KINH VĂN THÙ SƯ LỢI BẢO TẠNG ĐÀ LA NI

(Cũng có tên là VĂN THÙ SƯ LỢI BÁT TỰ TAM MUỘI PHÁP)

Hán dịch: Đại Đường, Nam Ấn Độ Tam Tạng BỒ ĐỀ LƯU CHÍ
Việt dịch: HUYỀN THANH

Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Bà Già Bà (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự tại cung Trời Tịnh cư (Śudhāvāsa) cùng với chúng Đại Bồ tát Ma Ha Tát, vô lượng Tịnh Cư Thiên Chủ (Śudhāvāsa-devaputra) trước sau vây quanh, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi, chiêm ngưỡng Đức Như Lai

Lúc đó, Đức Thế Tôn chính ở trong Chúng, vì các Đại Chúng nói Đà La Ni, vô lượng Pháp màu nhiệm. Lại vì lợi ích cho các chúng sinh bạc phước ở đời vị lai, liền nhập vào Tam Muội tên là Diễn Quang. Ở trên đỉnh đầu của Ngài phóng ra vô lượng mọi thứ ánh sáng. Ánh sáng ấy xoay vòng chiếu soi vô lượng vô biên các Thế Giới của Phật. Chiếu xong liền quay lại, nhiễu quanh Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử (Maṃju-śrīkumāra) liền nhập vào đỉnh đầu. Ánh sáng ấy theo đỉnh đầu vào xong thì Văn Thù Sư Lợi liền nhập vào Tam Muội (Samādhi) tên là Đà La Ni Tự Tại Vương (Dhāraṇīśvara-rāja). Vào Tam Muội này xong, từ trong miệng tuôn ra vô lượng mọi thứ ánh sáng tướng của màu sắc. Ánh sáng ấy phát ra xong liền nhập vào trong đỉnh đầu của Kim Cương Mật Tích Chủ Bồ Tát (Vajra-guhyakādhipati bodhisatva)

_Bấy giờ, Kim Cương Mật Tích Chủ Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, hướng về Đức Phật, chắp tay cung kính đỉnh lễ, chiêm ngưỡng Tôn Nhan rồi bạch Phật rằng: “Xưa kia Đức Thế Tôn vì con nói lời như vầy: “Sau khi Pháp của Ta đã diệt, vào thời ác thế ở Thiệm Bộ Châu thì Văn Thù Sư Lợi rộng hay vì lợi ích cho vô lượng chúng sinh sẽ làm việc Phật”. Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con phân biệt diễn nói. Trụ ở nơi nào? Lại ở phương diện nào để có thể hành lợi ích, thương xót ủng hộ các chúng sinh? Nguyện xin vì con nói!”

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Mật Tích Chủ Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử đã vì các Hữu Tình mà hỏi Ta. Lành thay! Lành thay! Nay ông hãy nghe cho kỹ! Hãy lắng nghe! Hãy khéo nghĩ nhớ! Nay Ta vì ông phân biệt diễn nói”

Lúc đó, Kim Cương Mật Tích Chủ Bồ Tát nghe Đức Phật nói xong thì vui mừng hớn hở, chỉnh sửa quần áo, một lòng nghe nhận.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cương Mật Tích Chủ Bồ Tát rằng: “Sau khi Ta diệt độ thời ở phương Đông Bắc của Thiệm Bộ Châu (Jambu-dvīpa) này có một nước tên là Đại Chấn Na (Mahā-cina), trong nước ấy có ngọn núi hiệu là Ngũ Đỉnh (Pañca-kuṭa). Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử đi du hành rồi cư ngụ trong đó, vì chúng sinh ở trong đó nói Pháp, với có vô lượng các hàng Trời, Rồng, Thần, Dược Xoa, La Sát, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân vây quanh cúng dường cung kính nơi đó”

_Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cương Mật Tích Chủ rằng: “Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử đó có vô lượng uy đức của nhóm như vầy: Thần Thông biến hóa trang nghiêm, rộng hay nhiêu ích cho tất cả Hữu Tình, thành tựu viên mãn sức của Phước Đức chẳng thể nghĩ bàn”

_Lại bảo Kim Cương Mật Tích rằng: “Văn Thù Sư Lợi có Đà La Ni Tối Cực Bí Mật Tâm Chú và cách vẽ tượng với nhóm Đàn Ấn. Vào đời mạt thế sau này, khi Phật Pháp bị diệt thì Pháp ác tăng trưởng, các tai nạn bùng phát. Như Thời này, ở đời đương, các nhóm chúng sinh bạc Phước kém Trí trong Thiệm Bộ Châu tăng trưởng nghiệp ác, năm Hành mất chỗ dựa, Âm Dương xen lẫn, gió mưa chẳng điều hòa, sao ác biến quái. Trời và Tu La khởi chiến đấu. Người Trời giảm ít, Tu La tăng trưởng

Mọi loại các tai họa như Thời này, lưu hành ở đời. Quỷ ác giáng xuống biến làm thân nữ cùng các chúng sinh gây mọi thứ bệnh là: nghẹt cổ họng, nhọt bọc, ghẻ, hủi, đau bụng, bệnh sốt rét theo chu kỳ một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến bảy ngày phát bệnh một lần. Hoặc bị trúng gió, vàng da, bệnh về đàm rãi, hoặc đau đầu, sưng nhọt, gân thịt sưng vù lên, đau mắt, bệnh về đại tiểu tiện, các nhóm bệnh tạp. Quỷ Thần ác ấy hoặc biến thân làm thân sâu trùng, sói, cọp, báo, sư tử, mọi loại thân thú … ở trong Thế Gian nhiếp các chúng sinh, ăn nuốt Tinh Khí khiến cho mất uy, suy giảm sức lực. Như thời này, vô lượng chúng sinh trong Thiệm Bộ Châu này đột ngột bị chết oan uổng, giả sử có các Thầy thuốc cũng chẳng thể cứu chữa. Trong một ngày của đời như vậy có 30 Vi Mạt La số (chúng sinh bị như vậy)

Thế nên Kim Cương Mật Tích Chủ! Nay Ta khiến ông chuyển cho chúng sinh Pháp Đà La Ni này, khiến họ triển chuyển thọ trì. Tại sao thế? Vì hết thảy chúng sinh ở Thiệm Bộ Châu này, một niệm phát Tâm Bồ Đề Đại Thiện Nguyện: “Ngày nào chúng loại bọn Ta mới có thể được lìa biển khổ phiền não, Ngục Ái Vô Minh này?”. Kẻ trai lành, người nự thiện như vậy, ông nên ủng hộ, giáo hóa khiến cho tăng ích căn lành, rộng vì họ lưu bày Đà La Ni này đừng để cho đoạn tuyệt. Thường đối với Tam Bảo, nơi có tháp Phật, hình tượng, phát tâm Chính Tín chân thành đỉnh lễ mỗi một thời đừng thiếu sót, siêng tu căn lành, học Bồ Tát Hạnh (Bodhi-caryā) chẳng khởi Phi Pháp (A-dharma), hiếu thuận với cha mẹ, tôn trọng Sư Trưởng. Đối với các Hiền Thánh khéo sinh tưởng đặc biệt, thường đem hương hoa, trăm vị ngon ngọt sớm tối cúng dường đừng khiến cho lười chán, tôn trọng, khen ngợi, như nơi có người hiểu Pháp thì nên trân trọng thỉnh Pháp. Nếu được Đà La Ni Chú này, ở bảy ngày bảy đêm, mỗi ngày thọ nhận Bát Quan Trai Giới, tụng Đà La Ni này”

_Bấy giờ Đức Như Lai Đại Bi thương xót, liền nói Quảng Thâm Trí Lôi Âm Vương Như Lai Đà La Ni. Liền nói Chú là:

“Nẵng mô vi bổ la, bột địa, nghiêm tị la, nghiệt lật nhĩ đa, la xã dã, đát tha nghiệt đa dã. Đát nhĩ-dã tha: Vi bổ la nghiệt la nhĩ đế, vi bổ la sa lệ, vi bổ la du ninh thế, a nang la tế, a nang la sa nghiệt đế-dựng nghiệt đa, toa ha”

*)NAMO VIPULA-BUDDHI-GAMBHĪRA-GARJITA-RĀJĀYA

TATHĀGATĀYA

TADYATHĀ: VIPULA-GARJATI, VIPULA-SVARE, VIPULA-YONIŚE, ANALASYE, ANALA SAGATYAṂ GATA SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Trừ Nhất Thiết Chướng Như Lai Đà La Ni là:

“Nẵng ma tát mạt ninh phộc la ninh vi sắc-kiếm tỳ nãi, đá tha nghiệt đa dã.

Đát nhĩ-dã tha: Hề, mệ hề, mệ ê, toa ha”

*)NAMAḤ SARVA NĪVARAṆA-VIṢKAṂBHINI TATHĀGATĀYA

TADYATHĀ: HE MAHE MAHE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói A Di Đà Như Lai Đà La Ni là:

‘Nam mô a nhĩ đa bà dã, đát tha nghiệt đa dã. Đát nhĩ-dã tha: A nhĩ đa na bà phệ, a nhĩ đá tam bà phệ, a nhĩ đa vĩ khất -lan đế, toa ha”

*)NAMO AMITĀBHĀYA TATHĀGATĀYA

TADYATHĀ: AMṚTODBHAVE, AMṚTA-SAṂBHAVE, AMṚTA-

VIKRĀNTE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Công Đức Xứ Như Lai Đà La Ni là:

“Nẵng mô ngu ninh yết la dã, đát tha nghiệt đa dã. Đát nhĩ-dã tha: già già nang, yết lệ , già già nang tam bà phệ, già già nang chỉ lật để, yết lệ, toa ha”

*)NAMO GUṆA-KARĀYA TATHĀGATĀYA

TADYATHĀ: GAGANA-KARE, GAGANA-SAṂBHAVE, GAGANA-

KĪRTTI-KARE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Biến Phước Hương Như Lai Đà La Ni là:

“Nẵng mạc tam mãn đa ngôn đà dã, đát tha nghiệt đa dã. Đát nhĩ-dã tha: Tam ma tảm mệ, toa ha”

*)NAMAḤ SAMANTA-GANDHĀYA TATHĀGATĀYA_ TADYATHĀ:

SAMA ASAME SVĀHĀ

 

_Tiếp nói Nan Thắng Hạnh Như Lai Đà La Ni là:

“Nam ma a bát la nhĩ đa, vi khất la mãng, nghiệt lật nhĩ đa, sai nhĩ ninh, đát tha nghiệt đa dã. Đát nhĩ-dã tha: Ma ma mệ, toa ha”

*)NAMAḤ APARĀJITA-VIKRAMA GARJITĀ-GAMĪNE

TATHĀGATĀYA_ TADYATHĀ: AMĀT MAHĪ SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Trừ Mạn Như Lai Đà La Ni là:

“Namg mô mang nang sa-đam nang dã, đát tha nghiệt đa dã. Đát nhĩ-dã tha:

Mãng nộ vi du đễ, mãng nang vi thú đản ninh, toa ha”

*)NAMO MAṆA-STAMBHĀYA TATHĀGATĀYA_ TADYATHĀ: MAṆOVIŚUDDHE, MANO-VIŚODHANE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Đoạn Nhất Thiết Chướng Đà La Ni là:

“Nam ma tát ma bột đà bồ đề tát đát phộc nan. Nam ma tát mạt ninh phộc la ninh vi sắc kiếm tị nãi, đát tha nghiệt đa dạ, a la ha đế, tam miểu tam bột đà dã. Đát nhĩ-dã tha: khế đế yết la bệ, nhập phộc lý bệ toa ha. Nhiễm bạt ninh sa đảm bạt ninh, mô ha ninh toa ha. Mãng noa lợi ca dã toa ha. Hộ mệ đạt lật ma, đạt lật ma, chất đa duệ toa ha. Đạt lệ, vi đạt lệ yết la, vi dựng yết, lỗ đa duệ, toa ha. Phiến đế cật, ninh lật phộc phấn nãi, toa ha. Đỗ lỗ đỗ lỗ, địa duệ toa ha. Bát đặc mang sa lệ bát đặc mang tam bà phệ, chỉ yết lệ ha đặng, yết lợi duệ toa ha”

*)NAMAḤ SARVA BUDDHĀ BODHISATVĀNĀṂ

NAMAḤ SARVA-NĪVARAṆA-VIṢKAṂBHINI TATHĀGATĀYA

ARHATE SAMYAKSAṂBUDDHĀYA

TADYATHĀ: ŚVETE KALĀPI JVALATĪYE SVĀHĀ

JAMBHANI STAMBHANI MOHANI SVĀHĀ

PUṆḌARĪKĀYA SVĀHĀ

HOME DHARMA DHARMA ŚIKTĀYE SVĀHĀ

DHĀRE VIDHĀRE KARA VIKṚTAṂ LOKOTTĀYE SVĀHĀ

ŚĀNTIKA NIRVĀPAṆIN SVĀHĀ

DHURU DHURU DHĪYE SVĀHĀ

PADMASVARE PADMA-SAṂBHAVE KIṄKARI HĪTAṂ KĀRYE SVĀHĀ

 

_Tiếp nói Nguyệt Quang Bồ Tát Đà La Ni:

“Nam ma tát lật phộc bột đà, bồ đề tát đát phộc nan. Đát nhĩ-dã tha: Chiến nại lệ bát la bệ, chiến na nang, chú lật nãi, kế la sa phộc đế, tát la phộc bột đà địa sắt sỉ đa. Nam mô nhĩ đế, toa ha”

*)NAMAḤ SARVA BUDDHA BODHISATVĀNĀṂ

TADYATHĀ: CANDHA-PRABHE CANDANA-CŪRṆA KĪLASVATI – SARVA BUDDHA ADHIṢṬITA NAMO JITE SVĀHĀ

 

_Tiếptheo, nói Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Đà La Ni là:

“Nam mô a lý dã mạn thù thất lý duệ, bồ đề tát đát-phộc dã. Đát nhĩ-dã tha:

Nhạ duệ, nhạ duệ, nhược dã, lạp đễ nhạ dã, ma ha ma ê, toa ha”

*)NAMO ĀRYA-MAṂJUŚRĪYA BODHISATVĀYA

TADYATHĀ: JAYE JAYE, JAYA RATI, JAYA MAHĀ MAHĪ SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Quán Thế Âm Bồ Tát Đà La Ni là:

“Nam mô a lý-dạ phộc lộ chỉ đế thấp-phộc la dã, bồ địa tát đát-phộc dã. Đát nhĩ-dã tha: già gia nang trệ, già già nang tảm mô nghiệt đế, già già nang vi cật-lan

đa, vi cật lan đa, ê nhĩ minh nhĩ, ma nhĩ mệ nhĩ, ba nhược mệ, toa ha”

NAMO ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA

TADYATHĀ: GAGANA ADYE, GAGANA SAMUDGATE, GAGANA VIKRĀNTA VIKRĀNTA EHYEHI MAHĪ MAHĪ VĀJA ME SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Phổ Hiền Bồ Tát Đà La Ni là:

“Namg mô a lý-dã tam mạn đa bạt nại-la dã, bồ địa tát đát-phộc dã. Đát nhĩdã tha: Hề, bạt nại-lệ, ma ha bạt nại-lệ, a để bạt nại-lệ, vi ngghiệt để la nhã tế, hề mãng phộc để, yết lật mang phộc la ninh, vĩ thú đản ninh, toa ha”

*)NAMO ĀRYA-SAMANTA-BHADRĀYA BODHISATVĀYA

TADYATHĀ: HE BHADRI, MAHĀ-BHADRI, ADHI-BHADRE, VIGATA RĀJASYE, HĪMAṂ VATI, KARMA-AVARAṆA VIŚODHANE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Di Lặc Bồ Tát Đà La Ni là:

“Nam mô a lý-dã muội đát-lệ dã, bồ địa tát đát-phộc dã. Đát nhĩ-dã tha:

Muội đát-lệ, muội đát-la, mang nang tế, toa ha”

*)NAMO ĀRYA-MAITREYA BODHISATVĀYA

TADYATHĀ: MAITRĪ MAITRA MANASE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Hư Không Tạng Bồ Tát Đà La Ni :

“Nam ma a lý-dạ ca xa nghiệt lật bà dã, bồ địa tát phộc dã. Đát nhĩ-dã tha:

Nghiệt lật bệ, nghiệt lật bệ, vi thú đản ninh, toa ha”

*)NAMAḤ ĀRYA-ĀKĀŚA-GARBHĀYA BODHISATVĀYA

TADYATHĀ: GARBHE GARBHE VIŚODHANE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Vô Tận Ý Bồ Tát Đà La Ni là:

“Nam ma a lý-dạ cật-sái dã mạt để, bồ địa tát đát-phộc dã. Đát nhĩ-dã tha: Ác cật-sái duệ hộ, ác cật-sái duệ hộ, ác cật sái dã, yết lật mang, vi thú đản ninh, toa ha

*)NAMAḤ ĀRYA-AKṢĀYA-MATI BODHISATVĀYA

TADYATHĀ: AKṢAYE HOḤ, AKṢAYE HOḤ, AKṢĀYA-KARMA VIŚODHANE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Duy Ma Cật Bồ Tát Đà La Ni là: (Lại nói là Vô Cấu Xưng Bồ Tát)

“Nam ma a lý dã, vi mạt la chỉ đa duệ, bồ địa tát đát phộc dã. Đát nhĩ-dã tha:

chỉ lật để đa, tát la ma nhĩ, ninh la để đa, tát la ma nhĩ ninh, phộc nhật la yết lệ, phộc nhật la tam bà phệ, phộc nhật la bệ nặc, ca lệ, toa ha”

*)NAMAḤ ĀRYA-VIMALA-KĪRTĀYE BODHISATVĀYA

TADYATHĀ: KĪRTITA SARVA JIT NIRATITĀ, SARVA JINI-VAJRA KARE, VAJRA-SAṂBHAVE , VAJRA-BHIDĀ KARE SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Trừ Nhất Thiết Chướng Bồ Tát Đà La Ni là:

“Nam ma tát la ma ninh phộc la ninh, vi sắc kiếm tị nãi tát, bồ địa tát đát phộc dã. Đát nhĩ-dã tha: tát la ma phộc la ninh vi sắc kiếm tị nãi toa ha.

Đà đổ, vi yết la nãi toa ha.

Đản ninh toa ha.

A phược lật nhĩ đa ca duệ, toa ha

Mạt la na, na ninh, sa ha

Bồ địa dựng, già na, na ninh, toa ha.

Át la mang niết lật phộc phộc, bỉ đa, ca duệ, toa ha.

Ê ca la mang duệ, toa ha.

Du già tá la duệ, toa ha.

Tát la ma, bột đà tì sắc cật đa duệ, toa ha.

Một la ha mưu bả ngu ha duệ, toa ha.

Tát lật ma, đạt la mang, tì sắc cật đa duệ, toa ha.

Tát la ma, bột đà tì số đa duệ, toa ha.

Ê ca thất lăng già duệ, toa ha. Hà bộ đa duệ, toa ha A tảm bộ đa duệ, toa ha.

Tát lật ma, nậu khu bát thiểm mãn ninh, toa ha

*)NAMAḤ SARVA-NĪVARAṆA-VIṢKAṂBHINI BODHI-SATVĀYA

TADYATHĀ: SARVA-ĀVARAṆA-VISKAṂBHINI SVĀHĀ

DHĀTU VIKĪRAṆA SVĀHĀ

DĀNA SVĀHĀ

Ā-VARJITAKĀYE SVĀHĀ

VARADA DĀNE SVĀHĀ

BUDDHYAṂ GAṆA DĀNE SVĀHĀ

ARVAN NIRBHAVA VIDHA-KĀYE SVĀHĀ

EKA RĀMĀYE SVĀHĀ

YOGA-CARYE SVĀHĀ

SARVA BUDDHA ABHIŚIKTĀYE SVĀHĀ

BRAHMA UPA-GUHĀYE SVĀHĀ

SARVA DHARMA ABHIŚIKTĀYE SVĀHĀ

SARVA BUDDHA VISIKTĀYE SVĀHĀ

EKA ŚRIṄGĀYE SVĀHĀ

ABHŪTĀYE SVĀHĀ

ASAṂ-BHŪTĀYE SVĀHĀ

SARVA DUḤKHA UPA-ŚĀMANA SVĀHĀ

 

_Tiếp theo, nói Nguyệt Quang Đồng Tử Đà La Ni là:

“Nam ma chiến nại-la bát-la bà dã, củ mang la bộ đa dã. Đát nhĩ-dã tha: Bátla bệ, bát-la bà phộc đế, đạt ma vi du địa lật bà tông đổ mệ, toa ha”

*)NAMAḤ CANDRA-PRABHĀYA KUMĀRA-BHŪTĀYA

TADYATHĀ: PRABHE, PRABHA-VATI, KARMA VIŚUDDHE-

RBHAVATU ME SVĀHĀ

_Bấy giờ, Đức Phật bảo Kim Cương Mật Tích Chủ Bồ Tát rằng: “Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện niệm tụng 18 Đà La Ni này bảy ngày bảy đêm thì hết thảy tội của nhóm ba nghiệp trong đời quá khứ, hiện tại cho đến tất cả các chướng thảy đều được tiêu diệt, thân tâm thanh tịnh. Hết thảy bệnh: gió máy, đàm ẩm, nóng, lạnh với các nhóm bệnh khác thảy đều được trừ khỏi….Tất cả Quỷ Thần, Bố Đan Na Quỷ (Pūtana), Điên Cuồng Quỷ (Unmānda), Dạ Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), Chấp Quỷ, Tỳ Xá Xà Quỷ (Piśāca), Noa Chỉ Nễ Quỷ (Ḍākiṇī), loài hút tinh khí của người (Ūrjāhāra), tất cả các Quỷ Thần khác thường cách xa người này 20 do tuần, với nạn mất mùa đói kém, bệnh dịch bệnh khác và các tai vạ về sấm chớp, điện, sét đánh… chẳng thể gây tổn hại

Nếu người nam, kẻ nữ… thân có tai ách. Nên ở trong nhà an trí Tháp Xá Lợi và hình tượng Phật, vẽ tượng Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử. Đốt mọi thứ hương, Trầm Thủy Hương, Bạch Giao Hương…ṭhắp đèn, rải hoa, quả trái thượng diệu…thức ăn, cơm có trăm mùi vị, mỗi ngày cúng dường , viết chép, thọ trì, đọc tụng Kinh này. Y theo Pháp tu hành, siêng năng tăng thêm Tâm niệm tụng, nhiễu quanh Tháp hành Đạo thì hết thảy các tai vạ với tai ách khác đều sẽ được trừ diệt”

_Khi ấy, Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Trong Pháp Tạng của Văn Thù Sư Lợi này có Pháp chân thật, Pháp thù thắng tối thượng không có gì có thể so sánh được, hay vì chúng sinh làm báu Như Ý, hay khiến cho người dân đang ở trong đất nước đều phát mười điều Thiện. Nếu quốc vương siêng năng giáo hóa mười điều Thiện thì việc đã làm thảy đều viên mãn

Bát Tự Đại Uy Đức Đà La Ni này, xưa kia vô lượng trăm ngàn hằng hà sa chư Phật quá khứ đã nói để ủng hộ cho tất cả quốc vương hành mười Thiện, khiến được như ý, thọ mệnh dài lâu, Quả Báo Phước Đức tối thắng không có gì so sánh được. Binh giáp các phương thảy đều ngưng nghỉ, quốc thổ an ninh, ước nguyện của vua thường được tăng trưởng

Đà La Ni này hay có lợi ích lớn, thương xót tất cả Hữu Tình, các chúng sinh cho nên hay cắt đứt các ba nẻo ác, hay vì tất cả làm Pháp như Đức Phật hiện tại ở đời không có khác. Đây là tự thân của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát vì lợi cho các chúng sinh cho nên tự biến thân ấy làm tượng Bát Tự Chú Thần, hay mãn tất cả nhóm việc mà mà ý của hữu tình ưa thích. Nếu có người tạm thời nghe nhớ, niệm Đà La Ni này liền hay diệt tội của nhóm 4 trọng, 5 nghịch huống chi là người thường niệm tụng.

Giả sử tất cả chư Thiên có Phước Đức lớn với người có uy lực lớn ở trong Thập Địa (Daśa-bhūmi), Nhất Sinh Bổ Xứ (Eka-jāti-pratiboddha) cũng chẳng thể tước đoạt được Phước Đức ấy, sự nghiệp đã làm chẳng thể gây chướng ngại cho Phước của người trì tám chữ huống chi là Thiên Nhân nhỏ khác với Rồng, Quỷ Thần không có uy đức lại gây chướng nạn được.

Giả sử Ta trụ ở đời hằng sa ức kiếp, nói Bát Tự Đà La Ni của Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử Bồ Tát, vì các hữu tình trừ tội sinh Phước, thành tựu sự nghiệp, đầy đủ Pháp thuộc các Nguyện của tất cả chúng sinh thì chẳng phải là nơi mà miệng tuyên nói, có thể hết Phước ấy. Người siêng năng, Tâm niệm tụng chứng thì mới biết. Nay chỉ lược nói

Này Kim Cương Bồ Tát! Sau khi Ta diệt độ, ông dùng Thần Lực rộng tuyên lưu bày nơi Thiệm Bộ Châu (Jambu-dvīpa) khiến cho chúng sinh có Phước mỏng, trì Bát Tự Đà La Ni này đồng với Thần Lực của ông khiến mau vượt qua ba cõi, gia công chẳng lùi, đừng theo Pháp khác. Ngày đêm tinh cần làm Pháp, niệm tụng chẳng kể ngày tháng ắt thấy Văn Thù Đồng Tử hiện thân Đồng Tử ấy đều thấu tỏ tất cả việc, chặt đứt tất cả quả khổ, ở trong thân đời này nhảy vọt, nhập vào Lục Địa (Địa thứ sáu của Bồ Tát), đủ sáu Ba La Mật. Tức hay buông xả tất cả, tiến tu chẳng lùi. Mau vào Bát Địa (Địa thứ tám của Bồ Tát), mặc ý tự tại, phân thân trăm ức tùy theo loại, giáo hóa chúng sinh đều mãn Nguyện ấy. Thấy thân được quả báo như vậy”

_Lúc đó, Đức Thế Tôn nói lời này xong, yên lặng mà trụ, ngó nhìn Kim Cương Bồ Tát. Thời Kim Cương Bồ Tát liền ở trong Hội, từ chỗ ngồi đứng dậy, vui mừng hớn hở nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, quỳ gối chắp tay, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn, lại bạch Phật rằng: “Bạch Đức dẫn lối! Như Lai đã nói Bát Tự Đại Uy Đức Đà La Ni của Đại Thánh Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử thì tên gọi, nghĩa của câu là điều gì vậy? Loại của tám Bộ nguyện đều vui nghe, nguyện xin diễn nói, con cũng muốn nghe. Nghe xong thọ trì, trì xong thường sẽ lợi ích cho tất cả hữu tình đời vị lai, khiến lìa ba Si, tám khổ, mười sự ràng buộc

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Nay ông hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Đại Uy Đức Bát Tự Bí Mật Tâm Đà La Ni này. Nếu người có nghe, như từ miệng của Đức Phật, vâng nhận nghĩa của câu Đà La Ni này, cũng như Đức Phật trụ ở đời không có khác vậy, hay cùng với chúng sinh ở trong chốn hắc ám làm ngọn đèn sáng lớn

_Khi ấy, Đức Như Lai liền vì Đại Chúng mà nói Chú là:

“Nam ma a bát lý nhĩ đa (1) hoại nang vi ninh thấp phộc la thệ nại la dã, đát tha nghiệt đa dã. Nam mô mạn thù thất lý duệ, củ mang la, bộ đa dã. Đát nhĩ-dã tha: Án, a, mạt la, hồng, khước chiết la”

*)NAMAḤ APARAMITĀYURJÑĀNA-SUVINEŚCITA-TEJA-RĀJĀYA

TATHĀGATĀYA

NAMO MAṂJUŚRĪYA-KUMĀRA-BHŪTĀYA

TADYATHĀ: AḤ VĪRA HŪṂ KHACARAḤ

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Bát Tự Tối Thắng Uy Đức Tâm Chân Ngôn này. Nay Ta lại bảo cho ông với tất cả Đại Chúng đừng có Tâm nghi ngờ. Nếu người thấy nghe thì như Đức Phật ở đời, cũng thấy Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử không có khác vậy. Hay thấy Thần Lực chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật, cũng hay làm Đại Thần Thông biến hóa tự tại. Nay Ta lược khen chút phần công năng của Đà La Ni này. Nếu Ta nói đủ thời vô lượng câu chi na dữu đa trăm ngàn Đại Kiếp cũng không thể nói hết được. Như lúc trước đã giải thích xong.

Này Kim Cương Bồ Tát! Nếu kẻ nam người nữ đối với Đà La Ni này phát Tâm niệm tụng nhưng chẳng thể rộng bày cúng dường Pháp vì tại nhà bị mọi thứ bức bách, chẳng thể y theo đủ Pháp Tắc, chỉ có thể ngăn cấm: ba thứ thuộc miệng, bốn thứ Chế Lặc, ba thứ Si của thân ấy, như mười điều ác như trên dứt hẳn cội nguồn của nó. Liền niệm tụng, nhớ giữ chẳng quên, y theo Thời tùy phần chẳng bỏ, cúng dường ít nhiều thì dần dần cũng được thành tựu. Trừ kẻ Tâm chẳng chính, chắng phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) thuộc Đại Thừa (Mahā-yāna), Người đối với chỗ của Tam Bảo, dấy lên Tâm chẳng lành, hàng nghiệp ác thì tất cả Pháp nhỏ còn chẳng thể thành tựu, huống chi là Đại Pháp của Phật, mà có thể thành tựu Quỹ Nghi của bậc Thánh Văn Thù sao?!…

_Bấy giờ, Đức Phật lại Kim Cương Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Nếu người nam, kẻ nữ phát Tâm hay nhớ tụng Đà La Ni này một biến liền hay ủng hộ thân của mình. Hai biến thì hay hộ giúp Đồng Bạn. Ba biến tức hay ủng hộ lớn cho quốc vương, hàng Bồ Tát trụ Thập Địa cũng chẳng thể vượt qua sức của Đà La Ni này, huống chi các Tiểu Thiên, Ma, Rồng, Thần, Quỷ, loại chúng sinh ác mà có thể gây chướng ngại ư! . Nếu tụng bốn biến liền hay ủng hộ thê thiếp, con trai, con gái. Nếu tụng năm biến thì hay ủng hộ tất cả quyến thuộc. Nếu tụng sáu biến liền hay ủng hộ tất cả thành, ấp, thôn, phường…Nếu tụng bảy biến thì hay ủng hộ tất cả chúng sinh

Muốn khi mặc áo thời nên Chú vào áo 7 biến ắt hay trừ tất cả thứ độc ác với các tai nạn bên trong bên ngoài. Nếu khi rửa tay, rửa mặt thời nên Chú vào nước 7 biến ắt hay khiến cho mọi người sinh tâm quý trọng. Hết thảy các người ác nhìn thấy sẽ bị giáng phục, tự sẽ kính trọng, ngày đêm nghĩ nhớ, nhìn thấy liền sinh tâm vui vẻ không có xa lìa.

Nếu có người, thân thể chi tiết bị đau buốt, Chú vào nước nóng ấm 108 biến rồi tắm rửa liền được trừ khỏi

Nếu mỗi ngày, sáng sớm lấy một bụm nước, Chú vào 7 biến rồi uống thì hết thảy Ác báo tại thân đều được tiêu diệt, huống chi là người không có tai ách với các thứ của ba nghiệp cũng được trừ khỏi kèm được Thọ Mệnh dài lâu

Nếu Chú vào thức ăn uống 7 biến rồi ăn thì tất cả các độc chẳng thể gây tổn hại

Nếu thấy người ác với thấy oan gia, cần phải tụng Chân Ngôn này thì hết thảy oan gia, kẻ khởi tâm ác sẽ tự hàng phục, Tâm ác liền diệt, cùng nhau hướng đến Tâm hiền lành

Nơi có sự đáng sợ thì nên nhiếp tâm, niệm tụng Chú này liền trừ được sự sợ hãi

Nếu muốn nằm thời tụng Chú này 108 biến liền được mộng tốt, khéo biết việc tốt xấu

Nếu người hoặc bị bệnh sốt rét. Người trì tụng ấy nhìn vào mặt người bệnh sốt rét, gấp rút tụng Chú này 1008 biến thì bệnh ấy liền trừ khỏi.

Nếu muốn vào trận, nên dùng Ngưu Hoàng viết chép Chú này, rồi đeo trên thân thì tất cả đao, gậy, cung tên, mâu, búa chẳng thể gây hại

Nếu vào trận thời vẽ tượng Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử rồi đặt để trên voi, ngựa… ở ngay trước mặt ba quân, dẫn đầu các quân chúng đi thì giặc ngu dốt hung tợn ấy tự nhiên lui tan.

Pháp vẽ Tượng nên làm tướng mạo Đồng Tử ngồi cỡi trên chim công màu vàng ròng. Nếu có tất cả chúng sinh thấy tượng vẽ thì hết thảy nhóm tội: bốn nặng, năm nghịch đều được tiêu diệt, thường được thấy Văn Thù Thánh Giả Đồng Tử gần gũi làm Giáo Thọ, liền được Giải Thoát cứu cánh cho đến Phật Quả (Buddha-phala). Ở khoảng trung gian ấy chẳng bị Tâm Si trong ba cõi tương ứng, thế nên khuyên niệm.

Tất cả hữu tình: đi, đứng, ngồi, nằm cần phải niệm Chú nhớ giữ chẳng quên, mỗi một thời mỗi tụng 108 biến đừng để đoạn tuyệt, ắt thường được tất cả chúng sinh nhìn thấy đều đến quy phục, người ác tự sẽ lui tan

Nếu hay mỗi ngày, ba thời niệm tụng đều 108 biến thì việc làm vừa ý, các Nguyện mong cầu đều được tùy theo Tâm, tất cả đều được viên mãn đầy đủ, được đại phú quý, dạo chơi không có trở ngại, bốn Tình tự tại thọ nhận các khoái lạc. Giả sử lúc lâm chung, liền được Thánh Giả Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử gần gũi hiện Linh Nghi (đồ tượng của Hiền Thánh) vì mình nói Pháp Tạng màu nhiệm sâu xa của Đại Thừa, nghe Pháp xong thì Tâm rất vui vẻ, liền được Tam Muội Phổ Môn (Samantamukha). Được Tam Muội (Samādhi) này xong thì sẽ cách biệt vĩnh viễn với sinh tử phiền não, liền cùng với Văn Thù Thánh Giả và Đại Bồ Tát đồng làm quyến thuộc, đạt đẳng cấp Tam Địa tiến tu chẳng lùi, trụ địa vị của Văn Thù Thánh Giả, đồng được Phật Trí Tuệ Tam Ma Địa Môn”.

_Khi ấy, Đức Phật bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử Bát Tự Đại Uy Đức Lực Đà La Ni này. Nếu có quốc vương, vương tử, phi, hậu, công chúa với các Tể Phụ kèm nhóm loại dân thường… hay viết chép Chú này để ở trong nhà thì nhà ấy liền được đại phú quý, nhiều tiền của, thường giàu có. Con trai, con gái thông minh lợi Trí, biện tài, tính toán khéo léo, tướng mạo đoan nghiêm đủ sự tốt đẹp, được mọi người yêu thích, âm lời nói ra được mọi người tuân phụng, thi hành không có trái ngược. Voi, ngựa, loại vật nuôi đều đông đầy họp thành bầy…nô tỳ, vật báu, của cải thọ dụng không cùng tận. Trong nhà: tai họa tự nhiên tiêu diệt, Thiện Thần hộ giữ nhà, Phước của người được cường thịnh, Quỷ Thần không có gây nhiễu loạn. Giả sử có Quỷ Thần thì đều là Quỷ có Phước đều hộ giúp người ấy, chẳng tìm kiếm chỗ yếu kém của người”

_Lúc đó, Đức Phật lại bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử! Đà La Ni bí mật này chẳng thể nghĩ bàn, Uy Đức của chư Phật cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có người hay tụng Bát Tự Đại Uy Đức Đà La Ni này lại có Pháp vẽ tượng, hay thấy Tượng này, làm lợi ích cho tất cả các quốc vương tu hành mười điều thiện. Giả sử hay đối với Đà La Ni này dùng chút công sức sẽ được sự che giúp lớn lao. Các vị vua, vương tử, phi hậu, cung nhân, cung nữ, trăm quan, tể tướng với các sĩ nữ và và tất cả người dân trong các cõi nước, hết thảy ruộng nhà thảy đều ủng hộ.

Phàm vẽ Tượng này xong, nếu có người chỉ hay an trí tại chỗ ở thì lãnh thổ ở bên trong đều được an ninh. Giả sử có tai vạ về giặc ác, nước, lửa, đao binh, giặc cướp thời đều được trừ diệt, cho đến bệnh dịch không đúng thời, hạn hán, lụt lội không đều, côn trùng, sương gây tổn hại… cũng đều được trừ diệt. Thường được Long Vương (Nāgarāja) giáng mưai, lúa mạ được mùa, cõi nước sung túc thịnh vượng không có các tai nạn”

_Khi ấy, Kim Cương Mật Tích Chủ Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đấng Hướng Đạo đã nói Pháp vẽ tượng rộng lớn. Vậy nên làm thế nào? Nguyện xin diễn nói”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Bồ Tát: “Này Thiện Nam Tử! Phàm muốn vẽ Tượng. Trước tiên tìm lụa trắng mịn cực tốt, lựa chọn ngày tháng có sao tốt, sao Diệu hiền, sao Thái Bạch trực. Tiếp chọn phần thời khắc tốt, giờ tốt cát tường… sau đó vẽ Tượng. Ở nơi thanh tịnh lau quét rưới rẩy xong dùng phân bò xoa tô mặt đất. Treo các phan, phướng, hương, hoa cúng dường, đốt Long Não Hương.

.Mảnh lụa ấy rộng 8 khuỷu tay , dài 12 khuỷu tay. Trước tiên ở chính giữa vẽ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật (Śākya-muṇi buddha) ngồi trên tòa hoa sen bảy báu, làm thế Thuyết Pháp

Ở bên phải Đức Phật vẽ tượng Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử (Maṃjuśrī-kumārabhūta) như tướng mạo của Đồng Tử, thân đeo Anh Lạc, cổ đeo Yên Châu, mọi thứ trang phục màu nhiệm trang nghiêm thân ấy. Sắc tướng của Đồng Tử như màu vàng nghệ (Uất Kim), quỳ gối chắp tay, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, làm thế thỉnh Pháp

Tiếp theo, vẽ tượng Quán Âm (Avalokiteśvara). Bên phải Quán Âm vẽ Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra bodhisatva). Tiếp theo bên phải Phổ Hiền vẽ Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha bodhisatva). Tiếp theo bên phải Hư Không Tạng vẽ Vô Tận Ý Bồ Tát (Akṣaya-mati bodhisatva)

Lại ở bên trái Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, vẽ Di Lặc Bồ Tát (Maitrya bodhisatva). Bên tái Di Lặc vẽ Vô Cấu Xưng Bồ Tát (Vimala-kīrti bodhisatva). Bên trái Vô Cấu Xưng vẽ Trừ Nhất Thiết Chướng Bồ Tát (Sarva Nīvaṇa-viṣkaṃbhin bodhisatva). Tiếp theo bên trái Trừ Nhất Thiết Chướng vẽ Nguyệt Quang Đồng Tử (Candra-prabha kumāra). Tiếp theo bên trái Nguyệt Quang vẽ Kim Cương Bồ Tát (Vajra-garbha bodhisatva: Kim Cương Tạng Bồ Tát) [10 vị Bồ Tát bên trên đều vẽ Bản Hình, hai bên đều có 5 vị ở bên cạnh Đức Phật] đều ngồi trên hoa sen bảy báu y theo vị trí của mình, đều vẽ Bản Hình cho đến tay cầm đều y theo Bản Pháp

Lại ở không trung bên trên Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, lại vẽ bảy Đức Phật. Ấy là: Quảng Đại Trí Thậm Thâm Lôi Âm Vương Như Lai (Vipula-buddhi-gambhīragarjita-rāja tathāgata), Trừ Nhất Thiết Chướng Như Lai (sarva-nīvaṇa-viṣkaṃbhin tathāgata), A Di Đà Như Lai (Amitābha tathāgata), Công Đức Xứ Như Lai (Guṇakara tathāgata), Phổ Hương Như Lai (samanta-gandha tathāgata), Nan Thắng Dũng Lôi Âm Hạnh Như Lai (Aparājita-vikrama-garjitā-gamīne tathāgata), Tâm Bất Động Như Lai (Maṇa-stambha tathagata: Trừ Mạn Như Lai). Bảy Đức Phật này đều nên vẽ theo thứ tự với thân đều có màu vàng vòng, đều làm như tượng Thuyết Pháp

Ở hư không hai bên trên tượng vẽ ấy đều vẽ một vị Thiên Tiên, đầu đội mão hoa, tay đều bưng mâm hoa, một tay rải hoa, hiện nửa thân ở trong mây, hình mạo đoan chính với mọi thứ nghiêm sức Thể ấy.

Ở hoa sen mà Đức Thích Ca Mâu Ni Phật ngồi, tuôn nước chảy vào trong cái ao. Tong cài ao lại hiện ra vị Long Vương, vị thứ nhất tên là Nan Đà (Nanda), vị thứ hai tên là Ưu Ba Nan Đà (Upananda). Hai vị Long Vương ấy ở trong cái ao hiện ló ra nửa thân với thân người đầu rắn, có đủ 7 cái đầu đều là màu trắng với mọi loại báu tạo trang nghiêm thân ấy. Nan Đà Long Vương ở bên trái dùng tay phải nâng cọng hoa của Đức Phật, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, tay trái dựng đứng năm ngón, dem ngón cái chỉ trên vầng trán làm thế Quy y. Vị Long Vương bên phải mỗi mỗi như vị bên trái.

Bên dưới Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử vẽ Dã Mạn Đức Ca Sân Nộ Vương (Yamāntaka-krodha-rāja), ngửa quán Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử, làm thế run sợ khom lưng nhận lời dạy bảo.

Ở bên dưới Di Lặc Bồ Tát vẽ người Trì Pháp, đừng sai khác Bản Tướng, tay cầm lò hương, quỳ gối mà ngồi, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn như thế nghe Pháp

_Bốn bên tượng vẽ , chia ra vẽ Long Vương. Tiếp theo, vẽ hoa sen với các Hương Khí, các loại hoa.

Bên dưới vẽ Phạm Thiên (Brahma), Ma Hề Thủ La Thiên (Maheśvara), chư Thiên ở cõi Tứ Thiên Vương. Tiếp theo, vẽ bốn vị A Tố La Vương (Asura-rāja). Tiếp theo, vẽ bốn vị Chấp Quỷ Thần Diệu Vương [phần trên là bên trái, theo thứ tự]

Bên phải vẽ Na La Diên Thiên Vương (Nārayaṇa devarāja), Đế Thích Thiên

Vương (Indra devarāja), bốn vị Thiên Vương (Catvāsraḥ-mahā-rājikaḥ). Tiếp vẽ bốn

A Tố La Vương (Asura-rāja) [phần trên là bên phải, theo thứ tự] đều y theo Bản Tướng Mạo vẽ thân hình ấy, đều cầm khí trượng chẳng được sai lầm. Tiếp vẽ chín vị Chấp Quỷ Thần Vương hiện ra nửa thân, chắp tay hướng về Đức Phật quán sát tượng Như Lai

Nói Pháp vẽ Tượng này xong. Bấy giờ, Đức Như Lai liền dùng Tán Tụng, liền nói Kệ là:

“Pháp vẽ Tượng nhiệm màu

Công Đức rất thù thắng

Tất cả Phật ba đời

Đồng khen chẳng thể bàn

Nay Ta nói chút phần

Đức (Guṇa) (của) Văn Thù Đồng Tử

_Nếu có các bậc Trí

Hay khởi một tâm niệm

Y Pháp vẽ tượng này

Được Phước Đức vô lượng

Cúng dường sinh cung kính

Hết thảy câu chi kiếp

Tội: bốn Trọng năm Nghịch

Các nghiệp ác cực khổ

Quán kính tượng Đồng Tử

Đều sẽ diệt Báo Chướng

_Trong Thế Gian, hết thảy

Các loại chúng sinh ác

Chẳng tin có Tam Bảo

Phóng dật phá Giới Hạnh

Chẳng sợ tất cả tội

Đọa ở trong Nê Lê (Niraya hay Naraya: Địa Ngục)

Gai độc, lửa, nước nóng

Luân chuyển chịu các khổ

Trải qua vô lượng kiếp

Nếu gặp Tượng vẽ này

Hay phát một Tâm niệm

Hoặc chút khoảng sát na

Phúc chốc chẳng tán loạn

Trong phát Tâm vui vẻ

Các nhóm nghiệp ác này

Tất cả đều sẽ diệt

Được Quả Phước vô lượng

Huống chi hành nghiệp lành (Kuśala-karma: Thiện Nghiệp)

Hay tu Nhân (Hetu) thanh tịnh

Sau được tướng tốt đẹp

Đầy đủ thân Bồ Tát

Bốn Chúng thường chiêm ngưỡng

Thường siêng hành tinh tiến

Nghĩ thương Chúng nẻo ác

Ở trong thường nhiêu ích

Gấp rút làm Cấp Sứ (người hầu, người chịu sự sai khiến)

Hòa Quang chẳng đồng trần

Giáo hóa khiến sinh tin

Dẫn thoát khổ trói buộc

 

_Quá khứ có chư Phật

Phật hiện tại, vị lai

Vô lượng câu chi kiếp

Đều hành Bồ tát Đạo (Bodhisatva-mārga)

Phu Cụ (tên riêng của áo cà Sa) với Ngu Lạc (vui vẻ khoái lạc)

Voi, ngựa, các châu báu

Nhóm: đầu, mắt, tủy, não

Ở trong các ba đời

Trên đến cõi Hữu Đỉnh (Kaṇiṣṭha: Sắc Cứu Cánh Thiên)

Dưới đến cõi Phong Luân

Ngang bao khắp mười phương

Bốn loại Sinh (sinh từ trứng, sinh từ bào thai, sinh nơi ẩm thấp, hóa sinh), sáu nẻo

Hàm thức của hữu tình

Một lòng cúng dường khắp

Việc việc không lỗi lầm

Đều cung cấp đầy đủ

Khiến được Tâm vui vè

Khiến phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Mau chứng quả Vô Lậu (Anāsvaraḥ-phala)

Thành, vượt Hạnh ba Hiền

Vượt thềm bậc Sơ Địa

Phước ấy chẳng thể lường

Thần Lực không gì sánh

Tuy có Đức như vậy

Tụng Đà La Ni này

Hay vẽ tượng Văn Thù

Người ấy được quả báo

Phước ấy chẳng thể nói

Cát sông Hằng mười phương

Còn biết được số ấy

Sức Phước Đức vẽ tượng

Không thể biết bờ mé

 

_Nếu Trời (Deva) với Nhân Vương (Nāra-rāja)

Cúng dường hằng sa Phật

Kèm các chúng Bồ Tát

Thanh Văn với Duyên Giác

Chúng tám Bộ Đại Uy

Kiếp kiếp luôn cúng dường

Phước ấy chẳng thể tính

 

_Nếu nhìn tượng Văn Thù

Hoặc hay trì Kinh này

Ngày đêm chẳng bỏ quên

Lấy hương, hoa, phan, lọng

Quả, vị (mùi vị), thức ăn uống

Với cầm bảy báu trên

Kèm đủ quần áo đẹp

Chẳng kể năm, tháng, tuổi

Ngày, đêm trong sáu thời

Chân thành chẳng quên niệm

Đặt bày vật trên, cúng

Tượng Văn Thù Đồng Tử

Kèm trì bát Tự Chú

Lại ở trong mỗi thời

Thường ở trước tượng vẽ

Lễ sám các tội lỗi

Khen Đức (Guṇa) của Đại Thánh Cầu nguyện các Tất Địa (Siddhi)

Kim Cương Tam Muội Môn (Vajra-samādhi-mukha)

Với quả Phật Bồ Đề

Xin chứng sáu Thần Thông

Mau hiểu bảy Biện Tài

Nguyện như hàng Văn Thù

Diễn Pháp không cùng cực

Dẫn đường loại Quần Sinh

Khiến đạt đến bờ kia

Nguyện Ta trụ đời lâu

Tự như loại Đại Thánh

Chẳng nguyện nhận Phật Quả (Buddha-phala)

Ở trong chúng sinh khổ

Cùng đồng sinh một nơi

Chẳng tính kiếp lâu dài

Luân trì Bí Mật Tạng

Bát Tự Đà La Ni

Chuyển chuyển cùng giao truyền

Thảy đều khiến thọ trì

Kèm các Biệt Bộ Chú

Đều ở tượng Văn Thù

Ở trước mặt làm Pháp

Mau lên quả Phật Địa

Chuyển khuyên các người khác

Một niệm sinh tùy vui

Bát Tự Đà La Ni

Nguyện chứng Pháp Môn sâu

Tất cả Tam Ma Địa

Giống như hàng Văn Thù

_Tất cả các Trời, Người

Trì nơi Bản Bộ Chú

Chẳng được nguyện Tất Địa

Chiêm ngưỡng tượng Đồng Tử

Đều cầm một hoa, quả

Hoặc đem một hương xoa (Gandha: hương xoa bôi)

Nâng giữ nước Át Già (Argha)

Quỳ gối rồi cúng dường

Chí Tâm cung kính lễ

Nguyện cầu trong Tâm ấy

Đều được, không có nghi

Xứng Tâm, y Bản Nguyện

_Nay Ta lại bảo ông

Thanh Văn với Thiên Nhân

Long Vương, A Tu La

Kim Điểu Vương, quyến thuộc

Hàng Ma Hầu La Già

Quỷ Mẫu với Tộc Loại

La Sát và Dược Xoa

Nhân Chủ với Tiểu Vương

Quần Thần, Chúng bình dân

Mau phát Đại Hoằng Nguyện

Nguyện theo dấu Văn Thù

Hành Nghiệp mau vượt bằng

Tất Địa thượng, trung, hạ

Nguyện nguyện khiến thành tựu

_Tất cả các hữu tình

Nguyện đồng Nguyện của Ta

Khiến cho các chúng sinh

Đều diệt ngay tập Khí

Nguyện lên núi báu Phật

Trong ngoài đều viên mãn

Chứng Pháp Thân (Dharma-kāya) thường diệu

Thấy ngọc Chân Phật Tính

Báu Kim Cương trong tay

Vắng lặng, vào Vô Dư (Vô Dư Niết Bàn)”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Trong Bát Tự Đại Uy Đức Đà La Ni này có quy tắc Đàn Ấn bí mật tối thắng chẳng thể nghĩ bàn, ở trong các Pháp rất rộng lớn thù thắng

Nếu có Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, kẻ trai lành, người nữ thiện… y theo Pháp thọ trì, đọc tụng, viết chép, tu hành thì đời này thành tựu tất cả sự tốt lành, viên mãn các việc, thọ mệnh lâu dài, mọi người yêu kính, sinh Tâm trân trọng. Sau khi chết được sinh lên cõi Trời thọ hưởng niềm vui vô lượng. Hoặc sinh trong cung vua, ở địa vị tôn trọng, thọ hưởng sự giàu có, khoái lạc, thân không có bệnh khổ, được Túc Mệnh Trí; ít tham, giận, si; khéo biết Nhân Quả, bảo trọng Phật Pháp. Tuy nối tiếp địa vị tôn quý nhưng Tâm không có kiêu mạn. Do sức của Nhân (Hetu) đời trước nên mạnh mẽ tập đọc Đại Thừa, Tâm thương xót tất cả, Tâm không có cao thấp, thường lợi ích cho hữu tình.

Nếu thấp hơn thì sinh vào trong cõi người, là bậc quý hào anh tuấn, tuyên nói biện bác lanh lợi được người yêu thích, thọ mệnh lâu dài, không có tai vạ đột ngột. Nơi việc đã nguyện cầu cùng với sự hoạch định của Tâm thì không có người nào trái ngược với niềm tin ấy”

_Lúc đó, Kim Cương Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đấng Hướng Đạo đã nói ở trong Pháp này có Đàn Pháp bí mật. Việc ấy như thế nào? Nguyện xin cho biết, hãy vì con rộng nói”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương rằng: “Lành thay! Nếu trai lành, nữ thiện phát Tâm tin tưởng kính trọng, muốn làm Đàn Pháp. Trước tiên nên chọn lựa đất trong sạch thù thắng rất đẹp. Đã được đất xong, đều nên đào sâu xuống đất, trừ bỏ: nhóm dơ uế của ngói, sỏi, gạch nung, đá, cây có gai, lông, tóc, tro, trấu, phân…. Trừ bỏ vật chẳng sạch xong, lấy đất sạch tốt lấp đầy, nên chặt cho thật bằng phẳng, lường chọn Đông, Tây, Nam, Bắc của đất ấy, chọn đúng 8 khuỷu tay hoặc 4 khuỷu tay rồi lấy nước thơm xoa bôi trên đất ấy khiến cho sạch sáng. Sau đó lấy phân bò hòa với nước thơm rưới vảy đất của Đàn ấy. Liền lấy sợi dây thừng màu trắng dài khoảng 8 khủy tay, theo hướng Đông Tây Nam Bắc đo đất ấy, dùng phấn điểm định dài ngắn chia bày Viện của Đàn làm thành ba lớp, bốn mặt mở cửa lường định vị trí giới hạn, đừng khiến cho rộng hẹp chẳng bằng nhau, rồi bắt đều dùng phấn năm màu xác định vị trí giới hạn

Phàm vị trí thì Pháp vẽ Đàn cùng với khí trượng, Ấn Khế đều bắt đầu từ mặt phía Đông. Trước tiên vẽ Ngũ Đỉnh Ấn, tiếp theo vẽ Ưu Bát La Hoa Ấn, tiếp theo vẽ Nha Ấn, tiếp theo vẽ Văn Thù Đồng Tử Diện Ấn, tiếp theo vẽ Sóc Ấn (5 Ấn trên vẽ ở mặt phía Đông bên trong Đàn)

Tiếp theo vẽ Liên Hoa Ấn, tiếp theo vẽ Ưu Bát La Hoa Ấn, tiếp theo vẽ Tràng

Ấn, tiếp theo vẽ Phan Ấn, tiếp theo vẽ dù lọng, tiếp theo vẽ Ô Đầu Môn, tiếp theo vẽ

Xa Lộ Ấn, tiếp theo vẽ Ca Bán Tất Sa Phộc Cát Tường Ấn, tiếp theo vẽ khổng Tước Ấn, Tiếp theo vẽ voi trắng, tiếp theo vẽ ngựa, tiếp theo vẽ Phong Ngưu, tiếp theo vẽ Thủy Ngưu (con trâu), tiếp theo vẽ Cổ Dương (con dê đen), tiếp theo vẽ Bạch Dương (con dê trắng), tiếp theo vẽ người, tiếp theo vẽ đồng nam (Ấn Khế trên đều nên ở ngoài cửa (Môn Ngoại) vẽ rõ ràng theo thứ tự)

Như vậy là ba loại Đàn Ngoại Viện (viện bên ngoài) của Đàn lại vẽ Dược Xoa Tướng tên Phạn Ma Ni Bạt Na La (Maṇi-bhadra hiệu là Bảo Hiền) ở phương Đông, tiếp theo vẽ Dược Xoa Tướng tên Phạn Bố Noa Bạt Na La (Pūrṇa-bhadra: Mãn Hiền) ở phương Nam, tiếp theo vẽ Dược Xoa Tướng tên Phạn Tỳ Lô Ba Xoa (Virūpakṣa: Quảng Mục) ở phương Tây, tiếp theo vẽ Dược Xoa Tướng tên Phạn Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa: Đa Văn) ở phương Bắc. Bốn Tướng như trên đều trụ Bản Phương (phương vị của mình) phụ trách bốn mặt của Đàn thống lãnh các Quỷ Thần hộ giữ Phương Giới ấy. Tiếp theo vẽ mặt trời, mặt trăng, tiếp theo vẽ 7 ngôi sao, tiếp theo vẽ 28 Tú, tiếp theo vẽ Hoa Lợi Để  Mẫu Thần Quỷ Tử Mẫu (tên Phạn là Hāṛtye Mātṛ)

Như trên đã nói vẽ nhóm hình tượng, khí trượng, Ấn Khế bên ngoài Đàn thảy đều như Pháp mà vẽ, đừng khiến cho tạp loạn sai lầm, đều dùng màu sắc vẽ Pháp như vậy. Nay đã giải thích xong, người tu hành y theo Nghi Quỹ này tiến công tu nghiệp ắt được xứng Tâm, không có hư giả sai lầm vậy.

_Lại có Pháp. Nếu người vì La Xà (Rāja: vua chúa) làm, thì ở bên trong nhà thanh tịnh mà tu vậy

Nếu muốn cầu voi trắng (bạch tượng) thì đi đến Tượng phường mà làm, ắt được bản nguyện

Nếu muốn cầu ngựa (mã) thì đi đến mã phường mà làm, ắt được bản nguyện

Nếu bị rắn cắn, ở cái ao lớn có Rồng mà làm, tức có thể khỏi

Nếu bị bệnh sốt rét cứ một ngày cho đến bảy ngày phát bệnh một lần thì nên ở thôn, phường, phòng, nhà … ở gần phía Nam nơi mình cư trú làm Pháp, liền khỏi bệnh

Nếu bị Quỷ Mỵ, La Xoa (Rākṣasa: La Sát) bám dính thì nên làm ở Không Thất (cái nhà bỏ hoang) hoặc ở rừng Thi Đà làm Pháp thì bệnh ấy liền được trừ khỏi

Nếu bị Tỳ Xá Xà Quỷ (Piśāca) bám dính thì nên ở dưới cây Tỳ Ma làm Pháp thì bệnh ấy liền được trừ khỏi

Nếu tất cả Quỷ Thần với các Nhiệt Quỷ bám dính thì nên làm ở trong nhà người chết hoặc trong nhà có con nít mới sinh

Nếu bị trúng các chất độc, nên tụng Bát Tự Chú này chú vào nước 7 biến rồi cho uống liền được trừ khỏi

Nếu có súc sinh bị vướng bệnh dịch, nên ở dưới cây có quả trái làm Pháp, liền trừ được bệnh dịch ấy

Nếu muốn ruộng đồng được lúa mạ tươi tốt, thu hoạch nhiều thì nên làm ở trong vườn hoa, vườn nuôi thú, liền được như nguyện

Nếu có phụ nữ bị các bệnh ác. Hoặc bị nhóm Quỷ Thần, Ca Lâu La, Càn Thát Bà hút tinh khí con người gây thành các bệnh, lên sởi thì nên làm ở bên bờ sông hoặc trên ngọn núi ắt nhóm Quỷ Thần ấy đều sẽ xa lìa, thân thể bình phục, sau đó không có các ách nạn

Hoặc bị tất cả Trà Chỉ Nễ Quỷ (Ḍākiṇī) gây bệnh, thì làm ở chốn Không Nhàn thanh tịnh hoặc ở bên bờ dòng nước chảy ắt Quỷ ấy liền lìa xa, người đó không có các bệnh với tai vạ

Pháp Tắc của nhóm này cần phải làm giữa trưa (nhật trung) hoặc nửa đêm. Sự Tướng xong rồi, khi muốn trừ bỏ Đàn (giải Đàn) thời nên tụng Bát Tự Chú. Vật bên trong Đàn ấy nên đưa trong nước hoặc cho người nghèo thì sau này các việc mong cầu đều được viên mãn”

_Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Kệ là:

“Đại Đà La Ni này

Uy Lực chẳng thể nói

Nếu người thường thọ trì

Hay trừ tất cả bệnh

Các sự nghiệp đã làm

Tất cả đều viên mãn

Được Thọ Mệnh dài lâu

_Nếu được thấy Đàn này

Các tội đều tiêu diệt

Cầu niềm vui Thế Gian

Phú quý, sức tự tại

Hoặc hay chán Thế Gian

Muốn cầu lìa sinh tử

Vượt qua các biển khổ

Học tập Bồ Đề Hạnh (Bodhi-caryā)

Tồi phục các quân Ma

_Nếu người vào Đàn này

Đều được Uy Lực lớn

Pháp Đại Bí Mật này

Vì quốc vương tin Pháp

Chấp Chính, hành bình đẳng

Nên vì họ rộng nói

_Nếu người ác không tin

Giả sử được châu báu

Đầy cả ba ngàn cõi

Giá trị chẳng thể lường

Đem dâng báu này lên

Muốn nghe Pháp Tạng này

Đà La Ni bí mật

Nghĩa Bát Tự Chân Ngôn

Cũng chẳng vì họ nói

Vì sao? Pháp như thế

Tu căn lành lâu dài

Rộng đạt Pháp ba Thừa

Tín Căn còn không lui

Do chưa hợp được nghe

Đã vào Thập Trụ Vị (địa vị Thập Trụ)

Do chưa đạt nguồn ấy

Bát Tự Đà La Ni

Ấn Đàn, Quy tắc Đàn

Pháp Du Già tương ứng

Huống chi các người ác?!…

_Hợp nghe nghĩa như vậy

Bát Tự Chân Ngôn Môn

Hô triệu làm Đại Pháp

Hiện thân mà chứng việc

Pháp bậc Thánh ba Bộ

Chứa đủ trong tám chữ

Bồ Tát với Kim Cương

Chú Bí Tạng chư Thiên

Đều thuộc tám chữ nhiếp

Tất cả Phật quá khứ

Hiện tại với vị lai

Tất cả các Bồ Tát

Tu hành pháp Môn này

Đều chứng quả Bồ Đề

 

_Văn Thù Đại Bồ Tát

Chẳng buông Nguyện Đại Bi

Biến thân làm Chân Đồng (Kumāra-bhūta)

Hoặc mão, hoặc lộ Thể

Hoặc nơi nhiều trẻ con

Dạo chơi ấp, thôn, xóm

Hoặc làm người nghèo túng

Dạng người già suy yếu

Hiện bày khổ đói lạnh

Tuần hành phường, phố, chợ

Cầu xin áo, tài bảo

Khiến người một lần cho

Cho mãn tất cả Nguyện

Khiến cho phát Tâm tin

Đã phát Tâm Tin xong

Vì họ nói sáu Độ (Ṣaṭ-pāramitā: sáu Ba La Mât

Lãnh vạn chư Bồ Tát

Cư ngụ núi Ngũ Đỉnh

Phóng ứng chúng ánh sáng

Người, Trời đều nhìn thấy

Tội dơ đều tiêu diệt

Hoặc được Pháp Văn Trì

Tất cả Đà La Ni

Bí Mật Thâm Tạng Môn

Tu hành chứng Pháp Thật

Nguyện Phật Quả rốt ráo

Đủ Không Tam Muội Môn

Hết Tập (Samudāya: nguyên nhân dẫn đến mọi sự đau khổ) hướng Nê Hoàn (Nirvāṇa: Niết Bàn)

_Sức Đại Nguyện Văn Thù

Cùng Phật đồng cảnh giới

Huống chi người Tâm khinh

Muốn nghe Pháp Môn này

Mà có thể tu hành

Giả sử muốn tu hành

Hoặc gặp nạn vua chúa

Hoặc chẳng gặp bạn tốt

Quân Ma quấy Tâm Thần

Quỷ ác được dịp hại

Nói dối Phi Pháp Ngữ

Đất nước bị mất mùa

Tự thân chịu hình hại (hình phạt gây hại)

Đều do chẳng có tin

Hiện Báo (quả báo hiện tại) vời tai ương

Chê hủy Bí Mật Tạng

Bát Tự Đà La Ni

Đương lai chịu Khổ Báo (quả báo khổ đau)

Chịu khổ Ngục A Tỳ (Avīci: Vô Gián)

Trải qua vô lượng kiếp

Rồi mới được thoát ra

Chị khổ nơi Quỷ đói

Trải qua ngàn vạn kiếp

Lại đọa trong Bàng Sinh

Vác nặng, thường chịu khổ

Sau này, được thân người

Chẳng đầy đủ sáu Căn

Thường ở nhà nghèo túng

Quần áo chẳng che thân

Đói, ăn vị thô sít

Thường chịu khổ đói khát

Lại bị nhiều bệnh tật

Không có người cứu chữa

_Người này chịu Khổ Báo

Chẳng thể nói cùng tận

Chê Đà La Ni này

Yếu Môn của Chân Bí

Chịu đủ Khổ Báo này

Chư Thiên, chúng tám Bộ

Tất cả đều nên biết

Đừng sinh một niệm chê

Nơi Đà La Ni này

Vì một niệm chẳng tin

Đồng chịu tội như trước

Quyết định không có nghi”

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật lại bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Ông nên thọ trì Bát Tự Đà La Ni bkèm với Pháp Khế Ấn, rồi giao phó truyền thụ cho người Xuất Gia, Tại Gia có Đại Bi (Mahā-kāruṇa) thuần hậu, hành bồ Tát Hạnh (Bodhicaryā), đủ bốn Vô Lượng (Từ Bi Hỷ Xả), người có Tâm hiền từ thương yêu tất cả, chẳng buông bỏ chúng sinh. Đại Sĩ như vậy thì mới có thể giao cho thọ nhận. Hàng Thanh Văn chưa phát Ý lớn thì chẳng thể kham nhận Pháp Môn này, cũng chẳng hơn gì Bồ Tát Từ Bi gánh vác loại Tiểu Khí (căn khí nhỏ bé), há có thể nhiêu ích cho hữu tình sao?!… Chỉ có bậc Đại Nhân hay thấy việc lớn, mới có thể thọ nhận Pháp Môn Ấn Tín của Đà La Ni Bí Mật Tạng này, hay giữ gìn Phật Pháp rất lâu xa chẳng dứt, tuyên lưu bày khắp cho tất cả hữu tình, khiến cho thọ trì, chứng Thật Tính của Pháp mà chẳng tự thoái lùi

Này Thiện Nam Tử! Thần Lực của ông thì Ma Quan, Ngoại Đạo, người huyễn hoặc không thể cho rằng ông là thứ tạp, mược Uy Lực của ông khiến cho Pháp trụ lâu, chúng Phàm mù điếc nghe Pháp thấy Đạo , khiến cho tu học dần dần đến đường của ba Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát)

Thiện Nam Tử! Trong Pháp tám chữ này, có Ấn tên là Tinh Tiến (Vīrya) hay mãn tất cả Nguyện của người trì tụng. Khi làm Pháp thời trước tiên nên kết Ấn này thì việc ấy mau thành tất cả cát tường, ngày đêm tăng trưởng, cùng với Tâm quy đều được trong tay, mặc tình khoái lạc, thọ dụng không cùng tận”

_Kim Cương Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Pháp kết Ấn có quy tắc như thế nào? Nguyện xin Đức Phật vì con nói, nay con vui thích nghe Pháp bí yếu, cho đến chứng Phật Bồ Đề xong, đem Pháp này tuyên bày bgia1o hóa tất cả hữu tình khiến cho mau ngộ được Môn Bí Tạng của Phật, được Uy Lực lớn như con không có khác, rồi quay lại dùng Thần Thông chiết phục nhóm bọn Thiên Ma, Ngoại Đạo khiến cho vào của của Đại Thừa Phật Chính Pháp, khiến cho thấy vết tích của lối đi vượt qua bờ bên kia”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Phàm muốn niệm tụng Bát Tự Đà La Ni này. Khi muốn làm Pháp kết Ấn thời rửa sạch hai bàn tay, lấy nhóm hương tốt thượng diệu: Bạch Đàn, Uất Kim, Long Não, Trầm Thủ… hòa với nước mài trên đá, sau đó dùng bùn hương xoa bôi hai tay, lau cho kỹ khiến cho hơi thơm nhận vào thịt. Liền ở trước mặt Phật, quỳ gối chắp tay, rộng phát Đại Nguyện, đỉnh lễ chư Phật, rồi nói lời này:

Kính lễ Sa La Vương Phật (Tên Phạn là Sa Lễ Nại La La Nhạ: Sālendra-rāja)

Kính lễ Khai Phu Hoa Vương Phật (tên Phạn là Tam Củ Tô Nhị Đa: Saṃpuṣpīta)

Kính lễ Bảo Tràng Phật (tên Phạn là La Đát Nẵng Kế Đô: Ratna-ketu)

Kính lễ A Di Đà Phật (tên Phạn là A Nhĩ Đá Bà Dã: Amitābhāya)

Kính lễ Vô Lượng Thọ Trí Phật (tên Phạn là A Nhĩ Đá Chỉ Nương Nẵng: Amitāyurjñāna)

Kính lễ Sơn Vương Phật (tên Phạn là Thế Lễ Nại La Nhạ: Giriv_rāja)

Kính lễ Tác Nhật Quang Phật (tên Phạn là Nễ Băng Ca La: Dīpaṃkāra)

Kính lễ Cực An Ổn Phật (tên Phạn là Tô Khất Sử Ma: Sukṣma)

Kính lễ Thiện Nhãn Phật (tên Phạn là Tô Ninh Đát La: Sunetra)

Kính lễ Pháp Tràng Phật (tên Phạn là Đạt Ma Kế Đô: Dharma-ketu)

Kính lễ Quang Man Phật (tên Phạn là Bất Hống Bà Ma Lý: Prabha-māle)

Mười một tên Phật bên trên, chí Tâm xưng niệm, vận Tâm đỉnh lễ. Tưởng tượng của Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật với Văn Thù Ngũ Kế Đồng Tử, thỉnh xin gia bị. Liền kết Đại Tinh Tiến Ấn ấy.

Ấn là: chắp hai tay lại, tám ngón tay cùng cài chéo nhau co vào trong lòng bàn tay, hơi co hai ngón cái cùng kèm nhau, đè dính trên lóng mà hai ngón trỏ đã co lại, gọi là Đại Tinh Tiến Ấn, đây là điều mà tất cả Phật đã nói. Khi muốn niệm tụng, kết Ấn thời dùng Chú Bát Tự Đà La Ni.

Chú là:

Án, a vị la hồng, khước chiết la

*)OṂ_ AḤ VĪRA HŪṂ KHACARAḤ

 

_Tiếp theo, nói Như Ý Bảo Ấn.

Ấn là: Hai tay lại cùng cài chéo các ngón tay, dựng 2 ngón trỏ cùng trụ nhau, co 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay cùng cài chéo nhau. Ấn này cũng gọi là Đại Tinh Tiến Như Ý Bảo Ấn.

Liền nói Chú là:

“Án, đế-nho phộc la, tát bà la-tra, sa đà ca, tất địa gia, tất địa dã, chân đa ma ni, la đa na, hồng”

*)OṂ_ TEJO-JVALA, SARVĀRTHA SĀDHAKA, SIDDHYA SIDDHYA,

CINTĀMAṆI-RATNA SVĀHĀ

Nếu người trì tụng Bát Tự Đà La Ni đều nên dùng hai Ấn trên, tụng Đà La Ni trước, sau đó kết Ấn. Ấn này hay rộng làm tất cả việc đều được thành tựu

Nếu khi muốn đeo, đội trang nghiêm trên thân thời đều nên Chú vào áo 7 biến, sau đó đeo, liền được ủng hộ thân của mình, thường tất cả người cung kính.

Nếu muốn vào trận chiến đấu , khi đi thời đều Chú vào hết thảy khí trượng 1008 biến rồi mang theo thân vào trận chống ngăn kẻ địch, ắt giặc kia sợ hãi không dám chống lại, tự nhiên lui tan không dừng chân được.

Lại có Pháp. Nếu muốn giáng phục tất cả oán địch, người ác đeo bám thân… Chú vào quần áo 1008 biến rồi khoác lên thân thì oán địch đã gặp, người hung ác kia đều đến hàng phục

Lại có Pháp. Lấy châu báu, các nhóm báu tạp của vua chúa… Chú vào 1008 biến rồi an trên cây phướng, hoặc để trên thân của vị tướng quân, hoặc an trên voi ngựa… rồi đi vào chiến trận, đi trước dẫn đầu thì giặc kia từ xa nhìn thấy, tự nhiên hàng phục.

Nhóm Pháp như vậy vô lượng vô biên chẳng thể xưng số. Hai Ấn lúc trước ấy thường nên y theo thanh tịnh kết dùng để hộ cho thân ấy được Báo sống lâu, hay trừ tất cả bệnh, phá tất cả Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) Ma ác, Ngoại Đạo với các người ác chẳng thể gây chướng ngại.

Như Pháp dùng Ấn thì tất cả Chú Thần mỗi mỗi Thời hiện thân, người trì tụng mau được Tất Địa (Siddhi) cũng được tất cả chư Phật ở mười phương từ xa khen ngợi, dạy bảo (sắc) Bồ Tát, Kim Cương với nhóm tám Bộ đi theo ủng hộ, trợ giúp sức mạnh. Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử ngày đêm đi theo làm bạn, chẳng buông bỏ, ở bên cạnh người ấy hiện mọi loại thân đồng thi hành sự nghiệp, vì người ấy nói Pháp thù thắng chẳng để cho người ấy lùi Quả Bồ Đề.

Công năng của hai Ấn ấy hay vì chúng sinh trừ tôi được Phước. Chỉ có Đức Phật hay biết, chẳng phải là nơi mà người phàm đo lường thấu đạt được. Người làm Pháp dùng Tâm siêng săng ra công ngày đêm chẳng trụ, Ý đừng duyên vào điều khác, tự sẽ có chứng nghiệm”

_Bấy giờ, Kim Cương Bồ Tát lại từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, nhiễu quanh theo bên phải ba vòng, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, rồi nói lời như vậy: “Hiếm được nghe Diệu Pháp!

Lành thay! Rất ư đặc biệt lạ kỳ khó thể nghĩ! Nay con được nghe sức của Bí Mật Đại Uy Đức Đà La Ni Pháp Tạng khiến cho Phước Đức, Thần Thông của con tăng thịnh thêm gấp bội. Cung Ma chấn động, ánh sáng bị diệt hết. Trong Thế Giới Sa Bà (Sahāloka-dhātu): nhóm quốc vương, đại thần, tám Bộ ở Thiệm Bộ Châu (Jambu-dvīpa) này được Phước đông đầy, tăng dáng tôn nghiêm, không có các sự đau dớn bực bội, thọ mệnh kéo dài, người dân hòa an. Loại giặc ác đánh cướp đều ở cảnh của mình (bản mình) ngưng dứt sự xâm nhiễu, kính Phật, tin Pháp, thỉnh Tăng cầu Phước. Do Phước Lực của Đà La Ni khiến cho Uy Thần của con khiến chư Thiên với con người được lợi ích như vậy. Nguyện Pháp Môn này ở Diêm Phù Đề được rộng hành lưu bày, lợi ích cho tất cả chúng sinh đời vị lai.

Nguyện xin Đức Thế Tôn nói công năng lợi ích của Đà La Ni này. Nếu hiện tại, vị lai có chúng sinh phát Tâm thọ trì thì hay thành việc gì? Được Phước như thế nào? Nguyện xin Đức Như Lai vì con nói đầy đủ”

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Lành thay Thiện Nam Tử! Ông đối với Đà La Ni này, xưa kia từng trải qua chút phần được nghe, nên một niệm tùy vui mà thọ trì, cho nên ngày nay ông có hiệu là Kim Cương Phẫn Nộ Đại Lực, bên trên đến cõi Hữu Đỉnh (Kaniṣṭha: Sắc Cứu Cánh Thiên), bên dưới đến cực của Phong Luân, trải ngang đến mười phương. Tất cả Ma Vương với các quyến thuộc thường ở bên trong bốn Sinh (sinh từ trứng, sinh từ bào thai, sinh ở nơi ẩm thấp, hóa sinh) với sáu nẻo (Trời, người, A Tu La, bàng sinh, quỷ đói, địa ngục) hoặc gây rối loạn chúng sinh, hay khiến cho hữu tình chẳng chán ghét năm Dục. Chỉ có sức Kim Cương phẫn nộ của ông đóng kín cửa của sáu nẻo với cảnh của năm Dục, dựng Đạo Trường của Phật khiến cho người, Trời đi đến nhìn thấy Thật Tính của Phật, đập nát sự ham muốn si mê của Ma, y theo ông chọn lấy điều chính đúng. Xưa kia ông từng tạm nghe,cho nên tùy vui niệm tụng mới được sức Đại Uy Thần như vậy, huống chi là Bồ Tát với các người thuộc Thanh Văn, Duyên Giác và hữu tình nghe Đà La Ni Bát Tự Thần Chú với hai Ấn này, thọ trì, đọc tụng, viết chép, nghĩ nhớ… hoặc hay tự mình làm với khuyên người thọ trì. Pháp này quyết định mau chứng quả A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

Thiện Nam Tử! Nơi mà có Đà La Ni này lưu bày, nên biết đều là Uy Lực của Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử mà được nghe Pháp này. Nếu cõi nước, thành ấp có nơi để Pháp này thì nhóm Bồ Tát, Bích Chi, Thanh Văn, Đại Tiên khổ hạnh với hàng Chú Tiên, Trời, Rồng, Tu La, Kim Xí Điểu Vương cho đến hàng người, Phi Nhân… trụ ngay ngắn ở bên trong, thường sẽ vây quanh khen ngợi, cúng dường, hộ giữ Kinh này

Kim Cương Bồ Tát Thiện Nam Tử! Đà La Ni Bát Tự Mật Tạng này là Pháp Tạng (Dharma-garbha) phát ra từ Kinh Phật Thân (Buddha-kāya), cũng gọi là Kinh Văn Thù Đồng Tử Biến Thân Bát Tự Chú. Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện sau khi Ta diệt độ, khi Pháp muốn diệt, lúc thọ nhận Pháp này: đọc tụng, viết chép, tôn trọng, khen ngợi, dùng mọi loại hương, hoa, hương bột, hương xoa bôi, dù, lọng, phướng, phan, chuông, trống, khánh, chuông lắc tay… tấu âm thanh màu nhiệm ca vịnh khen ngợi, với quần áo thượng diệu cung kính cúng dường. Nên biết người này ở trong đời hiện tại được mười loại quả báo. Nhóm nào là mười?

Một là: Trong nước không có binh phương khác, oán tặc xâm phạm biên giới gây nhiễu

Hai là: Chẳng bị mặt trời, mặt trăng, 5 vì sao, 28 Tú, các ác biến quái dấy lên các tai hoạn

Ba là: Trong nước có nhóm Quỷ Thần ác cùng đi gây tạo các bệnh dịch thì Thiện Thần bảo vệ đất nước, giúp cho vạn dân an vui.

Bốn là: Trong nước không có nhóm nàn về: gió, lửa, sương, mưa đá, sấm sét

Năm là: Tất cả người dân trong đất nước chẳng bị tất cả oan gia được dịp thuận tiện hãm hại

Sáu là: Tất cả người dân trong nớc chẳng bị các Ma áp bức

Bảy là: Người dân trong nước không có các sự chết đột ngột vướng vào thân

Tám là: Chẳng bị vua ác thi hành các nỗi khổ tai nghiệt, không có gió mạnh bạo chẳng đúng thời gây tổn hại cho mầm mạ. Năm loại lúa đậu được mùa, quả ngọt dư đầy

Chín là: Rồng hiền thiện đi vào biên giới tuôn mưa đúng thời, chẳng tuôn mưa không đúng thời. Hoa đẹp, thuốc, cây thảy đều xum xuê đông đầy. Thiên Nhân, loại Tiên mỗi mội thời đều hiện xuống. Không có tên gọi về hạn hán, lụt lội chẳng điều hòa.

Mười là: Người dân trong nước chẳng bị cọp, sói, tê giác, thú, các tạp độc ác gây tổn hại

Kim Cương Bồ Tát Thiện Nam Tử! Bát Tự Đà La Ni Bí Mật Tạng Môn này ở chỗ nào. Nếu có người hồi Tâm, một niệm cung kính cúng dường thì được mười quả báo lúc trước, huống chi là có người Chính Ý phát Tâm trì niệm tụng, siêng năng cực khổ chẳng lùi, ngày đêm ngồi Thiền, quán hình tượng Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử, cúng dường không có giảm bớt, chẳng thiếu sót, mỗi mỗi thời hành Đạo, xưng niệm tên ấy mà (Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử) chẳng vì người này hiện thân cho mãn nguyện cầu thì không có chuyện đó”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì các Đại Chúng lại nói kệ là:

“Cúng dường đấng cứu đời

Tạng bí mật thù thắng

Văn Thù nói Pháp này

Nếu người hay thọ trì

Xưng nguyện người trước ấy

Viên mãn Phước đầy đủ

Đại phú quý, nhiều tiền

Tiếng vang khắp mười phương

Nếu người nơi Kinh này

Tù vui, một niệm thiện

Trì một Đà La Ni

Hoặc tụng Bát Tự Chú

Phước ấy chẳng hư hão

Mau được đại cát tường

Dung mạo đều đoan nghiêm

Giống như tượng Thiên Đồng

Thân hình mười sáu tuổi

Đầy đủ bảy biện bài

Thường được giàu có lớn

Đời đời mặc tình vui

Không có các bệnh khổ

Sức Bi Nguyện Văn Thù

Khiến các loại hữu tình

Đời này được an ổn

_Nếu có các quốc vương

Muốn đến nước phương khác

Vào trận tình chiến đấu

Viết Đà La Ni này

Chân Chân Ngôn tám chữ

Đội trên đầu, đeo thân

Tâm thường ơm nghĩ nhớ

Chẳng bị oan gia hại

_Lại có Pháp thù thắng

Giáng phục sức binh khác

Liền vẽ tượng Văn Thù

Đồng Tử năm búi tóc

Cỡi ngồi trên chim công

Để ở đầu cây phướng

Hoặc khiến tay người cầm

Khiến đi trước hàng quân

Các giặc từ xa thấy

Tự nhiên đều lui tan

_Hoặc lấy nhóm vàng, bạc

Tạo làm tượng Đồng Tử

Mọi loại diệu trang nghiêm

Để ở trên phan, phướng

Đem vào trong chiến trận

Ba quân đễu cứng mạnh

Nhóm mâu, giáp, khí trượng

Lửa Uy Quang sáng rực

Các giặc, nhóm ngu ác

Ứng thời đều lui tan

Hoặc mê mất Bản Tâm

Khẩn khoản tự hàng phục

_Quốc chủ, người, Phi Nhân

Các nhóm loại Tiên Nhân

Dược Xoa với La Sát

Càn Thát, Khẩn Na La

Nhóm Bố Đan, Yết Tra

Quỷ Mẫu với Rồng, Thần

Trùng, sói và cọp, beo

Sư tử, các loài voi

Các ác độc như trên

Thấy phướng đều quy Tâm

 

_Nay Ta lại bảo ông

Tất cả các Bồ Tát

Duyên Giác với Thanh Văn

Kim Cương, hàng quyến thuộc

Các loại Trời, Rồng, Thần

Chúng Tu La, Kim Điểu

Càn Thát, Khẩn Na La

Tất cả Ma Hầu La

Yết Tra Bố Đan Na

Quỷ Mẫu và nam nữ

A Bà Sa Ma La

Nhân Vương với Phi Nhân

Lại lại nghe cho kỹ

_Nay Ta nói lần nữa

Hạnh Bi Nguyện Văn Thù

Tất cả các Thế Giới

Nơi có cõi nước Phật

Đại Thừa đã lưu bày

Đều là sức Văn Thù

_Trong cõi nước mười phương

Bồ Tát với Thanh Văn

Được đăng lên địa vị

Đều là sức Văn Thù

_Chín mươi lăm (95) loại nhóm

Tu Tiên, Nghiệp khổ hạnh

Được sinh lên Phi Tưởng (Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ)

Đều là sức Văn Thù

_Người sinh các Trời khác

Thọ trì năm dục lạc

Thọ mệnh được trường tồn

Đều là sức Văn Thù

_Các nhóm Tu La Vương

Du hành vòng bốn biển

Uy Lực mạnh khó chống

Đều là sức Văn Thù

Đều là sức Văn Thù

_Thiên Đế cùng Tu La

Ở trên biển lớn ấy

Chiến đấu không sợ hãi

Đều là sức Văn Thù

_Các Rồng không nạn sợ

Chẳng sợ Kim Điểu ăn

Giải thoát lo bị chết

Đều là sức Văn Thù

_Các Rồng nhỏ mỏng phước

Chẳng lo bị cát nóng

Thân thể được trong mát

Đều là sức Văn Thù

_Đại Uy Kim Xí Điểu

Hay ăn các châu báu

Vào bụng đều tiêu hóa

Đều là sức Văn Thù

_Phạm Vương, Đại Tự Tại

Dưới đến bốn Thiên Vương

Cứu giúp các người dân

Đều là sức Văn Thù

_Công Đức Đại Thiên Nữ

Hay mãn sự nghèo túng

Quần áo, bảy báu tạp

Đều là sức Văn Thù

_Văn Thù Đồng Tử Nguyện

Tất cả Phật mười phương

Còn chẳng biết bờ mé

Huống cho loại phàm phu

Đo lường biết nguồn mé

Như muốn hưng Tâm đo

Hằng sa có thể tính

Văn Thù Đồng Tử Nguyện

Chẳng biết nởi đầu lông

Văn Thù Đồng Tử Tuệ

Chỉ trừ Đẳng Diệu Giác

Sơ Địa đến Thất Địa

Không thể biết mảy bụi

Huống chi chúng Thanh Văn

Nhóm loại Bích Chi Phật

Biết Tuệ của Văn Thù

_Văn Thù: bốn biện tài

Đều nói Pháp cứu cánh

Người nghe đều giī thoát

Đến bờ kia của Phật

 

_Nay Ta lớp lớp khen

Hạnh Diệu Tuệ Văn Thù

Chí Nguyện rất sâu rộng

Hay mãn tất cả chúng

Bồ Tát; vui bậc nhất

Phật mười phương cũng khen

Đồng Tử hành Bi Nguyện

_Ông, các chúng Bồ Tát

Với các chúng tám Bộ

Đừng dùng Tâm khinh mạn

Văn Thù Đồng Chân Tử

Thường nên cung kính lễ

Lấy hương hoa thượng diệu

Với hương thơm, vị ngọt

Thức ăn uống, quả trái

Cúng dường Đồng Chân Tử

_Tất cả các Bồ Tát

Các Rồng, Thần tám Bộ

Nhân Vương, loại bình dân

Tuy nghe Bồ Tát khác

Thần Thông chẳng thể bàn

Do đó chẳng bằng vẽ

Tượng Ngũ Kế Đồng Tử

Với trì Đà La Ni

Câu Chân Ngôn tám chữ

Làm Pháp chẳng lười nghỉ

Mau lên quả Phật Địa

Quyết định không có nghi”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Uy Đức của chư Phật với Thần Thông biến hóa của các Bồ Tát cũng chẳng thể nghĩ bàn, Pháp Bảo Tạng này cũng chẳng thể nghĩ bàn.

Thế nên Kim Cương Thủ! Ông thường tinh cần nghĩ nhớ cung kính, cho đến quốc vương, người dân trăm quan, Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, thanh tín, sĩ nữ và các Pháp Sư… hay thường nghĩ nhớ. Pháp Bảo của Đà La Ni này có công năng chẳng thể nghĩ bàn. Pháp này cho chúng sinh rộng hành lưu thông, từ nước này đến nước khác, cho đến thôn phường có người trụ xứ, thứ tự đem truyền thụ, nơi các Đại Chúng lưu bày chẳng dứt, khiến cho người thọ trì được Phước vô lượng. Cho đến nước khác nghe có người hiền thiện với hàng quốc vương u thích Đại Thừa tìm kiếm bạn lành thì liền nên đến nước ấy khiến vị quốc vương kia với các người dân khiến cho thọ trì, viết chép, đọc tụng, kính tin, không có nghi ngờ.

Nếu muốn ủng hộ kết Giới, nên dùng Đà La Ni này. Tất cả các nơi đều thông dụng vậy

Nếu có Pháp Sư thích trì Pháp này, cũng truyền thụ cho. Vị Pháp Sư ấy được Pháp này xong, thường nên cung kính Đà La Ni này như Đức Phật không có khác. Như người đối với chỗ của Pháp Sư này sinh Tâm tôn trọng.

_Kim Cương Bồ Tát Thiện Nam Tử! Nếu người nghe Kinh Pháp Bảo Tạng này mà chẳng thể thọ trì, đọc tụng, viết chép, cúng dường, chẳng vì người khác rộng nói lợi ích, chẳng truyền cho người Đà La Ni này. Các người của nhóm này cũng chẳng thể phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi) cho chúng sinh. Như nhóm người này sẽ bị tội lớn, như phạm nhóm tội: bốn nặng, năm nghịch không có khác vậy. Tất cả chư Phật với các Bồ Tát thường sẽ xa lìa”

_Đức Phật bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Ở đời Mạt Thế sau này, nếu có người nam, kẻ nữ chê bai Kinh này với phát ra lời nói thô thiển, nói Kinh Pháp này chẳng phải là điều do Đức Phật nói. Nên biết là Oán của tất cả chư Phật, ở

Địa Ngục A Tỳ (Avīci) ngàn khiếp chịu sự đau khổ lớn, khi hết kiếp lại sinh trong Địa

Ngục khác chịu các khổ não chẳng thể cùng tận”

Lúc đó, Kim Cương Bồ Tát nghe Đức Phật nói Pháp này xong, liền ở trước mặt Đức Phật vui mừng hớn hở, dùng Kệ khen Đức Phật:

“Rộng lợi ích hữu tình

Nói Đà La Ni này

Với tuyên Kinh tối thắng

Cũng vì lợi ích Ta

Cũng lợi các chúng sinh

Khiến được an vui lớn

Giống như Phật Thế Tôn

Xưng tán Đức (Guṇa) chư Phật

Tất cả nghĩa các Chú

Điều hay nên siêng hành

Hiếm có, chưa từng thấy

Nói lợi chúng sinh nên

Nay con sẽ đỉnh lễ

Đại Bồ Tát tối thắng

Tượng Văn Thù Đồng Tử

Như Giáo, đỉnh đội hành”

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Như Lai bảo Kim Cương Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Nay ông hay nhiếp tất cả các hữu tình, cho nên phát Tâm lớn, rộng hay tu hành việc lợi ích lớn

Này Thiện Nam Tử! Nay Ta đem Pháp này giao phó cho Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử giữ lấy, khiến cho trong đời sau, ở Thiệm Bộ Châu rộng vì chúng sinh tuyên truyền lưu bày”

Văn Thù Sư Lợi liền ở trước mặt Đức Phật vui mừng hớn hở, mỉm cười vui vẻ rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay mong Đức Như Lai ở trước mặt Đại Chúng, giao phó Đà La Ni Pháp Tạng Kinh này. Con sẽ ủng hộ, con sẽ thọ trì. Sau khi Đức Thế Tôn vào Niết Bàn, ở trong đời ác khiến cho chúng sinh y theo Pháp thọ trì, rộng hành lưu bày thường chẳng cho đứt mất”

Lúc đó, khi Đức Thế Tôn nói Pháp này thời vô lượng vô biên các hàng chúng sinh nghe Pháp này đều được lìa ưu não, vô lượng chúng sinh phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Kinh này xong thời Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử với Kim Cương Bồ Tát, chư Thiên, Rồng, Thần, chúng loại của tám Bộ…..đồng thanh khen ngợi: “Đức Thích Ca Như Lai hay nói Pháp này! Lành thay! Thật hiếm có, chưa từng được nghe!”…. đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật, vui mừng hớn hở, một lòng phụng hành

 

KINH VĂN THÙ SƯ LỢI BẢO TẠNG ĐÀ LA NI

_Hết_

24/03/2015

Pages: 1 2