KINH NIỆM TỤNG ĐƯỢC LƯỢC RA TRONG KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ

Hán dịch: Đại Đường_ Nam Ấn Độ Tam Tạng KIM CƯƠNG TRÍ (Vajra-prajñā, hay Vajra-bodhi)
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ BA

Tiếp lại suy tư như vầy:”Ta thành Đẳng Chính Giác chưa lâu, Tâm Phổ Hiền (Samanta-bhadra-hṛdaya) của tất cả Như Lai, Hư không sinh ra báu Đại Ma Ni (Ākāśa saṃbhava mahā-maṇi-ratna) để Quán Đỉnh (Abhiṣeka) của tất cả Như Lai, được Quán Tự Tại Pháp Trí Ba La Mật (Avalokiteśvara-Dharma-jñāna-Pārāmitā) của tất cả Như Lai, Tính Tỳ Thủ Yết Ma (Viśva-karmatā) của tất cả Như Lai, Giáo Lệnh (Ājñā) không có chướng ngại của Bất Không (Amogha)…thảy đều thành tựu nơi nương dựa mong cầu. Nay Ta cần phải đối với Bình Đẳng Tính Trí (Samatā-jñāna), các Thần Thông (Sarvābhijñā) của tất cả Như Lai trong khắp biển mây (Megha-samudra) của tất cả Thế Giới tận cõi hư không, vòng quanh tất cả Pháp Giới (Dharma-dhātu), vì Hiện Chứng

(Abhisamaya) cho nên ở chốn an lập của tất cả Thế Gian, vì tất cả chúng sinh nên phát Tâm Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi-citta) của tất cả Như Lai, thành tựu Phổ Hiền, mọi loại phụng sự chủng tộc của tất cả Như Lai (Sarva-tathāgata-kula) đến Đại Bồ Đề Đạo Trường (Mahā-bodhi-maṇḍa), cần phải thị hiện giáng phục tất cả quân Ma (Sarva-mārasena pramardani), chứng Bình Đẳng Tính Trí, Ma Ha Bồ Đề (Mahā-bodhi) của tất cả Như Lai, nên chuyển bánh xe Pháp giáng phục tất cả Ngoại Đạo cho đến cứu hộ tận hết tất cả chúng sinh, nên trao truyền mọi thứ an vui thích ý của nhóm ấy. Cần phải thành tựu Thần Thông Chủng Trí, Tất Địa tối thượng (Uttama-siddhi) của tất cả Như Lai với điều khác để dẫn dụ tất cả chúng sinh, thị hiện đồng tử (Kumāra), vui trụ cung vua, dạo chơi ngoài thành rồi xuất gia, hiện tu khổ hạnh, Ngoại Đạo đi đến chỗ của Ta”

Lại nên suy tư Thần Biến (Vikurvita) của tất cả Như Lai, lại nên thị hiện :”Ta cũng chưa được một hướng lìa nơi hý luận. Ta sẽ quyết định dùng Tam Ma Địa đã sinh của tất cả Như Lai hay hiện tất cả thanh tịnh, tất cả hý luận của Thế Gian làm tất cả Thế Giới thanh tịnh”

Nên dùng Pháp này quán sát tất cả Như Lai Bộ Mạn Trà La (Sarva-tathāgata-kulamaṇḍala), chỗ nên làm Mạn Trà La (Maṇḍala), ở trong như Pháp Thức, ngồi tu tập gia trì thân của mình xong, làm kết Ma Ha Bồ Đề Tát Đỏa Tam Ma Gia Khế (ấy là Kim Cương Tát Đoả Khế). Đủ Khế Pháp gia trì xong rồi đứng dậy, dùng Chỉ Vũ (bàn tay trái) làm Kim Cương Quyền, Quán Vũ (bàn tay phải) cầm Bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cương), tướng uy mãnh, quán sán khắp cả nơi đặt dựng; xưng Ta: Bạt Chiết La Tát Đỏa (Bvajra-sattva) rồi lần lượt hành.

Chỗ làm Đàn ấy, hoặc làm riêng Tịnh Thất, hoặc Tịnh Thất xưa cũ. Pháp của nhóm chọn lựa đất chẳng khác Tô Tất Địa (Susiddhi-kara) nói, với Trị Địa dùng Cồ Ma (Gomayī: phân bò) xoa tô sạch sẽ, dựa theo lệ thường.

Tiếp, dùng tay chà xát, cột buộc hợp làm sợi dây tạp, đầy đủ trang nghiêm xứng với lượng khuỷu tay. Bậc Trí tuỳ theo sức của mình, dùng dây giăng mắc Đàn ấy.

Đàn vuông vức bốn phương, bốn cửa dùng bốn Cát Tường trang sức đủ dùng cho dây ở bốn lối đi. Treo tơ lụa, phan, lọng dùng trang nghiêm các góc. Chia riêng cửa nẻo lộ ra khoảng cách, dùng báu Kim Cương (Vajra-ratna) xếp xen kẽ rồi giăng mắc bên ngoài Đàn Trường.

Nếu vì Diêm Phù Đề Tự Tại Vương (Jambu-dvīpeśvara-rāja), hoặc vì Chuyển Luân Vương (Cakra-pravarti-rāja)…nên vẽ Đàn Trường có chu vi hơn một do tuần. Đại Uy Đức A Xà Lê (Mahā-tejācārya) nhỏ dần cũng nên làm cho đến khoảng bốn khuỷu tay. Bậc Trí quán sát nên có thể bày điều cảm hoá nào, tuỳ ý so lường.

Kết Đàn Trường ấy cũng không có lỗi lầm, vì muốn lợi ích nên làm điều cảm hoá. Kim Cương Tát Đỏa đặt dựng Đàn Trường hiệu là Kim Cương Giới (Vajra-dhātu) như Kinh đã nói, đặt bày ở trong lòng bàn tay, tuỳ ý làm tất cả Đàn Trường của nhóm ấy còn hay làm lợi ích, huống chi là làm trên mặt đất….Ấy là Đàn Pháp rộng bốn khuỷu tay, bốn bên có đòn tay đều rộng 12 ngón tay. Ở trong ấy nên bày màu sắc, vẽ Bồ Tát của nhóm Hiền Kiếp (Bhadra-kalpa) gọi là hàng Từ Thị (Maitreya) A Thời Đa (Ajita)… với các vị Thủ Môn (Dvāra-pāla) Cúng Dường (Pūjā). Hoặc rộng mười chỉ rưỡi (10,5 ngón tay) một hạt lúa, lại gia thêm một nửa. Lượng của các cửa ấy, chọn lấy một trong chín phần (1/9) của bốn khuỷu tay, cửa vào hơi rộng.

Nếu Hoạ Đàn Sư (thầy vẽ Đàn) y như Pháp này vẽ sẽ khiến cho Ma Ha Tát Đỏa (Mahā-sattva) đều vui vẻ

Bên ngoài cửa ấy, nên căn cứ vào sự rộng hẹp của cửa, chọn một nửa, dẫn ra ngoài chiếm lấy gấp đôi, mỗi mỗi đều cong ngang. Dựa theo số lượng ngang bằng trên, mỗi mỗi đều vẽ. Hai bên đối nhau, vẽ cho hợp. Chọn vòng bên ngoài ấy, một mặt là một phần ba (1/3) từ tâm nhiễu quanh làm Luân (Cakra). Lại lấy một phần ba bên trong ấy, từ tâm như trên nhiễu quanh làm Luân.

Cửa chính giữa của Đàn ấy, Tử Luân: dọc, ngang, bên dưới có tám Tuyến Đạo (lối đi có giăng dây), Bạt Chiết La như cây cột của điện (điện trụ), tưởng xong thành tám cây cột trang nghiêm. Đại Viên Luân ấy cũng như tượng của Bạt Chiết La, từ cửa vào đến góc Đông Bắc, dựng cột của cửa Cát Tường. Ngoại Đàn (Bāhya-maṇḍala) như vậy.

Bậc Trí dùng Pháp này vẽ xong. Ở nơi ấy tựa như vành trăng, vào Trung Cung ấy bố trí Kim Cương Tuyến Đạo (lối đi có giăng dây Kim Cương), dùng tám cây cột để làm nghiêm sức, dựng ở trên cây cột Kim Cương đều dùng năm vành trăng

Ở Nội Đàn, chính giữa đều để tượng Phật, ở bốn mặt của Đức Phật với trung tâm của các Đàn đều theo thứ tự vẽ bốn vị Tam Ma Gia Tôn Thắng. Lại dùng thế Kim Cương, vỗ qua, nhập vào bốn Đàn

Thế Kim Cương là dùng ý nâng cao điều đã vẽ với ở dây Kim Cương. Hoặc vào hoặc ra, người vẽ Đàn chẳng được leo cỡi lên Kim Cương Tuyến Đạo. Nên tụng Mật Ngữ nâng lên rồi từ bên dưới đi qua, chẳng lỗi lầm nơi Tam Ma Gia. Liền nói Mật Ngữ:

“Án, bạt chiết la, tỳ già (vốn không có) yết-la ma, hồng”

*)OṂ_ VAJRA VEGA KRAMA HŪṂ

 

_Bốn vị Phật thuộc nhóm A Súc đều nên bố trí. Bắt đầu từ phương Kim Cương (phương Đông) vẽ A Súc Bệ Đàn (Akṣobhya-maṇḍala) có đủ Bốn vị Tam Ma Gia Tôn Thắng của nhóm Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra). Tưởng mặt Đức Phật của bốn phương đều hướng về toà của Đức Tỳ Lô Giá Na. Trước tiên vẽ Chấp Kim Cương ngay trước mặt Đức A Súc, tiếp vẽ bên phải, tiếp bên trái, tiếp phía sau. Các Bộ đều dựa theo đây.

Tiếp đến phương Báu (phương Nam) là Bảo Sinh Đàn (Ratna-saṃbhavamaṇḍala), nhóm của Viên Mãn (Pūrṇa) Kim Cương Tạng (Vajra-garbha)

Tiếp phương Hoa (phương Tây) là A Di Đà Đàn (Amitāyur-maṇḍala) nhóm của Thanh Tịnh (Suddha) Kim Cương Nhãn (Vajra-netra)

Phương Nghiệp (phương Bắc) là Bất Không Tất Địa Đàn, nhóm của Kim Cương Tỳ Thủ (Vajra-viśva)

Ở trong Tông Bộ đều y theo bản phương, để bốn vị Ba La Mật (Pāramitā)

Bốn góc bên trong Luân, để bốn Nội Cúng Dường (Abhyantara-pūjā). Bắt đầu từ phương Hoả Thiên (Đông Nam) thuận xoay vòng mà làm, kết thúc ở phương Tự Tại (Đông Bắc)

Bốn góc của Ngoại Đàn, trong Tuyến Đạo (lối đi có giăng dây), để Ngoại Cúng Dường (Bāhya-pūjā), làm Pháp đồng với lúc trước.

Lại bên ngoài bốn góc, làm nửa Bạt Chiết La

Ở giữa bốn cửa, vẽ bốn vị Nhiếp Thủ Môn (Dvāra-pāla)

Ở trong Ngoại Đàn Trường (Bāhya-maṇḍala) nên để Ma Ha Tát Đoả đầy đủ tất cả tướng, hay làm tất cả lợi ích.

Biết đủ Pháp Thức, Kim Cương A Xà Lê (Vajrācārya) dùng tâm không có mê loạn nên vẽ các vị Tôn Thủ. Nếu không có sức để vẽ, liền dùng mọi loại màu sắc, mỗi mỗi đều vẽ Ấn, Thắng Cụ, bậc có Công Đức, Tôn Thủ của Bộ ấy thảy đều bố trí.

Dùng bột của tất cả báu làm phấn, hoặc dùng mọi loại phấn Đà Đổ (Chu Sa, Thạch Lục, Không Thanh…), hoặc lại dùng năm màu sắc thù diệu nhuộm phấn gạo.

Nên từ bên trong, trước tiên nhuộm màu. Bắt đầu nhuộm màu trắng, tiếp màu đỏ, tiếp màu vàng, màu xanh lục đều ở Nội Viện. Tiếp Ngoại Viện ấy thì dùng màu đen

Ở trong năm màu đều tưởng Chữ gia thêm. Trong màu trắng tưởng dính chữ Tông (VAṂ), trong màu đỏ tưởng để chữ Diễm (YAṂ) [?chữ Lãm ( RAṂ)], ở trong màu vàng tưởng chữ A Lam (LAṂ), ở trong màu xanh lục tưởng chữ Lãm (RAṂ)[? chữ Diễm (YAṂ)], ở trong màu đen tưởng chữ Hạm (HAṂ).

Năm chữ như vậy đều để ở trong màu sắc xong. Ở đấy suy tư năm Chủng Trí của Như Lai (Một là Pháp Giới Thể Tính Trí) dùng ý Đại Bi vì tất cả Thế Gian bị chìm trong bùn phiền não, đắm đuối năm Dục Lạc khiến họ bị thoái chuyển cho nên dùng Du Già (Yoga) suy tư nơi năm Chủng Trí (Sarvathā-jñāna) của Như Lai mỗi mỗi đều dùng Ấn tiếp chạm.

Pháp kết Ấn ấy là dùng hai Kim Cương Quyền, hai độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) ngửa bên cạnh như cây kim cùng trụ nhau. Liền nói Mật Ngữ:

“Án, bạt chiết la, chất đa-la, sa ma gia”

*)OṂ_ VAJRA CITRA-SAMAYA

Lúc tụng Mật Ngữ này thời dùng mắt sáng nhìn, muốn khiến cho màu sắc ấy hiển hiện lửa rực rỡ. Nên thành thật phát lời Thề gia trì là: “Các chúng sinh, phần lớn yêu nhiễm màu sắc. Chư Phật lại vì lợi ích cho chúng sinh, nên tuỳ theo nhiễm ái ấy dùng thành lời Nguyện, nhóm màu sắc này đều phát lửa rực rỡ”

Pháp kết Đàn này dùng phấn làm là tốt nhất. Muốn được lâu bền thì vẽ làm cũng được.

 

Tiếp nói Pháp vẽ Ấn.

Ở trong Tông Luân Đàn vẽ đài hoa sen, trên toà để Tốt Đổ Ba (Stūpa: Tháp nhiều tầng). Đây gọi là Kim Cương Giới Tự Tại Ấn (Vajra-dhātu-īśvara-mudrā)

Luân Đàn ở phương Đế Thích (phương Đông): Trên toà hoa sen, vẽ hình chày Kim

Cương nằm ngang, ở trên chày nằm ngang có Bạt Chiết La dựng đứng. Đây gọi là Kim Cương Tâm Ấn (Vajra-hṛdaya-mudrā)

Luân Đàn ở phương Diêm La (phương Nam): Trên toà hoa, để viên ngọc báu. Đây gọi là Kỷ Thân Quán Đỉnh Ấn (Svātmābhiṣeka-mudrā)

Trong Luân Đàn ở phương Rồng (phương Tây): Vẽ Bạt Chiết La nằm ngang, bên trên vẽ hoa sen. Đây là Hoa Pháp Khí Trượng Ấn (Puṣpa-dharma-yudha-mudrā)

Luân Đàn ở phương Dạ Xoa (phương Bắc) :Trên toà hoa vẽ Yết Ma Bạt Chiết La (Karma-vajra: hình như chữ Thập, đều có mũi nhọn bén). Đây gọi là Nhất Thiết Kim

Cương Ấn (Sarva-vajra-mudrā)

Phàm Ấn đã vẽ, có đủ hào quang tròn, để ở trên hoa sen.

 

_Lại ở Bản Vị của Kim Cương Bộ, vẽ Kim Cương Tát Đỏa Ấn (Vajra-sattvamudrā), vẽ hai Bạt Chiết La dựng đứng kèm nhau, trên dưới có một chấu (Nhất Cổ) trợ nhau móc chéo

Tiếp lại vẽ hai Bạt Chiết La, hình ấy như mũi tên.

Tiếp vẽ Xưng Thiện Tai, nắm quyền như tượng búng ngón tay Tiếp vẽ viên ngọc báu trong lòng bàn tay có đủ lửa rực sáng.

Tiếp vẽ Kim Cương Nhật Luân Ấn (Vajra-sūrya-maṇḍala-mudrā). Như lửa rực sáng bên trên.

Tiếp vẽ cây phướng báu, bên trên vẽ ánh sáng rực lửa.

Tiếp chiều ngang vẽ hai Bạt Chiết La, khoảng giữa vẽ tượng lộ răng.

Tiếp vẽ Bạt Chiết La, eo có hoa sen với vẽ đao kiếm Kim Cương (Vajra-khaḍga) đủ ánh sáng rực lửa.

Tiếp vẽ bánh xe Kim Cương (Vajra-cakra) có Kim Cương làm căm.

Tiếp vẽ cái lưỡi (Jihva) có đủ ánh sáng hách dịch

Tiếp vẽ Yết Ma Kim Cương (Karma-vajra), vòng khắp đều có đầu mặt, chiều ngang vẽ Bạt Chiết La, bên trên có nửa Bạt Chiết La

Tiếp tượng Giáp Trụ (Varman-vigraha): cổ áo tay áo có hình nửa cái chày

Tiếp vẽ cái chày nằm ngang, bên trên có hai răng nanh (Daṃṣṭra)

Tiếp vẽ cái chày nằm ngang, bên trên có hai Kim Cương Quyền

Tiếp vẽ Ấn đã nghiệm của nhóm Tát Đoả Kim Cương (Sattva-vajra). Nên vẽ nhóm

Kim Cương Hỷ Hý (Vajra-lāsya). Lại ở bên ngoài, tuỳ y Nghi Thức đều vẽ Tự Ấn Ký

Lại ở khoảng giữa cửa ấy, vẽ Ấn Ký của các vị Thủ Môn (Dvāra-pāla)

Như trên đã vẽ nhóm Ấn, Tượng …bên dưới đều có hoa sen, bên trên có lửa sáng. Tiếp vẽ Tự Ấn Ký của nhóm Di Lặc, vật cần vẽ đều tuỳ ý vẽ

Lại tưởng một ngàn vị Bồ Tát đều ở tại các Phương đầy đủ nghiêm sức, dùng Tự Ngữ Ngôn Ấn (Sva-vāca-mudrā) để an lập.

Sau đó trụ ở trước của Đàn, khéo quán sát khắp xong, ở bên ngoài Không Xứ Giới của Đàn ấy, nên dùng hương xoa bôi thù diệu mà xoa bôi

Ở bên ngoài của Ngoại Đàn, chu vi đều rộng một khuỷu tay, hoặc hai khuỷu tay. Dùng mọi hương hoa bôi thù diệu, nhỏ mịn xoa bôi. Tiếp vì tất cả Kiến Nghiệm nên đều để Tự Ngữ Ngôn Ấn.

Đàn Sư ấy, bậc có uy đức lớn muốn khiến cho đệ tử của mình, rốt ráo an trụ ở địa vị của Như Lai, cần phải quyết định sao vẽ Kim Cương Giới, Chú của nhóm Ma Ha Tát Đoả đều để trên Bản Vị. Nhóm này là Tự Ngữ Ngôn Ấn đều sinh từ cửa của Kim Cương Giới.

Tuỳ theo Tự Yết Ma tương ứng có đủ uy lực lớn.

Thứ tự nói Mật Ngữ này là:

1_ Bạt chiết la, đà đô

*) VAJRA-DHĀTU

2_ A súc bệ

*) AKṢOBHYA

3_ A-la đát-na, tam bà phả

*) RATNA-SAṂBHAVA

4_ Lô kế nhiếp phạt la a-la nhương

*) LOKEŚVARA-RĀJA

5_ A mục già tất địa

*) AMOGHA-SIDDHI

6_ Bạt chiết la tát đoả

*) VAJRA-SATVA

7_ Bạt chiết la, a-la nhương

*) VAJRA-RĀJA

8) Bạt chiết la, a-la già

*) VAJRA-RĀGA

9_ Bạt chiết la, sa độ

*) VAJRA-SĀDHU

10_ Bạt chiết la, a-la đát-na

*) VAJRA-RATNA

11_ Bạt chiết la, để nhương

*) VAJRA-TEJA

12_ Bạt chiết la, kế đổ

*) VAJRA KETU

13_ Bạt chiết la, hạ sa

*) VAJRA-HĀSA

14_ Bạt chiết la, đạt ma

*) VAJRA-DHARMA

15_ Bạt chiết la, đế khất sắt na

*) VAJRA-TĪKṢṆA

16_ Bạt chiết la, hệ đổ

*) VAJRA-HETU

17_ Bạt chiết la, bà sa

*) VAJRA_BHĀṢA

18_ Bạt chiết la, yết ma

*) VAJRA-KARMA

19_ Bạt chiết la, a la khất sa

*) VAJRA-RAKṢA

20_ Bạt chiết la, dược xoa

*) VAJRA-YAKṢA

21_ Bạt chiết la, tán địa

*) VAJRA-SAṂDHI

22_ Tát đoả, bạt chiết lệ

*) SATVA-VAJRI

23_ A la đát na, bạt chiết lệ

*) RATNA-VAJRI

24_ Đạt ma, bạt chiết lệ

*) DHARMA-VAJRI

25_ Yết ma, bạt chiết lệ

*) KARMA-VAJRI

26_ Bạt chiết la, la tư

*) VAJRA-LĀSYE

27_ Bạt chiết la, ma lê

*) VAJRA-MĀLE

28_ Bạt chiết la, nghĩ đề

*) VAJRA-GĪTE

29_ Bạt chiết la, niết lý để

*) VAJRA-NṚTYE

30_ Bạt chiết la, đỗ tỳ

*) VAJRA-DHŪPE

31_ Bạt chiết la, bổ sắt bề

*) VAJRA-PUṢPE

32_ Bạt chiết la, lô kế

*) VAJRA-ĀLOKE

33_ Bạt chiết la, kiến đề

*) VAJRA-GANDHE

34_ Bạt chiết la, câu xá, nhương

*) VAJRA-AṂKUŚA – JAḤ

35_ Bạt chiết la, bả xa, hồng

*) VAJRA-PĀŚA – HŪṂ

36_ Bạt chiết la, tát phổ tra, tông

*) VAJRA-SPHOṬA – VAṂ

37_ Bạt chiết la, vĩ xa, hộ

*) VAJRĀVIŚA_ HOḤ

Đối với tất cả Bồ Tát của nhóm Di Lặc, chỉ thuần sao chép một chữ A màu trắng như tuyết hoặc như vầng sáng của mặt trăng, màu Đà Hoa. Hoặc ở vị trí của nhóm ấy, chỉ sao chép chữ của Kim Cương Tát Đỏa, hoặc sao chép tên gọi của nhóm ấy

Mười sáu vị Bồ Tát. Thứ nhất vẽ Di Lặc (Maitreya), tiếp đến Bất Không Kiến Amogha-darśin), tiếp vẽ Năng Xả Nhất Thiết Ác Thú (Sarva-apāya-jaha). Lại vẽ Lạc Tồi Nhất Thiết Hắc Ám Ưu Não (Śokatamo-nirghātana), Tiếp vẽ Hương Tượng (Gandha-hāstin), lại vẽ Dũng Mãnh (Śūra hay Śūraṃgama), Tiếp vẽ Hư Không Tạng (Gagana-gañja hay Ākāśa-garbha), tiếp vẽ Trí Tràng (Jñāna-ketu), tiếp Vô Lượng Quang (Ananta-prabha), tiếp Nguyệt Quang (Candra-prabha), tiếp Hiền Hộ (Bhadrapāla), tiếp Quang Võng (Jālinī-prabha), tiếp Kim Cương Tạng (Vajra-garbha), tiếp Vô Tận Ý (Akṣaya-mati), tiếp Biện Tích (Pratibhāna-kuṭa), tiếp Phổ Hiền (Samanta-bhadra).

Tiếp ánh sáng lớn với vẽ hết thảy bậc Bất Thoái Chuyển, các Hữu Thú Hữu Gia cho đến có lối đi cho các bánh xe chuyển, bậc Ma Ha Tát Đại Uy Đức

Kim Cương A Xà Lê ấy nên suy tư nhóm đó. Còn lại để trong Ngoại Đàn: chư Thiên của Đức Tỳ Lô Giá Na, bậc chỉ trụ Dục Giới (Kāma-dhātu), bậc có ý ưa điều phục phiền não với vô lượng các Tỳ Kheo (Sarva-bhikṣu) của nhóm Xá Lợi Phất (Śāriputra) đến dự…đều nên suy tư.

Lại tưởng Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara) cùng với vợ con, quyến thuộc, chúng theo hầu…

Lại tưởng Hư Không Thiên (Gagana-deva), Hoan Hỷ Tự Tại Thiên (Gaṇeśvara) với Thương Chủ Thiên có bốn chị em gái, Ma Ha Ca La (Mahā-kāla), Nan Để Hệ Nhiếp Phộc La (Nandikeśsvara), Đô Một Lô La Đà Thiên (Tumburu) với tưởng các tên gọi sai biệt của nhóm các Diệu (Grahā)

Lại mọi loại Mật Ngữ Thần Vương (Guhya-vāca-devatā-rāja), hàng Ca Lâu La (Garuḍa) của Thế Gian, Na La Đà Thiên, Phạm Vương (Brahma) làm đầu. Thiên Đế Vương Thiên (Indra) với tất cả quân Ma kèm theo kẻ hầu.

Ở bên ngoài Đàn đó đều tưởng Ấn ấy, hoặc vẽ hình tượng, hoặc chỉ viết tên.

 

_Tiếp bày rõ Nghi Thức (Vidhi). Kim Cương A Xà Lê như bên trên đã nói, tuỳ theo vị trí, đặt bày xong. Lại theo Pháp trụ Du Già, hiệu là Bạt Chiết La Hồng Ca La (Vajrahūṃ-kāra).

Liền nói Pháp Tam Ma Địa của chữ Hồng (HŪṂ) này. Lại tưởng thân của mình có răng nhanh dựng đứng, dùng mặt giận dữ mà cười. Lại tưởng bàn chân trái đạp Đại Tự Tại Thiên, dùng bàn chân phải đạp lên vú ngực của vợ Đại Tự Tại

 

_Tiếp, kết Ma Ha Tam Ma Gia Khế (Mahā-samaya-mudrā) rồi cầm vòng hoa (Mālā) vì bậc A Xà Lê tự tại, thương xót, lợi ích cho các chúng sinh, nên vào Đàn Trường, liền tụng Bản Mật Ngữ (Sva-guhya-vāk) như Pháp phụng hiến chư Phật: vòng hoa, hoặc dùng thân, hoặc dùng tâm…xoay theo bên phải một vòng quanh Đàn ấy rồi trở lại chỗ cũ, dùng Nghi Thức của Kim Cương (Vajra-vidhi), lại lấy vòng hoa ấy để trên đỉnh đầu của thân mình, tụng Bản Mật Ngữ rồi cột tóc.

 

_Lại dùng trụ Du Già mau chóng xoay theo bên phải, trụ ở cửa của phương Dạ Xoa (phương Bắc) với hình tướng thắng phục Thế Gian của ba cõi. Dùng ý mà mở bốn cửa Kim Cương.

Liền nói kết Khai Môn Khế. Kết hai Kim Cương Quyền kèm nhau, đem độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) ngửa lên trụ nhau, độ Đàn Tuệ (2 ngón út) trợ móc nhau, dùng ý giận dữ dựng độ Tiến Lực (2 ngón trỏ), bật mở. Đây là Tối Thượng Khai Môn Khế.

Lại vì lợi ích các chúng sinh, nên dùng Mật Ngữ này mở cửa. Mật Ngữ là: “Án, bạt chiết la, nhu lô, đặc-già tra gia, tam ma gia, bát-la phệ xá gia, hồng”

*)OṂ– VAJRA-DHĀRA UDGHĀṬAYA SAMAYA PRAVEŚAYA _ HŪṂ

Lại dùng Du Già trụ ở các cửa, từ cửa ở phương Dạ Xoa (phương Bắc), mở xong. Tiếp như Pháp mở cửa ở phương Diễm La (Phương Nam). Tiếp chuyển trụ, mở cửa ở phương Đế Thích (phương Đông), tiếp như Pháp mở cửa ở phương Rồng (phương Tây). Các cửa mở đều phỏng theo đây, ngay lối đi mà mở.

Tiếp dùng bình bằng vàng thù diệu, hoặc dùng bình bằng bạc chứa đầy tất cả báu với hương dược màu nhiệm….hoà với nước chứa đầy. Dùng cành nhánh màu nhiệm cắm ở trong bình. Ở trên miệng bình đem mọi quả trái với các danh hoa dùng để nghiêm sức. Lại dùng hương xoa bôi mà xoa bôi, dùng tơ lụa đủ màu cột cổ bình ấy. Làm mọi loại trang nghiêm xong, nên chuyên một tâm dùng Mật Ngữ hộ giúp. Ở Bản Vị ấy đều để một cái bình. Nếu chẳng thể làm được hết thì ở bốn góc với cửa ra vào đều để một cái bình, xếp bày hương hoa, quả trái, mọi loại cúng dường xong. Tiếp như Pháp bên trên, cầu thỉnh Giáo Lệnh, gia trì nhóm của mình. Đã làm xong liền kết Thỉnh Hội Khế rồi xưng tên của mình, khải thỉnh tất cả Như Lai với Bồ Tát Chúng Hội, nguyện rũ thương giáng đến.

Xướng Già Tha (Gāthā:bài Kệ) này ba lần là:

“Nguyện đến trong tất cả các Hữu

Điều bí mật bền thật duy nhất

Dùng hay chiết phục Ma bạo ác Hiện chứng vô biên, lìa Tự Tính

Nau con câu triệu, y Giáo thỉnh

Nguyện vòng mây biển đến tập hội”

 

Tiếp, Pháp kết vân tập. Kết Kim Cương Tát Đỏa Kiên Lao Khế xong, co độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) ở bên cạnh độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hơi co cùng cách nhau như hình móc câu. Kim Cương Khế ấy chia xong, liền giao cánh tay, để tay trái bên trong, tay phải bên ngoài ôm ngực. Liền dùng hai tay luôn luôn búng ngón tay phát ra tiếng để triệu thỉnh tất cả Như Lai khiến đều vân tập. Liền tụng Mật Ngữ:

“Án, bạt chiết la, tam ma xà, nhương”

*)Oṃ– VAJRA-SAMĀJA_ JAḥ

Từ chữ Nhương (切- JAḤ) sinh ra Đại Thân Bồ Tát tên là Kim Cương Vân Tập ở trong hư không, suy tư dùng tay trái tay phải cầm chày Kim Cương (Vajra) với Kiền Chùy (Ghaṇṭa : chuông) đâm kích phát ra âm thanh tràn đầy hư không. Bấy giờ, vừa mới xuất ra phương tiện này, liền từ các Như Lai với các chúng hội Bồ Tát nhiều như số bụi nhỏ của tất cả Thế Giới ở các phương, dùng phương tiện búng tay của Kim Cương phát ngộ mây biển vòng khắp tất cả Thế Giới đều đến tập hội.

Ở trước mặt bậc Thầy tu hành môn trì tụng của hạnh Bồ Tát (Bodhisattva-caryā), dùng Kim Cương Câu (Vajrāṃkuśa) câu triệu (Ākarṣaṇa) chiêu tập, dùng Kim Cương Quyến Sách (Vajra-pāśa) dẫn vào, dùng Kim Cương Tỏa (Vajra-sphoṭa) khoá trụ, dùng Kim Cương Khánh (Vajra-ghaṇṭa) khiến sinh vui vẻ.

Tiếp như bên trên đã nói, trên các Toà đều suy tư, an ổn mà ngồi.

Tiếp tụng Mật Ngữ một trăm chữ đã nói như trên với dùng nước Át Già (Argha) để phụng hiến.

Tiếp tu tập Kim Cương Tát Đỏa Đại Khế, mau chóng tụng Tối Thượng Nhất Bách Bát Danh một biến

_ Nay con kính lễ tất cả Như Lai Phổ Hiền, Kim Cương Thượng Thủ, Kim Cương Tát Đoả, Chấp Kim Cương, Ma Ha Kim Cương Tát Đoả

_ Nay con kính lễ Như Lai Bất Không Vương, Diệu Giác Tối Thượng Kim Cương Vương, Kim Cương Câu, Kim Cương Thỉnh Dẫn.

_ Nay con kính lễ bậc hay điều phục Ma La (Māra:ma chướng) các Dục; Kim Cương Ái Nhiễm, Ma Ha An Lạc, Kim Cương Cung, Kim Cương Tiễn, Ma Ha Kim Cương

_ Nay con kính lễ Kim Cương Thiện Tai, Kim Cương Hoan Hỷ, Ma Ha Duyệt Ý Hoan Hỷ Vương, Diệu Tát Đoả Thượng Thủ, Kim Cương Thủ, Kim Cương Hỷ Dược.

_ Nay con kính lễ Kim Cương Bảo, Diệu Kim Cương, Nghĩa Kim Cương, Kim Cương Hư Không, Ma Ha Ma Ni, Hư Không Tạng, Kim Cương Phú Nhiêu, Kim Cương Tạng.

_ Nay con kính lễ Kim Cương Uy Đức, Kim Cương Nhật, Tối Thắng Quang, Ma Ha Quang Diệm, Kim Cương Huy, Ma Ha Uy Đức, Kim Cương Quang.

_ Nay con kính lễ Kim Cương Tràng, Thiện Lợi Chúng Sinh, Kim Cương Quang, Thiện Hoan Hỷ Bảo Tràng, Đại Kim Cương, Kim Cương Bảo Trượng

_ Nay con kính lễ Kim Cương Tiếu, Kim Cương Vi Tiếu, Ma Ha Tiếu, Ma Ha Hy Hữu Lạc Sinh Hoan Hỷ, Kim Cương Ái, Kim Cương Hoan Hỷ.

_ Nay con kính lễ Kim Cương Pháp, Thiện Lợi Tát Đoả, Kim Cương Liên Hoa, Thiện Thanh Tịnh, Quán Thế Tự Tại, Kim Cương Diệu Nhãn, Kim Cương Nhãn

_ Nay con kính lễ Kim Cương Lợi, Ma Ha Diễn Na, Ma Ha Khí Trượng, Văn Thù Sư Lợi, Kim Cương Tạng, Kim Cương Thậm Thâm, Kim Cương Giác.

_ Nay con kính lễ Kim Cương Luân, Ma Ha Lý Thú Luân, Kim Cương Nhân, Đại Kiên Thật Diệu Chuyển Luân, Kim Cương Khởi, Kim Cương Đạo Trường.

_ Nay con kính lễ Kim Cương Ngữ Ngôn, Kim Cương Niệm Tụng, Năng Thụ Tất Địa Vô Ngôn Thuyết, Kim Cương Thượng Tất Địa, Kim Cương Ngôn Thuyết.

_ Nay con kính lễ Kim Cương Tỳ Thủ, Kim Cương Yết Ma, Diệu Giáo Thiện Biến Nhất Thiết Xứ, Kim Cương Đại Khoan Quảng, Kim Cương Bất Không.

Nay con kính lễ Kim Cương Thũ Hộ, Ma Ha Vô Uý, Kim Cương Giáp Trụ, Đại Kiên Cố Nan Khả Địch Đối, Thượng Thủ Tinh Tiến, Kim Cương Tinh Tiến

_ Nay con kính lễ Kim Cương Dược Xoa, Ma Ha Phương Tiện, Kim Cương Nha, Thậm Khả Bố Uý, Kim Cương Thượng Tồi Phục Ma, Kim Cương Bạo Ác.

_ Nay con kính lễ Kim Cương Mật Lệnh Thiện Hiện Nghiệm, Kim Cương Thiện

Năng Giải Phóng, Kim Cương Quyền Thượng Thắng Tam Ma Gia, Kim Cương Quyền Bấy giờ, đã vân tập xong, tất cả Như Lai đều vui vẻ, liền được bền chắc. Lại Kim Cương Tát Đỏa tự làm bạn thân, hay thành tất cả việc.

Tiếp dùng Đại Yết Ma Thắng Thượng Đẳng Khế suy tư ở trong cái bình hiện ra hoa sen đủ sắc hương màu nhiệm, tuỳ theo nơi chốn thanh tịnh, trong phúc chốc dùng tu thứ tự của Du Già, rồi khiến an toạ.

Kết Kim Cương Phộc Khế (Vajra-bandha-mudrā) xong, dùng Tâm Định chia mở làm hai.Thứ tự kết các Ấn đều dựa theo đây. Dùng ngón tay Kim Cương (ngón trỏ) của Chỉ Vũ (tay trái) dùng Quán Vũ Thủ (Tay phải) tương ứng cầm nắm. Đây gọi là Bồ Đề Tối Thượng Khế (Bodhi-agra-mudrā) hay trao cho Phật Bồ Đề.

Kết Đại Ấn này xong, cần phải tưởng Tỳ Lô Giá Na Tôn (vairocana-nātha) đầu tiên, ngồi ở chính giữa Đàn, ngồi Kiết Già, có uy đức lớn, màu như con ngỗng trắng, hình như trăng trong sạch, tất cả tướng tốt thảy đều viên mãn, đầu đội mão báu, rũ tóc, dùng tơ lụa làm Thiên Y mỏng nhẹ màu nhiệm quấn quanh eo, khoác dây cương làm áo bên trên (thượng y), tất cả Minh Chú dùng làm Thể ấy, hay làm vô lượng thần biến (Anantavikurvita), thường dùng Tam Muội Kim Cương Luân tràn khắp cõi sinh tử. Đủ Đại Luân Ấn xong rồi an trí Ấn Ký sau cùng.

Suy tư như vầy:”Đức Thế Tôn liền hay thành tựu tất cả Yết Ma” Liền nói Mật Ngữ:

“Án, bạt chiết la đà đô, tông”

*)OṂ_ VAJRA-DHĀTU VAṂ

Tiếp lại tưởng:”Các Thiện Thệ (Sugata) dùng hoa sen màu vàng trắng. A Súc Bệ (Akṣobhya), Bảo Sinh (Ratna-saṃbhava), Quán Tự Tại (Lokeśvara) với Bất Không Đại Mâu Ni (Amgho-mahā-muṇi) dùng mọi loại màu Bất Không thù diệu”

Tác suy tư đó xong, được vô lượng Quả, nên thứ tự như Pháp an lập Bản Khế (Svamudrā)

A Súc Bệ gọi là Xúc Địa Khế (Bhūmi-sparśa-mudrā). Liền nói Mật Ngữ:

“Án, a súc bệ, hồng”
*)OṂ_ AKṢOBHYA HŪṂ
Bảo Sinh gọi là Thọ Sở Nguyện Khế (Khế trao cho điều ước nguyện). Mật Ngữ:
“Án, a-la đát-na tam bà phộc, đát-la”
*)OṂ_ RATNA-SAṂBHAVA TRĀḤ
Vô Lượng Thọ gọi là Thắng Thượng Tam Ma Địa Khế (Uttama-samādhi-mudrā).
Tụng Mật Ngữ này:
“Án, lô kê nhiếp-phộc la, la xà, hiệt-lý”
*)OṂ_ LOKEŚVARA-RĀJA HRĪḤ
Bất Không gọi là Thí Vô Uý Khế (Abhaya-dāna-mudra) Mật Ngữ:
“Án, a mộ già tất đễ, ác”
*)OṂ_ AMOGHA-SIDDHI AḤ
Lại kết Nghi Thức, Khế Minh của nhóm Kim Cương Tát Đỏa. Mỗi mỗi thứ tự tưởng xong rồi an lập. Dùng ý khí uy đức, làm hai thế lay động là: Kết hai Kim Cương Quyền, Chỉ Vũ (tay trái) ngang trái tim, Quán Vũ (tay phải) như thế quay múa Bạt Chiết La. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la tát đoả, a”
*)OṂ_ VAJRA-SATVA _ AḤ
Dùng hai Kim Cương Quyền, dựng móc khuỷu tay xong. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, la xà, nhương”
*)OṂ_ VAJRA-RĀJA _ JAḤ
Dùng hai Kim Cương Quyền, dạng như phóng mũi tên. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, a la già, hộ”
*)OṂ_ VAJRA-RĀGA _ HOḤ
Lại dùng hai Kim Cương Quyền ở trên trái tim làm Thiện Tai Khế, búng ngón tay.
Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, sa độ, sách”
*)OṂ_ VAJRA-SĀDHU – SAḤ
_Lại dùng hai Kim Cương Quyền để trên trán làm Quán Đỉnh. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, a-la đát-na, án”
*)OṂ_ VAJRA-RATNA – OṂ
Lại dùng hai Kim Cương Quyền để ở trên trái tim như chuyển vành mặt trời. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, để nhương, ám”
*)OM_ VAJRA-TEJA – ĀṂ
Lại dùng hai Kim Cương Quyền, dựng khuỷu tay phải ở trên quyền trái làm cây phướng. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, kế đô, đa-lam”
*)OṂ_VAJRA-KETU – TRĀṂ
Tức hai Quyền Chỉ Khế ấy, để ở miệng, hướng lên trên kèm song song bung tán.
Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, hà sa, ha”
*)OṂ_VAJRA-HĀSA_ HAḤ
_Tưởng Chỉ Vũ (tay trái) như móc đầu vật, dùng Quán vũ (tay phải) bóc mở. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, đạt ma, hiệt-lợi”
*)OṂ_ VAJRA-DHARMA – HRĪḤ
Lại dùng tay trái để ở trên trái tim như Phiền Não Chướng, dùng tay phải làm cây kiếm, tưởng dùng giết chết. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, để khất sắt na, đạm”
*)OṂ_VAJRA-TĪKṢṆA – DHAṂ
Lại dùng hai Kim Cương Quyền, duỗi cánh tay ngang trước mặt, chuyển như bánh xe. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, duệ đô, ma-hàm”
*)OṂ_VAJRA-HETU – MAṂ
Lại dùng hai Kim Cương Quyền, từ miệng mà khởi. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, bà sa, a lam”
*)OṂ_VAJRA-BHĀṢA – RAṂ
_Lại dùng điệu múa Kim Cương (Vajra-nṛtya : Kim Cương Vũ), hai tay cùng quấn quanh nhau, chạm hai vú, hai gò má rồi để ở trên đỉnh đầu. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, bạt chiết la, yết ma, kiếm”
*)OṂ_VAJRA KARMA_ KAṂ
Lại dùng xong, trước ngực, quấn quanh eo lưng như tượng mặc áo giáp. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, a la khất-sa, ham”
*)OṂ_VAJRA-RĀKSA – HAṂ
Lại dùng hai Kim Cương Quyền, giương nhóm độ Đàn Tuệ (2 ngón út), Tiến Lực (2 ngón trỏ) để hai bên miệng như răng nanh. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, dược cật-sa, hồng”
*)OṂ_VAJRA-YAKṢA – HUṂ
Lại dùng hai Quyền hợp lại, cùng đè ép nhau. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, mộ sắt trí, tông”
*)OṂ_ VAJRA-MUṢṬI – VAṂ
_Lại dùng hai Quyền, hơi cúi đầu, Ý Khí của Kim Cương, dùng ý duỗi kính. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, la tế, hộ”
*)OṂ_VAJRA-LĀSYE_ HOḤ
Lại dùng hai Quyền làm nghi thức cột buộc vòng hoa rồi cột buộc trên đầu. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, ma lệ, đát-la tra”
*)OṂ_VAJRA-MĀLE – TRAṬ
Lại đem hai quyền để ở trên trái tim, dùng miệng tựa như khắp cả xuất ra Tụng, dẫn xuống, duỗi cánh tay. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, nghĩ đề, nghĩ đề”
*)OṂ_VAJRA-GĪTE – GĪḤ
Lại dùng hai quyền làm nghi múa xong, để ở trên đỉnh đầu. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, niết lý đế-duệ, cật-lý tra”
*)OṂ_VAJRA-NṚTYE – KṚṬ
_Lại đem hai quyền, úp bàn tay mở lòng bàn tay, gướng xuống dưới đè. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, đỗ tỳ, a”
*)OṂ_VAJRA-DHŪPE – AḤ
Lại đem hai tay mở lòng bàn tay, ngửa hướng lên trên nâng nhấc. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, bổ sắt tỳ, án”
*)OṂ_VAJRA-PUṢPE – OṂ
Lại đem hai Quyền hướng nhau, gấp rút đè ép, cầm giữ làm cây đèn. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, lô kế, nỉ”
*)OṂ_VAJRA-ĀLOKE – DĪḤ
Lại đem hai quyền để ở trên trái tim, xoa trước ngực ấy, hướng ra ngoài rút bung làm Đồ Hương Ấn. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, kiện đề, nga”
*)OṂ_ VAJRA-GANDHE _ GAḤ
_Lại đem hai quyền chung lưng, độ Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, dựng Tiến Độ (ngón trỏ phải) như cây kim, cong lực Độ (ngón trỏ trái) làm móc câu. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, câu xá, nhương”
*)OṂ_ VAJRA-AṂKUŚA – JAḤ
Lại đem hai quyền, như bên trên chung lưng cùng móc chéo nhau, độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng trụ nhau làm sợi dây. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, bà xả, hồng, hồng”
*)OṂ_ VAJRA-PĀŚA – HŪṂ
Lại đem hai độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng móc nhau như khoá xích. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, tốt phổ tra, tông”
*)OṂ_ VAJRA-SPHOṬA – VAṂ
Lại đem hai quyền chung lưng, độ Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, phần đầu của độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng giao nhau làm cái Khánh. Tụng Mật Ngữ này:
“Án, Bạt chiết la, phệ xá, hộ”
*)OṂ_ VAJRĀVIŚA_ HOḤ
_Tiếp làm bốn Bộ Khế của A Súc Bệ. Lại làm nhóm Khế của bốn Ba La Mật, dùng theo thứ tự
Lại ở bên ngoài Đàn, đem ngửa Quyền Khế của Chỉ Vũ (tay trái) tương ứng với chỗ để các nhóm Tát Đoả của Ma Ha Tát Đoả, chạm mặt đất (xúc địa) vận tưởng rồi an đặt.
_Tiếp nói Pháp thành tựu tất cả Khế. Ở ngay trong trái tim, tưởng bốn mặt có chày Kim Cương. Sau đó y theo Nghi Thức, kết các Yết Ma Khế.
Tiếp xưng tán Công Đức của Khế như trên.
Do kết Đại Trí Quyền Khế cho nên hay vào Phật Trí
Do kết A Súc Phật Địa Khế cho nên được tâm chẳng động
Do kết Bảo Sinh Khế cho nên hay nhiếp thọ lợi ích
Do kết Tam Ma Địa Khế cho nên hay cầm giữ Tam Ma Địa của Phật
Do kết Ly Bố Uý Thắng Thượng Khế cho nên hay mau chóng ban cho chúng sinh không sợ hãi
Lại nữa do kết Kim Cương Quyền Khế Ý Khí cho nên dễ được làm Kim Cương Tát Đoả
Do kết Kim Cương Câu cho nên hay móc dần tất cả Như Lai
Do kết Kim Cương Ái Dục Khế cho nên sắp đặt là vợ của Kim Cương (Kim Cương thê), tự thân cũng hay nhiễm dính.
Do kết Kim Cương Hoan Hỷ Khế cho nên tất cả tối thắng đều khen ngợi Lành thay
Do kết Đại Kim Cương Bảo Khế cho nên các Thiên Nhân Sư làm Quán Đỉnh ấy
Do kết Kim Cương Nhật Khế cho nên được đồng với mặt trời Kim Cương
Do kết Kim Cương Tràng Khế cho nên hay rưới rót mưa đủ loại báu (tạp bảo)
Do kết Kim Cương Vi Tiếu Khế cho nên mau được cười chung với chư Phật Do kết Kim Cương Hoa Khế cho nên hay thấy Pháp của Kim Cương
Do kết Kim Cương Tạng Kiếm Khế cho nên hay chặt đứt tất cả khổ.
Do kết Kim Cương Luân Khế cho nên hay chuyển bánh xe Pháp do tất cả Như Lai đã nói
Do kết Kim Cương Ngữ Ngôn Khế cho nên hay được niệm tụng thành tựu.
Do kết Kim Cương Yết Ma Khế cho nên tất cả Như Lai hay tuỳ thuận sự nghiệp. Do kết Kim Cương Giáp Khế cho nên được làm Tính bền chắc của Kim Cương
Do kết Kim Cương Nha Khế cho nên đặt bày là Kim Cương Thượng Năng Tồi Toái
Do kết Kim Cương Quyền Khế cho nên hay được tất cả các Khế, đắc được Tất Địa.
Do kết Kim Cương Hỷ Hý Khả Hỷ Khế cho nên thường thọ nhận các vui vẻ
Do kết Kim Cương Man Khế cho nên được dung mạo nhan sắc tuyệt đẹp Do kết Kim Cương Ca Vịnh Khế cho nên được Diệu Âm thanh tịnh Do kết Kim Cương Vũ Cúng Dường Khế cho nên được tất cả tuỳ phục.
Do kết Kim Cương Hương Khế cho nên được nơi thích ý
Do kết Kim Cương Hoa Khế cho nên được các trang nghiêm
Do kết Kim Cương Đăng Cúng Dường Khế cho nên được uy quang lớn
Do kết Kim Cương Đồ Hương Khế cho nên được hương màu nhiệm
Do kết Kim Cương Câu Khế cho nên hay câu triệu
Do kết Kim Cương Quyến Sách Khế cho nên hay dẫn vào Do kết Kim Cương Câu Toả Khế cho nên hay giữ lại Do kết Kim Cương Khánh Khế cho nên hay sinh vui vẻ.
_Tiếp lại nói Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Ma Gia Kết Khế Trí (Sarvatathāgata-vajra-samaya-bandha-mudrā-jñāna)
Lúc muốn kết Khế của nhóm Tam Ma Gia thời trước tiên nên tưởng ở trong trái tim của mình, Tam Ma Địa của tất cả Như Lai sinh ra chày Kim Cương Ngũ Cổ rất thù thắng. Thân của mình hợp kai bàn tay cùng giao nhau phần đầu của các ngón, Quán Vũ (tay phải) đè Chỉ Vũ (tay trái). Đây gọi là Kim Cương Hợp Chưởng (Vajrāñjali)
Đến cùng tận gốc của các ngón tay, trợ nhau nắm hợp. Đây gọi là Kim Cương Phộc Khế
Phàm các Tam Ma Gia Khế (Samaya-mudrā) đều từ Vô Thượng Kim Cương
Phộc (Anuttara-vajra-bandha) này sinh ra.
Nay Ta sẽ thứ tự nói Pháp của các Tam Ma Gia Khế.
Tác Kim Cương Phộc Khế xong, duỗi độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) sao cho phần đầu của ngón cùng trụ nhau làm cây đao, cong độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) ở bên cạnh cây đao. Đây là Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Giới Tự Tại Khế. Mật Ngữ là:
“Án, bạt chiết la, đá-vĩ nhiếp-phộc la, hiệt lý bạt thị-lý nễ , hồng”
*)OṂ _ VAJRA-DHĀTVE-JVALA HRĪḤ VAJRIṆI HŪṂ
Tiếp, như Bản Phộc Khế xong, hợp duỗi hai độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) đựng làm cái cọng. Đây gọi là A Súc Tỳ Phật Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, bạt chiết la, bạt chiết lý nỉ, hồng”
*)OṂ_ VAJRA-VAJRIṆI HŪṂ
Như Bản Nguyện Phộc Khế xong, co phần đầu của độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) củng trụ nhau, mặt của độ Trí Định (2 ngón cái) cùng trụ nhau làm báu. Đây gọi là Bảo Sinh Phật Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, a-la đát-na, bạt chiết lý nỉ, hồng”
*)OṂ _ RATNA-VAJRIṆI HŪṂ
Như Bản Phộc Khế xong, co độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) cùng trụ nhau làm bông hoa. Đây gọi là A Di Đà Phật Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, bạt chiết la, đạt mê, bạt chiết lý nỉ, hồng”
*)OṂ_ VAJRA-DHARME-VAJRIṆI HŪṂ
Như Bản Phộc Khế xong, co độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vào lòng bàn tay, duỗi độ Đàn Tuệ (2 ngón út) Trí Định (2 ngón cái) như cây kim. Đây gọi là Bất Không Thành Tựu Phật Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, bạt chiết la, yết ma, bạt chiết lý nỉ, hồng”
*)OṂ_ VAJRA-KARMA-VAJRIṆI HŪṂ
Tiếp nói Khế của nhóm Kim Cương Tát Đỏa. Kết Kim Cương Phộc Khế xong, tưởng hai lòng bàn tay làm vành trăng, hợp duỗi hai độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), dựng độ Đàn Tuệ (2 ngón út) Trí Định (2 ngón cái) nhưng chẳng hợp dính làm hình Ngũ Cổ Kim Cương. Đây gọi là Tát Đoả Kim Cương Khế. Mật Ngữ là:
“Án, tam ma gia, tát đoả”
*)OṂ_ SAMAYAS TVAṂ
Như Bản Phộc Khế xong, co độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) làm móc câu, đầu ngón cách nhau khoảng hai, ba phân. Đây gọi là Bất Không Vương Ma Ha Tát Đoả Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, a na gia, tát đoả”
*)OṂ_ ĀNAYA STVAṂ
Như Bản Phộc Khế xong, co phần giữa của độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) nằm ngang cùng giao nhau. Đây gọi là Ma La Ma Ha Bồ Đề Tát Đoả Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, a hồ, tô khư”
*)OṂ_ AHOḤ SUKHA
Như Bản Phộc Khế, đem độ Trí Định (2 ngón út) vịn độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) đều búng tay làm Thiện Tai. Đây gọi là Kim Cương Dõng Dược Tát Đoả Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, sa độ, sa độ”
*)OṂ_ SĀDHU SĀDHU
Như Bản Phộc, dựng độ Trí Định (2 ngón út) đè nhau, co độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) sao cho mặt ngón cùng trụ nhau. Đây gọi là Kim Cương Tạng Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, tô ma ha, đát phộc”
*)OṂ_ SUMAHĀ STVAṂ
Như Bản Phộc, giương nhóm Đàn (ngón út phải), Giới (ngón vô danh phải), Nhẫn (ngón giữa phải) Tuệ (ngón út trái), Phương Tiện (ngón vô danh trái), Nguyện (ngón giữa trái) mở lòng bàn tay. Đây gọi là Kim Cương Quang Bồ Tát Tam Ma Gia Khế.Mật Ngữ là:
“Án, lô bố-ô nễ du đa”
*)OṂ_ RŪPA-UDYOTA
Như Bản Phộc, đem nhóm độ Đàn (ngón út phải), Giới (ngón vô danh phải), Tuệ (ngón út trái), Phương Tiện (ngón vô danh trái) dựng hợp. Đây gọi là Kim Cương Biểu Sát (Cũng gọi là Kim Cương Phù) Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, át lợi tha, bát lạp để”
*)OṂ_ ARTHA PRĀPTI
Liền dùng Khế bên trên, để ở Tiếu Xứ (chỗ lúm đồng tiền) hai gò má, nghiêng bàn tay mở ra, nâng lên rồi bung tán. Đây gọi là Kim Cương Khả Ấi Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, ha ha ha ha, hồng, ha”
*)OṂ_ HA HA HA HŪṂ HAḤ
Như Bản Phộc, dựng độ Trí Định (2 ngón cái), co độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng trụ đầu ngón. Đây gọi là Kim Cương Nhãn Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, tát bà ca lý”
*)OṂ_ SARVA KĀRI
Như Bản Phộc, duỗi độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) co phần đầu ngón cùng trụ nhau như tướng cây đao. Đây gọi là Kim Cương Kiếm Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, nỗ khư, xế na”
*)OṂ_ DUḤKHA CCHEDA
Như Bản Phộc, hợp dựng độ Giới Phương Tiện (2 ngón vô danh), độ Đàn Tuệ (2 ngón út) giao nhau. Đây gọi là Kim Cương Luân Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, bột đà, bồ địa”
*)OṂ_ BUDDHA BODHI
Như Bản Phộc, mở giương độ Trí Định (2 ngón cái) từ miệng hước ra ngoài duỗi nâng. Đây gọi là Kim Cương Ngữ Ngôn Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, bát la để nhiếp bột đà”
*)OṂ_ PRATIŚABDA
Như Bản Phộc, đem độ Trí Định (2 ngón cái) đè độ Đàn Tuệ (2 ngón út), làm Bạt Chiết La. Đây gọi là Tỳ Thủ Yết Ma Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, tô bà thí, đá phộc”
*)OṂ_ SUVAŚI TVAṂ
Như Bản Phộc, dựng độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) để ở trên trái tim. Đây gọi là Dũng Mãnh Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, nỉ bà gia, đá phộc”
*)OṂ_ NIRBHĀYA TVAṂ
Như Bản Phộc, co độ Tiến Lực (2 ngón trỏ), mở độ Đàn Tuệ (2 ngón út) làm răng nanh. Đây gọi là Kim Cương Dạ Xoa Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, xả đốt lỗ, bà khất sa”
*)OṂ_ ŚATRŪ BHAKṢA
Như Bản Phộc, đem độ Trí Định (2 ngón cái) đè khoảng gốc của độ Đàn Tuệ (2 ngón út), co độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) để ở trên lưng độ Trí Định (2 ngón cái). Đây gọi là Kim Cương Quyền Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, tát bà tất địa”
*)OṂ_ SARVA SIDDHI
Như Bản Phộc, để ngang trái tim xong, dựng độ Trí Định (2 ngón cái). Đây gọi là Kim Cương Ái (tức Hy Hý Kỹ) Mật Cúng Dường Thiên Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, ma ha la để”
*)OṂ_ MAHĀ-RATI
Như Bản Phộc, duỗi dài hai cánh tay. Đây gọi là Kim Cương Man Thiên Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, lỗ bả, thú tỳ”
*)OṂ_ RŪPA ŚOBHE
Tác Kim Cương Hợp Chưởng Khế, từ miệng dẫn ra, hướng xuống dưới duỗi cánh tay. Đây gọi là Kim Cương Ca Vịnh Thiên Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, thuấn-lỗ đát-la, tảo khê”
*)OṂ_ ŚOTRA SAUKHYE
Liền mở Khế lúc trước, cùng quấn quanh như thế múa xong, chắp tay để ở trên đỉnh đầu. Đây gọi là Kim Cương Vũ Cúng Dường Thiên Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, tát bà bố thệ”
*)OṂ_ SARVA PŪJE
Như Bản Phộc, úp lòng bàn tay của hai vũ (2 tay) hạ xuống đè. Đây gọi là Thiêu Hương Cúng Dường Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, bát la hạt la nễ ninh”
*)OṂ_ PRAHLA DINI
Như Bản Phộc, ngửa hai lòng bàn tay, nâng lên cao. Đây gọi là Hoa Cúng Dường Thiên Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
“Án, phát la già minh”
*)OṂ_ PHĀLA GAMI
Như Bản Phộc Khế, dựng độ Trí Định (2 ngón cái). Đây gọi là Đăng Cúng Dường Thiên Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
*)OṂ_ SUTEJA AGRI
Như Bản Phộc, mở lòng bàn tay xoa trước ngực xong, đều chia hướng ra bên ngoài. Đây gọi là Đồ Hương Cúng Dường Thiên Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
*)OṂ_ SUGANDHA AṄGI
Như Bản Phộc, cong độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) làm móc câu. Đây gọi là Kim Cương Câu Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
*)OṂ_ ĀYAHI JAḤ
Như Bản Phộc, đặt ngang độ Định (ngón cái phải) xong, đem độ Trí (ngón cái trái) đè lên sao cho đầu ngón nhập vào bên trong lòng bàn tay. Đây gọi là Kim Cương Quyến Sách Bồ Tát Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
*)OṂ_ ĀHI HŪṂ HŪṂ
Như Bản Phộc, đem độ Đàn (ngón út phải) Định (ngón cái phải) với độ Tuệ (ngón út trái) Trí (ngón cái trái) cùng móc xuyên nhau. Đây gọi là Kim Cương Liên Tỏa Bồ Đề Tam Ma Gia Khế. Mật Ngữ là:
*)OṂ_ HE – SPHOṬA – VAṂ
Như Bản Phộc, đem độ Trí Định (2 ngón cái) kèm vào bên trong lòng bàn tay. Đây gọi là Kim Cương Triệu Nhập Bồ Tát Tam Ma Gia Khế . Mật Ngữ là:
*)OṂ_ GHAṂṬA _ AḤ AḤ
Tiếp nói Công Đức của các Tam Ma Gia Khế như trên.
Do Phật Tuỳ Niệm Khế cho nên hay mau chứng Bồ Đề
Do Tát Đoả Kim Cương Khế cho nên hay làm Tôn Chủ của tất cả Khế
Do Bảo Kim Cương Khế cho nên được tất cả Bảo Chủ
Do Pháp Kim Cương Khế cho nên được Pháp Tạng của Phật
Do Yết Ma Kim Cương Khế cho nên hay làm tất cả sự nghiệp
Do Tát Đoả Khế cho nên được thành thân của Kim Cương Tát Đoả
Do Kim Cương Câu Khế cho nên hay triệu các Chấp Kim Cương
Do Kim Cương Ái Nhiễm Khế cho nên hay vui thích tất cả Phật Pháp
Do Kim Cương Thiện Tai Khế cho nên hay khiến chư Phật vui vẻ
Do Bảo Khế cho nên được địa vị Quán Đỉnh của Phật
Do Kim Cương Uy Quang Khế cho nên được uy quang của Kim Cương
Do Kim Cương Tràng Khế cho nên hay ban bố mãn tất cả Nguyện
Do Kim Cương Tiếu Khế cho nên hay cùng cười chung với tất cả Phật
Do Kim Cương Pháp Khế cho nên hay cầm giữ Pháp của Kim Cương
Do Kim Cương Lợi Kiếm Khế cho nên được Tuệ tối thượng của Phật
Do Kim Cương Luân Khế cho nên hay chuyển bánh xe Diệu Pháp
Do Kim Cương Ngữ Ngôn Khế cho nên được Ngữ Ngôn Tất Địa của Phật
Do Kim Cương Yết Ma Khế cho nên mau được thành tựu tối thượng
Do Kim Cương Khải Khế cho nên được làm thân Kim Cương
Do Kim Cương Dạ Xoa Khế cho nên được đồng với Kim Cương Dạ Xoa
Do Kim Cương Quyền Khế cho nên được thành tựu tất cả Khế
Do Kim Cương Hy Hý Kỹ Khế cho nên được đại thiện lạc
Do Kim Cương Ma Khế cho nên được nhận Quán Đỉnh của Phật
Do Kim Cương Ca Vịnh Khế cho nên được Pháp tán vịnh của Phật
Do Kim Cương Vũ Khế cho nên được Phật nhiếp hộ ban ân dùng cúng dường
Do Kim Cương Thiêu Hương Khế cho nên hay làm cho Thế Giới tươi tốt tinh
khiết
Do Kim Cương Hoa Khế cho nên được khiến Thế Gian tuỳ thuận
Do Kim Cương Quang Minh Khế cho nên được năm loại mắt của Phật
Do Kim Cương Đồ Hương Khế cho nên hay trừ tất cả khổ ách
Do Kim Cương Đô Ấn Chủ Khế cho nên hay nhiếp triệu tất cả
Do Kim Cương Quyến Sách Khế cho nên hay dẫn vào tất cả
Do Kim Cương Toả Khế cho nên hay cai quản cột trói tất cả
Do Kim Cương Triệu Nhập Khế cho nên hay thành tựu nhiếp vào tất cả.
Tiếp, dùng mười sáu Đại Cúng Dường Khế (Mahā-pūjā-mudrā) nên cúng dường tất cả Như Lai.
Kết Kim Cương Phộc xong, tuỳ theo thứ tự, y theo Bản Xứ mà làm. Dùng Kim Cương Phộc từ Khế ở trái tim, tiếp hông bên trái, hông bên phải, sau lưng. Tiếp vầng trán, miệng, hai tai, sau đỉnh đầu, vai phải với eo lưng. Đã giáp vòng xong, quay lại để trên trái tim.
Nay thứ tự nói mười sáu Đại Cúng Dường Khế Mật Ngữ.
_ Mật Ngữ trên trái tim là:
“Án, tát bà đát tha yết đa (tất cả Như Lai) tát bà đáp mãng (thân của mình) nỉ gia đát na (phụng hiến) bố nhương (cúng dường) tát pha la noa (khắp đều) yết ma bạt nhương lý, a”
OṂ_SARVA TATHĀGATA, SARVĀTMA NIRYĀTANA PŪJA SPHARAṆA KARMA VAJRI AḤ
Luận ghi rằng:”Đối với tất cả Như Lai, con đem hết thân phụng hiến, cúng đường đều khắp, làm các sự nghiệp”
Khế Mật Ngữ để bên hông trái là: (bản khác ghi là hông bên phải)
“Án, tát bà đát tha yết đa, tát bà đáp mãng, nỉ gia đát na, bố nhương, tốt phát la noa, yết ma khất lý, nhương”
OṂ_ SARVA TATHĀGATA, SARVĀTMA NIRYĀTANA PŪJA SPHARAṆA , KARMA AGRI_ JAḤ
Luận ghi rằng:”Đối với tất cả Như Lai, con đem hết thân phụng hiến, cúng đường đều khắp Yết Ma thắng thượng”
Khế Mật Ngữ ở hông bên phải là: (bản khác ghi là hông bên trái)
“Án, tát bà đát tha yết đa, tát bà đáp mãng, nỉ gia đát na, a nỗ la già na (nghiệp ái), bố nhương, tốt phát la noa, yết ma bà ninh, hộ”
OṂ – SARVA TATHĀGATA, SARVĀTMA NIRYĀTANA ANU-RĀGAYA, PŪJA SPHARAṆA KARMA VĀṆA _ HOḤ
Luận ghi rằng:”Đối với tất cả Như Lai, con đem hết thân phụng hiến, cúng đường đều khắp cung tên của Yết Ma”
Khế Mật Ngữ sau eo lưng là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, tát bà đáp mãng, nỉ gia đát na, sa độ ca la (lành thay) bố nhương, tốt phát la noa, yết ma đổ sở trí, sa”
OṂ– SARVA TATHĀGATA, SARVĀTMA NIRYĀTANA, SĀDHU KĀRA PŪJA SPHARAṆA, KARMA TUṢṬI – SAḤ
Luận ghi rằng:”Đối với tất cả Như Lai, con đem hết thân phụng hiến, dùng tiếng lành thay cúng dường đều khắp sự nghiệp vui vẻ”
Khế Mật Ngữ trên vầng trán là:
“Án, na ma (đồng với nam mô) tát bà đát tha yết đa, ca gia, tỳ sái kế, hạt la đát ninh biều, bạt chiết la, mạt nỉ, án”
OṂ– NAMAḤ SARVA TATHĀGATA-KĀYA ABHIṢEKA RATNEBHYAḤ VAJRA MAṆI _ OṂ
Luận ghi rằng:”Các Báu, nơi Quán Đỉnh thuộc thân của tất cả Như Lai. Nay con kính lễ Kim Cương Ma Ni”
Ở trên trái tim xoay chuyển như tướng của mặt trời. Mật Ngữ là:
“Án, na ma tát bà đát tha yết đa, tố lợi duệ biệu, bạt chiết la đế nhĩ ninh (uy quang) nhập phộc la (rực lửa) hề lợi”
OṂ– NAMAḤ SARVA TATHĀGATA SŪRYEBHYAḤ, VAJRA TEJINI
JVALA – HRĪḤ.
Luận ghi rằng:”Nhóm mặt trời Kim Cương của tất cả Như Lai. Nay con kính lễ uy quang rực lửa”
Để Khế trên đỉnh đầu, duỗi dài hai cánh tay. Mật Ngữ là:
“Án, na ma tát bà đát tha yết đa, a xa, bá lý bố la noa, chấn đá mạc nễ, đột phộc nhương cật lý biều, bạt chiết la, đột phộc nhương, cật lê, đát lãm”
OṂ– NAMAḤ SARVA TATHĀGATĀŚĀ-PARIPŪRṆA CINTĀMAṆI- DHVAJA AGREBHYAḤ, VAJRA-DHVAJA AGRI – TRĀṂ
Luận ghi rằng:”Nay con kính lễ viên ngọc báu Như Ý của tất cả Như Lai, cây phướng thắng thượng của Kim Cương, mãn túc điều mong cầu”
Ở Tiếu Xứ (chỗ lúm đồng tiền) trên miệng, lúc mở bung Kim Cương Phộc . Mật Ngữ là: (Như Pháp giải Khế)
“Án, nạp mạc tát bà đát tha yết đa,ma ha bôn-lợi để, bát la mộ địa-dạ, ca lê biều, bạt chiết la hà tư, ha”
OṂ– NAMAḤ SARVA TATHĀGATA, MAHĀ-PRĪTI PRAMODYA KĀREBHYAḤ VAJRA-HĀSE_ HAḤ.
Luận ghi rằng:”Kính lễ Kim Cương Tiếu, bậc làm vui vẻ của tất cả Như Lai”
Mật Ngữ trên miệng là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, bạt chiết la đạt ma đà (Kim Cương Pháp Tính) tam ma địa tỳ, tát đâu thế mính (tán thán) ma ha đạt ma, hề lợi”
OṂ–SARVA TATHĀGATA VAJRA-DHARMATĀ SAMĀDHIBHYAḤ STUTOMI, MAHĀ-DHARMA – HRĪḤ.
Luận ghi rằng:”Dùng Kim Cương Pháp Tính Tam Ma Địa của tất cả Như Lai khen ngợi Ma Ha Pháp Âm”
Mật Ngữ trên tai trái là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, bát la nhương (Trí Tuệ) ba la mật đa, a tỳ nỉ ha lợi, tốt đổ minh (tán thán) ma ha cụ sa nỗ nghê, đạm”
OṂ– SARVA TATHĀGATA PRAJÑA-PĀRAMITA ABHINIRHĀRE STUTOMI, MAHĀ-GHOṢA ANUGE – DHAṂ.
Luận ghi rằng:”Dùng Bát Nhã Ba La Mật Đa của tất cả Như Lai xuất ra ngữ ngôn, tuỳ theo âm thanh lớn khen ngợi”
Mật Ngữ trên tai phải là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, giả yết la, xoa la, bát lê phạt đa nễ, tát bà tô đát la, án đa na duệ, tát đâu nỗ mính, tát bà mạn trà lợi (tất cả Đạo Trường) hồng”
OṂ– SARVA TATHĀGATA CAKRĀKṢARA PARIVARTANA SARVA
SUTRA-ANĀYAYE STUTOMI , SARVA MAṆḌALA – HŪṂ
Luận ghi rằng:”Dùng văn tự chuyển luân của tất cả Như Lai làm đầu, lý thú của các Khế Kinh khen ngợi tất cả Đạo Trường”
Mật Ngữ sau đỉnh đầu là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, tán đà bà sa (Mật Ngữ) bột đà, tăng kỳ để tỳ (ca tụng) già diên, tốt đổ nỗ mính, bạt chiết la, bà lợi già (ngữ ngôn)”
OṂ – SARVA TATHĀGATA SAṂDHĀ-BHĀṢA, BUDDHA SAṂGĪTIBHYAḤ GĀDAṂ STUTOMI, VAJRA-VĀCE – CAḤ.
Luận ghi rằng:”Dùng Mật Ngữ của tất cả Như Lai. Nay con ca vịnh khen ngợi ngữ ngôn của Kim Cương”
Mật Ngữ trên đỉnh đầu là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, đỗ bà (hương) minh già (mây) tam mộ đà la (biển) tốt phát la noa (đều khắp) bố nhương (cúng dường) yết minh (sự nghiệp) già la, già la”
OṂ– SARVA TATHĀGATA DHŪPA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA
PŪJA KARME KARA – KARAḤ
Luận ghi rằng:”Dùng biển mây hương của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp sự nghiệp”
Mật Ngữ ở vai phải là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, bổ sáp ba, bát la bà la, tốt phát la noa, bố nhương, yết minh, chỉ lê, chỉ lê ”
OṂ– SARVA TATHĀGATA PUṢPA PRAMĀLA SPHARAṆA PŪJA
KARME KIRI_ KIRIḤ.
Luận ghi rằng:”Dùng mọi loại mây Diệu Hoa của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp, làm sự nghiệp”
Mật Ngữ ở đầu gối phải là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, lỗ ca, nhập phộc la, tốt phát la noa, bố nhương, yết minh, bà la, bà la ”
OṂ– SARVA TATHĀGATĀLOKA-JVALA SPHARAṆA PŪJA KARME BHARA_ BHARAḤ.
Luận ghi rằng:”Dùng ánh sáng rực lửa của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp, làm Yết Ma”
Như bên trên làm xong.
Lại để trên trái tim, Mật Ngữ là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, kiện đà, tam mộ đạt la, tốt phát la noa, bố nhương, yết minh, cú lô, cú lô”
OṂ– SARVA TATHĀGATA GANDHA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA PŪJA KARME KURU_ KURAḤ.
Luận ghi rằng:”Dùng biển mây hương xoa bôi của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp, làm sự nghiệp”
Mười sáu Đại Cúng Dường Khế như vậy là chỗ nên làm xong.
Liền kết Hoa Khế Đại Ấn như bên trên, quán sát mười phương rồi nói lời này:”Nay con khuyến thỉnh tất cả chư Phật. Bậc chưa chuyển Pháp Luân, nguyện xin chuyển Pháp Luân. Bậc muốn vào NIết Bàn, nguyện thường trụ tại đời chẳng Bát Niết Bàn”
Lại tác niệm này:”Nay con phụng hiến hết thảy các hoa ở cõi Thiệm Bộ Châu này với hoa do ý của Người, Trời sinh trong mười phương thế giới cho đến các hoa trên bờ, dưới nước… đều đem phụng hiến mười phương tất cả Ma Ha Bồ Đề Tát Đoả với quyến thuộc đã trụ trong tất cả Bộ, tất cả Khế Minh, các hàng Trời…Con đem cúng dường tất cả
Như Lai, làm sự nghiệp” Tụng Mật Ngữ là:
“Án, tát bà đãn tha yết đa, bổ sắt ba (hoa), bố nhương minh già, tam mộ đạt la, tốt phát la noa, tam mạt duệ (nơi đây hô tên đầu tiên cúng dường) hồng”
OṂ– SARVA TATHĀGATA-PUṢPA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
Luận ghi rằng:”Dùng biển mây hoa của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp”
Lại kết Thiêu Hương Khế rồi tác suy tư này:” Đem hết thảy Bản Thể Hương, Hoà Hợp Hương, Biến Dịch Hương (Ấy là dùng các hoa của nhóm Chiêm Bặc, hoặc xông ướp hoặc tẩm để biến thành hương này) của Người, Trời. Các hương của nhóm sai biệt như
vậy dùng cúng dường Yết Ma của tất cả Như Lai cho nên nay con phụng hiến” Mật Ngữ là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, đỗ bà (hương đốt), bố nhương minh già, tam mộ đạt la, tốt phát la noa, tam mạt duệ, hồng”
OṂ– SARVA TATHĀGATA-DHŪPA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
Luận ghi rằng:”Dùng biển mây hương đốt của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp”
Lại kết Đồ Hương Khế xong, nên tác niệm này:'”Đem hết thảy Bản Thể Hương, Hoà Hợp Hương, các hương sai biệt thuộc nhóm biến dịch của Người, Trời để cúng dường Yết Ma của tất cả Như Lai cho nên nay con phụng hiến” Mật Ngữ là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, kiện đà, bố nhương minh già, tam mộ đạt la, tốt phát la noa, tam mạt duệ, hồng”
OṂ– SARVA TATHĀGATA-GANDHA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
Luận ghi rằng:”Dùng biển mây hương xoa bôi của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp”
Lại kết Đăng Khế xong, tác suy tư này:”Đem hết thảy Bản Thể tự sinh ánh sáng (ấy là viên ngọc báu), điều mà ý ưa thích của Người, Trời để cúng dường tất cả Như Lai, làm sự nghiệp cho nên nay con phụng hiến” Mật Ngữ là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, nễ bà (đèn), bố nhương minh già, tam mộ đạt la, tốt phát la noa, tam mạt duệ, hồng”
OṂ– SARVA TATHĀGATA-DĪPA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
Luận ghi rằng:”Dùng biển mây đèn của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp”
Kết Kim Cương Bảo Khế xong, nên tác niệm này:”Ở Thế Giới này với trong Thế Giới khác. Hết thảy núi báu, các báu, mọi loại ở trong đất với trong biển… đều đem cúng dường Yết Ma của tất cả Như Lai cho nên nay con phụng hiến” Mật Ngữ là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, bộ đãng già, át-la đá na, án già na, bố nhương minh già, tam mộ đạt la, tốt phát la noa, tam mạt duệ, hồng”
OṂ– SARVA TATHĀGATA BODHYĀṄGA RATNA ALAṂKĀRA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
Luận ghi rằng:”Dùng biển mây vật dụng trang nghiêm báu thuộc Giác Phần của tất cả Như Lai cúng dường đều khắp”
Kết Hy Hý Khế xong, tác suy tư này:”Dùng hết thảy mọi loại hý lộng, cười đùa, vật dụng kỹ nhạc của Người, Trời đều đem cúng dường sự nghiệp của tất cả Như Lai cho nên nay con phụng hiến”.
Mật Ngữ là:
“Án, tát bà đát tha yết đa, ha tả la tả (cười đùa), cật lý đà, hạt la để, tảo khư, a nỗ đát la, bố nhương minh già, tam mộ đạt la, tốt phát la noa, tam mạt duệ, hồng”
OṂ– SARVA TATHĀGATA HĀSYA LĀSYA KRĪDĀ RATI SAUKHYA ANUTTARA PŪJA MEGHA SAMUDRA SPHARAṆA SAMAYE HŪṂ
Luận ghi rằng:”Dùng biển mây thiện lạc tối thượng thuộc nơi cười đùa du ngoạn của tất cả Như Lai cúng dường vòng khắp”

KINH NIỆM TỤNG ĐƯỢC LƯỢC RA TRONG KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ
_QUYỂN THỨ BA (Hết)_

Pages: 1 2 3 4