KINH THÁNH BÁT THIÊN TỤNG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
NHẤT BÁT BÁCH DANH CHÂN THẬT VIÊN NGHĨA ĐÀ LA NI
Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Phụng Đại Phu Thí Quang Lộc Khanh_ Truyền Pháp Đại Sư, kẻ bầy tôi được ban áo tía là nhóm THI HỘ phụng chiếu dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Quy mệnh Tối Thắng, các Phật Mẫu
Pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñā-pāramitā)
Quá khứ, hiện tại với vị lai
Tất cả chư Phật từ đấy sinh
Khéo sinh chư Phật là Phật Mẫu
Vô Tính, Tự Tính, Ta thanh tịnh
Phật vì Tu Bồ Đề (Subhūti) rộng nói
Như điều đã nói, nay lược tập

Bát Nhã Ba La Mật Đa có một trăm lẻ tám tên:

1_ Tối Thắng Bát Nhã Ba La Mật Đa

2_ Nhất Thiết Trí (tất cả Trí)

3_ Nhất Thiết Tướng Trí (Trí của tất cả tướng)

4_ Thật tế

5_ Chân Như

6_ Vô Hoại Chân Như (Chân Như không có hư hoại)

7_ Vô Dị Chân Như (Chân Như không có sai khác)

8_ Thật Tính (Tính chân thật)

9_ Như Thật Sinh (Sinh như thật)

10_ Bất Điên Đảo (chẳng điên đảo)

11_ Không (trống rỗng), Vô Tướng (không có tướng), Vô Nguyện (không có nguyện)

12_ Vô Tính (không có Tính)

13_ Tự Tính (Tính của chính mình)

14_ Vô Tính Tự Tính (Tự Tính của không có tính)

15_ Pháp Tính (tính của Pháp)

16_ Pháp Giới

17_ Pháp Định (Định của Pháp)

18_ Pháp Trụ (trụ của Pháp)

19_ Pháp Vô Ngã (không có cái ta của Pháp)

20_ Pháp Tướng (tướng của Pháp)

21_ Phi Chúng Sinh (chẳng phải chúng sinh)

22_ Phi Thọ Mệnh (chẳng phải Thọ Mệnh)

23_ Phi Trưởng Dưỡng (chẳng phải nuôi lớn)

24_ Phi Sĩ Phu (chẵng phải sĩ phu)

25_ Phi Bổ Đặc Già La (chẳng phải Cá Nhân)

26_ Phi Ngữ Ngôn (chẳng phải  nói năng)

27_ Phi Ngữ Ngôn Đạo (chẳng phải đường lối nói năng)

28_ Ly Tâm Ý Thức (lìa tâm ý thức)

29_ Vô Đẳng (không có đẳng cấp)

30_ Vô Đẳng Đẳng (không có gì ngang bằng)

31_ Vô Kiêu (không có kiêu căng)

32_ Vô Ngã (không có cái Ta)

33_ Vô Hý Luận (không có hý luận)

34_ Ly Hý Luận (lìa hý luận)

35_ Quá Chư Hý Luận (vượt qua các hý luận)

36_ Nhất Thiết Phật Mẫu (tất cả Phật Mẫu)

37_ Xuất Sinh Nhất Thiết Bồ Tát (sinh ra tất cả Bồ Tát)

38_ Xuất Sinh Nhất Thiết Thanh Văn,Duyên Giác (sinh ra tất cả Thanh Văn, Duyên Giác)

39_ Trưởng Dưỡng Nhiếp Trì Nhất Thiết Thế Gian  (nuôi lớn nhiếp giữ tất cảThế Gian)

40_ Vô Tận Phước Hạnh Cụ Túc (Đầy đủ Phước Hạnh không tận)

41_ Vận Dụng Trí Tuệ (vận dụng Trí Tuệ)

42_ Khởi Tác Thần Thông (khởi làm Thần Thông)

43_ Tác Tịnh Thiên Nhãn (làm con mắt Trời trong sạch)

44_ Tác Tịnh Thiên Nhĩ (làm lỗ tai Trời trong sạch)

45_ Tác Tha Tâm Trí (Làm Trí biết tâm của kẻ khác)

46_ Tác Túc Mệnh Trí (làm Trí biết vận mạng của đời trước)

47_ Tác Lậu Tận Trí (làm Trí dứt hết sự rò rỉ)

48_ Thánh Thanh Tịnh (sự trong sạch của bậc Thánh)

49_ Cát Tường (tốt lành)

50_ An Trụ Tứ Niệm Xứ (an trụ bốn Niệm Xứ)

51_ Cụ Tứ Chính Đoạn (đủ bốn Chính Đoạn)

52_ Vận Tứ Thần Túc (vận bốn Thần Túc)

53_ Chư Căn Thanh Tịnh (sự trong sạch của các căn0

54_ Chư Lực Cụ Túc (đầy đủ các sức mạnh)

55_ Nghiêm Thất Giác Chi (trang nghiêm bảy Giác Chi)

56_ Thị Bát Thánh Đạo (bày tám Thánh Đạo)

57_ Thí Thất Thánh Tài (ban cho bảy Thánh Tài)

58_ Viên Mãn Cửu Thứ Đệ Định (tròn đầy chín loại Định theo thứ tự)

59_ Cụ Thập Tự Tại  (đủ mười tự tại)

60_ An Trụ Thập Địa (an trụ mười Địa)

61_ Viên Mãn Thập Lực (tròn đầy mười sức mạnh)

62_ Thập Biến Xứ Trang Nghiêm (mười Biến Xứ trang nghiêm)

63_ Vận Dụng Thập Trí (vận dụng mười Trí)

64_ Thiện Tác Điều Phục Thập Chủng Thắng Oán (khéo làm điều phục mười loại Thắng Oán)

65_ Xuất Sinh Chư Thiền Định (sinh ra các Thiền Định)

66_ Siêu Quá Tam Giới (vượt qua ba cõi)

67_ Diệu Trú Nhất Thiết Chính Biến Tri Giác (khéo an trụ ở tất cả Chính Biến Tri Giác)

68_ Cụ Nhất Thiết Trí Trí (đủ Trí của tất cả Trí)

69_ Nội Không (sự trống rỗng bên trong)

70_ ngoại Không (sự trống rỗng bên ngoài)

71_ Nội Ngoại Không (sự trống rỗng cả bên trong lẫn bên ngoài)

72_ Không Không (sự trống rỗng của cái trống rỗng)

73_ Đại Không (sự trống rỗng to lớn)

74_ Thắng Nghĩa Không (sự trống rỗng của Thắng Nghĩa)

75_ Hữu Vi Không (sự trống rỗng của Hữu Vi)

76_ Vô Vi Không (sự trống rỗng của Vô Vi)

77_ Tất Cánh Không (sự trống rỗng của cứu cánh)

78_ Vô Tế Không (sự trống rỗng của cái không có bờ mé)

79_ Tán Không (sự trống rỗng của việc tan rã)

80_ Vô Biến Dị Không (sự trống rỗng của việc không có sự biến đổi sai khác)

81_ Cộng Tướng Không (sự trống rỗng của tướng chung cùng)

82_ Tự Tướng Không (sự trống rỗng của Tự Tướng )

83_ Bất Khả Đắc Không (sự trống rỗng chẳng thể đắc được)

84_ Vô Tính Không (sự trống rỗng của cái không có Tính)

85_ Tự Tính Không (sự trống rỗng của Tự Tính)

86_ Vô Tính Tự Tính Không (sự trống rỗng của “Tự Tính của không có Tính”)

87_ Vô Khởi Tác (không có khởi làm)

88_ Bất Sinh (chẳng sinh)

89_ Bất diệt (chẳng diệt)

90_ Bất Đoạn (chẳng cắt đứt)

91_ Bất Thường (chẳng thường)

92_ Phi Nhất Nghĩa (chẳng phải là một nghĩa)

93_ Phi Đa Nghĩa (chẳng phải là nhiều nghĩa)

94_ Phi Lai (chẳng phải đến)

95_ Phi khứ (chẳng phải đi)

96_ Thiện Quán Duyên Khởi (khéo quán Duyên Khởi)

97_ Phi Tầm Tý (chẳng phải rình tìm)

98_ Vô Nhiếp Tạng (không có nhiếp dấu)

99_ Vô Sở Hữu (không có sỡ hữu)

100_ Bản Lai Vô Sở Tác (xưa nay không có chỗ tạo tác)

101_ Vô Nhị (không có hai)

102_ Phi Vô Nhị (chẳng phải không có hai)

103_ Tịch Tĩnh Tuệ Vô Sở Thú (Tuệ vắng lặng không có nơi đến)

104_ Vô Hệ Vô Nhiễm Dữ Hư Không Đẳng (không có cột buộc, không có nhiễm dính ngang bằng hư không)

105_ Ly Thập Tướng Ngữ (lời nói lìa mười tướng)

106_ Chư Pháp Tự Tính Do Như Mộng Huyễn (Tự Tính của các Pháp giống như mộng huyễn)

107_ Như Đào Gia Luân (như bánh xe của nhà làm đồ gốm)

108 _Nhất Thiết Pháp Đồng Nhất Vị (tất cả Pháp đều có một mùi vị)

Một trăm lẻ tám tên Bát Nhã Ba La Mật Đa như vậy. Nếu thường trì tụng thời tiêu diệt tất cả tội, tất cả chư Phật cùng chung khen khợi, tất cả Bồ Tát với các Hiền

Thánh ở trong mọi thời thường theo hộ vệ

Liền nói Bát Nhã Ba La Mật Đa Chân Thật Viên Nghĩa Đà La Ni là:

1_ Đát nãnh tha
2_ Án,bát-la nghê, bát-la nghê
3_ Ma hạ bát-la nghê-dã bà tây
4_ Bát-la nghê-dã lộ cát, cát lý
5_ A nghê-dã na, vĩ đà ma nê
6_ Tất đề
7_ Tô tất đề
8_ Tất điện đổ di, bà nga phộc để
9_ Tát lý-phộc tam bát đát dã
10_ Tát lý-võng nga, tôn nại lý
11_ Bạc cật-để phộc tha lê
12_ Bát-la tát lý đa ha tát-để
13_ Ma thuyết tát na cát lý
14_ Để sắt-xá, để sắt-xá
15_ Cám ba, cám ba
16_ Tả la, tả la
17_ Nga phộc, nga phộc
18_ Nga lý-nhạ, nga lý-nhạ
19_ A nga tha, a nga tha
20_ Bà nga phộc để, ma vĩ lam ma, toa hạ
21_ Đề
22_ Hột-lăng
23_ Thất-lăng
24_ Suất-lỗ để
25_ Tam mật-lý để
26_ Vĩ nhạ duệ , toa hạ

𑖝𑖟𑖿𑖧𑖞𑖯: 𑖌𑖼_  𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗𑖸  𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗𑖸 _ 𑖦𑖮𑖯-𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗  𑖀𑖥𑖭𑖸 𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗  𑖀𑖩𑖺𑖎  𑖎𑖨𑖸 _ 𑖀𑖕𑖿𑖗𑖯𑖡  𑖪𑖰𑖠𑖦𑖡𑖰 _ 𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖸  𑖭𑖲𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖸 _𑖭𑖰𑖟𑖿𑖠𑖿𑖧𑖽𑖝𑖲  𑖦𑖸  𑖥𑖐𑖪𑖝𑖰 _  𑖭𑖨𑖿𑖪  𑖭𑖽𑖢𑖝𑖿𑖨𑖯𑖧 _ 𑖭𑖨𑖿𑖪  𑖀𑖒𑖿𑖐  𑖭𑖲𑖡𑖿𑖟𑖨𑖱  𑖥𑖎𑖿𑖝𑖰  𑖪𑖯𑖎𑖿-𑖭𑖯𑖩𑖰  𑖢𑖿𑖨𑖭𑖯𑖩𑖰𑖝𑖯-𑖮𑖭𑖿𑖝𑖸 _ 𑖭𑖦𑖫𑖿𑖪𑖯𑖭  𑖎𑖨𑖰 _ 𑖝𑖰𑖬𑖿𑖘  𑖝𑖰𑖬𑖿𑖘 _ 𑖎𑖦𑖿𑖢  𑖎𑖦𑖿𑖢 _ 𑖓𑖩  𑖓𑖩 _ 𑖐𑖪  𑖐𑖪 _𑖐𑖨𑖿𑖕  𑖐𑖨𑖿𑖕 _ 𑖀𑖐𑖓𑖿𑖔  𑖀𑖐𑖓𑖿𑖔 _ 𑖥𑖐𑖪𑖝𑖰  𑖦𑖪𑖰𑖩𑖦𑖿𑖥  𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯 𑖠𑖱𑖾 _ 𑖮𑖿𑖨𑖱𑖾 _ 𑖫𑖿𑖨𑖱_ 𑖫𑖿𑖨𑖳𑖙𑖰   𑖭𑖿𑖦𑖴𑖝𑖰 _ 𑖪𑖰𑖕𑖧𑖸   𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

TADYATHĀ: OṂ_  PRAJÑE  PRAJÑE _ MAHĀ-PRAJÑA  ABHASE PRAJÑA  ALOKA  KARE _ AJÑĀNA  VIDHAMANI _ SIDDHE  SUSIDDHE _SIDDHYAṂTU  ME  BHAGAVATI _  SARVA  SAṂPATRĀYA _ SARVA  AṄGA  SUNDARĪ  BHAKTI  VĀK-SĀLI  PRASĀLITĀ-HASTE _ SAMAŚVĀSA  KARI _ TIṢṬA  TIṢṬA _ KAMPA  KAMPA _ CALA  CALA _ GAVA  GAVA _GARJA  GARJA _ AGACCHA  AGACCHA _ BHAGAVATI  MAVILAMBHA  SVĀHĀ DHĪḤ _ HRĪḤ _ ŚRĪ_ ŚRŪṬHI   SMṚTI _ VIJAYE   SVĀHĀ

Đà La Ni Bí Mật Chương Cú này. Nếu thường nhớ niệm, thọ trì, đọc tụng thời đạt được Công Đức chẳng thể tính nói.

 

KINH THÁNH BÁT THIÊN TỤNG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
NHẤT BÁT BÁCH DANH CHÂN THẬT VIÊN NGHĨA ĐÀ LA NI
_Hết_

01/02/2009