PHẬT NÓI KINH NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG BÍ MẬT ĐẠI GIÁO VƯƠNG

(Tên Phạn của Kinh là: Śrī- sarva tathāgata- kāya-vak-citta rahasyādvinirgama śrī guhya samājasya mahā-tantra-rājasya pūrvādhaḥ)

Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Phụng Đại Phu Thí Hồng Lô Khanh_ Truyền Pháp Đại Sư (kẻ bầy tôi là) THI HỘ phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ NHẤT

NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG THẬM THÂM BÍ MẬT TRUNG BÍ MẬT CHƯ PHẬT ĐẠI TẬP HỘI
AN TRỤ NHẤT THIẾT NHƯ LAI TAM MA ĐỊA ĐẠI MẠN NOA LA

(Sarva tathàgata- kàya-vak-citta rahasayàt guhya samàja sarva tathàgata samàdhi mandalàdhisthanam nàma prathamah patalah)

_PHẦN THỨ NHẤT_

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật trụ vào Thần Thông gia trì của tất cả Như Lai, ba Nghiệp của tất cả Như Lai Kim Cương, Chính Trí của tất cả Như Lai… sinh ra cảnh giới biến hóa thanh tịnh, cùng với các chúng Đại Bồ Tát của số chẳng thể đếm chẳng thể tính tất cả cõi Phật ngang bằng với số bụi nhỏ của núi Tu Di đến dự.

Các vị ấy tên là: Kim Cương Tam Muội Bồ Tát (Samaya-vajra), Kim Cương Thân Bồ Tát (Kāya-vajra), Kim Cương Ngữ Bồ Tát (Vāk-vajra), Kim Cương Tâm Bồ Tát (Citta-vajra), Kim Cương Định Bồ Tát (Samādhi-vajra), Kim Cương Tối Thắng Bồ Tát (Jaya-vajra), Kim Cương Địa Bồ Tát (Pṛthivī-vajra), Kim Cương Thủy Bồ Tát (Āpa-vajra), Kim Cương Hỏa Bồ Tát (Teja-vajra), Kim Cương Phong Bồ Tát (Vāyu-vajra), Kim Cương Hư Không Bồ Tát (Ākāśa-vajra), Kim Cương Sắc Bồ Tát (Rūpa-vajra), Kim Cương Thanh Bồ Tát (Śabda-vajra), Kim Cương Hương Bồ Tát (Gandha-vajra), Kim Cương Vị Bồ Tát (Rasa-vajra), Kim Cương Xúc Bồ Tát (Spraṣṭha-vajra), Kim Cương Pháp Giới Tự Tính Bồ Tát (Dharma-dhātu-vajra). Bồ Tát Ma Ha Tát của nhóm như vậy đều là bậc Thượng Thủ.

Lúc đó có tất cả Như Lai ngang bằng với cõi hư không. Ấy là: Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai (Mahā-vairocana-vajra), A Súc Kim Cương Như Lai (Akṣobhya-vajra), Bảo Sinh Kim Cương Như Lai (Ratna-saṃbhava-vajra), Vô Lượng Thọ Kim Cương Như Lai (Amitāyus-vajra), Bất Không Thành Tựu Kim Cương Như Lai (Amogha-siddhi-vajra). Tất cả Như Lai của nhóm như vậy ví như hạt mè tràn đầy khắp hư không mà không có kẽ hở. Các Như Lai đó ở trong hư không, mỗi mỗi xuất hiện từng vị một.

Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai ở trong Đại Chúng liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tối Thắng Tự Tại Đại Giáo Tam Ma Địa (Sarva tathāgata rāganaya samādhi). Tam Ma Địa này từ thân trang nghiêm của tất cả Như Lai nhập vào. Ở trong Tam Ma Địa đó tổng nhiếp nghiệp thân ngữ tâm của tất cả Như Lai, làm Đại Chủ Tể. Do tùy thuận tất cả nghĩa mong cầu cho nên ở trong một thân, hiện các ảnh tượng, làm các biến hóa xong lại hiện Bản Thân của Tỳ Lô Giá Gia Phật. Tức thời hiện ra Phật Nhãn Bồ Tát (Buddha-locana), Ma Ma Chỉ Bồ Tát (Māmaki), Bạch Y Bồ Tát (Pāṇḍara-vāsini), Đa La Bồ Tát (Samaya-Tārā). Bồ Tát của nhóm như vậy sinh ra rồi trụ.

Tiếp lại hiện ra Sắc Tự Tính Bồ Tát (Rūpa-svabhāva), Thanh Tự Tính Bồ Tát (Śabda-svabhāva), Hương Tự Tính Bồ Tát (Gandha-svabhāva), Vị Tự Tính Bồ Tát (Rasa-svabhāva), Xúc Tự Tính Bồ Tát (Spraṣṭha-svabhāva). Bồ Tát của nhóm như vậy sinh ra rồi trụ.

Khi ấy Đức Thế Tôn A Súc Kim Cương Như Lai ở trong Đại Mạn Noa La của Chư Như Lai Thanh Tịnh Cảnh Giới Chu Biến Thập Phương Quảng Đại Viên Mãn Đại Tam Muội Gia (? Đại Tam Muội Ấn), dùng gia trì nguyện lực cho nên như Lý an trụ Tự Tính quán đạt mọi loại sắc tượng, sinh ra biến hóa vô biên đám mây của Phật vòng kín bốn phương không có kẽ hở, ở trong hiện ra Bản Tôn Mạn Noa La rộng lớn trang nghiêm trụ trước mặt chư Phật. Xuất hiện như vậy xong, liền ở trong Nhất Thiết Như Lai Thân Ngữ Tâm Kim Cương Tam Nghiệp Nhất Thiết Như Lai Đại Mạn Noa La như Lý an trụ.

Lúc đó Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai, A Súc Kim Cương Như Lai, Bảo Sinh Kim Cương Như Lai, Vô Lượng Thọ Kim Cương Như Lai, Bất Không Thành Tựu Kim Cương Như Lai. Các Như Lai đó thảy đều an trụ Tâm Bồ Đề Kim Cương (Bodhi-citta-vajra). Trụ Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) xong, liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Hiện Tiền An Trụ Kim Cương Tam Ma Địa. Tiếp lại an trụ Nhất Thiết Như Lai Cát Tường Thanh Tịnh Đại Kim Cương Địa cho đến tất cả chúng sinh tận cõi hư không, tất cả đều được Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) để làm gia trì, lại được diệu lạc tối thắng của tất cả Như Lai

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai từ Tam Ma Địa được sinh ra từ ba nghiệp Kim Cương thuộc thân ngữ tâm của tất cả Như Lai xuất ra xong, liền hiện người Đại Trì Minh (Mahā-vidyā-puruṣa) được Đại Minh của tất cả Như Lai gia trì an trụ, cho đến khắp cả vô biên đều gia trì người Trì Minh này, từ Tâm Bồ Đề của Phật Thế Tôn hiện ra ba mặt, trụ trước mặt chư Phật.
Thời các Như Lai mỗi mỗi đều hiện từng vị một.

Lúc đó tất cả Như Lai của hàng A Súc Kim Cương Như Lai từ trái tim của Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai, ra khỏi Tam Ma Địa xong, đều nói lời này:

“Lớn thay! Tất cả Phật
Đều chuyển Tâm Bồ Đề
An trụ các Như Lai
Bí Mật Thắng không ngại”.

Lại nữa, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương búng ngón tay triệu tập tất cả Như Lai.

Thời các Như Lai tức thời hiện ra Tam Muội chân thật hóa các đám mây báu, tuôn mưa vật cúng báu cúng dường Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai. Làm cúng dường đó xong, đỉnh lễ cung kính đều nói lời là: “Thế Tôn! Chúng tôi đều muốn tùy theo mình tuyên nói Pháp Môn Kim Cương tinh diệu chân thật thuộc tập hội bí mật của tất cả Như Lai”
Lúc đó Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai liền khen ngợi rằng: “Lành thay! Lành thay! Các Phật Thế Tôn khéo làm khéo nói hết thảy tất cả hạnh tu bí mật rất hiếm có đó. Các chúng Bồ Tát được điều chưa từng có, thảy khiến cho hiểu đạt Pháp Môn bí mật chân thật rộng lớn, chặt đứt các nghi hoặc. Công Đức tối thắng như vậy không có gì sánh được. Hết thảy chúng Hội của tất cả Như Lai, ba nghiệp bí mật thuộc thân ngữ tâm của tất cả Như Lai quán đỉnh Kim Cương, Tam Muội của tất cả Như Lai Kim Cương sinh ra câu Chính (Chính Cú), nghĩa vô thượng thắng thuộc diệu lạc tối cực của tất cả Như Lai , cho đến Pháp của nhóm Nhân Quả thuộc Hiện Tiền Trí của tất cả Như Lai Trí… tùy tự tuyên nói . Nay chính là lúc”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn A Súc Kim Cương Như Lai nhận khuyến thỉnh xong, liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Đại Trí Quang Minh A Súc Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata mahā-jñāna pradīpa akṣobhya-vajra-samādhi) , từ Định xuất ra xong, trụ ba nghiệp của Kim Cương, tuyên nói tinh diệu tối thượng của Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya) từ Căn Bản Tâm Đại Minh là:

“Án (1) Phộc nhật-la, đặc-lý câu (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra người Trì Minh, hiện ba loại sắc tướng: đen, vàng, đỏ cùng tương ứng với Đại Ấn (Mahā-mudra) của A Súc Như Lai, an trụ ba nghiệp của tất cả Như Lai Kim Cương căn bản tối thượng. Người Trì Minh này ngồi ở phương Đông, đấy gọi là Kim Cương Bộ Chủ

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Bảo Sinh Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Bảo Sinh Kim Cương Cát Tường Tam Ma Địa (Sarva tathāgata ratna-saṃbhava-vajra śrī-samādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói tinh diệu tối thượng của Bảo Bộ (Ratna-kulāya) từ Căn Bản Tâm Đại Minh là:

“Án (1) la đát-na, đặc-lý câu (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra người Trì Minh, hiện ba loại sắc tướng: vàng, trắng, đen cùng với Đại Ấn của Bảo Sinh tụ tập tương ứng, nhập vào cõi hư không, an trụ ba nghiệp của tất cả Như Lai Kim Cương trong cõi hư không. Người Trì Minh này ngồi ở phương Nam, đấy gọi là Bảo Bộ Chủ

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Kim Cương Như Lai liền nhập vào Đại Liên Hoa Giáo Xuất Sinh Kim Cương Tam Ma Địa (Mahā-rāga-saṃbhava vajrasamādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói tinh diệu tối thượng của Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya) từ Căn Bản Tâm Đại Minh là:

“Án (1) a lô lực câu (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra người Trì Minh, hiện ba loại sắc tướng: đỏ, trắng, đen cùng tương ứng với Đại Ấn của Quán Tự Tại Bồ Tát Đại Minh Chủ, an trụ ba nghiệp của tất cả Như Lai Kim Cương tối thượng. Người Trì Minh này ngồi ở phương Tây, đấy gọi là Liên Hoa Bộ Chủ

_Lại nữa Đức Thế Tôn Bất Không Thành Tựu Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Bất Không Tam Muội Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata amogha-samaya vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói tinh diệu tối thượng của Câu Triệu Bộ (Karma-kulāya) từ Căn Bản Tâm Đại Minh là:

“Án (1) bát-la nghê-dã, đặc-lý câu (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra người Trì Minh, hiện ba loại sắc tướng: trắng, đen, xanh lục cùng tương ứng với Đại Ấn của Bất Không Kim Cương , an trụ ba nghiệp của tất cả Như Lai Kim Cương. Người Trì Minh này ngồi ở phương Bắc, đấy gọi là Tam Muội Bộ Chủ

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Tam Muội Xuất Sinh Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata samaya saṃbhava vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói tinh diệu tối thượng của Phật Bộ (Buddha-kulāya) từ Căn Bản Tâm Đại Minh là:

“Án (1) nhĩ na nhĩ câu (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra người Trì Minh, hiện ba loại sắc tướng: đen, trắng, đỏ cùng tương ứng với Đại Ấn của Đại Tỳ Lô Giá Na, an trụ ba nghiệp của tất cả Như Lai Kim Cương căn bản tối thượng. Người Trì Minh này ngồi ở phương trung ương, đấy gọi là Phật Bộ Chủ

_Năm Bộ của nhóm Kim Cương Bộ, Bảo Bộ, Liên Hoa Bộ, Tam Muội Bộ, Phật Bộ như vậy là Pháp Môn bí mật thâm sâu. Đấy tức là năm loại bí mật giải thoát thành tựu

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn A Súc Kim Cương Như Lai lại nhập vào Nhất Thiết  Như Lai Thân Ngữ Tâm Trì Kim Cương Điều Phục Tam Muội Tam Ma Địa (Sarva-tathāgata-kāya-vāk-citta-vajra-dharānurāgaṇa-sagaṇa-samaya-samādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói Nhất Thiết Thượng Thủ Minh Phi Căn Bản Tâm Đại Minh trong tất cả Kim Cương Bộ là:

“Án (1) nột-vĩ sa, la đế (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra Bồ Tát Trì Minh, trụ sắc tướng người nữ, ngồi ở góc Đông Nam

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Điều Phục Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata-anurāgaṇavajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói Nhất Thiết Thượng Thủ Minh Phi Căn Bản Tâm Đại Minh trong tất cả Như Lai Bộ là:

“Án (1) mô hạ, la đế (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra Bồ Tát Trì Minh, trụ sắc tướng người nữ, ngồi ở góc Tây Nam.

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Trì Liên Hoa Điều Phục Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata-rāga-dharānurāgaṇa-vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói Nhất Thiết Thượng Thủ Minh Phi Căn Bản Tâm Đại Minh trong tất cả Như Lai Liên Hoa Bộ (?tất cả Liên Hoa Bộ) là:

“Án (1) la nga, la đế (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra Bồ Tát Trì Minh, trụ sắc tướng người nữ, ngồi ở góc Tây Bắc.

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Bất Không Thành Tựu Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Ngữ Ngôn Tam Muội Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata-vāk-visaṃvādana_vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói Nhất Thiết Thượng Thủ Minh Phi Căn Bản Tâm Đại Minh trong tất cả Như Lai Tam Muội Câu Triệu Bộ là:

“Án (1) phộc nhật-la, la đế (2)

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra Bồ Tát Trì Minh, trụ sắc tướng người nữ, ngồi ở góc Đông Bắc.

_Bốn Bồ Tát Trì Minh đó, mỗi một vị đều sinh ra từ Chính Trí thuộc Minh Phi Tam Muội của tất cả Như Lai

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai lại nhập vào Biến Chiếu Kim Cương Tam Ma Địa (Vairocana-vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói Kim Cương Đại Phẫn Nộ Diệm Man Đắc Ca Minh Vương Căn Bản Tâm Đại Minh an trụ trong tất cả Như Lai Đại Mạn Noa La là:

“Án (1) dã man đắc-cật-lý đốt (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ Đại Minh căn bản của tất cả Như Lai thuộc thân ngữ tâm của tất cả Như Lai, hiện ra Đại Phẫn Nộ Minh Vương ngồi ở cửa Đông.

_Lại nhập, vào Nhất Thiết Như Lai Hiện Tiền Chính Giác Tam Ma Địa (Sarva tathāgata- abhisaṃbodhi-vajra-samādhi).Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói Kim Cương Đại Phẫn Nộ Bát La Nghiên Đắc Ca Minh Vương Căn Bản Tâm Đại Minh an trụ trong tất cả Như Lai Đại Mạn Noa La là:

“Án (1) bát-la nghiên đắc-cật-lý đốt (2)”

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ Đại Minh căn bản của Kim Cương Tam Muội thuộc thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra Đại Phẫn Nộ Minh Vương ngồi ở cửa Nam.

_Lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Pháp Bảo Sở Tác Tam Ma Địa (Sarva tathāgata-dhama-ratna-vaśaṃ-kari samādhi).Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói Kim Cương Đại Phẫn Nộ Bát Nột Man Đắc Ca Minh Vương Căn Bản Tâm Đại Minh an trụ trong tất cả Như Lai Đại Mạn Noa La là:
\“Án (1) bát nột man đắc-cật-lý đốt (2)’

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ Hạnh Ngữ Nghiệp của tất cả Như Lai thuộc thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra Đại Phẫn Nộ Minh Vương ngồi ở cửa Tây.

_Lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Thân Ngữ Tâm Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata-kāya-vāk-citta-vajra-samādhi).Từ Định xuất ra xong, dùng ba nghiệp của mình tuyên nói Kim Cương Đại Phẫn Nộ Vĩ Cận Nan Đắc Ca Minh Vương Căn Bản Tâm Đại Minh an trụ trong tất cả Như Lai Thân Ngữ Tâm Đại Mạn Noa La là:

“Án (1) vĩ cận nan đắc-cật-lý đốt (2)

Lúc nói Đại Minh này thời Đức Phật Thế Tôn ấy từ Hạnh hòa hợp ba nghiệp của tất cả Như Lai thuộc thân ngữ tâm của tất cả Như Lai hiện ra Đại Phẫn Nộ Minh Vương ngồi ở cửa Bắc.

_Đại Phẫn Nộ Minh Vương (Mahā-krodha-vidya-rāja) của nhóm như vậy thảy đều an trụ trong Nhất Thiết Như Lai Thân Ngữ Tâm Đại Hỷ Tam Muội Gia Đại Mạn Noa La

NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG
THẬM THÂM BÍ MẬT TRUNG BÍ MẬT CHƯ PHẬT ĐẠI TẬP HỘI BỒ ĐỀ TÂM

(Sarva tathāgata-kāya-vāk-citta rahasyat guhya-samajā bodhicittannama dvitīyaḥ patalaḥ)

_PHẦN THỨ HAI_

Bấy giờ tất cả Như Lai dùng ba nghiệp Kim Cương làm cúng dường lớn, cúng dường Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Làm cúng dường đó xong thảy đều nói Già Đà (Gāthā: Kệ Tụng) này là:

“Ta đều thích nói Pháp tinh diệu
Thân ngữ tâm Kim Cương tối thượng
Với nói Vô Thượng Đại Bồ Đề

Nghĩa bí mật của các Như Lai”

Lúc đó Đức Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai Kim Cương Tam Nghiệp Đại Bí Mật Chủ nghe các Như Lai nói Già Đà đó xong thì yên lặng mà trụ.

_Bấy giờ trong Hội có các Bồ Tát, trong nội tâm thảy đều suy tư tướng đó. Đức Thế Tôn biết xong, ở trong Hội nói lời như vầy: “Này các Thiện Nam Tử! Hoặc thân, hoặc Tâm có nơi sinh tướng, đấy là trụ tướng. Thân Tâm lìa tướng làm sao có chỗ trụ.

Nói năng phân biệt cũng lại như vậy”.

Thời các Bồ Tát nghe Pháp đó xong thảy đều an trụ vào ba nghiệp bền chắc của tất cả Như Lai, lìa tất cả tướng giống như hư không, sinh vui vẻ lớn, đều nói lời này: “Lớn thay! Đại Pháp Giới Phổ Hiền!

Thân ngữ tâm bền chắc, không động
Không sinh (Vô Sinh) tướng ứng tên đã sinh (sở sinh)
Tất cả Pháp sinh đều như vậy”

Khi ấy tất cả Như Lai, mỗi mỗi đều an trụ ba nghiệp bền chắc xong, liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Hiện Tiền Chính Giác Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata- abhisaṃbodhi-vajra-samādhi).Từ Định xuất ra xong, đều nói lời này: “Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) nên biết không có Tính (Vô Tính). Tính chẳng phải không có Tính, Tính cũng chẳng phải Tính. Nếu hiểu Tính này tức hiểu không có Tính (Vô Tính). Người hiểu như vậy tức hay hiểu đạt Tính vô thượng ấy. Do hiểu đạt điều ấy cho nên liền không có chỗ đắc. Đây tức gọi là tất cả Như Lai an trụ nghiệp thân ngữ tâm bền chắc”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Hiện Tiền Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata- abhisamaya-vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, nói lời như vầy: “Nên biết Tâm Bồ Đề lìa tất cả Tính. Hoặc Uẩn, hoặc Xứ, hoặc Giới, không có lấy không có bỏ. Các Pháp không có cái Ta (vô ngã) bình đẳng sinh ra mà Tâm Pháp ấy vốn tự chẳng sinh. Vì thế nên biết Tự Tính của Ngã, Pháp tức Không Tính (Śūnyatā: tính trống rỗng) ấy. Hiểu như vậy nên gọi là bền chắc trụ Tâm Bồ Đề”.

_Lại nữa, Đức Thế Tôn A Súc Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Vô Tận Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata-akṣāya-vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, nói lời như vầy: “Tâm Bồ Đề không có Pháp, không có Pháp Tính, không có sinh cũng không có cái Ta (vô ngã). Tính này như hư không lìa các tướng phân biệt. Hiểu như vậy nên gọi là bền chắc trụ Tâm Bồ Đề”.

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Bảo Sinh Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Pháp Vô Ngã Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata dharmanairātmya- vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, nói lời như vầy: “Tâm Bồ Đề tức các Pháp không có Tính, lìa các Pháp Tướng, từ Pháp không có cái Ta (Vô Ngã) đã sinh thật tế. Hiểu như vậy nên gọi là bền chắc trụ Tâm Bồ Đề”.

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Xí Thịnh Diệm Quang Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata Jñānārciḥ-jñānādhi-pradīpa-vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, nói lời như vầy: “Tâm Bồ Đề tức Pháp không có sinh (Vô Sinh Pháp), chẳng phải Tính, chẳng phải không có Tính như hư không cùng tương ứng mà trụ, đối với tất cả Pháp cũng hành như vậy. Hiểu như vậy nên gọi là bền chắc trụ Tâm Bồ Đề”.

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Bất Không Thành Tựu Kim Cương Như Lai liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Hiện Tiền Trụ Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata Abhibhavana vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, nói lời như vầy: “Tâm Bồ Đề tức Pháp Tự Tính Tịnh Quang Minh, chẳng phải Bồ Đề ấy có tướng có thể đắc, cũng chẳng phải Hiện Tiền Tam Muội có thể chứng. Biết như vậy nên gọi là bền chắc trụ Tâm Bồ Đề”.

_Khi ấy có Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Từ Thị (Maitreya) ở trong Đại Hội nghe các Như Lai mỗi mỗi đều dùng ba nghiệp của mình tuyên nói câu Bí Mật Pháp Tính Minh với nói Pháp của Tâm Bồ Đề…thời sinh vui vẻ lớn, khen chưa từng có, liền ở trong Chúng nói lời như vầy:

“_Lớn thay! Tất cả Phật
Lớn thay! Pháp bí mật
Tuyên nói Diệu Pháp Môn
Nghĩa thanh tịnh chân thật
Với nói Tâm Bồ Đề Con quy mệnh xưng tán.

_Từ Vô Ngã sinh ra
Tất cả Phật Bồ Tát
Đã lìa các nghi hoặc
Vô Tướng (không có tướng) cũng không ngại (vô ngại)
Đều trụ Tâm Bồ Đề
Con quy mệnh xưng tán

_Phổ Hiền Nhất Thiết nghĩa
Từ Tâm Bồ Đề chuyển
Với tất cả Hạnh ấy
Nơi sinh Hạnh Bồ Đề (Bodhi-caryā)
Tâm Bồ Đề bền chắc
Con quy mệnh xưng tán
_Tâm Như Lai thanh tịnh

Đấy tức Tâm Bồ Đề
Nghiệp thân ngữ bền chắc
Gọi ba nghiệp Kim Cương
Nơi quy Phật Bồ Đề
Con quy mệnh xưng tán

NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG
THẬM THÂM BÍ MẬT TRUNG BÍ MẬT CHƯ PHẬT ĐẠI TẬP HỘI
KIM CƯƠNG TRANG NGHIÊM TAM MA ĐỊA

(Sarva tathāgata-kāya-vāk-citta rahasyād-guhya-samāja-vajra-vyūhanāma-samādhiḥ)

_PHẦN THỨ BA_

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Biến Hóa Đại Vân Trang Nghiêm Kim Cương Tam Ma Địa (Sarva tathāgata spharaṇa-mahā-megha-vyūha-vajra-samādhi) . Từ Định xuất ra xong, liền nói Đại Minh là:

“Án (1) du ninh đa nghệ-dã na, phộc nhật-la (2) toa bà phộc đát-ma cô kháng (3)”

Nói Đại Minh đó xong, lại nói Già Đà (Gāthā: Kệ Tụng) là:
Ở trong cõi hư không
Tưởng Phật Mạn Noa La
Mây ánh sáng đại nghiêm
Diệm quang (ánh sáng rực lửa) Phật bình đẳng
Năm loại quang (ánh sáng) bình đẳng
Thành Đàn tròn bình đẳng
Tính năm Dục giải thoát
Tên năm Hạnh tự tại

Trụ bình đẳng quán tưởng
Ngay trong ảnh tượng Phật
Biến Chiếu Tôn Đại Ấn (Vairocana-mahā-mudra)
Ba nghiệp tương ứng trụ
Thân ngữ tâm Kim Cương
Trụ Đại Ấn, quán tưởng
A Súc Tôn Đại Ấn (Akṣobhya-mahā-mudra)
Sinh ra Hạnh tương ứng
Bảo Sinh Tôn Đại Ấn (Ratnasaṃbhava- mahā-mudra)
Vô Lượng Thọ (Amitāyus): Trí Quang (ánh sáng Trí)
Bất Không Thành Tựu Ấn (Amogha-siddhi-mudra)
Tưởng Phật Mạn Noa La
Hiện Đế Thanh Đại Quang
Trụ ba nghiệp bền chắc
Cầm Kim Cương bốc lửa (đại diệm)
Tướng đại ác đáng sợ
Hiện Thủy Tinh Nguyệt Quang
Trang nghiêm mão búi tóc
Cầm Đại Luân rực lửa (xí thịnh)
Mọi trang nghiêm thanh tịnh
Hiện ánh sáng vàng tía
Mây Phật chiếu các Bộ
Chày Kim Cương chín chia (Cửu Cổ Kim Cương Chử)
Cầm giữ rồi quán tưởng
Hiện ánh sáng san hô (ánh sáng màu san hô)
Lửa Kim Cương nghiêm sức
Cầm báu lớn tỏa sáng
Mây rực lửa tràn khắp
Hiện ánh sáng hoa sen (ánh sáng màu hoa sen)
Trang nghiêm mão búi tóc
Cầm hoa sen rực lửa
Tưởng Liên Hoa Kim Cương
Năm loại ánh sáng này
Tướng Bất Không bền chắc
Khéo cầm Kiếm Trí Tuệ
Tưởng Phật Mạn Noa La”

Nói Già Đà đó xong, lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Pháp Giới Tự Tính Tam Ma Địa (Sarva tathāgata dharma-dhātu svabhāva-samādhi). Từ Định xuất ra xong, lại nói Kim Cương Nghiệp Gia Trì Đại Minh là:

“Án (1) đạt lý-ma đà đổ, phộc nhật-la (2) toa bà phộc đát-ma cô kháng (3)” 

Nói Đại Minh đó xong, lại nói Già Đà (Gāthā) là:
“Hiện năm loại báu lớn (đại bảo)
Đều như số hạt cải
Khôn sánh (vô tỷ), lại tối thượng
Thường trụ quán tương ứng
Báu này, trụ rộng lớn
Không trụ, lại rộng lớn
Mây báu rộng lớn ấy
Ánh sáng Phật bình đẳng
Hiện Kim Cương Đại Luân
Hiện ra mây báu lớn
Giữ Đại Liên Hoa Tạng
Cầm khí trượng Bản Bộ
Lại hiện mây Bồ Tát
Rộng lớn không bờ mé
Làm biến hóa tự tại
Tất cả đều không ngại
Ở trong cõi hư không
Hiện Nguyệt Mạn Noa La
Từ nhóm Mạn Noa La
Tường Đại Luân tròn đầy
Liên Hoa Mạn Noa La
Tưởng Tự Tính Kim Cương
Bảo Mạn Noa La sinh
Tướng hư không sinh ra
Tức Phật Tối Thượng Tính
Thân ngữ tâm thành tựu
Đây bền chắc sinh ra
Đủ tướng Nhất Thiết Trí”

NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG
THẬM THÂM BÍ MẬT TRUNG BÍ MẬT CHƯ PHẬT ĐẠI TẬP HỘI NHẤT THIẾT NHƯ LAI TÂM MẠN NOA LA

(Sarva tathàgata-kāya-vāk-citta rahasyād-guhya-samāja-sarva tathagātacitta-maṇḍala caturtha patalaḥ)

_PHẦN THỨ TƯ_

_Bấy giờ, Phật Thế Tôn
Đại Tỳ Lô Giá Na
Búng ngón tay câu triệu
Tất cả các Như Lai
Lúc đó các Như Lai
Tiếp lại đều vân tập
Khuyến thỉnh Tỳ Lô Tôn
Nói Pháp Mạn Noa La
“Các Như Lai vắng lặng
Các Như Lai sinh ra
Pháp tối thượng Vô Ngã
Nguyện nói Mạn Noa La
Tất cả tướng tròn đầy
Tất cả tướng trang nghiêm
Thân tối thượng Phổ Hiền
Nguyện nói Mạn Noa La
Pháp vắng lặng sinh ra
Chính Trí hành thanh tịnh
Ngữ tối thượng Phổ Hiền
Nguyện nói Mạn Noa La
Các hữu tình Đại Tâm
Tự Tính sạch không dơ
Tâm tối thượng Phổ Hiền
Nguyện nói Mạn Noa La”

_Khi ấy Kim Cương Thủ
Tam Giới Tối Thắng Tôn
Bậc cứu độ ba cõi
Bồ Tát Ma Ha Tát
Các Như Lai Đại Tâm
Các Như Lai sinh ra
Các Tính Mạn Noa La
Thứ tự mà tuyên nói
“Nay Ta nói Tối Thượng
Đại Tâm Mạn Noa La
Tâm an trụ Kim Cương
Tam Nghiệp Mạn Noa La
Tâm Tín Giải làm lối (tuyến)
Xứng phần lượng đã làm
Dùng Trí Tuệ ghép lượng
Trụ ba Nghiệp quán tưởng
Mười hai khuỷu tay làm
Đại Tâm Mạn Noa La

Bốn phương và bốn góc
Bốn cửa, bốn lầu gác

_Chính giữa để Đại Luân
Tròn đầy không chỗ khuyết
Đều trụ Bản Tôn Ấn
Chỗ làm như Nghi Quỹ
Giữa Luân tưởng Kim Cương (Vajra-dhara:Trì Kim Cương)
Hiện Đế Thanh Đại Quang
Chày Đại Trí năm chấu (Pañca-śūla-mahā-jñāna)
Lửa nóng rất đáng sợ

_Phương Đông tưởng Đại Luân
Kim Cương Quang (ánh sáng Kim Cương) trang nghiêm
Phương Nam tưởng báu lớn
Hiện mọi báu sáng rực
Phương Tây hoa sen lớn
Hiện ánh sáng hoa sen
Phương Bắc kiếm bén lớn
Hiện ánh sáng rực rỡ

_Góc Đông Nam Phật Nhãn (Buddha-locana)
Hiện ánh sáng mây xanh
Góc Tây Nam chày Trí
Sinh ra Ma Ma Chỉ (Māmaki)
Góc Tây Bắc hoa sen
Hiện ra tướng hé nở
Góc Đông Bắc sen xanh
Ánh sáng mây xanh trong

_Tiếp đến ở cửa Đông
Tưởng Một Nột Nga La (Mudgala: cái chùy)
Cửa Nam tưởng gậy báu
Ánh lửa Kim Cương trong
Cửa Tây tưởng hoa sen
Hiện ánh kiếm rực lửa
Cửa Bắc chày Kim Cương
Với Kim Cương bình đẳng

_Như vậy quán tưởng xong
Thành Tâm Man Noa La
Dùng ba nghiệp Kim Cương
Làm cúng dường rộng lớn
Hoặc trụ thân cúng dường
Nơi tướng thân không ngại
Hoặc trụ tâm cúng dường
Hiểu Tâm Tính bình đẳng
Bậc Trí khéo an trụ
Đủ vô lượng Công Đức
Câu Cát Tường của Phật
Trang nghiêm cõi hư không
Nếu Thế Gian cúng dường
Nhóm hương, hoa, đèn, Đồ (hương xoa bôi) Được Hiền Thánh vui vẻ Các Bồ Tát kính yêu”.

NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG
THẬM THÂM BÍ MẬT TRUNG BÍ MẬT CHƯ PHẬT ĐẠI TẬP HỘI NHẤT THIẾT MINH CÚ HẠNH
(Sarva tathāgata-kāya-vāk-citta rahasyād-guhya-samāja-caryāgrapañcamaḥ patalaḥ)

_PHẦN THỨ NĂM_

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai, là Kim Cương Tam Nghiệp Đại Tự Tại Chủ, là Đại Chấp Kim Cương Vương, là bậc tự tại tối thắng ở tất cả nơi chốn (Nhất Thiết Xứ Tối Thắng Tự Tại) khéo nói các Pháp, nghĩa của tất cả hành với tướng của các hành ở trong Đại Chúng nói lời như vầy: “Này các Đại Sĩ! Nên biết tất cả Pháp ấy lìa các nghi hoặc, chân thật sinh ra ba bình đẳng này của nhóm Pháp: hoặc Tham, hoặc Sân, hoặc Si…. Hiểu Pháp Tính này, đấy tức là Tính Vô Thượng Đại Bồ Đề. Như vậy biết rõ xong, được tất cả thành tựu.

Giả sử nhóm Chiên Đà La (Caṇḍala) với các loài ác của Thế Gian thường khởi giết hại Tâm của các chúng sinh. Nếu hay dùng Tịnh Tín Giải, tu bí mật thì người của nhóm như vậy đều được thành tựu, mà hay an trụ bí mật của Đại Thừa.

Lại nữa, nếu có các loài chúng sinh tạo nghiệp Vô Gián, rộng làm các ác, tội cực nặng mà hay khởi Tịnh Tín tu bí mật thì cũng được thành tựu tất cả tối thượng.

Nếu có chúng sinh tạo nghiệp sát sinh, hành việc chẳng cho mà lấy, nhận các Tà Nhiễm, khởi đại vọng ngữ. Người gây tạo các nghiệp ác của nhóm như vậy, nếu có thể khởi Tịnh Tín Giải, tu Pháp bí mật thời người của nhóm như vậy cũng được thành tựu. Tại sao thế ? Các Đại Sĩ nên biết. Trong Pháp bí mật, hoặc nhiễm hoặc tịnh hoặc oán hoặc thân thảy đều bình đẳng. Nếu người biết rõ thì hay an trụ Pháp Yếu bí mật của Đại Thừa tối thượng. Đấy tức là thành tựu Tự Tính của chư Phật. Do như vậy cho nên ở tất cả Pháp được lìa nghi hoặc. Chỉ trừ kẻ hủy báng A Xà Lê (Ācārye). Người của nhóm như vậy giả sử siêng cầu nơi Pháp bí mật cũng chẳng thể thành tựu”

_Lúc đó, trong Hội có vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Trừ Cái Chướng (Sarvanīrvaṇa-viṣkaṃbhin) nghe Đức Phật Thế Tôn nói Pháp đó xong thời rất làm lạ, cho rằng chưa từng có. Liền bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Vì sao đối với các Như Lai và trong Đại Chúng tuyên nói nghĩa này? Xưa kia con chưa từng nghe nói là Pháp, chẳng phải Pháp chăng! Nguyện xin Đức Phật Thế Tôn vì con bày rõ.”

Khi ấy Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai liền bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: “Ngưng ngay! Ngưng ngay! Thiện Nam Tử đừng nói lời đấy! Nên biết điều đã nói tức là Tính của các Pháp, Trí trong sạch chân thật của tất cả Như Lai sinh ra Thắng Nghĩa tinh diệu của các Pháp. Như vậy gọi là Câu của Bồ Đề Hạnh (Bodhi-cryā-pāda)”

_Lại nữa, trong Hội, các chúng Bồ Tát nhiều như số hạt bụi ngang bằng núi Tu Di trong tất cả cõi Phật chẳng thể đếm chẳng thể tính, nghe Đức Phật nói Pháp đó xong đều rất kinh sợ, mê muộn té xuống đất, đều tác niệm này: “Nguyện xin Đức Thế Tôn xót thương cứu giúp khiến cho nhóm chúng con được quay trở lại chỗ ngồi của mình (bản tọa)”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai biết Niệm đó xong, liền nhập vào Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tam Nghiệp Hư Không Bình Đẳng Vô Nhị Kim Cương Tam Ma Địa. Ở trong Định ấy dùng thần thông của ba nghiệp Kim Cương gia trì. Tức thời các chúng Bồ Tát đều được tỉnh ngộ, lìa các sợ hãi rồi hay mỗi mỗi đều quay lại chỗ ngồi của mình

_Lúc đó, tất cả Như Lai thấy việc đó xong đều rất vui vẻ, sinh tâm hiếm có, đều dùng âm Diệu Pháp thâm sâu trong sạch nói Già Đà (Gāthā) này là:

“_Lớn Thay! Pháp tối thượng
Lớn thay! Pháp Nghĩa sinh
Pháp Vô Ngã chân thật
Quy mệnh Kim Cương Vương

_Thân ngữ tâm trong sạch Trụ hư không bình đẳng
Lìa nghi hoặc, không ngại
Quy mệnh Kim Cương Thân

_Tâm Như Lai tối thượng
Tùy chuyển ba Tế Đạo
Cõi Chân Như lìa tướng
Quy mệnh như hư không

_Thân hư không chân thật
Khéo chuyển Ngữ hư không
Pháp hư không trong sạch
Quy mệnh Vô Sở Dụ (không có chỗ nói rõ hay ví dụ được)”

NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TAM NGHIỆP TỐI THƯỢNG
THẬM THÂM BÍ MẬT TRUNG BÍ MẬT CHƯ PHẬT ĐẠI TẬP HỘI THÂN NGỮ TÂM GIA TRÌ
(Sarva tathāgata-kāya-vāk-citta rahasyād-guhya-samāja-kāya-vākcittādhiṣṭhana-saṣṭhaḥ- patalaḥ)

_PHẦN THỨ SÁU_

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn A Súc Kim Cương Như Lai lại nhập vào Nhất Thiết Như Lai Thân Ngữ Tâm Bí Mật Tam Ma Địa (Sarva tathāgata-kāya-vāk-cittaguhya-samādhi). Từ Định xuất ra xong, tuyên nói Gia Trì Tâm Đại Minh là:

“Án (1) tát lý-phộc đát tha nga đa, tức đa, phộc nhật-la (2) toa bà phộc đátma cô kháng (3)”

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Đại Tỳ Lô Giá Na Kim Cương Như Lai xuất ra khỏi Định ấy xong, lại nhập vào Ly Trần Kim Cương Tam Ma Địa (Virajapada-vajrasamādhi). Từ Định đó xuất ra xong, tuyên nói Gia Trì Thân Đại Minh là:

“Án (1) tát lý-phộc đát tha nga đa, ca dã, phộc nhật-la (2) toa bà phộc đátma cô kháng (3)”

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Kim Cương Như Lai liền nhập vào Vô Nhị Bình Đẳng Kim Cưng Tam Ma Địa (Samantādvaya-vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, tuyên nói Gia Trì Ngữ Đại Minh là:

“Án (1) tát lý-phộc đát tha nga đa, phộc ngô, phộc nhật-la (2) toa bà phộc đát-ma cô kháng (3)”

Ba Kim Cương này là câu Đại Bí Mật của các Như Lai, lìa các quán tưởng phân biệt, an trụ hành tướng của tất cả Chân Ngôn

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Bảo Sinh Kim Cương Như Lai liền nhập vào Trí Đăng Kim Cương Tam Ma Địa (Jñāna-pradīpa-vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, nói Đại Minh này là:

“Án (1) tát lý-phộc đát tha nga đa, nậu la nga noa, phộc nhật-lãng (2) toa bà phộc đát-ma cô kháng (3)”

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Bất Không Thành Tựu Kim Cương Như Lai liền nhập vào Bất Không Kim Cương Tam Ma Địa (Amogha-vajra-samādhi). Từ Định xuất ra xong, nói Cúng Dường Chư Phật Đại Minh này là:
“Án (1) tát lý-phộc đát tha nga đa, bố nhạ, phộc nhật-la (2) toa bà phộc đát-ma cô kháng (3)”

Đại Minh như vậy nên dùng năm loại Công Đức không ngại, đủ năm loại Hạnh cúng dường chư Phật. Như vậy cúng dường xong mau được thành tựu Tự Tính của chư Phật, tức hay an trụ ba nghiệp của tất cả Như Lai Kim Cương, là bậc Trì Kim Cương (Vajra-dhāra)

_Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát là bậc Đại Chấp Kim Cương, tùy vui tất cả Như Lai đều nói Đại Minh xong, cũng tự an trụ Chân Ngôn Hạnh Môn ở ba nghiệp thân ngữ tâm của mình thảy đều tịnh trụ, chiếu đạt rộng lớn thành tựu Pháp Môn, tâm trụ Vô Ngã sinh đại hoan hỷ, hai nghiệp ngữ thân lìa các tướng có. Như vậy ba nghiệp tương ứng, giống như hư không bình đẳng an trụ, hiểu đạt Tự Tính của nghiệp thân ngữ tâm đều không có chỗ đắc. Do đó được tương ứng với Tự Tính của Chân Ngôn Hạnh Tướng, chẳng phải chỗ hiểu của Trí, chẳng phải chỗ quán của tâm, xa lìa sự tạo làm của các hành Hữu Vi mà tướng của thân ngữ tâm ấy cùng tương ứng với Tự Tính của Bồ Đề ấy. Như vậy tuyên nói Nghi Quỹ của Đại Minh

Thời Kim Cương Thủ Tôn (Vajra-pāṇi-nātha)
Trụ ánh sáng của Phật
Nhất Thiết Trí của Phật
Nói quán tưởng tối thượng
Nên trụ trong hư không
Tưởng Nguyệt Mạn Noa La (Candra-maṇḍala)
Hiện các ảnh tượng Phật Tương ứng hạnh vi diệu
Chữ OṂ
Nên trụ ở nhất tâm
Tưởng hạt cải đầy không (hư không)
Quán tưởng các câu Trí (Trí Cú)
Nghi quỹ Trí bí mật

_Lại trụ trong hư không
Tưởng Nhật Mạn Noa La (Sūrya-maṇḍala)
Hiện các ảnh tưởng Phật
Tất cả câu viên mãn
Cần phải quán tưởng như vậy Chữ HŪṂ

_Lại trụ trong hư không
Tưởng Luân Mạn Noa La (Cakra-maṇḍala)
Hiện ra tướng Phật Nhãn (Buddha-locana)
Tưởng Kim Cương Liên Hoa

_Lại trụ trong hư không
Tưởng Bảo Mạn Noa La (Ratna-maṇḍala)
Hiện ra mọi tướng báu
Tròn đầy mà quán tưởng

_Lại trụ Không (hư không), quán tưởng
Liên Hoa Mạn Noa La (Padma-maṇḍala)
Tương ứng tướng Kim Cương
Tưởng Liên Hoa Kim Cương

_Lại trụ Không (hư không), quán tưởng
Quang Minh Mạn Noa La (Raśmi-maṇḍala)
Hiện tướng lành của Phật
Ánh sáng tối thắng vây

_Lại hiện tướng sen xanh
Chày Kim Cương năm chấu (Ngũ Cổ Kim Cương Xử)
Mọi báu nhiều như lúa
Trụ tâm mà quán tưởng

_Lại tưởng sen tám cánh
Nhiều như Tả Noa Ca (Caṇaka)
Trụ tâm quán tưởng xong
Hồi hướng Đại Bồ Đề

_Nhóm Luân đều tối thắng
Như Nghi Quỹ, quán tưởng
Thành tựu câu Bồ Đề
Viên Mãn các Công Đức
Hạnh Đại Minh tối thắng
An trụ Phật Bồ Đề
Sinh ra các Pháp Cú (Dharma-pada)
Trụ ba nghiệp Kim Cương

_Bấy giờ, Kim Cương Thủ
Vì lợi các chúng sinh
Nói các Hạnh thanh tịnh
Tối thượng trong bí mật
Ở trong phần hạn Pháp
Ở trần nhiễm không dính
Làm cúng dường bí mật
Gọi là Tâm Cúng Dường

_Nếu dùng Cam Lộ Thực (thức ăn Cam Lộ)
Được thành Quả thắng nghĩa
Pháp chân thật tối thượng
Lìa tướng, Tâm Bồ Đề
Nên dùng bốn cách ăn
Thường y Pháp mà ăn
Trụ ba nghiệp bí mật
Tất cả đều thành tựu
Bốn cách, tuy thường ăn
Mà đừng sinh tưởng ngại
Lìa bốn Phi Pháp này
Sẽ hiểu Tính ăn uống
Được chư Phật kính yêu
Với Trí Tuệ Bồ Tát
Các nhóm Hạnh tương ứng
Mau thành tựu Phật Tính (Buddhatā)
Tự tại trong cõi Dục (Kāma-dhātu: Dục Giới)
Với chỗ các Hữu làm
Được uy quang, sắc lực
Tất cả đều kính yêu
Đời có danh tiếng lớn (Đại Danh Xưng)
Nhìn thấy như quang chiếu (ánh sáng chiếu rọi)
Bí Mật của các Phật
Tối thượng của Bồ Tát

Đây gọi là Nhất Thiết Bí Mật Đại Minh Hạnh Kim Cương Tam Nghiệp Chân Thật Pháp Môn (Pháp môn chân thật thuộc ba nghiệp Kim Cương trong Hạnh Đại Minh của tất cả bí mật)

PHẬT NÓI KINH NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TAM NGHIỆP
TỐI THƯỢNG BÍ MẬT ĐẠI GIÁO VƯƠNG _QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_

Pages: 1 2 3 4 5 6 7