Liên Hoa Giáp Trụ Ấn

Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền, duỗi thẳng Tiến Lực (2 ngón trỏ), ở ngay đầu của hai ngón này tưởng hai chữ ÁN CHÂM (輆_ OṂ ở đầu ngón trỏ phải, ṬUṂ ở đầu ngón trỏ trái).

Liền tụng Bị Giáp Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật-la, ca phộc tả, phộc nhật-lý củ lỗ, phộc nhật-la, phộc nhật-la, hàm”

Tùy tụng Chân Ngôn. Dùng hai Độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) bắt đầu ở trên trái tim quấn quanh ba vòng, chia đều đến sau lưng cũng quấn quanh ba vòng, [rồi đến rốn quấn quanh, tiếp quấn quanh đầu gối phải, tiếp quấn quanh đầu gối trái, quay trở lại đến rốn cũng quấn quanh, tiếp đến eo lưng] sau quay trở lại đến trước trái tim, tiếp theo quấn quanh vai phải, tiếp quấn quanh vai trái, tiếp đến cổ họng, sau đến cái cổ. Lại đến trước vầng trán, tiếp đến phía sau ót (Não bộ). Mỗi nơi đều quấn quanh ba vòng.

Như trước chậm rãi hạ xuống hai bên như thế rũ đai. Từ Đàn Tuệ (2 ngón út) theo thứ tự duỗi buông mười ngón. Liền đem hai tay xoay chuyển như múa để ngang trái tim, vỗ tay ba lần.

Liền tụng Phách Chưởng Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma, để sử dã, hộc”

Do kết Kim Cương Giáp Trụ Ấn, cho đến khi thành Phật, ở tất cả nơi tất cả đời thường mặc giáp trụ Đại Bi Kim Cương trang nghiêm thân tâm, cầu Tất Địa Thế Gian và Xuất Thế Gian đều mau chóng thành tựu, Các chướng, Tỳ Na Dạ Ca bên trong và bên ngoài chẳng dám xâm nhiễu. Do tụng Chân Ngôn, Kim Cương Phách Chưởng Ấn cho nên tất cả Thánh Chúng đều vui vẻ.

_ Tiếp nên tưởng ở trước thân: nơi Phong Luân (Vāyu-cakra) của cõi dưới (Hạ Giới Phong Luân) tưởng chữ Hám (HAṂ) màu đen, dẫn dần dần biến tướng thành hình như nửa vành trăng, xứng như PHONG LUÂN, nên tưởng câu chân thật là: “Tất cả Pháp lìa Nhân Duyên”

Tiếp nên ở trên Phong Luân, tưởng chữ Noan (VAṂ) có ánh sáng màu trắng, dẫn dần dần tròn đầy, lớn nhỏ như Bản Thủy Luân, nên tưởng câu chân thật là: “Tự Tính của các Pháp lìa ngôn thuyết”

Lại ở trên Thủy Luân, tưởng Bát-La Tự Môn (PRA) biến thành con rùa vàng tỏa ánh sáng hào quang màu vàng, dẫn dần dần rộng lớn đến vô lượng Do Tuần. Nên tưởng nghĩa chân thật là: “Thắng Nghĩa của tất cả Pháp chẳng thể đắc, dùng làm phương tiện”

Lại ở trong Hư Không, tưởng Khiếm Tự Môn (KHAṂ) biến thành Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata). Nên tưởng nghĩa chân thật là “Tất cả Pháp như Hư Không”. Thân Phật có màu như mặt trăng trắng tinh, đầu đội mão báu Kim Cương, đeo chuỗi Anh Lạc trang sức, thân mặc áo mỏng nhẹ màu nhiệm của cõi Trời, kết Bồ Đề Thắng Ấn, khởi Bi mẫn thâm sâu, xót thương tất cả Hữu Tình bị lửa phiền não Tham Sân Si thiêu đốt, gom chứa vô lượng nghiệp cực ác chẳng lành.

Tưởng toàn thân Đức Tỳ Lô Giá Na tuôn chảy nước Cam Lộ có tám Công Đức màu sắc như hình Kha Tuyết (đá Mã Não có màu trắng như tuyết) thấm ướt khắp cả lửa phiền não của tất cả Hữu Tình trong sáu nẻo, tràn đầy khắp lưng của Kim Luân Quy tạo thành biển sữa thơm to lớn. Nên kết Thành Tựu Hải Ấn: mười ngón tay cài chéo nhau bên trong (nội phộc) ngửa lên xoay theo bên phải.

Tụng Chân Ngôn là : “Án, vĩ ma lộ nại địa, Hồng”

Vì thành tựu Biến Hóa Liên Hoa, nên quán Lãm Tự Môn (RAṂ) tuôn phóng ánh lửa màu đỏ rồi thành Hỏa Luân có hình tam giác, dẫn dần dần to bằng Thủy Luân. Đột nhiên, từ lưng con rùa vàng vọt lên đóa sen lớn tám cánh, có Kim Cương làm cọng, rộng lớn vô lượng Do Tuần. Ở trong đài hoa quán A Tự Môn (A). Nên tưởng nghĩ chân thật là: “Tất cả pháp vốn chẳng sinh”. Từ Pháp Giới Đẳng Lưu của A Tự Môn vọt lên ngọn núi Tu Di Lô Sơn Vương (Sumeru).