KINH TỨC TRỪ TRÚNG YỂU ĐÀ LA NI

Hán dịch: Tây Thiên Bắc Ấn Độ_ Chùa Đế Thích Cung, Tam Tạng Truyền Pháp Đại Sư, Sa Môn được ban áo tía (Kẻ bầy tôi là) THI HỘ phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự bên cạnh bờ sông Hằng cùng Đại Chúng đến dự với bốn Đại Thiên Vương hộ thế, trong đó Đa Văn Thiên Vương là bậc thượng thủ

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo bốn vị Thiên Vương rằng:”Có những tai vạ rất đáng sợ rất đáng ghét. Các ông nên biết: Hoặc nam hoặc nữ, hoặc đồng nam đồng nữ, hoặc người hoặc Trời, Ta quán sự chết yểu sinh điều rất đáng sợ, luôn luôn gây nhiễu não đều chẳng thể cứu nhau, cho đến già chết cũng rất đáng sợ mà không cùng tận. Nay Ta vì ông nói Pháp cứu hộ

Tức thời trong Hội, bốn vị Đại Thiên Vương bạch với Đức Phật rằng:”Thế Tôn ! Ngày nay chúng con ở trước mặt Đức Thế Tôn nghe thuyết này xong đều hớn hở vui mừng, đem thân mệnh tiền tài dâng phụng Như Lai. Nguyện Đức Phật xót thương vì con diễn nói”

Khi ấy, trong khoảng búng ngón tay, Đức Thế Tôn hướng mặt về phương Đông rồi trụ nói lời như vầy:

“Nam Mô tất cả Như Lai Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác ở mười phương, Từ Bi rộng lớn thương xót hữu tình. Các vị đều chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Nguyện xin Từ Bi cùng nhau quán sát rõ Ta, hữu tình cùng với sức gia hộ, liền trừ sự chết yểu, diễn bày giải nói”

Như vậy Đông, Tây, Nam, Bắc cho đến trên, dưới…tất cả Như Lai xướng lời như vầy:

Nam mô tất cả Như Lai Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác chẳng buông bỏ Từ Bi mà vì chúng sinh, chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Nguyện xin Từ Bi cùng nhau quán sát rõ Ta, hữu tình diễn bày giải nói” Lúc đó chư Phật cùng nhau chứng minh.

Nay Ta tuyên nói Pháp cứu hộ dứt trừ nạn. Như vậy cho đến Pháp Luân thứ hai, lúc diễn nói thời trong Hội Chúng này đều được thọ mệnh, đầy đủ sắc tướng đều được lìa nơi sinh tử đáng sợ, không bị chết yểu cho đến già, bệnh cũng lại như vậy.

Bấy giờ mười phương tất cả chư Phật soi chiếu thấy hình tượng Như Lai ở mỗi một Thế Giới nhiều như hạt mè tràn đầy tất cả. Lại mỗi một Như Lai ở mười phương ấy cùng nhau phát tiếng nói cho đến nói Chú là:

1_ Đát nễ-dã tha

2_ Tả lễ tả la tả lễ

3_ Vĩ ninh trụ, sa-phộc tất-để kế

4_ Tác cật-lan la nhĩ nẵng

5_ Bát-la xả mãn đổ

6_ Tát phộc tỷ nga

7_ A nẵng củ nẵng chú

8_ Tả lệ tả lệ

9_ Kế ma ninh thiết-diệm

10_ Nễ ma nễ thiết-dã

11_ Nễ hứ ma thi tất

12_ Kiều la vĩ-duệ

13_ Hứ củ la lệ

14_ Củ ma để

15_ Vĩ sái ma nê ma nê

16_ Thi số hề phộc

17_ A tả lễ, vĩ tả lễ

18_ Ma vĩ lãm phộc

19_ Mẫu hộ mẫu hộ

20_ Sa-phộc hạ

Khi mười phương Như Lai tuyên Thần Chú bí mật này xong thời nói lời như vầy:”Tất cả Như Lai Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác đều đồng nói điều này”

Bấy giờ Bắc Phương Đa Văn Thiên Vương bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Nay con nghe mười phương Như Lai ấy dùng sức uy thần gia trì ủng hộ khiến cho không bị chết yểu, dứt trừ sợ hãi…nên ở trước mặt Đức Phật nói Chú rằng:

” Đát nễ-dã tha (1) thấp-phệ đế (2) thấp-phệ đế (3) lý lý lý lý (4)”

Khi ấy Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương liền ở trước mặt Đức Phật, liền nói Chú là:

“Tạt lý, tạt lý, sa-phộc hạ”

Lúc đó Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương ở trước mặt Đức Phật, liền nói Chú là:

“Phộc lê, phộc phộc phộc phộc”

Khi ấy Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương đứng hầu trước mặt Đức Phật cũng nói Chú là:

“Ma đặng nghĩ nễ, tô ma, tô mẫu, tô mẫu”

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo bốn vị Thiên Vương rằng:”Nay, Thần Chú này là điều mà tất cả Phật chứng minh quán sát. Nếu có tộc tính, nhóm nam nữ ngày đêm thọ trì, chí thành nhớ niệm đều được sống lâu, không bị chết yểu, sau khi chết chẳng bị đoạ vào nẻo ác.

Nếu lại có người vì lợi ích cho hữu tình, phát tâm chân thật thọ trì đọc tụng. Lúc lâm chung thời không có các sự sợ hãi, cũng không có biến quái với các tướng ác. Ở đời hiện tại không bị bệnh bạch lại, điên cuồng, các bệnh với lìa nước, lửa, đao binh, bệnh dịch, chất độc của nhóm trùng, thuốc men cho đến sấm sét, mưa đá, tất cả tai nạn thảy đều xa lìa.

Nếu Kinh Điển đó ở tại chốn nào thì mười phương chư Phật với Chúng Bồ Tát thảy đều đến tập hội, ủng hộ KInh đó khiến cho không có chướng nạn.

Nếu lại có người đối với Kinh Điển này, viết chép, trang nghiêm, hộ tịnh, chuyển đọc… như làm tượng Phật, mọi loại nghiêm sức thời Công Đức đạt được không có sai khác

Nếu lại có người cúng dường chư Phật, tinh tâm lìa Mạn sẽ được Phước tốt lành, dứt trừ tai nạn.

Nếu có người thọ trì, viết chép Kinh này, luôn lìa sự lười biếng thì Công Đức đạt được cũng lại như vậy. Tất cả Thánh Hiền luôn luôn ủng hộ, lìa các tai hoạn”

Khi Đức Thế Tôn nói Kinh đó xong thời bốn vị Đại Thiên Vương, Tám Bộ Rồng Thần, A Tô La… với các Người, Trời, tất cả Đại Chúng nghe Pháp đều vui vẻ, tin nhận, phụng hành.

 

KINH TỨC TRỪ TRÚNG YỂU ĐÀ LA NI

_Hết_

07/11/2009