KINH NIỆM TỤNG ĐƯỢC LƯỢC RA TRONG KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ

Hán dịch: Đại Đường_ Nam Ấn Độ Tam Tạng KIM CƯƠNG TRÍ (Vajra-prajñā, hay Vajra-bodhi)
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ NHẤT

Vì lợi các chúng sinh

Khiến được ba Thân nên

Thân Khẩu Ý tương ứng

Quy mệnh lễ Tam Bảo

Thân Khẩu Ý Kim Cương (Kāya-vāk-citta-vajra)

Đấng Biến Mãn Tam Giới (Vairocana: Đại Nhật Phật)

Hay làm Tự Tại Chủ

Diễn nói Kim Cương Giới (Vajra-dhātu)

Con cúi đầu lễ hết

Hùng Mãnh A Súc Bệ (Akṣobhya: Bất Động Phật)

Đấng giáng phục các Ma

Bảo ấy (Ratna-saṃbhava: Bảo Sinh Phật) hiện tối thắng

Với lễ Pháp Như Lý

Quy mệnh A Di Đà (Amitābha: Vô Lượng Quang Phật)

Đấng Thành tựu Bất Không (Amogha-siddhi: Bất Không Thành Tựu Phật)

Nơi Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva)

Bậc lợi ích chúng sinh

Quy mệnh Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha)

Bậc hay trao Quán Đỉnh

Y Hộ Đại Quán Âm (Avalokiteśvara: Quán Tự Tại)

Bậc từ Du Già sinh

Bí Tỳ Thủ Yết Ma (Viśva-karma: Kim Cương Xảo Nghiệp)

Chí tâm, con lễ hết

 

Nay Ta ở trong trăm ngàn bài Tụng, trong Đại Du Già Giáo Vương của Kim Cương Đỉnh vì người tu Du Già, thành tựu Pháp Du Già cho nên lược nói Pháp Tối Thắng Bí Mật thuộc nơi nhiếp chân thật của tất cả Như Lai.

Phàm người muốn tu hành phải có đủ Trí Tuệ, thấu tỏ nơi Tam Ma Gia (Samaya), Chú Pháp chân thật. Ở trong các Đàn Trường (Maṇḍala) theo Tôn Giả A Xà Lê (Ācārya) nhận Quán Đỉnh (Abhiṣeka) xong, thanh khiết thân ấy, không sợ hãi, đủ sự kiên cường rất thâm sâu, khéo điều tâm, ý dũng mãnh chẳng khiếp nhược, cung kính tôn trọng mọi chỗ vui thấy (Sở Lạc Kiến), thương xót tất cả, thường hành Xả Thí (buông bỏ ban cho), trụ Giới Bồ Tát, vui thích Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta).

Người có đủ Công Đức (Guṇa) như vậy nên y theo nơi Thầy dậy bảo, siêng năng tu cúng dường, Tam Ma Gia (Samaya) cần phải thủ hộ không để cho lùi mất. Đối với Kim Cương A Xà Lê (Vajrācārya) chẳng được sinh khinh mạn, nơi các bạn cùng học chẳng làm bạn ác, nơi các Hữu Tình khởi Đại Từ Bi, nơi Tâm Bồ Đề vĩnh viễn chẳng chán lìa, ở trong tất cả Đàn Pháp đầy đủ mọi loại Công Đức Trí Tuệ, hứa vào Niệm

Tụng (Jāpa), làm Hộ Ma homa), nhận Pháp của nhóm Quán Đỉnh. Ở Kim Cương Giới Đại Đàn Trường (Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala) này, nói Pháp Dẫn Nhập Kim Cương Đệ Tử (Vajra-śiṣya-praveśādi). Trong đó người mới vào Đàn vì cứu hộ lợi lạc cho hết tất cả giới Chúng Sinh (Sarva-sattva-dhātu) tạo làm việc Sở Thành tối thượng. Nơi Đại Đàn Trường (Mahā-maṇḍala) này, người nên vào chẳng nên lựa chọn là Khí (Pātra), Phi Khí (Apātra). Tại sao như thế?

Thế Tôn! Hoặc có chúng sinh gây tạo tội lớn mà nhóm ấy nhìn thấy Kim Cương Giới Đại Đàn Trường này xong với người có vào thời đều được xa lìa tất cả tội chướng

Thế Tôn! Lại có chúng sinh tham đắm tất cả tiền của, thức ăn uống, sự dục lạc, chán ghét Tam Ma Gia, chẳng siêng năng với sự cúng dường. Mà nhóm người ấy đối với Đàn Trường tùy ý làm việc được bước vào thì tất cả sự mong cầu đều được viên mãn

Thế Tôn! Hoặc có chúng sinh vui thích (Priya): Kỹ nhạc (Vādya), ca (Gīta), múa (Nṛtya), ăn uống (Āhāra), tùy ý hành động, vì chẳng biết rõ Đại Thừa (Mahāyāna) của tất cả Như Lai, không hỏi Pháp cho nên vào ở trong Miếu Đàn của Thiên Thần ngoại đạo khác. Vì thành tựu tất cả sự mong cầu cho nên đến ở Đàn Trường Giới (Maṇḍala) của tất cả Như Lai Bộ (Sarva-tathāgata-kula) nhiếp lấy việc chúng sinh, hay sinh việc yêu vui vô thượng thì kinh hoàng sợ hãi chẳng dám vào. Nhóm người ấy vào trụ nơi đường lối Đàn Trường của nẻo ác (Apāya-maṇḍala), cũng ráng vào nơi Kim Cương Giới Đại Đàn Trường để được tất cả niềm vui an lành (Thiện Lạc) thành tựu tối thượng, được ý ưa thích an vui với đẩy lùi tất cả nẻo ác, đã vào cửa Đạo cho nên đối với Đẳng Địa Giải Thoát của Thiền (Dhyāna-vimokṣa-bhūmi) siêng năng tu khổ hạnh, cũng vì nhóm ấy đối với Kim Cương Giới Đại Đàn Trường này vừa mới vào cũng được, chẳng khó được Pháp chân thật của tất cả Như Lai (Tathāgatatattva) huống chi các sự thành tựu khác.

Nếu có các người khác cầu thỉnh A Xà Lê. Hoặc A Xà Lê thấy nơi người khác nhận chịu làm Pháp Khí (Dhrma-pātra), lìa nơi lỗi lầm, Thắng Giải rộng lớn, Tâm Hạnh đức độ đôn hậu, đầy đủ Tín Tâm, lợi lạc cho kẻ khác. Thấy loại như vậy xong, tuy chẳng cầu thỉnh mà nên tự kêu gọi, bảo rằng: “Này Thiện Nam Tử (Kula-putra)! Ta sẽ vì ngươi nói Nghi Thức Hành Bí Mật của Đại Thừa. Ở trong Đại Thừa Giáo, ngươi là Thiện Khí. Nếu có Đấng Ứng Chính Đẳng Giác đời quá khứ cùng với Bậc Y Hộ của đời vị lai hiện tại … đã trụ ở Thế Gian làm điều lợi ích bởi các vị ấy đều hiểu rõ Bí Pháp (Guhya-dharma) này cho nên ở dưới cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa) đắc được Tối Thắng Vô Tướng Nhất Thiết Trí Dũng Mãnh Thích Sư Tử. Do được Du Già bí mật (Guhya-yoga) cho nên phá nát Đại Ma Quân (Mahā-māra-sena-dharṣaṇa), loài gây sự sợ hãi quấy nhiễu nhân gian. Chính vì thế cho nên Thiện Nam Tử! Vì được Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā) cho nên đối với điều ấy nên tác Chính Niệm (samyaksmṛti). Việc trì tụng (Jāpa) có nhiều loại vui, lợi như vậy”

Khi biết người kia đã khởi tâm sinh niệm thương xót thì mới có thể nhận làm Đệ Tử (Śiṣya). Cần phải vì kẻ ấy khéo mở bày khắp cả.

Lúc thường niệm tụng thời nơi làm Pháp Sự là các núi có đủ hoa quả. Bên bờ sông, ao, hồ trong sạch thích ý, tất cả nơi mà chư Phật đã khen ngợi. Hoặc ở ngay trong chùa, hoặc chốn A Lan Nhã (Araṇya). Hoặc ở khoảng giữa suối, núi. Hoặc nơi xa xôi vắng lặng, nơi có thể tắm rửa sạch sẽ. Lìa các chốn khó khăn, lìa các nơi có âm thanh ồn áo. Hoặc ở nơi mà hợp ý ưa thích. Ở nơi thích hợp ấy, mới nên niệm tụng

Phàm người tu Du Già, bắt đầu từ chỗ nằm đứng dậy, liền kết Phát Ngộ Nhất Thiết Phật Đại Khế, tụng Mật Ngữ này:

“Án, bạt chiết la, để sắt xá”

OṂ _ VAJRA TIṢṬA

Khế ấy là: đem hai tay Chỉ Quán đều tác Kim Cương Quyền, hai Độ Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, ngửa hai Độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng trụ nhau, duỗi thẳng như cây kim (Sūci). Đem Khế để ngay trên trái tim, tụng Mật Ngữ lúc trước ba biến. Liền niệm chư Phật từ Tam Muội giác ngộ. Cần phải quán sát tất cả các Pháp giống như ảnh tượng. Liền suy nghĩ nghĩa của bài Kệ này:

“Các Pháp như ảnh tượng

Trong sạch không uế trược

Không lấy, không thể nói

Nơi sinh của Nhân Nghiệp

Như vậy hiểu các Pháp

Lìa Tự Tính, không dựa (vô y: không có nơi nương theo)

Lợi vô lượng chúng sinh

Là Như Lai Ý sinh”

 

Khi từ chỗ ngồi đứng dậy muốn đi, liền tụng Mật Ngữ này:

“Bạt chiết la, tỳ già”

VAJRA VEGA

 

Nếu nơi dừng trụ, liền tụng Mật Ngữ này:

“Để sắt-tra, bạt chiết la”

TIṢṬA VAJRA

 

Nếu muốn cùng người nói chuyện, liền tưởng trên lưỡi có chữ Lam (劣_RAṂ).

Liền tụng Mật Ngữ này

“Lam, võng la, bạt chiết la, bà sa”

RAṂ-VĀRA VAJRA-BHĀṢĀ

 

Nếu lúc rửa mặt thời tụng Mật Ngữ này:

“Án, bạt chiết la, la già, la già gia, xí lam nhưỡng, ta bà-hàm. Bạt chiết la, đô sử-dã, hộ”

OṂ_ VAJRA-RĀGA-RĀJĀYA ŚĪGHRAṂ SVĀMAṂ_ VAJRA TUṢYA HOḤ

Mỗi một lần tụng Mật Ngữ này, liền dùng nước rửa mặt. Như vậy cho đến bảy lần tụng , bảy lần rửa, liền được tất cả Như Lai nhìn ngó.

Nếu các nhóm Ma có loài bạo ác… đối với người này đều sinh vui vẻ, cũng có thể dùng Mật Ngữ gia trì vào nước bảy biến rồi dùng.

 

Nếu lúc muốn nhai nhấm cành Dương thời trước tiên nên tụng Nhất Thiết Như Lai Vi Tiếu Mật Ngữ (Sarva-tathāgata-smita-guhya-vāca) bảy biến xong rồi nhai nhấm. Điều này hay phá tất cả Phiền Não (Kleśa) với Tùy Phiền Não (Upakleśa). Mật Ngữ là:

“Án, bạt chiết la hạ sa, ha”

OṂ_ VAJRA-HĀSA HA

Kết Khế Pháp dùng Quán Vũ (tay phải) nắm Kim Cương Quyền (Vajra-muṣṭi) rồi nhai nhấm

 

Nếu muốn đi đại tiểu tiện, liền tác Giáp Trụ Khế (Kavaca-mudrā) trang nghiêm thân của mình. Tức tụng Mật Ngữ này:

“Án, châm”

OṂ_ ṬUṂ

Dùng Mật Ngữ này ủng hộ thân của mình

Khế Pháp ấy. Dùng hai tay Chỉ Quán đều kết Kim Cương Quyền, duỗi Độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) ở đầu Lực Độ (ngón trỏ trái) tưởng chữ Án (OṂ), ở đầu Tiến Độ (ngón trỏ phải) tưởng chữ Châm (ṬUṂ). Kết ở trên trái tim, dùng độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) quấn quanh nhau ba lần như dạng mặc áo Giáp. Lại dời đến Lưng, lại đến Rốn, Eo…. quấn quanh đầu gối, cổ họng, đỉnh đầu…. đẩy lên trước trán, sau gáy đều quấn quanh ba lần như dạng mặc áo Giáp. Tức liền rũ xuống dưới, từ độ Đàn Tuệ (2 ngón út) theo thứ tự giải tán giống như áo khoác ngoài, đến trái tim liền dừng

Nếu muốn tẩy rửa sạch thời liền dùng Chỉ Vũ (tay trái) nắm Kim Cương Quyền, duỗi dựng Lực Độ (ngón trỏ). Kết Khế này xong, tụng chữ Hồng (HŪṂ). Trước tiên nhận lấy đất để dùng

 

Phàm người trì tụng cầu viện Thắng Thiện, phần lớn bị Ma ác gây chướng ngại, thường rình tìm lúc thuận tiện để hại. Hoặc tại nơi đại tiểu tiện, hoặc các nơi uế ác đều gây hại ấy. Nên dùng Mật Ngữ, kết Khế… gia hộ, đừng để cho loài Ma được dịp thuận tiện.

Lúc muốn vào nhà Xí thời liền tưởng thân của mình làm chữ Lam (劣_RAṂ), hai bên trái phải tưởng chữ Hồng (HŪṂ). Lại tưởng thân của mình tỏa lửa Kim Cương, răng có lửa rực sáng. Liền tụng Mật Ngữ:

“Án, bạt chiết la na la, ma ha nỗ đa thấp-phộc la gia, tát bà-hàm, bà tất nhĩ, cú lô. Tát bà nỗ sắt-chiêm, hồng phát”

OṂ_ VAJRA-DHĀRA MAHĀ-DŪTA-SVARĀYA SVĀMAṂ VĀŚIN-KURU SARVA DUṢṬAṂ HŪṂ PHAṬ

Khế Pháp ấy. Dùng Chỉ Vũ (tay trái) kết Sân Kim Cương Quyền. Ở đấy nên làm mặt giận (Nộ Nhãn), nhướng mày, mặt giận, nhìn ngắm ác… để Ấn ở trên đỉnh đầu với hai vai, trái tim, cổ họng tức tất cả ác trong ba cõi đều được tiêu trừ.

 

Lại tụng Mật Ngữ này là:

“Án, cú lô, niết lý sắt trí, hề hồng phát”

OṂ_ KURU DṚṢṬI HE HŪṂ PHAṬ

Mật Ngữ với Khế này ở tất cả nơi chốn, hộ thân hay xa lìa các ác.

 

Tiếp việc ở nhà Xí đã xong, ra ngoài rửa sạch rồi nên kết Khế, tụng Mật Ngữ.

Dùng nước Kim Cương khéo xúc miệng. Mật Ngữ là:

“Án, bạt chiết la, na già tra”

OṂ_ VAJRA-UDAKA ṬHAḤ

Khế (Mudra) ấy. Dùng Quán Vũ (tay phải) kết Kim Cương Quyền, duỗi ba độ: Nguyện (ngón giữa), Phương Tiện (ngón vô danh), Tuệ (ngón út). Tức nên xúc miệng. Xúc miệng xong liền nên tắm rửa.

Phàm Pháp tắm rửa có bốn loại. Mỗi ngày tùy ý như Pháp tu hành. Một là trụ ba Luật Nghi, hai là Phát Lộ Khuyến Thỉnh, ba là Dùng Khế cúng dường, bốn là dùng nước tắm rửa. Bốn loại Pháp này, bậc Trí nên hành.

Nếu vào trong nước, nên tưởng là cái ao Hoan Hỷ của cõi Trời. Ở trong ao ấy tưởng. Liền dùng chữ Tông (VAṂ) tưởng Như Lai Bộ (Tathāgata-kulāya), dùng chữ Hồng (HŪṂ) tưởng Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya), dùng chữ Đát-la (TRĀḤ) tưởng Bảo Bộ (Ratna-kulāya), dùng chữ Hiệt-lợi (HRĪḤ) tưởng Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya), dùng chữ A (珆- AḤ) tưởng Yết Ma Bộ (Karma-kulāya). Như vậy làm xong, lại tưởng Mật Ngữ Thiên mà mình đã niệm tụng đều trụ ở Bản Bộ.

Tiếp nên tưởng Như Lai Tối Thượng Luân Đàn (Tathāgatottama-maṇḍala) ở ngay trong nước kèm niệm tưởng năm Bộ ở trên Luân Đàn. Dùng nhóm Mật Ngữ, Khế gia tịnh nước ấy.

Việc tắm rửa xong, liền dùng hai tay bụm nước thơm trong sạch. Tụng Mật Ngữ đã trì mà gia trì dùng cúng dường tất cả chư Phật, các Đại Bồ Tát với hàng Bản Thiên.

Đã cúng dường xong, liền tưởng Luân ấy nhập vào hết thân của mình. Tưởng xong, như Pháp rời khỏi nước, đứng bên bờ, dùng nhóm Khế của Đầu Mão…trang nghiêm thân ấy. Dùng Quán Vũ (tay phải) toả lửa sáng của bàn tay Kim Cương, cầm Bạt Chiết La (Vajra:chày Kim Cương). Dùng Chỉ Vũ (tay trái) cầm cái Khánh Quang Minh của Kim Cương, mặc áo lễ bằng the lụa tơ lụa mịn mà. Miệng ngậm Bạch Đậu Khấu, nhấm Long Não Hương khiến cho miệng toả hơi thơm. Dùng tâm chuyên chú, ở khoảng trung gian khởi Đại Từ Bi, chẳng giận dữ, chẳng ái nhiễm, chẳng nhìn ngó uế ác ấy với tất cả hàng Chiên Đà La. Liền tưởng bước đi trong hoa sen tám cánh với hiện ra vật cúng ba đời nơi Minh (Vidyā) mình đã tự trì, tưởng cúng dường rộng lớn tối thượng. Lại suy tư Lý sâu xa, Chân Tính của Mật Ngữ mà mình đã trì. Nên đi đến Đạo Trường.

Lúc muốn vào thời trước tiên dùng Pháp như trên, tụng Mật Ngữ gia trì nước rửa chân, xúc miệng xong rồi, từ nơi đã Kết lúc mới phát, Chỉ Vũ (tay trái) nắm Kim Cương Quyền chẳng buông, để ở trên trái tim.

Lúc mở cửa thời tụng Mật Ngữ chữ Hồng (HŪṂ), trợn mắt giận dữ trừ tất cả chướng ngại. Sau đó dùng tâm tôn trọng trụ Chính Niệm lễ mười phương chư Phật với các Bồ Tát Ma Ha Tát, nơi tất cả Pháp được tự tại, cảnh giới của Thắng Tuệ.

Dùng năm vóc cúi đầu sát đất kính lễ xong. Tiếp quỳ hai gối sám tất cả tội với Khuyến Thỉnh, Tuỳ Hỷ, Phát Nguyện, Hồi Hướng Công Đức ….Dốc hết sức để nói năng dùng kính lễ

Tiếp từ chỗ ngồi đứng dậy, lại quỳ gối phải sát đất, liền kết Kim Cương Trì Đại Khế (Vajra-dhāra-mahā-mudrā), tụng Mật Ngữ này:

“Án, bạt nhật la, vật”

*)OṂ_ VAJRA VIḤ

Khế Pháp ấy là: Dùng Chỉ Vũ (tay trái) úp che bên dưới, ngửa Quán Vũ (tay phải) lên trên, hai lưng bàn tay cùng hợp duỗi, đem Độ của nhóm Định (ngón cái phải) Tuệ (ngón út trái) Đàn (ngón út phải) Trí (ngón cái trái) cùng trợ nhau cài chéo.

Tụng Mật Ngữ này với kết Đại Khế hay khiến cho chư Phật vui vẻ, liền được cúng dường, tôn trọng, lễ bái tất cả Như Lai với hàng Kim Cương Tát Đoả (Vajrasattva)

 

Tiếp đối với tất cả Như Lai với các Bồ Tát đem phụng hiến thân của mình.

Trước tiên ở bốn phương, dùng Diệu Pháp này. Toàn thân sát đất, chắp tay, duỗi bàn tay đều lễ một bái

Bắt đầu ở phương Đông, tụng Mật Ngữ này lễ bái

” Án, tát bà đát tha yết đa (tất cả Như Lai) bố nho (mở miệng hô cúng dường) bà thát tha na gia (thừa sự) a đát ma nam (thân của mình) niết lý gia đa (phụng hiến) dạ di (nay con…) tát bà đát tha yết đa, bạt chiết la tát đoả, a địa sắt tra (thủ hộ) tát võng ma-hàm (nơi con) Hồng”

 

OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA PASVANĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-SATVA ADHIṢṬA SVĀMAṂ – HŪṂ.

Luận ghi rằng:”Tiếng Phạn còn lưu lại hai chữ ở đầu và cuối, phương khác theo lệ này. Vì cúng dường thừa sự tất cả Như Lai cho nên nay con phụng hiến thân của mình. Nguyện xin tất cả Như Lai, Kim Cương Tát Đoả gia hộ cho con”

 

Lại như Kim Cương Hợp Chưởng bên trên, để ở trên trái tim, hướng về phương Nam, dùng vầng trán lễ bái. Liền tụng Mật Ngữ là:

“Án, tát bà đát tha yết đa, bố nhương (cúng dường) tỳ sái ca gia (làm quán đỉnh) a đáp ma nam (thân của mình) niết lý gia đa (phụng hiến) gia minh (nay con) tát bà đát tha yết đa, bạt chiết la, a la đát na (báu) tỳ săn giả, ma-hàm (nguyện cho con Quán Đỉnh) đát-la”

 

OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA ABHIṢAIKĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA-TATHĀGATA VAJRA-RATNA ABHIṢIṂCA MAṂ – TRĀḤ.

Luận ghi rằng:”Vì cúng dường tất cả Như Lai Quán Đỉnh cho nên nay con phụng hiến thân của mình. Nguyện xin tất cả Như Lai cho con Kim Cương Bảo Quán Đỉnh”

 

Lại dùng Kim Cương Hợp Chưởng để ở trên đầu, đưa miệng môi chạm sát đất, hướng về phương Tây lễ bái. Liền tụng Mật Ngữ:

“Án, tát bà đát tha yết đa, bố nhương, bát la mạt đa na gia (chuyển) a đáp ma nam, niết lý dạ đa, gia minh. Tát bà đát tha yết đa, bạt chiết la đạt ma (Pháp) bát la phạt đa gia, ma-hàm (vì con chuyển Kim Chương Pháp) hề-lý”

OṂ– SARVA-TATHĀGATA-PŪJA PRAVARTANĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA-TATHĀGATA VAJRA-DHARMA PRAVARTTĀYA MAṂ– HRĪḤ.

Luận ghi rằng:”Vì triển chuyển cúng dường tất cả Như Lai cho nên phụng hiến thân của mình. Nguyện xin tất cả Như Lai vì con chuyển bánh xe Kim Cương Pháp”

 

Lại dùng Kim Cương Hợp Chưởng từ đầu trở xuống dưới để ở trên trái tim, dùng đỉnh đầu hướng về phương Bắc lễ bái. Tụng Mật Ngữ này:

“Án, tát bà đát tha yết đa, bố nhương, yết ma ni, a đáp ma nam, niết lý gia đa, dạ nhĩ. Tát bà đát tha yết đa, bạt chiết la yết ma, cú lô (vì con làm sự nghiệp) ma-hàm, a”

 

OṂ– SARVA-TATHĀGATA-PŪJA KARMAṆI ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA-TATHĀGATA VAJRA-KARMA KURU MAṂ – AḤ.

Luận ghi rằng:”Vì cúng dường sự nghiệp của tất cả Như Lai cho nên phụng hiến thân của mình. Nguyện xin tất cả Như Lai vì con làm sự nghiệp Kim Cương”

 

Ở bốn phương như Pháp trên lễ bái xong. Tiếp tuỳ theo mong muốn làm các việc của nhóm Trừ tai hại (Tức Tai: Śāntika), Tăng Ích (Puṣṭika), Giáng Phục (Abhicāruka), A Tỳ Già La (Abhi-ghāra: tán bố, rải bày)…sự sai khác đều y theo Bản Phương mà kết, ngồi

Nếu muốn làm Trừ Tai (Śāntika), hướng mặt về phương Bắc, nên dùng Tát Kết Già Toạ mà ngồi (ấy là phụ dựng đầu gối, giao ống chân ngồi) dùng mắt Từ Bi, xưng Mật Ngữ rõ ràng, chẳng mau chẳng chậm, dùng Chính Niệm (Samyak-smṛti) nhớ trì rồi bắt đầu niệm tụng. Mắt Từ Bi như Tu Di Lô (Sumeru: núi Tu Di), Mạn Đà La (Maṇḍala) bền chắc chẳng dời đổi, mắt ấy chẳng nháy. Đó gọi là Từ Bi Nhãn hay trừ các Quỷ Thần ác với các bệnh sốt rét. Liền nói Mật Ngữ:

“Án, niết lý trà, niết lý sắt trí, đát-lợi tra”

OṂ _ DṚḌHA DṚṢṬI _ TRĀṬ

Nếu làm Tăng Ích (Puṣṭika) nên hướng mặt về phương Đông, kết Liên Hoa Toạ mà ngồi. Kết Già Phu xong, dùng mắt Kim Cương ngó nhìn, lại dùng Kim Cương Ngữ Ngôn (Vajra-vācā) rồi bắt đầu niệm tụng (Jāpa). Kim Cương nhìn ngó là dùng mắt có tâm yêu trọng, vui thích. Dùng ánh mắt này ngắm nhìn đều mong tuỳ thuận.

Liền nói Mật Ngữ:

“Án, bạt chiết la niết lý sắt để, mạt tra”

OṂ_ VAJRA-DṚṢṬI MAṬ

Nếu muốn Giáng Phục (Abhicāruka) nên hướng mặt về phương Tây, kết Hiền Toạ mà ngồi (kèm ống chân ngồi xổm, mông không chạm đất). Liền dùng Minh Mục để giáng phục (Minh Mục là con ngươi của mắt luôn chuyển động). Dùng mắt này nhìn, đều được giáng phục. Liền nói Mật Ngữ:

“Án, niết lý sắt trí gia, câu xí nhương”

OṂ_ DṚṢṬIYA KUKṢI-JA

Nếu làm A Tỳ Già La (Abhi-ghāra), nên hướng mặt về phương Nam, dùng Bát Lạt Đa Lý Trà (Pra-dṛḍha) đứng thẳng (Bàn chân phải đứng thẳng, xếp duỗi bàn chân trái như thế chữ Đinh (丁), cong mình cúi xuống). Hoặc dùng Ốt Câu Tra Toạ (Utkuṭaka: đem bàn chân phải đạp xéo trên bàn chân trái, ngồi xổm, mông không chạm đất). Làm mắt giận dữ, nhướng mày nhìn nghiêng. Dùng mắt nhó nhìn này thì các Quỷ Thần ác đều bị tồi diệt. Dùng ý Sân, mắt giận mà tụng. Liền nói Mật Ngữ là:

“Án, cú lô đà, niết lý sắt để, hề, hồng, phát”

OṂ_ KRODHA-DṚṢṬI _ HE HŪṂ PHAṬ

Phàm dùng ngữ âm giận dữ tụng Mật Ngữ. Ấy là như bóng rợp của mây, xưng chữ Hồng (HŪṂ). Dùng lời giận dữ (sân ngữ) tụng Mật Ngữ Giáng Phục tức thêm hai chữ Hồng Phát (HŪṂ PHAṬ) đều nên dùng âm tiếng rõ ràng. Người tụng Mật Ngữ như chữ Phát (PHAṬ) dùng tướng giận dữ làm hình sắc, tụng uy nộ rõ ràng

Nếu hoặc kết Như Lai Toạ (ngồi Kiết Già), hoặc kết Bồ Tát Toạ (ngồi Bán Già) vì tất cả chúng sinh tịnh trị cho nên muốn cầu thanh tịnh, trụ ở Chính Niệm, dùng tâm giữ niệm mà tụng Mật Ngữ này:

“Án, tát võng bà phộc (Tự Tính) thuật đà, tát bà đạt ma (tất cả Pháp) tát võng bà phộc, thuật độ hàm (Ta cũng thanh tịnh)”

*)OṂ– SVABHĀVA ŚUDDHA – SARVA DHARMA SVABHĀVA ŚUDDHA-UHĀṂ

Luận ghi rằng:” Tiếng Phạn còn lưu lại chữ ở đầu.Dùng tự tính thanh tịnh của tất cả Pháp, Ta cũng có tự tính thanh tịnh”

Tụng Mật Ngữ này xong. Lại dùng tâm niệm là:”Các chúng sinh từ vô thuỷ trôi theo sóng sinh tử. Do ghanh ghét, tam lam, nhơ uế, đen tối che kín mắt không mở ra được. Vì trừ diệt ghanh ghét, tham lam, chướng ngại cho nên khiến thành tựu các Tất Địa thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian”

Tưởng nghĩ như thế xong, liền tụng Mật Ngữ là:

“Án, tát bà đát tha yết đa, hướng tất đà, tát bà tát đoả nam, tát bà tất đà gia (tất cả thành tựu) tam bả hiển đàm, đát tha yết đa át địa để sắt tra đảm”

 

*)OṂ– SARVA-TATHĀGATA ŚAṂSITĀḤ – SARVA-SATVĀNĀṂ SARVA-SIDDHAYAḤ, SAṂPADYATNĀ, TATHĀGATA-ŚCA-ADHITIṢṬANĀṂ

Luận ghi rằng: Tiếng Phạn còn lưu lại chữ đầu tiên. Tất cả Như Lai cùng chung xưng tán, vì tất cả Chúng Sinh. Tất cả Tất Địa nguyện đều thành tựu”

Phàm nơi chướng ngại đều từ Tâm khởi. Do xưa kia quen thói gom chứa sức ganh ghét, tham lam. Vì trừ chướng ngại cho nên cần phải nhớ niệm Tâm Bồ Đề.

Người tu Du Già, phút chốc tác suy tư đó xong cần phải quán sát:”Thế Gian do bạo ác, sợ hãi, vọng tưởng nhiếp lấy tham ái, hy vọng, mê loạn tâm hành, bị lửa giận dữ ấy thiêu đốt, thân thường du hành trong bóng tối si mê, chìm đắm trong bùn ái nhiễm của Tâm ấy. Do vì hư vọng, kiêu mạn, say rượu li bì nên chỉ trụ trong nhà sinh tử Tà Kiến, chẳng gặp bậc Thiện Tri Thức, vị Cam Lộ tối thượng. Do tự tạo làm mọi loại công xảo vọng tưởng nên đã hình thành vô lượng sai khác. Thấy các chúng sinh bị vô minh dơ bẩn nặng nề (cấu trọng) che phủ. Thấy lỗi lầm như thế không có nơi nương tựa cứu giúp cần phải xót thương cho họ. Đã sinh Tâm thương xót xong nên phải cứu độ cho vô lượng chúng sinh”

Vậy thì người Trì Tụng cần phải ở đời này tác A Bà Pha Na Già Tam Ma Địa (Āsphānaka-samādhi: Bất Khả Động Tam Ma Địa)

Tiếp nói Pháp nhập vào Tam Ma Địa (Samādhi). Nếu người muốn Nhập Định, chẳng nên lay động thân với các chi thể, răng môi đều hợp, hai mắt tự hợp, ở trước tượng Phật, trước tiên nên suy tư.

Nếu muốn vào Định, tác suy tư là:”Chư Phật tràn khắp hư không giống như hạt mè bóng loáng tràn đầy khắp Đại Địa, ở trong thân tâm ấy nghiêm sức cũng vậy”

Tác niệm đó xong, liền kết Tam Ma Gia Đẳng Khế. Liền ở trong lưỡi, trái tim, thân, bàn tay của mình…tưởng chữ Hồng (HŪṂ). Liền tưởng chữ ấy biến làm Kim Cương. Lại ở trong mắt phải, tưởng chữ Ma (MA), ở trong mắt trái tưởng chự Tra (Ṭ). Lại tưởng chữ Ma biến làm mặt trăng, chữ Tra biến làm mặt trời, tức dùng Kim Cương tạo thành. Mắt nên chiêm ngưỡng tất cả Phật

Do Pháp này ngắm nhìn được tất cả nơi xưng tán của chư Phật. Tụng Mật Ngữ này:

“Án, bạt chiết la, mạt tra”

*) OṂ_ VAJRA MAṬ

Liền dùng con mắt Kim Cương đã nói như trên ngắm nhìn kèm tụng Mật Ngữ này xong liền được tương ứng với sự Giáng Phục, đều thường tùy thuận. Nếu có chúng sinh bạo ác, tất cả chướng ngại, Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka)…do Pháp Kim Cương (Vajra-dharma) ngắm nhìn cho nên các điều ấy sẽ bị tiêu diệt.

Tiếp kết Tam Ma Gia Khế Pháp. Khiến Chỉ Quán Vũ (hai bàn tay) bền chắc xong đem các Độ (các ngón tay) cùng giao nhau phần đầu. Đây gọi là Kim Cương Hợp Chưởng (Vajrāñjali) để ở đỉnh đầu. Phần gốc của hai bàn tay lại để ở trái tim, cổ họng dùng gia trì thân của mình. Tụng Mật Ngữ xong, theo thứ tự đặt để. Mật Ngữ là:

“Án, bạt chiết la, nhược lý”

*) OṂ– VAJRA-JĀLI

Lại nữa, tận phần gốc các Độ của Kim Cương Hợp Chưởng Khế ấy gia ở lưng, kết rất chặt. Hiệu là Kim Cương Phộc Khế (Vajra-bhandha-mudrā). Lại để Khế ở trên trái tim, tụng Mật Ngữ này:

“Bạt chiết la, bàn đà (cột buộc)”

*) VAJRA-BANDHA.

Tiếp lại kết Kim Cương Phộc Khế xong, dựng thẳng hai Độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) làm cây kim, để ở trên trái tim. Liền tụng Mật Ngữ:

“Tam ma gia, tát đoả”

*) SAMAYAS TVAṂ

Đây là Mật Ngữ, Khế của Ngộ Nhất Thiết Chư Phật với các hàng Đệ Tử.

Tiếp đem cây kim của Khế ấy co vào trong lòng bàn tay, đem độ Trí Định (2 ngón cái), Đàn Tuệ (2 ngón út) dựng như cây kim. Đây gọi là Cực Hỷ Tam Ma Gia Khế (Pramodya-samaya-mudrā) liền tụng Mật Ngữ:

“Tam ma gia, hộ”

*) SAMAYA HOḤ

Lại kết Kim Cương Phộc xong để ở trên trái tim. Tưởng trên trái tim của mình có chữ Đát Lạt (泣_ TRĀ), chữ Tra (誆_Ṭ) làm cánh cửa của trái tim. Lúc kéo mở Kim Cương Phộc Khế thời tưởng như mở cửa Trí, tức ba lần tụng Mật Ngữ thì ba lần kéo mở. Mật Ngữ là:

“Án, bạt chiết la, bạn đà (nghĩa là mở), đát-lạt, tra”

*)OṂ _ VAJRA -ABANDHA TRĀṬ

Đã ở trái tim mở cửa Trí , liền tưởng bên trong cửa có cái Điện lớn, lại tưởng trước mặt có chữ A (狣) chiếu khắp ánh sáng. Vì sinh Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) đủ Đại Trí (Mahā-jñāna) cho nên khiến vào trong cái Điện của trái tim mình, liền dùng ý

Chính Định kết Kim Cương Triệu Nhập Khế (Vajrāviśa-mudrā) với kết Tam Ma Gia Khế (Samaya-mudrā)

Pháp kết Triệu Nhập Khế. Kết Kim Cương Phộc Khế xong, đem hai Độ Trí Định (2 ngón cái) co vào trong lòng bàn tay. Đây gọi là Kim Cương Triệu Nhập Khế.

Lúc kết Khế thời liền tụng Mật Ngữ: “Án, bạt chiết la, phệ xa (triệu vào) a”

*) OṂ– VAJRĀVIŚA AḤ

Do tu hành này, bậc Du Già liền được sinh Kim Cương Triệu Nhập Trí

(Vajrāviśa-jñāna). Trí Tuệ này hay hiểu thấu tất cả việc tạo làm của quá khứ (Atikrānta), vị lai (Anāgata), hiện tại (Pratyutpanna)…thảy đều ngộ giải một trăm ngàn lẻ tám Khế Kinh (Sutra) chưa từng nghe, nghĩa của văn tự ấy đều được hiện trước mặt.

 

Tiếp dựa theo bên trên, lại kết Kim Cương Phộc Khế xong với co hai Độ Trí Định (2 ngón cái) vào trong lòng bàn tay, đem Độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) để trên lưng độ Trí Định (2 ngón cái). Đây gọi là Kim Cương Quyền Tam Ma Gia Khế (Vajramuṣṭi-samaya-mudrā). Lúc kết Khế này thời tụng Mật Ngữ này:

“Án, bạt chiết la, mộ sắt trí, tông”

*)OṂ– VAJRA-MUṢṬI VAṂ

Như trên đã nói, dùng chữ A (狣) để ở trong trái tim

Dùng chữ Tông (圳_VAM) thường đóng cánh cửa Điện ở trái tim. Mật Ngữ này là thân ngữ ý Kim Cương của tất cả Như Lai hay cầm giữ cho nên gọi là Kim Cương Quyền Khế.

Giải Khế này xong. Tiếp đem cổ tay của Chỉ Vũ (tay trái) để bên trên Quán Vũ (tay phải), đem độ Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, dựng thẳng độ Tiến Lực (2 ngón trỏ), làm tướng mạo hét to. Đây gọi là Tam Giới Uy Lực Quyết Thắng Khế, cũng gọi là Đại Lực Khế (Mahā-bala-mudrā).

Muốn kết Khế này, trước tiên nên ba lần xưng chữ Hồng (HŪṂ) rồi kết, tựa như tiếng sấm trong đám mây mù. Lấy phần cuối cùng của Mật Ngữ, xưng một chữ Hồng Phát (HŪṂ PHAṬ). Liền nói Mật Ngữ này:

“Án, tô mẫu-bà nễ, tô mẫu-bà, hồng, cật-lý ha-noa, cật-lý ha-noa, hồng, cậtlý ha-noa, ba gia, hồng, a na gia, hồ, bạc già phạm, bạt chiết-la, hồng, phát”

 

*)OṂ_ SUMBHANI SUMBHA HŪṂ _GṚHṆA GṚHṆA HŪṂ_ GṚHṆA APAYA HŪṂ_ ĀNAYA HOḤ BHAGAVAṂ-VAJRA HŪṂ PHAṬ.

Khế này ở trên đầu, xoay theo bên phải ba vòng. Nếu có các Ma gây chướng ngại, nhìn thấy Khế này xong thày đều lìa xa. Lại được tất cả chốn ủng hộ thân của mình.

Lại dùng Khế này chạm vào các nhóm đèn, hương, hoa, thức ăn uống… mỗi một thứ đều xưng chữ Hồng (HŪṂ) thì tuỳ sự tiếp chạm, tuỳ được trong sạch.

Lại nữa, kết Kim Cương Phộc bền chắc rồi, dựng hợp hai ngón cái với hai ngón út như cây kim. Đây gọi là Kim Cương Liên Hoa Tam Ma Gia Khế (Vajra-padmasamaya-mudrā). Lúc kết Khế này thời tụng Mật Ngữ:

“Án, bạt chiết la, bát đầu ma, tam ma gia, tát-đoả-tông”

*)OṂ– VAJRA-PADMA –SAMAYAS TVAṂ

Đem Ấn này để ở trên miệng, tụng Chân Ngôn liền ở trong Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya) được làm Thắng Thượng.

Tiếp lại dùng Trí Thượng Thắng quán sát bên trong, bên ngoài đều không có sở hữu. Lại quán ba đời ngang đồng với hư không.

Lại tưởng chữ Diễm (YAṂ) làm cảnh màu đen, cầm giữ Địa Phong Luân Giới

Lại tưởng chữ Kiếm (KAṂ) làm ngọn núi Luân Vi (Cakravāḍa-parvata) dùng báu thù thắng trang sức

Lại ở hư không, tưởng chữ Tông (VAṂ) làm Tỳ Lô Giá Na Phật

(Vairocana-buddha). Do đủ Từ Bi chảy rót sữa hai bên núi Luân Vi (Cakravāḍaparvata) liền thành biển lớn Cam Lộ

Ở trong biển ấy lại tưởng chữ Bát-Lạt (PRA) dùng làm hình con rùa, con rùa ấy giống như màu vàng ròng, thân rộng lớn vô lượng do tuần

Lại ở trên lưng con rùa, tưởng chữ Hề-Lý ( HRĪḤ). Chữ ấy biến làm hoa sen màu đỏ với ánh sáng màu đỏ rất thù diệu đẹp ý

Hoa ấy có ba tầng, mỗi tầng có tám cánh, đài có đầy đủ râu nhuỵ. Ở trên Đài ấy, tưởng ba chữ Ba-La (PRA), Hồng (HŪṂ), Kiếm (KAṂ) dùng làm núi Tu Di (Sumeru). Núi ấy do mọi báu tạo thành, có tám góc.

Ở trên đỉnh núi, lại tưởng năm chữ Tông (VAṂ), Hồng (HŪṂ), Đa-la (TRĀḤ), Hề-lý (HRĪḤ), Ác (AḤ) dùng làm cái Điện lớn

Điện ấy có bốn góc, các mặt có đủ bốn cửa, hai bên trái phải của cửa ấy có cây phướng Cát Tường, mái hiên lan can vây quanh có bốn tầng thềm bậc. Ở trên Điện ấy có năm lầu gác đều giăng treo lẫn lộn tơ, lụa , lưới ngọc, vòng hoa để trang sức. Ở bên ngoài Điện, trên bốn góc với các góc cửa đều dùng báu Kim Cương nghiêm sức

Tưởng Ngoại Viện ấy lại dùng mọi loại báu tạp, chuông mõ…lấp lánh như mặt trời mặt trăng và treo ngọc, Anh Lạc dùng để nghiêm sức. Lại ở bên ngoài chỗ ấy có vô lượng cây Kiếp Ba (Kalpa-vṛkṣa) bày thành hàng. Lại tưởng âm thanh mỹ diệu, ca vịnh, nhạc âm của chư Thiên. Các hàng A Tu La (Asura), Mạc Hô Lạc Già Vương (Mahoraga-rāja) dùng điệu múa Kim Cương làm nơi vui thích.

Ở bên trong Điện ấy có Mạn Trà La (Maṇḍala). Ở trong dùng tám cây trụ Kim Cương để làm trang sức.

Ở trong Như Lai Bộ Luân (Tathāgata-kulāya-cakra) tưởng ba chữ chủng tử. Chính giữa tưởng chữ Tâm (TAṂ), hai bên trái phải của chữ ấy, tưởng chữ A ().

Dùng ba chữ ấy thành tựu Toà sư tử (Siṃhāsana) vuông vức bốn mặt vi diệu của cõi Trời

Lại chữ chủng tử ở trong Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya). Trong ba chữ, chính giữa tưởng chữ Nga (GA), ở hai bên trái phải của chữ ấy tưởng chữ Hồng  (HŪṂ). Ba chữ chủng tử ấy tạo thành Kim Cương Bộ, dùng voi (Gajaḥ) làm toà.

Lại ở trong Bảo Bộ (Ratna-kulāya) tưởng ba chữ chủng tử. Ở chính giữa tưởng chữ Ma (MA) hai bên trái phải tưởng chữ Đát-la (TRĀḤ). Dùng ba chữ chủng tử ấy tạo thành Bảo Bộ, trong đấy dùng ngựa (Aśvaḥ) làm toà.

Lại Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya) có ba chữ chủng tử. Ở chính giữa tưởng chữ Ma-hàm (MĀṂ), hai bên trái phải tưởng chữ Hiệt-lợi-di (HRĪḤ). Dùng ba chữ chủng tử này tạo thành Liên Hoa Bộ, trong đó dùng chim công (Mayūraḥ: Khổng tước)

 

Lại trong Yết Ma Bộ (Karma-kulāya) có ba chữ chủng tử. Ở chính giữa tưởng chữ Kiếm (KAṂ), hai bên trái phải tưởng chữ A AḤ). Dùng ba chữ chủng tử này tạo thành Yết Ma Bộ, trong đó dùng Ca Lâu La (Garuḍa:Kim Xí Điểu) làm toà. Đã tưởng toà ngồi của các Bộ như trên xong.

Tiếp tưởng tất cả Như Lai với 16 vị Đại Bồ Tát kèm với bốn vị Ba La Mật. Xếp đặt bốn loại Nội Cúng Dường (Abhy-antara-pūjā), bốn loại Ngoại Cúng Dường (Bāhya-pūjā), lại làm bốn vị giữ bốn cửa (Thủ tứ môn). Bốn vị Bồ Tát tùy theo phương an trí.

Lại như trên đã nói, chư Phật với Đại Bồ Tát, Thủ Môn Bồ Tát (Dvāra-pālabodhisattva)…. mỗi mỗi vị đều dùng Bản Tam Ma Địa, mỗi mỗi đều tự tâm với tùy theo Ký Ấn tướng mạo của mình như bên dưới nói, đều tưởng từ trong thân của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na hiện ra.

Lại tưởng bốn bên của Đức Tỳ Lô Giá Na Phật dùng thân chân thật đã gia trì của các Như Lai với dùng toà Sư Tử (Siṃhāsana) của tất cả Như Lai đã nói như trên mà ngồi.

Trên đó, Đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) biểu thị cho sự thành Chính Đẳng Giác đã lâu. Tất cả Như Lai dùng Phổ Hiền (Samanta-bhadra) làm Tâm. Lại dùng Hư Không của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgatākāśa) tạo thành báu Đại Ma Ni (Mahāmaṇi-ratna) dùng làm Quán Đỉnh (Abhiṣeka). Lại đắc được Quán Tự Tại Pháp Trí Cứu Cánh Ba La Mật (Avalokiteśvara-dharma-jñāna-parama-pāramitā) của tất cả Như Lai. Lại Tỳ Thủ Yết Ma Bất Không Ly Chướng Ngại Giáo Lệnh (Viśvakarmatāmoghāpratihataśāsana) của tất cả Như Lai đã làm xong ắt viên mãn sự mong cầu.

Ở phương Đông ấy, như trên đã nói tòa voi (Gajāsana), tưởng Đức Phật A Súc Bệ (Akṣobhya) ngồi trên toà ấy

Ở phương Nam ấy, như trên đã nói tòa ngựa (Aśvāsana), tưởng Đức Phật Bảo Sinh (Ratna-saṃbhava) ngồi trên toà ấy.

Ở phương Tây ấy, như trên đã nói tòa Khổng Tước (Mayūrāsana), tưởng Đức Phật A Di Đà (Amitābha) ngồi trên toà ấy.

Ở phương Bắc ấy, như trên đã nói tòa Ca Lâu La (Garuḍāsana), tưởng Đức Phật Bất Không Thành Tựu (Amogha-siddhi) ngồi trên tòa ấy.

Phần bên trên ấy đều ở trên tòa. Lại tưởng hình trăng đầy, lại ở trên hình này tưởng tòa hoa sen, trên mỗi một tòa hoa sen có Đức Phật ngồi bên trong.

Bấy giờ, Kim Cương Giới Như Lai (Vajra-dhātu-tathāgata) đã trì giữ thân của tất cả Như Lai dùng làm đồng Thể. Chỗ sinh tên gọi của Nhất Thiết Như Lai Phổ Hiền Ma Ha Bồ Đề Tát Đoả Tam Ma Gia (Sarva-tathāgata-samantabhadra-mahābodhisattva-samaya) nhiếp tất cả tên gọi của Tát Đoả (Sattva). Nhập vào Kim Cương Gia Trì Tam Ma Địa (Vajrādhiṣṭhāna-samādhi) xong thì Tâm Đại Thừa A Tỳ Tam Ma Gia (Mahā-yānābhisamaya) của tất cả Như Lai gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm (Sarva-tathāgata-hṛdaya) từ thân tâm của mình hiện ra, liền nói Mật Ngữ là:

“Bạt chiết la, tát đoả”

VAJRA-SATVA

Vừa mới nói Mật Ngữ này thời, từ trái tim của tất cả Như Lai tức là Đức Thế Tôn ấy dùng làm vành trăng Phổ Hiền hiện ra xong, tịnh trị Tâm Ma Ha Bồ Đề (Mahābodhi-citta) của tất cả chúng sinh rồi đều trụ ở trong các vành trăng tại các phương của tất cả Như Lai, hiện ra Trí của tất cả Như Lai Kim Cương (Sarva-tathāgata-vajrajñāna) rồi đều nhập vào trong trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Đã dùng Phổ Hiền với sự bền chặt ấy cho nên từ trong Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa (Vajrasattva-samādhi) dùng Thần Lực của tất cả Như Lai dùng làm đồng một Mật Thể, lớn tràn đầy khắp cõi hư không, đầy đủ ánh sáng dùng làm năm Đỉnh (Pañca-śikhirakūṭa), dùng Thân Khẩu Ý của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgata-kāya-vāk-citta) tạo thành chày Kim Cương Ngũ Cổ (Ngũ Cổ Bạt Chiết La), tức thành tựu xong.

Lại từ trái tim của tất cả Như Lai hiện ra trụ ở trong lòng bàn tay phải.Khi ấy lại từ Bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cương) hiện ra mọi loại sắc tướng (Vicitra-varṇarūpa) toả ánh sáng chiếu diệu tràn khắp tất cả Thế Giới.

Lại tưởng ở trên các đỉnh nhọn của ánh sáng (Raśmi-śikhira-kūṭa: Quang Minh Phong) hiện ra Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Đã hiện ra xong, tận khắp Pháp Giới (Dharma-dhātu) tràn đầy trong hư không với biển mây dòng chảy vòng quanh tất cả Thế Giới, ở Thần Thông (Abhijñā) Bình Đẳng Tính Trí (Samatājñāna) của tất cả Như Lai hiện thành Đẳng Chính Giác (Samyaksaṃbuddha) hay khiến phát Tâm Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi-citta) của tất cả Như Lai, thành tựu mọi loại hành tướng của Phổ Hiền, cũng hay phụng sự quyến thuộc của tất cả Như Lai, hay khiến hướng đến Đại Bồ Đề Trường (Mahā-bodhi-maṇḍa)

Lại hay tồi phục tất cả các Ma (Sarva-māra-pramardana), ngộ tất cả Tính bình đẳng (Sarva-samatā), chứng Đại Bồ Đề, chuyển bánh xe Chính Pháp (Sad-dharmacakra-pravartana)cho đến cứu hộ chúng sinh của tất cả Thế Giới, thành tựu nhóm Tất Địa tối thượng (Uttama-siddhi), Trí Thần Thông (Jñānābhijñā) của tất cả Như Lai.

Hiện Thần Biến (Vikurvita) của tất cả Như Lai xong, lại vì Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa (Vajra-sattva-samādhi) rất bền chặt cho nên đồng một Mật Thể, thành thân của Phổ Hiền Đại Bồ Tát (Samanta-bhadra-kāya) xong, trụ ở trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na rồi cao giọng, xướng lên lời “Lạ thay!” ấy rằng:

“Ta là Phổ Hiền

Tát Đỏa bền chắc

Chẳng phải Thân Tướng

Tự nhiên hiện ra

Dùng bền chắc nên

Làm thân Tát Đỏa (Sattva-kāya)”

Lúc đó thân Phổ Hiền Đại Bồ Tát từ trái tim của Đức Phật hiện ra xong, ở trước mặt tất cả Như Lai, y nơi vành trăng, lại thỉnh Giáo Thị (Ājñā: sự dạy bảo)

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na nhập vào Nhất Thiết Như Lai Trí Tam Ma Gia Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-jñāna-samaya-vajra-samādhi) xong, hiện Nhất Thiết Như Lai Hộ La Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-hurassamādhi), Tuệ giải thoát Tri Kiến (Vimukti-jñāna-darśana-prajñā), chuyển bánh xe Chính Pháp, mở chuyển lợi ích chúng sinh, sức phương tiện lớn (Mahopāya-bala), tinh tiến (Vīrya), Đại Trí (Mahā-jñāna), Tam Ma Gia (Samaya)…tận khắp tất cả chúng sinh giới cứu hộ tất cả, làm Tự Tại Chủ, thọ dụng tất cả an vui thích ý…cho đến Bình Đẳng Tính Trí (Samatā-jñāna), Thần Thông (Abhijñā), Ma Ha Diễn Na (Mahā-yāna: Đại Thừa), A Tỳ Tam Ma Gia (Abhi-samaya: hiện chứng) của tất cả Như Lai, kịp được Quả thành tựu Tất Địa tối thượng (Uttama-siddhi) cho nên tất cả Như Lai dùng Tất Địa Bạt Chiết La (Siddhi-vajra) này làm Phổ Hiền Đại Bồ Tát ấy, tương ứng dùng địa vị Chuyển Luân của tất cả Như Lai cho nên dùng Thân (Kāya), mão báu (Ratna-makūṭa), tơ lụa của tất cả Như Lai để Quán Đỉnh. Đã quán đỉnh xong, rồi trao cho. Khi ấy các Như Lai dùng tên gọi của Chấp Kim Cương quán đỉnh cho nên liền có hiệu là Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra)

Lúc đó Chấp Kim Cương Bồ Tát co cánh tay trái, hiện tướng lực sĩ uy mãnh, tay phải cầm Bạt Chiết La (chày Kim Cương) hướng ra ngoài, rút ném, đùa giỡn rồi cầm lấy, cao giọng nói lời này là:

“Bạt Chiết La này

Là các Như Lai Vô Thượng Tất Địa Ta là Kim Cương

Trao vào tay Ta

Dùng Kim Cương, Ta

Cầm giữ Kim Cương”

Đây là Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa (Vajra-sattva-samādhi), Trí thứ nhất Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) của tất cả Như Lai .

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na lại nhập vào Bất Không Vương Đại Bồ Tát Tam Ma Gia (Amogha-rāja-mahābodhisattva-samādhi) sinh ra gia trì Tát Đỏa Kim Cương Tam Ma Địa (Sattva-vajra-samādhi) xong, từ trái tim của mình hiện ra, thỉnh triệu Tam Ma Gia (Samaya) của tất cả Như Lai, gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm. Liền nói Chú là:

“Bạt chiết la, la nhương”

VAJRA-RĀJA

Vừa mới nói Mật Ngữ này thời ở trong trái tim của Tất Cả Như lai dựa theo Chấp Kim Cương Bồ Tát ấy dùng làm móc câu lớn (Mahāṃkuśa) của tất cả Như Lai hiện ra xong, liền trụ ở trong lòng bàn tay của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na.

Khi ấy từ trong thân móc câu lớn (Mahāṃkuśa-vigraha) hiện ra Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Đã hiện ra xong, câu triệu thỉnh vào nhóm việc của tất cả Như Lai với Thần Biến (Vikurvita) của tất cả Phật. Làm xong, do Bất Không Vương (Amogha-rāja) với do sự bền chặt của Kim Cương Tát Đoả (Vaja-sattva) cho nên đồng một Mật Thể dùng làm thân của Bất Không Vương Đại Bồ Tát (Amogharāja-mahā-bodhi-sattva). Thành tựu xong, trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật rồi lớn tiếng nói lời :”Lạ thay!” là:

“Ta là Bất Không Vương

Từ Kim Cương ấy sinh

Dùng làm Đại Câu Triệu

Chư Phật thành tựu nên

Hay khắp tất cả chốn

Câu triệu các Như Lai”

Thời Bất Không Vương Bồ Tát từ trái tim của Đức Phật hiện ra xong, liền y nơi vành trăng bên phải của tất cả Như Lai, lại thỉnh Giáo Thị.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Câu Triệu Tam Ma Gia Tam Ma Địa (Sarva-tathāgatākarṣaṇa-samaya-samādhi), xong, làm Câu Triệu Tam Ma Gia (Ākarṣaṇa-samaya) của tất cả Như Lai tận khắp chúng sinh giới, tất cả nhiếp triệu. Tất cả Như Lai vì tất cả Thọ Dụng an vui thích ý cho đến vì được nơi cầm giữ (sở trì) Tam Ma Gia Trí (Samaya-jñāna) của tất cả Như Lai, thành tựu Tăng Thượng Tất Địa (Uttama-siddhi) cho nên liền đối với Bất Không Vương Đại Bồ Tát Ấy, như bên trên trao vào hai bàn tay. Khi ấy tất cả Như Lai dùng danh hiệu Kim Cương Câu Triệu (Vajrākarṣa) để Quán Đỉnh.

Lúc đó Kim Cương Câu Triệu Bồ Tát (Vajrākarṣa-bodhisattva) dùng móc câu Kim Cương (Vajrāṃkuśa) ấy câu triệu tất cả Như Lai xong, rồi cao giọng xướng lên lời này là:

“Ta là các Như Lai

Trí Kim Cương vô thượng Hay thành tựu Phật Sự

Việc câu triệu tối thượng”

Đây là Bất Không Vương Đại Bồ Tát Tam Ma Gia (Amogha-rāja-mahābodhisattva-samaya). Trí thứ hai Câu Triệu (Ākarṣaṇa) của tất cả Như Lai

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Ma La Đại Bồ Tát Tam Ma Gia (Māramahā-bodhisattva-samaya) sinh ra gia trì Tát Đoả Kim Cương Tam Ma Địa (Sattvavajra-samādhi) xong, liền từ thân của mình xuất ra Phụng Sự Tam Ma Gia (Anurāgaṇa-samaya) của tất cả Như Lai, gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm. Liền nói Mật Ngữ:

“Bạt chiết la, la già”

VAJRA-RĀGA

Vừa mới nói Chú này thời từ trong trái tim của tất cả Như Lai, tức Đức Thế Tôn

Chấp Kim Cương ấy dùng làm hoa (Kusuma), khí trượng (Yudha) của tất cả Như Lai.

Đã hiện ra xong đồng một Mật Thể nhập vào trong trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật, ở đấy liền dùng làm thân Kim Cương Cung Tiễn (Vajra-dhanu-vāṇavigraha) rồi trụ ở trong lòng bàn tay. Liền từ thân Kim Cương Tiễn (Vajra-vāṇavigraha) ấy hiện ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Hiện ra xong, vì làm tất cả nhóm phụng sự (Anurāgaṇādi) của tất cả Như Lai với Thần Biến (Vikurvita) của tất cả Như Lai. Làm xong, do đến giết trọn hết (Sumāraṇa:cực sát), lại do Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa rất bền chặt cho nên đồng một Mật Hợp dùng làm thành tựu thân của Ma La Đại Bồ Tát (Māra-mahā-bodhisattva-kāya) xong, liền trụ ở trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Phật. Trụ xong, rồi cao giọng xướng lên lời nói “Lạ thay !” ấy rằng:

“Ta, Tự Tính thanh tịnh Hay dùng việc nhiễm ái

Phụng sự nơi Như Lai

Dùng Ly Nhiễm Thanh Tịnh

Nhiễm nên hay điều phục”

Lúc đó, thân của Ma La Đại Bồ Tát liền từ trong trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na hạ xuống, ở trong vành trăng bên trái của tất cả Như Lai mà trụ. Xong rồi lại thỉnh Giáo Thị.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Ái Nhiễm Phụng Sự Tam Ma Địa (Sarva-tathāgatānurāgaṇa-samādhi) gia trì Kim Cương. Đã vào Định xong, dùng Ma Lan Noa Kim Cương Tam Ma Gia (Māraṇa-vajra-samaya: Năng Sát Kim Cương Tam Muội Gia) của tất cả Như Lai tận khắp chúng sinh giới, vui yêu tất cả thọ dụng an vui thích ý cho đến Nghiệp Ma La (Māra-karma), Tất Địa tối thắng (Uttama-siddhi) của tất cả Như Lai… đạt được Quả cho nên mũi tên Kim Cương

(Vajra-vāṇa) đó vì Ma La Đại Bồ Tát ấy, như bên trên trao vào hai tay. Lúc đó tất cả Như Lai đều có hiệu là Kim Cương Cung (Vajra-dhanu) ấy dùng tên gọi Kim Cương Cung (Vajra-dhanu-nāma) để Quán Đỉnh.

Khi ấy Kim Cương Cung Bồ Tát Ma Ha Tát Kim Cương Cung (Vajra-dhanubodhisattva-mahāsattva) dùng mũi tên Kim Cương ấy giết tất cả Như Lai thời liền cao giọng xướng lên lời như vầy là:

“Đây là tất cả Phật

Trí lìa ái nhiễm dơ

Dùng nhiễm hại lìa nhiễm

Tất cả nhận an vui”

Đây là Kim Cương Cung Đại Bồ Tát Tam Ma Địa Kim Cương Cung (Vajradhanu-mahā-bodhisattva-samādhi), Trí thứ ba Phụng Sự tất cả Như Lai (Anurāgaṇa sarva-tathāgata)

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Hoan Hỷ Vương Ma Ha Tát Đỏa Tam Ma Gia (Prāmodya-rāja-mahābodhisattva-samaya), nơi sinh Tát Đỏa Gia Trì Kim Cương Tam Ma Địa (Sattvādhiṣṭhāna-vajra-samādhi) xong, từ thân tâm của mình hiện ra Hoan Hỷ (Tuṣṭi) của tất cả Như Lai, gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm. Liền nói Mật Ngữ:

“Bạt chiết la, sa độ”

VAJRA-SĀDHU

Vừa mới nói Chú này thời từ trái tim của tất cả Như Lai, tức Chấp Kim Cương ấy dùng làm Thiện Tai (Sādhu: lành thay) của tất cả Như Lai, tưởng xong đồng một Mật Hợp liền nhập vào trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Đã vào trái tim xong rồi làm Thể Kim Cương Hoan Hỷ (Vajra-prāmodya-vigraha) trụ ở trong lòng hai bàn tay.

Khi ấy từ trong Thể Kim Cương Hoan Hỷ đó hiện ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Đã xuất hiện xong, làm nhóm việc Thiện Tai của tất cả Như Lai với Thần Biến của tất cả Như Lai. Làm xong rồi, dùng sự rất vui mừng (Suprāmodya: cực hoan duyệt) lại dùng Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chặt cho nên đồng một Mật Hợp, liền thành thân của Hoan Hỷ Vương Ma Ha Tát (Prāmodya-rāja-mahā-bodhisattva-kāya) trụ ở trong trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, rồi cao giọng xướng lên lời “Lạ Thay!” như vầy là:

“Ta là tối thắng

Bậc Nhất Thiết Trí

Cùng chung xưng nói

Nếu các vọng tưởng

Phân biệt đoạn trừ

Nghe thường vui vẻ”

Lúc đó, thân của Hoan Hỷ Vương Ma Ha Tát từ trái tim của Đức Phật hạ xuống, trụ ở trong vành trăng phía sau lưng của các Như Lai, lại thỉnh Giáo Thị.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Hoan Hỷ Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-saṃtoṣaṇa-vajra-samādhi) xong, dùng Vô Thượng Cực Hoan Hỷ Trí Tam Ma Gia (Anuttara-prāmodya-jñāna-samaya) của tất cả Như Lai làm cho tận khắp chúng sinh giới, tất cả vui vẻ, thọ dụng tất cả an vui thích ý cho đến sự mừng vui vô thượng (Anuttara-prāmodya) của tất cả Như Lai, được địa vị tối thắng (uttama-bhūmi), quả của Tất Địa (Siddhi-phala) cho nên sự mừng vui của Kim Cương (Vajra-tuṣṭiṃ: Kim Cương Hoan Duyệt) ấy, vì Hoan Hỷ Vương Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Prāmodya-rāja-mahā-bodhisattva) như bên trên trao vào hai tay. Khi ấy tất cả Như Lai đều có hiệu là Kim Cương Dũng Dược dùng tên gọi Kim Cương Dũng Dược (?Vajra-harṣa: Kim Cương Hỷ) ấy để Quán Đỉnh.

Lúc đó Kim Cương Dũng Dược Bồ Tát Ma Ha Tát dùng tướng mừng vui của Kim Cương, dùng tiếng lành thay (Sādhu) khiến chư Phật vui vẻ xong, rồi cao giọng nói lời như vầy là:

“Đây là các Phật đẳng

Bậc Thiện Tai hay chuyển

Kim Cương thù diệu này

Hay tăng ích, vui vẻ”

Đây là Kim Cương Dũng Dược Ma Ha Tát Tam Ma Gia (Vajra-harṣamahāsattva-samaya). Trí thứ tư Tác Thiện Tai (Sādhu-kāra) của tất cả Như Lai

Bốn vị Bồ Tát bên trên đều là quyến thuộc của Đức Phật A Súc trong Kim Cương Bộ, đều có hiệu là Nhất Thiết Như Lai Ma Ha Tam Ma Gia Tát Đỏa (Sarvatathāgata-mahā-samaya-sattva)

 

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn tiếp lại từ trái tim của Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha) hiện ra Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa Tam Ma Gia (Mahā-bodhi-sattva-samaya) sinh ra báu gia trì (Ratnādhiṣṭhāna) Kim Cương Tam Ma Địa (Vajra-samādhi) xong. Quán Đỉnh Tam Ma Gia (Abhiṣeka-samaya) của tất cả Như Lai này gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm từ trái tim của mình hiện ra. Liền nói Mật Ngữ:

“Bạt chiết la, a la đát na”

VAJRA-RATNA

Vừa mới phát ra Chú này thời từ hư không tràn đầy trong trái tim của tất cả Như Lai, Bình Đẳng Tính Trí (Samatā-jñāna) khéo quyết rõ hết cho nên Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa với sự bền chặt đồng một Mật Hợp, tức Chấp Kim Cương ấy dùng làm ánh sáng tuôn ra tận khắp hư không. Do ánh sáng chiếu diệu tận khắp hư không ấy cho nên dùng tận khắp làm hư không giới (Ākāśa-dhātu). Khi ấy dùng sức gia trì của chư Phật, tất cả hư không giới đều nhập vào trong trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na. Khéo tu tập cho nên Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa dùng làm khắp Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha) chảy vòng quanh tất cả Thế Giới ngang bằng thân (Vigraha) do báu Đại Kim Cương (Mahā-vajra-ratna) tạo thành, an trụ trong lòng bàn tay của Đức Như Lai.

Lúc đó từ trong thân của báu Đại Kim Cương (Mahā-vajra-ratna-vigraha) hiện ra số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới rồi làm nhóm việc Quán Đỉnh (Abhiṣrkādi) của tất cả Như Lai. Thần Biến (Vikurvita) của tất cả Như Lai ở tất cả Thế Gian làm xong, dùng tận khắp Thế Giới Tạng (Loka-dhātu-garbha) khéo sinh ra cho nên dùng Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa rất bền chặt đồng một Mật Hợp thành tựu Hư Không Tạng Đại Bồ Tát (Ākāśa-garbha-mahā-bodhi-sattva). Đã thành tựu xong, trụ ở trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na rồi cao giọng xướng lời như vầy là:

“Ta là Tự Quán Đỉnh

Báu Kim Cương vô thượng

Tuy không có trụ dính

Xong làm chủ ba cõi (Tam Giới Chủ)”

Thời Hư Không Tạng Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa ấy từ trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na hạ xuống, hướng ở trước mặt tất cả Như Lai, y nơi vành trăng, lại thỉnh Giáo Thị.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Đại Ma Ni Bảo Kim Cương Tam Ma Địa (Mahā-maṇi-ratna-vajra-samādhi) dùng tất cả Như Lai có sự vui cầu đều khiến cho viên mãn Tam ma Gia (Paripūrṇa-samaya), tận khắp chúng sinh giới (Sattva-dhātu). Vì được tất cả lợi ích cho nên thọ dụng tất cả an vui thích ý cho đến được việc của tất cả Như Lai, thành tựu Tất Địa tối thượng. Kim Cương Ma Ni (Vajra-maṇi) này vì Hư Không Tạng Đại Bồ Đề Tát Đoả ấy dùng làm Kim Cương Bảo Chuyển Luân (Vajraratna-cakra-varti) cho nên lại dùng tạng báu Kim Cương (Vajra-ratna-garbha) quán đỉnh (Abhiṣeka). Đã quán đỉnh xong, rồi trao vào hai tay. Lúc đó tất cả Như Lai dùng hiệu của Quán Đỉnh có tên gọi là Kim Cương Tạng (Vajra-garbha)

Khi ấy Kim Cương Tạng Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa đem Kim Cương Ma Ni (Vajra-maṇi) ấy đặt ở nơi Quán Đỉnh của mình (Svābhiṣeka-sthāna) xong rồi cao giọng nói lời này là:

“Đây, các Như Lai hứa

Hay rưới đỉnh chúng sinh

Ta là tay trao nhận

Với điều trao cho Ta

Dùng báu trang sức báu”

Đây là Bảo Sinh Như Lai Bộ Kim Cương Tạng Đại Bồ Tát Tam Ma Địa (Ratna-saṃbhava-kula-vajra-garbha-mahā-bodhisattva-samādhi). Trí thứ nhất Quán Đỉnh Bảo (Abhiṣeka-ratna) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Đại Uy Quang Ma Ha Tát Đoả Tam Ma Gia (Mahā-teja-mahābodhisattva-samaya) sinh ra báu gia trì Kim Cương Tam Ma Địa xong. Điều ấy tự hiện ra Quang Minh Tam Ma Gia (Raśmi-samaya) của tất cả Như Lai, gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm, từ thân tâm của mình mà phát ra Mật Ngữ này:

“Bạt chiết la, đế nhưỡng”

VAJRA-TEJA

Vừa phát ra Mật Ngữ này thời từ trái tim của tất cả Như Lai, tức Bạc Già Phạm Chấp Kim Cương ấy dùng làm vành mặt trời lớn (Mahā-sūrya-maṇḍala), đồng một Mật Hợp nhập vào trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, liền thành thân của Kim Cương Nhật (Vajra-sūrya-vigraha) trụ ở trong lòng bàn tay của Đức Như Lai.

Lúc đó từ trong thân của Kim Cương Nhật ấy hiện ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Hiện ra xong, phóng nhóm việc ánh sáng (Raśmi) của tất cả Như Lai, làm Thần Biến của tất cả Như Lai xong, dùng uy quang (Teja) cực lớn, thành tựu thân của Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Vajra-sattva-samādhi-mahābodhisattva-kāya) xong, trụ ở trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na rồi cao giọng xướng lên lời “Lạ thay !” này là:

“Uy quang lớn khôn sánh

Hay chiếu chúng sinh giới

Khiến chư Phật y hộ

Tuy lại Tịnh, tức là

Trong Tịnh hay tịnh nữa”

Thời thân của Vô Cấu Uy Quang Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Vimala-teja-

mahābodhisattva-kāya) từ trái tim của Đức Phật hạ xuống xong, liền y trụ ở trong vành trăng bên phải của Đức Như Lai, lại thỉnh Giáo Thị.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Dĩ Viên Quang Gia Trì Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-prabhā-maṇḍalādhiṣṭhāna-vajra-samādhi) xong, dùng Quang Minh Tam Ma Gia (Raśmi-samaya) của tất cả Như Lai tận khắp chúng sinh giới, Uy Quang không thể so sánh (Anupama-teja) làm thọ dụng tất cả an vui, thích ý cho đến ánh sáng tự thân của tất cả Như Lai. Vì Tất Địa tối thượng thành tựu cho nên đem mặt trời Kim Cương (Vajra-sūrya) ấy trao vào hai bàn tay của Đại Uy Quang Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Mahā-teja-mahā-bodhisattva). Khi ấy tất cả Như Lai cùng có hiệu là Kim Cương Quang Minh (Vajra-prabha) dùng tên của Kim Cương (Vajra-nāma) để Quán Đỉnh.

Lúc đó Kim Cương Chiếu Diệu Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-prabha bodhisattva mahāsattva) dùng mặt trời Kim Cương ấy chiếu diệu tất cả Như Lai xong, rồi cao giọng xướng lên lời này là:

“Đây là Trí của Phật

Trừ diệt Vô Trí Ám (sự u tối không có Trí)

Ngang bằng số bụi nhỏ

Vượt hơn ánh mặt trời”

Đây là Kim Cương Quang Minh Đại Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-prabhamahābodhisattva-samādhi). Trí thứ hai Viên Quang (Prabha) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Bảo Tràng Bồ Tát Tam Ma Gia (Ratnaketu-mahābodhisattva-samaya) sinh ra báu gia trì Kim Cương Tam Ma Địa (Ratnādhiṣṭhāna-vajra-samādhi), xong, hay đầy đủ Tam Ma Gia mong cầu (Āśāparipūraṇa-samaya) của tất cả Như Lai, gọi là Tâm của tất cả Như Lai, từ trái tim của mình hiện ra. Liền nói Mật Ngữ:

“Bạt chiết la, kế đô”

VAJRA-KETU

Vừa mới phát ra Mật Ngữ này thời từ trong trái tim của tất cả Như Lai, tức Bạc Già Phạm Chấp Kim Cương ấy đem mọi loại vật dụng thù diệu, đủ màu sắc trang nghiêm dùng làm cờ phướng báu (Ratna-dhvaja). Hiện ra xong đồng một Mật Hợp nhập vào trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na, liền thành thân của Kim Cương Tràng (Vajra-dhvaja-vigraha). Đã thành tựu xong thì an trụ trong lòng bàn tay của Đức Phật.

Khi ấy trong thân của cờ phướng Kim Cương (Vajra-dhvaja-vigraha) hiện ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Hiện ra xong thì dựng lập nhóm việc cờ phướng báu của tất cả Như Lai. Làm Thần Biến của tất cả Như Lai xong, dùng Mahā-ratna-dhvaja). Kim Cương Tát Đoả Tam Ma Địa rất bền chặt cho nên đồng một Mật Hợp dùng làm thân của Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Mahā-bodhisattva-kāya), liền trụ ở trong trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na rồi cao giọng xướng lên lời “Lạ thay!” này là:

“Phướng nhiều khôn sánh

Ta hay trao cho

Tất cả lợi ích

Đầy đủ Tất Địa

Tất cả mong cầu

Tất cả hay đủ”

Thời Bảo Tràng Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Ratna-ketu-mahābodhisattva) ấy từ trái tim của Đức Phật hạ xuống xong, y trụ trong vành trăng bên trái của các Như Lai, lại thỉnh Giáo Thị.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Kiến Lập Gia Trì Kim Cương Tam Ma Địa ((Sarva-tathāgatocchrayādhiṣṭhāna-vajra-samādhi) xong, hay tạo lập Tư Duy Ma Ni Tràng Tam Ma Gia (Cintārāja-maṇi-dhvajocchrepaṇa-samaya) của tất cả Như Lai. Vì tận khắp chúng sinh giới, hay viên mãn tất cả mong cầu (Sarvāśā-paripūrṇāna), thọ dụng tất cả an vui thích ý cho đến đắc được lợi ích lớn của tất cả Như Lai, quả Tất Địa tối thượng (Uttama-siddhi). Cờ phướng báu ấy như bên trên trao vào trong hai lòng bàn tay. Lúc đó tất cả Như Lai dùng Kim Cương Biểu Sát (Vajra-ketu) làm danh hiệu, lại dùng danh hiệu của Kim Cương (Vajra-nāma) để Quán Đỉnh.

Khi ấy Kim Cương Biểu Sát Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-ketu bodhisattva mahāsattva) dùng cờ phướng Kim Cương ấy khiến tất cả Như Lai tương ứng với Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā: Bố Thí Ba La Mật) rồi cao giọng xướng lên lời là:

“Đây là các Như Lai

Mong cầu hay viên mãn

Tên là Như Ý Tràng

Đàn Ba La Mật Môn”

Đây là Kim Cương Tràng Bồ Tát Tam Ma Địa (Vajra-ketu bodhisattvasamādhi). Trí thứ ba Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā) của tất cả Như Lai.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Thường Ái Hoan Hỷ Căn Ma Ha Bồ Đề Tát Đoả Tam Ma Gia (Nitya-prīti-pramuditendriya-mahābodhisattva-samaya) sinh ra báu gia trì Kim Cương Tam Ma Địa xong. Từ thân tâm của mình hiện ra Ái Tam Ma Gia (Prīti-samaya) của tất cả Như Lai, gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm rồi nói Mật Ngữ:

“Bạt chiết la, ha bà”

VAJRA-HĀSA

Vừa mới phát ra Mật Ngữ này thời từ trái tim của tất cả Như Lai, tức Bạc Già Phạm Chấp Kim Cương ấy dùng làm Vi Tiếu (Smita : mỉm cười) của tất cả Như Lai, đồng một Mật Hợp liền nhập vào trái tim của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai rồi thành thân của Kim Cương Vi Tiếu (Vajra-smita-vigraha) trụ ở trong lòng bàn tay của Đức Như Lai.

Lúc đó, từ thân của Kim Cương Vi Tiếu ấy hiện ra Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Làm xong nhóm việc hiếm có của tất cả Như Lai, Thần Biến Du Hý của tất cả Như Lai…Do thường yêu căn Hoan Hỷ (Nitya-prīti-pramuditendriya), Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chặt cho nên dùng làm thân của Đại Bồ Tát. Đã thành tựu xong, trụ ở trong trái tim của Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na rồi cao giọng nói lên lời “Lạ thay!” này là:

“Ta đây là Đại Tiếu

Tất cả Thắng Trung Thượng

Luôn thường khéo trụ Định

Dùng để làm việc Phật”

Khi ấy thân của Thường Ái Hoan Hỷ Căn Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Nitya-prītipramuditendriya-mahābodhisattva-kāya) từ trái tim của Đức Phật hạ xuống, y trụ ở trong vành trăng phía sau lưng của tất cả Như Lai, lại thỉnh Giáo Thị.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Hy Hữu Gia Trì Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva-tathāgatādbhutādhiṣṭhāna-vajra-samādhi) xong, hiện ra Tam Ma Gia (Adbhutotpāda-samaya) của tất cả Như Lai tận khắp chúng sinh giới, các Căn vô thượng (Sarvendriyānuttara), thọ dụng an vui thích ý cho đến đắc được Căn Tịnh Trì Trí (Indriya-pariśodhana-jñāna), quả thần thông của tất cả Như Lai cho nên Kim Cương Vi Tiếu ấy vì Thường Ái Căn Hoan Hỷ Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Nitya-prīti-pramuditendriya-mahābodhisattva) đó, như bên trên trao vào trong hai lòng bàn tay. Khi ấy tất cả Như Lai dùng tên gọi Kim Cương Ái (Vajra-prīti) để làm Hiệu, liền dùng tên của Kim Cương để Quán Đỉnh.

Lúc đó Kim Cương Ái Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Vajra-prīti mahā-bodhisattva) dùng Kim Cương Vi Tiếu ấy đối với tất cả Như Lai mỉm cười rồi cao giọng xướng lên lời này là:

“Đây là các Như Lai

Bày sinh hiện hiếm có

Đại Trí hay mừng rỡ

Nơi Nhị Thừa chẳng biết”

Đây là Kim Cương Ái Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Vajra-prīti mahā-bodhisattva), Trí thứ tư Vi Tiếu Hy Hữu (Adbhuta-smita) của tất cả Như Lai.

Phần trên là bốn vị Bồ Tát trong Bảo Bộ (Ratna-kulāya), là Nhất Thiết Như Lai Đại Quán Đỉnh Tát Đỏa (Sarva-tathāgata-mahābhiṣeka-sattva).

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Quán Tự Tại Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa Tam Ma Gia (Avalokiteśvara-mahābodhisattva-samaya) sinh ra Pháp gia trì Kim Cương Tam Ma Địa (Dharmādhiṣthāna-vajra-samādhi) xong. Từ thân tâm của mình hiện ra Pháp Tam Ma Gia (Dharma-samaya) của tất cả Như Lai, gọi là Nhất Thiết Như Lai Tâm. Rồi nói Mật Ngữ là:

“Bạt chiết la, đạt ma”

VAJRA-DHARMA

Vừa mới phát ra Mật Ngữ này thời, ở trong thân của tất cả Như Lai, tức Bạc Già Phạm Chấp Kim Cương ấy do Tự Tính thanh tịnh (Svabhāva-śuddha), Tính bình đẳng (Samatā) của tất cả Pháp, Trí khéo quyết định thấu tỏ cho nên Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Gia (Vajra-sattva-samaya) rất bền chặt dùng làm ánh sáng Pháp (Dharma-raśmi). Do ánh sáng Pháp ấy hiện ra chiếu diệu vòng khắp tất cả Thế Giới, liền thành Pháp Giới (Dharma-dhātu). Thời tất cả Pháp Giới ấy tràn khắp cõi hư không, đồng một Mật Hợp nhập vào trong trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, lớn vòng khắp cõi hư không thành thân của hoa sen lớn (Mahā-padma-vigraha) trụ ở trong lòng bàn tay của Đức Thế Tôn.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn từ trong thân của hoa sen Kim Cương ấy hiện ra thân Như Lai nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới. Đã hiện ra xong, dùng nhóm Tam Ma Địa Trí (Samādhi-jñāna), Thần Thông (Abhijñā) của tất cả Như Lai, Thần Thông Du Hý (Vikurvita) của tất cả Như Lai ở tất cả Thế Giới làm xong. Vì Quán Tự Tại (Avalokanaiśvarya) với Kim Cương Tát Đỏa Tam Ma Địa rất bền chặt cho nên đồng một Mật Hợp dùng làm thân của Quán Tự Tại Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa (Avalokiteśvara-mahā-bodhisattva-kāya). Thành tựu xong, trụ ở trong trái tim của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, rồi cao giọng xướng lên lời “Lạ thay!” này là:

“Ta là Đệ Nhất Nghĩa

Xưa nay tự thanh tịnh

Bè dụ cho các Pháp

Hay được Thắng Thanh Tịnh”

Thời thân của Quán Tự Tại Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa ấy từ trái tim của Đức Phật hạ xuống, y trụ ở trong vành trăng trước mặt của tất cả Như Lai, lại thỉnh Giáo Thị.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tam Ma Địa Trí Tam Ma Gia (Sarva-tathāgata-samādhi-jñāna-samaya) sinh ra Kim Cương Tam Ma Địa xong. Dùng Năng Thanh Tịnh Tam Ma Gia tận khắp chúng sinh giới, tự thân thanh tịnh, vì thọ dụng tất cả an vui thích ý cho đến đắc được Quả Pháp Trí (Dharma-jñāna), Thần Thông của tất cả Như Lai. Liền đem Kim Cương Đại Liên Hoa ấy như bên trên trao cho Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát. Vì chuyển bánh xe Chính Pháp, vì Pháp Thân (Dharma-kāya) của tất cả Như Lai, quán đỉnh xong rồi trao vào hai bàn tay. Khi ấy tất cả Như Lai lại dùng danh hiệu Kim Cương Nhãn (Vajra-netra) để làm Quán Đỉnh.

Lúc đó Kim Cương Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-netra-bodhisattvamahāsattva) bóc mở cánh hoa sen ấy cho nên Tự Tính của Tham Ái xa lìa, thanh tịnh không có nhiễm ô. Tác quán sát đó xong, liền cao giọng xướng lên lời như vầy là:

“Đây là các Phật Tuệ

Hay hiểu thấu tham ái

Ta với điều được trao

Ở Pháp mà trụ Pháp”

Đây là Liên Hoa Bộ Kim Cương Nhãn Đại Bồ Tát Tam Ma Gia (Padma-kulavajra-netra-mahābodhisattva-samaya), Trí thứ nhất Quán Sát (Vilokita) của tất cả Như Lai.

 

KINH NIỆM TỤNG ĐƯỢC LƯỢC RA TRONG KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ

_QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_

Pages: 1 2 3 4