KINH PHẬT DANH 

Hán dịch: Mất Tên Người Dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 19

Bấy giờ, Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Tóm lại, các Đức Phật trong hiện tại không thể nói hết được.

Này Xá-lợi-phất! Giống như hằng hà sa số thế giới ở phương Đông, hằng hà sa số thế giới ở phương Nam, hằng hà sa số thế giới ở phương Tây, hằng hà sa số thế giới ở phương Bắc, hằng hà sa số thế giới ở phương Trên, Dưới, bốn gốc. Tất cả các thế giới ấy phía dưới tận thủy tế, phía trên thấu trời Hữu đảnh chứa đầy cả vi trần. Này Xálợi-phất! Ý ông nghĩ sao? Như vậy, số lượng vi trần kia có thể biết được chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không.

Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Ta đã thấy chư Phật đồng danh hiệu Thích-ca Mâu-ni, mẹ đồng danh hiệu Ma-ha Ma-da, cha đồng danh hiệu Du-đầu-đàn Vương, đất nước đồng danh hiệu Ca-tỳ-la, những đệ tử Thanh văn bậc nhất của các Đức Phật kia đồng danh hiệu Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, đệ tử thị giả đồng danh hiệu A-nan hiện rõ trước mặt cũng nhiều như vậy. Huống nữa còn bao nhiêu danh hiệu cha, mẹ, đất nước, đệ tử, thị giả của chư Phật khác nữa. Này Xá-lợi-phất! Với số vi trần trong vô số thế giới có thả vi trần hoặc không thả vi trần ấy, phía dưới tận Thủy tế, phía trên thấu trời Hữu đảnh, lại có người lấy những hạt vi trần ấy, với bao nhiêu số vi trần là chừng đó quốc độ của Phật, rồi trải qua atăng-kỳ ngàn vạn ức na-do-tha quốc độ như vậy làm một bước.

Này Xá-lợi-phất! Người kia lại đi qua bao nhiêu so thế giới nhiều như vi trần làm một bước kia và trải qua trăm ngàn vạn ức nado-tha a-tăng-kỳ kiếp thả xuống một hạt vi trần. Như vậy, cho đến khi nào hết những hạt vi trần kia. Này Xá-lợi-phất! Bao nhiêu thế giới hoặc được thả vi trần hoặc không được thả vi trần như thế đều đầy cả vi trần rồi lại có người lấy đi chừng ấy số vi trần đi qua số thế giới nhiều như chừng ấy vi trần làm một bước, trải qua bao nhiêu trăm ngàn vạn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp (hành) thả xuống một hạt vi trần. Như vậy, cho đến khi nào hết những hạt vi trần kia. Này Xá-lợiphất! Ý ông nghĩ sao? Số lượng vi trần đó có thể biết được chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không.

Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Số lượng vi trần ấy có thể biết được, nhưng số lượng các Đức Phật đồng danh hiệu Thích-ca Mâu-ni, mẹ đồng danh hiệu Ma-ha Mada, cha đồng danh hiệu Du-đầu-đàn Vương, đất nước đồng danh hiệu Ca-tỳ-la, những đệ tử Thanh văn bậc nhất của Đức Phật kia đồng danh hiệu Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên, đệ tử thị giả đồng danh hiệu Anan-đà thì không thể biết hết được.

Này Xá-lợi-phất! Lại có người lấy một hạt vi trần trong số vi trần kia đem nghiền ra làm thành lượng thế giới khắp mười phương. Như vậy số vi trần khác cũng đem nghiền ra hay làm thành vi trần bằng số thế giới trong mười phương. Này Xá-lợi-phất! Ý ong nghĩ sao? Số lượng vi trần ấy có thể biết được chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không.

Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Có người đi qua cõi Phật nhiều như số vi trần kia làm một bước. Như vậy, người ấy dùng thần thông mau chóng đi về vô lượng, vô biên kiếp thế giới ở phương Đông lại thả xuống một hạt vi trần. Hết phương Đông với số thế giới vi trần như vậy, hoặc được đặt vi trần, hoặc không được đặt, dưới đến tận Thủy tế, trên thấu trời Hữu đảnh chứa đầy cả vi trần. Như vậy, phương Nam và cho đến mười phương, phía dưới đến tận Thủy tế, phía trên thấu trời Hữu đảnh chứa đầy vi trần. Này Xá-lợi-phất! Ý ông nghĩ sao? Số lượng vi trần kia có thể biết được chăng?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

–Bạch Thế Tôn! Không.

Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Số lượng của bao nhiêu vi trần kia có thể biết được, nhưng trong đời hiện tại, số lượng các Đức Phật đồng danh hiệu Thích-ca Mâu-ni, mẹ đồng danh hiệu Ma-ha Ma-da, cha đồng danh hiệu Duđầu-đàn Vương, đất nước đồng danh hiệu Ca-tỳ-la, những đệ tử Thanh văn bậc nhất của Đức Phật kia đồng danh hiệu Xá-lợi-phất và Mụckiền-liên, đệ tử thị giả đồng danh hiệu A-nan-đà thì không thể biết được, huống chi có bao nhiêu danh hiệu Đức Phật, danh hiệu cha, mẹ, đất nước, đệ tử, thị giả khác.

Này Xá-lợi-phất! Ta ở đời bao nhiêu số kiếp như vi trần chỉ nói một danh hiệu đồng danh hiệu Đức Phật Thích-ca Mâu-ni mà không hết được. Như vậy, đồng danh hiệu Đức Phật Nhiên Đăng, đồng danh hiệu Đức Phật Đề-bà-diên, đồng danh hiệu Đức Phật Đăng Quang Minh, đồng danh hiệu Đức Phật Nhất Thiết Thắng, đồng danh hiệu Đức Phật Đại Xưng, đồng danh hiệu Đức Phật Ba-đầu-ma Thắng, đồng danh hiệu Đức Phật Tỳ-bà-thi, đồng danh hiệu Đức Phật Thi-khí, đồng danh hiệu Đức Phật Tỳ-xá-phù, đồng danh hiệu Đức Phật Câulưu-tôn, đồng danh hiệu Đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, đồng danh hiệu Đức Phật Ca-diếp… cho đến đồng danh hiệu thị giả trong đời hiện tại ta biết rất rõ, các ông phải nên hết lòng kính lễ.

Bấy giờ, Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Nếu thiện nam, thiện nữ nào cầu Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng thì trước hết phải sám hối tất cả tội lỗi. Nếu Tỳ-kheo phạm bốn tội trọng, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni phạm tội căn bản xuất gia, Ưu-bà-tắc phạm giới trọng Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di phạm giới trọng Ưu-bà-di, những người này muốn sám hối thì nên tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục chỉnh tề, không dùng thức ăn có mùi hôi, cay, phải nên ở chỗ thanh vắng, sửa sang phòng ốc, dùng các tràng hoa trang nghiêm đạo tràng, thoa hương, vẽ tranh, treo bốn mươi chín cờ phướn rồi an trí tượng Phật trên một tòa cao trang nghiêm, đốt các thứ hương Chiênđàn, Trầm thủy, xông hương Lục-đa-dà-la-tô-thát-đà và các loạt mạt hương, đồ hương, đốt những loại hương vi diệu, rải các thứ hoa như vậy.

Những người này phải phát nguyện đem tâm Từ bi rộng lớn cứu khổ chúng sinh, người chưa độ khiến họ được độ, người chưa giải thoát khiến họ được giải thoát, người chưa an ổn thì giúp họ được an ổn, người chưa đạt đến Niết-bàn thì làm cho họ đạt đến Niết-bàn. Ngày đêm suy nghĩ về bản hạnh tu hành khổ hạnh của Như Lai, ở trong vô lượng kiếp chịu các khổ đau mà không phát sinh nhàm chán, vì cầu Bồ-đề vô thượng cho nên đối với tất cả chúng sinh tự sinh tâm thấp kém, giống như tâm kẻ nô lệ. Như vậy, nếu Tỳ-kheo nào sám hối bốn trọng tội, trong bốn mươi chín ngày đêm phải đến trước tám vị Tỳkheo thanh tịnh phát lồ tội đã phạm. Cứ bảy ngày một lần phải nên hết lòng sám hối tội của mình đã phạm trước đây, nhất tâm quy mạng chư Phật trong mười phương, tùy theo hoàn cảnh và kha năng xưng danh hiệu lễ bái. Như thế cho đến hết bốn mươi chín ngày chắc chắn tội được tiêu trừ.

Khi người ấy được thanh tịnh thì có tướng hiện ra, hoặc trong lúc tỉnh táo, hoặc trong giấc mộng, thấy chư Phật trong mười phương đến thọ ký và dẫn đến đạo tràng cùng làm bạn với mình, hoặc được xoa đầu và bảo “Tội đã hết”, hoặc thấy mình được theo đại chúng vào trong chúng hội, hoặc ở chỗ đang thuyết pháp, hoặc thấy các thầy Samôn tịnh hạnh dẫn đến đạo tràng chỉ cho thấy những Đức Phật kia.

Này Xá-lợi-phất! Nếu trong khi các Tỳ-kheo sám hối tội lỗi mà thấy tướng như vậy thì biết rằng tội lỗi của họ đã hết, chấm dứt tâm điên đảo.

Tỳ-kheo-ni nào sám hối tám tội trọng nên làm như pháp Tỳkheo, đủ bốn mươi chín ngày thì được thanh tịnh, chấm dứt tâm điên đảo.

Nếu Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni sám hối tội căn bản nên đến trước bốn Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, như pháp sám hối ở trên, đủ hai mươi mốt ngày thì biết đã được thanh tịnh, ngoại trừ không hết lòng.

Nếu Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di muốn sám hối phải nên hết lòng cung kính Tam bảo, hoặc khi thấy Sa-môn phải cung kính lễ bái, phát sinh ý nghĩ khó gặp được, nên thỉnh các vị đến đạo tràng, rồi đem các phẩm vật cúng dường. Nên thỉnh một vị Tỳ-kheo mà mình kính trọng rồi đến chỗ vị ấy phát lồ các tội lỗi đã phạm, hết lòng sám hối, nhất tâm quy mạng, xưng danh hiệu chư Phật trong mười phương. Như vậy, đủ bảy ngày chắc chắn được thanh tịnh, chấm dứt tâm điên đảo. Khi ấy, Đức Thế Tôn nói kệ:

Đạt đến Bồ-đề hàng phục ma
Tự tại kinh hành dưới gốc cây
Đạt đến vô ngại mắt và thân
Pháp giới bình đẳng như hư không.
Như số vi trần mười ức cõi
Chúng Bồ-tát đệ tử vây quanh
Đối với tất cả tâm vắng lặng
Khéo ở trong các hạnh Phổ Hiền.
Thân Phật trang nghiêm và đẹp đẽ
Phóng ra vô lượng thứ ánh sáng
Chiếu khắp các cõi trong mười phương
Năng lực chư Phật không thể nghĩ.
Thấy các quốc độ đều sạch sẽ
Đầy vô lượng sắc đẹp thanh tịnh
Chư Phật đã có việc thắng diệu
Nương oai Thần Phật thấy đại chánh.
Thế giới phương Đông gọi Bảo tràng
Xa lìa các uế, đẹp trang nghiêm
Nơi ấy tự tại Phật Bảo Đăng
Hiện nay đang ở thế giới đó.
Phương Nam quốc độ Pha lê đăng
Thanh tịnh đẹp đẽ rất trang nghiêm
Như Lai Ma-ni Thanh Tịnh Vân
Hiện nay thuyết diệu pháp ở đời.
Phương Tây cõi thanh tịnh vô cấu
Gọi là thế giới Diệu an lạc
Phật kia Tự Tại Vô Lượng Thọ
Đệ tử Bồ-tát đang vây quanh.
Phương Bắc thế giới tên Hương đăng
Quốc độ trang hoàng bằng thanh tịnh
Chỗ hóa Phật Vô Nhiễm Quang Tràng
Hiện nay ở đạo tràng tự tại.
Lưu ly rực rỡ sắc nhiệm màu
Quốc độ thanh tịnh rất trang nghiêm
Vô Ngại Quang Vân Phật Như Lai
Hiện nay đang ở phương Đông bắc.
Trong thế giới Quang minh chiếu tràng
Hiện thấy các Bồ-tát đầy đủ
Nơi kia Tự Tại Hống Thanh Phật
Hiện nay đang ở phương Đông nam.
Thế giới Phật đủ thứ an lạc
Ma-ni trang nghiêm đẹp không dơ
Trăng trí tuệ đẹp như Tu-di
Hiện nay đang ở phương Tây nam.
Nay thấy Như Lai phương Tây bắc
Cõi Di-lưu quang minh bình đẳng
Nơi kia Đại Thánh Phật Tự Tại
Chúng đệ tử Bồ-tát vây quanh.
Thế giới phương Dưới, Tự tại quang
Quốc độ Thanh tịnh bảo viêm tàng
Vòng sáng nhiệm màu rất dễ thấy
Nay Phật ở cõi mầu nhiệm kia.
Thế giới phương Trên, Quang viêm tạng
Thế giới kia tên Tịnh vô cấu
Thấy mây công đức rực rỡ khắp
Hiện thấy Phật ngồi tòa Bồ-đề.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất cùng đại chúng nhờ thần lực của Phật thấy vô lượng, vô biên chư Phật ở quá khứ, vị lai và hiện tại ở khắp mười phương.

Khi ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất ở trong đại chúng, thương xót, nước mắt đầm đìa, thưa với Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thật hy hữu! Nếu thiện nam, thiện nữ nào không phát tâm Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng thì không thành Phật. Chúng con từ trước tới nay như cỏ mục, dẫu trải qua mùa xuân tươi tốt nhưng sợ rằng không thể kết trái ở mùa thu.

Lúc này, Tôn giả Xá-lợi-phất rời chỗ ngồi đứng dậy, trạch vai áo bên phải, quỳ gối chắp tay thưa Phật:

–Bạch Thế Tôn! Xin Thế Tôn giảng nói rộng danh hiệu của chư Phật ở trong mười phương, chúng con rất muốn nghe.

Đức Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất:

–Ông hãy chú tâm lắng nghe, Ta sẽ giảng nói:

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua trăm ngàn ức thế giới, có thế giới tên là Nhiên Đăng, nơi ấy có Đức Phật hiệu là Bảo Tập A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà, hiện đang thuyết pháp. Này Xálợi-phất! Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật này, hết lòng thọ trì, suy nghĩ kỹ thì thiện nam, thiện nữ ấy chắc chắn đạt được Tam-muội bảy giác phần, đạt được tâm không thoái chuyển đối với đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, vượt qua thế gian sáu mươi kiếp.

Khi ấy, Đức Thế Tôn đọc kệ:

Phương Đông cõi Nhiên đăng
Có Phật hiệu Bảo Tập
Nếu người nghe tên ấy
Vượt đời sáu mươi kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Phương Đông có thế giới tên Bảo Tập. Thế giới ấy có Đức Phật hiệu là Bảo Thắng A-la-ha Tam-miệu Tam-phậtđà, hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy, hết lòng thọ trì, đọc tụng, chắp tay lễ bái; hoặc nếu thiện nam, thiện nữ nào đem đầy đủ các châu báu trong tam thiên đại thiên thế giới bố thí, ngày nào cũng bố thí cho đến hết một năm, rồi đem phước đức bố thí này so với công đức nhất tâm lễ bái Đức Phật kia thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một.

Khi ấy, Đức Thế Tôn đọc kệ:

Thế giới tên Bảo tập
Có Đức Phật Bảo Thắng
Nếu người nghe tên này
Thí nhiều không bằng một.

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua tám trăm thế giới, có thế giới tên là Hương tích, nơi ấy có Đức Phật hiệu Thành Tựu Lô-xána A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu người nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy rồi thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ, lễ bái thì vượt khỏi thế gian năm trăm kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua ngàn thế giới, có thế giới tên là Đề-bạt-đề, nơi ấy có Đức Phật hiệu là Lô-xá-na Cảnh Tượng A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu Đức Phật ấy, rồi thọ trì, đọc tụng, chí tâm suy nghĩ, cung kính lễ bái, thì được giải thoát khỏi ba đường ác.

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua hai ngàn thế giới, có thế giới tên là Vô lượng quang công đức, nơi ấy có Đức Phật hiệu Lôxá-na Quang Minh A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy, năm vóc gieo xuống đất, một lòng kính trọng, thọ trì, đọc tụng, cung kính, lễ bái thì vượt khỏi thế gian hai mươi kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua ngàn thế giới, có thế giới tên là Khả lạc, nơi ấy có Đức Phật hiệu Bất Động Ứng Cúng Chánh Biến Tri hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy, rồi thọ trì, cung kính, lễ bái thì chắc chắn không thoái chuyển đối với quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng và tất cả các ma không thể quấy nhiễu.

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua ngàn thế giới, có thế giới tên là Bất khả lượng, nơi ấy có Đức Phật hiệu Đại Quang Minh A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật Quang Minh ấy, rồi thọ trì, đọc tụng, cung kính, lễ bái thì không bao giờ xa lìa tất cả các Đức Phật và Bồ-tát, chắc chắn đạt được không thoái chuyển đối với quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Này Xá-lợi-phất! Từ quốc độ Đức Phật ở phương Đông này trải qua sáu mươi thế giới, có thế giới tên là Nhiên đăng cự, danh hiệu của Đức Phật là Bất Khả Lượng Thanh A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nư nào nghe được danh hiệu Đức Phật A-di-đà kia, ba lần xưng: Nam-mô Vô Lượng Thanh Như Lai. Nam-mô Vô Lượng Thanh Như Lai. Nam-mô Vô Lượng Thanh Như Lai, thì chắc chắn không bị đọa vào ba đường ác, nhất định đạt được quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Này Xá-lợi-phất! Từ thế giới kia trải qua ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Vô trần, Phật hiệu là A-di-đà Câu-sa A-la-ha Tammiệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy, hết lòng kính trọng, thọ trì, đọc tụng, cung kính, lễ bái thì vượt khỏi thế gian mười hai kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua hai mươi ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Nan thang, nơi ấy có Phật hiệu Đại Xưng A-la-ha Tammiệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy, chắp tay nói như thế này: Nam-mô Đại Xưng Như Lai, thì cho dù có người dùng bay báu nhiều như núi Tu-di, cứ mỗi ngày đem bố thí cho đến hết một trăm năm, thì công đức bố thí này so với công đức lễ bái danh hiệu Đức Phật ấy thì trăm phần không bằng một, cho đến toán số phần cũng không bằng một.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua ba ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Quang minh, nơi ấy có Phật hiệu là Bảo Quang Minh A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào thọ trì danh hiệu Đức Phật ấy thì sẽ vượt qua thế gian một trăm kiếp, đạt được không thoái chuyển đối với quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Nếu người nào không tin là nghe danh hiệu Phật được công đức như thế thì người ấy sẽ bị đọa vào địa ngục A-tỳ suốt một trăm kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua mười ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Quang chiếu minh, nơi ấy có Phật hiệu là Đắc Đại Vô Úy A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy mà thọ trì, đọc tụng, cung kính lễ bái thì chắc chắn đạt được đại vô úy, thu hoặch vô lượng vô biên công đức.

Này Xá-lợi-phất! Trải qua bảy ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Ma-ni quang minh, nơi ấy có Phật hiệu là Nhiên Đăng Hỏa Ala-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu Đức Phật ấy, hết lòng cung kính lễ bái, thọ trì, đọc tụng, thì đạt được mười Lực của Như Lai.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua tám ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Chân thật, nơi ấy có Phật hiệu là Thật Thanh Như Lai A-laha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu Đức Phật ấy, thọ trì, đọc tụng, chí tâm lễ bái thì chắc chắn đạt được bốn Thánh đế và cũng nhất định đạt được quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua hai mươi ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Quang minh, nơi ấy có Phật hiệu là Vô Biên Vô Cấu Nhật A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hieu Đức Phật ấy, hết lòng tin nhận, thọ trì, đọc tụng, cung kính lễ bái, thì dù có người đem hết bảy báu trong tam thiên đại thiên thế giới bố thí, thì công đức bố thí này so với công đức nghe danh hiệu Đức Phật Vô Cấu rồi thọ trì, đọc tụng, ngàn vạn phần không bằng một. Vì sao? Vì căn lành của chúng sinh quá ít không thể nghe được danh hiệu Đức Phật Vô Cấu. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được vô lượng, vô biên lần danh hiệu Như Lai Vô Cấu thì người ấy không chỉ ở chỗ một Đức Phật gieo trồng các căn lành, cũng không chỉ ở chỗ ngàn Đức Phật gieo trồng các căn lành mà người ấy đã ở trong trăm ngàn vạn chỗ Đức Phật gieo trồng các căn lành, nên vượt qua thế gian bốn mươi tám kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua chín ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Diệu thanh, nơi ấy có Phật hiệu là Nguyệt Thanh A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy, thường thọ trì, đọc tụng, chí tâm kính lễ, thì sẽ đạt được tất cả công đức, trăm pháp đầy đủ như trăng tròn đầy, chắc chắn đạt được đạo quả Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua mười ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Vô úy, nơi ấy có Phật hiệu là Vô Biên Xưng A-la-ha Tammiệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật ấy, thọ trì, đọc tụng, chắp tay nói như vầy: “Nam-mô Vô Biên Xưng Thế Tôn”, thì dù có người đem bảy báu nhiều như núi Tu-di bố thí, ngày nào cũng thế, cho đến một trăm năm, thì công đức bố thí này so vơi công đức thọ trì danh hiệu Phật kia, trăm phần không bằng một… cho đến toán số, thí dụ không bằng được.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua một ngàn năm trăm quốc độ Phật, có thế giới tên là Nhiên đăng, nơi ấy có Phật hiệu là Nhật Nguyệt Quang Minh A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ nào nghe danh hiệu Đức Phật ấy, đọc tụng, thọ trì, quỳ xuống chắp tay, xướng lên ba lần: Nam-mô Nhật Nguyệt Quang Minh Thế Tôn. Nam-mô Nhật Nguyệt Quang Minh Thế Tôn. Nam-mô Nhật Nguyệt Quang Minh Thế Tôn, thì mau chóng thành tựu quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Này Xá-lợi-phất! Lại vượt qua ba mươi ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Vô Cấu, nơi ấy có Phật hiệu là Vô Cấu Quang Minh Ala-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu thiện nam, thiện nữ, Thiên, Long, Dạ-xoa, La-sát, người, chẳng phải người nghe được danh hiệu Đức Phật này, chac chắn không thoái chuyển đối với quả vị Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, cũng không đi vào đường ác.

Này Xá-lợi-phất! Từ phương Đông trải qua mười ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên là Bách quang minh, nơi ấy có Phật hiệu là Thanh Tịnh Quang Minh A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu Thiên, Long, Dạ-xoa, phi nhân nghe được danh hiệu Đức Phật này, chắc chắn được thân người, xa lìa tham sân si. Nếu người nào nghe danh hiệu Đức Phật này nhưng không tin thì bị đọa vào đại địa ngục sáu mươi ngàn kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua trăm quốc độ Phật, có thế giới tên là Thiện đức, Phật hiệu là Nhật Quang Minh A-la-ha Tam-miệu Tamphật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu người nào với tâm thanh tịnh, hết lòng xưng danh hiệu Đức Phật này thì công đức đạt đến chỗ đầy đủ như mặt trời, chắc chắn hành phục quân ma, ngoại đạo và vượt khỏi thế gian ba mươi kiếp.

Này Xá-lơi-phất! Lại trải qua sáu mươi ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên Trụ thất giác phần, Phật hiệu là Vô Biên Bảo A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu người nào nghe được danh hiệu Đức Phật này thì đạt được bảy Giác phần, có thể đưa chúng sinh đến chỗ thắng bảo, và chắc chắn thành tựu vô lượng công đức.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua năm trăm quốc độ Phật, có thế giới tên là Hoa cảnh tượng, Phật hiệu là Hoa Thắng A-la-ha Tammiệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu người nào nghe được danh hiệu Đức Phật này, tĩnh tâm, kính trọng, thì thành tựu tất cả các pháp thiện như hoa rộ nở, vượt khỏi thế gian năm mươi lăm kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua trăm ngàn quốc độ Phật, có thế giới tên Viễn ly nhất thiết ưu não, Phật hiệu là Diệu Thân A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu người nào nghe được danh hiệu Đức Phật này, chí tâm kính trọng, lễ bái, cúng dường thì chắc chắn xa lìa tất cả các trở ngại, không đi vào đường ác và vượt qua thế gian vô lượng kiếp.

Này Xá-lợi-phất! Lại trải qua na-do-tha quốc độ Phật, có thế giới tên là Bình đẳng, nơi ấy có Phật hiệu là Pháp Quang Minh Thanh Tịnh Khai Phu Liên Hoa A-la-ha Tam-miệu Tam-phật-đà hiện đang thuyết pháp. Nếu người nào nghe được danh hiệu Đức Như Lai này, thọ trì không quên thì vĩnh viễn rời xa ba đường ác.

Nam-mô Phật Pháp Quang Minh Thanh Tịnh Khai Phu Liên Hoa.

Này Xá-lợi-phất! Nếu Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bàdi muốn sám hối các tội lỗi, phải nên tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục trang nghiêm, sửa sang phòng ốc, bên trong thiết lập một tòa cao trang trí tượng Phật, treo hai mươi lăm phướn, dùng các thứ hoa hương cúng dường, tụng hai mươi lăm danh hiệu Phật, ngày đêm sáu thời sám hối, cho hết hai mươi lăm ngày thì các tội bốn trọng, tám trọng… đều được tiêu diệt. Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni cũng như vậy.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Cúi xin Thế Tôn vì con mà giảng nói danh tánh thọ mạng dài ngắn của bảy Đức Phật trong quá khứ. Chúng con rất muốn được nghe.

Đức Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất:

–Hãy lắng nghe! Ta sẽ giảng nói cho ông.

Này Xá-lợi-phất! Chín mươi mốt kiếp trong quá khứ có Phật hiệu là Như Lai Tỳ-bà-thi, ba mươi kiếp trong quá khứ có Phật hiệu là Như Lai Thi-khí, trong kiếp ấy lại có Như Lai Tỳ-xá-phù.

Từ đây trở về sau vô lượng, vô biên kiếp không có Đức Phật nào nữa, cho đến trong kiếp Hiền Thủ có bốn Đức Phật là Phật Câu-lưutôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Ca-diếp và ta – Phật Thích-ca Mâu-ni. Phật Tỳ-bà-thi tuổi thọ tám mươi ngàn kiếp, Phật Thi-khí tuổi thọ sáu mươi ngàn kiếp, Phật Tỳ-xá-phù tuổi thọ hai ngàn kiếp, Phật Câu-lưu-tôn tuổi thọ mười bốn tiểu kiep, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni tuổi thọ ba mươi tiểu kiếp. Trong hiện tại tuổi thọ của ta ít nhất chỉ một trăm năm.

Phật Tỳ-bà-thi, Phật Thi-khí, Phật Tỳ-xá-phù sinh ở trong gia đình Sát-lợi. Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Cadiếp sinh trong gia đình Bà-la-môn. Này Xá-lợi-phất! Phật Thích-ca Mâu-ni sinh trong gia đình Sát-lợi.

Phật Thi-khí, Phật Tỳ-bà-thi, Phật Tỳ-xá-phù, họ của ba Phật này là Câu-lân. Phật Câu-lưu-tôn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, Phật Cadiếp, ba Phật này có họ Ca-diếp. Ta, Phật Thích-ca Mâu-ni có họ là Cù-đàm.

Này Xá-lợi-phất! Phật Tỳ-bà-thi ở bên cội cây Ba-tra-la đạt được Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Phật Thi-khí ở bên cội cây Phân-đà-lợi đạt được Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Phật Tỳ-xáphù ở bên cội cây Câu-ta-la đạt được Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Phật Câu-lưu-tôn ở bên cội cây Lợi-sa đạt được Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni ở bên cội cây Thiưu-đầu-bạt đạt được Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Phật Ca-diếp ở bên cội cây Ni-câu-luật đạt được Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng. Ta – Phật Thích-ca Mâu-ni ở bên coi cây A-thuyết-tha đạt được Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng.

Phật Tỳ-bà-thi có ba hàng Thanh văn, Phật Thi-khí có ba hàng Thanh văn, Phật Tỳ-xá-phù có hai hàng Thanh văn, Phật Câu-lưu-tôn có một hàng Thanh văn, Phật Câu-na-hàm Mâu-ni có một hàng Thanh văn, Phật Ca-diếp có một hàng Thanh văn, Ta – Phật Thích-ca Mâu-ni có một hàng Thanh văn.

Phật Tỳ-bà-thi có đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn tên là Cát-sa và Khán-trà. Phật Thi-khí có đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn tên là Thắng và Tự Tại. Phật Tỳ-xá-phù có đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn tên là Tinh Tú và Thượng. Phật Câu-lưu-tôn có đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn tên là Tật và Lưc. Phật Câu-na-hàm Mâu-ni có đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn tên là Hoạt và Tỳđầu-la. Phật Ca-diếp có đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn tên là Du-na và Phả-la-đọa. Ta, Phật Thích-ca Mâu-ni có đệ tử bậc nhất trong hàng Thanh văn tên là Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên. Hai người kể trên đây, người thứ nhất có trí tuệ đệ nhất, người thứ hai có thần thông đệ nhất.

Thị giả của Phật Tỳ-bà-thi tên là Vô Ưu. Thị giả của Phật Thikhí tên là Ly Úy. Thị giả của Phật Tỳ-xá-phù tên là Tịch. Thị giả của Phật Câu-lưu-tôn tên là Trí. Thị giả của Phật Câu-na-hàm Mâu-ni tên là Thân. Thị giả của Phật Ca-diếp tên là Ca-thất. Thị giả của ta – Phật Thích-ca Mâu-ni tên là Khánh Hỷ.

Con của Phật Tỳ-bà-thi tên là Thành Âm. Con của Phật Thi-khí tên là Bất Khả Lượng. Con của Phật Tỳ-xá-phù tên là Thiện Trí. Con của Phật Câu-lưu-tôn tên là Thượng. Con của Phật Câu-na-hàm Mâuni tên là Thắng. Con của Phật Ca-diếp tên là Đạo Sư. Con của ta tên là La-hầu-la.

Cha của Phật Tỳ-bà-thi tên là Bàn-đầu, mẹ tên là Bà-đầu-ý, thành tên là Bàn-đầu. Cha của Phật Thi-khí tên là Câu-na, mẹ tên là Thắng, thành tên là A-lầu-na-bạt-đề. Cha của Phật Tỳ-xá-phù tên là A-lâu-na Thiên Tử, mẹ tên là Xưng Ý, thành tên là Tùy ý. Cha của Phật Câu-lưu-tôn tên là Công Đức thuộc dòng Bà-la-môn, mẹ tên là Quảng Bị Thiên, con tên la Vô Úy, thành cũng tên là Vô úy. Cha của Phật Câu-na-hàm Mâu-ni tên là Đại Đức thuộc dòng Bà-la-môn, mẹ tên là Nan Thắng Thiện, con tên Trang Nghiêm, thành cũng tên là Trang nghiêm. Cha của Phật Ca-diếp tên là Tịnh Đức thuộc dòng Bàla-môn, mẹ tên là Thiện Tài Thiên, con tên là Tri Sử, thành cũng tên là Tri sử. Bấy giờ, tại thành Ba-la-nại cha của ta tên là Du-đầu-đàn Vương, mẹ tên là Ma-ha Ma-da, thành tên là Ca-tỳ-la.

Này Xá-lợi-phất! Ông phải nên kính lễ ta là Bản Sư Thích-ca Mâu-ni Phật, Phật Xưng Diệu, Phật Hàng Phục Nhất Thiết, Phật Nhiên Đăng Quang, Phật Vô Úy, Phật Pháp Thắng. Đại a-tăng-kỳ kiếp thứ nhất có tám mươi ức Đức Phật, sau cùng là Đức Phật Thíchca Mâu-ni. A-tăng-kỳ kiếp thứ hai ban đầu có Phật Bảo Thắng, Phật Nhiên Đăng, Phật Diệu Thanh, Phật Thắng Thành, Phật Thiện Kiến, Phật Thiện Nhãn, Phật Trì-đề-la-tra, Sư Tử Vô Úy, Tự Tại Vô Vi, Thiện Nhãn, Thiện Sơn, Thiện Ý, Chiên-đàn, Hàng Phục Nhiệt, Hàng Phục Ám, Sư Tử Phấn Tấn, Diệu Thanh, Vô Lượng Oai Đức, Tịnh Viêm, Kiến Đệ Nhất Nghĩa.

Lại có Phật Thích-ca Mâu-ni, Diệu Hạnh, Thắng Diệu, Tịch Tịnh, Diệu Thân, Công Đức, Phạm Mạng, Nguyệt Hàng Tự Tại, Điều Sơn Mục-đà-la Tài. Đây là đại a-tăng-kỳ kiếp thứ hai, có bảy mươi hai ức Đức Phật như vậy phải nên kính lễ.

Này Xá-lợi-phất! Lại có Phật Đại Lực, Đại Tinh Tấn, Tịnh Đức, Đại Minh Dương Viêm. Lại có Phật Thích-ca Mâu-ni, Đại Long, Đại Oai Đức, Kiên Cố Hạnh, Chiên-đàn, Bảo Sơn, Nhân-đà-la Tràng, Vô Úy Tác, Phú-lâu-na Bảo Kế, Ba-đầu-ma Thắng, Diệu Thắng, Vô Cấu, Dữ Quang Minh, Hàng Phục Oán, Ba-tư-tha, Đại Tràng, Phả-la-đọa, Tất-sa, Tinh Tú Tỳ-bà-thi, Thi-khí, Câu-lân, Tỳ-xá-phù, Năng Tác Quang Minh, Bất Khả Thắng.

Lại có Phật Thi-khí Thiện Kiến, sau cùng là Phật Thích-ca Mâuni. Trong đại a-tăng-kỳ kiếp thứ ba có bảy mươi mốt ức Đức Phật như vậy. Các ông phải nên kính lễ.

Này Xá-lợi-phất! Vô lượng Phật quá khứ như vậy, các ông phải nên kính lễ.

Nam-mô Hoan Hỷ Tăng Trưởng Phật. Nam-mô Nhân Tự Tại Vương Phật. Nam-mô Bất Động Phật. Nam-mô Đại Thánh Phật. Nammô Hoan Hỷ Phật. Nam-mô Tự Tại Phật. Nam-mô Phổ Quang Minh Phật. Nam-mô Mãn Túc Phật. Nam-mô Câu-lân Phật. Nam-mô An Ẩn Phật. Nam-mô Đại Tinh Tấn Phật. Nam-mô Trí Tuệ Phật. Nam-mô Đại Xưng Phật. Nam-mô A-nậu-luật Phật. Nam-mô Diệu Thắng Phật.

Nam-mô Bất Yểm Túc Phật. Nam-mô Đại Quang Viêm Tụ Phật. Nam-mô Nguyệt Quang Phật. Nam-mô Hỏa Oai Đức Phật. Nam-mô Phổ Báo Cái Phật. Nam-mô Na-la-diên Quang Minh Phật. Nam-mô Thiện Căn Tăng Trưởng Quang Minh Phật. Nam-mô Sư Tử Thừa Quang Minh Phật. Nam-mô Ly Nhất Thiết Ưu Não Quang Minh Phật.

Nam-mô Kiên Cố Quang Minh Phật. Nam-mô Vân Vương Quang Minh Phật. Nam-mô Vô Cấu Tý Quang Minh Phật. Nam-mô Thành Tựu Nghĩa Quang Minh Phật. Nam-mô Thắng Hộ Quang Minh Phật. Nam-mô Phạm Thắng Thiên Vương Quang Minh Phật.

Nam-mô bất khả thuyết, bất khả lượng chư Phật đồng danh hiệu như vậy.

Này Xá-lợi-phất! Ông phải nên kính lễ Bồ-tát Quan Thế Âm, Bồ-tát Đắc Đại Thế là thượng thủ và vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát ở quốc độ Phật Vô Lượng Thọ, thế giới là An lạc. Như vậy, thế giới Malê-chi, quốc độ của Phật Nan Thắng có Bồ-tát Quang Minh Tràng, Bồtát Quang Minh Thắng làm thượng thủ và vô lượng, vô biên a-tăng-kỳ chúng Bồ-tát. Như vậy, thế giới Khả lạc, quốc độ của Phật A-súc có Bồ-tát Hương Tượng, Bồ-tát Diệu Hương Tượng làm thượng thủ và vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát. Thế giới Lô-xá-na, quốc độ Phật Nhật Nguyệt có Bồ-tát Sư Tử, Bồ-tát Sư Tử Tuệ làm thượng thủ và vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát. Thế giới Bất thuấn, quốc độ Phật Thiện Nguyệt có Bồ-tát Ta-la Thái, Bồ-tát Nhất Thuyết Pháp Đắc Tự Tại làm thượng thủ và vô lượng, vo biên chúng Bồ-tát. Thế giới Quang minh, quốc độ Phật Phổ Chiếu có Bồ-tát Nguyệt Luân, Bồ-tát Bảo Cự làm thượng thủ và vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát. Thế giới Lạc thành, quốc độ Phật Bảo Viêm Như Lai có Bồ-tát Bất Không Phấn Tấn, Bồ-tát Bất Không Kiến làm thượng thủ và vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát. Thế giới Quán, quốc độ Phật Phổ Quán Như Lai có Bồtát Vân Vương, Bồ-tát Pháp Vương làm thượng thủ và vô lượng, vô biên chung Bồ-tát. Thế giới Kiến ái, quốc độ Phật Quán Thế Âm Vương Như Lai có Bồ-tát Hàng Phục Ma, Bồ-tát Sơn Vương làm thượng thủ và vô lượng, vô biên chúng Bồ-tát. Như vậy, các Bồ-tát ở trong tất cả cõi Phật ở thế giới khắp mười phương, các ông phải nên quy mạng.

Nam-mô Tu-di Đăng Vương Phật. Nam-mô Bảo Vương Phật. Nam-mô Bảo Thắng Phật. Nam-mô Nhiếp Trì Nhất Thiết Pháp Phật. Nam-mô Quá Xưng Lượng Phật. Nam-mô Vô Tý Dạ Phật. Nam-mô Vô Biên Pháp Phật. Nam-mô Nan Tư Nghì Phật. Nam-mô Nhị Vạn Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật. Nam-mô Tam Vạn Nhiên Đăng Phật. Nam-mô Đại Thông Trí Thắng Phật. Nam-mô Thập Lục Vương Tử Phật. Nam-mô Không Vương Phật. Nam-mô Đa Bảo Phật. Nam-mô Vân Tự Tại Đăng Vương Phật. Nam-mô Oai Âm Vương Phật. Nammô Vô Phu Quang Phật. Nam-mô Tư Thiện Phật. Nam-mô Phân Thân Chư Phật. Nam-mô Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật. Nammô Phù Hoa Túc Vương Trí Phật. Nam-mô Vô Tịnh Trang Nghiêm Vương Phật. Nam-mô Long Tôn Vương Phật. Nam-mô Vân Lôi Âm Phật. Nam-mô Vân Lôi Tú Vương Hoa Trí Phật. Nam-mô Bảo Vương Phật. Nam-mô Oai Đức Bảo Vương Phật. Nam-mô Quang Minh Vương Phật.

Tiếp theo, đảnh lễ mười hai bộ loại tôn kinh Đại Tạng Pháp Luân và kính lễ chư Đại Bồ-tát trong mười phương:

Nam-mô Bất Tư Nghì Bồ-tát. Nam-mô Ly Giác Âm Bồ-tát. Nam-mô Duy Diệm An Bồ-tát. Nam-mô Ly Cấu Xưng Bồ-tát. Nammô Vô Lượng Âm Bồ-tát. Nam-mô Đại Danh Văn Bồ-tát. Nam-mô Minh Đóa Kế Bồ-tát. Nam-mô Kiên Sư Tử Bồ-tát. Nam-mô Độc Du Bộ Bồ-tát. Nam-mô Xả Sở Niệm Bồ-tát. Nam-mô Cập Trí Tích Bồtát. Nam-mô Ức Thiện Trụ Bồ-tát. Nam-mô Vô Cực Tướng Bồ-tát. Nam-mo Tuệ Quang Diệu Bồ-tát. Nam-mô Tiêu Cường Ý Bồ-tát. Nam-mô Năng Ủng Hộ Bồ-tát. Nam-mô Chí Thành Anh Bồ-tát. Nammô Liên Hoa Giới Bồ-tát. Nam-mô Chúng Chư An Bồ-tát. Nam-mô Thánh Tuệ Nghiệp Bồ-tát. Nam-mô Tương Công Huân Bồ-tát. Nammô Vô Tư Nghì Bồ-tát. Nam-mô Tịnh Phạm Thí Bồ-tát. Nam-mô Bảo Sự Nghiệp Bồ-tát. Nam-mô Xứ Thiên Hoa Bồ-tát. Nam-mô Thiện Tư Duy Bồ-tát. Nam-mô Vô Hạn Pháp Bồ-tát. Nam-mô Danh Văn Ý Bồtát. Nam-mô Dĩ Biện Tích Bồ-tát. Nam-mô Tự Tại Môn Bồ-tát. Nammô Thập Chủng Lực Bồ-tát. Nam-mô Hữu Thập Lực Bồ-tát. Nam-mô Đại Thánh Mẫn Bồ-tát. Nam-mô Vô Sở Việt Bồ-tát. Nam-mô Du Tịch

Nhiên Bồ-tát. Nam-mô Tại Ư Bỉ Bồ-tát. Nam-mô Vô Phu Thiên Bồtát. Nam-mô Tu-di Quang Bồ-tát. Nam-mô Cực Trọng Tạng Bồ-tát. Nam-mô Nhân Siêu Việt Bồ-tát.

Quy mạng vô lượng, vô biên các Đại Bồ-tát trong thế giới khắp mười phương như vậy.

Kính lễ Thanh văn, Duyên giác và tất cả Hiền thánh.

Quy mạng vô lượng, vô biên Bích-chi-phật như vậy.

Sau khi đảnh lễ Tam bảo xong, tiếp theo sám hối.

Chúng con đã sám hối lược qua những phiền não chướng. Kế đến con xin sám hối những nghiệp chướng: Pham là nghiệp thì có khả năng gây tạo các nẻo trong cõi đời, ở bất cứ nơi đâu. Vì thế, phải lấy đó suy nghĩ mong cầu ra khỏi thế gian để được giải thoát. Vì quả báo trong sáu đường hình tướng phẩm loại không giống nhau, nên biết đó là do sự tạo tác của nghiệp lực, cho nên trong mười Lực của Phật thì nghiệp lực sâu xa hơn hết.

Người phàm phu phần nhiều mang lòng nghi hoặc. Vì sao? Vì thấy trong cuộc đời hiện tại này người làm việc thiện luôn gặp sự trắc trở, ngược lại người làm việc ác thì được êm xuôi; mới cho rằng, việc thiện ác trong cõi đời không thể phân biệt được. Người chấp như vậy, vì không đạt được lý sâu xa của nghiệp báo. Trong kinh nói có ba loại nghiệp báo. Những gì là ba? Một là hiện báo. Hai là sinh báo. Ba là hậu báo. Nghiệp hiện báo tức là đời này làm việc thiện, việc ác thì thân hiện tại này nhận quả báo. Nghiệp sinh báo tức là đời này làm việc thiện việc ác thì đời sau sẽ nhận quả báo. Nghiệp hậu báo tức là vô lượng kiếp trong quá khứ đã làm việc thiện hoặc ác, đến đời này hoặc vô lượng kiếp về sau mới nhận quả báo. Còn người bây giờ làm ác nhưng trong hiện tại được kết quả tốt là do nghiệp thiện sinh báo và hậu báo trong quá khứ đã thành thục, cho nên hiện tại có quả báo tốt đẹp.

Như thế không phải trong đời này làm ác mà được quả báo tốt. Những người làm việc thiện lại bị khổ sở là do những nghiệp ác sinh báo và hậu báo đã thuần thục trong kiếp quá khứ, cho nên đời hiện tại năng lực và căn lành rất yếu ớt không thể thay đổi được nên phải chịu quả khổ này. Đâu phải trong đời này làm việc thiện mà không chịu quả báo ác. Vì sao biết được? Thường thấy trong thế gian, người làm việc thiện sẽ được khen ngợi và tôn trọng, nên biết trong vị lai chắc chắn được hưởng quả an lạc. Trong quá khứ chúng ta đã có những nghiệp ác như thế, cho nên chư Phật, Bồ-tát chỉ dạy phải gần gũi bạn lành, cùng nhau làm phép sám hối. Người tri thức thiện ở trong đạo thì hay làm việc lợi ích. Vì thế ngày nay đệ tử chí thành quy y Phật.

Nam-mô Đông phương Thanh Tịnh Tạng Phật.

Nam-mô Nam phương Vi Nhiễu Hương Huân Phật.

Nam-mô Tây phương Bảo Vô Lượng Tràng Phật.

Nam-mô Bắc phương Mãn Túc Ý Phật.

Nam-mô Đông nam phương Khoái Lạc Tôn Phật.

Nam-mô Tây nam phương Xuất Pháp Vô Cấu Vương Phật.

Nam-mô Tây bắc phương An Lập Vương Phật.

Nam-mô Đông bắc phương Bạch Liên Hoa Sinh Phật.

Nam-mô Hạ phương Pháp Danh Hiệu Phật.

Nam-mô Thượng phương Vô Ngu Phong Phật.

Quy mạng tất cả Tam bảo tận cùng hư không thế giới trong mười phương như thế.

Từ vô thủy đến nay, chúng con tích tập nghiệp ác nhiều như cát sông Hằng, gây tội lỗi đầy cả trời đất, xả thân này rồi thọ thân khác nhưng không hay không biết, hoặc phạm tội ngũ nghịch sâu dày, trói buộc trong nghiệp tội vô gián, hoặc tạo nên Nhất-xiển-đề thành nghiệp đoạn dứt căn lành, khinh chê lời Phật dạy thành nghiệp phỉ báng kinh điển Đại thừa, phá hoại Tam bảo thành nghiệp hủy hoại chánh pháp, không tin tội phước thành nghiệp phát sinh mười điều ác, hiểu lầm chân lý làm trái chánh pháp thành nghiệp si mê, bất hiếu cha mẹ thành nghiệp ngang trái, khinh thường sư trưởng thành nghiệp không kính lễ, không tin bạn bè thành nghiệp phạm tội bất nghĩa; hoặc gây nên bốn trọng tội, bảy trọng tội, tám trọng tội thành nghiệp làm chướng ngại Thánh đạo, hủy phạm năm giới cấm thành nghiệp phá giới bát quan trai, phạm năm thiên bảy trụ thành nghiệp phạm nhiều giới, phạm giới Ưu-bà-tắc thành nghiệp khinh trọng cấu, hoặc đối với giới Bồ-tát không thanh tịnh như thuyết tu hành, hoặc trước khi thọ giới và sau khi thọ giới đã làm nhiễm ô phạm hạnh, mỗi tháng không ăn chay sáu ngày thành nghiệp không siêng năng, mỗi năm không ăn chay ba tháng thành nghiệp tu không chuyên cần, không giữ đúng ba ngàn oai nghi thành nghiệp không hành đúng pháp, không giữ trọn tám vạn luật nghi thành nghiệp vi tế, hoặc gây ra nghiệp không tu thân giới, tâm tuệ; hoặc gây nên nghiệp xuân thu tám tiết đều tạo nên tội lỗi, hoặc gây nên nghiệp hành mười sáu luật nghi ac, hoặc gây nên nghiệp không có lòng thương yêu những chúng sinh đau khổ, hoặc gây nên nghiệp không giúp đỡ, không nghĩ đến, không có lòng thương yêu, hoặc gây nên nghiệp không cứu giúp, không cứu hộ; hoặc gây nên nghiệp ôm lòng ganh ghét không độ họ; hoặc gây nên nghiệp oán, thân, không có tâm bình đẳng; hoặc gây nên nghiệp đam mê năm dục không nhàm chán xa lìa; hoặc vì cơm áo, vườn rừng, ao hồ, mà thanh nghiệp phóng đảng; hoặc vì tuổi trẻ phóng túng dục tình tạo các nghiệp tội lỗi; hoặc tạo nghiệp thiện hữu lậu để hồi hướng sinh trong ba cõi thành nghiệp trở ngại pháp xuất thế. Những tội lỗi như thế là vô lượng, vô biên, ngày nay chúng con hướng về mười phương chư Phật, tôn Pháp và Thánh chúng xin sám hối. Đệ tử chúng con mong nhờ sự sám hối này không còn những tội vô gián… được sinh phước thiện. Chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp diệt tội ngũ nghịch, trừ được hoặc nghiệp của hàng Nhất-xiển-đề. Như vậy, những tội lỗi dù nặng hay nhẹ, từ nay trở đi cho đến khi ngồi ở đạo tràng thề không tái phạm, luôn luôn thực tập pháp thanh tịnh xuất thế, siêng năng hành trì giới luật, giữ gìn oai nghi, như người qua biển luyến tiếc phao nổi. Những pháp sáu Độ, bốn Đẳng thường đem làm đầu, giới, định, tuệ càng thêm sáng ngời, mau chóng thành tựu ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, mười Lực, bốn Vô sở uy, ba niệm đại Bi, thường ưa thích trí tuệ vi diệu, tám thứ tự tại của Như Lai.

*********

Kinh Đại Thừa Liên Hoa Bảo Đạt Vấn Đáp Báo Ứng Sa-môn

Bảo Đạt lại đi vào địa ngục Nước tiểu sôi. Sao gọi là địa ngục

Nước tiểu sôi? Địa ngục ấy có chu vi khoảng sáu mươi do-tuần, xung quanh làm thành bằng sắt, bên trong địa ngục có lưới sắt bao phủ, phía Đông Tây có dòng nước phân chảy sang phía Nam Bắc. Trong ấy lửa phun ra khói đầy khắp như mưa, dơ bẩn hôi hám vô cùng. Hôi hám trong các sự hôi hám, không có chỗ nào bằng nơi này. Ở trong cửa thành phía Bắc có sáu trăm Sa-môn đang đi vào trong ấy kêu la khóc lóc thảm thiết, nơi miệng mắt lửa phát ra liên tục, đến ao phân uống nước phân rồi lặn hụp trong đó. Mắt.. sáu căn đều cũng như vậy trải qua ngàn vạn lần sống chết.

Bảo Đạt hỏi La-sát Mã Đầu:

–Vì nhân duyên gì những Sa-môn này bị đọa vào địa ngục này?

La-sát Ma Đầu đáp:

–Những Sa-môn này đã thọ giới thanh tịnh của Phật, nhưng không giữ thanh tịnh, tham uống rượu, ăn thịt và ăn năm thứ cay nồng nên bị đọa vào trong địa ngục này.

Bảo Đạt nghe vậy, thương cảm khóc lóc rồi ra đi.