LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 9

Kiền độ thứ 3: TRÍ

* Tụng nêu tổng quát:

Tám thứ có năm xứ

Trí biết tâm người khác

Nếu hay tu hành trí

Tương ưng ở sau cùng.

***

Phẩm 1: BÀN VỀ TÁM ĐẠO

* Tụng nêu chung:

Tám mười trí chủng

Trạch pháp luôn trước

Các giác tương ưng

Đời kiến vô lậu.

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Học kiến tích thành tựu tám chi học. A-la-hán lậu dứt hết thành tựu mười chi vô học”. Học kiến tích thành tựu tám chi học: Có bao nhiêu thứ là quá khứ, vị lai, hiện tại? A-la-hán lậu dứt hết thành tựu mười chi vô học: Có bao nhiêu thứ là quá khứ, vị lai, hiện tại?

Thế nào là kiến? Thế nào là trí? Thế nào là tuệ?

Các kiến là trí chăng? Nếu là trí là kiến chăng? Các kiến là tuệ chăng? Nếu là tuệ là kiến chăng? Các trí là tuệ chăng? Nếu là tuệ là trí chăng?

Kiến gồm thâu trí hay trí gồm thâu kiến? Kiến gồm thâu tuệ hay tuệ gồm thâu kiến? Trí gồm thâu tuệ hay tuệ gồm thâu trí?

Nếu thành tựu kiến là thành tựu trí chăng? Nếu như thành tựu trí là thành tựu kiến chăng? Nếu thành tựu kiến là thành tựu tuệ chăng? Nếu như thành tựu tuệ là thành tựu kiến chăng? Nếu thành tựu trí là thành tựu tuệ chăng? Nếu như thành tựu tuệ là thành tựu trí chăng?

Nếu kiến đã diệt hoàn toàn (đã đoạn, đã nhận biết khắp) là trí chăng? Nếu như trí đã diệt hoàn toàn là kiến chăng? Nếu kiến đã diệt hoàn toàn là tuệ chăng? Nếu như tuệ đã diệt hoàn toàn là kiến chăng? Nếu trí đã diệt hoàn toàn là tuệ chăng? Nếu như tuệ đã diệt hoàn toàn là trí chăng?

Các đẳng kiến (chánh kiến) là giác ý trạch pháp chăng? Nếu là giác ý trạch pháp là đẳng kiến chăng? Các đẳng trí (chánh trí) là giác ý trạch pháp chăng? Nếu là giác ý trạch pháp là đẳng trí chăng?

Khi giác ý niệm hiện tiền: Có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng (đạo chi) hiện ở trước? Khi các giác ý: Tinh tấn, Hỷ, Ỷ (Khinh an), Định, Hộ (Xả), cùng các đạo chủng: Đẳng kiến, Đẳng chí, Đẳng ngữ, Đẳng nghiệp, Đẳng mạng, Đẳng phương tiện, Đẳng niệm, Đẳng định (tám chánh đạo: chánh kiến v.v…) hiện tiền: Có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước?

Các pháp tương ưng với giác ý niệm, pháp đó tương ưng với giác ý trạch pháp chăng? Nếu như các pháp tương ưng với giác ý trạch pháp, pháp đó tương ưng với giác ý niệm chăng? Các pháp tương ưng với giác ý niệm, pháp đó tương ưng với giác ý Tinh tấn, Hỷ, Ỷ (Khinh an), Định, Hộ (Xả), Đẳng kiến, Đẳng chí, Đẳng phương tiện, Đẳng niệm, Đẳng định chăng? Nếu như các pháp tương ưng với giác ý Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Hộ, Đẳng kiến, Đẳng chí, Đẳng phương tiện, Đẳng niệm, Đẳng định, pháp đó tương ưng với giác ý niệm chăng? Cho đến các pháp tương ưng với đẳng niệm, pháp đó tương ưng với đẳng định chăng? Nếu như các pháp tương ưng với đẳng định, pháp đó tương ưng với đẳng niệm chăng?

Thế nào là đẳng kiến (chánh kiến) thế tục? Thế nào là đẳng trí thế tục? Các đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục chăng? Nếu là đẳng trí thế tục là đẳng kiến thế tục chăng? Đẳng kiến thế tục gồm thâu đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục gồm thâu đẳng kiến thế tục? Nếu thành tựu đẳng kiến thế tục là thành tựu đẳng trí thế tục chăng? Nếu như thành tựu đẳng trí thế tục là thành tựu đẳng kiến thế tục chăng? Nếu đẳng kiến thế tục đã diệt hoàn toàn (đã đoạn, đã nhận biết khắp) là đẳng trí thế tục chăng? Nếu như đẳng trí thế tục đã diệt hoàn toàn là đẳng kiến thế tục chăng?

Thế nào là đẳng kiến vô lậu? Thế nào là đẳng trí vô lậu? Các đẳng kiến vô lậu là đẳng trí vô lậu chăng? Nếu là đẳng trí vô lậu là đẳng kiến vô lậu chăng? Đẳng kiến vô lậu gồm thâu đẳng trí vô lậu, hay đẳng trí vô lậu gồm thâu đẳng kiến vô lậu? Nếu thành tựu đẳng kiến vô lậu là thành tựu đẳng trí vô lậu chăng? Nếu như thành tựu đẳng trí vô lậu là thành tựu đẳng kiến vô lậu chăng?

Về các nghĩa trên, chương nầy xin diễn nói đầy đủ.

*

Lại như Đức Thế Tôn nói: “Học kiến tích thành tựu tám chi học. A-la-hán lậu dứt hết thành tựu mười chi vô học”.

Hỏi: Học kiến tích thành tựu tám chi học: Có bao nhiêu thứ là quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác có quán, học kiến đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai tám, hiện tại tám, học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào Tam muội có giác có quán, học kiến hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai tám, hiện tại tám, học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào Tam muội không giác không quán, học kiến hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai tám, hiện tại bảy (không có đẳng chí: chánh tư duy), học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, học kiến hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai tám, hiện tại bốn (trừ đẳng chí, đẳng ngữ, đẳng nghiệp, đẳng mạng), học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập Tam muội diệt tận, hoặc tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai tám, hiện tại không có.

Nếu dựa vào Tam muội không giác không quán, học kiến đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai tám, hiện tại bảy, học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào Tam muội không giác không quán, học kiến hiện ở trước, quá khứ bảy, vị lai tám, hiện tại bảy, học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào định vô sắc, học kiến hiện ở trước, quá khứ bảy, vị lai tám, hiện tại bốn, học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ bảy, vị lai tám, hiện tại không có, học kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu lại dựa vào Tam muội có giác có quán, học kiến hiện ở trước, quá khứ bảy, vị lai tám, hiện tại tám.

Nếu dựa vào định vô sắc, học kiến tích đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai tám, hiện tại bốn, học kiến kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào định vô sắc, học kiến hiện ở trước, quá khứ bốn, vị lai tám, hiện tại bốn, học kiến kia diệt rồi không mất.

Lại nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước, quákhứ bốn, vị lai tám, hiện tại không có, học kiến kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội có giác có quán, học kiến hiện ở trước, quá khứ bốn, vị lai tám, hiện tại tám, học kiến kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội không giác không quán, học kiến hiện ở trước, quá khứ bốn, vị lai tám, hiện tại bảy.

Hỏi: A-la-hán lậu dứt hết thành tựu mười chi vô học: Có bao nhiêu thứ là quá khứ, vị lai, hiện tại?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác có quán, trí vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai mười, hiện tại chín (không có đẳng kiến), trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội có giác có quán, trí vô học hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại chín, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào Tam muội không giác không quán, trí vô học hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại tám (không có đẳng chí, đẳng kiến), trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, trí vô học hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại năm, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại không có, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào Tam muội có giác có quán, trí – kiến vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại chín, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội có giác có quán, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ mười, vị lai mười, hiện tại chín, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội không giác không quán, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ mười, vị lai mười, hiện tại tám, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào định vô sắc, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ mười, vị lai mười, hiện tại năm, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Lại nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ mười, vị lai mười, hiện tại không có.

Nếu dựa vào Tam muội không giác không quán, trí vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai mười, hiện tại tám, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội không giác không quán, trí vô học hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai mười, hiện tại tám, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào định vô sắc, trí vô học hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai mười, hiện tại năm, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai mười, hiện tại không có, tâm kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội có giác có quán, trí vô học hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai mười, hiện tại chín, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội không giác không quán, trí vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ tám, vị lai mười, hiện tại tám, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội không giác không quán, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại tám, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào định vô sắc, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại năm, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Lại nhập Tam muội diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại không có, tâm kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội có giác có quán, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ chín, vị lai mười, hiện tại chín, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Nếu dựa vào định vô sắc, trí vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ không có, vị lai mười, hiện tại năm, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào định vô sắc, trí vô học hiện ở trước, quá khứ năm, vị lai mười, hiện tại năm, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Nếu nhập định diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ năm, vị lai mười, hiện tại không có, tâm kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội có giác có quán, trí vô học hiện ở trước, quá khứ năm, vị lai mười, hiện tại chín, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội không giác không quán, trí vô học hiện ở trước, quá khứ năm, vị lai mười, hiện tại tám, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào định vô sắc, trí vô học đầu tiên hiện ở trước, quá khứ năm, vị lai mười, hiện tại năm, trí vô học kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào định vô sắc, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ sáu, vị lai mười, hiện tại năm, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Lại nếu nhập Tam muội diệt tận, tâm thế tục hiện ở trước, quá khứ sáu, vị lai mười, hiện tại không có, tâm kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội có giác có quán, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ sáu, vị lai mười, hiện tại chín, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Lại dựa vào Tam muội không giác không quán, hoặc trí, hoặc kiến vô học hiện ở trước, quá khứ sáu, vị lai mười, hiện tại tám, trí – kiến kia diệt rồi không mất.

Hỏi: Thế nào là kiến?

Đáp: Là năm kiến của nhãn căn, đẳng kiến (chánh kiến) thế tục, kiến học, kiến vô học.

Hỏi: Thế nào là trí?

Đáp: Là trừ nhẫn đã tu, các ý thức thân khác tương ưng với trí và năm thức thân tương ưng với trí, với tận trí, vô sinh trí.

Hỏi: Thế nào là tuệ?

Đáp: Là ý thức thân tương ưng với tuệ và năm thức thân tương ưng với tuệ, với tận trí vô sinh trí.

Hỏi: Các kiến là trí chăng?

Đáp: Hoặc có kiến không phải là trí.

Thế nào là kiến không phải là trí? Là nhãn căn và nhẫn đã tu tập (nhân vô lậu). Đây là kiến không phải là trí.

Thế nào là trí không phải là kiến? Là trừ năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại là các ý thức thân khác tương ưng với tuệ hữu lậu và năm thức thân tương ưng với tuệ, với tận trí, vô sinh trí. Đây là trí không phải là kiến.

Thế nào là kiến cũng là trí? Là trừ nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu) và tận trí, vô sinh trí, là các tuệ vô lậu còn lại, năm kiến, đẳng kiến thế tục. Đây là kiến cũng là trí.

Thế nào là không phải trí cũng không phải là kiến? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Các kiến là tuệ chăng?

Đáp: Hoặc có kiến không phải là tuệ.

Thế nào là kiến không phải là tuệ? Là nhãn căn. Đây là kiến không phải là tuệ.

Thế nào là tuệ không phải là kiến? Là trừ năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu và năm thức thân tương ưng với tuệ, với tận trí, vô sinh trí. Đây là tuệ không phải là kiến.

Thế nào là kiến cũng là tuệ? Là trừ tận trí, vô sinh trí, còn lại là các tuệ vô lậu, năm kiến và đẳng kiến thế tục. Đây là kiến cũng là tuệ.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải là tuệ? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Các trí là tuệ chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Từng có tuệ không phải là trí chăng?

Đáp: Có. Là nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu).

Hỏi: Kiến gồm thâu trí hay trí gồm thâu kiến?

Đáp: Hoặc có kiến không gồm thâu trí.

Thế nào là kiến không gồm thâu trí? Là nhãn căn và nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu). Đây là kiến không gồm thâu trí.

Thế nào là trí không gồm thâu kiến? Là trừ năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu và năm thức thân tương ưng với tuệ, với tận trí, vô sinh trí. Đây là trí không gồm thâu kiến.

Thế nào là trí, kiến cùng gồm thâu? Là trừ nhẫn đã tu tập và tận trí, vô sinh trí, còn lại là các tuệ vô lậu, năm kiến và đẳng kiến thế tục. Đây là trí, kiến cùng gồm thâu.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải trí gồm thâu? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Kiến gồm thâu tuệ hay tuệ gồm thâu kiến?

Đáp: Hoặc có kiến không gồm thâu tuệ.

Thế nào là kiến không gồm thâu tuệ? Là nhãn căn. Đây là kiến không gồm thâu tuệ.

Thế nào là tuệ không gồm thâu kiến? Là trừ năm kiến và đẳng kiến thế tục, còn lại là các ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu và năm thức thân tương ưng với tuệ, với tận trí, vô sinh trí. Đây là tuệ không gồm thâu kiến.

Thế nào là kiến, tuệ cùng gồm thâu? Là trừ tận trí, vô sinh trí, còn lại là các tuệ vô lậu, năm kiến cùng đẳng kiến thế tục. Đây là kiến, tuệ cùng gồm thâu.

Thế nào là không phải kiến cũng không phải tuệ gồm thâu? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Trí gồm thâu tuệ hay tuệ gồm thâu trí?

Đáp: Tuệ gồm thâu trí, không phải trí gồm thâu tuệ. Những gì là không gồm thâu? Là nhẫn đã tu tập (Nhẫn vô lậu).

Thành tựu với diệt (đã đoạn đã nhận biết khắp) cũng lại như vậy.

Lý nhất định gồm thâu thành tựu, diệt.

Hỏi: Các đẳng kiến (chánh kiến) là giác ý trạch pháp chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng kiến không phải là giác ý trạch pháp.

Thế nào là đẳng kiến không phải là giác ý trạch pháp? Là đẳng kiến thế tục. Đây là đẳng kiến không phải là giác ý trạch pháp.

Thế nào là giác ý trạch pháp không phải là đẳng kiến? Là tận trí, vô sinh trí. Đây là giác ý trạch pháp không phải là đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến cũng là giác ý trạch pháp? Là trừ tận trí, vô sinh trí, còn lại là các tuệ vô lậu. Đây là đẳng kiến cũng là giác ý trạch pháp.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải là giác ý trạch pháp? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Các đẳng trí (chánh trí) là giác ý trạch pháp chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng trí không phải là giác ý trạch pháp.

Thế nào là đẳng trí không phải là giác ý trạch pháp? Là đẳng trí thế tục. Đây là đẳng trí không phải là giác ý trạch pháp.

Thế nào là giác ý trạch pháp không phải là đẳng trí? Là nhẫn đã tu tập (Nhẫn vô lậu). Đây là giác ý trạch pháp không phải là đẳng trí.

Thế nào là đẳng trí cũng là giác ý trạch pháp? Là trừ nhẫn đã tu tập, còn lại là các tuệ vô lậu. Đây là đẳng trí cũng là giác ý trạch pháp.

Thế nào là không phải đẳng trí cũng không phải là giác ý trạch pháp? Là trừ các sự việc nêu trên.

Hỏi: Khi giác ý niệm hiện tiền: Có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng (đạo chi) hiện ở trước?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội có giác có quán ở vị lai, khi giác ý niệm hiện tiền, hữu học có sáu giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước, vô học có sáu giác ý và chín đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào thiền thứ nhất, khi giác ý niệm hiện tiền, hữu học có bảy giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước, vô học có bảy giác ý và chín đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào thiền trung gian, khi giác ý niệm hiện tiền, hữu học có sáu giác ý và bảy đạo chủng hướng tới, vô học có sáu giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào hai thiền, khi giác ý niệm hiện tiền, hữu học có bảy giác ý và bảy đạo chủng hiện ở trước, vô học có bảy giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào ba thiền, bốn thiền, khi giác ý niệm hiện tiền, hữu học có sáu giác ý và bảy đạo chủng hiện ở trước, vô học có sáu giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào định vô sắc, khi giác ý niệm hiện tiền, hữu học có sáu giác ý và bốn đạo chủng hiện ở trước, vô học có sáu giác ý và năm đạo chủng hiện ở trước.

Các giác ý: Tinh tấn, Ỷ (Khinh an), Định, Hộ (Xả), các đạo chủng: Đẳng kiến (chánh kiến), Đẳng phương tiện (chánh tinh tấn), Đẳng niệm, Đẳng định cũng lại như vậy.

Hỏi: Khi giác ý hỷ hiện tiền: Có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước?

Đáp: Nếu dựa vào thiền thứ nhất, khi giác ý hỷ hiện tiền, hữu học có bảy giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước, vô học có bảy giác ý và chín đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào thiền thứ hai, khi giác ý hỷ hiện tiền, hữu học có bảy giác ý và bảy đạo chủng hiện ở trước, vô học có bảy giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước.

Hỏi: Khi đẳng chí hiện tiền: Có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội vị lai có giác có quán, khi đẳng chí hiện tiền, hữu học có sáu giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước, vô học có sáu giác ý và chín đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào thiền thứ nhất, khi đẳng chí hiện tiền, hữu học có bảy giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước, vô học có bảy giác ý và chín đạo chủng hiện ở trước.

Hỏi: Khi đẳng ngữ hiện tiền: Có bao nhiêu giác ý, bao nhiêu đạo chủng hiện ở trước?

Đáp: Nếu dựa vào Tam muội vị lai có giác có quán, khi đẳng ngữ hiện tiền, hữu học có sáu giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước, vô học có sáu giác ý và chín đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào thiền thứ nhất, khi đẳng ngữ hiện tiền, hữu học có bảy giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước, vô học có bảy giác ý và chín đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào thiền trung gian, khi đẳng ngữ hiện tiền, hữu học có sáu giác ý và bảy đạo chủng hướng tới, vô học có sáu giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào hai thiền, khi đẳng ngữ hiện tiền, hữu học có bảy giác ý và bảy đạo chủng hiện ở trước, vô học có bảy giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước.

Nếu dựa vào ba thiền, bốn thiền, khi đẳng ngữ hiện tiền, hữu học có sáu giác ý và bảy đạo chủng hiện ở trước, vô học có sáu giác ý và tám đạo chủng hiện ở trước.

Đẳng nghiệp, đẳng mạng cũng lại như thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý niệm, pháp đó tương ưng với giác ý trạch pháp chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý niệm không phải là giác ý trạch pháp.

Thế nào là giác ý niệm không phải là giác ý trạch pháp? Là giác ý trạch pháp. Đây là giác ý niệm không phải là giác ý trạch pháp.

Thế nào là giác ý trạch pháp không phải là giác ý niệm? Là giác ý niệm. Đây là giác ý trạch pháp không phải là giác ý niệm.

Thế nào là giác ý niệm cũng là giác ý trạch pháp? Là trừ giác ý trạch pháp, còn lại là các pháp tương ưng với giác ý niệm. Đây là giác ý niệm cũng là giác ý trạch pháp.

Thế nào là không phải giác ý niệm cũng không phải là giác ý trạch pháp? Là các tâm tâm pháp khác, sắc, vô vi, tâm bất tương hành. Đây là không phải giác ý niệm cũng không phải là giác ý trạch pháp.

Giác ý tinh tấn, ỷ (khinh an), định, hộ (xả), đẳng phương tiện, đẳng định cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý niệm, pháp đó tương ưng với giác ý hỷ chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý niệm không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý niệm không phải là giác ý hỷ? Là giác ý hỷ và giác ý hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý niệm. Đây là giác ý niệm không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý hỷ không phải là giác ý niệm? Là giác ý hỷ tương ưng với giác ý niệm. Đây là giác ý hỷ không phải là giác ý niệm.

Thế nào là giác ý niệm cũng là giác ý hỷ? Là trừ giác ý niệm, còn lại là các pháp tương ưng với giác ý hỷ. Đây là giác ý niệm cũng là giác ý hỷ.

Thế nào là không phải giác ý niệm cũng không phải là giác ý hỷ? Là giác ý hỷ không tương ưng với giác ý niệm, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý niệm cũng không phải là giác ý hỷ.

Đẳng kiến, đẳng chí cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý niệm, pháp đó tương ưng với đẳng niệm chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu như các pháp tương ưng với đẳng niệm, pháp đó tương ưng với giác ý niệm chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý trạch pháp, pháp đó tương ưng với giác ý tinh tấn chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý trạch pháp không phải là giác ý tinh tấn.

Thế nào là giác ý trạch pháp không phải là giác ý tinh tấn? Là giác ý tinh tấn. Đây là giác ý trạch pháp không phải là giác ý tinh tấn.

Thế nào là giác ý tinh tấn không phải là giác ý trạch pháp? Là giác ý trạch pháp. Đây là giác ý tinh tấn không phải là giác ý trạch pháp.

Thế nào là giác ý trạch pháp cũng là giác ý tinh tấn? Là trừ giác ý tinh tấn, còn lại là các pháp tương ưng của giác ý trạch pháp. Đây là giác ý trạch pháp cũng là giác ý tinh tấn.

Thế nào là không phải giác ý trạch pháp cũng không phải là giác ý tinh tấn? Là các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý trạch pháp cũng không phải là giác ý tinh tấn.

Giác ý ỷ (Khinh an), định, hộ, đẳng phương tiện, đẳng định, đẳng niệm cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý trạch pháp, pháp đó tương ưng với giác ý hỷ chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý trạch pháp không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý trạch pháp không phải là giác ý hỷ? Là giác ý hỷ và giác ý hỷ không tưng ưng với pháp tương ưng của giác ý trạch pháp. Đây là giác ý trạch pháp không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý hỷ không phải là giác ý trạch pháp? Là giác ý hỷ tương ưng với giác ý trạch pháp. Đây là giác ý hỷ không phải là giác ý trạch pháp.

Thế nào là giác ý trạch pháp cũng là giác ý hỷ? Là trừ giác ý trạch pháp, còn lại là các pháp tương ưng của giác ý hỷ. Đây là giác ý trạch pháp cũng là giác ý hỷ.

Thế nào là không phải giác ý trạch pháp cũng không phải là giác ý hỷ? Là giác ý hỷ không tương ưng với giác ý trạch pháp cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý trạch pháp cũng không phải là giác ý hỷ.

Đẳng chí cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý trạch pháp, pháp đó tương ưng với đẳng kiến chăng?

Đáp: Đúng thế. Các pháp tương ưng với đẳng kiến, pháp đó tương ưng với giác ý trạch pháp.

Hỏi: Từng có pháp tương ưng với giác ý trạch pháp, không tương ưng với đẳng kiến chăng?

Đáp: Có. Là đẳng kiến không gồm thâu giác ý trạch pháp.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý tinh tấn, pháp đó tương ưng với giác ý hỷ chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý tinh tấn không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý tinh tấn không phải là giác ý hỷ? Là giác ý hỷ và giác ý hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý tinh tấn. Đây là giác ý tinh tấn không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý hỷ không phải là giác ý tinh tấn? Là giác ý hỷ tương ưng với giác ý tinh tấn. Đây là giác ý hỷ không phải là giác ý tinh tấn.

Thế nào là giác ý tinh tấn cũng là giác ý hỷ? Là trừ giác ý tinh tấn, còn lại là các pháp tương ưng với giác ý hỷ. Đây là giác ý tinh tấn cũng là giác ý hỷ.

Thế nào là không phải giác ý tinh tấn cũng không phải là giác ý hỷ? Là giác ý hỷ không tương ưng với giác ý tinh tấn cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý tinh tấn cũng không phải là giác ý hỷ.

Đẳng kiến, đẳng chí cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng của giác ý tinh tấn, pháp đó tương ưng với giác ý ỷ (khinh an) chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý tinh tấn không phải là giác ý khinh an.

Thế nào là giác ý tinh tấn không phải là giác ý khinh an? Là giác ý ỷ. Đây là giác ý tinh tấn không phải là giác ý khinh an.

Thế nào là giác ý khinh an không phải là giác ý tinh tấn? Là giác ý tinh tấn. Đây là giác ý khinh an không phải là giác ý tinh tấn.

Thế nào là giác ý tinh tấn cũng là giác ý khinh an? Là trừ giác ý khinh an, còn lại là các pháp tương ưng với giác ý tinh tấn. Đây là giác ý tinh tấn cũng là giác ý khinh an.

Thế nào là không phải giác ý tinh tấn cũng không phải là giác ý khinh an? Là các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý tinh tấn cũng không phải là giác ý khinh an.

Giác ý định, hộ, đẳng niệm, đẳng định cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý tinh tấn, pháp đó tương ưng với đẳng phương tiện (chánh tinh tấn) chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu như các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, pháp đó tương ưng với giác ý tinh tấn chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý hỷ, pháp đó tương ưng với giác ý ỷ (khinh an) chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý hỷ không phải là giác ý khinh an.

Thế nào là giác ý hỷ không phải là giác ý khinh an? Là giác ý hỷ tương ưng với giác ý khinh an. Đây là giác ý hỷ không phải là giác ý khinh an.

Thế nào là giác ý khinh an không phải là giác ý hỷ? Là giác ý hỷ và giác ý hỷ không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý khinh an. Đây là giác ý khinh an không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý hỷ cũng là giác ý khinh an? Là trừ giác ý khinh an, còn lại là các pháp tương ưng với giác ý hỷ. Đây là giác ý hỷ cũng là giác ý khinh an.

Thế nào là không phải giác ý hỷ cũng không phải là giác ý khinh an? Là giác ý hỷ không tương ưng với giác ý khinh an, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý hỷ cũng không phải là giác ý khinh an.

Giác ý định, hộ, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý hỷ, pháp đó tương ưng với đẳng kiến (chánh kiến) chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý hỷ không phải là đẳng kiến.

Thế nào là giác ý hỷ không phải là đẳng kiến? Là giác ý hỷ tương ưng với đẳng kiến, các đẳng kiến khác không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý hỷ. Đây là giác ý hỷ không phải là đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến không phải là giác ý hỷ? Là đẳng kiến tương ưng với giác ý hỷ, các giác ý hỷ khác không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến. Đây là đẳng kiến không phải là giác ý hỷ.

Thế nào là giác ý hỷ cũng là đẳng kiến? Là trừ giác ý hỷ tương ưng với đẳng kiến, còn lại là các giác ý hỷ tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến. Đây là giác ý hỷ cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải giác ý hỷ cũng không phải là đẳng kiến? Là giác ý hỷ không tương ưng với đẳng kiến, đẳng kiến không tương ưng với giác ý hỷ, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý hỷ cũng không phải là đẳng kiến.

Đẳng chí cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý ỷ (khinh an), pháp đó tương ưng với giác ý định chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý khinh an không phải là giác ý định.

Thế nào là giác ý khinh an không phải là giác ý định? Là giác ý định. Đây là giác ý khinh an không phải là giác ý định.

Thế nào là giác ý định không phải là giác ý khinh an? Là giác ý khinh an. Đây là giác ý định không phải là giác ý khinh an.

Thế nào là giác ý khinh an cũng là giác ý định? Là trừ giác ý định, còn lại là các pháp tương ưng với giác ý khinh an. Đây là giác ý khinh an cũng là giác ý định.

Thế nào là không phải giác ý khinh an cũng không phải là giác ý định? Là các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý khinh an cũng không phải là giác ý định.

Giác ý hộ, đẳng phương tiện, đẳng niệm, đẳng định cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng của giác ý khinh an, pháp đó tương ưng với đẳng kiến chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý khinh an không phải là đẳng kiến.

Thế nào là giác ý khinh an không phải là đẳng kiến? Là đẳng kiến và đẳng kiến không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý khinh an. Đây là giác ý khinh an không phải là đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến không phải là giác ý khinh an? Là đẳng kiến tương ưng với giác ý khinh an. Đây là đẳng kiến không phải là giác ý khinh an.

Thế nào là giác ý khinh an cũng là đẳng kiến? Là trừ giác ý khinh an, còn lại là các pháp tương ưng với đẳng kiến. Đây là giác ý khinh an cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải giác ý khinh an cũng không phải là đẳng kiến? Là đẳng kiến không tương ưng với giác ý khinh an, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý khinh an cũng không phải là đẳng kiến.

Đẳng chí cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý định, pháp đó tương ưng với giác ý hộ (xả) chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý định không phải là giác ý hộ.

Thế nào là giác ý định không phải là giác ý hộ? Là giác ý hộ. Đây là giác ý định không phải là giác ý hộ.

Thế nào là giác ý hộ không phải là giác ý định? Là giác ý định. Đây là giác ý hộ không phải là giác ý định.

Thế nào là giác ý định cũng là giác ý hộ? Là trừ giác ý hộ, còn lại là các pháp tương ưng với giác ý định. Đây là giác ý định cũng là giác ý hộ.

Thế nào là không phải giác ý định cũng không phải là giác ý hộ? Là các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đây là không phải giác ý định cũng không phải là giác ý hộ.

Đẳng phương tiện, đẳng niệm cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý định, pháp đó tương ưng với đẳng kiến chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý định không phải là đẳng kiến.

Thế nào là giác ý định không phải là đẳng kiến? Là đẳng kiến và đẳng kiến không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý định. Đây là giác ý định không phải là đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến không phải là giác ý định? Là đẳng kiến tương ưng với giác ý định. Đây là đẳng kiến không phải là giác ý định

Thế nào là giác ý định cũng là đẳng kiến? Là trừ giác ý định, còn lại là các pháp tương ưng với đẳng kiến. Đây là giác ý định cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải giác ý định cũng không phải là đẳng kiến? Là đẳng kiến không tương ưng với giác ý định, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý định cũng không phải là đẳng kiến.

Đẳng chí cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý định, pháp đó tương ưng với đẳng định chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Nếu như các pháp tương ưng với đẳng định, pháp đó tương ưng với giác ý định chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý hộ (xả), pháp đó tương ưng với đẳng kiến chăng?

Đáp: Hoặc có giác ý hộ không phải là đẳng kiến.

Thế nào là giác ý hộ không phải là đẳng kiến? Là đẳng kiến và đẳng kiến không tương ưng với pháp tương ưng của giác ý hộ. Đây là giác ý hộ không phải là đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến không phải là giác ý hộ? Là đẳng kiến tương ưng với giác ý hộ. Đây là đẳng kiến không phải là giác ý hộ.

Thế nào là giác ý hộ cũng là đẳng kiến? Là trừ giác ý hộ, còn lại là các pháp tương ưng với đẳng kiến. Đây là giác ý hộ cũng là đẳng kiến.

Thế nào là không phải giác ý hộ cũng không phải là đẳng kiến? Là đẳng kiến không tương ưng với giác ý hộ, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý hộ cũng không phải là đẳng kiến.

Đẳng chí cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với giác ý hộ, pháp đó tương ưng với đẳng phương tiện?

Đáp: Hoặc có giác ý hộ không phải là đẳng phương tiện.

Thế nào là giác ý hộ không phải là đẳng phương tiện? Là đẳng phương tiện. Đây là giác ý hộ không phải là đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện không phải là giác ý hộ? Là giác ý hộ. Đây là đẳng phương tiện không phải là giác ý hộ.

Thế nào là giác ý hộ cũng là đẳng phương tiện? Là trừ đẳng phương tiện, còn lại là các pháp tương ưng với giác ý hộ. Đây là giác ý hộ cũng là đẳng phương tiện.

Thế nào là không phải giác ý hộ cũng không phải là đẳng phương tiện? Là các tâm tâm pháp khác, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải giác ý hộ cũng không phải là đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định, đẳng chí cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến, pháp đó tương ưng với đẳng chí chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng kiến không phải là đẳng chí.

Thế nào là đẳng kiến không phải là đẳng chí? Là đẳng kiến tương ưng với đẳng chí và đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng kiến. Đây là đẳng kiến không phải là đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí không phải là đẳng kiến? Là đẳng chí tương ưng với đẳng kiến và đẳng kiến không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng chí. Đây là đẳng chí không phải là đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến cũng là đẳng chí? Là trừ đẳng kiến tương ưng với đẳng chí, còn lại là các pháp tương ưng của đẳng chí và đẳng kiến. Đây là đẳng kiến cũng là đẳng chí.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải là đẳng chí? Là đẳng kiến không tương ưng với đẳng chí, đẳng chí không tương ưng với đẳng kiến, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải đẳng kiến cũng không phải là đẳng chí.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng kiến, pháp đó tương ưng với đẳng phương tiện chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng kiến không phải là đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng kiến không phải là đẳng phương tiện? Là đẳng kiến tương ưng với đẳng phương tiện. Đây là đẳng kiến không phải là đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện không phải là đẳng kiến? Là đẳng kiến và đẳng kiến không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện. Đây là đẳng phương tiện không phải là đẳng kiến.

Thế nào là đẳng kiến cũng là đẳng phương tiện? Là trừ đẳng phương tiện, còn lại là các pháp tương ưng của đẳng kiến. Đây là đẳng kiến cũng là đẳng phương tiện.

Thế nào là không phải đẳng kiến cũng không phải là đẳng phương tiện? Là đẳng kiến không tương ưng với đẳng phương tiện, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải đẳng kiến cũng không phải là đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định cũng như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng chí, pháp đó tương ưng với đẳng phương tiện chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng chí không phải là đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng chí không phải là đẳng phương tiện? Là đẳng chí tương ưng với đẳng phương tiện. Đây là đẳng chí không phải là đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện không phải là đẳng chí? Là đẳng chí và đẳng chí không tương ưng với pháp tương ưng của đẳng phương tiện. Đây là đẳng phương tiện không phải là đẳng chí.

Thế nào là đẳng chí cũng là đẳng phương tiện? Là trừ đẳng phương tiện, còn lại là các pháp tương ưng với đẳng chí. Đây là đẳng chí cũng là đẳng phương tiện.

Thế nào là không phải đẳng chí cũng không phải là đẳng phương tiện? Là đẳng chí không tương ưng với đẳng phương tiện, cùng các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải đẳng chí cũng không phải là đẳng phương tiện.

Đẳng niệm, đẳng định cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng phương tiện, pháp đó tương ưng với đẳng niệm chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng phương tiện không phải là đẳng niệm.

Thế nào là đẳng phương tiện không phải là đẳng niệm? Là đẳng niệm. Đây là đẳng phương tiện không phải là đẳng niệm.

Thế nào là đẳng niệm không phải là đẳng phương tiện? Là đẳng phương tiện. Đây là đẳng niệm không phải là đẳng phương tiện.

Thế nào là đẳng phương tiện cũng là đẳng niệm? Là trừ đẳng niệm, còn lại là các pháp tương ưng với đẳng phương tiện. Đây là đẳng phương tiện cũng là đẳng niệm.

Thế nào là không phải đẳng phương tiện cũng không phải là đẳng niệm? Là các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải đẳng phương tiện cũng không phải là đẳng niệm.

Đẳng định cũng lại như vậy.

Hỏi: Các pháp tương ưng với đẳng niệm, pháp đó tương ưng với đẳng định chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng niệm không phải là đẳng định.

Thế nào là đẳng niệm không phải là đẳng định? Là đẳng định. Đây là đẳng niệm không phải là đẳng định.

Thế nào là đẳng định không phải là đẳng niệm? Là đẳng niệm. Đây là đẳng định không phải là đẳng niệm.

Thế nào là đẳng niệm cũng là đẳng định? Là trừ đẳng định, còn lại là các pháp tương ưng với đẳng niệm. Đây là đẳng niệm cũng là đẳng định.

Thế nào là không phải đẳng niệm cũng không phải là đẳng định? Là các tâm tâm pháp khác, sắc vô vi, tâm bất tương ưng hành. Đây là không phải đẳng niệm cũng không phải là đẳng định.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến (chánh kiến) thế tục?

Đáp: Là ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu thiện.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí thế tục?

Đáp: Là ý thức thân tương ưng với tuệ hữu lậu thiện và năm thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Các đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục chăng? Đáp: Đúng thế. Đẳng kiến thế tục là đẳng trí thế tục.

Hỏi: Từng có đẳng trí thế tục không phải là đẳng kiến thế tục chăng?

Đáp: Có. Là năm thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Hỏi: Đẳng kiến thế tục gồm thâu đẳng trí thế tục, hay đẳng trí thế tục gồm thâu đẳng kiến thế tục?

Đáp: Đẳng trí thế tục gồm thâu đẳng kiến thế tục, không phải đẳng kiến thế tục gồm thâu đẳng trí thế tục. Những gì là không gồm thâu? Là năm thức thân tương ưng với tuệ thiện.

Thành tựu diệt (đã đoạn đã nhận biết khắp) cũng lại như vậy. Lý nhất định gồm thâu thành tựu diệt.

Hỏi: Thế nào là đẳng kiến vô lậu?

Đáp: Là tận trí, vô sinh trí không gồm thâu tuệ vô lậu.

Hỏi: Thế nào là đẳng trí vô lậu?

Đáp: Là trừ nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu), còn lại là các tuệ vô lậu.

Hỏi: Các đẳng kiến vô lậu là đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng kiến vô lậu không phải là đẳng trí vô lậu.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu không phải là đẳng trí vô lậu? Là nhẫn đã tu tập. Đây là đẳng kiến vô lậu không phải là đẳng trí vô lậu.

Thế nào là đẳng trí vô lậu không phải là đẳng kiến vô lậu? Là tận trí, vô sinh trí. Đây là đẳng trí vô lậu không phải là đẳng kiến vô lậu.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu? Là trừ nhẫn đã tu tập, tận trí, vô sinh trí, còn lại là các tuệ vô lậu. Đây là đẳng kiến vô lậu cũng là đẳng trí vô lậu.

Thế nào là không phải đẳng kiến vô lậu cũng không phải là đẳng trí vô lậu? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Đẳng kiến vô lậu gồm thâu đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Hoặc có đẳng kiến vô lậu không gồm thâu đẳng trí vô lậu.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu không gồm thâu đẳng trí vô lậu? Là nhẫn đã tu tập (nhẫn vô lậu).

Thế nào là đẳng trí vô lậu không gồm thâu đẳng kiến vô lậu? Là tận trí, vô sinh trí.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu và đẳng trí vô lậu cùng gồm thâu? Là trừ nhẫn vô lậu, tận trí, vô sinh trí, còn lại là các trí vô lậu khác.

Thế nào là đẳng kiến vô lậu và đẳng trí vô lậu không cùng gồm thâu? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Nếu thành tựu đẳng kiến vô lậu là thành tựu đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Đúng thế. Nếu thành tựu đẳng trí vô lậu cũng là thành tựu đẳng kiến vô lậu.

Hỏi: Từng có thành tựu đẳng kiến vô lậu không phải là đẳng trí vô lậu chăng?

Đáp: Có. Là khổ pháp nhẫn khi hiện ở trước.

Lý nhất định gồm thâu thành tựu.

HẾT – QUYỂN 9