SỐ 277
PHẬT NÓI KINH PHÁP QUÁN HẠNH CỦA PHỔ HIỀN BỒ TÁT
Dịch Phạn ra Hán: Đời Tống, Năm Nguyên Gia, ĐÀM VÔ MẬT ĐA dịch ở Dương Châu
Dịch Hán ra Việt: Huyền Thanh

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự tại giảng đường Trọng Các (Kūṭāgāraśālā) trong tinh xá Đại Lâm (Mahā-vana) ở nước Tỳ Xá Ly (Vaiśāli) bảo các Tỳ Khưu (Bhikṣu): “Ba tháng sau, Ta sẽ Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa)”

Tôn Giả A Nan (Ānanda) liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, cài chéo bàn tay chắp lại, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, cúi đầu lễ Phật rồi quỳ gối, chắp tay, quán sát kỹ Đức Như Lai (Tathāgata) chẳng hề tạm ngưng. Trưởng Lão Ma Ha Ca Diếp (Mahākāśyapa), Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát (Maitreya-bodhisatva-mahā-satva)) cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay làm lễ, chiêm ngưỡng Tôn Nhan

Thời ba vị Đại Sĩ khác miệng cùng lời, bạch Phật rằng: “Thế Tôn ! Sau khi Đức Như Lai nhập diệt. Làm sao chúng sinh khởi Tâm Bồ Tát (Bodhisatva-citta) tu hành Kinh Điển Đại Thừa Phương Quảng (Mahāyāna Vaipulya), chính niệm suy tư Cảnh Giới Nhất Thật ? Làm sao chẳng mất Tâm Vô Thượng Bồ Đề (Anuttara-bodhi-citta)? Làm sao lại sẽ chẳng chặt đứt phiền não (Kleśa), chẳng lìa năm Dục (pañca kāmāḥ)…được tịnh các Căn (Indriya), diệt trừ các Tội, cha mẹ sinh ra con mắt bình thường trong sạch, chẳng chặt đứt năm Dục mà hay được thấy các chướng (āvaraṇa) với việc bên ngoài ?”

Đức Phật bảo A Nan: “Hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ ! Xưa kia Như Lai ở tại núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhrakūṭa) với nơi cư trú khác, đã rộng phân biệt đường lối Nhất Thật. Nay ở chốn này, vì các hàng chúng sinh đời vị lai, người muốn hành Pháp Vô Thượng (Anuttara-dharma) của Đại Thừa (Mahāyāna), người muốn học Phổ Hiền (Samanta-bhadra) hành Hạnh của Phổ Hiền (Samanta-bhadracaryā). Nay Ta sẽ nói Pháp ghi nhớ ấy, nếu người nhìn thấy Phổ Hiền với chẳng nhìn thấy đều trừ khử số Tội. Nay vì các ông sẽ rộng phân biệt.

Này A Nan! Phổ Hiền Bồ Tát sinh tại cõi nước Tịnh Diệu ở phương Đông. Trong Kinh Pháp Hoa (Saddharma-puṇdarīka-sutra) đã rộng phân biệt tướng của cõi nước này. Nay Ta ở đây chỉ giải nói sơ lược.

A Nan ! Nếu Tỳ Khưu (Bhikṣu), Tỳ Khưu Ni (Bhikṣuṇi), Ưu Bà Tắc (Upāsaka), Ưu Bà Di (Upāsikā), tám Bộ Trời (Deva) Rồng (Nāga)…, tất cả chúng sinh, người tụng Kinh Đại Thừa, người tu Đại Thừa, người phát ý Đại Thừa, người thích nhìn thấy sắc thân của Phổ Hiền (Samanta-bhadra-rūpa-kāya), người thích nhìn thấy Tháp (Stūpa) của Đức Phật Đa Bảo (Prabhūtaratna), người thích nhìn thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) với phân thân chư Phật, người thích được sáu Căn (Ṣaḍ indriyāṇi) thanh tịnh…thì nên học Quán này.

Quán này có Công Đức (Guṇa) trừ các chướng ngại, thấy hình sắc thượng diệu, chẳng nhập vào Tam Muội (Samādhi) chỉ tụng trì, chuyên tâm tu tập, tâm tâm nối tiếp nhau, chẳng lìa Đại Thừa…một ngày đến 21 ngày sẽ được thấy Phổ Hiền.

Người có chướng nặng thì dứt 49 ngày sau đó được nhìn thấy. Lại có người nặng nề, một đời được nhìn thấy. Lại có người nặng nề, hai đời được nhìn thấy. Lại có người nặng nề, ba đời được nhìn thấy. Như vậy mọi loại Nghiệp Báo chẳng giống nhau, chính vì thế cho nên nói khác nhau.

Phổ Hiền Bồ Tát có thân lượng vô biên, âm thanh vô biên, sắc tượng vô biên…muốn đến nước này, nhập vào Thần Thông tự tại, rút thân nhỏ lại. Người của cõi Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa) có ba Chướng nặng cho nên dùng sức Trí Tuệ hoá ra voi trắng để cỡi.

Con voi ấy có sáu ngà, bảy chi trụ mặt đất, bên dưới bảy chi ấy sinh ra bảy hoa sen. Voi ấy có màu trắng tinh, hơn hết trong các màu trắng…Pha Lê (Sphaṭika:Thuỷ Tinh, Thuỷ Ngọc, Bạch Châu), núi Tuyết (Himālaya, Himavat, Himavān) chẳng thể sánh được. Thân dài 450 Do Tuần, cao 400 Do Tuần. Ở đầu của sáu ngà có sáu ao tắm, trong mỗi một ao tắm sinh 14 hoa sen giúp cho ao ngay ngắn. Hoa ấy nở rộ như cây Thiên Thọ Vương (Pārijātaka), trên mỗi một hoa có một Ngọc Nữ nhan sắc hồng hào vượt hơn Thiên Nữ (Devakanyā), trong bàn tay tự nhiên hoá ra năm cây đàn Không Hầu (Vīṇā), mỗi một đàn Không Hầu có 500 nhạc khí làm quyến thuộc. Có 500 loài chim bay, vịt trời, chim Nhạn, Uyên Ương đều có màu sắc của mọi loại báu…sinh ra ở khoảng giữa hoa với lá. Mũi của voi có hoa với cọng hoa ấy ví như màu Chân Châu đỏ, hoa ấy có màu vàng ròng chưa hé nở.

Thấy việc đó xong, lại liền Sám (kṣama) Hối (āpatti-pratideśana), chí Tâm quán kỹ lưỡng, suy nghĩ Đại Thừa (Mahā-yāna), Tâm chẳng ngưng bỏ.

Thấy hoa liền mở bày màu vàng ròng, ánh sáng vàng ròng. Đài của hoa sen ấy là báu Chân Thúc Ca (Kiṃśuka:vật báu màu đỏ), Diệu Phạm Ma Ni dùng làm vòng hoa (Kusuma-mālā), ngọc báu Kim Cương dùng làm tua hoa. Thấy có vị Hoá Phật (Nirmāṇa-buddha) ngồi trên đài hoa sen, rất nhiều Bồ Tát ngồi trên tua hoa sen.

Vị Hoá Phật ở Tam Tinh cũng phóng ra ánh sáng vàng ròng nhập vào trong mũi voi. Từ mũi voi xuất ra, nhập vào trong mắt voi. Từ mắt voi xuất ra, nhập vào trong tai voi. Từ tai voi xuất ra, chiếu trên đỉnh đầu của voi, hoá làm cái đài vàng ròng.

Trên đầu voi ấy có ba Hoá Nhân (Nirmitaka: người được hoá hiện do sức Thần Thông). Một người nắm giữ bánh xe vàng (Kim Luân), một người cầm viên ngọc Ma Ni, một người cầm cái chày Kim Cương. Nâng chày lên nghĩ đến voi thì voi liền hay bước đi, chẳng dẫm đạp mặt đất, bước trên hư không mà đi, cách mặt đất bảy Xích (7 thước Tàu), mặt đất có Ấn Văn (dấu vết in lại). Ở trong Ấn Văn có một ngàn căm xe, trục xe, vành xe thảy đều đầy đủ. Mỗi một khoảng giữa của vành xe sinh ra một hoa sen lớn, trên hoa sen này sinh ra một Hoá Tượng (voi được hoá hiện) cũng có bảy chi, tuỳ theo voi lớn bước đi, nhấc chân hạ chân…sinh ra một ngàn con voi dùng làm quyến thuộc theo hầu con voi lớn.

Mũi voi có màu hoa sen hồng, bên trên có vị Hoá Phật phóng ánh sáng từ Tam Tinh, ánh sáng ấy màu vàng ròng, như lúc trước nhập vào trong mũi voi. Ở trong mũi voi xuất ra, nhập vào trong mắt voi. Từ mắt voi xuất ra, quay lại nhập vào tai voi. Từ tai voi xuất ra, đi đến trên cổ voi, dần dần lên cao đến lưng voi, hoá thành cái yên vàng ròng với đầy đủ cùm chân bằng bảy báu

Ở bốn mặt của cái yên có bảy cây trụ báu, mọi thứ báu xen kẽ trang điểm thành cái đài báu. Trong đài có bảy hoa sen báu, tua của hoa sen ấy do trăm loại báu tạo thành. Đài của hoa sen ấy là Đại Ma Ni (Mahā-maṇi), có một vị Bồ Tát ngồi Kiết Già tên là Phổ Hiền (Samanta-bhadra), thân màu ngọc trắng, 50 loại ánh sáng, màu của 50 loại ánh sáng dùng làm hào quang ở sau cổ. Các lỗ chân lông trên thân tuôn ra ánh sáng vàng ròng, đầu của ánh sáng vàng ròng ấy có vô lượng vị Hoá Phật (Nirmāṇabuddha), các vị Hoá Bồ Tát (Nirmāṇa-bodhisatva) dùng làm quyến thuộc (Parivāra). (Con voi ấy) an lành bước chậm rãi, tuôn mưa hoa báu lớn, đến trước mặt Hành Giả thì con voi ấy mở miệng. Ở trên ngà voi: các ao, Ngọc Nữ, trống, nhạc, đàn, ca…Âm thanh ấy rất vi diệu, khen ngợi Đạo Nhất Thật của Đại Thừa.

Hành Giả nhìn thấy xong, vui vẻ kính lễ. Lại liền tụng đọc Kinh Điển thâm sâu, lễ khắp vô lượng chư Phật ở mười phương, lễ tháp Đa Bảo với Thích Ca Mâu Ni kèm lễ Phổ Hiền, các Đại Bồ Tát, rồi phát lời thề này: “Nếu Phước đời trước của con đáng được nhìn thấy Phổ Hiền. Nguyện khắp điều tốt lành của Ngài, là sắc thân của con

Tác Nguyện đó xong, ngày đêm sáu Thời, lễ mười phương Phật, hành Pháp Sám Hối, tụng Kinh Đại Thừa, đọc Kinh Đại Thừa, suy nghĩ nghĩa của Đại Thừa, nhớ việc của Đại Thừa, cung kính cúng dường người trì Đại Thừa. Nhìn thấy tất cả mọi người, tưởng giống như Đức Phật. Đối với các chúng sinh, tưởng như cha mẹ.

Tác niệm đó xong, liền ở tam tinh của Phổ Hiền Bồ Tát phóng ra ánh sáng Bạch Hào của tướng Đại Nhân. Khi ánh sáng này hiện ra thời thân tướng đoan nghiêm của Phổ Hiền Bồ Tát như ngọn núi vàng tía, đoan chính vi diệu thảy đều đầy đủ 32 Tướng. Các lỗ chân lông trên thân phóng ra ánh sáng lớn chiếu soi con voi lớn ấy khiến thành màu vàng ròng, tất cả Hoá Tượng (con voi do sự biến hoá) cũng thành màu vàng ròng, các vị Hoá Bồ Tát cũng thành màu vàng ròng. Ánh sáng màu càng ròng ấy chiếu soi vô lượng Thế Giới ở phương Đông. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc (4 phương bàng), phương trên, phương dưới cũng lại như vậy.

Khi ấy mỗi một phương ở mười phương có một vị Bồ Tát cỡi Bạch Tượng Vương (con voi trắng) sáu ngà, cũng như hàng Phổ Hiền không có khác. Như vậy Hoá Tượng tràn đầy trong vô lượng vô biên khắp mười phương. Do sức thần thông của Phổ Hiền Bồ Tát khiến cho người trì Kinh thảy đều được nhìn thấy.

Khi Hành Giả nhìn thấy các Bồ Tát thời thân tâm vui vẻ, vì các vị ấy làm lễ rồi bạch rằng: “Xin đấng Đại Từ Đại Bi thương nhớ con, hãy vì con nói Pháp”

Lúc nói lời đó thời các Bồ Tát khác miệng cùng lời đều nói Kinh Pháp Đại Thừa thanh tịnh, làm các Kệ Tụng khen ngợi Hành Giả.

Đây gọi là Thuỷ Quán Phổ Hiền Bồ Tát Tối Sơ Cảnh Giới (Cảnh Giới đầu tiên khi mới quán Phổ Hiền)

Khi Hành Giả nhìn thấy việc đó xong thì Tâm nhớ Đại Thừa, ngày đêm chẳng buông bỏ, ở trong giấc ngủ, mộng thấy Phổ Hiền vì mình nói Pháp, như lúc tỉnh không có khác, an ủi Tâm của người ấy, rồi nói lời này: “Ngươi đã tụng trì, quên mất câu này, quên mất Kệ này…”

Lúc ấy Hành Giả nghe điều mà Phổ Hiền Bồ Tát đã nói, hiểu sâu nghĩa thú, nhớ giữ chẳng quên. Ngày ngày như vậy, Tâm của kẻ ấy dần dần lanh lợi.

Phổ Hiền Bồ Tát dạy người ấy nghĩ nhớ chư Phật ở mười phương, tuỳ theo sự dạy bảo của Phổ Hiền mà Chính Tâm, Chính Ý. Dần dần dùng tâm mắt nhìn thấy Đức Phật ở phương Đông với thân màu vàng rực, đoan nghiêm vi diệu. Nhìn thấy một Đức Phật xong, lại thấy một Đức Phật, như vậy dần dần nhìn thấy khắp tất cả chư Phật ở phương Đông. Do Tâm Tướng lanh lợi cho nên nhìn thấy khắp tất cả chư Phật ở mười phương. Nhìn thấy chư Phật xong thì Tâm sinh vui vẻ, rồi nói lời này: “Nhân vào Đại Thừa cho nên được thấy Đại Sĩ. Nhân vào sức của Đại Sĩ cho nên được nhìn thấy chư Phật. Tuy nhìn thấy chư Phật, do chưa thấu hết nên nhắm mắt liền thấy, mở mắt liền mất

Nói lời đó xong, cúi năm vóc sát đất, lễ khắp mười phương Phật.

Lễ chư Phật xong, quỳ gối chắp tay rồi nói lời này: “Chư Phật Thế Tôn có mười sức (Daśa-bala), không sợ hãi (Vaiśāradya,hay Abhaya), mười tám Bất Cộng, Đại

Từ (Mahā-maitre), Đại Bi (Mahā-kāruṇa), ba Niệm Xứ (Smṛty-upasthāna)…thường ở tại hình sắc cao nhất trong hình sắc của Thế Gian (Laukika). Con có tội gì mà chẳng được nhìn thấy ?”

Nói lời đó xong, liền lại Sám Hối.

Sám Hối trong sạch xong, Phổ Hiền Bồ Tát lại hiện ra trước mặt, đi đứng ngồi nẳm chẳng lìa bên cạnh người ấy, cho đến trong mộng thường vì người ấy nói Pháp. Người ấy tỉnh giấc xong, được niềm vui hiền thiện của Pháp.

Như vậy ngày đêm trải qua 21 ngày, sau đó mới được Tuyền Đà La Ni. Do được Đà La Ni (Dhāraṇī) cho nên Diệu Pháp (Saddharma) mà chư Phật Bồ Tát đã nói, nhớ giữ chẳng mất, cũng thường mộng thấy bảy Đức Phật đời quá khứ. Chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì người ấy nói Pháp. Các Thế Tôn đó, mỗi mỗi đều xưng tán Kinh Điển Đại Thừa.

Khi ấy Hành Giả lại liền Sám Hối, lễ khắp mười phương Phật.

Lễ mười phương Phật xong thì Phổ Hiền Bồ Tát trụ trước mặt người ấy, dạy nói tất cả Nghiệp Duyên của đời trước. Tỏ bày việc của tất cả tội ác đen tối (hắc ác), hướng về Đức Thế Tôn, miệng tự tỏ bày.

Đã tỏ bày xong, lúc tìm kiếm liền được Tam Muội Chư Phật Hiện Tiền Được Tam Muội (Samādhi) đó xong, nhìn thấy Đức Phật A Súc (Akṣobhya) ở phương Đông với nước Diệu Hỷ (Abhirati) mỗi mỗi thật rõ ràng. Như vậy mười phương đều nhìn thấy cõi nước Thượng Diệu của chư Phật mỗi mỗi thật rõ ràng.

Đã nhìn thấy mười phương Phật xong. Nằm mộng thấy trên đầu con voi có một người Kim Cương, dùng chày Kim Cương (Vajra) nghĩ khắp đến sáu Căn (ṣaḍ indriyāṇi). Nghĩ đến sáu Căn xong thì Phổ Hiền Bồ Tát vì Hành Giả, nói Pháp Sám Hối thanh tịnh sáu căn. Như vậy Sám Hối từ một ngày đến bảy ngày.

Do sức của Tam Muội Chư Phật Hiện Tiền, Phổ Hiền Bồ Tát nói Pháp trang nghiêm cho nên lỗ tai dần dần nghe được mùi hương gây chướng ngại bên ngoài. Rộng nói như Kinh Diệu Pháp Hoa (Saddharma-puṇḍarīka sūtra)

Được sáu Căn đó trong sạch xong thì thân tâm vui vẻ, không có các tướng ác, Tâm thuần Pháp đó cùng với Pháp tương ứng. Lại liền được trăm ngàn vạn ức Tuyền Đà La Ni. Lại liền rộng thấy trăm ngàn vạn ức vô lượng chư Phật. Các Thế Tôn đó đều duỗi bàn tay phải xoa đầu Hành Giả rồi nói lời này: “Lành thay ! Lành thay ! Người hành Đại Thừa, người phát Tâm đại trang nghiêm, người niệm Đại Thừa. Ngày xưa, lúc chúng ta phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) thời đều cũng như ngươi, ân cần chẳng mất. Đời trước, do chúng ta hành Đại Thừa cho nên ngày nay thành thân Chính Biến Tri trong sạch. Nay ngươi cũng nên siêng năng tu, chẳng được lười biếng. Điển Đại Thừa này là kho báu của chư Phật, con mắt của chư Phật ba đời ở mười phương, sinh ra mầm giống của các Như Lai ba đời. Người trì Kinh này tức trì thân Phật, tức hành việc Phật. Nên biết người đó tức là nơi sai khiến của chư Phật, nơi áo của chư Phật Như Lai đã che trùm, Pháp Tử chân thật của chư Phật Như Lai. Ngươi hành Đại Thừa chẳng chặt đứt mầm giống của Pháp. Nay ngươi hãy quán kỹ lưỡng chư Phật ở phương Đông”

Khi nói lời đó thời Hành Giả liền nhìn thấy tất cả vô lượng Thế Giới ở phương Đông, mặt đất bằng phẳng như lòng bàn tay. Không có gò đống, đống đất nhỏ, đống đất cao, đường đi gai góc hiểm trở, Lưu Ly (Vaiḍurya) làm mặt đất, vàng ròng chen bên cạnh. Mười phương Thế Giới cũng lại như vậy.

Thấy mặt đất đó xong, liền nhìn thấy cây báu, cây báu cao đẹp đến năm ngàn Do Tuần. Cây ấy thường hiện ra vàng ròng, bạc trắng, bảy báu trang nghiêm. Bên dưới cái cây, tự nhiên có toà Sư Tử báu. Toà Sư Tử ấy cao 20 Do Tuần, trên Toà cũng hiện ra ánh sáng của trăm loại báu. Như vậy các cây với toà báu còn lại, mỗi một toà báu đều tự nhiên có năm trăm con voi trắng, trên con voi đều có Phổ Hiền Bồ Tát.

Khi ấy Hành Giả lễ các vị Phổ Hiền rồi nói lời này: “Con có tội gì chỉ nhìn thấy được mặt đất báu, toà báu cùng với cây báu mà chẳng nhìn thấy chư Phật ?

Nói lời đó xong thì trên mỗi một con voi, có một Đức Thế Tôn đoan nghiêm vi diệu, ngồi trên toà báu. Nhìn thấy chư Phật xong thì Tâm rất vui vẻ, lại liền tụng tập Kinh Điển Đại Thừa. Do sức của Đại Thừa cho nên trong hư không có tiếng nói khen ngợi rằng: “Lành thay ! Lành thay Thiện Nam Tử (Kula-putra) ! Ngươi hành Đại Thừa nên có Công Đức, Nhân Duyên hay nhìn thấy chư Phật. Nay tuy được thấy chư Phật Thế Tôn, nhưng chẳng thể nhìn thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các Phân Thân Phật (ātmabhāva-nirmita-buddha: Thân Phật được biến hoá ra do sức của phương tiện để hoá độ chúng sinh) với tháp Phật Đa Bảo

Nghe tiếng nói trong hư không xong, lại siêng năng tụng tập Kinh Điển Đại Thừa. Đã tụng Kinh Đại Thừa Phương Đẳng cho nên liền ở trong mộng, nhìn thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng với Đại Chúng tại núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhrakūṭa), nói Kinh Pháp Hoa, diễn nghĩa Nhất Thật. Dạy bảo xong, Sám Hối, khát ngưỡng muốn nhìn thấy, chắp tay quỳ gối hướng về núi Kỳ Xà Quyệt rồi nói lời này: “Đức Như Lai là bậc Thế Hùng thường ở tại Thế Gian, do thương nhớ con cho nên hãy vì con mà hiện thân

Nói lời đó xong, liền thấy núi Kỳ Xà Quật với bảy báu trang nghiêm, vô số Tỳ Khưu, Thanh Văn, Đại Chúng, cây báu xếp thành hàng, mặt đất báu bằng phẳng, lại phô bày toà Sư Tử báu màu nhiệm. Từ tam tinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phóng ánh sáng, ánh sáng ấy chiếu khắp mười phương Thế Giới, lại vượt qua vô lượng Thế Giới ở mười phương. Nơi ánh sáng này chiếu đến thì Phân Thân Thích Ca Mâu Ni Phật (ātmabhāva-nirmita-śākyamuṇi-buddha) ở mười phương cùng vân tập một lúc. Rộng nói như Kinh Diệu Pháp Hoa, mỗi một Phân Thân Phật có thân màu vàng tía, thân lớn vô biên, ngồi trên toà Sư Tử, trăm ức vô lượng các Đại Bồ Tát dùng làm quyến thuộc, mỗi một Bồ Tát có Hạnh đồng với Phổ Hiền. Như vậy mười phương vô lượng chư Phật, Bồ Tát, Quyến Thuộc cũng lại như vậy.

Đại Chúng tập hội xong thì thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đứng dậy, lỗ chân lông trên thân phóng ra ánh sáng màu vàng ròng, trong mỗi một ánh sáng có trăm ức vị Hoá Phật (Nirmāṇa-buddha). Từ sợi lông uốn xoáy màu trắng (bạch hào:Ūrṇā) tại tam tinh của các Phân Thân Phật (ātmabhāva-nirmita-buddha) phóng ra ánh sáng của tướng Đại Nhân, ánh sáng này chảy vào đỉnh đầu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Lúc thấy tướng này thời tất cả lỗ chân lông của các Phân Thân Phật tuôn ra ánh sáng màu vàng ròng, trong mỗi một ánh sáng lại có hằng hà sa vi trần số vị Hoá Phật.

Khi ấy Phổ Hiền Bồ Tát lại phóng ra ánh sáng của tướng Đại Nhân từ tam tinh, nhập vào trái tim của Hành Giả. Đã vào trái tim xong, Hành Giả tự nhớ vô số trăm ngàn Đức Phật trong đời quá khứ, Kinh Điển Đại Thừa đã được thọ trì đọc tụng, tự nhìn thấy thân xa xưa mỗi mỗi thật rõ ràng, như nhóm Túc Mệnh Thông (Purvanivasānusmṛiti-jñānaṃ) không có khác, đột nhiên Đại Ngộ, được Tuyền Đà La Ni, trăm ngàn vạn ức các Đà La Ni Môn. Từ Tam Muội (Samādhi) khởi, nhìn thấy tất cả các Phân Thân Phật ngồi tại giường Sư Tử dưới mọi cây báu. Lại nhìn thấy mặt đất Lưu Ly, như đám hoa sen từ phương bên dưới phun vọt lên trong hư không. Ở khoảng giữa của mỗi một hoa, có Bồ Tát nhiều như số bụi nhỏ, ngồi Kiết Già, cũng nhìn thấy Phân Thân Bồ Tát của Phổ Hiền ở ngay trong Chúng ấy khen ngợi Đại Thừa.

Thời các Bồ Tát khác miệng cùng lời, dạy cho Hành Giả thanh tịnh sáu Căn. Hoặc có nói rằng “Ngươi nên niệm Phật (Buddhānu-smṛtiḥ)”, hoặc có nói rằng “Ngươi nên niệm Pháp (Dharmānu-smṛtiḥ)”, hoặc có nói rằng “Ngươi nên niệm Tăng (Saṅghānusmṛtiḥ)”, hoặc có nói rằng “Ngươi nên niệm Giới (śīlānu-smṛtiḥ)”, hoặc có nói rằng “Ngươi nên niệm Thí (Tyāgānu-smṛtiḥ)”, hoặc có nói rằng “Ngươi nên niệm Thiên (Devānu-smṛtiḥ)”. Như sáu Pháp (ṣaḍ anusmṛtayaḥ: sáu Niệm) này là Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) sinh ra Bồ Tát Pháp (Bodhisatva-dharma)

Nay ngươi cần phải ở trước chư Phật tỏ bày tội lúc trước, chí thành Sám Hối. Ở vô lượng đời, Nhãn Căn (Cakṣur-indriya: con mắt) theo nhân duyên tham dính các hình sắc (Rūpa). Đã bám dính hình sắc cho nên tham ái các Trần (Artha, hay Viṣaya: cảnh giới). Đã yêu các Trần cho nên thọ nhận thân người nữ, đời đời nơi sinh ra, mê dính các hình sắc. Hình sắc hoại con mắt của ngươi, làm đày tớ cho sự ân ái. Hình sắc mỗi mỗi sai sử ngươi trải qua ba cõi, làm điều tệ hại này khiến cho mù tối, không có chỗ nhìn thấy. Nay tụng Kinh Điển Đại Thừa Phương Đẳng, trong Kinh này nói : “Sắc Thân của chư Phật ở mười phương chẳng hề diệt”

Nói lời đó xong, lễ khắp mười phương Phật, hướng về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Kinh Điển Đại Thừa. Lại nói lời này: “Nay con đã hối lỗi (Sám: Kṣamayati) Nhãn

Căn bị tội nặng ngăn che, uế trược, mù tối không có chỗ nhìn thấy. Nguyện xin Đức Phật Đại Từ thương xót che giúp. Phổ Hiền Bồ Tát nương cỡi con thuyền Đại Pháp cứu độ khắp tất cả. Vô lượng các Bồ Tát ở mười phương làm bạn. Nguyện xin xót thương nghe con hối lỗi, Pháp chướng ngại do nghiệp ác chẳng lành của Nhãn Căn”

Như vậy nói ba lần, cúi năm vóc sát đất, chính niệm Đại Thừa, Tâm chẳng quên bỏ. Đây gọi là Pháp Sám Hối tội của Nhãn Căn.

Xưng tên của chư Phật, đốt hương, rải hoa, phát ý Đại Thừa, treo lụa màu phan lọng, nói lỗi lầm của Nhãn Căn, Sám hối tội. Người này hiện đời nhìn thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với nhìn thấy vô lượng các Phân Thân Phật, a tăng kỳ kiếp chẳng bị rơi vào nẻo ác. Do sức của Đại Thừa, Nguyện của Đại Thừa cho nên luôn cùng với tất cả Đà La Ni Bồ Tát cùng chung làm quyến thuộc.

Người tác Niệm đó là Chính Niệm, nếu có Niệm khác thì gọi là Tà Niệm. Đây gọi là Tướng cảnh giới ban đầu của Nhãn Căn.

Tịnh Nhãn Căn xong, lại nên tụng đọc Kinh Điển Đại Thừa, ngày đêm sáu Thời quỳ gối sám hối, rồi nói lời này: “Nay con vì sao chỉ nhìn thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, các Phân Thân Phật mà chẳng nhìn thấy Toàn Thân Xá Lợi trong Tháp của Đức Phật Đa Bảo ? Tháp Phật Đa Bảo luôn thường tại chẳng diệt, Con do mắt trược ác, vì thế chẳng nhìn thấy !”

Nói lời đó xong, lại nên sám hối, qua bảy ngày xong thì Tháp Phật Đa Bảo từ dưới đất phun vọt lên. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền dùng bàn tay phải mở cánh cửa của Tháp ấy, nhìn thấy Đức Phật Đa Bảo nhập vào Tam Muội Phổ Hiện Sắc Thân, mỗi một lỗ chân lông tuôn ra hàng hà sa vi trần số ánh sáng, mỗi một ánh sáng có trăm ngàn vạn ức vị Hoá Phật.

Lúc tướng này hiện thời Hành Giả vui vẻ, tán Kệ, nhiễu quanh Tháp đủ bảy vòng xong thì Đức Đa Bảo Như Lai phát ra âm thanh lớn khen rằng: “Này Pháp Tử ! Nay ngươi chân thật hay hành Đại Thừa, tuỳ thuận Phổ Hiền, sám hối Nhãn Căn. Do nhân duyên đó,Ta đến chỗ của ngươi để chứng minh cho ngươi”

Nói lời đó xong thì khen rằng: “Lành thay ! Lành thay Thích Ca Mâu Ni Phật hay nói Đại Pháp, tuôn mưa Đại Pháp, thành tựu các hàng chúng sinh trược ác”

Khi ấy Hành Giả nhìn thấy Tháp Phật Đa Bảo xong, lại đến chỗ của Phổ Hiền Bồ

Tát, chắp tay kính lễ bạch rằng: “Xin Đại Sư dạy cho con hối lỗi”

Phổ Hiền lại nói: “Ngươi ở nhiều kiếp, do nhân duyên của Nhĩ Căn (śrotrendriya:lỗ tai) tuỳ đuổi theo tiếng bên ngoài, khi nghe âm màu nhiệm thời Tâm sinh mê dính, lúc nghe tiếng ác thời khởi 800 loại giặc phiền não gây hại. Như báo của lỗ tai ác (ác nhĩ báo) này được việc ác, luôn nghe tiếng ác, sinh các Duyên bám dính (ālambana: Phan duyên). Do điên đảo lắng nghe cho nên bị rơi vào nẻo ác, biên địa,

Tà Kiến, chẳng nghe Pháp Xứ. Ngươi ở ngày nay tụng trì tạng biển Công Đức của Đại Thừa, do nhân duyên đó cho nên nhìn thấy mười phương Phật. Tháp Phật Đa Bảo hiện ra làm chứng cho ngươi, ngươi nên tự mình nói lỗi ác, Sám Hối các tội

Lúc ấy Hành Giả nghe lời đó xong, lại liền chắp tay, cúi năm vóc sát đất rồi nói lời này: “Chính Biến Tri Thế Tôn hiện vì con, chứng Kinh Điển Phương Đẳng (Vaipulya), làm Từ Bi Chủ. Nguyện xin xem xét con, nghe điều con đã nói. Con từ nhiều khiếp cho đến thân ngày nay, nhân duyên của Nhĩ Căn nghe tiếng mê dính, như keo dính cỏ. Lúc nghe các ác thời khởi độc phiền não, nơi nơi mê dính không có lúc tạm dừng. Nhân vì tiếng của hai lỗ tai mà lao nhọc Thần của con, rơi xuống ba đường ác (tam đồ). Ngày nay mới hiểu biết, hướng về các Thế Tôn, tỏ bày Sám Hối”

Đã sám hối xong, nhìn thấy Đức Phật Đa Bảo phóng ánh sáng lớn. Ánh sáng ấy màu vàng ròng chiếu khắp phương Đông với mười phương Giới. Vô lượng chư Phật với thân màu vàng ròng trong hư không ở phương Đông xướng nói rằng: “Đức Phật Thế Tôn này có Hiệu là Thiện Đức, cũng có vô số các Phân Thân Phật ngồi Kiết Già trên toà Sư Tử dưới cây báu. Các Thế Tôn đó đều nhập vào Tam Muội Phổ Hiện Sắc Thân, đều nói lời khen rằng “Lành thay ! Lành thay Thiện Nam Tử ! Nay ngươi đọc tụng Kinh Điển Đại Thừa, điều ngươi đã tụng là cảnh giới của Phật

Nói lời đó xong thời Phổ Hiền Bồ Tát lại liền vì Hành Giả nói Pháp Sám Hối: “Ngươi ở đời trước, trong vô lượng kiếp do tham mùi hương cho nên phân biệt các THức, nơi nơi tham dính, đoạ lạc sinh tử. Nay ngươi cần phải quán Nhân (Hetu) của Đại Thừa. Nhân của Đại Thừa là Thật Tướng của các Pháp” Khi nghe lời nói đó xong, cúi năm vóc sát đất, lại liền sám hối.

Đã sám hối xong, nên nói lời này:

Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đa Bảo Phật Tháp

Nam mô các Phân Thân Phật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở mười phương.

Nói lời đó xong, lễ khắp mười phương Phật, quy mệnh Đức Phật Thiện Đức với các Phân Thân Phật ở phương Đông. Như con mắt đã thấy, mỗi mỗi Tâm lễ, hương hoa cúng dường. Cúng dường xong rồi, quỳ gối chắp tay dùng mọi loại Kệ khen ngợi chư Phật. Đã khen ngợi xong, nói mười nghiệp ác, sám hối các tội.

Sám hối xong thì nói lời này: “Lúc con ở vô lượng kiếp trong đời trước. Vì tham mùi hương, vị nếm, cảm xúc …gây tạo mọi ác. Do nhân duyên đó mà vô lượng đời sau luôn nhận chịu các thân Bất Thiện trong Địa Ngục, Quỷ đói, Súc Sinh, Biên Địa, Tà Kiến. Như nghiệp ác này, ngày nay tỏ bày quy hướng theo chư Phật, vua của Chính Pháp…nói Tội, sám hối”

Đã sám hối xong, Thân Tâm chẳng lười biếng, lại nên tụng đọc Kinh Điển Đại Thừa. Do sức của Đại Thừa cho nên trong hư không có tiếng báo rằng: “Này Pháp Tử ! Nay ngươi cần phải hướng về mười phương Phật, khen nói Đại Thừa, ở trước chư Phật tự nói lỗi của mình. Các Phật Như Lai là đấng cha lành của ngươi, ngươi nên tự nói nghiệp ác chẳng lành mà Thiệt Căn (Jihvendriya: cái lưỡi) đã làm. Thiệt Căn này lay động tướng của nghiệp ác, nói dối, nói thêu dệt, nói ác, nói hai lưỡi, chê bai nói càn, khen ngợi Tà Kiến, nói lời không có ích. Như vậy rất nhiều các nghiệp ác tạp, châm chọc tranh đấu, hoại loạn Pháp, nói Phi Pháp…Mọi tội như vậy, nay đều sám hối trước mặt các đấng Thế Hùng

Nói lời đó xong, cúi năm vóc sát đất, lễ khắp mười phương Phật, chắp tay quỳ thẳng lưng, nên nói lời này: “Tội lỗi của cái lưỡi này nhiều vô lượng vô biên, các nghiệp ác theo nhau xuất ra từ Thiệt Căn. Từ cái lưỡi này khởi sự chặt đứt bánh xe Chính Pháp. Như cái lưỡi này đặt đứt mầm giống Công Đức. Ở trong Phi Nghĩa, gắng gượng nói nhiều đầu mối, khen ngợi Tà Kiến như lửa giúp củi, giống như lửa mạnh gây hại cho chúng sinh, như người uống chất độc không có bướu nhọt mà bị chết. Như tội báo này, tà ác chẳng lành sẹ bị đoạ vào nẻo ác trăm kiếp ngàn kiếp. Do nói dối cho nên rơi vào Địa Ngục lớn. Nay con quy hướng chư Phật ở phương Nam, xin tỏ bày tội ác đen tối”

Khi tác niệm này thời trong hư không có tiếng nói: “Phương Nam có Đức Phật tên là Chiên Đàn Đức. Đức Phật ấy cũng có vô lượng Phân Thân, tất cả chư Phật đều nói Đại Thừa trừ diệt tội ác. Như mọi tội này, nay hướng về vô lượng chư Phật Đại Bi Thế Tôn ở mười phương, tỏ bày tội ác đen tối, thành tâm sám hối”

Nói lời đó xong, cúi năm vóc sát đất, lại lễ chư Phật. Khi ấy chư Phật lại phóng ánh sáng chiếu lên thân của Hành Giả, khiến cho thân tâm của người ấy tự nhiên vui vẻ, phát Đại Từ Bi nhớ khắp tất cả. Bấy giờ chư Phật rộng vì Hành Giả nói Đại Từ Bi với Pháp Hỷ Xả, cũng dạy bảo Ái Ngữ, tu sáu Hoà Kính.

Khi đó Hành Giả nghe lời răn dạy này thì Tâm rất vui vẻ. Lại nên tụng tập, cuối cùng chẳng lười nghỉ. Trong hư không lại có âm thanh vi diệu, phát ra lời nói như vầy: “Nay ngươi cần phải sám hối thân tâm. Thân (Kāya) có giết chóc, trộm cắp, dâm dục. Tâm (Citta) nhớ các điều chẳng lành, gây tạo mười nghiệp ác với năm tội Vô Gián…giống như khỉ vượn, cũng như nhựa keo, nơi nơi tham dính đến khắp tất cả trong sáu Tình Căn. Nghiệp của sáu Căn này có cành, nhánh, hoa, lá đều tràn đầy ba cõi, 25 Hữu, tất cả nơi sinh sống. Cũng hay tăng trưởng 12 việc khổ của Vô Minh, Già, Chết…tám Tà, tám Nạn…không có gì chẳng có trong Kinh. Nay ngươi cần phải sám hối nghiệp ác chẳng lành như vậy”

Lúc đó Hành Giả nghe lời này xong, liền cất tiếng hỏi trong hư không rằng: “Nay con ở đâu để hành Pháp Sám Hối?”

Thời tiếng trong hư không liền nói lời này: “Thích Ca Mâu Ni tên là Tỳ Lô Giá Na Biến Nhất Thiết Xứ. Trú xứ của Đức Phật ấy tên là Thường Tịch Quang là nơi do Thường Ba La Mật đã nhiếp thành, nơi do Ngã Ba La Mật đã an lập, nơi do Tịnh Ba La Mật diệt tướng có (hữu tướng), nơi do Lạc Ba La Mật chẳng trụ tướng thân tâm, nơi chẳng thấy tướng các Pháp (hữu) không (vô), như giải thoát vắng lặng (tịch Giải Thoát) cho đến Bát Nhã Ba La Mật Sắc Thường Trụ Pháp. Như vậy cần phải quán mười phương Phật”

Thời mười phương Phật đều duỗi bàn tay phải xoa đầu Hành Giả rồi nói như vầy: “Lành thay ! Lành thay Thiện Nam Tử !Vì ngươi tụng đọc Kinh Điển Đại Thừa cho nên chư Phật ở mười phương nói Pháp Sám Hối, chỗ hành của Bồ Tát, chẳng chặt đứt Kiết Sử (các phiền não ràng buộc chúng sinh), chẳng trụ biển Sử (Sử Hải ? biển Kiết Sử). Quán Tâm không có Tâm (vô Tâm) từ tưởng điên đảo (Viparīta, hay Viparyāsa) khởi. Như Tâm Tưởng này từ vọng tưởng (Vikalpa) khởi, như gió trong hư không không có nơi nương dựa. Pháp Tướng như vậy chẳng sinh chẳng diệt. Điều gì là tội ? Điều gì là Phước ? Tâm của Ta tự trống rỗng (Śūnya:Không), tội phước không có chủ. Tất cả Pháp như thị (Evaṃ : tức là Pháp xứng hợp với Đạo Lý), không có trụ không có hoại. Như vậy sám hối. Quán Tâm không có Tâm, Pháp chẳng trụ trong Pháp, các Pháp giải thoát, Diệt Đế (Nirodha-satya) vắng lặng.

Người tưởng như vậy gọi là Đại Sám Hối, gọi là Trang Nghiêm Sám Hối, gọi là Vô Tội Tướng Sám Hối, gọi là Phá Hoại Tâm Thức. Người hành Sám Hối này, thân tâm trong sạch, chẳng trụ trong Pháp, giống như nước chảy, ở trong Niệm Niệm, được nhìn thấy Phổ Hiền Bồ Tát với mười phương Phật”

Thời các Thế Tôn dùng ánh sáng Đại Bi vì Hành Giả nói Pháp Vô Tướng (Animitta). Hành Giả nghe nói Đệ Nhất Nghĩa Không (Paramārtha-śūnyatā). Hành Giả nghe xong, tâm chẳng kinh sợ, ngay lúc đó liền nhập vào địa vị chính của Bồ Tát.

Đức Phật bảp A Nan: “Hành như vậy gọi là Sám Hối. Sám hối này là Pháp mà chư Phật, các Đại Bồ Tát ở mười phương đã sám hối”

Đức Phật bảo A Nan: “Sau khi Phật diệt độ, các Đệ Tử của Phật nếu có sám hối nghiệp ác chẳng lành, chỉ nên tụng đọc Kinh Điển Đại Thừa. Kinh Phương Đẳng (Vaipulya-sūtra) này là con mắt của chư Phật, chư Phật nhân vào đấy mà được đủ năm loại mắt. Ba loại Thân của Đức Phật sinh ra từ Phương Đẳng (Vaipulya), là Đại Pháp Ấn (Mahā-dharma-mudra) ấn biển Niết Bàn. Như trong biển này, hay sinh ra ba loại thân thanh tịnh của Đức Phật. Ba loại thân này là ruộng phước (Puṇya-Kṣetra) của Trời Người, hơn hết trong Ứng Cúng (Arhat, hay Arhant: A La Hán, bậc xứng đáng nhận sự cúng dường của Trời Người). Kẻ kia có tụng đọc Điển của Đại Phương Đẳng (Mahā-Vaipulya), nên biết người này có đủ Công Đức của Phật, diệt hẳn các ác, sinh ra từ Phật Tuệ (Tathāgata-jñāna-darśana).

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói lời Kệ rằng:

_Nếu có Nhãn Căn (Cakṣur-indriya) ác

Mắt nghiệp chướng chẳng sạch

Chỉ nên tụng Đại Thừa

Nghĩ nhớ Đệ Nhất Nghĩa

Đây là Sám Hối mắt

Dứt các nghiệp chẳng lành.

_ Nhĩ Căn (śrotrendriya) nghe tiếng loạn

Hoại loạn nghĩa hoà hợp

Do đó khởi cuồng loạn

Giống như vượn, khỉ ngu

Chỉ nên tụng Đại Thừa

Quán Pháp Không (‘Sūnya), Vô Thường (Anitya, hoặc Anityatā)

Dứt hẳn tất cả ác

Thiên Nhĩ (Divya-śrotra) nghe mười phương.

_ Tỵ Căn (Ghrā-ṇendriya) dính các hương

Tuỳ nhiễm khởi các Xúc

Như mũi Cuồng Hoặc này

Tuỳ nhiễm sinh các Trần (Artha, hay Viṣaya)

Nếu tụng Kinh Đại Thừa

Quán Pháp như Thật Tế

Lìa hẳn các nghiệp ác Đời sau chẳng sinh lại.

_ Thiệt Căn (Jihvendriya) khởi năm loại

Miệng ác, nghiệp chẳng lành

Nếu muốn tự điều thuận

Nên siêng tu Tâm Từ (Maitre-citta)

Nghĩ Pháp, nghĩa Chân Tịch

Không các tướng phân biệt

_ Tâm Căn (Mana-indriya: Ý Căn) như khỉ vượn

Không có lúc tạm dừng

Nếu người muốn chiết phục

Nên siêng tụng Đại Thừa

Niệm Phật, thân Đại Giác

Sức Vô Uý tạo thành

_ Thân (Kāyendriya: Thân Căn) là cơ quan chủ

Như bụi tuỳ gió chuyển

Sáu giặc đùa bên trong

Tự tại không ngăn ngại

Nếu muốn diệt ác này

Lìa hẳn các trần lao

Thường ở thành Niết Bàn

Tâm an vui, hết sợ

Nên tụng Kinh Đại Thừa

Niệm các Bồ Tát Mẫu

Vô lượng Thắng Phương Tiện

Nghĩ đến được Thật Tướng (Dharmatā, Bhūta-tathatā)

_ Như nhóm sáu Pháp này

Gọi là sáu Tình Căn

Tất cả biển Nghiệp Chướng

Đều từ Vọng Tưởng (Vikalpa) sinh

Nếu người muốn Sám Hối

Ngồi thẳng, niệm Thật Tướng

Mọi tội như sương, móc

Tuệ Nhật (Jñāna-divākara: mặt trời Trí Tuệ) hay tiêu trừ

Vì thế nên chí Tâm

Sám hối sáu Tình Căn

Nói Kệ đó xong. Đức Phật bảo A Nan: “Nay ông trì sám hối sáu Căn đó, quán Pháp của Phổ Hiền Bồ Tát. Vì khắp chư Thiên, Người đời rộng phân biệt nói. Sau khi Phật diệt độ, các Đệ Tử của Phật; nếu có thọ trì, đọc tụng, giải nói Kinh Điển Phương

Đẳng thì nên ở chỗ thanh tịnh, hoặc tại gò mả, hoặc dưới cây trong rừng, chốn A Luyện Nhã (Araṇya) tụng đọc Phương Đẳng, suy nghĩ nghĩa của Đại Thừa. Do sức niệm mạnh mẽ cho nên được nhìn thấy thân Ta (Thích Ca Mâu Ni Phật) với tháp Phật Đa Bảo, vô lượng các Phân Thân Phật ở mười phương, Phổ Hiền Bồ Tát (samantabhadra), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī), Dược Vương Bồ Tát (Bhaiṣaijya-rāja), Dược Thượng Bồ Tát (Bhaiṣaijya-samudgata)… cung kính Pháp cho nên cầm các vật khí đựng hương thơm (hương khí) đứng ngay trong hư không, khen ngợi cung kính người hành trì Pháp.

Chỉ tụng Kinh Đại Thừa Phương Đẳng cho nên chư Phật, Bồ Tát, ngày đêm cúng dường người trì Pháp đó”.

Đức Phật bảo A Nan: “Ta cùng các Bồ Tát đời Hiền Kiếp với chư Phật ở mười phương…nhân vào nghĩa chân thật của Đại Thừa này cho nên trừ khử được a tăng kỳ số tội Sinh Tử trong trăm vạn ức ức kiếp. Nhân vào Pháp sám hối thắng diệu này cho nên ngày nay ở mười phương được làm Phật.

Nếu người muốn mau thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarāsamyaksaṃbuddha: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác). Nếu muốn thân của đời này, nhìn thấy mười phương Phật với Phổ Hiền Bồ Tát thì nên tắm gội sạch sẽ, mặc áo tinh khiết, đốt mọi thứ hương tốt, ở tại chốn Không Nhàn (Araṇya) cần phải tụng đọc Kinh Điển Đại Thừa, suy nghĩ nghĩa của Đại Thừa”.

Đức Phật bảo A Nan: “Nếu có chúng sinh muốn quán Phổ Hiền Bồ Tát thì nên tác Quán đó. Tác Quán đó gọi là Chính Quán, nếu quán khác đi thì gọi là Tà Quán.

Sau khi Phật diệt độ, các Đệ Tử của Phật tuỳ thuận theo lời Đức Phật nói (Phật ngữ) hành Sám Hối, nên biết người đó hành Hạnh Phổ Hiền (Samanta-bhadra-caryā). Người hành Hạnh Phổ Hiền chẳng nhìn thấy tướng ác với nghiệp báo ác. Nếu có chúng sinh ngày đêm sáu Thời lễ mười phương Phật, tụng Kinh Đại Thừa, suy nghĩ Pháp trống rỗng thâm sâu của Đệ Nhất Nghĩa thì chỉ khoảng một cái búng tay, trừ khử được a tăng kỳ số tội Sinh Tử trong trăm vạn ức ức kiếp. Người hành Hạnh (Caryā) này chân thật là Phật Tử (Buddha-putra), từ chư Phật sinh ra, mười phương chư Phật với các Bồ Tát là Hoà Thượng của người ấy. Đây gọi là bậc có đầy đủ Bồ Tát Giới, chẳng tu Yết Ma (Karma) tự nhiên thành tựu, xứng đáng nhận sự cúng dường của tất cả Người Trời”.

Khi ấy Hành Giả nếu muốn đầy đủ Bồ Tát Giới thì cần phải chắp tay, ở tại chốn Không Nhàn, lễ khắp mười phương Phật, sám hối các tội, tự nói lỗi của mình. Sau đó ở nơi trong sạch bạch với mười phương Phật mà nói lời này: “Chư Phật Thế Tôn thường trụ ở đời. Do nghiệp chướng của con cho nên tuy tin Phương Đẳng, nhưng nhìn thấy Phật chẳng thấu hết. Nay quy y Phật, nguyện xin Thích Ca Mâu Ni là Đức Thế Tôn Chính Biến Tri làm Hoà Thượng của con. Văn Thù Sư Lợi là bậc có đủ Đại Tuệ, nguyện đem Trí Tuệ trao truyền cho con các Pháp Bồ Tát thanh tịnh. Di Lặc Bồ Tát là mặt trời Đại Từ thù thắng, vì thương xót con, cũng nên nghe con thọ nhận Pháp Bồ Tát. Chư Phật ở mười phương hiện làm chứng cho con. Các Đại Bồ Tát đều xưng tên gọi của vị ấy, là Thắng Đại Sĩ che giúp chúng sinh, thợ giúp cho chúng con ngày nay thọ trì Kinh Điển Phương Đẳng cho đến khi mất mạng, giả sử bị đoạ vào Địa Ngục chịu vô lượng khổ thì rốt ráo chẳng huỷ báng Chính Pháp của Phật.

Do sức Công Đức của nhân duyên đó cho nên nay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm Hoà Thượng của con, Văn Thù Sư Lợi làm A Xà Lê (Ācarye) của con, nguyện xin Đương Lai Di Lặc truyền Pháp cho con, nguyện xin chư Phật ở mười phương chứng biết cho con, nguyện xin các Bồ Tát, Đại Đức làm bạn của con.

Nay con xin quy y nghĩa màu nhiệm thâm sâu của Kinh Đại Thừa, quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng”

Như vậy ba lần nói quy y Tam Bảo xong.

Tiếp theo nên tự thề thọ nhận sáu Trọng Pháp.Thọ nhận sáu Trọng Pháp xong, tiến theo nên siêng năng tu Phạm Hạnh (Brāhma-caryā) không có ngại, phát Tâm rộng tế độ, thọ nhận tám Trọng Pháp.

Lập lời thề này xong, ở chốn Không Nhàn, đốt mọi thứ hương tốt, rải hoa… cúng dường tất cả chư Phật với các Bồ Tát, Đại Thừa Phương Đẳng rồi nói lời này: “Con ở ngày nay, phát Tâm Bồ Đề, đem Công Đức này độ khắp tất cả”

Nói lời đó xong, lại nên lễ tất cả chư Phật với các Bồ Tát, suy nghĩ nghĩa của Phương Đẳng…một ngày cho đến 21 ngày.

Nếu Xuất Gia, Tại Gia chẳng cần Hoà Thượng, chẳng dùng các Thầy, chẳng bạch Yết Ma…do sức thọ trì đọc tụng Kinh Điển Đại Thừa, Phổ Hiền Khuyến Phát Hạnh cho nên là con mắt Chính Pháp của mười phương chư Phật. Nhân do Pháp đó, tự nhiên thành tựu năm Phần Pháp Thân là Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Các Phật Như Lai từ Pháp này sinh ra, ở Kinh Đại Thừa được thọ ký riêng.

Chính vì thế cho nên bậc Trí. Nếu Thanh Văn huỷ phá Tam Quy với năm Giới, tám Giới, Tỳ Khưu Giới, Tỳ Khưu Ni Giới, Sa Di Giới, Sa Di Ni Giới, Thức Xoa Ma Ni Giới với các uy nghi…Do Tâm ngu si, chẳng lành, tà ác cho nên phần lớn phạm các Giới với Pháp uy nghi.

Nếu muốn trừ diệt khiến cho không có lỗi lầm thì quay trở lại làm vị Tỳ Khưu đủ Pháp Sa Môn, nên siêng tu đọc Kinh Điển Phương Đẳng , suy nghĩ Pháp trống rỗng thâm sâu của Đệ Nhất Nghĩa, khiến cho Không Tuệ này cùng với Tâm tương ứng. Nên biết người này ở khoảng niệm niệm thì tất cả tội dơ bẩn được dứt hết không có dư sót. Đây gọi là đầy đủ Pháp Thức Sa Môn, đủ các uy nghi…xứng đáng nhận tất cả sự cúng dường của Người Trời.

Nếu Ưu Bà Tắc (cận sự nam) phạm các uy nghi, làm việc chẳng lành. Việc chẳng lành là nói Phật Pháp có lỗi ác, luận nói việc ác mà bốn Chúng đã phạm, trộm cắp, dâm dục, không có Tàm Quý (biết xấu hổ với lỗi lầm). Nếu người muốn sám hối diệt các tội thì cần phải đọc tụng Kinh Điển Phương Đẳng, suy nghĩ Đệ Nhất Nghĩa (Paramārtha: Chân Lý tối cao của Phật Giáo)

Nếu bậc vua chúa, đại thần, Bà La Môn, cư sĩ, trưởng giả, tể quan…Các nhóm người đó tham cầu không chán, tạo năm tội Nghịch, chê bai Kinh Phương Đẳng (Vaipulya), đủ mười Nghiệp ác thì Ác Báo to lớn ấy đáng bị rơi vào nẻo ác, hơn cả mưa hung bạo, quyết định rơi vào Địa Ngục A Tỳ (Avīci). Nếu người muốn trừ diệt Nghiệp Chướng này, nên sinh Tàm (Hrī) Quý (Apatrāpya)[tức biết xấu hổ với sự lỗi lầm] hối hận sửa chữa các tội.

Thế nào gọi là Sát Lợi Cư Sĩ Sám Hối Pháp ?

_ Pháp Sám Hối là chỉ nên Chính Tâm, chẳng chê Tam Bảo, chẳng gây chướng Xuất Gia, chẳng vì người Phạm Hạnh làm ác gây nạn, cần phải cột niệm tu sáu Niệm Pháp, cũng nên cung cấp cúng dường người trì Đại Thừa. Chẳng cần lễ bái, cần phải nghĩ nhớ Đệ Nhất Nghĩa Không của Kinh Pháp thâm sâu. Người nghĩ đến Pháp này thì gọi là Sát Lợi Cư Sĩ tu Đệ Nhất Sám Hối.

_ Sám Hối thứ hai là hiếu dưỡng cha mẹ, cung kính sư trưởng. Đây gọi là Pháp tu Đệ Nhị Sám Hối

_ Sám Hối thứ ba là dùng Chính Pháp cai trị nước, chẳng cong lệch làm hại người dân. Đây gọi là tu Đệ Tam Sám Hối

_ Sám Hối thứ tư là vào sáu ngày Trai, răn dậy các nơi chốn bên trong nước mà mình cai trị, khiến thực hiện chẳng giết chóc. Tu như Pháp này thì gọi là tu Đệ Tứ Sám Hối.

_ Sám Hối thứ năm là chỉ nên tin sâu Nhân Quả, tin Đạo Nhất Thật, biết Phật chẳng diệt. Đây gọi là tu Đệ Ngũ Sám Hối

Đức Phật bảo A Nan: “Ở đời vị lai, nếu có tu tập Pháp Sám Hối này, nên biết người này mặc quần áo Tàm Quý được chư Phật trợ giúp, chẳng lâu sẽ thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttarà-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)”

Khi nói lời đó xong thời mười ngàn vị Thiên Tử (Deva-putra) được Pháp Nhãn (Dharma-cakṣus) trong sạch, các Đại Bồ Tát của nhóm Di Lặc Bồ Tát cũng với A Nan nghe điều Phật đã nói đều vui vẻ, phụng hành.

PHẬT NÓI KINH: PHÁP QUÁN HẠNH CỦA PHỔ HIỀN BỒ TÁT

_Hết_