LUẬN A TỲ ĐÀM BÁT KIỀN ĐỘ
Tác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Hán dịch: Đời Phù Tần, Sa môn Tăng Già Đề Ba và Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 6

Kiền độ thứ 2: KIẾT SỬ Phẩm 2: BÀN VỀ NHẤT HÀNH, phần 2

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết giận dữ quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết giận dữ quá khứ, vị lai, hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai, không có quá khứ, hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ, vị lai, không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai, hiện tại, không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ, vị lai, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết giận dữ quá khứ, vị lai, hiện tại? Là pháp nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Đây gọi là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết giận dữ quá khứ, vị lai, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai, không có quá khứ, hiện tại? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết giận dữ chưa dứt hết. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết, không hiện ở trước. Đây gọi là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai, không có quá khứ, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ, vị lai, không có hiện tại? Là trong thân kiết ái, kiết giận dữ trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết giận dữ không hiện ở trước. Đây gọi là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ, vị lai, không có hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai, hiện tại, không có quá khứ? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết giận dữ hiện ở trước. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết. Đây gọi là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ vị lai, hiện tại, không có quá khứ.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ, vị lai, hiện tại chăng? Là trong thân kiết ái, kiết giận dữ trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết giận dữ hiện ở trước. Đây gọi là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết giận dữ quá khứ, vị lai, hiện tại.

Hỏi: Giả như có kiết giận dữ quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Các kiết keo kiệt, ganh tị cũng lại như vậy.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Giả như có kiết kiêu mạn quá khứ trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả như có kiết kiêu mạn vị lai trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Giả như có kiết kiêu mạn hiện tại trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi, hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ, không có kiết kiêu mạn quá khứ, hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ, không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại, không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiêu mạn quá khứ, hiện tại? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn nếu trước đã không khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết, không hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiêu mạn quá khứ, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ, không có hiện tại? Là trong thân kiết ái, kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn không hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ, không có hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại, không có quá khứ? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn hiện ở trước. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại, không có quá khứ.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ, hiện tại? Là trong thân kiết ái, kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ, hiện tại.

Hỏi: Giả như có kiết kiêu mạn quá khứ, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi, hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai thì trói buộc, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Giả như có kiết kiêu mạn vị lai, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi, hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ, vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai thì trói buộc. Quá khứ nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc, nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Giả như có kiết kiêu mạn quá khứ, vị lai trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi, hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiêu mạn quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn vị lai, không có quá khứ, hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn quá khứ, vị lai, không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiêu mạn hiện tại, vị lai, không có quá khứ. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiêu mạn quá khứ, vị lai, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai, không có quá khứ, hiện tại? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn chưa dứt hết. Hoặc trước kia chưa khởi hay có khởi nhưng đã dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn không hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn vị lai, không có quá khứ, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ, vị lai, không có hiện tại? Là trong thân kiết ái, kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn không hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quákhứ, vị lai, không có hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại, vị lai, không có quá khứ? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn hiện ở trước. Nếu trước kia không khởi kiết kiêu mạn hoặc có khởi nhưng đã dứt hết. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn hiện tại, vị lai, không có quá khứ.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ, vị lai, hiện tại? Là trong thân kiết ái, kiết kiêu mạn trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiêu mạn hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiêu mạn quá khứ, vị lai, hiện tại.

Hỏi: Giả như có kiết kiêu mạn quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả như có kiết vô minh quá khứ trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu kiết ái trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả như có kiết vô minh vị lai trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Nếu kiết ái trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Giả như có kiết vô minh hiện tại trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Quá khứ tức trói buộc, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Giả như có kiết vô minh quá khứ, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Vị lai tức trói buộc, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Giả như có kiết vô minh vị lai, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ, vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế.

Hỏi: Giả như có kiết vô minh quá khứ, vị lai trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết vô minh quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Quá khứ, vị lai tức trói buộc, hiện tại nếu hiện ở trước.

Hỏi: Giả như có kiết vô minh quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu không dứt hết.

Hỏi: Giả như có kiết kiến quá khứ trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia kiết ái chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến vị lai trói buộc chăng?

Nếu không dứt hết.

Hỏi: Giả như có kiết kiến vị lai trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia kiết ái chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Nếu hiện ở trước.

Hỏi: Giả như có kiết kiến hiện tại trói buộc thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi kiết kiến chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ, không có kiết kiến quá khứ, hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ, không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ, không có kiết kiến quá khứ, hiện tại? Là trong thân kiết ái trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến đã dứt hết. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ, không có kiết kiến quá khứ, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ, không có hiện tại? Là trong thân kiết ái trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến chưa dứt hết, không hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ, không có hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ, hiện tại? Là trong thân kiết ái trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ và kiết kiến quá khứ, hiện tại.

Hỏi: Giả như có kiết kiến quá khứ, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến vị lai, hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai, không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến vị lai, hiện tại? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến đã dứt hết. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến vị lai, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai, không có hiện tại? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến chưa dứt hết, không hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai, không có hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai, hiện tại? Là trong thân trước kia đã khởi kiết ái chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến vị lai, hiện tại.

Hỏi: Giả như có kiết kiến vị lai, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ, vị lai trói buộc chăng?

Đáp: Nếu không dứt hết.

Hỏi: Giả như có kiết kiến quá khứ, vị lai trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Hỏi: Nếu trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc thì có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ, vị lai, không có hiện tại. Hoặc có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại? Là trong thân kiết ái trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến đã dứt hết. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc, không có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ, vị lai, không có hiện tại? Là trong thân kiết ái trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến chưa dứt hết, không hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ, vị lai, không có hiện tại.

Thế nào là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại? Là trong thân kiết ái trước kia đã khởi chưa dứt hết. Lại trong thân nầy kiết kiến hiện ở trước. Đây là trong thân có kiết ái quá khứ trói buộc và kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại.

Hỏi: Giả như có kiết kiến quá khứ, vị lai, hiện tại trói buộc, thì có kiết ái quá khứ trói buộc chăng?

Đáp: Nếu trước kia kiết ái đã khởi chưa dứt hết thì trói buộc. Nếu trước kia chưa khởi hoặc có khởi nhưng đã dứt hết thì không trói buộc.

Kiết thất nguyện (kiết thủ), kiết nghi cũng lại như vậy.

Như kiết ái quá khứ, kiết giận dữ quá khứ, kiết kiêu mạn quá khứ là một, vị lai là hai, hiện tại là ba, quá khứ – hiện tại là bốn, vị lai – hiện tại là năm, quá khứ – vị lai là sáu, quá khứ – vị lai – hiện tại là bảy. Cho đến kiết keo kiệt, kiết ganh tị cũng lại như vậy.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám sử, ở trong mỗi mỗi thứ gồm thâu bao nhiêu sử?

Đáp: Tất cả nên phân biệt:

Trong ba kiết: Thân kiến gồm thâu ba sử, trộm giới (kiết giới cấm thủ) gồm thâu sáu sử, nghi gồm thâu mười hai sử.

Trong ba căn bất thiện: Tham gồm thâu năm sử, giận gồm thâu năm sử, si gồm thâu bốn sử và phần ít của một sử.

Trong ba lậu: Dục lậu gồm thâu ba mươi mốt sử, hữu lậu gồm thâu năm mươi hai sử, vô minh lậu gồm thâu mười lăm sử.

Trong bốn lưu (bộc lưu): Dục lưu gồm thâu mười chín sử, hữu lưu gồm thâu hai mươi tám sử, vô minh lưu gồm thâu mười lăm sử, kiến lưu gồm thâu ba mươi sáu sử.

Như bộc lưu, ách cũng như vậy.

Trong bốn thọ (thủ): Dục thọ gồm thâu hai mươi bốn sử, giới thọ gồm thâu sáu sử, kiến thọ gồm thâu ba mươi sử, ngã thọ gồm thâu ba mươi tám sử.

Trong bốn phược: Ái dục trói buộc thân gồm thâu năm sử, giận dữ trói buộc thân gồm thâu năm sử, trộm giới trói buộc thân gồm thâu sáu sử, ngã kiến trói buộc thân gồm thâu mười hai sử.

Trong năm cái: Cái tham dục gồm thâu năm sử, cái giận dữ gồm thâu năm sử, cái thùy miên trạo và cái hối không cùng với các sử gồm thâu nhau, cái nghi gồm thâu bốn sử.

Trong năm kiết: Kiết giận dữ gồm thâu năm sử, kiết ái gồm thâu mười lăm sử, kiết kiêu mạn gồm thâu mười lăm sử, kiết keo kiệt và kiết ganh tị không cùng với các sử gồm thâu nhau.

Trong năm kiết phần dưới: Kiết tham dục gồm thâu năm sử, giận dữ gồm thâu năm sử, thân kiến gồm thâu ba sử, trộm giới gồm thâu sáu sử, nghi gồm thâu mười hai sử.

Trong năm kiến: Thân kiến gồm thâu ba sử, biên kiến gồm thâu ba sử, tà kiến gồm thâu mười hai sử, trộm kiến gồm thâu mười hai sử, trộm giới (giới cấm thủ) gồm thâu sáu sử.

Trong sáu ái thân: Tỷ xúc, thiệt xúc sinh ra ái thân gồm thâu phần ít của một sử. Nhãn xúc, nhĩ xúc, thân xúc sinh ra ái thân gồm thâu phần ít của hai sử. Ý xúc sinh ra ái thân gồm thâu mười ba sử cùng phần ít của hai sử.

Trong bảy sử: Sử tham dục gồm thâu năm, sử giận dữ gồm thâu năm, sử hữu ái gồm thâu mười, sử kiêu mạn gồm thâu mười lăm, sử vô minh gồm thâu mười lăm, sử kiến gồm thâu ba mươi sáu, sử nghi gồm thâu mười hai.

Trong chín kiết: Kiết giận dữ gồm thâu năm sử, kiết ái gồm thâu mười lăm sử, kiết kiêu mạn gồm thâu mười lăm sử, kiết vô minh gồm thâu mười lăm sử, kiết kiến gồm thâu mười tám sử, kiết thất nguyện (kiết thủ) gồm thâu mười tám sử, kiết nghi gồm thâu mười hai sử, kiết keo kiệt và kiết ganh tị không cùng gồm thâu các sử.

Trong chín mươi tám sử: Thân kiến nơi cõi Dục và thân kiến nơi cõi Dục gồm thâu nhau. Trộm giới (giới cấm thủ), nghi nơi cõi Dục, cho đến sử vô minh nơi cõi Vô sắc do tư duy đoạn trừ gồm thâu sử vô minh nơi cõi Vô sắc do tư duy đoạn trừ.

Ba kiết cho đến chín mươi tám sử, thứ trước gồm thâu thứ sau, hay thứ sau gồm thâu thứ trước?

Hỏi: Ba kiết, ba căn bất thiện: Ba kiết gồm thâu ba căn bất thiện hay ba căn bất thiện gồm thâu ba kiết?

Đáp: Mỗi mỗi thứ đều không gồm thâu nhau.

Ba kiết, ba hữu lậu: Ba kiết gồm thâu phần ít của hai lậu, phần ít của hai lậu gồm thâu ba kiết. Còn lại đều không gồm thâu nhau.

Ba kiết, bốn lưu (bộc lưu): Ba kiết gồm thâu phần ít của ba lưu, phần ít của ba lưu gồm thâu ba kiết. Còn lại đều không gồm thâu nhau.

Như bộc lưu, ách cũng như vậy.

Ba kiết, bốn thọ (thủ): Một kiết gồm thâu một thọ. Hai kiết gồm thâu phần ít của ba thọ, phần ít của ba thọ gồm thâu hai kiết. Còn lại đều không gồm thâu nhau.

Hỏi: Ba kiết, bốn phược: Là ba kiết gồm thâu bốn phược chăng?

Đáp: Hoặc là kiết không phải là phược.

Thế nào là kiết không phải là phược? Là hai kiết.

Thế nào là phược không phải là kiết? Là ba phược.

Thế nào là kiết cũng là phược? Là một kiết.

Thế nào là không phải kiết cũng không phải phược? Là trừ các sự việc nêu trên.

Ba kiết, năm cái: Phần ít của một kiết gồm thâu một cái, phần ít của một cái gồm thâu phần ít của một kiết. Còn lại đều không gồm thâu nhau.

Hỏi: Ba kiết, năm kiết: Là ba kiết gồm thâu năm kiết hay là năm kiết gồm thâu ba kiết?

Đáp: Mỗi mỗi thứ đều không gồm thâu nhau.

Hỏi: Ba kiết, năm kiết phần dưới: Là ba kiết gồm thâu năm kiết phần dưới hay năm kiết phần dưới gồm thâu ba kiết?

Đáp: Năm gồm thâu ba không phải ba gồm thâu năm. Những gì là không gồm thâu? Là tham dục, giận dữ.

Hỏi: Ba kiết, năm kiến: Là ba kiết gồm thâu năm kiến chăng?

Đáp: Hoặc là kiết không phải là kiến.

Thế nào là kiết không phải là kiến? Là một kiết.

Thế nào là kiến không phải là kiết? Là ba kiến.

Thế nào là kiết cũng là kiến? Là hai kiết.

Thế nào là không phải kiết cũng không phải là kiến? Là trừ các sự việc đã nêu trên.

Hỏi: Ba kiết, sáu ái thân: Là ba kiết gồm thâu sáu ái thân hay là sáu ái thân gồm thâu ba kiết?

Đáp: Mỗi mỗi thứ đều không gồm thâu nhau.

Ba kiết, bảy sử: Một kiết gồm thâu một sử. Hai kiết gồm thâu phần ít của một sử, phần ít của một sử gồm thâu hai kiết. Còn lại đều không gồm thâu nhau.

Ba kiết, chín kiết: Một kiết gồm thâu một kiết. Hai kiết gồm thâu phần ít của hai kiết, phần ít của hai kiết gồm thâu hai kiết. Còn lại đều không gồm thâu nhau.

Ba kiết, chín mươi tám sử: Ba kiết gồm thâu hai mươi mốt sử, hai mươi mốt sử gồm thâu ba kiết. Còn lại đều không gồm thâu nhau.

Cho đến chín kiết, chín mươi tám sử: Chín kiết gồm thâu chín mươi tám sử hay chín mươi tám sử gồm thâu chín kiết?

Đáp: Chín gồm thâu chín mươi tám, không phải chín mươi tám gồm thâu chín. Những gì là không gồm thâu? Là kiết keo kiệt, ganh tị.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám sử: Bao nhiêu thứ khiến cho Dục hữu nối tiếp, bao nhiêu thứ khiến cho Sắc hữu nối tiếp, bao nhiêu thứ khiến cho Vô sắc hữu nối tiếp? (*): Đoạn nầy người dịch phải dựa theo bản N0 1544 để dịch) Đáp: Tất cả nên phân biệt:

Ba kiết khiến ba Hữu nối tiếp.

Ba căn bất thiện (tham, giận, si) và dục lậu khiến cho Dục hữu nối tiếp. Hữu lậu khiến cho Sắc hữu, Vô sắc hữu nối tiếp. Vô minh lậu khiến cho ba Hữu nối tiếp.

Trong bốn lưu (bộc lưu), bốn ách: Bộc lưu dục, ách dục khiến cho Dục hữu nối tiếp. Bộc lưu hữu, ách hữu khiến cho Sắc hữu, Vô sắc hữu nối tiếp. Bộc lưu kiến, bộc lưu vô minh, ách kiến, ách vô minh khiến cho Dục hữu nối tiếp.

Trong bốn thọ (thủ): Dục thọ khiến cho Dục hữu nối tiếp. Kiến thủ, giới cấm thủ khiến cho ba Hữu nối tiếp. Ngã thọ (ngã ngữ thủ) khiến cho Sắc hữu, Vô sắc hữu nối tiếp.

Trong bốn phược (bốn thứ trói buộc thân): Hai thứ đầu khiến cho Dục hữu nối tiếp. Hai thứ sau khiến cho ba Hữu nối tiếp.

Năm cái khiến cho Dục hữu nối tiếp.

Trong năm kiết: Kiết tham, mạn khiến cho ba Hữu nối tiếp. Ba kiết còn lại khiến cho Dục hữu nối tiếp.

Trong năm kiết phần dưới: Hai kiết đầu khiến cho Dục hữu nối tiếp. Ba kiết sau khiến cho ba Hữu nối tiếp.

Năm kiến khiến cho ba Hữu nối tiếp.

Trong sáu ái thân: Ái thân do nhãn xúc, nhĩ xúc, thân xúc sinh ra khiến cho Dục hữu, Sắc hữu nối tiếp. Ái thân do tỷ xúc, thiệt xúc sinh ra khiến cho Dục hữu nối tiếp. Ái thân do ý xúc sinh ra khiến cho ba Hữu nối tiếp.

Trong bảy sử: Sử tham dục, sử giận dữ khiến cho Dục hữu nối tiếp. Sử hữu ái khiến cho Sắc hữu, Vô sắc hữu nối tiếp. Bốn sử còn lại khiến cho ba Hữu nối tiếp.

Trong chín kiết: kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị khiến cho Dục hữu nối tiếp. Sáu kiết còn lại khiến cho ba Hữu nối tiếp.

Trong chín mươi tám sử: ba mươi sáu sử nơi cõi Dục khiến cho Dục hữu nối tiếp, ba mươi mốt sử nơi cõi Sắc khiến cho Sắc hữu nối tiếp, ba mươi mốt sử nơi cõi Vô sắc khiến cho Vô sắc hữu nối tiếp.

Hỏi: Ba kiết cho đến chín mươi tám sử do Tam muội nào diệt?

Đáp: Ba kiết: Thân kiến hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí. Trộm giới (giới cấm thủ), nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí.

Ba căn bất thiện: Tham, giận, si và dục lậu dựa vào định vị chí. Hữu lậu, vô minh lậu hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào định vị chí.

Trong bốn lưu (bộc lưu): Dục lưu dựa vào định vị chí. Hữu lưu, vô minh lưu hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào định vị chí. Kiến lưu hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí.

Như lưu, ách cũng như vậy.

Trong bốn thọ (thủ): Dục thọ dựa vào định vị chí. Giới thọ, kiến thọ hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí. Ngã thọ hoặc dựa vào định, hoặc dựa vào định vị chí.

Trong bốn phược: Ái dục trói buộc thân, giận dữ trói buộc thân dựa vào định vị chí. Trộm giới trói buộc thân, ngã kiến trói buộc thân hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí.

Năm cái và kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị trong năm kiết dựa vào định vị chí. Các kiết còn lại hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào định vị chí.

Trong năm kiết phần dưới: kiết tham dục, kiết giận dữ dựa vào định vị chí. Các kiết còn lại và năm kiến hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí.

Trong sáu ái thân: Ái thân do tỷ xúc, thiệt xúc sinh ra dựa vào định vị chí. Ái thân do nhãn xúc, nhĩ xúc, thân xúc sinh ra hoặc dựa vào định thứ nhất, hoặc dựa vào định vị chí. Ái thân do ý xúc sinh ra hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào định vị chí.

Trong bảy sử: Sử tham dục, sử giận dữ dựa vào định vị chí. Sử hữu ái, sử kiêu mạn, sử vô minh hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào định vị chí. Sử kiến, sử nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí.

Trong chín kiết: Kiết giận dữ, kiết keo kiệt, kiết ganh tị dựa vào định vị chí. Kiết ái, kiết kiêu mạn, kiết vô minh hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào định vị chí. Kiết kiến, kiết thất nguyện (kiết thủ), kiết nghi hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí.

Trong chín mươi tám sử: Các sử nơi cõi Dục dựa vào định vị chí. Các sử nơi cõi Sắc và cõi Vô sắc do bốn đế đoạn hoặc dựa vào bốn định, hoặc dựa vào định vị chí. Các sử nơi cõi Vô sắc do tư duy đoạn hoặc dựa vào bảy định, hoặc dựa vào định vị chí.

Hỏi: Các kiết quá khứ, các kiết ấy đã trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế. Các kiết quá khứ, các kiết ấy đã trói buộc.

Hỏi: Từng có các kiết đã trói buộc, các kiết ấy không phải là quá khứ chăng?

Đáp: Có. Là các kiết vị lai, hiện tại đã trói buộc.

Hỏi: Các kiết vị lai, các kiết ấy sẽ trói buộc chăng?

Đáp: Hoặc có kiết vị lai, kiết ấy không phải sẽ trói buộc.

Thế nào là kiết vị lai, kiết ấy không phải sẽ trói buộc? Là các kiết vị lai vĩnh viễn dứt hết không còn sót, vì đã đoạn hết, đã loại bỏ hẳn, đối với kiết kia nhất định không thoái lui. Đây là kiết vị lai, kiết ấy không phải sẽ trói buộc.

Thế nào là kiết sẽ trói buộc, kiết ấy không phải là kiết vị lai? Là các kiết quá khứ vĩnh viễn dứt hết không còn sót, vì đã đoạn hết, đã loại bỏ hẳn, đối với kiết kia nhất định thoái lui. Đây là kiết sẽ trói buộc, kiết ấy không phải là kiết vị lai.

Thế nào là kiết vị lai, kiết ấy cũng sẽ trói buộc? Là các kiết vị lai vĩnh viễn dứt hết không còn sót, vì đã diệt hết, đã loại bỏ hẳn, đối với kiết kia nhất định thoái lui. Đây là kiết vị lai, kiết ấy cũng sẽ trói buộc.

Thế nào là không phải kiết vị lai, kiết ấy cũng không phải sẽ kiết trói buộc? Là các kiết quá khứ vĩnh viễn dứt hết, không còn sót, vì đã diệt hết, đã loại bỏ hẳn, đối với kiết kia nhất định không thoái lui và kiết hiện tại. Đây là không phải kiết vị lai, kiết ấy cũng không phải sẽ trói buộc.

Hỏi: Các kiết hiện tại, các kiết ấy đang trói buộc chăng?

Đáp: Đúng thế. Các kiết hiện tại, các kiết ấy đang trói buộc.

Hỏi: Từng có kiết đang trói buộc, các kiết ấy không phải là hiện tại chăng?

Đáp: Có. Là các kiết quá khứ, vị lai đang trói buộc.

Hỏi: Những người dùng đạo nầy nhằm đoạn trừ kiết nơi cõi Dục, khi thoái lui đạo ấy, trở lại bị kiết kia trói buộc hay không bị kiết kia trói buộc?

Đáp: Trở lại bị kiết kia trói buộc.

Hỏi: Những người dùng đạo nầy nhằm đoạn trừ kiết nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc, khi thoái lui đạo ấy, trở lại bị kiết kia trói buộc hay không bị kiết kia trói buộc?

Hỏi: Thoái chuyển đối với đạo đó, sẽ trở lại bị kiết trói buộc hay không bị trói buộc do kiết?

Đáp: Trở lại bị kiết kia trói buộc.

Chín trí đoạn (chín thứ nhận biết khắp): Kiết nơi cõi Dục do khổ đế, tập đế đoạn trừ hết là trí đoạn thứ nhất. Kiết nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc do khổ đế, tập đế đoạn trừ hết là trí đoạn thứ hai.

Kiết nơi cõi Dục do tận đế đoạn trừ hết là trí đoạn thứ ba. Kiết nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc do tận đế đoạn trừ hết là trí đoạn thứ tư.

Kiết nơi cõi Dục do đạo đế đoạn trừ hết là trí đoạn thứ năm. Kiết nơi cõi Sắc, cõi Vô sắc do đạo đế đoạn trừ hết là trí đoạn thứ sáu.

Năm kiết phần dưới đoạn trừ hết là trí đoạn thứ bảy.

Ái sắc dứt hết là trí đoạn thứ tám.

Tất cả kiết đoạn trừ hết là trí đoạn thứ chín.

Hỏi: Chín trí đoạn nầy gồm thâu tất cả trí đoạn, hay tất cả trí đoạn gồm thâu chín trí đoạn?

Đáp: Tất cả gồm thâu chín, không phải chín gồm thâu tất cả. Những gì là không gồm thâu? Đệ tử của Đức Thế Tôn đã thành tựu kiến đế, ái dục chưa hết, kiết nơi cõi Dục do tư duy đoạn trừ hết không thuộc về chín trí đoạn. Ái dục đã hết, ái sắc chưa hết, kiết nơi cõi Sắc do tư duy đoạn trừ hết không thuộc về chín trí đoạn. Ái sắc đã hết, ái vô sắc chưa hết, kiết nơi cõi Vô sắc do tư duy đoạn trừ hết không thuộc về chín trí đoạn.

Có tám người (Bổ-đặc-già-la): Hướng Tu-đà-hoàn, chứng đắc Tu-đà-hoàn. Hướng Tư-đà-hàm, chứng đắc Tư-đà-hàm. Hướng A-na-hàm, chứng đắc A-na-hàm. Hướng A-la-hán, chứng đắc A-lahán. (Là bốn hướng, bốn quả Thanh văn)

Hướng Tu-đà-hoàn – chứng đắc Tu-đà-hoàn đối với chín trí đoạn nầy: Bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu? Cho đến Hướng A-la-hán, chứng đắc A-la-hán đối với chín trí đoạn: Bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Hỏi: Người hướng Tu-đà-hoàn – chứng đắc Tu-đà-hoàn đối với chín trí đoạn nầy: Bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc không thành tựu, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, năm.

Thế nào là không thành tựu? Khổ pháp nhẫn là không thành tựu. Khổ pháp trí là không thành tựu. Khổ vị tri nhẫn là không thành tựu. Khổ vị tri trí là không thành tựu. Tập pháp nhẫn là không thành tựu.

Thế nào là một v.v…? Tập pháp trí là thành tựu một. Tập vi tri nhẫn, tập vị tri trí là thành tựu hai. Tận pháp nhẫn, tập pháp trí là thành tựu ba. Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí là thành tựu bốn. Đạo pháp nhẫn, đạo pháp trí là thành tựu năm. Đạo vị tri nhẫn đắc Tu-đà-hoàn là thành tựu sáu trí đoạn.

Hỏi: Người hướng Tư-đà-hàm – chứng Tư-đà-hàm đối với chín trí đoạn nầy: Bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Nếu tăng thêm khiến dứt hết dục, vượt thứ lớp, thủ chứng (đẳng vô gián, nhập chánh tánh ly sinh): Hoặc không thành tựu, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, năm, sáu.

Thế nào là không thành tựu? Khổ pháp nhẫn là không thành tựu. Khổ pháp trí là không thành tựu. Khổ vị tri nhẫn là không thành tựu. Khổ vị tri trí là không thành tựu. Tập pháp nhẫn là không thành tựu.

Thế nào là một v.v…? Tập pháp trí là thành tựu một. Tập vi tri nhẫn, tập vị tri trí là thành tựu hai. Tận pháp nhẫn, tận pháp trí là thành tựu ba. Tận vị tri nhẫn, tận vị tri trí là thành tựu bốn. Đạo pháp nhẫn, đạo pháp trí là thành tựu năm. Đạo vị tri nhẫn nếu đắc Tu-đàhoàn, hướng chứng quả Tư-đà-hàm là thành tựu sáu. Đắc Tư-đà-hàm là thành tựu sáu trí đoạn.

Hỏi: Người hướng A-na-hàm – chứng A-na-hàm đối với chín trí đoạn nầy: Bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Nếu ái dục hết, vượt thứ lớp, thủ chứng, hoặc không thành tựu, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, năm, sáu.

Thế nào là không thành tựu? Khổ pháp nhẫn là không thành tựu. Khổ pháp trí là không thành tựu. Khổ vị tri nhẫn là không thành tựu. Khổ vị tri trí là không thành tựu. Tập pháp nhẫn là không thành tựu.

Thế nào là một v.v…? Tập pháp trí là thành tựu một. Tập vị tri nhẫn, tập vị tri trí là thành tựu hai. Tận pháp nhẫn, tận pháp trí là thành tựu ba. Tận vi tri nhẫn, tận vị tri trí là thành tựu bốn. Đạo pháp nhẫn, đạo pháp trí là thành tựu năm. Đạo vị tri nhẫn nếu đắc quả Tư-đà-hàm hướng tới quả A-na-hàm là thành tựu sáu. Được quả A-na-hàm là thành tựu một trí đoạn, tức dứt hết năm kiết phần dưới.

Hỏi: Người hướng A-la-hán – chứng A-la-hán đối với chín trí đoạn nầy: Bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Đáp: Hoặc thành tựu một, hoặc thành tựu hai. Ái sắc chưa hết là thành tựu một trí đoạn, tức năm kiết phần dưới dứt hết. Ái sắc đã dứt hết là thành tựu hai trí đoạn, là năm kiết phần dưới dứt hết, và ái sắc dứt hết. Được quả A-la-hán là thành tựu một trí đoạn, tức tất cả kiết đã dứt hết.

HẾT – QUYỂN 6