Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân, Tu Chứng Liễu Nghĩa, Chư Bồ Tát Vạn Hạnh,

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Thông Nghị.

Sa môn Hám Sơn Thích Đức Thanh núi Nam Nhạc đời Minh soạn thuật.

 

Quyển Sáu

2.Quán âm nhĩ căn viên chứng. phân làm ba.

2.1. Trình bày nguyên do của quán hạnh.

Khi ấy đức Quán Thế Âm bồ tát liền từ tòa đứng dậy, đảnh lễ chân Phật rồi bạch rằng: Bạch Thế Tôn! Con nhớ thuở xa xưa, cách đây hằng hà sa kiếp, bấy giờ có đức Phật xuất thế hiệu Quán Thế Âm. Con đã phát bồ đề tâm vào thời đức Phật đó. Ngài đã dạy con y văn tư tu mà nhập Tam Ma địa.

1.2. Ngài Quán Âm trình bày căn được viên thông. Chia làm ba.

2.2.a. Căn này khi mới giải, trước chứng nhơn không. Chia làm hai.

2.a.1. Vong tiền trần.

Ban đầu ở trong tánh nghe mà đã nhập lưu thì mất đi sở tướng. đến khi đã nhập tịch tịnh thì hai tướng động tịnh rõ ràng không sanh.

2.a.2. Thấu tận nội căn.                 

Cứ như thế mà từ từ tăng tấn, đến khi năng văn, sở văn kia diệt tận.

2.2.b. Viên minh tánh không để chứng pháp không. Chia hai phần.

2.b.1. Khiển trách quán trí.                

Rồi chẳng trụ nơi văn căn đã hết đó, thì năng giác sở giác cũng không.

2.b.2. Loại bỏ hai thứ không.

Đến khi không giác cực viên thì năng không, sở không cũng diệt.

2.2.c. Cả hai thứ Không kia không sanh thì đốn chứng nhất tâm.

Sanh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền.

2.3 Đức Quán Âm thuật cách nhập lưu thành chánh giác. Chia làm hai.

2.3.a. Tổng hiển đốn siêu thập địa.

Tức thời vượt khỏi thế gian và xuất thế gian, mười phương tròn sáng được hai món thù thắng. Một là trên hợp với Bản Giác Diệu Tâm của mười phương chư Phật, đồng một sức từ với chư Phật Như Lai. Hai là dưới hợp với tất cả chúng sanh trong lục đạo ở khắp mười phương và cùng một bi ngưỡng với tất cả chúng sanh.

Nghị rằng: Bồ Tát Quán Âm nhân tu nhĩ căn mà được viên chứng. Nếu quán nơi âm thanh ngôn ngữ thì không cần tới tai nghe vậy. Đức Phật đã dạy cho Ngài pháp môn này hiệu là Quán Âm, ý muốn hiển bày pháp có nguồn cội. Y vào văn tư tu.. nghĩa là từ trong cái nghe rồi tư duy để tu tập. ban đầu ở trong cái nghe nhập lưu vong sở, tức giống như trước nói “ Lúc mới hiểu được căn này bèn chứng đắc nhơn không”.  Vì sáu căn thuận dòng ruỗi theo cảnh nên tùy tình tạo nghiệp. Từ nay ở nơi nhĩ căn tư duy tu tập thì sẽ không duyên treo trần cảnh bên ngoài. Nhập lưu ở đây chính là đi ngược dòng. Ý nói ngược dòng nghiệp thức kia để quay lại quán tánh nghe, thì sẽ không nhân tiền trần mà khởi tri kiến mà tánh nghe được hiền tiền, bấy giờ căn cảnh liền không, cho nên nói là vong sở. Vả lại khi chưa quán tánh nghe, vì cảnh có động tịnh mà âm thanh không ra ngoài tánh nghe. Nay quán tánh nghe tịch nhiên thì cảnh kia không còn tướng động tịnh nữa. Nên nói rõ ràng không sanh, đến đây tức là vong tiền trần vậy. Như vậy dần dần tăng tiến… nhờ cảnh được vắng bặt lại tăng thêm quán hạnh, vì đến đây cái nghe căn trần đã không còn động tịnh thì căn nghe này cũng bặt, cho nên nói năng văn sở văn cũng sạch hết, đến đây là chính thức gột sạch nội căn vậy. Không trụ vào chỗ bặt sạch căn nghe…đến đây tức đạt được tánh không viên minh thành giải thoát pháp. Nghĩa là bước vào cảnh giới bặt hết căn trần thấu tận chỗ nghe. Và cũng không trụ vào cái giác đã sạch hết cái nghe, quán hạnh càng tăng thêm, khi căn trần đã bặt thì quán trí này cũng vong. Cho nên nói cái giác của năng sở kia cũng không, cái không này tức là quán trí vậy. Không giác cực viên…nghĩa là không được cái Không của quán trí đến chỗ hoàn toàn viên mãn, thì cái không của năng không, sở không kia cũng theo đó mà diệt. Cho nên nói năng không sở không đều diệt. Đến đây bặt đế lý loại bỏ hai thứ không. Sanh diệt đã diệt…ý muốn nói cả hai thứ không đều không sanh.  Như thế lần lượt loại bỏ cho đến không còn gì gạn lọc nữa. Nên nói sanh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền. Đến đây thì diệu hạnh đã viên thì tam  đế nhứt tâm cùng thời hiển hiện. Cho nên mới có sự kiện hoát nhiên siêu việt. Nhứt niệm đốn chứng nên gọi hốt nhiên. Mười cõi y, chánh đều tịch diệt, nhất tâm hiện ra cảnh tượng nên nói là siêu việt. cùng khắp mười phương rỗng rang vô ngại nên nói là viên minh. Giống như ở trước có nói “ Minh tướng tinh thuần tất cả mọi biến hiện không còn phiền não đều hợp với diệu đức thanh tịnh của niết bàn. Cho nên trên khế với giác tâm bổn diệu của chư phật, chiếu soi khắp tâm hành chúng sanh và với bi nguyện không từ bỏ một ai. Cho nên nói đồng một từ lực. Dưới cùng một pháp thân với tất cả chúng sanh trong lục đạo, vì mọi bi ngưỡng trong tâm chúng sanh chính là giác địa cứu khổ của chư Phật. Cho nên nói đồng chung bi ngưỡng. Cùng lúc đạt được hai món thù thắng này nên nói là không gì viên thông hơn thế.

2.3.b. Hiển bày riêng diệu dụng vô phương, chia làm năm.

3.b.1. Chứng đồng thể từ thành tựu 32 ứng thân.

Bạch Thế Tôn: Do con cúng dường Phật Quán Âm, rồi được Như Lai trao cho pháp như huyễn văn huân văn tu kim cang tam muội, cùng Như Lai đồng một sức từ, giúp con thành tựu được 32 ứng thân để đi vào mọi quốc độ.

Nghị rằng: Sở chứng của Bồ Tát Quán Âm là do Vô Duyên Từ Thượng Đẳng Phật Tâm. Cho nên có thể thành tựu 32 ứng thân để hiển bày diệu dụng cùng khắp muôn phương. Kinh Lăng Già nói có ba loại Ý Sanh Thân, nghĩa là Tam Muội Nhạo Ý Sanh Thân, cấp bực này tương đương với Bát địa. Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân, nghĩa là từ cửu địa đến Đẳng Giác. Chủng Loại Câu Sanh Vô  Hạnh Tác Ý Sanh Thân, đây là từ đẳng giác nhập vào diệu giác vị, đến đây từng loại thân của thánh chủng nhất thời cùng hiện. Vì Bồ Tát Quán Âm huân văn huân tu Kim Cang Tam Muội Lực Như Huyễn nên trong nhất niệm đốn chứng Diệu Giác. Mà 32 ứng thân tương đương với Câu Sanh Vô Hạnh Tác ý Sanh Thân. Đó cũng gọi là phổ môn thị hiện vậy.

Bạch Thế Tôn! Nếu các vị Bồ Tát nhập tam ma địa siêng tu vô lậu thắng giải hiện viên. Con hiện thân Phật để thuyết pháp, giúp họ được giải thoát.

Nghị rằng: Bồ Tát hàng Thập Địa ngồi tòa Bảo Liên Vương thùy thành chánh giác cũng phải nhờ Phật khác thuyết pháp huân tập thêm tánh nghe, giúp cho đoạn hẳn sanh tướng vô minh sau cùng. Cho nên Quán Âm liền hiện thân Phật để nói pháp vậy. Thắng giải hiện viên đây chỉ cho lúc  trí vô phân biệt căn bản nhất sắp viên mãn. Đồng thời cũng chính là trí huệ mà hàng Đẳng Giác chứng được từ quán hạnh. Vì nó lìa nhân vị nên gọi là giải thoát.

Nếu khi các vị Hữu học đã đạt được tịch tịnh diệu viên thắng diệu hiện viên. Con sẽ hiện thân độc giác để thuyết pháp, giúp họ được giải thoát.

Nghị rằng: Đoạn này Ngài lại hiện thân Độc Giác để thuyết pháp, các vị Độc Giác ra đời không gặp Phật quán nhân duyên mà ngộ đạo. Cũng gọi là Lân dụ, nghĩa là một mình vậy. Hàng Trung Thừa mỗi vị đều có hai hạnh Tư, Lương gọi là Hữu Học. Từ đây trở đi đoạn hoặc bèn chứng vô học. Vì họ tính theo những vị tự nương vào Trí, Lý hoặc sắp chứng hoặc chưa chứng nên nói tịch tịnh diệu viên. Bồ Tát hiện thân đồng loại mà thuyết pháp cho họ nghe khiến cho chứng nhập nên gọi là giải thoát.

Nếu khi các vị hữu học đã đoạn 12 nhân duyên. Duyên đoạn thì thắng tánh hiện. Và khi thắng diệu hiện viên, con sẽ hiện thân duyên giác để thuyết pháp, giúp họ được giải thoát.

Nghị rằng: Tiếng phạn là Bích Chi Ca La, Trung Hoa gọi là độc giác hay gọi là Duyên Giác. Độc giác là tự ngộ hiện hữu trước mắt, còn Duyên Giác là nương vào giáo quán 12 nhân duyên làm hai quán môn lưu chuyển và hoàn diệt. Trước khi chưa phát chân như gọi là hữu học. Dùng 77 trí suy nhân thẩm nhân, lý trí sắp viên gọi là thắng diệu hiện viên. Bồ Tát hiện thân đồng loại để thuyết pháp giúp họ được giải thoát.

Nếu khi các vị hữu học đã nhận được lý không của Tứ Đế, tu đạo đế, nhập diệt đế, khi thắng tánh hiện viên. Con sẽ hiện thân Thanh Văn ra trước người đó để thuyết pháp giúp họ được giải thoát.

Nghị rằng: Đoạn này Bồ Tát hiện thân Thanh Văn thừa, trước khi chưa chứng quả thứ tư gọi là Hữu Học, khi đạt được quả A la hán thứ tư gọi là Vô Học. Vì sắp chứng sanh không nên gọi là Thắng nghĩa hiện viên. Bấy giờ Bồ tát hiện thân thuyết pháp giúp họ mau chứng ngộ.

Trên đây là Bồ Tát hiện thân vào Tam thừa.

Nếu các chúng sanh muốn tâm được minh ngộ, bèn không phạm dục trần, vì muốn thân được thanh tịnh. Con sẽ ở trước người đó hiện thân phạm vương để thuyết pháp, giúp họ được giải thoát.

Nghị rằng: Đoạn này Bồ Tát hiện thân tu hạnh phạm thiên, nhàm chán dục giới là khổ, là chướng là thô. Ưa thích cõi thiền thiên là tịnh là diệu là ly. Nên nói muốn thân thanh tịnh. Cho nên Bồ Tát hiện thân thuyết pháp xuất nhập định tứ thiền, giúp họ ly dục sanh Phạm Thế. Đây là hiện thân cõi trời sắc giới.

Nếu các chúng sanh muốn làm chúa trời thống lãnh chư thiên, con sẽ ở trước họ, hiện thân Đế Thích mà thuyết pháp, khiến họ được thành tựu.

Nghị rằng: Ở đây Bồ Tát hiện thân tu hạnh Địa Cư Thiên, thích thống nhiếp chư thiên nghĩa là Đế Thích ở cõi Đao Lợi thiên thống nhiếp chư thiên trong ba mươi ba cõi trời. Vì họ mà thuyết pháp thượng phẩm thượng thiện giúp họ được thành tựu.

Nếu các chúng sanh muốn thân tự tại du hành mười phương, con sẽ ở trước này hiện thân Tự Tại thiên thuyết pháp giúp cho họ được thành tựu.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện thân ở cõi trời thứ 3 thứ 4 của Dục Giới. Ngài Từ Ân nói “ Đắc dị thục quả, tùy theo ý muốn xuống cõi thứ hai”. Xuống cõi thứ hai nương vào cội đại thọ mà đắc. Nay tùy theo sở thích mà được nên gọi là Tự Tại.

Nếu các chúng sanh muốn thân tự tại bay lại trên hư không. Con sẽ hiện thân Đại Tự Tại thiên ở trước người đó thuyết pháp giúp họ được toại nguyên.

Nghị rằng: Ở đây Bồ Tát hiện thân Đại Tự Tại thiên. Nhạo biến hóa Thiên Tha Hóa Tự Tại. Nhạo tự nhạo tha biến làm nhạc cụ để thọ dụng nên gọi là Đại Tự Tại.

Nếu có chúng sanh muốn thống lãnh quỷ thần để cứu hộ cõi nước, con sẽ ở trước họ hiện thân Đại Tướng Quân mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu có chúng sanh thích thống lãnh thế giới để bảo hộ chúng sanh, con sẽ ở trước họ hiện thân Tứ Thiên Vương mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu có chúng sanh thích làm quan ở cõi trời để điều khiển quỷ thần, con sẽ ở trước người đó hiện thân Thái Tử của Tứ Thiên Vương mà thuyết pháp giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Thiên đại tướng quân là thượng tướng của Đế Thích. Chia ra ở ba mươi hai cõi trời, mỗi vị thống lãnh quỷ thần bảo hộ tứ phương. Tứ thiên vương là cõi trời đầu tiên của Dục giới. Mỗi eo núi Tu Di, mỗi cõi trời ở một phía, thống lãnh quỷ thần, mỗi vua hai bộ. Tổng cọng thành tám bộ, bảo hộ cõi nước. Thái tử của thiên vương chính là Na Tra. Ông  được bổ chánh thống nhiếp và bảo hộ cứu đời giúp người. Bồ Tát hiện thân giống vậy, trước  khiến cho họ được thành tựu, sau đó mới giúp họ thoát ly.

Trên đây là Bồ Tát thị hiện thân của sáu từng trời Dục Giới.

Nếu có chúng sanh thích làm vua ở cõi người, con sẽ ở trước người đó hiện thân vua mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện thân vua cõi người. Vua chính là vãng( chỗ quay về). Là nơi mọi người đều quay về. Tứ Luân Mễ Tán đều là vua của cõi người. Lấy trên hóa dưới thì không ai không theo.

Nếu các chúng sanh muốn làm chủ gia đình quý tộc để được thế gian tôn kính, con sẽ ở trước người đó hiện thân trưởng giả mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện thân trưởng giả. Trưởng giả có đủ mười đức: Dòng họ tôn quý, địa vị cao cả, giàu có vô cùng, rất oai nghiêm đĩnh đạc, trí huệ cao thâm, tuổi thọ lâu dài, phẩm hạnh thanh cao, lễ nghi chuẩn mực, trên được vua kính vì, dưới được người đời nể phục. Người trọn đủ mười đức được gọi là Trưởng giả.

Nếu các chúng sanh thích đàm luận danh ngôn, sống đời thanh tịnh, con sẽ ở trước họ, hiện thân cư sĩ mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện thân cư sĩ, nghe rộng hiểu nhiều chẳng cầu quan tước, ẩn cư giữ chí liêm khiết gọi là Cư Sĩ.

Nếu các chúng sanh muốn trị quốc, muốn phán xử việc nước nhà, con sẽ ở trước họ hiện thân Tể quan để thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện thân tể quan.  Quốc vực chính là địa phận đất đai được phong cho. Người có công lớn với triều đình được vua ban cho đất này. Ấp là huyện thị, mỗi người đều có một nơi cai quản. Cho nên nói là tể quan. Vậy tể quan vừa chỉ người chấp chánh, cũng là người làm việc trị an dân chúng, dạy bảo phương thức sống, phán xét xử lý mọi việc cho dân chúng.

Nếu có chúng sanh thích các môn thuật số, tự sống bằng nghề nhiếp vệ, con sẽ ở trước họ hiện thân Bà La Môn mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng Bồ Tát hiện thân Bà La Môn. Bà La Môn Trung Hoa dịch là Tịnh Hạnh. Họ thông thuộc tất cả mọi phương thức như chú cấm, toán số, nghệ thuật, điều dưỡng. Bồ Tát nhân cơ hội này hiện thân khích lệ giúp họ thành tựu, thì chẳng có vật nào không hóa được.

Nếu có nam tử thích học pháp xuất gia, thọ trì các giới luật, con sẽ ở trước người đó, hiện thân tỳ kheo để thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện thân tỳ kheo. Thi La Trung Hoa dịch là Giới. Tỳ Ni Trung Hoa dịch là luật. Do nương vào luật pháp để ngăn lỗi dứt ác nên gọi là Giới. Chính là 250 giới Tỳ Kheo vậy.

Nếu có người nữ nào muốn học pháp xuất gia, thích thọ trì cấm giới, con sẽ ở trước họ hiện thân tỳ kheo ni mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Ở đây Bồ tát hiện thân tỳ kheo ni. Ni gọi là nữ, nghĩa là Nữ tỳ kheo. Trì năm trăm giới vậy. Khi giới đức đã trọn vẹn thì sẽ đi vào nề nếp ( đúng khuôn phép, đủ mẫu mực). Tinh tấn cao tột, viễn ly tam giới.

Nếu có người nam nào muốn thọ trì năm giới, con sẽ ở trước họ hiện thân Ưu Bà Tắc mà thuyết pháp giúp họ được thành tựu. Nếu có người nữ nào muốn giữ năm giới, con sẽ trước họ hiện thân Ưu Bà Di mà thuyết pháp giúp họ được giải thoát.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện hai thân nam nữ, Ưu Bà Tắc Trung Hoa dịch Cận Sự Nam, Ưu Bà Di Trung Hoa dịch Cận Sự Nữ. Thích trì năm giới, chí vốn thanh tịnh. Bồ Tát hiện thân thuyết pháp giúp họ được thành tựu. Năm giới: Một là không sát, hai là không trộm, ba là không tà dâm, bốn là không vọng ngữ, năm là không uống rượu. Chúng sanh trì giới này thì chân nhân thành Phật sẽ được kiến lập từ đây. Nếu không trì năm giới, thì nẻo vào nhân thiên cũng cách tiệt.

Nếu có người nữ nào muốn lập thân trong nội chánh để trị quốc tề gia, con sẽ ở trước họ, hiện thân nữ chủ, quốc phu nhân, mệnh phụ, đại gia mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu có chúng sanh muốn là đồng nam, con sẽ ở trước họ, hiện thân đồng nam mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu có xử nữ nào muốn sống độc thân, không thích sự xâm bạo, con sẽ ở trước họ, hiện thân đồng nữ để thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện thân nữ chủ vv.. cho nên tề gia, giúp nước để giúp ích cho quần sanh. Đây là những việc Bồ Tát hay làm, nên thuyết pháp giúp họ mau thành tựu. Nếu đồng nam đồng nữ đều chí thành liêm khiết. Trên đều nhân nơi sự kính mộ mà giúp họ được thành tựu.

Nếu có chư thiên muốn ra khỏi cõi trời của mình đang ở. Con sẽ ở trước họ hiện thân trời đó để thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu các loài rồng muốn thoát khỏi loài rồng, con sẽ hiện thân rồng mà thuyết pháp khiến chúng được giải thoát.

Nếu có dược xoa muốn ra khỏi dòng giống của mình, con sẽ ở trước chúng mà hiện thân để thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu có Càn Thát bà nào ưa thoát khỏi dòng giống đó, con sẽ ở trước họ hiện thân Càn Thát bà mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu có A tu la nào muốn thoát khỏi dòng giống ấy, con sẽ ở trước họ hiện thân A tu la mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu có Khẩn Na La nào muốn thoát khỏi dòng giống đó, con sẽ ở trước họ hiện thân Khẩn Na La mà thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nếu có Ma Hô La già nào muốn thoát khỏi dòng giống đó, con sẽ ở trước họ hiện thân Ma Hô La già để thuyết pháp, giúp họ được giải thoát.

Nghị rằng: đến đây Bồ Tát hiện thân trong hàng Bát Bộ thuyết pháp giúp chúng được thoát khỏi thân phần. Chư thiên ham vui, loài rồng sợ khổ. Càn thát bà là nhạc thần của trời Đế Thích, tánh phóng túng. Dược Xoa thì mạnh mẽ, tu la tựa như chư thiên nhưng không có đức như chư thiên vì tánh ưa ngã mạn. Khẩn Na La Trung Hoa dịch là Nghi Thần, nó giống loài người nhưng đầu có sừng. Ma hô la thân giống loài rắn đi bằng bụng. Những loài này tuy ở trong hội Phật nhưng thuộc chúng Bát Bộ. Bởi vì đời trước gặp ác duyên phá giới nên đọa làm những loài này. Nay ý muốn thoát ly, nên Bồ Tát hiện thân thuyết pháp cho từng loài, giúp họ được giải thoát.

Nếu có chúng sanh nào thích làm người để tu hành, con sẽ ở trước họ mà hiện thân người để thuyết pháp, giúp họ được thành tựu. Nếu có loài phi nhơn nào có hình, không hình, có tưởng, không tưởng, muốn thoát khỏi dòng giống ấy, con sẽ ở trước họ hiện thân đó thuyết pháp, giúp họ được thành tựu.

Nghị rằng: Bồ Tát hiện thân người và phi nhơn. Trong lục đạo chỉ có thân người là khó được. Cho nên nói: “ Loài quỷ thần chìm trong nỗi khổ u sầu, chim muôn, dã thú sợ nỗi bị vây bủa. Tu la ưa sân, chư thiên đắm chìm trong lạc thú. Thế nên có thể tu luyện tâm thức hướng về bồ đề chỉ có loài người mà thôi. Cho nên ai thích làm người phải tu nhân đạo. Nghĩa là hay gần gũi Tam Bảo, gặp Phật nghe pháp. Loài có hình không hình vv có hình là loài có sắc uẩn. Như loài Hưu, Cưu, Tinh, Minh vv. Loài không hình nghĩa là không có sắc uẩn. Như các loài không, tán, tiêu, trầm vv. Loài có tưởng nghĩa là loài có bốn uẩn, như quỷ thần tinh linh vv. Loài không tưởng nghĩa là không có bốn uẩn. Tức là nói đến những loài tinh thần hóa làm đất, cây, vàng, đá vv. Những loài này được xếp vào hàng phi nhơn.

Con từ diệu tịnh mà ứng hiện ba mươi thân để đi vào các cõi nước. Tất cả đều do Tam Muội Văn Huân, Văn Tu vô tác diệu lực mà được thành tựu tự tại.

Nghị rằng: Đoạn này tổng kết quay về quán tâm. Thân trong tận cả pháp giới vốn không có ẩn hiện (sanh tử) thì làm gì có thăng trầm. Nhưng vì mê bổn viên minh nên thành ra điên đảo. Từ đó biết được chúng sanh trong chín cõi đều là bóng dáng của minh tâm diệu tịnh, giống như hoa đốm hư không loạn khởi loạn diệt, nên những bậc xuất thế Tam thừa nương vào đó mà thoát ly. Dị loại chúng sanh trong tam giới cũng vì thế mà luân hồi, còn Bồ tát nhờ viên chứng được tâm này nên mỗi mỗi đều ảnh hiện lên trong tâm tịch diệt, nên tùy theo sở thích của chúng sanh mà giúp họ được thành tựu. chẳng những thành tựu cho các chúng sanh kia mà còn hiển hiện tự tánh viên minh. Vì không ngoài nhất niệm nên tùy cơ cảm mà ứng hiện tức thời. Cho nên đúc kết bằng câu “ Đều nhờ huân văn, huân tu vô tác diệu lực tam muội mà được

Thành tựu tự tại vậy.

  1. Chứng đồng thể bi, có thể thị hiện 14 pháp vô úy.

Bạch Thế Tôn! Con lại dùng văn huân, văn tu Kim Cang Tam Muội vô Tác Diệu Lực này cùng tất cả chúng sanh trong lục đạo mười phương ba đời đồng một bi ngưỡng, nên khiến các chúng sanh từ nơi thân con được mười bốn đức Vô Úy.

Nghị rằng: Ở đây do cùng một bi ngưỡng với tất cả chúng sanh nên khiến cho họ được 14 món công đức vô úy. Ngài nói “ Dùng Kim Cang Tam Muội Vô Tác Diệu Lực vv vì thân tâm Bồ tát cùng với các chúng sanh không có hai tướng. Cho nên Tam Muội của Bồ Tát chính là Nghiệp dụng của chúng sanh. Bi ngưỡng của chúng sanh chính là bi ngưỡng của Bồ Tát. Cho nên ở nơi thân tâm của Bồ tát mà có thể khiến cho các chúng sanh được 14 món công đức vô úy. Chứ đâu có đây kia mới khiến cho được như thế.

Một, do con không quán âm thanh từ bên ngoài, mà quán lại tánh quán, nên khiến chúng sanh khổ não trong mười phương kia sẽ quán theo âm thanh đang xưng niệm đó liền được giải thoát.

Nghị rằng: Do Bồ Tát không quán âm thanh bên ngoài mà chỉ quán lại tánh nghe nên chóng thoát căn trần. Rồi giúp chúng sanh đang khổ não quán theo âm thanh tự xưng niệm bồ tát mà được thoát khổ. Quán âm thanh của Bồ Tát. Nếu ai có mọi khổ não bức bách chợt xưng một tiếng danh hiệu Bồ tát, liền ngay một tiếng này xứng tánh phát toàn thể hiện tiền. Thì mọi khổ não không mong thoát mà tự thoát. Như người bệnh khổ nhất định phải cầu cứu cha mẹ, hoặc kêu van trời đất thì nỗi khổ ấy vơi bớt, từ đó suy ra có thể biết.

Hai là tri kiến của con đã xoay trở lại, nên khiến tất cả chúng sanh nếu vào trong lửa lớn, lửa không thiêu đốt được.

Ba là do chỗ quán nghe của con đã xoay lại, nên khiến tất cả chúng sanh đang bị nước lớn cuốn trôi, không bị nước chìm.

Nghị rằng: Cái thấy biết ngời sáng nên thuộc hỏa, cái nghe thường trôi theo tiếng nên được ví như nước. Xưa bởi do tứ đại phân trạm, nay đã xoay lại cùng một nguồn, thì rõ biết không có trần tướng. Cho nên khiến mọi chúng sanh không bị nước lửa xâm hại.

Bốn là diệt hết vọng tưởng, tâm không sát hại, khiến các chúng sanh đi vào trong nước của quỷ, không bị quỷ làm hại.

Nghị rằng: Vọng tưởng được ví như ma quỷ, vì có thể làm tổn hại đến pháp thân và tổn thương đến huệ mạng. Nay vốn đã đoạn trừ cho nên khiến các chúng sanh không bị quỷ xâm hại.

Năm là nơi cái nghe huân tu thành tựu trong tánh nghe, sáu căn tiêu về bản tánh, giống như âm thanh và cái nghe, có thể khiến chúng sanh sắp hoặc đang bị hại, dao gãy từng khúc, khiến cho binh đao dường như chém nước, như thổi ánh sáng, tánh không dao động.

Nghị rằng: Bởi nhờ huân tu sức tam muội nên biến vọng văn thành chơn văn, bấy giờ sáu căn được tiêu phục thì đâu còn hình trạng. Sự sát hại kia được xác lập nơi thân, nay làm tiêu hình giống như âm thanh, thì đâu còn trần cảnh nào để đối lại. Đã không có trần để đối thì hoàn toàn không có vật để chạm xúc. Vì khi hồ tâm vắng lặng thì ánh sáng trí huệ tự tròn đầy. Cho nên có thể khiến lúc sắp bị đao binh chém như chém nước, như thổi ánh sáng, bản chất nó không hề lay động.

Sáu là huân tu theo tánh nghe thuần sáng, ánh sáng ấy chiếu khắp pháp giới, khiến cho những chỗ tối tăm kia khuất dạng. Con sẽ khiến cho chúng dược xoa, la sát, quỷ cưu bàn trà, tỳ xá phù, phú đơn na vv đang ở bên cạnh, vẫn không thấy những chúng sanh ấy.

Nghị rằng: Nhờ văn huân đã tinh thuần nên huệ tánh phát quang, bấy giờ mọi ám tướng kia vĩnh viễn không còn tối tăm nữa. Loài quỷ mị thường sống ở những nơi tăm tối. Nay vì đã được viên minh rồi nên khiến cho các quỷ thần đều bị ánh sáng này làm mờ đi. Như La Sát không thể thấy được mặt trời. Cho nên nói mắt không thấy được.

Bảy là do tánh của thanh trần đã tiêu hết, quán tánh nghe nhập lại, lìa các vọng trần. nên con có thể giúp chúng sanh đang bị giam cầm xiềng xích, không trói buộc nữa.

Nghị rằng: Sự hệ lụy của các trần đã trói buộc sáu căn. Nay đã quán tánh nghe xoay lại trở vào bèn lìa mọi vọng trần. Cho nên có thể khiến cho mọi gông cùm, xiềng xích không thể trói buộc được.

Tám là do thanh trần đã diệt hết, tánh nghe đã viên mãn, khắp sanh sức từ. có thể khiến cho chúng sanh đi qua đường hiểm, giặc không thể cướp.

Nghị rằng: Sáu là giặc cướp bày kế cướp gia bảo mình. Cướp đoạt thì sanh ra đối địch. Nay đã diệt hết thanh trần thì tánh nghe viên mãn, bấy giờ sáu trần đốn không. Bình đẳng chiếu soi hoàn toàn không có tự tha. Cho nên tuy sắp lâm nguy mà giặc không thể cướp được.

Chín là do huân tập tánh nghe nên đã lìa trần, khiến sắc không thể cướp hại được, nên con có thể khiến cho các chúng sanh đa dâm, xa lìa được dâm dục.

Mười là thuần âm không trần, căn cảnh viên dung, không còn năng sở đối, nên có thể khiến chúng sanh sân hận xa lìa lòng sân hận.

Nghị rằng: Sở dĩ có tham dục là do ái thủ duyên trần, sở dĩ có sân hận là do nghịch cảnh kích động tâm thức. Nay do văn huân đã lìa trần, thì căn cảnh liền không. Đã không có gì để thủ thì cũng không có gì để đối đãi. Cho nên có thể khiến cho tất cả chúng sanh xa lìa mọi tham dục, sân nhuế.

Mười một là tiêu tan trần tướng, trở lại tánh sáng suốt, pháp giới thân tâm như ngọc lưu ly, sáng suốt không ngại, có thể khiến cho tất cả kẻ u mê ám chướng xa lìa vĩnh viễn ngu tối.

Nghị rằng: A Điên Ca Nhất Xiển Đề Trung Hoa gọi là người không có tín căn. Bởi do ngu mê che lấp tâm tánh nên không khởi niềm tin đúng đắn. Nay nhờ huân văn tam muội, trần cảnh tiêu vong, trở lại tánh sáng suốt xưa nay, thân tâm rỗng suốt, vĩnh viễn phá trừ u tối. Cho nên có thể khiến cho mọi chúng sanh có tánh ám chướng ngu độn.

Mười hai viên dung hình tướng, trở lại tánh nghe, nên nơi đạo tràng bất động thường vào ra thế gian mà không hoại thế giới. có thể đi khắp mười phương cúng dường chư Phật Như Lai nhiều như vi trần đồng thời làm pháp vương tử bên mỗi vị Phật đó. Có thể khiến cho những ai trong pháp giới không có con liền sanh được con trai phước đức trí huệ.

Nghị rằng: Người nam là người có khả năng làm việc lớn. Vì hình viên dung trở về tánh nghe nên hình tùy theo tánh nghe mà biến khắp pháp giới. Do dấn bước vào đời nên từ một thân có thể làm vô lượng thân. Cúng dường Phật là bày tỏ lòng phụng sự của mình vậy, làm pháp vương tử chính là gắng nối gia nghiệp. Vì cúng dường Phật nên đầy đủ công đức, nhờ trí huệ nên trí huệ viên mãn. Vì vậy mà khiến cho những người không có con sanh được con trai có phước đức, trí huệ đầy đủ.

Mười ba là do sáu căn viên thông nên minh chiếu không hai. Bao hàm mười phương để thành lập Đại Viên Cảnh Trí Không Như Lai Tạng, thừa thuận pháp môn bí mật của mười phương vi trần Như Lai, lãnh nhận không sót, có thể khiến cho những chúng sanh không con trong pháp giới muốn cầu con gái, sanh được con gái đoan chánh, phước đức, diệu hiền, tướng tốt, mọi người yêu kính.

Nghị rằng: Người con gái có đức diệu hiền hiếu thuận. Sáu căn viên thông tánh không trái nghịch mà tùy thuận rốt ráo vậy. Lập đại viên cảnh không như lai tạng là luống thọ một cách cùng cực vậy. Cho nên pháp môn bí mật của vi trần Như Lai đều có thể lãnh thọ đó là hình tượng của đức người nữ. Cho nên mới khiến cho chúng sanh muốn cầu con gái sanh được con gái phước tướng đoan chánh, diệu hiền.

Mười bốn là trong tam thiên đại thiên thế giới trăm ức mặt trời, mặt trăng này, các pháp vương tử hiện ở thế gian có sáu mươi hai hằng hà sa vị pháp vương tử. Tuy các vị đó luôn siêng tu Phật pháp để làm mô phạm, giáo hóa, tùy thuận chúng sanh, nhưng phương tiện và trí huệ mỗi vị đều khác nhau. Do con đã được bổn căn viên thông phát ra diệu tính của nhĩ căn, sau đó thân tâm vi diệu trùm chứa cùng khắp pháp giới nên có thể khiến cho chúng sanh trì niệm danh hiệu của con, sẽ có phước đức bằng một người đang trì danh hiệu của sáu mươi hai hằng hà sa số pháp vương tử.

Bạch Thế Tôn! Sở dĩ một người chỉ trì danh hiệu của con, nhưng có công đức bằng một người chuyên trì rất nhiều danh hiệu của vô số Bồ Tát, vì con đã tu tập được chơn thật viên thông.

Nghị rằng: Sáu mươi hai hằng hà sa số pháp vương tử dùng hai trí quyền thật để giáo hóa chúng sanh. Tuy mỗi vị áp dụng nhiều phương tiện khác nhau nhưng đều không rời biển trí huệ pháp giới. Nay đã đắc căn bản viên thông thì thân tâm vi diệu biến khắp pháp giới, tức có thể từ một thân biến thành vô lượng thân, đâu có thể hạn cuộc bởi danh số ư? Toàn thể đã hiển bày thì nhất đa viên dung nhau, cho nên có thể khiến cho người trì một danh hiệu cũng bằng như số đông kia không khác, và phước đức mà họ cầu cũng tương tự như vậy. Vì Ngài đã đạt được chơn viên thông nên mới được như thế.

Đó gọi là mười bốn món thí vô úy lực, vốn đầy đủ phước đức để ban bố cho chúng sanh.

Nghị rằng: Đây là lời tổng kết.

2.3 Diệu khế Niết Bàn hay sanh bốn món bất tư nghì. Chia làm hai.

3.a. Trình bày tổng quát.

Bạch Thế Tôn, con lại nhờ pháp viên thông đây mà tu chứng vô thượng đạo, lại được bốn món bất tư nghì vô tác diệu đức.

Nghị rằng: Do diệu khế với Niết bàn nên được bốn món bất khả tư nghì, đây là nêu chung vậy. Bởi lẽ ở trước đã nói “ Tất cả mọi biến hiện đều không phải là phiền não nên hợp với diệu đức thanh tịnh của niết bàn”. Vì thần lực bất khả tư nghì của Phật và nghiệp lực của tất cả chúng sanh đều từ một tâm vi diệu mà biến hiện ra thôi. Dứt bặt đường ngôn ngữ suy lường thì không thể gọi là tướng trạng nữa. Nay đức Quán Âm viên chứng nhất tâm, cho nên được tự tại toàn thể nghiệp dụng của chư Phật, rồi tùy theo căn tánh thích hợp thời cơ không thể loại suy. Tâm không thể nghĩ, ngôn không thể bàn, đó là diệu đức vô tác.

3.b. Trình bày riêng, chia làm bốn.

3.b.1. Thị hiện rất nhiều tướng xinh đẹp.

Thứ nhất, khi con mới được diệu diệu văn tâm thì chỉ còn một tâm linh, vì bấy giờ tánh nghe cũng đã bỏ, khiến thấy nghe hay biết chẳng còn ngăn cách, vì đã thành một viên dung thanh tịnh bảo giác nên con có thể hiện nhiều hình tướng mầu nhiệm, có thể nói ra vô số thần chú bí mật.

Trong ấy hoặc hiện ra một đầu, ba đầu, năm đầu bảy đầu, chín đầu, mười một đầu, như thế cho đến một trăm lẽ tám đầu, ngàn đầu, vạn đầu, tám vạn bốn ngàn đầu Thước Ca La. Có thể hiện bốn tay, sáu tay, tám tay, mười tay, mười hai tay, mười bốn tay, mười tám tay, hai mươi tay, hai mươi bốn tay cho đến một trăm lẽ tám tay, ngàn tay vạn tay, tám vạn bốn ngàn tay Mẫu Đà La. Có thể hiện hai mắt, ba mắt, bốn mắt, chín mắt cho đến một trăm lẽ tám mắt, ngàn mắt, vạn mắt, tám vạn bốn ngàn mắt Thanh Tịnh Bảo. Tức con có thể hiện thân từ hòa, thân oai dũng, hoặc Định hoặc Huệ để cứu độ chúng sanh được tự tại.

Nghị rằng: Ở đây là trình bày riêng về cách thị hiện thân tướng để thuyết thần chú bất khả tư nghì. Căn cảnh đều viên dung nên gọi là diệu, thể tuyệt gọi là diệu diệu. Vì không còn dính dáng vướng víu cái nghe nên lục dụng không ngăn ngại. Thuần nhất viên minh thanh tịnh bảo giác, đức này vốn đã lập thì công dụng rộng lớn vô ngần. Cho nên có thể hiện vô số thân tướng vi diệu để thuyết vô số thần chú. Đầu hóa hiện các vật, tay có công năng tiếp dẫn, mắt có đức chiếu sáng. Vì chúng sanh mê mất tánh diệu minh nên biến thành tám vạn bốn ngàn trần lao phiền não. Đó chính là nghiệp lực chúng sanh không thể nghĩ bàn. Nay viên chứng nhất tâm, nên chuyển nghiệp lực thành diệu dụng, nên đầu lưu xuất nhiều tướng, tay ứng tiếp muôn nơi, mắt chiếu soi vô ngại. Đó chính là lý do mà tất cả mọi biến hiện đều không rơi vào phiền não, mà hợp với diệu đức thanh tịnh của niết bàn. Đồng thời là thần lực không thể nghĩ bàn. Toàn bộ thân, tay và mắt, từ nơi các lỗ chân lông phóng ra ánh sáng, cùng quán sát cùng dẫn dắt để điều phục chúng sanh, đáng nhiếp hóa thì nhiếp đáng chiết phục thì chiết phục. Cho nên nói hoặc hiện vẽ từ bi, hoặc biểu thị oai nghiêm, hoặc dùng định để chuyển, hoặc dùng trí huệ để cứu giúp, nên nói hoặc dùng định, dùng huệ, vì thế mà đắc được tự tại lớn.

3.a.2. Thị hiện nhiều hình tướng mầu nhiệm.

Thứ hai do con từ văn tư tu mà thoát khỏi sáu trần, nên như âm thanh vượt qua tường vách không hề bị ngăn cản. Con hay khéo hiện mỗi mỗi hình tướng, tụng từng thần chú, để những hình những chú đó đều đem đến sự vô úy cho tất cả chúng sanh, nên tất cả chúng sanh trong mười phương vi trần quốc độ đều gọi con là Bồ Tát Vô Úy Thí.

Nghị rằng: Chúng sanh bị sáu trần cách ngại nhất định bị khổ đau nên nói nhiều lo sợ. Bồ Tát nhờ sức tam muội do văn tu, sáu trần đã thoát nên không còn chướng ngại nữa, bấy giờ có thể khéo thị hiện nhiều hình tướng mầu nhiệm, tâm hay tụng nhiều thần chú bí mật. Dùng hình nhiếp thọ, dùng chú gia trì, nên có thể khiến chúng sanh lìa mọi sợ hãi. Bằng thân tâm này mà ứng hiện khắp muôn nơi. Cho nên chúng sanh trong quốc độ như vi trần đều lấy từ Thí Vô Úy mà tôn xưng Ngài.

3.a.3. Khéo đến hóa độ tồn thần.

Do con tu tập bổn căn thanh tịnh bổn diệu viên minh, nên khi con qua các thế giới đều khiến cho chúng sanh xả thân, bỏ vật trân quý để cầu sự thương xót của con.

Nghị rằng: Bồ Tát nhờ sức tam muội mà xa lìa hẳn các ái, nên có thể khiến cho mọi chúng sanh xả thân mạng bỏ tài sản quý báu để cầu sự thương xót của Bồ tát.

3.a.4. Khéo cảm mà được biến thông.

Do con đắc tâm Phật, chứng đến rốt ráo, có thể dùng vô số của cải quý báu để cúng dường mười phương Như Lai, cho đến sáu nẻo chúng sanh trong pháp giới, ai cầu vợ thì được vợ, cầu con thì được con, cầu tam muội được tam muội, cầu sống lâu được sống lâu, như vậy cho đến cầu niết bàn được niết bàn.

Nghị rằng: Nhờ sức tam muội, chứng đắc Phật tâm đến bình đẳng rốt ráo rồi nên có thể dùng vô số pháp thí để hồi hướng, đồng thời đem vô lượng trân bảo cúng dường mười phương Phật cùng khắp chúng sanh trong lục đạo. Vì vậy ai muốn cầu pháp thế hay xuất thế đều được lợi ích.

4.Tổng kết chỉ ra tên Định.

Nay Phật hỏi viên thông thì con từ nhĩ môn mà được viên chiếu tam muội, nhân đó tâm được tự tại, theo tướng nhập lưu mà được tam ma đề thành tựu bồ đề, đó là đệ nhất.

Nghị rằng: Đoạn này tổng kết thuộc quán môn, vì nhĩ môn viên căn do văn tư tu nên viên chiếu tam muội, vì pháp giới nhất duyên nên tâm được tự tại. Ban đầu từ nghịch lưu cuối cùng thành đại định nên nhờ tướng nhập lưu mà chứng đắc tam ma đề. Đó là bậc nhất.

  1. Trình bày danh từ thật vị.

Bạch Thế Tôn! Đức Như Lai thuở đó đã khen con khéo được pháp môn viên thông, nên ở trong đại hội, thọ ký cho con hiệu Quán Thế Âm. Rồi do chỗ thấy nghe của con thường viên minh mười phương cõi, nên danh hiệu Quán Âm cũng biến khắp mười phương thế giới.

Nghị rằng: Đức Phật làm thầy Ngài hiệu Quán Thế Âm. Truyền trao pháp Kim Cang Tam Muội Huân Văn Huân Tu Như Huyễn, nên Ngài được vô lượng công đức như trên. Vì lấy quả giác làm nhân tâm. Nay được thọ ký là Quán Thế Âm.. nghĩa là nhân quả nhất như, đầu đuôi không hai. Quán thanh trần viên minh thì chiếu khắp vi trần, nên tâm biến khắp mà danh cũng biến mãn. Như mặt trời mặt trăng chiếu đến mặt đất thì người ta ai cũng biết đó là mặt trời mặt, nên gọi là biến khắp mười phương. Bởi do viên minh thanh tịnh, chơn tâm bảo giác trong chúng sanh vốn có đủ. Nhưng do vô minh ám chướng, căn trần vọng cách, ái thủ ràng buộc, cho nên thường ở trong sanh tử mà không thể vượt ra, tâm này sẽ chuốc lỗi của tâm mình. Nay nương vào Căn Bản Viên Thông, Huân Văn Huân Tu Kim Cang Tam Muội, thì xứng tánh pháp giới chiếu khắp mười phương. Căn trần thức tâm tức thời tiêu tán, pháp giới đại dụng nhất niệm hiện, cho nên đối với công đức vi diệu như 32 ứng thân, 14 món vô úy và bốn pháp bất khả tư nghì vv tất cả những pháp đó vẫn là biết được một phần nhỏ theo khả năng hạn hẹp của tâm thôi. Chứ thật ra khi hiển bày toàn thể thì đâu có thể cầu tìm nơi số lượng ư.

 Ở trên, từ đoạn Ngài Kiều Trần Na đến đây mỗi vị trình bày phương tiện của tâm ban đầu xong.

  1. Chủ bạn đều chứng.

Bấy giờ đức Thế Tôn ở nơi tòa sư tử từ năm vóc phóng quang, từ xa rưới lên đảnh chư Như Lai nhiều như vi trần, cùng các vị pháp vương tử ở trong mười phương thế giới. Chư Như Lai trong mười phương cõi đó, cũng từ năm vóc phóng quang, rồi từ các thế giới nhiều như vi trần đó mà rưới lên đảnh Phật, cùng các đại Bồ Tát và A la hán trong hội này. Lại khiến các rừng cây ao hồ đều diễn pháp âm. Đều phát ánh sáng và đan xen nhau như một lưới tơ báu.

Khi ấy trong đại chúng được điều chưa từng có và tất cả đều được kim cang tam muội. Liền khi ấy trời mưa hoa sen trăm báu xanh, vàng, đỏ, trắng đan xen lẫn nhau, khiến khắp mười phương hư không đều toàn sắc màu bảy báu. Tất cả đại địa núi sông trong thế giới ta bà này đồng thời biến mất. Mười phương vi trần quốc độ đều hợp thành một thế giới, tự nhiên có những lời phúng tụng ca ngâm bằng phạn âm trổi lên.

Nghị rằng: Đoạn này nói về sự viên chứng của Như Lai, và sự viên thông của chư Thánh. Hai mươi lăm vị thánh mỗi vị chứng đắc mỗi môn, nhưng chỉ có nhĩ căn là tối thắng. Vì tánh đã biến mãn cùng khắp thì thể sẽ khế hợp với chơn tâm, căn trần vọng cách tánh tự viên thông, tứ đại ngăn trệ nhất chân vô ngại, là cửa nẻo của chư Phật nhập lý, là con đường quay về nguồn của chúng sanh. Cho nên đức Quán Thế Âm tự trình bày công đức mình chứng được thật khó nghĩ bàn. Có thể làm phương tiện tối sơ cho những kẻ đương cơ ngay trong thế giới này. Cho nên chư phật chủ bạn đều chứng, lưới báu y chánh phát ánh sáng và đan xen nhau, đến đây là tột cùng nguồn nhất tâm . Bủa khắp thế giới vi trần lưu lộ khắp toàn thân, quậc nhào sạch hết. Cho nên năm vóc của đức Thế Tôn đồng phóng quang minh từ xa rưới lên đảnh của chư Phật bồ tát như vi trần ở mười phương. Đồng thời chư thánh ở các cõi kia cũng đồng phóng quang báu rưới lên đảnh của Phật và đại chúng ở cõi này. Rồi lại có hiện tượng rừng cây, sông suối đều diễn pháp âm, phát ra ánh sáng và đan xen nhau như lưới tơ báu. Điều đó nói lên rằng tự tha không hai, y chánh dung nhau, hữu tình vô tình đồng thành Phật đạo. Cho nên đấy cũng là ý muốn nói tất cả chư đại chúng cùng được Kim Cang Tam Muội, đồng thời cũng là một biểu hiện tiêu sạch mọi tập khí lậu hoặc ngay trong sát na, bung tỏa chúng trần trong nhứt niệm, vạn hạnh đầy đủ nơi tánh thiên, bảo giác tròn đầy trong thật tế, cho nên mới khiến cho trời mưa hoa sen trăm báu, mười phương hư không biến thành sắc màu bảy báu. Tịnh uế tình vong nên cõi Ta Bà này đồng thời biến mất, căn phục trần tiêu nên mười phương hợp thành một cõi. Đến đây thì tất cả rừng núi ao hồ đều diễn viên âm, gió reo nước chảy đều hóa thành pháp hỷ. Cho nên tự nhiên tấu lên những giai điệu bằng tiếng phạm âm. Tất cả những biểu tượng đó đồng làm sự chứng thành, cùng tuyên bày lợi ích của pháp, thì chân thật viên thông có thể nghiệm biết từ đấy.

  1. Phật bảo Ngài Văn Thù chọn lựa trí chứng. chia hai phần.
  2. Như Lai đặc mệnh. 

Bấy giờ, đức Như Lai bảo ngài Văn Thù Sư Lợi  Pháp vương tử: “ Nay ông hãy quán xem trong hai mươi lăm vị vô học đại Bồ Tát và A la hán đây. Mỗi vị khi nói đến phương tiện tối sơ để thành đạo, đều nói do tu tập chơn thật viên thông, nên sự tu hành của các vị đó thật sự không có ưu liệt, không có ai trước ai sau, chậm mau sai khác. Nay ta muốn giúp A nan khai ngộ. vậy ông hãy xem xét trong hai mươi hạnh môn đó, môn nào hợp với căn tánh của A nan. Đồng thời sau khi ta diệt độ, có những chúng sanh trong cõi này muốn nhập Bồ tát thừa để cầu vô thượng đạo, phải nhờ vào một môn phương tiện nào cho dễ thành tựu.

  1. Đức Văn Thù vâng mệnh. phân làm hai.

b.1. Ba nghiệp thỉnh cầu gia bị.

Ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử vâng theo lời từ bi chỉ thị của Phật, liền từ tòa đứng dậy đảnh lễ chân Phật, rồi nương oai thần của Phật dùng kệ đáp rằng:

Nghị rằng: Đoạn này Phật bảo Ngài Văn Thù chọn lựa pháp môn viên thông. Phật nói sự tu chứng của hai mươi lăm vị vô học kia thật không hơn kém…ý nói hàng Tam thừa đồng quán tánh không mà được đắc đạo. Chỉ khi tâm có lớn nhỏ mới thành sai khác thôi. Nhưng nay đã nói thật sự không có ưu liệt thì từng môn từng môn đều có thể quay về. Nhưng vì muốn khế hợp với căn cơ của chúng sanh trong cõi này khiến cho chúng thuận tiện dễ thâm nhập nên phải chọn lựa. Nếu không phải là bậc đại trí thì không ai đủ khả năng chọn lựa pháp nhãn, nên ở đây Phật đặc biệt nhờ đến Văn Thù.

b.2. Chính thức trình bày kệ tụng. chia làm 12 phần.

b.2.1. Nửa bài kệ đầu hiển bày nguồn chơn nhất tâm.

Biển giác tánh viên trừng

Viên trừng, giác vốn diệu.

b.2.2. Nửa bài kệ sau hiển bày nương chơn khởi vọng.

Nguyên minh, chiếu sanh sở

Sở lập, tánh chiếu vong.

Mê vọng có hư không

Nương không lập thế giới

Tưởng lắng thành quốc độ

Tri giác làm chúng sanh

b.2.3. Nửa bài kệ hiển vọng quay về chơn.

 

Không sanh trong đại giác

Như biển sanh bọt nổi

Cõi hữu lậu vi trần

Đều nương không sanh khởi

Bọt tan, không chẳng có

Huống chi có ba cõi.

b.2.4. Nửa bài kệ hiển bày sự quay về nguồn vốn không hai.

Về nguồn, tánh không hai

Phương tiện có nhiều cửa

b.2.5. Một bài kệ nói lên nguyên nhân chọn lựa.

Thánh tánh thảy đều thông

Thuận nghịch đều phương tiện

Sơ tâm nhập Tam Muội

Chậm mau vốn không đồng.

Nghị rằng: Đức Văn Thù vâng lời dạy của Phật, trước tiên khi bắt đầu cho sự chọn lựa, Ngài lập nhất chân pháp giới làm căn bản của sự mê ngộ. Vì pháp giới nhất tâm bao la trùm khắp nên ví nó giống như biển cả dung nạp cả trăm sông. Ý nói tánh giác này xưa nay vốn vắng lặng viên thông nên nói “ Biển giác tánh trừng viên”. Nguồn giác viên trừng kia vốn mầu nhiệm trong sáng dứt bặt mọi đối đãi không nằm trong phạm trù mê ngộ nên nói là nguyên diệu. Vì trong thể nguyên minh kia sẳn có nghĩa ánh sáng của đại trí huệ chiếu khắp pháp giới. Chỉ là nhất chơn hoàn toàn không còn tướng năng sở nào khác. Nhưng bỗng chợt vọng động dấy khởi trong thể viên minh mà sanh ra sở tướng, nên nói viên minh chiếu sanh sở. Sở vọng đã lập thì sẽ sanh năng vọng rồi tánh nguyên minh cũng bị mất từ đó nên nói “Sở lập thì tánh chiếu vong”. Do lực vô minh ngăn che diệu không linh minh biến thành hư không ngoan nhiên vô tri cho nên nói “ Mê vọng có hư không”. Vì nương vào ngoan không này kết thành huyễn sắc của tứ đại nên nói “ nương không lập thế giới”. Do vọng ngưng kết mà thành quốc độ vô tình, sắc lẫn tạp với vọng tướng, tưởng tướng làm thân nên thành chúng sanh hữu tình. Thì ở đây chúng sanh, thế giới và hư không thẩy đều do mê vọng mà có. Đó chính là câu mê chân như mà khởi vọng tưởng. Hư không tuy rộng lớn nhưng so với tâm đại giác thì cũng giống như hòn bọt trong đại dương. Huống chi thế giới kia nương vào Không để phát khởi thì đâu có gì đáng kể ư. Nếu hòn bọt kia tan thì hư không kia cũng trở về với tánh không. Huống nữa cõi nước trong hư không thì lấy gì để nương gá ư. Cho nên đoạn sau kinh nói “ Một người phát minh chơn tánh quay về nguồn thì mười phương hư không thảy đều tiêu tán. Thì tại sao tất cả cõi nước trong hư không không rung chuyển, cho nên nói “ huống chi có ba cõi”. Nay muốn bỏ vọng quay về chơn nên khởi quán như vậy. Đó chính là đốn ngộ nhất tâm mà không cần phương tiện. Chân thật quy nguyên tánh ấy vốn không hai. Chỉ vì căn cơ không giống nên mỗi vị theo pháp nào thuận tiện với mình nên nói phương tiện có nhiều cửa. Đối với thánh tánh không trụ vào cái riêng thì đâu cần gì chọn lựa, dù thuận hay nghịch đều là phương tiện. Chỉ lấy phương tiện sơ tâm nếu thuận để dễ thâm nhập thì mau thành công. Còn nghịch sẽ khó vào nên nắm bắt hiệu quả chậm, cho nên phải chọn lựa để ngộ nhập.

b.2.6. Hai mươi bốn bài kệ nói lên ý chọn lựa chẳng phải đương cơ. Chia làm hai.

6.1. Chọn ba khoa. Phân làm ba.

1.a. Sáu trần.

Ưu Ba Ni.

Sắc tưởng kết thành trần

Hay biết không thể thấu

Sao lại không thấu triệt            

Mà lại được viên thông?

– Kiều Trần Na.

Âm thanh gồm ngôn ngữ

Chỉ nương Danh, Cú, Vị

Một chẳng gồm tất cả

Làm sao được viên thông?

–  Hương Nghiêm đồng tử

Hương hợp lại mới biết            

Lìa ắt vốn không có

Chỗ biết chẳng thường hằng

Làm sao được viên thông?

–  Dược vương Dược thượng.

Tánh vị không có sẳn

Cần nếm mùi mới có

Chỗ biết chẳng hằng nhất

Làm sao được viên thông?

–  Bạt Đà Bà La

Rõ xúc do sở xúc

Không sở không rõ xúc

Hợp lìa tánh chẳng định

Làm sao được viên thông?

–  Ma Ha Ca Diếp

Pháp gọi là nội trần

Nương trần quyết có sở

Năng sở chẳng dung nhập

Làm sao được viên thông?

1.b. Năm căn.

– A Na Luật Đà

Tánh thấy tuy rỗng chiếu

Thấy trước không thấy sau

Bốn góc thiếu một nữa

Làm sao được viên thông?

–  Châu-lợi-bàn-đặc-ca.

Mũi thở ra vào thông

Hiện tiền khí không giao

Chia phân chẳng dung nhập

Làm sao được viên thông?            

– Kiều-phạm-bát-đề.

Lưỡi không vị không biết

Nhờ vị sanh giác liễu

Vị mất, giác không có

Làm sao được viên thông?

–  Tất-lăng-già-bà-ta

Thân cùng sở xúc đồng

Không phải viên giác quán

Hạn lượng không thầm hội

Làm sao được viên thông?

–  Tu Bồ đề

Ý căn xen loạn tưởng

Trạm liễu trọn không thấy

Tưởng niệm không lìa nhau

Làm sao được viên thông?

1.c. Sáu thức.

-Xá Lợi Phất.

Nhãn thức bởi căn trần

Gạn cùng không có tướng

Tự thể trước không định

Làm sao được viên thông?

–  Phổ Hiền Bồ Tát.

Tâm nghe suốt mười phương

Từ đại nguyện lực sanh

Sơ tâm không thể nhập

Làm sao được viên thông?

–  Tôn-đà-la-nan-đà.

Tỷ tưởng vốn quyền cơ

Chỉ khiến nhập tâm trụ

Trụ thành tâm sở trụ           

Làm sao được viên thông?

–  Phú Lâu Na.

Thuyết pháp phát tiếng câu

Khai ngộ nhờ đời trước

Danh cú chẳng vô lậu

Làm sao được viên thông?

–  Ưu-ba-ly.

Trì phạm chỉ giữ thân

Không thân không thể giữ

Vốn chẳng khắp tất cả

Làm sao được viên thông?

–  Đại-mục-kiền-liên.

Thần thông nhân đời trước

Dính gì pháp phân biệt

Niệm duyên không lìa vật

Làm sao được viên thông?

2.Chọn thất đại. chia bảy phần.

– Đại địa. Bồ Tát Trì Địa.

Nếu quán tánh đại địa

Cứng đọng không thông suốt

Hữu vi không thánh tánh

Làm sao được viên thông?             

–  Thủy đại. Nguyệt Quang đồng tử.

Nếu quán tánh thủy đại

Tưởng niệm không chân thật

Như như không giác quán

Làm sao được viên thông?

–  Thủy đại. Ô-sô-cầm-ma.

Nếu quán tánh hỏa đại

Chán tướng chẳng thật lìa           

Sơ tâm không phương tiện

Làm sao được viên thông?

–  Phong đại. Lưu Ly Quang pháp vương tử.

Nếu quán tánh phong đại

Động tĩnh đều đối đãi

Không phải vô thượng giác

Làm sao được viên thông?

–  Không đại. Bồ Tát Hư Không Tạng.

Nếu quán tánh không đại

Hôn độn vốn không biết

Không biết khác bồ đề           

Làm sao được viên thông?

–  Thức đại. Bồ Tát Di Lặc.

Nếu quán tánh thức đại

Quán thức chẳng thường trụ

Giữ tâm là hư vọng          

Làm sao được viên thông?

–  Kiến đại. Đại Thế Chí Pháp Vương tử.

Các hành vốn vô thường

Niệm tánh vốn sanh diệt

Nhơn nay cảm quả khác              

Làm sao được viên thông?

  1. Mười hai câu rưỡi chỉ ngay chỗ then chốt nhiệm màu của viên thông. Chia lam hai.
  2. Mười bài rưỡi đầu chỉ pháp hiển thắng. chia làm hai.

a.1. Bài kệ rưỡi chỉ pháp.

Con nay bạch Thế Tôn

Phật hiện ở Ta Bà

Chơn giáo thể phương này

Thanh tịnh nhờ âm văn

Muốn được Tam Ma Đề

Thật nhờ nghe mà nhập.

Nghị rằng: Bồ Tát Văn Thù vâng lời Phật lựa ra hai mươi bốn vị thánh, nhưng đều không thích hợp với căn cơ của chúng sanh cõi này. Vì sao? Vì nếu quán nhập từ nơi sáu trần thì sáu trần vốn do vọng kết chứ không có tánh nhất định. Nếu quán nhập từ năm căn thì vốn cách ngại không thông suốt. Còn nếu quán nhập bằng sáu thức thì sáu thức vốn sanh diệt không ngừng. Nếu quán nhập từ năm đại thì năm đại vốn vô tri mê muội. Bằng như quán nhập từ thức đại thì thức tánh vốn không thường trụ. Nếu quán nhập từ Kiến đại thì niệm tánh vốn vô thường. Tất cả những cách đó đều không thích hợp với căn cơ của chúng sanh ở cõi này, khó thâm nhập căn bản viên thông. Bởi chơn giáo thể ở phương này hợp với âm văn ( nghe âm thanh). Nếu muốn sớm chứng Tam Ma Đề, quả thật phải nhờ nghe mà thâm nhập, tức thời lìa khổ mà được giải thoát vậy.

  1. Bài kệ thứ chín hiển bày sự thù thắng. chia hai phần.
  2. Mười câu đầu tán thán người tu pháp thù thắng.

Lìa khổ được giải thoát

Lành thay! Đức Quán Âm

Ở trong hằng sa kiếp

Vào vi trần Phật quốc

Được sức đại tự tại

Vô úy thí chúng sanh

Diệu Âm Quán Thế Âm

Phạm âm hải triều âm

Cứu đời đều an ổn

Xuất thế hằng thường trụ.

Nghị rằng: Đoạn này khen ngợi chung về những phẩm đức của Quán Âm. Vào cõi nước nhiều như vi trần mà được tự tại chính là tán thán 32 ứng thân của Ngài. Ban cho chúng sanh những điều không sợ hãi, đấy là tán thán 14 pháp vô úy. Nhờ âm thanh mà chứng nhập sức mầu nhiệm nên gọi là Diệu Âm. Bậc thánh nhân không vì mình mà lấy vật làm mình, cho nên chỉ cần quán âm thanh thế gian để thành tựu đức của mình, vì vậy nói là Quán Thế Âm. Vì không vướng mắc nơi âm thanh nên gọi là Phạm âm. Tức chỉ cần có cảm liền ứng, không mất thời gian nên nói Hải Triều Âm. Vì thế nên đối với thế và xuất thế đều được lợi ích mà được sống lâu yên ổn.

  1. Hai mươi sáu câu tán thán sở nhập căn thắng. chia làm hai.
  2. Chỉ hiển bày một sự thù thắng không có căn khác. chia làm ba.

a.1. Sáu câu đầu viên thắng.

Nay kính bạch Như Lai

Như Quán Âm đã nói

Ví như người ở yên           

Mười phương cùng đánh trống

Mười phương đều cùng nghe

Đó là viên chân thật.

a.2. Tám câu thông thắng.

Mắt không qua chướng ngại

Miệng mũi cũng như vậy

Thân do hợp mới biết            

Tâm niệm loạn không mối

Cách tường nghe âm vang

Xa gần đều nghe được

Năm căn kia không bằng

Đây thông chơn thật

a.3.Tám câu thường thắng.

Âm thanh tánh động tịnh

Có Không trong căn nghe

Không tiếng nói không nghe

Nhưng tánh nghe vẫn có

Không tiếng đã không diệt

Tiếng có cũng không sanh

Sanh diệt đều lìa sạch

Đó mới thường chơn thật.

  1. Tổng kết các căn khác không bằng.

Dẫu đang chìm trong mộng

Không nghĩ cũng chẳng không

Giác quán lìa tư duy                                     

Thân tâm không bắt kịp

  1. Hai bài kệ hiển bày nhân nương tựa của mê ngộ.

Nay trong cõi Ta Bà

Thanh luận được tỏ rõ

Chúng sanh mê gốc nghe

Theo tiếng mà lưu chuyển

A nan dẫu nhớ giỏi                      

Cũng không thoát tà tư

Nên đâu không chìm đắm

Xoay dòng tức hết vọng.

Nghị rằng: Năm bài kệ rưỡi “Từ câu con nay…” chính là tán thán sự mầu nhiệm của pháp viên thông. Mười phương cùng đánh trống, mười phương đều cùng nghe, hoàn toàn không có tướng phân biệt kia đây, mà đó chính là chơn thật viên thông. Cách tường nghe âm vang, đây là pháp tánh biến khắp, xa gần đều nghe. Phương sở của năm căn không đều, đấy chính là thông chơn thật. Âm thanh tuy có động tịnh, nhưng tánh nghe không thuộc phạm trù Có, Không, nó không do tiếng sanh cũng không do thanh diệt, mà nó xa lìa hẳn có không, sanh diệt, đó là thường chơn thật. Từ đó đủ chứng biết phương tiện của 24 vị thánh không giống nhau.

Một câu kệ “ dẫu khiến…” tán thán chung pháp siêu việt thân tâm, vì thân tâm có thức ngủ, nhắm mở nhưng tánh nghe không bị mộng tưởng làm hôn muội. Còn như trong mộng vẫn nghe tiếng chày, tuy là va đập vào vật khác nhưng không phải là không nghe. Đó gọi là không nghĩ cũng không thể không. Vì khi năm căn phát khởi thức tưởng đều mang theo tư duy biến hành nên không thể viên chiếu. Chỉ có nhĩ căn hư dung, một khi âm thanh vừa vang đến thì dù không suy không nghĩ mà tịch nhiên lặng chiếu. Đặc biệt phát ra biểu hiện của tư duy. Xứ sở của thân tâm này cũng không thể bì kịp.

Hai câu “ Nay đây ..” chính là nói rõ sự khế hợp với căn cơ của chúng sanh cõi này, vì chư Phật ở trong từng quốc độ thuyết pháp khác nhau, nên chẳng dùng một thứ ngôn ngữ, vì chúng sanh trong cõi ta bà đối với nhĩ căn rất nhạy bén. Bởi sử dụng âm thanh có thể luận bàn rõ ràng mọi đạo lý, nếu không có nhĩ căn thì không cách nào liễu đạt, vì tánh nghe chính là pháp tánh bổn viên. Do chúng sanh mê mất tánh nghe sẳn có nên mãi lưu chuyển trong sanh tử. Dẫu cho A nan có sức ghi nhớ giỏi, đa tài nhiều trí nhưng không thông đạt tánh nghe cũng không tránh khỏi cảnh rơi vào lưới tà. Từ đó biết được nhĩ căn đối với cõi này vô cùng quan trọng. Há không phải trôi theo âm thanh mà bị chìm đắm trong sanh tử, nay xoay căn nghe lại thì được chơn thường dứt vọng. Thế nên chỉ chọn nhĩ căn là tối diệu nhất.

  1. Mười bảy câu kết pháp khuyến tu. Chia làm ba.

8.a. Năm câu kết chỉ định môn.

A nan ông lắng nghe

Ta nương oai lực Phật

Tuyên thuyết Kim Cang Kinh

Như huyễn bất tư nghì

Phật Mẫu Chơn Thanh Tịnh

8.b Bốn câu Phật trách A nan đa văn vô ích.

Ông  nghe vi trần Phật

Nói các môn bí mật            

Nhưng dục lậu không trừ

Chứa nghe thành lầm lỗi

8.c. Tám câu khuyên chơn tu có công đức. chia làm bốn.

8.c.1. Chánh khuyến tu.

Dùng nghe giữ Pháp Phật

Thì đâu bằng tự nghe.

8.c.2. Nghe chẳng phải diệu ngộ.

Nghe chẳng tự nhiên sanh

Nhân thanh có danh tự

8.c.3. diệu ngộ tuyệt ngôn ngữ.

Xoay nghe và thoát tiếng

Giải thoát đâu có danh.              

8.c.4. Ly ngôn đốn chứng.            

Một căn đã về nguồn          

Sáu căn thành giải thoát.

Nghị rằng: Đoạn này tổng kết pháp khuyến tu để hiển bày thắng pháp. Năm câu “ A nan.. “ là kết pháp. Một câu “ Ông nghe..” nói rõ ý đa văn vô ích. Hai câu “ đem nghe” là khuyến tu, chư Phật nhờ tam muội này giải thoát nên nói Phật mẫu. Chư Phật thuyết giáo bằng văn tự bát nhã tức là sự hiện hữu của pháp thân. Pháp cũng gọi là Phật nên nói là trì Phật Phật. ý nói tuy có thể nắm giữ pháp của Phật khác nhưng cũng như người đếm châu báu nhà người mà mình chẳng được nửa xu. Cho nên nói không bằng xoay trở lại soi chiếu tánh nghe của chính mình để thành tam muội chơn thật, tức là có thể đốn chứng bồ đề.

Sáu câu “ nghe chẳng…” hiển bày vọng chẳng phải là chơn. Ý nói căn nghe dong ruỗi theo thanh trần chẳng phải tự nhiên sanh mà phải nhân âm thanh hiển hiện, đó chỉ là danh từ vọng văn thôi. Nếu xoay cái vọng văn kia sẽ được giải thoát thanh trần thì giải thoát đâu có danh. Cho nên một căn đã xoay về nguồn thì sáu trần thành giải thoát.

  1. Bảy câu rưỡi khai thị quán tướng. chia làm ba.

9.a. Chính khai thị liên quan đến tam quán. Phân làm ba.

9.a.1. Bốn câu từ giả vào chơn.

Thấy nghe như huyễn lò

Ba cõi như hoa đốm hư không

Nghe lại căn lòa trừ

Trần tiêu giác tròn sạch.

9.a.2. Bốn câu từ không vào giả.

Sạch tột, quang thông suốt

Lặng chiếu trùm hư không             

Quay lại quán thế gian

Giống như chuyện trong mộng

Ma Đăng Già trong mộng

Ai giữ được hình ông?

9.a.3. Mười ba câu từ không nhập vào giả trung. Chia làm hai.

– Nêu thí dụ chứng minh.

Như huyễn sư trong đời

Huyễn tạo hình nam nữ

Tuy thấy các căn động

Mà chỉ do trục máy

Máy dừng thì lặng yên

Các huyễn thành vô tánh.

-Pháp hợp.

Sáu căn cũng như vậy

Vốn y một tinh minh

Chia thành sáu hòa hợp

Một căn đã tịch tịnh

Sáu dụng đều không thành

Một niệm trần cấu tiêu

Thành viên minh tịnh diệu

9.b. Hai câu thuyết minh về cách quán sâu cạn.

Còn trần là hữu học

Sáng tột tức Như Lai

Nghị rằng: Hai mươi lăm câu này chính là nương vào nhĩ căn viên thông mà khai thị tướng tam quán. Câu “Thấy nghe…” hiển bày từ giả vào không quán, nêu kiến văn nghĩa là bao hàm cả tri kiến, ý Phật muốn trình bày chung rằng sáu căn hư vọng cũng giống như mắt nhặm, quán suốt ba cõi giống như hoa đốm hư không. Nhưng một khi tánh nghe được xoay lại thì sáu căn kia hoàn toàn trừ sạch, bấy giờ sáu trần cũng bặt dứt, chính là lúc tánh giác sẳn có xưa nay tự nhiên được viên tịnh. Đó là do quán giả để nhập vào không.

Câu rưỡi “Cực tịnh…”hiển bày từ không nhập vào giả quán. Như các trần sạch hết thì tâm quang hiển lộ thông đạt vô ngại, vì tịch mà thường chiếu nên bao hàm tự tánh viên minh và hư không, quán trở lại thế gian giống như chuyện trong mộng. Nếu nhờ cách quán này mà khiến tâm an thì Ma Đăng Già cũng ở trong mộng, vậy ai có thể lưu giữ hình hài ông ư? Đó là từ không vào giả.

Mười lăm câu “ như huyễn sư trong đời..”hiển bày trước hết từ giả kế đến vào không để nhập trung đạo quán. Một câu kệ rưỡi đầu là nêu thí dụ, máy là dụ cho thức tánh. Nếu máy ngừng lặng yên thì các huyễn vô tánh, việc huyễn cũng không thành. Bảy câu sau là pháp hợp, sáu căn cũng như việc huyễn thôi. vốn y vào thể thức  của một tinh minh mà phân thành sự hòa hợp của lục dụng. nếu một căn đã tịch tịnh thì lục dụng cũng không thành, một khi phá căn bản vô minh thì ba thứ căn trần thức đều là trần cấu của chơn tâm thì tức thì ngay đó liền tiêu vong. Bấy giờ chuyển thức thể hôn muội vô minh xưa nay thành công đức tịnh diệu viên minh. Thế thì không rơi vào không giả mà đốn chứng nhất tâm trung đạo. Nhĩ căn tam muội cũng diệu tuyệt từ đây, thì sao có thể không gấp rút tu tập ư?

Hai câu “ Còn trần…”nói về việc quán từ cạn đến sâu. Nếu còn trần nào chưa sạch thì vẫn còn ở trong vị hữu học, nếu tâm mầu nhiệm đã sáng tột thì chính là Như Lai. Đó gọi là gạn bùn còn nước trong, cũng gọi là đoạn sạch căn bản vô minh nên bước thẳng lên Phật địa.

9.c. Năm câu khai thị phương pháp mở nút.

Đại chúng và A nan

Chuyển xoay máy nghe lại

Xoay cơ nghe điên đảo

Tánh thành vô thượng đạo

Viên thông thật như thế.           

  1. Hai câu rưỡi dụ kết đồng chứng.

Đây là vi trần Phật

Một đường đến niết bàn

Quá khứ chư Như Lai

Đã thành tựu môn này

Hiện tại các Bồ Tát

Nay đều nhập viên minh

Người tu học đời sau

Phải y theo pháp này

Ta cũng từ đó chứng

Chứ không chỉ Quán Âm.

Nghị rằng: Mười lăm câu kệ này tổng kết về quán hạnh để hiển bày nhân quả đồng chứng. Năm câu “ đại chúng…” chính là thâu về quán hạnh, nghĩa là nhĩ căn viên thông này hoàn toàn không phải pháp nào khác, chỉ cần xoay căn nghe vốn điên đảo của các ông để nghe lại tánh nghe của mình. Nếu tánh nghe viên minh thì đốn thành vô thượng đạo, thật là đơn giản và thiết thực, chứ đâu cần cầu tìm phật pháp nào khác, viên thông chơn thật chỉ có vậy thôi.

Mười câu “ đây là…” hiển bày sự đồng chứng. Đây là một đường bước vào cửa niết bàn của mười phương chư Phật. Chư Như Lai trong quá khứ cũng nhờ pháp môn này thành tựu và những vị Bồ Tát trong hiện tại cũng đều nhập viên minh. Người tu hành trong đời sau cũng phải nương vào pháp này. Đức Văn Thù cho rằng con cũng chứng ngộ từ trong đó, không chỉ có mỗi một Quán Âm. Vì mình đích thân chứng ngộ pháp môn này điều đó đủ chứng minh là chân thật không luống dối.

  1. Bốn câu đầu nói vì tuân lời phật dạy mà thỉnh cầu gia hộ. Chia hai phần.

11.a Mười một câu trả lời vì tuân lời dạy.

Thật như Phật Thế Tôn

Hỏi con các phương tiện

Để cứu đời mạt pháp

Những người cầu xuất thế

Thành tựu tâm niết bàn

Quán Âm là hơn cả

Còn các phương tiện khác

Đều nhờ oai thần Phật

Ngay việc, xả trần lao

Không phải pháp lâu dài

Cạn sâu đồng thuyết pháp.

11.b. Năm câu thỉnh cầu gia hộ.

Đảnh lễ Như Lai tang

Vô lậu bất tư nghì

Xin gia bị đời sau

Nơi môn này không nghi

Phương tiện dễ thành tựu

  1. Năm câu truyền ngay đương cơ.

Có thể dạy A nan                       

Và cứu người mạt kiếp

Nên tu nhĩ căn này           

Vì viên thông hơn cả

Tâm chơn thật là thế

Nghị rằng: Đoạn này Đức Văn Thù vâng lời Phật dạy mà chọn căn, rồi Bồ Tát thỉnh Phật cầu gia hộ, để truyền dạy cho A nan. Mười một câu vâng lời Phật “ Thật như Phật Thế Tôn”. Nghĩa là thật như phật Thế Tôn hỏi con các môn phương tiện, như dễ thành tựu tâm niết bàn, thì môn nhĩ căn của Quán âm là trên hết. Còn từ các môn phương tiện khác, tuy nói thật không có hơn kém, theo suy đoán của con thì thảy đều nhờ oai thần của Phật. Khiến cho họ ngay nơi việc đó mà xả bỏ trần lao, chẳng phải là pháp tu lâu dài, mà người căn cơ sâu cạn đồng nói như nhau.

Năm câu “ đảnh lễ..” thỉnh Phật gia hộ. Nhưng thỉnh gia hộ phải thỉnh một mình phật, nay nói đãnh lễ Như Lai tạng tức là chỉ cho pháp. Vì Như Lai tạng đây chính là ba đức bí tạng, ba thân viên chứng, tam bảo viên cụ, nhất thể vô ngại, gọi là bất tư nghì. Cho nên chỉ đãnh lễ pháp này mà trọn đủ ba thân và ba ngôi báu. Vì vậy Ngài cầu xin gia hộ cho chúng sanh đời sau thấu rõ môn phương tiện này không chút nghi hoặc. Vì chỉ có phương tiện này là dễ thành tựu nhất, nên có thể truyền dạy cho Tôn giả Anan và chúng sanh đời mạt thế về sau. Chỉ cần nương vào căn này để tu thì viên thông hơn mọi pháp khác. Tâm chơn thật cũng như thế mà thôi, cũng là lời tự thệ không phải lời ngụy tạo.

Phật dạy Văn Thù lựa chọn căn viên thông xong.

  1. Tôn giả A nan lãnh ngộ.

Khi đó, A nan và đại chúng thân tâm đều thông suốt, vì đã được khai thị. Thấy rõ bồ đề và đại niết bàn của Phật, như người có việc đi xa chưa được trở về, song đã rõ con đường về nhà.

  1. Pháp hội được lợi ích.

Tất cả đại chúng trong hội, thiên long bát bộ, hàng nhị thừa hữu học cùng tất cả chư Bồ Tát mới phát tâm, số lượng lên đến mười hằng hà sa đều đắc bản tâm, xa lìa trần cấu, chứng pháp nhãn tịnh. Tánh tỳ kheo ni nghe thuyết kệ xong chứng quả A la hán. Vô lượng chúng sanh đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Nghị rằng: Chúng trong pháp hội nghe thế đều được lợi ích. Phương tiện tối sơ để thành đạo của chư Phật mà tôn giả A nan đã hỏi, Phật cũng đã khai thị rằng “ Đó là một con đường hướng thẳng về nẻo niết bàn của mười phương Bạt Già Phạm, lại nói bồ đề niết bàn còn ở xa lắm”. cho nên khi nghe môn căn bản viên thông thì thân tâm sáng tỏ, vì thế đối với các pháp bồ đề niết bàn như người đi xa chưa trở về nhưng đã biết rõ con đường về nhà rồi, thì sẽ có một niềm tin chắc chắn không còn nghi ngờ. Bấy giờ toàn thể chúng hội đều đắc bản tâm, chứng pháp nhãn tịnh. Tánh tỳ kheo ni đến đây cũng chứng quả A la hán. Còn những chúng sanh khác đều phát tâm bồ đề, đều do nghe đức Văn Thù nói về lợi ích của căn bản viên thông.

Từ khi được Phật cho vào ngôi nhà báu tới nay là khai thị chung về lý hạnh diệu viên đối với việc tự lợi xong.

  1. Khai thị sự hạnh diệu viên của việc lợi tha. Chia hai phần.
  2. Đương cơ cầu thỉnh. chia làm ba.
  3. Tự lợi công viên.

A nan sửa sang y phục lại rồi ở trong đại chúng chắp tay đảnh lễ Phật. Vì tâm tánh đã sáng, vừa mừng vừa tủi, nhưng vì muốn lợi ích cho chúng sanh đời sau nên cúi đầu bạch Phật: Cúi lạy đấng đại bi Thế Tôn, nay con đã ngộ được pháp môn thành Phật, nên có thể theo đó tu hành không còn nghi hoặc.

  1. Trình bày nguyện rộng lớn trong việc lợi tha.

Nhưng con thường nghe Như Lai nói: “ Dù phần tự độ chưa xong, trước cũng phải độ người, đó là chỗ phát hoằng thệ nguyện của Bồ tát. Cho đến khi phần tự giác đã viên mãn, phải giúp người khác được giác ngộ, đó mới là bổn hoài ứng thế của Như Lai. Nên con nay dù phần tự độ chưa xong, vẫn phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh trong đời mạt pháp.

  1. Trình bày những việc cần làm trong quá trình lợi tha. Chia làm hai.

c.1. Vì tà đạo làm loạn chơn tánh.

Bạch Thế Tôn! Những chúng sanh này cách Phật ngày càng xa, mà số tà sư thuyết pháp ngày càng nhiều như số cát sông Hằng.

c.2. vì tồi tà hiển chánh. Chia thành hai.

c.2.1. Hỏi quy cách nhiếp tâm.

Nếu muốn họ nhiếp tâm vào tam ma địa.

c.2.2. Hỏi cách an lập đạo tràng.

Con phải làm sao giúp họ an lập đạo tràng để xa lìa các ma sự cho tâm bồ đề tăng tấn không lui sụt.

  1. Đức Thế Tôn hứa sẽ chỉ bày. chia làm hai.

2.a. Khen ngợi, hứa chỉ bày và khuyên lắng nghe.

Bấy giờ đức Thế Tôn ở trong đại chúng khen ngợi A nan: “ Lành thay! Lành thay! Ông nay muốn hỏi Như Lai cách an lập đạo tràng, để cứu độ chúng sanh đời mạt pháp không bị chìm đắm. Vậy ông hãy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông mà nói”.

A nan và và đại chúng vâng dạ lắng nghe.

Nghị rằng: Ở đây A nan hỏi về công hạnh lợi tha. Tâm sở chính là tâm hành xứ cũng gọi là tâm tích. Xưa vì vô minh che chướng nên bị sai khiến, nay nghe được lời khai thị hai nẻo sanh tử thì tỏ rõ như tự nhìn thấy nên nói viên minh. Vì đã biết chúng sanh đồng thể, nên dù phần tự độ chưa xong nhưng trước cũng phải độ người, vì vậy thực hành hạnh lợi tha. Đoán biết đời mạt thế về sau tà sư thuyết pháp quá nhiều thì sẽ gây khó khăn cho người thú hướng bồ đề tu tập chơn chánh. Không biết lấy gì làm quy cách nhiếp tâm. Làm sao để an lập đạo tràng để xa lìa ma sự. Đức Thế Tôn trước tiên trả lời rằng “ quy tắc nhiếp tâm chính là lấy tam vô lậu học làm nền tảng tu học”.

2.b. Phật bằng lòng trình bày về ranh giới rõ ràng. Chia làm hai.

2.b.1. Trả lời về quy tắc nhiếp tâm. Chia làm hai.

b.1.a. Khai thị chung về tam vô lậu học là nền tảng của sự tu hành.

Phật bảo A nan: Ông thường nghe trong pháp Tỳ Nại Da của ta, thường tuyên thuyết ba nghĩa quyết định để tu hành, đó là phải nhiếp tâm làm giới, nhơn giới sanh định, nhơn định phát huệ, tức Tam Vô Lậu Học.

Nghị rằng: Ở đây Đức Phật tóm nêu ba nghĩa quyết định để làm nên tảng trong quá trình tu tập. Tỳ Nại Da Trung Hoa gọi là Luật. Nghĩa là muốn tu định huệ ắt phải lấy giới làm nền tảng. Thế nên nói nhiếp tâm làm giới, thì định huệ từ đấy phát sinh. Ý cho rằng giới là quan trọng nhất, vì định đã thuyết rồi. Đến đây chỉ tuyên thuyết về giới, nên ở sau mới bảo trì bốn giới căn bản để ngăn chặn và đoạn trừ hai thứ vô minh phát nghiệp và nhuận sanh.

b.1.b. Khai thị riêng về tam tụ tịnh giới là nền tảng thành Phật. chia làm bốn.

* Tóm nêu giới thể.

A nan! Vì sao nhiếp tâm mà ta gọi là giới?

* Chánh khai thị tướng tu. Chia làm năm.

+ Phật dạy trì bốn giới căn bản nhằm chế ngự và đoạn trừ phát nghiệp vô minh. Chia làm bốn.

–  Giới không dâm dục. chia làm sáu.

_ Hiển bày chung về lợi ích của người trì.

Nếu chúng sanh ở trong sáu đường nơi các thế giới không có tâm dâm dục, thì sẽ chấm dứt sự sanh tử tương tục.

_ Hiển bày lỗi lầm của việc không trì.

Ông tu pháp chánh định cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm dâm không trừ thì trần lao làm sao thoát được. Dù đa trí hay thiền định hiện tiền, nếu không đoạn trừ dâm dục, nhất định phải lạc vào tà đạo. thượng phẩm làm ma vương, trung phẩm làm dân ma, hạ phẩm làm ma nữ. những hạng ma kia đều có đồ chúng, đều tự nói đã thành vô thượng đạo. Sau khi ta diệt độ, trong đời mạt pháp, sẽ có rất nhiều dân ma xí thạnh ở thế gian làm nhiều việc tham dâm, nhưng lại tự xưng là thiện tri thức. khiến các chúng sanh bị lạc trong hầm ác kiến, bỏ mất con đường bồ đề chơn chánh.

_ Phật dạy nên y theo lời dạy mà hành trì.

Ông dạy người đời tu Tam Ma Đề, trước phải dứt lòng dâm. Đó chính là lời dạy trong sáng thanh tịnh, là nghĩa quyết định thứ nhất của chư Phật Thế Tôn.

_ Hiển bày sự được mất trong việc trì phạm.

Thế nên A nan, nếu không đoạn tâm dâm mà tu thiền định thì như nấu cát mà muốn thành cơm. Dù trải qua trăm ngàn kiếp cũng chỉ là cát nóng. Vì sao? Vì đó không phải là cơm mà chỉ là cát đá. Nếu ông dùng thân dâm để cầu diệu quả Phật, thì dù có được diệu ngộ cũng đều là dâm cơ. Vì căn bản là dâm thì luôn luân chuyển trong ba đường, không sao ra khỏi. Vậy còn đường nào tu chứng Như Lai Niết Bàn?

_ Lấy việc quyết đoạn làm chơn.

Hẳn phải đoạn sạch dâm cơ nơi thân tâm, cho tánh đoạn cũng không còn, mới hy vọng thành tựu được Phật bồ đề.

_ Lấy thật tướng để ấn định.                

Như Ta nói đây, là lời Phật nói, chẳng phải như thế tức ma Ba Tuần nói.

Nghị rằng: Đoạn này Phật dạy, tu tam vô lậu học phải lấy giới làm nền tảng, mà trong đó giới dâm là quan trọng nhất. Nói đến giới thì có rất nhiều phẩm loại, nhưng bốn giới trọng là then chốt nhất. Những bản giới về Bồ Tát thì đa phần lấy bất sát làm đầu. Còn kinh này chỉ lấy việc đoạn dâm làm quan trọng. Bởi lẽ giới bổn thuộc hệ Bồ Tát ước theo việc lợi sanh, lấy chủng tử Phật tánh mà quán chúng sanh nên đặt vấn đề bất sát làm hàng đầu. Còn ở đây Phật dạy người chân tu phải xem việc dâm dục là cội gốc sanh tử nên trước hết là đoạn dâm. Cho nên nói “ Tâm này không còn niệm dâm thì không bao giờ rơi vào sanh tử tương tục”. kinh Phạm Võng nói “ Lô Xá Na Phật ngồi trên đài nghìn cánh hoa. Mỗi một đóa hoa là một đức Phật Thích Ca vâng lời chỉ dạy của bổn sư Xá Na lấy pháp môn Tâm Địa Kim Cang Bảo Giới tuyên truyền cho mười phương thế giới. Nếu ai thọ trì giới của Phật thì sẽ chứng ngôi vị chư Phật. Từ đó biết rằng đức Thích Ca thị hiện ở đời thuyết pháp trong 49 năm chỉ là truyền lại Kim Cang Bảo giới của đức Xá Na đã nói mà thôi. Vì kinh này tóm thâu hết mọi nhân quả, lý hạnh cũng như vấn đề tu chứng trong một thời đại thuyết pháp giáo hóa của đức Phật. Thủ Lăng Nghiêm Đại Định Chính Là Chân Nhân Thành Phật, lấy giới làm nền tảng, vì giới tâm thanh tịnh chính là vào địa vị chư Phật. Cho nên kinh này nói “ Tâm ấy nếu không còn niệm dâm thì sẽ không rơi vào sanh tử tương tục”. ở trước cũng nói sở dĩ chúng sanh tương tục là do dâm dục làm gốc. Cho nên nay ai muốn thoát khỏi sanh tử thì phải lấy việc đoạn dâm làm hàng đầu. Cũng vậy, người tu thiền định, nếu không đoạn dâm thì chẳng khác nào lấy nước cam lồ rưới vào cây độc, tưới tẩm càng nhiều thì chất độc càng nồng. Cho nên nhất định sẽ rơi vào đường ma vậy. Cũng như nấu cát mà muốn thành cơm thì không bao giờ được, vì bản chất của nó không phải là gạo.  Đem tâm dâm mà cầu diệu quả Phật, thì dù được diệu ngộ cũng chỉ để tưới tẩm thêm cho dâm căn, cũng phải chịu luân chuyển trong sanh tử. Thì đâu còn đường nào thoát khỏi tam đồ để chứng quả vị Niết Bàn ư? Chỉ một pháp này, trước hết là giữ thân không làm, kế đến là buộc tâm không khởi. Cho nên nói “ phải đoạn sạch dâm cơ nơi thân tâm, như thế mới hy vọng thành tựu quả Bồ Đề của Phật. Bằng như không tha thiết ghi lòng tạc dạ thì nhất định thành ma thuyết.

–  Giới bất sát, chia làm sáu.

_ Hiển bày chung về lợi ích của người trì.

A nan, nếu các chúng sanh trong sáu đường nơi các thế giới, tâm không thích sát sanh thì sẽ không còn tùy thuộc vào sanh tử tương tục.

_ Nói rõ lỗi lầm do không trì giới.

Ông nay muốn tu tam muội cốt để ra khỏi trần lao. Nhưng nếu không trừ bỏ tâm sát sinh, thì làm sao thoát khỏi được. Dù cho đa trí hay thiền định hiện tiền, nhưng tâm sát không trừ sạch nhất định phải lạc vào thần đạo. thượng phẩm thì làm đại lực quỷ, trung phẩm làm phi hành dạ xoa, các loài quỷ soái. Hạ phẩm làm địa hành la sát. Các quỷ thần này đều có đồ chúng, đều nói đã thành vô thượng đạo.

Sau khi ta diệt độ, trong thời mạt pháp sẽ có nhiều loại quỷ thần như thế xí thạnh ở nhân gian, nói phải ăn thịt mới được đạo bồ đề.

Này A nan! Trước đây ta có cho tỳ kheo ăn ngũ tịnh nhục, nhưng những thứ thịt đó ta dùng thần lực để hóa sanh, không có mạng căn. Vì đất đai nơi địa phương mà bà la môn các ông đang ở quá ẩm thấp, nhiều sỏi đá, không thể trồng sau cỏ. Ta vì lòng đại bi, dùng thần lực để gia hộ. tức vì lòng đại từ bi mà giả gọi đó là thịt, cho các ông ăn. Vậy lẽ nào sau khi ta diệt độ, các ông vẫn mặc tình ăn thịt chúng sanh mà lại tự xưng là Thích Tử.

Các ông phải biết, người nào còn ăn thịt, dẫu tâm khai thì chỉ in tuồng được tam ma địa, vì sự thật chỉ thành đại la sát. Khi báo thân này chấm dứt, phải chìm trong bể khổ sanh tử, không phải đệ tử Phật. những người như thế, thường giết nhau nuốt nhau, ăn nhau không dứt. Vậy người này làm sao ra khỏi ba cõi?

_ Phật dạy hãy hành trì theo giáo pháp.

Ông phải dạy cho người đời sau muốn tu tam ma địa, trước hết phải đoạn trừ sát sanh. Đó là lời khuyên dạy thanh tịnh về nghĩa quyết định thứ hai của Phật Thế Tôn.

_ Nói rõ sự được mất của việc trì phàm.

Thế nên A nan! Nếu không đoạn trừ sát sanh mà tu thiền định, thì giống như người kia bịt kín tai mình rồi hét thật to, nhưng lại muốn mọi người đừng nghe mình hét. Những hạng người như thế, đúng là càng muốn dấu thì càng bày ra. Các tỳ kheo thanh tịnh và chư vị Bồ tát, khi đi trên những con đường nhỏ hẹp, họ còn không dám dẫm lên cỏ sống, huống dùng tay nhổ? vậy sao nói đại bi mà còn dùng máu thịt của chúng sanh để nuôi thân mình? Nếu các tỳ kheo, không mặc tơ lụa nhiễu gấm của Đông Phương. Không mang dày dép, áo cừu áo lông của cõi này. Không uống sữa, lạc, đề hồ thì tỳ kheo này sau khi qua đời sẽ được giải thoát. Vì đã đền trả nợ xong nên không còn sanh trong ba cõi. Vì sao? Vì nếu chỉ dùng một phần thân của chúng sanh, tức đã tạo duyên cho nó. Như loài người vì ăn trăm thứ lúa đậu trong đất, nên chân không rời đất được.

_ Lấy việc quyết định đoạn trừ làm chân nhân.

Vậy đối với toàn thân hay chỉ một phần thân của chúng sanh, cũng không cho thân tâm mình được ăn, được mặc. Ai làm được vậy, ta nói người đó sẽ được giải thoát.

_ Ấn định bằng thật tướng.

Như lời ta nói tức là Phật nói, không nói như thế tức là ma Ba Tuần.

Nghị rằng: Nghĩa quyết định qua lời răn thứ hai là không được sát sanh. Người tu thiền định nếu không trừ tâm sát thì nhất định sẽ đọa vào các loài quỷ thần, la sát. Vì những loài này chuyên lộng hành với sát nghiệp. Nay vì tập khí sát hại kia bị chiêu cảm quả báo nên làm những loài này. Trong luật, Phật cho phép tỳ kheo ăn ngũ tịnh nhục. Nghĩa là những loài thú kia tự chết, hoặc mình không thấy giết, không nghe sát sanh, cũng không phải giết vì minh thì được ăn. Những tỳ kheo sau này buông lung tự giết lấy thịt tươi sống mà ăn, nên phật mới ngăn cấm. huống chi ngũ tịnh nhục là do thần lực của Phật hóa ra, vốn không phải mạng sống thì còn khả dĩ. Nay thật sự ăn máu thịt thì còn gì là từ bi nữa ư? Loài la sát phi hành mà ăn thịt sinh vật, ý nói tâm sát của chúng rất dữ tợn. Bởi sát sanh thì oan trái tương khiên, vậy làm sao thoát khỏi sanh tử được? thế nên người tu thiền phải lấy việc đoạn trừ sát sanh làm tiên yếu. Vì nếu mặc vào thân mình tức là đã tạo duyên với nó, huống nữa là ăn thịt ư? Cho nên Phật dạy hãy để thân tâm đừng mặc, đừng ăn. Đó mới là người chân thật giải thoát, trái với đây chính là Ma Ba Tuần thuyết vậy.

–  Giới không trộm cắp. chia làm sáu.

_ Hiển bày chung lợi ích của người trì giới.

A nan, nếu chúng sanh trong sáu đường của thế giới này không có tâm trộm cắp, thì sẽ không theo dòng sanh tử tương tục.

_ Nói rõ lỗi lầm của việc không trì giới.

Nay ông tu tam muội là muốn ra khỏi trần lao. Nhưng nếu không trừ tâm trộm cắp thì làm sao thoát được? vì dù có được đa trí hay thiền định hiện tiền, nhưng không đoạn sạch tâm trộm cắp thì sẽ rơi vào đường tà. Thượng phẩm làm tinh linh, trung phẩm làm yêu mị, hạ phẩm làm làm người có tánh tà vạy, thường bị các loài ma mị nhập vào. Các loại tà đạo đây cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều tự nói đã thành vô thượng đạo.

Sau khi ta diệt độ, trong thời mạt pháp sẽ có rất nhiều loại yêu tà này, xí thạnh trong thế gian. Tánh tình rất giả dối, điêu ngoa gian trá nhưng thường tự xưng mình là thiện tri thức. Lại nói đã được pháp thượng nhơn để huyễn hoặc những người vô trí. Khủng bố khiến họ quên mất bản tâm. Hễ những nơi nào có những loài này đi qua, nơi đó có nhiều người tán gia bại sản.

Ta thường dạy các tỳ kheo phải khất thực mà sống. nhờ vậy mà trừ bỏ được lòng tham để thành đạo bồ đề. Các hàng tỳ kheo không được tự nấu ăn, gởi kiếp sống thừa nương tạm nơi tam giới, chứng tỏ hết đời này không còn sanh trở lại. Còn những kẻ giặc cướp kia, sao lại mượn pháp phục của đạo ta để buôn bán Như Lai, tạo nhiều nghiệp chướng rồi nói đó là Phật Pháp, trở lại khinh chê người xuất gia, nói giới cụ túc của Tỳ Kheo là Tiểu Thừa. khiến tất cả chúng sanh sanh khởi nghi ngờ mà đọa trong vô gián địa ngục.

Sau khi ta diệt độ, có tỳ kheo nào quyết định phát tâm tu tam ma đề, hãy ở trước hình tượng Như Lai, đích thân thắp một ngọn đèn, đốt một lóng tay hay đốt một liều hương trên thân. Ta nói người đó sẽ trả hết mọi nợ nần từ vô thủy, sẽ bái dài thế gian vì đã vĩnh viễn thoát khỏi các nghiệp hữu lậu. Vì ngay lúc đó, dù chưa phát minh con đường vô thượng giác, nhưng đối với pháp của Ta, người đó đã có tâm quyết định. Và nếu không nhờ nhân duyên xả chút thân phần này, dẫu có thành tựu được vô vi, cũng phải sanh lại làm người để đền trả nợ trước, như chuyện ta ăn lúa ngựa không khác.

_ Phật bảo nên hành trì y theo lời dạy.

Khi ông dạy người tu tam ma địa, phải khiến họ trước hết đoạn sạch tâm trộm cắp. Đó chính là lời chỉ dạy thanh tịnh về nghĩa quyết định thứ ba của Phật Thế Tôn.

_ Nói rõ về sự được mất trong việc trì phạm.

Thế nên A nan! Nếu không đoạn tâm trộm cắp mà tu thiền định, thì như người dùng chén thủng mà muốn múc cho được một chén nước đầy, dẫu trải qua nhiều kiếp như vi trần, cũng không sao đầy được. nếu khi Tỳ Kheo có dư y bát, dù dư chút ít cũng không được cất chứa. Khi khất thực có dư cũng phải đem cho chúng sanh đang đói. Nếu lúc đại hội nhóm họp, chắp tay lễ người mà bị người thóa mạ hãy xem như lời khen ngợi.

_ Lấy việc quyết đoạn trừ làm chơn nhân.

Quyết tự xả bỏ thân tâm, tập đem cái thân máu thịt này cung cấp cho chúng sanh. Không được thâu bồi pháp bất liễu nghĩa của Như Lai đã nói tạo thành kiến giải của riêng mình, hòng mê hoặc những người mới học. Ai làm được vậy ta đoán chắc người đó được chơn Tam Muội.

_ Ấn chứng bằng thật tướng.                                                       

Như những gì ta nói là Phật nói, không nói như thế tức là ma Ba Tuần nói.

Nghị rằng: Đây là nghĩa quyết định trong lời răn thứ ba, không được trộm cắp. Chữ trộm ở đây không có nghĩa là trộm của trộm cắp mà chính là tâm trộm. Nghĩa là tham cầu thí lợi, ngấm ngầm gian trá, giả hiện mình là người có đức, tự cho mình là thiện tri thức. Lấy nhiều của cải, hoặc lừa bịp mà lấy, nó cũng giống như lấy trộm, vì tất cả đều phải đền trả. Cho nên phật dạy chúng tỳ kheo phải khất thực đúng pháp nhằm xả bỏ tâm tham. Bởi vì khi chưa đạt được ngũ uẩn hư giả nên nhận nhiều của cải để nuôi dưỡng thân mạng, thì chính là người không có đạo đức, là kẻ mượn pháp phục của Phật để buôn bán Như Lai. Vì đối với của tín thí khó tiêu nên nhất định phải đền trả nợ nần trong nhiều kiếp, do vậy mà khó thoát khỏi sanh tử. Phật dạy các tỳ kheo phải đốt đèn hoặc đốt ngón tay để xả bỏ thân chánh báo mong trả bớt nợ ngoài thân, bởi lẽ khi mượn một chút mà đến lúc trả phải gấp bội. Như lúc Phật ở nước Tỳ Lan ăn lúa ngựa ba tháng. Vì đời trước chê mắng tỳ kheo chỉ đáng ăn lúa ngựa, cho nên nay phải trả báo này. Một lời nói ác còn phải trả huống chi tham lam thật nhiều, vì như vậy thì khó thoát khỏi cảnh đền nợ cho người. nghiệp quả đời trước kéo theo mãi chính là cưỡng đoạt trên máu thịt chúng sanh, rồi khởi tâm tham sát. Đó chính là vọng lấy của cải của chúng sanh, khởi tâm trộm tham nên nói chung là trộm cắp, đó cũng chính là cách làm tăng thêm nghiệp quả sanh tử. Nếu không đoạn trừ hành vi trộm cắp, thì dù có lấy nước định rưới vào tâm phá giới cũng giống như chén lủng không bao giờ đầy được. Cho đến những loại như y bát dư cũng không được cất chứa. bằng như khất thực còn thừa thì hãy bố thí cho ngạ quỷ, súc sanh. Đó là chỗ tột cùng của tâm không tham vậy. nếu bị chưởi mắng mà vẫn xem như lời tán thán đó chính là chỗ tột cùng của vô ngã vậy. tâm không khởi sân, thân không trả thù, đó là đạt đến chỗ thân tâm đều xả. hơn nữa hãy xem thân máu thịt của mình như chúng sanh vậy. Bình đẳng như nhau, huống chi vật ngoài thân ư. Người chẳng đắc chơn tam muội thì không thể quán đến mức sâu nhiệm như vậy. Mà ngược lại đó chính là Ma Ba tuần nói.

–  Giới không nói vọng ngữ. chia làm sáu.

_Hiển bày chung lợi ích của người trì giới.

A nan, nếu chúng sanh trong sáu đường nơi thế giới này, trong thân tâm không có sát sanh, dâm dục, trộm cắp. Tức ba hạnh đó đã viên mãn.

_ Nói rõ lỗi lầm của việc không trì giới.                  

Nhưng nếu lại phạm đại vọng ngữ thì tam ma địa vẫn không thanh tịnh. vì sẽ thành con ma ái kiến, sẽ đánh mất hạt giống Như Lai. Đại vọng ngữ chính là chưa được mà nói đã được, chưa chứng mà cho đã chứng. Như muốn chúng sanh trong thế gian tôn vinh mình là đệ nhất, nên đã nói với mọi người rằng: Ta nay đã đắc quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật Thừa, Tam Hiền Hay Bồ Tát Thập Địa, để mong chúng sanh lễ kính, ham nhận sự cúng dường của họ. Đó chính là nhất điên ca, đã tiêu diệt chủng tử Phật. chẳng khác nào một người dùng dao chặt cây Đa La.

Phật nói người ấy mất hẳn căn lành, vì không còn chánh tri kiến nên sẽ chìm đắm trong ba biển khổ, không sao thành tựu tam muội.

Nên sau khi ta diệt độ, ta bảo các hàng bồ tát và a la hán, ứng thân sanh trong đời mạt pháp dưới nhiều hình tướng để cứu độ những người đang bị trầm luân. như làm sa môn, bạch y, cư sĩ, thường dân, vua chúa, tể quan, đồng nam, đồng nữ. thậm chí còn làm cả dâm nữ, quả phụ, những kẻ dối gian, trộm cướp, kẻ hàng thịt, người buôn bán để đồng sự với tất cả chúng sanh mà thường xưng tán Phật thừa, khiến thân tâm của chúng sanh đều được nhập tam ma địa. nhưng không bao giờ nói ta là bồ tát, là A la hán, không khinh xuất nói với người chưa học, làm tiết lộ mật nhân của Phật. chỉ khi mạng chung mới âm thầm để lại lời di chúc, vậy mà kẻ kia sao dám hoặc loạn chúng sanh để thành tội đại vọng ngữ?

_ Phật dạy hãy y giáo hành trì.

Khi ông dạy người tu tam ma địa, hãy khiến họ trước hết đoạn hẳn đại vọng ngữ. Đó chính là lợi dạy thanh tịnh về nghĩa quyết định thứ tư của Phật Thế Tôn.

_ Nói rõ sự được mất trong việc trì phạm.

Thế nên A nan, nếu không đoạn tâm vọng ngữ, sẽ như kẻ kia đã dùng phân người mà muốn nặn thành hình thơm chiên đàn, việc này không thể được. ta dạy các tỳ kheo trực tâm là đạo tràng. Tức trong bốn oai nghi, trong mỗi hành động đều không được hư dối. nhưng sao có người lại dám tự xưng ta đã được pháp thượng nhơn? Ví như người hèn mạt mà tự xưng mình là đế vương, để chuốc lấy họa tru di. Huống là ngôi vị pháp vương, cớ sao bày điều hư vọng? vì nhơn địa không chơn nên phải chuốc quả quanh co, lại còn mong cầu được Phật bồ đề. Giống như người dùng miệng cắn rốn, thì sao làm được。

_ Lấy việc quyết đoạn làm chơn nhân.

Nếu các tỳ kheo giữ tâm thẳng như dây đàn, trong tất cả thời đều luôn luôn chân thật, thì khi nhập Tam ma địa, vĩnh viễn không có ma sự. Ta ấn khả người đó sẽ được thành tựu Bồ Tát vô thượng tri giác.

_ Lấy thật tướng để ấn định.

Như lời ta nói tức Phật nói, không nói như thế tức ma Ba tuần nói.

Nghị rằng: Đây là nghĩa quyết định trong lời răn thứ tư nói về giới không được vọng ngữ. Nghiệp vọng ngữ này do tham si mạn dấy khởi, vì tham cầu danh dự lợi dưỡng của thế nhân nên tạo nghiệp đại vọng ngữ. Nghĩa là chưa chứng mà cho đã chứng, chưa đắc mà cho đã đắc, tự xưng là mình đã đắc thánh quả của Tam Thừa. Do tâm ngu si này mà khởi tăng thượng mạng, nên gọi đó là ái kiến ma vậy. Mà ở đây nói về Nhất Điên Ca chính là người đoạn mất căn lành. Bọn này đã tiêu diệt giống Phật, chìm đắm trong biển tam đồ, không thành tam muội. Thế nên, phật dùng tứ nhiếp pháp hiện thân cùng loại để giáo hóa chúng sanh, chẳng màng đến sự cúng dường. Dù cho là bậc chân thánh cũng không tự tiết lộ, trái với mật nhân của Phật. Chỉ khi lâm chung mới âm thầm để lại lời di chúc. Vậy mà kẻ kia sao lại dám hoặc loạn chúng sanh để thành tội đại vọng ngữ. Cho nên Phật bảo A nan khi dạy người tu thiền định phải chấm dứt tâm vọng ngữ, thì mới có thể chứng nhập tam ma địa, bằng không thì cũng như nặn phân người làm hình Chiên đàn chỉ tăng thêm mùi hôi thối mà thôi. Trực tâm chính là tâm không luống dối, vốn không có thật đức mà vọng xưng là được pháp thượng nhơn, đây là tâm luống đối cùng cực vậy. Nói dùng miệng cắn rốn là không bao giờ được. Tâm thẳng như dây đàn thì mãi mãi không có tướng cong vạy, đó chính là nền tảng để nhập đạo, đồng thời vĩnh viễn xa lìa ma sự. Những lời Phật ấn khả, nếu trái với lời chân thật thì chính là do ma Ba Tuần nói. Trong giới phẩm của Phạm Võng, mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh nhiếp hết tất cả danh làm tánh giới. Tức là lấy chủng tử Phật tánh để quán tất cả, còn kinh này lấy việc chơn tu cốt đoạn căn bản sanh tử, cho sát, đạo, dâm, vọng là tánh nghiệp. Cho nên trước tiên đoạn bốn nghiệp này là giới căn bản. Nếu ai giữ trọn bốn giới này thì tất cả các giới chi mạt vĩnh viễn không bao giờ hiện khởi. Từ đó đủ biết bốn giới này đã nhiếp hết các phẩm của phạm võng. Mà ba thiên và năm tụ cũng được thâu trọn ở trong bốn giới này.

Đoạn trên Phật dạy trì bốn giới căn bản để ngăn chặn, đoạn trừ hai thứ vô minh phát nghiệp và nhuận sanh xong.

Hết Quyển Sáu.

Ghi chú: các quyển sau còn thiếu.