SỐ 203
KINH TẠP BẢO TẠNG
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Sa-môn Kiết-ca-dạ và Đàm Diệu.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 2

Trong tập này gồm các kinh:

  1. Chuyện con voi trắng sáu ngà.
  2. Chuyện con thỏ tự thiêu thân để cúng dường vị đại Tiên.
  3. Chuyện con khỉ thiện và con khỉ ác.
  4. Phật dùng nước trí tuệ diệt trừ ba thứ lửa.
  5. Chuyện một người con của trưởng giả và vị Thiên thần nước Ba-la-nại cảm hóa nhà vua thực hành hiếu hạnh.
  6. Chuyện con Bạch hương tượng của quốc vương Ca-thi nuôi cha mẹ mù và làm cho hai nước hòa thuận.
  7. Nước Ba-la-nại, em khuyên anh bỏ ác pháp, nhờ thừa tương khuyên vua giáo hóa thiên hạ.
  8. Chuyện vợ Phạm-ma-đạt vì đố kị mà hại con là Pháp Hộ.
  9. Chuyện Tỳ-kheo Đà-phiếu bị hủy báng.
  10. Chuyện Ly Việt bị hủy báng.
  11. Chuyện người con gái xấu xí tên Lạc-đề, con vua Ba-tư-nặc.
  12. Chuyện người con gái tên Thiện Quang, con vua Ba-tư-nặc.
  13. Chuyện hai anh em Vương tử bị đuổi ra khỏi nước.
  14. Vợ của trưởng giả Tu-đạt cúng dường Phật được quả báo.
  15. Chuyện Tỳ-kheo Sa-la-na bị vua Ác Sinh làm khổ não.
  16. Chuyện nội quan chuộc lại con trâu thiến được nam căn.
  17. Chuyện hai nội quan tranh nhau đạo lý.

 

10- CHUYỆN CON VOI TRẮNG SÁU NGÀ

Thuở xưa, ở nước Xá-vệ có một vị đại trưởng giả sinh một người con gái. Cô bé tự biết được kiếp trước, mới sinh ra mà đã biết nói và nói như vầy:

–Đã làm việc bất thiện, đã làm việc bất hiếu, đã làm việc không biết xấu hổ, đã làm việc ác hại, đã làm việc bội ân.

Nói như vậy xong, cô bé im lặng.

Cô bé lúc ấy sinh ra vì có đại phước đức nên được đặt tên là Hiền. Bé Hiền dần dần khôn lớn, rất cung kính màu áo ca-sa. Vì cung kính áo ca-sa cho nên xuất gia làm Tỳ-kheo-ni. Tuy không đến ở bên Đức Phật nhưng tinh tấn tu học nên liền chứng La-hán. Hối hận vì không đến ở gần bên Đức Phật, nên cô đi đến chỗ Đức Phật cầu xin sám hối.

Đức Phật dạy:

–Lúc đó Ta đã nhận sự sám hối.

Các Tỳ-kheo nghi ngờ chuyện lạ, đến hỏi Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo-ni tên là Hiền này vì sao từ lúc xuất gia đến nay không gặp Phật? Và do nhân duyên gì mà ngày nay được thấy Phật thì sám hối?

Đức Phật liền nói nhân duyên cho các Tỳ-kheo nghe:

–Ngày xưa có một con voi trắng sáu ngà ở trong bầy voi rất đông. Voi trắng này có hai vợ: Một vợ tên là Hiền, vợ thứ hai tên là Thiện Hiền. Voi trắng du hành trong rừng bỗng gặp một bông sen, ý nó muốn đem cho Hiền thì bị Thiện Hiền đoạt mất. Hiền thấy mình bị mất hoa nên sinh lòng tật đố cho rằng Bạch tượng chỉ thương yêu Thiện Hiền chớ không yêu thương ta.

Bấy giờ ở trong núi kia có một cái tháp của Đức Phật, nó mới phát nguyện: “Cầu cho con được sinh trong lòng người, tự biết được kiếp trước và nhổ sạch ngà của con bạch tượng này.” Nói xong, nó liền lên trên đỉnh núi, tự nhào xuống mà chết, đầu thai làm con gái trong nhà vua Tỳ-đề-hê. Cô ta tự biết được kiếp trước, khi tuổi đã lớn khôn, làm vợ của vua Phạm-ma-đạt, nhớ lại mối thù kiếp trước nên nói với vua Phạm-ma-đạt:

–Nếu chàng làm cho thiếp cái giường bằng ngà voi thì thiếp mới có thể sống được. Nếu chẳng được như vậy, chắc là thiếp không sống nổi.

Vua Phạm-ma-đạt liền chiêu mộ thợ săn, nói:

–Nếu ai có thể kiếm được ngà voi đem đến đây, trẫm sẽ ban thưởng kẻ ấy một trăm lượng vàng.

Ngay lúc đó có một người thợ săn giả mặc áo ca-sa, mang cung tẩm thuốc độc đi đến chỗ con voi đang ở. Lúc ấy con voi vợ là Thiện Hiền thấy người thợ săn rồi liền nói với voi chúa:

–Ở đằng kia có người đang đi đến.

Voi chúa hỏi:

–Kẻ ấy mặc áo gì?

Đáp:

–Mặc áo ca-sa.

Voi chúa nói:

–Mặc áo ca-sa, chắc chắn trong lòng người ấy thiện chớ không có ác.

Gã thợ săn nhờ đó mà được đến gần, mới lấy tên độc ra bắn.

Lúc đó Thiện Hiền nói với chồng:

–Ông nói: ‘Trong áo ca-sa có sự thiện chớ không có sự ác, thì tại sao lại như thế này?’

Chồng đáp:

–Đó không phải là lỗi của áo ca-sa, đó là lỗi của tâm phiền não vậy.

Khi ấy Thiện Hiền liền muốn giết gã thợ săn ấy. Voi chúa phải dùng nhiều lời thuyết pháp để an ủi không cho bà ta hại kẻ ấy. Voi chúa cũng sợ năm trăm con voi trong đàn thế nào cũng giết gã thợ săn, nên đã lẫn tránh bầy voi năm trăm con này một thời gian, làm cho chúng đi xa rồi mới hỏi gã thợ săn:

Ngươi cần vật gì mà bắn ta?

Đáp:

–Ta chẳng cần gì cả. Vua Phạm-ma-đạt nhờ ta kiếm bộ ngà của ngươi cho nên ta đến đây là muốn lấy nó.

Voi nói:

–Hãy lấy nhanh đi!

Đáp:

–Tôi không dám tự mình đến lấy. Ngài đã Từ bi như vậy, xin hãy che chở tôi. Nếu tôi tự đến lấy ngà của ngài thì tay của tôi sẽ bị thối nát và rơi xuống.

Ngay lúc đó Bạch tượng hướng về cây đại thọ tự nhổ ngà của mình ra, dùng vòi cuốn lại, phát nguyện rồi mới cho, lấy ngà bố thí, nguyện là: “Cho tôi đời sau dứt trừ hẳn ngà ba độc của tất cả chúng sinh.”

Người thợ săn đến lấy ngà liền dâng cho vua Phạm-ma-đạt.

Lúc đó phu nhân khi đã được ngà voi rồi liền sinh tâm hối hận, mới nói như vầy:

–Nay ta tại sao lại lấy ngà của bậc Hiền thắng tịnh giới này?

Bậc rộng tu các công đức?

Do đó phát nguyện: “Nguyện cho tôi đời sau khi được gặp Phật, ở trong pháp ấy xuất gia học đạo, được quả A-la-hán.”

Các ngươi nên biết, voi trắng lúc ấy chính là thân Ta. Người thợ săn lúc ấy chính là Đề-bà-đạt-đa. Nàng Hiền lúc ấy chính là Tỳ-kheo-ni này. Còn Thiện Hiền lúc ấy chính là Tỳ-kheo-ni Da-du-đà-la.


11- CHUYỆN CON THỎ TỰ THIÊU THÂN ĐỂ CÚNG DƯỜNG VỊ ĐẠI TIÊN

Ở nước Xá-vệ có một người con của vị trưởng giả đã xuất gia trong Phật pháp rồi mà vẫn thường thích thân cận với người quyến thuộc, không thích ở chung với Đạo nhân, cũng không thích đọc kinh, hành đạo. Đức Phật bảo vị Tỳ-kheo đi đến chỗ thanh tịnh. Vị ấy làm theo lời Phật dạy mà tinh tấn tu tập nhờ đó đã được chứng quả A-la-hán, đầy đủ lục thông.

Các Tỳ-kheo nghi là chuyện lạ mới bạch Đức Phật:

–Đức Thế Tôn xuất hiện ở thế gian hết sức kỳ diệu, hết sức đặc biệt, như trường hợp người con của trưởng giả này mà Ngài cóthể làm cho được an lập nơi thanh tịnh mà chứng được đạo A-la-hán, đầy đủ lục thông.

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:

–Đâu phải chỉ có ngày hôm nay Ta mới an lập, nhưng ngày xưa

Ta cũng đã từng an lập rồi.

Các Tỳ-kheo bạch Đức Phật:

–Chúng con không rõ Đức Thế Tôn ở trong thời quá khứ, việc an lập như thế nào?

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:

–Thời quá khứ có một vị Tiên nhân sống ở trong rừng núi. Khi ấy gặp trời rất hạn hán, những trái cây, gốc, cành, nhánh, lá ở trong núi đều bị khô rang.

Bấy giờ có một vị Tiên nhân rất thân thiện với một con thỏ nên nói với nó:

–Nay ta muốn vào thôn xóm để khất thực.

Con thỏ nói:

–Xin ngài đừng bỏ tôi mà đi, tôi sẽ dâng đồ ăn cho ngài.

Khi ấy con thỏ liền nhặt một đống củi, nó lại nói với vị Tiên nhân:

–Ngài hãy ăn đồ ăn của tôi. Trời sắp có mưa, ngài hãy ở đây ba ngày, hoa quả sẽ mọc lại, lúc đó ngài có thể hái mà ăn, đừng có xuống trần gian.

Nó nói lời ấy xong, liền đốt một đống lửa lớn, rồi nhảy vào trong ấy. Vị Tiên nhân thấy như vậy rồi liền suy nghĩ: “Đây là con thỏ nhân từ, là bạn hiền thiện của ta, vì để ta có cái ăn cho nên nó bỏ thân mạng, thật là một việc khó làm!”.

Khi đó vị Tiên nhân ấy hết sức khổ não, liền lấy nó để ăn. Bồ-tát đã làm việc khổ hạnh khó làm như vậy, cho nên cung điện của Thích Đề-hoàn Nhân bị chấn động, Đế Thích tự nghĩ: “Nay vì nhân duyên gì mà cung điện của ta bị chấn động?”. Do đó quan sát biết là con thỏ đã làm một việc khó làm, mới có sự cảm ứng như vậy. Đế Thích liền cho một trận mưa xuống để cho Tiên nhân vẫn ở đó mà có hoa quả để ăn. Nhờ vậy, lúc ấy Tiên nhân tu tập được năm thứ thần thông.

Vị tiên chứng năm thứ thần thông lúc đó, chính là vị Tỳ-kheo này. Còn con thỏ lúc ấy chính là Ta. Nhờ Ta xả thân làm cho vị Tiên nhân ấy an trụ ở chỗ thanh vắng mà chứng được năm thần thông.

Huống chi bây giờ ta lại không thể làm cho Tỳ-kheo ấy xa lìa quyến thuộc, an trụ nơi vắng vẻ mà chứng được quả A-la-hán và được sáu thần thông sao?


12- CHUYỆN CON KHỈ THIỆN VÀ CON KHỈ ÁC

Đức Phật ở tại thành Vương xá, các Tỳ-kheo bạch Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn, ai y chỉ nơi Đề-bà-đạt-đa thì thường bị khổ não, còn ai y chỉ với Như Lai Thế Tôn thì hiện tại được an lạc, đời sau được sinh đến chỗ thiện, được đạo giải thoát.

Đức Phật bảo các Tỳ-kheo:

–Đâu có phải chỉ ngày hôm nay mới vậy mà ở trong thời quá khứ cũng thế.

Lúc ấy có hai con khỉ, mỗi con có năm trăm quyến thuộc. Bấy giờ có người con của vua Ca-thi đi săn bắn xung quanh, sắp đến chỗ mấy con khỉ. Con khỉ thiện nói với con khỉ ác:

–Chúng ta ngày hôm nay phải vượt qua con sông này mới mong thoát nạn.

Con khỉ ác bảo:

–Tôi không thể vượt qua được.

Con khỉ thiện nói với bầy khỉ:

–Cành nhánh của cây Tỳ-đa-la rất dài. Hãy đu theo nhánh cây mà qua sông.

Cả đoàn năm trăm con khỉ thiện liền đu theo nhánh cây mà được thoát nạn. Còn quyến thuộc của con khỉ ác vì không vượt qua sông cho nên liền bị vương tử bắt được.

Con khỉ thiện lúc ấy chính là Ta. Còn con khỉ ác chính là Đề- bà-đạt-đa. Nó đã làm cho quyến thuộc của nó lúc ấy rất khổ não.

Nếu ai bây giờ y chỉ nơi Đề-bà-đạt-đa cũng lại như vậy. Bây giờ ai nương dựa Ta mãi mãi được an lạc, hiện tại được tiếng tốt, cúng dường, đời vị lai được làm người, làm trời và được giải thoát. Bây giờ ai y chỉ Đề-bà-đạt-đa cũng sẽ mãi mãi bị sự suy hao khổ sở, than hiện tại bị tiếng xấu, người ta không cúng dường, tương lai phải bị đọa vào ba đường ác.

Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy nên xa lìa ác tri thức, thân cận với Thiện tri thức. Bậc thiện tri thức làm cho con người mãi mãi được an ổn, khoái lạc. Do vậy các ngươi hãy nên thân cận với Thiện tri thức và hãy xa lìa ác tri thức. Vì sao vậy? Vì kẻ ác tri thức hay làm con người bị nóng bức, làm cho các khổ đời này, đời sau lại tụ tập, phát khởi.


13- CHUYỆN PHẬT DÙNG NƯỚC TRÍ TUỆ DIỆT TRỪ BA THỨ LỬA

Có một nước tên là Nam phương sơn, Đức Phật muốn đến nước ấy. Trên đường đi, Ngài đến một tụ lạc và nghỉ ngơi tại đó, gặp lúc tụ lạc ấy đang tổ chức một hội vui chơi, dân chúng uống rượu say sưa, mê loạn. Bỗng nhiên, có một ngọn lửa nổi lên thiêu đốt tụ lạc này. Mọi người kinh sợ, chẳng biết chạy đi đâu, họ cùng nhau nói:

–Chúng ta chỉ nương tựa nơi Đức Phật mới có thể thoát khỏi nạn lửa này.

Họ liền thưa Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn, xin Ngài cứu vớt chúng con!

Đức Phật nói:

–Tất cả chúng sinh đều có ba thứ lửa: Lửa tham dục, lửa nong giận và lửa ngu si. Ta dùng nước trí tuệ diệt trừ ba thứ lửa này. Nếu lời nói của Ta mà đúng thì ngọn lửa này sẽ tắt.

Đức Phật nói như vậy xong, ngọn lửa liền tắt. Mọi người vui mừng, hết sức tin phục Đức Phật. Đức Phật thuyết pháp cho họ nghe, làm cho họ chứng đắc đạo Tu-đà-hoàn. Các Tỳ-kheo nghi là chuyện lạ, nói:

–Đức Thế Tôn xuất thế hết sức kỳ diệu, hết sức đặc thù, Ngài đã làm lợi ích lớn cho thôn xóm này, lửa trong tụ lạc đã diệt, tâm cấu uế cũng diệt.

Đức Phật dạy:

–Đâu phải chỉ có ngày hôm nay Ta mới làm lợi ích cho họ, mà trong đời quá khứ Ta cũng từng làm sự lợi ích lớn cho những vị ấy.

Các Tỳ-kheo hỏi Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn, không rõ trong kiếp quá khứ Ngài đã làm sự lợi ích gì?

Đức Phật dạy:

–Trong đời quá khứ, một bên của núi Tuyết là một rừng trúc lớn, với rất nhiều chim thú sống trong khu rừng ấy. Có một con chim Anh vũ tên là Hoan Hỷ Thủ.

Bấy giờ trong rừng trúc gió thổi làm cho hai cây trúc cọ nhau, do đó phát lửa đốt cháy khu rừng trúc này. Chim thú sợ sệt, không có chỗ nương tựa. Bấy giờ con chim Anh vũ hết sức thương xót cho những con chim thú kia, liền nhúng cánh xuống nước rồi rưới lên trên lửa. Vì do lòng thương, tinh cần cho nên cảm ứng đến cung trời Đế Thích khiến chấn động mạnh. Lúc ấy, Thích Đề-hoàn Nhân dùng Thiên nhãn quan sát xem thử do nhân duyên gì khiến rung chuyển cả cung điện của mình, mới thấy ở dưới thế gian có một con chim Anh vũ ôm lòng Từ bi rộng lớn muốn dập tắt ngọn lửa nên đem cả sức lực ra, nhưng không thể làm cho lửa tắt. Thích Đề-hoàn Nhân liền hướng về chỗ chim Anh vũ, nói:

–Rừng này to lớn đến mấy ngàn vạn dặm, đôi lông của ngươi lấy nước chỉ được vài giọt, làm sao có thể làm tắt được ngọn lửa to lớn này?

Chim Anh vũ đáp lại:

–Tâm của tôi rộng lớn, tinh cần không giải đãi, chắc chắn sẽ dập tắt được lửa này. Nếu hết cả đời này mà không dập tắt được ngọn lửa ấy thì tôi thọ thân sau thề sẽ dập tắt nó.

Thích Đề-hoàn Nhân vì cảm động trước chí nguyện của chim Anh vũ nên đổ mưa thật lớn xuống chỗ ấy làm cho ngọn lửa tức thì bị dập tắt.

Đức Phật nói:

–Con chim Anh vũ lúc đó chính là thân Ta. Còn bầy thú, chim trong khu rừng chính là dân chúng trong làng xóm lớn này. Lúc đó

Ta vì muốn dập tắt ngọn lửa ấy để các chim thú được sống còn. Nay Ta cũng dập tắt ngọn lửa để cho dân ở đây được an lạc.

Các Tỳ-kheo lại hỏi:

–Lại do nhân duyên gì mà họ được thấy đạo Chân thật?

Đức Phật dạy:

–Các dân chúng này vào thời Đức Phật Ca-diếp đã thọ trì năm giới. Do nhân duyên đó, cho nên nay được thấy được lẽ thật, chứng đạo Tu-đà-hoàn.


14- CHUYỆN CON CỦA TRƯỞNG GIẢ VÀ VỊ THIÊN THẦN NƯỚC BA-LA-NẠI CẢM HÓA NHÀ VUA THỰC HÀNH HIẾU HẠNH

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở nước Xá-vệ bảo các Tỳ-kheo:

–Nếu ai muốn có vua Phạm thiên ở trong nhà mình, người đó phải hiếu dưỡng cha mẹ thì Phạm thiên liền ở trong nhà. Nếu ai muốn có Đế Thích ở trong nhà mình, người đó phải hiếu dưỡng cha mẹ, liền có Đế Thích ở trong nhà. Nếu ai muốn có tất cả Thiên thần ở trong nhà mình, người đó chỉ cần hiếu dưỡng cha mẹ thì tất cả Thiên thần liền ở trong nhà mình. Nếu ai muốn có Hòa thượng ở trong nhà mình, người ấy chỉ cần hiếu thảo với cha mẹ thì liền có Hòa thượng ở trong nhà. Nếu ai muốn có A-xà-lê ở trong nhà mình, chỉ cần cúng dường cha mẹ, đó tức là A-xà-lê hiện ở trong nhà. Nếu muốn cúng dường các Hiền thánh và Đức Phật, thì hãy cúng dường cho cha mẹ, tức là chư Hiền thánh và Đức Phật ở trong nhà mình vậy.

Các Tỳ-kheo thưa:

–Đức Như Lai Thế Tôn thật là vô cùng hy hữu, Ngài đã cung kính cha mẹ.

Đức Phật dạy:

–Đâu phải chỉ có ngày nay Ta mới làm việc hết sức hy hữu là cung kính cha mẹ, nhưng trong thời quá khứ Ta cũng từng cung kính cha mẹ một cách hết sức hy hữu.

Các Tỳ-kheo thưa:

–Trong thời quá khứ, Ngài cung kính cha mẹ như thế nào?

Đức Phật dạy:

–Ngày xưa, ở nước Ba-la-nại có một người nghèo khổ chỉ sinh được một người con, nhưng người con này lại sinh ra nhiều người con. Vì nhà cửa bần cùng, gặp lúc thời thế đói kém, phải đem cha mẹ đang sống chôn ở dưới đất, để dành phần cơm nuôi bầy con.

Người hàng xóm mới hỏi:

–Cha mẹ ngươi ở đâu?

Đáp:

–Cha mẹ tôi vì già cả sắp chết cho nên tôi liền đem chôn, lấy phần cơm của cha mẹ nuôi bầy con để nó được lớn.

Nhà hàng xóm nghe xong cho là có lý. Như vậy tin ấy dần dần lan khắp nước Ba-la-nại và họ lấy đó làm luật.

Lại có một vị trưởng giả cũng sinh một người con. Người con này nghe điều ấy cho là phi pháp, liền suy nghĩ: “Ta phải làm cách gì để bỏ được điều phi pháp này?”. Cậu ta thưa với cha:

–Nay cha nên đi xa để học đạo, để biết kinh, luận.

Người cha nghe xong bèn ra đi. Ông ta học hỏi được chút ít lại trở về nhà, trong lúc tuổi càng ngày càng già cả. Người con bèn đào dưới đất làm một cái nhà thật đẹp để người cha ở trong đó, chàng dâng đồ ăn thức uống ngon lành. Chàng nghĩ như vầy: “Ai có thể cùng ta trừ bỏ điều phi pháp này?”. Lúc đó, vị Thiên thần hiện than nói:

–Nay ta cùng ngươi làm bạn với nhau.

Vị Thiên thần viết một tờ sớ hỏi nhà vua bốn việc. Nếu nhà vua giải thích được những sự việc nêu ra trong sớ thì Thiên thần sẽ ủng hộ nhà vua, còn nếu không giải thích được thì sau bảy ngày sẽ đập đầu vua bể thành bảy mảnh. Bốn điều đó là:

  1. Cái gì là tài sản quý nhất?
  2. Cái gì là niềm vui lớn nhất?
  3. Cái gì có mùi vị ngon hơn cả?
  4. Cái gì sống lâu nhất?

Thiên thần dán tờ sớ ấy trước cửa của vua.Vị vua thấy vậy mới cho người đi tìm những người trong nước coi ai có thể giải thích được lời này. Nếu ai giải thích được lời này thì có mong cầu điều gì nhà vua cũng làm cho được thỏa mãn.

Người con của trưởng giả nhân bản văn sớ đó liền giải thích hết các ý nghĩa trong đó:

–Đức tin là tài sản quý nhất.

–Chánh pháp là niềm vui lớn nhất.

–Lời nói thật là mùi vị ngon hơn hết.

–Trí tuệ là thọ mạng lâu dài nhất.

Chàng giải thích ý nghĩa này xong liền dán nó trước cửa vua.

Vị Thiên thần thấy vậy trong lòng hết sức hoan hỷ, nhà vua cũng rất hoan hỷ.

Nhà vua hỏi người con của trưởng giả:

–Ai dạy ngươi những lời ấy?

Đáp:

–Cha tôi dạy tôi.

Vua nói:

–Cha ngươi ở đâu?

Con của trưởng giả thưa:

–Xin vua ban cho tôi sự vô úy. Cha tôi quả thật đã già, vì vi phạm phép của nhà nước, tôi đã giấu cha tôi ở dưới đất, xin cho tôi được nói. Tâu Đại vương, cha mẹ ân nặng giống như đất trời, mang thai mười tháng, để con nằm chỗ khô, tránh chỗ ướt, cho bú sữa mà nuôi con lớn, dạy bảo việc đời. Thân này mà có là đều nhờ cha mẹ, chúng ta được thấy mặt trời, mặt trăng, làm việc để sinh sống là do sức lực của cha mẹ. Giả sử vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi suốt một trăm năm, lại cúng dường đủ thứ vật lạ… cũng không thể báo ân cha mẹ được.

Bấy giờ nhà vua hỏi:

–Ngươi muốn cầu những gì?

Thưa:

–Tôi chẳng cầu mong gì cả. Mong đức vua bỏ cái pháp ác này đi mà thôi.

Nhà vua chấp nhận lời nói ấy, tuyên bố những người dân trong nước:

–Nếu ai bất hiếu với cha mẹ phải bị xử tội nặng.

Đức Phật dạy:

–Nếu các ngươi muốn biết người con của trưởng giả lúc ấy là ai thì đó chính là Ta. Lúc ấy, Ta vì nước kia trừ bỏ pháp ác, thành tựu pháp hiếu thuận. Do nhân duyên đó mà được thành Phật. Cho nên hôm nay Ta cũng lại tán thán pháp hiếu thuận.


15- CHUYỆN CON BẠCH HƯƠNG TƯỢNG CỦA QUỐC VƯƠNG CA-THI NUÔI CHA MẸ MÙ VÀ LÀM CHO HAI NƯỚC HÒA THUẬN

Ngày xưa Đức Phật ở nước Xá-vệ, Ngài bảo các Tỳ-kheo:

–Có tám loại người nhất định phải bố thí, không nên sinh nghi.

Đó là: Cha, mẹ, Phật, đệ tử Phật, người từ xa đến, người đi xa, bệnh nhân và người chăm sóc kẻ bệnh.

Các Tỳ-kheo thưa Đức Phật:

–Đức Như Lai Thế Tôn hết sức kỳ đặc, thường tán thán, cung kính cha mẹ.

Đức Phật dạy:

–Đâu phải chỉ có ngày hôm nay, từ xưa đến nay Ta thường tôn trọng cung kính cha mẹ.

Các Tỳ-kheo bạch:

–Đức Thế Tôn đã tôn trọng, tán thán cha mẹ như thế nào?

Đức Phật dạy:

–Thời quá khứ lâu xa về trước có hai vị quốc vương: Một là vua Ca-thi, hai là vua Tỳ-đề-hê. Vua Tỳ-đề-hê có con voi Đại hương, nhà vua đã dùng sức của con Hương tượng để đánh phá quân đội vua Ca-thi. Vua Ca-thi mới nghĩ như vầy: “Nay ta làm sao có con Hương Tượng để đánh trả quân đội vua Tỳ-đề-hê?”

Bấy giờ có một người nói:

–Tôi thấy ở trong núi nọ có một con Bạch Hương tượng.

Nhà vua nghe điều này rồi liền ra lệnh tuyển mộ:

Ai có thể bắt được con Hương tượng, ta sẽ trọng thưởng.

Lúc ấy có người chấp nhận lời chiêu mộ của nhà vua, tụ tập rất đông binh chúng đi đến để bắt con voi ấy. Con voi suy nghĩ: “Nếu ta bỏ đi xa thì ai lo cho cha mẹ ta mù lòa già cả? Chi bằng ta hãy thuận theo chỗ họ mà đến chỗ vua.

Bấy giờ mọi người bèn dắt con Hương tượng đi đến bên vua.

Nhà vua rất hoan hỷ nên đã làm phòng đẹp, trải mền nỉ ở dưới, cùng các kỹ nữ đàn ca trống đánh để tự vui chơi. Nhưng khi cho con voi ăn uống thì nó chẳng ăn uống gì cả. Khi ấy người giữ voi đi đến tâu với vua:

–Con voi chẳng chịu ăn!

Nhà vua hướng về phía con voi, nghĩ: “Những súc sinh đời thượng cổ đều có thể nói chuyện với người”, cho nên nhà vua hỏi con voi:

–Vì sao ngươi không ăn?

Con voi trả lời:

–Tôi có cha mẹ tuổi đã già mà mắt lại mù, chẳng ai cho nước cỏ gì cả. Cha mẹ không có gì ăn, làm sao tôi ăn được?

Con voi tâu với vua:

–Tôi có thể bỏ đi được, các binh đội của ngài cũng không thể ngăn cản tôi được. Chỉ vì tôi có cha mẹ đã già lại mù, cho nên tôi mới chịu theo vua đến đây. Nếu nay nhà vua cho phép tôi được trở về phụng dưỡng cha mẹ cho đến khi cha mẹ hết tuổi thọ, tôi sẽ tự trở lại với ngài.

Nhà vua nghe lời ấy xong, hết sức hoan hỷ, nói:

–Chúng ta là con voi đầu người, còn con voi này mới là con người đầu voi.

Trước đây, người của nước Ca-thi đối xử độc ác với cha mẹ, không có tâm cung kính, nay nhờ con voi này nên nhà vua liền lệnh cho tất cả mọi người trong nước, nếu ai không hiếu dưỡng, cung kính cha mẹ thì phải bị tội lớn.

Nhà vua liền thả con voi trở về chỗ cha mẹ nó để nó cung dưỡng cha mẹ, tùy theo tuổi thọ cha mẹ dài hay ngắn, hễ khi cha mẹ chết thì trở lại chỗ vua. Khi vua thấy con Bạch tượng trở lại, hết sức hoan hỷ, liền trang sức cho nó, muốn chinh phạt nước đối phương. Con voi nói với nhà vua:

–Đừng nên tranh đấu với nước khác. Hễ tranh đấu thì gây nhiều sự thương hại.

Nhà vua nói:

–Vì vua nước ấy khi dể xâm lấn ta.

Con voi nói:

–Hãy cho tôi đi sứ qua nước ấy, khiến cho nước oán địch ấy không dám khi dể ngài.

Nhà vua nói:

–Nếu để ngươi đi rồi ngươi không trở về nữa thì sao?

Voi đáp:

–Không ai có thể ngăn chặn không cho tôi trở về được cả.

Con voi ngay lúc ấy liền đến nước kia. Vua Tỳ-đề-hê nghe con voi đến, hết sức hoan hỷ, tự ngài ra cung để nghênh tiếp. Khi nhà vua đã gặp con voi rồi, mới nói với nó:

Ngươi hãy ở lại nước ta nhé!

Con voi tâu với vua:

–Tôi không thể ở lại đây được. Từ khi tôi lập thân đến nay không bao giờ nuốt lời thề của mình. Trước đây tôi có hứa với vua nước kia là tôi sẽ trở về nước ông ta. Này hai vị quốc vương, các ngài hãy trừ bỏ oán thù ác độc, tự làm cho nước nhà an ổn, vậy không vui sao?

Con voi nói kệ:

Đắc thắng thêm hận thù

Thất bại càng đau khổ

Không tranh thắng hay bại

Là an lạc đệ nhất.

Bấy giờ con voi này nói bài kệ ấy xong liền trở về nước Ca-thi.

Từ đó về sau, hai nước hòa hiếu với nhau.

Đức Phật dạy:

–Vua Ca-thi lúc ấy nay chính là vua Ba-tư-nặc. Vua Tỳ-đề-hê nay là vua A-xà-thế. Còn con Bạch tượng lúc ấy chính là thân Ta.

Nhờ hiếu dưỡng đối với cha mẹ, lúc đó Ta có thể làm cho hai nước hòa hiếu với nhau, ngày hôm nay cũng vậy.


16- NƯỚC BA-LA-NẠI, EM KHUYÊN ANH BỎ ÁC PHÁP, NHỜ THỪA TƯỚNG KHUYÊN VUA GIÁO HÓA THIÊN HẠ

Thuở trước, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

–Nên biết, ngày xưa ở nước Ba-la-nại có pháp bất thiện lưu hành ở đời là người cha lúc tuổi đã sáu mươi, thì trải tấm dạ để ngồi giữ cửa ngõ.

Bấy giờ có hai anh em, người anh nói với em:

–Em hãy trải tấm dạ với cha để giữ cửa ngõ.

Trong nhà chỉ có một tấm dạ, người em bèn cắt một nửa tấm dạ đưa cho cha rồi thưa với cha:

–Anh cả cho cha, chứ không phải là con cho cha. Anh cả nói cha hãy giữ cửa ngõ.

Người anh nói với em:

–Tại sao em không đưa hết tấm dạ cho cha mà lại cắt một nửa rồi mới đưa?

Người em thưa:

–Chỉ có một tấm dạ, nếu không cắt một nửa sau này lấy gì mà dùng?

Người anh hỏi:

–Vậy em muốn cho ai nữa?

Em thưa:

–Chứ không phải cho anh sao?

Người anh nói:

–Sao lại cho ta?

Người em nói:

–Rồi anh cũng sẽ già, các con của anh cũng để anh ở trong cửa như vậy.

Người anh nghe lời ấy, kinh ngạc nói:

–Ta cũng sẽ già như vậy sao?

Em thưa:

–Ai có thể thay thế cho anh được.

Rồi người em nói với anh:

–Pháp ác như thế, hãy nên trừ bỏ đi.

Hai anh em dắt tay nhau đến nhà của phụ tướng, đem những lời nói ấy hỏi với phụ tướng. Phụ tướng đáp:

–Thật vậy, tất cả chúng ta đều sẽ phải già.

Vị phụ tướng tâu với vua. Nhà vua nghe lời ấy rồi ra lệnh cho toàn quốc phải hiếu dưỡng cha mẹ, bỏ điều phi pháp, không được bất hiếu.


17- CHUYỆN VỢ CỦA PHẠM-MA-ĐẠT VÌ ĐỐ KỊ MÀ HẠI CON LÀ PHÁP HỘ

Đức Phật ở thành Vương xá, nói với Đề-bà-đạt-đa:

–Ta thường để lòng thương nhớ ngươi một cách sâu xa và thân, khẩu, ý của Ta đối với ngươi cũng không có điều ác. Nay chúng ta hãy sám hối với nhau đi!

Đề-bà-đạt-đa mắng nhiếc Đức Phật rồi bỏ đi.

Các Tỳ-kheo thưa:

–Tại sao Đức Như Lai có Từ tâm mà Đề-bà-đạt-đa lại chửi rủa hung ác như thế?

Đức Phật dạy:

–Đâu có phải chỉ ngày hôm nay! Trong thời quá khứ, nước Ba-la-nại có một vị vua tên Phạm-ma-đạt, vợ tên là Bất Thiện Ý. Họ có người con tên là Pháp Hộ, thông minh, nhân từ. Nhà vua cho mời thầy về dạy cho thái tử học.

Bấy giờ vua Phạm-ma-đạt dẫn các thể nữ đi vào vườn thượng uyển để vui chơi. Khi ấy nhà vua dùng rượu dư mời phu nhân. Phu nhân tức giận mới nói:

–Ta thà đâm cổ thằng Pháp Hộ lấy máu để uống, chứ không chịu uống rượu này.

Nhà vua nghe lời ấy mới tức giận nói với những đứa trẻ cùng học, bảo Pháp Hộ đến. Khi Pháp Hộ đến, nhà vua nói:

–Ta muốn cắt cổ ngươi.

Người con thưa cha:

–Con đâu có tội tình gì. Vả lại, đức vua chỉ có một mình con, vì sao lại giết con?

Vua nói:

–Ta không muốn giết con, nhưng đó là ý của mẹ con. Con hãy xin sám hối với mẹ con, nếu bà hoan hỷ, sẽ không giết con.

Người con liền hướng về phía mẹ sám hối mà nói:

–Mẹ chỉ có một mình con là con, vả lại con cũng không có tội lỗi gì, vì sao mẹ lại giết con?

Tuy người con nói như vậy nhưng người mẹ cũng không tha, liền đâm vào cổ con lấy máu mà uống.

Đức Phật dạy:

–Phụ vương thời đó chính là Câu-ca-ly. Người mẹ lúc đó chính là Đề-bà-đạt-đa. Người con chính là Ta. Lúc ấy Ta hoàn toàn không có tâm ác, nhưng mẹ Ta vẫn không cho Ta sám hối. Ngày hôm nay cũng vậy, y không nhận sự sám hối của Ta. Lúc đó mặc dù Ta bị giết nhưng Ta không có một ý nghĩ sân hận nào cả, huống chi ngày hôm nay mà lại sân hận, có tâm ác hay sao?


18- CHUYỆN TỲ-KHEO ĐÀ-PHIẾU BỊ HỦY BÁNG

Ngày xưa, có một Tỳ-kheo tên là Đà-phiếu, Tỳ-kheo này có sức mạnh của một vị đại lực sĩ, nhờ xuất gia tu học tinh tấn nên đắc đạo A-la-hán, có đầy đủ oai đức, thường lo việc cho Tăng. Năm ngón tay của vị ấy phát ra ánh sáng. Ngài phân phối cho Tăng chúng các thứ đồ dùng. Do đó, cho nên Đức Phật gọi vị ấy là Tri sự đệ nhất.

Có Tỳ-kheo Di-đa vì phước đức cạn mỏng nên phải ngồi sau số  đông, ăn uống toàn đồ dở, do đó tức giận nói:

–Nếu để gã Đà-phiếu này lo liệu việc Tăng chúng thì kết cuộc mình phải ăn toàn đồ dở mà thôi. Vậy ta phải tạo cơ hội để phá y.

Di-đa có một người chị là Tỳ-kheo-ni; cả hai cùng lập mưu đến hủy báng Đà-phiếu. Họ hủy báng cho đến lần thứ ba, Tỳ-kheo Đà-phiếu nhàm chán sự thô ác ấy, liền bay lên hư không, làm mười tám cách biến hóa, nhập Hỏa quang tam-muội, ở trong hư không, như lửa thiêu hủy, không có thi hài. Vì bài báng sự tham lam khinh ghét, nó có thể làm có Hiền thánh còn bị hủy diệt thân thể, huống chi là phàm phu, cho nên người có trí tuệ phải cẩn thận việc bài báng, chớ khinh thường lời nói.

Khi ấy các Tỳ-kheo liền bạch Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Đà-phiếu do nhân duyên gì mà bị bài báng? Lại do nhân duyên gì mà lại có sức mạnh lớn này? Lại do nhân duyên gì được quả A-la-hán?

Đức Phật dạy:

–Vào thời quá khứ, lúc con người thọ hai vạn tuổi, có một Đức Phật hiệu là Ca-diếp. Bấy giờ, trong chánh pháp của Phật Ca-diếp có một Tỳ-kheo trẻ, mặt mày đoan chánh, nhan sắc tuyệt đẹp. Tỳ-kheo trẻ ấy khi khất thực chưa về thì có một thiếu phụ bị mê hoặc bởi nhan sắc của Tỳ-kheo ấy, nhìn mãi mà mắt không rời.

Tỳ-kheo Đà-phiếu lúc ấy đang ăn muối, bắt gặp cô gái này đi theo vị Tỳ kheo trẻ ấy mà mắt không phút nào rời, cho nên mới hủy báng:

–Cô gái này chắc chắn đã tư thông cùng Tỳ-kheo kia.

Do nhân duyên đó nên Tỳ-kheo Đà-phiếu phải đọa vào ba đường ác, thọ vô lượng khổ. Cho đến ngày hôm nay dư nghiệp vẫn chưa hết nên mới bị phỉ báng như vậy.

Lại vào lúc Phật Ca-diếp ở thời quá khứ, Tôn giả có xuất gia học đạo cho nên nay mới được quả A-la-hán. Do vì ở thời quá khứ Tôn giả có kinh doanh cho Tăng sự, lúc đi ghe, lừa, ngựa, chở gạo, bún, Tôn giả bị chìm dưới bùn sâu nhưng liền được ra khỏi, nhờ nhân duyên đó nên được sức mạnh lực sĩ.


19- CHUYỆN LY VIỆT BỊ HỦY BÁNG

Ngày xưa ở nước Kế tân có một vị A-la-hán tên là Ly Việt, ngồi thiền ở trong núi. Có một người mất trâu đang tìm theo dấu vết của con trâu, cho nên đi thẳng đến chỗ Tôn giả Ly Việt.

Bấy giờ Tôn giả Ly Việt đang đốt cỏ để nhuộm y, tấm y tựnhiên biến thành tấm da trâu, những giọt thuốc nhuộm biến thành máu trâu, cỏ dùng để đốt trong lúc nhuộm thì biến thành thịt trâu, cái bồn để nhuộm biến thành đầu trâu. Khi ấy người chủ trâu thấy vậy bèn bắt trói Tôn giả lại và dẫn đến chỗ vua. Nhà vua bèn ra lệnh bỏ Tôn giả vào trong ngục, trải qua mười hai năm trường bị chủ ngục cho ăn lúa ngựa.

Đệ tử của Tôn giả Ly Việt có đến năm người đều chứng quả A-la-hán, họ tìm kiếm thầy mình nhưng chẳng thấy ở đâu. Do nghiệp duyên của Tôn giả sắp hết nên có một người đệ tử thấythầy mình ở trong ngục của nước Kế tân, cho nên vị ấy mới đến tâu với vua ở đó:

–Thầy của tôi tên là Ly Việt, hiện đang ở trong ngục của nhà vua, cúi mong đức vua xét xử.

Nhà vua liền bảo người vào ngục để kiểm tra. Người của nhà vua vào ngục chỉ thấy có một người nhan sắc tiều tụy, râu tóc thật dài mà bị chủ ngục cho ăn lúa ngựa, người ấy trở về tâu lại với vua:

–Trong ngục hoàn toàn không có Sa-môn, đạo sĩ nào cả, chỉ có một tội nhân là Tỳ-kheo mà thôi.

Đệ tử lại tâu với vua:

–Xin vua ra lệnh, nếu có các Tỳ-kheo thì đều cho ra khỏi ngục.

Nhà vua liền tuyên lệnh:

–Cho các Đạo nhân được ra khỏi ngục.

Tôn giả Ly Việt lúc ấy đang ở trong ngục mà râu tóc tự rụng, mình đắp ca-sa, bay lên hư không, làm mười tám cách biến hóa.

Nhà vua thấy việc này rồi cho là chưa từng có, năm vóc liền gieo xuống đất, cúi lạy, thưa với Tôn giả:

–Xin Tôn giả hãy cho con sám hối.

Khi ấy Tôn giả liền nhận sự sám hối của nhà vua.

Nhà vua liền nói:

–Do nhân duyên gì mà Tôn giả bay lên hư không được mà lại chịu khổ nhiều năm ở trong ngục?

Tôn giả đáp:

–Ngày xưa tôi cũng mất trâu, tìm theo dấu chân trâu, đi vào trong một hòn núi thấy một vị Bích-chi-phật ngồi thiền ở một nơi vắng vẻ, tôi liền vu khống vị ấy bắt trâu. Trải qua thời gian một ngày một đêm như vậy. Do nhân duyên đó cho nên tôi phải đọa lạc trong ba đường ác, khổ não vô lượng. Cái tai ương ấy còn xót lại không hết, cho đến ngày nay tuy đã chứng A-la-hán rồi mà vẫn còn bị hủy báng.


20- CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI XẤU XÍ TÊN LÀ LẠC-ĐỀ, CON VUA BA-TƯ-NẶC

Ngày xưa, vua Ba-tư-nặc có một người con gái tên là Lạc-đề.

Cô này có mười tám cái xấu, hoàn toàn không giống người khác. Hễ ai nhìn thấy cô cũng đều hoảng sợ.

Bấy giờ vua Ba-tư-nặc vì con gái đã lớn tuổi, chiêu mộ người trong nước, không kể là con trai của trưởng giả, có danh vọng, kẻ nghèo cùng đói khát hay kẻ cô độc đều dẫn đến chỗ vua. Bấy giờ ở mé chợ có một người con của trưởng giả cô độc một mình đi xin để tự sống. Những người tìm thấy anh ta bèn dẫn đến vua. Nhà vua dẫn vị ấy đi ra sau vườn mới giao ước:

–Ta sinh một người con gái hình dạng xấu xí, chẳng nên để người khác trông thấy. Nay ta muốn gả cho khanh làm vợ, khanh thấy thế nào?

Khi ấy con của trưởng giả thưa:

–Đức vua đã có lệnh giao ước, giả sử đó là con chó thì thần cũng không dám từ chối, huống chi đây là con gái của vua mà thần lại từ chối sao?

Nhà vua giữ lời hứa, cho con mình làm vợ người ấy, cho ở trong cung thất và giao ước:

–Con gái của ta xấu xí, cẩn thận đừng để người khác thấy. Hễ lúc đi ra thì khóa cửa lại, còn khi vào thì đóng cửa lại, phải luôn luôn như vậy.

Khi ấy có các con của các trưởng giả, họ đều là thân hữu, họ thường rủ nhau uống rượu vui đùa. Cứ mỗi ngày hội họp là con của các trưởng giả đều có đem theo vợ của họ đồng đến để tập hợp. Chỉ có con gái của nhà vua là không đến. Lúc đó mọi người đồng nói với chàng rể:

–Ngày hôm sau chúng ta lại hội họp, yêu cầu anh hãy dắt vợ anh đến. Nếu anh không dắt vợ đến, chúng ta sẽ phạt anh nặng đấy.

Lại đến ngày hội, người con của trưởng giả nghèo ấy vẫn như trước, không dắt vợ đến. Các người kia bèn cùng nhau trách phạt anh ta. Nhưng anh ta vẫn cam lòng chịu sự trách phạt ấy. Các người kia lại cùng nhau nói:

–Ngày mai chúng ta lại họp, nếu anh không dắt vợ đến sẽ bị phạt nữa.

Cũng vậy, anh ta lại bị phạt. Cứ vậy cho đến lần thứ hai, lần thứ ba, anh ta cũng không dắt vợ đến chỗ hội. Mãi đến sau cùng, người con của trưởng giả cô độc này mới về nhà nói với vợ:

–Anh đã mấy lần vì em mà bị phạt.

Người vợ hỏi:

–Vì sao?

Người chồng đáp:

–Mọi người đều yêu cầu trong ngày yến hội, tất cả mọi người phải dẫn vợ tới. Nhưng anh đã bị lệnh của đức vua: Không được dắt vợ theo để người ngoài thấy. Vì vậy mà anh đã bị phạt mấy lần rồi.

Người vợ nghe chồng nói lời ấy hết sức xấu hổ, buồn tiếc nên ngày đêm niệm Phật. Bấy giờ, vào ngày hôm sau, bạn bè lại mở yến tiệc, người chồng lại đi một mình. Người vợ ở trong phòng càng thêm khẩn nguyện:

–Đức Như Lai xuất thế đã làm nhiều điều lợi ích cho chúng sinh.

Nay con vì tội ác nên riêng con chưa được mong nhờ đại ân ấy. Đức Phật cảm động trước tấm lòng chí thành của nàng, liền từ dưới đất hiện lên. Ban đầu nàng thấy đầu tóc của Đức Phật nàng rất kính trọng, hoan hỷ, do đó tóc nàng liền đổi khác, biến thành đầu tóc thật đẹp. Tiếp theo nàng thấy cái trán của Đức Phật, dần dần nàng thấy lông mày, con mắt, lỗ tai, thân và miệng của Đức Phật, tùy theo cứ thấy một bộ phận nào nàng càng thêm hoan hỷ. Do đó thân hình của nàng liền biến đổi không còn những cái xấu xí nữa. Dung mạo của nàng bây giờ giống như chư Thiên.

Khi ấy con của các trưởng giả bí mật bàn với nhau:

–Con gái của nhà vua sở dĩ không đến hội này hoặc là nàng đoan chánh dị thường, hoặc là rất xấu, cho nên mới không đến đây.

Vậy chúng ta hãy ép chồng nàng uống rượu cho đến lúc không còn biết gì nữa bấy giờ chúng ta hãy lấy chìa khóa của chàng mở cửa ra để xem.

Họ liền phục cho chàng uống rượu thật say, lấy chìa khóa của chàng rồi cùng nhau đến mở cửa để xem. Họ thấy con gái của đức vua này đoan chánh vô song, họ liền đóng cửa lại, trở về chỗ cũ. Lúc ấy người chồng của nàng vẫn chưa tỉnh rượu, họ liền lấy chìa khóa cột lại dưới lưng chàng. Đến lúc người chồng thức giấc, liền tìm đường trở về nhà, thấy vợ đoan chánh lạ thường, chàng lấy làm lạ mới hỏi:

–Nàng là Thiên thần ở đâu đến nhà tôi vậy?

Người vợ đáp:

–Tôi là Lạc-đề, vợ của chàng đây.

Người chồng cho là quái lạ mới hỏi vì sao mà nàng lại đổi khác nhanh như vậy? Người vợ trả lời:

–Em nghe chàng mấy lần vì em mà bị phạt cho nên sinh tâm xấu hổ mới khẩn thiết niệm Phật, liền thấy Đức Như Lai từ dưới đất hiện lên, em hết sức vui mừng, nhờ đó mà thân thể trở thành tốt đẹp.

Người con của trưởng giả nghèo hết sức vui mừng liền vào tâu với vua:

–Thân thể con gái của vua tự nhiên biến thành tốt đẹp. Nay nàng mong được yết kiến đức vua.

Nhà vua nghe xong rất hoan hỷ, liền bảo người đưa vua đến xem. Nhà vua thấy con rồi tuy rất hoan hỷ nhưng trong lòng cũng rất nghi ngại, cho là điều kỳ lạ, liền đi đến chỗ Đức Phật và bạch Đức Phật:

–Bạch Đức Thế Tôn, người con gái này do nhân duyên gì được sống ở nơi thâm cung mà thân hình lại xấu ác, ai thấy cũng kinh sợ?

Lại do nhân duyên gì mà nay hóa thành tốt đẹp?

Đức Phật bảo nhà vua:

–Ở thời quá khứ có vị Bích-chi-phật, ngày ngày khất thực, đến trước ngõ của một trưởng giả. Khi ấy con gái của vị trưởng giả mang cơm ra cúng dường cho vị Bích-chi-phật. Cô ta thấy thân thể của Bích-chi-phật xấu xí nên mới nói:

–Vị ấy xấu xí, thân hình có da như con cá, tóc như lông ngựa.

Đức Phật nói:

–Người con gái của trưởng giả lúc ấy chính là con gái của vua bây giờ vậy. Nhờ nhân duyên cúng dường nên được sinh nơi thâm cung của vua. Do hủy báng thân hình của vị Bích-chi-phật cho nên thân hình phải xấu xí. Nhờ biết sinh tâm xấu hổ nghiêng lòng khẩn cầu nên được thấy ta. Nhờ sinh tâm hoan hỷ nên thân hình hóa thành tốt đẹp.

Bấy giờ chúng hội nghe Đức Phật thuyết pháp, cung kính đảnh lễ phụng hành.


21- CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI TÊN THIỆN QUANG CON VUA BA-TƯ-NẶC

Ngày xưa vua Ba-tư-nặc có con gái tên là Thiện Quang, thong minh đoan chánh, được cha mẹ thương yêu, mọi người trong cung ai cũng kính mến.

Vua cha nói với con gái:

–Con nhờ thế lực của ta mà khiến cho mọi người trong cung đều yêu mến.

Người con gái thưa với vua cha:

–Vì con có nghiệp nhân riêng chứ không phải nhờ phụ vương mà được như vậy.

Vua cha nói ba lần như thế thì người con gái ba lần cũng trả lời như thế. Bấy giờ nhà vua nổi giận bảo:

–Nay ta sẽ thí nghiệm để coi thử tự ngươi có nghiệp lực riêng hay không?

Nhà vua liền ra lệnh cho những người tả hữu vào trong thành này tìm cho vua một người đi ăn xin, hết sức bần cùng. Bấy giờ những người tả hữu vâng lệnh đức vua tìm được một người hết sức nghèo khổ, dẫn đến chỗ vua. Nhà vua liền đem con gái của mình là Thiện Quang gả cho người bần cùng ấy. Nhà vua nói với con gái:

–Nếu như con tự có nghiệp nhân riêng mà không cần nhờ vào ta thì từ nay trở đi nghiệm việc này sẽ rõ.

Người con gái vẫn đáp:

–Con có nghiệp lực riêng.

Rồi cô ta ra đi với người bần cùng ấy. Cô hỏi chồng:

–Trước đây anh có cha mẹ chứ?

Người bần cùng đáp:

–Cha tôi trước đây ở trong thành Xá-vệ, là trưởng giả giàu có số một. Cha mẹ tôi ở nhà đều mất cả, tôi chẳng còn ai để nương tựa, cho nên mới bị bần cùng như vậy.

Thiện Quang lại hỏi:

–Nay anh có biết ngôi nhà xưa của cha mẹ anh ở chỗ nào không?

Người chồng đáp:

–Tôi biết chỗ ấy. Nhà đã bị hư hoại chỉ còn là khoảng đất trống.

Thiện Quang cùng chồng đi đến chỗ ngôi nhà xưa ấy, họ đi quanh để xem xét. Họ đi đến đâu cũng thấy thế đất ở đó hiểm trở.

Lúc ấy ở trong lòng đất có chôn một kho tàng, tự nhiên hiển lộ. Họ liền lấy hết châu báu thuê người cất nhà. Chưa đầy một tháng mà cung thất, nhà cửa đều đã thành tựu. Bên trong có rất nhiều gia nhân, mỹ nữ, nô tỳ, tôi tớ không thể kể xiết.

Lúc ấy nhà vua bỗng nhớ con, nói:

–Con gái của ta là Thiện Quang, không biết bây giờ sinh sống ra sao?

Có người thưa:

–Cung thất của con gái đức vua có nhiều tiền của chẳng thua gì đức vua.

Nhà vua nói:

–Đức Phật quả nói lời chân thật là tự làm việc thiện hay ác là phải tự thọ lấy quả báo tương ứng.

Ngay ngày hôm đó, con gái đức vua nói với chồng mình về mời nhà vua đến. Nhà vua liền nhận lời mời, đi đến thấy trong ngôi nhà ấy lót toàn là nệm, thảm thật đẹp, trang hoàng nhà cửa còn hơn cả cung vua nữa. Nhà vua thấy như vậy rồi khen là: “Chưa từng có”. Cô gái này tự biết lời nói ấy đều là sự thật nên mới nói là:

–Con có nghiệp nhân này nên tự thọ lấy quả báo ấy.

Nhà vua đi đến thưa Đức Phật:

–Bạch Thế Tôn, cô con gái này đời trước đã làm phước nghiệp gì mà đời nay được sinh vào nhà của vua, thân có ánh sáng?

Đức Phật trả lời đức vua:

–Ở thời quá khứ cách đây chín mươi mốt kiếp có Đức Phật hiệu là Tỳ-bà-thi. Bấy giờ có một vị vua tên là Bàn-đầu, nhà vua có vị Đệ nhất phu nhân. Sau khi Đức Phật Tỳ-bà-thi nhập Niết-bàn, vua Bàn-đầu lấy xá-lợi của Đức Phật xây bảo tháp. Đệ nhất phu nhân dùng mão trời treo lên để trang sức trên đảnh của Đức Phật Tỳ-bà-thi, trong mão trời có viên ngọc Như ý treo ở trên đầu, làm cho ánh sáng chiếu khắp thế gian. Nhân đó phát nguyện: “Xin Đức Phật hãy cho thân của con ở tương lai có ánh sáng sắc vàng tía, tôn vinh hào quý, không đọa vào ba đường ác và tám nạn.”

Đệ nhất phu nhân của vua nay là công chúa Thiện Quang vậy.

Thời Đức Phật Ca-diếp, công chúa lại dùng những món ngon để cúng dường Đức Ca-diếp Như Lai và bốn vị đại Thanh văn, nhưng chồng của nàng ngăn chặn, người vợ mới khuyến thỉnh:

–Xin anh đừng đoạn tuyệt với tôi, nay tôi đã thỉnh nguyện cúng dường, hãy để cho tôi được mãn nguyện!

Người chồng chấp thuận để người vợ cúng dường ngọc Như ý. Người chồng lúc ấy nay chính là người chồng của đời này vậy. Người vợ lúc ấy chính là vợ của anh ta vậy. Người chồng lúc ấy vì ngăn chặn vợ làm phước cho nên phải mãi mãi bần cùng. Nhưng sau nhờ chấp thuận cho vợ cúng dường, do đó mà vợ được hết sức phú quý. Lúc anh ta chưa có vợ thì vẫn cứ bần tiện. Cái nghiệp thiện ác theo đuổi con người không hề sai chạy.

Nhà vua nghe Đức Phật dạy, hiểu thấu hạnh nghiệp sâu xa, không tự khoe mình là cao quý, sinh sự tín ngộ một cách vững chắc rồi hoan hỷ lui ra.


22- CHUYỆN HAI ANH EM VƯƠNG TỬ BỊ ĐUỔI RA KHỎI NƯỚC

Ngày xưa có hai anh em vương tử bị đuổi ra khỏi nước, đến giữa một con đường trống thì lương thực đã hết. Người em bèn giết vợ mình lấy thịt chia cho anh và chị dâu cùng ăn. Người anh thấy miếng thịt ấy ngầm sợ nên không ăn. Người anh tự cắt thịt đùi của mình, vợ chồng cùng ăn. Người em thấy thịt của vợ mình đã hết liền muốn giết chị dâu. Người anh bảo:

–Đừng giết chị dâu.

Rồi người anh lấy thịt đã giấu ở trước đưa cho người em ăn. Khi họ đã đi qua khỏi đồng trống, đến chỗ ở của Thần tiên, hái được trái ngon để ăn. Người em sau đó bị bệnh mà chết, chỉ còn người anh sống sót. Khi ấy, vương tử thấy một người bị chặt hết tay chân, cho nên sinh lòng từ bi, hái hoa quả nuôi sống người ấy. Vương tử là người thiểu dục, trong lúc đi hái hoa quả thì người vợ của chàng ở sau tư thông cùng người bị chặt tay chân đó và trở lại ghét chồng mình. Trong một ngày nọ theo chồng để hái hoa, đến một bên bờ sông, bà nói với chồng:

–Anh hãy hái hoa quả trên cây kia.

Người chồng nói với vợ:

–Ở dưới có sông sâu, trèo lên cây có thể dễ rơi xuống sông.

Người vợ nói:

–Anh lấy dây cột ngang lưng rồi trèo lên cây, em sẽ nắm một đầu dây đứng gần mé sông.

Người chồng làm vậy. Thế rồi người vợ bày kế làm người chồng rơi xuống dòng sông, nhờ chàng có sức mạnh từ thiện, tuy rơi xuống nước và bị trôi đi nhưng vẫn không bị chết chìm giữa dòng sông.

Bấy giờ có một vị quốc vương băng hà, vị tướng sư của nước ấy đi tìm kiếm những người ở trong nước xem ai có thể làm vua được, từ xa trông thấy trên mặt nước có cái lọng mây vàng lơ lửng. Vị tướng sư xem quẻ xong nói:

–Dưới cái lọng mây vàng, chắc chắn có Thần nhân.

Ông liền bảo người xuống nước rước lên và tôn làm vua.

Người vợ cũ của nhà vua đang cõng người bị chặt tay chân kia đi xin ăn, đi đến cửa vương tử. Người dân trong nước ấy đều khen:

–Có một người đàn bà tốt cõng một người chồng bị chặt tay chân, cung kính hiếu thuận đang đến chỗ vua.

Nhà vua nghe lời ấy rồi liền cho người kêu đến trước điện. Nhà vua hỏi vợ:

–Người bị chặt tay chân đó có phải thật là chồng của ngươi chăng?

Người vợ đáp:

–Thưa đúng thật là chồng của tôi.

Bấy giờ vua lại nói:

–Ngươi có biết ta chăng?

Thưa:

–Không biết.

Vua nói:

–Ngươi biết tên họ ta hay không biết?

Bà hướng về phía vua nhìn xong, sau đó bà xấu hổ. Nhà vua vì lòng từ cho nên bảo người nuôi dưỡng họ.

Đức Phật nói:

–Các ngươi nên biết, nhà vua đó chính là thân Ta. Còn người vợ lúc ấy là người con gái của Bà-la-môn tên là Chiên-giá, đã độn gỗ trong bụng để hủy báng Ta. Còn người bị chặt tay chân lúc ấy chính là Đề-bà-đạt-đa.


23- VỢ CỦA TRƯỞNG GIẢ TU-ĐẠT CÚNG DƯỜNG PHẬT ĐƯỢC QUẢ BÁO

Ngày xưa, lúc Đức Phật còn tại thế, có một vị trưởng giả tên là Tu-đạt cuối đời rất nghèo khổ, tiền bạc của cải đều hết sạch, ông phải ra sức làm thuê cho người khác, kiếm được ba cân gạo đem về nấu ăn. Khi cơm chín thì đúng lúc Tôn giả A-na-luật đi đến để khất thực. Vợ của Tu-đạt liền lấy bình bát của Tôn giả bới một bát đầy dâng lên. Sau đó thì Tôn giả Tu-bồ-đề, Tôn giả Ma-ha Ca-diếp, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Xá-lợi-phất, lần lượt đi đến để khất thực. Người vợ của trưởng giả cũng đều lấy bình bát của các Tôn giả bới đầy bát rồi dâng lên. Sau cùng thì Đức Thế Tôn tự đến để khất thực, cũng bới một bát đầy dâng cúng. Bấy giờ ông Tu-đạt ở bên ngoài vào bảo vợ dọn ăn. Người vợ đáp lời chồng:

–Nếu có Tôn giả A-na-luật đến, ông có tự đem phần cơm của mình dâng cho ngài không?

Đáp:

–Nên nhịn phần ăn của mình để dâng lên Tôn giả.

–Nếu lại có Tôn giả Ca-diếp, Đại Mục-kiền-liên, Tu-bồ-đề,

Xá-lợi-phất… cho đến có Đức Phật đến, ông phải làm thế nào?

–Thà mình nhịn đói để cúng dường tất cả cho những vị ấy.

Người vợ nói với chồng:

–Sáng nay có các vị Thánh ấy đến đây khất thực, cho nên trong nhà có bao nhiêu cơm tôi đều dâng cúng cho các Ngài hết rồi.

Người chồng nói với vợ:

–Như vậy là tội của chúng ta đã hết, phước đức của chúng ta phải sinh.

Ông liền mở kho ra thì vải, lụa, đồ ẩm thực… đầy cả kho, cứ dùng hết rồi lại sinh ra.


24- CHUYỆN TỲ-KHEO SA-LA-NA BỊ VUA ÁC SINH LÀM KHỔ NÃO

Ngày xưa con của vua Ưu-điền tên là Sa-la-na, tâm thích Phật pháp, xuất gia học đạo, tu Đầu-đà khổ hạnh, vào trong núi rừng hay ở trong gốc cây để tọa thiền, nhiếp tâm.

Bấy giờ vua Ác Sinh đem các thể nữ tuần tự dạo chơi, đi vào trong rừng. Khi mới xuống xe, thấy không khí tĩnh mịch, nhà vua liền nằm ngủ. Tất cả các thể nữ thấy vua đang ngủ liền cùng nhau đi dạo, đến dưới một gốc cây, thấy một Tỳ-kheo đang tọa thiền nhập định.

Họ đến chỗ ấy lễ kính, hỏi thăm. Lúc đó vị Tỳ-kheo thuyết pháp cho họ nghe.

Sau đó nhà vua thức giấc, đi tìm kiếm các thể nữ, từ xa trông thấy một Tỳ-kheo ở dưới gốc cây, nhan sắc diện mạo đoan chánh, trẻ tuổi xinh đẹp, tất cả các thể nữ thì ở phía trước nghe pháp. Nhà vua liền đi tới nói:

–Nhà ngươi đã chứng quả A-la-hán chưa?

Đáp:

–Chưa chứng.

–Nhà ngươi đã đắc quả A-na-hàm chưa?

–Chưa đắc.

–Nhà ngươi đã đắc quả Tư-đà-hàm chưa?

–Chưa đắc.

–Nhà ngươi đã đắc quả Tu-đà-hoàn chưa?

–Chưa đắc.

–Nhà ngươi đã thành tựu pháp quán bất tịnh chưa?

–Chưa thành tựu.

Lúc ấy nhà vua hết sức tức giận nói:

–Ngươi chẳng đắc cái gì cả, tại sao kẻ phàm phu sinh tử này lại dám cùng ngồi một chỗ với các thể nữ?

Vua liền bắt lên đánh đập, làm cho khắp thân thể vị Tỳ-kheo bị rách nát. Các thể nữ thưa:

–Vị Tỳ-kheo này không có lỗi gì cả.

Nhà vua càng thêm sân hận. Các thể nữ lại thấy vị Tỳ-kheo bị đánh đập nữa, họ đều khóc lóc áo não, làm cho nhà vua sân hận kịch liệt gấp bội. Bấy giờ, vị Tỳ-kheo trong tâm tự nghĩ: “Chư Phật ở thời quá khứ, nhờ có thể nhẫn nhục mà được đạo Vô thượng. Lại nữa, ở thời quá khứ có vị Tiên nhân nhẫn nhục, bị người khác cắt đứt tai, mũi, tay, chân… Ngài vẫn có thể nhẫn nhục được, huống chi ta ngày nay, thân hình vẫn còn nguyên vẹn sao lại không nhẫn được?”. Suy tư như vậy cho nên im lặng nhẫn chịu.

Khi bị đánh đập xong, toàn thân đau đớn kịch liệt, không thể chịu nổi sự thống khổ ấy, cho nên vị Tỳ-kheo lại suy nghĩ như vầy:

“Nếu ta ở thế gian thì ta là con của quốc vương, sẽ lên nối ngôi vua, binh chúng thế lực đâu có thua vị vua kia. Ngày nay ta đã xuất gia đơn độc, lại bị khinh khi, đánh đập, hết sức áo não…” liền muốn bỏ đạo trở về nhà. Cho nên vị Tỳ-kheo ấy đến chỗ Hòa thượng Ca-chiên-diên từ tạ, muốn xin trở về thế tục.

Hòa thượng đáp:

–Nay thân thể của ngươi mới bị đánh đập đau đớn. Hãy đợi đến sáng mai, hãy nghỉ ngơi chút xíu rồi hãy đi.

Khi ấy Sa-môn vâng lời dạy liền trở lại. Vào lúc nửa đêm, Tôn giả Ca-chiên-diên vì Tỳ-kheo ấy hiện cho thấy chiêm bao, khiến cho Sa-la-na tự thấy thân mình khi bỏ đạo về nhà, vua cha đã băng hà, liền lên kế vị, liền tập hợp tất cả bốn thứ binh chủng để chinh phục vua Ác Sinh. Khi đến nước địch, hai bên giao chiến thì chính mình bị bại trận, binh chúng bị tan tát, thân mình bị cầm tù.

Bấy giờ vua Ác Sinh đã bắt được Sa-la-na rồi bảo người cầm đao đến định giết. Lúc ấy Sa-la-na hết sức sợ hãi, liền sinh ra ý nghĩ mong thấy Hòa thượng, dù có bị người khác giết cũng không ân hận. Bấy giờ Hòa thượng khởi niệm biết tâm của Tỳ-kheo, ngài cầm tích trượng, ôm bình bát muốn đi khất thực, hiện ra ở phía trước và nói: “Ta thường vì ngươi mà thuyết vô vàn pháp môn, còn việc đấu tranh để cầu thắng, trọn không thể được. Nếu không nghe lời ta dạy thì ta biết làm sao?”

Vị ấy đáp lại lời Hòa thượng: “Nếu nay ngài cứu tánh mạng đệ tử thì con chẳng bao giờ dám làm sai lời ngài dạy.”

Bấy giờ Tôn giả Ca-chiên-diên nói với vị vua kia để cứu Sa-la-na, bảo: “Xin hãy chờ một lát, nghe ta tâu với vua xin cứu mạng ngươi.”

Nói như vậy rồi liền hướng đến chỗ vua. Người đao phủ đứng ở phía sau vua không chịu chờ đợi bèn dẫn đi giết. Khi đao phủ sắp sửa hạ đao thì trong tâm vị Tỳ-kheo ấy rất kinh sợ, la không ra tiếng, rồi tỉnh giấc. Khi tỉnh rồi bèn đem tất cả những điều thấy trong mộng bạch Hòa thượng, Hòa thượng trả lời:

–Chiến đấu là con đường sinh tử luân hồi, hoàn toàn không có sự thắng. Vì sao vậy? Hễ là pháp chiến đấu, tàn sát kẻ khác để được chiến thắng, là con đường của sự tự hủy hoại. Hiện tại kẻ ngu tình lấy đó làm khoái ý, tương lai sẽ bị đọa vào ba đường ác, thọ khổ vô lượng. Nếu bị kẻ khác sát hại làm tổn hại đến thân mạng chính mình và gây ra nhiều tai ương khác thì kẻ ấy phải chịu nhiều trọng tội, khiến họ phải rơi vào địa ngục. Còn nếu tàn sát lẫn nhau thì oan gia không bao giờ dứt, luân chuyển trong năm đường không bao giờ kết thúc. Xét cho cùng, việc giết hại nào có bổ ích gì cho thân ghẻ lở này, cho sự đau đớn khổ sở này? Nay ngươi muốn lìa sinh tử, sợ hãi, đánh đập đau đớn, phải tự quán thân mình để chấm dứt sự oán thù hủy báng. Vì sao vậy? Vì thân này là gốc của các khổ, bị đói khát, lạnh nóng, sinh già bệnh chết, bị muỗi mòng, thú độc làm tổn hại…

Các sự oán thù như vậy nhiều vô lượng, ngươi không thể báo thù hết được. Vậy sao muốn báo thù vua Ác Sinh làm gì? Nếu muốn diệt trừ oán thù thì phải diệt trừ phiền não. Oan gia của phiền não hại đến vô lượng đời kiếp, còn oán thù của thế gian tuy nặng nhưng chỉ hại có một thân, oan gia phiền não thì tổn hại đến cái thân thiện pháp.

Oán thù thế gian tuy là khốc hại, nhưng chỉ làm hại cái thân hôi thối hữu lậu này thôi. Nhờ đó quán xét biết: Oán hại làm căn bản của sự khởi sinh phiền não. Nay ngươi không đánh giặc phiền não, tại sao chỉ muốn đánh vua Ác Sinh làm gì?

Ngài thuyết pháp cho Tỳ-kheo ấy nghe nhiều pháp đạo như vậy. Bấy giờ Tỳ-kheo Sa-la-na nghe những lời ấy rồi, tâm khai ý giải, chứng Tu-đà-hoàn, càng tín mộ chánh pháp và càng thêm tinh tấn hành đạo thì chưa bao lâu đã chứng A-la-hán quả.


25- CHUYỆN NỘI QUAN CHUỘC LẠI CON TRÂU THIẾN ĐƯỢC NAM CĂN

Ngày xưa ở nước Càn-đà-vệ có một anh đồ tể dẫn năm tram con trâu con đi định làm thịt. Bấy giờ có một vị nội quan lấy tiền vàng ra để chuộc lại bầy trâu rồi thả đi. Do nhân duyên đó nên than hiện tại được nam căn đầy đủ. Khi ông trở về Vương gia, bảo người vào thông báo với vua:

–Mỗ giáp ở bên ngoài.

Vua nói:

–Ngươi là người nhà của ta, cứ tự nhiên mà vào. Chưa bao giờ ngươi xin phép, tại sao hôm nay ngươi lại làm như vậy?

Khi ấy nhà vua liền gọi lại hỏi lý do tại sao. Vị ấy đáp với vua:

–Vừa rồi thần thấy có một tên đồ tể dắt năm trăm con trâu conm đi định giết làm thịt, thần liền chuộc hết rồi thả đi. Do nhân duyên đó mà thân của thần được đầy đủ, cho nên không dám vào.

Nhà vua nghe rồi hoan hỷ, kinh ngạc, thâm nhập Phật pháp, sinh tâm kính tín, cho rằng người mới gieo nhân mà được cảm ứng như vậy, huống chi là quả báo về sau, há có thể suy lường được sao?


26- CHUYỆN HAI NỘI QUAN TRANH ĐẠO LÝ

Ngày xưa vua Ba-tư-nặc trong lúc nằm ngủ, nghe hai vị nội quan tranh cãi đạo lý. Một vị quan nói:

–Tôi nhờ nương tựa vào vua mà được sống.

Còn vị khác thì nói:

–Tôi chẳng nương tựa vào ai cả, chỉ tự nương tựa nơi nghiệp lực của tôi mà được sống.

Nhà vua nghe chuyện này rồi, liền có cảm tình với người nói nhờ nương tựa nơi vua mà được sống, nên muốn khen thưởng người ấy. Nhà vua liền bảo với người hầu nói với phu nhân:

–Nay ta sẽ bảo một người đi đến, phu nhân hãy cho kẻ ấy thật nhiều tiền bạc, y phục, anh lạc.

Bấy giờ nhà vua bảo người nói nhờ nương tựa vào vua mà được sống đem rượu vua uống dư đưa cho phu nhân. Khi ấy người đó đem rượu ra khỏi nhà thì máu trong mũi chảy ra, không thể bước tới trước được. Tình cờ gặp người nói: “Mình được sinh sống là do nghiệp lực” liền nhờ người ấy mang rượu đến dâng cho phu nhân.

Phu nhân thấy người ấy rồi, nhớ lại lời nói của vua, bèn ban tặng cho người ấy tiền tài, y phục và ngọc anh lạc, rồi người ấy trở về trình diện với nhà vua.

Nhà vua thấy hết sức kỳ quái, liền cho gọi kẻ nói “Nhờ nương tựa nơi vua mà được sống” hỏi:

–Ta bảo ngươi đến hoàng hậu, sao ngươi không đến?

Kẻ ấy tâu:

–Thần mới ra khỏi cửa, bỗng nhiên bị chảy máu mũi, cho nên không thể đi được, thần mới nói người kia đem rượu dư của đức vua dâng lên phu nhân.

Bấy giờ nhà vua mới khen gợi:

–Ngày nay ta mới biết lời của Đức Phật là chân thật. Mình tự tạo nghiệp phải tự thọ lấy quả báo, nghiệp không thể mất được.

Do đó quán xét, sự báo ứng của thiện ác, vì do hành nghiệp mà thọ báo chứ không phải do trời hay vua mà được.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10