KINH XUẤT SINH VÔ BIÊN MÔN ĐÀ LA NI

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm trụ ở Đại Lâm Trọng Các (Giảng đường Trọng Các trong tinh xá Đại Lâm) tại Tỳ Xá Ly (Vaiśāli) cùng với Chúng Đại Bật Sô gồm tám ngàn người đến dự, phần lớn là Bồ Tát Ma Ha Tát.

Lúc đó Đức Thế Tôn dùng niệm đủ Tuệ, biết Ta buông xả Thọ Hành (tuổi thọ), sau ba tháng nữa sẽ Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa: nhập vào Niết Bàn)”

Thờ Đức Như Lai liền sắc cho Cụ Thọ Đại Mục Kiền Liên (Mahā-maudgalyāyana) đi báo khắp các Bật Sô ở trong Đại Thiên Thế Giới, khiến tập hội cùng một lúc” Mục Kiền Liên bạch Phật rằng: “Thưa vâng! Con xin phụng Giáo”.

Trong khoảng một niệm, đến đỉnh núi Tu Di (Sumeru), tuyên âm thanh lớn, khắp cõi Đại Thiên đều nghe. Liền có bốn mươi trăm ngàn Tỳ Kheo đột nhiên đến tập hội tại Đại Lâm Trọng Các. Các Tỳ Kheo đó đã thấy Đức Thế Tôn, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi lui về trụ một bên.

“Các ngươi hãy nghe Thế Giới này

Trong đó, Hữu Tình, Đệ Tử Phật

Nay Đại Sư đang giáng mưa Pháp

Nguyện người thích nghe đều đến dự”

Khi ấy có bốn vạn Bật Sô đều đến tập hội ở lầu gác Đại Lâm Trọng. Các Bật Sô ấy gặp Đức Thế Tôn, liền đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi lui ra ngồi một bên.

Bấy giờ Xá Lợi Phất (Śāriputra) nương theo uy lực của Đức Phật mà tác niệm này:” Ta cần phải làm Sắc Loại Thần Thông Hiện Hành như vậy. Do Thần Thông Hiện Hành này làm xong, cho đến bậc trụ trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, hoặc bậc Thanh Văn Thừa, bậc Bích Chi Phật Thừa, bậc Đại Thừa…Ta đều khiến tập hội tại lầu gác Đại Lâm Trọng”.

Thời Xá Lợi Phất liền làm Thần Thông Hiện Hành như vậy. Do Thần Thông Hiện Hành này cho đến bậc trụ trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, hoặc bậc Thanh Văn Thừa, bậc Duyên Giác Thừa, bậc Đại Thừa thảy đều đi đến tập hội ở Đại Lâm Trọng Các. Nhóm ấy đều đến gặp Đức Thế Tôn xong, cúi đầu lễ bàn chân, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi lui ra ngồi một bên.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Đại Bồ Tát Ma Ha Tát là: Bất Không Kiến Bồ

Tát, Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân Bồ Tát, Diệt Ác Thú Bồ Tát, Đoạn Ưu Ám Bồ Tát, Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát, Võng Quang Bồ Tát, Diệt Nhất Thiết Cảnh Giới Tuệ Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Bất Bì Quyện Ý Bồ Tát, Hương Tượng Bồ Tát, Dũng Mãnh Bồ Tát, Hư Không Khố Bồ Tát, Vô Lượng Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát, Trí Tràng Bồ Tát, Hiền Hộ Bồ Tát, Hải Tuệ Bồ Tát, Vô Tận Tuệ Bồ Tát, Kim Cương Tạng Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Biện Tích Bồ Tát, Từ Thị …. “Các ông có thể đến mười phương hằng hà sa số quốc độ Phật, triệu tập Mạt Hậu Thân Bồ Tát, Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát, Bất Thoái Chuyển Bồ Tát, Đắc Vô Sinh Pháp Nhẫn Bồ Tát hoặc Tín Giải Bồ Tát…. đều khiến cho nhóm ấy tập hội ở Đại Lâm Trọng Các”

Tức thời các Bồ Tát ấy nhận Thánh Chỉ của Đức Phật. Nghe xong đều vâng theo Đức Thế Tôn. Tức ở khoảng sát na làm Thần Thông Cảnh Giới như vậy. Do Thần Thông Cảnh Giới này, ở lầu gác Đại Lâm Trọng, chẳng thể nói chẳng thể nói trăm ngàn câu chi na dữu đa Trụ Mạt Hậu Thân Bồ Tát đều đến tập hội.

Lại có chín mươi câu chi trăm ngàn na dữu đa Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát đều đến tập hội.

Lại có ba na dữu đa trăm ngàn Bất Thoái Chuyển Bồ Tát đều đến tập hội.

Lại có ba mươi câu chi trăm ngàn na dữu đa Đắc Vô Sinh Pháp Nhẫn Bồ Tát đều đến tập hội.

Lại có tám câu chi na dữu đa trăm ngàn , hoặc Tín Giải Bồ Tát. Bồ Tát của nhóm như vậy đều đến tập hội.

Nhóm ấy đến gặp Đức Thế Tôn xong, cúi đầu lễ bàn chân, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng rồi lui ra ngồi một bên.

Thời Xá Lợi Phất Đại Bồ Tát tập hội, liền tác niệm này: “ Ta nên ở chỗ của Đức Như Lai Ứng Chính Biến Tri, hỏi nghĩa lý như vậy. Do nghe như vậy, tuỳ ứng nghĩa lý ghi riêng. Đối với Bồ Tát Ma Ha Tát, chặt đứt tất cả nghi ngờ, được Biện Tài Trí Tuệ không ngại, ở căng già sa số cõi Phật, nơi các Như Lai lắng nghe Pháp Yếu. Nghe xong, thảy đều thọ trì cho đến được Vô Thượng Bồ Đề. Ở khoảng trung gian, Pháp Yếu đã nghe, nhớ giữ chẳng quên.

Bồ Tát có bốn Pháp Thanh Tịnh Hạnh. Thế nào là bốn Pháp ? Hữu Tình Thanh Tịnh, Pháp Thanh Tịnh, Nguyện Thanh Tịnh, Phật Độ Trang Nghiêm Công Đức Thanh Tịnh. Được Pháp ấy xong, có bốn loại Pháp Duyệt Ý là: Thân Duyệt Ý, Ngữ Duyệt Ý, Tâm Duyệt Ý, Sinh Duyệt Ý. Được Pháp ấy xong, hay vào bốn Đà La Ni Môn. Thế nào là bốn ? Ấy là Nhập Xuất Sinh Vô Tận Đà La Ni Môn, Nhập Chúng Sinh Căn Thiện Xảo Đà La Ni Môn, Nhập Nghiệp Báo Thiện Xảo Vô Vi Đà La Ni Môn, Nhập Thậm Thâm Pháp Nhẫn Đà La Ni Môn“.

Thời Xá Lợi Phất, nghĩa lý như vậy đã nói như trước, quyết định suy tư, rộng xin Đức Thế Tôn tuyên nói:”Nguyện xin Đức Thế Tôn đã nói nghĩa lý pháp yếu, nơi các Bồ Tát tu hành được thanh tịnh. Nguyện xin Đức Thế Tôn diễn bày nói cho

Như vậy nói xong. (Đức Phật) bảo Xá Lợi Phất rằng:”Lành thay! Lành thay Xá Lợi Phất! Ông hay thương nhớ nhiều người, an vui, yêu mến vì nhiều người, lợi lạc người, Trời. Ông hay hỏi nghĩa như vậy. Ông nên khéo nghe, hãy khéo lắng nghe, suy nghĩ buộc niệm. Ta sẽ vì ông mà nói”

Xá Lợi Phật nghe Đức Phật nói xong. “Thưa vâng! Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con nói”

Thời Đức Thế Tôn bảo Xá Lợi Phất:”Bồ Tát Ma Ha Tát đối với các tất cả Pháp, chẳng lấy chẳng dính, cần phải thọ trì câu Chân Ngôn Đà La Ni:

1_ Đát nễ-dã tha: A ninh

2_ A khê

3_ Ma khê

4_ Mục khê

5_ Tam mạn đa, mục khê

6_ Tố mê

7_ Bà để dã la mê

8_ Tảo để dục cật-đê

9_ Nễ lỗ cật-đế

10_ Nễ nễ lỗ cật-để

11_ Bát-la bệ

12_ Hứ lê

13_ Hứ lý, ca ba tỳ, ba-tỳ

14_ Ca ba-ba tư, sa lê

15_ Sa la phộc-để

16_ Hứ lê

17_ Hứ lê

18_ Hứ lê

19_ Hứ lê

20_ Hứ lê

21_ Hứ lê

22_ Hứ lê

23_ Hứ lý lê

24_ Ma ha, hứ hứ, tán nãi

25_ Già phộc nê

26_ Chiết la, già la nê

27_ A chiết lê

28_ Ma chiết lê

29_ A nan đế

30_ A nan đa, nghiệt để

31_ A la ninh

32_ Thấp ma nê

33_ Thấp phộc ba nê

34_ Thấp mạt đát ninh

35_ Thấp đạn đế

36_ Đạt ma, đà lê

37_ Nễ ha lê

38_ Niết ha lê

39_ Vi ma lê

40_ Thi la, vĩ thú đà ninh

41_ Bát-la cật-lý để nễ ba ninh

42_ Bà phộc, vĩ bà phộc ninh

43_ A tăng nghê

44_ A tăng nga, vĩ ha lê

45_ Na mê

46_ Vi ma lê

47_ Vi ma la, bát-la tỳ

48_ Tăng ca lý-sái nhễ

49_ Địa lê

50_ Địa địa lê

51_ Ma ha địa địa lê

52_ Dã thế

53_ Dã thú, phộc để

54_ Giả lê

55_ A giả lê

56_ Ma giả lê

57_ Tam ma giả lê

58_ Niết-lý đồ, tán địa

59_ Tô tất thể lê 60_ A tăng nghê

61_ A tăng nga, vi ha lê, a tăng nga, niết-lý ha lê

62_ Nễ ha la, vi ma lê

63_ Nễ ha la, thú đà nê

64_ Niết-lý đồ, tô mê

65_ Mê-thể lê

66_ Sa-tha mê

67_ Tất-tha ma, mạt để

68_ Ma ha bát-la tỳ

69_ Tam mạn đa, bát-la bệ

70_ Vi bổ la, bát-la bệ

71_ Vi bổ la, la thấp mê

72_ Tam mạn đa, mục khê

73_ Tát phộc đát-la nỗ nghiệt đê

74_ A na thế nê

75_ Đà la nê

76_ Đạt ma nễ đà na ngu

77_ Đát-lê

78_ Tam mạn đa, bà nại lê

79_ Tát phộc đát tha nghiệt đa, địa sắt-tra na, địa sắt-xỉ đế

80_ Sa-phộc ha

Nói Đà La Ni đó xong, liền bảo:”Này Xá Lợi Phất! Nên thọ Trì Đà La Ni này, thời Bồ Tát Ma Ha Tát chẳng suy nghĩ Pháp Hữu Vi Vô Vi, không có sở đắc, chẳng phỉ báng, chẳng vứt bỏ, chẳng chấp thọ, chẳng khai phát. Sở đắc ấy đối với Đoạn, đối với Tu chẳng sinh tăng ích, chẳng làm chẳng phải chẳng làm, chẳng hiện hành, chẳng thấy Pháp hợp, chẳng thấy Pháp tan, chẳng thấy Pháp sinh, chẳng thấy Pháp quá khứ diệt, chẳng thấy Pháp hiện tại vị lai thêm bớt, chẳng đặt bày làm nơi Pháp Hữu Ích Vô Ích, chỉ nên niệm Phật Tam Ma Địa

Lúc tu tập thời không có hình sắc (vô sắc) chẳng phải không có hình sắc, không có tướng (vô tướng) chẳng phải không có tướng, không có tuỳ hình tốt đẹp chẳng phải không có tuỳ hình tốt đẹp, không có nhận thức (vô thức) chẳng phải không có nhận thức, không có phiền não chẳng phải không có phiền não, không có Giới chẳng phải không có Giới, không có Tam Ma Địa chẳng phải không có Tam Ma Địa, không có Tuệ chẳng phải không có Tuệ, không có Giải Thoát chẳng phải không có Giải Thoát, không có Giải Thoát Tri Kiến chẳng phải không có Giải Thoát Tri Kiến, chẳng phải sinh chẳng phải không có sinh, chẳng phải tộc tính chẳng phải không có tộc tính, chẳng phải quyến thuộc chẳng phải không có quyến thuộc, chẳng phải trụ chẳng phải không có trụ, chẳng phải đắc chẳng phải không có đắc, chẳng phải hiện chứng chẳng phải không có hiện chứng, chẳng phải phiền não tận chẳng phải không có phiền não tận, chẳng phải Uẩn Giới Xứ chẳng phải không có Uẩn Giới Xứ, Chẳng phải Trí chẳng phải không có Trí, chẳng phải nói Pháp chẳng phải không có nói Pháp, chẳng phải mình thanh tịnh (tự thanh tịnh), chẳng phải người thanh tịnh (tha thanh tịnh), chẳng phải hữu tình thanh tịnh, chẳng phải không có hữu tình thanh tịnh, chẳng phải lợi mình (tự lợi), chẳng phải lợi người (tha lợi), chẳng phải Pháp, chẳng phải điều phục, chẳng phải thân thanh tịnh, chẳng phải ngữ thanh tịnh, chẳng phải ý thanh tịnh, chẳng phải hạnh thanh tịnh, chẳng phải hình của mình (tự hình), chẳng phải hình của người khác (tha hình)

Xá Lợi Phất! Bồ Tát này vào tất cả Pháp không có ngôn thuyết, niệm Phật Tam Muội, tất cả Pháp bình đẳng, được tên gọi là Vô Uý Đà La Ni Trụ Trì Thắng Nghĩa, được tên gọi là Quyết Định Nhất Thiết Ý Lạc Pháp Tạng Tộc Tính Tuỳ Hình Tướng Hảo, gọi là Bất Bị Tha Lăng Nhục Đà La Ni Tối Thắng Ma Cầu Thiện Xảo, cũng gọi là Siêu Nhất Thiết Ma Nghiệp Đà La Ni

_Này Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát được nghĩa của Xuất Sinh Vô Biên Đà La Ni Môn này sẽ được bất thoái thuyển, mau chóng chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề. Tại sao thế ? Vì ở Tạng Công Đức của tất cả Phật Pháp, quyết định cũng ở hành sai biệt của tất cả Bồ Tát ấy, do Vô Tướng Đà La Ni đắc được.

Khi ấy Đức Thế Tôn nói Già Tha (Gàtha:bài Kệ) là:

_ Chẳng cầu nơi Không Pháp (Pháp trống rỗng)

Chẳng hý luận Bồ Đề

Chẳng nghiêng động Pháp Giới

Liền được Đà La Ni

Cần phải nghe Kinh này

Vô Tận Đà La Ni

Do Trí đó thành tựu

Từ đây chứng Bồ Đề

_ Trì Đà La Ni này

Bồ tát được vô uý (không sợ hãi)

Nơi chư Phật mười phương

Được nghe Pháp thù thắng

Hay biết Pháp thắng diệu

Các nghĩa văn tương ứng

Giống như ánh mặt trời

Được nghĩa câu cũng vậy

Đắc được Pháp thù thắng

Đà La Ni rộng lớn

Tất cả đều hiện tiền.

_ Do trì Kinh này nên

Nếu có các hữu tình

Trụ kiếp, hỏi điều khó

Thảy đều đoạn nghi ấy

Trí Tuệ đều không tận

Con trưởng của Pháp Vương

Được gần Thắng Bồ Đề

Giao cho Phật Pháp Tạng

_Do yêu Kinh này nên

Hữu tình đều yêu thích

Chư Phật cũng thương xót

Tiếng vang khắp Thế Gian

_Do trì Đà La Ni

Tám mươi câu chi Phật

Lúc lâm chung, hiện ra

Duỗi tay đón người ấy

_Do trì Đà La Ni

Trong ngàn câu chi Kiếp

Đã gây mọi nghiệp tội

Một tháng đều thanh tịnh.

_Do trì Đà La Ni

Bồ Tát nhóm Phước Đức

Câu chi kiếp gom chứa

Một tháng hơn Phước ấy

_Do trì Đà La Ni

Các hữu tình ba cõi

Giả sử đều là Ma

Chẳng thể gây chướng nạn.

_ Do trì Kinh này nên

Niệm Hành với Trí Tuệ

Được Văn Trì thù thắng

Thường chuyển ở đầu lưỡi

Cho đến chứng Bồ Đề

Như nói ở Kinh này

Quyết định được Tổng Trì

Như Lai ở đây nói

Ở trong được Bồ Đề.

_ Do nghe Tổng Trì này

Nhiên Đăng (Dīpaṃkāra) thọ ký Ta

Sát na thấy chư Phật

Số như cát sông Hằng

_ Nếu muốn biết các Phật

Thảy đều đã nói Pháp

Cần phải tập Kinh này

Thảy đều mau đắc được

Cõi Phật là trong sạch

Thanh Văn được thành tựu

Tướng ánh sáng trong sạch

_ Kinh này đều hay làm

Nên làm, chẳng phóng dật

Bảy ngày nên suy tư

Tám mươi câu chi Phật

Trao cho Đà La Ni

Suy tư đừng nên nghĩ

Chẳng nghĩ, chớ nên nghĩ

Chỗ nghĩ đừng nên nghĩ

Liền được Đà La Ni

Giống như vào biển lớn

Chẳng cầu các tài bảo

Được Đà La Ni này

Chẳng cầu an vui khác

Được gần nơi Chính Giác

Vì thế ông nên tập

Đắc được câu vắng lặng (tịch tĩnh cú)

Liền được Tam Bồ Đề (Sambodhi: Chính Giác)

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Xá Lợi Phất:”Bồ Tát có bốn Pháp thành tựu, được Đà La Ni Này. Nhóm nào là bốn ? Ấy là:

_ Chẳng dính Tham Dục

_ Đối với các hữu tình, đừng sinh ganh ghét

_ Tất cả tài vật của mình, buông cho (xả thí), tâm không có hối hận _ Ngày đêm yêu Pháp, cùng với Pháp tự vui.

Này Xá Lợi Phất ! Bồ Tát Ma Ha Tát do thành tựu bốn Pháp, được Đà La Ni”.

Khi ấy Đức Thế Tôn lại nói Già Tha (Gāthā:bài Kệ) là:

_ Nên vứt Dục xú uế

Cảnh của Ma tệ ác

Do đây là Địa Ngục

Cũng là nhân nẻo ác

Với người đừng ganh ghét

Vì gần Danh Lợi nên

Mắt Từ (mắt hiền lành) nhìn chúng sinh

Được hình sắc uy diệu

_ Nơi chúng sinh tranh tụng

Gom chứa làm gốc rễ

Vì thế nên vứt Tham

Buông Tham được Tổng Trì

Ngày đêm chuyên cầu Pháp

Một lòng cầu Bồ Đề

Đà La Ni hiện tiền

Do tập Kinh như vậy.

Lại nữa Xá Lợi Phất! Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu bốn Pháp được Đà La Ni. Thế nào là bốn ? Ấy là:

_Tập A Lan Nhã Cực Vô Tránh Xứ

_Trụ sức nhẫn nhực của Pháp thâm sâu

_ Chẳng vướng lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng

_ Đối với vật yêu thích, buông cho mà chẳng luyến tiếc, cho đến cả thân mệnh.

Này Xá Lợi Phất ! Do thành tựu bốn Pháp này, liền được Đà La Ni”.

Khi ấy Đức Thế Tôn lại nói Già Tha (Gāthā:bài Kệ) là:

_ Nên trụ Lan Nhã, Phật khen ngợi

Trụ đấy đừng nên khinh người khác

Nên vui, nhẫn Pháp của thâm sâu

Siêng năng giống như cứu đầu cháy

Tinh, Thô biết đủ giống như chim

Được làm thân người, làm quả thật

_ Lạ thay ! Khéo được Pháp Như Lai

Vứt bỏ cửa nhà, gốc nhiều khổ

Cần phải thanh tịnh Thân Miệng Ý

Tin sâu, cung kính nơi Phật Pháp

Người tham lợi không có niệm Tuệ

Không tin, không Giới, không nghĩ Pháp

Bồ đề xa vời như đất trống

Vì thế xa lìa Tâm tham ái.

Lại nữa Xá Lợi Phất! Bồ Tát Ma Ha Tát thành tựu bốn Pháp Được Đà La Ni này.

Thế nào là bốn ? Ấy là:

_ Vào nghĩa của tám chữ. Nhóm nào là Tám ? Ấy là:

.) (PA): chữ Bả là Thắng Nghĩa. Tuỳ vào tất cả Pháp Vô Ngã

.) (LA): chữ La là tướng tuỳ hình tốt đẹp, không có tướng tuỳ hình tốt đẹp. Tuỳ vào Pháp Thân của tất cả Như Lai

.) (VA): chữ Phộc là Pháp của người ngu, Pháp của Thánh Nhân. Tuỳ vào không có hai, không có riêng biệt

.) (JA): chữ Nhạ là sinh già chết, chẳng phải sinh già chết, đi chẳng đi. Tuỳ vào không có sinh, không có diệt

.) (KA): chữ Ca là Nghiệp dị thục. Tuỳ vào chẳng phải Nghiệp dị thục

.) (DHA): chữ Đà là Pháp yếu của Đà La Ni, trống rỗng (không), không có tướng (vô tướng), không có nguyện (vô nguyện). Tuỳ vào Pháp Giới

.) (ŚA): chữ Xả Xa Ma Tha (Śamatha: Thiền Chỉ) Tỳ Bát Xá Na

(Vipaśyana: Thiền Quán); chẳng phải Xa Ma Tha, Tỳ Bát Xá Na, tất cả Pháp. Tuỳ vào Chân Như

.) (KṢA): chữ Khất-sái là tất cả Pháp sát na không có tận, không có hoại, không có thân, vốn lặng lẽ. Tuỳ vào tất cả Pháp Niết Bàn

Nghĩa của tám chữ như vậy, cần phải tuỳ vào. Đây là vào nghĩa đầu tiên.

_ Đối với Pháp yếu của Đà La Ni này, khéo viết chép, nên thọ trì. Liền tuỳ vào nghĩa thứ hai

_ Đối với Pháp yếu của Đà La Ni này, nửa tháng, nửa tháng nên đọc, siêng năng tăng thêm tu tập buộc niệm. Liền tuỳ vào nghĩa thứ ba

_ Đối với Pháp yếu của Đà La Ni này, tu tập Bồ Tát Ma Ha Tát cần phải khuyến phát, uỷ dụ, khen ngợi tất cả chúng sinh, khiến tu học Đà La Ni này. Liền tuỳ vào nghĩa thứ tư.

Này Xá Lợi Phất ! Bồ Tát Ma Ha Tát do bốn Pháp thành tựu này, được Đà La Ni đó”

Khi ấy Đức Thế Tôn lại nói Già Tha (Gāthā:bài Kệ) là:

Suy tư nghĩa tám chữ

Viết chép, trì Kinh này

Nửa tháng nên riêng tập

Cũng khuyên hữu tình khác

Gần Bồ Đề, Quảng Tuệ

Hiện thấy tất cả Phật

Đã trụ mười phương Giới

Từ học ấy, sinh tin

Xá Lợi Phất ! Bồ Tát Ma Ha Tát tu tập Đà La Ni này, được bốn loại Công Đức.

Nhóm nào là bốn ? Ấy là:

_ Tất cả chư Phật Như Lai ở mười phương đều cùng nhiếp thọ

_ Không có các Ma Chướng

_ Nghiệp Chướng mau được xa lìa

_ Đắc được Biện Tài không ngại

Này Xá Lợi Phất ! Bồ Tát Ma Ha Tát do tập Đà La Ni này, được bốn loại Công Đức”.

Khi ấy Đức Thế Tôn lại nói Già Tha (Gāthā:bài Kệ) là:

Chư Phật đều nhiếp thọ chúng

Ma chẳng thể hại Nghiệp

Chướng mau xa lìa

Được Biện Tài không ngại

Này Xá Lợi Phất! Xưa kia, thời quá khứ cách nay vô số, vô số rộng lớn cao xa, vô lượng kiếp. Lúc đó có Đức Phật tên là Bảo Cát Tường Uy Quang Vương Kiếp Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn xuất hiện ở đời. Lại nữa Xá Lợi Phất ! Lúc Đức Bảo Cát Tường Uy Quang Vương Kiếp Như Lai ấy vào Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa) thời có vị Nhân Vương (Nārendra) tên là Trì

Quang Chuyển Luân Thánh Vương đầy đủ bảy báu. Vị vua ấy có người con, hiệu là Bất Tư Nghị Công Đức Bảo Cát Tường mới mười sáu tuổi, theo Đức Phật ấy nghe Pháp yếu của Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni này. Vừa mới nghe Đà La Ni đó thì siêng năng mà trụ bảy vạn năm chưa từng ngủ mê, chẳng tham địa vị của vua với thân mệnh, tiền của. Bảy vạn năm một hướng yên nghỉ, hông không chạm đất. Ở chỗ của chín vạn câu chi Phật, lắng nghe Chính Pháp, nghe xong thảy đều Tổng Trì, liền vâng theo phụng sự Đức Bảo Cát Tường Uy Quang Vương Kiếp Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri ấy. Tức ở chỗ của Đức Phật ấy, được xuất gia. Sau đó chín vạn năm thì thành tựu Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni này. Đã thành tựu xong, rộng vì tất cả hữu tình mà diễn bày. Liền ở trong một đời, tám vạn câu chi na dữu đa chúng sinh dựng lập Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, được Địa Bất Thoái

Này Xá Lợi Phất! Ở trong Hội ấy có vị Trưởng Giả Tử tên là Nhật Nguyệt Tràng theo Pháp Sư Bật Sô nghe Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni này. Nghe xong sinh tuỳ vui sâu xa. Do căn lành tuỳ vui này, ở chỗ của chín vạn câu chi Phật, lắng nghe Chính Pháp, nghe xong thảy đều Tổng Trì. Liền làm bậc Đắc Thắng Đà La Ni, bậc Tối Thắng Đoan Nghiêm Ngữ, bậc Tối Thắng Bất Đoạn Biện Tài. Ở trong ba kiếp cung kính thừa sự rất nhiều Đức Phật của nhóm ấy, sau đó ba kiếp, chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề.

Này Xá Lợi Phất! Chớ có do dự, sinh nghi ngờ hiểu biết khác ! Ngay thời khác ấy, chẳng nên nhìn thấy vị Nguyệt Tràng Trưởng Giả Tử này như vậy. Tại sao thế? Vì Đức Phật Nhiên Đăng ở thời ấy là Nguyệt Tràng Trưởng Giả Tử.

Này Xá Lợi Phất! Chớ có do dự, sinh nghi ngờ hiểu biết khác! Ngay thời khác ấy, chẳng nên nhìn thấy vị Pháp Sư Bất Tư Nghị Công Đức Bảo Cát Tường này như vậy. Tại sao thế? Vì Đức Vô Lượng Thọ Như Lai ở thời ấy là vị Pháp Sư Bất Tư Nghị Công Đức Bảo Cát Tường

Này Xá Lợi Phất! Chúng Ta, Bồ Tát Ma Ha Tát trong đời Hiền Kiếp nghe Kinh này xong, sinh tuỳ vui sâu xa. Do căn lành tuỳ vui, vứt bỏ bốn mươi câu chi kiếp lưu chuyển sinh tử, ở chỗ của chín vạn câu chi Phật lắng nghe Chính Pháp, đều cùng được làm bậc Thắng Đà La Ni, bậc Tối Thắng Đoan Nghiêm Ngữ, bậc Tối Thắng Bất Đoạn Biện Tài.

Thế nên Xá Lợi Phất! Muốn cầu mau chóng được Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề thời Bồ Tát Ma Ha Tát đối với Pháp này cho đến làm tuỳ vui tu tập. Tại sao thế? Tức Bồ Tát ấy được Địa Bất Thoái Chuyển, thừa sự Pháp Sư, nơi Vô Thượng Bồ Đề là nhân, huống chi là viết chép, thọ trì, đọc tụng, chính niệm suy nghĩ, vì người khác nói. Nhóm Phước Đức này, chỉ trừ Đức Như Lai ra, tất cả hữu tình chẳng thể biết số lượng ấy, chẳng thể biết, chẳng thể nghĩ được”

Khi ấy Đức Thế Tôn lại nói Già Tha (Gāthā:bài Kệ) là:

“Nghe Kinh này xong, sinh tuỳ vui

Viết chép, thọ trì với đọc tụng

Tất cả chúng sinh chẳng thể tính

Phước Đức lưu chú, sinh chẳng dứt

Trong tất cả đời, thấy chư Phật

Đắc được Tịnh Tín chẳng nghĩ bàn

Hiểu thấu Kinh sâu với Lý Thú

Mau chóng giác ngộ Thắng Bồ Đề

Chẳng bị hoại mất Tam Ma Địa (Samādhi)

Chẳng mất Thần Thông Đà La Ni

Chẳng mất sắc tài với thấy Phật

Cho đến chưa chứng Vô Thượng Giác

_ Ta nhớ xưa kia, ở đời trước

Là Trưởng Giả Tử nghe Tổng Trì

Gần gũi thấy Phật như hằng sa

Tuỳ vui giác ngộ Đại Bồ Đề

Nhiên Đăng xưa là Trưởng Giả Tử

Vô biên ánh sáng ở đời trước

Phật Vô Lượng Thọ là Pháp Sư

Chúng Ta, Hiền Kiếp đều tuỳ vui

Ham muốn mau chóng chứng Bồ Đề

Muốn được mau chóng tồi hoại Ma

Nguyện vui trăm Phước Tướng trang nghiêm

Do Gia Hạnh này được chẳng khó

_Nếu Thế Giới như Căng Già Sa (cát sông Hằng)

Thảy đều buông cho (xả thí) đủ bảy báu

Viết giữ theo Phước Đức đã sinh

Ví dụ buông cho (xả thí) chẳng theo kịp

Vì thế nghe xong, chuyên tinh cần

Trí Tuệ Bồ Tát thọ trì đây

Viết chép Tổng Trì, suy nghĩ kỹ

Ta nói Bồ Đề được chẳng khó”

Lại nữa Xá Lợi Phất! Đối với Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni này, Gia Hạnh Bồ Tát có tám vị Đại Dược Xoa trụ trong núi Tuyết, đều đến tăng thêm uy lực cho thân của người tu hành, ngày đêm gia trì ủng hộ.

Thế nào là tám? Vị thứ nhất tên là Thú La Dược Xoa (Śura_ Đời Đường nói là: Dũng Mãnh). Vị thứ hai tên là Niết Lý Đồ Dược Xoa (Dṛḍha_ Đời Đường nói là Kiên Cố). Vị thứ ba tên là Bát La Bộ Dược Xoa (Parabhū_Đời Đường nói là: Chủ Tể). Vị thứ tư tên là Na La Diên Mạt La Dược Xoa (Nārāyaṇa-bala_ Đời Đường nói là Na La Diên Lực). Vị thứ năm tên là Tả Lý Đát-La Mạt Để Dược Xoa (Caryā-mati: Đời Đường nói là Hành Tuệ). Vị thứ sáu tên là Nột Đạt Sa Dược Xoa (Durdhasa_Đời Đường nói là Nan Tồi). Vị thứ bảy tên là Ca Noa La Dược Xoa (Kanara_Đời Đường nói là Nhai Sài). Vị thứ tám tên là Tô Ma Hô Dược Xoa (Subāhu_ Đời Đường nói là : Diệu Tý)

Lúc nhóm ấy thảy đều đi đến thời người tu hành cần phải tắm gội, mặc áo sạch mới, nên tập Kinh Hành, chẳng tiếc thân mệnh. Nên khới Tâm Đại Từ đối với khắp hết tất cả chúng sinh, cần phải tụng niệm Đà La Ni này. Tám vị Đại Dược Xoa ấy mau chóng bày cho Hành Giả ấy các Môn có tám vị Đại Bồ Tát, sinh ở Dục Giới Thiên. Nhóm ấy cũng đi đến gia trì, nhiếp thọ.

Thế nào là tám? Ấy là: Biến Chiếu Bồ Tát, Chiếu Minh Bồ Tát, Tuệ Quang Bồ Tát, Nhật Quang Bồ Tát, Cảnh Giác Bồ Tát, Mãn Nhất Thiết Ý Lạc Bồ Tát, Tinh Tú Vương Bồ Tát, Hành Tuệ Bồ Tát. Tám vị Bồ Tát ấy đó được Đà La Ni, trụ Gia Hạnh, tu tập Đà La Ni.

Gia Hạnh Bồ Tát trụ niềm tin chắc thật ấy, biết ơn, báo ơn, yêu thích Phật Pháp, trụ Pháp Nhẫn thâm sâu, tu Đà La Ni, tập Kinh Hành.

Bồ Tát Ma Ha Tát đối với tiền tài, đối với Pháp nên tập Tính bình đẳng, cho đến xả thí (buông bỏ, bố thí)…dẫu chút ít, còn tập bình đẳng, huống chi là nhiều”.

Lúc Đức Thế Tôn nói Đà La Ni đó thời ba mươi căng già sa số na dữu đa trăm ngàn câu chi Bồ Tát, do được Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni này, đối với Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề được Bất Thoái Chuyển. Một trăm sáu mươi tần bà la Người, Trời…trước tiên là phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Bấy giờ Xá Lợi Phất bạch Phật rằng:”Thế Tôn! Kinh này có tên gọi thế nào mà con nên thọ trì ?”

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất:”Chính vì thế cho nên Kinh này có tên gọi là Xuất Sinh Vô Biên Môn, ông nên thọ trì. Cũng có tên là Quyết Định Đắc Tát Bà Nhã Trí, ông nên thọ trì. Cũng có tên là Quyết Định Xuất Sinh Bồ Tát, ông nên thọ trì. Cũng có tên là Tồi Hoại Ma Chúng, ông nên thọ trì”

Đức Phật nói Kinh đó xong thời Cụ Thọ Xá Lợi Phất cùng với Đại Bồ Tát, Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà… đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

KINH XUẤT SINH VÔ BIÊN MÔN ĐÀ LA NI

_Hết_