KINH NI KIỀN TỬ HỎI VỀ NGHĨA VÔ NGÃ
Đại Chánh tân tu Đại Tạng Kinh. Quyển thứ 32 thuộc luận tập Bộ Toàn. Từ trang 172 đến trong 173. Thứ tự kinh văn số 1643.
– Mã Minh Bồ Tát, Tây Thiên dịch kinh Tam Tạng Triêu Tán Đại Phu Thí Hồng Lô Thiếu Khanh Tuyên Phạm Đại sư  Sắc Tứû Sa Môn Thần Nhựt Xứng và những người khác phụng chiếu dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.
– Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt ngày 22 tháng 12 năm 2004 tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi nhân kỳ nhập thất lần thứ hai.

 

Lúc ấy có Ni Kiền Tử tâm hoài nghi chỗà thấy biết; nên liền đến nơi vị giải thích về Đại thừa. Khi đến rồi, làm l? ch?p tay cung kính hỏi về nghĩa của vô ngã làm cho trừ được chỗ tối tăm. Như Phật đã nói, vì ta mà chỉ bày. Nếu nói thân nầy không có Ngã thì cái Ngã tối thượng kia lại cũng chẳng có. Vì sao trong thân lại thấy có cười, giận, ngã mạn, tật đố, lưỡng thiệt v.v… có hay không thật chẳng rõ biết. Kính xin nhân giả vì tôi mà đoạïn trừ chỗ nghi cho.

Vị trí giảgiải thích về Đại Thừa đã nói với Ni Kiền Tử rằng:

– Người đầu tiên dựa vào chỗ chấp tối thượng là ngã thì điều ấy nhứt định hư vọng. Sao có tên là có, sao có tên là không. Đối với hai việc nầy cả 2 đều chẳng đúng. Nếu nói chính thân nầy, tóc kia, da thịt nọ, xương cốt, ruột, mũi tay chân, tất cả thuộc về thân. Đây là ngã tối thượng? Nhưng nhìn trong ngoài thì thấy được cái gì?

Lúc ấy Ni Kiền Tử bạch với trí giả rằng:

– Ngã tức là con mắt (nhục nhãn); nên không thể thấy được. Trừ phi là thiên nhãn thì có thể thấy được

Trí Giả hỏi:

– Như thế chẳng phải thiên nhãn mới có thể thấy, sự phi biểu sắc cũng chẳng có hình sắc, mà tự tánh vốn là không thì làm sao có thể thấy được?

Ni Kiền Tử đáp:

– Cái thấy ấy không có sao?

Trí Giả hỏi:

– Nếu nói không, thì sao lại có thấy? Từ nhân duyên sanh tướng của sự việc. Hoặc nói là có; hoặc nói là không. Cả hai đều hư vọng. Đây chẳng phải là lý luận chánh đáng.

– Ni Kiền Tử nói:

– Có hoặc không. Cả hai đều không nên nói. Thế thì thân hiện hữu ở đây là gì?

Trí Giả đáp:

– Chẳng có, bởi vì sự thấy trụ vào tướng

Ni Kiền Từ nói:

– Nếu chẳng trụ tức đồng với hư không.

Trí Giả đáp

– Như lời ngươi nói như hư không.

Ni Kiền Tử nói:

– Nếu vậy thì tướng của cái cười do đâu mà có

Trí Giả đáp:

– Đối với nghĩa nầy có hai loại. Một là thế tục. Hai là thắng nghĩa. Nương vào thế tục mà nói, tức có tự, có tha, có thọ mạng, sĩ phu, chúng sanh, tác giả, thọ giả, tài vật, vợ con, thân quyến, bằng hữu v.v.. sai khác như thế. Còn đứng về thắng nghĩa (nghĩa rốt ráo) mà nói, tức chẳng có tự, tha, thọ mạng cho đến bằng hữu v.v… Cũng không có các tướng sai khác. Về thế tục, tức có sanh, diệt, thiện, ác, quả báo. Còn về thắng nghĩa, chẳng có sanh diệt, thiện ác, quả báo pháp chơn như kia tự tánh thanh tịnh. Nên gọi là chơn như tự tánh. Để làm sáng nghĩa này, có kệ tụng rằng:

Tục đế, thắng nghĩa đế
Tùy hai loại mà nói
Thế tục tức thế pháp
Thắng nghĩa không gì hơn
Chúng sanh nương tục đế
Tăng trưởng với phiền não
Trôi nổi trong luân hồi
Chẳng rõ pháp thắng nghĩa
Vì nương vào tục đế
Sanh so đo mình, người
Khởi phân biệt nghi hoặc
Thọ nhận các khổ não
Kẻ phàm phu ngu si
Luôn luôn bị bức bách
Không tu hạnh xuất thế
Sao biết pháp sanh diệt!!
Nổi trôi trong năm cõi
Nối tiếp không dừng nghỉ
Vì chẳng hiểu thắng nghĩa
Khổ đau không thể hết
Luân hồi mãi tới lui
Như con tằm tự buộc
Như mặt trời, mặt trăng
Xoay vần không ngừng nghỉ
Chúng sanh trong ba cõi
Đến lui cũng như thế
Các hành đều vô thường
Từng sát na thay đổi
Hãy xa lìa tục đế
Nên cần cầu thắng nghĩa
Cho đến ở cõi trời
Cùng với Càn Thát Bà
Dù vô thường chẳng giảm
Cũng là quả thế tục
Dạ Xoa cùng quỷ thần
Cũng được chỗ thành tốt
Khỏi đọa vào ác thú
Vẫn là quả thế tục
Đế Thích Chuyểân Luân Vương
Phước báu vô cùng cực
Khỏi đọa vào bàng sanh
Vẫn là quả thế tục.
Người, trời hưởng năm dục
Quyết định nên buông xả
Đối với tâm Bồ Đề
Dùng huệ thường quán sát
Tự tánh vốn không chấp
Vì tất cả là không
Vượt qua mọi hí luận
Chính là tướng Bồ Đề
Chẳng nóng cũng chẳng lạnh
Chẳng thô cũng chẳng tế
Chẳng xúc chẳng chấp thọ
Đó là tướng bồ đề
Chẳng dài cũng chẳng ngắn
Chẳng tròn cũng chẳng méo
Chẳng nhỏ lại chẳng thô
Đây là tướng bồ đề
Chẳng trắng lại chẳng hồng
Chẳng đen lại chẳng vàng
Chẳng hình tướng màu sắc
Đây là tướng bồ đề
Chẳng màu chẳng ánh sáng
Dời đổi chẳng ràng buộc
Chẳng trụ như hư không
Đây là tướng bồ đề
Lìa tư duy quán sát
Chẳng cảnh giới ngoại đạo
Tương ưng cùng Bát Nhã
Đây là tướng Bồ Đề
Chẳng giống cũng chẳng khác
Chẳng sánh thường tịch tịnh
Tự tánh bổn như nhiên
Đây là tướng Bồ Đề
Như bọt nổi tích tụ
Như huyễn hóa ánh sáng
Vô ngã lại vô thường
Tất cả chẳng bền chắc
Thân này như cái ly
Như huyễn mà đầy đủ
Cùng tam độc tương ưng
Rốt cuộc chẳng có gì
Như mặt trăng bóng mây
Sát na chẳng hiện hữu
Nơi Bát Nhã sâu xa
Rõ hữu vi như huyễn
Chúng sanh trong thế gian
Tất cả đều như mộng
Do tự tâm phân biệt
Tâm kialại như mộng
Nếu người nương lý đúng
Vì huệ mà tu tập
Rời bỏ các chướng nhiễm
Liền chứng vô thượng đạo
Tối thắng Bát Nhã nầy
Chư Phật đều xưng tán
Kẻ tri lành vô lượng
Khuyên cầu pháp vô thượng
Lìa hữu vi sai trái
Chứng chơn thường thắng đức
Do đây mà giải thoát
Tất cả các nhiễm trước
Lúc ấy ngoại đạo kia
Nghe rồi sanh hoan hỷ
Khéo quan sát trừ nghi
Liền ngộ trí đại thừa

Kinh Ni Kiền Tử hỏi về nghĩa vô ngã.