LỊCH ĐẠI TAM BẢO KÝ

Soạn giả: Phí Trường Phòng Đời Tùy
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 3

(Qua các triều đại: Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Chu và Đại Tùy).

Nói về niên đại các đời vua sau thì từ đời Tam Hoàng Thiên hạ chỉ có một chúa, và suốt cả hai thời Tiền Hán cùng Hậu Hán không thể có hai tôi. Nhưng kể từ đời Ngụy tấn cho đến đời Đại Tùy chúng ta đây trị vì thì số thành ấp kinh đô được dựng lên khác nào lông nhím muôn màu muôn vẽ hai mươi hai nước thì có hai mươi hai kinh đô, trong đó Ngô có một, Tần có ba và Lương, Ngụy, Tề, Trần… cả tám nước này tuy nói là bảo trì nghi chế củ nhưng điều tuyên dịch Kinh Phật cốt giữ gìn Tam bảo được lâu dài để tứ sinh được nhờ cậy. Do đó mà kẻ chuyên làm thiện vốn để đức về sau, cho nên cần ghi chép lại cho mọi đời đều noi gương. Nhưng các danh mục ghi chép không được tiếp nối liên tục. Như ở thời Bá chủ thì trong mười nước đã có bốn nước không xiển dương truyền bá Thánh giáo, nên đối với sự việc không biết noi theo sự tu hành. Đến nay thì mỗi nước đều căn cứ ngày quyển Chí Thư của mình nêu sơ lược các sự việc qua các niên đại. Ngõ hầu hiểu biết về việc mạnh yếu, việc bắt đầu và kết thúc hoặc sự hưng phế của các triều đại.

Như năm tân sữu năm thứ hai niên hiệu Hoàng Sơ của Tào Ngụy Văn Đế thì có Lưu Bị đóng đô ở nước Thục xưng là nhà Hán, gồm hai đời vua trị vì bốn mươi ba năm sau đó lại thuộc về Ngụy Văn Đế.

Ở đời Tây Tấn, năm Nhâm Tuất, năm đầu của niên hiệu An Ngươn của vua huệ Đế, có Trương Quỹ khởi nghiệp ở Lương Châu xưng là nhà Lương. Đó là thời Tiền Lương, gồm bảy vua kéo dài sáu mươi hai năm. Rồi lại thuộc về đời Tiền Tần là Phù Vĩnh Cố.

Đời Tấn huệ Đế, năm Giáp Tý là năm đầu niên hiệu Vĩnh An, thì có Lưu Uyên dựng nghiệp ở Bình Dương. Lúc đầu tiên gọi là nhà Hán, về sau lại xưng là nhà Triệu. Đó là Tiền Triệu, gồm bốn đời vua kéo dài hai mươi sáu năm, về sau lại thuộc về hậu Triệu là Thạch Lặc.

Cũng cùng năm đầu niên hiệu Vĩnh An thì Lý Hùng khởi lên ở nước Thục, ban đầu gọi là Đại Thành về sau đổi xưng là nhà Hán, gồm bốn vua kéo dài bốn mươi bốn năm, sau đó bị Tấn Mục tiêu diệt.

Về đời Đông Tấn, ngày năm Canh Thìn năm thứ ba niên hiệu Thái Hưng của vua Ngươn Đế, thì Thạch Lặc mới nổi lên ở nước Tương, về sau dời Đô về huyện Nghiệp và xưng là nhà Triệu. Đó là Hậu Triệu, gồm bốn đời vua, đến Nhiễm Mẫn là ba mươi lăm năm, rồi thuộc ngày nhà Tiền Yên là Mộ Dung Tuấn.

Năm Ất Mão năm thứ mười một niên hiệu Vĩnh Hòa của Tấn Mục thì Mộ Dung Tuấn sáng nghiệp ở Huỳnh Long, sau dời đô về Huyện Nghiệp xưng hiệu là nhà Yên. Đó là Tiền Yên, gồm hai vua, trị vì mười chín năm. Về sau mất ngày tay Tiền Tần Phù Vĩnh Cố.

Năm Bính Tuất, tức năm thứ mười một niên hiệu Thái Ngươn của tấn Hiếu Võ, thì Mộ Dung Thùy khởi nghiệp ở Trung Sơn, về sau lại nối nghiệp nhà Yên. Đó là Hậu Yên. Sau dời đô về Huỳnh Long, gồm năm đời vua, trị vì hai mươi sáu năm. Về sau lại thuộc về nhà Bắc yên là Phùng Bạt.

Đến năm Đinh Hợi là năm thứ mười hai, thì Lữ Quang dựng nghiệp ở Lương Châu lại lấy hiệu là nhà Lương. Đây là Hậu Lương, gồm bốn vua trị vì mười sáu năm. Về sau lại thuộc ngày diệu Hưng đời Hậu Tần.

Năm Đinh Dậu, năm đầu niên hiệu Long An của Tấn An Đế, thì Ngốc Phát Ô Hồ khởi nghiệp ở Tây Bình, cũng lấy hiệu là nhà Lương. Đây là Nam Lương, có ba đời vua trị vì mười tám năm. Sau lại thuộc về Khất Phục Sất Bàn nhà Tây Tần.

Đến năm Mậu Tuất năm thứ hai thì Mộ Dung Đức khởi nghiệp ở Quảng Cố, cũng lấy hiệu là nhà Yên. Đây là Nam Yên, có hai đời vua, trị vì mười ba năm. Sau lại bị Tấn An Đế tiêu diệt.

Đến năm Canh Tý năm thứ tư, thì Lý Cao dựng nghiệp ở Đôn Hoàng, cũng lấy hiệu là nhà Lương. Đây là Tây Lương, có hai đời vua trị vì hai mươi hai năm. Sau mất về tay của Trở Cừ Mông Tốn thuộc Bắc Lương.

Năm Đinh Mùi năm thứ ba niên hiệu Nghĩa Hi đời Tấn An Đế thì có Hách Liên Bột Bột dựng nghiệp ở Sóc Mạc, đóng đô thống lãnh cả muôn thành trì, gọi là nhà Đại Hạ, gồm ba vua trị vì hai mươi lăm năm. Về sau lại thuộc Thái Võ nhà Bắc Ngụy.

Đến năm Canh Tuất, năm thứ sáu, Phùng Bạt khởi binh diệt nhà Hậu Yên, đóng đô ở Xương Lê, xưng hiệu là Đại Yên. Đó là Bắc Yên, gồm hai đời vua trị vì hai mươi tám năm. Về sau cũng thuộc ngày tay Thái Võ nhà Bắc Ngụy.

Đến năm Kỷ Mão, niên hiệu Ngươn Gia thứ mười sáu đời Tống Văn Đế, tức niên hiệu Thái Diên thứ năm của Bắc Ngụy, thì Thái Võ kéo quân Tây chinh đánh diệt nước Bắc Lương. Từ đó việc các nước thôn tính nhau cho đếm hết, chỉ còn lại nước Bắc Ngụy.

Đến năm Giáp Tuất, năm đầu niên hiệu Long Xương đời Tề Minh Đế, tức niên hiệu Thái Hòa thứ mười tám của Bắc Ngụy, thì Hiếu Văn Nam dời đô về Lạc Ấp. Đến năm Giáp Dần niên hiệu Đại Thông năm thứ sáu của Lương Võ Đế, nhằm ngày năm thứ ba niên hiệu Vĩnh Hi của Nam Ngụy. Võ Đế là Ngươn Tuần dời đô về phía Tây là Trường An. Đây là căn cứ theo Vũ Văn Hắc Thái của Chu Thái Tổ.

Tề Thái Tổ là Cao Hoan riêng lập con của Thanh Hà Vương là Nguyên Thiện Kiến lên làm vua, đóng đô ở phía Bắc đất Nghiệp. Do duyên cớ đó mà chia làm Tây và Đông Ngụy.

Năm Ất Hợi, năm thứ tư niên hiệu Thừa Thánh, Lương Hiếu Nguyên Đế tên là Dịch, đóng đô ở Giang Lăng, bị nhà Tây Ngụy diệt. Từ đó thì Nam Triều triều tính theo lịch số của Bắc Triều. Năm đó là năm thứ hai niên hiệu Hậu Ngươn nhà Ngụy. Cháu của Tiêu Diễn là Sát được Ngụy Vương ban cho được nối dõi cơ đồ nhà Lương. Đó gọi là Hậu Lương. Đã phải nương nhờ người khác thì đất nước chỉ là ảo ảnh. Nhà Chu nhận nhà Ngụy nhường ngôi cho, nhân đó mà đứng vững. Nhưng vẫn đóng đô ở Giang Lăng, gồm ba đời vua, trị vì được ba mươi ba năm và dứt mất ngày năm Đinh Mùi thuộc niên hiệu Khai Hoàng thứ bảy.

Năm Canh Tý, năm đầu niên hiệu Hoàng Sơ thì Ngụy Văn Đế đầu tiên được nhà Hậu Hán nhường ngôi cho. Sang năm thứ hai là năm Tân Sửu thì thiên hạ chia làm ba, suốt cả năm mươi chín năm.

Đến năm Kỷ Hợi, thuộc niên hiệu Hàm Ninh năm thứ năm của Tấn Võ Đế thì khắp nước phép tắc văn pháp lại giống nhau suốt hai mươi ba năm.

Đến năm Tân Dậu, năm đầu niên hiệu Vĩnh Ninh đời Tấn huệ Đế thì đất đai bị chia cắt tranh nhau mà kiến lập kinh đô đất nước.

Cho đến nay là năm Kỷ Dậu, niên hiệu Khai Hoàng thứ chín trong khoảng thời gian hai trăm tám mươi tám năm. Cho nên thực nghĩ từ trước nay thời vận đổi thay khác nào bốn mùa hết lạnh rồi nóng.

Từ đời nhà Đại Lương trở về sau thì chánh sách Vương Đạo rộng mở trùm khắp cả chín châu. Xe chở kinh sách về đến nay đã được chín năm, công hóa độ khắp muôn dân, đâu phải chỉ riêng có nhà Ngụy? Đến đời Đại Tùy suốt cả bốn mươi bốn năm. Tính ra từ các vị vua trước đã trị vì trong suốt thời gian có đến ba trăm bảy mươi tám năm, cả thảy có bảy đời vua với năm kinh đô. Sách Thế Lục đã chép như thế.

A. NIÊN ĐẠI TRỊ VÌ CỦA CÁC VUA:

I. Về nhà Ngụy thì gồm có:

– Ngụy Văn Đế trị vì bảy năm, đóng đô ở Lạc dương.

– Ngụy Minh Đế trị vì mười ba năm.

– Ngụy Tề Đế trị vì mười bốn năm.

– Ngụy Cao Quý Hương Công trị vì sáu năm.

– Ngụy Nguyên Đế trị vì năm năm.

II. Về nhà Tây Tấn gồm có:

– Tấn Võ Đế trị vì hai mươi lăm năm, đóng đô ở Lạc dương.

– Tấn huệ Đế trị vì mười sáu năm.

– Tấn Hoài Đế trị vì sáu năm.

– Tấn Mẫn Đế trị vì bốn năm, đóng đô ở Trường an.

III. Về nhà Đông Tấn gồm có:

– Tấn Nguyên Đế trị vì sáu năm, đóng đô ở Kiến Khang.

– Tấn Minh Đế trị vì ba năm.

– Tấn Thành Đế trị vì mười bảy năm.

– Tấn Khang Đế trị vì hai năm.

– Tấn Mục Đế trị vì mười bảy năm.

– Tấn Ai Đế trị vì bốn năm.

– Tấn Hải Tây Công trị vì năm năm.

– Tấn Giản Văn Đế trị vì hai năm.

– Tấn Hiếu Võ Đế trị vì hai mươi bốn năm.

– Tấn An Đế trị vì hai mươi hai năm.

– Tấn Cung Đế trị vì một năm.

IV. Về nhà Tống gồm có:

– Tống Võ Đế trị vì ba năm, đóng đô ở Kiến Khang.

– Tống Tiền Phế Đế trị vì một năm.

– Tống Văn Đế trị vì ba mươi năm.

– Tống Hiếu Võ Đế trị vì chín năm.

– Tống Trung Phế Đế trị vì một năm.

– Tống Minh Đế trị vì tám năm.

– Tống Hậu Phế Đế trị vì năm năm.

– Tống Thuận Đế trị vì hai năm.

V. Về nhà Tề gồm có:

– Tề Cao Đế trị vì năm năm, đóng đô ở Kiến Khang.

– Tề Võ Đế trị vì mười năm.

– Tề Phế Đế trị vì nửa năm.

– Tề Tân An Vương trị vì nửa năm.

– Tề Minh Đế trị vì bốn năm.

– Tề Đông Thị hôn trị vì hai năm.

– Tề Nam Khang Vương trị vì một năm.

VI. Về nhà Lương gồm có:

– Lương Võ Đế trị vì bốn mươi tám năm, đóng đô ở Kiến khang.

– Lương Giản Văn Đế trị vì hai năm.

– Lương Hiếu Nguyên Đế trị vì bốn năm, đóng đô ở Giang lăng.

VII. Về nhà Chu gồm có:

– Chu Mẫn Đế trị vì một năm, đóng đô ở Trường an.

– Chu Minh Đế trị vì ba năm.

– Chu Võ Đế trị vì mười tám năm.

– Chu Tuyên Đế trị vì hai năm.- Chu Tịnh Đế trị vì một năm.

VIII. Về nhà Đại Tùy, từ niên hiệu Khai Hoàng đến nay, trị vì đã được mười bảy năm, đóng đô ở Đại Hưng.

B. CÁC SỰ KIỆN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TAM BẢO Ở CÁC NIÊN ĐẠI TRÊN:

 

Năm Tân Sửu, năm Thái Khang thứ hai, ngài Cương Lương Lâu Chí dịch Thập Nhị Du Kinh, một quyển.

Năm Nhâm Dần, năm Thái Khang thứ ba.

Năm Quý Mão, năm Thái Khang thứ tư.

Năm Giáp Thìn, năm Thái Khang thứ năm, ngày hai mươi ba tháng hai, ngài Pháp Hộ dịch bộ Tu Hành Kinh gồm bảy quyển.

Năm Ất Tỵ, năm Thái Khang thứ sáu, ngày mười tháng bảy Pháp Hộ dịch bộ Hải Long Vương Kinh, bốn quyển.

Năm Bính Ngọ, năm Thái Khang thứ bảy, ngày mười tháng tám Pháp Hộ dịch Chánh Pháp Hoa Kinh, mười quyển, ngày hai mươi bảy tháng mười dịch bộ Phổ Siêu Kinh bốn quyển, ngày hai mươi lăm tháng mười một dịch Quang Tán Bát-nhã kinh, mười quyển.

Năm Đinh Mùi, năm Thái Khang thứ tám, ngày mười một tháng một Pháp Hộ dịch Phổ Môn Phẩm Kinh, một quyển, ngày hai mươi bảy tháng bốn dịch Bảo Nữ Vấn Kinh một quyển.

Năm Mậu Thân, năm Thái Khang thứ chín.

Năm Kỷ Dậu, năm Thái Khang thứ mười, ngày tám tháng bốn Pháp Hộ dịch Văn-thù-sư-lợi Tinh Luật Kinh, một quyển, ngày hai tháng mười hai dịch Ly Cấu Thí Nữ Kinh và Ma Nghịch Kinh… tất cả các kinh trên đều được dịch ở Bạch mã, Lạc dương.

* Năm Canh Tuất, năm Thái Hi thứ nhất, tháng bốn khi Tấn Võ Đế băng, Thái tử Ai lên ngôi, đó là Tấn Huệ Đế, đổi niên hiệu là Vĩnh

Bình thứ nhất.

Năm Tân Hợi, niên hiệu Ngươn Khang thứ nhất.

Năm Nhâm Tý, năm Ngươn Khang thứ hai.

Năm Quý Sửu, năm Ngươn Khang thứ ba.

Năm Giáp Dần, năm Ngươn Khang thứ tư.

Năm Ất Mão, năm Ngươn Khang thứ năm.

Năm Bính Thìn, năm Ngươn Khang thứ sáu.

Năm Đinh Tỵ, năm Ngươn Khang thứ bảy.

Năm Mậu Ngọ, năm Ngươn Khang thứ tám.

Năm Kỷ Mùi, năm Ngươn Khang thứ chín.

Năm Canh Thân, năm Vĩnh Khang thứ nhất

Năm Tân Dậu, năm Thủy Ngươn thứ nhất, tháng giêng, Luân Toản lại đổi niên hiệu là ngươn Ninh thứ nhất, tháng bốn thì đổi là Thủy Ngươn.

Năm Nhâm Tuất, năm Thủy Ngươn thứ hai, tháng mười hai lại đổi niên hiệu là Vĩnh An thứ nhất.

Năm Quý Hợi tháng một, lại đổi niên hiệu là Vĩnh An thứ nhất, tháng bảy lại đổi niên hiệu là Kiến Võ thư nhất.

Năm Giáp Tý, tháng tám lại đổi niên hiệu là Vĩnh Hưng.

Năm Ất Sửu, năm Vĩnh Hưng thứ hai.

Năm Bính Dần lại đổi niên hiệu là Quang Hi thứ nhất.

Năm Đinh Mão, đời vua Tấn Hoài Đế, tên Xí, là em của Tấn Huệ Đế, đổi niên hiệu là Vĩnh Gia thứ nhất.

Năm Mậu Thìn, năm Vĩnh Gia thứ hai, ngài Pháp Hộ dịch Phổ Diệu Kinh gồm tám quyển.

Năm Kỷ Tỵ, năm Vĩnh Gia thứ ba.

Năm Canh Ngọ, năm Vĩnh Gia thứ tư.

Năm Tân Mùi, năm Vĩnh Gia thứ năm, vua bị Lưu Diệu bắt đưa về Bình Dương.

Năm Nhâm Thân, năm Vĩnh Gia thứ sáu.

Năm Quý Dậu, đời tấn Mẫn Đế tên Nghiệp, là cháu của Tấn Võ Đế, lấy niên hiệu là Kiến Hưng thứ nhất, đóng đô ở Trường an. Dân ở Ngô huyện là Chu Ứng cùng Bạch Ni và số đông thiện tín ở Đông vân, tại cửa khẩu Sái Độc của sông Tòng đã tìm thấy được hai tượng đá, sau lưng tượng có khắc bài Minh: Một tượng là Duy-vệ Phật, một tượng là Ca-diếp Phật, được đem thờ ở Thông Huyền. Năm Giáp Tuất, năm Kiến Hưng thứ hai Năm Ất Hợi, năm Kiến Hưng thứ ba.

Năm Bính Tý, năm Kiến Hưng thứ tư.

NHÀ ĐÔNG TẤN:

– Năm Đinh Sửu, đời Tấn Nguyên Đế, tên Duệ, là cháu chú bác của Tấn Võ Đế, lấy niên hiệu là Kiến Võ, đóng đô ở Kiến Khang.

– Năm Mậu Dần, đổi niên hiệu là Thái Hưng, trị vì được hai năm ba tháng thì vua băng hà. Tấn Ngươn Đế, tên Phương lên ngôi đổi niên hiệu như trên (Thái Hưng).

Năm Kỷ Mão, năm Thái Hưng thứ hai.

Năm Canh Thìn, năm Thái Hưng thứ ba.

Năm Tân Tỵ, năm Thái Hưng thứ tư.

Năm Nhâm Ngọ, đổi niên hiệu là Vĩnh Xương, tháng mười hai nhuận vua băng hà.

– Năm Quý Mùi, đời vua Tấn Minh Đế, tên Thiệu, là con của Tấn Ngươn Đế, lấy niên hiệu là Thái Ninh thứ nhất.

Năm Giáp Thân, năm Thái Ninh thứ hai.

Năm Ất Dậu, năm Thái Hưng thứ ba thì vua băng hà.

– Năm Bính Tuất, đời Tấn Thành Đế, tên Diễn, con của Tấn Minh Đế, lấy niên hiệu là Hàm Hòa thứ nhất.

Năm Đinh Hợi, năm Hàm Hòa thứ hai.

Năm Mậu Tý, năm Hàm Hòa thứ ba.

Năm Kỷ Sửu, năm Hàm Hòa thứ tư, Đơn Dương, Doãn Cao Lý ngày buổi sáng đi đến cầu Trương Hầu, nhìn ra bến sông thấy có ánh sáng ngũ sắc từ mặt nước phóng lên cao hàng mấy thước. Lý đến xem lấy làm lạ, bèn sai người lặn xuống nước thì tìm thấy một tượng bằng vàng, nhưng không có phần chân ngồi kiết già, khắc chế rất đặc biệt khác thường. Lý bèn xuống xe, chở tượng đem về thờ ở Trường can. Các chi tiết chép rõ ràng đầy đủ trong Cao Tăng Lưu Tác Hà truyện. Trương Hệ Thế, người ở Lâm Hải, thường lặn xuống biển bắt cá. Một hôm thấy trên mặt nước có ánh sáng liền lặn đến xem thì thấy phần chân ngồi kiết già có hoa sen bằng đồng, bèn dâng lên vua. Vua bảo ráp phần chân ngày tượng trên thì thấy ăn khớp nhau. Ở phần bắp vế thấy có khắc chữ Phạm. Có vị Tăng người nước ngoài đọc thì đó là dòng chữ ghi: “Con gái thứ tư của vua A-dục tạo tượng”. Đến năm Khai Hoàng thứ chín, bèn đem trưng bày tượng này tại chùa Đại hưng thiện ở kinh đô.

Năm Canh Dần, năm Hàm Hòa thứ năm.

Năm Tân Mão, năm Hàm Hòa thứ sáu.

Năm Nhâm Thìn, năm Hàm Hòa thứ bảy.

Năm Quý Tỵ, năm Hàm Hòa thứ tám.

Năm Giáp Ngọ, năm Hàm Hòa thứ chín.

Năm Ất Mùi đổi niên hiệu là Hàm Khang thứ nhất.

Năm Bính Thân, năm Hàm Khang thứ hai.

Năm Đinh Dậu, năm Hàm Khang thứ ba.

Năm Mậu Tuất, năm Hàm Khang thứ tư.

Năm Kỷ Hợi, năm Hàm Khang thứ năm.

Năm Canh Tý, năm Hàm Khang thứ sáu.

Năm Tân Sửu, năm Hàm Khang thứ bảy.

Năm Nhâm Dần, năm Hàm Khang thứ tám, tháng sáu vua băng hà.

– Năm Quý Mão, đời vua Tấn Khang Đế, tên Nhạc, là em vua Thành Đế, đổi niên hiệu là Kiến Ngươn thứ nhất.

Năm Giáp Thìn, năm Kiến Ngươn thứ hai, vua băng hà ngày tháng chín.

– Năm Ất Tỵ, đời vua Tấn Mục Đế, tên Đam, là con vua Khang Đế, lấy niên hiệu là Vĩnh Hòa thứ nhất.

Năm Bính Ngọ, năm Vĩnh Hòa thứ hai.

Năm Đinh Mùi, năm Vĩnh Hòa thứ ba.

Năm Mậu Thân, năm Vĩnh Hòa thứ tư.

Năm Kỷ Dậu, năm Vĩnh Hòa thứ năm.

Năm Canh Tuất, năm Vĩnh Hòa thứ sáu.

Năm Tân Hợi, năm Vĩnh Hòa thứ bảy.

Năm Nhâm Tý, năm Vĩnh Hòa thứ tám.

Năm Quý Sửu, năm Vĩnh Hòa thứ chín.

(Đến đây lại chia làm hai cột, một bên nói tiếp về Đông Tấn, một bên nói về Phù Tần).

(Từ đây bắt đầu chia bốn cột: Đông tấn (tt), Diêu Tần, Khất Phục Tần, Phù Tần)

 

 

Nhà Đại Tùy:

Năm Tân Sửu, năm Khai Hoàng thứ nhất. Mùa Xuân dâng ấn nhường ngôi cho nhà Tùy. Mùa Đông, nhóm Sa-môn Trí Châu (mười một người)… chở về được hai trăm sáu mươi bộ Kinh Luận Bà-la-môn. Vua ra sắc chỉ các Ty Sở tìm người phiên dịch.

Năm Nhâm Dần, năm Khai Hoàng thứ hai, thì có Nghiệp Báo Sai năm thái kiến thứ mười bốn Biệt Kinh một quyển, do Quận Thú ở Dương Châu là Đàm Pháp Trí dịch. Tượng Đầu Tinh Xá kinh một quyển, Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì kinh một quyển đều do Tỳni-đa-lưu-chi dịch.

Năm Quý Mão, năm Khai Hoàng thứ ba, Lao Cố Nữ Kinh một quyển, Bách Phật Danh Kinh một quyển, Đại Trang Nghiêm Pháp Môn Kinh hai quyển, Đức Hộ Trưởng Giả Kinh hai quyển, bốn bộ ấy gồm sáu quyển đều do Na-liên-đề-da-xá dịch.

Năm Giáp Thìn, năm Khai Hoàng thứ tư, thì Liên Hoa Diệu Kinh hai quyển, Đại Vân Luân Thỉnh Vũ Kinh hai quyển, Lực Trang Nghiêm Tam-muội Kinh ba quyển, cả ba bộ bảy quyển đều do Na-liên-đề-daxá dịch.

Năm Ất Tỵ, năm Khai Hoàng thứ năm, Đại Phương Đẳng Nhất Tạng Kinh mười lăm quyển thì khởi dịch từ tháng năm năm thứ tư đến tháng hai năm thứ năm mới ngày do Na-liên-đề-da-xá dịch.

Năm Bính Ngọ, năm Khai Hoàng thứ sáu, Đại Tập Kinh sáu mươi quyển, Sa-môn Tăng Tựu Họp Đại Oai Đăng Kinh, Bát Phật Danh Hiệu Kinh, Hy Hữu Giảo Lượng Kinh, Thiện Cung Kỉnh Sư Kinh, Văn-thùsư-lợi Hạnh Kinh gồm năm quyển đều do ngài Xà-na-quật-đa dịch.

Năm Đinh Mùi, năm Khai Hoàng thứ bảy, Hư Không Dựng Bồ-tát Kinh hai quyển, Như Lai Phương Tiện Thiện Xảo Chú Kinh một quyển, Bất Không Quyên Sách Quán Thế Âm Tâm Chú Kinh một quyển, Kim Cang Dịch Đà-la-ni một quyển, cả bốn bộ gồm năm quyển đều do ngài Xà-na-quật-đa dịch.

Năm Mậu Thân, năm Khai Hoàng thứ tám, Phật Bổn Hạnh Tập Kinh gồm sáu mươi quyển, khởi dịch từ tháng bảy năm Khai Hoàng thứ bảy, đến đầu năm nay mới được mười quyển. Thiện Cung Kỉnh Thiện Xảo Chú… các kinh đều do Quật-đa dịch.

Năm Kỷ Dậu, năm Khai Hoàng thứ chín, Phật Bổn Hạnh Tập Kinh đã dịch thêm mười lăm quyển.

Năm Canh Tuất, năm Khai Hoàng thứ mười, Phật Bổn Hạnh Tập Kinh đã dịch thêm hai mươi quyển.

Năm Tân Hợi, năm Khai Hoàng thứ mười một, Phật Bổn Hạnh Tập Kinh đã dịch thêm mười lăm quyển.

Tính đầu đuôi suốt năm năm mới dịch ngày sáu mươi quyển, đều do ngài Xà-na-quật-đa dịch. Và lại dịch Nguyệt Thượng Nữ Kinh, Thiện Tư Đồng Tử hai Kinh.

Năm Nhâm Tý, năm Khai Hoàng thứ mười hai, Pháp Cự Đà-la-ni Kinh hai mươi quyển do ngài Xà-na-quật-đa dịch.

Năm Quý Sửu, năm Khai Hoàng thứ mười ba, Ngũ Thiên Ngũ Bách Phật Danh Kinh tám quyển, Tứ Đồng Tử Tam-muội Kinh ba quyển đều do ngài Xà-na-quật-đa dịch.

Năm Giáp Dần, năm Khai Hoàng thứ mười bốn, Chư Phật Hộ Niệm Kinh mười quyển, Hiền Hộ Bồ-tát Kinh sáu quyển, đều do ngài Xà-na-quật-đa dịch. Vua ra lệnh nhóm Sa-môn Pháp Kinh gồm hai mươi Đại Đức soạn ra Chúng Kinh Mục Lục gồm bảy quyển. Lại ra lệnh Quan Hữu Ty cho tuyển soạn Chúng Kinh Pháp Thức gồm mười 206 quyển để chế ước Tăng Ni.

Năm Ất Mão, năm Khai Hoàng thứ mười lăm, Đại Oai Đức Đà-lani Kinh hai mươi quyển, Quan Sát Chư Pháp Hạnh Kinh bốn quyển, Chư Pháp Bổn Vô Kinh ba quyển, Thí Dụ Vương Kinh hai quyển, Phát Giác Tịnh Tâm Kinh hai quyển, đều do ngài Xà-na-quật-đa dịch.

Năm Bính Thìn, năm Khai Hoàng thứ mười sáu, Kim Quang Minh Kinh Chúc Lụy một phẩm, do ngài Xà-na-quật-đa dịch.

Năm Đinh Tỵ, năm Khai Hoàng thứ mười bảy, Kim Quang Minh Kinh trước sau ba bản dịch, nay gộp làm một bộ tám quyển do ngài Samôn Bảo Quý họp lại. Ngày hai mươi bốn tháng giêng năm này, đức vua Khai Hoàng đã đến cơ sở dịch kinh mới để nghe tấu trình.

Năm Mậu Ngọ, năm Khai Hoàng thứ mười tám, Siêu Thế Kinh mười quyển, Quật-đa dịch.

Năm Kỷ Mùi, năm Khai Hoàng thứ mười chín, Tam Tụ Kinh hai quyển, Quật Đa dịch.

Năm Canh Thân, năm Khai Hoàng thứ hai mươi, khuya ngày ba tháng mười có động đất lớn.

Năm Tân Dậu, năm Nhân Thọ thứ nhất, đổi niên hiệu này ngày một tháng giêng.

Năm Nhâm Tuất, năm Nhân Thọ thứ hai.

Năm Quý Hợi, năm Nhân Thọ thứ ba.

Năm Giáp Tý, năm Nhân Thọ thứ tư.

Năm Ất Sửu, năm Đại Nghiệp thứ nhất, Dạng Đế tên là Quảng lên ngôi, là con thứ hai của Cao Tổ Văn Đế làm vua được mười ba năm.

Năm Bính Dần, năm Đại Nghiệp thứ hai.

Năm Đinh Mão, năm Đại Nghiệp thứ ba.

Năm Mậu Thìn, năm Đại Nghiệp thứ tư.

Năm Kỷ Tỵ, năm Đại Nghiệp thứ năm.

Năm Canh Ngọ, năm Đại Nghiệp thứ sáu.

Năm Tân Mùi, năm Đại Nghiệp thứ bảy.

Năm Nhâm Thân, năm Đại Nghiệp thứ tám.

Năm Quý Dậu, năm Đại Nghiệp thứ chín. Trong một ngày suốt theo dòng sông Biện vua sai cả trăm vạn người mỗi người phải nộp một đấu gạo và ngàn đồng tiền.

Năm Giáp Tuất, năm Đại Nghiệp thứ mười.

Năm Ất Hợi, năm Đại Nghiệp thứ mười một.

Năm Bính Tý, năm Đại Nghiệp thứ mười hai.

Năm Đinh Sửu, năm Đại Nghiệp thứ mười ba.

Nhà Đại Đường:

Năm Mậu Dần.

Năm Kỷ Mão, năm đầu niên hiệu Võ Đức  Năm Canh Thìn.

Năm Tân Tỵ.

Năm Nhâm Ngọ.

Năm Quý Mùi.

Năm Giáp Thân.

Năm Ất Dậu.

Năm Bính Tuất.

Năm Đinh Hợi.

Năm Mậu Tý.

Năm Kỷ Sửu.

Năm Canh Dần.

Năm Tân Mão.

Năm Nhâm Thìn.

Năm Quý Tỵ.

Năm Giáp Ngọ.

Năm Ất Mùi.

Năm Bính Thân.

Năm Đinh Dậu.

Năm Mậu Tuất.

Năm Kỷ Hợi.

Năm Canh Tý.

Năm Tân Sửu.

Năm Nhâm Dần.

Năm Quý Mão.

Năm Giáp Thìn.

Năm Ất Tỵ.

Năm Bính Ngọ.

Năm Đinh Mùi.

Năm Mậu Thân.

Năm Kỷ Dậu.

Năm Canh Tuất.

Năm Tân Hợi.

Năm Nhâm Tý.

Phần nhà Đại Đường chỉ ghi năm mà không ghi việc. Còn năm đầu niên hiệu Võ Đế ở đây ghi thuộc năm Kỷ Mão, nhưng trong bảng các niên đại của Hán Việt Tự Điển Hiện Đại 94 lại ghi thuộc năm Mậu Dần.

Năm Quý Sửu.

Năm Giáp Dần. Năm Ất Mão.

Năm Bính Thìn. Năm Đinh Tỵ.

Năm Mậu Ngọ.

Năm Kỷ Mùi.

Năm Canh Thân. Năm Tân Dậu.

Năm Nhâm Tuất. Năm Quý Hợi.