KINH THỦ LĂNG NGHIÊM LƯỢC GIẢNG
ŚŪRAMGAMA-SŪTRA
Tuyên Hoá Thượng Nhân giảng thuật
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nhuận Châu

QUYỂN  9

A TU LA

Phục thứ A-nan, thị tam giới trung, phục hữu tứ chủng, A-tu-la loại.

Lại nữa A Nan! Trong tam giới còn có 4 loại A Tu La:

Giảng: “A Tu La” là tiếng Phạn. Đôi khi nó được dịch là “không phải thần”. Đó bởi vì một số A Tu La có các phước lành của trời nhưng không phải là đức hạnh của các vị chư thiên. Một cách dịch khác là “Không thẳng đứng trong diện mạo”; tuy nhiên, chỉ có phái nam là như vậy. Những phái nữ thì vô cùng xinh đẹp. A Tu La được tìm thấy trong bốn cõi: sanh từ tử cung, từ trứng nở, sinh ra từ độ ẩm và hoá sanh. Mỗi loại bây giờ sẽ thảo luận.

1. Nhược ư quỷ đạo, dĩ hộ pháp lực, thành thông nhập không. Thử A-tu-la, tùng noãn nhi sanh. Quỷ thú sở nhiếp.

Nếu từ loài quỷ, dùng sức hộ pháp, nhờ thần thông vào trong hư không; loại A Tu La này là noãn sanh, thuộc về loài quỷ.

Giảng: Một số ma quỷ là quỷ tốt và hoạt động như những vị hộ pháp. Vị tướng Quan Công là một thí dụ như vậy. Ông ta là một con quỷ rất vĩ đại và uy mạnh. Những loại ma quỷ hộ trì tam bảo. Họ dùng thần thông để vào tánh không. Những vị A Tu La nầy là “loại noãn sanh, thuộc về loài quỷ.

2. Nhược ư Thiên trung, hàng đức biếm trụy. Kỳ sở bốc cư, lân ư nhật nguyệt. Thử A-tu-la, tùng thai nhi xuất. Nhân thú sở nhiếp.

Nếu từ cõi trời, thất đức bị đọa, chỗ ở gần với nhựt nguyệt; loại A Tu La này là thai sanh, thuộc về loài người.

Giảng: “Nếu từ cõi trời, thất đức bị đọa, chỗ ở gần với nhựt nguyệt.” Họ bắt đầu ở trên cõi trời, nhưng họ không có đức hạnh để ở lại cõi đó. Họ ngã xuống và bị ném ra ngoài không gian trống rỗng. Họ cư trú ở những nơi gần mặt trời và mặt trăng. Những “loại A Tu La này là thai sanh, thuộc về loài người.”

3. Hữu tu la Vương, chấp trì thế giới, lực đỗng vô úy. Năng dữ Phạm Vương, cập Thiên đế thích, tứ thiên tranh quyền. Thử A-tu-la, nhân biến hóa hữu, thiên thú sở nhiếp.

Có vua Tu La, thống lãnh tất cả A Tu La trên thế giới, sức mạnh vô úy, có thể tranh quyền với Phạn Vương Đế Thích và Tứ Thiên Vương, loại A Tu La này là hóa sanh, thuộc về loài trời.

Giảng: Có một loại khác là những vị “vua Tu La, thống lãnh tất cả A Tu La trên thế giới, sức mạnh vô úy.” Sức mạnh của họ thật là to lớn. Họ có thể rung động cả thế giới. Nếu họ dùng bàn tay nắm đầu núi Tu Di và đẩy, họ có thể lập đổ núi. Đó là sức mạnh họ có. Với thần thông, họ nghĩ rằng họ “có thể tranh quyền với Phạn Vương Đế Thích và Tứ Thiên Vương”. Họ dùng thần thông để tranh quyền.

A Tu La Vương có một người con gái trở thành lý do tại sao ông ta tranh đấu với Đế Thích. Cô ta là một tiên nữ đẹp giáng trần, và khi Đế Thích thoáng nhìn thấy cô ta. Đế Thích đi gặp A Tu La Vương để cưới hỏi. A Tu La Vương đồng ý. Hoá ra cô ta là một người ghen tuông và ích kỷ. Đế Thích là người thích lắng nghe Phật pháp và cũng thường xuyên tới nghe các vị pháp sư thuyết pháp. Cô ta để ý và thấy Đế Thích thường vắng mặt và cô ta bắt đầu ghen tuông. Cô ta nghĩ: “Ông ta đã cưới tôi rồi, nhưng ông ta không thương tôi nữa. Tôi chắc ông ta đi ra ngoài và ngoại tình.” Với tấm lòng ghen tuông, cô ta âm thầm lén đi theo Đế Thích. Một hôm cô ta biết được chỗ Đế Thích thường tới. Khi Đế Thích vừa tới nơi chánh điện và ngồi vào chổ, cô ta nhìn thấy có rất nhiều tiên nữ trong chánh điện. Cảnh đó làm tâm ghen tuông càng bực cháy, và ngay lúc đó cô ta hiện hình. Khi Đế Thích thấy cô ta, ông ta hỏi: “Cô tới đây làm gì ?”

Cô ta trả lời với giọng nói ghen tuông: “Ông tới đây để quen với các phụ nữ khác và không muốn tôi tới phải không”

Đế Thích tát cô ta một bạt tay, và cô ta bắt đầu khóc than và chạy về nhà của A Tu La Vương để mét lại. “Ông Đế Thích đã phá vỡ luật vợ chồng và luôn đi kiếm phụ nữ khác.” Cô ta mét lại : “Khi con theo ông ta, ông ta đánh con”.

Dĩ nhiên khi A Tu La Vương nghe chuyện này, ông ta giận dữ. “Chúng ta sẽ chiến tranh. Chúng ta sẽ lật đổ hắn và chiếm lấy ngai vàng.” Ông ta ra lệnh tất cả binh lính A Tu La và kiêu gọi các tướng sĩ tham gia ra trận đánh Đế Thích. Vậy đoán ra sao?

Các thiên binh của Đế Thích, tứ đại thiên vương không thể chống lại quân của A Tu La. Cung thành bị bao vây và bế tắt. Cuối cùng, Đế Thích đến cầu cú với đức Phật. “Con phải làm sao? ” ông ta hỏi “Con không thể đánh lại quân lính A Tu La”.

Đức Phật trả lời: “Con hãy về và nói với các quân sĩ của con và kêu họ hãy niệm câu Bát Nhã “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa”. Ta bảo đảm mọi chuyện sẽ trở nên ổn thỏa. Đế Thích trở về và làm theo lời dặn, và các A Tu La đầu hàng vô điều kiện. Đó là cách Đế Thích đã thắng trận. Nhưng các loại A Tu La vẫn luôn tranh đấu chức vị và thẩm quyền.

4. A-nan! biệt hữu nhất phân, hạ liệt tu la. Sanh đại hải tâm, trầm thủy huyệt khẩu. Đán du hư không, mộ quy thủy tú. Thử A-tu-la, nhân thấp khí hữu, súc sanh thú nhiếp.

A Nan, riêng có một số A Tu La thấp kém sanh ở đáy biển, lặn dưới hang nước, ban ngày dạo trên hư không, ban đêm về ngủ dưới nước; loại A Tu La này là thấp sanh, thuộc về loài súc.

Giảng: “A Nan, riêng có một số A Tu La thấp kém sanh ở đáy biển, lặn dưới hang nước.” Những vị A Tu La này nằm trong loại súc sanh. Rồng và các loại như vậy là các loại này. Khi chúng suy nghĩ rất nhiều về nước về biển, họ cuối cùng tái sanh trong đó.

“Ban ngày dạo trên hư không, ban đêm về ngủ dưới nước.” Họ quay lại hang động dưới nước vào ban đêm. “Loại A Tu La này là thấp sanh, thuộc về loài súc sanh.”

A-nan! Như thị địa ngục, ngạ quỷ súc sanh, nhân cập thần tiên. Thiên kịp tu la, tinh nghiên thất thú. Giai thị hôn trầm, chư hữu vi tưởng. Vọng tưởng thọ sanh, vọng tưởng tùy nghiệp. Ư diệu Viên Minh, vô tác bản tâm. Giai như không hoa, nguyên vô sở hữu. Đãn nhất hư vọng, cánh vô căn tự.

A Nan! Bảy loài địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cõi người, thần tiên, cõi trời và A Tu La kể trên, đều là những tướng hữu vi hôn trầm, vọng tưởng tùy nghiệp thọ sanh. Thật ra thảy đều như hoa đốm trên không, vọng hiện nơi bản tâm vô tác sáng tỏ, vốn vô sở đắc, chỉ một hư vọng, chẳng có cội gốc.

Giảng: “A Nan! Bảy loài địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, cõi người, thần tiên, cõi trời và A Tu La kể trên.” Những vị này vẫn còn sắc thân. Họ “đều là những tướng hữu vi hôn trầm, vọng tưởng tùy nghiệp thọ sanh.” và vọng tưởng sẽ đưa chúng và cõi sanh tử kế tiếp. “Thật ra thảy đều như hoa đốm trên không, vọng hiện nơi bản tâm vô tác sáng tỏ, vốn vô sở đắc.” Bảy loài chúng sanh giống như hoa đốm giữa hư không, không có nơi để nương tựa. Chúng “chỉ một hư vọng, chẳng có cội gốc.”

A-nan! Thử đẳng chúng sanh. Bất thức bản tâm, thọ thử Luân-hồi. Kinh vô lượng kiếp, bất đắc chân tịnh. Giai do tùy thuận, sát đạo dâm cố. Phản thử tam chủng, hựu tắc xuất sanh, vô sát đạo dâm. Hữu danh quỷ luân, vô danh thiên thú. Hữu vô tướng khuynh, khởi Luân-hồi tánh.

A Nan! Những chúng sanh này, chẳng nhận được bản tâm, bị luân hồi trải qua vô số kiếp, chẳng được chơn tánh trong sạch, ấy đều do tùy thuận ba nghiệp sát, đạo, dâm; hoặc ngược lại ba thứ đó, thành không sát, đạo, dâm; vọng thấy “Có” thì là loài quỷ, vọng thấy “Không” thì là loài trời; Có và Không thay phiên nhau, phát khởi tánh luân hồi.

Giảng: “A-nan, những chúng sanh trong bảy loài, không nhận ra bổn tâm phải trải qua luân hồi trong vô số kiếp. Họ không biết chơn tánh chân thật vốn có sẵn không cần làm gì, và họ cứ tiếp tục trải qua trong sáu nẽo luân hồi. Họ sanh và lại chết. Họ chết rồi lại tái sanh. Trong một kiếp, họ là trâu bò, và kiếp kế tiếp, họ làm ngựa. Và có thể trong một kiếp tiếp theo, họ có thể trở lại làm người. Đó là kiếp luân hồi. Cứ tiếp tục bao lâu? Không có cách để tính được bao nhiêu kiếp họ phải trải qua như vậy.

Họ “chẳng được chơn tánh trong sạch.” Họ không bao giờ khai mở chân tâm bổn tánh. Tại sao? “Ấy đều do tùy thuận ba nghiệp sát, đạo, dâm.” Họ bị đìm chắm trong đó và không thể dừng lại.

Hay là bởi vì họ ngược lại ba thứ ác nghiệp đó. và họ sanh ra theo không sát, không cướp và không dâm vọng. Nếu họ có hành vi sát sanh, cướp giật và dâm vọng, họ đo vào cõi ma quỷ, nơi bạn bè và gia tộc của họ cũng là ma quỷ. Nếu họ thoát ra khỏi ác nghiệp, họ được tái sanh làm chư thiên. Những luân hồi lên xuống giữa hiện tại và sự vắng mặt của nghiệp pháp khởi tánh luân hồi. Sự liên tục tranh đấu giữa sự tạo nghiệp và không tạo nghiệp cứ tiếp tục diễn ra. Có khi họ tạo ra ác nghiệp, có khi lại không. Đó là tánh luân hồi.

Nhược đắc diệu phát, tam ma đề giả, tức diệu thường tịch. Hữu vô nhị vô, vô nhị diệc diệt. Thượng vô bất sát, bất thâu bất dâm. Vân hà cánh tùy, sát đạo dâm sự.

Nếu ngộ pháp Tam Ma Địa, thì diệu Tâm thường tịch, hữu vô bất nhị, bất nhị cũng diệt, những việc không sát, đạo, dâm còn chẳng có, huống là thuận theo sát, đạo, dâm

Giảng: Đối với những người đã ngộ pháp Tam Ma Địa, thì diệu Tâm thường tịch, hữu vô bất nhị. Có vài người trong bảy loài chúng sanh có thể ngộ được pháp Tam Ma Địa, Đó là Lăng Nghiêm Đại Định. Họ quay lại tánh nghe và hồi quang phản chiếu, và bản tánh đến được con đường chánh đạo. Họ tu hành theo nhĩ căn viên thông và đạt được định lực và trí tuệ chân chánh. Nếu cả 3 ác nghiệp hiện tiền, họ phải trả qua 3 cõi thấp của địa ngục, ma quỷ và súc sanh. Nếu 3 ác nghiệp vắng mặt, họ có thể đâu thai làm người, thánh, tiên hay A Tu La. Nhưng trong cõi này, những nghiệp không tồn tại hay biến mất. “bất nhị cũng diệt”. Sự vắng mặt chia đôi ra 3 ác nghiệp và 4 nẽo đường cũng biến mắt luôn. “Những việc không sát, đạo, dâm còn chẳng có, huống là thuận theo sát, đạo, dâm.” Nếu trên căn bản không có, thì làm sao có việc tham gia trong hành vi ác nghiệp? Làm sao các ác nghiệp tạo ra ? Nó không phải.

A-nan! bất đoạn tam nghiệp, các các hữu tư. Nhân các các tư, chúng tư đồng phần. Phi vô định xứ, tự vọng phát sanh. Sanh vọng vô nhân, vô khả tầm cứu.

A Nan, chẳng dứt ba nghiệp thì chúng sanh mỗi mỗi đều có nghiệp riêng, do nghiệp riêng ấy, trong đồng phận của chúng sanh, chẳng phải là không có chỗ nhất định. Đó là do tự tạo vọng nghiệp, vọng vốn chẳng nhân, chẳng thể truy cứu cội gốc.

Giảng: “A Nan, chẳng dứt ba nghiệp thì chúng sanh mỗi mỗi đều có nghiệp riêng.” Những chúng sanh nào không dứt ba nghiệp, sác cướp dâm, sẽ mang cái nghiệp riêng. “Do nghiệp riêng ấy, trong đồng phận của chúng sanh, chẳng phải là không có chỗ nhất định.” Khi chúng sanh tạo ra những nghiệp chướng riêng, họ phải trải qua quả báo chung. Đây gọi là cộng nghiệp. Không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Không phải một tình huống tùy ý. Tuy nhiên, mọi chuyện xảy ra có lẽ chính xác, cái chính xác đó là kết quả của cái vô minh. Nguồn gốc không có đầu, cho nên trong kinh nói rằng: Tuy chúng – nghiệp riêng và cộng nghiệp – là do tự tạo vọng nghiệp, vọng vốn chẳng nhân. Vọng không có sắc. Vọng không có nguồn. Gốc của nó là không là bất thực. Nó “chẳng thể truy cứu cội gốc.” Quý vị có thể tìm nhưng quý vị không kiếm ra nguồn. Nó tạo ra từ vọng và tự nó diệt. Quý vị có thể cố gắng tìm kiếm nguồn gốc, nhưng nó không có hiện hữu. Nó như bónh hình, và quý vị sẽ không thành công tìm kiếm nguồn gốc của nó. Quý vị có thể nói rằng nguồn gốc của nó là thân sắc, nhưng cái bóng hình vẫn không phải là sắc thân của nó. Bóng dạnh chỉ là ảo ảnh.

Nhữ húc tu hành, dục đắc bồ đề, yếu trừ tam hoặc. Bất tận tam hoặc, túng đắc thần thông. Giai thị thế gian, hữu vi công dụng. Tập khí bất diệt, lạc ư ma đạo. Tuy dục trừ vọng, bội gia hư ngụy. Như Lai thuyết vi, khả ai lân giả. Nhữ vọng tự tạo, phi Bồ-đề cữu. Tác thị thuyết giả, danh vi chánh thuyết. Nhược tha thuyết giả, tức Ma Vương thuyết.

Ngươi khuyên người tu hành, muốn đắc đạo Bồ Đề, phải trừ dứt ba nghiệp. Nếu ba nghiệp chẳng dứt, dẫu được thần thông, cũng đều là những công dụng hữu vi của thế gian, tập khí chẳng diệt thì lạc vào ma đạo, dù muốn trừ vọng, càng thêm giả dối. Như Lai nói là kẻ đáng thương xót. Vậy, vọng do người tự tạo, chẳng phải lỗi của Bồ Đề, thuyết như thế gọi là chánh thuyết, chẳng thuyết như thế tức là tà thuyết.

Giảng: Đức Phật nói với Anan, “Con nên khuyên các người tu hành, muốn đắc đạo Bồ Đề, phải trừ dứt ba nghiệp.” Ba cái ác nghiệp đó là sát sanh, cướp và dâm vọng. Chúng gọi là ảo vọng. Nơi đây bởi vì các nghiệp tạo ra từ vọng tưởng. Nếu chúng sanh không lầm lẫn và bị lừa dối, nghiệp chướng sẽ không được tạo ra. “Nếu ba nghiệp chẳng dứt.” Đó là, nếu còn một chúc nho nhỏ vọng tưởng về 3 ác nghiệp, chỉ nho nhỏ như một sợi lông mà không từ bỏ được – “dẫu được thần thông, cũng đều là những công dụng hữu vi của thế gian.”

Có thể họ được một chúc thần thông hay là một chúc trí tuệ, nhưng những thứ đó không thể tính rằng là thần thông vô điều kiện. Nó nằm trong sắc và hình dáng tùy theo phương tiện sử dụng. Nó chỉ là thần thông bám vào hình dáng. “Tập khí chẳng diệt thì lạc vào ma đạo.” Nếu các tập khí như sác cướp dâm không dừng lại, quý vị sẽ rơi vào ma đạo trong tương lai

Bây giờ quý vị thấy tại sao tôi nói rằng thế này thế nọ, người tu hành như vậy là ma vương. Chúng không tuân theo luật giới về cấm sát sanh, cướp và dâm vọng. Nến một người làm như vậy, làm sao người đó có thể có được trí tuệ chân chánh. Không thể được.

“Dù muốn trừ vọng, càng thêm giả dối.” Họ thêm sai trong sai, lầm trong lầm lẫn. Họ bắt đầu với nói dối, và nói sai lầm. Nhưng sau đó, họ nói họ không có nói dối, và đó lại thêm lừa dối. Nếu quý vị nói dối, vậy thì không có lý do gì để cải. Nhận tội và đó chỉ là một tội. Nhưng khi không nhận lời nói dối, họ đành mang 2 tội. Theo cách này, tội lỗi gấp đôi. “Như Lai nói là kẻ đáng thương xót.”

Những kẻ không bao giờ làm việc đúng là kẻ đáng thương xót. “Vậy, vọng do người tự tạo, chẳng phải lỗi của Bồ Đề.” Tất cả sự vọng tưởng mê lầm và nghiệp quả là thứ mà người tự tạo ra.

Chẳng phải lỗi của Bồ Đề. Vì vậy, họ không thể nói rằng: “Nếu chúng con là Phật, tại sao lại có vọng tưởng. Họ đã lầm lẫn khi nói như vậy.

“Thuyết như thế gọi là chánh thuyết.” Nếy quý vị nói như vậy, quý vị nói theo chánh pháp. “Chẳng thuyết như thế tức là tà thuyết.” Nếu giải thích mà không theo con đường chân chánh, thì đó là tà ma ác quỷ nói. Quý vị nên nhìn phân rõ chánh tà. Pháp nói từ ma vương thì căn cứ theo vọng tưởng giả tạo. Thí dụ, ma vương biết một chuyện nhưng nói rằng không biết. Đó là nói dối.

Người tu hành nên biết rằng trí tuệ thẳng thắn là Bồ Đề. Luôn luôn thẳng thắn trong mọi tình huống. Đừng lừa dối.