KINH TỲ SA MÔN THIÊN VƯƠNG

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Bấy giờ Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Vaiśravaṇāya-deva-rāja) ở trước Đức Phật, chắp tay bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con vì lợi ích an vui, tài bảo giàu có, hộ trì cho chúng Hữu Tình ở đời vị lai, nên nói Tự Chân Ngôn (Chân Ngôn của mình), Chân Ngôn này của con như báu Chân Đà Ma Ni (Cintā-mani: Ngọc Như Ý) hay mãn mọi nguyện. Xin Đức Thế Tôn nghe rồi hãy hứa cho con nói “.

Đức Phật bảo: “Lành thay! Lành thay Thiên vương! Ông hay thương nhớ Hữu Tình, ông cứ theo ý mình mà nói”.

Khi ấy Tỳ Sa Môn Thiên Vương vui vẻ vô lượng, liền ở trước Đức Phật, nói Tâm Chân Ngôn (Citta-mantra) là :

“Nẵng mô la đát nẵng đát la dạ dã (1) nẵng mô phệ thất la ma noa dã (2) ma ha la nhạ dã (3) tát phộc tát đát phộc nẵng ma (4) xá bả lý bố la noa dã (5) tất địa ca la dã (6) tô khiên ná ná dã (7) đát sa một nẵng tắc cật lý đát phộc (8) y hàm, phệ thất la ma noa, hột lý nãi dã (9) ma sao đa dĩ sái nhĩ (10) tát phộc tát đát phộc, tô khư phộc hám (11) đát nễ dã tha (12) Án – tất địa, tất địa, (13) tô mẫu, tô mẫu (14) tả tả tả tả (15) tả la, tả la (16) sa la, sa la (17) yết la, yết la (18) chỉ lý, chỉ lý (19) củ lỗ, củ lỗ (20) mẫu lỗ, mẫu lỗ(21) chủ lỗ, chủ lỗ (22) sa đà dã át tham ma ma (23) ninh để dã, mạt tha nỗ bà phộc, sa phộc hạ (24) phệ thất la ma noa dã, sa phộc hạ (25) đà nẵng ná dã, sa phộc ha (26) ma noa la tha (27) bả lý bố la ca dã, sa phộc hạ (28)”

 

*)NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMO VAIŚRAVAṆĀYA MAHĀ-RĀJĀYA

SARVA-SATVĀNĀM ĀŚĀ-PARIPŪRAṆĀYA SIDDHI KARĀYA –

SUKHA DADĀYA – TASMAI NAMAḤSKṚTVA

ĪMĀṂ VAIŚRAVAṆĀ-HṚDAYAM ĀVARTTA IṢYA MI – SARVA-

SATVA SUKHĀ VAHAṂ

TADYATHĀ: OṂ – SIDDHI SIDDHI – SUMU SUMU – CA CA CA CA –

CARA CARA – SARA SARA – KARA KARA – KIRI KIRI – KURU KURU – MURU MURU – CURU CURU – SĀDHAYA ARTHAṂ MAMA – NITYA MATHANO BHĀVA – SVĀHĀ.

VAIŚRAVAṆĀYA – SVĀHĀ

DHANADĀYA – SVĀHĀ

MANORATHA PARIPŪRAKĀYA – SVĀHĀ

(Bản khác ghi nhận Tỳ Sa Môn Thiên Vương Căn Bản Chú là:

NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMO VAIŚRAVAṆA MAHĀ-RĀJĀYA, SARVA-SATTVĀNĀṂ ĀŚĀPARIPŪRAṆĀYA, SIDDHI KARĀYA, SUKHĀDADĀYA. TASĀN NAMASKṚTVA _ ĪMĀṂ VAIŚRAVAṆA-HṚDAYA MĀVARTA IṢYĀMI

SARVA SATTVA SUKHĀ VAHAṂ

TADYATHĀ: OṂ_ SIDDHI SIDDHI , ŚUMU ŚUMU, CAṆḌA CAṆḌA,

CARA CARA, SĀRA SĀRA, KARA KARA, KIRI KIRI, KURU KURU, MURU MURU, CURU CURU, SĀDHAYA ARTHAṂ MAMA, NITYA MANATHO

BHĀVA SVĀHĀ

VAIŚRAVAṆĀYA SVĀHĀ

DHANADĀYA SVĀHĀ

MANORATHA PARIPŪRAKĀYA SVĀHĀ)

_Bấy giờ, Tỳ Sa Môn Thiên Vương nói Chân Ngôn này xong, liền bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con nói về Pháp thọ trì Chân Ngôn.

Trước tiên nên lấy An Tất Hương, Bạch Đàn Hương, Long Não Hương, Đa Diệp La Hương, Huân Lục Hương, Tô Hợp Hương, hoà các thứ Hương này cúng dường con là Tỳ Sa Môn Thiên Vương.

Nếu Nghinh Thỉnh thì kết Căn Bản Ấn, đưa hai ngón trỏ hướng về thân mình triệu ba lần.

Liền tụng Chân Ngôn 7 biến rồi buông Ấn trên đỉnh đầu.

“Đát nễ dã tha (1) nẵng mô phệ thất la ma noa dã (2) nẵng mô đà nẵng ná dã (3) đà mật thấp phộc la dã (4) A diệp tha diệp tha (5) A bả lý nhĩ đa, đà mật thấp phộc la (6) bát la ma ca lỗ nê ca (7) tát phộc tát đáp phộc hứ đa tức đa (8) ma ma, đà nẵng ma noa, bát la duệ tha (9) sa phộc diễm ma diệp tha, sa phộc hạ (10)” 

*)TADYATHĀ: NAMO VAIŚRAVAṆĀYA

NAMO DHANADĀYA – DHANEŚVARĀYA

AKARṢA AKARṢA – APARIMITA DHANEŚVARA – PARAMAKĀRUṆIKA _SARVA-SATVA HĪTA CITTA – MAMA DHANA MANU – PRAYACCHA SVAYAṂ AKARṢA – SVĀHĀ

(Bản khác ghi nhận Nghinh Thỉnh Tỳ Sa Môn Thiên Vương Chân Ngôn là :

NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMO VAIŚRAVAṆĀYA

NAMO DHANADĀYA DHANEŚVARĀYA

ĀGACCHA ĀGACCHA APARIMITA DHANEŚVARA PARAMA KĀRUṆIKA, SARVA SATTVA HITA CITTA MAMA DHANA MANU PRAYACCHA SVAYAṂ ĀGACCHA SVĀHĀ)

Hành Giả niệm tụng thường không gián đoạn cho đến khi con của Tỳ Sa Môn Thiên Vương là Tán Nễ Sa (?śandika) hiện hình đồng tử bảo người Trì Tụng rằng:

“Ngươi có việc gì mà triệu thỉnh cha của Ta?”

Người Trì Tụng đáp: “Tôi vì cúng dường Tam Bảo, xin trao tài bảo cho tôi”

Trong khoảng khắc, Đồng Tử Tán Nễ Sa quay về nơi cư ngụ của Tỳ Sa Môn Thiên Vương nói với vua cha rằng: “Người Trì Tụng cầu các tài bảo để cúng dường, làm lợi ích cho Hữu Tình”

Tỳ Sa Môn Thiên Vương bảo Đồng Tử Tán Nễ Sa rằng: “ Ngày ngày con đưa 100 tiền vàng cho người Trì Tụng cho đến khi người ấy kết thúc tuổi thọ”

Đồng Tử Tán Nễ Sa ấy ngày ngày đưa 100 tiền vàng cho người Trì Tụng và đặt tiền ở cạnh đầu người đó

Tiền vàng ấy khác với loại Hương Khí. Trước tiên, nguyện đạt được việc ấy, trừ việc tự lấy dùng, ngoài ra nên hành xả thí chẳng nên chất chứa mà ôm ấp tính keo kiệt. Thường đối với tất cả Hữu Tình khởi Tâm Đại Bi, đừng sinh ganh ghét . Ở nơi vắng lặng dùng hương hoa, thức ăn uống, đèn sáng thù thắng …. như Pháp cúng dường ba báu Phật, Pháp, Tăng, lại thêm suy tư không gián đoạn về Tỳ Sa Môn Thiên Vương và các quyến thuộc.

Do niệm ân đức, nên thường tụng bài tán Cát Tường để cho Thiên Vương ấy được các điều vui mừng tốt lành. Nguyện cho Nam nữ quyến thuộc, nội ngoại thân nhân, Phụ Bât cho đến Sứ Giả, các Doanh Tòng và Quốc Giới Hữu Tình của Tỳ Sa Môn thảy đều được 10 loại Phước Lợi mà chư Phật đã khen ngợi Ấy là:

  1. Niềm tin trong sạch
  2. Giới
  3. Nghe
  4. Xả (Buông bỏ)
  5. Thọ nhận
  6. Tuệ
  7. Hình Mạo
  8. Sức lực
  9. Biện tài
  10. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, phú qúy tự tại. Ở trong Phật Pháp mở được mắt Pháp, chứng đắc Thánh Quả, được Diệu Pháp Cam Lộ cũng được Pháp 37 Phẩm Trợ Phật Đạo.

Người Trì Tụng mỗi ngày tác Phát Nguyện như vậy thì Tỳ Sa Môn Thiên Vương liền sinh vui vẻ bảo Doanh Tòng Quyến Thuộc của mình rằng: “Các ngươi thấy người Trì Tụng đó đối với Ta rất cung kính thâm sâu”.

Lại bảo với con là Tán Nễ Sa rằng: “Người Trì Tụng hy vọng muốn thấy Ta Tỳ Sa Môn Dạ Xoa Vương, muốn đóng cửa nẻo ác, Ta khiến cho người ấy được đầy đủ mọi ý Thắng Nguyện, thọ vô lượng trăm ngàn tuổi, đắc được báu Như Ý, phép bay trên hư không, được An Đát La và kho tàng bị che dấu, Ta khiến cho nam, nữ, vua chúa kính yêu người ấy, cũng giải được ngôn ngữ của tất cả cầm thú, khiến được giàu có, vĩnh viễn xa lìa sự thiếu thốn nghèo khó”

Người Trì Tụng ấy thường ở ngày mồng 08 với ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt (śukla pakṣa: 15 ngày đầu của tháng – Apūryamāna pakṣa) khiến thợ vẽ thọ tám Giới, tắm gội, mặc áo mới sạch, lấy Bạch điệp (vải lụa màu trắng) chẳng cắt đứt mà vẽ Tượng. Trong màu sắc ấy chẳng dùng keo nấu bằng da thú,

Chính giữa vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) tác tướng Thuyết Pháp. Bên phải Đức Phật vẽ hình Cát Tường Thiên Nữ (Śrī-devī) với con mắt rộng dài, dung mạo tịch tĩnh, đầu đội mão Trời, Anh Lạc, vòng xuyến đeo ở cánh tay trang nghiêm thân ấy, tay phải tác Thí Nguyện Thủ, tay trái cầm hoa sen hé nở.

Vẽ Tượng xong, ở nơi thanh tĩnh, an Tượng, cúng dường, dùng hương xoa (dầu thơm) vòng hoa, hương đốt, thức ăn uống, đèn sáng….cúng dường Đức Phật với Cát Tường Thiên Nữ. Người Thọ Trì chẳng nên đem Tâm kém cỏi mà sinh sự sợ hãi, nên dùng Tâm quyết định như Pháp tụng Chân Ngôn của Cát Tường Thiên Nữ này là :

“Nẵng mô thất-lý già nẵng dã (1) nẵng mô phệ thất la ma noa dã (2) ma hạ dược khất sái, la nhạ địa la nhạ dã (3) Nẵng mạc thất-lý dạ duệ (4) ma hạ nễ phệ  (5) đát nễ dã tha (6) Án – đát la, đát la (7) đốt lỗ đốt lỗ (8) tô sắt khu, tô sắt khu (9) ma nê ca nẵng ca (10) phộc nhật la phệ nữ lý dã (11) mục cật đa nẵng ma lăng cật lữ đa (12) Bộc (13) tát phộc tát đát phộc (14)hứ đa ca ma (15) phệ thất la ma noa (16) thất-lý dã nê vĩ (17) mạt lạp tỳ (18) ngu hề hứ (19) cụ la noa, cụ la noa (20) Ma sa, ma sa (21) nại la xả dã, tất địa(22) ná ná hứ minh (23) nại la xả nẵng ca ma tả (24) nại la xả nam (25) bát la hạ la hạ la ná dã ma nhược, sa phộc hạ (26)”

 

*)NAMO ŚRĪ- GAṆĀYA

NAMO VAIŚRAVAṆĀYA – MAHĀ-AKṢA-RĀJA – ADHIRĀJĀYA.

NAMAḤ ŚRĪYĀYE MAHĀ-DEVI.

TADYATHĀ: OṂ – TĀRA TĀRA – TURU TURU – ŚĀSTRA ŚĀSTRA

MAṆI, KANAKA, VAJRA, VAIḌURYA, MUKTĀ, NĀMA ALUṂKṚTA – BHUḤ – SARVA-SATVA HĪTA

KĀMA, VAIŚRAVAṆA, ŚRĪYA DEVI – MĀLĀM VĪ EHYEHI GṚHṆA GṚHṆA – MASA MASA – DARŚAYA SIDDHI – DĀDĀ HĪME – DARŚANA KĀMĀṢYA – DARŚANĀṂ PRAKRADĀYA MAṆA – SVĀHĀ

(Bản khác ghi nhận Thỉnh Tỳ Sa Môn Hiện Thân Chân Ngôn là: NAMAḤ ŚRĪ-GHAṆĀYA

NAMO VAIŚRAVAṆĀYA MAHĀ-YAKṢA-RĀJĀDHIRĀJĀYA

NAMAḤ ŚRĪYĀYE MAHĀ-DEVĪYE

TADYATHĀ: OṂ_ TARA TARA, TURU TURU, MĀRA MĀRA, SUṢṬHU

SUṢṬHU, HĀNA HĀNA, MAṆI KANAKA VAJRA VAIḌŪRYA MUKTĀNĀṂ ALAṂKRTA ŚARĪRAPŪ _ SARVA SATTVA HITA KĀMA VAIŚRAVAṆA

ŚRĪYA-DEVĪ VARADAYA_ EHYEHI MĀVILAMBAṂ GHŪRṆA GHŪRṆA,

MĀRṢA MĀRṢA , DARŚAYA SIDDHI DADĀHIME, DARŚANA KĀMASYA DARŚANAṂ PRAHLĀDAYA NAMAḤ SVĀHĀ)

_Bấy giờ, Tỳ Sa Môn Thiên Vương thấy người Trì Tụng Chân Ngôn này và cúng dường Đức Như Lai thì thương mến Hành Giả. Liền hiện thành thân Đồng Tử hoặc hình Cư Sĩ, tay phải cầm báu Như Ý, tay trái cầm cái rương vàng , dung mạo tịch tĩnh đi đến trước Tượng. Lễ Phật xong, bảo Hành Giả rằng: “Nay ngươi muốn cầu nguyện gì nơi Ta? Vì muốn vào hang A Tu La ư? Vì cầu kho tàng bị che lấp ư? Vì cầu lửa, nước, bạc bị che khuất ư? Vì cầu An Đát La Nhạ kính ái ư? Vì muốn thành tựu Hùng Hoàng ư? Vì muốn thành tựu thuốc An Thiện Na ư? Vì muốn thành tựu Trì Minh ư? Vì muốn thành tựu phép bay trên Hư Không ư? Vì mưốn thọ mệnh một Đại Kiếp ư? Nếu nguyện cầu theo mọi loại như vậy, thảy hay thành tựu”

Người Trì Minh bạch với Tỳ Sa Môn Thiên Vương rằng : “Nguyện cho tôi thông đạt tất cả xứ, đạt được vàng bạc vô tận, danh xưng, phước đức, thọ mệnh vô lượng

kiếp, bay trên hư không, biến hóa, các loại Du Già Tự Tại”

Tỳ Sa Môn nói: “Tùy theo ước nguyện của ngươi”

Khi ấy. Tỳ Sa Môn Thiên Vương muốn làm rõ nghĩa đó lần nữa, nên nói Kệ (Gāthā) là:

Giả sử có Nhật Nguyệt

Trên không rơi xuống đất

Hoặc đại địa nghiêng lật

Thà có việc như vậy

Chẳng nên sinh chút nghi

Pháp này dễ thành tựu

Chẳng mượn nơi trai giới

Lợi ích kẻ nghèo túng

Tất cả người cung kính

Đến khi hết thọ mệnh

Tỳ Sa Môn gia trì

Mau lìa các ách nạn

Tướng Dược Xoa vệ hộ

Thường tùy người Thọ Trì

Nếu hay trì Giáo này

Các nguyện đều thành tựu

Nhanh chóng như bắn tên

Các vua kính người đó

Đạt được báu vô tận

Ngàn câu đê (Koṭi) Dược Xoa (Yakṣa)

Vệ hộ người Trì Tụng

Hay mãn các Thắng Nguyện

Giải thoát các nẻo ác

Nếu thấy Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa)

Câu Vĩ La (Kubera), Tài Thí (Dhanadāya)

Đắc được Trí Tuệ lớn

Cho đến Thiên Nhãn Thông

Thọ mệnh câu đê tuổi

Người có Tâm ân trọng

Thọ kính Giáo Pháp này

Cần phải cầu thành tựu

Quyết định không có nghi

Nay, pháp Hộ Thân này

Đa Văn Thiên đã nói

Do đây gia trì nên Chân Ngôn Thượng Tất Địa Liền tụng Hộ Thân Minh.

“Nẵng mô la đát nẵng đát la dạ dã (1) Nẵng mô phệ thất la ma noa dã (2) ma hạ la nhạ dã (3) Đát nễ dã tha (4) Án – Lãng nga, lãng nga (5) noản noa, noản noa (6) củ noa củ nỗ (7) ma hạ la nhạ (8) sái khất sái, sái khất sái hàm (10) tát mạo bát nại la phệ tỳ dược, sa phộc hạ (10)”

 

*)NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMO VAIŚRAVAṆĀYA MAHĀ-RĀJĀYA.

TADYATHĀ: OṂ – RAṄGA RAṄGA – DAṆḌA DAṆḌA – KUṆA KUṆI MAHĀ-RĀJA – RAKṢA RAKṢA MĀṂ – SARVA UPADRAVEBHYAḤ –

SVĀHĀ

(Bản khác ghi nhận Hộ Thân Chân Ngôn là: NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMO VAIŚRAVAṆA MAHĀ-RĀJĀYA

TADYATHĀ: OṂ_ RAÑGHAS RAÑGHAS, KṢĪNA KṢĪNA , KṢUṆU KṢUṆU, SAVA SAVA, KARA KARA, MAHĀ-VIKRAMA MAHĀ-VIKRAMA, MAHĀ-RĀJA, RAKṢA RAKṢA MĀṂ, SARVA UPADRAVEBHYAḤ SVĀHĀ)

_Nay ta nói Căn Bản Ấn (Mūla-mudra), dùng 2 tay, bên phải đè bên trái, cùng cài chéo nhau bên trong, dựng thẳng 2 ngón vô danh sao cho các đầu ngón hợp nhau, co 2 ngón trỏ như móc câu.

Nếu khi Nghinh Thỉnh thì hướng về thân mình triệu mời.Nếu khi Phát Khiển thì hướng ra ngoài bật phát.

Khi Niệm Tụng thì kết Ấn để ngay trái Tim tụng 7 biến, liền buông Ấn trên đỉnh đầu

_Tiếp nói về Cát Tường Thiên Nữ Ấn, chắp 2 tay lại giữa rỗng, mở 2 ngón trỏ 2 ngón giữa 2 ngón vô danh rồi co lại như hình hoa sen. Hợp cứng 2 ngón cái, 2 ngón út.

Khi Niệm Tụng thì để ngay trái Tim, tụng Chân Ngôn 7 biến rồi buông Ấn trên đỉnh đầu.

Tỳ Sa Môn Thiên Vương Chú là :

“Nam mô bùi thước la bá noa tả (1) ma ha hạt la xà tả thí tỳ (2) sa bà ha (3) thí bà bạt điệt lê, sa bà ha (4)”

*)NAMO VAIŚRAVAṆAṢYA MAHĀ-RĀJAṢYA – ŚIVE – SVĀHĀ

ŚIVA BHADRI – SVĀHĀ

(Bản khác ghi nhận Tỳ Sa Môn Thiên Vương Chú là:

NAMO VAIŚRAVAṆASYA MAHĀ-RĀJASYA

ŚIVE ŚIVAṂ VARADE SVĀHĀ)

Nếu Chú vào dầu sạch 07 biến, đem xoa lên chỗ nằm rồi xin tài vật, ắt được như ước nguyện.

KINH TỲ SA MÔN THIÊN VƯƠNG

_Hết_

Dịch âm Phạn Chú:

 

NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMO VAIŚRAMAṆĀYA MAHĀ-RĀJĀYA, SARVA-SATVĀNĀṂ ĀŚĀPARIPŪRAṆĀYA, SIDDHI KARĀYA, SUKANDANĀYA. TASMAI

NAMAḤSKṚTVA _ ĪMĀṂ VAIŚRAMAṆĀ-HṚDAYA MĀVARTTĀ IṢĀMI SARVA SATTVA SUKHĀ VAHAṂ

TADYATHĀ: OṂ_ SIDDHI SIDDHI, SUSU SUSU, CA CA CA CA, CARA CARA, SARA SARA, KARA KARA, KIRI KIRI, KURU KURU, MURU MURU, CURU CURU, SĀDHAYA ARTHAṂ MAMA, NITYA MATHANO

BHĀVA SVĀHĀ

VAIŚRAMAṆĀYA SVĀHĀ

DHANADĀYA SVĀHĀ

MANORATHA PARIPŪRAKĀYA SVĀHĀ

NAMAḤ ŚRĪ-GAṆĀYA

NAMO VAIŚRAMAṆĀYA – MAHĀ-YAKṢARĀJA – ADHIRĀJĀYA.

NAMAḤ ŚRĪYĀYE MAHĀ-DEVI.

TADYATHĀ: OṂ – TĀRA TĀRA – TURU TURU – SUṢṬRA SUṢṬRA

MAṆI, KANAKA, VAJRA, VAITŪRYA, MUKTI, NĀMA LUṂKṚTA – BHŪḤ – SARVA-SATVA HĪTA KĀMA, VAIŚRAMAṆA, ŚRĪYA-DEVĪ – MĀLAṂ VĪ

EHYEHI GUHṆA GUHṆA – MASA MASA – DRAŚAYA SIDDHI – DĀDĀ

HIME – DRAŚANA KĀMĀSYA – DRAŚANAṂ PRAHLĀDAYA MAṆAḤ – SVĀHĀ

Hiệu chỉnh xong ngày 07/01/2008