PHẬT NÓI KINH THIỆN DẠ

Hán dịch: Đời Đường_ Tam Tạng Pháp Sư NGHĨA TỊNH phụng chế dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại vườn Trúc Lâm tại thành Vương Xá. Cách đấy không xa có một vị Bật Sô trụ bên cạnh suối nước ấm.

Thời quá nửa đêm, có một vị Trời với dung mạo đoan nghiêm , ánh sáng thù diệu đi đến chỗ ở của vị Bật Sô. Vị Trời ấy tỏa uy quang tròn trịa rực rỡ thảy đều chiếu diệu khắp cả suối nước ấm, chắp tay lễ kính rồi ngồi ở một bên, bạch với Bật Sô rằng: “Đại Đức! Trước kia, Ngài có nghe Kinh Thiện Dạ chưa?”

Bật Sô đáp rằng: “Tôi chưa từng nghe Kinh Điển như vậy”

Lại hỏi vị Trời rằng: “Trước kia, ngài có biết chăng?”

Vị Trời đáp: “Tôi cũng chẳng biết”

Bật Sô nói: “Ai là người có biết?”

Vị Trời nói: “Đấng cha lành vô thượng ngự tại vườn Trúc Lâm. Nay ngài có thể đi đến chốn ấy để thỉnh hỏi, như điều Đức Phật đã nói mà phụng hành”

Nói lời đó xong, đột nhiên chẳng hiện. Thời vị Bật Sô ấy chờ đến sáng sớm. Đến nơi Đức Thế Tôn ngự, đỉnh lễ hai bàn chân rồi đứng một bên, bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đêm qua, sau Canh đầu, có vị Trời đến chỗ của con tỏa ánh sáng chiếu diệu vòng khắp suối nước ấm, rồi hỏi con rằng: “Trước kia, Ngài có nghe Kinh Thiện Dạ chưa?” Con nói: “Chưa nghe”. Con hỏi vị Trời ấy: “Trước kia, Ngài có biết chăng?”. Đáp rằng: “Chưa biết”. Con lại hỏi rằng: “Ai là người có biết ”. Vị ấy nói: “Đấng cha lành vô thượng ngự tại vườn Trúc Lâm, Như điều đức Phật đã nói mà phụng hành”. Nói lời đó xong, đột nhiên chẳng hiện. Con duyên việc này nên đi đến đây thỉnh hỏi Đức Thế Tôn”

Đức Phật bảo Bật Sô: “Ông có biết vị Trời ấy chăng?”

Đáp rằng: “Chẳng biết”

“Nay ông nên biết vị ấy là Đại Tướng uy đức, Thiên Tử thắng diệu của cõi Tam Thập Tam Thiên, tên là Chiên Đàn (Candana). Vì muốn lợi ích cho các chúng sinh nên đến giác ngộ để ông hỏi tên Kinh đó”

Thời Bật Sô ấy lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con nguyện nghe Kinh Điển Thiện Dạ. Nguyện xin Đức Thế Tôn xót thương vì con nói”

Khi ấy Đức Thế Tôn bảo Bật Sô rằng: “Kinh Thiện Dạ này có đủ Công Đức lớn. Nếu có người nghe, hay chặt đứt phiền não, mau chứng Bồ Đề. Ông hãy lắng nghe! Hãy tác ý cho thật khéo! Ta sẽ vì ông mà nói. Chẳng nên tìm nhớ các Pháp quá khứ, cũng chẳng mong cầu các Pháp vị lai, đừng sinh nhiễm dính các Pháp hiện tại. Người hành như vậy gọi là Chân Giải Thoát”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền nói Tụng rằng:

“Chẳng nên nhớ quá khứ

Chẳng mong cầu vị lai

Ngay trong thời hiện tại

Đều như Pháp quán sát

Tâm vọng tưởng khó khiển

Người Trí nên khéo quán

Hãy mau chóng siêng tu

Sao biết được ngày mai

Do chúng Tử Vương (Thần chết) ấy

Tương tùy trấn giữ ngươi

Thế nên, Ta Mâu Ni

Nay nói Kinh Thiện Dạ

Thường nguyện các hữu tình

Lìa khổ được an vui

Chẳng tạo các nghiệp ác

Luôn tu mọi điều lành”

Lúc ấy, Đức Thế Tôn vì muốn lợi ích cho tất cả chúng sinh, khiến đêm dài được an ổn, vui lìa các chướng não, ở mọi nơi sinh ra luôn tăng trưởng căn lành, thường gặp Tam Bảo, chẳng bị đọa vào nẻo ác. Lại liền nói Đà La Ni này là:

“Đát điệt tha: Tỳ ni bà lạt nễ, bạt đả ma đan trệ, ma nị nễ trí trí trí trí, cồ lý kiện đà lý, chiên đà lý ma đăng kỳ, tát la lạn đế, mạc hô lại nị nhiếp bát lợi, chước yết la bà chỉ, nhiếp phạt lý mạc ha nhiếp phạt lý, bộ tinh yết nễ, nễ nhĩ nễ danh yết nễ, cật lật đa nễ, toa ha”

[Tạng Bản ghi Thần Chú này là: TADYATHĀ: MANINI-CICICICI _ VINI-

PARADI _ PADMA-TAMGI _ VIRINI VIRINI _ BUDDHA _ MAHÀRATANĀDHE_ MAHINIMINNI _ NINININI _ TITITITI _ VIRATI _GAURI

GANDHARI _ CAṆḌALI MATAṂGI _ PUKASI _ BRAMHANI _ DRAMIṬI_ DRAMAṬI _ ŚĀBĀDI SADĀLAMBHE __HINĀMATYAMA UDATARANI _ MAHOLANA _ DALABHNI _ DRALĀ-BHADRE _ MAPHĀDALĀNI _ CALĀNI

_ CAKRA-BHAKI _ MAHĀ-CAKRA-BHAKI _ ŚABARI ŚABARI _ MAHĀŚABARI _ _ BHUCIDGINI _ BHUCIDGINI _ NIMI NIMI DAGINI _ NIMINDHARI-BHUTANI SVĀHĀ]

“Tăng duệ thể đàm, át hiệt già đế, nại la già đế, tô ba ca ba duệ, kiếp bố đắc ca ba duệ, đáp bố đàn nê, toa ha”

*)TADYATHĀ: ARAKĀTE _NARAKĀTE _ SUBHA-KABAYE _ KABOTAKABAYE- TABHOTANE SVĀHĀ

Nếu có Bật Sô, Bật Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ổ Ba Tư Ca với hàng Thiện Nam Tử,

Thiện Nữ Nhân khác ở trong Kinh Thiện Dạ này. Hoặc một Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng), hoặc một câu Chú, đọc tụng thọ trì, cúng dường , tôn trọng, giải rõ nghĩa ấy, vì người khác diễn nói. Nên biết người đó ở tất cả Thời không có các tai ách, cũng không bị nạn oan uổng đột ngột với các suy não, hay biết việc của bảy đời quá khứ , cũng chẳng quên mất Tâm Đại Bồ Đề, quyết định mau đến lối nẻo chính của Niết Bàn.

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện thọ trì, đọc tụng Kinh Thiện Dạ này thời pở đời vị lai, sinh ở chỗ nào đều quyết định được Trí của Túc Trụ , thường sống lâu, được Tôn Quý, an vui khoái lạc.

_Lại nói Tụng là:

“Người này, tất cả Thời

Không có việc Uổng Hoạnh (nạn oan uổng đột ngột)

Do tạo Nghiệp thuận Thời

Lìa hẳn chết phi thời (chết không đúng lúc)

Ủng hộ các chúng sinh

Khiến lìa: bệnh, lo sợ

Điềm chẳng lành, mộng ác

Đường hiểm thường an ổn

Nếu kẻ nam người nữ

Đeo, gìn giữ Kinh này

Người đủ tướng kính trọng

Ước nguyện đều viên mãn

Nếu ở thân ngữ ý

Hết thảy điều chẳng lành

Do uy lực Kinh này

Không có bị ác báo

Hoặc nước, lửa, vua, giặc

Sấm sét, điều độc hại

Oan gia, lúc chiến tranh

Niệm Kinh đều được thoát

Lại nữa có Minh Chú

Nếu người hay đọc tụng

Ở trong tất cả Thời Tăng thiện diệt các ác” Liền nói Chú là:

“Đát điệt tha: Nễ nhĩ ni dân đạt lý, trất lý lô ca lô chỉ nễ, trất lý du la đà lợi nễ, ác củ bỉ, điệt lý để nô lệ, củ đô quân để, củ đô khuất thử, kê lật để củ bỉ nễ”

*)TADYATHĀ: NIMI NIMINDHARI _ TRAILOKI AVALOKANI _ TRIŚŪLA-DHARAṆI _ AKUPHINI _ KRIMĪ-KRITI _ KUTDO KUTDO _

KUTDO-KUDSI _ KURI-KUVITI

ủng hộ, ủng hộ cho tôi (họ tên…) ở tất cả nơi đáng sợ, ở tất cả khổ đau vì bệnh tật, ở tất cả nơi lo buồn sầu não, ở tất cả nơi có trùng độc thuốc độc, ở tất cả nơi có Quỷ Mỵ yểm đảo, ở tất cả nơi có nạn vua chú, giặc cướp, nước, lửa; ở tất cả nơi có thú mạnh đáng sợ, ở tất cả nơi có lời tranh tụng, phỉ báng, độc ác; ở tất cả nơi có oan gia đấu tranh, ở tất cả nơi có nghiệp ác của thân ý, hết thảy nơi có bốn lỗi lầm của ngữ nghiệp, ở tất cả nơi có ách nạn nguy vong…. Xin Chấp Kim Cương Thần thường vệ hộ cho tôi (họ tên…) với các quyến thuộc, toa ha

_Lại nói Chú là:

“Hằng điệt tha: Hứ lý hứ lý, nhị lý nhị lý, tất xá chi, bát noa, nhiếp phạt lý, chỉ lý, toa ha”

*)TADYATHĀ: HILI HILI _ MILI MILI _ PIŚĀCI VĀRṆĀ- ŚAVARI CILI CILI _ SVĀHĀ

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Kinh đó xong thời vị Bật Sô ấy, với các Đại Chúng, tám Bộ Người Trời, các hàng Quỷ Thần đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

PHẬT NÓI KINH THIỆN DẠ

_Hết_

Hiệu chỉnh xong vào ngày 14/12/2008