KINH TRÌ THẾ ĐÀ LA NI

(Vasudhārā-dhāraṇī sūtra)

Hán dịch: Đời Đường_ Tam Tạng Pháp Sư HUYỀN TRANG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự tại rừng Kiến Lịch Ca (Kaṇṭaka) thuộc nước Kiều Thướng Di (Kauśaṃbi) cùng với 500 người thuộc chúng Đại Bật Sô, câu đê số Bồ Tát Ma Ha Tát đến dự cùng với vô lượng Đại Chúng thuộc nhóm chư Thiên, Người, A Tố Lạc… trước sau vây quanh.

Lúc đó, trong nước ấy có vị Trưởng Lão tên là Diệu Nguyệt (Sucandra) Ngài có dung mạo, phong cách ôn hòa, chí nguyện cao xa cùng với rất nhiều tôi tớ nam nữ tin kính Phật Pháp Tăng rất thâm sâu … đi đến nơi Phật ngự cúi đầu đỉnh lễ dưới chân Đức Phật , nhiễu quanh trăm vòng, quay về trụ một bên rồi chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con có chút điều nghi ngờ, muốn hỏi Đấng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác. Nguyện xin Đức Từ Bi hãy rủ lòng thương mà nghe hứa cho”.

Bấy giờ Đức Thế Tôn cảm thương cho Trưởng Giả nên dùng ngôn âm hiền từ nhẹ nhàng mà bảo rằng: “Này Trưởng Giả! Ý ông đã muốn hỏi. Ta sẽ vì ông, dùng phương tiện phân biệt để cho Tâm ông được vui”.

Khi ấy Trưởng Giả hớn hở vui mừng, cúi đầu làm lễ rồi chắp tay thỉnh rằng: “Thế Tôn! Làm thế nào khiến cho kẻ trai làng, người nữ thiện, các người nghèo hèn có thể được phú quý? Các kẻ có bệnh được khỏi bệnh? Các kẻ có tội được diệt tội? Các kẻ bị nguy hiểm sợ hãi được an vui?”

Bấy giờ Đức Thế Tôn đã hay biết rồi nên hỏi rằng: “Này Trưởng Giả! Vì duyên cớ nào mà ông hỏi như vậy?”

Thời Trưởng Giả lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Kẻ tại gia chúng con có nhiều quyến thuộc, tiền bạc lại ít ỏi nên khó có thể chi dùng đầy đủ. Lại có nhiều bệnh tật, tội lỗi, đầy dẫy sự nguy hiểm lo sợ. Vì thề con thỉnh Đức Thế Tôn hãy mở phương tiện khiến cho kẻ nghèo hèn được tài vị lớn để cung cấp cho quyến thuộc rộng tu nhân ái bố thí, nhiêu ích cho tất cả. Thương khố không cùng tận khiến cho kẻ có bệnh được khang hòa bốn Đại, siêng tu nghiệp lành mà thân tâm không mệt mỏi. Khiến cho kẻ có tội mau trừ diệt được tội. Sau khi thân nát mệnh hết được sinh vào nẻo lành. Khiến cho kẻ bị hiểm nguy lo sợ được an vui thân tâm , gần gũi cúng dường ba Báu Phật Pháp Tăng, mau chóng chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề”.

Lúc ấy Đức Thế Tôn bảo Trưởng Giả rằng: “Này Thiện Nam Tử! Vào vô số kiếp ở quá khứ, Ta gặp Đức Thế Tôn tên là Trì Kim Cương Hải Âm (Vajradhāra-sāgara-nirghoṣa) Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác Minh Hạnh viên mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Bạc Già Phạm. Ngài vì muốn lợi cho các Hữu Tình mà nói Đà La Ni tên là Trì Thế.

Lúc Ta nghe xong liền vui mừng hớn hở thọ trì đọc tụng, rộng vì người khác nói nhằm đem sự lợi ích an vui cho vô lượng Hữu Tình. Do Nhân duyên đó mà tăng trưởng Phước Tuệ, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, vì các Trời Người nói Pháp vi diệu.

Nay Ta vì ông nói Đà La Ni này. Các hàng Trời Người… các ông đều nên lắng nghe! Nghe xong hãy thọ trì, rộng vì người khác nói, sức của Thần Chú này chẳng thể luận bàn khiến cho các Hữu Tình đều được lợi lạc.Đà La Ni là :

Đát điệt tha: Tô lỗ bế, bạt đạt la phiệt đề, măng yết lệ, át chiết lệ, át triệp bát lệ, yết già triết ni, yết tỷ đạt ni, tát tả phạt đề, đà ná phạt đề, đạt na phạt đề, thất lợi mạt đề, bát lạp bà phạt đề, âm mạt lệ, tỳ mạt lệ, lỗ lô, tô lũ ba tỳ mạt lệ, át nại nại tất đế, tỳ trớ tất đế, tỳ thấp phộc hệ, thủy anh củ lệ, mang củ lệ, tỳ tỳ mê, đỗ đỗ mê, trớ trớ mê, trớ lạc trớ lạc, phạt chiết lệ phạt chiết lệ, yết giảo yết giảo, phạt lật sát ni, nật sáp bả đạt ni

Phạt chiết lạc đạt lạc, sa yết lạc, ngật cụ sam

Trớ tha yết đam át nô táp mạt lạc

Táp mạt lạc đạt ma tát điểm táp mạt lạp

Tăng già tát điểm táp mạt lạc

Trớ tra trớ tra, phổ lạc phổ lạc, phổ thứ gia, bạt lạc bạt lạc ni tô măng yết lệ, phiến đa mạt đề măng yết la phạt đề, tô bạt đạt lạc phạt đề, a yết xa yết xa

Tam mạt diêm a nô táp mạt lạc, sa ha.

A phạt chế nẫm, át nô táp mạt lạc, sa ha

Bát thứ bà, phàm át nô táp mạt lạc, sa ha

Điệt lật châm át nô táp mạt lạc, sa ha

Tỳ chiết diêm át nô táp mạt lạc, sa ha

Tát phộc tát đóa tỳ nại diêm át nô táp mạt lạc, sa ha

Đà La Ni này có đủ Thần Lực. Nếu có kẻ trai làng, người nữ thiện chí Tâm thọ trì, rộng vì người nói thì các Quỷ Thần, Trời, Rồng, Dạ Xoa, Người, Phi Nhận thuộc nhóm ác chẳng có thể hại và ngày đêm tăng trưởng các việc lợi lạc.

Nếu hay chí thành cúng dường Tam Bảo, tụng Đà La Ni như vậy trải qua 7 ngày đếm không có tạm thiếu thì các Trời, Rồng, Thần đều sinh vui vẻ, tụ họp đi đến âm thầm giúp đỡ cho tiền của, lúa gạo cần có. Sự đói kém mất mùa, dịch lệ thảy đều tiêu trừ, có bao nhiêu tội chướng không có gì không diệt hết. Tất cả sự nguy hiểm sợ hãi đều được an ninh, Phước Tuệ tăng dần, sự cầu nguyện được như ý, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề”.

Bấy giờ Đức Phật bảo Diệu Nguyệt Trưởng Lão rằng: “Ông nên tin nhận Đà La Ni này. Hãy ghi nhớ thọ trì, rộng vì người khác nói thì sự cầu nguyện lợi lạc sẽ không có gì không vừa ý ”

Thời Trưởng Giả ấy nghe Đức Phật nói, liền vui vẻ hớn hở rồi bạch Phật rằng: “Con hay thọ trì, rộng vì người khác nói nhằm đem lại sự lợi ích an vui cho

vô lượng Hữu Tình. Nguyện xin Đức Thế Tôn Từ Bi hộ niệm cho ”

Đức Thế Tôn bảo: “Như thị! Như thị!”

Thời Trưởng Giả ấy chắp tay cung kính, nhiễu quanh bên phải Đức Thế Tôn trăm ngàn vòng xong đỉnh lễ dưới chân Đức Phật rồi vui vẻ lui ra.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A Nan (Ānanda: Khánh Hỷ) rằng: “Mọi thứ tiền của, lúa gạo ở trong các kho tàng của Diệu Nguyệt Trưởng Giả ngày nay thảy đều đầy chặt ”

Tôn Giả A Nan vui vẻ bạch Phật rằng: “Do nhân duyên gì mà đột nhiên trong các kho tàng của Diệu Nguyệt Trưởng Giả được đầy chặt?”

Đức Phật bảo: “Này A Nan ! Diệu Nguyệt Trưởng Giả nghe Ta nói về Đại Đà La Ni đã khởi niềm tin thâm sâu, vui vẻ thọ trì đọc tụng, nguyện vì vô lượng Hữu Tình mà diễn nói. Do Phước Lực này mà kho tàng được đầy chặt. Các ông cũng nên thọ trì đọc tụng, rộng vì người khác nói Đà La Ni này khiến cho tất cả loài Hữu Tình trong 3 ngàn Đại Thiên Thế Giới này đều được lợi lạc.

Ta xem thấy hàng Thiên Ma, Phạm … trong Thế Gian không có thể gây hủy nát và vượt qua Đà La Ni này được. Các kẻ Phước mỏng chẳng thể được nghe. Tại sao thế? Vì chương cú này là nơi Chư Phật ba đời cùng xưng dương, dùng Thần Lực chẳng thể luận bàn để gia bị cho người Văn Trì đều được lợi lạc ”

Thâm Tâm của Tôn Giả A Nan rất hoan hỷ. Ngài dùng Diệu Già Đà mà tán tụng rằng:

Chư Phật khó luận bàn

Pháp đã nói cũng vậy

Người hay chính phụng hành

Quả Báo cũng như thế

NHẤT THIẾT TRÍ PHÁP VƯƠNG

Diệt : sinh, già, bệnh, chết

Đã đến Thắng Bỉ Ngạn

Cúi lạy Đại Giác Tôn

Khi ấy A Nan hớn hở vui mừng lễ Phật rồi chắp tay bạch rằng: “Thế Tôn! Ngày nay Pháp Môn này có tên gọi như thế nào? Chúng con nên phụng trì như thế nào?”

Đức Phật bảo: “Này A Nan! Pháp này có tên gọi là Diệu Nguyệt Trưởng Giả Sở Vấn, cũng có tên là Năng Cảm Nhất Thiết Tài Vị, cũng gọi là Dũ Tật (khỏi các bệnh) Diệt Tội, Năng Diệt Nhất Thiết Hiểm Cụ (hay diệt tất cả sự nguy hiểm sợ hãi) Chư Phật Đồng Sở Xưng Dương, Chư Phật Thần Lực Gia Bị, Trì Thế Đà La Ni Kinh. Ông nên phụng hành, đừng để quên mất nhằm đem lại lợi lạc cho tất cả Hữu Tình”.

Lúc Đức Bạc Già Phạm nói Đà La Ni này xong thì vô lượng Thanh Văn với các Bồ Tát và hàng Trời, Người, A Tố Lạc… tất cả Đại Chúng nghe điều Phật nói đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành

 

KINH TRÌ THẾ ĐÀ LA NI (Hết)

TRÌ THẾ ĐÀ LA NI

Dịch âm: HUYỀN THANH

NAMO VAJRA-DHARA SAGARA NIRGHOṢĀYA TATHĀGATĀYA

TADYATHĀ: SURŪPE _ BHADRA-VATI _ MAṂGALE-MATI _

DHĀDYĀVATI_ DHANA-VATI _ ŚRĪ-MATI _ PRABHA-VATI _ AMALE_

VIMALE_ RURU _ SURŪPE _ VIMALE _ ANATASTE _ VINATASTE _ VIŚVA

KEŚI _ AKULE_ MAṂKULE _ DHIDHI ME _ DHUDHU ME _ TATARE _

TATATARE _ VAJRA VAJRE _ AVANTANI _ ṬAKE VARṢAṆI _ NIṢPANANI

BHAGAVAṂ VAJRA-DHARA SĀGARA-NIRGHOṢĀṂ TATHĀGATAM

ANUSMARA

SARVA TATHĀGATA-SATYAM ANUSMARA

DHARMA-SATYAM ANUSMARA

SAṂGHA-SATYAM ANUSMARA

 

TAṬA TAṬA _ PURA PURA _ PURAYA PURAYA _ BHARA BHARA

BHARAṆI _SUMAṂGARE _ ŚĀTA-MATI_ MAṂGALA-MATI_ SUBHADRA-

VATI _ AGACCHA AGACCHA _SAMAYAM ANUSMARA _ SVĀHĀ

A DHĀRAM ANUSMARA _ SVĀHĀ

PRABHAVAM ANUSMARA _ SVĀHĀ

DHṚTIM ANUSMARA _ SVĀHĀ

OṂ_ SUVASUDHARE _ SVĀHĀ

Hiệu chỉnh xong vào ngày 05/03/2010