Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Giảng Lục

Lời Nói Đầu

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm Quán Thế Âm? Bồ Tát Phổ Môn giảng lục của Cư sĩ Phi Phạm Cửu dịch.

Đức Phật thường dạy phước huệ song tu, mà giảng kinh là yếu kiện của tu huệ, vì có đủ trí huệ thời phước đức cũng nhờ đấy mời được dồi dào thêm. Vậy việc giảng kinh, ta thường thấy nơi các vị Cổ đức đã soạn thuật như sau: Đầu đời nhà Nguyên có sách Ngữ Lục của Ngài Hoài Hải Hòa thượng, cuối đời nhà Minh cũng có sách Ngữ Lục cũa ngài Lãnh Sơn Thiền sư. Khoảng trên dưới bốn trăm năm trời mà chỉ có vài lần giảng kinh này mà thôi: từ đấy trở đi hẳn không còn nghe Pháp âm diễn giải kinh điển này nữa, vì vắng teo không người thừa kế. Mãi đến khi Dân quốc được thành lập thì việc diễn giảng kinh điển mơi?ần dần bắt đầu thạnh hành:

1 – Cư sĩ Lưu Linh Hoa giảng Kinh Pháp Hoa tại Hội Giáo Dục

2 – Pháp sư Thái Hư giảng phẩm Phổ Môn tại Quán Âm Nham

3 – Pháp sư Nhân Sơn giảng kinh A Di Đà tại chùa Pháp Luân

4 – Pháp sư Bảo Tịnh giảng Phẩm Phổ Môn tại Đường A? Cư Sĩ lâm

Trong bốn lần giảng này, 3 lần trước, hãy còn thuộc về thời kỳ phát khởi lòng tin cho mọi người, nên thính giả thưa thớt có thể đếm được. Mà lần thứ tư thời thật là đông đảo phi thường hơn 3 lần trước rất nhiều. Những kẻ thiện nam tín nữ ở gần xứ Đường A? chừng 10 hay 20 dặm họ đều dự bị đem theo những thực phẩm quà bánh tiền bạc, họ chịu đựng gió lạnh, tuyết rơi cùng nhau lũ lượt đến phó Hội thính giảng ngày một đông thêm cả hàng vạn người mỗi ngày thật là một quang cảnh đông đảo náo nhiệt phi thường. Mỗi khi giảng xong, tiếng niệm Phật hồi hướng vang dội tận từng mây. Vì Giáo pháp đã thấm nhuần những vùng lân cận nên tự nhiên được đông đảo náo nhiệt như thế, in như sắp có đại kiếp sẽ xảy đến nên người ta lo chuẩn bị trước vậy. Rất lấy làm lạ thay ! phải chăng đó là do sức từ tâm bi nguyện của Quán Thế Ân? Bồ Tát mà khiến vậy thôi !

Phẩm Phổ Môn này mà được giảng giải rất tường tận và rõ ràng là nhờ Pháp sư Bảo Tịnh, Pháo sư đã dùng diệu trí thâm viễn, đối cảnh mà giải thích diễn đạt thấu suốt nơi tai, vào tuột xuống tận đáy lòng của thính chúng. Một khi hạt giống thiện tịnh đã được trồng xuống là bắt đầu nứt mộng rồi lên cây, nảy lá nở hoa và kết quả – khiến cho gia đình trở thành gia đình Phật giáo, xã hội trở thành xã hội Phật giáo; mỗi người, trong gia đình, ngoài xã hội đều tùy theo chức phận của mình chẳng nên vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường: cha lành, con thảo, bạn bè kính tin, vợ chồng thuần khiết trinh lương cứ thế mà dũng tiến… thời đối với nhân sanh hạnh phước, quốc gia thạnh trị là hữu ích biết bao kể sao cho xiết !

Đến ngày nay Pháp âm của Pháp sư đã cùng với thời gian bay đi tản mát xa rồi, nhưng pháp môn thanh giáo của Pháp sư vẫn còn được truyền lại là nhờ hai vị Cư sĩ Thôi Chú Bình và Tôn Tử Á đã phát tâm thường trực trong lúc nghe giảng chú tâm theo dõi lời giảng của Pháp sư từng câu từng tiếng mà biên chép lại tường tận đầy đủ sau 14 ngày liên tục vừa thính giảng vừa ghi chép xong (bắt đầu khởi giảng vào ngày 2 tháng 2 năm Mậu Dần tức vào năm 1937) trình lên Pháp sư xin ngày phủ chính và hoàn thành xong một quyển sách rồi đem cho xuất bản lưu thông với mục đích là để cho những ai chưa gặp may mắn nghe tiếp Pháp âm mà được quyển kinh này cũng như được tham dự nghe giảng; còn ai đã may mắn dự hội cùng nghe lại gặp kinh này là như được thấy Pháp hội Linh Sơn một lần nữa, chẳng khác. Đấy là cái thâm ý của những vị hảo tâm cúng tiền để in thành sách và ấn tống này vậy.

Phật giáo Cư Sĩ Lâm là do Cư sĩ Trần Dự Đường đứng ra cổ động và củ hợp một số đông thiện nam tín nữ gần xa tùy nguyện sung vào sáng lập, chẳng quản gì nhọc thân khổ chí trăm cay ngàn đắng vẫn chẳng từ nan. Sau khi bản Lâm đã được thành lập xong bèn thỉnh Pháp sư về giảng kinh thuyết giới, sự tốn kém hàng bạc vạn, mà ban đầu không dự bị một ngân khoản nào để chi phí. Trần Cư sĩ đã từng thầm lo đuối sức vì tài chánh kém, nhưng vẫn nhờ sự thành tâm của đàn việt bốn phương quy về như mây mưa mà cúng thí nên trên từ hướng án Phật đài, dưới đến nhà trù bếp táo không phiền lo lắng, cho nên công việc được mau chóng thành tựu viên mãn – tỏ bày ra đây một niệm may sao có thể làm một chứng phán tiêu trừ tam tai bát nạn vậy ư ? Tôi kính cẩn viết mấy lời này ngõ hầu thắp đèn trí huệ, đốt nén tâm hương, sanh lòng hoan hỷ. Mỗi khi lật quyển hành trình, cúi đầu cung kính cầu nguyện mọi người đều tinh tiến tu trì phước huệ song song.