KINH NHUY TỨ GIA

(Sarva-maṇḍala-sāmānya-vidhāna-guhya-tantra) [Cũng có tên là NGỌC TỨ GIA KINH (Guhya-tantra)]

KINH SỐ 897

Hán dịch: Đời Đường, chùa Đại Hưng Thiện, Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty, Thí Hồng Lô Khanh_Tam Tạng Hoà Thượng phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THƯỢNG

TỰA PHẨM THỨ NHẤT

Nay Ta sẽ nói thông nhiếp tất cả: làm Mạn Trà La, thứ tự bí mật, rộng lược lớn nhỏ…gom chung tại Kinh

Ở trong Phật Bộ Mạn Trà La (Buddha-maṇḍala) thì Vô Năng Thắng Minh Vương Mạn Trà La (Aparājita-vidya-rāja-maṇḍala) là Thượng Thủ (Pramukha) Ở trong Liên Hoa Bộ Mạn Trà La (Padma-maṇḍala) thì Thiện Trụ Minh Vương Mạn Trà La (Sutiṣṭha-vidya-rāja-maṇḍala) là Thượng Thủ (Pramukha) Ở trong Kim Cương Bộ Mạn Trà La (Vajra-maṇḍala) thì Trừ Tị Minh Vương Mạn Trà La Thượng Thủ (Pramukha)

Nay Ta đều nói Pháp thứ tự trong ba ngàn năm trăm Mạn Trà La (Maṇḍala) của nhóm ấy. Chính vì thế cho nên ứng nhận Kinh Pháp thiết yếu này mà làm tất cả các Mạn Trà La Môn (Maṇḍala-mukha)

 

TƯỚNG CỦA A XÀ LÊ PHẨM THỨ HAI

Nay Ta sẽ nói tướng của A Xà Lê (Āvārye) là: Bậc hiểu rộng các Pháp (Dharma), đủ Giới (Śīla), chính trực, Từ Bi, hay nhẫn nại (năng nhẫn), có niềm tin trong sạch (tịnh tín), chính niệm…lại thêm có Đức (Guṇa), chẳng sợ loài Phi Nhân (Amanuṣa), Biện Tài không có trở ngại, ở trong Chúng (Saṃgha) không có sợ hãi, thông minh, Trí Tuệ, khéo hiểu phương pháp, điều phục các Căn (Indriya), hay che giúp kẻ nương về. Lại có sự khéo léo tin sâu Đại Thừa (Mahā-yāna) yêu thích kính mộ Kinh Điển, học khắp Môn Chân Ngôn Hạnh bí mật (Guhya-mantra-caryā-mukha) kèm hiểu rõ tất cả Mạn Trà La Pháp (Maṇḍala-dharma), khéo biết phần lượng với tướng tốt xấu của Đệ Tử, tụng khắp Chân Ngôn (Mantra) với trì giữ Đô Pháp (Bí Pháp của Mật Giáo là tất cả Pháp thuộc ba Bộ, năm Bộ được truyền thụ)

Trước tiên được A Xà Lê trao truyền Pháp với hai loại Quán Đỉnh (Abhiṣeka), ít ham muốn, biết đủ, thường hành Niệm Tụng (Jāpa), ở khắp chỗ của tất cả A Xà Lê đều thỉnh học hỏi, đối với các Mạn Trà La Pháp pháp xét Lý Sự không có nghi ngờ, luôn ưa thích cúng dường tất cả các Tôn cùng với Sư Tăng, ban ân bố thí cho tất cả người nghèo túng khốn khổ. Hiểu rõ tất cả Ấn (Mudra) của nhóm Đại Thủ Ấn (Mahānudra) với khéo hiểu Pháp vẽ Mạn Trà La, lại hiểu rõ Pháp Niệm Tụng (Jāpa) với Cúng Dường (Pūja). Đối với tất cả việc Pháp của nhóm như vậy, học Nội Ngoại Minh dùng làm Mạn Trà La

 

LỰA CHỌN TƯỚNG CỦA ĐẤT PHẨM THỨ BA

Nay Ta noùi tieáp söï Thieän Aùc cuûa töôùng ñaát, neân laøm chaúng neân laøm choã cuûa Maïn Traø La laø:

_Ở nơi cao thấp, có gai góc, mảnh xương vụn của đầu lâu…nơi gần sát vách núi, hầm hố, giếng khô, ao khô..nơi có nhiều rễ cây với có tổ sâu bọ, vị mặn, tha, tro, nhiều đá sỏi, đá vụn…đất khô ráo tự nhiên kèm phát sinh nhiều sâu bọ. Đất của nhóm như vậy, cần phải xa lìa đối với tất cả việc.

_Các Mạn Trà La ở đất bằng phẳng, hoàn toàn sạch sẽ, tươi tốt, lìa lỗi như trước. Ở phương Đông Bắc, đất ấy hơi thấp. Nơi chốn của nhóm như vậy, làm Mạn Trà La, nhập vào là tốt lành

Trước tiên đào đất ấy sâu xuống khoảng một khuỷu tay. Nhanh chóng đem đất kia lấp vào chỗ ấy. Nếu đất dư thừa thì nên biết là nơi chốn tốt ắt được thành tựu. Nếu ngược với điều này với có lỗi trước, tức chẳng nên làm. Nếu ngang ngạnh làm, chẳng phải chỉ chẳng thành mà còn tổn hại cho thân của mình.

_Lại có đất ấy, không có lỗi như trước, đường ven vòng quanh có sông nước thì mau được thành tựu. Nếu không có sông nước thì chẳng tốt.

Hoặc có nơi chốn mà đất ấy không có lỗi trước, đường ven vòng quanh có cây:

xum xuê hoa quả, cành lá um tùm, có đủ nhũ thụ (cây có nhựa như sữa) làm Mạn Trà La cũng là tốt lành.

Đất có đủ các Đức, đường ven vòng quanh có cây, bên cạnh có nước chảy thì đất này là tối thắng

_Nếu làm Tức Tai (Śāntika) thì ngay đất màu trắng làm Mạn Trà La

Nếu làm Tăng Ích (Puṣṭika) thì ở đất màu đỏ làm Mạn Trà La

Nếu làm Giáng Phục (Abhicāruka) thì ở đất màu đenlàm Mạn Trà La

_Ở trên đỉnh núi, hoặc nơi bò cư ngụ, hoặc ở Chế Để (Caitye:Tháp miếu), hoặc có Phật Đường, hoặc nơi có Xá Lợi (Śarīra). Nơi chốn như vậy thì làm Pháp Tức Tai Mạn Trà La

_Ở bên bờ sông Hằng (Gaṅga), hoặc ở ao sen, hoặc ở trên Đàn Thiện (nơi tế lễ thời xưa), hoặc ở bên bờ biển thì nên làm việc của Tăng Ích Mạn Trà La

_Ở chỗ mồ mả, hoặc ở các đền thờ của Ma Đá La Thiên (Mātṛ:Âm Mẫu) hoặc chỗ Không Nhàn (Araṇya:nơi nhàn tịnh thích hợp với trường sở tu hành của Tỳ Kheo), hoặc ở nhà trống, hoặc chỗ hoang phế thì nên làm việc của Giáng Phục Mạn Trà La

_Ở tám cái Tháp lớn cùng với Thánh Tích, hoặc nơi mà Ý ưa thích, hoặc ở chỗ thanh tịnh, hoặc ở đỉnh núi. Nơi chốn như vậy thì nên làm Thượng Thành Tựu Mạn Trà Tra

_Hoặc ở trong ao hoa sen nở rộ, nơi có ngỗng nhạn vui đùa sát bên cạnh thì nên cầu tiền của với phú quý khác, các Cát Tường Thành Tựu Mạn Trà La

_Ở trên núi cao, hoặc ở sườn núi, hoặc ở sơn cốc, hoặc ở ngọn núi, hoặc ở hang hốc bên sườn núi. Nơi chốn như vậy làm thành đi vào cung Tu La, cho nên làm Hạ Đẳng Kim Cương Mạn Trà La

_Ở bên ao Rồng, hoặc ở ngọn núi, hoặc ở miếu Thần. Nơi chốn như vậy vì muốn đập nát loài Quỷ Mỵ bám dính, cho nên làm Kim Cương Câu Mạn Trà La

_Ở trên ngã tư đường, hoặc ở Chế Để (Caitye), hoặc ở trước mặt Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra). Nơi chốn như vậy, vì Tịch Trừ loài Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) bám dính cho nên làm Quân Trà Lợi Phẫn Nộ Mạn Trà La

_Ở tám cái Tháp lớn với Đại Thánh Tích (dấu tích của bậc Đại Thánh) thì nên làm các Thắng Thượng Mạn Trà La thuộc nhóm Vô Năng Thắng (Aparājita) trong Phật Bộ (Buddha-kulāya)

_Ở bên ao hoa sen thì nên làm các Thắng Thượng Mạn Trà La thuộc nhóm Thiện Trụ (Sutiṣṭha) trong Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya)

_Ở trên đỉnh núi thì nên làm các Thắng Thượng Mạn Trà La thuộc nhóm Tị

Phộc trong Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya)

Đã rộng phân biệt nơi chốn như vậy, cũng nên phân biệt ba loại sai khác.

Hoặc nếu chẳng được Thắng Xứ như vậy, liền nên tuỳ theo chỗ có được, làm Mạn Trà La

Do khó được nơi chốn đầy đủ thắng thượng, thế nên chì cần ở chỗ bằng phẳng ẩm mịn, phía xa góc Đông Bắc, gần chỗ có nước nhiều với có rừng cây, nơi mà Ý ưa thích, lìa lỗi của đất ấy cũng không có chướng nạn. Chỗ như vậy làm Mạn Trà La đều được thành tựu.

_Nếu ở Thánh Tích, nơi bò cư ngụ, ở trong hang núi với trên đỉnh núi. Trước tiên ở đất đã sạch (tịnh địa), cũng ở trên hang hốc cùng với ở trên tảng đá, hoặc bên cạnh Chế Để (tháp miếu) với ở trên Đàn Thiện (nơi tế lễ thời xưa), ở bên các con sông. Nơi chốn như vậy, làm Mạn Trà La chẳng nên đào hố với dùng Trị Đả (đánh nện sửa trị), đừng sợ lỗi của nhóm cao thấp. Tuỳ theo thế của đất ấy, lau quét rưới nước, tay đè đất ấy với tụng Chân Ngôn, liền thành thanh tịnh

Hoặc ở chỗ làm Mạn Trà La, có lỗi của đất ấy thì chẳng được trừ khử mà chỉ dùng Chân Ngôn để làm thanh tịnh, cũng được thành tựu.

Nếu làm việc gấp rút, làm Mạn Trà La với làm Tịch Trừ sự bám dính của Quỷ Mỵ kèm với Mạn Trà La quán Đỉnh của thân mình thì đừng nên chọn lựa kỹ đất ấy, chỉ tuỳ theo Nghi mà làm, đều dùng Chỉ Lợi Chỉ Lợi Phẫn Nộ Minh Vương Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm vảy rửa đất ấy với rưới vảy cũng sạch sẽ để làm Tịnh Địa Nếu làm Mạn Trà La thuộc nhóm Vô Năng Thắng trong Phật Bộ thì nên dùng Tối Thắng Phật Đỉnh Chân Ngôn làm Pháp Tịnh Địa.

Nếu làm Mạn Trà La thuộc Liên Hoa Bộ thì nên dùng Cát Tường Minh, hoặc đều dùng Thấp Phộc Phộc Ha Minh làm Pháp Tịnh Địa

Nếu làm Mạn Trà La thuộc Kim Cương Bộ thì nên dùng Quân Trà Lợi Phẫn Nộ Chân Ngôn làm Pháp Tịnh Địa

Tối Thắng Phật Đỉnh, Thấp Phộc Phộc Ha với Quân Trà Lợi ấy. Ba Tôn của nhóm này đều làm ở Bản Bộ Chú, đấy là các việc cần làm của mình thế nên ở tất cả việc, dùng Chân Ngôn này. Tất cả việc là Pháp Tịnh Địa cùng với Hộ Thân, gia bị cho Đệ Tử, Tịch Trừ các nạn, hương thanh tịnh…đối với nhóm việc này thảy đều thông dụng, hoặc y theo điều mà Bản Pháp đã nói, cần phải dùng

Từ tháng Ca Lợi Đề Ca, tháng Tỳ Xá Ca Mãn, ở khoảng giữa ấy, như Pháp làm Mạn Trà La

Nếu muốn làm Tịch Trừ Quỷ Mỵ với tránh Tỳ Na Dạ Ca. Hoặc được ý chỉ của Bản Tôn khiến làm thành tựu. Nhóm việc như vậy, giả sử khi mưa thì nên làm Mạn Trà La của nhóm này.

Nếu làm Quán Đỉnh Đệ Tử Mạn Trà La thì hứa với truyền Pháp kèm Tam Ma Gia (Samaya: Bản Thệ) cùng với Tăng Ích Tối Thượng Thành Tựu

Mạn Noa La của nhóm như vậy, liền y theo Thời ấy, trong bảy tháng mà làm việc Pháp. Hoặc xem xét đất nước ấy cùng với thời tiết kèm có lợi ích. Hoặc xem xét Thời ấy không có chướng nạn, đủ mọi loại Đức với Tâm khát ngưỡng của Đệ Tử. Giả sử vào lúc trời mưa thời cũng cho phép làm Mạn Trà La.

Khi làm Pháp thời dùng sáu loại: hương xoa bôi, hương đốt, thức ăn, thức uống, đèn sáng, Hộ Ma. Giả sử chẳng chuẩn bị được nhóm vật khác, ắt chẳng nên thiếu sáu loại vật này. Nếu thiếu mà lại giảm bớt, cùng trái ngược với ngày bên trên với Thời xấu ác và đất nước xấu ác, chẳng y theo Pháp ấy, ắt chẳng nên làm Pháp của Mạn Trà La. Nếu người ngang ngạnh làm sẽ bị hư tổn không có nghi ngờ.

Như trên đã nói, trong bảy ngày nên chọn ngày 15 với ngày 13 của kỳ Hắc Bạch. Hoặc ngày 11, ngày 10, ngày 1, ngày 5, ngày 7, ngày 3 của kỳ Bạch Nguyệt. Ở ngày của mười loại Cát Tường này nên làm Thắng Thượng Mạn Trà La. Giả sử vào ngày 15 với ngày 13 của kỳ Hắc Nguyệt cũng thông làm Thắng Thượng Mạn Trà La. Nếu làm Mạn Trà La của Phật Bộ thì nên dùng ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt.

Nếu làm Mạn Trà La của Liên Hoa Bộ thì nên dùng ngày 5, ngày 10 với ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt.

Nếu làm Pháp vào cung A Tu La với Pháp của việc mãnh lợi kèm các Phẫn Nộ Mạn Trà La trong Kim Cương Bộ thì nên dùng ngày tốt của kỳ Hắc Nguyệt đã nói lúc trước

Vào tháng Thệ Đá La với tháng Tỳ Xá Ca. hai tháng này nên làm Ma Ha Mạn Trà La (Mahā-maṇḍala: Đại Đàn)

Hoặc nếu chuẩn bị đủ nhóm cần cúng dường, không có khuyết thiếu. Hoặc lúc phát niềm tin lớn, hoặc muốn làm Thành Tựu với làm việc của bậc thượng, liền nên làm Ma Ha Mạn Trà La

Hoặc xem xét Thời ấy không có các chướng nạn, các hoa cùng với cúng dường dư dả, cũng nên làm Ma Ha Mạn Trà La

Hoặc A Xà Lê thấy Đệ Tử ấy có thể là Pháp Khí, hoặc kẻ sĩ vâng chịu lâu dài xứng với Ý của Tôn thì nên làm Ma Ha Mạn Trà La

Hoặc vào lúc Nhật Nguyệt Thực, hoặc khi tướng kỳ dị hiếm có hiện ra, hoặc ở trong tháng Thần Thông…Những lúc như vậy thảy đều thông làm Đại Mạn Trà La

Nếu làm Tức Tai Mạn Noa La: vào lúc mặt trời lặn thì bắt đầu làm Pháp

Nếu làm Tăng Ích Mạn Trà La: vào lúc mặt trời mọc thì bắt đầu làm Pháp

Nếu làm Giáng Phục Mạn Trà La: vào giở ngọ của ngày thì bắt đầu làm Pháp

Như thế, các Mạn Trà La đều vào lúc mặt trời lặn thì bắt đầu làm. Minh Tướng (tướng ánh sáng) chưa động thì cần thiết nên phát Khiển. Đây gọi là Đô Tác Nhất  Thiết Mạn Noa Trà Pháp

Hoặc cần ý chỉ của Bản Tôn, hoặc nơi Bản Pháp làm xong, hoặc sự tướng ứng với Nhật Nguyệt Thực kèm với tướng kỳ dị hiện ra…thảy đều thông làm. Nếu trái ngược với thời này, làm Mạn Trà La đều chẳng thành tựu.

Có điều tất cả Đại Mạn Trà La đừng ở ban ngày bắt đầu làm. Nếu ban ngày làm sẽ bị khổ não lớn. vào lúc mặt trời lặn thời nên làm việc, đừng ở nửa đêm làm, vì trái ngược với Bản Thời (thời gốc) cho nên mọi loại nạn dấy lên. Từ các Thời khác đều dựa theo đây nên biết

Vào lúc ban đêm thời các việc vắng lặng, làm Pháp có hiệu nghiệm. Thế nên vào ban đêm nên là Đại Mạn Trà La của nhóm Tam Ma Gia

Lại vào lúc mặt trời lặn thời chư Thiên tập hội quán nhìn nơi làm Pháp, gia thêm Uy cho người ấy, thế nên vào ban đêm làm Mạn Trà La

Vào lúc mặt trời lặn, như Pháp bắt đầu phụng thỉnh, các Tôn liền giáng đến ban lợi ích cho người ấy. Chọn Bản Thời ấy y theo Giáo mà làm. Dùng ngày Tú tốt, thành Tâm phụng thỉnh, các Tôn liền giáng đến cho thành Nguyện mong cầu.

Vào Tháng ấy: Tú trực là sao Thái Bạch (Śukra), Vật Ly Ha Đa Bà Đê (Vṛhaspati:Mộc diệu) dự trực thì nên làm Pháp của Mạn Trà La Cát Tường với Tăng Ích

Nếu làm Mạn Trà La của việc gây hại mạnh với giáng phục thì trở lại chọn lúc trực của Diệu (Grahā) mãnh hại, làm Pháp của việc ấy

Vào lúc Quỷ Tú (Puṣya) trực thì chọn lúc trực của Tú cát tường , trở lại làm Pháp Mạn Trà La Cát Tường Tăng Ích

Nếu làm việc gây hại mạnh (mãnh hại) với Giáng Phục thì trở lại lựa chọn, y theo lúc trực của (Nakṣatra) tổn hại ấy

Đối với Sa Vĩ Đá Lợi Tu Dữu, Vi Thệ Dạ Tu Dữu, Bổ-sắt Noa Tu Dữu, Đátbả Sa Bả Tu Dữu, Bà Lỗ Hề Nễ Tu Dữu, Sa Bả Tu Dữu, Tô Ba Đát-La Tu Dữu, Bà Lỗ Noa Tu Dữu, Bà-La Ha Ma Tu Dữu, Tô Mê-Dược Tu Dữu, Mang Yết La Tu Dữu, Lăng Bỉ Kế Sa Noa Tu Dữu, Bát_La Xà Bát Để Tu Dữu, A Phản-Thấp Ni Tu Dữu, Vị Đá-Lợi Tu Dữu, Thâu La Tu Dữu, A Ma La Tu Dữu…ấy. Chọn nhóm Tu Dữu cát tường như vậy, trở lại làm việc cát tường tăng ích

Nếu chọn lúc (Tú Diệu) ác trực ắt chẳng thành tựu. Thế nên chọn Tu Dữu của Tú Diệu theo ngày giờ cát tường với quán điềm báo. Nếu tướng tốt lành hiện ra thì mới có thể bắt đầu làm, nếu tướng chẳng lành tức chẳng nên làm. Giả sử làm việc của Mãnh Uý với Giáng Phục ấy thì trở lại chọn lấy tướng tốt, mới có thể bắt đầu làm, huống chi là việc Cát Tường mà chẳng chịu xem tướng?!…Tuỳ theo tướng trước tiên ấy, liền biết thành tựu với chẳng thành tựu. Thế nên ân cần quán sát tướng của điềm báo ấy thì mới có thể làm Pháp.

 

TỊNH ĐỊA PHẨM THỨ TƯ

Tiếp theo nói Pháp Tịnh Địa. Khi làm Mạn Trà La thời trước đó bảy ngày, đi đến đất ấy, như Pháp Hộ Thân với Hộ Đệ Tử, cúng dường Địa Thần vớ đất ấy rồi mới đào đất, trừ bỏ lỗi lầm của đất. Nếu chẳng loại bỏ lỗi lầm mà làm Pháp, ắt chẳng thành tựu. Thế nên phải trừ bỏ xương, đá, than, tro, rễ cây, hang ổ côn trùng với gạch sỏi vụn ở đất ấy, loại bỏ hết khiến cho sạch sẽ. Tiếp theo nên giã vụn đất đã được đào lên rồi lại đổ vào lấp đầy chỗ ấy, đập nện khiến cho bền chắc. Lại dùng nước tiểu của bò rưới vảy khiến cho thấm ướt. Rưới vảy xong, lại đập nện khiến cho bằng phẳng giống như lòng bàn tay.

Tiếp theo, dùng phân bò hoà với nước. Từ góc Đông Bắc xoay theo bên phải mà bôi trát. Lại ở chính giữa đào một cái hầm nhỏ, trì tụng vào năm loại lúa đậu với năm vật báu, năm loại cỏ thuốc…bỏ vào trong cái hầm, lại làm cho bằng phẳng.

Như vậy để vật báu với Tịnh Trị xong, tiếp theo nên làm Pháp Thọ Trì Địa. Lại trước đó ba ngày, đều dùng Bản Bộ Biện Sự Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm, một thời trong ngày, đem rưới vảy chỗ ấy

Tiếp theo, dùng bàn tay phải đề trên đất ấy, trì tụng Mạn Trà La Chủ Chân Ngôn, dùng Tâm thọ trì. Đây gọi là Pháp Thọ Trì Địa.

Lại nên dùng Biện Sự Chân Ngôn, Đệ Tử thọ trì, sai Đồng Nữ bện sợi dây, dùng Biện Sự Chân Ngôn đều trì tụng bảy biến, dùng Tâm quán niệm mỗi một Đệ Tử với xưng danh hiệu, xong trì tụng bảy biến, một lần tụng thì kết một gút, cho đến bảy gút. Như vậy Đệ Tử thọ trì không có các chướng nạn.

 

TRIỆU THỈNH PHẨM THỨ NĂM

Tiếp theo nên làm Pháp Triệu Thỉnh. Trước đó một ngày, vào lúc sáng sớm, nhìn mặt trời mọc rồi mới mặc áo rồi dùng Tâm ghi nhớ, xếp bày vị trí toà ngồi của các Tôn, y theo Bản Pháp đã nói ấy, thức ăn uống như Pháp: tinh khiết, ý ưa thích. Tự mình với Đệ Tử nên ăn thức ấy. Một thời trong ngày, tắm gội sạch sẽ, mặc áo trắng sạch cùng với Đệ Tử cầm các vật cúng đi đến chỗ Mạn Trà La đã được Tịnh Trị lúc trước

Tiếp theo ở trung ương, dùng hương Bạch Đàn xoa tô làm Mạn Trà La tròn rộng khoảng 12 ngón tay, làm toà ngồi của Mạn Trà La Chủ. Liền dùng bàn tay đè lên trên, tụng Chân Ngôn ấy một biến, một lần tụng thì đè một lần cho đến bảy lần.

Tiếp nữa, Tâm niệm với xưng danh hiệu các nhóm Đại Tôn, cũng làm Hương Mạn Trà La như lúc trước, đều dùng Bộ Tâm Chân Ngôn phụng thỉnh, gia trì vào các hương hoa, cho đến thức ăn uống dùng để cúng dường. Dùng Bộ Tâm Chân Ngôn để làm Triệu Thỉnh

Lại lấy nước sạch hoà với hương xoa bôi ấy, cũng rải hoa thơm đẹp, dùng hương xông ướp trì tụng. Trước tiên nên chuẩn bị đủ cây Ưu Đàm Ba La hoặc cây A Tu Tha. Chọn cây không có bệnh, không có côn trùng ăn để làm Xỉ Mộc khoảng 12 ngón tay, chẳng thô kệch chẳng tinh tế. Dùng nước thơm rửa xong, ở đầu gốc cây ấy, dùng sợi dây trắng cột buộc bông hoa. Lại dùng hương xoa bôi với hương đốt xông ướp

Dùng bàn tay đè lên cái cây, trì tụng Bộ Tâm Chân Ngôn, tụng nhiều lần hoặc bảy lần, tuỳ theo số Đệ Tử thì số cây cũng vậy, đều nên để ngang bằng đầu gốc theo một hướng, vót cái đầu nhỏ ấy.

Cần phải như Pháp Hộ Thân với Hộ Đệ Tử cùng với chốn ấy, thứ tự cúng dường. Sau đó đem hai đầu của các cây củi thấm bơ với mè (hồ ma) hoà với bơ làm Hộ Ma.

Tiếp theo, khoảng giữa chỉ dùng bơ làm Hộ Ma, cuối cùng dùng Lạc Phạn (Cơm nấu với váng sữa đặc) Hộ Ma. Muỗng đầu tiên đập tan nạn ẩn nấp, tiếp theo tự Tăng Ích. Dùng Bộ Tâm Chân Ngôn làm Tăng Ích Hộ Ma, sau đó dùng Tịch Tĩnh Chân Ngôn làm Tức Tai Hộ Ma

 

CHỌN LỰA ĐỆ TỬ PHẨM THỨ SÁU

Đầu tiên nên chọn lựa Đệ Tử, sau đó mới có thể thọ trì. Ấy là (Đệ Tử) sinh trong nhà Tộc Tính (dòng tộc hiền thiện có tiếng tăm), trong sạch, không sợ hãi, ưa thích sâu Chính Pháp, đủ niềm tin, hay nhẫn nại, dũng mãnh, tinh tiến, Tâm cầu Đại Thừa (Mahā-yāna), chẳng ôm giữ Ngã Mạn (Ātma-māna), dung mạo có tướng tốt, tuổi từ 21 đến 29 (thịnh niên), đoan chính, hiểu đủ các Luận (Śāstra), đầy đủ Trí Tuệ, chính trực điều phục, hay nhiếp người theo về, nói lời hiền thiện, ôm giữ Đức. Nhóm Đệ Tử ấy có đủ tướng này thì mới có thể nhiếp thọ.

(Nếu người) chẳng đủ Pháp Tắc, nịnh nọt dối lừa, mãnh hại, luôn nói lời thô ác, phủi sạch không có Nhân Quả, thường ưa thích điều chẳng tốt lành, ngu si, ngã mạn, không có Trí, nói nhiều, sinh trong nhà hèn kém, chẳng đủ các tướng. Hoặc thêm chi phần, cực dài, cực ngắn, cực mập, cực ốm, Tâm ôm giữ đủ sự phá hoại, mắt thường màu đỏ, diện mạo đáng sợ, hình sắc có phần lỗi, chi phần chẳng tốt. Lại không có tướng Thiện, bên ngoài tướng chẳng thuận, bên trong không có Đức Hạnh, sinh ở Uế Tộc (dòng tộc tục tằn thô bỉ hay làm chuyện xấu xa), làm việc của nghiệp ác, bệnh tật ghẻ lở không có niềm tin, nam dâm dật, nữ dâm dật; đam mê rượu, cờ bạc, đùa giỡn; Tính Hạnh cực ác. Các Đệ Tử ấy, nếu có tướng này đều nên xa lìa.

(Nếu người) tin sâu Tam Bảo, đủ Luật Nghi Giới, tin sâu Đại Thừa thời có thể nhiếp thọ. Thân không có lo lắng và lỗi lầm, bên trong ôm giữ các Đức, không có bệnh, dòng tộc có đủ niềm tin vào Đại Thừa, giữ vững Đại Nguyện. Đủ các tướng như vậy rất khó có thể được. Chính vì thế cho nên chỉ đối với Tam Bảo có Tâm kính tin, ưa thích sâu Đại Thừa, lại cầu Phước Đức thì cần phải nhiếp thọ Đệ Tử như vậy.

Nếu thấy người khát ngưỡng Pháp này, tường siêng năng niệm tụng Chân Ngôn của Đấng Thiện Thệ (Sugata). Giả sử thân không có tướng tốt lành với thấy bên trong không có Phước Đức cũng nên nhiếp thọ. Chỉ cần bốn Bộ Chúng nếu có đủ Bản Giới (Giới căn bản) với tin Đại Thừa thì cũng nên nhiếp thọ.

_Phàm người vào Mạn Trà La, tổng cộng có ba loại mong cầu. Một là thành tựu Chân Ngôn, hai là diệt tội được Phước, ba là Cầu quả ở đời vị lai.

Nếu người cầu Quả ở đời vị lai, do khởi Tâm tin tưởng vào Mạn Trà La thì chẳng phải là chỉ thành tựu Quả Báo ở đời sau mà cũng ở đời hiện tại được an vui. Nếu người cầu an vui ở đời hiện tại thì chẳng như người kia cầu Quả vị lai. Thế nên bậc Trí vì Quả vị lai vào Mạn Trà La, liền được quả báo an vui của hai đời.

Số Đệ Tử đáng được thọ trì, hoặc một hoặc ba cho đến 25 người…Chẳng được chọn gấp đôi, lại thêm chẳng được điều trên, các Đệ Tử ấy có sự trang đoạt lẫn nhau với ôm Tâm oán hận thì chẳng nên nhiếp thọ.

Nếu nhóm ấy thảy đều trợ nhau vui vẻ, điều phục, vắng lặng, đối với Tôn Giả hết thảy sinh Tâm kính yêu, sinh nhân (hetu) thiện lành thì Đệ Tử như vậy mới có thể nhiếp lấy.

Ngày Triệu Thỉnh ấy, khiến Đệ Tử ăn cháo sữa, đều ăn một bữa với thọ nhận Luật Nghi, mặc áo mới sạch, đều khiến ngồi hướng mặt về phương Đông, cùng với hàng Đệ Tử làm Pháp Thỉnh Triệu.

Trước tiên làm Hộ Thân, tiếp theo thọ nhận Tam Quy, phát Tâm Bồ Đề. Nếu người đã phát Tâm thời nhớ niệm lần nữa. Dùng Phẫn Nộ Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm, đều rưới lên đỉnh đầu người ấy. Lại dùng bàn tay đè lên đỉnh đầu người ấy, đều tụng bảy biến, dùng hương xoa bôi bàn tay, lại an trên trái tim, đều tụng Minh Vương Chân Ngôn bảy biến.

Luân Vương Phật Đỉnh Nhất Tự Chân Ngôn là Minh Vương của Phật Bộ

Cao Đầu Đại Tôn Thập Tự Chân Ngôn là Minh Vương của Liên Hoa Bộ

Tốn Bà Phẫn Nộ với Chân Ngôn ấy có chữ Hồng Phát (Hūṃ phaṭ) là Minh Vương của Kim Cương Bộ  Quân Trà Lợi Tôn ấy là Minh Vương thông cả ba Bộ

Do đập nát các nạn nên Mật Tích Chủ (Guhyakādhipati) nói

_Tiếp lại dùng bàn tay đè trên đỉnh đầu, trì Biện Sự Chân Ngôn, trở lại rưới nước, dùng hương đốt xông ướp.

Khi muốn Quán Đỉnh, dùng cái bình chứa vật của nhóm năm loại lúa đậu…với cắm hoa, để chút ít nước. Dùng Minh Vương Chân Ngôn trì tụng vào cái bình ấy, dâng hiến Át Già, xông ướp hương triệu thỉnh.

Ngay lúc làm Mạn Trà La, một ngày ba thời trì tụng vào cái bình ấy, nên dùng cái bình ấy trì tụng rưới lên đỉnh đầu. Khiến nhóm Đệ Tử ấy ngồi hướng mặt về phương Bắc, tiếp theo Đệ Tử thọ nhận và làm Xỉ Mộc lúc trước. Lại ngồi hướng mặt về phương Đông mả nhai nhấm Xỉ Mộc. Nhai nhấm xong đừng đập nát, đừng vứt ném cạnh hai bên trái phải mà ném thẳng về phía trước mặt.

Nếu phần đầu của chỗ nhai nhấm, hoặc đối hướng với thân với hướng thẳng lên trên thì nên biết được Thượng Thành Tựu.

Nếu thân, lưng của phần đầu nhai nhấm hướng về phương Đông thì ứng biết là Trung Thành Tựu

Nếu hướng về phương Bắc với phương khác, rơi xuồng nằm ngang thì ứng biết được Thành Tựu của Thế Gian với Xuất Thế Gian

Nếu phần đầu nhai nhấm rơi xuống đất, đứng thẳng thì ứng biết thành tựu vào cung A Tu La

Biết tướng đấy xong, các Đệ Tử ấy trở lại ngồi như lúc trước. A Xà Lê ấy dùng Biện Sự Chân Ngôn trì tụng vào chỗ nước đã chuẩn bị lúc trước, đều lấy ba bụm khiến cho uống vào. Uống xong, sau đó ra bên ngoài súc miệng. Tiếp theo liền lại cúng dường, tay cầm lò hương, dùng Tâm chí thành triệu thỉnh các Tôn. Đầu tiên nên trì tụng Mạn Trà La Chủ Chân Ngôn, ứng với Chân Ngôn như vậy mà triệu thỉnh:

“Quy mệnh Minh Vương Đại Tôn (tên là…). Hôm nay, con dùng Đại Từ Bi làm Mạn Trà La. Vì thương xót Đệ Tử với vì cúng dường các Đại Tôn. Nguyện xin các Tôn chiếu biết Tâm của con mà giáng đến gia bị. Tất cả Như Lai, bậc có đủ Đại Bi của chư Phật, La Hán, Bồ Tát, các Chân Ngôn Chủ, chư Thiên, Thiện Thần với Hộ Thế Thần, Đại Uy Bổ Đa với bậc quy y Phật có Thiên Nhãn…thảy đều nhớ niệm

Hôm nay, con (họ tên…) làm Mạn Trà La (tên là…) tuỳ theo sức cúng dường. Nguyện xin các Tôn thương xót Đệ Tử với con đều giáng đến chốn Mạn Trà La này để làm gia bị”

Như vậy thỉnh ba lần, chí thành lễ bái. Dùng Diệu Già Đà khen ngợi các Tôn. Sau đó Phát Khiển, phân biệt tướng tốt lành với chẳng tốt lành

_Tiếp theo, liền vì Đệ Tử rộng nói Nguyện muốn tương ứng Chính Pháp. Sau đó, dạy bảo khiến hướng đầu mặt về phương Đông, trải cỏ tranh mà nằm.

Sáng mai, thức dậy xong. A Xà Lê nên hỏi hỏi mộng Thiện, Bất Thiện của nhóm ấy. Ấy là: mộng thấy biển đủ Công Đức, Chế Để (tháp miếu), tôn dung của Như Lai với thấy cúng dường

Hoặc được nghe Pháp ở chỗ của Tăng, hoặc nghe Pháp ở chỗ của người khác, hoặc nghe nghĩa của Pháp Quyết Trạch

Hoặc thấy chuyển đọc Kinh Điển

Hoặc thấy Tăng Chúng, hoặc thấy một vị Tăng, hoặc cùng đứng chung, hoặc nói chuyện, hoặc thấy tự xuất gia, hoặc thấy Tăng Già Lam (Saṃghārāma:Tự Viện của Phật Giáo, vườn rừng mà chúng Tăng cư ngụ), hoặc thấy Ni Tăng, hoặc thấy chúng Bồ Tát, hoặc thấy cha mẹ với các anh em, hoặc thấy Tôn Giả.

Hoặc thấy tụng Chân Ngôn với thấy Chân Ngôn, hoặc thọ nhận được Minh (Vidya), hoặc thấy thành tựu, hoặc thọ nhận Luật Nghi.

Hoặc thấy cây, rừng, sông nhỏ, sông lớn với biển, núi lớn với đảo.

Hoặc thấy kính tin quốc vương, Tiên Nhân với Bà La Môn.

Hoặc thấy hào phú, Tể Tướng

Hoặc thấy bò, ngựa, con nghé, sư tử với hưu nai, chim cát tường

Hoặc thấy được vàng với các thứ châu báu

Hoặc được thấy kho tàng trong đất, mọi loại tài vật với quần áo sạch.

Hoặc được các lúa đậu, khí trượng, hoa quả, các vật trang nghiêm thân

Hoặc ăn cháo sữa

Hoặc thấy Đồng Nam, Đồng Nữ, người nữ đoan chính. Hoặc thấy kết bạn, hoặc thấy cùng nhau nói chuyện

Hoặc được Quán Đỉnh (Abhiṣeka), hoặc được Quân Trì (Kuṇḍikā) Hoặc ở trận được thắng, giết hại oán địch.

Hoặc thấy quyến thuộc thân tình tụ hội một nơi

Thấy tướng của các Thiên Thần lên núi, cỡi voi với xe cộ, lên lầu gác cao. Thấy các tướng kỳ dị hiếm có

Hoặc làm Hộ Ma với các việc hiền thiện

Hoặc thấy đi qua sông với vượt qua hầm hố lớn, cũng xử chém giặc ác cùng đánh đập kêu la.

Mọi loại du hý, làm các việc phóng túng với các mộng hiền thiện cát tường.

Hoặc nghe Pháp Tắc của Chân Ngôn

Hoặc thấy Tiết Nhật (ngày chúc mừng, hoặc ngày cúng tế), hoặc được khen ngợi Hoặc thấy hướng khởi thủ làm Pháp thành tựu, cũng thấy người khác làm.

Nhóm mộng như vậy, ứng biết tốt lành. Nếu ngược với tướng này, liền nên vứt bỏ.

_Nếu thấy mộng hiền thiện thì dựa theo mà biết thành tựu. Nếu thấy tướng xấu ác thì ứng biết chẳng thành tựu. Thế nên cần vứt bỏ tướng của mộng chẳng lành.

Tuỳ theo Mộng đã thấy mà Phẩm Thượng Trung Hạ đắc được thành tựu, dựa theo đây ứng biết.

Tuy thấy người ác muốn cùng vào nên dùng Tịch Tĩnh Chân Ngôn, Hộ Ma (Homa) bơ của bò trải qua trăm biến xong, dứt trừ tai chướng liền thành thanh tịnh. Do thương xót cho nên tuỳ ý đem vào

KINH NHUY HỨ GIA QUYỂN THƯỢNG (Hết)

Phần cuối của Linh Vân Hiệu Bản ghi rằng: “Trinh Hưởng năm thứ ba, tháng sáu, ngày mồng chín, một lần hiệu chỉnh xong. Đây là ngày sáng tỏ truyền cho các Môn Đồ vậy

Hà Nam Giáo Hưng Truyền Du Già Thượng Thừa Sa Môn Tĩnh Nghiêm (48 tuối)

 

QUYỂN TRUNG

MA HA MẠN TRÀ LA PHẨM THỨ BẢY

Tiếp theo, vào lúc sáng sớm, tự mình nên niệm tụng, mặc áo sạch mới. Đối với Chân Ngôn đã dùng ở Mạn Trà La, trước tiên nên tụng cho thuần thục rồi đến ở chốn ấy

Trước hết dùng Biện Sự Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm rưới vảy, trở lại dùng Chân Ngôn này trì tụng vào sợi dây ngũ sắc, được tướng của điềm tốt thì mới có thể bện dây. Nói màu trắng, màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu đen như màu của sợi dây ấy, màu sắc tô vẽ cũng thế.

Đầu tiên nên quy mệnh Tam Bảo, tất cả các Tôn cùng với cúng dường. Sau đó giăng dây, bắt đầu từ phương Đông, A Xà Lê ấy ở góc Đông Nam, tay cầm sợi dây ấy, đứng hướng mặt về phương Bắc. Người cầm sợi dây ấy ở góc Đông Bắc hướng mặt về phương Nam, ghi nhớ chọn lấy phần lượng.

Lại khiến người ấy nhiễu theo bên phải đến góc Tây Nam đứng hướng mặt về phương Đông. A Xà Lê ấy chẳng dời khỏi chỗ của mình (bản xứ) chỉ chuyển thân theo bên phải, đứng hướng mặt về phương Tạy…cũng chọn lấy phần lượng.

A Xà Lê ấy tự mình cũng nhiễu theo bên phải đến ở góc Tây Bắc, đứng hướng mặt về phương Nam. Đệ Tử ấy chẳng dời khỏi chỗ của mình, chỉ chuyển thân theo bên phải, đứng hướng mặt về phương Bắc…cũng chọn lấy phần lượng.

Lại Đệ Tử ấy cũng nên nhiễu theo bên phải đến góc Đông Bắc, đứng hướng mặt về phương Tây. A Xà Lê ấy chẳng dời khỏi chỗ của mình, chỉ chuyển thân theo bên phải, đứng hướng mặt về phương Đông…cũng chọn lấy phần lượng.

A Xà Lê ấy trụ ở góc Đông Nam với góc Tây Bắc rồi cân nhắc hai phương. Góc Đông Bắc với góc Tây Nam ấy là chỗ trụ của Đệ Tử ấy.

Bốn phương định xong, lại cân nhắc liệu lường ràng quấn góc cho chính đúng.

Lại lượng ở trung tâm. Trên trung tâm ấy đóng một cây cọc ngắn (quyết tử). Ở bốn góc bên ngoài đều đặt một cây cọc. Viện thứ hai với viện trong cùng (tối nội viện) đều đặt một cây cọc ở bốn góc. Từ lượng của Nội Viện đến ở Ngoại Viện thì mỗi mỗi giảm bớt một nửa. Vòng quanh Viện ấy chỉ dùng màu trắng một lối đi để giới hạn.

Mạn Trà La kia lại có ba lớp, cũng có bốn lớp, cũng có nhiều lớp. Viện ngoài cùng (tối ngoại viện) rộng mở một cửa, cũng có mở bốn cửa như vậy kèm theo có chỗ ngoặt của cửa.

Phàm phần của Mạn Trà La chỉ mở một cửa, nhưng Trung Viện ấy nhất định mở bốn cửa. Người ra vào dùng cửa Tây ấy, hoặc y theo Bản Pháp tuỳ theo Thuyết ra vào. Giả sử có mở bốn cửa như vậy thì thiết yếu dùng màu trắng làm ba cửa ấy.

Như vậy Viện của ba lớp, tất cả Mạn Trà La nên làm như vậy, còn lại Viện vâu quanh dựa theo đây nên biết.

Tất cả Bản Tôn đặt ở Nội Viện, thứ tự các Tôn để ở Viện thứ hai, chư Thiên hộ thế nên để ở Ngoại Viện. Đây là Pháp Đô Thuyết Mạn Trà

_Hoặc như Bản Pháp y theo an trí ấy, khiến Đồng Nữ se bện sợi dây giăng Giới Đạo, tròn bền tinh khiết cùng với kín chắc. Năm màu của sợi dây ấy, nên dùng nhóm vải lụa với Hồ Ma mà làm.

Chọn lấy cây có chất nhựa như sữa (nhũ mộc) làm cây cọc ngắn, đầu như Kim Cương, Chân Ngôn trì tụng, hướng phần đầu ló ra lên trên, đóng xuống vào lòng đất, ở Mạn Trà La tuỳ theo phương mà đóng. Thứ tự nên biết.

Khi nương theo sợi dây, nếu hiện tướng xấu ác tức chẳng thành tựu Sợi dây ấy nếu bị đứt thì Tôn Giả sẽ chết.

Sợi ây ấy thô mịn chẳng tròn trịa tức có bệnh hoạn

Nếu như mê mờ phương hướng mà làm Pháp thời Đệ Tử đều bị điên cuồng

Thế nên cần phải khéo biết phương sở. Như Pháp Giới Đạo, như Pháp An Trạch đã nói thứ tự, y theo điều ấy mà làm Pháp.

A Xà Lê ấy trước tiên thỉnh chúng Tăng, tuỳ theo sức cúng dường. Lại nữa, sắp đặt khiến các Đệ Tử cúng dường chúng Tăng, hoặc thỉnh Tăng theo thứ tự tuổi Hạ mà làm cúng dường với cúng Như Lai, ban bố vật cho Đại Chúng, sau đó qua giờ Ngọ dùng nhóm Am Ma Lặc…Tôn với Đệ Tử trì tụng Quân Trà Lợi Chân Ngôn, như Pháp tắm gội. Tắm gội xong, mặc áo sạch mới, Tâm niệm Quân Trà Lợi Tôn, đem các vật cúng dường, dùng Tâm Đại Từ đi đến Mạn Trà La, ở chỗ ấy bày biện cúng như Pháp, đầy đủ ứng với các Yếu Kiến (sự tỏ rõ thiết yết)

A Xà Lê ấy duyên với hết thảy việc Pháp của Mạn Trà La. Trước tiên nên thuần thục, dùng phân với nước tiểu của bò xoa bôi Mạn Trà La. Tiếp theo dùng nước thơm rưới vảy đất ở bốn mặt, cũng dùng phân bò xoa bôi với rải nước khiến cho rất ưa thích, rải các hoa thơm đẹp. Tiếp theo dùng mành, trướng giăng chung quanh chỗ ấy, dựng đứng phướng phan, làm khắp màn che với đem mọi loại vật dụng cát tường trang nghiêm chốn ấy.

Một chỗ ở cửa Bắc của Mạn Trà La, trước tiên dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn tịch trừ các nạn, để các vật cúng, trì tụng mà hộ cùng với sái tịnh (rưới vảy cho sạch sẽ), tự làm Hộ Thân với hộ bốn phương. Ngày chính, một thời đội sợi dây ấy trên đỉnh đầu, nếu được tướng tốt thì Tâm vui vẻ bắt đầu làm Pháp. Hoặc nếu chẳng được tướng tốt xấu (thiện ác) thì dùng Tâm không nghi ngờ, quy mệnh các Tôn trong ba Bộ, từ từ làm Pháp

Hoặc nếu luôn luôn hiện tướng chẳng tốt, ắt chẳng thành tựu, đừng nên làm. Nếu gượng ép làm để trừ nạn thì nên làm làm Pháp Tức Tai Hộ Ma. Dùng bơ với củi đều dùng một trăm biến mà làm Hộ Ma. Ở trong Phật Bộ, dùng Phật Nhãn Chân Ngôn. Ở Liên Hoa Bộ dùng Gia Du Mạt Để Chân Ngôn. Ở Kim Cương Bộ dùng Mãng Ma Kế Chân Ngôn đều làm Tức Tai Hộ Ma. Có điều Mãng Ma Kế ấy thông với Mẫu của ba Bộ, thế nên ba Bộ cùng dùng được.

Hộ Ma xong, liền hiến Át Già. Vật khí ấy làm bằng vàng, hoặc bạc, đồng đã được tôi luyện, vật báu, cây, đá, sành sứ…như Pháp mà làm, chứa đầy nước thơm với dùng hoa trắng, trì tụng Chân Ngôn, tay cầm Át Già dùng hương đốt xông ướp, quỳ gối phải sát đất, bưng cầm ngang trái tim, dùng cung kính sâu xa, tụng Căn Bản Chân Ngôn mà phụng hiến.

Tiếp theo hiến hoa trắng với hương thơm tốt, y theo hương xoa bôi, hương đốt mà các Mạn Trà La đã dùng. Đừng dùng thân phần của hữu tình cùng với quặng mỏ màu tím, chỉ dùng hương thơm tốt.

Phàm nước cần dùng, đều nên lọc sạch cho thanh tịnh.

Hương xoa bôi với hương thiêu đốt ấy, dùng hương một màu là tối thắng

Hoa cần phụng hiến, dùng hoa thơm màu trắng sinh ở trên bờ, dưới nước…là tối thắng

_Tiếp theo nên gọi Đệ Tử cùng làm Hộ ấy với rưới vảy nước thơm đều khiến ở một chỗ, theo thứ tự mà ngồi

A Xà Lê ấy trước tiên chuyển Bát Nhã, chí thành quy mệnh tất cả các Tôn với dùng Tâm quán. Sau đó mới đứng dậy mà tô vẽ. Dùng năm thứ kim loại làm màu tô vẽ thì rất ư thắng thượng, hoặc dùng năm loại báu. Nếu không có năm thứ kim loại với năm loại báu liền dùng bột gạo tẻ, số màu như lúc trước, cần phải mịn nhỏ. Hoặc dùng bột đá. Màu sắc dùng tô vẽ, tổng cộng có bốn loại là: kim loại, vật báu, gạo tẻ với bột đá

Phàm các Mạn Trà La nên dùng màu sắc. Nếu chẳng chuẩn bị được nhóm màu sắc này thì nên thiêu đốt đất làm màu đỏ, than làm màu đen, bột Đại Tiểu Mạch làm màu sắc còn lại

Nếu cần làm gấp rút với toái phục Quỷ Mỵ kèm làm Pháp Giáng Phục thì nên dùng tro làm Mạn Trà La. Đối với các màu tô vẽ thì ba màu của năm thứ kim loại, năm loại báu, bột gạo tẻ…tuỳ chỗ cần dùng đều tự làm bậc thượng.

Nếu làm Tam Ma Gia Mạn Trà La thì nên dùng năm thứ kim loại

Nếu làm Quán Đỉnh Mạn Trà La thì nên dùng năm loại báu

Nếu làm Tức Tai thì nên dùng bột gạo tẻ

Nếu làm Tăng Ích thì nên dùng màu bột đá

Nếu làm Giáng Phục thì nên dùng tro

Đây gọi là nhóm tướng sai biệt của màu sắc tô vẽ. Từ góc Đông Bắc tô vẽ màu sắc khiến cho thật ngay thẳng, nhiễu theo bên phải mà an bày, đừng để bị cách đoạn. Đường giới hạn của màu sắc ấy, hoặc có thô kệch, nhỏ mịn; hoặc lại bị chặt đứt với chẳng ngay ngắn thì mọi loại nạn dấy lên. Thế nên cần phải ân cần an bày màu sắc.

_Phàm cửa ở các phương, cần yếu nên mở ở giữa. Nói là: cân nhắc chín phần thì tám phần ấy đều chọn lấy bốn phần để làm hai bên, chọn một phần chính giữa mà mở làm cửa. Cửa ra vào ấy, dần dần nên làm rộng. Ngay các cửa khác, dùng bột màu trắng tạo then đóng cửa. Chỗ then đóng cửa ấy hơi hướng cong bên ngoài, hoặc để Ấn của cửa (môn ấn) để đóng cửa ấy, hoặc để Hộ Phương Ấn Khế (ấn khế bảo vệ phương hướng)

Đài chính giữa (trung đài) với Nội Viện nên dùng năm màu mà làm lối đi giới hạn. Viện thứ hai nên dùng ba màu. Viện thứ ba chỉ dùng màu trắng làm lối đi giới hạn. Ngoài ra, có dùng tro làm Mạn Trà La đều là một lối đi.

Ba lớp Viện ấy mỗi mỗi đều chia làm ba lối đi, phần lượng dài rộng khiến thật ngang bằng ngay thẳng. Các Pháp Mạn Trà La ở trong ba Bộ đều nên như vậy. Hoặc y theo Bản Pháp, hết thảy phần lượng nên dựa theo điều ấy làm, nên để Viện của các Tôn. Lại dùng phân bò xoa bôi với rưới vảy Ngũ Tịnh (sữa, váng sữa đặc, bơ, nước tiểu với phân của con bò vàng chưa rơi xuống đất), dùng Minh Vương Chân Ngôn trì tụng vào nước thơm, cũng lại rưới vảy làm sạch, rồi mới có thể vẽ Tôn.

Pháp vẽ Tôn ấy tổng cộng có ba loại, tuỳ chọn một chỗ làm Mạn Trà La. Một là vẽ hình tượng của Tôn, hai là vẽ Ấn ấy, ba là chỉ để toà ngồi ấy.

Nếu vẽ tượng. A Xà Lê cần phải có khả năng tốt để vẽ hình mạo ấy, mỗi mỗi như Pháp: thân phần, chi tiết đều nên tương xứng, hiển hiện rõ ràng tương xứng với Viện. Tuỳ theo Bản Pháp ấy nói hình tượng: giận, vui, ngồi, đứng…mỗi mỗi tương ứng, đầy đủ mà làm, đừng để khuyết thiếu. Đem tượng mạo của các Thánh Tôn ấy an trí. Đây gọi là Pháp vẽ hình tượng.

_Nếu vẽ chẳng tuyệt diệu thì nên để Khế Ấn. Giả sử có thể vẽ tất cả các tướng, mỗi mỗi đầy đủ thì khó thể được thành, dầu người muốn làm nhưng thời phần bị đình trệ lâu, phần lớn làm hình tượng cũng lại chẳng khéo, tướng mạo chẳng đủ, tức không có linh nghiệm với chẳng thành tựu. Chính vì thế cho nên để Khế Ấn ấy, hoặc chỉ nên vẽ hình tượng Chủ Tôn của ba Bộ mà để, ngoài ra làm Khế Ấn.

Khế Ấn của Thiên Tôn tức là Phật Đỉnh, dùng Tâm trì tụng Chân Ngôn ấy.

Dùng màu trắng vẽ Khế Ấn của Quán Thế Âm Tự Tại tức là hoa sen.

Khế Ấn của Chấp Kim Cương ấy tức là Ngũ Cổ Bạt Chiết La (chày Kim Cương có năm chia).

Các Tôn khác đều y theo Bản Pháp tự nói Khế Ấn.

Hoặc nếu chẳng được Bản Ấn ấy, thì nên để Khế Ấn của Bộ Chủ thảy đều thông dụng. Tuỳ theo Khí Trượng mà các Tôn ấy cầm nắm, tức là Ấn ấy.

Như vậy lược nói Khế Ấn của các Tôn, đừng nên hoài nghi, quyết định như vậy.

Khế Ấn của Lỗ Đát-La (Rudra) ấy tức là Tam Cổ Xoa bén nhọn

Khế Ấn của Phi (vợ của Lổ Đát-La) ấy tức là hình Bát Trí Sa

Khế Ấn của Na La Diên (Nārāyaṇa) ấy tức là Luân Ấn

Khế Ấn của Ma Ha Tư Na (Mahā-sena) ấy tức là Sa-Ác Để

Khế Ấn của Phạm Thiên Vương (Brahma-deva-rāja) ấy tức là hoa sen

Khế Ấn của Đế Thích (Indra) ấy tức là Bạt Chiết La (chày Kim Cương)

Khế Ấn của Hoả Thiên (Agni) ấy tức là lò lửa

Khế Ấn của Diêm Ma (Yama) ấy tức là Đàn Đà Bổng (cây gậy đầu lâu)

Khế Ấn của Nê Lợi Đê (Nṛtye) ấy tức là cây đao lớn nằm ngang

Khế Ấn của Long Vương (Nāga-rāja) ấy tức là sợi dây

Khế Ấn của Phong Thần Vương (Vāyu-devatā-rāja) ấy tức là phướng phan

Khế Ấn của Đa Văn Thiên (Vaiśravaṇa) ấy tức là Già Đà bổng

Khế Ấn của Ma Hề Thủ La (Maheśvara) ấy tức là Tam Cổ Xoa

Khế Ấn của Địa Thần (Pṛthīvī-devatā) ấy tức là Mãn Bình (cái bình chứa đầy vật báu)

Khế Ấn của Nhật (Sūrya) Nguyệt (Candra) ấy tức là Tướng tròn đủ

Khế Ấn của các Tôn ấy tức là nhóm Cát Tường vậy

Tuỳ theo chỗ của Ấn ấy, mỗi mỗi mà làm. Nếu vẽ hình tượng, Khế Ấn với toà ngồi thì nên đầy đủ ba loại. Các Mạn Trà La giả sử chẳng nói thì dựa theo đây nên làm. Đây gọi là Pháp Khế Ấn

_Chỉ để toà ngồi. Toà ngồi của các Tôn trong ba Bộ đều làm hình tròn cùng tương ứng với Viện, trong Chân Ngôn tụng ấy để một điểm. Từ các Tôn khác hoặc tròn hoặc vuông đều tụng Chân Ngôn của nhóm ấy, bên trong để một điểm. Tôn ở Ngoại Viện ấy chỉ hô danh hiệu, chỉ để một điểm, cũng không có vuông tròn. Như vậy xong rồi, mới làm Phụng Thỉnh.

Đây gọi là Pháp an toạ thứ ba.

_Nếu làm việc gấp rút mà sức chẳng theo kịp thì nên làm Toạ Mạn Trà La, hoặc làm Pháp Mạn Trà La một, hai, ba. Chủ của ba Bộ ấy, vẽ hình tượng ấy, các nhóm Tôn khác chỉ để Khế Ấn. Các Tôn của Ngoại Viện chỉ để toà ngồi. Dựa theo đây nên biết

Pháp một, hai, ba

Đạy gọi là Pháp Mạn Trà La rộng lược thù thắng

_Trước kia đã nói Pháp của hình tượng. Nếu chẳng đầy đủ, liền có các nạn dấy lên, cuối cùng nơi chốn thứ ba thảy đều trống rỗng, cũng chẳng được tốt. Khế Ấn ở khoảng giữa chẳng phải là lỗi (phi quá), chẳng phải là trống rỗng (phi không), rất là vi diệu, như Pháp cúng dường đều có linh nghiệm, cũng lại dễ làm, hay biểu thị cho Tôn ấy. Thế nên ân cần nên dùng Khế Ấn làm Mạn Trà La

_Ở bên dưới toà của Đức Phật để Vô Năng Thắng (Aparājita), bên phải để bản Bộ Mẫu. Giả sử nơi Mạn Trà La ấy chẳng nói, ắt nên an trí. Ở bên trong, nếu có chỗ trống khỗng, không có vị trí của Tôn (Tôn vị) thì nên để một cái bình, trên bình để rương kinh Bát Nhã với đọc Kinh ấy.

Bên dưới Quán Tự Tại (Avalokiteśvara) để Mã Đầu Bồ Tát (Hayagrīvabodhisatva), bên phải để Bản Bộ Mẫu. Giả sử ở đấy chẳng nói, cũng nên an trí

Ở bên dưới Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra) để Quân Trà Lợi (Kuṇḍali), bên phải để Mãng Ma Kế Mẫu (Māmaki)

Bên cửa Tây ấy để Nan Đà Bạt Nan Đà Long Vương (Nanda-nāga-rāja và Upananda-nāga-rāja)

Bên ngoài Mạn Trà La, một chỗ ở cửa Tây có cái nhà ngang (chái nhà, mái nhà) đối diện với cửa, nên để Ha Lợi Đế Mẫu (Hārītī)

Ở tất cả cửa để Bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cương) với để Kim Cương Quyến Sách (Vajra-pāśa: sợi dây Kim Cương)….tuỳ theo Ấn Khế của Phương, khiến rất đáng sợ

Ở Viện thứ ba của Mạn Trà La, mặt Bắc an trí nhóm của Tướng Ma Ni Bạt Đa La (Maṇi-bhadra: Bảo Hiền) với các Dược Xoa kính tín

Bên ngoài Mạn Trà La, ở một chỗ của cửa Đông, để riêng báu Phật, Pháp, Tăng như Pháp cúng dường. Giả sử ở đấy chẳng nói, cũng nên an trí.

Ở Viện thứ ba của Mạn Trà La, mặt Đông để Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī-bodhisatva), Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahā-sthama-prāpta-bodhisatva), Phật Trưởng Tử Bồ Tát (), Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva), Thành Tựu Nghĩa Bồ Tát (Siddhārtha-bodhisatva), Vô Cấu Hạnh Bồ Tát (Nirmala-caryābodhisatva), Di Lặc Bồ Tát (Matreya-bodhisatva), một ngàn vị Bồ Tát đời HIền Kiếp. Giả sử chẳng nói, cũng nên an trí

Mặt Nam của Viện ấy để Kim Cương Tướng Bồ Tát (Vajra-sena-bodhisatva) với Tô Ma Hô Bồ Tát (Subahū-bodhisatva), Đỉnh Hạnh Bồ Tát (), Ma Hề Thủ La (Maheśvara) với Phi (Bājñī:Vợ, nhằm chỉ người vợ có Đức Năng Sinh), Phạm Vương (Brahma-rāja) với Quân Xà La Trì Minh Tiên Vương (Kuṇḍala-vidya-dhāraṛṣī-rāja), Chất Đát-La Ca Đà Trì Minh Tiên Vương, Chỉ Lợi Tri Trì Minh Tiên Vương, Bà Ma Tôn Mộ Lê Trì Minh Tiên Vương, Tô Lô Giả Na Trì Minh Tiên Vương, Chỉ Đát-La Bà Nỗ Trì Minh Tiên Vương, Thành Tựu Nghĩa Trì Minh Tiên Vương. Giả sử chẳng nói, cũng nên an trí

Mặt Tây của Viện ấy để chư Thần Ma Đát La (Mātṛka), Thần Khư Na Bát Để (Gaṇa-pati), chư Thần Yết La Ha (Grahā), La Hầu A Tu La Vương (Rāhu-asurarāja), Bà Trí Bà-La Na Đà () với Biến Chiếu A Tu La (Vairocana-asura), Long Vương của nhóm Bà Tố Chỉ (Vaṣuki). Chư Thần như vậy, giả sử chẳng nói, cũng nên an trí

Mặt Đông của Viện ấy là Đế Thích (Indra), để Bạt Chiết La Ấn (Vajra-mudra) cùng với chư Thiên quyến thuộc và Tịnh Cư Thiên (Śuddhāvāsa-deva)

Nhật Nguyệt Thiên ấy ở hai mặt Đông Tây, an trí Ấn Tướng ấy, làm Mạn Trà La hình tròn, mặt trời màu đỏ, mặt trăng màu trắng

Ở phương Đông Nam để Hoả Thần Ấn (Agni-mudra) với chư Tiên (Rṣī), chúng Dược Xoa (yakṣa)

Ở phương Nam ấy để Đàn Trà Ấn (Daṇḍa-mudra) cùng các Quỷ đói (Preta) vây quanh

Ở phương Tây Nam ấy để Đại Đao Ấn (Mahā-khaḍga-mudra) cùng các La Sát (Rākṣasa) vây quanh

Ở phương Tây ấy để Quyến Sách Ấn (Pāśa-mudra) cùng các hàng Rồng (Nāga) vây quanh

Ở phương Tây Bắc để Kỳ Phan Ấn (Dhvaja-ketu-mudra) cùng các Phong Thần (Vāyu) vây quanh

Ở phương Bắc ấy để Già Đà Ấn (Gaḍa-mudra) cùng các Dược Xoa vây quanh

Ở phương Đông Bắc ấy để Thâu La Ấn (Śūla-mudra) cùng các quyến thuộc Bộ  Đá (Bhūta) vây quanh

Ở phía Bắc của cửa Tây để Hạ Phương Bình Ấn ấy cùng các A Tu La (Asura) vây quanh

Như vậy an trí Hộ Phương Thần xong đều kèm với quyến thuộc, như Pháp cúng dường.

_Ở Viện thứ hai để Như Lai Hào Tướng Tôn (Tathāgata-ūrṇa), Như Lai XáÁc Để (Tathāgata-śakti), Luân Vương Phật Đỉnh (Uṣṇīṣa-cakra-vartin), Siêu Thắng Phật Đỉnh (Abhyudgata-uṣṇīṣa), Như Lai Nhãn Tôn (Tathāgata-netra) với để Như Ý Bảo Tràng Ấn kèm các Sứ Giả (Ceṭa) với Vô Năng Thắng (Aparājita). Nhóm Tôn như vậy thảy đều an trí hai bên trái phải của Đức Phật

Gia Du Mạt Để Tôn (Yaśo-mati), Đại Bạch Tôn (Mahā-śveta), Bàn Thản-La Bà Ti Nê Tôn (Paṇḍara-vāsiṇī), Mã Đầu Tôn (Hayagrīva), Nhất Kế Tôn (Ekajaṭa), Đa La Tôn (Tāra), Triệt Lật Tôn (Bhṛkuṭī), Đại Cát Tường Tôn (Mahā-śrī), Viên Mãn Tôn (Pūrṇa). Nhóm Tôn như vậy để ở hai bên trái phải của Quán Tự Tại

(Avalokiteśvara)

Kim Cương Câu Tôn (Vajrāṃkuśa), Kim Cương Quyền Tôn (Vajra-muṣṭi), Tốn Bà Minh Vương (Sumbha-vidya-rāja), Quân Trà Lợi Phẫn Nộ Tôn (Krodhakuṇḍali), Bát Thản Ni Cật-Niết Bà Tôn (), Kim Cương Bôn Bát Tôn (), Kim Cương Bổng Tôn (Vajra-gaḍa), Bất Tịnh Phẫn Nộ Tôn (). Nhóm Tôn như vậy để ở hai bên trái phải của Chấp Kim Cương

Phàm làm tất cả Mạn Trà La đều nên an trí nhóm Tôn như vậy. Nếu chốn ấy chẳng đầy đủ, liền nên an trí, ngoài ra chẳng nói các Tôn của ba Bộ. Lại nên tuỳ ý an trí các Tôn mà ý ưa thích.

_Viện thứ ba ấy cũng lại như vậy, Ở bên ngoài Mạn Trà La, phương Đông với phương Nam Bắc đều để một toà ngồi, dùng Tâm quán sát các Tôn của ba Bộ, đều tuỳ theo phương ấy đều thỉnh cúng dường với dùng Át Già mà phụng hiến, đều tụng Bộ Chủ Chân Ngôn của Bộ ấy.

Toà ngồi ở phương Đông ấy an trí Phật Bộ (Buddha-kulāya), toà ngồi ở phương Bắc ấy an trí Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya), toà ngồi ở phương Nam ấy an trí Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya). Như vậy tất cả các Tôn kèm các Sứ Giả của ba Bộ…đều nên phụng thỉnh, như Pháp cúng dường, đều sinh vui vẻ

Ở phương Tây ấy cũng để một toà ngồi, phụng thỉnh tất cả Thiên Thần, như lúc trước cúng dường

Nếu làm Tức Tai Mạn Trà La nên để Tam Bảo với các Bồ Tát, hàng Trời Tịnh Cư

Nếu làm Tăng Ích Mạn Trà La nên để Minh Tôn với Chân Ngôn Tôn, các hàng Đại Uy Đức, Dược Xoa kính tín

Nếu làm Giáng Phục Mạn Trà La nên để các Tôn Phẫn Nộ với hàng Sứ Giả, các Mãnh Hại Tôn.

_Phàm Mạn Trà La đều cần phải làm Pháp của ba việc, thế nên cần phải để ba loại Tôn. Tối Nội Viện ấy nếu không có Chủ thì nên để Tượng của Bát Nhã Ấn. Ở bên phải của cửa Nội Viện để một cái rương sạch, bên trên để tráp Kinh Bát Nhã

Hoặc ở phương Đông Nam để lò lửa, hoặc tuỳ theo việc tương ứng mà để lò lửa, an trí các Tôn dựa theo đây nên biết.

Nếu ở Phật Đường hoặc ở bên trong hang động cùng với bên trong cát Thất, hoặc chỗ chật hẹp thì tuỳ ý an trí Mạn Trà La đã làm.

Nếu làm Thành Tựu Mạn Trà La thì chẳng nên làm ở bên trong hang động cùng với chỗ chật hẹp. Nếu cưỡng làm liền bị tổn hại.

Phàm làm Mạn Trà La, ở đất lộ thiên là hơn hết. Nếu ở Thần Miếu cùng với cái Thất lớn thì làm cũng được.

Chốn ấy nếu có cây ngắn với gốc rể, đá lớn với cây thì cần thiết nên trừ bỏ. Nếu trừ chẳng được thì nên làm Pháp Tức Tai để trừ bỏ lỗi ấy.

Lại vật của nhóm cây, gạch, đá…nếu tại Viện thứ hai, viện thứ ba thì nên làm Pháp trừ. Nếu ngay Nội Viện thì nên vứt bỏ chỗ ấy

_Phàm đất của Mạn Trà La, dùng nước thơm rưới vảy làm sạch sẽ. Nếu trên núi thì người làm đừng nhìn thấy lỗi chẳng bằng phẳng. Nếu đất bằng phẳng thì người làm đừng nhìn thấy có lỗi.

An trí các Tôn, Bản Vị với phương hướng. Nếu rưới vảy thì nên làm Pháp Tức Tai để trừ bỏ lỗi ấy. Nhưng Viện thứ hai ắt chẳng được sai lầm, thế nên vẽ vị trí xong rồi, an Tâm nhìn khắp. Nếu có chỗ sai lầm liền nên sửa lại. Tôn niệm tụng của mình cùng với Tôn niệm tụng của Đệ Tử thì tuỳ theo Bản Vị, dốc ý an trí

Nếu có Đệ Tử đáng được Quán Đỉnh thì nên làm thềm bậc vuông vức, nơi Quán Đỉnh dùng màu trắng làm thềm bậc, lối đi ấy. Lại dùng năm màu làm hoa sen, hoặc làm hình ấy mà an trí. Chỗ làm thức ăn, dùng màu trắng làm lối đi giới hạn (giới đạo), hết thảy thức ăn uống đều để một chỗ, hết thảy các vật cúng của nhóm phướng, phan, bình…cũng dùng lối đi giới hạn màu trắng chỗ ấy mà an trí.

 

KINH CỒ HỀ (Guhya-tantra) PHỤNG THỈNH CÚNG DƯỜNG PHẨM THỨ TÁM

_Tiếp theo, nói Pháp Phụng Thỉnh với Cúng Dường. Làm Mạn Trà La xong với quán nhìn xong thì ra bên ngoài rưới vảy cho sạch sẽ (sái tịnh). Hướng mặt về phương Đông, lễ tất cả các Tôn rồi chọn lấy tướng tốt, niệm tụng Mạn Trà La Chủ Chân Ngôn, hoặc tụng Bộ Tâm Chân Ngôn, đừng để Tâm tán loạn cho đến khi thấy tướng cát tường. Được tướng tốt xong, Tâm sinh vui vẻ, sau đó mới làm Pháp của nhóm Hộ Thân, dùng Biện Sự Chân Ngôn. Hoặc trước tiên trì tụng Hữu Công Chân Ngôn, chủ yếu dùng Chân Ngôn của năm Tôn để làm Hộ Thân, ấy là các Bộ phổ thông: Chỉ Lợi Chỉ Lợi Tôn, Quân Trà Lợi Tôn, Kim Cương Quyết Tôn, Kim Cương Tường Tôn, Kim Cương Câu Lan Tôn….để làm Hộ Thân, giáng phục các nạn. Hoặc dùng Mạn Trà La Chủ Căn Bản Chân Ngôn, hoặc Tâm Chân Ngôn để làm Hộ Thân. Các Đệ Tử ấy như trước đã nói với Tâm làm Hộ (Pháp hộ giúp)

Làm Pháp Hộ xong đi vào Mạn Trà La, cầm vật khí Át Già, trì tụng Chân Ngôn. Vật khí ấy dùng vàng mà làm. Hoặc dùng bạc, đồng đã tôi luyện, vật báu với Sa Phả Để Ca (Sphaṭika: pha lê). Hoặc dùng Lưu Lý trắng, hoặc dùng gỗ, đá, Thương Khư (Śaṅkha:Vỏ ốc), lá cây, loa (vỏ ốc lóng lánh) với sành sứ mới…để làm vật khí ấy đừng để cho khuyết mẻ như Pháp mà làm, bên trong chứa nước thơm với cắm hoa thơm đẹp. Dùng Chân Ngôn tẩy rữa chỗ dơ cho đến khi sạch trong. Sau đó dùng mạn Trà La Chủ Chân Ngôn trì tụng bảy biến, rồi an trí ở Nội Viện dùng để cúng dường.

Chỗ khác chỉ rưới vảy liền thành cúng dường. Chỗ ấy nên để cái bình, đừng dùng màu đen với màu đỏ, ngay thẳng đều đặn tương xứng, mới, nhẹ, tròn trịa…đừng để bị hư khuyết, chứa đầy nước thơm với để năm loại lúa đậu, năm thứ báu, năm loại thuốc, lụa là ràng buộc cổ bình với treo vòng hoa…kèm để hoa quả, cành lá…cũng nẹp lan can rải hoa. Trì tụng bảy biến, an trí ở bốn phương với bốn góc để làm Cát Tường.

Hoặc nếu chẳng chuẩn bị được nhóm bình như vậy làm Quán Đỉnh thì bên trong để một cái bình, với bốn cửa bốn góc đều để một cái bình, ở ngay bên ba lớp cửa ra vào ấy , mỗi mỗi đều để một cái bình, ngay cửa ở bên ngoài cần thiết để một cái bình

Giả sử chẳng chuẩn bị được nhiều cái bình thì an trí một cái bình, hoặc an bốn cái bình. Cái bình bên ngoài cửa ấy nhất định chẳng được thiếu.

_Năm loại lúa đậu ấy là: Hồ Ma (Atasī), Tiểu Đậu (Masūra), Đại Mạch (Yava), Tiểu Mạch (Godhūma), lúa gạo (Śāli). Ngoài ra nói tất cả lúa đậu thì nên biết là năm loại lúa đậu

_Nói năm loại thuốc là: Tăng Kỳ (1), Tỳ Dạ (2), Khất-La Đề Bà (3), Sa Ha Đề Bà (4), Chỉ Lật Yết Ni (5). Ngoài ra nói tất cả thuốc thì nên biết là năm loại thuốc

_Nói năm thứ báu là: (Musāra-galva: Xà Cừ hay San Hô), Phả (Sphaṭika:Pha Lê), Vàng (Savarṇa), Bạc (Rūpya), Thương Khư (Śaṅkha: vỏ ốc) hoặc viên ngọc (Mukta:châu), hoặc báu (Ratna, hay Maṇi: bảo). Ngoài ra nói tất cả báu thì nên biết là năm thứ báu

_Cành phan ấy ngay thẳng với dài, đều ở tám phương, cách chỗ ấy chẳng xa, như Pháp an trí. Phương Đông để phan trắng, Đông Nam để phan hồng, Chính Nam để phan đen, Tây Nam để phan màu khói, phương Tây để phan đỏ, phương Tây Bắc để phan xanh, Chính Bắc để phan vàng, Đông Bắc để phan trắng đỏ. Tám màu sắc như vậy tuỳ theo phương mà đặt để.

Ở trên đầu cành phan kết đuôi chim Chậm (loài chim rất độc), chim Khách, chim cú tai mèo khiến cho thật ngay thẳng. Hoặc nếu chẳng chuẩn bị được thì chỉ đặt ở bốn cửa, hoặc chỉ ở phương Đông để một cây Phan trắng.

_Lò hương đốt ấy chỉ dùng sành, ngói…đừng để cho lửa thiêu đốt được, số đến mười cái. Bốn phương, bốn góc đều để một cái, ở cửa với bên n goài đều để một cái. Hoặc nếu chẳng chuẩn bị được sành, ngói như vậy thì vật bằng sành sứ cũng được. Nếu chẳng chuẩn bị được nhiều thì ở trước cửa ấy để một cái lò.

Lại ở bốn mặt đều dựng một cái cửa, ở trên treo chuông, lọng, dù với cây phất kèm với vòng hoa. Cũng dùng Đại Mạch, Tiểu Mạch, lúa gạo mà làm Sinh Bách ở bốn cửa bên ngoài để cúng dường

Lại ở bốn mặt giăng màn trướng che. Như đất ở bốn mặt đã được xoa tô lúc trước, rải các hoa thơm đẹp với lúa gạo, hoa kèm rải các hoa gạo…để các Ấn Cát Tường của nhóm chữ Vạn (卍).

Như vậy rộng bày các vật cúng dường. Hoặc lại tuỳ theo sức bày cúng dường xong, sau đó mới làm Pháp Phụng Thỉnh, cầm nắm Át Già đã được chuẩn bị như lúc trước, đều dùng Bản Chân Ngôn phụng thỉnh các Tôn. Hoặc lại đều dùng Mạn Trà La Chủ Chân Ngôn đều thỉnh các Tôn. Hoặc y theo Bản Pháp đã nói phụng thỉnh như vậy.

Ở trong Phật Bộ dùng Luân Vương Phật Đỉnh Minh Vương cùng với Bộ Mẫu Chân Ngôn để thỉnh các Tôn của Bản Bộ.

Ở Liên Hoa Bộ dùng Thấp Phộc Bà Ha Minh Vương với Cát Tường Bộ Mẫu Chân Ngôn để thỉnh các Tôn của Bản Bộ.

Ở Kim Cương Bộ dùng Tốn Bà Minh Vương với Mãng Ma Kế Bộ Mẫu Chân Ngôn để thỉnh các Tôn của Bản Bộ.

Hoặc lại chỉ dùng Căn Bản Chân Ngôn hoặc Tâm Chân Ngôn của Mạn Trà La Chủ để thỉnh tất cả các Tôn bên trong bên ngoài.

Hoặc dùng ngay Căn Bản Chân Ngôn hoặc Tâm Chân Ngôn của Bộ Chủ phụng thỉnh các Tôn của Bản Bộ.

Hoặc dùng mỗi một Bản Chân Ngôn phụng thỉnh các Tôn.

Nếu trước kia người tụng được, mỗi mỗi thỉnh theo thứ tự như vậy, dùng Át Già ấy y theo Pháp thỉnh xong, liền nên phụng hiến nước hương Bát Địa-Dạ. Lại số lần phụng hiến Át Già nên cầu thỉnh thăm hỏi (vấn tấn). Tiếp theo liền lễ bái, sau đó theo thứ tự làm Pháp xong rồi, mới làm cúng dường. Đầu tiên hiến hương xoa bôi, tiếp theo cúng dường hoa, hương đốt, thức ăn uống, sau cùng hiến đèn sáng.

_ Hương xoa bôi (đồ hương) ấy dùng Bạch Đàn hương, Trầm Thuỷ hương, Ca Thấp Di Lật hương, Bật-Lợi Duệ Ưng Cựu hương, Đa Ca La hương, Ưu Bà La hương, Bật-Lợi Ca hương, Cam Tùng hương, Đinh hương, Quế Tâm hương, Long Hoa hương, Vũ Xa hương, Tú Sáp Mật hương, Thạch Nam Diệp hương, Lô Căn hương, Sắt-Thố Nê Gia Trấp hương, Kiền Đà-La Sa Trấp hương, Sa Đà Phất Sắt Bà hương (nói là Hồi Hương), Bà Sa Na La Đá Ca hương, Thế Lễ Gia hương, Xà Tri Bà Đát-La hương (nói là là Đậu Khấu của Bà La Môn), Hương Phụ Tử hương, Cát-Ẩn Để hương, Ẩn Ma Đậu Lợi Ca hương, Hồ Tuy hương, các hương thuộc loại nước cốt của các cây, như hợp hương như Pháp hoà chung với nhau, tuỳ theo hương đã hợp đều để Long Não, nên dùng nước mưa chưa rơi xuống đất mà làm hương hoa bôi (đồ hương).

Chân Ngôn trì tụng, thứ tự cúng dường các Tôn bên trong bên ngoài. Trong hương xoa bôi ấy, đừng để thân phần của hữu tình với quặng mỏ màu tím, vật dụng uế ác, côn trùng, thức ăn, thứ không có mùi thơm…nên chọn lấy thứ sạch tốt, cũng đừng dùng nước để mài hương ấy.

Nếu hương xoa bôi dùng cúng dường chư Phật thì nên dùng Uất Kim hương tốt mới với Hắc Trầm hương hoà với Long Não để làm hương xoa bôi

Nếu làm cúng dường Quán Tự Tại thì nên dùng Bạch Đàn làm hương xoa bôi

Nếu làm cúng dường Chấp Kim Cương với quyến thuộc thì nên dùng Tử Đàn làm hương xoa bôi

Ngay các Tôn khác, tuỳ ý mà hợp dùng cúng dường.

_ Cúng dường Hoa Hương ấy. Chọn lấy hoa sinh trên bờ, dưới nước là: Ma Lý

Ca hoa, Ma Cú hoa, Quần Đà hoa, Ma La Để hoa, Na Phộc Ma Lý Ca hoa, Thiêm Bặc hoa, A Thâu Ca hoa, Bôn Đà Ca hoa, Phất Lợi Duệ-Ưng Cựu hoa, Quy Dạ Ca hoa, Cử Địa Ca hoa, Kế Sa La hoa, Để La Ca hoa, Đa La hoa, Ca Ni Ca La hoa, Thụ hoa, Ưu Ba La hoa, Đa Ca La hoa, Ca La Tỳ La hoa, Ca Đàm Bà hoa, A Du Na hoa, Mạn Xà Lê hoa, Phân Đồ La Ca hoa, Ca Si Ca-La hoa, Vu Già Na La hoa, Bà Đồ La hoa, Thi Đa Kiền Địa hoa, Câu La Bà Ca hoa, Bà Noa hoa, Bà Đồ La Xá hoa… Nhóm hoa sinh trên lục địa như vậy… thứ tự cúng dường, đừng dùng thứ xấu ác.

Dùng Kiền Đà Ca hoa, Quy Dạ Ca hoa, Thi Câu Lỗ hoa, Già Bà hoa, A Để

Mục Đắc Ca hoa, Ương Cú La hoa, Tức Ca Na hoa, Ni Bà hoa, Kê Đá Chỉ hoa, Ma Na Diên Để hoa, Cú Lan Đồ Ca hoa, Na Ma Ca hoa, Cú Tra Già hoa, Tỳ La-Phộc hoa, Ma Lợi Ca hoa. Nhóm hoa chẳng tốt lành sinh trên đất như vậy, đối với việc Giáng Phục thì dùng cúng dường.

Phẫn Đà Lợi hoa, hoa sen đỏ, các loại hoa sen xanh. Các hoa sinh trong nước của nhóm như vậy thì thông dụng cúng dường.

Xích Cú Vật Đầu hoa, Bạch Tô Kiền Địa Ca hoa. Nhóm hoa chẳng tốt lành sinh trong nước như vậy, đối với việc Giáng Phục thì dùng cúng dường

Thủ Kế Bà La hoa, Ca Ni Ca La hoa, Ma La Để hoa…các hoa đẹp thơm có màu trắng, dùng cúng dường Phật Bộ.

Lấy các hoa sinh trong nước thuộc nhóm hoa sen, dùng cúng dường Liên Hoa Bộ.

Lấy A Thâu Ca hoa, Để La Ca hoa, Quần Đa hoa, Na Phộc Ma Lý ca hoa, Phất Lợi Duệ-Ưng Cựu hoa, Bà Cú La hoa, Xích Ca La Tỳ La hoa, Ưu Ba La hoa…nhóm hoa như vậy, dùng cúng dường Kim Cương Bộ.

_Hương thiêu đốt ấy. Dùng Bạch Đàn hoà chung với Trầm Thuỷ cúng dường Phật Bộ

Dùng hương nước cốt (?chất nhựa) của các cây thuộc nhóm Thi Lợi Bại Sắt Đa  Ca cúng dường Liên Hoa Bộ

Dùng Hắc Thuỷ Trầm Hương với An Tất hương cúng dường Kim Cương Bộ.

_Thiếp theo nói Phổ Thông Hoà Hương. Thứ chẳng phải là thân phần của hữu tình, lấy Bạch Đàn hương, Trầm Thuỷ hương, Long Não hương, Tô Hợp hương, Huân Lục hương, Thi-Lợi Bại Sắt-Tra Ca hương, Tát Xà-La Sa hương, An Tất hương, Bà La Chỉ hương, Ô Thi La hương, Ma Lặc Ca hương, Hương Phụ Tử hương, Cam Tùng hương, Át Già Đá-Lý hương, Bách Mộc hương, Thiên Mộc hương, với hương của nhóm Bát Địa-Da …cùng hoà chung với đường cát (sa đường). Đây gọi là Phổ Thông Hoà Hương

_Thứ tự cúng dường các Tôn, hoặc tuỳ ý lấy hương như lúc trước để hoà rồi cúng dường. Hoặc lại hoà chung, hoặc lấy hương đẹp tốt mà hoà..Như vậy tuỳ chuẩn bị hương xoa bôi, hoa với hương thiêu đốt…dùng Tâm thành để cúng dường.

Nếu đặt vòng hoa cúng dường, giả sử hoa có chút phần hôi xấu, cũng chẳng trở ngại cho việc cúng dường

Nếu quá nhiều thì nên vứt bỏ vật của nhóm hương hoa, chỗ chẳng biết thì chẳng nên cúng dường

Hương của thân phần hữu tình ấy đã tiếp chạm với các vật cúng dường khác …thảy đều thành uế, thế nên đừng dùng. Hương của quặng màu tím ở trong ba Bộ đều chẳng cho dùng, thế nên Hành Giả cần phải thông hiểu sự sai biệt như vậy.

_Đất bốn bên ở bên ngoài Mạn Trà La ấy, để khắp lò hương, hoặc ngói, hoặc sành sứ, đá…đều để hương thiêu đốt, như Pháp cúng dường. Giả sử dùng hương thuộc thân phần hữu tình cũng chẳng trở ngại cho việc dùng

Các Tôn thuộc Thế Gian ở Viện thứ ba, tuỳ ý dùng vật của nhóm hương hoa. Bộ Chủ Tôn ấy tăng cúng dường gấp đôi, ngay các Tôn khác đều ở toà ngồi của mình (bản toà) tuỳ ứng sai biệt, theo thứ tự cúng dường. Ở trước mặt Chủ Tôn của ba Bộ đều để lò hương, trước mặt Mạn Trà La Chủ để một lò hương đừng để cho khói hương dứt hết

Hoặc hai Viện, để một lò hương mà dùng cúng dường. Nếu chẳng chuẩn bị được thì chỉ dùng một lò hương cúng dường khắp các Tôn. Nhưng cúng dường một Tôn xong, liền nên dùng nước thơm rưới vảy làm cho sạch sẽ, rồi cúng….như lúc trước rưới vảy cho sạch sẽ. Dựa theo đây nên biết.

Như vậy phụng hiến hương xoa bôi với nhóm hoa và hương đốt đến tất cả Tôn ở trong Mạn Trà La xong. Tiếp theo cúng dường thức ăn uống, khiến rất trong sạch, sinh Tâm bình đẳng đều dùng Chân Ngôn trì tụng vào thức ăn uống theo thứ tự sai biệt tuỳ ứng cúng dường.

Chủ Tôn của ba Bộ tăng gấp đôi thức ăn uống, Mạn Trà La Chủ tăng số gấp đôi, ngay các Tôn khác theo thứ tự sai biệt, dựa theo đây nên biết, thuận theo thức ăn tăng thêm chẳng được khuyết thiếu. Thế nên dùng mọi loại thức ăn uống đẹp thơm sạch sẽ để cúng dường, thảy đều vui vẻ. Loại thức ăn đã làm nếu chẳng đều khắp thì nên dùng thức ăn khác bổ sung vào số thiếu ấy. Hoặc nếu chẳng chuẩn bị được thì chỉ cúng Bộ Chủ. Hoặc chỉ để ở Nội Viện, thể hiện Tâm cúng dường tất cả các Tôn ở mỗi một Viện.

_Phàm thức ăn đã làm, từ đầu mỗi mỗi bày đều khắp. Làm xong liền lấy loại dư thừa, thực hiện khắp cả như lúc trước. Trước mặt Bộ Chủ ấy, nếu tăng thêm cúng dường, đều không có lỗi lầm.

Khi chính thức làm thức ăn thời chẳng được sai lầm, khuyết thiếu. Tức nên bổ sung vào chỗ thiếu, liền xin vui vẻ. Nơi cần hạ thức ăn xuống, trước tiên bày lá chuối Thoạt tiên hạ thức ăn Bà Tất-Địa Ca xuống, tiếp theo dần đến thức ăn uống, cuối cùng nên hạ các loại quả trái xuống.

_Thức ăn uống ấy. Dùng bột Đại Tiểu Mạch để làm với dùng bột gạo tẻ tạo làm, khiến rất tinh khiết cùng với vẻ đẹp mùi thơm. Ấy là món ăn La Trụ Ca, món ăn Bà La Bà Ni, món ăn Tỳ Na Ca, món ăn Mạt Độ Thi-La Khất-Na, món ăn A Thâu Ca Phạt Để, món ăn giống như hình củ ấu, bánh, món ăn Bát Ba Bạt Tra Ca, món ăn Bát Tri, món ăn giống như hình con ngỗng, món ăn Cừu A, món ăn Yết Bổ Ca Lợi Ca, món ăn Bố Thi-Dạ Bát Đa, món ăn chứa đầy bơ, món ăn chứa đầy đường cát, món ăn nấu chín bánh rồi phủ đường cát lên trên, món ăn Bà La Môn Bội Cơ, món ăn Phán Đồ Ca, món ăn Khát Xà Ca, món bánh mỏng, món ăn như hình con chim, bánh mè, Tán Mễ Suỷ, món ăn như hình tai voi, nhóm bánh làm bằng Tiểu Đậu nấu chín. Món ăn được làm bằng Tiểu Đậu là: món ăn Phổ Ba, món ăn Du Sắt-Ca, món ăn Bát Na Ba Phổ Ca Ngạ, món ăn Đậu Cơ, món ăn Trước Châm Đậu Cơ, món ăn Tư Đát-La Phổ Ba, món ăn Nễ Ô Lỗ Bỉ Ca, món ăn Nhũ Phù Gia Lợi Ca, món ăn Trân Đồ Phổ Ba Ca.

_Loại thức ăn của nhóm như vậy. Lấy chút phần của gạo tẻ, Tiểu Đậu, mè (hồ ma) hoà chung với nhau nấu cháo. Đâm giã Tiểu Đậu, mè làm bột rồi dùng gạo tẻ nấu cháo nhừ, đây gọi là cháo Chỉ Lợi Sa La

Cháo sữa, cháo loãng, cháo gạo tẻ nấu với sữa đặc, cháo gạo tẻ nấu với nước sữa đặc…hoặc cháo màu đỏ, hoặc cháo màu vàng…đều dùng vật khí sạch chứa đầy rồi cúng dường.

Hoặc để trên lá đã bày. Cơm gạo tẻ với cơm của loại lúa gạo trổ chín sau sáu mươi ngày…mà phụng hiến rộng nhiều.

Đem mọi loại canh của nhóm canh Tiểu Đậu có hương vị tịnh khiết …để dâng cúng dường. Đem cơm gạo tẻ với sữa, váng sữa đặc và đường cát để dâng cúng dường. Đem hết thảy mọi loại thức ăn uống thượng diệu để dâng cúng dường

_Lại y theo thứ ăn Tam Bạch, món ăn Bộ Để Ca, món ăn Quảng Đa, mọi loại thức ăn.

Cơm gạo tẻ với sữa, váng sữa đặc và bơ của bò. Đây gọi là ba món ăn màu trắng (tam bạch thực)

Cháo sữa, cháo Cị Lợi Sa La, canh Tiểu Đậu. Đây gọi là món ăn Bộ Để Ca

Ba món ăn như lúc trước gia thêm cơm gạo tẻ, mỗi mỗi màu sắc tăng thêm nhiều.

Đây gọi là món ăn Quảng Đa.

Bốn món ăn như trước kèm với cháo sữa đặc, tức gọi là mọi loại thức ăn

Hết thảy thức ăn có vị hôi hám, cay, đắng, chát sít…Thức ăn dư thừa để cách đêm chẳng lành thì chẳng nên cúng dường.

Hoặc nếu chẳng chuẩn bị được mọi loại canh thì chỉ đem canh Tiểu Đậu để cúng dường, cũng được.

_Phàm bên trên cơm đểu điểm sữa đặc, Nếu chẳng chuẩn bị được ắt nên cúng dường sáu loại cơm, món ăn là: canh Tiểu Đậu, món ăn của nhóm Sa-Sắt Ca, cơm gạo tẻ sữa đặc, cháo Chỉ Lợi Sa La. Giả sử rất nghèo, cũng chẳng nên khuyết thiếu sáu loại thức ăn, nếu thiếu một thứ thì chẳng thành cúng dường.

Phàm trên cháo sữa đều nên rưới Mật. Phàm ở trên váng sữa đặc đều để đường cát. Trên canh Tiểu Đậu ấy nên để bơ của bò (ngưu tô). Nếu có gừng thì cũng nên đặt lên trên

_Lại nên cúng dường mọi loại quả trái với món ăn của các củ rễ, hai loại thức ăn, quả trái này đều được tất cả Tôn của Chân Ngôn với Minh yêu thích.

Quả trái ấy là: Quả A Ma La, quả Thạch Lựu, quả Ma Lộ Tử, quả Bồ Đào, quả táo, quả thị, quả Ca Tất Tha, quả Tỳ Xà Bổ La Ca, quả Lan Tử Ba Na Sa, quả TraƯng Tử, quả La Cú Giả, quả Mộ-Chỉ Giả, quả Mộc, quả Ba La Duệ Ca, quả Khất Sắt Lợi Ca, quả A Ma La, quả Xâm Bộ, quả Vật-Lật Đá Tỳ Ca, quả Ca La Mạt Đa Ca….đem mọi loại quả tốt mà dùng cúng dường

Hết thảy quả hôi xấu chẳng nên phụng hiến. Quả dơ xấu là: quả Thi Lợi Pha La, quả Gia Tử Đá La, quả Ba La Đá Ca…nhóm quả dơ xấu như vậy chẳng nên phụng hiến.

_Cũng nên cúng dường mọi loại thước, củ rễ. Nấu chín xong lột bỏ vỏ, như Pháp dâng cúng dường là: củ rễ Tỳ Đa La, củ rễ Dụ Tử….

Các củ rễ dơ xấu ấy chẳng nên cúng dường. Củ rễ dơ xấu ấy là: củ rễ Thâu La Noa, rễ củ cải, củ rễ Ca Khuyết Ca Càn Đà…nhóm củ rễ dơ xấu như vậy chẳng nên cúng dường

Trong quả trái ấy thì Thạch Lựu là hơn hết. Ở trong các củ rễ thì củ rễ Tỳ Đa La là hơn hết. Thế nên cần chọn lọc mà dùng cúng dường

Nấu chín Tiểu Đậu ấy hoà bới bơ của bò kèm để thêm mè…rồi cúng dường.

_Mạn Trà La thứ ba: Trên đất tại bốn mặt ở bên ngoài, rải bày hoa trắng, cũng dùng mè, hoa gạo rải khắp cả. Cuối cùng ra bên ngoài, ở các phương sở cúng tế Bộ Đa (Bhūta), các loài Phi Nhân (Amanuṣa).

Dùng cơm gạo tẻ, hoa gạo, mè với bông hoa, Tiểu Đậu nấy chín, dùng bơ của bò trét lên cơm Sa Gia Lý Ca. Đem cơm, thức ăn bên trên để chung một chỗ. A Xà Lê ấy dùng Tâm vui vẻ ở mỗi một phương, mỗi mỗi đều hạ thức ăn xuống ba lần, dùng cúng tế hàng La Sát (Rākṣasa) với Tỳ Xá Xà (Piśāca) cùng với Bộ Đa, các loài uống máu ăn thịt… Mỗi mỗi loại hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở trên cây, hoặc ở trong rừng…cùng với loài dùng Tâm nghĩ đến…đều nên cúng tế

Lúc đó, đột nhiên nghe âm tiếng lớn thì dùng Tâm không sợ hãi, liền nên cúng tế. Hoặc nghe loài Dã Can kêu gào lớn với tiếng gầm rống lớn. Hoặc thấy thân ấy hoặc thấy nhổ lật rễ cây với thất cây bị bẽ gẫy, hoặc nghe tiếng sấm với mọi loại tướng kỳ dị hiếm có…nên lại cúng tế rồi làm Hộ Thân.

A Xà Lê ấy như nghe, như hiểu, như thấy…như Pháp ở các phương sở cúng tế xong rồi, rửa tay rưới vảy sạch sẽ, ở trước cửa ất đốt hương cúng dường. Tiếp theo vào bên trong, phụng hiến Át Già với hương đốt…cúng dường thức ăn đă đặt bày lúc trước.

Dùng Tâm vận cúng hết thảy các Tôn ở Viện thứ hai, Viện thứ ba…mỗi mỗi dâng cho quần áo sạch mới thượng diệu, ngay các Tôn các đều dâng một bộ.

Hoặc nếu chẳng chuẩn bị được thì đều dâng cho Chủ Tôn của ba Bộ dùng hai bộ quần áo.

Hoặc nếu chỉ dùng hai bộ quần áo thì để trong cái rương rồi dâng cho Nội Viện, vận Tâm dâng cho khắp tất cả các Tôn, sau đó đều tụng Chân Ngôn của các Tôn bảy biến. Chân Ngôn của Mạn Trà La Chủ ấy thì tụng một trăm biến trở lên, Tâm Chân Ngôn của ba Bộ đều tụng một trăm biến. Sau đó theo thứ tự nên kết mỗi một Thủ Ấn của các Tôn, trì tụng ba biến.

Như vậy làm xong, thảy đều vui vẻ, mãn ước nguyện ấy.

KINH NHUY HỨ GIA QUYỂN TRUNG (Hết)

QUYỂN HẠ

PHÂN BIỆT TƯỚNG PHẨM THỨ CHÍN

Cũng gọi là Tam Bộ Tam Ma Gia Ấn. Ở tất cả Mạn Trà La thì Ấn thông dụng là: Ấn Hộ Thân Ấn với Ấn Kết Phương, Ấn Cảnh Giác Phụng Nghinh với Ấn Quán Đỉnh, Ấn Tịch Trừ Chướng Nạn, Ấn của nhóm Phụng Hiến Hương Hoa, Ấn chận đứng tai nạn, Ấn Toái Phục Nạn, Ấn cột buộc nạn, Ấn Giải Phóng Nạn…Nhóm Ấn như vậy ở Phẩm Thủ Ấn thảy đều rộng nói, Như trước đã nói Pháp Tịnh Trị với Hộ Thân đều dùng Thủ Ấn tương ứng mà làm.

Nếu muốn toái phục kẻ khó phục thì nên dùng Kim Cương Mẫu Đá-Ca La Ấn với Ở trong Bí Mật Mạn Trà La đã nói 18 Đại Ấn đều nên dùng

Nếu làm Pháp Hô Triệu thì nên dùng Kim Cương Câu Ấn

Nếu làm Pháp Cột trói nạn thì nên dùng Kim Cương Toả Ấn

Nếu làm Pháp Điều Phục thì nên dùng Kim Cương Bổng Ấn

Nếu làm Pháp Bố Ma thì nên dùng Khiết Kim Cương Ấn

Nếu có người vượt Tam Ma Gia (Samaya) thì nên dùng Thọ Tam Ma Gia Phẫn Nộ Ấn để làm điều phục, hoặc dùng Đại Lực Kim Cương Bổng Ấn

Nếu muốn đập nát huỷ diệt loài gây chướng nạn thì nên dùng Tốn Bà Minh Vương Chân Ngôn Thủ Ấn. Làm Pháp này xong thì các nhóm nạn ấy đều bị lửa đốt, thế nên phải dùng Pháp nhiễu dụng thuộc các nhóm Ấn của nhóm Tôn như bên trên, Liền biết có Uy Lực lớn. Thế nên cần phải ở tất cả việc đều thuận dùng, hoặc tuỳ theo Thuyết ấy ở chỗ ấy mà dùng.

_Lại nữa, cần phải làm Pháp Hộ Ma (Homa). Hướng mặt về phương Đông, ngồi thẳng trên cỏ tranh, nhúm lửa xong, sái tịnh (rưới vảy làm cho sạch) lửa ấy. Lại dùng cỏ tranh, đầu tiên nên múc đầy muỗng bơ Hộ Ma, cuối cùng cũng như thế.

Tiếp theo nên dùng bơ cùng với của nhóm củi, như Pháp Hộ Ma, như Niệm Tụng Pháp Hộ Ma cũng như thế, dùng Tịch Tĩnh Chân Ngôn vì mỗi một Tôn bảy lần Hộ Ma, Tâm niệm Tôn ấy. Vì một Tôn ấy Hộ Ma xong liền nên sái tịnh lửa ấy rồi mới vì các Tôn khác Hộ Ma.

Hộ Ma xong rồi, đều thỉnh các Tôn, liền làm Hộ Ma đủ 108 lần, ở chỗ của các Tôn cầu xin vui vẻ. Liền sám hối tất cả tội chướng, tuỳ hỷ Công Đức, rộng lớn phát Nguyện, luôn quy Tam Bảo với quy chúng Đại Bồ Tát Bất Thoái, tất cả Chân Ngôn cùng với Minh Tôn, luôn luôn tăng phát Tâm Đại Bồ Đề.

_Tiếp nên khen ngợi Tôn của ba Bộ với các Tôn khác, tiếp theo nên tụng Kinh, sau đó dùng Tâm chí thành khải thỉnh các Tôn, sinh trân trọng sâu xa, hương đã thiêu đốt đừng để cho dứt mất, luôn dâng Át Già.

_Làm như vậy, thứ tự làm Pháp xong, lại dùng Tâm thành đảnh lễ các Tôn, sau đó như Pháp dẫn Đệ Tử ấy, mỗi mỗi khiến đi vào. Nên gọi mỗi một Đệ Tử như lúc trước dùng nước thơm rưới vảy cho sạch, đem nhóm hương xoa bôi cúng dường. Dùng hương xoa bôi bàn tay đè trên trái tim của Đệ Tử ấy, tụng Chân Ngôn ấy.

Tiếp theo dùng Biện Sự Chân Ngôn trì tụng vào tấm lụa mới, che mặt Đệ Tử. Lại tác Tam Ma Gia Ấn để trên đỉnh đầu Đệ Tử, tụng Chân Ngôn ấy ba lần.

Tiếp theo, tác Mạn Trà La Chủ Thủ Ấn để ở trên đỉnh đầu, tụng Chân Ngôn ấy ba lần rồi dẫn Đệ Tử đến trước cửa Mạn Trà La. A Xà Lê ấy nên nói như vầy: “Chúng Con (họ tên là…) như Pháp làm Mạn Trà La này, dẫn Đệ Tử đi vào, tuỳ theo Phước Đức ấy cùng với Chủng Tính kèm với thành tựu, tuỳ nhận được Pháp Khí. Ở trong Mạn Trà La này, nguyện thấy tướng ấy”

Tiếp theo, nên rải hoa. Tuỳ theo chỗ rơi xuống tức thuộc Bộ Tộc Tính với Tôn ấy.

Tiếp theo, nên bỏ tấm vải che mặt ra, rồi nhìn Mạn Trà La. A Xà Lê ấy dùng Tâm vui vẻ vì Đệ Tử nói lời như vầy: “Nay ngươi quán Mạn Trà La màu nhiệm này, sinh kính tín sâu sa. Nay ngươi cho đến sinh ở trong nhà của chư Phật, Các Minh Chân Ngôn đã gia bị cho ngươi tất cả cát tường cùng với thành tựu thảy đều hiện tiền. Thế nên gìn giữ vững chắc Tam Ma Gia Giới, đối với Pháp Chân Ngôn hãy siêng năng niệm tụng nhiều hơn”

_Tiếp theo, khiến Đệ Tử đem nhóm hương hoa cúng dường khắp cả ba Bộ cùng với khen ngợi. A Xà Lê ấy ở chỗ của Mạn Trà La trao truyền cho Đệ Tử, tuỳ theo chỗ đắc được nơi Bản Chân Ngôn. Hoặc khiến Đệ Tử ngồi ở Viện thứ hai, trì tụng Tâm Chân Ngôn đã đắc được. Nhìn kỹ chỗ hoa rơi xuống, tuỳ theo chỗ đã rơi xuống, dựa theo để biết thành tựu Thượng, Trung, Hạ. Nghĩa là tuỳ theo sự sai biệt bên trên bên dưới của các Tôn cùng với vị trí ngồi, thứ tự dựa theo để biết Thượng, Hạ

Nếu hoa rơi trên đầu của Đức Phật thì nên biết thành tựu Phật Đỉnh Chân Ngôn với Chân Ngôn của các Tôn thuộc nhóm Phật Hào Tướng

Nếu hoa rơi trên mặt của Đức Phật thì nên biết thành tựu các Minh Chân Ngôn của Tôn thuộc nhóm Phật Nhãn

Nếu hoa rơi lên thân phần ở giữa của Đức Phật thì nên biết thành tựu các Tâm Chân Ngôn

Nếu hoa rơi lên thân phần bên dưới của Đức Phật thì nên biết thành tựu Sứ Giả Chân Ngôn

Tuỳ theo chỗ hoa đã rơi xuống, ở phần bên trên, bên giữa, bên dưới của thân thì sẽ biết thành tựu Phẩm Thượng Trung Hạ

Chấp Liên Hoa (Padma-dhāra) với Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra) ấy, tuỳ theo chỗ hoa rơi xuống, dựa theo bên trên ứng biết. Các Tôn khác, chỉ biết thành tựu Phẩm Thượng Trung Hạ

Nếu chỗ hoa rơi xuống cách xa Tôn ấy thì nên biết lâu dài mới có thể thành tựu.

Nếu hoa rơi ở trên Thực Viện thì tuỳ theo Tôn trực thuộc, được Chân Ngôn của Tôn ấy.

Nếu hoa rơi vào khoảng giữa của hai Tôn thì tuỳ theo chỗ gần hơn, sẽ được Chân Ngôn của Tôn ấy.

Nếu hoa trước tiên rơi ở trong Nội Viện, rồi lùi lại vượt ra ở trong Ngoại Viện thì nên biết người kia chẳng đủ Tâm tin. Nếu gắng trì tụng sẽ được thành tựu bậc hạ.

Nếu hoa rơi ở trên các lối đi giới hạn với Hành Đạo Viện thì nên biết người kia không có Tâm quyết định, chẳng được thành tựu.

Nếu hoa rơi ở khoảng giữa của hai Tôn, chẳng gần chẳng xa với rơi ở lối đi giới hạn và Hành Đạo Viện. Nếu muốn nới ném lại lần nữa, nên vì người ấy làm Pháp Hộ Ma, sau đó ném hoa. Nếu hoa rơi vào Nội Viện thì chỉ tuỳ theo Viện ấy, đều trực thuộc Tôn ấy.

_Phàm làm Mạn Trà La đều để các Tôn của ba Bộ. Lại ở Bản Phương nên để một toà ngồi, vận Tâm biểu thĩ cho các Tôn của một Bộ

Trong Nội Viện ấy cần thiết lại nên an trí rương Kinh Bát Nhã, ở cửa của Nội

Viện đều nên an trí Long Vương hộ thủ cửa chính giữa

Nếu hoa rơi trên Ẩm Thực Viện thì nên biết thành tựu việc của nhóm Tăng Ích

Nếu hoa rơi trên ở trên Bộ Chủ Tôn thì nên biết thành tựu làm Mạn Trà La

Nếu hoa rơi ở trên thân của bảy Đức Phật Thế Tôn thì quyết định thành tựu Chân Ngôn của ba Bộ.

Nếu hoa rơi ở trên thân Chấp Liên Hoa thì nên biết thành tựu Chân Ngôn của hai Bộ.

Nếu hoa rơi ở trên thân Chấp Kim Cương thì nên biết thành tựu Chân Ngôn của Bản Bộ.

Nếu hoa trước tiên rơi ở trong Viện thứ ba, rồi lùi lại vượt ra hướng trên Hành Đạo Viện thì nên bỏ người ấy, lúc sau thời dẫn vào Mạn Trà La khác. Nếu muốn gắng gượng dẫn vào thì nên làm Hộ Ma xong rồi cho ném hoa. Trở lại nếu chẳng rõ rệt, liền làm Hộ Ma. Như vậy ba lần, nếu chẳng rõ rệt liền nên đuổi ra.

_A Xà Lê ấy dùng Pháp như vậy dẫn các Đệ Tử mỗi mỗi khiến đi vào. Rải hoa xong rồi, lại hiến Át Già với nhóm hương hoa. Nhóm Đệ Tử ấy mỗi mỗi đều nên cùng Bố Thí.

A Xà Lê ấy dẫn mỗi một Đệ Tử ở chỗ Hộ Ma, ngồi ở bên trái A Xà Lê. A Xà Lê ấy nên dùng bàn tay trái nắm ngón cái phải của Đệ Tử ấy, dùng Mạn Trà La Chủ Chân Ngôn, dùng Ngưu Tô (bơ của bò) Hộ Ma bảy lần. Lại để Ngưu Tô ở trên đầu của Đệ Tử ấy, chuyển theo bên phải ba lần rồi làm Hộ Ma. Lại đem cái túi Thần (thần đại) cộ ở bắp tay phải, lại dùng hương xoa bôi bàn tay, đè trên ngực của Đệ Tử, tuỳ ý trì tụng, rồi Phát Khiển xong.

Các Đệ Tử khác đều làm như vậy, nên Hộ Ma. Dùng cái muỗng Tô Lô Bà để làm Hộ Ma bơ. Lại dùng bàn tay phải Hộ Ma các lúa đậu. Ngồi ở toà cỏ tranh, trong nước sạch ấy cũng để cỏ tranh. Trước tiên chuẩn bị cái nhẫn cỏ tranh, ở bốn mặt lò lại bày cỏ tranh.

Khi làm Hộ Ma thời đều nên như vậy. Trước tiên lấy nước cốt sữa, củi khô để ở trong lò, dùng bơ rưới lên trên để sinh ra lửa. Sau đó lấy nước cốt sữa, củi ẩm để làm Hộ Ma

Như Hộ Ma bơ, biến số nhiều ít thì số lượng mè (hồ ma) cũng lại như vậy. Nhóm lúa đậu khác tuỳ ý Hộ Ma, cuối cùng đã mãn bơ Hộ Ma. Cầu thỉnh Hoả Thần cùng với phát Khiển dùng Chân Ngôn ấy. Nhóm Sái Tịnh (rưới vảy cho sạch) dùng Chân Ngôn lúc trước. Hoặc tuỳ theo Thuyết khác nếu có Chân Ngôn dùng để Hộ Ma thì tuỳ ý mà dùng.

 

PHÂN BIỆT HỘ MA PHẨM THỨ MƯỜI

_Tiếp theo nói việc của Tức Tai, Tăng Ích với Giáng Phục; Pháp sai biệt của ba loại Hộ Ma. Y theo làm Mạn Trà La ấy, tuỳ theo việc mà làm Hộ Ma.

Nếu làm Tức Tai Hộ Ma thì ngồi hướng mặt về phương Bắc

Nếu làm Tăng Ích Hộ Ma thì ngồi hướng mặt về phương Đông

Nếu làm Giáng Phục Hộ Ma thì ngồi hướng mặt về phương Nam

Nếu làm Tức Tai Mạn Trà La cùng với Hộ Ma thì làm cái lò hình tròn, nếu Tăng Ích thì làm lò hình vuông, nếu Giáng Phục thì làm lò hình tam giác

_Nếu làm Tức Tai Mạn Trà La với Hộ Ma thì nên dùng màu trắng, Tăng Ích màu vàng, Giáng Phục màu đen.

_Nếu làm việc Tức Tai thì ngồi ở toà hoa sen. Làm việc Tăng Ích thì ngồi ở toà cỏ. Làm việc Giáng Phục thì đem bàn chân phải đạp lên bàn chân trái, ngồi xổm đừng ngồi sát đất.

_Dùng Tâm vắng lặng làm việc Tức Tai, dùng Tâm vui vẻ làm việc Tăng Ích, dùng Tâm phẫn nộ làm việc Giáng Phục. Hoặc tuỳ theo Bản Pháp đã nói, y theo đấy mà làm.

_Nếu làm việc Tức Tai, dùng cành cao nhất của cái cây để làm Hộ Ma. Nếu làm việc Tăng Ích, dùng cành ở giữa của cái cây để làm Hộ Ma. Nếu làm việc Giáng Phục, nên dùng rễ cây để làm Hộ Ma.

_Nếu làm việc Tức Tai, nên mặc áo cỏ tranh. Nếu làm việc Tăng Ích, nên mặc áo đay rơm (sô ma). Nếu làm việc Giáng Phục, nên mặc áo màu xanh với áo thấm máu, hoặc áo phá uế, hoặc lại ở trần (loả hình).

_Nếu làm việc Tức Tai nên dùng bơ, sữa, hoa lúa gạo, Đại Mạch, Mật với cháo sữa, mầm của cỏ tranh kèm với hoa Quân Na, lá cây Chú Đa với Bạch Đàn Hương, gỗ với quả của cây Ô Đàm Mạt La, cây A Du Tha, cây Khổ Luyện, quả của cây Thiêm Di, cây Ba La Xà với các vật khác để làm Hộ Ma.

Nếu làm việc Tăng Ích nên dùng cháo sữa, cơm sữa đặc, Mật, sữa với cơm, cháo sữa đặc, mè với ba thức ăn màu trắng, Thiên Mộc, Hồi Hương với Thiên Môn Đông, Long Hoa, quả Vĩ Lô Bà, các loại lúa đậu với củi….từ nhóm vật khác để làm Hộ Ma

Nếu làm Pháp Giáng Phục nên dùng hạt cải đỏ, máu với dầu hạt cải, thuốc độc, xương, tro, tóc, cây Kinh, loại cây gai, cây Tỳ Đa La, cây Cú Tra, cây Đa La, cây có gai nhọn…để làm hộ ma.

Việc của ba loại Hộ Ma như vậy, giả sử ở Bản Pháp chẳng nói thì nên y theo Pháp này.

_Tiếp theo A Xà Lê quán sát Đệ Tử ấy đáng được nhận Pháp Khí thì nên Quán Đỉnh, tức nên như Pháp cho Quán Đỉnh ấy.

Đệ Tử ấy trước tiên nên Quán Đỉnh, thỉnh A Xà Lê cùng với Bố Thí. Thoạt tiên chuẩn bị toà ngồi sạch mới, dùng Biện Sự Chân Ngôn trì tụng vào toà ngồi ấy, để ở trong Quán Đỉnh Mạn Trà La. Lại chuẩn bị lọng trắng mới sạch, ở trên treo vòng hoa. Lại treo vải lụa màu trắng. Dùng mạn Trà La Chủ Chân Ngôn trì tụng vào nhóm hoa ấy, lại ở bên trong Mạn Trà La để các vật dụng Cát Tường.

A Xà Lê và Đệ Tử ấy như Pháp Hộ Thân, khiến ngồi ở chính giữa Mạn Trà La. A Xà Lê ấy nên đem Ngưu Tô hoà chung với hương, dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn trì tụng vào hương ấy, xông ướp Đệ Tử….liền đem cái lọng ấy che ngay bên trên.

Lại khiến người khác cầm cây phất lông đuôi trâu với quạt lò hương, trong rương để cái áo kèm chứa đầy Thương Khư với gân, các vật cát tường….Khiến cầm cái rương ấy, lại cầm bát sữa đặc nhỏ…Vật của nhóm như vậy đều khiến người cầm. Nếu chuẩn bị được thì nên làm âm thanh, lại cầm cầm bốn cái bình khiến đứng ở bên cạnh.

A Xà Lê ấy tụng các Diệu Già Đà cát tường.

Nay đã lược nói thứ tự như vậy. Nếu muốn rộng làm thì nên y theo Bản Pháp.

_A Xà Lê ấy nên đỉnh lễ khắp tất cả các Tôn trong Mạn Trà La, vì Quán Đỉnh cho nên chí thành Khải Thỉnh. Liền nên phụng trì cái bình đã được trì tụng một trăm biến lúc trước, từ từ nên nhiễu quanh Mạn Trà La. Nhiễu ba vòng xong, lại dùng ba loại Chân Ngôn trì tụng vào cái bình ấy, kết Thủ Ấn để ở trên đỉnh đầu, kèm tụng Căn Bản

Chân Ngôn. Trở lại tụng Chân Ngôn này cho Đệ Tử kia Quán Đỉnh

Nếu làm Truyền Pháp Quán Đỉnh, nên ngồi hướng mặt về phương Tây. Nếu làm Tức Tai Quán Đỉnh nên ngồi hướng mặt về phương Đông. Nếu làm Giáng Phục Quán Đỉnh nên ngồi hướng mặt về phương Nam.

Quán Đỉnh xong rồi. Tiếp theo A Xà Lê ấy tự dùng tay cầm cái áo ấy khiến Đệ Tử mặc vào, cùng với dùng hương xoa bôi xoa trên thân Đệ Tử ấy, kèm với nhóm hoa cúng dường. Cũng đem vòng hoa ràng quấn hai vai, lại cho vòng xuyến khiến đeo ở cổ tay.

A Xà Lê tự tay cầm cái lọng ấy, khiến Đệ Tử nhiễu quanh Mạn Trà La. Nhiễu ba vòng xong, cũng đến cửa Tây liền luôn lễ bái. Cái lọng kia tuỳ theo thân đưa qua lại che đầu.

A Xà Lê ấy khải thỉnh các Tôn, nói lời như vầy: “Tôi (họ tên…) cho Đệ Tử (họ tên…) quán đỉnh xong rồi. Nay phó chúc các Tôn khiến trì Minh Tạng”.

Nói lời này xong, nên buông cái lọng, khiến Đệ Tử kia đứng dậy đối trước Mạn Trà La, vì Đệ Tử nói Tam Ma Gia Giới: “Nay ngươi đã thành Mạn Trà La A Xà Lê , bậc trì Minh Tạng. Chư Phật, Bồ Tát với Chân Ngôn Chủ, tất cả Thiên Thần đã cùng biết ngươi. Nếu thấy có người đáng được làm Pháp Khí thì nên thương xót kẻ ấy, cho làm Mạn Trà La Giáo khiến trì tụng”

Tiếp theo A Xà Lê ấy nên vì Đệ Tử, y như Pháp lúc trước mà làm Hộ Ma. Nhúm lửa cháy xong, dùng Mạn Trà La Chủ Chân Ngôn Hộ Ma Ngưu Tô một trăm lần, lại dùng Tịch Tĩnh Chân Ngôn; bơ, mật, váng sữa đặc (lạc) cùng hoà chung với cơm…Hộ Ma một trăm lần. Lại dùng mè Hộ Ma một trăm lần.

Như vậy làm xong, dùng nước sạch ấy rưới lên đỉnh đầu Đệ Tử.

_Tiếp theo nên rộng bày Mạn Trà La ấy, giải nói các Tôn, chỉ dạy tướng của Bản Thủ Ấn, lại dạy Minh Vương Chân Ngôn. Tiếp theo, dạy nay ngồi ở một chỗ trì tụng Chân Ngôn đã đắc được. Tiếp theo, dạy đem các hương hoa cúng dường Bản Tôn cùng với các Tôn khác.

_Tiếp theo, Đệ Tử ấy ở chỗ Hộ Ma, dùng Tâm chí thành lễ bái A Xà Lê, tuỳ theo chỗ cần dùng cần phải bố thí, hoặc tuỳ theo hết thảy vật thày đều dâng cho. Ấy là: tự trợ giúp vợ con, vật của nhóm tiền tài. Hoặc tuỳ theo chỗ mà A Xà Lê đã hoan hỷ thì nên cho vật ấy. Hoặc thứ mà mính tự yêu thích cũng nên dâng cho. Nếu người nghèo túng thì dùng sức phụng sự khiến cho Tôn vui vẻ. Song, ở trong các Thí (dâng cho) thì việc phụng sự là hơn hết

Phàm muốn bố thí. Trước tiên dâng hai bộ quần áo, sau đó buông cho các vật khác. Cầu thành tựu nên dâng cho như vậy.

Nếu cầu Tam Ma Gia (Samaya) liền nên bố thí quần áo với vàng, con bò mẹ và con nghé, với tuỳ theo cái có của thân đều nên bố thí, cho đến thân của mình. Người cầu Tam Ma Gia nên dâng cho như vậy.

_A Xà Lê ấy tiếp theo dạy các nhóm Đệ Tử, thứ tự khiến ngồi xuống, tự đọc Kinh Bát Nhã khiến nhóm ấy nghe. Tiếp theo vì nhóm ấy đều nói Tam Ma Gia Giới: “Các ngươi từ hôm nay, thường đối với Tam Bảo với các Bồ Tát, các Chân Ngôn Tôn…cung kính cúng dường. Đối với Kinh Đại Thừa luôn sinh sự hiểu biết thù thắng (thắng giải). Phàm thấy tất cả Tam Bảo cũng thấy người thọ nhận Tam Ma Gia Giới, nên sinh yêu thích. Ở chỗ của Tôn Giả luôn sinh cung kính. Đối với các Thiên Thần đừng sinh giận dữ nghi ngờ….cần phải cúng dường. Đối với Ngoại Giáo ấy chẳng được tin học. Phàm người đến cầu xin thì tuỳ theo cái mình có mà ban cho. Đối với các hữu tình luôn khởi Từ Bi. Đối với các Công Đức, luôn siêng cầu tu tập, thường ưa thích Đại Thừa. Đối với Minh Tạng Hạnh luôn siêng năng tinh tiến trì tụng Chân Ngôn. Đối với hết thảy Pháp bí mật của Kinh Minh Tạng…nếu người không có Tam

Ma Gia đều chẳng nên vì họ nói Chân Ngôn với Ấn. Học đủ Minh Tạng, bí mật thọ trì” Như vậy nói Tam Ma Gia xong, mỗi mỗi đều chỉ bày Bản Ấn cùng với Chân Ngôn đã đắc được ấy, Bộ đã phụ thuộc kèm với nói Bản Mạn Trà La ấy.

Tiếp theo A xà Lê nên tự rưới vảy thân của mình, rồi dâng Át Già của các Tôn, thứ tự cúng dường mỗi một các Tôn. Tiếp theo dùng Mạn Trà La Chủ Chân Ngôn Hộ Ma 108 biến. Lại dùng Tịch Tĩnh Chân Ngôn Hộ Ma 108 biến. Tiếp theo dùng Bộ Tạm Chân Ngôn Hộ Ma 21 biến. Tiếp theo dùng mỗi mỗi Chân Ngôn của các Tôn, dùng Ngưu Tô Hộ Ma bảy biến. Sau đó dùng Chân Ngôn vốn đã trì, tuỳ ý Hộ Ma.

Tiếp theo liền như Pháp tế tự các phương. Tế tự xong, trước tiên rửa tay, rưới vảy cho sạch (sái tịnh) cho mình với Đệ Tử. Dùng nhóm hương hoa thứ tự cúng dường tất cả các Tôn cùng với Đỉnh Lễ. Chỗ để cúng dường, dùng Tâm chí thành phụng thí, sau đó ứng dụng.

Phàm tuỳ theo Pháp Mạn Trà La đã làm, cần thiết nên thành thục hiểu biết thấu tỏ, sau đó mới làm Mạn Trà La. Pháp giống Kinh để bên cạnh, luôn luôn tra xét bản, sợ có sai lầm thì sao lại chẳng kỹ càng?!…

_Phàm khi làm Mạn Trà La thời nên khiến người Trợ Thành Tựu hộ giúp bên ngoài chỗ ấy. Mỗi khi ra ngoài thời trước tiên người trợ giúp ấy đi vào chỗ đấy, khiến làm thủ hộ đều chẳng để cho trống rỗng. Nếu không có Để Tử nhận cầm sợi dây, tức trước tiên đóng cây cọc ở một đầu, tự mình nắm chặt mà làm lối đi giới hạn (giới đạo). Nếu không có người Trợ Thành Tựu thì tất cả các việc đều nên tự mình làm.

Người Trợ Thành ấy nếu có bệnh hoạn cùng với không có Giới, cũng chẳng thanh tịnh, chẳng biết rõ các việc. Giả sử có hiểu Minh Tạng thì cũng chẳng nên chọn lấy.

_Nếu làm Mạn Trà La xong rồi, chợt có Ngoại Đạo sinh trong nhà Tộc Tính, Tâm Hạnh mềm mại thiện lành, có sức mạnh, chính trực, tin tưởng ái mộ sâu xa…tự đi đến hớn hở mong cầu được vào Mạn Trà La. A Xà Lê ấy biết người kia có niềm tin, giả sử làm Mạn Trà La xong rồi thì khiến người ấy vào Chính Pháp, cho nên lúc đó cùng với người kia làm Pháp Triệu Thỉnh, khiến vào Mạn Trà La. Nhóm Đệ Tử ấy, hoặc nếu chẳng đủ tướng vốn thiện lành ấy cùng với thiếu Pháp thì nên làm Tức Tai Hộ Ma.

Nếu làm Mạn Trà La, trước tiên nên tâu với vị vua nước ấy, khiến hứa cho đến chỗ của vị vua ấy, chọn lấy Tránh Sĩ có uy thế đều cầm khí trượng, dùng Tâm không sợ sãi, đứng nhiễu quanh Mạn Trà La.

Hoặc nếu có Đệ Tử như vậy đáng nhận làm Pháp Khí thọ trì, thì khi triệu thỉnh Đệ Tử ấy, nếu chẳng có mặt thì nên làm hình người ấy mà làm Pháp của nhóm Triệu Thỉnh.

Hoặc có Đệ Tử dự định muốn Quán Đỉnh. Nếu người ấy chẳng có mặt thì nên cho Đệ Tử khác bổ sung vào số Quán Đỉnh.

Hoặc có Đệ Tử muốn cầu việc ấy làm Thọ Trì. Nếu chẳng có mặt thì chẳng được vì Đệ Tử ấy mà bổ sung người khác.

Nếu khi vì Đệ Tử Thọ Trì, nếu bất chợt chẳng đến thì nên biết A Xà Lê ấy nhìn xem (người kia) bị bệnh rất nặng cho đến bị chết.

_Nếu làm Pháp Triệu Thỉnh xong. Hoặc có nhân duyên như vậy thì ngày thứ hai chuẩn bị làm Mạn Trà La, ngày ấy nên làm Tức Tai Mạn Trà La, đến khoảng chiều tối liền lại Triệu Thỉnh, đến ngày thứ ba làm Mạn Trà La, Nếu ngay lúc chính thức làm Mạn Trà La, chợt có khuyết thiếu chút ít vật dụng thì chẳng nên chờ đợi. Hoặc nếu quá giờ, tức các nạn dấy lên.

Nếu khi làm Mạn Trà La, có các nạn dấy lên thì nên dùng Chân Ngôn Tị Trừ (ngăn ngừa trừ bỏ), hoặc dùng phương tiện khiến ngưng tai tạn. Nếu chẳng thể trừ bỏ thì hết thảy vật cúng dùng nước rưới vảy cho sạch (sái tịnh), một thời cúng dường với dâng Át Già, Phát Khiển các Tôn. Ngày khác nên làm Tức Tai Hộ Ma, sau đó làm cũng được.

_Như Mạn Trà La của bảy Minh Phi (Vidya-rājñī) nên làm bảy Viện. Y theo Bản Pháp ấy mà làm an trí, đừng nghi ngờ Pháp ấy, Pháp này trái ngược nhau. Pháp Mạn Trà La của Dược Xoa ấy cũng lại như vậy.

Hoặc có Mạn Trà La, Bản Pháp có thiếu sót thì y theo Pháp này mà làm Mạn Trà La

Hoặc có Mạn Trà La như vậy chỉ riêng Pháp khác thì trở lại y theo Pháp ấy mà làm Mạn Trà La.

Hoặc có Bản Pháp tuy nói rằng Mạn Trà La chẳng nói thứ tự thí nói chung y theo thứ tự của Pháp này nên làm như ở Trì Minh Tạng rộng nói Pháp Mạn Trà La, hoặc y theo Bản Pháp nói Mạn Trà La, hoặc như A Xà Lê truyền thụ nói Mạn Trà La…Nhóm như vậy đã nói thứ tự nên mỗi mỗi y theo Pháp ấy mà làm Mạn Trà La, đừng sinh nghi ngờ.

Nếu có Bản Pháp nói phần lượng của cái bình hoặc lớn hoặc nhỏ thì chỉ y theo Pháp này mà làm phần lượng, giả sử trái ngược Bản Pháp cũng không có lỗi lầm và lo lắng. Hoặc nếu ở chỗ các Tôn khác, muốn tăng thêm cúng dường thì cũng không có chỗ trở ngại. Phàm tuỳ theo tất cả việc Pháp đã nói, chẳng phải là che dấu tăng thêm lỗi lầm, nếu thiếu thì chẳng thành.

Hoặc có Mạn Trà La như vậy nói khiến các Đệ Tử đều cầm lò hương cùng với đèn sáng nhiễu quanh Mạn Trà La. Pháp Thù Dị như vậy, đều chẳng nên trái ngược, chỉ y theo điều ấy làm.

Hoặc có Pháp Mạn Trà La như vậy nói Tam Ma Gia đó, thời nói lời như vầy: “Các ngươi ngày nay được con thuyền Pháp chở ra khỏi sinh tử, hoặc thành Tâm rải hoa đều y theo thuyết ấy chẳng được trái ngược với điều ấy”. Pháp Thù Dị của nhóm như vậy đều y theo Bản Pháp mà làm. Nếu chẳng nói, ắt chẳng nên làm.

_Phàm vào Mạn Trà La đều có bốn loại Quán Đỉnh. Một là trừ nạn, hai là thành tựu, ba là tăng ích cho thân của mình, bốn là được địa vị A Xà Lê. Pháp Quán Đỉnh như vậy, lúc trước đã rộng nói.

Tiếp theo, nay sẽ thành Thọ Minh Quán Đỉnh. Vào Mạn Trà La tuỳ theo Minh (Vidya) đã được, muốn thành tựu thì dùng Chân Ngôn ấy trì tụng vào cái bình 300 biến xong, cho Quán Đỉnh ấy. Trở lại dùng Chân Ngôn ấy, vật đã Hộ Ma trì tụng bảy biến, sau đó một lần Hộ Ma, như vậy cho đến ba lần Hộ Ma. Đây gọi là Thọ Minh Quán Đỉnh thứ hai.

Nếu có bị vướng nạn, vì trừ nạn cho nên làm Quán Đỉnh. Đây gọi là Trừ Nạn Quán Đỉnh

Vì cầu an vui cùng với phú quý, kèm theo cầu con trai con gái, trừ sự chẳng lành cho nên làm Quán Đỉnh. Đây gọi là Tăng Ích Quán Đỉnh

_Phàm vâng chịu Quán Đỉnh thì chư Phật, Bồ Tát cùng với các Tôn kèm với nhóm Bồ Tát trì Chân Ngôn Hạnh thảy đều chứng minh, gia bị, hộ niệm. Hết thảy Chân Ngôn của Thánh Quán Tự Tại với Chấp Kim Cương thảy đều thành tựu. Tất cả Thiên Thần chẳng thể gây tổn hại thảy đều cung kính. Ở trong sinh tử chẳng bị rơi vào nẻo ác, chẳng sinh vào nhà nghèo túng với nơi hiềm ghét xấu ác của người chẳng đầy đủ , luôn nhớ Túc Mệnh, nhiều tiền tài vật dụng, đủ Giới, đoan chính…sẽ sinh vào cõi của Trời, Người luôn gặp đời có Phật. Đối với Tâm Bồ Đề ấy từng chẳng thoái lùi

Dâng cho các Tôn kèm xin vui vẻ, lại cầm Át Già mỗi mỗi đều dùng Bản Chân Ngôn như Pháp phát khiển. Hoặc y theo Bản Pháp mà làm Phát Khiển. Hết thảy vật dụng (Tư Cụ) nên phân tán ở con sông lớn, đem thức ăn uống cho người nghèo,chẳng nên cho chó với loài chim bậc dưới của nhóm quạ. Hết thảy tài vật ở Mạn Trà La thì A Xà Lê ấy đều nên thu lấy, tuỳ ý thọ dụng, đừng cho Đệ Tử. Nếu nhóm Đệ Tử dùng vật ấy thì bị đoạ Tam Ma Gia, thế nên A Xà Lê dùng vật ấy. Nếu A Xà Lê chẳng dùng vật ấy thì nên dâng cho Tam Bảo

Vật của nhóm lọng, cây phất lông đuôi trâu…nên dâng cho Phật. Vật của nhóm toà ngồi, hương hoa bôi, hương đốt…nên dâng cho Pháp. Vật của nhóm áo, bình, vật khí…nên dâng cho Tăng Già. Nếu không có Tăng Già thì nên dâng cho Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Đệ Tử ấy cho đến chút phần cũng chẳng được dùng.

Ngày thứ hai ấy làm đủ Pháp đã thiếu kèm theo Tức Tai, cho nên Hộ Ma 108 biến.

 

BỔ KHUYẾT PHẨM THỨ MƯỜI MỘT

Tiếp theo lại nói: Như lúc trước chẳng nói Pháp khuyết thiếu, điều mà ở các Pháp Mạn Trà La chưa nói. Ha Xà Lê ấy khéo hiểu Minh Tạng cùng với Chân Ngôn, đủ Giới, thanh tịnh với có Từ Bi, khéo hiểu vẽ Mạn Trà La, Tâm ngay thẳng trong sạch…thì nên làm Mạn Trà La. Hoặc ở trên nhà rộng sạch, chỗ ấy khiến cho bẳng phẳng ngay ngắn, dùng đất trắng xoa tô cũng được làm. Hoặc ở Thần Miếu cũng nên được làm. Ở trên nước, bày kín tấm ván sạch như Pháp Nê Trị (dùng bùn xoa tô sửa trị) mà làm ở bên trên.

Như Mạn Trà La của Thủ Hành Trung Tôn với Cổ Âm Tôn thì nên làm ở trên mặt nước.

Đất Tế Tự của Bà La Môn ấy với đất chứa thứ dơ uế bỏ đi, đất Mạn Trà La đã làm lúc trước…thì đều nên vứt bỏ.

Hoặc nói chỉ dùng một Đạo Chân Ngôn làm Mạn Trà La, liền y theo Pháp mà làm. Tức là Đa La Tôn Mạn Trà La ấy vậy.

Hoặc nếu có Mạn Trà La như vầy, đầy đủ tự có Chân Ngôn của Quyến Thuộc, trở lại y theo Pháp ấy mà làm. Tức là Phẫn Nộ Hoả Tôn Mạn Trà La vậy

Hoặc nếu có Mạn Trà La như vầy, Chân Ngôn ở Bổn Pháp chẳng đầy đủ thì nên lấy Chân Ngôn thông dụng của Đô Pháp làm Mạn Trà La

_Phàm chỗ ứng dụng của Chân Ngôn Mạn Trà La ấy. Trước tiên nên đều tụng đủ số một ngàn biến, đủ Phước Đức lớn, chẳng lâu lìa khỏi biển khổ sinh tử, sẽ được quả Vô Thượng Bồ Đề với người Quán Đỉnh ấy đủ vô lượng Công Đức của nhóm như vậy, đủ Chân Ngôn Tộc, thực hành Hạnh Bồ Tát. Thế nên A Xà Lê nêu hiểu Đô Pháp với Quán Đỉnh, hứa làm truyền Pháp, sau đó mới làm Pháp Mạn Trà La.

Nếu trái ngược với Pháp này làm Mạn Trà La tức chẳng thành tựu, khi chết bị rơi vào Địa Ngục. Vào Mạn Trà La ấy không có lợi ích, chẳng phải chỉ vô ích mà còn bị các chướng nạn dấy lên là: đói khát, bệnh dịch, hạn hán, các giặc cướp dấy lên, quốc vương tranh giành lẫn nhau, các Đệ Tử ấy bị Ma gây tổn hại, A Xà Lê ấy quyết định bị chết.

Nếu chẳng y theo Pháp làm Mạn Trà La thì có mọi loại nạn của nhóm như vậy dấy lên.

Nếu ở trong Phật Bộ được Quán Đỉnh, liền ứng với việc được làm A Xà Lê trong ba Bộ Mạn Trà La.

Nếu ở trong Quán Tự Tại Mạn Trà La được Quán Đỉnh, liền ứng với việc được làm A Xà Lê trong hai Bộ Mạn Trà La.

Nếu ở trong Chấp Kim Cương Mạn Trà La được Quán Đỉnh, liền ứng với việc được làm A Xà Lê ở trong một Bộ với trong các Mạn Trà La của Ma Đá Lợi Ca Thần

Đại khái khi làm Mạn Trà La thời chỉ cho một người thọ nhận A Xà Lê Quán Đỉnh. Ngoài ra Quán Đỉnh, hoặc ba hoặc năm ắt chẳng nên là số chẵn, đều dùng các vật cúng riêng để làm Quán Đỉnh. Người được thọ Minh Quán Đỉnh ấy ứng với Giáo thành tựu Pháp Mạn Trà La. Người được Quán Đỉnh khác nên dạy Chân Ngôn đã được, Bản Pháp với Pháp Thủ Ấn.

Nếu người ngu chẳng vào Mạn Trà La thì trì tụng Chân Ngôn tuy đủ biến sớ, cuối cùng chẳng thành tựu, lại khởi Tà Kiến. Khi người ấy hết mạng bị rơi vào Địa Ngục. Nếu có người cho Pháp Chân Ngôn ấy thì người ấy cũng bị đoạ Tam Ma Gia Giới, sau khi khết bị rơi vào Địa Ngục Lỗ La Bà.

Nếu đã mất niệm với phóng dật, cho nên đoạ Tam Ma Gia, liền nên trì tụng Bộ Tâm Chân Ngôn một lạc xoa biến, hoặc tụng A Na La Mộ A Ni Đà La Ni một ngàn biến, hoặc Tức Tai Hộ Ma, hoặc lại liền vào Đại Mạn Trà La

Nếu có người ngu chẳng hiểu Giáo Pháp, làm Mạn Trà La thì như phạm tội nặng Vô Gián, chỗ bị đoạ ấy cũng như vậy.

Nếu có như Pháp dùng cầu Công Đức làm Mạn Trà La thì Đại Bồ Tát ấy sinh vào Tịnh Thổ.

Người có vào Mạn Trà La ấy chẳng bị Quỷ Mỵ dựa vào, với các Cổ Độc, Tỳ Xá Già, Ma Hô La Già, La Sát. Mọi loại Yết La Ha kèm các Ma nạn đều chẳng thể gây hại. Tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, chẵng bị rơi vào nẻo ác, Chân Ngôn đã trì đều được thành tựu, chẳng lâu liền được thành quả Bồ Đề.

A Xà Lê ấy dùng Từ Bi cho nên cần phải dạy bảo một Đệ Tử thông hiểu Đô Pháp khiến cầm giữ Minh Tạng của Ta. Nay Ta đã nói tất cả Mạn Trà La Đô Pháp. Nếu người làm Mạn Trà La đều y theo Pháp này mà làm.

Nếu đem Pháp này cho Đệ Tử thì trước tiên dạy Minh Vương Chân Ngôn, Thủ Ấn với Đại Thủ Ấn, các Mạn Trà La. Sau đó mới cho Pháp bí mật này.

KINH NHUY TỨ GIA

(Hết)