KINH THẬP NHỊ DUYÊN SINH TƯỜNG THỤY

(ĐIỀM LÀNH CỦA MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN)

Hán dịch: Đời Triệu Tống, Đại sư Thi Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN THƯỢNG

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật ngồi kiết già ở giữa đại chúng, tất cả đang cung kính ngồi vây quanh chiêm ngưỡng Đức Như Lai và trước

Phật nói kệ:

Đảnh lễ Phật biển trí
Chánh biến tri chân thật
Quá khứ và vị lai
Diễn giảng pháp duyên sinh.
Thấy thế gian hư vọng
Điên đảo luân hồi khổ
Nghiệp phiền não vô biên
Xin Phật hãy giảng nói.

Bấy giờ, trong chúng hội, vô lượng trăm ngàn người, trời, bạch:

–Bạch Thế Tôn! Đại chúng hiện nay và cả đời vị lai đều thích nghe pháp thâm diệu. Cúi xin Thế Tôn hãy giảng nói.

Đức Phật nói:

–Lành thay! Lành thay! Các ông hãy lắng nghe cho rõ. Vì các ông, ta sẽ giảng nói! Này các thiện nam! Ai muốn thấu rõ điềm lành của mười hai duyên sinh, nghĩa là từ vô minh đến lão tử, luân chuyển theo thứ lớp, tức là ở trong mười hai tháng đều có điềm lành nhưng lại khác nhau. Bắt đầu từ tháng mười đến tháng chín. Lại từ ngày mùng một cho đến ngày mười lăm, so sánh điềm lành thì vui sướng và lo buồn rất nhiều chẳng phải một.

Này các thiện nam! Mười hai chi này bắt đầu từ tháng mười

(Bảo sa = 10, ma tẩy = tháng) Mùng một: Vô minh.

Mùng hai: Lão tử.

Mùng ba: Chi sinh.

Mùng bốn: Chi hữu.

Mùng năm: Chi thủ.

Mùng sáu: Chi ái.

Mùng bảy: Chi thọ.

Mùng tám: Chi xúc.

Mùng chín: Lục nhập.

Mùng mười: Danh sắc.

Mười một: Chi thức.

Mười hai: Chi hành.

Từ tháng mười một (Ma khư = 11, ma tẩy = tháng) Mùng một: Chi hành.

Mùng hai: Vô minh.

Mùng ba: Lão tử.

Mùng bốn: Chi sinh.

Mùng năm: Chi hữu.

Mùng sáu: Chi thủ.

Mùng bảy: Chi ái.

Mùng tám: Chi thọ.

Mùng chín: Chi xúc.

Mùng mười: Lục nhập.

Mười một: Danh sắc.

Mười hai: Chi thức.

* Từ tháng mười hai (Phả-la-ngu-na = 12, ma tẩy = tháng) Mùng một: Chi thức.

Mùng hai: Chi hành.

Mùng ba: Vô minh.

Mùng bốn: Lão tử.

Mùng năm: Chi sinh.

Mùng sáu: Chi hữu.

Mùng bảy: Chi thủ.

Mùng tám: Chi ái.

Mùng chín: Chi thọ.

Mùng mười: Chi xúc.

Mười một: Lục nhập.

Mười hai: Danh sắc.

Từ tháng giêng (Tải-đát-la = Nhị hợp chánh, ma tẩy = tháng) Mùng một: Danh sắc.

Mùng hai: Chi thức.

Mùng ba: Chi hành.

Mùng bốn: Vô minh.

Mùng năm: Lão tử.

Mùng sáu: Chi sinh.

Mùng bảy: Chi hữu.

Mùng tám: Chi thủ.

Mùng chín: Chi ái.

Mùng mười: Chi thọ.

Mười một: Chi xúc.

Mười hai: Lục nhập.

Từ tháng hai (Phệ-xá-khư = 2, ma tẩy = tháng) Mùng một: Lục nhập.

Mùng hai: Danh sắc.

Mùng ba: Chi thức.

Mùng bốn: Chi hành.

Mùng năm: Vô minh.

Mùng sáu: Lão tử.

Mùng bảy: Chi sinh.

Mùng tám: Chi hữu.

Mùng chín: Chi thủ.

Mùng mười: Chi ái.

Mười một: Chi thọ.

Mười hai: Chi xúc.

Từ tháng ba (Nhĩ-sắt-trá = 3, ma tẩy = tháng) Mùng một: Chi xúc.

Mùng hai: Lục nhập.

Mùng ba: Danh sắc.

Mùng bốn: Chi thức.

Mùng năm: Chi hành.

Mùng sáu: Vô minh. Mùng bảy: Lão tử.

Mùng tám: Chi sinh.

Mùng chín: Chi hữu.

Mùng mười: Chi thủ.

Mười một: Chi ái.

Mười hai: Chi thọ.

Từ tháng tư (A-sa-sá = 4, ma tẩy = tháng) Mùng một: Chi thọ.

Mùng hai: Chi xúc.

Mùng ba: Lục nhập.

Mùng bốn: Danh sắc.

Mùng năm: Chi thức. Mùng sáu: Chi hành.

Mùng bảy: Vô minh. Mùng tám: Lão tử.

Mùng chín: Chi sinh.

Mùng mười: Chi hữu.

Mười một: Chi thủ.

Mười hai: Chi ái.

Từ tháng năm (Thất-la-phược-na = 5, ma tẩy = tháng) Mùng một: Chi ái.

Mùng hai: Chi thọ.

Mùng ba: Chi xúc.

Mùng bốn: Lục nhập.

Mùng năm: Danh sắc.

Mùng sáu: Chi thức.

Mùng bảy: Chi hành.

Mùng tám: Vô minh.

Mùng chín: Lão tử.

Mùng mười: Chi sinh.

Mười một: Chi hữu.

Mười hai: Chi thủ.

Từ tháng sáu (Bà-nại-la-bà-nại = 6, ma tẩy = tháng) Mùng một: Chi thủ.

Mùng hai: Chi ái.

Mùng ba: Chi thọ.

Mùng bốn: Chi xúc.

Mùng năm: Lục nhập.

Mùng sáu: Danh sắc. Mùng bảy: Chi thức.

Mùng tám: Chi hành. Mùng chín: Vô minh.

Mùng mười: Lão tử. Mười một: Chi sinh.

Mười hai: Chi hữu.

Từ tháng bảy (A-thấp-phược-dụ-nhược = 7, ma tẩy = tháng) Mùng một: Chi hữu.

Mùng hai: Chi thủ.

Mùng ba: Chi ái.

Mùng bốn: Chi thọ.

Mùng năm: Chi xúc.

Mùng sáu: Lục nhập.

Mùng bảy: Danh sắc.

Mùng tám: Chi thức.

Mùng chín: Chi hành.

Mùng mười: Vô minh.

Mười một: Lão tử.

Mười hai: Chi sinh.

Từ tháng tám (Ca-lị-để-ca = 8, ma tẩy = tháng) Mùng một: Chi sinh.

Mùng hai: Chi hữu.

Mùng ba: Chi thủ.

Mùng bốn: Chi ái.

Mùng năm: Chi thọ.

Mùng sáu: Chi xúc.

Mùng bảy: Lục nhập. Mùng tám: Danh sắc.

Mùng chín: Chi thức.

Mùng mười: Chi hành.

Mười một: Vô minh.

Mười hai: Lão tử.

Từ tháng chín (Ma-lăng-nga-thi-lị-sa = 9, ma tẩy = tháng) Mùng một: Lão tử.

Mùng hai: Chi sinh.

Mùng ba: Chi hữu.

Mùng bốn: Chi thủ.

Mùng năm: Chi ái.

Mùng sáu: Chi thọ.

Mùng bảy: Chi xúc.

Mùng tám: Lục nhập.

Mùng chín: Danh sắc. Mùng mười: Chi thức. Mười một: Chi hành.

Mười hai: Vô minh

Mỗi tháng ngày mười ba cũng như mùng ba. Mỗi tháng ngày mười bốn như mùng bốn, ngày mười lăm mùng năm chuẩn theo lý cũng vậy.

Mùng một tháng mười năm Hợi thuộc chi vô minh.

Mùng một tháng mười một năm Tý thuộc chi hành.

Mùng một tháng mười hai năm Sửu thuộc chi thức.

Mùng một tháng giêng năm Dần thuộc chi danh sắc.

Mùng một tháng hai năm Mão thuộc chi lục nhập.

Mùng một tháng ba năm Thìn thuộc chi xúc. Mùng một tháng tư năm Tỵ thuộc chi thọ.

Mùng một tháng năm năm Ngọ thuộc chi ái.

Mùng một tháng sáu năm Mùi thuộc chi thủ.

Mùng một tháng bảy năm Thân thuộc chi hữu.

Mùng một tháng tám năm Dậu thuộc chi sinh.

Mùng một tháng chín năm Tuất thuộc chi lão tử.

Chú thích:

Chi hữu chuyển thuận, lâu ngày chảy ngược, còn tháng Hắc bạch, như kinh nói rõ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các đại chúng:

–Với mười hai chi, người nào quán sát chu đáo, nhớ nghĩ không quên, thì biết rõ vui hay buồn.

Sinh vào ngày vô minh: Mùng chín tháng chín năm thứ chín bị nạn. Nếu không qua đời thì sung sướng có tài của, quyến thuộc không biết, không bệnh hoạn, nói nhiều. Sống tám mươi mốt tuổi. Chết vào ngày hành.

Sinh vào ngày hành: Mùng tám tháng tám năm thứ tám bị nạn. Nếu không qua đời thì được phú quý, chỉ có hai anh em, sống lâu ít bệnh, có đức hạnh, biết chánh pháp, rất nhiều bạn bè, giỏi tay nghề. Sống tám mươi tám tuổi. Chết vào ngày thức.

Sinh vào ngày thức: Mùng năm tháng năm năm thứ năm bị nạn. Nếu không qua đời thì lanh lợi dũng mãnh, luôn thiếu thốn vật quý, ai thấy đều hoan hỷ. Sống sáu mươi bốn tuổi. Chết vào ngày danh sắc.

Sinh vào ngày danh sắc: Mùng sáu tháng sáu năm thứ chín, thứ mười gặp hoạn nạn. Nếu không qua đời thì ít bệnh, nhiều oán thù, con bị chết yểu, nghèo khổ, thiếu thốn, sợ sệt. Về sau được phú quý, ưa thích bố thí. Sống tám mươi tuổi, chết vào ngày lục nhập.

Sinh vào ngày lục nhập: Mùng năm trong tháng ba tháng tư, năm thứ tám thứ chín gặp tai nạn. Nếu không qua đời thì bị ganh ghét, nhiều bệnh, bần cùng khốn khổ, keo kiệt, tham đắm ái. Sống sáu mươi bốn tuổi. Chết vào ngày xúc.

Sinh vào ngày xúc: Ngày hai mươi lăm, trong tháng ba tháng chín, năm thứ chín bị nạn. Nếu không qua đời thì luôn luôn bệnh hoạn, ăn nói khéo léo biết phương pháp, cố chấp ngã kiến, có tài sản, đố kỵ sắc đẹp. Sống sáu mươi bốn tuổi. Chết vào ngày thọ.

Sinh vào ngày thọ: Mùng hai, mùng mười, tháng hai tháng tám, năm thứ chín bị nạn. Nếu không qua đời thì ở chỗ rất tôn quý, rất giàu sang, có hai vợ, nhiều của cải, giỏi tay nghề. Sống sáu mươi bốn tuổi. Chết vào ngày ái.

Sinh vào ngày ái: Mùng mười, tháng ba tháng năm, năm thứ chín gặp nạn. Nếu không qua đời thì giàu sang số một, con cháu đầy đàn, ít bệnh, nhiều thù oán. Sống sáu mươi bốn tuổi. Chết vào ngày thủ.

Sinh vào ngày thủ: trong mùng chín, hai tháng tám và chín, năm thứ chín gặp nạn. Nếu không qua đời thì khinh mạn khó điều phục, bạn bè bạo ác, rất nhiều oan gia, làm điều sai trái phạm giới. Sống sáu mươi bốn tuổi. Chết vào ngày hữu.

Sinh vào ngày hữu: Mùng chín, tháng hai tháng tám, năm thứ chín bị nạn. Nếu không qua đời thì ham vợ người, ít ngủ, giòng họ giàu sang, đứng đầu trong quân đội. Sống sáu mươi tuổi. Chết vào ngày chi sinh.

Sinh vào ngày chi sinh: Mùng năm, tháng chín, năm thứ chín, mười bị nạn. Nếu không qua đời thì giàu có, nhiều bệnh, giữ gìn đất nước, tôn sùng đạo đức. Sống bảy mươi tuổi. Chết vào ngày lão tử.

Sinh vào ngày lão tử: Mùng hai, trong tháng chín, năm thứ chín bị nạn. Nếu không qua đời thì ngu si mê loạn, tham lam trộm cướp, thông minh lanh lợi, quyến thuộc hòa thuận, rất nhiều oan gia. Sống sáu mươi bốn tuổi. Chết vào ngày vô minh.

Trên đã so sánh xong về điềm lành.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Ai bệnh vào ngày vô minh thì đó là nạn Dạ-xoa, nên giữ gìn cẩn thận. Tối mùng năm khỏi bệnh.

Bệnh vào ngày hành: Mùng ba mùng bảy bị nạn, tối mùng hai lành bệnh.

Bệnh vào ngày thức: Mùng năm bị nạn, tối mùng bảy hết bệnh.

Bệnh vào ngày danh sắc: Vào mùng ba mùng năm bị nạn, ngay đêm ấy sống chết bấp bênh.

Bệnh vào ngày lục nhập: Vào mùng ba mùng bốn gặp nạn, tối mùng mười hết bệnh.

Bệnh vào ngày xúc: Mùng ba gặp nạn, mùng tám hết bệnh; thường bệnh nhưng sống lâu.

Bệnh vào ngày thọ: Mùng năm gặp nạn, mùng chín hết; tháng mười gặp nạn.

Bệnh vào ngày ái: Mùng tám mùng mười bị nạn, ngày mười chín sống chết bấp bênh.

Ngày thủ bị hoạn nạn: Nếu bị nạn ngày ấy, mùng mười chết.

Ngày hữu bị hoạn nạn: Mùng ba mùng chín bị nạn, tai nạn không bao giờ khỏi.

Ngày chi sinh bị tai hoạn: Mùng năm gặp nạn, mùng tám bớt, cho đến ngày hai mươi được khỏi nạn.

Ngày chi sinh bị tai nạn: Mùng ba mùng bảy bị nạn. Xảy ra tai nạn rồi được khỏi.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Nếu người nào khi ra đi mà quán sát mười hai chi thì sẽ biết lành hay xấu.

Ngày vô minh: Đi về phương Đông thì an lạc tốt đẹp; đi thật xa về phương Nam tranh cãi kiện tụng đều được như ý; đi về phương Tây: Nghe chuyện không vừa ý; đi phương Bắc: Nghe tiếng hòa nhã êm dịu.

Ngày chi hành đi về phương Đông: Đi xa bình an không chướng ngại; đi phương Nam: Lo buồn, trở về an vui; đi phương Tây: Trên đường được ăn uống đầy đủ; đi phương Bắc: Trở về bình an.

Ngày chi thức đi về phương Đông: Trên đường đi rất khổ sở; đi phương Nam: Được trở về chỗ cũ; đi phương Tây: Gặp tranh cãi kiện tụng, bị lừa gạt; đi phương Bắc: Mắc tội trở về chỗ cũ.

Ngày danh sắc đi về phương Đông: Được tốt lành giàu có; đi phương Nam: Mọi việc đều viên mãn; đi phương Tây: Được sự mong cầu; đi phương Bắc: Trên đường nhiều khổ sở.

Ngày lục nhập đi về phương Đông: Được nhiều tài lợi; đi phương Nam: Tốt lành, trở về theo ý muốn; đi phương Tây: Ước nguyện đều đầy đủ, tất cả đều thành tựu; đi phương Bắc: Được theo sự mong cầu.

Ngày xúc đi về phương Đông: Tài của bị mất mát; đi phương Nam: An ổn; đi phương Tây: Tranh cãi, sợ hãi; đi phương Bắc: Mau trở về, tài lợi phát đạt.

Ngày chi thọ đi về phương Đông: Lo buồn sợ hãi, đi qua khỏi được thoát; đi phương Nam: Sợ hãi tranh cãi; đi phương Tây: Nghe tin người mất; đi phương Bắc: Được lợi theo ý muốn, nghe tin không vui.

Ngày chi ái đi về phương Đông được tài lợi; đi phương Nam: Tài lợi ít, mau về lại chỗ cũ; đi phương Tây: Nghe tin người mất; đi phương Bắc: Tự do vui sướng.

Ngày chi thủ đi về phương Đông: Sợ hãi, trên đường đi gặp

nhiều khổ sở; đi phương Nam: An lạc; đi phương Tây: ít lo sợ; đi phương Bắc: Được như ý muốn, mau trở về chỗ cũ.

Ngày chi hữu đi phương Đông: khổ sở lo sợ; đi phương Nam: Mau về chỗ cũ, được lợi ích theo ý muốn; đi phương Tây: Mọi việc tiến triển, mau về lại chỗ cũ; đi phương Bắc: Được lợi ích, mau trở về chỗ cũ.

Ngày chi sinh đi về phương Đông: Tài sản bị phá hoại; đi phương Nam: Hợp ý; đi phương Tây: Được về chỗ cũ; đi phương Bắc:

Có tài lợi.

Ngày Lão tử đi về phương Đông: Mau chóng trở về; đi phương Nam: Được nghe lời thương mến; đi phương Tây: Sợ hãi; đi phương Bắc: Trở về bình an, vui vẻ tốt đẹp.

Bấy giờ, đại chúng lại bạch:

–Bạch Thế Tôn! Nếu đời có giặc cướp thì sao biết rõ được?

Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Nếu muốn biết rõ những việc của giặc cướp thì cần xét kỹ mười hai chi hữu.

Này các thiện nam! Nếu ngày vô minh có giặc cướp đến, của cải ở phương Bắc bị tổn thất, giặc đi vào phương Đông của nhà, tâm giặc độc ác, tóc ít; ở đó không lâu, đến mùng chín chắc chắn lấy lại được tài của.

Ngày chi hành có giặc cướp, với tướng mạo màu đỏ sậm, mặc áo cũ, giặc ấy bị tội. Nếu đến phương Đông thì việc ấy tự hết.

Ngày chi thức có giặc cướp, từ nhà họ đi ra, tóc ít màu đỏ sậm, nghe người ngoài nói được lấy lại tài vật.

Ngày chi danh sắc có giặc cướp, tuy hai anh em nhưng có một người không tốt, đứng đầu trong tay nghề, đến ngày hai mươi mốt thì lấy lại được của cải quý báu.

Ngày lục nhập có giặc cướp, ra khỏi nhà họ, thân thể màu vàng sậm, ganh ghét xấu ác, mắt to dữ tợn, đi dọc theo ven sông, đồ đạc cất giấu trong nhà gần chỗ ở quyến thuộc, đến mùng hai được mất không rõ, của cải không xác định.

Ngày chi xúc có giặc cướp, ra khỏi nhà, thân cao tóc đen, vui vẻ

rồi lại si ám giống như khóc lóc. Nếu có tranh cãi thì lấy lại được tài vật.

Ngày chi thọ có giặc cướp, có một người trong xóm làng, chó trong nhà màu đen, đến ngày hai mươi chắc chắn bắt được cướp.

Ngày chi ái có giặc cướp, họ từ phương Tây đến ở riêng một làng, thân cao đẹp, chân chó trong nhà màu đen, tranh cãi và bàn luận với người ấy chắc chắn được việc.

Ngày chi thủ có giặc cướp từ phương Nam đến, tranh cãi và bàn luận với một người trong số đó chắc chắn lấy lại được tài sản.

Ngày chi hữu có giặc cướp từ phương Đông đến, biện luận lanh lợi, gian trá nhiều nghi ngờ, từ quyến thuộc mà ra.

Ngày chi sinh có giặc cướp, cùng đi ba người, trong đó hai người lạ, một người quen thân, vội vàng tìm kiếm, cuối cùng lấy lại được tài của quý báu.

Ngày chi lão tử có giặc cướp đến từ phương Bắc, hình dáng gọn gàng, răng hư đầu tóc bạc, đến ngày hai mươi lăm thì lấy lại được tài sản.

Bấy giờ, trong chúng hội bạch:

–Bạch Thế Tôn! Với các chi, khi mắt bị nháy động thì sự việc xảy ra như thế nào?

Đức Phật bảo đại chúng:

–Nếu người nào muốn biết việc này cần phải xét kỹ mười hai duyên sinh thì biết rõ tất cả buồn vui ở vị lai, chắc chắn không hư dối.

Thiện nam nào ở chi vô minh khi mắt trái nháy động thì cha mẹ kinh sợ.

Ngày chi hành, mắt trái nháy động thì vui vẻ.

Ngày chi thức, mắt trái nháy động: Mong muốn hay xả bỏ đều vừa ý.

Ngày chi danh sắc, mắt trái nháy động: Thu hoạch được tài lợi.

Ngày chi luc nhập, mắt trái nháy động: Cha mẹ không vui vẻ.

Ngày chi xúc, mắt trái nháy động: Chắc chắn có tranh luận.

Ngày chi thọ, mắt trái nháy động: Mong cầu điều gì đều vừa ý.

Ngày chi ái, mắt trái nháy động: Có người thân cốt nhục đến.

Ngày chi thủ, mắt trái nháy động: Xảy ra tranh luận.

Ngày chi sinh, mắt trái nháy động: Có thư từ, tin tức ở xa.

Ngày lão tử, mắt trái nháy động: Sở cầu đều thuận theo ý muốn.

–Nếu ai quán sát mười hai chi nhân duyên thì đều biết rõ:

Ngày chi vô minh, mắt phải nháy động: Cha mẹ kinh sợ.

Ngày chi hành, mắt phải nháy động: Mọi việc đều đạt theo ý muốn.

Ngày chi thức, mắt phải nháy động: Xảy ra tranh luận.

Ngày chi danh sắc, mắt phải nháy động: Có áo mới.

Ngày chi lục nhập, mắt phải nháy động: Tài sản bị phá tan.

Ngày chi xúc, mắt phải nháy động: Có tài vật.

Ngày chi thọ, mắt phải nháy động: Có việc đau buồn khóc than.

Ngày chi ái, mắt phải nháy động: Tài sản ít bị mất.

Ngày chi thủ, mắt phải nháy động: Thu hoạch nhiều trân bảo.

Ngày chi hữu, mắt phải nháy động: Tranh luận, mất tài của kiếm lại được.

Ngày chi sinh, mắt phải nháy động: Mong đợi người đến hay cầu tài vật chắc chắn có.

Ngày chi lão tử, mắt phải nháy động: Có sự vui mừng, hòa hợp thành tựu.

Việc mắt nháy động đã nêu xong.

KINH THẬP NHỊ DUYÊN SINH TƯỜNG THỤY

(ĐIỀM LÀNH CỦA MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN)

QUYỂN HẠ

Mùng một tháng mười năm Hợi thuộc chi vô minh.

Mùng một tháng mười một năm Tý thuộc chi hành.

Mùng một tháng mười hai năm Sửu thuộc chi thức.

Mùng một tháng giêng năm Dần thuộc chi danh sắc.

Mùng một tháng hai năm Mão thuộc chi lục nhập.

Mùng một tháng ba năm Thìn thuộc chi xúc.

Mùng một tháng bốn năm Tỵ thuộc chi thọ.

Mùng một tháng năm năm Ngọ thuộc chi ái.

Mùng một tháng sáu năm Mùi thuộc chi thủ.

Mùng một tháng bảy năm Thân thuộc chi hữu.

Mùng một tháng tám năm Dậu thuộc chi sinh.

Mùng một tháng chín năm Tuất thuộc chi lão tử.

Pháp nói:

Chi hữu chuyển thuận, lâu ngày chảy ngược, còn tháng hắc, bạch, như kinh giảng nói.

Bấy giờ, trong chúng hội có vô lượng trời, người bạch:

–Bạch Thế Tôn! Chim quạ kêu thời gian đến bất thường, làm sao biết rõ, cúi xin Ngài giảng nói.

Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Với mười hai chi duyên sinh, ai quán sát thật kỹ thì biết được vui hay buồn.

Ngày vô minh quạ kêu bên phải thì vợ con vui vẻ; quạ kêu bên trái thì chắc chắn có người ở xa đến.

Ngày chi hành quạ kêu bên phải thì an vui; kêu bên trái có tài.

Ngày chi thức quạ kêu bên phải mong muốn được như ý; quạ kêu bên trái: Hy vọng không thành tựu.

Ngày chi danh sắc quạ kêu bên phải được tài; quạ kêu bên trái bị ngồi tù.

Ngày chi lục nhập quạ kêu bên phải thì sợ hãi; quạ kêu bên trái thì tranh cãi kiện tụng.

Ngày chi xúc quạ kêu bên phải: sợ hãi; kêu bên trái có người nhà đến.

Ngày chi thọ quạ kêu bên phải: hợp ý; kêu bên trái được tin, mất mát tài sản.

Ngày chi ái quạ kêu bên phải: an lành; kêu bên trái có tin vui.

Ngày chi thủ quạ kêu bên phải bị khổ sở; kêu bên trái được an vui.

Ngày chi hữu quạ kêu bên phải có người đến thăm; kêu bên trái an lành.

Ngày chi sinh quạ kêu bên phải cầu gì được nấy; kêu bên trái được tin, tài sản bị phá hoại.

Ngày chi lão tử quạ kêu bên phải không có hoạn nạn; kêu bên trái tài sản bị phá hoại còn ít.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn dạy chúng hội:

–Người nào vào ngày vô minh quạ kêu phương Bắc chắc chắn có lợi.

Ngày chi hành, quạ kêu phương Bắc có sự an lành.

Ngày chi thức, quạ kêu phương Bắc may mắn hợp ý.

Ngày chi danh sắc, quạ kêu phương Bắc nghe những điều vui vẻ.

Ngày chi lục nhập, quạ kêu phương Bắc được việc đi xa, tài sản cách xa chắc chắn không lấy lại được.

Ngày chi xúc, quạ kêu phương Bắc xảy ra sự tranh cải kiện tụng.

Ngày chi thọ, quạ kêu phương Bắc an lành.

Ngày chi ái, quạ kêu phương Bắc không còn sự lệ thuộc.

Ngày chi thủ, quạ kêu phương Bắc có tin người chết.

Ngày chi hữu, quạ kêu phương Bắc chắc chắn có y phục tài vật.

Ngày chi sinh, quạ kêu phương Bắc có người đến thăm hỏi.

Ngày chi lão tử, quạ kêu phương Bắc tất cả an lành.

Bấy giờ, đại chúng bạch:

–Bạch Thế Tôn! Tâm và nướu của răng trên động thì biết được những gì?

Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Với mười hai chi duyên sinh, người nào nhớ nghĩ không quên thì đều thấu đạt rõ ràng.

Ngày chi vô minh, nướu của răng trên động có bậc Đại thánh đến.

Ngày chi hành, nướu của răng trên động, người chủ trong nhà hòa thuận.

Ngày chi thức, nướu của răng trên động chắn chắn có bậc Thánh đến.

Ngày chi danh sắc, nướu của răng trên động có nhiều tài vật.

Ngày chi lục nhập, nướu của răng trên động gặp phiền não.

Ngày chi xúc, nướu của răng trên động toại ý, vui vẻ.

Ngày chi thọ, nướu của răng trên động có điều sợ hãi.

Ngày chi ái, nướu của răng trên động gia tài phát triển.

Ngày chi thủ, nướu của răng trên động có người trong nhà chết yểu.

Ngày chi hữu, nướu của răng trên động, có bậc Thánh đến.

Ngày chi sinh, nướu của răng trên động, chắn chắn có trộm cướp.

Ngày chi lão tử, nướu của răng trên động trong nhà hòa hợp. –Nếu ai quán mười hai chi thì biết rõ vui hay buồn.

Ngày vô minh tâm hồi hộp có tranh cãi kiện tụng phiền não.

Ngày chi hành tâm hồi hộp có tài vật.

Ngày chi thức tâm hồi hộp có sự sợ hãi.

Ngày chi danh sắc tâm hồi hộp, cha mẹ vui vẻ.

Ngày chi lão tử tâm hồi hộp sở cầu đều hợp ý có ngay.

Ngày chi xúc tâm hồi hộp cha mẹ sợ hãi.

Ngày chi thọ tâm hồi hộp đi về phương Nam cúng tế mới thích nghi an lành.

Ngày chi ái tâm hồi hộp bị nhiều phiền não.

Ngày chi thủ tâm hồi hộp có người xấu đến.

Ngày chi hữu tâm hồi hộp có sự lo buồn.

Ngày chi sinh tâm hồi hộp, chắn chắn lo sợ.

Ngày chi lão tử tâm hồi hộp nhất định có người già chết.

Bấy giờ, đại chúng bạch Phât:

–Bạch Thế Tôn! Mười hai chi này có điềm lành như vậy. Đối với những việc dùng hằng ngày chưa có thể biết rõ thì làm như thế nào, cúi xin Ngài giảng nói.

Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Nếu người nào đối với ngày chi vô minh và ngày chi hành: Nhóm họp tiệc tùng, tu sửa ruộng vườn nhà cửa, hỏi việc gặp người sang trọng, gội đầu đều tốt, tắm rửa, may y phục nên cẩn thận.

Ngày chi hành: Tìm mọi cách để nghe pháp, học tập cung tên, thu phục oán thù giặc cướp, tắm rửa đều nên sử dụng, gội đầu gặp nạn, may y phục hư hoại dùng phải cẩn thận.

Ngày chi thức: Vua nhận quán đảnh, thu phục quân thù, sửa sang xóm làng quận huyện nhà cửa đều thành tựu tốt lành, gội đầu xúc miệng may y phục nên dùng; tắm rửa sợ hãi, nhất thiết nên cẩn thận.

Ngày chi danh sắc: Làm việc luôn thành công, cắt bỏ tóc, móng tay, tài của thâu đầy tràn đều nên dùng, gội đầu đổi sắc, tắm rửa sợ hãi. Nếu may y phục vui vẻ nhưng mau hư.

Ngày chi lục nhập: Vua thọ quán đảnh, sửa sang xóm làng viên mãn thành tựu, đừng cho người khác lễ bái, dời đổi nhà mới, của cải mau hết, thu hoạch mắc tội; tắm rửa cha mẹ sợ hãi, gội đầu được khen không sợ.

Ngày chi xúc: Làm việc thiện không thành tựu; việc ác hại người, mau bị phạm tội.

Ngày chi thủ: Làm việc gì cha mẹ đều sợ hãi, tắm rửa may y phục, người thương không bao lâu, chắc chắn bị bệnh huyết quang, may y phục chưa giặc chớ mặc.

Ngày chi thọ: Tìm cầu việc gì đều may mắn, giao dịch bố thí, tu sửa tịnh xá, vui vẻ nên dùng, gội đầu sợ hãi, đạt được không vừa ý; may y phục, mong muốn không khó khăn lắm, gặp bạn được may mắn.

Ngày chi ái: Của cải trân báu thu hoạch tốt lành, nhẹ nhàng mau chóng, việc làm rất may mắn, gội đầu không tốt, may y phục đầy đủ.

Ngày chi thủ: Cạo tóc trẻ con, làm việc nhẹ nhàng đều nên dùng. Thầy độ đệ tử, cạo bỏ râu tóc, điều chế thuốc thang, tiễn khách cưới gả, vui vẻ phú quý, tắm rửa được tài lợi, may y phục vui vẻ.

Ngày chi hữu: Kết giao bạn tri thức, tránh xa tất cả việc tranh cãi kiện tụng, không nên gội đầu, may y phục, tắm rửa đều may mắn.

Ngày chi sinh: Sửa sang nhà cửa, yên ngựa kho chứa; gặp quan sang trọng đều dùng tốt, tắm rửa đi xa cũng nên dùng; gội đầu vui vẻ, may y phục nên mặc ngay ngày ấy.

Ngày chi lão tử: Có việc không tốt xảy ra, sang giàu nhiều của cải, làm lợi ích và việc bàn luận xa lìa các điều quấy, gội đầu mau kết quả, ăn uống ngon ngọt, tắm rửa buồn phiền, may y phục rất lâu.

Khi ấy chúng hội bạch:

–Bạch Thế Tôn! Khi chân bị giật, đất động, quạ kêu, chó sủa, dầu, lửa, chuột làm hại, tốt xấu chưa hiểu rõ như thế nào, cúi xin Ngài giảng nói.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Với mười hai chi duyên sinh, người nào nhớ nghĩ quán sát kỹ thì sẽ biết được tốt hay xấu. Vì sao? Vì ngày chi vô minh, chân bị giật có tin vui.

Ngày chi hành, chân bị giật việc của chủ không tốt đừng dùng.

Ngày chi thức, danh sắc chân bị giật xảy ra tranh luận.

Ngày chi lục nhập, chân bị giật có người chết.

Ba ngày chi xúc, thọ, ái, chân bị giật xảy ra sự tranh cãi.

Ngày chi thủ, chân bị giật có người chết.

Ngày chi hữu, chân bị giật được y phục.

Ngày chi sinh, sợ hãi nạn cướp bệnh tật.

Ngày chi lão tử, chân bị giật có sự đau buồn.

–Lại nữa quán sát mười hai hữu chi:

Ngày chi vô minh chân bị giật: Có giặc cướp đến nhà; chó sủa thì có người xa đến thăm hỏi; áo bị cháy không sao; aó bị chuột cắn bị tai nạn; quạ kêu có người nhà đến thăm; áo bị bẩn dầu có tin người chết; đất động được ân vua.

Ngày chi hành chân bị giật: Ra đi được may mắn; chó rủa có chút việc quan trọng; quạ kêu chắc chắn có tin mừng hoặc thấy bệnh huyết quang; áo bị cháy thì an lành; áo bị chuột gậm được giàu có lớn; áo bị bẩn dầu được nhiều của cải; đất động bị đói khát, giặc cướp sát hại, người nước ngoài đến xâm lăng.

Ngày chi thức chân bị giật: Có phi nhân đến; chó sủa có giặc cướp đến được lấy lại của cải; quạ kêu xảy ra tranh cãi; áo bị cháy thì có lại; áo bị gậm của cải mất lấy lại được; áo bị bẩn dầu cha mẹ sợ hãi; đất động hai vua thôn tính nhau.

Ngày chi danh sắc chân bị giật được tài lợi không cầu mà tự nhiên đến; chó sủa có người chết; quạ kêu có người thân đến; áo bị gậm bị mất của, có cướp đến; áo bị cháy được vui vẻ; áo bị bẩn dầu có đại nhân nhớ nghĩ; đất động có xảy ra oán giặc, dẹp trừ sự tranh giành cho đất nước.

Ngày chi lục nhập nếu chân bị giật có bạn từ xa đến, gia đình an vui; chó sủa có tranh cãi; quạ kêu có người đến, làm việc hòa hợp; áo bị chuột cắn có người chết đuối; áo bị cháy bị tổn hại, tranh cãi được tài lợi; áo bị bẩn dầu có việc sợ hãi; đất động người già chết.

Ngày chi xúc chân bị giật được nghe tin vui; chó nhà sủa có giặc cướp đến; quạ kêu sợ hãi; áo bị chuột cắn được tài vật; áo bị cháy biểu hiện có người chết; áo bị bẩn dầu quyến thuộc vui vẻ; đất động có tranh cãi.

Ngày chi thọ chân bị giật ra đi vui vẻ; chó nhà sủa có Thánh giả đến; áo bị chuột gậm được gặp chủ; aó bị cháy có việc nhỏ xảy ra; áo bị dơ dầu không vừa ý; đất động chắn chắn có tin xa đến.

Ngày chi ái chân bị giật có tài; chó sủa không đúng lúc chắc chắn có kiện tụng giận dữ; quạ kêu nghe tin của con; áo bị chuột cắn nhất định có người chết; áo bị cháy có tài vật; áo bị bẩn dầu may mắn; đất động chắn chắn có oán giặc và có sứ mạng từ phương Đông đến.

Ngày chi thủ chân bị giật mắc tội, có tin người chết; chó sủa không đúng lúc có xảy ra tranh cãi; quạ kêu có quyến thuộc chết; áo bị chuột cắn có nạn đói khát; áo bị cháy chắc chắn được lợi; áo bị dơ dầu bị mất mát của cải; đất động có kẻ bên ngoài đến xâm hại.

Ngày chi hữu chân bị giật nghe tin giặc đến; chó sủa không đúng lúc đất đai không an ninh; áo bị chuột gậm nhà có kẻ giặc đến; áo bị cháy được ăn uống ngon; áo bị bẩn dầu vui vẻ; đất động được phồn thịnh.

Ngày chi sinh chân bị giật người ở xa mau về; chó sủa không đúng lúc có việc vui vẻ; quạ kêu an vui hòa hợp; áo bị chuột cắn nhiều tài lợi; áo bị lửa cháy đồ đạt tăng trưởng; áo bị bẩn dầu chắn chắn có tin vui; đất động có quân binh kéo đến.

Ngày chi lão tử chân bị giật tranh luận không thật; chó sủa không đúng lúc có bạn ở xa đến; quạ kêu có tranh cải; áo bị chuột cắn mất mát của cải; áo bị cháy gặp nạn ở tù; áo bị bẩn dầu xảy ra tranh luận; đất động có nạn ở phương Đông.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Đối với mười hai hữu chi duyên sinh, người nào nhớ nghĩ không quên thì chắc chắn thấu rõ những việc buồn vui.

Ngày chi vô minh: Đạt được tài vật.

Ngày chi hành: Lượm nhặt tài vật.

Ngày chi thức: Học tay nghề.

Ngày chi danh sắc: Quyến thuộc vui vẻ.

Ngày chi lục nhập: Kết bạn được tốt.

Ngày chi xúc: Nên phá dẹp quân oán thù.

Ngày chi thọ: Nên cưới hỏi.

Ngày chi ái: Vâng lệnh vua ngăn chặn điều phi pháp.

Ngày chi thủ: Nên biết việc của người trên.

(Bản Hán thiếu hai chi hữu và sinh)

Ngày chi lão tử: Xảy ra nghiệp phi pháp, chánh hạnh không dùng.

Bấy giờ, đại chúng bạch Thế Tôn:

–Mười hai chi này khi bói hỏi phải làm thế nào?

Thế Tôn bảo đại chúng:

–Người nào với ngày vô minh muốn xin bói hỏi thì được tài vật, yên ngựa may mắn, quyến thuộc hòa hợp, không mong cầu chớ được dùng.

Ngày chi hành: Việc nên bói hỏi, ra đi được ăn uống, nhớ con nghĩ đến bạn, nói pháp đều tốt đẹp.

Ngày chi thức: Nếu bói hỏi gặp việc chớ vội vui, kết bạn tri thức, không buồn phiền, nói năng thành công, tai nạn được tiêu trừ.

Ngày chi danh sắc: Nếu bói hỏi sợ sệt phiền não, việc làm không thành công, cốt nhục ly biệt.

Ngày chi lục nhập: Đi bói hỏi đạt được tài lợi, gia thất an vui, con cái giàu sang.

Ngày chi xúc: Bói hỏi có tranh cãi, lo buồn sợ giặc, hoạn nạn vô cớ, quyến thuộc không hòa.

Ngày chi thọ: Muốn bói hỏi được nhiều vật báu, thức ăn uống y phục, gia thất an hòa, trang hoàng đầy dủ.

Ngày chi ái: Muốn bói hỏi tâm ý phân rẽ, sở cầu không thành, tất cả đều thành tựu.

Ngày chi thủ: Bói hỏi ai thấy đều hoan hỷ khen ngợi hộ trì, được phục vụ ngay tại chỗ, được tài lợi vui vẻ.

Ngày chi hữu: Muốn bói hỏi sợ bị tội pháp vua, phá hoại lo buồn, cốt nhục ly tan.

Ngày chi danh: Muốn bói hỏi được nhiều tài vật, ai nấy hài hòa, viên mãn thành tựu, bạn tốt vui mừng, trân trọng khen ngợi.

Ngày chi lão tử: Muốn bói hỏi thiện ác không chính xác, gặp

sao hung không tốt đẹp, việc hư hao rất lo âu, luôn tham lam, sân hận.

Nói pháp này xong, Đức Thế Tôn bảo đại chúng:

–Nếu người nào quán kỹ mười hai duyên sinh thì hiểu rõ thiện ác, vui buồn, được mất. Nên vẽ bản đồ bánh xe quay viết rõ ràng vào đó. Nghĩa là từ vô minh đến lão tử. Ghi ngày tháng rõ ràng, sắp xếp theo thứ tự mười hai tướng trạng là chuột, bò, cọp, thỏ, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Hãy đem bản đồ bánh xe quay theo thứ tự mà giảng nói cho người.

Nghe Phật giảng nói vậy, đại chúng rất vui mừng, tín thọ phụng hành.