PHẬT NÓI KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI
_QUYỂN HẠ_

Hán dịch: Đời Hậu Tần_Nước Quy Tư (Kucina)_ Tam Tạng CƯU MA LA THẬP (Kumāra-jīva)
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Bấy giờ, Xá Lợi Phất (Śāriputra) bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thật chưa từng có! Nay nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama-samādhi) mà Ác Ma  (Mārapāpīmat: Ma Ba Tuần) đó chẳng đến gây nhiễu loạn”.

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Ông muốn thấy việc suy não của Ma không?”

“Dạ thưa! Con muốn thấy”.

Khi ấy, Đức Phật phóng ánh sáng của tướng Đại Nhân (Mahā-puruṣa-lakṣaṇa) từ Bạch Hào (Ūrṇa: sợi lông trắng xoáy vòng theo bên phải) ở tam tinh thời tất cả chúng hội đều thấy Ác Ma  bị năm sự cột trói (Pañca-bandhana-baddha) mà chẳng thể tự giải.

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Ông có thấy Ác Ma bị năm sự cột trói chăng?”

“Dạ thưa! Con đã thấy. Ác Ma  này bị sự cột trói của ai?”

Đức Phật nói: “Đó là sức uy thần (Adhiṣṭhāna-bala) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Tại nơi cõi Phật nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, các Ma trong chỗ ấy muốn dùng tâm ác (Praduṣṭa-citta) gây sự chướng ngại. Do Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cùng với sức uy thần của chư Phật  cho nên các Ác Ma ấy đều tự thấy thân bị năm sự cột trói (Pañca-bandhana).

Này Xá Lợi Phất! Tại nơi chốn đã nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hoặc Ta đang hiện tiền, hoặc sau khi Ta diệt độ (Parinirvāṇa). Trong đó hết thảy các Ma, Ma dân với nhóm người khác ôm mang tâm ác…Dùng sức uy thần của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cho nên đều bị năm sự cột trói”.

Bấy giờ, trong Hội: hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà …bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng con đối với Tam Muội này, tâm không có nghi (Saṃśaya), chẳng bị chướng ngại (Antarāya). Chúng con chẳng muốn thân này bị năm sự cột trói.

Thế Tôn! Chúng con cung kính Tam Muội này cho nên đều sẽ đi đến hộ giúp người nói Pháp (Dharma-bhāṇaka) đó, đối với Tam Muội (Samādhi) đó sinh tưởng như Đức Thế Tôn (Bhagavat)”.

Đức Phật bảo các Trời (Deva), Rồng (Nāga), Thần (Devatā): “Ông dùng điều đó cho nên đối với mười hai Kiến Phộc (Dva-daśa-dṛṣṭi-gata-bandhana: sự cột buộc của 12 loại Kiến) để được giải thoát.

Nhóm nào là mười hai?

_ Sự cột buộc của Ngã Kiến (Ātma-dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Chúng Sinh Kiến (Sattva dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Thọ Mệnh Kiến (Jīva- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Nhân Kiến (Pudgala- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Đoạn Kiến (Uccheda- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Thường Kiến (Śāśvata- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Ngã Tác Kiến (Ātma-graha- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Ngã Sở Kiến (Ātmīya-graha- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Hữu Kiến (Bhava- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Vô Kiến (Vibhava- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Thử Bỉ Kiến (Satkāya- dṛṣṭi)

_ Sự cột buộc của Chư Pháp Kiến (Sarva-dharma- dṛṣṭi)

Đấy là mười hai. Các ông nên biết, nếu có chúng sinh ở trong Phật Pháp khởi tâm sân hận (Dveṣa) muốn hủy hoại (Nivartitum) đều do trụ ở mười hai Kiến Phộc (sự cột buộc của 12 loại Kiến) này. Nếu người Tín Giải (Adhimukti: y theo lời nói mà được sự hiểu biết thù thắng) tùy thuận (Anuvartanā) chẳng nghịch nơi mười hai Kiến Phộc này sẽ được giải thoát (Adhimucyate)

Lúc đó, Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Ác Ma ở ngày nay có được nghe nói tên của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này không?”

Đức Phật nói: “Cũng được nghe. Do bị cột trói cho nên chẳng thể đến được”.

Xá Lợi Phất nói: “Vì sao Đức Như Lai chẳng dùng Thần Lực khiến cho Ma chẳng được nghe nói tên gọi của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội ?”

Đức Phật nói: “Ngưng ngay(Tiṣṭha)! Đừng nói lời này! Giả sử lửa lớn (Mahāgni) tràn đầy trong hằng hà sa đẳng Thế Giới (Gaṅgā-nadī-valukopama lokadhātu), vì nghe nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này, sẽ theo đó vượt qua được. Tại sao thế? Nếu người chỉ nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Ta nói người này được thiện lợi (Lābha) thù thắng lớn, được bốn Thiền (Catvāri-dhyānāni), sinh vào bốn cõi Phạm (Brhama-vihāra).

Này Xá Lợi Phất! Nếu khiến cho Ác Ma ngày nay được nghe nói tên gọi của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Do nhân duyên (Hetu-pratyaya) này sẽ được ra khỏi (Samati-krāntum) tất cả việc Ma (Mara-karman). Nếu kẻ do bị cột trói mà được nghe cũng sẽ ở mười hai Kiến Phộc này mà được giải thoát.

Chính vì thế cho nên Xá Lợi Phất! Người ác tà kiến nhập vào lưới Ma (Mārajāla praviṣṭa) còn nên nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này huống chi là kẻ có tâm trong sạch (Prasanna-citta) vui vẻ muốn nghe”.

Bấy giờ trong Hội có một vị Bồ Tát tên là Ma Giới Hành Bất Ô (Māragocarānupalipta) bạch Phật rằng: “Dạ vâng! Bạch Đức Thế Tôn! Nay con sẽ hiện ở trong cõi Ma (Māra-dhātu: Ma giới) dùng sức Thần tự tại (Vikurvaṇa-bala)  khiến cho Ma được trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”.

Đức Phật nói: “Tùy theo ý của ông”.

Thời Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát liền ở trong Hội, đột nhiên chẳng hiện. Hiện ra ở cung Ma (Māra-bhavana), nói với Ác Ma rằng: “Ngươi còn chưa nghe Đức Phật nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, vô lượng chúng sinh đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttara-samyaksaṃbodhi-citta) ra khỏi cảnh giới (Gocara) của ngươi, cũng đều sẽ lại độ thoát người khác ra khỏi cảnh giới của ngươi”.

Ma liền báo rằng: “Tôi nghe Đức Phật nói tên gọi của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Do bị năm sự cột trói (Pañca-bandhana-baddha) nên chẳng thể đến được. Năm sự cột trói ấy là: bị cột buộc ở hai bàn tay, hai bàn chân với cái đầu” .

Lại hỏi Ác Ma: “Ai cột trói ngươi?”

Ma liền đáp rằng: “Tôi ưa phát tâm muốn đến gây hoại loạn người nghe nhận Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, liền bị năm sự cột trói. Tôi lại nghĩ rằng: “Chư Phật Bồ Tát có uy đức (Anubhāva) lớn, khó thể gây hoại loạn, nếu Ta đi đến, hoặc sẽ tự hoại chẳng như tự trụ ở cung điện này”. Tác niệm đó xong liền ở năm sự cột trói mà được giải thoát (Mukta)”

Bồ Tát đáp rằng: “Như vậy tất cả phàm phu (Bāla-pṛthag-jana) nhớ tưởng (Saṃjñā) phân biệt (Vikalpa), điên đảo (Viparyāsa) nhận lấy tướng (Nimīttograhaṇa) vì thế cho nên có sự trói buộc (baddha). Động niệm (Iñjita) hý luận (Manyanā: hư vọng, nghi ngờ, vọng tưởng) cho nên có sự trói buộc. Thấy (Dṛṣṭi), nghe (Śruta), hiểu (Mata), biết (Vijñatā) cho nên có sự trói buộc. Trong đây thật không có sự cột buộc (Baddha), sự cởi bỏ (Mukta). Tại sao thế? Vì các Pháp không có cột trói, vốn giải thoát (Svabhāvena mukta). Các Pháp không có cởi bỏ vốn không có trói buộc. Tướng thường giải thoát (Nitya-vimukti-lakṣaṇa), không có ngu si. Đức Như Lai dùng Pháp Môn (Dharma-mukha) này nói Pháp. Nếu có chúng sinh được biết nghĩa này, muốn cầu Giải Thoát thì tâm nên siêng năng tinh tiến, liền ở các sự trói buộc mà được giải thoát”

Thời trong Ma Chúng có bảy trăm Thiên Nữ (Deva-kanyā) đem hương (Gandha) hoa (Puṣpa), hương bột (Cūrṇa), hương xoa bôi (Vilepana) với Anh Lạc (Muktāhāra) của cõi Trời (Devya) rải lên Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát rồi nói rằng:

“Vào lúc nào thời con ở cõi Ma mà được giải thoát (Mukta)?”

Bồ Tát bảo rằng: “Các ngươi nếu chẳng hoại sự cột trói của Ma (Mārabandhana: Ma phộc), tức được giải thoát. Thế nào gọi là sự cột trói của Ma? Ấy là sáu mươi hai Kiến. Nếu người chẳng hoại các Kiến (Dṛṣṭi-gata) này, tức ở sự cột trói của Ma mà được giải thoát”.

Thiên Nữ lại nói: “Vì sao gọi là chẳng hoại các Kiến mà được giải thoát?”

Đáp rằng: “Các Kiến vốn không có chỗ theo đến, đi không có chỗ đến. Nếu biết tướng không có đi, đến (Anāgama-nirgama) của các Kiến, tức ở sự cột trói của Ma mà được giải thoát. Các Kiến chẳng phải có, chẳng phải không có. Nếu chẳng phân biệt (Bhāva) không (Abhāva),  tức ở sự cột trói của Ma mà được giải thoát. Nếu không có chỗ thấy, đó là Chính Kiến (Samyg-dṛṣṭi). Chính Kiến như vậy không có chính (Samyak), không có (Mithyā). Nếu Pháp không có chính, không có Tà, không có tạo tác (Kāraka), không có thọ nhận (Vedaka), tức ở sự cột trói của Ma mà được giải thoát. Các Kiến đó chẳng phải bên trong (Adhyātmam), chẳng phải bên ngoài (Bahirdhā), cũng chẳng phải khoảng giữa (Antarā). Như vậy các Kiến cũng chẳng nhớ niệm, tức ở sự cột trói của Ma mà được giải thoát”.

Bảy trăm Thiên Nữ nghe nói Pháp này liền được Thuận Nhẫn (Anulomikīkṣānti), rồi nói rằng: “Chúng con cũng sẽ ở trong cõi Ma (Māra-gocara), hành không có nhiễm ô (Anupalipta), độ thoát tất cả sự cột trói của Ma (Māra-baddha)” .

Bấy giờ, Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát nói với Ác Ma rằng: “Các quyến thuộc (Bhṛtyā: nô tỳ) của ngươi đã phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Ngươi làm việc gì?”

Ác Ma đáp rằng: “Tôi bị năm sự cột trói, chẳng biết việc làm”

Bồ Tát đáp rằng: “Ngươi phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề sẽ theo sự cột buộc này mà được giải thoát”.

Thời các Thiên Nữ thương lo (Anukaṃpa) cho Ma nên đều nói rẳng: “Có thể phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Đừng ở chỗ an ổn (Kṣema) mà sinh tưởng sợ hãi (Bhaya). Đừng ở trong niềm vui (Sukha) mà sinh tưởng khổ (Duḥkha).

Đừng ở chỗ giải thoát (Mukti) mà sinh tưởng trói buộc (Bandhana)”

Khi ấy, Ác Ma sinh Tâm quanh co mà nói rằng: “Nếu ngươi buông lìa (Visarjatha) Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) thì Ta sẽ phát Tâm”.

Thời các Thiên Nữ dùng sức phương tiện (Upāya-bala), rồi nói với Ma rằng: “Chúng tôi đều đã buông lìa Tâm này. Ông liền có thể phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Nếu một Bồ Tát phát Tâm Bồ Đề thì tất cả Bồ Tát cũng đồng với Tâm đó. Tại sao thế  Vì Tâm không có sai biệt (Nirviśiṣṭa), đối với tâm của các chúng sinh đều bình đẳng (Sama)”

Khi đó Ác Ma nói với Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát rằng: “Nay tôi sẽ phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Do căn lành (Kuśala-mūla) đó khiến cho tôi cởi được sự cột trói”

Nói lời này xong, liền tự thấy thân từ sự cột buộc được giải bỏ. Thời Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát dùng sức Thần Thông (Ṛddhi-bala) phóng ánh sáng lớn (Mahāprabhā), hiện thân trong sạch màu nhiệm (Praniṣpanna-kāya: thân kỳ diệu) chiếu nơi cung Ma (Māra-bhavana). Ma tự thấy thân không có uy quang (Dhyāmī-kṛta: bị che khuất không có ánh sáng chiếu soi) giống như đống mực (Maṣi-rāśi-sadṛśa).

Thời trong Ma Chúng, hai trăm Thiên Nữ dính sâu vào sự dâm dục (Kāmarāgātisakta) nhìn thấy thân sắc đoan chính (Rūpa-saṃpad) của Bồ Tát này liền khởi nhiễm ái (Saṃrakta) đều nói lời này: “Nếu người này có thể cho tôi theo phụng sự.

Chúng tôi đều sẽ tùy thuận sự dạy bảo”.

Thời Bồ Tát này biết các Thiên Nữ có Túc Duyên (Pūrva-pratyaya: bản duyên) đáng độ. Tức thời hóa làm (Abhinirmita) hai trăm vị Thiên Tử với sắc mạo đoan nghiêm như thân không khác. Lại làm hai trăm đài báu (Kuṭāgāra: lầu gác) liên tiếp ở chỗ trống, hơn hẳn cung quán của Ma. Các Thiên Nữ đó đều tự thấy thân ở tại Đài báu này, mỗi mỗi đều ở vị trí của mình, cùng với Bồ Tát này chung nhau vui đùa. Ước nguyện (Āśaya) được thỏa mãn (Paripūrṇa) thì ý dâm dục (kāma-rāga) liền dứt, đều sinh tâm sâu xa (Adhyāśaya) yêu kính Bồ Tát. Tức thời Bồ Tát tùy theo chỗ thích ứng (Yathā-pratyarham) của họ mà nói Pháp, đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Thời Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát nói với Ác Ma rằng: “Ngươi có thể đến gặp Đức Phật”.

Ma tác niệm này: “Sự cột trói của Ta đã được cởi bỏ. Ta sẽ đến chỗ của Đức Phật gây hoại loạn nói Pháp”.

Bấy giờ, Ác Ma với quyến thuộc vây quanh đi đến chỗ của Đức Phật rồi bạch rằng: “Thế Tôn! Đừng nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó. Tại sao thế? Vì nói Tam Muội đó thì thân của con tức thời bị năm sự cột trói. Nguyện xin Đức Như Lai nên nói việc khác”.

Thời Kiên Ý Bồ Tát nói với Ác Ma rằng: “Ai cởi bỏ sự cột trói cho ông?”

Đáp rằng: “Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát cởi bỏ sự cột trói cho tôi”.

“Ông hứa việc gì mà được cởi trói ?”

Ma nói: “Tôi hứa phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề”.

Bấy giờ Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát: “Nay Ác Ma đó vì muốn cởi trói nên phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) chứ chẳng phải là ý trong sạch (Adhyāśaya: tâm trong sạch của bậc Thánh)

Như vậy Kiên Ý! Sau khi Ta diệt độ, năm trăm năm sau phần nhiều có Tỳ Kheo vì lợi dưỡng (Lābha) cho nên phát Tâm Bồ Đề chứ chẳng phải là ý trong sạch.

Này Kiên Ý! Ông quán thế lực (Sthāma) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, uy thần (Adhiṣṭhāna) của Phật Pháp (Buddha-dharma). Các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đó dùng Tâm hời hợt đùa giỡn (Vidaṃbana), Tâm lợi dưỡng (Lābha-kāma: ham muốn lợi dưỡng) tùy đuổi theo tâm của kẻ khác (Parānuparivartana)… nghe Tam Muội (Samādhi) đó mà phát Tâm Bồ Đề. Ta đều biết Tâm này cùng với Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề được làm Nhân Duyên (Hetu-pratyaya). Huống chi nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó, hay dùng Tâm trong sạch (Adyāśaya) phát A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Nên biết người này ở trong Phật Pháp (Buddha-dharma) đã được định (Niyata: quyết định) xong”.

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay Ác Ma này nghe nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, vì muốn được cởi trói cho nên phát Tâm Bồ Đề thời cũng được đầy đủ (Paripūrṇa) nhân duyên của Phật Pháp ư ?”

Đức Phật nói: “Như ông đã nói. Ác Ma do Nhân Duyên Phước Đức của Tam Muội đó với nhân duyên phát Tâm Bồ Đề cho nên ở đời vị lai (Anāgate-adhvani) được buông bỏ (Vyantīkartum) tất cả việc Ma (Māra-karma), hạnh của Ma (Māra-caryā), tâm quanh co của Ma (Māra-śāṭhya: tâm lừa dối của Ma), việc suy não của Ma (Māra-māyā: việc huyễn hoặc của Ma). Từ nay về sau (Adyāgreṇa), dần dần (Krameṇa: theo thứ tự) sẽ được sức của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, thành tựu Phật Đạo”.

Kiên Ý Bồ Tát nói với Ác Ma rằng: “Nay Đức Như Lai (Tathāgata) cho ông được thọ ký (Vyākaraṇa)”.

Ma nói: “Này Thiện Nam Tử! Nay tôi chẳng dùng Tâm thanh tịnh (Adyāśaya) để phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Vì sao Đức Như Lai cho tôi được Thọ Ký?. Như Đức Phật nói rằng: “Từ Tâm (Citta) Nghiệp (Karman), từ Nghiệp có Báo (Vipāka)”. Tôi tự không có Tâm cầu Đạo Bồ Đề (Bodhi-mārga). Vì sao Đức Như Lai cho tôi được thọ ký?”

Thời Đức Phật muốn cắt đứt sự nghi ngờ của Chúng Hội nên bảo Kiên Ý rằng:

“Bồ Tát thọ ký. Phàm có bốn loại. Thế nào là bốn?

_ Có kẻ chưa phát tâm mà cho Thọ Ký (Anutpādita-bodhicitta-vyākaraṇa)

_ Có kẻ thích phát tâm mà cho Thọ Ký (Utpādita-bodhicitta-vyākaraṇa

_ Có kẻ kín đáo Thọ Ký (Raho-vyākaraṇa: Mật Thọ Ký)

_ Có kẻ được Vô Sinh Pháp Nhẫn hiện tiền thì cho Thọ Ký (Anutpattikiadharma-kṣāni-labdha-saṃmukha-vyākaraṇa)

Đấy gọi là bốn, chỉ có Như Lai hay biết việc này, tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật đều chẳng thể biết.

_ Này Kiên Ý! Thế nào gọi là Có kẻ chưa phát tâm mà cho Thọ Ký? Hoặc có chúng sinh đi đến năm nẻo (Pudgalaḥ pañcagatike saṃsāre: luân hồi trong 5 nẻo), hoặc tại Địa Ngục (Niraya), hoặc tại Súc Sinh (Tiryag-yona), hoặc tại Ngạ Quỷ (Preta), hoặc trên cõi Trời (Deva), hoặc tại nhân gian (Manuṣyana)… các căn mạnh bén (Tīkṣṇendriya), ưa thích (Adhimuktika) Pháp lớn (Udāra: tối thượng, thượng diệu, to lớn…). Đức Phật biết (Prajānati) người đó trải qua nhược can trăm ngàn vạn ức a tăng kỳ kiếp này sẽ phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Lại ở nhược can (số nhiều) trăm ngàn vạn ức a tăng kỳ kiếp hành Bồ Tát Đạo, cúng dường (Satkāra: cung kính, cúng dường)  nhược can trăm ngàn vạn ức na do tha Phật, giáo hóa (Paripācita) nhược can trăm ngàn vạn ức vô lượng chúng sinh khiến trụ Bồ Đề (Bodhi-pratiṣṭhāpanāya: được trụ ở Bồ Đế). Lại qua nhược can trăm ngàn vạn ức a tăng kỳ kiếp sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, có tên hiệu như vậy (Evaṃ-nāma), quốc độ (Buddha-kṣetra: cõi Phật) như vậy, số chúng Thanh Văn, thọ mệnh (Āyus) như vậy;  sau khi diệt độ (Parinivṛtta), Pháp (Saddharma: Chính Pháp) trụ số năm như vậy “

Đức Phật bảo Kiên Ý: “Như Lai thảy hay biết rõ việc này lại vượt qua điều đó.

Đấy gọi là chưa phát tâm mà cho Thọ Ký”.

Bấy giờ, Trưởng Lão (Āyuṣmān) Ma Ha Già Diệp (Mahā-kāśyapa) ở trước mặt Đức Phật bạch rằng: “Từ nay về sau, chúng con sẽ đối với tất cả chúng sinh, sinh tưởng như Đức Thế Tôn. Tại sao thế? Vì chúng con không có Trí Tuệ như vậy, chúng sinh của nhóm nào có căn Bồ Tát, chúng sinh của nhóm nào không có căn Bồ Tát.

Thế Tôn! Chúng con chẳng biết việc như vậy cho nên hoặc đối với chúng sinh, sinh tâm khinh mạn tức tự gây thương tích cho mình”

Đức Phật nói: “Lành thay! Lành thay! Già Diệp  mau chóng nói lời này. Do việc đó cho nên trong Kinh của Ta nói: “Người tức chẳng nên vọng đánh giá chúng sinh. Tại sao thế? Nếu vọng đánh giá chúng sinh khác, tức tự gây thương tích cho mình. Chỉ có Đức Như Lai mới đánh giá đúng chúng sinh cùng với đẳng nhóm của họ. Do nhân duyên đó, nếu các Thanh Văn với Bồ Tát khác đối với chúng sinh, nên tưởng như Đức Phật”. 

_Người thích phát Tâm xong được Thọ Ký. Hoặc tự có người từ lâu đã gieo trồng gốc Đức (Avaropita-kuśala-mūla), tu tập hạnh lành (Kṛta-carya), tâm siêng năng tinh tiến (Ārabdha-vīrya), các căn mạnh bén (Tīkṣṇendriya), ưa thích Pháp lớn (Udārādhimuktika), có Tâm Đại Bi (Mahā-kāruṇa-citta), vì khắp chúng sinh cầu Đạo giải thoát (Sattva-vimuktu-kāma). Người đó phát Tâm (Cittotpāda), liền trụ A Duy Việt Trí (Avaivartika: chẳng chuyển lùi), vào địa vị Bồ Tát (Avakrāntabodhisattva-niyāma), rơi hết định số (Niyati-patita), ra khỏi tám nạn .

Lúc người của nhóm như vậy thích phát Tâm thời chư Phật liền cho thọ nhận A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Ký, danh hiệu như vậy quốc độ như vậy, Thọ Mệnh như vậy. Người của nhóm như vậy, Như Lai biết Tâm mà cho thọ ký. Đấy gọi là phát Tâm liền cho Thọ Ký.

_Thọ Ký kín đáo (Mật Thọ Ký). Tự có Bồ Tát chưa được Thọ Ký mà thường siêng năng cầu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, vui bố thí mọi thứ (Nānāvidhadānādhimukta), vui bố thí tất cả, thọ nhận Pháp bền chắc, giữ gìn Giới chẳng buông bỏ, sâu xa phát trang nghiêm, có sức Đại Nhẫn (Mahā-kṣānti-bala) ngang bằng (Sama) chúng sinh trong tâm, siêng hành tinh tiến (Ārabdha-vīrya), cầu các Pháp lành (sarva-kuśala-dharma paryeṣita), thân (Kāya) tâm (Citta) chẳng lười biếng (Akusīda) như cứu cái đầu bị đốt cháy, hành niệm an ổn (Smṛti-saṃprajanya-kuśala: niệm Chính Trí hiền thiện), hay được bốn Thiền (Catvāri-dhyānāni), vui cầu Trí Tuệ (Prajñā-paryeṣta), Hành Bồ Đề (Bodhi) của Phật (Buddha), hành sáu Độ (Ṣaṭpāramitā) lâu xa, có tướng thành Phật (Buddha-lakṣaṇa: tướng của Phật)

Thời Bồ Tát khác, Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà… đều tác niệm là: “Như Bồ Tát này chuyên tâm tinh tiến, thật là hiếm có! Bao lâu sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề? Hiệu ấy thế nào? Quốc độ tên gì? Chúng Thanh Văn có nhiều ít thế nào?”

Đức Phật vì chặt đứt sự nghi ngờ (Saṃśaya-cchedana) của chúng sinh này mà cho Thọ Ký, khiến khắp Chúng Hội (sarvāvatī-parṣad) đều được nghe biết. Chỉ có riêng một mình Bồ Tát đó chẳng được nghe. Do Thần Lực (Adhiṣṭhāna-bala) của Đức Phật cho nên khiến tất cả Chúng biết Bồ Tát đó thành Phật với tên hiệu, quốc độ như vậy, chúng Thanh Văn có số nhiều ít như vậy, thời sự nghi ngờ của Chúng đều giải quyết xong, đối với Bồ Tát này, sinh tưởng như Đức Thế Tôn  mà Bồ Tát đó chẳng thể tự biết: “Ta được Thọ Ký, hay chưa được Thọ Ký”. Đấy là Bồ Tát được Thọ Ký kín đáo.

_Thọ Ký ngay trước mặt (Hiện Tiền Thọ Ký). Có Bồ Tát đã từ lâu gom chứa (saṃ-cita) căn lành (Kuśala-mūla), không có gì chẳng thấy được, thường tu Phạm Hạnh (Brahma-caryā), quán Vô Ngã (ānatman), Không (Śūnya). Nơi tất cả Pháp, được Vô Sinh Nhẫn (Anutpāda-kṣānti). Đức Phật biết người này đã đầy đủ hết (Saṃpanna) Công Đức (Puṇya) Trí Tuệ (Prajñā). Liền ở trong Đại Chúng: tất cả Trời, Người, Ma, Phạm, Sa Môn, Bà La Môn… Thọ Ký ngay trước mặt (Saṃmukha), nói lời này: “Này Thiện Nam Tử! Ông trải qua ngần ấy trăm ngàn vạn ức kiếp sẽ được thành Phật, tên hiệu như vậy, quốc độ như vậy, số chúng Thanh Văn, Thọ Mệnh như vậy”. Thời vô số tùy học người đó đều Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Người đó ở trước mặt Đức Phật được Thọ Ký xong thì thân bay lên hư không, cao khoảng bảy cây Ta La (Sapta-tāla-mātram)”

Này Kiên Ý! Đấy gọi là Hiện Tiền Thọ Ký thứ tư.

Khi ấy Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Nay trong Hội này còn có Bồ Tát nào do bốn việc này mà được Thọ Ký không ?”

Đức Phật đáp rằng: “Có”

_ “Bạch Đức Thế Tôn! Đó là ai ?”

Đức Phật nói:”Sư Tử Hống Vương Bồ Tát (Siṃha-nāda-nādin), Lạc Dục Cư Sĩ (Nanda-kāma) này là kẻ chưa phát Tâm mà được Thọ Ký. Vô số Bồ Tát thuộc Thế Giới ở Phương khác  của nhóm như vậy cũng chưa phát Tâm mà được Thọ Ký. Lại có Tịch Diệt Bồ Tát (Śāntimat), Đại Đức Pháp Vương Tử Bồ Tát (Bhadanta-kumārabhūta: Đại Đức Đồng Tử), Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát (Mañjuśrī-kumārabhūta: Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử), vô lượng các hàng Bồ Tát như vậy lúc thích phát Tâm liền cho Thọ Ký, đều trụ trong Địa A Duy Việt Trí (Avivartika-bhūmi: Bất Thoái Chuyển Địa).

Trong đó lại có Trí Dũng Bồ Tát (Jñāna-śūra), Ích Ý Bồ Tát (Viśeṣa-mati), vô lượng các hàng Bồ Tát như vậy đều là bậc kín đáo cho Thọ Ký .

Này Kiên Ý! Ta với Di Lặc (Maitreya), ngàn vị Bồ Tát đời Hiền Kiếp (Bhadrakalpa) đều được Vô Sinh Pháp Nhẫn Hiện Tiền Thọ Ký”.

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thật hiếm có! Bạch Đức Thế Tôn! Chỗ hành của Bồ Tát chẳng thể nghĩ bàn (Acintya bodhisattva-caryā)! Tất cả Thanh Văn , các

Bích Chi Phật còn chẳng thể biết , huống chi là chúng sinh khác”.

Đức Phật nói: “Này Kiên Ý! Chỗ hành của Bồ Tát (Bodhisattva-caryā) đã phát tinh tiến (Vīrya), Uy Thần (Adhiṣṭhāna) Thế Lực (Bala) chẳng thể nghĩ bàn (Acintya)”.

Bấy giờ, Thiên Nữ đã được Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát (Māra-gocarānupalipta) giáo hóa (Vinīta), khiến phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề đều đem hoa Trời (Devya-puṣpa) rải lên trên Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng con chẳng thích kín đáo được Thọ Ký (Raho-vyākaraṇa). Chúng con nguyện được Vô Sinh Pháp Nhẫn hiện tiền thì cho Thọ Ký (Anutpattikia-dharmakṣāni-labdha-saṃmukha-vyākaraṇa). Nguyện xin Đức Thế Tôn ở ngày nay trao cho con A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Ký”

Thời Đức Phật mỉm cười (Smita), từ miệng tuôn ra mọi loại (Nānāvidha) ánh sáng (Arcis: tia sáng) diệu sắc (Varṇa: màu sắc) chiếu các Thế Giới rồi quay lại nhập vào (Antarhita: ẩn mất) đỉnh đầu (Uṣṇīṣa).

A Nan (Ānanda) bạch Phật rằng: “Do Nhân (Hetu) nào mà Đức Thế Tôn cười?”

Đức Phật bảo A Nan: “Nay ông có thấy hai trăm Thiên Nữ chắp tay kính lễ Như Lai không ?”

“Bạch Đức Thế Tôn ! Đã thấy”.

_“Này A Nan! Các Thiên Nữ đó, xưa kia đã từng ở chỗ của năm trăm Đức Phật, gieo trồng căn lành thâm sâu. Từ đó trở đi, sẽ lại cúng dường (Pūjayiṣyanti) vô số chư Phật, trải qua bảy trăm a tăng kỳ kiếp (Asamkhyeya-kalpa) xong, đều được thành Phật hiệu là Tịnh Vương (Vimala-rāja ?Vyūha-rāja: Trang Nghiêm Vương ?Dharma-rāja: Pháp Vương)

Này A Nan! Các Thiên Nữ đó sau khi mệnh chung (Maraṇakāla-kriyākāle) được chuyển thân nữ (Strī-kāya), đều sẽ sinh ở trên Trời Đâu Suất (Tuṣita), cúng dường (Pūjayiṣyanti) phụng sự  (Upasthāpayiṣyanti) Di Lặc Bồ Tát”.

Khi ấy, Ác Ma nghe các Thiên Nữ được thọ ký xong, liền  bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con tự đối với hết thảy quyến thuộc (Parijana) chẳng được tự tại (Vaśitā), do nghe nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó, huống chi nghe điều khác! Nếu người được nghe (Anubaddha: tùy trì hộ) Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, liền được quyết định (Nityā) trụ trong Phật Pháp”.

Lúc đó, Thiên Nữ dùng tâm không có khiếp sợ (Alīna-citta), nói với Ác Ma rằng: “Ông đừng quá buồn! Nay chúng tôi chẳng rời cõi của Ông. Tại sao thế? Vì cõi Ma (Māra-dhātu) như (Tathatā) tức là cõi Phật (Buddha-dhātu) như (Tathatā). Cõi Ma như, cõi Phật như chẳng phải hai (Dvaya) chẳng phải khác (Viśeṣa), chúng tôi chẳng lìa cái như (Tathatā) đó. Tướng của cõi Ma (Māradhātu-lakṣaṇa) tức là tướng của cõi Phật (Buddhadhātu-lakṣaṇa). Pháp của cõi Ma (Māradhātu-dharmatā: Pháp Tính của cõi Ma), Pháp của cõi Phật (Buddhadhātu-dharmatā: Pháp Tính của cõi Phật) chẳng phải hai chẳng phải khác, chúng tôi đối với tướng của Pháp này chẳng ra khỏi chẳng vượt qua. Pháp không có định của cõi Ma có thể hiển bày, cõi Phật cũng có Pháp không có định có thể hiển bày, cõi Ma cõi Phật chẳng phải hai chẳng phải khác, chúng tôi đối với tướng của Pháp này chẳng ra khỏi chẳng vượt qua. Chính vì thế nên biết tất cả các Pháp không có quyết định (Aniyata), do không có quyết định nên không có quyến thuộc (Aparivāra), không có gì chẳng phải là quyến thuộc (Parivāra)”.

Bấy giờ, Ác Ma lo buồn khổ não muốn quay về trên Trời.

Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát nói với Ác Ma rằng: “Ngươi muốn đi đâu?”

Ma nói:”Tôi muốn quay về cung điện đã trụ”

Bồ Tát nói rằng: “Chẳng lìa Chúng đó, tức là cung điện của ngươi”.

Lúc đó Ác Ma liền tự thấy thân ở cung điện của mình .

Bồ Tát nói rằng: “Ngươi thấy điều gì ?”

Ác Ma đáp rằng: “Tôi tự thấy thân ở cung điện của mình, rừng vườn ao xinh đẹp là sở hữu của tôi”

Bồ Tát nói rằng: “Nay ngươi có thể đem dâng lên Đức Như Lai”

Ma nói: “Có thể được”.

Vừa nói lời đó liền thấy Đức Như Lai, Thanh Văn, Bồ Tát, tất cả Đại Chúng đều ở ngay trong chốn đó nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.

Khi ấy, A Nan (Ānanda) bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nơi Đức Phật đã trụ, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội với có kẻ dâng thí, ăn xong thời Đức Phật  được thành Đạo (Abhisaṃbodhi: thành Chính Giác, thành Phật). Hai vị Thí Chủ (Dānapati) này có Phước (Puṇya) nhiều như thế nào?”

Đức Phật nói: “Này A Nan! Dâng thí cho Đức Phật ăn xong, Đức Phật thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttara-samyaksaṃbodhi). Ăn xong, chuyển bánh xe Pháp (Dharmacakra pravartana). Ăn xong nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Phước của ba bữa ăn này không có sai biệt (Nirviśeṣa)

Này A Nan! Ta ở chỗ nào được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, nên biết chỗ ấy tức là Kim Cương (Vajrāsana: tòa Kim Cương). Chư Phật quá khứ (Atīta) hiện tại (Pratyutpanna) vị lai (Anāgata) đều ở trong chỗ đó được thành Phật Đạo. Tùy theo chỗ đã trụ, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thời cả hai đều ngang bằng (Sama) không có sai khác (Nirviśeṣa). Với nơi có [thuyết nói (Deśita)] đọc tụng (Vācita), viết chép (Likhita) cũng lại như vậy.

Này A Nan! Dâng thí cho Đức Phật ăn xong, bắt đầu chuyển bánh xe Pháp. Nếu có Pháp Sư (Dharmācārya) được dâng thí, ăn xong, đọc tụng, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó thời Phước của hai việc dâng thí này ngang bằng (Sama) không có khác (Nirviśeṣa)

Lại nữa A Nan! Đức Phật trụ ở Tịnh Xá (Vihāra) dùng mười tám loại Thần Thông biến hóa (Ṛddhi-prātihārya) độ thoát chúng sinh. Lại có kẻ ở trong Tịnh Xá, đọc tụng, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó thời Phước của hai nơi dâng thí này chẳng khác”

Bấy giờ A Nan nói với Ác Ma rằng: “Ông được lợi lớn (Su-labdha), hay đem cung điện dâng thí cho Đức Phật cư trú”

Ma nói: “Đấy là ân lực an bày (Adhiṣṭhāna: Thần Lực) của Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát”

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Ma Giới Hành Bất Ô Bồ Tát đó trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, có Thần Lực tự tại (Vikurvaṇa) như thế sao?”

Đức Phật nói: “Này Kiên Ý! Như ông đã nói. Nay Bồ Tát này trụ Tam Muội đó hay dùng Thần Lực tùy ý tự tại, thị hiện tất cả hành Hạnh của cõi Ma (Māra-gocara:

Ma cảnh) mà hay chẳng bị sự nhiễm ô (Upalipta) của Ma Hạnh (Māra-caryā). Cùng với Thiên Nữ (Deva-kanyā) hiện tướng vui đùa (Ramati) nhưng thật chẳng thọ nhận Pháp ác dâm dục (Maithuna). Thiện Nam Tử đó trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội hiện vào cung Ma nhưng thân chẳng lìa nơi Phật Hội (Buddha-parṣad). Hiện hành cõi Ma (Māra-dhātu: Ma Giới), du hý vui đùa nhưng dùng Phật Pháp (Buddha-dharma) giáo hóa chúng sinh”.

Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đức Như Lai trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó hay hiện Thần Lực tự tại ở bao nhiêu nơi? Lành thay! Nguyện xin Đức Thế Tôn diễn nói chút ít”

Đức Phật nói: “Này Kiên Ý! Nay Ta trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này, ở ba ngàn Đại Thiên Thế Giới (Trisāhasra-mahāsāhasra-lokadhātu) này, trăm ngàn bốn Thiên Hạ (Carurdvīpaka), trăm ngàn mặt trời (Sūrya) mặt trăng (Candra), trăm ngàn cõi Tứ Thiên Vương (Catur-mahārāja-deva), trăm ngàn Đao Lợi Thiên (Trāyastriṃśa-deva), trăm ngàn Dạ Ma Thiên (Yama-deva), trăm ngàn Đâu suất Đà Thiên (Tuṣita-deva), trăm ngàn Hóa Lạc Thiên (Nirmāṇarati-deva), trăm ngàn Tha Hóa Tự Tại Thiên (Paranirmitavaśavartin-deva) cho đến trăm ngàn A Ca Nị Tra Thiên (Akaniṣṭha-deva: Sắc Cứu Cánh Thiên), trăm ngàn Tu Di Sơn Vương (Sumeruparvatarāja), trăm ngàn biển lớn (Mahā-samudra). Đấy gọi là ba ngàn Đại Thiên Thế Giới.

Này Kiên Ý! Ta trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội ở ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này . Hoặc ở Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa) hiện hành Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramita: Bố Thí Ba La Mật). Hoặc ở Diêm Phù Đề hiện hành Thí Ba La Mật (Śīla-pāramitā: Trì Giới Ba La Mật). Hoặc ở Diêm Phù Đề hiện hành Sạn Đề Ba La Mật (Kṣāntipāramitā: Nhẫn Nhục  Ba La Mật). Hoặc ở Diêm Phù Đề hiện hành Tỳ Lê Gia  Ba La Mật (Vīrya-pāramitā: Tinh Tiến Ba La Mật). Hoặc ở Diêm Phù Đề hiện hành Thiền  Ba La Mật (Dhyāna-pāramitā: Thiền Định Ba La Mật). Hoặc ở Diêm Phù Đề hiện hành Bát Nhã Ba La Mật (Prajñā-pāramitā: Tuệ Ba La Mật). Hoặc ở Diêm Phù Đề hiện làm  Ngũ Thông Thần Tiên (Pañcābhijña-ṛṣi). Hoặc ở Diêm Phù Đề hiện ngụ tại nhà (Gṛha-stha: tại gia). Hoặc ở Diêm Phù Đề hiện hành xuất gia (Pravrajyā). Hoặc ở bốn Thiên Hạ hiện làm Nhất Sinh Bổ Xứ (Ekajāti-pratibaddha) tại Trời Đâu Suất (Tuṣita-deva). Hoặc ở bốn Thiên Hạ hiện làm Chuyển Luân Thánh Vương (Cajravartin-rāja), hoặc làm Thích Đề Hoàn Nhân (Śakra-devendra), hoặc làm làm Phạm Vương (Brahma-rāja), hoặc làm bốn Thiên Vương (Catur-mahādevarāja), hoặc làm Dạ Ma Thiên Vương (Yama-devarāja), hoặc làm Đâu Suất Đà Thiên Vương (Tuṣita-devarāja), hoặc làm Hóa Lạc Thiên Vương (Nirmāṇarati-devarāja), hoặc làm Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương (Paranirmitavaśavartin-devarāja), hoặc hiện Trưởng Giả (Śreṣṭhin), hoặc hiện cư sĩ (Gṛhapati). Hoặc lại hiện làm Tiểu Vương (Koṭṭa-rāja), Đại Vương (Mahā-rāja). Hoặc làm Sát Lợi (Kṣatriya), hoặc làm Bà La Môn (Brāhmaṇa), hoặc làm Tát Bạc (Śūdra).

Hoặc ở bốn Thiên Hạ, muốn từ Đâu Suất sinh xuống Thế Gian, hoặc hiện nhập vào bào thai, hoặc hiện ở bào thai, hoặc hiện muốn sinh, hoặc hiện sinh xong thì đi bảy bước (sapta-pada), giơ tay tự xưng: “Trên Trời dưới Trời chỉ có Ta là tôn quý (Jyeṣṭha). Hoặc hiện ở trong cung (Antaḥpura) cùng ở chung với Thể Nữ, hoặc hiện xuất gia (Pravrajyā), hoặc hiện khổ hạnh (Duṣkara-caryā), hoặc hiện lấy cỏ, hoặc hiện ngồi Đạo Trường (Bodhi-maṇḍa), hoặc hiện Giáng Ma, hoặc hiện thành Phật, hoặc hiện quán Thụ Vương (cây vua), hoặc hiện Thích Phạm thỉnh chuyển bánh xe Pháp, hoặc hiện chuyển bánh xe Pháp, hoặc hiện buông xả tuổi thọ (Āyuḥ-saṃskārān utsṛjāmi), hoặc hiện vào Niết Bàn (Parinirrvāṇa), hoặc hiện thiêu đốt thân, hoặc hiện Xá Lợi (Śarīra) của toàn thân, hoặc hiện chia rải Xá Lợi của thân, hoặc hiện Pháp muốn diệt, hoặc hiện Pháp đã diệt, hoặc hiện Thọ Mệnh vô lượng (Āyuḥ-pramaṇa), hoặc hiện Thọ Mệnh ngắn ngủi, hoặc hiện quốc độ (Kṣetra) không có tên gọi của nẻo ác (Apāya), hoặc hiện có các nẻo ác, hoặc hiện Diêm Phù Đề thanh tịnh nghiêm sức như cung điện của Trời, hoặc hiện xấu ác, hoặc hiện Thượng (Adhimātra) Trung (Madhya) Hạ (Avara).

Này Kiên Ý! Đấy đều là Thần Lực tự tại của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Bồ Tát thị hiện nhập vào Niết Bàn, chẳng diệt trọn hết mà ở ba ngàn Đại Thiên Thế Giới hay hiện Thần Lực tự tại như vậy, thị hiện các việc trang nghiêm (Vyūha) như vậy.

Này Kiên Ý! Ông quán Đức Như Lai ở bốn Thiên Hạ (Catur-dvīpaka) này chuyển bánh xe Pháp. Ở cõi Diêm Phù Đề khác chưa thành Đạo, hoặc có cõi Diêm Phù Đề hiện nhập vào Diệt Độ. Đấy gọi là Pháp Môn Sở Nhập của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama-samādhi praveśa dharma-mukha).

Bấy giờ trong Hội: các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà…các Bồ Tát, Đại Đệ Tử đều tác niệm này: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng những hay ở ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này có Thần Lực đó, mà ở Thế Giới khác cũng có sức ấy”.

Thời Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử biết ý của chúng Hội, vì muốn chặt đứt sự nghi ngờ (Saṃśaya-cchedana) nên bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con đã du hành các Quốc Độ của Phật (Buddha-kṣetra). Ở bên trên Thế Giới này vượt qua sáu mươi hằng hà sa quốc độ (Ṣaṣṭi-gaṅga-nadī-vālukopamāni buddhakṣetrāṇy atikramya) có Thế Giới của Phật (Buddha-lokadhātu) tên là Nhất Đăng Minh (Eka-pradīpa), Đức Phật ở trong cõi đó vì người nói Pháp. Con đến chốn ấy, cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đức Phật rồi hỏi rằng: “Đức Thế Tôn có tên hiệu gì? Chúng con phải làm thế nào để phụng trì tên của Phật?”

Đức Phật ấy đáp rằng: “Ông đến chỗ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tự vị ấy sẽ nói cho ông biết”.

Thế Tôn! Công Đức trang nghiêm (Guṇa-vyūha) của quốc độ Phật ấy, cho dù nói một kiếp cũng chẳng thể hết. Hơn nữa nước ấy không có tên của Thanh Văn, Bích Chi Phật chỉ có các Bồ Tát Tăng, thường nói Bất Thoái Chuyển Pháp Luân (Avaivartika-dharmacakra). Nguyện xin Đức Thế Tôn nói tên của Đức Phật này, Đấng đang giảng nói Pháp ở cõi Nhất Đăng Minh”.

Khi ấy, Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử: “Các ông hãy khéo nghe! Đừng ôm ấp sự sợ hãi mà sinh nghi ngờ hối hận! Tại sao thế? Vì chư Phật có Thần Lực (Ṛddhi-bala) chẳng thể nghĩ bàn (Acintya). Thế lực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Này Văn Thù Sư Lợi! Đức Phật đang giảng nói Pháp ở cõi Nhất Đăng Minh có hiệu là Nhất Thiết Công Đức Tự Tại Quang Minh Vương (Sarva-guṇadharmasaṃdarśaka-vikurvaṇa-prabhā-rāja: Nhất Thiết Công Đức Pháp Thị Hiện Tự Tại Quang Minh Vương).

Này Văn Thù Sư Lợi! Đức Phật Nhất Thiết Công Đức Tự Tại Quang Minh Vương đó ở cõi Nhất Đăng Minh, tức là thân của Ta ở quốc độ ấy hiện Thần Lực của Phật. Ta ở cõi ấy nói Bất Thoái Chuyển Pháp Luân, là Tịnh Thổ mà Ta đã tu trong đời trước

Này Văn Thù Sư Lợi! Nay ông nên biết Ta ở hết vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức na do tha quốc độ, có Thần Lực, điều mà tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng thể biết .

Này Văn Thù Sư Lợi! Đây tức là thế lực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Bồ Tát thường ở vô lượng Thế Giới thị hiện Thần Biến (Vikurvaṇa), ở Tam Muội đó mà chẳng động chuyển.

Văn Thù Sư Lợi! Ví như mặt trời mặt trăng ở cung điện. Bắt đầu chẳng di động mà hiện ở tất cả thành ấp, thôn xóm. Bồ Tát như vậy trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, thoạt đầu chẳng di động mà hay ở khắp vô lượng Thế Giới thị hiện thân ấy, tùy theo sự ưa thích của Chúng mà nói Pháp”.

Lúc đó, chúng Hội được điều chưa từng có (Adbhuta prāpta) đều rất vui vẻ (Tuṣṣa), hớn hở (Udagra) vô lượng, chắp tay (Pragṛhītāṅjali) cung kính… cùng với các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già dùng chân châu (Ardha-hāra), hoa, hương khí đủ màu sắc, hương bột, hương xoa bôi rải lên trên Đức Phật, đều tấu hết thảy các kỹ nhạc của chư Thiên cúng dường Đức Như Lai với các Đệ Tử, cũng đều cởi áo trên (Uttarā-saṅga: thượng y) dâng lên Đức Phật, các hàng Bồ Tát. Đem hoa diệu sắc lớn như núi Tu Di kèm với mọi hương tạp, hương bột, hương xoa bôi, trân bảo, Anh Lạc rải lên trên Đức Phật, đều nói lời này: “Dạ vâng! Bạch Đức Thế Tôn! Nếu nơi có nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thì đất ấy tức là Kim Cương. Nếu người được nghe nói Tam Muội đó, tin nhận đọc tụng, vì người diễn nói chẳng kinh chẳng sợ, nên biết người này cũng là Kim Cương thành Bất Hoại Nhẫn (Abhedya-kṣānti pratilabdha), trụ thâm sâu nơi Tín (Prasāda niśrita: Trụ nơi niềm tin trong sạch thâm sâu), được chư Phật hộ giúp (Tathāgata parigṛhīta: Như Lai hộ trì), gieo trồng căn lành sâu dầy (Sthula-kuśala-mūla), được thiện lợi lớn (Sulabdha-lābha), giáng Ma oán địch (Nihata māra-pratiyarthika), cắt đứt các nẻo ác (Kṣīnāpāya), là nơi thủ hộ của Thiện Tri Thức (Kalyaṇa-mitra parigṛhīta) ”.

Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa của điều Phật nói. Nếu có chúng sinh nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó, liền hay tin nhận, đọc tụng, giải nghĩa, vì người diễn nói , như Thuyết tu hành, nên biết người đó được trụ Phật Pháp, quyết định chẳng thoái lùi”.

Đức Phật nói: “Như vậy! Như vậy! Như các ông nói. Nếu người chẳng gieo trồng căn lành sâu dầy, nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội chẳng thể tin nhận (Na pattīyanti). Ít có chúng sinh nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội mà hay tin nhận, phần lớn chúng sinh chẳng thể tin nhận.

Này Thiện Nam Tử! Người có bốn Pháp, nghe Tam Muội đó, hay được tin nhận (Pattīyati) Nhóm nào là bốn?

Một là từng ở nơi của chư Phật quá khứ (Atīta-buddha), nghe Tam Muội đó.

Hai là được Thiện Tri Thức giúp đỡ, ưa thích (Adhyāśayati) Phật Đạo thâm sâu.

Ba là căn lành sâu dầy ưa thích Pháp lớn (Udārādhimuktika: ham thích sự rộng lớn, tin hiểu rộng lớn)

Bốn là thân tự được chứng Pháp thâm sâu của Đại Thừa (Mahā-yāna gambhīra-dharma kāya-sākṣin)

Có bốn Pháp đó liền hay tin nhận Tam Muội như vậy.

Thiện Nam Tử! Lại có Mãn Nguyện A La Hán (Paripūrṇa-saṃkalpa arhate) với bậc có đầy đủ Chính Kiến (Dṛṣṭi-saṃpanna), người tin hành (Śraddhānusārin) Kiến Hạnh. Người đó tin thuận (Śraddhādhimukta) lời nói của Đức Như Lai (Tathāgatapravacana), tin Tam Muội đó mà thân chẳng chứng. Tại sao thế? Vì Tam Muội (Samādhi) đó chẳng phải là nơi mà tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật thông đạt được (Gatiṃgata), huống chi là chúng sinh khác”.

Bấy giờ, Trưởng Lão (Sthavira) Ma Ha Ca Diếp (Mahā-kāśyapa) bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Ví như người sinh ra đã bị mù, trong mộng (Svapna) được con mắt (Cakṣus), nhìn thấy mọi loại hình sắc (Rūpa) thì tâm rất vui vẻ. Liền ở trong mộng cùng nói chuyện (Pralapati) với người có mắt. Người đó tỉnh giấc (Pratibuddha) xong. lại chẳng thấy hình sắc. Chúng con cũng vậy, lúc chưa nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó thời tâm vui vẻ (ātta-manas), nói là được Thiên Nhãn (Devya-cakṣus) cùng trụ với các Bồ Tát, cùng nói chuyện, bàn luận nghĩa lý.

Thế Tôn! Nay con theo Đức Phật nghe Tam Muội đó mà chẳng biết việc ấy, như người sinh ra đã mù, chẳng thể được biết Pháp mà chư Phật Bồ Tát đã hành. Từ nay trở đi (Adyāgreṇa) chúng con tự nhìn thân ấy như người sinh ra đã mù, đối với Pháp thâm sâu (Gambhīra-dharma) của Phật, không có Trí Tuệ, chẳng biết chẳng thấy chỗ hành (Gocara) của Đức Thế Tôn. Từ nay trở đi chúng con biết các Bồ Tát chân thật được Thiên Nhãn, hay được các Trí Tuệ thâm sâu như vậy”

Thế Tôn! Nếu người không có Tâm Tát Bà Nhã (Sarvajña-citta: Nhất Thiết Trí Tâm) thì ai sẽ tự nói con là bậc Trí (Jñānin), con là ruộng phước (Puṇya-kṣetra)?” Đức Phật nói: “Như vậy! Như vậy! Như ông đã nói. Các Trí Tuệ thâm sâu mà Bồ Tát đã được thời Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng thể theo kịp”.

Lúc Ma Ha Ca Diếp nói lời đó thời tám ngàn chúng sinh đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Bấy giờ, Kiên Ý Bồ Tát hỏi Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử rằng: “Văn Thù Sư Lợi đã nói ruộng Phước (Puṇya-kṣetra). Thế nào gọi là ruộng Phước?”

Văn Thù Sư Lợi nói: “Có mười Pháp Hạnh tên là ruộng Phước. Nhóm nào là mười?

_ Trụ Môn Giải Thoát (Vimokṣa-mukha): Không (Śūnyatā: Không Tính), Vô Tướng (Ānimitta), Vô Nguyện (Apranihita) nhưng chẳng nhập vào Pháp Vị (Dharmaniyāma: địa vị quyết định của Pháp).

_ Thấy biết bốn Đế (Catuḥ-satya) nhưng chẳng chứng Đạo Quả (Mārga-phala)

_ Hành tám Giải Thoát (Aṣṭa-vimokṣa) nhưng chẳng buông bỏ Bồ Tát Hạnh (Bodhisattva-caryā)

_ Hay khởi ba Minh (traividyā) nhưng hành ở ba cõi (Traidhātuka)

_ Hay hiện hình (Saṃsthāna) sắc (Varṇa: màu sắc) uy nghi (Īryāpatha) của Thanh Văn nhưng chẳng tùy theo âm (Ghoṣānuga) dạy bảo từ người khác cầu Pháp (Parato dharma-paryeṣin).

_ Hiện hình sắc uy nghi của Bích Chi Phật nhưng dùng Biện Tài vô ngại (Anācchedya-pratibhāna: biện tài không bị đứt đoạn) nói Pháp.

_ Thường tại Thiền (Dhyāna) Định (Samāpatti) nhưng hay hiện hành tất cả các Hạnh (Bodhisattva-caryā: Bồ Tát Hạnh)

_ Chẳng lìa Chính Đạo (Samyak-mārga) nhưng hiện nhập vào Tà Đạo   (Kumārga)

_ Tham nhiễm ái  (Saṃrakta) sâu nhưng lìa tất cả các Dục  (Virakta) phiền não (Kleśa)

_ Nhập vào Niết Bàn (Nirvāṇa) nhưng đối với sinh tử (saṃsāra) chẳng hoại chẳng buông bỏ

Có mười Pháp đó, nên biết người đấy là ruộng Phước chân thật”.

Khi ấy, Kiên Ý Bồ Tát hỏi Tu Bồ Đề (Subhūti) rằng: “Bạch Trưởng Lão Tu Bồ Đề (Āyuṣmat Subhūti)! Đức Thế Tôn nói ông là ruộng Phước bậc nhất. Ông đã được mười Pháp đó chưa?”

Tu Bồ Đề nói: “Tôi đối với Pháp đó còn chưa được một, huống chi là có mười”.

Kiên Ý nói: “Vậy do đâu mà ông được gọi là ruộng Phước bậc nhất?”

Tu Bồ Đề nói: “Tôi chẳng là ruộng phước bậc nhất ở trong chư Phật Bồ Tát. Đức Phật nói Tôi là ruộng phước bậc nhất ở trong Thanh Văn, Bích Chi Phật.

Này Kiên Ý! Ví như Tiểu Vương ở biên địa (Pratyanta-janapadānāṃ koṭṭarājaḥ) cũng gọi là vua. Nếu Chuyển Luân Thánh Vương đến ở biên địa (Pratyanta) thì các hàng Tiểu Vương chẳng được gọi là vua. Khi ấy chỉ có Chuyển Luân Thánh Vương vì Thánh Vương có uy đức thù diệu (Bahvantara-viśiṣṭa: thù thắng) vượt hơn hẳn

Này Kiên Ý! Tùy theo quốc độ (Rāṣṭra), thành (Nagara) ấp (Nigama), thôn xóm (Grāma) không có Bồ Tát ở thì tôi ở trong chỗ ấy được làm ruộng Phước. Nếu có Đức Phật ngự, có Đại Bồ Tát thì Tôi ở trong đó chẳng được  gọi là ruộng phước. Các Bồ Tát có Tâm Tát Bà Nhã (sarvajña-citta), vì thế hơn hẳn Tôi”

Lúc đó, Đức Phật khen Tu Bồ Đề rằng: “Lành thay! Lành thay! Như ông đã nói.

Đấy là lởi nói của bậc Đại Đệ Tử không có tăng thượng mạn (Abhimāna)”.

Kiên Ý Bồ Tát lại hỏi Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử rằng: “Văn Thù Sư Lợi đã nói Đa Văn (Bahu-śruta). Thế nào gọi là Đa Văn?”

Văn Thù Sư Lợi nói: “Nếu người được nghe Pháp của một câu (Eka-pada), liền giải được ngàn vạn ức nghĩa (Artha) trong đó, trăm ngàn vạn kiếp diễn bày giải nói, Trí Tuệ (Jñāna) biện tài (Pratibhāna) chẳng thể cùng tận. Đấy gọi là Đa Văn.

Lại nữa Kiên Ý Bồ Tát! Được nghe điều mà vô lượng chư Phật ở mười phương đã nói, đều hay thọ trì (Dhāraṇa) hết, không có một câu (Pada) nào mà trước kia chẳng nghe (Apūrva-śruta). Phàm điều đã nghe đều là điều mà trước kia đã nghe. Tùy theo Pháp đã nghe, hay gìn giữ (Dhārayati) chẳng quên (Asaṃpramoṣa), vì chúng sinh nói nhưng không có chúng sinh. Thân và chúng sinh cùng với Pháp đã nói không có sai biệt. Đấy gọi là Đa Văn”.

Bấy giờ, trong Hội có Bồ Tát Thiên Tử tên là Tịnh Nguyệt Tạng (Vimalacandra-garbha) tác niệm này: “Đức Phật nói trong hàng Đa Văn thì A Nan là tối vi đệ nhất. Như Văn Thù Sư Lợi đã nói về Đa Văn thì nay A Nan còn có là bậc nhất chăng”.

Tác niệm đó xong, hỏi A Nan rằng: “Đức Như Lai nói trong hàng Đa Văn thời ông là bậc tối vi đệ nhất. Đa Văn của ông có còn như điều Văn Thù Sư Lợi đã nói chăng?”

A Nan đáp rằng: “Đa Văn như Văn Thù Sư Lợi đã nói thì tôi không có việc đó”.

Tịnh Nguyệt Tạng nói: “Vì sao Đức Như Lai thường xưng nói ông ở trong hàng Đa Văn là bậc tối vi đệ nhất?”

A Nan đáp rằng: “Các Đệ Tử của Phật tùy theo âm thanh (Ghoṣānuga) mà được giải thoát (Vimukti) nên ở trong nhóm người đó thời nói tôi là bậc nhất; chứ chẳng phải vì tôi ở trong các Bồ Tát có biện tài vô ngại (Apratihata-pratibhāna), Đại Tuệ vô đẳng (Asama-prajñā: Tuệ không có gì ngang bằng) của vô lượng biển Trí (Apramāṇajñāna-samudra) là bậc Đa Văn Đệ Nhất.

Này Thiên Tử! Ví như do có ánh sáng của mặt trời mặt trăng nên người của cõi Diêm Phù Đề nhìn thấy các hình sắc mà được có chỗ làm (Karma-kāraka). Tôi cũng như vậy, chỉ do ánh sáng Trí Tuệ (Prajñā-prabhā) của Đức Phật mà được thọ trì Pháp. Tôi ở trong đó, tự không có sức, nên biết đều là Thần Lực của Đức Như Lai” Khi ấy Đức Thế Tôn khen A Nan rằng: “Lành thay! Lành thay! Như ông đã nói. Các Pháp mà ông đã thọ trì niệm tụng, nên biết tức là Thần Lực (Ṛddhi-bala) của Như Lai”.

Bấy giờ Đức Phật bảo Tịnh Nguyệt Tạng rằng: “Các Pháp mà A Nan đã trì giữ rất ít, còn điều chẳng tụng thì nhiều vô lượng vô biên.

Này Thiên Tử! Các Pháp mà Ta đã đắc được ở Đạo Trường, trăm ngàn vạn phần chưa nói hết một phận. Điều Ta đã nói thì A Nan ở trong trăm ngàn ức phần chưa trì giữ hết một phần.

Này Thiên Tử! Như Lai chỉ ở một ngày một đêm cùng nói Pháp với các hàng Thích Phạm Vương, Hộ Thế Tứ Thiên Vương, Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, Thiên Tử Bồ Tát của mười phương Thế Giới. Dùng sức của Trí Tuệ (Jñāna-bala) mà làm Kệ Tụng (Gāthā), nói Tu Đa La (Sūtra: Khế Kinh), Nhân Duyên (Nidāna), Thí Dụ (Avadāna), chỗ hành của chúng sinh (Sattva-carita), các Ba La Mật (Pāramitā) với nói Thanh Văn Bích Chi Phật Thừa (Śrāvaka-pratyekabuddha-yāna), Vô Thượng Thừa (Anuttara-yāna) nhiếp Đại Thừa Pháp (Mahā-yāna dharma)…chê bai hủy hoại sinh tử, khen ngợi Niết Bàn. Giả sử hết thảy chúng sinh bên trong cõi Diêm Phù Đề thành tựu Đa Văn đều như A Nan, ở trăm ngàn kiếp cũng chẳng thể thọ trì hết được.

Thiên Tử! Do nhân duyên đó, nên biết các Pháp mà Như Lai đã nói nhiều vô lượng vô biên. Chỗ A Nan trì giữ rất là ít ỏi”.

Lúc đó, Tịnh Nguyệt Tạng Thiên Tử liền đem mười vạn dù lọng (Chatrta) bằng bảy báu (Sapta-ratna) dâng lên Đức Như Lai. Tức thời lọng ấy trụ khắp hư không (Antarikṣa: tại không khí), chúng sinh được che đều có màu vàng ròng (Suvarṇavarṇa). Dâng lọng lên xong, nói như vầy: “Thưa vâng! Bạch Đức Thế Tôn! Nguyện (Adhyāśaya) do Phước (Puṇya) này khiến khắp chúng sinh có biện tài nói Pháp sẽ như Đức Thế Tôn, hay thọ trì Pháp như Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử”.

Thời Đức Phật biết Bồ Tát Thiên Tử đó ưa thích Phật Đạo thâm sâu nên trao cho A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Ký, rồi nói rằng: “Nay Thiên Tử đó trải qua bốn trăm bốn mươi vạn kiếp sẽ được thành Phật hiệu là Nhất Bảo Cái (Eka-ratna-chattra), quốc độ tên là Nhất Thiết Bảo Trang Nghiêm (Sarva-ratna-citā: Nhất Thiết Bảo Tân)”.

Lúc nói Pháp đó thời hai trăm Bồ Tát sinh tâm giải đãi (Līna-citta). “Pháp ấy của chư Phật Thế Tôn rất thâm sâu (Ati-gambhīra), A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề như thế khó được (Su-durlabha). Chúng Ta chẳng thể có đầy đủ việc ấy, chẳng bằng dùng Bich Chi Phật Thừa nhập vào Niết Bàn. Tại sao thế ? Vì Đức Phật nói nếu Bồ Tát có thoái chuyển, hoặc làm Bích Chi Phật, hoặc làm Thanh Văn”.

Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử biết hai trăm Bồ Tát này có Tâm lười biếng thoái lui, muốn cho quay lại phát khởi khiến được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, cũng muốn giáo hóa (Paripācana) hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già trong Hội nên bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con nhớ kiếp quá khứ tên là Chiếu Minh (Virocana). Con ở trong ấy ba trăm sáu mươi ức đời, dùng Bích Chi Phật Thừa nhập vào Niết Bàn”.

Khi ấy tất cả chúng Hội đều sinh tâm nghi ngờ (Saṃśaya-jāta):“Nếu vào Niết Bàn thì chẳng thể quay  lại sinh tử nối tiếp. Nay vì sao Văn Thù Sư Lợi nói lời như vầy:Thế Tôn! Con nhớ kiếp quá khứ tên là Chiếu Minh. Con ở trong ấy ba trăm sáu mươi ức đời, dùng Bích Chi Phật Thừa nhập vào Niết Bàn”. Việc đó thế nào?”

Bấy giờ Xá Lợi Phất nương theo Thần Chỉ của Đức Phật (Buddhānubhāvena: nương theo Uy Thần của Đức Phật), bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu người đã được nhập vào Niết Bàn thì chẳng thể nào lại có sinh tử nối tiếp. Làm thế nào mà Văn Thù Sư Lợi nhập vào Niết Bàn xong, lại mau chóng sinh ra?”

Đức Phật nói: “Ông có thể hỏi Văn Thù Sư Lợi. Tự vị ấy sẽ đáp lời ông” .

Thời Xá Lợi Phất hỏi Văn Thù Sư Lợi rằng: “Nếu người đã được nhập vào Niết Bàn thời chẳng thể lại tiếp nối ở trong các Hữu. Nay vì sao ông lại nói là: “Thế Tôn ! Con nhớ về quá khứ, trong kiếp Chiếu Minh, ba trăm sáu mươi ức đời, dùng Bích Chi Phật Thừa nhập vào Niết Bàn”. Nghĩa này thế nào ?”

Văn Thù Sư Lợi nói: “Đức Như Lai hiện tại là bậc biết tất cả (Sarva-jña), thấy tất cả (Sarva-darśin), nói lời chân thật (Tattva-vādin), chẳng lừa mình dối người, Trời Người của Thế Gian không có ai lừa dối Ngài được. Điều Tôi đã nói thời Đức Phật tự chứng biết (Sākṣin). Nếu Tôi nói khác tức là lừa dối Đức Phật.

Này Xá Lợi Phất! Lúc ấy trong kiếp Chiếu Minh có Đức Phật ra đời hiệu là Phất Sa (Puṣya: Tăng Ích) làm lợi ích cho các Trời Người ở Thế Gian xong thì nhập vào Niết Bàn. Sau khi Đức Phật đó diệt độ thì Pháp trụ mười vạn năm. Sau khi Pháp diệt thì chúng sinh trong kiếp đó đối với Bích Chi Phật có nhân duyên hóa độ. Giả sử trăm ngàn ức Phật vì họ nói Pháp thì họ cũng chẳng tin chẳng nhận. Chỉ có thể dùng Pháp uy nghi của thân Bích Chi Phật mới độ thoát được. Các chúng sinh đó đều chí cầu Bích Chi Phật Đạo. Thời đó không có Bích Chi Phật ra đời, các chúng sinh đấy không có nơi chốn để gieo trồng nhân duyên căn lành. Vào lúc đó Tôi vì muốn giáo hóa nên tự xưng thân Tôi là Bích Chi Phật. Tùy theo các quốc độ, thành ấp, thôn xóm đều biết thân Tôi là Bích Chi Phật thời tôi đều vì họ hiện hình sắc uy nghi của Bích Chi Phật. Các chúng sinh đó thâm tâm cung kính, đều đem thức ăn uống cúng dường (Piṇḍapāta: thức ăn bố thí) cho Tôi. Tôi nhận thức ăn xong, quán Duyên gốc (Pūrvapratyaya: bản duyên) của họ, Pháp đáng để nghe rồi vì họ giải nói xong, thân bay lên hư không (Antarikṣam abhyudgamam) giống như Nhạn Vương (Haṃsa-rāja: vua của chim nhạn). Khi ấy chúng sinh đều rất vui vẻ, dùng tâm cung kính, cúi đầu mặt lễ Tôi rồi nói lời này: “Nguyện khiến cho chúng con ở đời vị lai đều được Pháp lợi như người đó ở ngày nay”.

Này Xá Lợi Phất! Do nhân duyên đó, thành tựu vô lượng vô số chúng sinh, khiến gieo trồng căn lành. Thời Tôi quan sát các Nhân Chúng đó cúng dường thức ăn cho Tôi, sinh tâm lười biếng chán ghét, tức thời bảo họ rằng: “Đã đến lúc Ta vào Niết Bàn”. Trăm ngàn chúng sinh nghe lời nói đó xong, đều cầm hương, hoa, hương tạp, bơ, dầu (Taila) đi đến chỗ của Tôi. Ngay lúc đó Tôi nhập vào Diệt Tận Định (Nirodha-samāpatti), do Bản Nguyện (Pūrva-praṇidhāna) cho nên, chẳng diệt trọn hết (Atyantam). Các chúng sinh đó nói Tôi đã mệnh chung. Vì cúng dường Tôi nên dùng củi thơm (Gandhendhana) để thiêu đốt thân Tôi, nói Tôi đã thật diệt.

Thời Tôi lại đến cái thành lớn (rāja-dhāni) của nước khác, tự xưng Tôi là thân Bích Chi Phật. Chúng sinh trong đó cũng đem thức ăn uống đến cúng đường cho Tôi.

Tôi ở trong đó hiện bày nhập vào Niết Bàn, họ cũng nói là Tôi đã diệt đều đến cúng dường và thiêu đốt thân Tôi.

Như vậy Xá Lợi Phất! Tôi ở lúc đó mãn một tiểu kiếp (Antara-kalpa), ba trăm sáu mươi ức đời làm thân Bích Chi Phật hiện bày nhập vào Niết Bàn, ở các thành lớn, mỗi một thành đều dùng Bích Chi Phật Thừa độ thoát ba mươi sáu ức chúng sinh.

Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát như vậy dùng Bích Chi Phật Thừa nhập vào Niết Bàn nhưng chẳng diệt mãi mãi”.

Lúc Văn Thù Sư Lợi nói lời đó thời ba ngàn Đại Thiên Thế Giới chấn động theo sáu cách, ánh sáng chiếu khắp, ngàn ức chư Thiên cúng dường Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, tuôn các mưa hoa của cõi Trời, đều nói lời này: “Quả thật hiếm có! Ngày nay chúng con được thiện lợi lớn! Thấy Đức Phật Thế Tôn với thấy Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử. Lại nghe nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó.

Bạch Đức Thế Tôn! Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử  thành tựu Pháp chưa từng có (Adbhuta-dharma) như vậy, trụ Tam Muội nào mà có thể hiện Pháp chưa từng có như thế?”

Đức Phật bảo chư Thiên: “Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hay làm việc khó khăn (Duṣkara) hiếm có như vậy. Bồ Tát trụ Tam Muội này để làm Tín Hạnh (Śraddhānusārin) nhưng chẳng tùy theo niềm Tin của người khác. Cũng làm Pháp Hạnh (Dharmānusārin) nhưng ở Pháp Tướng (Dharmatā) chuyển ở Pháp Luân chẳng lui chẳng mất. Cũng làm  tám người (Aṣṭamaka) ở các vô lượng a tăng kỳ kiếp, là tám người Tà (Aṣṭa-mithyā) nhưng hành ở Đạo (Mārgam carati). Làm Tu Đà Hoàn (Srotāpanna: Nghịch Lưu) vì chúng sinh chịu nước sinh tử cuốn trôi nhưng chẳng nhập vào Pháp Vị. Làm Tư Đà Hàm (Sukṛtāgami: Nhất Lai) nhưng hiện thân ấy khắp ở các Thế Gian. Làm A Na Hàm (Anāgami: Bất Lai) nhưng cũng quay trở lại giáo hóa chúng sinh. Làm A La Hán (Arhanta: Vô Sinh,

Vô Học) nhưng cũng thường tinh tiến cầu học Phật Pháp. Cũng làm Thanh Văn (Śrāvaka) dùng vô ngại biện vì người nói Pháp. Làm Bích Chi Phật (Pratyeka-buddha) vì muốn giáo hóa chúng sinh có nhân duyên mà hiện bày nhập vào Niết Bàn nhưng do sức Tam Muội cho nên quay lại sinh ra.

Này các Thiên Tử! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó đều hay hành khắp các Hành của Hiền Thánh (Ārya-vyavahāra), cũng tùy theo đất (Bhūmi) ấy có Pháp để nói nhưng chẳng trụ bên trong”.

Chư Thiên nghe Đức Phật nói nghĩa như vậy thảy đều rơi lệ rồi nói rằng: “Thế Tôn! Nếu người đã nhập vào địa vị của Thanh Văn, Bích Chi Phật thời vĩnh viễn mất (Vipanna) Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó.

Thế Tôn! Thà làm người gây tạo tội nặng năm Nghịch (Pañcānantarya: 5 tội Vô Gián) mà được nghe nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó chứ chẳng nhập vào Pháp Vị làm Lậu Tận A La Hán (Kṣīṇāsvara-Arhat). Tại sao thế? Vì người gây năm tội nghịch nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề xong, tuy bản tội (Pūrva-pāpa-karma) duyên bị đọa tại Địa Ngục, do nhân duyên căn lành nghe Tam Muội đó được quay trở lại thành Phật.

Thế Tôn! Lậu Tận A La Hán giống như vật khí bị phá vỡ (Chinna-bhājana), mãi mãi chẳng thể thọ nhận Tam Muội đó.

Thế Tôn! Ví như có người cho (Ghṛta), dầu (Taila), mật (Madhu). Phần lớn nhân chúng cầm mọi loại vật khí (Bhājana), trong đó có một người dùng tâm chẳng bền chắc (Smṛti-hāni: không lưu ý) phá vỡ vật khí đã cầm. Tuy đến nơi ban cho bơ, dầu, mật nhưng không có chỗ lợi ích, chỉ được tự ăn no nhưng chẳng thể cầm giữ để quay lại ban cho người khác. Trong đó có người cầm vật khí bền chắc, đã được tự ăn no, cũng cầm vật khí tràn đầy (Paripūrṇa-bhājana) thức ăn ban cho người khác.

Bơ, dầu, mật là Chính Pháp (Saddharma) của Đức Phật.

Vật khí đã cầm  bị phá vỡ chỉ được tự đủ chứ chẳng thể quay lại ban cho người khác tức là Thanh Văn với Bích Chi Phật.

Kẻ cầm vật khí quay lại tức là Bồ Tát, thân tự được đủ cũng hay gìn giữ cho tất cả chúng sinh”.

Lúc đó, hai trăm Thiên Tử, Tâm muốn thoái chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, theo các Thiên Tử nghe lời nói đó xong, với nghe thế lực Công Đức chẳng thể nghĩ bàn (Acintya-guṇa-prabhāva) của Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử , liền dùng tâm sâu xa phát A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, chẳng tùy theo Tâm thoái chuyển lúc trước, đều bạch Phật rằng: “Chúng con cho dù bị nguy hại, mất mạng cũng chẳng buông bỏ Tâm đó. Cuối cùng cũng chẳng buông bỏ tất cả chúng sinh

Thế Tôn! Chúng con nguyện xin nghe nhân duyên căn lành của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó sẽ được mười Lực của Bồ Tát (Daśa-bodhisattva-bala). Nhóm nào là mười?

_Nơi Tâm Bồ Đề, được sức bền chắc

_Nơi Phật Pháp chẳng thể nghĩ bàn, được sức tin sâu

_Nghe nhiều, được sức chẳng quên

_Qua lại trong sinh tử, được sức không có mệt mỏi

_Đối với chúng sinh, được sức Đại Bi bền chắc.

_Ở trong Bố Thí, được sức buông bỏ bền chắc.

_Ở trong Trì Giới, được sức chẳng hoại

_Ở trong Nhẫn Nhục, được sức nhận chịu bền chắc.

_Ma chẳng thể hoại, được sức Trí Tuệ.

-Nơi các Pháp thâm sâu, được sức tin thích”.

Khi ấy, Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát: “Nếu có chúng sinh ở đời hiện tại này, hoặc sau khi Ta diệt độ, nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó mà hay tin thích. Nên biết người đó thảy đều được mười Lực của Bồ Tát đấy”

Bấy giờ trong Hội có vị Bồ Tát tên là Danh Ý (Nāma-mati) bạch Phật rằng:

“Thế Tôn! Nếu muốn được Phước (Puṇya), cần phải cúng dường Phật.

Muốn được Tuệ (Prajñā), cần phải nghe nhiều (đa văn).

Muốn sinh vào chỗ tốt lành (Svarga; Thiên cung, Thiên Giới), cần phải giữ Giới.

Muốn giàu có lớn (Upabhoga), nên bố thí nhiều hơn.

Muốn được hình sắc (Rūpa) màu nhiệm, cần phải tu Nhẫn Nhục.

Muốn được Biện tài (Pratibhāna), nên kính Sư Trưởng.

Muốn được Đà La Ni (Dhāraṇi: Tổng Trì), nên lìa Tăng Thượng Mạn.

Muốn được Trí (Jñāna), cần phải ghi nhớ chân chính.

Muốn được vui thích (Sukha), nên buông bỏ tất cả ác.

Muốn lợi ích cho chúng sinh (Sattvārtha-kriyā), nên phát Tâm Bồ Đề.

Muốn được âm thanh màu nhiệm (Madhura-svara), nên tu Thật Ngữ (lời nói chân thật).

Muốn được Công Đức (Guṇa), nên vui lìa xa.

Muốn cầu Pháp (Dharma), nên gần Thiện Tri Thức.

Muốn ngồi Thiền (Śamatha: Thiền Chỉ), nên lìa chỗ hội họp ồn ào.

Muốn Tư Tuệ (Vipaśyana: Thiền Quán), nên tu Tư Tính (suy xét ghi nhớ Tính).

Muốn sinh vào cõi Phạm Thiên (Brahma-loka), nên  tu Tâm vô lượng.

Muốn sinh làm Trời Người (Deva-manuṣya-saṃpad), nên tu mười điều lành (Thập Thiện).

Thế Tôn! Nếu người muốn được Phước Đức, muốn được Tuệ, muốn sinh ở nơi tốt lành, muốn giàu có lớn, muốn hình sắc màu nhiệm, muốn Biện Tài, muốn Đà La Ni, muốn được Trí, muốn được vui thích, muốn lợi ích cho chúng sinh, muốn âm thanh màu nhiệm, muốn Công Đức, muốn cầu Pháp, muốn ngồi Thiền, muốn Tư Tuệ (suy xét ghi nhớ Tuệ), muốn sinh vào cõi Phạm Thiên, muốn sinh làm Trời Người, muốn được Niết Bàn, muốn được tất cả Công Đức… thì nên nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, thọ trì, đọc tụng, ví người khác nói, như Thuyết tu hành.  Thế Tôn! Bồ Tát làm thế nào để tu Tam Muội đó?”

Đức Phật nói: “Này Danh Ý! Nếu Bồ Tát hay quán các Pháp trống rỗng (Śūnya: Không) không có chỗ chướng ngại (Apratigha), niệm niệm diệt tận, lìa nơi yêu ghét. Đấy gọi là tu Tam Muội đó.

Lại nữa Danh Ý! Học Tam Muội đó chẳng do một việc. Tại sao thế? Tùy theo các tâm chúng sinh, chỗ đã hành của tâm thì Tam Muội đó có các Hành (Pravṛtti)  ấy. Tùy theo các Tâm chúng sinh, chỗ nhập của tâm  thì Tam Muội đó có các Nhập (Praveśa) ấy. Tùy theo cửa vào (Praveśa-mukha) của các căn (Indriya) của các chúng sinh thì Tam Muội đó có cửa Nhập (Praveśa-mukha)  ấy. Tùy theo hết thảy danh sắc (Nāma-rūpa) của chúng sinh, Bồ Tát được Tam Muội đó cũng hiện bày ngần ấy danh sắc (Nāma-rūpa). Hay biết như vậy, đấy gọi là tu Tam Muội đó.

Tùy theo danh sắc tướng mạo của tất cả Phật. Được Tam Muội đó, Bồ Tát cũng hiện bày ngần ấy hình sắc tướng mạo. Hay biết như vậy, đấy gọi là tu Tam Muội đó.

Tùy thấy tất cả các Quốc Độ của Phật. Bồ Tát cũng tự thành quốc độ đó. Đấy gọi là tu Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó.

Danh Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Tam Muội đó tu hành (Pratipatti) rất khó (Atiduṣkara)”

Đức Phật bảo Danh Ý: “Do việc đó cho nên có ít Bồ Tát trụ Tam Muội đó, mà có nhiều Bồ Tát hành Tam Muội khác”.

Khi ấy, Danh Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Di Lặc Bồ Tát (Maitreya) này là vị Nhất Sinh Bổ Xứ (Ekajāti-pratibaddha) tiếp nối Đức Thế Tôn sẽ được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Ngài Di Lặc  được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó ư ?” Đức Phật nói: “Này Danh Ý! Các Bồ Tát ấy được trụ Nhất Sinh Bổ Xứ, nhận Chính Vị của Phật thảy đều được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó”.

Tức thời, Di Lặc Bồ Tát thị hiện Thần Lực như vậy. Danh Ý Bồ Tát với các chúng Hội thấy các cõi Diêm Phù Đề của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này. trong ấy đều là Di Lặc Bồ Tát. Hoặc thấy ở trên Trời (Deva-loka), hoặc thấy tại nhân gian (Manuṣya-loka), hoặc thấy xuất gia (Pravrajita), hoặc thấy tại gia (Gṛhastha), hoặc thấy hầu cận (Upasthāyaka) Phật như A Nan (Ānanda), hoặc thấy Trí Tuệ bậc nhất (Mahā-prajñāvatam agryaḥ) như Xá Lợi Phất (Śāriputra), hoặc thấy Thần Thông bậc nhất (Ṛddhimatām agryaḥ) như Mục Kiền Liên (Māudgalyāyana), hoặc thấy Đầu Đà bậc nhất (Dhuṭaguṇavādinām agryaḥ) như Đại Ca Diếp (Mahā-kā1syapa), hoặc thấy nói Pháp bậc nhất (Dharmakathikānām agryaḥ) như Phú Lâu Na (Pūrṇa), hoặc thấy ưa thích Giới bậc nhất (Śikṣākāmānām agryaḥ)như La Hầu La (Rāhula), hoặc thấy giữ Luật bậc nhất (Vinayadharānām agryaḥ) như Ưu Ba Ly, (Upāli), hoặc thấy Thiên Nhãn bậc nhất (Divyacakṣukānām agryaḥ) như A Na Luật (Aniruddha), hoặc thấy ngồi Thiền bậc nhất (Dhyāyinām agryaḥ) như Ly Bà Đa (Revata). Như vậy trong tất cả các bậc nhất đều thấy Di Lặc (Maitreya). Hoặc thấy vào các thành, ấp, thôn, xóm khất thực. Hoặc thấy nói Pháp, hoặc thấy ngồi Thiền (Pratisaṃlīna)

Danh Ý Bồ Tát với các Đại Chúng, tất cả đều thấy Di Lặc Bồ Tát hiện thế lực Thần Thông của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Nhìn thấy xong, rất vui vẻ, bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Ví như vàng ròng (Kañcana) tuy bị chà xát, mài giũa nhưng chẳng mất Tính (Svabhāva) ấy. Các Đại Sĩ (Satpuruṣa) đó cũng lại như vậy, tùy theo chỗ đã làm đều hay thị hiện Pháp Tính chẳng thể nghĩ bàn (Acintya-dharma)”.

Bấy giờ, Danh Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con nói Bồ Tát, nếu hay thông đạt Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, sẽ biết thông đạt tất cả Đạo Hạnh (Sarvamārga-caryā). Nơi Thanh Văn Thừa (Śrāvaka-yāna), Bích Chi Phật Thừa (Pratyekabuddha-yāna) với Đại Thừa của Phật (Mahā-buddha-yāna) thảy đều thông đạt”

Đức Phật nói: “Như vậy! Như vậy! Như ông đã nói. Nếu Bồ Tát hay thông đạt Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tức hay thông đạt tất cả Đạo Hạnh”

Khi ấy, Trưởng Lão Ma Ha Ca Diếp bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con nói Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử từng ở đời trước đã làm việc Phật (Buddha-caryā), hiện ngồi

Đạo Trường chuyển bánh xe Pháp, bày cho các chúng sinh nhập vào Đại Diệt Độ” Đức Phật nói: “Như vậy! Như vậy! Như ông đã nói.

Này Ca Diếp! Quá khứ lâu xa vô lượng vô biên chẳng thể nghĩ bàn a tăng kỳ kiếp, lúc đó có Đức Phật hiệu là Long Chủng Thượng Như Lai (Nāgavaṃśagra ?Nāgagotrodara-tathāgata), Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ở phương Nam (Dakṣiṇasyāṃ diśi) của Thế Giới này, vượt qua một ngàn quốc độ của Phật có nước tên là Bình Đẳng (samā): không có núi, sông, cát,đá sỏi, ngói, đá, gò đống, gò đất lớn… đất bằng phẳng như lòng bàn tay (Sama pāṇitalajāta) sinh cỏ mềm mại (Mṛdutṛṇa) như Ca Lăng Già (Kācilindika). Đức Long Chủng Thượng Phật (Nāgavaṃśāgra) ở Thế Giới (Lokadhātu) đó được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttara-samyasaṃbodhi). Lúc bắt đầu chuyển bánh xe Pháp thì giáo hóa thành tựu bảy mươi ức số các chúng Bồ Tát, tám mươi ức người thành A La Hán, chín vạn sáu ngàn người trụ trong nhân duyên của Bích Chi Phật. Sau đó tiếp tục có vô lượng Thanh Văn Tăng.

Này Ca Diếp! Đức Long Chủng Thượng Phật có thọ mệnh bốn trăm bốn mươi vạn tuổi, hóa độ Trời Người xong thì nhập vào Niết Bàn, rải Xá Lợi của thân lưu bày thiên hạ, dựng ba mươi sáu ức cái Tháp cho chúng sinh cúng dường. Sau khi Đức Phật ấy diệt độ, Pháp trụ mười vạn năm. Lúc Đức Long Chủng Thượng Phật sắp vào Niết Bàn thì trao cho Trí Minh Bồ Tát (Jñāna-prabha) lời Thọ Ký riêng rằng: “Trí Minh Bồ

Tát này tiếp nối sau Ta sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, cũng có hiệu là  Trí Minh (Jñāna-prabha)”

Này Ca Diếp! Ông nói Đức Long Chủng Thượng Phật của Thế Giới Bình Đẳng (samā) như vậy há là người khác ư? Đừng sinh nghi ngờ này! Tại sao thế? Vì vị ấy  tức là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử .

Này Ca Diếp! Nay ông tạm quán thế lực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Các Đại Bồ Tát dùng sức đó cho nên thị hiện nhập vào bào thai (Garbhāvakrānti), mới sinh ra (Janman), xuất gia (Abhiniskramaṇa), đến cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa-gamana), ngồi ở Đạo Trường (Bodhimaṇḍa nisīdana), chuyển bánh xe Diệu Pháp (Dhamacajra-pravartana), nhập vào Niết Bàn (Mahāparinirvāṇa), chia bày Xá Lợi (Śrīranikṣepa) mà chẳng buông bỏ Pháp của Bồ Tát, ở Niết Bàn chẳng diệt trọn hết”.

Bấy giờ, Trưởng Lão Ma Ha Ca Diếp nói với Văn Thù Sư Lợi rằng: “Nhân Giả hay tạo làm việc khó khăn hiếm có như đây để hiện bày cho chúng sinh”.

Văn Thù Sư Lợi nói: “Này Ca Diếp! Ý của ông thế nào? Núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhra-kuṭa parvata) đó do ai tạo ra? Thế Giới (Loka-dhātu) đó cũng từ đâu mà ra?”

Ca Diếp đáp rằng: “Văn Thù Sư Lợi! Tất cả Thế Giới do bọt nước tạo thành, cũng từ nhân duyên nghiệp chẳng thể nghĩ bàn (Acintya-karma-vipāla: nghiệp quả chẳng thể nghĩ bàn) của chúng sinh mà ra”.

Văn Thù Sư Lợi nói: “Tất cả các Pháp cũng theo nhân duyên nghiệp chẳng thể nghĩ bàn mà có. Tôi đối với việc này, không có công lực (Abhisaṃskāra). Tại sao thế? Vì tất cả các Pháp đều thuộc nhân duyên (Hetu-praytayādhīna), không có chủ (Asvāmika) cho nên tùy theo ý tạo thành. Nếu có thể hiểu điều này thì nói là chẳng khó.

Này Ca Diếp! Nếu người chưa thấy bốn Đế, nghe việc như vậy mà hay tin hiểu. Đây tức là khó. Thấy bốn Đế xong, được các Thần Thông, nghe điều này, hay tin chẳng đủ là khó”.

Bấy giờ, Thân của Đức Thế Tôn bay lên hư không cao bảy cây Ta La, ngồi Kiết Già, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp mười phương vô lượng Thế Giới. Tất cả Chúng Hội đều thấy vô lượng chư Phật ở mười phương thảy đều nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó chẳng tăng chẳng giảm, từ xa đều được nghe.

Mười phương chư Phật cũng bay lên hư không cao bảy cây Ta La, ngồi Kiết GIà, thân tỏa ánh sáng chiếu khắp vô lượng Thế Giới ở mười phương. Các chúng sinh của các cõi ấy cũng thấy thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bay lên hư không, ngồi Kiết Già. Các Chúng Hội ấy thảy đều dùng hoa, từ xa rải lên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đều thấy mọi thứ hoa ở trên hư không hợp thành cái lọng hoa. Bồ Tát với các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà… của cõi này đều cũng dùng hoa rải lên chư Phật ấy, đều ở bên trên Đức Phật hóa thành cái lọng hoa (Puṣpa-chattra).

Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật nhiếp Thần Túc (Ṛddhi-pada) lại, ngồi ở Bản Tòa, bảo Kiên Ý rằng: “Đấy là sức Thần Thông (Pratihārya-bala) của Như Lai, vì khiến cho chúng sinh tăng ích Công Đức (Guṇa). Chính vì thế cho nên Đức Như Lai thị hiện việc đó”.

Lúc Đức Phật hiện sức Thần Thông thời tám ngàn Trời, Người phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Lại khi nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó sắp hết thời Kiên Ý Bồ Tát với năm trăm Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thảy đều được thấy hết thảy Thần Lực (Vikurvaṇa-bala) của chư Phật ở mười phương, nơi Pháp thâm sâu (Gambhīradharma) của Phật được Trí Quang Minh, trụ Địa thứ mười (Daśama-bhūmi), nhận chức vị Phật (Buddhābhiṣeka)

Ba ngàn Đại Thiên Thế Giới chấn động theo sáu cách, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp Thế Giới, ngàn vạn kỹ nhạc cùng tấu một lúc, chư Thiên ở trong hư không tuôn mưa mọi loại hoa.

Bấy giờ, Đức Phật bảo A Nan: “Ông nên thọ nhận Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó, giữ gìn, phúng tụng, đọc rồi rộng vì người nói”.

Thời Trì Tu Di Sơn Đỉnh Thích (Meruśikhara-dhara śakra) bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Trí Tuệ (Jñāna) của A Nan, nghĩ nhớ (Smṛti) có hạn lượng (Prādeśika), người Thanh Văn tùy theo âm thanh khác (Parato ghoṣānuga). Tại sao đem Pháp Bảo (Dhama-ratna) của Tam Muội (Samādhi) đó giao phó (Parindātum) cho A Nan?”

Trì Tu Di Sơn Đỉnh Thích phát lời chí thành là: “Nếu tôi hay ở đời này đời sau rộng tuyên lưu bố Tam Muội báu này không có hư dối thì cây (Vṛkṣa) ở trong núi Kỳ Xà Quật này thảy đều như cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa) của Đức Phật. Bên dưới các cây ấy đều có vị Bồ Tát”.

Trì Tu Di Đỉnh Thích nói lời đó xong. Liền thấy các cây như cây Bồ Đề, bên dưới mỗi một cây đều thấy vị Bồ Tát. Các cây Bồ Đề đều phát ra lời nói là: “Như lời mà Trì Tu Di Sơn Đỉnh Thích đã nói là thật (Satya) thì người đó thảy hay khiến cho Tam Muội này được rộng tuyên lưu bố”.

Khi ấy, các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà đồng thanh bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Giả sử Đức Như Lai trụ thọ một kiếp, chẳng làm việc khác. Đem Thanh Văn Thừa vì người nói Pháp, mỗi một lúc nói Pháp thảy đều như lúc mới chuyển bánh xe Pháp để độ chúng sinh. Nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội để độ chúng sinh thì điều này tức hơn hẳn. Tại sao thế? Vì các chúng sinh đó đều dùng Thanh Văn Thừa hóa độ. Đối với Bồ Tát Thừa thì trăm phần chẳng theo kịp một phần, trăm ngàn vạn ức phần … cho đến tính toán, thí dụ cũng chẳng thể theo kịp. Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội như vậy có vô lượng thế lực đó hay thành tựu các Bồ Tát, khiến được đầy đủ Phật Pháp”.

Lúc đó, Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Đức Thế Tôn có tuổi thọ thật là bao nhiêu? Lúc nào sẽ vào Niết Bàn rốt ráo?”

Đức Phật nói: “Này Kiên Ý! Ở phương Đông, cách Thế Giới này ba vạn hai ngàn cõi Phật có một nước tên là Trang Nghiêm (Pratimaṇḍitā). Trong đó có Đức Phật hiệu là Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự Tại Vương Như Lai (Vairocana-raśmi-pratimaṇḍita-vikurvaṇa-rāja) Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Nay hiện tại đang nói Pháp.

Này Kiên Ý! Như Thọ Mệnh của Đức Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự Tại Vương Phật, Thọ Mệnh của Ta cũng lại như vậy”.

“Thế Tôn! Đức Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự Tại Vương Phật ấy có Thọ Mệnh bao nhiêu ?”

Đức Phật bảo Kiên Ý: “Ông tự đến hỏi, tự sẽ đáp lại cho ông”.

Tức thời, Kiên Ý nương theo Thần Lực của Đức Phật, lại dùng sức của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội với sức Thần Thông thuộc căn lành của mình, như khoảng một niệm liền đến Thế Giới Trang Nghiêm ấy, cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đức Phật ấy, nhiểu quanh theo bên phải ba vòng, lui về trụ một bên, rồi bạch Phật rằng: “Đức Thế Tôn  có Thọ Mệnh bao nhiêu, thời sẽ vào Niết Bàn?”

Đức Phật ấy đáp rằng: “Như Thọ Mệnh của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật ấy, Thọ Mệnh của Ta cũng lại như vậy. Điều ông muốn biết là Ta thọ bảy trăm a tăng kỳ kiếp, Thọ Mệnh của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật cũng vậy”.

Khi ấy, Kiên Ý Bồ Tát, tâm rất vui vẻ liền quay về Thế Giới Ta Bà bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đức Chiếu Minh Trang Nghiêm Tự Tại Vương Phật ấy thọ bảy trăm a tăng kỳ kiếp, lại bảo con rằng:”Như thọ mệnh của Ta, Thọ Mệnh của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật cũng lại như vậy”.

Lúc đó, A Nan từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa mà Đức Phật đã nói. Con nói Đức Thế Tôn ở Thế Giới Trang Nghiêm ấy dùng tên gọi khác (Anyena nāma) để tạo lợi ích (hita-sukha: lợi ích an vui) cho chúng sinh”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn khen A Nan rằng: “Lành thay! Lành thay! Ông dùng sức của Phật, hay biết việc đó, Thân của Đức Phật ấy tức là Thân của Ta. Dùng tên gọi khác ở chốn ấy nói Pháp độ thoát chúng sinh.

Này A Nan! Sức Thần Thông tự tại (Ṛddhi-vikurvaṇa-bala) như vậy đều là thế lực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó”.

Khi ấy, Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát: “Này Kiên Ý! Do việc đó nên biết Ta thọ bảy trăm a tăng kỳ kiếp rồi sẽ rốt ráo nhập vào Niết Bàn”.

Thời Đại Chúng trong Hội nghe Đức Phật đã nói Thọ Mệnh chẳng thể nghĩ bàn như vậy đều rất vui vẻ, được điều chưa từng có, bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thần Lực của chư Phật thật chưa từng có! Tất cả chỗ hành chẳng thể nghĩ bàn, ở chốn này hiện tuổi thọ đoản mệnh như vậy mà thật ở chỗ khác thọ bảy trăm a tăng ký kiếp.

Thế Tôn! Nguyện khiến cho tất cả chúng sinh được đầy đủ Thọ Mệnh chẳng thể nghĩ bàn như vậy”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Kiên Ý: “Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó tùy ở tại quận, đất nước, thành ấp, thôn xóm, Tịnh Xá, Không Lâm (rừng vắng)…. thì các Ma (Māra), Ma dân (Māra-jātīya) trong đó chẳng được dịp thuận tiện gây hại”.

Lại bảo Kiên Ý: “Nếu có Pháp Sư viết chép, đọc tụng, giải nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó. Đối với Người, Phi Nhân không có sợ hãi, lại được hai mươi phần Công

Đức chẳng thể nghĩ bàn (Acintya) Nhóm nào là hai mươi?

_ Phước Đức (Puṇya) chẳng thể nghĩ bàn

_ Trí  (Jñāna) ấy chẳng thể nghĩ bàn

_ Tuệ  (Prajñā) ấy chẳng thể nghĩ bàn

_ Phương tiện (Upāya) chẳng thể nghĩ bàn

_ Biện tài (Pratibhāna) chẳng thể nghĩ bàn

_ Pháp Minh (Jñānāloka: Trí Minh) chẳng thể nghĩ bàn

_ Tổng Trì (Dhāraṇī) chẳng thể nghĩ bàn

_ Pháp Môn (Dharma-mukha) chẳng thể nghĩ bàn

_ Nghĩ (Smṛti) nhớ (Mati: thông minh lanh lợi) chẳng thể nghĩ bàn

_ Các sức Thần Thông (Abhijñā-bala) chẳng thể nghĩ bàn

_Hiểu sâu chỗ ưa thích của tâm chúng sinh (Sarvasattva-caryāśaya-praveśa) chẳng thể nghĩ bàn

_ Được thấy chư Phật (Sarva-buddha  darśana) chẳng thể nghĩ bàn

_ Các Pháp (sarva-dharma) đã nghe (Śruta) chẳng thể nghĩ bàn

_ Giáo hóa chúng sinh (Sattva-paripācana) chẳng thể nghĩ bàn

_ Tam Muội tự tại (Samādhi-vikurvaṇa) chẳng thể nghĩ bàn

_ Thành tựu Tịnh Độ (Kṣetrābhinirhāra) chẳng thể nghĩ bàn

_ Hình sắc tối diệu (Saṃsthā-varṇa-prasāda) chẳng thể nghĩ bàn

_ Công Đức (Guṇa) tự tại (Vaśitā) chẳng thể nghĩ bàn

_ Tu trì các Ba La Mật (Pāramitā-bhāvanā) chẳng thể nghĩ bàn

_ Được Phật Pháp chẳng thoái chuyển (Avaivartika-dharmacakra-pravartana) chẳng thể nghĩ bàn.

Đấy là hai mươi.

Này Kiên Ý! Nếu người viết chép, đọc tụng Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó sẽ được hai mươi phần Công Đức chẳng thể luận bàn

Chính vì thế cho nên Kiên Ý! Nếu người muốn các lợi của đời này, đời sau thì nên viết chép, đọc tụng, giải thoát, tu hành Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó.

Này Kiên Ý! Nếu cầu Phật Đạo. Kẻ trai lành, người nữ thiện ở ngàn vạn kiếp chuyên Tâm tu hành sáu Ba La Mật. Nếu có nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó liền hay tin nhận, Tâm chẳng lui mất, chẳng kinh chẳng sợ, Phước vượt hơn điều kia, mau đến A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Huống chi nghe xong, thọ trì đọc tụng , như Thuyết tu hành, vì người giải nói.

Nếu có Bồ Tát muốn nghe Pháp chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật, chẳng kinh chẳng sợ, muốn ở trong tất cả các Phật Pháp  hiểu rõ, tự biết chẳng theo lời dạy của người khác, cần phải tu tập, hành Tam Muội đó. Nếu muốn được nghe, ấy là nghe Pháp tin  nhận chẳng trái ngược cần phải nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó”.

Lúc nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó thời vô lượng chúng sinh phát Tâm A Nậu Đa La Tam Muội Tam Bồ Đề (Anuttara-samyaksaṃbodhi-citta). Lại gấp đôi số đó trụ A Duy Việt Trí Địa (Avaivartika-bhūmi: Bất Thoái Chuyển Địa). Lại gấp đôi số đó được Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattika-dharma-kṣānti). Tám vạn bốn ngàn Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Śūraṃgama-samādhi) đó. Tám vạn bốn ngàn Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni chẳng thọ nhận các Pháp cho nên hết Lậu (Āsrvakṣaya), giải thoát (Vimukta), đắc A La Hán (Arhat). Hai vạn sáu ngàn Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di ở trong các Pháp được sự trong sạch của con mắt Pháp (Dharma-cakṣurviśuddham). Ba mươi na do tha chư Thiên được vào địa vị Thánh.

Đức Phật nói Kinh xong thời Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, Kiên Ý Bồ Tát… tất cả các Bồ Tát Ma Ha Tát với các Thanh Văn Đại Đệ Tử, tất cả các hàng Trời, Rồng, Thần, Càn Thát Bà, A Tu La… người dân của Thế Gian nghe điều Phật đã nói đều vui vẻ, tin  nhận.

PHẬT NÓI KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI
_QUYỂN HẠ (Hết)_

Hiệu chỉnh xong một Bộ gồm hai Quyển vào ngày 22/11/2015

Pages: 1 2