LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ

Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 4

CÁC KINH DỊCH Ở ĐỜI HẬU HÁN

Sách Hậu Hán Lục có ghi rằng: Trang là con thứ tư của Quang Võ Hoàng Đế lên kế vị, tên Thụy là Hiếu Minh Đế. Đến năm Vĩnh Bình thứ bảy, một đêm vua nằm mộng thấy có người thân toàn bằng vàng cao một trượng sáu, cổ đeo Nhật Luân (vòng lửa sáng như mặt trời), bay trên không mà đến làm sáng rực cả sân triều. Sáng hôm sau, vua tập hợp quần thần để đoán mộng. Kẻ thông thái là Phó Nghị tâu cùng vua rằng: Thần nghe ở phương Tây có vị thần gọi là Phật, người mà bệ hạ thấy trong mộng chắc là vị đó: “Vua cho là phải mừng vui với điềm linh cảm, bèn ban chiếu sai người đi sứ. Nhóm Vũ Lâm Trung Lang Tần Cảnh Bác Sĩ cùng đệ tử vương tuân gồm mười bốn người sang Thiên Trúc, ở nước Nguyệt Chi gặp ngài Nhiếp-ma-đằng viết được bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương cùng thu thập được nhiều tranh và tượng Phật, dùng ngựa trắng chở thẳng về Lạc dương. Nhân đó mà xây dựng ngôi Già-lam gọi là chùa Bạch mã. Các Châu cũng thi nhau xây cất để đền ân bạch mã. Ở thành cũ Trường an thì vùng đất cách hơn hai trăm bước phía trái của Thanh môn đạo và bên phải là chùa Trung hưng, thì đó là nền cũ của chùa Bạch mã. Nơi đó đã phiên dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương và để bộ kinh này trong gác Lan đài thạch thất. Từ đó Phật giáo nối tiếp nhau hưng thịnh như mây đùn. Các vị Sa-môn và thiện tín (cư sĩ) nối gót nhau mà dịch thuật.

Đời vua Hiếu Hoàn lại dùng vàng bạc mà đúc hình tượng Phật. Đến đời vua Hiếu Linh, năm Quang Hòa thứ ba, vua sai Trung Đại Phu đãi cơm chay tại các chùa tháp Phật ở Lạc dương, giăng treo các dây lụa màu, xông hương, rãi hoa thắp đèn. Năm Quang Hòa thứ bảy, bọn Trương Giác… tổ chức nghịch đảng liên hệ với phe Hoàng hậu để trong ngoài mưu hại chiếm ngôi. Và các việc về yêu quái, đồng cốt, hốt thuốc, bói toán của Đạo giáo (Lão Tử) đều dẹp bỏ, các người thọ năm 210 giới thờ Phật không được tham dự.

Từ đời Tần có Sa-môn Thích Lợi Phòng và thời Tiền Hán có Lưu Hướng kiểm soát sách vở ở Thiên Các trở đi, đến nay mới có quy định việc ghi chép: Về kinh thì Tứ Thập Nhị Chương là có trước hết, còn người thì Ca-diếp Ma-đằng là người đầu tiên đến năm Kiến An đời Hiến Đế là sau chót, trong khoảng thời gian suốt một trăm năm mươi hai năm trải qua mười một đời vua, Hoa và Phạm, Đạo và Tục thì mười người đã có đến hai người theo (Hai mươi phần trăm dân theo đạo Phật). Gom lấy những cái xưa cũ còn sót lại để bổ túc các chỗ thiếu sót trước đây, đều do các bản xưa mất tên người dịch. Tính ra có ba trăm năm mươi chín bộ kinh và luật gồm bốn trăm hai mươi bảy quyển. Đó là những kinh sách chính thức được ghi chép ở đời Hậu Hán, để mọi người lật xem soi gương kim cổ. Bởi thời đại có tụ tán, mà kinh điển có hợp ly, nay muốn việc giảng giải rõ ràng, hóa độ rộng rãi thì Pháp bảo (kinh sách) phải đầy đủ vậy.

 

Thời hậu hán:

– Sa-môn Ca-diếp Ma-đằng có một bộ kinh, một quyển.

– Sa-môn Trúc Pháp Lan có năm bộ kinh, mười ba quyển.

– Sa-môn An Thế Cao có một trăm bảy mươi sáu bộ kinh luật, một trăm chín mươi bảy quyển.

– Sa-môn Chi-lâu-ca-sấm có hai mươi mốt bộ kinh, sáu mươi ba quyển.

– Ưu-bà-tắc Đô Úy An Huyền có hai bộ kinh, ba quyển.

– Sa-môn Trúc Phật Sóc có hai bộ kinh, ba quyển.

– Sa-môn Chi Diệu có mười một bộ kinh, mười hai quyển.

– Sa-môn Khang Cự có một bộ kinh, một quyển.

– Thanh Tín Sĩ Nghiêm Phật Điều có bảy bộ kinh, mười quyển.

– Sa-môn Khang Mạnh Tường có sáu bộ kinh, chín quyển.

– Sa-môn Thích Đàm Quả có một bộ kinh, hai quyển.

– Sa-môn Trúc Đại Lực có một bộ kinh, hai quyển.

– Các bộ kinh chú mất tên người dịch có một trăm hai mươi lăm bộ gồm một trăm bốn mươi tám quyển.

– Về đời Hậu Hán thì có Tứ Thập Nhị Chương Kinh, một quyển.

– Nói về một kinh một quyển ở trên, là từ đời Hán Minh Đế, thì ở nước Trung Thiên Trúc có ngài Sa-môn Bà-la-môn tên Ca-diếp Mađằng dịch ra. Hoặc gọi ngài là Trúc Nhiếp Ma-đằng hoặc gọi tắt là Nhiếp-ma-đằng. Một số lớn sách còn chưa hiểu rõ đó là ai, đã chưa biếtrõ tên gì họ gì, nên từ trước đến nay bộ kinh ấy thường thiếu tên dịch giả, do đó nay cần nói rõ: Ngài Ma-đằng từ thuở nhỏ rất thông minh dáng vẽ xinh đẹp, học rộng hiểu nhiều, đặc biệt rất thông suốt về kinh luật, sức suy nghĩ chuyên sâu và khám phá ra tất cả mọi chỗ sâu kín nhất, lời văn và cách lý luận đều có ý mới mẽ, lúc bấy giờ kẻ học đồ chưa biết phải nương tựa ngày đâu. Pháp sư đi đến nước Thiên Trúc, đến một nước nhỏ ở phía Tây bắc, nước này rất quý trọng ngài. Bỗng nước bên cạnh dấy binh, nhưng thấy nước bên này vẫn không chiêu tập binh mã chi cả. Cuối cùng khi sắp kéo quân sang dày xéo thì bỗng dừng lại vì nghi là nước ấy có chước lạ. Bèn lén cho người theo dõi. Kẻ ấy trở về thưa rằng: Nước đó cả vua tôi đều nghe diễn giảng và thực hành theo các kinh Đại Thừa Kim Quang Minh. Kinh ấy nói nếu thuyết giảng pháp ấy thì Địa thần theo ủng hộ. Nhân đó nước láng giềng xin cầu hòa rồi lại cầu pháp, truyền bá rộng rãi về Đại thừa. Từ đó giáo pháp dần dần được truyền bá đến phương Nam này.

Năm Vĩnh Bình, ngài Ma-đằng theo Thái Am đến Lạc Ấp, ra ở Bạch mã để phiên dịch kinh này. Căn cứ ngày sách mà sắp thứ tự thì kinh này có đầu tiên ở đất Hán vậy. Sách Cựu Lục chép rằng: Vốn là kinh chép từ ngoại quốc. Đầu tiên rút ra từ Đại bộ rồi tóm tắt hướng dẫn kẻ tục giống như bộ Hiếu Kinh ở xứ này kinh có mười tám chương. Đạo An Lục không thấy nói. Còn Cựu Lục và Chu Sĩ Hành xuất tam tang ký tập của ngài Tăng Hựu Lại chép rằng: Khi Đại Pháp mới được truyền ngày thì mọi người chưa tin phục quy ngưỡng. Dù cho ngài Mađằng chứa đầy chỗ thấy sâu hiểu rộng thì cũng không thể nào phiên dịch được nhiều sách. Ngài tịch tại Lạc Dương. Mọi chi tiết được ghi rõ trong các sách Chu Sĩ Hành Hán Lục các truyện như, Cao tăng, Danh Tăng các truyện và các sách tạp ký. Ngài Bảo Xướng lại bảo kinh này là do ngài Trúc Pháp Lan dịch. Đây có lẽ là căn cứ ngày thời gian cùng lúc với ngài Nhiếp-ma-đằng mà thôi.

– Phật Bổn Hạnh Kinh, năm quyển.

– Thập Địa Đoạn Kiết Kinh bốn quyển (hoặc tám quyển thấy ghi chép trong Chu Sĩ Hành Hán Lục).

– Pháp Hải tạng Kinh, ba quyển (có bản không có chữ Tạng)

– Phật Bổn Sinh Kinh, hai quyển (thấy ghi trong Danh Tăng truyện)

– Nhị Bách Lục Thập Giới Họp Dị, hai quyển (thấy trong Biệt Lục).

Cả năm bộ trên gồm mười sáu quyển, đều do Sa-môn Trúc Pháp Lan, người nước Trung Thiên Trúc dịch. Dù dịch ít nhưng lời văn thanh nhã, sâu sắc, khai ngộ hợp căn cơ, lại ưa chuộng sự rộng rãi. Cả thiền và luật đều rốt ráo. Ngài từng đọc kinh hơn trăm vạn lời, học trò trên ngàn người. không cầu yên thân, luôn lo toan lợi lớn cho mọi người, giới hạnh rất nghiêm túc, không ai có thể chê trách. Khi nghe vua Hán sai sứ là Thái Am đến liền hỏi han việc Phật pháp ở đất Hán, bèn có ý coi thường. Vua Hán không cho đến Pháp Lan bèn cùng Ma-đằng lén đến nơi. Có thuyết cho là Pháp Lan đến sau. Đến đời vua Minh Đế, Pháp Lan đầu tiên cùng với ngài Ma-đằng dịch bộ Tứ Thập Nhị Chương. Sau khi Ma-đằng thị tịch thì Pháp Lan tự dịch lấy. Ngày xưa lúc Hán Võ Đế đào ao Côn Minh, thấy dưới đáy ao toàn tro đen. Bèn hỏi Đông Phương Sóc. Sóc tâu: Nên hỏi người Phạm ở Tây Vức. Lúc đó ngài Pháp Lan đã đến. Liền đem việc ấy lại đến hỏi ngài, ngài bảo: Đây là tro của kiếp thiêu. Sóc bảo chắc đó là bằng cớ, nên người tin rất đông. Lại khi Tần Cảnh sai sứ đến nước Nguyệt Chi khi trở về thì tìm thấy tượng gỗ Chiên-đàn thứ tư của vua Ưu Điền rồi họa lại rất giống đem về Lạc dương. Vua bèn ra lệnh nên vẽ lại để cúng dường. Từ đó được truyền bá rộng khắp đến ngày nay.

– Tu Hành Đạo Địa Kinh, bảy quyển (hoặc sáu quyển, dịch ra đầu tiên ở thời Hán, năm Vĩnh Khang thứ nhất, ngài Chi Mẫn Độ viết tựa. Thấy ghi ở Bảo Xướng Lục và Biệt Lục. Hoặc gọi cuốn ấy là Thuận Đạo Hạnh Kinh).

– Pháp Cú Kinh bốn quyển.

– Đại Tăng oai Nghi Kinh, bốn quyển (Hai kinh trên thấy ghi ở Biệt Lục. Bản phụ mới co bản dịch khác so với bản củ có khác chút ít. Ở Tăng hựu Lục ở phần thất định thì phân làm hai bộ hai quyển. Biệt Lục ở đây gộp lại).

– Ngũ Thập Giảo Kế Kinh, hai quyển (hoặc gọi là Minh Độ Giảo Kế, được dịch ở năm Ngươn Gia thứ nhất, thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục. Ở Tăng Hựu Lục cũng ghi giống thế).

– Tạp Tứ Thập Thiên Kinh, hai quyển (hoặc gọi là Tạp Kinh bốn mươi bốn thiên. Vì không rõ tên nên không biết là kinh gì. Ngài Đạo An bảo: đây là trích ra ở Tăng Nhất A-hàm. Có chép trong Tăng Hựu Lục).

– Thất Xứ Tam Quán Kinh, hai quyển (dịch ở năm Nguyên Gia thứ nhất. Thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục. Ngài Đạo An bảo là trích trong Tạp A-hàm. Ở Tăng Hựu Lục cũng giống).

– Thập Báo Kinh, hai quyển (Cựu Lục thì ghi là trích từ Trường A-hàm. Thấy trong Tăng Hựu Lục, cũng gọi là Đa Tăng Đạo Chương Kinh).

– Đại Đạo Địa Kinh, hai quyển (dịch đầu tiên, ngài Đạo An chú giải là bản sao của kinh Tu Hành, nguyên vì ở nước ngoài gọi tắt hoặc không có chữ Đại, rút từ Trường A-hàm. Thấy ghi trong Tăng Hựu Lục.

– Đạo Ý Phát Hạnh Kinh, hai quyển (hoặc một quyển, rút từ Trường A-hàm, thấy ghi trong Đạo An và Tăng Hựu Lục).

– Thiền Kinh, hai quyển (dịch đầu tiên, thấy trong Biệt Lục).

– An Ban Thủ Ý Kinh, hai quyển (hoặc một quyển, ngài Đạo An gọi là Tiểu An Ban. Thấy trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu, Lý Khuếch Lục đều giống nhau.)

– Vô Lượng Thọ Kinh, hai quyển (dịch đầu tiên, thấy ghi trong Biệt Lục. Đầu đời Ngụy, Sa-môn Đàm Loan chú giải luận kệ).

– Ấm Trì Nhập Kinh, một quyển (trong Biệt Lục ghi Ấm Trì Nhập do ngài Đạo An chú giải. Thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục)

– Bách Lục Phẩm Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Tăng Nhất A-hàm Bách Lục Thập Chương Kinh. Cũng thấy ghi trong Tăng Hựu Lục)

– Đại Thập Nhị Môn Kinh, một quyển (Biệt Lục nói là hai quyển, rút từ Trường A-hàm. Ngài Đạo An chú giải, thấy ghi trong Bảo Xướng và Tăng Hựu Lục).

– Tiểu Thập Nhị Môn Kinh, một quyển rút từ Trường A-hàm, thấy trong bảo xướng và Tăng Hựu Lục).

– Nhân Bản Dục Sinh Kinh một quyển (dịch từ năm Ngươn Gia thứ hai, rút từ Trung A-hàm, thấy trong Chu Sĩ hành Hán Lục, Tăng Hựu Lục và ngài Đạo An chú giải).

– A-tỳ-đàm Ngũ Pháp Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là A-tỳ-đàm Ngũ Pháp Hạnh Kinh, rút từ Trường A-hàm thấy ghi trong Tăng Hựu Lục).

– Thất Pháp Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là A-tỳ-đàm Thất Pháp Hạnh Kinh, rút từ Trường A-hàm. Hoặc gọi là Thất Pháp Hạnh, thấy ghi trong Tăng Hựu Lục).

– Phổ Pháp Nghĩa Kinh, một quyển (dịch từ năm Nguyên Gia thứ hai, cũng gọi là Cụ Pháp Hạnh Kinh, rút từ Trường A-hàm thấy ghi 21 trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục).

– Lậu Phân Bố Kinh, một quyển (ngài Đạo An nói là rút từ Trường A-hàm. Thấy trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục, lại nói rút từ Trung A-hàm).

– Tứ Đế Kinh, một quyển (ngài Đạo An nói là rút từ Trường Ahàm hoặc từ Trung A-hàm, dịch đầu tiên, thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Cửu Hoạnh Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm).

– Bát Chánh Đạo một quyển (cả hai kinh trên đều rút từ Tạp Ahàm. Thấy trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục, Tam Tạng Ký).

– Đại An Bang Kinh, một quyển (hoặc hai quyển, ngài Đạo An chú giải, thấy trong Tăng Hựu Lục hoặc gọi là Đại An Ban Tập Kinh).

– Tư Duy Yếu Lược Kinh một quyển (hoặc gọi tắt là Tư Duy Kinh, thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Thập Nhị Nhân Duyên Kinh, một quyển (cũng gọi là Văn Thành Thập Nhị Nhân Duyên Kinh, dịch đầu tiên, thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Ngũ Ấm Dụ Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Ấm Thí Dụ Kinh, thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục, rút từ Tạp Ahàm).

– Chuyển Pháp Luân Kinh, một quyển (hoặc gọi Pháp Luân Kinh, thấy ngài Đạo An và Tăng Hựu Lục nói rút từ Tạp A-hàm).

– Lưu Nhiếp Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Nhất Thiết Lưu Nhiếp kinh, cũng gõi là Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ. Ngô Lục nói là Lưu Nhiếp Thủ Nhân, cũng gọi là Thọ Nhân. Thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục, rút từ Trung A-hàm).

– Thị Pháp Phi Pháp Kinh, một quyển (thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục, rút từ Trung A-hàm).

– Pháp Thọ Trần Kinh, một quyển (thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Thập Tứ Ý Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Bồ-tát Thập Tứ Ý Kinh, thấy ghi trong Tăng Hựu Lục).

– Bổn Tương Ỷ Trí Kinh, một quyển (rút từ Trung A-hàm, Ngô Lục gọi là Đại Tướng Ỷ Trí và Duyên Bổn Trí Kinh đồng nhau. Thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục, và tam Tạng Tạp Ký).

– A-tỳ-đàm Cửu Thập Bát Kiết Kinh, một quyển (thấy Tăng Hựu có ghi).

– Thiền Hành Pháp Tưởng Kinh, một quyển (thấy ghi trong Tăng Hựu Lục, Bảo Xướng Lục và Tam Tạng Ký).

– Thiền Hành Tam thập Thất Phẩm Kinh, một quyển (thấy trong Bảo Xướng Lục, hoặc không có chữ “Thiền Hành” và trong Tăng Hựu Lục).

– Nan-đề-ca-la Việt kinh, một quyển (thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Độc Phú Trưởng Giả Kinh, một quyển (cũng gọi là Độc Phú Trưởng giả Tài Vật Vô Kinh, cũng gọi là Vô Tử Phó Chúc, rút từ Tạp A-hàm quyển bốn mươi sáu).

– Trưởng Giả Áo Não Tam Xứ Kinh, một quyển (cũng gọi là Trưởng Giả Tử Áo Não Tam Xứ Kinh, cũng gọi tắt là Tam Xứ Não Kinh).

– Thân Khởi Trưởng Giả Hối Quá Kinh, một quyển (cũng gọi là Thân Việt Trưởng Giả Hối Quá Cúng Phật Kinh “Thân Việt, Thân Khởi” chưa biết chắc như thế nào

– Phật Vị-na-câu Thuyết Căn Thục Kinh, một quyển (cũng gọi là Vị-na-câu-la Trưởng Giả Thuyết Căn Thục Kinh).

– Trưởng Giả Huynh Đệ Nghệ Phật Kinh một quyển (cũng gọi là Trưởng Giả Lê Sư Đạt Đa Huynh Đệ Nhị Nhân Vãng Phật Sở Kinh, rút từ Trung A-hàm).

– Phật Thần Lực Cứu Trưởng Giả Tử Kinh, một quyển.

– A-na-bân-kỳ Hóa Thất Tử Kinh một quyển (rút từ Tăng Nhất A-hàm).

– Thập Chi Cư Sĩ Bát Thành Nhân Kinh, một quyển (rút từ A-hàm quyển sáu mươi, cũng gọi tắt là Thập Chi Kinh).

– Vô Úy Ly Xa Bạch A-nan Kinh, một quyển (rút trong Tạp Ahàm quyển thứ hai mươi mốt).

– Thọ Chú Nguyện Kinh, một quyển (cũng gọi là Tối Thắng Trưởng Giả thọ Chú Nguyện Kinh).

– Trưởng Giả Tử Chế Kinh, một quyển.

– Úc-già Cư Sĩ Kiến Phật Văn Pháp Tỉnh Ngộ Kinh, một quyển (cũng gọi là Tu-già-đà Cư Sĩ Phật Vị Thuyết Pháp Đắc hoàn Ngộ Kinh, rút từ Tạp A-hàm).

– Đắc Phi Thường Quán Kinh, một quyển (cũng gọi là Trưởng Giả Dạ Du Đắc Phi Thường Quán Kinh).

– Xá-đầu-giản Kinh, một quyển (dịch đầu tiên, thấy Cựu Lục gọi là Xá-đầu-giản Thái Tử Minh Nhị Thập Bát Tú Kinh, cũng gọi Thái Tử Minh Nhị Thập Bát Tú Kinh, cũng gọi là Hổ Nhĩ Kinh).

– Xuất Gia Nhân Duyên Kinh, một quyển (cũng gọi Phật Thuyết Xuất Gia Nhân Duyên Kinh).

– Phật Độ Chiên-đà-la Nhi Xuất Gia Kinh, một quyển.

– Thuần-đà Sa-di Kinh, một quyển (hoặc dùng chữ “Sa-môn”, hoặc dùng chữ “Thuần”, rút từ Tạp A-hàm quyển hai mươi bốn).

– Ngoại Đạo Xuất Gia Kinh, một quyển.

– Tinh Tấn Tứ Niệm Xứ Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển hai mươi chín).

– Phụ Mẫu Ân Cần Báo Kinh, một quyển (có nơi gọi là Nan Báo, rút trong Trung A-hàm).

– Thiền Tư Mãn Túc Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm) – Sổ Tức Sự Kinh một quyển. Thiền Pháp Kinh, một quyển.

– Thiền Bí Yếu Kinh, một quyển (hoặc không có chữ “Bí”, hoặc rút từ Thiền Yếu Bí Mật Trị Bệnh Kinh).

– Thế Gian Ngôn Mỹ Sắc Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển hai mươi bốn).

– Nhất Thiết Hạnh Bất Hằng An Trụ Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển ba mươi bốn).

– Nhân Thọ Thân nhập Ấm Kinh, một quyển (rút từ Tu Hành Đạo Địa Kinh quyển một).

– Đa Đảo Kiến Chúng Sinh Kinh, một quyển (hoặc không có chữ “Đa”. Rút trong Xuất Diệu Kinh quyển thứ mười sáu).

– Nhân Thân Tứ Bách Tứ Bệnh Kinh, một quyển (rút từ kinh Tu Hành Đạo Địa quyển một).

– Nhân Bệnh Y Bất Năng Trị Kinh, một quyển (rút từ kinh Tu Hành Đạo Địa).

– Phân Biệt Thiện Ác Sở Khởi Kinh, một quyển.

– Chước Độc Thọ Phục Sinh Kinh một quyển (rút từ Xuất Diệu Kinh).

– Phạm Giới Tội Báo Khinh Trọng Kinh, một quyển.

– Thiền Định Phương Tiện Thứ Đệ Pháp Kinh, một quyển.

– A-luyện-nhã Tập Thiền Pháp Kinh, một quyển (rút từ Bồ-tát Thiền Pháp, quyển thứ nhất).

– Tứ Bách Tam-muội Danh Kinh, một quyển.

– Tự Thệ Tam-muội Kinh một quyển (Nội Đề nói là rút từ phẩm thứ tư phẩm Độc Chứng- Lưu Ly Vương Kinh một quyển (Rút từ Tăng Nhất A-hàm

– Ôn Thất Tẩy Dục Chúng Tăng Kinh một quyển (dịch đầu tiên).

– Ca-diếp Kiết Kinh một quyển.

– Ma Ý Kinh một quyển.

– Xứ Xứ Kinh một quyển.

– Phật Vị Tần Đầu Bà-la-môn Thuyết Tượng Loại Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển mười một).

– Bà-la-môn Vấn Phật Bố Thí Đắc Phước Kinh, một quyển.

– Phật Vị Điều Mã Tụ Lạc Chủ Thuyết Pháp Kinh, một quyển, (rút từ Tạp A-hàm quyển ba mươi hai).

– Bà-la-môn Hạnh Kinh, một quyển (rút từ Trung A-hàm quyển ba mươi chín).

– Đậu Giá Bà-la-môn Luận Nghị Xuất Gia Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển bốn mươi hai).

– Phật Vị Sự Hỏa Bà-la-môn Thuyết Pháp Ngộ Đạo Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm).

– Bà-la-môn Hư Ngụy Kinh một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển ba mươi).

– Phật Hóa Đại Hưng Bà-la-môn Xuất Gia Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm hoặc dùng chữ “Đại Dữ” thay vì đại hưng).

– Phật Vị A-chi-la Ca-diếp Thuyết Tự Tha Tác Khổ Kinh, một quyển (rút từ Tăng Nhất A-hàm).

– Bà-la-môn Tử Mạng Chung Ái Niệm Bất Ly Kinh, một quyển (rút từ Tăng Nhất A-hàm).

– Tứ Tra Bà-la-môn Xuất Gia Đắc Đạo Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển bốn mươi bốn).

– Phật Vị Kiêu Mạn Bà-la-môn Thuyết Kệ Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm).

– Bà-la-môn Phục Bạch kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển hai mươi tám).

– Bà-la-môn Vấn Thế Tôn Tương Lai Thế Hữu Kỷ Phật Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm).

– Bà-la-môn Tỵ Tử Kinh, một quyển (rút từ Tăng Nhất A-hàm).

– Phật Vị Bà-la-môn Thuyết Canh Điền Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm hoặc không có chữ “Điền”).

– Thất Lão Bà-la-môn Thỉnh Vi Đệ Tử Kinh, một quyển.

– Bà-la-môn Thông Đạt Kinh Luận kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển hai mươi lăm).

– Phật Phú Lõa Hình Tử Kinh, một quyển (rút từ Sinh Kinh, có nơi nói là Thẩm Lõa Hình Tử Kinh. Chữ Thẩm và Phúc này lầm nhau chưa biết sao?).

– Bà-la-môn Giải Tri Chúng Thuật Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm)

– Phật Vị Bà-la-môn Thuyết Tứ Pháp Kinh, một quyển ( rút từ Tạp A-hàm quyển hai)

– Phật Vị Niên Thiếu Bà-la-môn Thuyết Trí Thiện Bất Thiện Kinh, một quyển.

– Như Huyễn Tam-muội Kinh, một quyển (hoặc hai quyển).

– An Ban Kinh, một quyển.

– Nội Tạng Kinh, một quyển (tháng mười năm Nguyên Gia thứ hai là bản dịch thứ nhất, lại có tên là Nội Tạng Bách Phẩm hoặc Bách Bảo. Thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục).

– Ngũ Môn Thiền Yếu Dụng Pháp Kinh, một quyển (dịch đầu tiên).

– Thủy Dụ Kinh, một quyển (rút từ Tăng Nhất A-hàm).

– Phù Mộc Thí Dụ Kinh, một quyển.

– Miết Dụ Kinh, một quyển (rút từ Lục Độ Tập).

– Đề-bà-đạt Sinh Thân Nhập Địa Ngục Kinh, một quyển (rút từ Kinh Xuất Diệu).

– Ma-na Kỳ Nữ Nhân Phỉ Phật Sinh Thân Nhập Địa Ngục Kinh, một quyển.

– Quỷ Vấn Mục-liên Kinh, một quyển.

– Thập Bát Địa Ngục Kinh, một quyển (hoặc gọi Thấp Bát-nê-lê)

– Địa Ngục Tội Nhân Chúng Khổ Kinh, một quyển.

– Địa Ngục Báo Ứng Kinh, một quyển (hoặc gọi Tội Nghiệp Báo Ứng Giáo Hóa Địa Ngục Kinh).

– Mục-liên Kiến Chúng Sinh Thân Mao Như Tiển Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển mười chín).

– Ma-ha Diễn Tinh Tấn Độ Trung Tội Báo Phẩm Kinh, một quyển.

– Tôn Giả Bạt-câu-la Kinh, một quyển (rút từ Trung A-hàm quyển tám).

– A-nan Vấn Sự Phật Cát Hung Kinh, một quyển (cũng gọi là Anan Vấn Sự Phật Kinh, cũng gọi Sự Phật Cát Hung Kinh).

– Ca-chiên-diên Vô Thường Kinh, một quyển (rút từ Sinh Kinh quyển hai).

– Đương Lai Biến Diệt Kinh, một quyển. Thái Tử Mộ Phách Kinh, một quyển.

– Tứ Bất Khả Đắc Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Khả).

– Kiên Tâm Chánh Ý Kinh, một quyển (cũng gọi là Kiên Tâm Kinh hoặc là Kiên Ý Kinh).

– Phân Minh Tội Phước Kinh, một quyển.

– Đa Tăng Đạo Chương Kinh, một quyển (Cựu Lục thì không có chữ Đạo, cũng gọi Dị Xuất Thập Báo Pháp, rút từ Trường A-hàm).

– Nại Nữ Kỳ Vực Kinh, một quyển. Kim Sắc Nữ Kinh, một quyển.

– Ma Đăng Nữ Kinh, một quyển (hoặc gọi Ma Châu Kinh).

– Tiền Thế Tranh Nữ Kinh, một quyển (trích từ Sinh Kinh).

– Thừa Sự Thắng Kỷ Kinh, một quyển. Hối Quá Pháp Kinh, một quyển.

– Xá-lợi-phất Hối Quá Kinh, một quyển.

– Thái Tử Mộng Kinh, một quyển.

– Tiểu Bát-nê-hoàn Kinh, một quyển (thấy trong Biệt Lục).

– Từ Nhân Bất Sát Kinh, một quyển.

– A-nan Đồng Học Kinh, một quyển (rút từ Tăng Nhất A-hàm).

– Thương Nhân Thoát Tặc Nạn Kinh, một quyển.

– Quá Khứ Đờn Cầm Nhân Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm quyển bốn mươi tám).

– Thi-ca-la Việt Lục Hướng Bái Kinh, một quyển. (Dịch đầu tiên, rút từ Trường A-hàm).

– Thế Gian Cường Đạo Bố Thí Kinh, một quyển ( rút từ Tăng Nhất A-hàm).

– Thương Nhân Tử Tác Phật Sự Kinh, một quyển (Trường Ahàm).

– Chú Tặc Kinh, một quyển.

– Tốt Phùng Tặc Kiết Y Đái Chú Kinh, một quyển.

– Phạm Thiên Nghệ Bà-la-môn Giảng Đường Kinh, một quyển (trích từ Tăng Nhất A-hàm).

– Ngũ Ấm Thành Bại Kinh, một quyển (rút từ kinh Tu Hành Đạo Địa).

– Bát Quang Kinh, một quyển.

– Ngũ Chiến Đấu Nhân Kinh, một quyển (rút từ Tăng Nhất Ahàm).

– Ngũ Pháp Kinh, một quyển (thấy trong Tăng Hựu Lục).

– Ngũ hành Kinh, một quyển. Tam Độc Kinh, một quyển.

– A Hàm Chánh Hạnh Kinh, một quyển. Lương Thời Nan Ngộ Kinh, một quyển.

– Cầu Ly Lao Ngục Kinh, một quyển. Liên Hoa Nữ Kinh, một quyển.

– Cô Mẫu Tang Nhất Tử Kinh, một quyển.

– Tích Hữu Nhị Nhân Tương Ái Kỉnh Kinh, một quyển (từ Xuất Diệu Kinh).

– Trụ Ấm Trì Nhập Kinh, một quyển (cũng gọi Trừ Trì Nhập, hoặc hai quyển).

– Cảnh Diện Vương Kinh, một quyển (rút từ Lục Độ Tập).

– Tử Mạng Quá Kinh, một quyển (rút từ Sinh Kinh).

– Kiền Đà Quốc Vương Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Quốc).

– Thán Bảo Nữ Kinh, một quyển (cũng gọi Xá-lợi-phất Thán Bảo Nữ Thuyết Bất Tư Nghì Kinh).

– Đại Ca-diếp Ngộ Ni Càn Tử Kinh, một quyển (từ Trường Ahàm).

– Chánh Trai Kinh, một quyển.

– A-na-luật Tư Duy Mục-liên Thần Lực Kinh, một quyển.

– Bảo Tích Tam-muội Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát Vấn Pháp Thân Kinh, một quyển (cũng gọi là Khiển Nhật Bảo Tích Tam-muội Văn-thù-sư-lợi Vấn Pháp Thân Kinh).

– Xá-lợi-phất Vấn Bảo Nữ Kinh, một quyển.

– Nguyệt Đăng Tam-muội Kinh, một quyển (rút từ Đại Nguyệt Đăng Tam-muội Kinh).

– A-nan Hoặc Kinh, một quyển (rút từ Nhân Bản Dục Sinh Kinh). – Phật Ấn Tam-muội Kinh, một quyển.

– Ca-diếp cật A-nan Kinh, một quyển (cũng gọi Ca-diếp Trách Anan Song Độ La-hán Dụ Kinh, bản dịch đầu tiên).

– Đại Thừa Phương Đẳng Yếu huệ Kinh, một quyển.

– Không Tịnh Thiên Cảm Ứng Tam-muội Kinh, một quyển (Ở Cựu Lục gọi là Không Tịnh Tam-muội Kinh).

– Tình Ly Hữu Tội Kinh, một quyển (Thế Chú còn nghi) – Dược Vương Dược Thượng Bồ-tát Quán Kinh, một quyển.

– Nghĩa Quyết Luật một quyển (cũng gọi là Tạng Quyết Luật Pháp Hạnh. Ngài Đạo An bảo rút từ Trường A-hàm, hoặc có chữ Kinh. Thấy ghi trong Tăng Hựu Lục. Có ba mười bốn bộ gồm bốn mười quyển, đều trích ra từ các Tạp tạng khác mà phụ ngày.

Cả một trăm bảy mươi sáu bộ trên, gồm một trăm chín mươi bảy quyển đều do Thái tử nước An Tức, tên là Thanh, tự Thế Cao. Sau sẽ kế vị làm vua, nhưng lại nhường ngôi cho chú. Ngài bỏ ngôi cạo đầu xuất gia, chỉ một lòng vì đạo, lấy việc du phương hoằng hóa làm sự nghiệp. Năm Kiến Hòa thứ hai đời vua Hiếu Hoàn Đế, ngài đến tận Lạc Ấp. Lúc thiếu thời, ngài luyện văn tập nói rất thông suốt tiếng Trung Hoa. Vì thương giáo pháp còn quá ít ỏi yếu kém nên ngài mở rộng việc phiên dịch đến đời Linh Đế hai mươi năm. Cả các sách Thích Đạo An Lục, xuất, Tam tạng Tập Ký, của tăng hựu, Cao Tăng Truyện của tuệ kiểu… đều nói Thế Cao dịch được ba mươi chín bộ, nghĩa lý rất sáng tỏ khúc chiết, lời văn đúng đắn đầy đủ; biện luận không văn hoa chỉ cần chất lương nhưng không quê mùa vụng về. Lời dịch dầu khiến người đọc phải cố gắng mà không chán mệt. Phòng Quảng Tuân tìm xét kiểm tra các Lục ghi chép thì chuyện của Thế Cao có chỗ ẩn. Thế mới biết việc Quyền Tích, Ẩn Hiển có nhiều cách, hoặc do người kể sơ ý đến nhầm lẩn trái nhau. Số lượng truyền rằng ngài dịch được ba mươi chín bộ. Hoặc xuất hiện ra từ chốn Đôn Hoàng rồi đến dừng ở lại kinh ấp. Đến cuối dời vua Linh Đế thì chốn quan ải nhiễu nhương nên ngài bèn lánh sang Giang Nam, thấu suốt lòng người thấy rõ cơ duyên ở đó mà dịch thuật, được biết các chỗ ở của ngài chưa được ghi chép hết. Còn như chuyện về cuối đời ngài thì quả đúng như thế. Những chuyện chép trong các sách xa xưa thì ở đây Thế Cao đều lược bỏ, chọn dịch các phần chính ở trước đó thôi chứ không cần dịch hết. Nay gồm hết các thiên ghi chép sưu tập lại đầy đủ những tạp kỷ và có đề mục ghi chú thì phần nhiều đều là những tác phẩm rút từ Đại Bộ và tùy theo nhân duyên mà dịch ra trên suốt quảng đường của ngài từ Hà Tây đến Giang Nam. Dầu mục lục có phân tán nhưng chưa đủ để ngờ vực. Vì nghĩ thế nên những cái còn lại đây đâu chẳng nối ngày, do đó mà mạnh dạn căn cứ ngày các sách vở đã gom góp được để biên chép giữ gìn, mong giáo pháp được lưu truyền rộng rãi đều biết rõ nguồn gốc đã được ghi chú. Nếu muốn biết rõ gốc tích cần nên đọc kỷ các truyện.

– Đại Tập Kinh hai mươi bảy quyển (dịch đầu tiên, thấy ghi ở Lý Khuếch Lục).

– Bát-nhã Đạo Hạnh Phẩm Kinh mười quyển (dịch đầu tiên. Còn gọi là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật Kinh tám quyển. Dịch ngày tám tháng mười năm Quang Hòa thứ hai, thấy ghi trong Chi Mẫn Độ Lục và Tăng Hựu Lục).

– Thủ-lăng-nghiêm Kinh hai quyển (bản dịch ngày tám tháng hai năm Trung Bình thứ ba bản dịch đầu tiên, thấy ghi trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục. Tam Tạng Ký. Ngô Lục lại bảo là ba quyển.

– Thuần Chân-đa-la-ni Kinh, hai quyển (dịch đầu tiên, An Lục Nguyên, Cựu Lục gọi là độn Chân-đa-la-ni Vương Kinh. Thấy trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tăng Hựu Lục).

– A-xà-thế Vương Kinh, hai quyển (dịch đầu tiên, ngài Đạo An bảo là rút từ Trường A-hàm, thấy trong Tăng Hựu Lục).

– A-súc Phật Quốc Kinh, hai quyển (bản dịch thứ nhất năm Kiến Hòa thứ nhất. Thấy trong Chu Sĩ Hành Hán Lục, cũng gọi là A-súc Phật Sát Chư Bồ-tát Học Thành Phẩm Kinh, cũng gọi là A-súc Phật Kinh một quyển, Tăng Hựu Lục cũng chép thế).

– Vô Lượng Thanh Tịnh Kinh hai quyển (cũng gọi là Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, thấy ghi trong Ngô Lục).

– Bột Bổn Kinh hai quyển (dịch đầu tiên, thấy ghi trong Tăng Hựu Lục).

– Ban Chu Tam-muội Kinh hai quyển (ngày tám tháng mười năm Quang Hòa thứ hai, dịch đầu tiên, thấy ghi trong Nhiếp Đạo Lục, Ngô Lục và Tam Tạng Ký, Cựu Lục gọi là Đại Ban Chu Tam-muội Kinh).

– Cổ Phẩm Di Nhật Thuyết Bát-nhã Kinh, một quyển (rút từ Phương Đẳng Bộ. Có tên là Phật Di Nhật Ma-ni Bảo Kinh, một tên là Ma-ha Diễn Bảo Nghiêm Kinh, một tên là Đại Bảo Tích Kinh, thấy ghi trong Tăng Hựu Lục).

– Bảo Tích Kinh, một quyển (bản dịch thứ nhất ngày năm Quang Hòa thứ hai. Ngài Đạo An gọi là Ma-ni Bảo Kinh, hoặc hai quyển, thấy ghi trong Cựu Lục, Sĩ Hành Lục, Tam Tạng Tập Ký…).

– Vấn Thự Kinh, một quyển (cũng gọi là Văn-thù-sư-lợi Vấn Bồtát Thự Kinh. Ngài Đạo An nói rút từ Phương Đẳng Bộ, thấy trong Ngô Lục, Tăng Hựu Lục và Tam Tạng Ký).

– Phạm Bát-nê-hoàn Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Hồ Bát nay đổi là Phạm, dịch đầu tiên, hoặc hai quyển thấy trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tam Tạng Tập Ký).

– A-xà-thế Vương Vấn Ngũ Nghịch Kinh, một quyển (cũng gọi tắt là A-xà-thế Vương Kinh).

– Đâu-sa Kinh, một quyển (thấy trong Ngô Lục và Tam Tạng Ký).

– Nội Tạng Bách Phẩm Kinh, một quyển (dịch lần hai, cùng bản của Thế Cao dịch có khác chút ít. Cựu Lục gọi là Nội Tàng Bách Bảo Kinh. Đạo An nói rút từ Phương Đẳng Bộ. Khắp xét các Lục thì đều ghi là Bách Bảo, không có Bách Phẩm, cho nên biết đó là kinh này.

– Đại Phương Tiện Báo Ân Kinh, một quyển (thấy ở Ngô Lục)

– Quang Minh Tam-muội Kinh, một quyển (chỉ thấy ở An Lục không thấy ở Ngô Lục và Tam Tạng Ký).

– Thiền Kinh, một quyển (thấy ở Biệt Lục).

– Tạp Thí Dụ Kinh, một quyển (gồm mười một việc. Tăng Hựu Lục nói là mất tên người dịch. Nay kiểm thấy ghi ở Biệt Lục nên chép ngày.

– A-dục Vương Thái Tử Hoại Mục Nhân Duyên Kinh, một quyển (vị vua này sinh ra mộtsau khi Phật diệt độ một trăm ba mươi năm sáu tháng, cho nên không phải do Phật nói. Có bổn không có chữ Kinh, Tăng Hựu Lục thì có gồm bốn mươi bốn bộ.

Cả hai mươi mốt bộ kinh trên gồm sáu mươi ba quyển do Sa-môn Chi-lâu-ca-sấm, cũng gọi tắt là Chi-sấm, ở nước Nguyệt Chi dịch ngày đời vua Hoàn Linh Đế từ năm Kiến Hòa đến năm Trung Bình, tại Lạc dương. Ở Hà Nam có Thanh tín sĩ là Mạnh Phúc, Trương Liên… bút thọ. Nhưng bản dịch cũ thì gọi là Hồ Bát-nê-hoàn, vì chưa rõ chữ Hồ. Trộm xem từ đời xa xưa khi có kinh đến nay do các bậc Hiền Đức ghi chép, mỗi khi chuyển lời đều nói là dịch Hồ ra Hán. Hồ là nước ở biên giới phía Tây, Hán là phía Đông. Một khi ở đất chín châu (nước Trung Hoa) thì đối với vùng đất phương Tây gọi chung là Thiên Trúc cho nên Hán Thư nói là nước Thân Độc. Thân Độc tức là Thiên Trúc. Có Trung Thiên Trúc, tức nơi sinh của Phật là đất Thiên Trúc. Và có Đông, Tây, Nam, Bắc Thiên Trúc nên gọi là Ngũ Thiên. Mà các nước ở phía Đông Ngũ Thiên thì gọi chung là Chi Na hoặc Chân Đan hay Chấn Đán, đây là giọng nói của nhà Sở, Hạ vậy. Nếu xưng là nhà Hán thì chỉ có từ thời họ Lưu (Lưu Bang), hai đời Tiền Hán, Hậu Hán đều xưng là Hán. Hậu Hán lại nhường ngôi cho nhà Ngụy. Ngụy yếu nên cả nước Trung Quốc phải phân ba có thêm Ngô và Thục (Tam Quốc). Về sau tuy Ngụy thôn tính Thục nhưng cuối cùng phải nhường ngôi cho nhà Tấn ngự trị cả đất Thập Cát Cửu Châu mỗi nơi đều có chủ. Việc phiên dịch kinh lại căn cứ ngày chỗ và người. Chỗ nơi đã khác thì tiếng phiên âm tất sẽ không đồng. Cho nên cần phải dựa ngày Đế hiệu và Vương hiệu mà phân biệt rõ ràng. Nay vì thế các sách này sẽ dựa ngày đó mà sửa cho đúng. Vả lại Hồ là vùng đất ở phía Tây biên giới, so với các giống dân như Khương, Man, Di, Sào Liêu, đâu có kinh sách, nên dùng tiếng Hồ để chỉ cho họ. Đặt ra tiếng Hồ để làm mẫu mực cho đời thì có lỗi gì đâu? Nước Thiên Trúc mà Phật sinh ra, ở đó các bậc thuộc dòng Bà-la-môn 22 đều gọi chung là Phạm. Kẻ phạm thanh tịnh thì được nối giỏi là trời Quang âm. Ở trời Quang âm thì Phạm là thấp nhất. Khi kiếp sơ thành tựu, nước cạn đất khô, các vị này bay xuống lấy đất ăn, ăn ngày thân thể năng nề không thể bay về trời được, nhân đó ở lại làm người, là tổ tông đầu tiên nên gọi là Phạm. Do đó mà gọi tiếng Phạm sách Phạm. Khi nhà Hán dịch kinh thì ở Trung Quốc chưa có người tu cạo đầu. Ở đời Ngụy thì Chu Sĩ Hành chính là kẻ đầu tiên xuất gia mặc pháp phục làm Tăng nhưng vẫn còn xưng tên họ tục. Đến đời Ngô, Tấn nối gót theo sau nhưng vẫn không đổi phong tục ấy. Kịp đến đời Phù Tần có ngài Thích Đạo An là bậc an nhiên siêu ngộ nổi tiếng nhất đương thời, kẻ đạo người tục đều khâm ngưỡng đông như lúa mè. Ngài nói rằng: “Đã cạo đầu xuất gia thì phải nối dõi dòng họ Thích, con mà khác cha sao gọi là kế thừa!”. Cho nên ngày nay ai xuất gia đều xưng họ Thích. Và sau này khi dịch bốn quyển A-hàm thì trong văn ấy quả nhiên nói rằng bốn dòng xuất gia đều đồng một họ Thích, mọi người đều khen ngợi khâm phục (bốn dòng ấy là:

  1. Sát-đế-lỵ, đó là dòng vua chúa.
  2. Bà-la-môn là người hạnh đức cao quý.
  3. Tỳ-xá như hàng sĩ dân ở đây trung quốc.
  4. Thủ-đà, là dòng hạ tiện tức như hạng tôi tớ ở đây).

Ngài Đạo An ngay ngày đời Tấn, Tần đã san định ghi chép các mục lục, chọn lọc, chú thích các Kinh, tự gọi là di thiên mẫu mực cuối cùng cho mọi người, cũng nói là dịch tiếng Hồ thành tiếng Tần, có năm bổn thì mất hết ba bổn không đổi. Đây cũng chỉ là một hòn đá vụn của ngọn Côn Sơn, chưa tiêu biểu hết cái vẻ đẹp của cả ngọn núi. Các sách đời trước chỗ nào có chữ “Hồ ngôn” thì bản lục này đều thay bằng chữ “Phạn tự”, ngỏ hầu các bậc Hậu Triết nói được đúng.

– Pháp Cảnh Kinh, hai quyển (hoặc một quyển, Nghiêm Phật Điều chép lại. Ngài Khương Tăng Hội chú giải, thấy ghi trong Tăng Hựu Lục).

– Đoạn Thập Nhị Nhân Duyên Kinh, một quyển (cũng gọi là Ahàm Khẩu Giải Thập Nhị Nhân Duyên Kinh, cũng nói tắt là A-hàm Khẩu Giải Kinh, cũng gọi là An Hầu Khẩu Giải Kinh. Tăng Hựu bảo là ngài Thế Cao dịch, nay kiểm tra các sách thì chính do ngài An Huyền dịch).

Cả hai bộ kinh trên gồm ba quyển. Ưu-bà-tắc Đô Úy An Huyền người nước An Tức dịch. Ngày cuối đời vua Linh Đế, ông đi dạo chơi buôn bán ở Lạc Dương, nhân khi gặp ngài Phật Điều nên cùng dịch. Đời

cũng gọi ông là An Hầu Kỵ Đô Úy. Tăng Hựu Lục lại bảo đó là Thế Cao dịch. Đây là vì đồng họ nên có sự lạm nhận. Thật ra Thế Cao là một vị thái Tử nối ngôi của một nước, vì nhường chức cho hiệu là Hầu. Cứ dựa thẳng ngày tên kinh tự nhiên có thể nghiệm thấy, vì không suy xét tỉ mỉ nên phải nói gộp cả hai người.

– Ban Chu Tam-muội Kinh, hai quyển (Cựu Lục gọi là Đại Ban Chu Tam-muội Kinh hoặc một quyển, là bản dịch lần hai. Thấy ghi trong Cao Tăng Truyện).

– Đạo Hạnh Kinh, một quyển (dịch năm Gia Bình thứ nhất, thấy trong Chu Sĩ Hành Hán Lục và Tam Tạng Ký. Ngài Đạo An nói là Bátnhã Sao, do các bậc cao minh ở ngoại quốc tuyển soạn. Đạo An viết tựa).

Cả hai bộ trên gồm ba quyển. Sa-môn Phật Sóc người nước Thiên Trúc đã dịch. Ngày đời vua Linh Đế, ngài đem Đạo Hành Kinh đến tận Lạc dương rồi dịch từ tiếng Phạm sang tiếng Hán. Người dịch có lúc bị ngưng trệ, tuy có mất ý chỉ, song tiếng và câu thì chỉ bỏ bớt lời mà giữ lấy chất và rất đúng ý kinh. Sau năm Quang Hòa lại dịch thêm Ban Chu, ngài Đàm-sấm truyền lời, các ông Mạnh Phước, Trương Liên ghi pháp, lời văn không bằng bản dịch trước.

– Tiểu Bản Khởi Kinh, hai quyển (hoặc gọi là Túc Hành Bản Khởi, hoặc chỉ gọi Túc Hành, gần đây lại thêm chữ “Tiểu”. Thấy trong Cựu Lục và Cao Tăng Truyện).

– Thành Cụ Quang Minh Kinh một quyển (hoặc gọi Thành Cụ Quang Minh Tam-muội, hoặc gọi Thành Cụ Quang Minh Định Ý. Thấy trong Chu Sĩ Hành, Chi Mẫn Độ, Tăng Hựu và huệ Kiểu… bốn Lục).

– Lại Tra-hòa-la Kinh, một quyển (dịch đầu tiên, ngài Đạo An bảo là rút từ Bộ Phương Đẳng).

– Mã Hữu Bát Thái Kinh, một quyển (một tên là Mã Hữu Bát Thái Thí Nhân Kinh, một tên là Mã Hữu Bát Tệ Ác Thái Kinh, rút từ Tạp A-hàm quyển ba mươi bốn).

– Thủ Chí Vấn Phật Thập Tứ Sự Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Phật).

– Văn Thành Thập Nhị Nhân Duyên Kinh, một quyển (dịch lần hai, so với bản dịch Thập Nhị Nhân Duyên Kinh của Thế Cao có khác chút ít).

– Đọa Lạc Ưu-bà-tắc Kinh, một quyển.

– Tiểu Đạo Địa Kinh, một quyển.

– Mã Hữu Tam Tướng Kinh, một quyển (rút từ Tạp A-hàm).

– A-na-luật Bát Niệm Kinh, một quyển (hoặc gọi tắt là Bát Niệm Kinh, thấy trong Cựu Lục).

– Ma-ha Ma-da Kinh, một quyển (hoặc nói tắt Ma-da Kinh, hoặc hai quyển).

Cả mười một bộ kinh trên gồm mười hai quyển. Sa-môn Chi Diệu là người Thiên Trúc đã dịch. Ngày năm Trung Bình đời vua Linh Đế, châu Lạc Dương ngài dịch bảy bộ kinh, Ngô Lục ghi thế.

– Vấn Địa Ngục Sự Kinh, một quyển (thấy trong Chu Sĩ Hành Hán Lục).

Bộ Kinh có một quyển trên là người ngoại quốc, Sa-môn Khang Cư dịch năm Trung Bình thứ tư đời vua Linh Đế, châu Lạc dương, chỉ nói ngay lý không hề trau chuốt.

– Cổ Duy-ma-cật Kinh hai quyển (dịch đầu tiên, thấy trong Cổ Lục và Chu Sĩ Hành Hán Lục).

– Nhu Thủ Bồ-tát Vô Thượng Thanh Tịnh Phân Vệ Kinh, hai quyển (một tên là Quyết Liễu Chư Pháp Như Huyễn Tam-muội Kinh hoặc một quyển).

– Huệ Thượng Bồ-tát Vấn Đại Thiện Quyền Kinh, hai quyển (hoặc không có chữ “Bồ-tát” hoặc một quyển.

– Tư Ý Kinh, một quyển (cũng gọi là Ích Ý Kinh).

– Nội Lục Ba-la-mật Kinh, một quyển (cũng gọi là Nội Ngoại Giả, ngài Đạo An bảo là rút từ Bộ Phương Đẳng).

– Ca-diếp-cật A-nan Kinh, một quyển (dịch lần hai, thấy ghi trong hai sách (Lục) Sầm Hiệu và Bảo Xướng. So bản dịch Ca-diếp Trách Anan Song Độ La-hán Dụ Kinh của Thế Cao thì giống nhiều khác ít).

– Thập huệ Kinh, một quyển (ngài Phật Điều tự chọn dịch và chú giải đề tựa, cũng gọi là Sa-di Thập huệ. Thấy trong ba sách (Lục) Tăng Hựu, Bảo Xướng và Cao Tăng Truyện).

Cả bảy bộ kinh trên gồm mười quyển. Thanh Tín Nghiêm Phật Điều người lâm hoài ngày đời vua Linh Đế châu Lạc dương dịch lý đúng lời hay và lột hết ý chỉ của kinh, đó là tác phẩm hay nhất ở đất Dĩnh thấy thuật lại ở đời sau.

– Thái Tử Bản Khởi Thụy Ứng Kinh, hai quyển (dịch đầu tiên, cũng gọi là Thụy Ứng Bản Khởi Kinh, cũng gọi là Trung Bản Khởi Kinh. Thấy trong Tam Tạng Ký và Tăng Hựu Lục).

– Hưng Khởi Hạnh Kinh hai quyển (cũng gọi là Thập Duyên Kinh, thấy trong Ngô Lục).

– Phạm Võng Kinh, hai quyển (dịch đầu tiên, thấy trong Ngô Lục).

– Xá-lợi-phất Mục-liên Du Tứ Cù Kinh, một quyển (thấy trong Biệt Lục).

– Báo Phước Kinh, một quyển (hoặc gọi Phúc báo Kinh, thấy ở Ngô Lục).

– Tứ Đế Kinh, quyển (dịch lần hai ngày năm Hưng Bình thứ nhất. So bản dịch của Thế Cao có khác chút ít, thấy ở Trúc Đạo Tổ hán Lục).

Cả sáu bộ kinh trên gồm chín quyển do người ngoại quốc là Samôn Khang Mạnh Tường dịch châu Lạc dương ngày đời vua Hiến Đế.

– Trung Bản Khởi Kinh hai quyển (cũng gọi là thái Tử Trung Bản Khởi Kinh. Thấy trong Thủy Hưng Lục).

Một bộ kinh một quyển trên thì ngài Đạo An bảo là Sa-môn Đàm Quả ở nước Ca-duy-la-vệ, được bản chữ Phạm bèn đem đến Lạc dương và dịch ra ngày năm Kiến An thứ mười hai, ngài Khang Mạnh Tường chuyển ngữ.

– Tu Hành Bản Khởi Kinh, hai quyển. Cũng do Đàm Quả và Khang Mạnh Tường ở nước Ca-duy-la-vệ đem bản tiếng Phạm đến, Sa-môn Trúc Đại Lực châu Lạc dương và được dịch ngày tháng ba năm Kiến An thứ hai. Ngài Mạnh Tường dịch sang chữ Hán. Ngài Thích Đạo An nói chỗ dịch của ngài Mạnh Tường đồ sộ, sáng rõ, lưu loát, đưa người nhanh chóng đến chỗ thâm huyền. Thấy ghi ở Thủy Hưng Lục.

– Đại Phương Tiện Báo Ân Kinh bảy quyển.

– Phân Biệt Công Đức Kinh, năm quyển (Ca-diếp A-nan soạn).

– Phạm Bổn Kinh, bốn quyển (Cựu Lục nói là chữ Hồ, hình nhưđược dịch ở Trường an

– Nê-hoàn Hậu Thiên Tế Trung Biến Ký Kinh, bốn quyển (một tên là Thiên Tuế Biến Kinh).

– Hiệp Đạo Thần Túc Kinh, bốn quyển (một tên là Đạo Thần Túc Vô Cực Biến Hóa Kinh).

– Như Lai Tánh Khởi Kinh, hai quyển (một tên là Đại Phương Quảng Như Lai Tánh Khởi Vi Mật Tạng Kinh).

– Chư Kinh Phật Danh, hai quyển.

– Cựu Thí Dụ Kinh, hai quyển.

– Tạp Thí Dụ Kinh, hai quyển.

– Quán Vô Lượng Thọ Kinh, một quyển.

– Long Chủng Tôn Quốc Biến Hóa Kinh, một quyển.

– Quá Khứ Hương Liên Hoa Phật Thế Giới Kinh, một quyển.

– Kiến Mục Ngưu Giả Thị Đạo Kinh, một quyển (hoặc trên có chữ Phật).

– Tác Phật Hình Tượng Kinh, một quyển (một tên là Ưu-điền Vương Tác Phật Hình Tượng Kinh, một tên là Tác Tượng Nhân Duyên Kinh).

– Tam Thiên Phật Danh Kinh, một quyển.

– Thiên Phật Nhân Duyên Kinh, một quyển.

– Ngũ Thập Tam Phật Danh Kinh, một quyển.

– Bát Bộ Phật Danh Kinh, một quyển.

– Thập Phương Phật Danh Kinh, một quyển.

– Hiền Kiếp Thiên Phật Danh Kinh, một quyển (chỉ có Phật Danh và Đàm-vô-lan đã dịch Tứ Đế Kinh, còn Thiên Phật Danh thì khác).

– Xưng Dương Bách Thất Thập Phật Danh Kinh, một quyển (cũng gọi tắt là Bách Thất Thập Phật Danh Kinh).

– Nam Phương Phật Danh Kinh, một quyển (một tên là Trị Thành Tự Kinh).

– Diệt Tội Đắc Phước Phật Danh Kinh, một quyển.

– Quán Thế Âm Sở Thuyết Hành Pháp Kinh, một quyển (là Chú Kinh).

– Di-lặc Vi Nữ Thân Kinh, một quyển.

– Tịch Điều Ý Sở Vấn Kinh, một quyển (một tên là Như Lai Sở Thuyết Thanh Tịnh Điều Phục Kinh).

– Tát-đà-ba-lôn Bồ-tát Cầu Thâm Bát-nhã Viên Tượng Kinh, một quyển.

– Bồ-tát Sinh Địa Kinh, một quyển.

– Bồ-tát Sở Sinh Địa Kinh, một quyển.

– Bồ-tát Thọ Giới Pháp Kinh, một quyển (bản dịch khác).

– Thọ Bồ-tát Giới Thứ Đệ Thập Pháp, một quyển.

– Bồ-tát Sám Hối Pháp, một quyển.

– Sơ Phát Ý Bồ-tát Thường Trú Dạ Lục Thời Hành Ngũ Sự Kinh, một quyển.

– Lục Bồ-tát Danh Kinh, một quyển.

– Ca-diếp Phó Phật Nê-hoàn Kinh, một quyển (một tên là Phật Bát-nê-hoàn Thời Ca-diếp Phó Phật Kinh).

– Thiện Bái Tỳ-kheo Kinh, một quyển.

– Tăng Danh Số Sự Hành Kinh, một quyển.

– Tỳ-kheo Chư Cấm Luật một quyển.

– Ma-ha Tăng-kỳ Luật Tỳ-kheo Yếu Tập một quyển (một tên là Ma-ha Tăng-kỳ Bộ Tỳ-kheo Tùy Dụng Yếu Tập Pháp).

– Ưu-ba-ly Vấn Phật Kinh, một quyển.

– Sa-di Oai Nghi, một quyển.

– Sa-di Thập Giới Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi tắt là Sa-di Giới).

– Tỳ-kheo-ni Thập Giới Kinh, một quyển.

– Thọ Thập Thiện Giới Kinh, một quyển.

– Sa-di Ni Giới Kinh, một quyển.

– Hiền Giả Ngũ Giới Kinh, một quyển.

– Ưu-bà-tắc Oai Nghi Kinh, một quyển.

– Tứ Thiên Vương Kinh, một quyển (ở phần sau có chú. Hình như người sau phụ thêm ngày. Rút từ tạp A-hàm).

– Ma Nhiễu Loạn Kinh, một quyển (so với bản Dữ Ma Chánh Thí Mục-liên Kinh thì giống nhiều khác chút ít).

– Đảnh Sinh Vương Nhân Duyên Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Đàm Đảnh Sinh Vương Kinh).

– Hành Đàn Ba-la-mật Kinh, một quyển (hoặc gọi là Nhất Thiết Thí Chủ Sở Hành Đàn Ba-la-mật Kinh).

– Công Đức Trang Nghiêm Vương Bát Vạn Tứ Thiên Tuế Thỉnh Phật Kinh, một quyển.

Ma điều vương kinh, một quyển bản dịch khác.

– Hối Tử Kinh, một quyển.

– Giáo Tử Kinh, một quyển (một tên là Tu Đạt Giáo Tử Kinh. Cựu Lục gọi là Tu Đạt Huấn Tử Kinh).

– Phúc Tử Kinh, một quyển.

– Tiểu Nhi Văn Pháp Tức Giải Kinh, một quyển.

– Bồ-tát Tu Hành Kinh, một quyển (một tên là Trưởng Giả Oai Thí Sở Vấn Bồ-tát Tu Hành Kinh, hoặc gọi tắt là Trưởng Giả Tu Hành Kinh).

– Trưởng Giả Hiền Thủ Kinh, một quyển.

– Trưởng Giả Mạng Chung Vô Tử Phú Chúc Kinh, một quyển.

– Chất Đa Trưởng Giả Thỉnh Tỳ-kheo Kinh, một quyển.

– Thiện Đức Bà-la-môn Cầu Xá-lợi Kinh, một quyển.

– Ngoại Đạo Dụ-chất-đa Trưởng Giả Kinh, một quyển.

– Vô Hại Phạm Chí Chấp Chí Kinh, một quyển.

– Phạm chí Tỵ Tử Kinh, một quyển.

– Phạm chí Tang Nữ Kinh, một quyển.

– Phạm Chí Quán Vô Thường Đắc Giải Thoát Kinh, một quyển.

– Bần Tử Đắc Tài Phát Cuồng Kinh, một quyển.

– Thước Cẩu Niết Vương Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Thước Cẩu Kinh).

– Cư Sĩ Vật Cố Vi Phụ Tỷ Trùng Kinh, một quyển.

– Thiết Thành Nê-lê Kinh, một quyển.

– Nê-lê Kinh, một quyển (một tên là Trung A-hàm Nê-lê Kinh).

– Cần Khổ Nê-lê Kinh, một quyển.

– Địa Ngục Kinh, một quyển.

– Diêm Vương Ngũ Sứ Giả Kinh, một quyển (một tên là Ngũ Thiên Sứ Kinh).

– Tích Cốt Kinh, một quyển.

– Khổ Ấm Kinh, một quyển.

– Trì Trai Kinh, một quyển.

– Hải Bát Đức Kinh, một quyển.

– Tịch Chí Quả Kinh, một quyển (rút từ Trường A-hàm, cùng bản dịch trước đồng tên nhưng khác lời).

– Nhân Hoằng Pháp Kinh, một quyển.

– Vị Tằng Hữu Kinh, một quyển (khác bản dịch).

– Hoa Nghiêm Anh Lạc Kinh, một quyển.

– Quán Thế Lâu Thán Kinh, một quyển (có ba phẩm rút từ Đại Lâu Thán Kinh).

– Ba Nhã Đắc Kinh, một quyển (một tên là Bát-nhã Đức).

– Duy Nhật Tạp Nạn Kinh, một quyển.

– Nội Thân Quán Chương Kinh, một quyển.

– Ma-ha Sát Đầu Kinh, một quyển (cùng với Quán Đảnh Kinh giống nhau. Các phần sau có khác chút ít).

– Thanh Tịnh Pháp Hạnh Kinh, một quyển.

– Kim Cang Thanh Tịnh Kinh, một quyển (hoặc gọi là Kim Cang Tam-muội Bản Tánh Thanh Tịnh Bất Hoại Bất Diệt Kinh).

– Tịnh Trừ Nghiệp Chướng Kinh, một quyển.

– Ma Ha Diễn Bảo Nghiêm Kinh, một quyển.

– Thập Trụ Tỳ-bà-sa Kinh, một quyển.

– Phật Di-nhật Ma-ni Bảo Kinh, một quyển.

– Chuyển Nữ Thân Bồ-tát Kinh, một quyển (một tên là Nhạo Anh Lạc Trang Nghiêm Phương Tiện Kinh, một tên là Nhạo Anh Lạc Trang Nghiêm Nữ Kinh).

– Thọ Trì Phật Danh Bất Đọa Ác (Đạo) Kinh, một quyển.

– Thất Bảo Kinh, một quyển.

– Thập Nhất Nhân Duyên Chương Kinh, một quyển (Cựu Lục gọi là Thập Nhất Nhân Duyên Kinh).

– Sa-môn Vi Thập Nhị Đầu-đà Kinh, một quyển.

– Tam Thập Nhị Tướng Nhân Duyên Kinh, một quyển (cùng với bản dịch của An Công Thất Nguyên đã dịch là Tam Thập Nhị Tướng thì giống nhiều khác ít).

– Tam Thập Thất Phẩm Kinh, một quyển (khác bản dịch).

– Ban Chu Tam-muội Niệm Phật Chương Kinh, một quyển (chữ Chương này Cựu Lục viết là Đồng).

– Du-già Tam-ma Tư Kinh, một quyển (bản dịch nói tóm tắt việc tu hành, một tên là Đạt-ma-đa-la Thiền Pháp. Hoặc gọi là Đạt-ma-đala Bồ-tát soạn Thiền Pháp Yếu Tập).

– Thiền Yếu Ha Dục Kinh, một quyển.- Tu Hà Thí Kinh, một quyển (khác bản) – Pháp Cú Thí Dụ Kinh, một quyển.

– Thí Dụ Kinh, một quyển.

– Phạm Âm Kệ Bổn Kinh, một quyển (Cựu Lục nói là Hồ).

– A-di-đà Phật Kệ Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Kinh).

– Hậu Xuất A-di-đà Phật Kệ Kinh, một quyển.

– Tán Thất Phật Kệ, một quyển.

– Đát-hòa-ni Bách Cú, một quyển.

– Ngũ Ngôn Vịnh Tụng Bổn Khởi, một quyển (một trăm bốn mươi hai bài).

– Đạo Hạnh Phẩm Chư Kinh Phạm Âm Giải, một quyển (Cựu Lục nói là Hồ Âm).

– Bát-nhã Ba-la-mật Thần Chú Kinh, một quyển (hoặc không có chữ Kinh).

– Thất Phật Sở Kiết Ma Du Thuật Chú, một quyển.

– Huyễn Sư Pha-đà Thần Chú, một quyển.

– Ngũ Long Chú Độc Kinh, một quyển.

– Thủ Huyết Khí Thần Chú, một quyển (Cựu Lục nói Huyết Chú).

– Chú Khủ Xỉ Chú, một quyển (một tên Chú Trùng Xỉ, một tên là Chú Xỉ).

– Chú Nha Thống Chú, một quyển (khác bản).

– Chú Nhãn Thống Chú, một quyển (khác bản).

– Chú Tặc Chú Pháp, một quyển (khác bản).

– Thất Phật An Trạch Thần Chú, một quyển.

– An Trạch Chú Pháp, một quyển.

Cả một trăm hai mươi lăm bộ trên gồm một trăm bốn mươi tám quyển đều do ngài Luật sư Tăng Hựu rút từ Tam Tạng Ký và soạn trong hai cuốn Cổ Lục, Cựu Lục và các sách không nguồn gốc của Ngài Đạo An cùng các sách mất tên người dịch vừa mới gom góp được, các bộ và quyển của kinh này rất nhiều, nên phải so sánh các mục, sửa chữa những văn từ lộn xộn, chênh lệch xen nhau thật khó xác định. Chưa hề có quyển kinh nào chỉ đọc qua tên đề, tất cả đều có nhập Tạng, có nguồn gốc, không nhập Tạng không dịch. Biết rõ gốc tích từ đầu không thứ nào không có nguyên do, đã trải qua nhiều năm tháng xa xôi, nên viết thêm lời phụ ở phần cuối này. Rất mong những bậc học rộng sau này, xem xét lại nguồn gốc hiếm hoi mà thâu nhặt trả lại cho đúng, để làm căn cứ hầu sóng cả lặng yên lắng trong biển Pháp vậy!