LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ

Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 7

KINH ĐƯỢC DỊCH Ở ĐỜI ĐÔNG TẤN

Sách Đông Tấn Lục chép rằng: Cháu cố của Tuyên Đế, dòng Võ vương ở Lang gia là con của Cung Vương Cẩn, tên Duệ Tự là Cảnh văn. Ngày buổi sáng lúc mới sinh thì có ánh sáng lạ (thần quang) rực sáng khắp nhà. Ông có sợi lông trắng ở khóe mắt trái, mắt rất tinh anh, liếc nhìn rực lửa. Nhiều năm làm quan sứ rất tiết tháo thanh liêm, làm Đô đốc tướng quân ở An đông, lại làm Tả thừa tướng coi việc quân ở Dương châu. Sau khi Hoài Mẫn bị bại trận, các quan ly tán hoặc chạy về Giang nam hoặc bị giết chết. Trường an mất cứ điểm, nhà vua phải lánh về Bình dương. Ở Giang đông, lúc bấy giờ có nhóm năm trăm thuộc hạ khuyên Duệ nên xưng là Tấn Vương, thống nhiếp cả muôn mối dần đến cai trị cả ức triệu dân. Sau khi Mẫn Đế băng hà, liền lên ngôi vua lấy niêm hiệu kiến võ. Nhân kinh đô là Kiến nghiệp kỵ húy Mẫn Đế nên đổi thành Kiến khang. Trước năm Thái Khang thứ hai, tướng cũ nhà Ngô là Quãng Cung làm loạn. Bấy giờ ở Kiến nghiệp có Ngũ Chấn bói quẻ phệ bảo rằng: Bạo tặc sẽ dứt hết. Song phải ba mươi tám năm sau thì ở Dương châu sẽ có Thiên tử. Đến nay việc đó đã đúng như lời nói. Lại đời Tần Thủy Hoàng khi xem khí tượng có kẻ bảo rằng: “Năm trăm năm sau, tại núi Kim lăng đất ngô sẽ xuất hiện Thiên tử”. Thủy Hoàng rất ghét việc ấy, nên nhân đó phát động quân binh đào đục núi Kim lăng rồi đổi tên núi là Mạt lăng, để diệt mất khí tượng Đế vương. Từ đó đến đời của Duệ đã được năm trăm hai mươi sáu năm. Tấn thuộc hành kim nên khí tượng Đế vương khắp bốn bể. Điềm về Kim lăng đã ứng hiện ngày lúc này. Lại lời đồng dao có nói: “Năm ngựa lôi qua sông, một ngựa hóa làm rồng”. Trong năm Vĩnh Gia tao loạn bao trùm khắp thiên hạ, chỉ có Lang gia, Tây dương, Nhữ nam, Nam đốn và Bành thành… cả năm vua là tiêu biểu cho cả vùng Tế giang, nhưng cơ đồ của Duệ đứng đầu nên được làm vua đầu tiên vậy. Cho nên mới biết muốn làm vua thì trên phải cảm được với Thiên linh, muốn được cơ đồ hưng thịnh thì dưới phải nhờ địa thế. Địa giúp sức cho thế, cho nên Thủy Hoàng có đào đục thì cũng không phá mất được. Khi trời đã giáng linh phúc thì dù bị Lưu Diệu tàn hại nhưng vẫn sống còn. Từ năm Đinh Sửu niên hiệu Kiến Võ thứ nhất khi Nguyên Hoàng sáng lập kinh đô, cho đến năm Kỷ Mùi, niên hiệu Ngươn Hi thứ nhất thì vua Cung Đế nhường ngôi cho nhà Tống. Trong khoảng thời gian một trăm lẻ bốn năm, cả kẻ phạm người Hoa, hàng tại gia và xuất gia cả thảy hai mươi bảy người đã dịch các kinh cùng số kinh cũ mất tên người dịch tính cả thảy có hai trăm sáu mươi ba bộ gồm năm trăm tám mươi lăm quyển đều tập họp dưới mười hai đời vua thuộc nhà Đông Tấn. Kiến Khang lục chép như thế.

A. Các dịch giả:

* Nhà Đông Tấn là:

  • Sa-môn Bạch Thi Lê Mật-đa-la dịch ba bộ, mười một quyển kinh chú.
  • Sa-môn Chi Đạo Căn dịch hai bộ, bảy quyển kinh.
  • Sa-môn Khang Pháp Thúy dịch một bộ, mười quyển kinh.
  • Sa-môn Trúc-đàm-vô-lan dịch một trăm mười bộ, một trăm mười hai quyển kinh, chú, giới.
  • Sa-môn Khang Đạo Hòa dịch một bộ, ba quyển kinh.
  • Sa-môn Ca-lưu-đà-già dịch một bộ, một quyển kinh.
  • Sa-môn Tăng-già-đề-bà, dịch năm bộ, một trăm mười bảy quyển kinh, luận.
  • Sa-môn Tỳ-ma-la-xoa, dịch hai bộ năm quyển luật, tạp sự.
  • Sa-môn Đàm-ma dịch một bộ, hai quyển luật yếu.
  • Sa-môn Phật-đà Bạt-đà-la dịch mười lăm bộ, một trăm mười lăm quyển kinh, giới luận.
  • Sa-môn Thích Pháp Hiển, dịch sáu bộ, hai mươi bốn quyển kinh, giới luận, truyện.
  • Sa-môn Kỳ-đa mật dịch hai mươi lăm bộ, bốn mươi sáu quyển kinh.
  • Cư sĩ ngoại quốc Trúc-nan-đề, dịch hai bộ, ba quyển kinh.
  • Sa-môn Thích Pháp Lực, dịch một bộ, một quyển kinh.
  • Sa-môn Thích Tung Công, dịch ba bộ, ba quyển kinh.
  • Sa-môn Thích Thố Công, dịch một bộ, một quyển kinh.
  • Sa-môn Thích Pháp Dõng, dịch một bộ, một quyển kinh.
  • Sa-môn Thích Huệ Viễn, dịch mười bốn bộ, ba mươi lăm quyển Luận, Tán.
  • Sa-môn Thích Tăng Phu, dịch một bộ, một quyển luận.
  • Sa-môn Thích Đàm Tiên dịch hai bộ, sáu quyển chú, luận.
  • Sa-môn Chi Độn, dịch bảy bộ bảy quyển luận Chỉ quy.
  • Sa-môn Trúc Tăng Độ, dịch một bộ, một quyển Chỉ quy.
  • Sa-môn Thích Đạo Tổ, dịch bốn bộ, bốn quyển Mục lục.
  • Sa-môn Chi Mẫn Độ, dịch một bộ, một quyển Đều lục.
  • Sa-môn Khang Pháp Sướng, dịch một bộ, một quyển luận.
  • Sa-môn Trúc Pháp Tế, dịch một bộ, một quyển truyện.
  • Sa-môn Thích Đàm Vi, dịch hai bộ hai quyển luận Chỉ quy.
  • Các kinh mất tên người dịch có năm mươi ba bộ, năm mươi bảy quyển kinh chú.

B. Các bản dịch:

* Nhà Đông Tấn là:

  • Quán Đảnh Kinh chín quyển (thấy trong Tạp lục).
  • Đại Khổng Tước Vương Thần Chú Kinh một quyển (thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục và Tam Tạng Ký).
  • Khổng Tước Vương Tạp Thần Chú Kinh, một quyển (cũng thấy trong Trúc Đạo Tổ Lục nhưng dịch chưa hết và trong Tam Tạng Ký).

Cả ba bộ gồm mười một quyển do Sa-môn Bạch Thi Lê Mật-đala, nhà Tấn dịch là Cát Hữu, người Tây Vức, dịch ngày đời Ngươn Đế. Ngài là thái tử sẽ kế vị vua, nhưng ngài nhường ngôi cho em. Làm việc nước (Thái Bá) vụng về, ngộ tâm mở bày, bèn xuất gia làm Sa-môn. Ngài có thiên tư sáng suốt, cốt cáh phi phàm ứng phó tự tại, vượt hẳn mọi người, huống là thông minh biện bác, nói năng lưu loát… Quan thừa tướng Vương Đạo mới tiếp kiến lần đầu với ngài rất lấy làm lạ bèn xem như học trò của mình. Do đó mà danh tiếng càng vang xa. Thừa tướng Đạo thường bảo với Mật rằng: Vua ở ngoại quốc chỉ có một người này thôi! Mật cười đáp rằng: Nếu bảo bần đạo làm như thí chủ thì ngày hôm nay đâu thể dạo gót đến đây được!”. Người đương thời cho đó là lời đối đáp hay nhất. Ngài giỏi trì chú thuật dùng ngày đâu đều rất linh nghiệm, rất được thịnh hành ở Kiến khang. Bấy giờ mọi người đều gọi ngài là “Cao Tòa Pháp sư”. Lại dạy đệ tử cách xem lịch và lớn tiếng tán tụng, ảnh hưởng đến nay vẫn còn.

****

  • A-xà-thế Phật Chế Chư Bồ-tát Học Thành Phẩm Kinh, hai quyển (dịch năm Thái Khang, là bản dịch lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Chi-sấm thì giống nhiều khác ít).
  • Phương Đẳng Pháp Hoa Kinh, năm quyển (dịch năm Hàm Khang thứ nhất).

Cả hai kinh gồm bảy cuốn trên, do Sa-môn Chi Đạo Căn dịch ngày đời vua Thành Đế. Đều thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục.

  • Thí Dụ Kinh, mười quyển (Cựu Lục gọi là Chánh Thí Dụ Kinh). Một kinh gồm mười quyển này do Sa-môn Khang Pháp Thúy dịch ngày đời vua Thành Đế. Tập họp các kinh soạn dịch ra bộ kinh này, có nhiều sự kiện rất cần yếu.

****

  • Nghĩa Túc Kinh, hai quyển (Ngô Lục ghi cũng bảo là bản dịch khác).
  • Nhị Bách Lục Thập Giới Tam Bộ Họp Dị, hai quyển (ngày hai mươi tháng sáu năm Thái Ngươn thứ sáu, ở Tạ trấn tây họp chư Tăng kiểm xét rõ nhiều lần. Thấy trong Cựu Lục và Bảo Xướng Lục).
  • Tam Thập thất Phẩm Kinh, một quyển (dịch năm Thái Ngươn thứ mười hai, ngài Đạo An nói là rút từ luật kinh).
  • Hiền Kiếp Thiên Phật Danh Kinh, một quyển (Hai kinh trên rút từ Tăng Hựu Lục).
  • Bát Sư Kinh, một quyển.
  • Ngọc Da Kinh một quyển (hoặc gọi Ngọc Da Nữ Kinh).
  • Hà Điêu A-na-hàm Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Ha Điêu hoặc viết chữ Hà).
  • Giới Đức Kinh một quyển (hoặc gọi Giới Đức Hương Kinh).
  • Thất Mộng Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi A-nan Thất Mộng Kinh).
  • Thủy Mạt Sở Phiêu Kinh, một quyển.
  • Tỳ-kheo Thính Thí Kinh, một quyển.
  • Trị Thiền Pháp Kinh, một quyển.
  • Xà Hành Pháp Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
  • Bạo Tượng Kinh một quyển.
  • Quần Ngưu Thiên Đầu Kinh, một quyển.
  • Câu Tát Quốc Ô Vương Kinh, một quyển (hoặc có chữ La, rút từ Sinh Kinh).
  • Phu Phụ Kinh, một quyển (rút từ Sinh Kinh).
  • Độc Ngưu Kinh, một quyển (hoặc viết chữ Tử).
  • Giả Kê Kinh một quyển (Rút từ Sinh Kinh). – Lư-đà Kinh, một quyển
  • Trùng Hồ Điểu Kinh một quyển (Rút từ Sinh Kinh, hoặc viết chữ Ô).
  • Khổng Tước Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).
  • Thập Thiện Thập Ác Kinh, một quyển (Ngô Lục cũng gọi là khác bản dịch, dịch lần thứ hai).
  • Ngũ Khổ Kinh, một quyển (Hoặc gọi Tịnh Trừ Tội Cái Ngu Lạc Phật Pháp Kinh. Hoặc gọi Ngũ Đạo Chương Cú. Hoặc gọi là Ngũ Khổ Chương Cú).
  • Tự Ái Kinh, một quyển (thấy trong Cựu Lục hoặc Tự Ái Bất Tự Ái Kinh).
  • A-nan Niệm Di-lặc Kinh, một quyển (Hoặc viết chữ Ly).
  • Quốc Vương Bất Lê Tiên Nê Thập Mộng Kinh, một quyển.
  • Ma Thiên Quốc Vương Kinh, một quyển (Rút từ Lục Độ Tập).
  • Di Liên Kinh một quyển (Thấy trong Cựu Lục hoặc Di Lan hoặc Di Liên, rút trong Lục Độ Tập).
  • Phạm Chí Át-ba-la Diên Vấn Chương Tôn Kinh, một quyển.
  • La-bà-điểu Vị Ưng Sở Tróc Kinh, một quyển (La-bà-thi Tấn gọi là Bán Trỉ)
  • Tịch Chí Quả Kinh, một quyển.
  • Đại Ngư Sự Kinh một quyển.
  • Kiến Thủy Thế Giới Kinh, một quyển (Rút từ Đại Tập).
  • Tân Tuế Kinh, một quyển.
  • Phật Kiến Phạm Thiên Đảnh Kinh, một quyển- Niết Di Hầu Kinh, một quyển (Rút từ Sinh Kinh).
  • Xích Chủy Ô Dụ Kinh, một quyển.
  • Vô Ngô Ngã Kinh, một quyển.
  • Giới Tương Ưng Kinh, một quyển.
  • A-nậu Phong Kinh, một quyển (A-nậu Phong Tấn gọi là Y Thứ).
  • A-nan Đa-hoàn-la Vân Mẫu Kinh, một quyển
  • A-dục Vương Cúng Dường Đạo Tràng Thọ Kinh, một quyển
  • Thái Liên Hoa Vương Kinh, một quyển (Hoặc gọi Thái Liên Hoa Vương Thượng Phật Thọ Quyết Hiệu Diệu Hoa Kinh).
  • Tứ Thiên Vương Án Hành Thế Gian Kinh, một quyển.
  • Đế Thích Từ Tâm Chiến Thắng Kinh, một quyển.
  • Tam Thập Tam Thiên Viên Quán Kinh, một quyển (Rút từ Tăng Nhất A-hàm).
  • Tỳ-kheo Vấn Phật Thích Đề-hoàn Nhân Nhân Duyên Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
  • Thiên Ư-tu-la Dục Đấu Chiến Kinh, một quyển (Rút từ Trường A-hàm).
  • Thiên Đế Thọ Giới Kinh, một quyển.
  • Thích Đề-hoàn Nhân Nghệ Mục-liên Phóng Quang Kinh, một quyển.
  • Phạm Thiên Sách Số Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi Chư Thiên Sự Kinh).
  • Chư Thiên Địa Kinh, một quyển (bản dịch khác).
  • Tỳ-kheo Dục Ngộ Thiên Tử Phóng Quang Kinh, một quyển.
  • Thiên Thần Cấm Bảo Kinh, một quyển (Rút từ Nghĩa Túc Kinh).
  • Chư Thiên Vấn Như Lai Cảnh Giới Bất Khả Tư Nghi Kinh, một quyển (Rút từ Đại Tập Kinh).
  • Tội Nghiệp Báo Ứng Kinh, một quyển.
  • Cứu Hộ Thân Mạng Kinh, một quyển.
  • Tập Tu Sĩ Hành Kinh, một quyển.
  • Khuyến Hành Hữu Chứng Kinh, một quyển (rút từ Tạp Ahàm).
  • Thiền Tư Mãn Túc Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm, dịch lần thứ hai).
  • Trung Tâm Chánh Hạnh Kinh, một quyển (Rút từ Lục Độ Tập hoặc gọi Trung Tâm Kinh. Cựu Lục gọi là Đại Trung Tâm Kinh, Tiểu Trung Tâm Kinh)
  • Chánh Kiến Kinh, một quyển.
  • Tứ Đại Nê-lê Kinh, một quyển (Biệt Lục có ghi. Tăng Hựu Tam Tạng Ký gọi là mất tên người dịch, không có chữ Đại).
  • Phật Vị Tỳ-kheo Thuyết Đại Nhiệt Địa Ngục Kinh, một quyển.
  • Địa Ngục Chúng Sinh Tương Hại Kinh, một quyển.
  • Thập Pháp Thành Tựu Ác Nghiệp Nhập Địa Ngục Kinh, một quyển.
  • Chúng Sinh Đảnh Hữu Thiết Ma Thạnh Hỏa Xí Nhiên Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
  • Kiến Nhất Thiết Chúng Sinh Cử Thế Phấn Uế Đô Thân Kinh, một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
  • Thiết Thành Nê-lê Kinh, một quyển.
  • Nê-lê Kinh, một quyển (hoặc gọi Trung A-hàm Nê-lê Kinh).
  • Mục-liên Kiến Đại Thân Chúng Sinh Nhiên Thiết Triều Thân Kinh một quyển (Rút từ Tạp A-hàm).
  • Tỳ-kheo Thành Tựu Ngũ Pháp Nhập Địa Ngục Kinh, một quyển (Rút từ A-hàm).
  • Học Nhận Ý Loạn Kinh, một quyển.
  • Bình Sa Vương Ngũ Nguyện Kinh, một quyển.
  • Bát-nê-hoàn Thời Đại Ca-diếp Phó Phật Kinh, một quyển (hoặc gọi Ma-ha Ca-diếp).
  • Ngũ Nhãn Văn Kinh, một quyển.
  • Đệ Tử Mang Quá Kinh, một quyển (khác với bản dịch của ngài Kiết Hữu đã dịch trước).
  • Khổng Tước Vương Chú Kinh, một quyển (khác bản dịch trước của ngài Kiết Hữu).
  • Long Vương Cát Nguyện Ngũ Long Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Ma-ni-la-đàn Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Long Vương Chú Thủy Dục Kinh, một quyển.
  • Đại Thần Tướng Quân Chú Kinh, một quyển.
  • Y Hoàn Pháp Nguyện Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Thập Bát Long Vương Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Ma-ni-la-đàn Thần Chú An-ma Kinh, một quyển.
  • Dược Chú Kinh, một quyển.
  • Đại Thần Mẫu Kiết Thệ Chú Kinh, một quyển.
  • Chú Độc Kinh, một quyển.
  • Trì Cú Thần Chú Kinh, một quyển
  • Ma Du Thuật Chú Kinh, một quyển.
  • Đàn Trì La Ma Du Thuật Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Thất Phật Sở Kiết Ma Du Thuật Chú Kinh, một quyển.
  • Giải Nhật Ách Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Chú Thủy Kinh, một quyển.
  • Sấn Thủy Kinh, một quyển.
  • Thỉnh Vũ Chú Kinh, một quyển.
  • Chỉ Vũ Chú Kinh, một quyển.
  • Đà Lân Bát Chú Kinh, một quyển.
  • Huyễn Sư Bạt-đà Thần Chú Kinh, một quyển (Cũng gọi Bađà).
  • Chú Thời Khí Bệnh Kinh, một quyển.
  • Chú Tiểu Nhi Bệnh Kinh, một quyển.
  • Chú Xỉ Thống Kinh, một quyển.
  • Chú Nhãn Thống Kinh, một quyển.
  • Chú Nha Thống Kinh, một quyển.
  • Lục Trần Danh Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Huyễn Sự A Châu Di Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Y Vương Duy Lâu Diên Thần Chú Kinh, một quyển (tức A Duy Sở Vấn Y Vương Duy Lâu Diên Thần Chú Kinh).
  • Thập Tụng Tỳ-kheo Giới Bổn một quyển (Năm Thái Nguyên thứ sáu đã họp chư tăng lấy ba bản dịch của các vị như Tăng Thuần, Đàm Ma Trì, Trúc Tăng Thư làm một quyển. Thấy ở Bảo Xướng Lục).
  • Ly Dục Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di Cụ Hành Nhị Thập Nhị Giới Văn một quyển.

Cả một trăm lẻ một bộ gồm một trăm mười hai quyển trên ngày đời Tấn Hiếu Võ Đế do Sa-môn Trúc Đàm Vô Lan (nhà Tấn dịch là pháp chánh, người Tây Vức), ở Tạ trấn tây tại Dương đô lấy trong Thủ Thế Yếu Lược của Đại Bộ dịch ra. Tăng Hựu Lục chỉ chép có hai bộ kinh, ngoài ra chỉ thấy trong Biệt Lục. Tuy đều có bản chánh nhưng lại lưu hành riêng biệt nên đều nêu ra đây để có chỗ y cứ.

****

  • Ích Ý Kinh, ba quyển (dịch lần thứ hai). Một bộ kinh ba quyển trên là do Sa-môn Khang Đạo Hòa dịch ngày cuối năm Thái Ngươn đời vua Hiếu Võ Đế. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Lục. Còn Chu Sĩ Hành Hán Lục thì bảo là có hai quyển nhưng không nói rõ tên người dịch.

****

  • Thập Nhị Du Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, so với bản dịch của ngài Cương Lương thì khác chút ít).

Một quyển sách trên do Sa-môn Ca-lưu-đà-già người ngoại quốc (Ấn), nhà Tấn dịch tên ngài là Thời Vĩnh, dịch năm Thái Ngươn mười bảy thuộc đời vua Hiếu Võ Đế. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục và Bảo Xướng Lục).

****

  • Trung A-hàm Kinh, sáu mươi quyển (ở Đông đình dịch từ tháng mười một năm Long An thứ nhất đến hai năm sáu tháng mới ngày. Ngài Trúc Đạo Tổ bút thọ (chép lại). Bản dịch này lần thứ hai. So với bản dịch của ngài Đàm-ma-nan-đề thì phần lớn không giống thấy trong Đạo Tổ Lục).
  • Tăng Nhất A-hàm Kinh, năm mươi quyển (là bản dịch thứ hai, dịch ngày tháng một năm Long An thứ nhất. So với bản dịch của ngài

Nan-đề khác nhau chút ít. Ngài Trúc Đạo Tổ bút thọ, hoặc bốn mươi hai hay ba mươi ba quyển không nhất định. Thấy trong Đạo Tổ và Bảo Xướng Lục).

  • A-tỳ-đàm Tâm Luận, bốn quyển (Châu Lư Sơn dịch theo yêu cầu của huệ Viễn ngày năm Thái Ngươn thứ mười sáu, ngài Đạo Từ làm bút ghi lại).
  • Tam Pháp Độ Luận, hai quyển (Châu Lư Sơn dịch năm Thái Ngươn thứ mười sáu. Biệt Lục bảo là một quyển. So với bản dịch của ngài Đàm-ma-nan-đề, đời Tần thì giống nhiều khác ít. Hoặc gọi tắt là Tam Pháp Độ, hoặc không có chữ “Luận” hoặc viết bằng chữ “Kinh”.
  • Giáo Thọ Tỳ-kheo-ni Pháp, một quyển (thấy trong Biệt Lục cũng dịch tại Lư Sơn).

Cả năm bộ gồm một trăm mười bảy quyển kinh luận trên, đều do Tam tạng Pháp sư Cù-đàm Tăng-già-đề-bà (Tấn dịch là Chúng Thiên) người nước Kế Tân, dịch ngày đời vua Hiếu Võ và An Đế. Về sau đời Tần Diêu, ngài sang sông. Trước hết là ngài huệ Viễn châu Lư Sơn nổi tiếng bậc nhất là người giỏi kinh điển. Khi nghe ngài Đề-bà đến nơi thì liền mời ngày Lư Sơn để cùng dịch thuật, bỏ đi đi sự văn hoa chỉ giữ lại thực chất. Nay thấy các tác phẩm còn lưu truyền chính là lối văn này.

Ngày mùa xuân cuối năm Long An, ngài dạo chơi đến Kiến Khang. Các hàng Vương tôn công tử, danh sĩ phong lưu đời Tấn đều đón tiếp. Đến mùa Đông, vì yêu cầu của Vệ quân Tướng quân Đông Đình Hầu là Vương Tuần nên dịch lại Trung và Tăng Nhất A-hàm, tập hợp các bậc danh đức ở kinh đô như các ngài Thích huệ Trì… gồm bốn mươi Sa-môn để cùng phiên dịch rõ ràng, cho mãi đến mùa hạ mới ngày. Khi ngài châu Lạc dương và Giang tả, số Kinh luận được dịch ra hơn cả trăm vạn lời đều nắm được diệu chỉ sâu xa.

****

  • Tỳ-ni Tụng, ba quyển (là mười bài Tụng sau Thiện Tụng).
  • Tạp Vấn Luật Sự, hai quyển (cùng chúng Luật Yếu Dụng, đều thấy trong Nhị Tần Lục).

Cả hai bộ gồm năm quyển trên, do Tam tạng Pháp sư Tỳ-ma-laxoa (Tấn dịch là Vô Cấu Nhãn) người nước Kế Tân năm Hoằng Thủy thứ tám đời Diêu Tần, ngài đến Trường an. Khi ngài La-thập viên tịch, ngài bèn đến Thọ xuân ngụ ở Thạch giản. Đám học trò học luật hội họp đông đảo môn Tỳ-ni rất phát triển thịnh hành. Ngài La-thập dịch Thập Tụng gồm năm mươi tám quyển. Về sau ngài La-xoa giải rộng thêm thành sáu mươi mốt quyển, đổi tên Thiện Tụng thành Tỳ-ni Tụng, cho nên nay có hai tên. Sau ở Giang lăng dịch bộ luật Tạp Sự ở Đạo tràng, huệ Quan làm bút thọ (ghi lại) rất thạnh hành ở đời, lưu truyền mãi đến nay.

****

  • Chúng Luật Yếu Dụng, hai quyển (Người và chỗ không đồng nên văn cũng rất khác nhau. Thấy trong Biệt Lục).
  • Một bộ hai quyển này được dịch ngày hai tháng ba năm Long An thứ tư đời vua An Đế, do ngài Sa-môn Thích Tăng Tuân và hơn hai mươi vị khác. Ở Dương châu, quan Thượng thư sai Vương Pháp đến tinh xá thỉnh ngài Tam tạng Luật sư Đàm-ma (Tấn dịch là Pháp Thiện) dịch ra, Luật sự và tựa đều đầy đủ. Quyển đầu nói rõ về vật của Phật Pháp Tăng, giới hạn sự giao tiếp giữa nhau sai khác rất thiết yếu, cần phải khéo léo giữ gìn.

****

  • Hoa Nghiêm Kinh, năm mươi quyển (châu chùa Đạo tràng dịch ra năm Nghĩa Hy thứ mười bốn, cho đến năm Vĩnh Sơ thứ hai đời Tống mới ngày, hoặc có sáu mươi quyển. Thấy ở Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
  • Quán Phật Tam-muội Kinh, tám quyển (một tên là Quán Phật Tam-muội Hải Kinh. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục hoặc bảo dịch ngày đời Tống).
  • Quá Khứ Nhân Quả Kinh, bốn quyển (thấy trong Biệt Lục).
  • Tân Vô Lượng Thọ Kinh, hai quyển (ở Đạo tràng dịch năm Vĩnh Sơ thứ hai. Thấy trong Bảo Xướng Lục).
  • Đạt-ma-đa-la Thiền Kinh, hai quyển (một tên là Bất Tịnh Quán Kinh, một tên là Tu Hành Đạo Địa Kinh).
  • Đại Phương Đẳng Như Lai Tạng Kinh, một quyển (ở Đạo tràng dịch năm Ngươn Hi thứ hai, dịch lần thứ hai. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục. So với bản dịch của ngài Pháp Lập có khác chút ít).
  • Văn-thù-sư-lợi Phát Nguyện Kệ Kinh, một quyển (ở Đạo tràng dịch năm Ngươn Hi thứ hai. Sau kinh có ghi là năm Canh Thân, một bản không có chữ Kệ. Thấy ở Bảo Xướng Lục).
  • Xuất Sinh Vô Lượng Môn Trì Kinh, một quyển (một tên là Thành Đạo Hàng Ma Đắc Nhất Thiết Trí Kinh, ở Lô Sơn dịch ra. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
  • Bổn Nghiệp Kinh, một quyển.
  • Tân Vi Mật Trì Kinh, một quyển (dịch lần hai ngày năm Long An thứ hai. So với bản dịch của ngài Chi Khiêm đời Ngô thì giống nhiều 20 khác ít. Thấy ở Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
  • Tịnh Độ Ba-la-mật Kinh, một quyển.
  • Bồ-tát Thập Trụ Kinh, một quyển (dịch lần thứ ba).
  • Tăng Kỳ Luật, bốn mươi quyển (cùng ngài Pháp Hiển dịch ngày tháng mười một năm Nghĩa Hy thứ mười hai. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục và Biệt Lục. Hoặc có ba mươi quyển).
  • Tăng Kỳ Đại Tỳ-kheo Giới Bổn, một quyển (ở Đạo tràng dịch lần thứ hai. Thấy trong Bảo Xướng Lục).
  • Phương Tiện Tâm Luận, một quyển (cùng dịch với ngài Pháp Nghiệp. Thấy trong Cao Tăng truyện).

Cả mười lăm bộ gồm một trăm mười lăm quyển trên là do ngài Tam tạng Thiền sư Phật-đà Bạt-đà-la (Tấn dịch là Giác Hiền) người Bắc Thiên Trúc, đời vua An Đế, ở hai nơi Dương đô và Lô Sơn mà dịch ra. Các Sa-môn Pháp Nghiệp, Huệ Nghĩa, Huệ Nghiêm… cùng làm bút thọ (ghi lại). Trong Cao Tăng truyện bảo rằng Giác Hiền dịch Nê-hoàn và Tu Hành… mười lăm bộ gồm một trăm mười bảy quyển. Căn cứ ngày Bảo Xướng Lục, Túc Vô Thượng Thọ và Giới Bổn, số bộ tuy đầy đủ, nhưng còn thiếu hai quyển, chưa rõ là kinh gì. Rất mong các bậc học rộng nghe thấy hoặc tiếp tục tìm đọc biết được, xin bổ túc chỗ thiếu sót hầu làm đầy đủ dòng pháp vậy.

****

  • Đại Bát-nê-hoàn Kinh, sáu quyển, do Tạ Ty Không Công Tạ Thạch (?) ở Đạo tràng dịch năm Nghĩa Hy thứ mười ba. Cựu Lục bảo là ngài Giác Hiền dịch. Bảo Vân làm bút thọ. Đó là Đại Chúng Vấn Phẩm của Đại Bản chia làm mười quyển đã dịch trước đây. Thấy ở Trúc Đạo Tổ Lục, hoặc mười quyển).
  • Phương Đẳng Nê-hoàn Kinh, hai quyển (thấy ở Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
  • Tạp Tạng Kinh, một quyển (cùng với Quỷ Vấn Mục-liên, Ngạ Quỷ Báo Ứng, Mục-liên Thuyết Địa Ngục, Ngạ Quỷ Nhân Duyên… cả bốn quyển trên đồng bản là một kinh nhưng khác người dịch. Thấy trong Bảo Xướng Lục).
  • Tăng-kỳ Ni Giới Bản, một quyển (bản dịch thứ hai cùng dịch với ngài Giác Hiền. So với bản dịch của ngài Kha-ca-la đời Ngụy thì khác chút ít).
  • Tạp A-tỳ-đàm Tâm Luận, mười ba quyển (dịch lần hai cùng ngài Giác Hiền. So với bản dịch của ngài Tăng Già Bạt Trừng đời Tiền Tần thì rất giống).
  • Lịch Du Thiên Trúc Ký Truyện, một quyển.

Cả sáu bộ gồm hai mươi bốn quyển trên, do ngài Sa-môn Thích Pháp Hiển ở Bình Dương, đến năm Long An thứ ba đời An Đế ngài cất bước từ Trường An xạ dạo khắp Thiên Trúc để tìm dấu tích linh thiêng, tìm thỉnh các Kinh Luật Luận mà nhà Tấn không có. Trải khắp các nước để học tiếng và chữ Phạm, chính tay sao chép lại các bản tiếng Phạn từ xưa, từ Bắc chí Nam. Khi đến nước Sư Tử, ở đấy có răng Phật. Mỗi năm ngày tháng ba vua nước ấy dự định trước mười ngày, trang suất voi trắng rồi sai một vị quan cao quý tài trí biện thuyết giỏi, mặc áo ngự bào của vua, ngồi trên voi trắng, vỗ trống lớn tiếng bảo rằng: “Đức Như Lai ở đời suốt bốn mươi chín năm, thuyết pháp độ người số đông vô lượng. Khi duyên chúng sinh đã hết thì ngài nhập Niết-bàn. Từ đó đến nay đã được một ngàn bốn trăm chín mươi bảy năm, khá thương cho chúng sinh ở thế gian còn mê muội triền miên. Mười ngày nữa răng Phật sẽ được trưng bày tại tinh xá Vô úy. Vậy mọi người nên sắm sửa hương hoa đến cúng dường!”.

Lúc đó nhằm năm Nghĩa Hi thứ nhất đời Tấn, ngài Pháp Hiển linh đinh trên biển cả về đến tận Dương Đô, ở Đạo tràng mà dịch Kinh Giới Luận. Biệt truyện ghi đủ mọi việc và bảo rằng kể từ nam Ất Tỵ, niên hiệu Nghĩa Hi thứ nhất, cho đến nay là năm Đinh Tỵ thuộc niên hiệu Khai Hoàng thứ mười bảy thì đã trải qua một ngàn sáu trăm tám mươi mốt năm.

****

  • Anh Lạc Kinh, mười hai quyển (hoặc mười quyển) – Duy-ma-cật Kinh, bốn quyển (dịch lần thứ ba) – Thiền Kinh, bốn quyển.
  • Đại Trí Độ Kinh, bốn quyển.

Cả bốn bộ kinh trên gồm hai mươi bốn quyển đều thấy ở Nam Lai Tân Lục.

  • Như Huyễn Tam-muội Kinh, hai quyển (dịch lần thứ hai, so với bản Bát-nhã Tam-muội Kinh hai quyển của ngài Chi-sấm dịch ngày đời Hán thì đồng tên nhưng câu văn khác nhau chút ít. Thấy trong Trúc Đạo Tổ Tấn Thế Tạp Lục).
  • A Thuật Đạt Kinh, một quyển.
  • Vô Sở Hy Vọng Kinh, một quyển.
  • Phổ Hiền Quán Kinh, một quyển (một tên là Quán Phổ Hiền Bồtát Kinh. Thấy trong Đạo huệ Lục).
  • Vô Cực Bảo Tam-muội Kinh, một quyển (dịch lần hai).
  • Ngũ Cái Nghi Kiết Thất Hạnh Kinh, một quyển (dịch lần hai. So với bản dịch của ngài Pháp Hộ có khác chút ít).
  • Sở Dục Trí Hoạn Kinh, một quyển (dịch lần hai. So bản ngài Trúc Pháp Hộ dịch thì khác chút ít).
  • Như Lai Độc Chứng Tự Thệ Tam-muội Kinh, một quyển (dịch lần hai).
  • Pháp Một Tân Kinh, một quyển (dịch lần hai).
  • Bồ-tát Chánh Trai Kinh một quyển (dịch lần hai).
  • Chiếu Minh Tam-muội Kinh, một quyển (dịch lần hai).
  • Phân Vệ Kinh, một quyển.
  • Oai Cách Trưởng Giả Lục Hướng Bái Kinh, một quyển (một bản viết là Oai Hoa).
  • Bồ-tát Thập Trụ Kinh, một quyển (dịch lần hai).
  • Ma Điều Vương Kinh, một quyển.
  • Chỉ Man Kinh, một quyển (hoặc viết Chỉ Kế Kinh).
  • Phù Quang Kinh, một quyển (hoặc viết Nhũ Quang Kinh).
  • Di-lặc Sở Vấn Bổn Nguyện Kinh, một quyển.
  • Thập Địa Kinh, một quyển.
  • Bão Nữ Thí Kinh, một quyển.
  • Phổ Môn Phẩm Kinh, một quyển (dịch lần hai. So bản dịch của ngài Pháp Hộ rất giống. Thấy trong Trúc Đạo Tổ và Tam Tạng Ký).

Cả hai mươi lăm bộ gồm bốn mươi sáu quyển trên do Sa-môn Kỳ-đa-mật (Tấn dịch là Ha Hữu), người Tây Vức dịch ra hết. Các Lục đều nói rằng: Kỳ-đa-mật dịch ra ở đời Tấn. Tên sách dịch phần lớn đều giống nhau kể ra không phải là hư dối, nếu không phải ở Hàm dương, Lạc dương thì cũng chính là ở Giang nam, nhưng chưa rõ là đời vua nào. Một bộ thấy ở Tăng Hựu rút từ Tam Tạng Tập Ký, ngoài ra đều lấy từ ghi chép của các lục khác.

****

  • Đại Thừa Phương Tiện Kinh, hai quyển (bản dịch lần ba ngày năm Ngươn Hi thứ hai. So với bản dịch của các ngài Pháp Hộ và Tănggià-đà thì khác chút ít. Cùng với bộ huệ Thượng Bồ-tát Sở Vấn Kinh thì bản đồng mà khác người dịch. Thấy trong Thủy Hưng Lục).
  • Thỉnh Quán Thế Âm Tiêu Phục Độc Hại Đà-la-ni Kinh, một quyển (dịch lần thứ hai, thấy trong Pháp Thượng Lục).
  • Oai Cách Trưởng Giả Lục Hướng Bái Kinh, một quyển (Ở Quảng châu dịch ra khoảng đời Tấn- Tống, là bản dịch thứ ba. So với bộ Lục Hướng Bái của ngài Pháp Hộ và Kỳ-đa-mật dịch thì giống nhau. Thấy ở Thủy Hưng và Bảo Xướng… các Lục).

Cả ba bộ gồm bốn quyển trên đều do Cư sĩ Trúc-nan-đề (Tấn dịch là Hỷ Pháp) người ngoại quốc (Ấn) dịch ra. Thượng Lục Bảo là dịch ở nhà Tấn chưa rõ đời vua nào, năm nào.

****

  • Vô Lượng Thọ Chí Chân Đẳng Chánh Giác Kinh, một quyển (một tên là Nhạc Phật Độ Kinh, một tên Cực Lạc Phật Độ Kinh).

Một bộ kinh một quyển trên là ngày tháng hai năm Ngươn Hi thứ nhất đời vua Cung Đế, do Sa-môn Trúc Pháp Lực người ngoại quốc (Ấn) dịch ra, đây là bản dịch thứ sáu. So với bản dịch của ngài Chi Khiêm, Khang Tăng Khải, Bạch Diên, Trúc Pháp Hộ, Cưu-ma-la-thập thì bản rất giống nhưng tên kinh và lời văn khác chút ít. Thấy trong Thích Chánh Độ Lục.

****

  • Ca-diếp Kết Tập Giới Kinh, một quyển.
  • Bình Sa Vương Ngũ Nguyện Kinh, một quyển (cũng gọi là Phất Sa Vương Kinh).
  • Viết Nạn Kinh, một quyển (tức Việt Nạn Kinh. Các việc nói sau có khác chút ít).

Cả ba bộ gồm ba quyển trên, các Lục đều bảo là dịch ở cuối đời Tấn, không rõ năm nào, đời vua nào, do Sa-môn Thích Trung Công dịch, hoặc gọi là Cao Công. Thấy ghi ở Triệu Lục và Thủy Hưng Lục).

****

  • Ca-diếp Cấm Giới Kinh, một quyển (một tên Ma-ha Tỳ-kheo Kinh, một tên là Chân Ngụy Sa-môn Kinh).

Một kinh một quyển này dịch ngày cuối đời Tấn, chưa rõ năm nào, đời vua nào. nói là Sa-môn Thích Thoái Công Dịch, thấy ở Thủy Hưng Lục).

  • Phật Khai Giải Phạm Chí A Bạc Kinh, một quyển xuống hàng. Một quyển kinh trên ở đời Tấn Mạt, chưa rõ năm nào, đời vua nào. nói là Sa-môn Thích Pháp Dõng dịch, thấy ở Triệu Lục).
  • Đại Trí Luận Yếu Lược hai mươi quyển (cũng gọi là Thích Luận Yếu Sao).
  • Vấn Đại Thừa Trung Thâm Nghĩa Thập Bát Khoa gồm ba quyển (đều do ngài La-thập trả lời).
  • A-tỳ-đàm Tâm Tự, một quyển.
  • Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Tự, một quyển.
  • Tu Hành Phương Tiện Thiền Kinh Tự, một quyển.
  • Tam Pháp Độ Tự, một quyển.
  • Pháp Tánh Luận, một quyển.
  • Minh Báo Ứng Luận một quyển.
  • Thích Tam Báo Luận, một quyển.
  • Biện Tâm Thức Luận, một quyển.
  • Bất Kính Vương Giả Luận, một quyển.
  • Sa-môn Tổ Pháp Luận, một quyển.
  • Đại Trí Luận Tự, một quyển (Vua Tần là Dao Hưng yêu cầu dịch).
  • Phật Ảnh Tán, một quyển.

Cả mười bốn bộ gồm ba mươi lăm quyển trên, ngày đời vua Hiếu Võ và An Đế, ở Lô Sơn do ngài Sa-môn Thích huệ Viễn thuật chế. Viễn là người ở Nhạn môn, họ Cổ. Năm lên hai mươi mốt tuổi gặp được ngài Thích Đạo An liền cho đúng là thầy mình. Khi nghe Đạo An giảng kinh Bát-nhã, Viễn thưa rằng: Cả chín dòng Nho đạo đều là vỏ trấu cả. Bèn ném bỏ trâm đang cài đầu ngày cỏ rác rồi tự nhận giềng mối Đại Pháp là trách vụ của mình. Khi nghe ngài La-thập ngày Quan ải, liền gửi thư đến giao hảo rằng: Thích huệ Viễn tôi cúi lạy ngài, năm rồi tôi nhờ ơn Diêu Tả quân giúp đỡ sách vở giấy bút. Nay xin hỏi nhân giả ngày xưa đất nước khác nhau, muốn gặp phải vượt nghìn trùng. Bây giờ dù tiếng nói chưa thông hiểu nhau, chỉ mới nghe hơi hớm đã vui lắm rồi. Nay ngài đã mang báu vật (Phật pháp) đến đây, thì trong một ngày cả chín ngựa cũng khó mamg hết cả nỗi niềm mừng kính, luôn nhọc nhằn nơi mắt ngóng trông chờ đợi. Cây Chiên đàn đem trồng nơi khác thì mọi vật xung quanh cũng sẽ thơm lây, ngọc Ma-ni rực chiếu thì các ngọc báu cũng hấp thụ được ánh sáng ấy. Vả đã nguyện nhiều mà không chuyên làm việc tốt trọn vẹn, thì ngài Long Thọ đâu riêng nổi bật hơn người trước. Vả xưa nay áo mới may (Cảnh y tài) nên lên tòa cao mà mặc.

Ngài La-thập đáp thư: Lão già Cưu-ma-la này xin kính lễ, đã chưa từng gặp mặt chuyện trò, lại văn từ cách trở sự hiểu nhau chưa thông nhịp cầu, duyên ý chưa nối. Nay vừa mới đến nơi huống nữa phong đức được tiếp nối chỉ là thô thiển, ngài hà tất phải quá khen mà che lấp lời của trăm kinh. Sau này Đông phương tất sẽ có Hộ Pháp Bồ-tát. Nhân giả hãy cố gắng, khéo quảng bá việc này. Phàm tài năng cần đủ cả năm thứ là phước đức, giới hạnh, học rộng, biện tài và trí huệ sâu sắc. Nếu người nào gồm đủ thì đạo pháp hưng thạnh, nếu ai chưa đủ thì tất phải ngưng trệ. Nhân giả là kẻ đầy đủ tài năng, cho nên lời thư rất thông suốt tốt đẹp. Do đó việc phiên dịch là truyền đạt tâm ý thì đâu thể hết được.

Vài lời thô thiển xin đáp lại ý ngài. Nhọc công ngài quá so sánh Cảnh Y Tài, nếu lúc muốn lên Pháp tòa thì mặc ngày tất sẽ đúng ý của Như Lai, chỉnh e người không xứng đáng với vật chỉ lấy làm thẹn mà thôi. Từ nay xin được cùng trao đổi lời vàng ngọc để được thấm nhuần pháp khí. Cùng xin tặng nhau một bài kệ:

Đã không còn nhiễm lạc
Tâm được thiện nhiếp chăng?
Nếu được không tán loạn
Thâm nhập thật tướng chăng
Trong tướng không rốt ráo
Tâm không có chỗ vui
Nếu vui Thiền Trí huệ
Là Pháp tánh không chiếu
Hư dối đều không thật
Cũng chẳng chỗ dừng tâm.
Pháp Nhân giả đã đắc.
Xin bày chỗ thiết yếu.

Ngài huệ Viễn cũng đáp lại bằng một bài kệ:

Gốc chánh còn theo ai?
Bến bờ đâu mà diệt
Một mảy may cảnh động
Sụp độ cả núi non
“Hoặc tưởng” cứ nối nhau
Gặp Lý liền ngưng trệ.
Nhân duyên tuy không chủ
Mở đường há một đời?
Giờ không biết người giỏi
Ai sẽ nắm huyền cơ
Hỏi đến còn mênh mang
Hẹn nhau ngày bóng xế.

Trước đây ở Trung Quốc chưa nghe nói tiếng Nê-hoàn thường trú, mà chỉ nói chữ thọ mạng dài lâu. Viễn bèn than rằng: Phật là bật cao tột, đã tột cao thì tất không biến đổi, lý của không biến đổi há lại có cùng tận được sao? Nhân đó viết quyển Pháp Tánh Luận mà bảo rằng: Chỗ cao tột nhất lấy bất biến làm tánh, đã được Tánh thì lấy thể cùng cực làm Tông chỉ”. Ngài La-thập thấy lời luận ấy khen rằng: Người ở vùng biên giới chưa hề thấy có kinh điển, mà cùng lý đã họp, đâu chẳng diệu kỳ lắm ư?

Chúa Tần là Diêu Hưng rất quý trọng khâm phục Phong cách và Tài đức của huệ Viễn, nên luôn ân cần viết thư thăm hỏi liên tiếp biếu tặng… Khi Thích Luận vừa mới ra, Hưng đưa Luận đến và gởi thư bảo nên viết Tựa Luận để lưu truyền cho kẻ hậu học. Tiếng tăm của huệ Viễn vang xa đến các lân quốc. Ngài nhận thấy Trí Độ Luận câu văn quá rắc rối dài dòng khiến kẻ mới học khó hiểu. Bèn sửa sang tóm tắt các điều cương yếu soạn thành hai mươi quyển, lời tựa rất sâu sắc tao nhã giúp kẻ tìm học nhẹ bớt nửa công khó nhọc.

Lúc bấy giờ vua Hoàn Huyền tây chinh Ân Trọng Kham, muốn Viễn xuống núi để cùng diện kiến. Viễn lấy cớ bệnh để từ chối. Huyền đích thân lên núi, kẻ tả hữu tâu rằng: Ngày xưa Ân Trọng Kham cũng đã ngày núi lạy Viễn, vậy xin bệ hạ chớ kính trọng.

Huyền bảo: Sao có lý đó được, Trọng Kham vốn là kẻ đã chết rồi. Khi Huyền ngày gặp Viễn thì bất giác kính trọng.

Huyền thưa: Nếu không giết hại gây thương tổn thì làm sao dẹp tan được.

Viễn đáp: Nên lập thân hành Đạo.

Huyền khen là hay nhưng không dám trình bày ý định của mình ra. Bèn nói việc chinh phạt. Viễn làm thinh không đáp. Huyền lại hỏi: Ngài chẳng cầu mong điều gì sao?

Huệ Viễn nói: Mong cho thí chủ luôn được an ổn và người khác cũng thế!”….

Huyền xuống núi bảo kẻ tả hữu rằng: Từ lúc mới sinh đến nay thật chưa thấy ai như vị này. Về sau Huyền muốn sa thải chúng Tăng, lại khiến Sa-môn phải tôn kính vua chúa, bèn viết thư cho Viễn để quyết nghi.

Ngài huệ Viễn đáp vắn tắt rằng: Áo ca-sa không phải là sắc phục của Triều nhà Tống, Bình Bát cũng nào phải là vật của Long Miếu. Nhân đó mà viết bộ luận về Sa-môn không kính vua, gồm có năm thiên. Văn rất đầy đủ trong truyện tập. Từ đó Sa-môn được hoàn toàn được ngoại lệ. Kịp khi Huyền chạy về phía Tây thì An Đế trở về Đông, ra chiếu ân cân ủy lạo công lao khắp nơi. Ở Trần Quận có Tạ Linh Vận ỷ tài kiêu ngạo, trên đời ít tôn phục ai. Nhưng chỉ một lần gặp được ngài huệ Viễn liền kính cẩn tâm phục. Ngài huệ Viễn bên trong thì thông suốt Phật lý, bên ngoài hiểu rõ các sách. Những kẻ dự học không ai là chẳng nương tựa noi gương. Ngài huệ Viễn ngụ ở Lô Sơn hơn ba mươi năm, ảnh ngài chưa hề xuống núi, dấu ngài chẳng lẫn ngày đời. Ngài chỉ chuyên việc viết Luận Tựa và soạn bài Minh lời tán khen Tượng Phật, hoặc Thi thư… tập họp thành mười quyển, hơn năm mươi thiên.

Càng được đời quý trọng nhưng vẫn coi thường không để ý đến.

****

  • Thần Vô Hình Luận một quyển.
  • Bộ luận một quyển trên, ngày đời vua Nguyên Đế, ở Ngõa quan tại Dương đô, do Sa-môn Trúc Tăng Phu soạn ra. Lúc bấy giờ bọn Dị học đều cho rằng tâm thần có hình tướng nhưng chỉ kỳ diệu hơn muôn vật mà thôi. Tùy theo cách nói năng mà đánh đổ nhau, tà chánh khó luận, lấy bỏ không biết theo đâu. Ngài Tăng Phu nhân đó viết ra luận này. Luận ấy tóm lược rằng: Cái gì có hình thể tất có số lượng, nếu có số lượng tất phải có hết. Thần đã không hề hết cho nên biết thần không có hình thể. Lúc bấy giờ bọn biện luận về hình trạng tuy có lăng xăng tranh cãi nhau nhưng thấy Lý đã có ý chỉ nên đều thích ý tin phục.

****

  • Duy-ma-cật Tử Chú Kinh, năm quyển.
  • Cùng Thông Luận, một quyển.

Cả hai bộ gồm sáu quyển trên, ở Đông lâm tại Lư Sơn, do Sa-môn Thích Đàm Tiên soạn. Đàm Tiên là đệ tử của ngài Huệ Viễn, rất có tài học.

****

  • Tức Sắc Du Huyền Luận, một quyển.
  • Biện Tam Thừa Luận, một quyển.
  • Thích Mông Luận, một quyển.
  • Thánh Bất Biện Tri Luận, một quyển.
  • Bổn Nghiệp Kinh Tự, một quyển.
  • Bản Khởi Tứ Thiền Tự, một quyển.
  • Đạo Hạnh Chỉ Quy, một quyển.

Cả bảy bộ gồm bảy quyển trên, ngày đời vua Ai Đế, do Sa-môn Chi Độn soạn ra. Độn tự là Đạo Lâm, tuổi nhỏ tài cao, đàm luận giỏi về danh lý. Tạ An Vương là Hiệt Lưu Khôi Phục Ân Hạo, Hứa Tuân, Tức Siêu, Tôn Xước, Hoàn Ngạn và Biểu Vương Kỉnh Nhân Hà đó Đạo Vương Văn Độ, Tạ Trưởng Hà, Viên Ngạn Bá… đều thuộc về dòng họ một đời danh gia. Họ là những kẻ ham mê niềm vui thoái trần mỗi người đều sống chốn sơn lâm, chọn việc Đắc Tánh là chỗ đến. Ngài đã nhiều phen được vua triệu vời mà từ chối mãi vẫn không khỏi nên đành phải dấn thân ngày chốn Đế Kinh. Tức Siêu cùng thân hữu thư từ cho nhau rằng: Ngài Đạo Lâm Pháp sư thần lý thông suốt, riêng ngộ lẽ Huyền diệu cao tột, tiếp nối làm sáng rỡ đạo pháp hơn cả trăm năm, khiến Chân lý còn mãi không mất chỉ có một người ấy mà thôi. Ngài Đạo Lâm ở chốn Kinh sư trải suốt ba năm, sau đó muốn trở về Sơn Đông dâng thư cáo từ. Cuối cùng bảo rằng: “Kẻ hèn hạ cỏ bồng cỏ tất chưa ngộ được ánh sáng trời rực rỡ, lắm phe vâng lệnh Thánh chỉ về ở Đế đô, tới lui đều lầm lỗi, không biết là mầm nguy. Từ khi đến ở chốn cung đình nhờ vua thương tưởng chỉ dẫn, lo toan thì dùng Tân lễ, khuyên răn thì chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng. Mỗi lúc càng thẹn tài hèn, trệ lý vì không biết điều mới. Không đủ để đối bày phép lớn vì việc thấy nghe bị lấp kín. Khúm núm hầu người mồ hôi dầm dề ướt chiếu. Ngày xưa bốn ông đến Hán làm rạng rở nước Ngụy. Việc xuất xử đều có lý do, khi nói im luôn đúng lúc. Nay kẻ hèn này đức không sánh bằng người xưa, động tịnh đều sai trái, hồn lang thang nơi đất cấm, nói năng ồn náo tai vua. Sắp nguy khốn chẳng biết dựa ngày đâu, nào có tài cán gì? Vả chăng năm tháng nhàn ha rảnh rang nên cảm thán như thế. Huống lại các bạn đồng chí hướng thì phân tán xa xôi, mãi ngóng đầu trông về Đông hỏi ai không thương nhớ. Vậy kính mong lượng trên bệ hạ thương tình đặc ân cho thần trở về chốn sơn lâm đạm bạc, nhờ tiếng vượn chim mà di dưỡng tinh thần rất âu lo về chức vụ giao phó. Chỉ lộ bày cái nghe vụng và sự thấy ngu muội của mình. Gói sẵn lương khô chỉ mong đợi ngày được về quê, một lòng chờ đợi chiếu chỉ thương tình…”. Liền được vua chấp thuận.

Một hôm có người tặng Độn (ngài Đạo Lâm) con ngựa, Độn nhận lấy và nuôi. Bấy giờ có kẻ chê cười. Độn đáp: Bần Đạo rất thích thần tuấn (ngựa tài) nên nuôi như thế. Lại có người đem cho chim Hạc. Độn bảo Hạc rằng: Mày là loài cao bay giữa khoảng trời xanh, đâu thể làm vật vui tai mắt cho người, bèn thả bay đi. Sách của ông gồm có mười quyển rất thạnh hành trên đời.

  • Tỳ-đàm Chỉ Quy, một quyển.
  • Một quyển trên ngày đời Ai Đế, do Sa-môn Trúc Tăng Độ soạn ra.

Độ vốn họ Vương, tên Hy, tự là Huyền Tông, người Đông Hoàn. Tuy mồ côi cha từ bé nhưng thiên tư sớm phát. Đến năm mười sáu tuổi thì tinh thần sáng láng tỏ rõ là kẻ khác thường, tánh tình hiền lành ôn hòa, mọi người đều mến chuộng. Ở một mình nuôi mẹ nên tiếng hiếu hạnh đồn xa. Con gái của Dương Đức Thận, người cùng Quận vừa đến tuội cập kê. Nàng vốn là con gái nhà gia tộc, tên chữ là Thiều Hoa, dung nhan đoan chánh lại giỏi về sách sử, cùng tuổi với Độ. Lúc đầu khi nói việc hôn nhân thì cả hai đều đồng ý. Kịp khi chưa thành lễ thì mẹ Thiều Hoa qua đời, không lâu cha cũng quy tiên. Mẹ của Độ cũng vừa tạ thế. Độ thấy cuộc đời quả thật vô thường bỗng nhiên cảm ngộ, liền bỏ tục đi xuất gia đổi tên là Tăng Độ. Dấu kín vết trần tìm phương xa mà du học. Thiều Hoa vừa ngày tang khó, tự nghĩ chỉ có Nghĩa Tam Tùng, không thể có đạo đứng riêng, bèn viết thư cho Độ bảo rằng: Tóc da không nên hủy bỏ, nối giỏi cúng tế chở bỏ bê. Phải nên nghĩ đến thế gian mà đổi chí cao xa để làm vinh hiển cho đời. Xa thì xứng với linh xưa của Tổ khảo, gần thì thỏa ước nguyện của tình người!”.

Bèn tặng cho ngài năm bài thi. Trong đó có một thiên nói rằng:

  • Đại đạo tự vô cùng; trời đất vốn dài lâu. Đá to đâu thể mòn, hạt cải nhiều khó đếm. Thế gian một đời người, phiêu bồng như làn gió thoảng qua khung cửa sổ. Hoa đâu chẳng xinh tươi, trời chiều làm héo úa. Sông vắng vang lời ngâm. Chiều về nghĩ mang mang tiếng trống từ non cao, âm thanh vui rộn rã. Thức ăn ngon thích khẩu, lụa là đẹp thân hình, đầu lấp lánh mão hoa… Các thứ đang như thế, sao tự nhiên bỏ đi? Thích “không” đành hại “có”. Đừng cho thiếp chấp nê chỉ mong chàng thương xót!”.
  • Độ viết thư đáp rằng: Phàm thờ vua là để trị yên một nước, còn bổn phận hoằng đạo vì cốt cứu độ vạn bang. Phụng dưỡng cha mẹ là trọn đạo một nhà, còn bổn phận hoằng đạo là muốn cứu giúp ba cõi. Không tổn hại tóc da nói tổn hại chỉ là lời nói cạn cợt ở thế tục. Hiềm vì sức tôi hạn hẹp, đức quá cao xa chưa thể gồm đủ, lấy đó mà rất tủi thẹn. Song chất cỏ mãi thì cũng thành non, ấy cũng do dành dụm từ cái nhỏ nhặt. Vả lại mặc ca-sa chống tích trượng, uống nước suối trong, ngâm vịnh kinh Bát-nhã, dù y phục sang đẹp của bậc Vương tôn, thức ăn quý hiếm bát trân, tiếng đàn khua ngọc chạm leng keng hay màu sắc lòe loẹt, chẳng dễ gì đổi được. Nếu như thích hợp với đạo mầu thì xin cùng hẹn ở Nê-hoàn. Vả lại lòng mỗi người một khác.

Nàng thì chẳng mến đạo, mà tôi thì lại chẳng thích đời. Dương thị mãi mãi chia lìa, nhân duyên muôn đời từ nay dứt hẳn. Tuổi tác mỗi ngày càng muộn, thời gian không ở mãi cùng ta. Người học đạo phải lấy vô thường làm chí cả, kẻ xử thế nên coi đúng lúc là thời cơ. Nàng tuổi xuân đức độ đều đủ đầy hãy mau tìm nơi yêu mến. Chớ vì một Đạo sĩ tâm đầy kinh kệ mà ngồi đợi mãi, uổng mất cả tuổi thanh xuân! Rồi đáp thơ năm thiên và tặng lại một bài rằng:

Cỏ vận không dừng yên.
Năm tháng chợt qua nhanh
Đá lớn rồi sẽ hết
Hạt cải có là bao.
Bởi trôi mãi không dừng
Nên dòng sông vang tiếng
Chẳng hạn tuổi thanh xuân
Bạc đầu vẫn ca hát.
Áo vải đủ ấm thân
Cần chi tơ lụa đẹp
Nay đời bảo rằng vui
Ngày mai sẽ thế nào?
Tội phước chính do mình.
Đâu đổ cho ai khác!

Thấy Độ đã quyết chí sắt đá khó thể lay chuyển nổi, Thiều Hoa cảm ngộ được liền tin tưởng sâu chắc. Và Độ càng tinh chuyên Phật pháp, giảng giải các kinh sách. Do đó đã soạn quy chỉ giải thích về Atỳ-đàm.

  • Ngụy Thế Lục Mục, một quyển.
  • Ngô Thế Lục Mục, một quyển.
  • Tấn Thế tạp Lục, một quyển.
  • Hà Tây Lục Mục, một quyển.

Cả bốn bộ Mục Lục Kinh gồm bốn quyển trên đều do Đệ tử của ngài Thích huệ Viễn là Thích Đạo Lưu soạn ra, ở Đông lâm tại Lô Sơn. Nhưng việc chưa ngày thì bị bệnh mà viên tịch. Bạn đồng học là Trúc Đạo Tổ Nhân đó đã hoàn thành, lưu hành rộng rãi trên đời.

  • Kinh Luận Đô Lục, một quyển.
  • Một quyển Lục trên, ngày đời vua Thành Đế, ở núi Dự chương, do Sa-môn Chi Mẫn Độ, khảo sát chung tất cả mục lục các kinh từ xưa đến nay, tuyển chọn soạn thành Bộ Độ Lục này.
  • Nhân Vật Thủy Nghĩa Luận, một quyển.
  • Một bô luận một quyển trên, ngày đời vua Thành Đế, do Sa-môn Khang Pháp Sướng viết ra. Pháp Sướng, thường cầm theo cây phất trần, khi gặp được khách danh tiếng thì nhanh chóng đàm luận suốt ngày. Ông Dữu Ngươn Quy hỏi Sướng rằng: “Vì sao thường mang theo cây phất trần? Sướng đáp: Kẻ thanh liêm không cầu người tham lam không cho, nên cây phất trần luôn có mặt”.
  • Cao Dật Sa-môn Truyện, một quyển.
  • Bộ truyện một quyển trên ngày đời vua Hiếu Võ Đế, ở núi Diệm đông ngự, do Sa-môn Trúc Pháp Tế soạn ra.
  • Lập Bổn Cửu Thiên, một quyển.
  • Lục Thức Chỉ Quy Thập Nhị Thủ, một quyển.

Cả hai quyển trên ngày đời vua Hiếu Võ Đế, tại chùa Thượng minh ở Kinh châu, do Sa-môn Thích Đàm Vi viết ra. Ngài Đàm Vi vốn là đệ tử của ngài Đạo An. Ngài thường sai các sư đi giáo hóa để thuyết giảng tạo ích lợi cho mọi người. Cứ mỗi lần pháp luân một lần chuyển thì trắng đen chuyển đổi, luôn tự suy nghĩ cố tìm hiểu nguyên do rồi vẽ hình để đó. Lại luôn tịnh niệm lễ bái. Lúc đó Giang Lăng nữ sĩ đều hướng về phương Tây mà kính quý Ấn Thủ Bồ-tát. Hoặc hỏi pháp sư Đạo hóa của pháp sư so với Hòa thượng như thế nào? Đàm Vi đáp: Hòa thượng có hạnh lực bên trong sâu cạn khó suy lường, duyên bên ngoài thì có rất nhiều việc thần nghiệm. Tôi chỉ là một giọt nước nhỏ đâu có thể sánh được với nước của sông biển ư!

  • Di Giáo Tam-muội Kinh, hai quyển (hoặc gọi là Di Giáo Tammuội Pháp Luật Kinh).
  • Vị Tằng Hữu Nhân Duyên Kinh, hai quyển (Hoặc gọi tắt là Vị Tằng Hữu Kinh).
  • A-na-hàm Kinh, hai quyển.
  • Na Tiên Kinh, hai quyển (hoặc ba quyển).
  • Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, một quyển.
  • Tam Thế Tam Thiên Phật Danh Kinh, một quyển.
  • Thiên Phật Nhân Duyên Kinh, một quyển.
  • Ngũ Tam Phật Danh Kinh, một quyển.
  • Bát Bộ Phật Danh Kinh, một quyển.
  • Thập Phương Phật Danh Kinh, một quyển.
  • Hiền Kiếp Thiên Phật Danh Kinh, một quyển (chỉ có Phật Danh cùng với bản dịch “Tứ Đế Kinh Thiên Phật Danh” của ngài Đàm Vô Lan thì khác tên
  • Xưng Dương Bách Thất Thập Phật Danh Kinh, một quyển (hoặc gọi tắt là Bách Thất Thập Phật Danh Kinh).
  • Nam Phương Phật Danh Kinh, một quyển.
  • Diệt Tội Đức Phước Phật Danh Kinh, một quyển.
  • Tỳ-kheo Chư Cấm Luật Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Kinh).
  • Ma-ha Tăng-kỳ Luật Tỳ-kheo Yếu Tập, một quyển (hoặc gọi Tăng Kỳ Bộ Tùy Dụng Yếu Tập Pháp).
  • Ưu-ba-ly Vấn Phật Kinh, một quyển.
  • Sa-di Oai Nghi Kinh, một quyển.
  • Tỳ-kheo-ni Thập Giới Kinh, một quyển.
  • Thọ Thập Thiện Giới Kinh, một quyển.
  • Sa-di-ni Giới Kinh, một quyển.
  • Hiền Giả Ngũ Phước Kinh, một quyển.
  • Hiền Giả Ngũ Giới Kinh, một quyển (Hoặc gọi Hiền Giả Oai Nghi Pháp).
  • Ưu-bà-tắc Ngũ Giới Kinh, một quyển- Ưu-bà-tắc Oai Nghi Kinh, một quyển.
  • Ba Nhã Đắc Kinh, một quyển.
  • Quán Thế Lâu Thán Kinh, một quyển.
  • Bản Hạnh Lục Ba-la-mật Kinh, một quyển.
  • Định Ý Tam-muội Kinh, một quyển.
  • Ban Chu Tam-muội Niệm Phật Chương Kinh, một quyển .
  • Du-già Tam-ma Tư Kinh, một quyển (Đời Tùy gọi là Tu Hành lược, một tên là Đạt-ma-đa-la Thiền Pháp, một tên là Ma-đa-la Bồ-tát soạn Thiền Pháp Kinh Yếu Tập).
  • Thiền Định Phương Tiện Thứ Đệ Pháp Kinh, một quyển.
  • Thiền Yếu Ha Dục Kinh, một quyển.
  • Thất Vạn Nhị Thiên Thần Vương Hộ Tỳ-kheo Chú Kinh, một quyển.
  • Thập Nhị Vạn Thần Vương Hộ Tỳ-kheo-ni Chú Kinh, một quyển.
  • Tam Quy Ngũ Giơí Đới Bộ Hộ Thân Chú Kinh, một quyển.
  • Bách Kiết Thần Vương Hộ Thân Chú Kinh, một quyển.
  • Cung Trạch Thần Vương Thủ Trấn Tả Hữu Chú Kinh, một quyển.
  • Trủng Mộ Nhân Duyên Tứ Phương Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Phục Ma Phong Ấn Đại Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Đại Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Triệu Ngũ Phương Long Vương Nhiếp Dịch Độc Thần Chú Kinh, một quyển (từ quyển Thất Vạn Nhị Thiên Thần Vương trở đi đến đây ở trên đều có chữ “Quán Đảnh”, nay gộp thành Đại Quán Đảnh Kinh).
  • Phạm Thiên Thần Sách Kinh, một quyển.
  • Phổ Quãng Kinh, một quyển (Hai quyển trên đều là Dược Sư, nay họp thành một bộ. Họp với Đại Quán Đảnh Kinh ở trước thành mười hai quyển).
  • Thất Phật Sở Kiết Ma Du Thuật Chú, một quyển (bản dịch khác).
  • Thất Phật Thần Chú, một quyển (Có Kiết Lũ Pháp là khác bản dịch).
  • Ngũ Long Chú Độc Kinh, một quyển.
  • Củ Xĩ Chú, một quyển (Hoặc gọi Chú Trùng Xĩ hoặc gọi Chú Xĩ).
  • Đà-la-ni Chương Cú Kinh, một quyển.
  • Thần Vương Chú Án Ma Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Vương).An Trạch Chú, một quyển.
  • Thất Phật An Trạch Thần Chú Kinh, một quyển.
  • Tam Quy Ngũ Giới Thần Vương Danh, một quyển (Đạo An bảo là Trúc Pháp Hộ Kinh mục có ba quyển thần chú. Bản Thần Vương Danh này đã kể ngày số trên, tức không phải thuộc loại mất tên người dịch).

Cả năm mươi ba kinh gồm năm mươi bảy quyển trên đều là bản mất tên người dịch trong Tăng Hựu Tam Tạng Tập Ký Thấy có bản kinh nói gồm tám trăm bốn mươi sáu bộ có tám trăm chín mươi lăm quyển đã phân tán ra ngoài và được sáp nhập ngày các Lục của các đời khác. Phần còn lại được kể ngày loại kinh mất nguồn gốc ở đời Tấn.