SỐ 305
KINH TÍN LỰC NHẬP ẤN PHÁP MÔN
Hán dịch: Nguyên Ngụy, Tam tạng Đàm Ma Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Thế Tôn ở nơi cảnh giới trú trì của Như Lai cách đạo tràng Tịch diệt không xa, đó là pháp điện Phổ Quang là nơi thành tựu nhiều thiện căn và phước đức; nơi bình đẳng bao dung không phân biệt; nơi đầy đủ vô lượng công đức; nơi làm bằng Kim cang bền chắc; nơi ổn định bền vững không thể hoại diệt; nơi trang nghiêmbằng những loại hoa và tất cả ngọc ngà châu báu; nơi trang nghiêm bằng những châu báu rực rỡ, sáng ngời, không còn những nhơ bẩn; nơi thị hiện của biển quý ngọc Đại Ma-ni, có vô lượng ánh sáng vĩ đại; nơi sinh ra ngọc báu và mưa báu như ý không cùng tận; nơi trang nghiêm bằng cành cây ngọc Ma-ni và những loại hoa xoay vòng như bánh xe; nơi xen lẫn ngọc báu và tất cả hoa hương thơm; nơi thị hiện tất cả chúng sinh và chư Phật Phấn tấn trụ trì; nơi tốt đẹp nhất trong các thế giới; nơi phát sinh tất cả ngọc vô cấu, có năng lực thị hiện trang nghiêm khắp thế giới chư Phật.

Đạo tràng trang nghiêm, vắng lặng là nơi tích tụ, tăng trưởng và có tính chất sinh ra ngọc báu đại Tỳ-lưu-ly; nơi có lan can bằng Như ý bảo vương; nơi trang nghiêm bằng lưới Trân châu Như ý; nơi dựng lên phan lọng phướn báu và những loại linh báu xen lẫn trang nghiêm; nơi dùng Ưu-trà-già kiên cố chiên-đàn trải trên đất; nơi được che phủ bằng lưới cây Bảo vương và ngọc Ma-ni thanh tịnh trang nghiêm Phổ Quang; nơi đặt đấng đẹp bằng ngọc Ma-ni Bảo vương Sư tử mao; nơi trang nghiêm lầu gác và các loại cửa bằng ngọc Ma-ni bảo Vương Sư tử tòa tràng; nơi trang nghiêm bằng sự kiến lập các loại tràng phan, bảo cái; nơi tập họp những loại hoa tươi đẹp nhất cõi trời người, như hoa: Mạn-đà-la, Ma-ha Mạn-đà-la, Mạn-thù-sa, Ma-ha Mạn-thù-sa, Uất-già, Ma-ha Uất-già, Chất-ca-la, Ma-ha Chất-ca-la, Tu-ma-na, Bàsư-ca, Đa-la-ni, Bà-la, Vệ-đa-la-ni, Cực diệu hương, Đà-sư-ca-ly-ca, Thiên Tu-ma-na, Ưu-bát-la, Ba-đầu-ma, Câu-vật-đầu, Phân-đà-lợi. Các loại hoa trang nghiêm nơi tòa Sư tử không bị sự trở ngại nào.

Nơi trú xứ này, Đức Thế Tôn có trí tuệ thanh tịnh, được thành tựu viên mãn hạnh vô nhị, đạt đến các pháp cứu cánh vô tướng, y nơi sự hành đạo của chư Phật mà hành đạo, được nơi bình đẳng của tất cả chư Phật. Đạt đến nơi hoàn toàn không chướng ngại; đạt đến chỗ pháp luân không thoái chuyển; được đến cảnh giới không thể hàng phục; được chỗ sai biệt bất tư nghì; được chỗ bình đẳng ba đời; được sự không chướng ngại thời quá khứ, vị lai của các thế gian; được trí vô ngại tất cả pháp; được trí viên mãn tất cả hạnh, được đến chỗ trí nơi tất cả chư Như Lai; được pháp tân không phân biệt, đạt đến cảnh giới bờ kia của Phật; đạt đến cứu cánh giải thoát vô ngại không sai biệt của chư Phật Như Lai; đạt đến địa vị Phật bình đẳng không thiên lệch; đạt đến tự nhiên trí của chư Phật quảng đại như pháp giới, cứu cánh như hư không, không có bờ bến và tất cả sự hành dụng của chư Phật Như Lai không ngừng nghỉ. Đạt đến chỗ có thể chuyển pháp luân bất thoái tận cùng tất cả kiếp đời vị lai và có thể thị hiện kho tàng trí tuệ trang nghiêm vô ngại. Đạt đến chỗ nương tựa vào trí Nhất thiết trí và Nhất thiết chủng trí không có sai khác.

Trong một lúc, nơi mười phương thế giới thị hiện giáng sinh từ cung trời Đâu-suất, rồi xuất gia thực hành khổ hạnh, đền đạo tràng hàng phục giặc ma, chứng đại Bồ-đề, chuyển bánh xe pháp, thị hiện Niết-bàn, trụ trì pháp Phật. Cho đến lúc pháp diệt, khéo thị hiện cùng bất kảh thuyết ức na-do-tha trăm ngàn vạn các vị Đại Bồ-tát số nhiều như vi trần tập hợp nơi mười cõi Phật. Tất cả các vị Đại Bồ-tát đó đều đã chứng được thành tựu vô lượng pháp hạnh khởi Đà-la-ni môn. Thế giới không có Phật, khéo thị hiện vô lượng chư Phật, có thể làm thanh tịnh các thế giới nhiễm ô. Có vô lượng, vô số Thiên long, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lầu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Thích Đề-hoàn Nhân, Đại Phạm thiên vương, Hộ thế tứ vương, nhân và phi nhân.

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục tề chỉnh, gối phải quỳ sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật thưa:

–Bạch Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn vì các Đại Bồ-tát mà dạy pháp sơ đại thanh tịnh để họ đạt được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi.

Đức Phật bảo Đại Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử:

–Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp làm thanh tịnh Hoan hỷ địa thứ nhất để được vô lượng sự an ổn, không sợ hão. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm một vị nên sinh tâm an ổn, vì làm cho người khác trụ nơi tâm một vị nên khởi tâm yên ổn. Gọi là tâm một vị nghĩa là chánh tâm; chánh tâm nghĩa là tin mỗi mỗi thiện căn thù thắng đều không sai khác.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ tâm tăng thượng nên sinh tâm an ổn, vì làm cho người khác trụ tâm tăng thượng nên khởi tâm an ổn. Tâm tăng thượng nghĩa là trực tâm, trực tâm nghĩa là đại hạnh rốt ráo của chư Phật Như Lai chỗ có thể nắm giữ sự tinh tấn thù thắng vì quán rõ các pháp.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm cung kính nên sinh tâm an ổn, vì làm cho người khác trụ nơi tâm cung kính nên khởi tâm an ổn. Tâm cung kính nghĩa là chánh tín, chánh tín nghĩa là tin vào những điều nền tảng của Bát-nhã.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi tâm hoan hỷ nên sinh tâm an ổn, vì làm cho người khác trụ nơi tâm hoan hỷ nên khởi tâm an ổn. Tâm hoan hỷ nghĩa là thân tâm hoàn toàn vắng lặng.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta trụ được nơi nghiệp ma và nghiệp Phật với trí không sai khác nên sinh tâm an ổn, vì là cho người khác trụ nơi nghiệp ma và nghiệp Phật với trí không sai khác nên khởi tâm an ổn. Nghiệp ma và nghiệp Phật nghĩa là có thể sinh khởi tất cả tà kiến điên đảo. Từ các tà kiến nên sinh khởi nghiệp ma, mà các nghiệp ma này cùng nghiệp Phật kia không có sai khác. Vì sao? Vì thể của nghiệp ma tức là thể của nghiệp Phật địa nên không khác nhau.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này thì có thể thanh tịnh ở địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã trú nơi không trí không sai biệt với tà kiến, nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không trí không sai biệt tà kiến nên sinh tâm an ổn. Không trí, không sai biệt tà kiến nghĩa là thể của tà kiến tức là thể của không trí. Sự tạo tác tà kiến chẳng khác sự tạo tác của Không trí. Vì thể của Không trí chẳng khác thể của tà kiến, thể của tà kiến chẳng khác thể của Không trí, tức thể của tà kiến và sự tạo tác tà kiến là không. Thể tà kiến và sự tạo tác tà kiến ấy nương vào trí không, vì tất cả pháp Không sai biệt, không thủ không xả.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã trí tuệ sai biệt không, không sai nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí sai biệt không không sai nên sinh tâm an ổn. Trí tuệ sai biệt không không sai biệt, nghĩa là thể sai biệt tức thể không sai biệt. Vì sao? Vì thể không sai biệt chẳng khác thể sai biệt, thể sai biệt chẳng khác thể không sai biệt, tức thể sai biệt vì vốn không sai biệt. Thể sai biệt ấy nương vào trí không sai biệt, vì tất cả pháp vốn không sai biệt.

3. Bồ phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tăng thượng không khác với không tăng thượng nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí tăng thượng không khác với không tăng thượng nên phát khởi tâm an ổn. Trí tăng thượng không khác với không tăng thượng, nghĩa là thể tăng thượng tức thể không tăng thượng. Vì sao? Vì thể không tăng thượng chẳng khác thể tăng thượng, thể tăng thượng chẳng khác thể không tăng thượng, tức thể tăng thượng vốn không tăng thượng. Thể tăng thượng ấy, nương vào trí không tăng thượng, vì tất cả pháp không tăng thượng.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi điên đảo không khác với không điên đảo nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi điên đảo không khác nên phát khởi tâm an ổn. Trí điên đảo không khác với không điên đảo nghĩa là thể điên đảo tức thể không điên đảo. Vì sao? Vì thể không điên đảo chẳng khác thể điên đảo, thể điên đảo chẳng khác thể không điên đảo, tức thể điên đảo không điên đảo. Thể điên đảo kia nương vào trí không điên đảo, vì tất cả pháp không điên đảo.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thủ xả không khác với không thủ không xả nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí thủ không khác với không thủ xả nên phát khởi tâm an ổn. Trí thủ xả không khác với không thủ không xả, nghĩa là thể của thủ xả tức là thể của không thủ không xả. Vì sao? Vì thể không thủ không xả chẳng khác thể thủ xả, thể của thủ xả chẳng khác thể của không thủ không xả, tức thể của thủ xả vốn không thủ không xả. Thể của thủ xả kia nương vào trí không thủ không xả vì tất cả pháp không thủ không xả.

Văn-thù-sư-lợi! Đó là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này thì có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được nhiều an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi hữu vi, không khác với vô biên vi nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí nơi hữu vi không khác với vô vi nên phát khởi tâm an ổn. Trí hữu vi không khác với vô vi, nghĩa là thể của hữu vi tức thể của vô vi. Vì sao? Vì thể của vô vi chẳng khác thể của hữu vi, thể của hữu vi chẳng khác thể của vô vi, tức thể của hữu vi là vô vi. Thể của hữu vi kia nương vào trí vô vi, vì tất cả pháp vốn vô vi không sai biệt.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi sự, không khác với vô sự nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí nơi sự không khác với vô sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí sự không khác với vô sự, nghĩa là thể của sự tức thể của vô sự. Vì sao? Vì thể của vô sự chẳng khác thể của sự, thể của sự chẳng khác thể của vô sự, vì thể của sự là vô sự. Thể của sự kia nương vào trí vô sự, vì tất cả pháp vốn sự.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi chỗ nương tựa, không khác với không chỗ nương tựa nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí chỗ nương tựa không khác với không chỗ nương tựa nên phát khởi tâm an ổn. Trí chỗ nương tựa không khác với không chỗ nương tựa, nghĩa là thể của chỗ nương tựa tức thể của không chỗ nương tựa. Vì sao? Vì thể không chỗ nương tựa chẳng khác thể chỗ nương tựa, thể chỗ nương tựa chẳng khác thể không chỗ nương tựa, tức thể chỗ nương tựa vốn không. Thể của chỗ nương tựa kia nương vào trí không chỗ nương tựa, vì tất cả pháp không chỗ nương tựa.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi quán không, khác với không quán nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi quán không khác với không quán nên phát khởi tâm an ổn. Trí quán không khác với không quán, nghĩa là thể của quán tức thể của không quán. Vì sao? Vì thể không quán chẳng khác thể quán, và thể của quán chẳng khác thể không quán, thể quán là không quán không. Thể của quán nương vào trí không quán, vì tất cả pháp không quán.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi đối trị, khác với không đối trị nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí đối trị không khác với không đối trí nên phát khởi tâm an ổn. Trí đối trị không khác với không đối trị, nghĩa là thể của đối trị tức thể của không đối trị. Vì sao? Vì thể của không đối trị chẳng khác thể của đối trị, thể của đối trị chẳng khác thể của không đối trị, tức thể của đối trị là không đối trị. Thể của đối trị kia nương vào trí không đối trị, vì tất cả pháp không đối trị.

Văn-thù-sư-lợi! Đây gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tướng không khác với vô tướng nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí tướng không khác với vô tướng nên phát khởi tâm an ổn. Trí tướng không khác với vô tướng, nghĩa là thể của tướng tức thể vô tướng. Vì sao? Vì thể vô tướng khác thể tướng, tức thể tướng là vô tướng. Thể tướng kia nương vào trí vô tướng, vì tất cả pháp vô tướng.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thật không khác với trí không thật nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí thật không khác với trí không thật, nên phát khởi tâm an ổn. Trí thật không khác với trí không thật, nghĩa là thể của thật tức thể không thật. Vì sao? Vì thể không thật chẳng khác thể thật, thể thật chẳng khác thể không thật. Tức thể thật là không thật. Thể thật ấy nương vào trí không thật, vì tất cả pháp không thật.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi nhị không khác với bất nhị, nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí nhị, không khác với bất nhị, nên phát khởi tâm an ổn. Trí nhị không khác với bất nhị, nghĩa là thể của nhị tức thể của bất nhị. Vì sao? Vì thể của bất nhị chẳng khác thể của nhị, thể của nhị chẳng khác thể bất nhị, tức thể của nhị là bất nhị. Thể nhị kia nương vào trí bất nhị vì tất cả pháp bất nhị.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi sắc không sai khác với vô sắc, nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí sắc không khác vô sắc, nên phát khởi tâm an ổn. Trí sắc không khác với vô sắc, nghĩa là thể của sắc tức thể vô sắc. Vì sao? Vì thể vô sắc chẳng khác thể sắc, thể sắc chẳng khác thể vô sắc, tức thể của sắc là vô sắc. Thể của sắc ấy nương vào trí vô sắc vì tất cả pháp sắc.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thế gian, không khác với Niết-bàn, nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi thế gian không khác với Niết-bàn, nên phát khởi tâm an ổn. Trí thế gian không khác với Niết-bàn, nghĩa là thể của thế gian tức thể Niết-bàn. Vì sao? Vì thể của Niết-bàn chẳng khác của thế gian, thế của thế gian chẳng khác thể Niết-bàn, tức thể thế gian là Niết-bàn. Thể của thế gian kia nương vào trí Niết-bàn vì tất cả pháp Niết-bàn.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi chướng ngại không khác với không chướng nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí chướng ngại không khác với không chướng ngại, nên phát khởi tâm an ổn. Trí chướng ngại không khác với không chướng ngại, nghĩa là thể của chướng ngại tức thể không chướng ngại. Vì sao? Vì thể không chướng ngại khác thể chướng ngại, thể chướng ngại chẳng khác thể không chướng ngại. Tức thể chướng ngại là không chướng ngại Thể chướng ngại kia nương vào trí không chướng ngại, vì tất cả pháp không chướng ngại.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi chấp trước không khác với không chấp trước nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí chấp trước không khác với không chấp trước, nên phát khởi tâm an ổn. Trí chấp trước không khác với không chấp trước, nghĩa là thể của chấp trước tức thể của không chấp trước. Vì sao? Vì thể không chấp trước chẳng khác thể chấp trước, thể chấp trước chẳng khác thể không chấp trước. Tức thể chấp trước là không chấp trước Thể chấp trước kia nương vào trí không chấp trước, vì tất cả pháp không chấp trước.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi trí không khác vô trí nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không khác vô trí, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về trí không khác với vô trí, nghĩa là thể của trí tức thể vô trí. Vì sao? Vì thể vô trí khác thể trí, thể trí không khác thể vô trí. Thể trí tức vô trí. Thể trí kia nương vào trí vô trí, vì tất cả pháp vô trí.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi hữu không khác trí vô nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí hữu không khác trí vô, nên phát khởi tâm an ổn. Trí hữu không khác trí vô, nghĩa là hữu thể tức vô thể. Vì sao? Vì thể không khác hữu thể và hữu thể không khác vô thể, thể hữu tức vô. Hữu thể nương vào vô trí vì tất cả pháp là không.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thức không khác vô thức nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí thức không khác với vô thức, nên phát khởi tâm an ổn. Trí thức không khác với vô thức, nghĩa là thể của thức tức thể của vô thức. Vì sao? Vì thể vô thức chẳng khác thể thức, thể thức không khác thể vô thức, tức thể thức là vô thức. Thể thức kia nương vào trí vô thức, vì tất cả pháp vô thức.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi danh, không khác với vô danh nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi danh không khác vô danh nên phát khởi tâm an ổn. Trí về danh không khác với vô danh, nghĩa là thể của danh tức thể vô danh. Vì sao? Vì thể vô danh chẳng khác thể danh, thể danh chẳng khác thể vô danh, thể danh tức là vô danh. Thể danh đó nương vào trí vô danh, vì tất cả pháp vô danh.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi ngã không khác với vô ngã nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi ngã không khác với vô ngã, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về ngã không khác với vô ngã, nghĩa là ngã thể tức vô ngã thể. Vì sao? Vì vô ngã thể chẳng khác ngã thể, ngã thể chẳng khác vô ngã thể, tức ngã thể là vô ngã thể. Ngã thể đó nương vào trí vô ngã, vì tất cả pháp vô ngã.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trú trụ nơi nhân duyên hòa hợp, không khác với vô nhân duyên hòa hợp nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi nhân duyên hòa hợp, không khác với vô nhân duyên hòa hợp, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về nhân duyên hòa hợp không khác với vô nhân duyên hòa hợp, nghĩa lag thể của nhân duyên hòa hợp tức thể vô nhân duyên hòa hợp. Vì sao? Vì thể của vô nhân duyên hòa hợp chẳng khác thể của nhân duyên hòa hợp, thể của nhân duyên hòa hợp chẳng khác thể của vô nhân duyên hòa hợp, tức thể của nhân duyên hòa hợp là vô nhân duyên hòa hợp. Thể nhân duyên hòa hợp nương vào trí vô nhân duyên hòa hợp, vì tất cả pháp đều vô nhân duyên hòa hợp.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi biệt tướng không khác với vô biệt tướng nên sinh tâm an ổn, làm cho ngưới khác được trí nơi biệt tướng không khác với vô biệt tướng nên phát khởi tâm an ổn. Trí về biệt tướng không khác với vô biệt tướng, nghĩa là thể của biệt tướng tức thể của vô biệt tướng. Vì sao? Vì thể vô biệt tướng chẳng khác thể biệt tướng, thể bit tướng chẳng khác thể vô biệt tướng, tức thể biệt tướng là vô biệt tướng. Thể biệt tướng nương vào trí vô biệt tướng vì tất cả pháp vô biệt tướng.

5. Bồ-tát phát tam thế này: Ta đã được trí trụ nơi văn tự không khác với không văn tự nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi trí văn tự không khác với không văn tự, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về văn tự không khác với không văn tự, nghĩa là thể của văn tự tức thể không văn tự. Vì sao? Vì thể không văn tự chẳng khác thể văn tự, thể căn tự chẳng khác thể không văn tự, tức thể văn tự là không văn tự. Thể văn tự kia nương vào trí không văn tự, vì tất cả pháp không văn tự.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi kiêu mạn không khác với không kiêu mạn nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi kiêu mạn không khác với không kiêu mạn, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về kiêu mạn không khác với không kiêu mạn, nghĩa là thể của kiêu mạn tức thể của không kiêu mạn. Vì sao? Vì thể không kiêu mạn chẳng khác thể kiêu mạn, thể kiêu mạn chẳng khác thể không kiêu mạn, tức thể kiêu mạn vốn không kiêu mạn. Thể kiêu mạn kia nương vào trí không kiêu mạn, vì tất cả pháp không kiêu mạn.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tự ca ngợi không khác với không tự ca ngợi nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi tự ca ngợi không khác với không tự ca ngợi, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về sự ca ngợi không khác với không tự ca ngợi, nghĩa là thể của tự ca ngợi tức thể của không tự ca ngợi. Vì sao? Vì thể không tự ca ngợi chẳng khác thể tự ca ngợi, thể tự ca ngợi chẳng khác thể không tự ca ngợi, tức thể tự ca ngợi vốn không tự ca ngợi. Thể tự ca ngợi kia nương vào trí không tự ca ngợi, vì tất cả pháp không tự ca ngợi.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi không liễu nghĩa không khác với liễu nghĩa nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi liễu nghĩa không khác với không liễu nghĩa nên phát khởi tâm an ổn. Trí về sự liễu nghĩa không khác với không liễu nghĩa, nghĩa là thể của bất liễu nghĩa tức liễu nghĩa. Vì sao? Vì thể liễu nghĩa chẳng khác thể bất liễu nghĩa và thể bất liễu nghĩa chẳng khác thể liễu nghĩa, tức thể bất liễu nghĩa là liễu nghĩa. Thể bất liễu nghĩa kia nương vào trí liễu nghĩa, vì tất cả đều liễu nghĩa.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi nhân pháp không khác với không nhân pháp nên sinh an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi nhân pháp không khác không nhân pháp, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về pháp không khác với không nhân pháp, nghĩa là thể của nhân pháp tức thể của không nhân pháp. Vì sao? Vì thể không nhân pháp chẳng khác thể nhân pháp, và thể nhân pháp chẳng khác thể không nhân pháp, tức thể nhân pháp là không nhân pháp. Thể nhân pháp kia nương vào trí không nhân pháp, vì tất cả pháp không nhân pháp.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tà kiến không khác với chánh kiến nên sinh tam an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi tà kiến không khác với chánh kiến nên phát khởi tâm an ổn. Trí về tà kiến không khác với chánh kiến, nghĩa là thể của tà kiến tức thể của chánh kiến. Vì sao? Vì thể tà kiến chẳng khác thể chánh kiến, thể chánh kiến chẳng khác thể tà kiến, tức thể tà kiến là chánh kiến. Thể của tà kiến kia nương vào trí của chánh kiến, vì tất cả pháp chánh kiến.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi không bình đẳng không khác với bình đẳng nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi không bình đẳng không khác với bình đẳng, nên phát khởi tâm an ổn. Trí không bình đẳng không khác với bình đẳng, nghgĩa là thể của không bình đẳng tức thể của bình đẳng. Vì sao? Vì thể của bình đẳng chẳng khác thể không bình đẳng, thể không bình đẳng chẳng khác thể bình đẳng, tức thể không bình đẳng là bình đẳng. Thể không bình đẳng kia nương vào trí bình đẳng, vì tất cả pháp bình đẳng.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi hữu hạn không khác với vô hạn nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi hữu hạn không khác với vô hạn, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về hữu hạn không khác với vô hạn, nghĩa là thể của hữu hạn tức thể của vô hạn. Vì sao? Vì thể của vô hạn chẳng khác thể của hữu hạn, thể hữu hạn chẳng khác thể vô hạn, tức thể hữu hạn là vô hạn. Thể hữu hạn ấy nương vào trí vô biên, vì nên tất cả trí vô hạn.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tri khả tri không khác với trí nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tri khả tri không khác với trí, nên phát khởi tâm an ổn. Tri khả tri không khác với trí, nghĩa là thể của tri khả tri tức là thể của trí. Vì sao? Vì thể của trí chẳng khác thể của tri khả tri. Thể của tri khả tri chẳng khác thể của trí, tức thể tri khả tri là thể trí. Thể tri khả tri kia nương vào trí, vì để có về trí nhất thiết pháp.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thủ không khác với không thủ nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi thủ khác với không thủ, nên phát khởi tâm an ổn. Trí về việc không khác với không thủ, nghĩa là thể của thủ tức thể của không thủ. Vì sao? Vì thể của không thủ chẳng khác thể của thủ, thể của thủ chẳng khác thể không thủ, tức thể thủ là không thủ. Thể thủ kia nương vào trí không thủ, vì tất cả pháp không thủ.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tu hành không khác với không tu hành, nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí tu hành không khác với không tu hành nên phát khởi tâm an ổn. Trí tu hành không khác với không tu hành, nghĩa là thể của tu hành tức thể không tu hành. Vì sao? Vì thể tu hành chẳng khác không tu hành, thể không tu hành chẳng khác thể tu hành, tức thể là tu hành là không tu hành. Thể tu hành kia nương vào trí không tu hành, vì tất cả pháp không tu hành.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi phi trung đạo không khác với trung đạo nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi phi trung đạo không khác với trung đạo, nên phát khởi tâm an ổn. Phi trung đạo không khác với trung đạo, nghĩa là thể của phi trung đạo tức thể của trung đạo. Vì sao? Vì thể của trung đạo chẳng khác thể phi trung đạo, thể phi trung đạo chẳng khác thể trung đạo, tức thể phi trung đạo là trung đạo. Thể của phi trung đạo kia nương vào trí trung đao, vì tất cả pháp trung đạo.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi phi hư không, không khác với hư không nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi phi hư không không khác với hư không, nghĩa là thể của chẳng phải hư không tức thể của hư không. Vì sao? Vì thể hư không chẳng khác thể chẳng phải hư không, thể chẳng phải hư không chẳng khác thể hư không, tức thể chẳng phải hư không là hư không. Hư không trí nương vào thể của phi hư không, vì biết tất cả pháp hư không.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi chẳng phải Thạch nữ tử bình đẳng không khác với Thạch nữ tử bình đẳng nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí chẳng phải Thạch nữ tử bình đẳng không khác Thạch nữ tử bình đẳng nên phát khởi tâm an ổn. Trí chẳng phái Thạch nữ tử bình đẳng không khác con của Thạch nữ bình đẳng, nghĩa là thể chẳng phải Thạch nử tử bình đẳng tức thể Thạch nữ tử bình đẳng. Vì sao? Vì thể Thạch nữ tử bình đẳng chẳng khác thể chẳng phải Thạch nử tử bình đẳng, thể chẳng phải Thach nữ tử bình đẳng chẳng khác với thể Thạch nử tử bình đẳng, tức thể chẳng phải con của Thạch nữ tử bình đẳng, là Thạch nữ tử bình đẳng. Thể chẳng phải Thạch nữ tử bình đẳng kia nương vào trí Thạch nữ tử bình đẳng, vì tất cả pháp là Thạch nữ tử bình đẳng.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi chẳng phải quáng nắng không khác với như quáng nắng nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi chẳng phải quáng nắng không khác như quáng nắng, nên phát khởi tâm an ổn. Trí chẳng phải như quáng nắng không khác với như quáng nắng, nghĩa là thể của chẳng phải như quáng nắng tức thể như quáng nắng. Vì sao? Vì thể như quáng nắng tức thể chẳng phải như quáng nắng, thể chẳng phải như quáng nắng tức thể như quáng nắng. Vì thể chẳng phải như quáng nắng tức thể như quáng nắng. Thể chẳng phải như quáng nắng nương vào trí như quáng nắng, vì tất cả pháp như quáng nắng.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tà kiến không khác với không tà kiến, nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi tà kiến không khác với không tà kiến, nên phát khởi tâm an ổn. Trí tà kiến không khác với không tà kiến, nghĩa là thể của tà kiến tức thể của không tà kiến. Vì sao? Vì thể không tà kiến chẳng khác thể tà kiến, thể tà kiến chẳng khác thể không tà kiến, tức thể tà kiến nên không tà kiến. Thể của tà kiến kia nương vào trí không tà kiến, vì tất cả pháp không tà kiến.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi vô minh không khác với minh nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi vô minh không khác với minh, nên phát khởi tâm an ổn. Trí vô minh không khác với minh, nghĩa là thể của vô minh tức thể của minh. Vì sao? Vì thể của minh chẳng khác thể của vô minh, thể vô minh chẳng khác thể minh. Thể của vô minh kia nương vào trí của minh, vì tất cả pháp minh.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tham không khác với không tham nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi tham không khác với không tham, nên phát khởi tâm an ổn. Trí tham không khác với không tham, nghĩa là thể xủa tham tức thể của không tham. Vì sao? Vì thể không tham chẳng khác thể tham, thể tham chẳng khác thể không tham, tức thể tham là không tham. Thể tham kia nương vào trí của không tham, vì tất cả pháp không tham.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi sân không khác với không sân nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trụ nơi trí sân không khác với không sân, nên phát khởi tâm an ổn. Trí sân không khác với không sân, nghĩa là thể của sân tức thể của không sân. Vì sao? Vì thể của không sân chẳng khác thể sân, thể sân chẳng khác thể không sân, tức thể sân là không sân. Thể sân kia nương vào trí không sân, vì tất cả pháp không sân.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi si không khác với không si nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trụ nơi trí si không khác với không si, nên phát khởi tâm an ổn. Trí si không khác với không si, nghĩa là thể của si tức thể của không si. Vì sao? Vì thể của không si chẳng khác thể si, thể si chẳng khác thể không si, tức thể si là không si. Thể si kia nương vào trí không si, vì tất cả pháp không si.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi y cứ không khác với không y cứ nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí y cứ không khác với không y cứ, nên phát khởi tâm an ổn. Trí y cứ không khác với không y cứ, nghĩa là thể của y cứ tức là thể của không y cứ. Vì sao? Vì thể không y cứ chẳng khác thể y cứ, thể y cứ chẳng khác thể không y cứ, tức thể y cứ là không y cứ. Thể y cứ kia nương vào trí của không y cứ, vì tất cả pháp không y cứ.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi bố thí và thực hành thâu nhận sự nên sinh tam an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi bố thí và thực hành thâu nhận sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí bố thí và thực hành thâu nhận sự nghĩa là bố thí và hồi hướng.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi ái ngữ và thực hành thâu nhận sự nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi ái ngữ và thực hành thâu nhận sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí ái ngữ và thực hành thâu nhận sự nghĩa là trực tâm để tu hành.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi lợi ích và thực hành thâu nhận sự nên sinh tam an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi lợi ích và thực hành thâu nhận sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí lợi ích và thực hành thâu nhận sự nghĩa là đại Từ đại Bi.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi đồng sự và thực hành thâu nhận sự nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi đồng sự và thực hành thâu nhận sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí đồng sự và thực hành thâu nhận sự nghĩa là phương tiện và trí tuệ.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi phát tâm và thực hành thâu nhận sự nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi phát tâm và thực hành thâu nhận sự nên phát khởi tâm an ổn. Trí phát tâm nghĩa là trực tâm và tu hành.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tâm ly tham nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi tâm ly tham nên phát khởi tâm an ổn. Tâm ly tham nghĩa là không chấp trước tất cả pháp.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi tâm ly sân nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác được trí trụ nơi tâm ly sân nên phát khởi tâm an ổn. Tâm ly sân nghĩa là không sinh tâm hiềm khích, sân hận đối với tất cả những chúng sinh khác.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi thân nghiệp không tạo những hành động ác nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thân nghiệp không tạo các hành động ác nên phát khởi tâm an ổn. Thân nghiệp không tạo những hành động ác nghĩa là xa lìa ba loại hành vi ác của thân.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi khẩu nghiệp không tạo những hành vi ác nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khẩu nghiệp không tạo các hành vi ác nên phát khởi tâm an ổn. Khẩu nghiệp không tạo những hành vi ác nghĩa là xa lìa bốn thứ lỗi của khẩu nghiệp.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trí trụ nơi ý nghiệp không tạo những thói ác nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ý nghiệp không tạo những thói ác nên phát khởi tâm an ổn. Ý nghiệp không tạo những thói ác nghĩa là xa lìa những thói ác: Tham, sân, si.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm như thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm về Phật nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm về Phật nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm về Phật nghĩa là nghĩ về hạnh thanh tịnh của Phật.

2. Bồ-tát phát tâm như thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm về Pháp nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm về Pháp nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm về Pháp nghĩa là thấy Pháp thanh tịnh.

3. Bồ-tát phát tâm như thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm về Tăng nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm về Tăng nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm về Tăng nghĩa là vào địa vị Bồ-tát.

4. Bồ-tát phát tâm như thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm về xả nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm về xả nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm về xả nghĩa là buông bỏ tất cả những chấp chặt.

5. Bồ-tát phát tâm như thế này: Ta đã được trụ nơi chánh niệm về giới nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh niệm về giới nên phát khởi tâm an ổn. Chánh niệm về giới nghĩa là được tất cả pháp.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát suy nghĩ thế này: Ta đã được trụ nơi pháp quán vô thường nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp quán vô thường nên phát khởi tâm an ổn. Quán vô thường nghĩa là vượt qua sự tham Dục giới, Sắc giới, tham Vô sắc giới.

2. Bồ-tát suy nghĩ thế này: Ta đã được trụ nơi pháp quán vô ngã nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp quán vô ngã nên phát khởi tâm an ổn. Quán vô ngã nghĩa là không đắm trước tất cả sự quán.

3. Bồ-tát suy nghĩ thế này: Ta đã được trụ nơi pháp chắc thật nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp chắc thật nên phát khởi tâm an ổn. Pháp chắc thật nghĩa là không dối gạt chư Thiên và loài người.

4. Bồ-tát suy nghĩ thế này: Ta đã được trụ nơi pháp thật nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp thật nên phát khởi tâm an ổn. Pháp thật nghĩa là không dối chư Thiên và chính mình.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi các pháp hành nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi các pháp hành nên phát khởi tâm an ổn. Các pháp hành nghĩa là nương tựa tất cả các pháp hành.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới kiên cố nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới kiên cố phát khởi tâm an ổn. Giới kiên cố nghĩa là không phạm cho dù một giới rất nhỏ, không tạo tác một tội nào dù nhỏ.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới trọn vẹn nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới trọn vẹn phát khởi tâm an ổn. Không khuyết giới nghĩa là không mong cầu những thừa khác.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới hoàn thiện nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới hoàn thiện phát khởi tâm an ổn. Giới hoàn thiện nghĩa là xa lìa tất cả những hành động xấu ác.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới không vẩn đục nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới không vẩn đục phát khởi tâm an ổn. Giới không vẩn đục nghĩa là bảo hộ tất cả Bồ-tát.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới khéo hộ trì nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới khéo hộ trì phát khởi tâm an ổn. Giới khéo hộ trì nghĩa là sinh tâm tôn kính đối với tất cả Bồ-tát.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn-thù-sư-lợi! Các Đại Bồ-tát có năm pháp có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng sự an ổn, không sợ hãi. Đó là:

1. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới khéo nghiêm mật nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới khéo nghiêm mật phát khởi tâm an ổn. Giới khéo nghiêm mật nghĩa khéo gìn giữ tất cả các căn.

2. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới danh xưng nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới danh xưng phát khởi tâm an ổn. Giới danh xưng nghĩa là nhập vào pháp giới các pháp không sai biệt, vì trí bất nhị không chướng ngại.

3. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới tri túc nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới tri túc phát khởi tâm an ổn. Giới tri túc nghĩa là xa lìa tất cả tham.

4. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ nơi giới sai biệt nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới sai biệt phát khởi tâm an ổn. Giới sai biệt nghĩa là thân vắng lặng.

5. Bồ-tát phát tâm thế này: Ta đã được trụ giới nơi chỗ A-lannhã nên sinh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giới A-lan-nhã nên phát khởi tâm an ổn. Giới nơi chỗ A-lan-nhã nghĩa là nhập vào các pháp vô trung, vô biên.

Văn-thù-sư-lợi! Đấy gọi là năm pháp. Các Đại Bồ-tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh địa Hoan hỷ thứ nhất và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Pages: 1 2 3 4 5