SỐ 267
KINH PHÁP LUÂN KHÔNG THOÁI CHUYỂN
Dịch Phạn ra Hán: Không rõ tên người dịch, Đại sư Tăng Hựu, đời Lương sao lục
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 1

Phẩm 1: TỰA

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật ngự trong khu lâm viên Kỳ-đà Cấp cô độc, thuộc nước Xá-vệ, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo Tăng một ngàn hai trăm năm mươi vị, chúng Bồ-tát Ma-ha-tát thì có đến số vô lượng, vô biên a-tăng-kỳ.

Lúc bấy giờ, vào khoảng quá nửa đêm, Đức Thế Tôn nhập chánh định Quảng Đại Quang Minh Chiếu, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử nhập chánh định Đại quang minh, Bồ-tát Di-lặc cũng nhập chánh định Biến cự. Lúc này, Đức Thế Tôn xuất định, cùng Tôn giả Xá-lợi-phất ra khỏi phòng đi tới chỗ trú của Bồ-tát Văn-thùsư-lợi. Chợt Tôn giả Xá-lợi-phất nhìn thấy hai bên trái và phải của phòng Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cũng như phòng của Phật thảy đều hiện ra những ao nước đầy, trong ao có vô số lớp lớp những đóa hoa sen trải kín trên mặt nước. Mỗi đóa hoa sen trong ao đều phát ra ánh sáng chiếu khắp khu Kỳ hoàn và nước Xá-vệ, cho đến cả tam thiên đại thiên thế giới thảy đều được chiếu sáng. Lại nghe có tiếng pháp âm lớn vang khắp tất cả các thế giới trong mười phương, nghe rõ có tiếng của các vị Bồ-tát đang thưa hỏi, nêu câu hỏi, luận bàn. Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất đã bước vào phòng, thấy Bồ-tát Văn-thùsư-lợi đang ngồi nhập định, bèn đứng trước mặt rồi búng mạnh ngón tay để phát ra tiếng.

Lúc này Đức Thế Tôn cùng Tôn giả Xá-lợi-phất đều thấy Bồtát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử dùng thần thông biến hóa nên đều thấy thân mình đang ở trên mặt nước biển lớn. Tôn giả Xá-lợiphất khi ấy muốn ra khỏi phòng của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nhưng không thể được, muốn phóng vụt lên hư không mà cũng chẳng được, không tự biết mình từ đâu đến, huống gì là việc vận dụng thần thông bay đi. Thế rồi, Tôn giả liền ngồi kiết già nhập định, đột nhiên nhìn thấy Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đang ngồi ngay thẳng trước mặt mình, biết đấy là do năng lực thần thông của Bồ-tát thể hiện, nên không rời khỏi chỗ ngồi.

Tôn giả Xá-lợi-phất thấy Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Qua số cõi Phật như cát sông Hằng có một thế giới tên là A-bệ-bạt-trí nghị luận âm thanh, Đức Phật ở thế giới đó hiệu là Thiện Trụ Quang Hoa Khai Phu, hiện đang ngự trên tòa báu, có vô lượng ngàn ức Bồ-tát vây quanh. Tôn giả thấy các lỗ chân lông trên thân của Đức Phật ấy đều mọc ra hoa sen, mỗi đóa hoa sen đó đều phát ra ánh sáng chiếu khắp tam thiên đại thiên thế giới. Mỗi hoa có ngàn cánh, cọng bằng ngọc lưu ly xanh, tua bằng ngọc mã não, đài bằng các thứ báu, trên mỗi đài đều có các vị Bồ-tát đang ngồi kiết già. Các vị Bồ-tát ấy đều trụ trong pháp không thoái chuyển, sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đối với các pháp môn Tổng trì đều thành tựu Đại nhẫn, tự trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng, thân sắc màu vang ròng nhiệm mầu bậc nhất.

Lúc bấy giờ từ nơi rốn Đức Phật Thiện Trụ Quang Hoa Khai Phu mọc ra một đóa hoa sen lớn, rất nhiều mầu sắc, thân cũng bằng ngọc lưu ly xanh, cánh hoa bằng kim cang, tua bằng lưu ly nhân đà, đài bằng Long kiên chiên-đàn vương, nước ở thế gian không thể làm ô nhiễm. Tôn giả Xá-lợi-phất nhìn thấy đài hoa ấy còn bỏ trống nên Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đã lên ngồi nơi đó và cùng với đài hoa sen vụt biến lên cao vút. Rồi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đi nhiễu quanh Phật ba vòng, chắp tay, nhất tâm đảnh lễ dưới chân Phật, sau đó trở lại đài hoa sen ngồi kiết già, chánh niệm hướng về Phật.

Lúc này, Như Lai Thiện Trụ Quang Hoa Khai Phu hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Nhân giả từ nơi nào đến đây?

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Con từ thế giới Ta-bà đến cõi này. Trong cõi Phật này có hai vị Bồ-tát là Thiện Âm và Thiện Thanh; hai vị Đại Bồ-tát này đều đã an trụ nơi pháp không thoái chuyển quyết định sẽ chứng được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hai vị cùng từ nơi đài hoa bước ra, sửa lại y phục ngay ngắn, rồi đầu gối bên phải quỳ sát đất, nhất tâm chap tay cùng bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thế giới Ta-bà ấy cách cõi này bao xa?

Phật Thiện Trụ Quang Hoa Khai Phu đáp:

–Thế giới Ta-bà đó cách đây với số thế giới nhiều như số cát sông Hằng, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi từ cõi ấy đến đây.

Hai vị Bồ-tát cùng hỏi Phật:

–Đức Phật ở thế giới Ta-bà đó hiệu là gì? Chúng con muốn được biết.

Đức Phật đáp:

–Đức Phật ở thế giới ấy hiệu là Thích-ca Mâu-ni, là Bậc Như Lai Vô Thượng Chánh Đẳng Chanh Giác, hiện đang còn trụ thế giới.

Hai vị Bồ-tát lại hỏi:

–Đức Thích-ca Mâu-ni hiện giờ đang nói pháp gì?

Phật nói:

–Hiện đang nói pháp ba thừa.

Lại hỏi:

–Thế nào gọi là ba thừa?

Phật dạy:

–Đó là giảng về Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Phật

thừa. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thường giảng về pháp ba thừa như vậy.

Hai vị Bồ-tát lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các Đức Phật nói pháp vì sao không giống nhau?

Đức Phật đáp:

–Tất cả các Đức Phật nói pháp đều giống nhau.

Lại hỏi:

–Thế nào là giống nhau?

Đức Phật dạy:

–Đó là Chuyển pháp luân không thoái chuyển, tất cả các Đức Phật đều nói giống nhau.

Hai vị Bồ-tát lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như vậy thì vì sao Đức Phật Thích-ca Mâu-ni lại nói về pháp ba thừa?

Đức Phật dạy:

–Vì tâm của chúng sinh ở thế giới Ta-bà ấy phần nhiều thấp kém, nếu chỉ nói về Nhất thừa thì không thể lãnh hội ngay được. Do đó, Phật Thích-ca Mâu-ni đã khéo dùng phương tiện khéo léo phân biệt nói ba thừa, giúp cho chúng sinh ra khỏi thế giới năm trược, dẫn dắt họ lần lượt hội nhập Nhất thừa.

Hai vị Bồ-tát bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở thế giới Ta-bà ấy nói pháp chắc là hết sức khó khăn?

Đức Phật đáp:

–Đúng vậy! Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nói pháp thật rất khó khăn.

Hai Bồ-tát bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Hom nay chúng con được lợi ích tốt đẹp nên không sinh vào cõi nước có chúng sinh thấp kém xấu ác như thế.

Phật đáp:

–Các vị chớ nói lời ấy, hãy mau bỏ ý nghĩ ấy.

Hai vị Bồ-tát nói:

–Bạch Thế Tôn! Do đâu mà Thế Tôn dạy chúng con không nên nói những lời ấy. Ở thế giới năm trược như vậy, mà nói pháp này rất là khó khăn, do đó mà chúng con hôm nay chẳng sinh tâm vui mừng, ưa thích.

Đức Phật dạy:

–Ở thế giới này, trong hai mươi ức na-do-tha kiếp tu tập các căn lành, sự việc ấy không khó khăn bằng ở thế giới Ta-bà chỉ trong thời gian một bữa ăn mà tu tập các căn lành. Nhưng Đức Thích-ca Mâu-ni đã luôn thích ứng với các pháp tu Bát-nhã ba-la-mật để dẫn dắt chúng sinh quy y Tam bảo thọ trì năm giới, khiến họ xa lìa tâm Thanh văn, Duyên giác, khiến họ phát đạo tâm Vô thượng Bồ-đề là những việc hết sức khó khăn. Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai đã tu tập như thế trải qua những hai mươi ức na-do-tha kiếp, huống chi còn khuyến khích mọi người xuất gia, khen ngợi công đức xuất gia, nói pháp rộng rãi, giúp họ ra khỏi ba cõi, giáo hóa như vậy để được lợi ích cho chính mình, tu tập pháp lành, nhập vao các thiền định. Vì sao? Vì chúng sinh ở thế giới Ta-bà đó luôn bị các thứ phiền não làm cho mê mờ, điên đảo.

Hai vị Bồ-tát lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vì sao mà ở thế giới ấy, các chúng sinh lại bị nhiều thứ phiền não trói buộc khiến cho mê mờ điên đảo như vậy?

Phật dạy:

–Nếu ta nói cho các vị nghe về các thứ phiền não của chúng sinh ở thế giới Ta-bà như tham dục, sân hận, ngu si, vô số các pháp bất thiện, xấu ác thì dù hết suốt đời ta cũng không thể nói cho hết được. Chỉ có Phật mới biết rõ về nghiệp báo thiện ác ở thế giới đó.

Bấy giờ, hai vị Bồ-tát Thiện Âm và Thiện Thanh đều khen ngợi:

–Thật là Đấng Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni thật là Bậc Sư Tử trong họ Thích, thật là vị Đại Tiên trong dòng họ Thích!

Hai vị Bồ-tát khen ngợi ba lần như thế, tức thì các vị Thế Tôn ở đấy thảy đều khen ngợi:

–Lành thay! Bậc Đạo Sư thuyết pháp độ sinh, đã khéo biết rõ tâm niệm của muôn loài. Vì vậy mà ta đã nêu rõ về các pháp bất thiện, tham dục, sân si, tà kiến cùng vô lượng những điều xấu ác, khéo léo giảng nói dẫn dắt đưa họ về nẻo thiện, hướng về con đường tu tập của hàng Thanh văn, Duyên giác, đều quy về Phật thừa, thành tựu trí tuệ Phật, thanh tịnh bậc nhất. Lại giúp cho chúng sinh phát tâm Bồ-đề, thuận theo sự giải thoát, nhập vào trí tuệ Phật, vì giúp cho chúng sinh có đầy đủ căn lành, tâm không bị cấu nhiễm.

Các vị Bồ-tát ấy đều lấy những đóa hoa sen được cấu tạo bằng bảy thứ báu với nhiều màu sắc, mỗi hoa có trăm ngàn muôn ức cánh, như kho báu kim cang, tua bằng ngọc lưu ly xanh cõi trời, đài bằng Chiên-đàn long kiên, thân bằng các thứ châu báu, không hề bị dính các thứ nước ở thế gian, mắt đều nhận thấy rõ, hoa này nhiệm mầu bay lên hư không và tự xoay theo các hướng, khỏi phải nắm giữ, giống như hình ảnh huyễn từ nghiệp báo sinh ra, cũng từ các chánh định giải thoát sinh ra.

Các vị Bồ-tát lấy hoa trong hư không rồi từ xa hướng về thế giới Ta-bà tung rải cúng dường Đức Thích-ca Mâu-ni. Lại cầm các tràng hoa, lọng hoa, đều làm bằng các chất báu, rồi nào mây báu, lọng báu cùng các lọng lụa quý giá để cúng dường Đức Thích-ca Mâu-ni Như Lai. Sau đó, các vị Bồ-tát gieo năm vóc sát đất, hướng về Phật đảnh lễ, cùng đọc:

–Nam-mô Thích-ca Mâu-ni Phật.

Các vị Bồ-tát Ma-ha-tát ở thế giới Ta-bà này, đã tự trang nghiem bằng các pháp Đại thừa, luôn tinh tấn không hề biếng trễ, tu tập các công đức, có khả năng giữ gìn tất cả Chánh pháp của các Đức Phật quá khứ, hiện tại cùng vị lai, vì muốn cứu giúp các chúng sinh khổ não nên chiếu sáng rộng lớn và trụ trong Nhất thừa. Chúng con muốn đến ra mắt Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cùng chúng Đại Bồ-tát ở thế giới Ta-bà, những Bậc đã dùng sự Đại trang nghiêm để trang nghiêm thân mình, vì tiếp nối hạt giống Phật không để dứt mất.

Đức Phật Thiện Trụ Quang Hoa Khai Phu Như Lai nghe các vị

Bồ-tát nói lời ấy, liền quán sát tâm các vị ấy, lại nói cho các vị ấy nghe về công đức của các Đức Phật, chỉ dạy cho được lợi ích vui mừng, bèn bảo các vị Bồ-tát:

–Các ông nên theo học sự hành đạo của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Đối với tất cả chúng sinh phát tâm đại Từ bi, phát tâm làm lợi ích an vui cho họ. Đối với các pháp sâu nhiệm không sinh tâm sợ hãi hoặc chê bai, trái lại luôn giữ tâm niệm vô tướng, đầy đủ căn lành, không cầu quả báo. Các vị Đại Bồ-tát như thế đều sẽ đến cõi nước của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, do năng lực của bản nguyện nên đều sinh về the giới ấy để giữ gìn chánh pháp, thuận theo sự chỉ dạy của các Đức Phật để làm chỗ dựa cho việc tu học của mình. Các ông nên đến thế giới đó để ra mắt Phật.

Hai vị Bồ-tát Thiện Âm và Thiện Thanh cùng bạch Phật:

–Chúng con sẽ nương theo năng lực thần thông của Phật và năng lực của các Đức Phật thời quá khứ, vị lai mà đến được thế giới Ta-bà ấy.

Đức Phật Thiện Trụ Quang Hoa Khai Phu nói với hai vị Bồ-tát:

–Bây giờ, các ông hãy cùng đi với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đến thế giới đó. Rồi Phật nói với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi:

–Ông hãy hướng dẫn hai vị Bồ-tát này cùng đến thế giới Tabà.

Hai vị Bồ-tát Thiện Âm và Thiện Thanh nói với Bồ-tát Vănthù-sư-lợi:

–Chúng tôi muốn ra mắt Đức Phật Thích-ca Mâu-ni cùng các vị Bồ-tát và tất cả đại chúng ở thế giới ấy, xin được nương theo thần lực của Bồ-tát để được ra mắt Đức Phật ấy.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đáp:

–Này các thiện nam! Các vị trước hết phải nên lễ bái Đức Phật ấy, nên luôn luôn gần gũi cung kính cúng dường vô số các Đức Phật đều vì lợi ích cho tất cả chúng sinh trong các thế giới ở mười phương, cũng vì muốn tăng trưởng tánh chất giác ngộ nơi mìmh tức là thành tựu trí tuệ của Phật.

Hai vị Bồ-tát được nghe lời chỉ dạy của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi liền cùng thưa:

–Chúng tôi cũng sẽ hết lòng cúng dường các Đức Phật, Như Lai, gần gũi lễ bái tôn trọng khen ngợi, sẽ học hỏi Bồ-tát Văn-thùsư-lợi, vì muốn đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đảnh lễ Đức Phật Thiện Trụ Quang Hoa Khai Phu, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, cung kính tôn trọng rồi cùng với các vị Bồ-tát và Tôn giả Xá-lợi-phất đến gần Phật để nghe nói pháp, được Phật chỉ dạy quán kỹ Như Lai. Các vị đều tung hoa cúng dường, lại dùng các thứ hương bột, hương xoa; các thứ cờ phướn dù lọng làm bằng lụa là thanh tịnh bậc nhất, tất cả đều được sự hộ trì thần lực của chư Phật quá khứ, khiến cho niệm tuệ được vững chắc, hướng đến cúng dường khắp ba ngôi tôn quý là Phật, Pháp, Tăng, nhằm giúp cho tất cả chúng sinh được giải thoát.

Chỉ trong khoảnh khắc như sự co duỗi cánh tay của vị Đại lực sĩ, thì Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cùng các vị đã đi về phương Đông, trải qua các cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, ở mỗi cõi Phật ấy, Bồ-tát thảy đều khuyến thỉnh các Đức Phật giảng nói rộng về chuyển pháp luân thanh tịnh không thoái chuyển. Nơi các cõi Phật này không có người nữ, cũng không có danh từ hai thừa Thanh văn, Duyên giác, cũng giống như ở thế giới của Phật Thiện Trụ Quang Hoa Khai Phu không khác. Trong các thế giới ấy được trang nghiêm bằng các vị Đại Bồ-tát. Nơi lỗ chân lông và rốn của các vị Đại Bồ-tát ấy đều hiện ra những đóa hoa sen, trong mỗi hoa sen đều có các vị Bồ-tát an tọa, trên mỗi đài hoa ấy đều có Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi là do thần thông của Bồ-tát biến hóa để cúng dường các Đức Phật.

Đến các phương Nam, Tây, Bắc, bốn hướng và hai phương trên, dưới, cho tới các thế giới trong mười phương, đều có Bồ-tát Văn-thùsư-lợi nói chuyển pháp luân không thoái chuyển, đều có hai vị Bồtát từ trong đài hoa sen bước ra hỏi Phật: “Vì sao Đức Phật ở thế giới Ta-bà lại giảng nói về giáo pháp ba thừa?” Các vị Bồ-tát đó đều muốn được đi cùng với Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi đến thế giới Ta-bà để ra mắt Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, trong các thế

giới ở mười phương đều khuyến khích các vị Bồ-tát ở đó cùng đi với mình đến thế giới Ta-bà, khi tới cõi Diêm-phù-đề, thì trời sắp sáng.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan đã thức giấc, dù trời chưa sáng nhưng nhìn qua lỗ trống của chiếc then cửa thấy ánh sáng hắt vào phòng mình, liền rời khỏi chỗ nằm bước ra ngoài, chợt thấy ánh sáng chiếu khắp tinh xá Kỳ hoàn và cả khu vực toàn là nước trong xanh óng ánh đầy khắp, giống như tấm gương lớn sáng loáng không chút bụi bặm, mà cũng không thấy bóng dáng cây cối và tinh xá đâu cả. Trông thấy cảnh tượng ấy, Tôn giả liền nghĩ: “Vì nhân duyên gì mà bỗng nhiên có các hiện tượng này? Cứ theo các điềm lạ hiện ra như thế thì chắc hôm nay Đức Thế Tôn sẽ nói pháp Đại thừa.”

Nghĩ rồi Tôn giả lội vào nước nhưng chân không bị ngập trong nước, nước cũng không bám vào chân, nên tâm ý vui mừng, liền đi thẳng đến phòng Đức Phật, chợt thấy có tới mười ngàn đóa hoa sen đang bay vòng quanh phòng Phật, lại nghe có tiếng nhạc vang khắp, các đóa hoa ấy đều phát ra ánh sáng chiếu khắp tinh xá Kỳ hoàn cùng nước Xá-vệ trong cõi Diêm-phù-đề và cả tam thiên đại thiên thế giới cũng đều được chiếu sáng như ban ngày. Tôn giả A-nan lòng tràn ngập nỗi vui mừng, gối bên phải quỳ sát đất, chắp tay cung kính nhất tâm hướng về phía Phật. Lúc này tướng sáng đã xuất hiện, mặt trời sắp mọc, thấy ro mười ngàn hoa sen đang bay vòng quanh phòng Phật, trong đó có một hoa sen đặc biệt đẹp nhất hiện ra nơi khu vực tinh xá Kỳ hoàn. Tôn giả A-nan liền nghĩ: “Hôm nay, Đức Thế Tôn chắc chắn sẽ nói pháp, ta phải lo sửa soạn cho ngồi để đợi Như Lai. Vì thấy có những hiện tượng này là Ngài sẽ nói pháp.”

Rồi Tôn giả lo sắp đặt tòa Sư tử cho Đức Phật ngồi, chỉ trong chốc lát là Phật đã ngồi yên. Lúc đó, mặt đất rung chuyển sáu cách, cho đến hang hà sa thế giới trong mười phương cũng rung chuyển sáu cách như vậy. Khắp tam thiên đại thiên thế giới hoa trời rải khắp như hoa Câu-vật-đầu, Phân-đà-lợi, Ưu-bát-la… cùng các thứ cây đầy hoa trái tự nhiên mọc lên.

Lúc ấy, các vị Tỳ-kheo đều muốn ra khỏi phòng để đến đạo tràng, nhưng trông thấy cả khu vực toàn là nước nên sợ hãi không dám đi. Các vị thấy cả khu Kỳ hoàn, cây cối cùng Tăng phòng, giảng đường, vườn hoa như chìm trong làn nước đầy ắp, trong lành chẳng chút cấu bẩn, lại chỉ thấy ánh sáng rực rỡ chiếu sáng khắp nơi. Các vị Tỳ-kheo ấy đều nói:

–Hôm nay có những điềm lành này, chắc chắn là Đức Thế Tôn sẽ nói pháp Đại thừa.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn xuất định ngồi khoan thai. Tức thì, tất cả các Đức Phật trong các thế giới ở mười phương đều phát ra ánh sáng rực rỡ cùng nhiều mành lưới báu, có trăm ngàn muôn ức vô số màu sắc, mắt đều trông thấy nhưng không thể nắm bắt. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cùng hằng hà sa số các vị Bồ-tát của các cõi Phật trong mười phương, vì muốn đem lại lợi ích cho vô lượng chúng sinh, nên đối với các Đức Phật Như Lai Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đều lễ bái cung kính cúng dường, tôn trọng khen ngợi, cùng với các vị Đại Bồ-tát như thế, thần thông biến hóa không thể nghĩ bàn, muốn giúp cho chúng sinh tin theo Phật pháp, giáo hóa làm lợi ích, tùy theo sự thích ứng mà đều được nghe thấy, dùng phương tiện giảng nói giúp họ lãnh hội, thông tỏ.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi biết Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã an tọa. Tất cả mặt đất đều rung chuyển sáu cách và các vị Bồ-tát từ dưới đất vụt hiện lên, từ một a-tăng-kỳ, trăm a-tăng-kỳ, cho tới trăm ngàn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ vị đều đến nhóm họp trong hội. Tất cả các Bồ-tát đều đi nhiễu quanh Đức Phật đến hàng trăm ngàn vòng.

Lại cầm vô số hoa sen rất nhiều màu sắc, mỗi hoa có vô lượng cánh nhiều không thể tính kể, tất cả được tung rải trên chỗ Phật để cúng dường, nhằm giúp cho chúng sinh nhất tâm chuyên niệm, phát sinh trí tuệ thù thắng, số hoa sen được tung rải cúng dường ấy phủ khắp tam thiên đại thiên thế giới.

Lại có các loại hương Long kiên, Chiên-đàn, các thứ hương tạp làm bằng Chiên-đàn, do thần thông phương tiện biến hóa là kết quả của sự tu tập các pháp Ba-la-mật là Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ mà có, đều là loại hương Vô tướng trợ đạo, được oai thần của các Đức Phật trong mười phương che chở để cúng dường Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, vì muốn cúng dường các Đức Như Lai, nên cùng với cac Bồ-tát trang sức tháp báu, những cờ phướn, dù lọng bằng lụa là quý đẹp, dùng nhiều loại võng báu giăng mắc khắp phía trên. Bồ-tát cũng dùng ngọc Ma-ni tạo dựng các phòng ốc, cửa ngõ, bình phong, cửa sổ, cửa lớn, tất cả đều đẹp đẽ trang nghiêm. Rồi nào ao hồ, suối khe, kênh ngòi, sông lớn với đủ các loại hoa như hoa Ưu-bát-la, Câu-vật-đầu, Phân-đà-lợi, các thứ hoa sen báu phủ khắp mặt nước, nước ấy có tám thứ công đức, lại thêm vô số các loài chim lạ cùng bay đến tụ tập hót vang. Các cây báu cõi trời tùy theo ý muốn mà hiện ra, để cứu giúp chúng sinh khiến được giải thoát, vì tu trí Phật, phát ra tâm Bồ-đề, tất cả đều do thần thông không thể nghĩ bàn của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi biến hóa ra, nương theo uy thần của các Đức Phật và năng lực của thệ nguyện, cũng là nguyện lực bản hạnh của Phật Thích-ca Mâuni. Bồ-tát Văn-thù biến hóa như vậy là muốn cho sự giáo hóa dẫn dắt chúng sinh được thành tựu trọn vẹn, khiến tâm họ không thể nghĩ bàn, mà sự nhận thức cũng không thể nghĩ bàn nên đã tạo ra vẻ trang nghiêm hết mực cho cảnh giới Phật.

Lúc này, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cùng với các vị Đại Bồ-tát đã tạo đầy đủ vẻ trang nghiêm cho đạo tràng nói pháp của Phật. Khi các vị Bồ-tát sắp sửa an tọa, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi chỉ trong một sátna, trước hết là hiện rõ thân tướng của mình, rồi thì các hoa sen vô tướng từ các lỗ chân lông trên thân hiện ra, mỗi lỗ chân lông là một hoa sen với vô số trăm ngàn màu sắc xen nhau, có vô số cánh không thể nghĩ bàn màn lưới ánh sáng bằng kho báu Kim cang, tua bằng ngọc lưu ly xanh, đài bằng Long kiên chiên-đàn, các vị Bồ-tát đều ngồi kiết già trên các hoa sen ấy.

Bấy giờ, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, từ nơi rốn trên thân tướng phát ra ánh sáng chiếu khắp sáu đường tăm tối, hàng ngàn ưc thứ ánh sáng như màu sắc hoa A-đề-mục-đa-già cùng với vô số luồng ánh sáng mềm mại như hoa sen trong lành thơm ngát, lan tỏa khắp mười phương không hề bị trở ngại… từ trong đài hoa sen hiện ra những ngôi lầu gác đẹp đẽ, được các Đức Phật che chở, cùng hòa nhập với pháp giới bao la, như màu sắc của cảnh giới vắng lặng an vui giải thoát là Không, Vô tướng, Vô nguyện, vô tác, vô vi, vô sinh, vô diệt, đồng với ba đời, tất cả đều hội nhập vào cõi không, vượt quá sự thấy biết của mắt thường. Bồ-tát Văn-thù-sưlợi, thân tướng khôi ngô xinh đẹp, an tọa trên tòa lầu gác đẹp đẽ ấy, tâm không dao động, nghĩ nhớ cảnh giới Phật, tự chứng ngộ pháp Không được chánh định Kim cang, khéo tu học theo pháp của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nhất định sẽ đạt pháp Tam-muội vô duyên, đi sâu vào trí tuệ Phật.

Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cùng với các vị Đại Bồ-tát đã thực hiện viên mãn các Phật sự trong các thế giới ở mười phương, tâm ưa thích chánh pháp, thường siêng năng tu tập, cũng gieo trồng căn lành đã lâu đối với các Đức Phật đời quá khứ, đều được Bồ-tát Văn-thù-sưlợi che chở chí tâm dốc sức hành đạo giác ngộ, không thoái chuyển, giống như sư tử mạnh mẽ ngự trên tòa vô úy.

Phật bảo A-nan:

–Ông nên báo cho các Tỳ-kheo trong tinh xá Kỳ hoàn cùng các vị Tỳ-kheo-ni đang tu học nơi các tinh xá trong thành Xá-vệ biết rằng hôm nay Đức Như Lai, Thế Tôn sẽ nói pháp, đồng thời cũng báo cho các vị Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di trong kinh thành ấy là những người kính tin, ưa thích Tam bảo, căn lành thuần thục, được biết để đều nhóm họp nghe pháp.

Tôn giả A-nan vâng lời Phật dạy, đi tới các phòng Tăng và những chỗ kinh hành để báo rằng Đức Phật sắp nói pháp.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo đã nhóm họp, lại có các Tỳ-kheo đang ở trong phòng, đều nói là đã thấy các hiện tượng lạ báo trước việc Đức Thế Tôn sẽ nói pháp nhưng không thể đến nhóm họp được. Tôn giả A-nan nói:

–Vì sao các vị không đến được?

Các Tỳ-kheo ấy đáp là hôm nay trông thấy cả tinh xá Kỳ hoàn toàn là nước đầy khắp chẳng còn thấy cây cối đâu cả, chỉ thấy ánh sáng rực rỡ chiếu sáng khắp nơi, vì thế nên không dam ra đi. Tôn giả A-nan liền trở lại chỗ Phật bạch:

–Bạch Thế Tôn! Có các Tỳ-kheo không thể đến nhóm họp được. Vì họ trông thấy cả tinh xá Kỳ hoàn như ngập chìm trong nước, nước rất trong xanh không chút cấu bẩn, lại con chẳng thấy tinh xá và cây cối đâu cả, nên các vị ấy không đến được.

Phật bảo A-nan:

–Các vị Tỳ-kheo ấy, đối với nơi không có nước mà tưởng là có nước, đối với không có hình sắc mà tưởng là có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức thì lại tưởng là có thọ, tưởng, hành, thức. Chưa đạt quả vị Thanh văn, Duyên giác mà tưởng là đã đạt được các quả vị ấy. Này A-nan! Hãy trở lại nói cho các vị Tỳ-kheo ấy biết để họ còn kịp đến nghe pháp.

Bấy giờ, Tôn giả A-nan vâng theo lời Phật dạy, đi khắp thành Xá-vệ báo cho tất cả các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di biết là hôm nay Đức Thế Tôn sẽ nói pháp, vậy các vị hãy mau đến tinh xá Kỳ hoàn để nghe pháp.

Phật bảo Mục-liên:

–Tôn giả hãy đi báo cho các vị Đại Bồ-tát trong tam thiên đại thiên thế giới, những người luôn phát tâm tu tập các pháp trang nghiêm và các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, những vị hướng về pháp Đại thừa, tám bộ chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, A-tula, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân… cũng đều nhóm họp để được nghe Phật nói pháp, những ai chưa được nghe thì hôm nay sẽ được nghe. Nên biết rằng bốn chúng đệ tử và tám bộ chúng sẽ đến nghe pháp ấy vốn đã gieo trồng căn lành từ trước nơi vô lượng các Đức Phật thời quá khứ, luôn phát tâm hướng về các pháp Đại thừa, cầu tu Đại thừa để đạt đến Tối thắng thừa, cũng gọi là thừa thanh tịnh bậc nhất. Riêng các vị Đại Bồ-tát thì luôn dùng các pháp Đại trang nghiêm để tự trang nghiêm cho quá trình tu theo thừa này. Tóm lại Tôn giả hãy thông báo cùng khắp để các vị ấy biết mà đến nhóm họp.

Tôn giả Mục-liên bạch Phật:

–Con xin vâng lời Thế Tôn!

Thế là chỉ trong khoảnh khắc, Tôn giả Mục-liên đã đi khắp tam thiên đại thiên thế giới, đến các đạo tràng lớn nhỏ, nhờ thần lực Phật và năng lực bản nguyện nên công việc thông báo đã hoàn tất nhanh chóng. Tôn giả Mục-liên trở lại chỗ Phật, bạch Phật rằng là mình đã làm viên mãn công việc được giao.

Bấy giờ, tất cả bốn chúng đều nhóm họp. Chiếm một khoảng rộng lớn mỗi bề hàng ngàn do-tuần, bao quát cả một không gian cao đến năm ngàn do-tuần, tất cả trời, người lòng tràn ngập niềm ưa thích mong được nghe Pháp. Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bốn chúng đã nhóm họp đông đủ.

Lúc này, các vị trời hiện ra đầy khắp hư không, thảy đều chắp tay bạch Phật:

–Hiện giờ cả đại chúng đều kinh sợ trước uy đức của Như Lai nên không dám tự tiện an tọa, kính mong Thế Tôn cho phép họ ngồi.

Bấy giờ, Đức Như Lai liền hiện ra điềm lành, chỉ trong khoảnh khắc, từ dưới đất vụt hiện lên một hoa sen lớn bằng vàng Diêm-phù-đề có trăm ngàn muôn ức cánh, màu sắc ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ như một vầng lửa khổng lồ. Đóa hoa sen ấy có tua bằng ngọc lưu ly xanh, đài làm bằng ngọc trai, thân bằng bảy thứ báu. Tất cả đại chúng đều tự biết phải ngồi phía trước Đức Như Lai. Các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cùng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thác-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Mahầu-la-già, Nhân phi nhân… đều hướng về Đức Phật, chiêm ngưỡng Đức Như Lai.

Đối với các vị Đại Bồ-tát thì Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi là bac Thượng thủ, các vị Đại Bồ-tát này đều có ba mươi hai tướng làm tăng thêm vẻ trang nghiêm nơi thân mình, màu sắc như vàng ròng, đều là bậc mạnh mẽ tinh tấn, uy đức rõ ràng.

Bấy giờ, các vị Bồ-tát cùng Bồ-tát Văn-thu-sư-lợi đều từ nơi các đài hoa sen bước ra, chắp tay hướng về Đức Phật, khuyến thỉnh Đức Thế Tôn và nhất tâm nghĩ nhớ Phật. Rồi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bốn chúng đã nhóm họp, tất cả đều ngồi yên lặng, tất cả các vị trời hiện ra đầy khắp hư không. Cúi mong Đức Thế Tôn giảng nói rõ về pháp Bất thoái chuyển pháp luân thanh tịnh. Bốn chúng đệ tử hiện có ở đây là các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, cùng vô lượng trăm ngàn vị trời, các vị tín hành, pháp hành, cùng với tám bậc, có Tu-đà-hoàn tưởng, Tư-đàhàm tưởng, A-nan-hàm tưởng, A-la-hán tưởng, Thanh văn tưởng, Duyên giác tưởng, Phật tưởng, mỗi người đều có ý tưởng. Mong Phật giảng nói để khuyến khích tâm họ là do nhân duyên gì mà nói về tín hành, pháp hành, cho đến tám bậc, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-nahàm, A-la-hán, do đâu mà nêu lên như vậy?

Đức Thế Tôn yên lặng không đáp.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vào lúc quá nửa đêm, trời gần sáng, con đứng dậy ra khỏi phòng và đi đến phòng của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi, đến trước cửa phòng sắp sửa bước vào thì chợt thấy nơi phòng của Như Lai có đến mười ngàn đóa hoa sen vụt hiện ra bay vòng quanh, lại nghe có tiếng trống trời tự nhiên vang lên cùng với âm thanh ca vịnh, thấy khắp khu rừng Kỳ hoàn, thành Xá-vệ và cả tam thiên đại thiên thế giới thảy đều được chiếu sáng. Do nhân duyên gì mà hiện ra điềm lành ấy?

Tôn giả Xá-lợi-phất vừa hỏi dứt lời thì Đức Phật liền nói:

–Do hôm nay ta sẽ nói pháp nên mới trước hiện ra điềm lành ấy.

Bấy giờ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hỏi Đức Như Lai sẽ nói pháp gì mà trước hiện điềm lành như vậy.

Tôn giả A-nan bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vào khoảng cuối đêm, lúc trời gần sáng, con thấy ánh sáng từ bên ngoài chiếu vao phòng mình qua khe cửa, con liền đứng dậy đi ra khỏi phòng trông thấy cả khu rừng Kỳ hoàn toàn là một vùng nước trong xanh chẳng có chút cáu bẩn, nhưng cây cối cùng tinh xá, Tăng phòng đều chẳng thấy đâu cả, chỉ thấy có ánh sáng chiếu rực rỡ. Vậy do nhân duyên gì mà hiện trước điềm lành như thế?

Thế Tôn bảo A-nan:

–Đó là vì hôm nay Như Lai sẽ nói về pháp luân thanh tịnh, cũng là điềm lành khuyến thỉnh do thần lực của Bồ-tát Văn-thu-sưlợi đã hiện ra. Bây giờ, Đức Thế Tôn vì Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi nên nói bài kệ:

Thừa này thanh tịnh
Thành được trí Phật
Văn-thù diệu biện
Thưa hỏi nghĩa ấy
Nhất thừa dứt nhiễm
Được thượng trí Phật
Văn-thù hiểu rõ
Nên hỏi như thế.
Thừa không phân biệt
Lìa sự đùa bỡn,
Văn-thù hiểu rõ
Nên hỏi như thế.
Vốn không có lại
Cũng không có đi
Giống như Niết-bàn
Lời Văn-thù hỏi
Thực không được quả
Cũng không có nói
Chỉ dùng phương tiện
Dẫn dắt chúng sinh.
Xa lìa âm thanh
Âm thanh một tướng
Văn-thù hiểu rõ
Nên hỏi như thế.
Tìm cầu âm thanh
Không âm để tìm
Thanh vốn là không
Lời Văn-thù hỏi
Thanh ấy như gió
Không chỗ nương tựa
Thanh tức giải thoát
Lời Văn-thù hỏi
A-nan lắng nghe
Lời Văn-thù hỏi
Phương tiện giác ngộ
Đều không thật có
Phật và giác ngộ
Có tiếng không thật
Cũng chẳng chốn nơi
Các pháp đều thế
Bồ-đề không sắc
Nhân duyên không sinh
Không có đến đi
Là các Phật nói
Vô vi vô tướng
Như không, chẳng thấy
Bồ-đề không nói
Lời Văn-thù hỏi
Phật khứ, lai, hiện
Tất cả đều the
Trí không nơi chốn
Không nghe, không thấy
Tánh, tướng như thị
Hiển bày pháp giới
Chỉ là giả danh
Mở bày chân thật
Tu thí thanh tịnh
Giữ giới không lỗi
Nhẫn nhục bền chí
Chí cầu Bồ-đề
Tinh tấn không trễ
Tu thiền nhiếp tâm
Trí tuệ thanh tịnh
Để cầu Bồ-đề
Phật dùng phương tiện
Độ các thần thông
Chúng sinh không nương
Vì nói Bồ-đề
Phân rõ ba thừa
Bốn quả khác nhau
Dùng trí như thật
Tùy nên cứu đời
Hiện cõi năm trược
Vì người thấp kém
Đối đạo Nhất thừa
Kinh nghi không tin
Nên nói bốn quả
Mở bày La-hán
Từ cửa Thanh văn
Vào cửa Phật giáo
Nói số vô số
Nhân duyên khác nhau
Nhận rõ bốn Đế
Chứng các pháp tướng
Thanh văn, La-hán
Duyên giác, Bích-chi
Cùng được vô sinh
Đó là Bồ-tát
Hành Không, Vô tướng
Vô nguyện Tam-muội
Vào cửa giải thoát
An trụ Niết-bàn
Đời khứ, lai, nay
Tâm không đắm nhiễm
Mở rộng mười phương
Vô sinh, vô vi
Pháp sâu như vậy
A-nan, Văn-thù
Phương tiện thưa hỏi
Sức tuệ vô tướng
Theo nẻo Nhất thừa
Biết pháp vô tướng
Cho nên hỏi Phật
Nay nói các quả
Ba đời bình đẳng
Biết không, vô tướng
Các tiếng vắng lặng
Không Bồ-đề Phật
Vô số hằng sa
Thế giới các Phật
Đến cầu Bồ-đề
Văn-thù triệu tập
Nghe các Phật ấy
Việc Bồ-tát làm
Muốn nói ba thừa
Đến cõi Ta-bà
Văn-thù thưa hỏi
Nhằm giải nghi hoặc
Phân biệt thừa, quả
Xin nói Bồ-đề
Dùng thần lực Phật
Cùng sức thệ nguyện
Nên nói ba thừa
Độ chúng sinh khổ
Khiến siêng tu tập
Văn-thù biện thuyết
Nói để cứu đời
Việc Bồ-tát làm
Ức ngàn vị trời
Cúng dường cứu đời
Kẻ tưởng các quả
An ủi nghi ngờ
Tỳ-kheo như vậy
Và Tỳ-kheo-ni
Thanh tín nam nữ
Ý tưởng tốt đẹp
Lời Văn-thù hỏi
Nhằm giải nghi hoặc
Các Bồ-tát ấy
Vì pháp nên đến.

Pages: 1 2 3 4