KINH NHỮNG ĐIỀU BỒ-TÁT HẢI Ý HỎI VỀ PHÁP MÔN TỊNH ẤN
Hán dịch: Đời Triệu Tống, Sa-môn Duy Tịnh
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 13

Lại nữa, Hải Ý! Sao gọi là Kim cang cú? Nghĩa là chính tự thân là Kim cang cú, vì tự tánh không phân biệt. Này Hải Ý! Kim cang cú này chọn lựa ở trong các kiến mà chuyển hóa vô minh, vì kim cang cung kính này, thể nhập nơi các Minh. Kim cang cú này nhận biết khắp ở trong các đối tượng duyên mà chuyển hóa biên vực của năm vô gián, đó là Kim cang cú, vì không bình đẳng gia hạnh. Kim cang cú này biết khắp các gia hạnh mà chuyển hóa cõi tham, ấy là Kim cang cú, vì bình đẳng lìa cõi tham. Kim cang cú này là bình đẳng ở nơi tham lìa tham mà chuyển hóa cõi sân, đó là Kim cang cú vì cõi từ bình đẳng. Kim cang cú này phá các cõi sân, si, đó là Kim cang cú vì ánh sáng của tuệ bình đẳng. Kim cang cú này khai mở minh tuệ cho một chúng sinh và tất cả chúng sinh, đó là Kim cang cú vì bình đẳng vào khắp mọi chúng sinh. Kim cang cú này tùy duyên biết rõ tự tánh của chúng sinh, tâm của một chúng sinh là tâm của tất cả chúng sinh, đó là Kim cang cú vì thể nhập vô tâm. Kim cang cú này tùy duyên biết rõ tự tánh của tâm một Đức Phật là tất cả Đức Phật, xưa nay sáng tỏ, đó là Kim cang cú vì vào khắp chân như bình đẳng. Kim cang cú này tùy cơ biết rõ tánh trí bình đẳng của một cõi nước là tất cả cõi nước, đó là Kim cang cú vì vào khắp vô tận cõi nước. Kim cang cú này tùy duyên biết rõ hư không bình đẳng, tất cả pháp là một pháp, đó là Kim cang cú vì vào khắp tất cả pháp tánh bình đẳng. Kim cang cú này tùy duyên biết rõ pháp môn bất nhị, tất cả pháp là pháp Phật, đó là Kim cang cú vì ở nơi tất cả chốn, trí tuệ đều tùy thuận thể nhập lãnh hội. Kim cang cú này tùy duyên biết rõ định kim cang dụ, sự nghiệp quân ma là sự

nghiệp của chư Phật, đó là Kim cang cú vì vào khắp các ma nghiệp tùy cơ thức tỉnh. Kim cang cú này siêu vượt tất cả ma sự, tất cả ngữ ngôn là ngữ ngôn Như Lai, đó là Kim cang cú vì vào khắp tất cả âm thanh, tùy duyên biết rõ. Kim cang cú này tùy duyên biết rõ pháp bất khả thuyết, vì tất cả pháp là vô sinh, đó là Kim cang cú vì thể nhập vô diệt. Kim cang cú này là siêu vượt nẻo sinh, lão, bệnh, tử vì tất cả pháp là không khởi, đó là Kim cang cú vì thể nhập sự không dừng nghỉ. Kim cang cú này có thể tùy chuyển nơi các pháp tịch diệt.

Này Hải Ý! Các Kim cang cú như vậy là cú không thể phá hoại; là cú tinh diệu; là cú bình đẳng; là cú Thánh đế; là cú kiên cố; là cú không có các thứ loại; là cú ái lạc; là cú bất đoạn; là cú tịch tĩnh tịch tĩnh khắp cận tịch tĩnh; là cú vô tác dụng; là cú bất hòa hợp; là cú vào cõi không cõi; là cú vô hành; là cú chân tánh;là cú như thật, là cú không trái với Phật; là cú không hủy báng pháp; là cú không phá Tăng; là cú như chỗ giảng; là cú ba luân thanh tịnh; là cú dũng mãnh; là cú Phạm hạnh; là cú không tịch; là cú hư không; là cú Giác chi; là cú vô tướng; là cú vô nguyện; là cú pháp tướng; là cú tâm ý thức vô trú; là cú dẹp trừ chư ma ngoại đạo; là cú thanh tịnh sáng tỏ vô cấu; là cú quán chiếu Bồ-đề; là cú tuệ quang minh; là cú không pháp hiển bày; là cú rốt ráo không sinh không diệt; là cú tự thanh tịnh cảnh giới; là cú cảnh giới Phật; là cú không tư duy, phân biệt, biến kế; là cú pháp giới vô sai biệt cú; là cú nhập nơi cú của vô cú. Này Hải Ý! Các cú kim cang thắng diệu như vậy, nếu Bồ-tát nào có thể lãnh thọ, quyết định lựa chọn nghĩa ấy thì ta cho rằng người đó nhất định sẽ ngồi đạo tràng Bồ-đề, gầm lên tiếng Sư tử.

Lúc Thế Tôn thuyết giảng Môn cú, Ấn cú, Kim cang cú, trong hội này có tám ngàn Bồ-tát chứng nhập tất cả pháp môn Ấn Đà-la-ni, vào khắp Tam-ma-địa ý lạc của tất cả chúng sinh.

Bấy giờ, những vị đến tập hội, tất cả chúng Đại Bồ-tát ở mười phương thế giới, nghe pháp này, rồi đều vô cùng hoan hỷ, tâm ý phấn khích, mỗi mỗi vị đều dùng thần lực, tùy từ chỗ đến là các cõi nước của chư Phật, trong mỗi mỗi cõi nước ấy, mỗi vị đều có vòng hoa, hương xoa, hương bột đem đến trong pháp hội này nên đều mưa xuống các hương hoa vi diệu đầy khắp, tất cả đều dùng các phẩm vật báu ấy dâng cúng Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni Như Lai và chánh pháp này, nguyện cho chánh pháp ấy được trụ lâu thế gian. Chư Bồ-tát này thực hiện cúng dường xong thì cùng phát khởi diệu âm tán thán Đức Thế Tôn nên nói kệ:

Vô tướng hiển bày các sắc tướng
Một tướng ly tướng – Đại Thánh tôn
Các tướng bình đẳng – tướng vô tướng
Đảnh lễ, an trú tướng chân thật.
Vào tất cả ngôn âm chúng sinh
Vào nơi âm thanh trí tùy nhập
Tất cả âm thanh, cửa giải thoát
Đảnh lễ bình đẳng, tâm giải thoát.
Các tâm hành thế gian sai khác
Tâm như huyễn nên không chỗ giác
Vô hành bình đẳng hành không hành
Con lễ hư không tâm sáng tỏ.
Vô, hữu bình đẳng, bờ không bờ
Pháp, pháp phân biệt lìa phân biệt
Tất cả tâm ý vốn vắng lặng
Con nay đảnh lễ tâm vắng lặng.
Phật biết vận dụng các nhân duyên
Phật thường tuyên nói các nhân hành
Nhân duyên giải thoát trong bản tế
Phật biết thật tế chân bình đẳng.
Nay vào nơi ấy tướng bình đẳng
Con quán Thiện thệ thân phi thân
Không thể phân biệt thân hữu tướng
Nên hiện các diệu tướng sai biệt.
Tất cả mười phương cõi chư Phật
Đều cùng vào trong cõi Phật này
Mà cõi Phật ấy không hề tăng
Cõi ấy không động cũng không giảm.
Các tâm bình đẳng, tâm vô tâm
Tâm huyễn không khác, không phan biệt
Biết rõ bình đẳng – tâm Bồ-đề
Thế Tôn thường hành pháp bình đẳng.
Thể nhập pháp giới bình đẳng giới
Các pháp vô tánh đều thể nhập
Tánh thường bình đẳng trong nhiễm tịnh
Con lễ Đấng lợi lạc thế gian.
Nhật, nguyệt có thể rơi xuống đất
Gió không hình tướng còn buộc được
Thổi bay Tu-di cũng như bụi
Chỉ Phật Thế Tôn không vọng thuyết.
Ngữ ngôn chân thật vốn thanh tịnh
Tâm tịnh như không – tâm sáng tỏ
Pháp tục tham ái chẳng nhiễm tâm
Như sen không nhiễm ở ba cõi.
Hoặc nghe khen ngợi không vui mừng
Hoặc nghe hủy báng không nổi sân
Như núi Tu-di không lay động
Con lễ Đấng lợi lạc thế gian.

Chúng Đại Bồ-tát nói kệ xong đều bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Vì Phật Thế Tôn xuất hiện ở đời là của báu xuất hiện; là pháp lạc xuất hiện; là niệm tuệ, hạnh trí xuất hiện; là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, thắng tuệ xuất hiện; là Từ, Bi, Hỷ, Xả xuất hiện; là thắng nghĩa xuất hiện; là Thật đế xuất hiện; là chánh pháp xuất hiện; là sự chứng pháp xuất hiện; là pháp Niệm xứ, Chánh cần, Thần túc, Căn, Lực, Giac, Đạo xuất hiện; là Xa-ma-tha xuất hiện; là Tỳ-bát-xá-na xuất hiện; là sáu thông, ba minh, tám giải thoát xuất hiện. Nói tóm lại là đoạn dứt tất cả pháp bất thiện và xuất sinh tất cả pháp thiện.

Lúc ấy, trong pháp hội có một vị Bồ-tát tên là Tuệ Tích, bạch Phật:

Bạch Thế Tôn! Như chỗ hiểu của con về điều Phật nói:

–Vì có thân nên các kiến sinh ra; Phật xuất thế vì đời có vô minh, hữu ái; Phật xuất thế vì có tham, sân, si sinh khởi; Phật xuất thế vì bốn điên đảo, năm ái, sáu nhập, bảy thức xứ, tám pháp tà, chín não xứ, mười nghiệp bất thiện sinh khởi nên Phật xuất thế. Vì sao? Vì đoạn nghiệp bất thiện của tất cả chúng sinh nên Phật xuất thế. Nhưng Phật cũng không đối trị và tăng lực thù thắng. Vì không đối trị nên Phật xuất thế. Bạch Thế Tôn! Nếu chư Bồ-tát muốn biết nhân duyên của chư Phật xuất thế thì nên biết như vậy, nên tu học như vậy.

Phật nói:

–Này thiện nam! Đúng vậy, đúng vậy, đúng như ông nói! Chư Phật xuất thế nên biết như vậy, nên tu học như vậy, vì nhân duyên của chư Phật xuất thế như vậy; chư Pháp xuất thế cũng lại như vậy.

Bấy giờ, Đại Bồ-tát Hải Ý bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Bồ-tát mới phát tâm nghe nói nhân duyên của Phật xuất thế như vậy, họ vẫn không hiểu: Phật xuất thế là thế nào?

Phật bảo Đại Bồ-tát Hải Ý:

–Nhân duyên Phật xuất thế, Bồ-tát tùy theo sự ứng hợp của mình mà tâm được thanh tịnh. Vì sao? Hải Ý nên biết, Bồ-tát có bốn hạng. Những gì là bốn?

  1. Bồ-tát mới phát tâm.
  2. Đang ở phần vị tu hành.
  3. Bồ-tát bất thoái chuyển.
  4. Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ.

Hải Ý trong bốn loại Bồ-tát này, nếu Bồ-tát mới phát tâm quán sắc tướng trang nghiêm Phật Như Lai thì tâm được thanh tịnh. Nếu Bồ-tát đang ở phần vị tu hành quán tất cả công đức thắng diệu thành tựu của Phật Như Lai thì tâm được thanh tịnh. Nếu Bồ-tát bất thoái chuyển quán thân tâm Phật thì được thanh tịnh. Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ không quán sắc tướng của Phật trang nghiêm, không quán chủng tánh, dòng dõi Phật, cũng không quán công đức thành tựu của Phật, vì trong đó đều không pháp nào có thể quán. Vì sao? Vì tuệ quán chiếu, vì sức Tuệ nhãn, vì tuệ thâu giữ, vì tuệ vô hành, đều lìa các hý luận. Bồ-tát ấy không quán như vậy, cũng không phải không quán. Vì sao? Vì hữu kiến và vô kiến là nhị biên, Bồ-tát này đối với kiến và phi kiến đều lìa nhị biên, nên quán Phật như vậy. Vì quán Phật như vậy nên quán thân cũng vậy; quán thân thanh tịnh rồi, quán Phật thanh tịnh; quán Phật thanh tịnh rồi, nên biết tất cả các pháp cũng như vậy. Trong khi quán như vậy mà được thanh tịnh, ấy là trí quán, đó tức là quán Phật chân thật.

Này Hải Ý! Chính vì vậy nên xưa kia, lúc ta thấy Phật Nhiên Đăng, ta liền đắc pháp Nhẫn vô sinh và tương ưng với nhẫn vô sở đắc. Ngay lúc đó, ta bay lên hư không cao bảy cây đa-la, ở trong hư không liền chứng đắc trí Nhất thiết trí, sức không sai biệt vĩnh viễn đoạn dứt các kiến, siêu vượt các tư duy, biến kế phân biệt, ở trong các cảnh giới, ý vô sở trụ. Lúc đó ta đắc sáu vạn môn Tam-ma-địa, cho nên Như Lai Nhiên Đăng vì ta mà thọ ký: “Tương lai ông sẽ được làm Phật hiệu là Thích-ca Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Lúc ta được Đức Phật ấy nói về sự thọ ký nhĩ căn của ta không hề đối ngại, cũng không do thức khác mà có chỗ biết rõ. Ta có chỗ thấy ở trong sự hòa hợp mà không chỗ trú. Khi đó, ta không tưởng Phật hay không Phat, tưởng ngã hay vô ngã, tưởng thọ ký hay không thọ ký.

Này Hải Ý! Cho nên Bồ-tát ba luân thanh tịnh sẽ được thọ ký thành Phật. Người có ba luân thanh tịnh là không tưởng Phật hay không Phật, tưởng ngã hay vô ngã, tưởng thọ ký hay không thọ ký. Này Hải Ý! Lại có ba luân thanh tịnh. Những gì là ba? Đó là không chấp ngã; không chấp chúng sinh; không chấp pháp. Lại có ba luân thanh tịnh: Đó là không chấp danh, không chấp sắc tướng, không chấp đối tượng. Lại có ba luân thanh tịnh: Đó là biết trí quá khứ đã qua, trí vị lai chưa đến, trí hiện tại trú pháp giới. Lại có ba luân thanh tịnh: Đó là trí về thân như ảnh tượng, trí về lời như tiếng vang, trí về tâm như huyễn. Lại có ba luân thanh tịnh: Đó là năm uẩn và pháp uẩn bình đẳng, mười tám giới và pháp giới bình đẳng, mười hai xứ quán như không tụ. Lại có ba luân thanh tịnh: Đó là biết rõ về Không, tin thuận Vô nguyện, Vô tướng, vô cầu. Hải Ý! Nếu ba luân thanh tịnh tức là tất cả pháp thanh tịnh. Cho nên nếu chư Bồ-tát ba luân thanh tịnh thì nên tu trí phương tiện thiện xảo.

Bồ-tát Hải Ý lại bạch Phật:

–Hy hữu Thế Tôn! Bồ-tát Bất thoái chuyển có thể đạt đầy đủ trí pháp thâm diệu. Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ-tát ấy có thể đầy đủ trí pháp như vậy thì có thể khéo thành tựu trọn vẹn công đức.

Phật bảo Bồ-tát Hải Ý:

–Này Hải Ý nên biết! Bồ-tát đang trụ vị ấy, nhờ sức của bản nguyện nên làm việc thù thắng. Giả như Bồ-tát ấy thoái vị thì nhờ sức bản nguyện nên cũng không hoại các công đức đã thành thục. Hải Ý! Ở đời có một hạng người vô trí không thể hiểu được chỗ giảng nói của ta, nay dùng thí dụ để khiến cho người nghe hiểu được. Hải Ý! Ví như thế gian có ruộng mía, ruộng lúa, hoặc ruộng đậu, người nông phu canh tác đối với các ruộng ấy đều làm hoàn tất mọi việc: mở đường nước, dẫn nước vào ruộng, nước chảy vào khắp đủ. Người nông phu ấy khéo sắp đặt rồi lại nghỉ ngơi ở chỗ khác. Nơi các ruộng ấy, nước tùy chỗ đi qua và tự nhiên vào ruộng, chứ không nhờ công sức người làm ruộng bỏ ra mà các ruộng gieo trồng đều được thành tựu. Bồ-tát cũng vậy, hoặc lúc Bồ-tát tuy ở Tán vị nhưng có phương tiện khéo léo nên ở trong thiện căn tương tục của tất cả chúng sinh mà có thể thành thục. Tùy chỗ thuyết giảng tất cả pháp Phật ấy mà thiện căn nơi các cõi đều được viên mãn. Bồ-tát ấy tâm ý thanh tịnh, khéo hộ giới uẩn. Hoặc ở trong định, nhờ sức của bản nguyện nên có thể thành tựu đầy đủ các thiện căn, khiến chúng sinh đối với pháp Phật, tất cả pháp thiện liên tục lớn mạnh.

Này Hải Ý! Vì duyên cớ ấy nên các Bồ-tát tùy theo sự ứng hợp của mình, không nhờ dụng lực mà tự viên mãn thiện căn; lại khéo hồi hướng nơi Nhất thiết trí nên Bồ-tát hoặc định, hoặc tán đều nhờ vào sức của bản nguyện, ở trong các thiện căn, thân tâm thư thái, niệm không tán loạn không học thừa, khác chí hướng Đại thừa.

Này Hải Ý! Ví như trong thành có một cây lớn, có người muốn đến chặt các rễ cây ấy, chặt rồi liền đi; lúc chặt cây, cây dần dần ngã thấp xuống, cuối cùng ngã xuống đất theo phía đã chặt. Bồ-tát cũng vậy, ở trong lâu xa đã tu tập pháp thiện, hướng về Nhất thiết trí, dần dần thể nhập Nhất thiết trí, rốt cùng thành thục tất cả thiện căn. Đã thành thục rồi đều dùng để hồi hướng nơi Nhất thiết trí, hồi hướng cho tất cả chúng sinh thêm nhiều công đức. Nguyện hồi hướng khiến Thánh chúng của Tam bảo không đoạn không tuyệt; hồi hướng thân tướng trang nghiêm viên mãn, đầy đủ các tướng tốt; hồi hướng viên mãn ngữ nghiệp trang nghiêm, rộng vì chúng sinh thuyết pháp không hư dối; hồi hướng tâm nghiệp trang nghiêm, thường nghĩ đến định nguyện thành tựu của chư Phật mà Bồ-tát ấy không dụng công, không chỗ giác ngộ mà đều có thể thành thục tất cả thiện căn để hồi hướng đến khắp Nhất thiết trí, không rơi vào thừa khác, hoặc định hoặc tán. Đối với pháp phần Bồ-đề tu tập viên mãn, đều là do sức hồi hướng của bản nguyện phương tiện thiện xảo.

Này Hải Ý! Lại như Bí-sô nhập Diệt định trước tiên phải cần đợi nghe tiếng kiền chùy, sau đó mới xuất định. Vị ấy vào định rồi mà tiếng kiền chùy cũng chưa vào trong định, sau đó Bí-sô ấy nhờ tiếng kiền chùy mới khởi định. Bồ-tát cũng vậy, muốn giải thoát tất cả chúng sinh thì phải khởi thệ nguyện đại Bi: Ta sẽ cứu độ tất cả chúng sinh khiến họ giải thoát hết thảy, đều sẽ thành tựu hạnh nghiệp Bồ-đề”. Đối với các chúng sinh, thi hành tâm Từ rộng lớn, ở trong dòng sinh tử, vận tâm ý thức cứu độ rộng khắp. Tuy nhập định, dùng bản nguyện đại Bi độ thoát chúng sinh nên không bao giờ rơi vào thừa Thanh văn, Duyên giác. Sau đó từ định khởi xuất, khai phát chánh tuệ, trở lại tích tập pháp phần Bồ-đề, rộng vì chúng sinh mà hóa độ, thành tựu đầy đủ.

Này Hải Ý! Ông hãy quán sự nghiệp hành dụng của các Bồ-tát đều là tối thắng, tuy nhập trong Tam-ma-địa tịch tĩnh mà có thể siêu vượt cảnh giới giải thoát của Thanh văn, Duyên giác.

*********

Lại nữa, này Đại Bồ-tát Hải Ý! Nay ta dùng ví dụ để làm sáng tỏ nghĩa này. Ví như ở thế gian có hai người: Một người mặc áo giáp kim cang kiên cố nhảy vào trong đống lửa lớn; một người thì mặc áo giáp cỏ khô cũng nhảy vào trong đống lửa lớn đang cháy bùng. Này Hải Ý! Ý ông thế nào? Trong hai người ấy người nào bị lửa thiêu cháy, còn người nào không bị lửa đốt cháy?

Hải Ý bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Người mặc áo giáp kim cang kiên cố tuy vào đống lửa lớn nhưng nhờ áo giáp kiên cố khéo bảo hộ nên người này không bị thiêu cháy. Còn người mặc áo giáp bằng cỏ khô nhảy vào nơi đống lửa lớn thì nhất định người ấy sẽ bị lửa thiêu đốt. Vì sao? Vì cỏ khô không thể bảo hộ đối với đống lửa cháy ấy được.

Phật nói:

–Này Hải Ý! Người thân mặc áo giáp vào trong đống lửa lớn không bị thiêu cháy, đó là Bồ-tát. Bồ-tát thường dùng đại Từ, đại Bi làm áo giáp nội tâm kim cang kiên cố, sức của kim cang luôn bảo hộ sự giải thoát cho chúng sinh, chưa từng xả bỏ thệ nguyện. Tuy thường quán sát hết thay chúng sinh là Không, Vô tướng, Vô nguyện, vô tác, vô sinh, vô khởi, vào trong Tam-ma-địa tịch tĩnh nhưng thường siêu vượt chánh vị nơi Thanh văn, Duyên giác, không cầu đắc quả vị. Ở trong định ấy, tuy thọ nhận thắng vị mà không hề đắm vướng, từ định khởi xuất. Từ định khởi xuất rồi làm nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục chúng sinh, viên mãn Phật trí. Này Hải Ý! Người dùng cỏ khô làm áo giáp nhảy vào trong đống lửa lớn thì sẽ bị thiêu đốt, đó là hạng thừa Thanh văn, ở trong các hành sinh sợ

hãi, lại quán ba cõi luôn bị thiêu đốt không ngừng, xả bỏ chúng sinh, xa lìa đại Bi, ở trong Tam-ma-địa tịch tĩnh sinh tâm tham đắm, không chỗ dung nạp. Nếu không chứng được quả thứ tám mà có thể khởi xuất định ấy thì không thể có. Vì sao? Vì hàng thừa Thanh văn ở nơi hạnh phước, hạnh tội và hạnh bất động đều không thể tu tập. Nếu chư Bồ-tát có thể ở nơi vô lượng phước trí tu tập thành thục, không ở giữa đường thủ chứng thật tế thì rốt cùng sẽ được viên mãn tất cả pháp Phật.

Này Hải Ý! Cho nên Bồ-tát tác pháp ở nơi Không, Vô tướng, Vô nguyện, thường sinh tưởng nghĩ như đống lửa lớn, tuy đối với các pháp này quán sát thấu đáo rồi mà lại ở trong pháp đó khởi trí khéo hành, quyết không thủ chứng thật tế. Vì thế các Bồ-tát không thành tựu trọn vẹn thiện căn thì không nên tu tập. Hải Ý! Bồ-tát thành tựu trọn vẹn thiện căn, nghĩa là Bồ-tát ở trong Phật pháp thâm diệu như lý tu hành, chứ không ở giữa chừng thủ chứng thật tế, đó gọi là thành thục thiện căn. Vì sao như vậy? Vì Bồ-tát ấy thành tựu đầy đủ pháp Đại thừa, dần dần hướng về, dần dần thể nhập, dần dần thù thắng, mà chẳng thành thục ở nơi thừa khác. Hải Ý! Như lò đúc gốm lúc mặt trời chưa lên thì chưa chín tới, đang cần phải nung nấu thêm chứ chưa thành đồ dùng được, sau khi chín tới mới có thể gọi là đồ dùng. Bồ-tát cũng vậy, tuy đang rộng tu các thiện căn, nếu không hồi hướng nơi Nhất thiết trí thì không thể được gọi là Ba-lamật-đa.

Này Hải Ý! Lại như chân kim đẹp đẽ nếu chưa được thợ kim hoàn chế tác, trau chuốt hoàn tất thì chưa được gọi là vật trang sức, chỉ được gọi là chân kim nếu đã được khéo tay thành thục rồi mới gọi là một vật trang sức. Bồ-tát cũng lại như vậy, chỗ tu thiện căn nếu không hồi hướng về Nhất thiết trí thì không thể gọi là Ba-lamật-đa, nếu hồi hướng về Nhất thiết trí mới được gọi là Ba-la-mậtđa.

Này Hải Ý! Vì duyên cớ đó, các Bồ-tát thường phải vận dụng phát tâm quảng đại để thành tựu đầy đủ thiện căn. Tùy sự thành thục các thiện căn xong mới hồi hướng về Nhất thiết trí. Vì sự hồi hướng nơi Nhất thiết trí Bồ-tát phải ở nơi pháp thâm diệu, như lý tu hành, không ở giữa chừng mà thủ chứng thật tế.

Lúc ấy, Bồ-tát Hải Ý lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Các Bồ-tát đã làm việc khó làm, có thể khéo phòng hộ lỗi lầm nơi các cõi, ở trong chỗ hành hóa mà không sinh cấu nhiễm. Nếu các Bồ-tát đạt đầy đủ phương tiện thiện xảo thì có thể hồi hướng. Vì sao? Vì Bồ-tát có phương tiện, tuy vào trong thiền định giải thoát Tam-ma-địa, Tam-ma-bát-để nhưng không vì thiền định giải thoát Tam-ma-địa, Tam-ma-bát-để mà chấp trước. Bồ-tát ấy đạt đầy đủ phương tiện thiện xảo, nên có thể hiện bày các đối tượng tạo tác không rơi vào trong kiến chấp về vô tác, khéo trụ nơi pháp tánh bình đẳng. Nếu có hạng chúng sinh hướng vào tà định, Bồtát vì họ mà thuyết pháp chánh định. Vì Bồ-tát ấy muốn khiến cho ý nguyện của chúng sinh viên mãn nên chính mình không trú trong tụ chánh định.

Phật bảo Bồ-tát Hải Ý:

–Đúng vậy, đúng vậy! Đúng như lời ông nói! Bồ-tát ở nơi tất cả chốn thường nên tu tập phương tiện thiện xảo. Vì sao? Này Hải Ý! Phương tiện thiện xảo là Bồ-đề của Bồ-tát, nếu không có phương tiện thiện xảo, tức không thành tựu Bồ-đề. Ví như ở thế gian có một khí cụ chứa ba sắc màu:

  1. Màu xanh.
  2. Màu đỏ.
  3. Màu vàng.

Đó là ba loại sắc cùng chứa trong một khí cụ để nhuộm ba loại áo:

  1. Thúy y nhuộm màu xanh.
  2. Chiên y nhuộm màu đỏ.
  3. Thiên y vô giá thượng diệu nhuộm mau vàng ấy.

Ba loại áo ấy ở trong đồ chứa thợ nhuộm, tùy theo công việc và ý muốn của thợ nhuộm mà đều được các diệu sắc. Nếu cần màu xanh thì được màu xanh, cần màu đỏ thì được màu đỏ, cần màu vàng thì được màu vang, nhưng khí cụ nhuộm kia chưa từng phân biệt.

Này Hải Ý! Khí cụ nhuộm ấy tức là Không, Vô tướng, Vô nguyện. Có ba hạng người cùng trong một khí cụ ấy:

  1. Hàng Thanh văn.
  2. Hàng Duyên giác.
  3. Hàng Đại thừa.

Đó là ba loại người tùy theo các tác dụng của sở thích nơi tâm, tùy theo sự thích ứng của mỗi một mà thủ đắc trí sắc, nhưng khí cụ Không, Vô tướng, Vô nguyện ấy không hề phân biệt. Nên biết Thúy y kia tức là hàng thừa Thanh văn, Chiên y kia tức là thừa Duyên giác, Thiên y vô giá tức là người an trú Đại thừa.

Này Hải Ý! Ông hãy quán các pháp vốn không có tánh thật, không tánh tác giả, tánh vô ngã, tánh vô nhân, tánh vô thọ giả, tánh vô chủ tể. Nó tùy theo dục niệm mà sinh ra, sinh ra rồi tích tụ mà không chỗ biết rõ cũng không phân biệt.

Này Hải Ý! Nếu có thể hiểu rõ các pháp sinh này thì các Bồtát ở trong các pháp mà không hề có một chút biếng trễ mỏi mệt đạt. Nếu đạt tri kiến thanh tịnh như thế thì ở trong các việc hành dụng cũng không thấy có lợi ích không lợi ích tức có thể biết rõ như thật về tánh bình đẳng của các pháp. Biết rõ như thật về tánh bình đẳng của các pháp như vậy rồi thì thường không xả bỏ áo giáp đại Bi.

Này Hải Ý! Ví như châu báu lưu ly ở thế gian, tự thể của nó trong suốt không hề có cấu bẩn. Bồ-tát cũng như vậy, biết rõ tự tánh tâm của chúng sinh xưa nay thanh tịnh, trong suốt, sáng tỏ, nhưng vì bị sự che lấp của khách trần phiền não. Bồ-tát quán như vậy rồi liền nghĩ: “Tâm tánh của chúng sinh xưa nay thanh tịnh, chỉ vì khách trần phiền não che lấp nhưng phiền não ấy thật không có chỗ trú, chúng sinh khởi phân biệt hư vọng một cách trái ngược. Ta sẽ vì những hàng chúng sinh ấy mà tuyên nói pháp đoạn trừ phiền não, khởi tâm không biếng trễ; ta vận dụng tâm thù thắng đối với chúng sinh được chuyển hóa ấy khiến họ đều được giải thoát”. Lại tư duy: “Các phiền não này có thể hủy hoại năng lực các chúng sinh nơi các cõi làm cho họ dần dần nhu nhược. Các phiền não này có thể khiến cho chúng sinh ở trong phiền não không thật mà phân biệt hư vọng.

Nếu người nào có thể tác ý sâu bền như thật, quán sát như lý thì người ấy không bị phiền não quấy động”. Quán sát như vậy rồi thì phiền não ấy không thể hòa hợp, nếu không cung phiền não hòa hợp thì đó là thiện. Lại nữa, nếu ta bị phiền não đồng hóa thì làm sao vì các chúng sinh bị phiền não ràng buộc mà giảng nói pháp đoạn trừ phiền não. Vì ta nay không bị phiền não đồng hóa nên có thể giảng nói pháp đoạn trừ phiền não cho các chúng sinh bị phiền não ràng buộc. Nhưng vì ta muốn hóa độ chúng sinh trong luân hồi, khiến cho các thiện căn tương tục không đoạn, cũng cần phải hòa hợp cùng phiền não. Sao gọi la thiện căn tương tục hợp cùng phiền não ở trong luân hồi? Nghĩa là siêng cầu phước hạnh mà không biết chán đủ. Bồ-tát tư duy như vậy rồi nên hiện thọ sinh ở trong ba cõi, nguyện gặp chư Phật, thệ độ chúng sinh, hộ trì chánh pháp mà không hề giãi đãi. Các chỗ hành dụng luôn dũng mãnh, không hề thoái chuyển, thường muốn cầu pháp, vĩnh viễn không xả bỏ thắng hạnh Ba-la-mật-đa.

Này Hải Ý! Đó gọi là thiện căn tương tục hợp cùng phiền não ở trong luân hồi. Bồ-tát tuy ở trong ấy hòa hợp cùng phiền não nhưng không bị phiền não làm cho cấu nhiễm.

Bồ-tát Hải Ý bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Nay nói về thiện căn, nhưng vì duyên cớ gì mà nói về phiền não?

Phật nói:

–Này Hải Ý! Bồ-tát biết rõ các pháp phiền não như vậy hợp cùng ba cõi, từ trong phiền não mà xuất sinh ra ba cõi. Nhưng vì Bồ-tát ấy đầy đủ phương tiện thiện xảo, nương theo sức tích tập các thiện căn mà hợp cùng ba cõi. Đó gọi là thiện căn hợp cùng phiền não các cõi. Vì hợp cùng ba cõi nên tâm không sinh các tùy phiền não.

Này Hải Ý! Ví như trong thế gian có một đại Trưởng giả, chỉ có một người nên ông ta luôn yêu quý nuôi dưỡng, trong lòng luôn thương mến. Lúc ấy, đứa bé vì dại khờ thiếu hiểu biết nên chơi đùa cạnh một bên cái giếng hoang, vì nhỏ dại nên bỗng rơi xuống giếng.

Lúc đó, mẹ và thân tộc thấy đứa bé rơi xuống giếng nên đứng trước giếng sâu không thể lường ấy mà sầu não, không thể tìm cách leo xuống giếng ấy. Tuy họ thương xót, đau buồn về đứa con nhưng không thể cứu nó được. Lúc người cha biết liền tức tốc chạy đến, thấy đứa con mình rơi xuống giếng sâu nên lòng sầu não, thương xót dâng tràn. Vì quá thương con, không thể xa lìa nên liền tìm cách leo xuống giếng, nhờ khéo tìm cách xuống giếng nên cứu được đứa con ra khỏi.

Này Hải Ý! Nên biết, cái giếng hoang ấy tức là ba cõi, người con ấy tức là tất cả chúng sinh. Bồ-tát xem tất cả chúng sinh như con một của mình, mẹ và thân tộc của đứa con ấy tức là Thanh văn, thừa Duyên giác. Họ tuy thấy tất cả chúng sinh rơi vào luân hồi, tâm luôn đau buồn nhưng không có phương tiện để cứu vớt. Vị Trưởng giả ấy tức là Bồ-tát. Các Bồ-tát tuy dùng tâm trong suốt, thanh tịnh vô cấu, trú pháp vô vi nhưng lại tu hành hòa hợp cùng ba cõi, hóa độ chúng sinh.

Này Hải Ý! Đó là Bồ-tát hành đại Bi. Bồ-tát đã tự có thể giải thoát các ràng buộc rồi nhưng lại ở trong ba cõi thị hiện thọ sinh, đầy đủ sự thu giữ của Thắng tuệ và phương tiện thiện xảo; phiền não của chúng sinh không còn ngăn ngại mà lại có thể vì tất cả chúng sinh giảng nói pháp đoạn trừ sự ràng buộc của phiền não.

Bồ-tát Hải Ý bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Chư Bồ-tát có thể làm việc khó làm, có thể dùng tâm thanh tịnh, tinh khiết, không cấu nhiễm, ở trong luân hồi không sinh lòng chán bỏ. Như chỗ thuyết về pháp thâm diệu mà quán sát đúng như lý, không trú vô vi, không cầu quả chứng.

Phật nói:

–Này Hải Ý! Chỗ tu tập hành đạo của Bồ-tát này hợp với thiền chi, nghĩa là Bát-nhã ba-la-mật-đa cùng với phương tiện thiện xảo. Hải Ý nên biết! Nếu tâm Bồ-tát thanh tịnh, trong lặng, không cấu nhiễm thì đó chính là Bát-nhã ba-la-mật-đa; ở nơi luân hồi mà không sinh tâm chán bỏ, thị hiện thọ sinh, hóa độ chúng sinh, đó tức là phương tiện thiện xảo.

Này Hải Ý! Nếu chư Bồ-tát ở nơi tất cả pháp Không, Vô tướng, Vô nguyện, vô tác, vô sinh, vô khởi, quán sát như lý, đó tức là Bátnhã ba-la-mật-đa. Nếu lại phát tâm đại Bi hiện tiền, không trú vô vi, không cầu quả chứng, đó chính là phương tiện thiện xảo.

Này Hải Ý! Nếu chư Bồ-tát khéo tu pháp bình đẳng ba đời thì không hề thấy mot pháp nào có tướng. Nếu pháp giới ấy bình đẳng thì chúng sinh giới bình đẳng; nếu chúng sinh giới bình đẳng tức Niếtbàn giới bình đẳng; nếu Niết-bàn giới bình đẳng tức pháp giới bình đẳng. Nếu có thể nhập nơi tánh của pháp giới bình đẳng thì chỗ nhập ấy tức là Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu có thể nhập một pháp giới, biết rõ chúng sinh giới, không chứng Niết-bàn giới cho nên không bỏ chúng sinh giới, không trú nơi pháp giới, không thủ đắc quả chứng, đó là phương tiện thiện xảo.

Này Hải Ý! Nếu bố thí thanh tịnh thì đó chính là tuệ; nếu hồi hướng thanh tịnh thì chính là phương tiện; nếu trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định thanh tịnh thì đó chính là tuệ; nếu hồi hướng thanh tịnh tức là phương tiện. Nói tóm lại, tất cả thiện căn thanh tịnh, đó chính là trí tuệ; hồi hướng thanh tịnh tức là phương tiện.

Hải Ý bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là thiện căn thanh tịnh của Bồ-tát? Thế nào là hồi hướng thanh tịnh? Thế nào là tuệ thanh tịnh? Thế nào là phương tiện thanh tịnh?

Phật nói:

–Này Hải Ý! Thiện căn thanh tịnh của Bồ-tát là vì xa lìa cái thấy về ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, sau đó tích tập thiện căn nơi các cõi. Hồi hướng thanh tịnh nghĩa là ở trong pháp Không, Vô tướng, Vô nguyện mà thành tựu đầy đủ thiện căn, hồi hướng Bồ-đề. Tuệ thanh tịnh nghĩa là đều biết rõ về trí tánh, về căn đầu cuối của tất cả chúng sinh. Phương tiện thanh tịnh là khéo vì chỗ thích ứng của tất cả chúng sinh mà thuyết pháp.

Lại nữa, Hải Ý! Thiện căn thanh tịnh là tuy thị hiện thọ sinh ở nơi các cõi, các nẻo mà không chấp trước, vướng mắc, sau đó tích tập thiện căn các cõi. Hồi hướng thanh tịnh là xa lìa sự tác ý của tất cả Thanh văn, Duyên giác, khéo thâu tóm mọi thiện căn các thừa, ngõ hầu hồi hướng nơi pháp Đại thừa. Tuệ thanh tịnh là rộng vì các thứ chủng tử, tập khí của tất cả phiền não mà đoạn trừ. Phương tiện thanh tịnh nghĩa là vì muốn hóa độ chúng sinh nên trước hết đồng sự, sau đó mới chỉ bày pháp Đại thừa.

Này Hải Ý! Thiện căn thanh tịnh nghĩa là Bồ-tát duỗi bàn tay báu ban rải khắp tất cả vật thọ dụng vô tận. Hồi hướng thanh tịnh là dùng thiện căn nơi các cõi của tất cả chúng sinh, tất cả hàng Hữu học, Vô học, tất cả Duyên giác, tất cả Bồ-tát, tất cả chư Phật thâu gồm vào trong sự hồi hướng. Tuệ thanh tịnh nghĩa là nắm giữ tất cả chỗ thuyết giảng của chư Phật, đều dùng ấn Đà-la-ni ấn chứng khiến chỗ nắm giữ ấy không bao giờ hoại mất. Phương tiện thanh tịnh là dùng biện tài vô đoạn, biện tài vô ngại, vì chúng sinh khéo giảng nói pháp không hư dối, khiến cho các chúng sinh đều được hoan hỷ.

Lại nữa, này Hải Ý! Thiện căn thanh tịnh là ở nơi đời sống chúng sinh mà thường không xa lìa tâm đại Bồ-đề. Hồi hướng thanh tịnh là không quên mất tâm đại Bồ-đề, dùng các thiện căn mà hồi hướng nơi Nhất thiết trí. Tuệ thanh tịnh là khéo an trú tâm đại Bồ-đề làm căn bản. Phương tiện thanh tịnh là an trú bình đẳng nơi tâm Bồđề, vì người khác mà chỉ bày pháp Bồ-đề.

Bồ-tát Hải Ý lại bạch Phật:

–Bạch Thế Tôn! Như chỗ con hiểu về nghĩa Phật dạy, các phương tiện thiện xảo là Bồ-đề của Bồ-tát; Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh thông đạt tất cả chốn là Bồ-đề, không một pháp nào là chẳng phải Bồ-đề. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Nếu biết rõ tánh bình đẳng của tất cả pháp tức là Bồ-đề. Cho nên Chư Bồ-tát chớ ở nơi Bồ-đề mà sinh tưởng xa rời. Nếu Bồ-tát ở trong các pháp như cảnh của sáu trần làm chướng ngại thì lúc đó cần phải biết rõ như thật tức là Bồ-đề. Nếu Bồ-tát hiểu rõ như vậy liền đạt được phương tiện thiện xảo thanh tịnh và Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn khen Bồ-tát Hải Ý:

–Lành thay, lành thay! Đúng như điều ông nói! Bồ-tát đầy đủ phương tiện thiện xảo và Bát-nhã ba-la-mật-đa thanh tịnh, ở trong các pháp, hoặc cảnh lục trần mà bị chướng ngại thì lúc ấy cần phải biết rõ như thật tức là Bồ-đề.

Này Hải Ý! Vì duyên cớ ấy nên Bồ-tát cần phải biết rõ như thật.

*********

Lại nữa, này Hải Ý! Ta nhớ về thời quá khứ vô lượng, vô biên a-tăng-kỳ kiếp, về trước không thể tính kể, so sánh, lúc ấy có Phật xuất hiện thế gian hiệu là Vô Biên Quang Chiếu gồm đủ mười tôn hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn; thế giới ấy tên là Thiện biến hóa, kiếp tên là Quang vị. Vì nhân duyên gì gọi Đức Phật ấy là Vô Biên Quang Chiếu? Vì Đức Thế Tôn ấy lúc mới ngồi nơi đạo tràng Bồ-đề, chưa chứng Nhất thiết trí, đang ở quả vị Bồ-tát, lúc ấy thân đều phóng ra vô vàn ánh sáng, tỏa chiếu khắp mười phương vô lượng a-tăng-kỳ cõi nước của chư Phật không thể tính đếm, trong tất cả cõi Phật ấy, hiện có hết thảy Bồ-tát Bất thoái chuyển và Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ. Các Bo-tát thấy các Bồ-tát ấy ngồi nơi đạo tràng Bồ-đề, thấy rồi mỗi vị liền hướng đến Bồ-tát ấy tung rải diệu hoa. Chỗ tán hoa đó nhờ thần lực của Phật nên tất cả đều tụ hội đến thân Bồ-tát ấy. Mỗi một hoa ở trong thế giới Thiện biến hóa đều tích tụ cao lớn bằng bảy thân người. Vì duyên cớ đó nên kiến lập tên của Đức Phật là Vô Biên Quang Chiếu và kiếp tên là Quang vị.

Này Hải Ý! Trong kiếp ấy có mười bốn câu-chi Như Lai xuất hiện ở thế gian; thế giới Thiện biến hóa ấy đầy đủ đại oai thần an ổn, vui tươi, tất cả chúng trời, người đều hưng thịnh, cõi nước rộng lớn. Có chín mươi sáu câu-chi na-do-tha trăm ngàn đại châu, dài rộng tám mươi bốn trăm ngàn do-tuần; mỗi một trăm ngàn do-tuần có tám vạn bốn ngàn châu thành; mỗi một châu thành có tám vạn bốn ngàn huyện ấp, xóm làng; trong mỗi một thành có mười câu-chi na-do-tha trăm ngàn dân chúng cùng ở một chỗ; mỗi một huyện ấp có tám câuchi dân chúng cư ngụ. Thế giới ấy các dân chúng giàu có hãy còn như thế, huống gì là có đại oai đức của chư Thiên, Long thần. Lại nữa, thế giới ấy làm thành bằng bốn báu: Đó là vàng, bạc, lưu ly, phả-chi-ca. Lại nữa, thế giới ấy tùy theo chỗ nhớ nghĩ mà có các thứ ăn uống, y phục trang nghiêm, các vật dụng đều tự nhiên sung mãn. Dân chúng trong thế giới đó không có ngã và ngã sở.

Này Hải Ý! Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác Vô Biên Quang Chiếu thọ lượng đến mười trung kiếp, có ba mươi sáu câu-chi na-do-tha trăm ngàn chúng Thanh văn, một ngàn hai trăm câu-chi chúng Đại Bồ-tát. Có một vương thành gọi là Thiện thanh tịnh, là chỗ sinh ra của Đức Thế Tôn ấy. Sau khi Đức Phật đó ra khỏi vương thành, Đức Phật dừng chân ở một quốc thành gọi là Lạc sinh. Nơi đại thành này có một vị Chuyển luân thánh vương tên là Thiện Tịnh Cảnh Giới, thống lãnh tam thiên thế giới, đầy đủ bảy báu, là chỗ thọ dụng của vua.

Này Hải Ý! Vua Thiện Tịnh Cảnh Giới ấy đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thâm tâm tròn đủ, đối với tất cả chúng sinh luôn khởi tam không chướng ngại. Vua có tám mươi bốn câu-chi na-do-tha trăm ngàn cung tần, thể nữ đều đoan chánh đẹp đẽ như tướng Thiên nữ. Các cung nữ ấy cũng đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vua Thiện Tịnh Cảnh Giới cung thỉnh Đức Thế Tôn Vô Biên Quang Chiếu Như Lai và đại chúng Bồ-tát, Thanh văn để cúng dường trải qua hai trung kiếp. Tất cả các vị ấy đều đã thanh tịnh như pháp, lìa các lỗi lầm, y theo pháp Sa-môn để thọ nhận các thứ y phục, thức ăn uống, thuốc thang, tọa cụ và tất cả mọi vật dụng cần thiết khác. Vị vua ấy vì Đức Thế Tôn nên lập riêng tinh xá thanh tịnh, trang nghiêm, dài rộng đến trăm ngàn do-tuần; mặt đất làm bằng lưu ly, tường vách và phòng ốc bên trong đều bằng bảy báu, các rường cột ở mọi nơi trong ấy đều làm bằng Xích chiên-đàn hương và chiên-đàn hương Ô-la-ta hết sức khéo đẹp, thù thắng ngang với các cung trời. Thứ nữa, lại bài trí mười ngan lầu gác dành cho đại chúng Bồ-tát và Thanh văn lần lượt an tọa. Này Hải Ý! Vua Thiện Tịnh Cảnh Giới phụng hành chánh pháp thanh tịnh của Phật ấy, thọ trì năm giới, tinh tu phạm hạnh cùng với các cung tần quyến thuộc trải qua hai trung kiếp, thừa sự và cúng dường Đức Thế Tôn rồi nhà vua cùng đầy đủ các quyến thuộc đến chỗ Đức Như Lai Vô Biên Quang Chiếu; cung kính đảnh lễ và nhiễu quanh bên phải bảy vòng, lui sang một bên.

Bấy giờ, vua Thiện Tịnh Cảnh giới bạch với Đức Như Lai Vô Biên Quang Chiếu:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bồ-tát ở trong Đại thừa không tin theo điều khác? Thế nào là Bồ-tát tuy hướng cầu đạo tối thắng nhưng không có tướng ngã? Thế nào là Bồ-tát an trú nơi tuệ bất động mà chẳng phải bất động? Thế nào là Bồ-tát đắc tuệ phương tiện thanh tịnh? Thế nào là Bồ-tát đạt được sự quán sát lâu bền mà không đoạn mất gốc rễ? Thế nào là Bồ-tát ở nơi cảnh giới sáu trần tuy tăng trưởng mà không hề phóng dật? Thế nào là Bồ-tát ở trong nghĩa lý thâm diệu mà không sinh sợ hãi? Thế nào là Bồ-tát được gọi là là Bồ-tát chân thật?

Lúc ấy, Vô Biên Quang Như Lai bảo với vua Thiện Tịnh Cảnh giới:

–Này đại vương! Hãy lắng nghe, lắng nghe và khéo tác ý, ta sẽ vì ông mà giảng nói! Có bốn loại pháp nếu chư Bồ-tát có thể hành trì đầy đủ thì ở trong Đại thừa không tin theo điều khac. Những gì là bốn?

  1. Từ thắng giải sinh ra nên tin pháp Thánh xuất thế.
  2. Dũng mãnh bất thoái nên siêng hành tinh tấn, hóa độ chúng sinh.
  3. Khéo quán sát nên khởi trí thần thông hiện hành diệu dụng.
  4. Trí tùy thuận biết ro pháp nên đối với tất cả pháp khởi tướng quyết trạch.

Này đại vương! Có bốn pháp nếu Bồ-tát có thể hành tròn đủ thì hướng tới đạo tối thắng mà không sinh tướng ngã. Những gì là bốn?

  1. Không chấp nơi thiền vị mà tâm luôn điều hợp.
  2. Không vướng mắc vào chỗ vui của chính mình, luôn bố thí niềm an vui cho kẻ khác.
  3. Thành tựu hạnh đại Từ, an trú đại Bi.
  4. Được sự tin hiểu rộng lớn, có thể khởi niềm vui tối thượng, tối thắng.

Này đại vương! Có bốn pháp, nếu Bồ-tát có thể hành tròn đủ thì được an trú nơi tuệ bất động mà chẳng phải bất động. Những gì là bốn?

  1. Nội tâm xa lìa hư dối.
  2. Nội tâm thanh tịnh, đầy đủ phương tiện.
  3. Thâm tâm theo phương tiện không hề thoái chuyển.
  4. Thâm tâm không xả chốn hành.

Này đại vương! Có bốn pháp nếu Bồ-tát có thể hành đầy đủ thì đạt được tuệ phương tiện thanh tịnh. Những gì là bốn?

  1. Tuy quán sát tất cả pháp vô ngã nhưng thường dùng bốn Nhiếp pháp để hóa độ chúng sinh.
  2. Tuy biết tất cả pháp là bất khả thuyết nhưng thường dùng âm thanh văn tự, vì các chúng sinh diễn nói pháp yếu, hộ trì chánh pháp.
  3. Tuy quán xét Pháp thân của chư Phật nhưng thường tin hiểu tất cả công đức Như Lai, thành tựu tướng hảo, tinh tấn không hề biếng trễ.
  4. Tuy quán tất cả cõi Phật là vắng lặng nhưng thường nghiêm tịnh cõi Phật, siêng hành không ngừng nghỉ.

Này đại vương! Có bốn pháp, nếu Bồ-tát có thể hành trì đầy đủ thì đạt được sự quán sát lâu xa mà không bị đoạn mất gốc rễ. Những gì là bốn?

  1. Có thể khéo quán sát đạo tràng Bồ-đề, vì không hề xả bỏ tâm Bồ-đề.
  2. Khéo quán trí Phật, vì không vướng mắc vào trí của mình.
  3. Khéo quán về việc chuyển pháp luân mầu, tùy theo chỗ nghi hoặc pháp của mỗi chúng sinh, đều có thể vì họ giảng nói không hề chậm trễ.
  4. Khéo quán pháp Đại Niết-bàn, không xa lìa pháp sinh diệt.

Này đại vương! Có bốn pháp, nếu chư Bồ-tát có thể hành trì đầy đủ thì ở nơi cảnh giới sáu trần tuy có tăng trưởng mà không phóng dật. Những gì là bốn?

  1. Làm Chuyển luân thanh vương hóa độ quần sinh, khéo quán các hành vô thường, tuy cảnh giới nơi sáu trần có tăng trưởng mà không phóng dật.
  2. Làm Đế Thích Thiên chủ hóa độ các Thiên chúng, khéo quán các hành là khổ, tuy cảnh giới nơi sáu trần có tăng trưởng mà không phóng dật.
  3. Hiện làm ma vương giáo hóa các chúng ma, khéo quán các pháp là vô ngã, tuy cảnh giới nơi sáu trần có tăng trưởng nhưng không hề phóng dật.
  4. Làm Đại phạm Thiên vương giáo hóa các Phạm chúng, khéo quán Niết-bàn là vắng lặng, tuy cảnh giới sáu trần có tăng trưởng mà không hề phóng dật.

Này đại vương! Có bốn pháp, nếu Bồ-tát có thể hành trì đầy đủ thì ở nơi nghĩa lý thâm diệu mà không hề sợ hãi. Những gì là bốn?

  1. Thân cận thiện hữu chân thật.
  2. Đối với thiện hữu khai mở pháp Phật, Bồ-đề sâu xa liên tục không gián đoạn.
  3. Đối với các kinh điển thâm diệu như vậy dẫu xa hàng trăm do-tuần cũng đến nghe nhận va quyết chọn về nghĩa lý.
  4. Khởi tuệ truy nguyên như chỗ nghe pháp, chỉ y theo nghĩa lý chứ không dựa vào vào văn tự.

Này đại vương! Có bốn pháp, nếu Bồ-tát có thể hành trì đầy đủ thì được gọi là Bồ-tát chân thật. Những gì là bốn?

  1. Tinh tấn siêng hành các Ba-la-mật.
  2. Khởi tâm đại Bi, siêng hành hóa độ tất cả chúng sinh.
  3. Dùng sức tinh tấn, siêng hành viên mãn tất cả pháp Phật.
  4. Có thể ở trong vô lượng sinh tử, siêng hành giáo hóa không sinh lòng chán mệt; lại có thể tích tập phước trí, thắng hạnh.

Bốn pháp như vậy nếu Bồ-tát có thể hành trì đầy đủ thì được gọi là Bồ-tát chân thật.

Này Hải Ý! Lúc Như Lai Vô Biên Quang Chiếu nói bốn loại pháp môn như vậy, trong pháp hội ấy có mười ngàn câu-chi na-do-tha người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; tám câu-chi nado-tha trăm ngàn Bí-sô dứt hết các lậu, tâm ý mở bày, không còn bị các pháp chi phối, các cung tần mỹ nữ, thái tử của vua đều được pháp nhẫn nhu thuận. Vua Thiện Tịnh Cảnh Giới được pháp nhẫn lợi thuận, tức thì tâm vua hoan hỷ, vui mừng khôn xiết, liền dùng tất cả các vật thọ dụng vi diệu hiện có cúng dường Đức Phật.

Lúc ấy, Vô Biên Quang Chiếu Như Lai bảo vua Thiện Tịnh Cảnh Giới:

–Này đại vương! Ông đã xả bỏ tất cả các thứ sở hữu để hiến cúng Như Lai, ông hãy tịnh tín nơi pháp tối thượng của ta mà xuất gia lìa bỏ nơi không phải là nhà. Vì sao? Này Đại vương! Nếu tịnh tín xuất gia ở nơi pháp tối thượng của Như Lai thì có đại oai lực, được nhiều sự tán thán. Đại vương nên biết! Bồ-tát xuất gia có hai mươi sự lợi lạc rộng lớn, tức là viên mãn Nhất thiết trí vô thượng, thù thắng. Những gì là hai mươi?

  1. Xả bỏ sự thọ dụng của cải giàu có nơi vua, được sự lợi ích lớn là vô ngã và ngã sở.
  2. Đã thích xuất gia rồi thì được lợi ích lớn là xa lìa phiền não.
  3. Mặc áo ca-sa được sự lợi ích lớn là tâm không tạp nhiễm.
  4. Đối với thánh chủng sinh lòng hoan hỷ thì được sự trưởng dưỡng lợi ích là viên mãn.
  5. Tu công đức hạnh Đầu-đà, đoạn trừ đa dục thì được sự lợi ích ly nhiễm.
  6. Đã thanh tịnh giới uẩn thì được sự lợi ích lớn là sinh trong cõi trời, người.
  7. Không xả bỏ tâm Bồ-đề thì được lợi ích lớn viên mãn sáu pháp Ba-la-mật.
  8. Ở nơi chỗ vắng lặng thì được lợi ích là xa lìa sự huyên náo.
  9. Tâm không ái trước thì được sự lợi ích là tư duy về pháp lạc.
  10. Tu tập thiền định thì được sự lợi ích là tâm luôn thông suốt.
  11. Siêng cầu đa văn thì được sự lợi ích là đạt đại tuệ.
  12. Xa lìa các kiêu mạn nên được lợi ích là đại trí.
  13. Ít cầu, ít việc nên được lợi ích quyết chọn Thánh pháp.
  14. Đối với tất cả chúng sinh tâm luôn bình đẳng nên được lợi ích là đại Từ.
  15. Khởi tâm giải thoát tất cả chúng sinh nên được lợi ích là đại Bi.
  16. Không tiếc thân mạng nên được lợi ích là hộ trì chánh pháp.
  17. Tâm khinh an nên được lợi ích là thần thông.
  18. Thường niệm Phật nên được lợi ích là giải thoát tất cả khổ.
  19. Thường quán sát pháp thâm sâu nên được lợi ích là đạt pháp Nhẫn vô sinh.
  20. Tích tập tất cả công đức thù thắng nên được lợi ích là mau chóng thành tựu Nhất thiết trí.

Này Đại vương! Hai mươi pháp này tức là lợi ích của việc xuất gia với công đức thù thắng, các Bồ-tát xuất gia không khó làm được, cho nên đại vương, hãy nên tịnh tín xuất gia ở trong pháp Tối thượng.

Này Hải Ý! Lúc ấy, Đức Thế Tôn vì vua Thiện Tịnh Cảnh Giới mà dẫn dạy các pháp khế hợp. Vua xuất gia rồi liền xả bỏ tất cả sở hữu, ở nơi thắng phước, cho đến cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa thành tướng Bí-sô. Vua ở trong pháp Thế Tôn tịnh tín xuất gia, các cung tần của vua cũng theo xuất gia, Thái tử, phi chủ cũng xuất gia; cho đến dân chúng trong nước cũng có chín mươi chín câu-chi na-do-tha trăm ngàn người đều theo vua xuất gia, đều phát tâm tinh tấn, siêng cầu pháp thiện.

Này Hải Ý! Ông nên quán lời thành thật của chư Phật mà sinh lòng tịnh tín, tất cả phước hạnh sẽ làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh.

Vua Thiện Tịnh Cảnh Giới ấy xuất gia rồi, sau đó các quyến thuộc cũng cùng xuất gia, cùng đến chỗ Như Lai Vô Biên Quang Chiếu, đến rồi liền đảnh lễ và bạch Phật:

–Xin Đức Thế Tôn giáo thọ cho con, con sẽ như lời dạy bảo của Thế Tôn mà tu hành kiên cố, khiến cho trong các quốc độ của con không ai là không no đủ.

Đức Như Lai bảo Bí-sô Thiện Tịnh Cảnh Giới:

–Từ nay về sau, ông được gọi là Bí-sô, theo chúng Bí-sô, cần phải làm cho cảnh giới của mình thanh tịnh, quán sát sâu xa về cảnh giới của chính mình và tùy theo sự quán sát mà an trú đúng như lý. Sao gọi là cảnh giới của chính mình? Nghĩa là cảnh giới nơi sáu trần đem đến sự chướng ngại. Ngay lúc đó, ông cần phải biết rõ về hiện tiền đúng như thật, quán sâu về Bồ-đề, phải ở nơi Bồ-đề khởi tưởng sâu xa, chớ khởi tưởng nghĩ nông cạn.

Bí-sô Thiện Tịnh Cảnh Giới thừa hành theo sự chỉ dạy của Thế Tôn ấy rồi thì ý chí luôn sâu bền, không sinh phóng dật, cầu xa lìa phiền não, tu hành như lý,ở nơi cảnh giới của mình mà quán sát như thật. Thế nào là quán sát sâu xa? Nghĩa là cảnh giới của mắt tức là cảnh giới của không; cảnh giới không tức là cảnh giới cua tất cả chúng sinh; cảnh giới của tất cả chúng sinh tức cảnh giới của Phật. Cũng vậy, cảnh giới của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý là cảnh giới của không; cảnh giới không là cảnh giới của tất cả chúng sinh cảnh giới của tất cả chúng sinh, cảnh giới không là cảnh của giới Phật. Lại nữa, cảnh giới của mắt là cảnh giới vô tướng; cảnh giới vô tướng là cảnh giới của tất cả chúng sinh; cảnh giới tất cả chúng sinh, cảnh giới vô tướng là cảnh giới của Phật. Cho đến cảnh giới của ý là cảnh giới vô tướng; cảnh giới vô tướng tức cảnh giới của tất cả chúng sinh; cảnh giới của tất cả chúng sinh, cảnh giới của vô tướng là cảnh giới của Phật. Lại nữa, cảnh giới của mắt tức cảnh giới vô nguyện, vô tác, vô sinh, vô khởi; cảnh giới vô khởi tức là cảnh giới của tất cả chúng sinh; cảnh giới của tất cả chúng sinh, cảnh giới vô khởi là cảnh giới của Phật.

Này Hải Ý! Bí-sô Thiện Tịnh Cảnh Giới nghe pháp này rồi liền hội nhập vào pháp ấy, thân tâm được thư thái, cho nên tâm tuệ siêng tu bốn Thần túc, không lâu thì chứng đắc năm thần thông, một lòng chuyên chú, không hề phóng dật, được nhập vào chỗ thâu tóm chung tất cả ngôn nghĩa của môn Đà-la-ni.

Khi ấy, Phật bảo Đại Bồ-tát Hải Ý:

–Ông chớ nên sinh niệm nghi hoặc: Bí-sô Thiện Tịnh Cảnh Giới

thời đó bỏ ngôi vị Chuyển luân vương tối thắng xuất gia tu đạo ở trong Phật pháp, vua ấy đâu phải là ai khác mà chính là ông đấy; còn số người theo vua xuất gia gồm chín mươi chín câu-chi na-do-tha trăm ngàn Bí-sô thời đó đâu phải là ai khác, chính là chúng Bồ-tát cùng đi theo với ông đến pháp hội này nghe pháp.

Lúc Thế Tôn giảng nói về nhân duyên thuở trước, trong chúng hội này có một vạn tám ngàn người phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tám ngàn Bồ-tát đắc pháp Nhẫn vô sinh.

Pages: 1 2 3 4 5 6