hơn hết. Đây là trộm kiến (kiến thủ), do khổ đế đoạn.

Tạo ra các loài chúng sinh: Tức không phải nhân cho là nhân. Đây là trộm giới (giới cấm thủ), do khổ đế đoạn.

Như trời Phạm Ca Di kia đã nói: Các kiến chấp ấy như đã nêu ở trên.

Như Phạm chí Trường Trảo kia đã nói: Cù-đàm! Tất cả Ta đều không nhẫn. Đây là thuộc về kiến đoạn diệt của biên kiến, do khổ đế đoạn.

Cù đàm! Ta tất cả đều nhẫn: Là thuộc về kiến hữu thường của biên kiến, do khổ đế đoạn.

Ta có nhẫn, có không nhẫn. Ta có nhẫn: Là thuộc về kiến hữu thường của biên kiến, do khổ đế đoạn. Ta có không nhẫn: Là thuộc về kiến đoạn diệt của biên kiến, do khổ đế đoạn.

Hoặc có kẻ khởi kiến: Có A-la-hán bị thiên ma quấy nhiễu, lậu bất tịnh hiện bày: Đây là không phải nhân cho là nhân, thuộc trộm giới (giới cấm thủ), do khổ đế đoạn.

Có kẻ khởi kiến: A-la-hán nơi tự giải thoát cũng còn có không biết: Là nói không đúng về trí kiến vô lậu của A-la-hán, là tà kiến, do đạo đế đoạn.

Có kẻ khởi kiến: A-la-hán nơi tự giải thoát cũng còn có nghi hoặc. Là nói không đúng về sự vượt qua nghi hoặc của A-la-hán, tức là tà kiến, do đạo đế đoạn.

Có kẻ khởi kiến: A-la-hán chỉ do người khác nên nhận biết. Là nói không đúng về các A-la-hán không có chướng ngại, thân chứng tự tại, là tà kiến, do kiến đạo đoạn.

Có kẻ khởi kiến: Đạo và đạo chủng hoặc cho chỉ là tên gọi. Tức không phải nhân cho là nhân, là trộm giới (giới cấm thủ), do kiến khổ đoạn.

***

Phẩm 3: BIẾT TÂM NGƯỜI KHÁC

* Tụng nêu tổng quát:

Biết tâm người khác bốn

Cùng ái cũng có năm

Minh tín diệt điên đảo

Tu hành đạo Tam muội.

Thế nào là trí tri tha tâm nhân (tha tâm trí)? Thế nào là trí thức túc mạng?

Nếu là tha tâm trí tức nhận biết tâm kẻ khác chăng? Nếu như nhận biết tâm kẻ khác là tha tâm trí chăng? Nếu là trí thức túc mạng tức nhận biết thọ mạng đời trước chăng? Nếu như nhận biết thọ mạng đời trước là trí thức túc mạng chăng? Nếu là trí thức túc mạng thì trí ấy nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ chăng?

Nếu như nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ là trí thức túc mạng chăng?

Thế nào là đẳng ý giải thoát? Thế nào là vô nghi ý giải thoát? Do đâu đẳng ý giải thoát nói là ái?

Các đẳng ý giải thoát đều tương ưng với tận trí chăng? Nếu như đều tương ưng với tận trí là đẳng ý giải thoát chăng? Các vô nghi ý giải thoát đều tương ưng với vô sinh trí chăng? Nếu như đều tương ưng với vô sinh trí là vô nghi ý giải thoát chăng?

Thế nào là minh học? Thế nào là trí học? Thế nào là minh vô học? Thế nào là trí vô học?

Lúc tu hành pháp (Hiện quán đế), đầu tiên đạt được những gì? Là tin Phật, Pháp, Tăng chăng?

Người Tu-đà-hoàn đối với bốn điên đảo, có bao nhiêu thứ đã diệt, bao nhiêu thứ chưa diệt? Người Tu-đà-hoàn đối với ba Tam muội nầy đã thành tựu, có bao nhiêu thứ là quá khứ, vị lai, hiện tại?

Nếu là đạo quá khứ, tất cả đạo ấy đã tu, đã dựa vào chăng? Nếu như đạo đã tu, đã dựa vào, tất cả đạo ấy đều thuộc quá khứ chăng? Nếu là đạo vị lai, tất cả đạo ấy không đã tu, không đã dựa vào chăng? Nếu như đạo không đã tu, không đã dựa vào, tất cả đạo ấy đều thuộc vị lai chăng? Nếu là đạo hiện tại, tất cả đạo ấy đều đang tu chăng? Nếu như đạo đang tu, tất cả đạo ấy đều thuộc hiện tại chăng?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Hỏi: Thế nào là trí tri tha tâm nhân (Tha tâm trí)?

Đáp: Nếu trí đã tu, là quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí đã có thể hiện bày dụng, hiện ở trước, chúng sinh khác, người khác, đã giác, đã quán, đã hành, tánh đã giác ý, nhận biết như thật. Đó gọi là tha tâm trí.

Hỏi: Thế nào là trí thức túc mạng (Trí túc trụ tùy niệm)?

Đáp: Nếu trí đã tu, là quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí đã có thể hiện bày dụng, hiện ở trước, nhận biết về thọ mạng đời trước với vô số tướng mạo sinh hoạt. Đó gọi là trí thức túc mạng.

Hỏi: Nếu là tha tâm trí tức nhận biết tâm kẻ khác chăng?

Đáp: Hoặc có tha tâm trí không phải nhận biết tâm kẻ khác.

Thế nào là tha tâm trí không phải nhận biết tâm kẻ khác? Là tha tâm trí quá khứ, vị lai. Đây là tha tâm trí không phải nhận biết tâm kẻ khác.

Thế nào là nhận biết tâm kẻ khác không phải là tha tâm trí? Là như có người xem tướng, nghe lời nói của người khác nên nhận biết về tâm của người khác. Đây là nhận biết tâm kẻ khác không phải là tha tâm trí.

Thế nào là tha tâm trí cũng là nhận biết tâm kẻ khác? Là như trí đã tu, là quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí đã có thể hiện bày dụng, hiện ở trước, chúng sinh khác, người khác, đã giác, đã quán, đã hành, tánh đã giác ý, nhận biết như thật. Đây là tha tâm trí cũng là nhận biết tâm kẻ khác.

Thế nào là không phải tha tâm trí cũng không phải là nhận biết tâm kẻ khác? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Nếu là trí thức túc mạng tức nhận biết thọ mạng đời trước chăng?

Đáp: Hoặc có trí thức túc mạng không phải nhận biết thọ mạng đời trước.

Thế nào là trí thức túc mạng không phải nhận biết thọ mạng đời trước? Là trí thức túc mạng quá khứ, vị lai. Đây là trí thức túc mạng không phải nhận biết thọ mạng đời trước.

Thế nào là nhận biết thọ mạng đời trước không phải là trí thức túc mạng? Là như có người ở nơi xứ sinh nhận biết về thọ mạng đời trước với các sắc tượng, hoặc sinh ra có được trí nhận biết như thế. Đây là nhận biết thọ mạng đời trước không phải là trí thức túc mạng.

Thế nào là trí thức túc mạng cũng là nhận biết thọ mạng đời trước? Là như trí đã tu, là quả đã tu, ghi nhớ điều đã tu, đã được không mất, trí đã có thể hiện bày dụng, hiện ở trước, nhận biết về thọ mạng đời trước với vô số tướng mạo, sinh hoạt. Đây là trí thức túc mạng cũng là nhận biết thọ mạng đời trước.

Thế nào là không phải trí thức túc mạng cũng không phải là nhận biết thọ mạng đời trước? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Nếu là trí thức túc mạng thì trí ấy nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ chăng?

Đáp: Hoặc có trí thức túc mạng không phải là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ.

Thế nào là trí thức túc mạng không phải là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ? Là như trí đã tu, là quả đã tu, ghi nhớ pháp đã tu, đã được không mất, trí đã có thể hiện bày dụng, hiện ở trước, đã nhận biết về tâm nối tiếp của trì nhập ấm (giới, xứ, uẩn) nơi quá khứ của mình. Đây là trí thức túc mạng không phải là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ.

Thế nào là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ không phải là trí thức túc mạng? Là như trí đã tu, là quả đã tu, ghi nhớ pháp đã tu, đã được không mất, trí đã có thể hiện bày dụng, hiện ở trước, đã nhận biết tâm nối tiếp nơi trì, nhập, ấm (giới, xứ, uẩn) quá khứ thuộc đời nầy của kẻ khác. Đây là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ không phải là trí thức túc mạng.

Thế nào là trí thức túc mạng cũng là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ? Là như trí đã tu, là quả đã tu, ghi nhớ pháp đã tu, đã được không mất, trí đã có thể hiện bày dụng, hiện ở trước, nhận biết về tâm nối tiếp nơi trì, nhập, ấm (giới, xứ, uẩn) quá khứ thuộc đời trước của kẻ khác. Đây là trí thức túc mạng cũng là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ.

Thế nào là không phải trí thức túc mạng cũng không phải là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ? Là như trí đã tu, là quả đã tu, ghi nhớ pháp đã tu, đã được không mất, trí đã có thể hiện bày dụng, hiện ở trước, nhận biết về tâm nối tiếp nơi trì, nhập, ấm (giới, xứ, uẩn) quá khứ thuộc đời nầy của mình. Đây là không phải trí thức túc mạng cũng không phải là nhận biết về tâm tâm sở của người khác trong quá khứ.

Hỏi: Thế nào là đẳng ý giải thoát (Tâm ái thời giải thoát)?

Đáp: Là tận trí của A-la-hán, tâm tương ưng với đẳng kiến vô học đạt giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát. Đây là đẳng ý giải thoát. Hỏi: Thế nào là vô nghi ý giải thoát (Tâm bất động giải thoát)?

Đáp: Là tận trí, vô sinh trí của A-la-hán, tâm tương ưng với đẳng kiến vô học đạt giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát. Đây là vô nghi ý giải thoát.

Hỏi: Do đâu đẳng ý giải thoát gọi là ái?

Đáp: Là A-la-hán đạt đẳng ý giải thoát luôn giữ gìn pháp nầy, tự yêu mến, giữ chứa đẳng ý giải thoát kia. A-la-hán đã khéo tự giữ gìn, yêu mến, cất chứa: Ta đối với pháp nầy chớ để thoái chuyển. Ví như người mẹ có một đứa con, yêu nghĩ thường không rời mắt. Người mẹ kia nuôi nấng, che chở, gìn giữ đùm bọc đứa con ấy, khiến không lạnh, không nóng, không đói, không khát, không có mọi thứ khổ não. Đẳng ý giải thoát cũng như vậy. A-la-hán đối với pháp nầy, tự giữ gìn, thâu chứa đẳng ý giải thoát kia. A-la-hán đã khéo tự thâu giữ, chứa cất: Ta đối với pháp nầy chớ khiến thoái chuyển. Vì thế nên đẳng ý giải thoát gọi là ái.

Hỏi: Các đẳng ý giải thoát đều tương ưng với tận trí chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng ý giải thoát không tương ưng với tận trí.

Thế nào là đẳng ý giải thoát không tương ưng với tận trí? Là A-la-hán của đẳng ý giải thoát có tâm tương ưng với đẳng kiến vô học đạt giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát. Đây là đẳng ý giải thoát không tương ưng với tận trí.

Thế nào là tương ưng với tận trí không phải là đẳng ý giải thoát? Là A-la-hán của pháp vô nghi có tâm tương ưng với tận trí đạt giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát. Đây là tương ưng với tận trí không phải là đẳng ý giải thoát.

Thế nào là đẳng ý giải thoát cũng là tương ưng với tận trí? Là A-la-hán đạt đẳng ý giải thoát có tâm tương ưng với tận trí giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát. Đây là đẳng ý giải thoát cũng là tương ưng với tận trí.

Thế nào là không phải đẳng ý giải thoát cũng không phải tương ưng với tận trí? Là vô sinh trí của A-la-hán nơi pháp vô nghi, tâm tương ưng với đẳng kiến vô học đạt giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát. Đây là không phải đẳng ý giải thoát cũng không phải tương ưng với tận trí.

Hỏi: Các vô nghi ý giải thoát đều tương ưng với vô sinh trí chăng?

Đáp: Đúng thế. Các pháp tương ưng với vô sinh trí đều là đẳng ý giải thoát.

Hỏi: Từng có vô nghi ý giải thoát không tương ưng với vô sinh trí chăng?

Đáp: Có. Là tận trí của A-la-hán nơi pháp vô nghi có tâm tương ưng với đẳng kiến vô học đạt giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát.

Hỏi: Thế nào là minh học?

Đáp: Là tuệ học.

Hỏi: Thế nào là trí học?

Đáp: Là tám trí học.

Hỏi: Thế nào là minh vô học?

Đáp: Là tuệ vô học.

Hỏi: Thế nào là trí vô học?

Đáp: Là tám trí vô học.

Hỏi: Lúc tu hành pháp (Hiện quán đế), đầu tiên đạt được những gì? Là tin Phật, Pháp, Tăng chăng?

Đáp: Lúc tu hành pháp khổ, tu hành pháp tập, tu hành pháp tận, tu hành pháp đạo là Phật, Pháp, Tăng.

Hỏi: Người Tu-đà-hoàn đối với bốn điên đảo, có bao nhiêu thứ đã diệt, bao nhiêu thứ chưa diệt?

Đáp: Tất cả đã diệt.

Hỏi: Người Tu-đà-hoàn đối với ba Tam muội nầy đã thành tựu, có bao nhiêu thứ là quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Vị lai đều thành tựu. Quá khứ đã diệt không mất tức thành tựu. Hiện tại nếu hiện ở trước tức thành tựu.

Hỏi: Nếu là đạo quá khứ, tất cả đạo ấy đã tu, đã dựa vào chăng?

Đáp: Như thế. Nếu là đạo quá khứ, tất cả đạo ấy đã tu, đã dựa vào (đã dứt).

Hỏi: Từng có đạo đã tu, đã dựa vào, đạo ấy không phải là quá khứ chăng?

Đáp: Có. Là đạo vị lai đã tu, đã dựa vào.

Hỏi: Nếu là đạo vị lai, tất cả đạo ấy không đã tu, không đã dựa vào chăng?

Đáp: Hoặc có đạo vị lai, đạo ấy không phải không đã tu, không phải không đã dựa vào.

Thế nào là đạo vị lai, đạo ấy không phải không đã tu, không phải không đã dựa vào? Là đạo vị lai đã tu, đã dựa vào. Đây là đạo vị lai, đạo ấy không phải không đã tu, không phải không đã dựa vào.

Thế nào là đạo không đã tu, không đã dựa vào, đạo ấy không phải là vị lai? Là đạo chưa từng được hiện ở trước. Đây là đạo không đã tu, không đã dựa vào, đạo ấy không phải là vị lai.

Thế nào là đạo vị lai, đạo ấy không đã tu, không đã dựa vào? Là đạo vị lai không đã tu, không đã dựa vào. Đây là đạo vị lai, đạo ấy không đã tu, không đã dựa vào.

Thế nào là đạo không phải vị lai, đạo ấy không phải không đã tu, không phải không đã dựa vào? Là đạo quá khứ vốn đã được hiện tiền. Đây là đạo không phải vị lai, đạo ấy không phải không đã tu, không phải không đã dựa vào.

Hỏi: Nếu là đạo hiện tại, tất cả đạo ấy đều đang tu chăng?

Nếu như đạo đang tu, tất cả đạo ấy đều thuộc hiện tại chăng?

Đáp: Như thế. Nếu đạo hiện ở trước, tất cả đạo ấy đều đang tu.

Hỏi: Từng có đạo đang tu, đạo ấy không hiện ở trước chăng?

Đáp: Có. Như đạo vốn chưa được hiện ở trước, chỗ tu ở vị lai là chủng loại của đạo kia.

HẾT – QUYỂN 10