Lời tựa của Thiên Thai Trí Khải

        3b10} Bây giờ chúng ta sẽ nói về mười phẩm [trong văn bản]. Phẩm I là phẩm Đại Ý. Phẩm II liên quan đến việc chú thích danh tự (1). Phẩm III diễn tả những yếu tánh [cái mà danh từ Chỉ và Quán muốn nói] (2). Phẩm IV trình bày làm thế nào vạn pháp bao gồm [trong sự tu trì Chỉ và Quán](3). Phẩm V phân biệt giữa phiến diện (pien) và viên mãn (yuan) [Chỉ Quán] (4). Phẩm VI đưa ra những phương tiện chuẩn bị [cho Chỉ và Quán] (5). Phẩm VII luận về chánh quán (cheng-kuan)(6). Phẩm VIII liên quan đến quả và báo [của Chỉ và Quán]. Phẩm IX nói về sự giáo hóa chúng sinh [từ Chỉ và Quán]. Phẩm X như phần quy về [đại pháp giới]. Sự phân chia ra làm mười thuần là một sự giả lập trên con số, con số 10 chẳng nhiều cũng chẳng ít (7). Phẩm mở đầu cho thấy rằng mục tiêu hành trì nằm ở dha , trong khi phẩm sau cùng chuyển đạt đề tài cốt lõi của tác phẩm tới chỗ tận cùng (8). Như vậy, bản văn bắt đầu từ chỗ thù thắng và kết thúc ở chỗ thù thắng, diễn tiến như một toàn khối xuyên suốt mười phẩm nầy.

{3b14} Đối với sự sinh khởi của bản văn, chúng ta chỉ nhìn suốt tiến trình của mười phẩm, nguyên lý tối thượng (li) thì tịch diệt, không có sản phẩm cũng không có người sản xuất, không có chỗ tạo tác cũng không có người tạo tác. Tuy nhiên, với lực của nhân duyên, mười phẩm như toàn khối được hình thành (9). Chúng ta thấy rõ [bản văn] theo [nội dung chứa đựng trong từng phẩm], phẩm trước đưa đến [phẩm sau], và phẩm sau nối liền [phẩm trước] (10). Cùng [loạt phân tích] sẽ được đưa ra [để diễn đạt] điều kiện căn bản và tiến trình chủ đề (11).

{3b18} Tấm màn ngu muội và lầm lạc trong vô số kiếp đã được vén lên, không hiểu được rằng chính nơi vô minh là chứng ngộ, hành giả trở nên dè dặt khi có duyên nghe được bộ luận nầy lần đầu tiên. Như vậy, [phẩm I] được gọi là Đại Ý hoặc đại cương. Một khi đã hiểu được sự đồng nhất của vô minh và giác ngộ, hành giả không còn bị cuốn trôi giữa dòng [luân hồi]. Đây là chỗ chúng ta nói đến như là Chỉ (chih). Sự chiếu soi thanh tịnh [từ sự chứng ngộ nầy] chúng ta gọi là Quán (kuan) (12). Khi nghe những danh từ nầy được [giải thích], hành giả hiểu thể tánh (ti) những từ nầy hướng đến (13). Thể tánh nầy chính nó bao gồm vạn pháp (14), cả hai mặt thiên và viên (15). Xuyên suốt cái hiểu về [sự khác biệt giữa] thiên và viên, những phương tiện được sử dụng (16). Một khi các phương tiện được dựng lập, chánh quán (17) thành hình; và khi chánh quán thành tựu, hành giả đạt được kết quả hoặc sự bồi trả thù thắng (18). Trên căn bản tự chứng, hành giả thuyết giảng và giáo hóa chúng sinh (19). Tự mình và người cả hai đều được an lạc, và cùng đến chỗ tịch diệt (20). Chỉ vì chúng ta chưa thấy cùng tột được chỗ vô sinh và vô khởi, là cái sinh khởi mà [mười phẩm nầy] nói đến. Bởi vì, một khi hành giả thấu hiểu được vô sinh và vô khởi, tâm trí xao động liền bị hoại diệt. Đường ngôn ngữ đã cắt đứt, và có được viên mãn tịch tịnh.

{3b26}[Bản văn] chia ra [từng phẩm riêng biệt] vì công đức có được trong mười phẩm nầy ví như châu ngọc chứa đựng trong một cái túi: nếu không chạm tay vào được, và mang ra phơi bày thì không ai có thể thấy được những châu ngọc nầy (21). Mười phẩm nầy đối mặt sự thật, gì là giả lập, và gì là cái chẳng chân cũng chẳng giả? Gì là cái phát xuất từ lời, gì là sự lặng thinh của bậc thánh? Gì là thiền định, gì là trí tuệ bát nhã, và gì là cái chẳng định cũng chẳng tuệ? (22). Gì là mắt, gì là chân, gì là cái chẳng là mắt cũng chẳng là chân? (23). Gì là nhân, gì là quả, gì là cái chẳng phải nhân mà cũng chẳng phải quả?. Gì là tự ngã, gì là tha nhân, gì là cái chẳng phải ngã cũng chẳng phải nhân? Gì là thánh, gì là phàm, gì là cái chẳng thánh chẳng phàm? (24). Gì là tổng (tung), gì là biệt (pieh), gì là cái chẳng tổng cũng chẳng biệt?. Gì là cái được giảng rộng, gì là cái được thu hẹp, gì là cái chẳng giảng rộng cũng chẳng thu hẹp?. Gì là hoành, gì là tung, gì là cái chẳng hoành cũng chẳng tung? (25). Hãy để những câu hỏi được đề xướng tự do qua những đường nét khác biệt. (26)

{3c3} Tám phẩm đầu nói về sự thật, mặc dù dưới sự hổ trợ của những pháp giả lập tạm thời (27). Riêng phẩm VIII- Quả và Báo, nói về sự giả lập, mặc dù trên nền tảng chân lý. Phẩm X- Chỉ Quy, chẳng chân cũng chẳng giả. Phẩm VII- Chánh Quán, tùy thuận với sự lặng thinh của bậc thánh trong khi đó thì tám phẩm khác, ngoại trừ phẩm sau cuối, tùy thuận vào sự thuyết giáo của thánh nhân. Phẩm X, Chỉ Quy, tùy thuận chỗ chẳng nói cũng chẳng nín. Một phần của phẩm Chánh Quán thứ bảy liên quan đến thiền định, trong khi phần còn lại của phẩm nầy cùng với tám phẩm khác (28) nói về trí tuệ. Phẩm Chỉ Quy thứ mười nói đến chỗ chẳng định cũng chẳng tuệ (29). Những phẩm kể từ phẩm Đại Ý cho đến phẩm Chánh Quán là nhân. Phẩm Quả và Báo thứ tám là quả (30). Phẩm Chỉ Quy thứ mười thì chẳng nhân cũng chẳng quả. Tám phẩm đầu là tự giác, phẩm thứ chín là lợi tha, phẩm thứ mười chẳng tự cũng chẳng tha. Từ phẩm Đại Ý cho đến phẩm Giáo Hóa Chúng Sinh là mắt, từ phẩm Phương Tiện thứ sáu cho đến phẩm Quả và Báo thứ tám là chân (31). Từ phẩm Đại Ý đến phẩm Chánh Quán là bất cộng pháp, phẩm Quả và Báo và phẩm Giáo Hóa Chúng Sinh là cộng pháp, trong khi phẩm Chỉ Quy thì chẳng cộng cũng chẳng bất cộng (32). Chỉ riêng phẩm Đại Ý là tổng, trong khi tám phẩm kia là biệt, phẩm Chỉ Quy thì chẳng tổng cũng chẳng biệt (33). Phẩm Đại Ý thì thu hẹp, tám phẩm kia thì giảng rộng, phẩm Chỉ Quy thì chẳng thu hẹp cũng chẳng giảng rộng (34). Phẩm Thể Tướng thứ ba là tung, tám phẩm kia là hoành, phẩm Chỉ Quy thì chẳng hoành cũng chẳng tung (35).

{3c13}Vấn: Sự khác biệt giữa cách diễn tả vắn tắt và phẩm Đại Ý là gì? (36)

{3c14} Đáp: Từ [nội dung] tổng quát (tung), chỉ có những tên gọi khác biệt, ý nghĩa thì không khác. Nhưng từ biệt (pieh), những diễn đạt vắn tắt liên quan đến cả ba loại Chỉ và Quán, trong khi đó thì phẩm Đại Ý chỉ nói về pháp môn viên đốn Chỉ và Quán.

{3c15}Vấn: Nếu ông luận về [phương pháp] hiển quán trong tương quan với hiển giáo, thì cũng nên luận về mật quán trong tương quan với mật giáo.

{3c16} Đáp: Chúng ta đã phân biệt rõ ràng giữa hiển và mật. Nay tôi chỉ thuyết minh về hiển giáo mà không thuyết về mật giáo.(37)

{3c17}Vấn: Khi tôi có thể tiếp nhận [sự khác nhau giữa hiển và mật] qua học thuyết hoặc giáo lý, [một phương pháp] mật quán có thể được nói đến không?.

{3c17} Đáp: Có những trường hợp có thể, có những trường hợp không thể (38). Giáo pháp là những lời của bậc thánh tối cao chiêu đãi chúng sinh thấp kém. Thánh nhân có thể thuyết giảng cả hiển và mật, khi đó thì sự hóa độ chuyển đạt đến hạng phàm tình chỉ có thể được hiển bài mà không phải là những chú nghĩa vi mật. [Hàng] thính chúng [nầy] có thể lấy gì để nương dựa khi phô diễn hoặc trình bày một [pháp môn] quán chiếu bí mật? Đối với những người căn tánh có thể chuyển đạt được mật quán là những bậc đã chứng đạt được sáu căn thanh tịnh (39). Đó là những bậc có thể làm đầy ắp hằng sa cõi nước với một pháp âm (40), và có thể khiến âm thanh nầy có mặt khắp cả mọi nơi, mọi chốn như ý muốn, có thể chuyển pháp vi mật. Nếu một người giảng dạy về cách quán chiếu, người ấy hiển bài hiển giáo là cái người ấy đã được thấm nhuần. Người ấy không phát triển các pháp mà người ấy chưa thuần thục. Tuy nhiên, một người có thể thuyết về mật quán khi đến với những chúng sinh có ảnh hưởng của nghiệp báo từ nhiều kiếp trong quá khứ.

{3c23} Vấn: Trước cạn, sau sâu thì gọi là tiệm quán. Loại quán chiếu trước sâu sau cạn thì gọi là gì?.

{3c24} Đáp: Đó là bất định quán.

{3c24} Vấn: Loại quán chiếu nào trước sau đều nông cạn?

{3c25} Đáp: Đó là pháp quán của Tiểu Thừa. [Pháp môn nầy] không phải là đặc tính của ba pháp Chỉ và Quán [nói ở đây.]

{3c25} Vấn: Tiểu Thừa cũng là pháp Phật, tại sao ông để ra ngoài [ba loại Chỉ và Quán]?. Nếu ông nhất định để ra ngoài thì ông cũng không nên nói đến {Tiệm}[Chỉ và Quán].

{3c3c26} Đáp: Chúng ta đã từng phân biệt giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa; Tiểu Thừa không phải là đề tài tôi muốn luận bàn ở đây. [Pháp môn] Tiệm mà chúng ta đang nói đơn thuần là một sự chuyển tiếp dần dần từ ẩn tàng đến hoàn toàn hiển lộ [chứng ngộ](41). Tiểu Thừa biết chân lý chẳng ở đầu cũng chẳng ở cuối [đường giới luật], vì vậy không phải là {Tiệm}[Chỉ và Quán] mà chúng ta đang quan tâm đến ở đây.

{3c28} Vấn: Ông đã nói đến ba tác phẩm [về Chỉ và Quán], và những bản văn dưới hình thức hiển lộ (42). {Hiển tướng} nầy có công dụng như cửa vào [chân lý] hay không? Nếu ông khẳng định rằng hiển tướng phục vụ như pháp môn, chính hình tướng là chân lý tối hậu. Vậy thì còn có sự hội nhập nào ở đó nữa để mà nói đến?. Mặt khác, nếu hiển tướng không phải như một chỗ vào, thì tại sao ông vẫn nói rằng mỗi sắc, mỗi hương là trung đạo?.

{4a2} Đáp: Pháp và môn đều là chân lý. Chúng sinh hữu tình hầu hết [bị khổ] vì những lối thấy sai lầm, rất ít chánh kiến. Sự kiện nầy thấy được qua văn tự, bởi vì họ nhận ra rằng chính văn tự là [một và đồng thời] văn tự, không văn tự, và chẳng phải văn tự chẳng phải không văn tự (43). Văn tự là cánh cửa vào đã được nói đó, bởi vì hành giả đạt đến chân lý qua văn tự. Văn tự là cánh cửa đó, và bên trong vạn pháp gồm thu. Cùng lúc, là môn, là không môn, và chẳng môn chẳng không môn.

{4a6} Phần chú nghĩa [theo sau đây] nói về những bài pháp trong mười phẩm (44). Chúng ta bắt đầu với phẩm Đại Ý. Đó là cái túi chứa đựng [toàn thể giáo pháp của mười đại phẩm] từ thủy chí chung. Đó là cái nắp phủ lên tất cả từ đầu đến cuối (45). Bởi vì cái đẩy nơi nơi bị phân tán và khó lãnh hội, ở đây [những điểm chính yếu] được giản lược vào năm tiểu phẩm [của phẩm Đại Ý]. Những phẩm nầy là: Phát Đại Tâm, Tu Đại Hạnh, Hiển Đại Quả, Xé Tan Lưới Nghi, và Quy Đại Xứ (46).

{4a8} Phát đại tâm là gì? Bởi vì chúng sinh mê muội, nhìn sai lạc chân lý, không thể tự giác, bản văn nầy khích động, lay tỉnh- cả hai mặt thượng cầu Bồ Đề, hạ hóa chúng sinh. (47)

{4a10} Tu đại hạnh là gì? Mặc dù ý tưởng cầu giác ngộ đã bừng dậy, chúng sinh hãy còn nhìn đăm đăm vào đường [đạo] mà chưa cất bước. Như thế đó thì họ sẽ không bao giờ thấy được cái ngày mà họ chứng đạt mục tiêu. Bản văn nầy khích động trong họ lòng tinh cần, và thúc giục thực hành bốn pháp thiền. (48)

{4a12} Hiển đại quả là gì? Mặc dù hành giả không cầu sinh thân nơi cõi Phạm Thiên, sự thọ thân ở cõi ấy là một phước báo tự nhiên (49). [Bản văn] xưng tán quả báo thù thắng làm hoan hỷ lòng [người cầu đạo]. (50)

{4a13} Xé tan lưới nghi là gì? Nhiều bản kinh luận khác nhau [có ý muốn] khai thị cho người, nhưng chúng sinh chấp chặt vào tạng kinh nọ, nghi ngờ tạng luận kia, lấy bản nầy và chối bỏ bản khác. (51) [Như người mù cố công hiểu được màu sắc của sữa], khi nghe chữ tuyết liền nói lạnh; khi nghe chữ hạc liền nói di động (52). Phẩm nầy trình bày kinh và luận hội nhập vào nhau như thế nào. Tháo gỡ những trói buộc [từ những kiến chấp], và phóng thích chúng ta ra khỏi cái lồng giam giữ [từ cái hiểu sai lạc của giả và chân]. (53)

{4a16} Quy đại xứ là gì? Trong pháp, không có sự đối nghịch giữa thủy và chung. Trong pháp, không có sự đối nghịch giữa thông suốt và chướng ngại (54). Nếu hành giả chứng nhập pháp giới, hành giả biết rằng không thủy không chung, không thông, không ngại. Đó là minh bạch, rạng rỡ, vô ngại, và tự do.

Chúng ta đã giới thiệu năm tiểu phẩm với mục đích diễn đạt ý nghĩa của mười đại phẩm.

Tham khảo

1 Tên gọi Chỉ (chih) và Quán (kuan) nói đến trong phẩm nầy theo phối cảnh tương, tuyệt, hòa, biệt, và những gia bảo của tam thánh đức giải thoát (đọc T46.21b-23c). Một chủ đề tương tự về Chỉ và Quán cũng liên quan đến tám phẩm khác trong tác phẩm MaHa Chỉ Quán. Chan-jan (T46.157c1-2) ghi chú: Từ đại ý tổng quát về Chỉ và Quán cho đến phẩm thứ mười Chỉ Quy, bất cứ ai thuyết giảng [về tác phẩm nầy] nên luôn luôn chiếu rạng tác phẩm trong chỉ và quán.

2 MaHa Chỉ Quán T46.23c-29c. Bốn phối cảnh được dùng để hiển lộ thể tánh (ti) của chỉ và quán: chỗ tương quan trong sự phân chia thành tứ giáo, tuệ nhãn, các cõi hoặc cảnh giới của [trí tuệ], và cái tiếp nhận hoặc xa lìa sau cùng.

3 Đọc T46.29c-32a. Chỉ và Quán bao gồm vạn pháp trong sáu đường- qua cách gồm thu thù thắng tất cả lý (li), tất cả mê lầm, tất cả những hình thức của trí tuệ, tất cả thực hành, tất cả các địa, và tất cả giáo pháp.

4 Đọc T46.32a-35c. Thiên lệch hoặc phiến (pien) diện và bao dung hoặc viên (yuan) mãn. Chỉ và Quán được minh định theo (1) Đại Thừa và Tiểu Thừa, ý nghĩa bán (pan) và mãn (man), (3) học thuyết thiên và viên, (4) pháp môn tiệm và đốn, (5) giả và chân.

5 Phương tiện ở đây chỉ cho Thiên Thai Nhị Thập Ngũ Phương Tiện: (1) Cụ ngũ duyên, (2) Ha ngũ dục, (3) Khí ngũ cái, (4) Điều ngũ sự, và (5) Hành pháp tinh tiến. Những phương tiện nầy xác định phối cảnh an lạc với chỉ và quán cũng như gây dựng nội dung tinh thần và thể chất cần thiết để có thể tu tập chỉ và quán, tức chánh quán. Vì lý do nầy, 25 phương tiện thường được nói đến như phương tiện thiện xảo hoặc viễn phương tiện, đối lại với phương pháp tu tập hoặc cận phương tiện được trình bày trong chỉ và quán. Trí Khải giải thích rất chi tiết về 25 phương tiện nầy trong tác phẩm Thứ đệ thiền môn (T46.483c-491c), Tiểu Chỉ Quán (T46.462c-466c), và MaHa Chỉ Quán, phẩm VI (T46.35c-48c), cũng như trong tác phẩm Quán Tâm Luận Sớ (T46.603c-607c) của Quán Đảnh. Bản dịch Anh ngữ tác phẩm Tiểu Chỉ Quán có thể tìm thấy trong Luk, Secret of Chinese Meditation, và trong Goddard và Wai-tao, A Buddhist Bible.

6 Tên gọi tắt phẩm Tu tập Chỉ Quán đúng cách hoặc còn gọi là Chánh tu Chỉ Quán (cheng hsiu chih-kuan). Đây là phẩm trọng yếu và giảng rộng nhất trong số mười phẩm trong MaHa Chỉ Quán, chiếm hơn nửa tác phẩm (T46.48c-140c). Lại được chia ra làm mười tiểu mục, như chúng ta được biết là mười đối tượng hoặc cảnh giới quán chiếu (kuan-ching). Từng cõi cảnh trong mười cõi cảnh nầy, phương pháp quán chiếu (kuan-fa) nổi tiếng lại được dùng như chánh quán. Tác phẩm MaHa Chỉ Quán chấm dứt ở đại phẩm thứ bảy, chừa lại không giảng ba mục cuối của phẩm nầy, cũng như để lại ba đại phẩm thứ tám, thứ chín và thứ mười của toàn tác phẩm.

7 Mặc dù cả hai Trí Khải và Trạm Nhiên đều không chánh thức trưng dẩn kinh Hoa Nghiêm, Trạm Nhiên (T46.157c3) ghi lại rằng: trong kinh Hoa Nghiêm, những pháp môn khác nhau được liệt kê ra thành mười. Đọc phẩm 12-14 (trong bản 60- quyển) mô tả thực hành và công đức liên quan đến sự hiển lộ ý tưởng giải thoát và bước vào mười cảnh (T9.44a-462c).

8 Dha (Đà hoặc Đồ) là mẫu tự cuối trong 42 mẫu tự Siddham- Sanskrit tương đương với trí tuệ (Pancavimsati) và Đại Trí Độ Luận với những đề mục thay đổi khác nhau về pháp vô sinh. Về mẫu tự nầy, Đại Trí Độ Luận nói: Hành giả khi nghe được liền nhận ra rằng vạn pháp bất khả đắc. Không có mẫu tự nào trên dha. Trí Khải, tuân theo tập Ssu-shih-erh tzu men (Tứ Thập Nhị Tự Môn) của sư phụ là tôn giả Huệ Tư, dựa vào 42 mẫu tự từ A đến Dha với 42 thứ bậc của phẩm An Lạc Hạnh và kinh Hoa Nghiêm để đưa ra các quả vị tu chứng của Bồ Tát Viên giáo. Cũng như tất cả mẫu tự là sự chuyển xoay của mẫu tự cái A, nên 42 quả vị từ chỗ sơ phát tâm Bồ Đề đến chỗ thành tựu Bồ Tát Đạo chỉ là một sự phát huy của trí tuệ vô sinh căn bản trong đó là đường đạo. Như vậy, tiến trình của Phật đạo được đánh dấu không phải qua những chuyển đổi phẩm tính tư tưởng hoặc trụ địa, nhưng từ một sự chín muồi vô biên hoặc sức mạnh của trí tuệ có được ngay lúc sơ phát tâm. Mặc dù không có sự sai khác về phẩm vị từ chữ A thứ nhất, chữ Dha sau cùng cho thấy sự chứng đạt rốt ráo đạo Bồ Đề.
Chan-jan (T46.157c10-12) nói: Năm tiểu phẩm của Phẩm Đại Ý bắt đầu từ sơ phát tâm đến quy về đại pháp giới. {Đại pháp giới} không gì khác hơn là tam tánh đức Bồ Đề, trong đó tất cả hồi quy. Tam tánh đức chính nơi đó là ý nghĩa cao tột, đó là mẫu tự dha. [Phẩm] kết luận nói về sự quy nguyên. Tam tánh đức ghi dấu sự hồi quy đưa ra cứu cánh của sự huân tu cho chính mình và làm lợi ích cho người. Vì vậy, [văn mạch] nói rằng: {chuyển đạt cứu cánh}.

9 Đoạn văn nầy, theo Chan-jan, cống hiến một chú thích tổng quát về sự sinh khởi của tác phẩm MaHa Chỉ Quán như một toàn thể. Chan-jan (T46.157c16-18) nói: Từ Lý (li) không có năng sinh hoặc sở sinh để nói đến, cũng không có bất cứ chủ thể [là người làm hành động sinh], đối với sự kiện nhân và quả [tương quan giữa] tự và tha. Vì lý do nầy, bản văn nói: {nhân và duyên}. Đường lối chú giải [của Trí Khải] gồm có hai mặt tổng và biệt. Về mặt tổng quát, mỗi phẫm tự bao gồm hai nghĩa sinh và khởi.

10 Với sự phân tích đặc thù về sinh và khởi của bản văn, Trí Khải giới thiệu một sự phân biệt giữa sheng (producing) và chi (originating). Chan-jan (T46.157c19-20) nói: Với cái nhìn đặc thù, [nói rằng]{có sự sinh từ những phẩm trước], có nghĩa tác động đưa đến những phẩm sau.[Nói rằng]{có sự phát khởi từ những phẩm sau}, có nghĩa cái sau bắt nguồn từ cái trước}. Những đoạn văn của Chan-jan tiếp theo sau đây.

11 Chan-jan nói: (T46.157c20-22) Sinh và khởi lần lượt hoán đổi theo điều kiện và tiến trình. Điều nầy để nói rằng những phẩm trước tác động như điều kiện căn bản cho những phẩm sau. Và những phẩm sau là những tiến trình dựa theo những phẩm trước. Đây là sự phân tích theo lối nhìn biệt thù. Về mặt tổng quát, mỗi phẩm đều có điều kiện căn bản và sự khơi nguồn tư tưởng.

12 Hai mệnh đề trước theo phẩm Thích Danh thứ hai. Giải nghĩa hai từ Chỉ và Quán, Chan-jan (T46. 158a1-3) nói: Người tỉnh thức không còn tìm kiếm Niết Bàn không viên mãn hoặc nhỏ hẹp- đây là ý nghĩa không còn chịu luân chuyển. Sự kiện hành giả không còn bị ô nhiễm bởi tam hoặc là chỗ được gọi là {đại thanh tịnh}.

13 Theo phẩm III. Chan-jan (T46.158a 4-6) nói: Danh có thể làm cho sáng tỏ. {Thể tánh} là {đối tượng} được làm. Vì tên gọi, người ta biết rằng có một đối tượng được nói đến. Với nghĩa nầy, [văn mạch] dùng chữ lãnh hội. Không nói rằng [thể tánh] nầy được liễu ngộ dưới hình thức của một sự thực chứng (cheng-te).

14 Theo phẩm IV. Chan-jan (T46.158a6-7) nói: {Thể tánh chính nó bao gồm vạn pháp} tức có ý nói rằng thể tánh chỉ cho chân như, và chân như thì gồm cả giả lập. Như vậy, giả và chân [cùng] gồm thu vạn pháp.

15 Theo phẩm V. Chan-jan (T46.158a7-8) nói: Giả và chân gồm thu đó không vượt ra ngoài thiên hoặc viên. Như vậy, chân như và giả tướng được phân biệt trên căn bản của thiên và viên.

16 Theo phẩm VI. Chan-jan (T46.158a 8-10) nói: Phần sau của đoạn văn có thể được hiểu tùy thuận. Mặc dù mười phẩm phát sinh và bắt nguồn [theo như cách đã nói ở phần trên], bản văn vượt trên tất cả, liên quan đến việc đưa đến [đường lối] thực hành trên căn bản liễu đạt. Vì lý do nầy, ba phẩm sau cuối chỉ được đưa ra vắn tắt mà không được thuyết giảng.

17 Hoặc chánh quán được thành lập. Theo đại phẩm VII, Tu tập đúng Chỉ và Quán.

18 Phẩm VIII.

19 Phẩm IX.

20 Phẩm X.

21 Theo Chan-jan, giải thích tương tự về sự viên mãn của trí tuệ ví như châu ngọc chứa đựng trong một chiếc túi, từ Đại Trí Độ Luận, T25.518a. Chan-jan lập luận (T46.158a 19-22): Chỗ nầy giải thích những lý do phân biệt [bản văn qua mười phẩm]. Không có sự xếp đặt mười phẩm qua mười đề mục, có thể người đọc không thể nào biết được của cải chứa đựng bên trong… Ý nghĩa phong phú của mười phẩm cũng như châu ngọc chứa trong một chiếc túi. Sự phân định theo mười đề mục sánh với hành động chạm tay vào trân bảo và mang ra phơi bày bên ngoài.

22 Đó là tam muội và bát nhã. Cả hai đều phù hợp với phương pháp thực hành Chỉ Quán.

23 Từ một ẩn dụ trong Đại Trí Độ Luận, T25.640c: Hoặc như trong thời tiết nóng bức, có một cái ao nước sạch mát. Bất cứ ai có mắt và chân đều có thể bước xuống. Mắt, theo Chan-jan (T46.148b20-22) tức trí tuệ liễu ngộ giáo pháp; chân tức thực hành.

24 Mặc dù theo truyền thống có nói đến 18 pháp bất cộng hoặc phẩm hạnh độc tôn của Phật (avenika buddhadharma), lối diễn tả của Chan-jan (T46.158b26-29) ở đây được hiểu nói đến phẩm hạnh của các bậc thánh (arya) và bất cộng với phàm phu (prthagjana).

25 Chan-jan (T46.158c1-17) giải thích về Tung như từ trong đó một điểm nối tiếp xuyên qua các thứ lớp uyên thâm khác nhau. Lối giải thích về Hoành trình bày một bức tranh toàn vẹn trong phần tổng hợp

26 Những câu trả lời đối với các câu hỏi trước thì không được đưa ra theo thứ tự như câu hỏi. Lời đáp cho câu hỏi thứ tư về mắt và chân đến sau lời đáp thứ sáu về ngã và nhân.

27 Chan-jan lập luận (T46.158b7) rằng chỗ nầy là bảy phẩm đầu, thêm phẩm thứ chín, không phải tám phẩm đầu. Chan-jan (T46.158b8-11) nói: Bởi vì tám [phẩm] không liên quan đến sự thực chứng chân lý, chỉ được xem là giả lập tạm thời. Tuy nhiên, thấy rằng sự giả lập nầy tự yếu tính là nền tảng chân thực, chúng ta nói rằng {chân dưới sự hổ trợ của giả}. Quả và Báo được chứng ngộ [như kết quả của thực hành] thấy rằng giả lập vượt ba cõi [sinh tử]. [Với nghĩa nầy], giả được chứng ngộ từ chân; thực chứng được thể (ti) đưa đến dụng (yung), và cái dụng nầy chính là sự giả lập. Vì vậy, bản văn nói: {giả dưới sự hổ trợ của chân.}

28 Không kể phẩm X sau cùng

29 Chan-jan (T46.158b16-17) giải thích: Bảng kể tên những phẩm trước [gọi phẩm 7 là] {Chánh Chỉ và Quán}. Ở đây, các chữ{tập và Chỉ} bị lướt qua, còn lại {Chánh Quán}. Nhưng chánh tu thì không ra ngoài hai phương pháp Chỉ và Quán. Bất cứ điều gì liên quan đến Chỉ đều thuộc về mặt thiền định. Bất cứ điều gì liên quan đến Quán đều thuộc về trí tuệ. Trong những phẩm khác, sự kiện thiên về liễu ngộ không có nghĩa đối nghịch với ý niệm về Chỉ. Tuy nhiên, như một toàn thể, các phẩm nầy phần chính thuộc về liễu ngộ, và liễu ngộ thì không ngoài [khía cạnh] quán chiếu.

30 Thứ tự của bản văn không được cân xứng ở đây. Chan-jan (T46.158b18) nói thêm rằng phẩm IX, Giáo Hóa Chúng Sinh, nên bao gồm như hậu quả

31 Chan-jan (T46.158b19-23) ghi chú: Theo lý, [bản văn] nên nói rằng năm phẩm đầu tiên cùng với phẩm {Giáo Hóa Chúng Sinh} là mắt. Mắt diễn đạt cái hiểu. Năm phẩm đầu là mắt của sự thực hành hướng về ngã. Phẩm {Giáo Hóa Chúng Sinh} khiến tha nhân phát huy cái thấy [hiểu]. Từ phẩm {Phương Tiện} đến phẩm {Quả Báo} là chân. Chân có nghĩa tác động. Phương Tiện và Chánh Quán diễn đạt tác động được đánh dấu bởi sự dụng công (abhoga); các trụ địa [được mô tả] trong phẩm Quả và Báo từ trụ vị thứ nhất có tính chất không cần dụng công (anabhoga).

Về sau, từ đầu phẩm thứ 7, Trí Khải lập luận rằng sáu phẩm đầu tượng trưng cho mắt hoặc trí tuệ, vì vậy nên phẩm thứ 6 được đổi vị trí.

32 Theo Chan-jan (T46.158b26-29) bảy phẩm đầu là {cộng} vì diễn đạt giáo lý hoặc thực hành áp dụng cho cả hai hàng phàm và thánh. Phẩm tánh diễn tả trong các phẩm {Giáo Hóa Chúng Sinh} và {Quả Báo} thì thuộc dòng thánh. Vì vậy nên gọi là {bất cộng}.

33 Chan-jan (T46.158c1-2) nói: {Tổng} có nghĩa là nhân và quả, tự và tha cùng khắp [trong Đại Ý}. {Biệt} có ý nghĩa đặc thù với những khác biệt hổ tương đan kết trong tám phẩm

34 Chan-jan không khởi đầu trong việc phân chia {hiệp/quảng} ở đây, mặc dù về sau nầy, qua luận về MaHa Chỉ Quán (T46.159a 3-4) cũng như trong tác phẩm {Chih-kuan ta-i}(Chỉ Quán Đại Ý) (T46.459b17-18), tôn giả nói đến phẩm Đại Ý như toát yếu, và các phẩm khác như quảng diễn

35 Theo lập luận khá dài của Chan-jan về cặp nầy (T46.158c2-18), bởi vì phẩm III (Thể Tướng) rõ ràng có cạn và sâu, riêng phẩm nầy có thể được gọi là tung. Những phẩm khác, ngoại trừ phẩm X được xem là hoành; tuy nhiên, nhìn kỹ thì tất cả các phẩm (ngoại trừ phẩm II) thấy có chiều sâu bất định, vì vậy, có thể được xem là có cả hoành lẩn tung.

36 Chan-jan (T46.158c25-159a1) khẳng định rằng đoạn vấn đáp thứ nhất được Kuan-ting đưa vào vì đoạn văn nầy phản ảnh bố cục văn mạch được giới thiệu lần thứ nhất qua bài tựa của Kuan-ting trong kỳ tái bản lần thứ hai tác phẩm MaHa Chỉ Quán. (Phần vấn đáp còn lại Chan-jan xem như là do chính Trí Khải biên soạn). Như vậy, {toát yếu} chỉ cho những luận về ba pháp môn Chỉ và Quán đã được nói đến trong bài tựa của Trí Khải ở phẩm Đại Ý, nhưng về sau Kuan-ting hiệu đính lại, và mang ra khỏi tác phẩm, đặt vào cùng chỗ với bài tựa do chính Kuan-ting soạn trong kỳ tái bản lần thứ ba.{Đại Ý}là tựa đề của một phẩm, hướng về viên đốn Chỉ và Quán. Đọc Chan-jan, Chih-kuan fu-hsing sou yao chi (Chỉ Quán phụ hành sưu yếu ký) HTC 99.234b.
Chan-jan (T46.159a 4-18) cực lực phản đối ý tưởng rằng viên đốn Chỉ Quán nói trong phẩm Đại Ý (và chương chính của tác phẩm MaHa Chỉ Quán) khác với viên đốn thực hành bao gồm với những hình thức Chỉ và Quán {một trong ba} đã được đề cập đến trong phần toát yếu từ bài tựa của Kuan-ting. Sự cảnh giác của Chan-jan ở điểm nầy cho thấy rằng có những người từng nghĩ rằng có một viên đốn Chỉ Quán {tuyệt đối} hiện diện như {một bên ngoài ba}.

37 Chan-jan (T46.159a 19-28) phân tích rằng câu hỏi, bắt đầu từ sự nhầm lẩn về ba pháp môn Chỉ và Quán- Tiệm, Đốn, và Bất Định- với bốn phương pháp giáo hóa được biết như Tứ Hóa Nghi (Ssu hua i). Ba trong bốn phương pháp đầu, cùng là {hiển giáo}, đối lại với {mật giáo}. Về mật giáo, Thế Tôn thuyết {nhất âm}, nhưng mỗi thính chúng nghĩ rằng Thế Tôn giáo hóa cho riêng mình, chỉ nghe những lời mà người ấy có thể hiểu được. Người ấy, như cận kề Phật, lãnh thọ những lời giảng dạy riêng tư, nội dung giáo lý trở nên {bất định} bởi vì được xác định không phải từ người nói mà từ người nghe. Vì vậy, đây gọi là {bí mật bất định giáo}. Hurvitz, Chih-I, pp.244-247; Chappell, An Outline of the Fourfold Teaching, pp. 55-61. Tên gọi của ba trong bốn pháp môn giống như tên gọi ba loại Chỉ Quán, hành giả có thể nghĩ rằng có một pháp môn {bí mật} Chỉ Quán thứ tư tương hợp với mật giáo. Thực sự, hai pháp môn hoàn toàn khác nhau, và sự so sánh thì không thích ứng.

38 Chan-jan (T46.159a29-b13) phân tích câu trả lời của Trí Khải qua hai mặt: những người có thể thuyết giảng bí mật Chỉ Quán và những người khả năng tiếp nhận hoặc tu tập pháp môn nầy.

39 Theo Viên Giáo, chỗ nầy tương đương với Thập Tín trong 52 quả vị, và cái thứ tư trong lục tức. Đây là quả vị tương tự giải thoát tức bậc thánh (arya; sheng), và chính thức bước vào quả vị Bồ Tát bất thối chuyển.

40 Từ phẩm 19 kinh Pháp Hoa (Pháp Sư Công Đức), T9.49c; Hurvitz, pp.273-274. Phẩm nầy, như toàn thể, lấy từ ý niệm về {sáu căn thanh tịnh}.

41 Nói cách khác, với pháp môn tiệm tiến Chỉ Quán, hành giả đã thấy được thể tánh từ điểm đầu tiên nhưng chứng đắc chân lý nầy qua từng bước. Chan-jan giải thích (T46.159b22-24): Tiểu Thừa bị bỏ qua như sai lạc với mục đích hủy diệt sự trói buộc vào pháp môn nầy. Chỗ nầy căn cứ vào lập luận rằng Tiểu Thừa chưa hiển lộ được [chính đó] là giả lập, và như vậy, [trói buộc vào pháp Tiểu Thừa] tức chưa thực sự chứng ngộ được chân lý. Như vậy, với pháp môn tiệm tiến [Chỉ Quán thuộc Đại Thừa], thì ngay cả sự vun bồi tiểu tiết nhất cũng thuộc về đại [thừa].

42 Hiển nhiên, Thứ Đệ Thiền Môn diễn đạt MaHa Chỉ Quán, và Lục Diệu Pháp Môn là tác phẩm Kuan-ting nói đến trong bài tựa.

43 Chan-jan giải thích (T46. 159c6-7): Văn tự biểu thị giả đế; vô văn tự biểu thị chân đế, phủ nhận cả hai tức chân như.

44 Thực sự, chỉ có đại phẩm I và năm phần của phẩm nầy- năm tiểu phẩm của MaHa Chỉ Quán- được phân tích ở đây.

45 Theo chú giải của Chan-jan, T46.159c11-20.

46 Chan-jan giải thích (T46.159c23-25): [Toát yếu] mang tựa đề là Ta-I (Đại Ý), và tựa đề của năm tiểu phẩm có chữ {đại} vì nội dung tổng quát của chín phẩm- tất cả đều vĩ đại- được nói đại cương ở đây.

47 Bồ Tát dâng hiến sự chứng ngộ của chính mình và của chúng sinh, vì vậy Bồ Tát đồng thời {thượng, hạ}, {thượng cầu, hạ hóa}.

48 {Định} ở đây chỉ cho những quy chế giới luật lập ra để giúp cho việc thực nghiệm tam muội hoặc thiền định. Bốn [oai nghi] là: (1) tọa, (2) hành, (3) tọa và hành, (4) chẳng tọa, chẳng hành.

49 Từ kinh Đại Niết Bàn, T12.613c. Phạm Thiên là cõi thấp nhất trong cõi trời Sắc giới, chỉ một bậc trên cõi Dục của chúng ta. Câu chuyện nói đến một nữ nhân nghèo, do thiện hạnh, được tái sinh lên cõi Phạm Thiên. Bản kinh đưa ra điểm trên: Ngay đến người không cầu giải thoát, giải thoát cũng tự đến.

50 Chan-jan (T46.160a23-24) nói về {quả báo thù thắng}: Mang đặc tính viên dung, từ địa thứ nhất [trong mười địa] cho đến giác ngộ [Bồ Đề]. Bản văn đang có đặc biệt nói về sơ địa. Tuy nhiên, có nhiều người chưa từng nghe công đức thù thắng của sơ địa. Những người như vậy chẳng hoan hỹ cũng chẳng âu sầu về thành quả của họ. Chúng tôi thuyết giảng về quả báo thù thắng để khuyến tấn họ.

51 Chan-jan (T46. 160a29-b3) giải thích: Thí dụ, trước khi được nghe kinh Pháp Hoa, chúng sinh vô cùng nhầm lẩn giữa giả và chân, không và hữu, lý và sự [khi được nói đến trong các bản kinh]. Nhưng một khi đã phân minh, giả mở ra, chân hiển lộ, giả và chân đứng đúng vị thế của nó khiến thính chúng hiểu rõ được mục tiêu nền tảng của giáo pháp. Lưới nghi đến từ sự trói buộc vào giáo lý đã bị phá tan, và thính chúng nhận ra được một nguyên lý mà ngoài nguyên lý đó không còn có gì khác. Họ vào được đại thể của tất cả pháp môn và biết được rằng tất cả giáo pháp vĩ đại đều có cùng một cứu cánh.

52 Từ kinh Đại Niết Bàn, T12.688c.

53 Theo Chan-jan, T46.160b19-20.

54 Chan-jan giải thích (T46.160b22-26): Khi sự hoán chuyển trở nên hoàn hảo tất cả đều quy về mật tạng (mi-tsang). Đối với ý niệm về thể tánh của mật tạng như là: vô thủy vô chung… {nên được hiểu như sau]: không có điểm khởi đầu, và như vậy mà khởi đầu, bởi vì hành giả vào đường đạo qua tam quán. Không có chỗ tận cùng, và như thế đó mà tận cùng, bởi vì hành giả rốt ráo đến được với tam tánh đức [Bồ Đề]. Không ngăn ngại, ngay cả chướng ngại hiện tiền, là cái mà chúng ta tạm gọi là {tam hoặc}. Không đi qua, mà đi qua, là cái chúng ta tạm gọi là {tam tánh đức}.