kinh sư

Phật Quang Đại Từ Điển

(經師) ….. I. Kinh Sư. Vị sư thông hiểu kinh điển hoặc giỏi đọc tụng, ngâm vịnh kinh văn. Khi giải thích về sự giáo hóa, pháp Đơn đề thứ 29 trong luật Tứ phần quyển 13 có nêu ra 5 hạng mục là tán kệ, đa văn, pháp sư, trì luật và tọa thiền. Những từ này theo thứ tự tương ứng với:Bhàịaka(thuyết giả), bahussuta(đa văn giả),suttantika (kinh sư),vinaya-dhara(trì luật giả) vàdhammakathika(thuyết pháp giả)được nêu trong tạng Luật Pàli. Trong chương Tự tứ, luật Tứ phần quyển 38, có từ thông A hàm, chương Phòng xá trong luật Tứ phần quyển 50, có từ pháp sư giả, trong tạng LuậtPàli, tiếng tương đương với 2 từ ngữ trên đây là:Suttantika. Thiện kiến luật tì bà sa quyển 14, cũng nêu lên các từ như: Học luật chúng (Pàli: Vinaya-gaịa), học A tì đàm chúng (Pàli: Abhidhammika-gaịa), học Tu đa la chúng (Pàli:Suttantika-gaịa), v.v… Do đó có thể biết các từ ngữ pháp sư, thông A hàm, học Tu đa la, v.v… đều tương đương với chữ Suttantika, nghĩa là người thông hiểu tạng Kinh trong 3 tạng. Nhưng mục Tán vịnh lễ trong Nam hải ký qui nội pháp truyện quyển 4 (Đại 54, 227 thượng), nói: Thỉnh một vị Kinh sư lên tòa Sư tử đọc tụng kinh văn. Như vậy, Ấn độ cũng dùng danh từ Kinh sư để chỉ cho người giỏi tán vịnh kinh văn như ở Trung quốc. Truyện ngài Tuệ nhẫn trong Lương cao tăng truyện quyển 13 (Đại 50, 414 hạ), nói: Sau khi vua Văn tuyên nhà Tề cảm điềm lành trong mộng, triệu tập các vị Kinh sư cùng nhau xem lại các thanh điệu xưa, giải thích những điều mới lạ, mà soạn thành bộ Thụy ứng tứ thập nhị khế. Trong Lương cao tăng truyện quyển 13 cũng đặt ra một khoa Kinh sư, kể lại truyện tích của 11 vị Kinh sư từ ngài Bạch pháp kiều đời Tấn đến ngài Tuệ nhẫn đời Nam Tề, đồng thời, tường thuật về sự phát triển của Kinh sư. [X. điều Tùy văn đế trong luận Biện chính Q.3; thiên Tạp khoa thanh đức trong Tục cao tăng truyện Q.30]. II. Kinh Sư. Những người chuyên việc viết chép kinh điển cũng được gọi là Kinh sư, vào thời đại Thiên bình ở Nhật bản, các vị Kinh sư được gọi là Kinh sinh, vì chưa được nhận vào Tăng tịch. Đến đời sau, danh từ Kinh sư được chuyển dụng để chỉ cho những người trang hoàng kinh điển.