KINH LUẬT DỊ TƯỚNG

Đời Lương, nhóm Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng v.v… biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 48

 

LOÀI CHIM MUÔN PHẦN TRUNG; LOÀI TRÙNG PHẦN HẠ

1. LOÀI CHIM MUÔNG – PHẦN TRUNG

1.1 CHIM CÁNH VÀNG: CÓ 2 CHUYỆN:

1.1.1 ĐỜI SỐNG CỦA CHIM CÁNH VÀNG:

Chim cánh vàng có bốn loại: Sanh từ trứng, sanh từ thai, sanh từ nơi ẩm thấp và do biến hoá sanh. Tuy không có chung nguồn gốc, nhưng đều do đời trước bố thí với tâm cao ngạo mà ra. Những chúng sanh khổ não, tâm nhiều sân hận, kiêu mạn đều sanh vào loài chim này, chúng có ngọc như ý dùng làm chuỗi trang sức, có khả năng biến hoá tài tình. Thân chúng cao bốn mươi dặm, lông cánh ngang rộng tám mươi dặm, dài bốn mươi nặng hai lượng rưỡi. Thức ăn của nó là ba ba, cá, cá sấu (Kinh Niết-bàn chép: những gì chúng ăn được đều tiêu hoá được như vàng, bạc, châu báu, chỉ trừ kim cương.) Chúng tắm rửa bộ lông, lấy sự mịn màng trơn láng làm ưa thích. Chim cánh vàng cũng có hôn nhân, hai thân xúc chạm tức thành âm dương. Thọ mạng của chúng từ một kiếp trở lại. Ở bờ biển phía Bắc có cây Cứu-la-sân-ma cao một trăm do tuần, bóng cây tỏa rộng năm mươi do tuần. Phía đông cây có cung điện của loài rồng và cung của loài chim cánh vàng sanh từ trứng. Phía nam cây có cung loài rồng và cung loài chim cánh vàng sanh từ thai. Phía đông cây có cung loài rồng và cung loài chim cánh vàng sanh từ nơi ẩm thấp. Phía bắc có cung loài rồng và cung loài chim cánh vàng do biến hoá sanh. Mỗi cung ngang rộng đến sáu ngàn do tuần, trang hoàng giống hệt nhau.

Loài chim cánh vàng sanh từ trứng bay xuống giữa biển, dùng cánh quạt nước, nước liền rẽ đôi sâu đến hai trăm do tuần, chúng bắt loài rồng sanh từ trứng để ăn thịt (Kinh Hoa Nghiêm chép: Loài chim này ăn thịt rồng, chúng quạt cánh làm gió, nếu vào mắt người thì mắt không thấy đường nên chúng không đến nhân gian). Loài thai sanh, thấp sanh, hoá sanh cũng như vậy (Kinh Niết-bàn chép: Chúng chỉ không ăn thịt loài nào thọ tam quy). Có con trai rồng, vào ba ngày trai thọ tám giới cấm của Phật. Có lần chim cánh vàng đến bắt, muốn ăn thịt, nó ngậm con trai của rồng bay lên cây Đại thiết, phía bắc núi Tu di. Cây này cao mười sáu vạn dặm đến độ người ta không thấy được đuôi chim. Nhưng khi chim nghe rồng thuyết pháp Phật, nó cũng thọ năm giới cấm.

(Trích kinh Trường A-hàm quyển 19. Lại trích kinh Tăng Nhất A-hàm quyển 1)

1.1.2 CÁI CHẾT CỦA CHIM CHÚA CÁNH VÀNG: 

Đời sống của Chánh Âm – Vua của loài chim cánh vàng, an vui nhất trong các loại thuộc họ có cánh. Ở cõi Diêm-phù-đề, một ngày nó ăn một con rồng chúa và năm trăm rồng con. Nó cứ ăn như vậy lần lượt khắp bốn châu thiên hạ rồi trở lại từ đầu. Trải qua 8 ngàn tuổi thì tướng chết hiện ra. Đến lúc này, loài rồng phun độc khiến nó không thể ăn thịt được nên bị cái đói hành hạ. Nó bay lên núi Kim Cang, từ đỉnh núi lao thẳng xuống ven một con sông lớn, sau đó lại bị phong luân thổi bay trở lên núi Kim Cang. Cứ như vậy đến bảy lần sau đó mới chet. Vì ác nghiệp của nó đã tạo ra khiến cho mười núi báu cùng phát ra lửa một lúc. Nan Đà Long vương sợ cháy mất núi này, nên đã làm một trận mưa lớn, giọt nước to như bánh xe, thịt chim gặp mưa bị rã hết, chỉ còn lại trái tim. Tim ấy lại từ núi Kim Cang rơi xuống bảy lần như trước rồi trụ lại trên đỉnh núi. Nan Đà Long vương dùng nó làm minh châu. Sau Chuyển luân Thánh vương được nó, dùng làm châu như ý. Người niệm Phật trái tim cũng như vậy.

(Trích kinh Quán Phật Tam Muội quyển 1)

1.2 KHÔNG HIỂU BIẾT KHÔNG PHẠM:

Thiên Thu mặt người, thân chim. Đứa con nó sanh ra, trở lại hại mẹ. Về sau, Thiên Thu học Phật, đắc quả A-la-hán. Súc sanh không có trí tuệ, cũng không có khái niệm về tôn ti nên không phạm tội ngũ nghịch.

1.3 CHIM NHẠN: BA CHUYỆN:

1.3.1 NHẠN VÀNG CHO LÔNG:

Tỳ-kheo-ni Thâu LA-nan Đà cùng các Thức xoa và Sa di ở gần một vườn tỏi, bên bờ sông Di Hầu, thuộc thành Xá-vệ. Một hôm, người chủ vườn tỏi hỏi cô:

– Nếu các cô có cần tỏi thì cứ đến nhổ lấy.

Nghe vậy, Thâu La-nan-Đà cùng các Thức xoa và Sa di thường xuyên đến nhổ tỏi. Không bao lâu, vườn tỏi sạch nhẵn. Người chủ vườn thấy vậy bèn bỏ vườn mà đi. Nhân đó, Đức Phật kể về nhân duyên đời trước.

Đời quá khứ, có một Bà-la-môn đã 120 tuổi, thân hình gầy gò nhưng vợ ông ta lại rất trẻ trung xinh đẹp. Gia đình họ rất đông con. Người Bà-la-môn ấy rất yêu quý vợ con mình, không nỡ lìa xa nửa bước. Do tâm luyến ái sâu nặng nên sau khi qua đời, ông ta liền sanh vào loại Nhạn, có bộ lông bằng vàng rồng. Do phước duyên đời trước nên con nhạn này biết được tiền kiếp của mình. Nó nghĩ: Ta phải làm cách nào để các con ta không bị nghèo khổ.

Thế là, mỗi ngày nó đều bay về nhà xưa, làm rụng một sợi lông rồi bay đi. Các người con thấy vậy, không hiểu duyên cớ nên bàn bạc: “Chúng ta nên rình, chờ khi con chim ấy bay đến, sẽ tìm cách bắt lấy nó để vặt lấy hết những sợi lông bằng vàng”. Và họ đã làm theo kế ấy. Cuối cùng khi con nhạn bị vặt trụi hết thì trên mình nó mọc ra những sợi lông màu trắng.

Đức Phật bảo:

– Này các Tỳ-kheo! Người Bà-la-môn già chính là con nhạn kia, cũng là chủ vườn tỏi ngày nay. Người vợ xinh đẹp của ông ta xưa kia, nay chính là Tỳ-kheo-ni Thâu LA-nan Đà. Còn các người con của người Bà-la-môn ấy nay chính là các Thức xoa và Sa di vậy.

(Trích luật Tứ Phần, phần 2, quyển 3)

1.3.2. VÌ NGHE PHÁP PHẬT ĐƯỢC SANH THIÊN:

Một thời, Đức Phật vì Chư thiên và bốn bộ chúng tuyên thuyết pháp mầu ở một khu rừng thuộc nước Ba-la-nại. Bấy giờ bầy nhạn năm trăm con nghe pháp của Phật, trong lòng yêu thích liền chao liệng định đáp xuống. Thấy vậy, một người thợ săn liền giương lưới ra bắt trọn cả bầy nhạn. Những con Nhạn ấy sau khi bị giết liền sanh lên cung Trời Đao Lợi. Chúng hiện ra trên đầu gối cha mẹ bằng đứa trẻ tám tuổi, dung mạo xinh đẹp. Từ trên thân hình những đứa trẻ ấy phát ra ánh sáng như núi vàng. Chúng nghĩ: “Vì sao ta lại sanh về đây?”. Ý nghĩ vừa khởi, chúng liền biết được tiền kiếp của mình, càng tin sâu pháp nhân quả. Những đứa trẻ ấy cầm hoa bay xuống chỗ đức Phật ở cõi Diêm-phù-đề, đảnh lễ Ngài và thưa:

– Chúng con nhờ pháp Âm của Ngài mà được sanh lên cõi Trời thắng diệu. Cúi xin Ngài lại khai thị cho chúng con!

– Phật thuyết pháp Tứ đế. Những đứa trẻ ấy đều đắc quả Tu-đàhoàn, liền trở về cõi Trời.

(Trích kinh Hiền Ngu quyển 13)

1.3.3. KHÔNG THAM ĂN NÊN KHỎI NẠN CHẾT:

Một hôm, phu nhân của Vua đang ngồi trên lầu cao, bỗng trông thấy đàn nhạn bay trên Trời liền ao ước được ăn món thịt chim ấy. Bà ta tâu lên Vua. Vua liền sai thợ săn giăng lưới để bắt nhạn. Mấy mươi con nhạn bị sa lưới, bọn người hầu đem nhốt chúng vào lồng. Hàng ngày chúng đều được cho ăn no đủ. Trong số đó, có một con Nhạnkhông chịu ăn gì cả. Các con khác bảo:

– Nay may mắn được sống, thử hỏi bạn không ăn có ích lợi gì?

Nhạn nọ đáp:

– Do lo lắng nên tôi ăn không vô.

Sau bảy ngày nhịn ăn, Nhạn gầy trơ xương, nhưng cũng nhờ vậy mà nó có thể lách qua kẽ lồng bay ra. Trước khi bay xa, nó còn nói vọng lại với những con nhạn mập mạp đang ở trong lồng:

– Các bạn tham ăn, sau này ắt sẽ phải chịu nổi thống khổ.(Trích kinh Thí Dụ bộ 10 quyển, quyển 6)

1.4 CHIM HÓT LỜI PHÁP:

Ở nước của Đức Phật A Di Đà thường có các loài chim kỳ diệu đủ màu sắc như: Hạc trắng, Khổng tước, Anh võ, Ca lăng tần già cùng sinh sống. Ngày đêm sáu thời, chúng thường hót lên những âm thanh hoà nhã, nói về các pháp như Ngũ căn, Ngũ lục, Thất giác chi, Bát Thánh đạo. Những chúng sanh ở đây nghe những âm thanh này đều nhớ nghĩ đến Tam bảo.

(Trích kinh Di Đà).

1.5 BỒ CÂU: CÓ HAI CHUYỆN:

1.5.1 XẢ THÂN CỨU NGƯỜI ĐÓI:

Xưa ở trên núi tuyết có con bồ câu sinh sống. Bấy giờ, nhằm lúc

Trời đổ mưa tuyết lớn, có một người đi lạc đường bị đói rét khốn khổ, mạng sống như chỉ mành treo chuông. Bồ câu thấy vậy, bèn bay đi tìm lửa, sau đó nó nhóm củi lại, đốt lửa rồi tự nhảy vào đống lửa để bố thí cho người đang bị đói kia.

(Trích luận Đại Trí Độ quyển 11)

1.5.2 NGUYÊN NHÂN SỢ HÃI CỦA BỒ CÂU:

Một thời, Đức Phật ở Tinh xá Kỳ-hoàn nơi thành Xá-vệ. Vào môt buổi xế trưa no, Ngài đang đi kinh hành, theo sau là Ngài Xá-lợi-phất. Có một con chim ưng đuổi bắt một con bồ câu. Bồ câu bay đến bên Phật, Ngài dùng bóng mình che cho nó. Con chim cảm thấy an ổn, không còn lo sợ nên nằm im không kêu la. Nhưng một lát sau, khi thấy bóng Ngái Xá-lợi-phất, Bồ câu lại cất tiếng kêu sợ hãi. Xá-lợi-phất bạch Phật:

– Bạch Đức Thế tôn! Thân Phật cùng con đều đã dứt trừ ba độc. Cớ sao Ngài dùng bóng che cho chim, nó không tỏ vẻ sợ hãi, còn khi con dùng bóng che cho nó, nó lại tỏ ra run sợ như thế?

Phật đáp:

– Vì ông vẫn còn tập khí của ba độc. Ông hãy quán nhân duyên đời quá khứ của con chim này, xem thử trong bao nhiêu đời nó đã làm thân bồ câu rồi?

Xá-lợi-phất liền nhập Túc mạng trí tam muội, quán thấy con bồ câu này trong 80.000 kiếp trước thường làm thân bồ câu, còn xa hơn nữa thì Ngài không thể biết.

Phật lại bảo:

– Nếu ông không thể biết thấu đáo đời quá khứ, vậy ông hãy thử quán xem con bồ câu này đến khi nào mới thoát khỏi thân chim?

Xá-lợi-phất lại nhập Nguyện trí tam muội, quán thấy con bồ câu này trải qua tám mươi ngàn đại kiếp nữa cũng chưa được thoát khỏi thân chim. Nhưng còn xa hơn nữa thì Ngài không thể biết được. Vì con Bồ câu này trong hằng hà sa đại kiếp vẫn thường làm thân bồ câu.

(Trích luận Đại Trí Độ quyển 11)

1.6. CHIM TRĨ CỨU RỪNG CHÁY:

Xưa ở trong khu rừng vắng nọ có một con chim Trĩ sinh sống. Một hôm, bỗng khu rừng bị phát hoả. Chim Trĩ kiên nhẫn bay đến con sông gần đó ngậm nước đem về rưới vào khu rừng đang cháy. Nó cứ bay đi bay về như thế hết sức vất vả, nhưng không cảm thấy khổ. Thấy vậy, Trời Đế thích bay xuống hỏi:

– Ngươi đang làm gì thế?

– Tôi vì thương chúng sanh nên ra sức cứu cánh rừng. Rừng này mát mẻ thoải mái, tôi cùng muôn thú đều nương náu ở đây. Tôi vẫn còn một chút sức lực, đâu dám lười biếng mà không cứu lấy nó.

Đế thích hỏi:

– Nhưng ngươi siêng năng như vậy được bao lâu?

– Cho đến chết.

– Ai làm chứng cho ngươi?

Trĩ liền lập lời thề:

– Nếu tâm tôi thật sự chí thành thì xin cho ngọn lửa này hãy tự tắt.

Bấy giờ, Chư thiên ở cõi Trời Tịnh Cư biết được thệ nguyện rộng sâu của chim Trĩ, liền làm cho lửa bị dập tắt. Khu rừng trở lại xinh tươi như ngày nào.

(Trích luận Đại Trí Độ quyển 16)

1.7. CHIM: CÓ 4 CHUYỆN:

1.7.1. CHUYỆN BÁO ÂN:

Vua ba-tư-nặc có bốn vị đại thần, vua phong ho làm tướng để cùng hợp nhau đem bốn bộ binh đi chinh phạt một nước nhỏ. Bốn vị đại thần gặp Phật, cúi đầu đảnh lễ. Thế tôn hỏi:

– Các ông đi đâu vậy?

– Chúng con vì sự hưng thạnh của đất nước nên hưng binh chinh phạt nước khác!

– Lành thay! Chư Hiền, đây là việc báo ân mà có đền đáp.

Không chỉ đời này ông ta được làm vua, mà vào thời quá khứ, ở nước sa-kiệtcó một đàn quạ không biết từ đâu bay đến. Quạ chúa tên là cam-giá thống lãnh 8 vạn con quạ. Vợ quạ chúa tên Cựu-lê-ni tự nhiên buồn bã biếng ăn. Quạ chúa hỏi. Cựu-lê-ni thành thật thưa:

– Tôi cảm thấy thân thể yếu ớt, phải ăn thịt nai chúa thì mới sống nổi, nếu không chắc tôi chết mất!

Lúc ấy quạ chúa nghe tiếng ồn ào của đàn quạ, liền ra lệnh:

– Các ngươi phải đến nước Sa-kiệt, vua nước ấy có một con nai chúa to lớn tên là Tu-cụ. Ta muốn lấy thịt của nó Bốn con quạ đáp:

– Chúng tôi quyết làm việc đó dù phải hy sinh tánh mạng.

Bốn con quạ liền bay đến nước sa-kiệt. Thấy quạ, hoàng tử vô cùng sợ hãi, vội về tâu với phụ hoàng:

– Thưa phụ hoàng! Con thấy bốn con quạ màu trắng vừa bay đến vườn nai.

Vua liền ra lệnh cho người đến giăng lưới bắt qua. Bắt được quạ, họ đem dâng lên vua. Vua hỏi và quở trách:

– Vì sao các ngươi đến xâm phạm đất nước của ta!

– Thưa Thiên vương, chẳng phải chúng tôi muốn đến đây. Nhưng vì vợ của vua am-giá mang thai, muốn ăn thịt nai chúa tu-cụ, nên vua sai chúng tôi đến đậy bắt nai. Chúng tôi chỉ làm theo mệnh lệnh của vua.

Vua ngạc nhiên nghĩ: “Chúng nó theo lệnh vua đến đây dù phải hy sinh tánh mạng quyết không dám làm trái mệnh lệnh của vua. Người đời được sự dạy dỗ của cha mẹ mà biết báo ân thì thật là khó huống gì là loài chim thu.” Nghĩ vậy, vua liền tha tội cho bầy quạ. (Trích kinh Mật Cụ, còn gọi là Kinh Câu-tát-quốc-ô Vương)

1.7.2. ĐÔI BẠN:

Xưa có con quạ tên câu-kỳ (đời Lương dịch là quạ mỏ đỏ) bay đến một khu rừng, rồi sanh con ở trên cây. Câu-kỳ kết thân với một chú khỉ. Trong khu rừng ấy có một con rắn độc thường rình bắt con của Câukỳ. Mất hết con, Câu-kỳ buồn thương gào khóc, không biết con mình hiện ở nơi đâu. Câu-kỳ đoánchắc các con mình đã bị rắn độc ăn. Thấy Câu-kỳ áo não, khỉ hỏi:

– Việc gì mà bạn buồn bã đến như thế?

– Rắn độc đã ăn hết con của tôi rồi!

– Tôi sẽ trả thù cho bạn!

Lúc ấy rắn độc bò ngang qua, khỉ đến trước cản lối rắn. Rắn giận dữ quấn lấy khỉ. Khỉ tức tốc nắm đầu rắn đập vào đá.

Giết được rắn độc, khỉ chạy về báo với Câu-kỳ. Câu-kỳ vô cùng vui sướng.

(Trích kinh Xích Chủy Ô Dụ)

1.7.3. PHẬN CON LAI:

Thời quá khứ, có một đàn gà sống trong rừng cây trăn. Bỗng có một con chồn đến ăn hết bầy gà, chỉ còn một con gà mái. Có một con quạ bay đến đây cùng kết bạn với gà mái và sanh được một con. Khi con tập nói, quạ nói kệ:

Con chẳng của riêng ta
Cha quạ mẹ là gà
Kết tình sanh con nhỏ
Không quạ chẳng giống gà
Nếu con học tiếnh quạ
Nhưng lại là gà sanh
Còn như học tiếng gà
Lại là con cha quạ
Học quạ giống tiếng gà
Học gà thàng tiếng quạ
Gà quạ đều học cả
Thì không thể nói được.

(Trích luật Tăng Kỳ phần 12, quyển 4)

1.7.4. LỜI TÂN BỐC CỦA KẺ HÈN:

Có một xác hoàng môn ở dưới gốc cây, cáo và quạ cùng đến ăn thịt. Cả hai cùng khen ngợi nhau. Quạ nói:

Thân anh như sư tử
Đầu mặt tựa tiên nhân
Được sanh từ nai chúa
Ôi thật đẹp như hoa.
 
Cáo nói:

Quý nhất trong loài chim
Trí tuệ lại tuyệt vời
Rực rỡ khắp mười phương
Như vàng ròng sắc tía.

Lúc ấy, có vị tiên đang tu tập ở chỗ vắng, nghe quạ và cáo nói chuyện, nói kệ:

Từ lâu tôi đã thấy
Đều là lời giả dối
Núp mình dưới gốc cây
Ăn thịt của hoàng môn
Bọn ngươi hạng thấp hèn
Xưng mình là thượng nhơn.

Quạ nói:

Sư tử và chim sẻ
Đều ăn thịt cầm thú
Đáng gì xác chết này
Mà phải nhọc cầu xin.

(Trích kinh Trùng Cô Ô )

2. LOÀI TRÙNG – PHẦN HA:

2.1 RỒNG: CÓ 5 CHUYỆN:

2.1.1. SỐNG QUA LẠI:

Rồng có bốn loại: noản sanh, thai sanh, thấp sanh và hoá sanh. Tất cả đều do đời trước nhiều sân giận, không trung thật, bố thí nhiều, nay thọ thân hình này. Cung điện Rồng bằng bảy thứ báu (cung điện rồng có nói trong phần loài chim cánh vàng).

Thân Rồng cao bốn mươi dặm, áo dài bốn mươi dặm và rộng tám mươi dặm, nặng 2 lượng rưỡi. Rồng có sức mạnh tự tại, được hưởng trăm vị thức ăn, nhưng miếng ăn sau cùng đến miệng đều biến thành cóc nhái. Nếu Long vương giáo hoá quyến thuộc khiến phát đạo tâm, ban cho chúng áo nhuộm màu, thì có thể khiến chúng phát tâm cúng dường. Vì thế, cát không còn rơi trên thân chúng như mưa và thoát khỏi các tai họa. (Lại nói: Thân Rồng biến thành rắn, rắn con v.v… không gặp phải nạn cóc nhái và chim cánh vàng).

Rồng ăn cá sấu, ba ba (Kinh Lâu Thán ghi: Rồng ăn ba ba và đại ngư Đề Kiệt Đề Lịch). Rồng dùng nước tắm giặt y phục làm cho mịn màng trơn láng trơn láng. Nó cũng có hôn nhân. Hai thân Rồng xúc chạm nhau thành Âm dương. Thọ mạng của chúng một kiếp hoặc ít hơn. Thoát khỏi nạn chim cánh vàng ăn chỉ có 16 vị vua rồng: Bà -kiệt, Nan-đà, Bạt-nan-đà, Y- na- bà- la, Đề- đầu- lại- tra, Thiện- kiến, A- hư, già-câu- la, Già -tỳ- la, A- bà- la, Già-thố, Cù -già-thố, A- nậu- đạt, Thiện-trụ, Ưu -diệm- già -ba -đầu, Đắc- xoa- ca.

(Kinh Lâu Thán ghi: 16 Long vương này trích phần Lâu Thán của Trường A-hàm và luận Đại Trí Độ)

2.1.2. LONG VƯƠNG SA- KIỆT ĐƯỢC NĂM TRĂM QUỶ THẦN HỘ VỆ:

Long vương Sa-kiệt ở dưới đáy biển, phía bắc núi Tu di. Cung điện của Long vương rộng 8 vạn do tuần, làm bằng bảy báu. Thành có 7 lớp tường, lan can võng lưới trang sức ở trên, trong thành có vườn cây, ao tắm, chim hót hoà vang. Tường thành bằng vàng, cửa bằng bạc. Cửa cao 2400 dặm, rộng 2200 dặm, vẽ chạm rất đẹp, thường có năm trăm quỷ thần bảo vệ. Long vương có thể làm mưa theo ý muốn. Các rồng khác không làm được như vậy. Nó ở vực sâu, chỗ nước xoáy trào đổ vào biển lớn. Thân nó màu lưu ly.

(Trích kinh Lâu Thán, kinh Hoa Nghiêm).

2.1.3. QUYẾN THUỘC TRƯỚC ÍT SAU NHIỀU:

Long vương bạch Phật:

– Bạch Thế tôn! Con từ kiếp sơ chỉ ở trong biển. Từ thời Phật Câu Lâu Tần vợ con ở trong biển lớn rất ít. Nay tại sao quyến thuộc của con ở trong biển lại rất nhiều?

– Này Long vương! Vì có người xuất gia ở trong Phật pháp vi phạm giới luật không chịu xả. Người phá giới phần nhiều sanh trong loài rồng.

– Vì sao họ không bị đọa vào địa ngục, mà những người ấy sau khi chết đều sanh trong loài rồng?

– Vào thời Phật Câu Lâu Tần có 98 ức người xuất gia phạm cấm giới, sau khi chết sanh trong loài rồng. Thời Phật Câu-na-hàm-mâu-ni có tám mươi ức người xuất gia phá giới buông lung, sau khi chết đều sanh trong loài rồng. Thời Phật Ca-diếp có 64 ức người xuất gia phạm giới, sau khi chết đều sanh trong loài rồng. Trong đời ta có 990 ức người xuất gia phỉ báng giới kinh, khi chết đều sanh trong loài rồng. Vì vậy, nay đã tái sanh vào trong biển làm vộ con quyến thuộc các ngươi, nhiều không thể kể. Sau khi ta nhập Niết-bàn, nhiều ưu bà tắc ác độc, vi phạm cấm giới, đời sau sẽ sanh trong loài rồng hoặc đọa vào địa ngục.

(Trích kinh Hải Long vương quyển 2)

2.1.4. RỒNG TRÌ GIỚI ĐƯỢC SANH LÊN TRỜI ĐAO LỢI:

Rồng độc có sức mạnh lớn lao. Mỗi khi nó nhìn người yếu thì người ấy chết ngay, còn người mạnh nó thổi hơi đến cũng chết. Lúc bấy giơ, rồng thọ giới Bát quan trai, vào rừng ngồi tư duy. Ngồi lâu rồng mỏi mệt ngủ lúc nào không hay. Khi rồng ngủ hình dạng giống rắn, da nó ánh lên nhiều màu. Người thợ săn thấy rồng vui mừng nói:

– Đây là bộ da hiếm có, ta nên lấy về dâng lên vua để làm đồ trang sức thì quý biết bao!

Nói rồi, anh ta liền lấy gậy đè lên đầu rồng, rồi lấy dao lột da nó. Rồng tự nghĩ: “Sức ta có thể làm nghiêng cả đất nước, một vật nhỏ này há có thể làm gì được ta. Nay ta trì giới nên không nghĩ đến thân này, phải theo lời Phật mà tự nhẫn nhục”.

Nghĩ rồi, rồng khép mắt không nhìn, nín hơi không thở, lòng thương xót người ấy. Vì trì giới, rồng nhất tâm chịu bị cắt lột không sanh tâm hối hận. Lấy da xong, người thợ săn để rồng nằm trên đất. Lúc ấy mặt Trời chiếu xuống, quá nóng Rồng phải chui vào trong đất. Rồng muốn đến biển lớn cho các loài trùng khác ăn thịt mình. Nhưng

vì trì giới nên rồng không dám cử động, nghĩ: “Nay đem thân ta bố thí cho các loài để cầu Phật đạo, dùng thịt bố thí để sung mãn thân mình, sau dùng pháp bố thí để ích lợi tâm mình”. Đến khi thân khô mạng dứt, rồng sanh lên Trời Đao Lợi.

(Trích luận Đại Trí Độ quyển 14)

2.1.5. TỨ ĐẠI LONG VƯƠNG GẶP NẠN CHIM CÁNH VÀNG:

Bốn Long vương tên là: Hấp-khí, Đại-hấp-khí, Năng-la và Vôlượng-sắc, bạch Phật:

– Bạch Thế tôn! Ở trong biển này có rất nhiều loài rồng, nhưng bốn loài chim cánh vàng thường đến ăn chúng con. Xin Phật thương xót cứu giúp cho chúng con được an ổn không còn sầu lo.

Đức Phật cởi y nhuộm màu đang mặc đưa cho Long vương bảo:

– Ông nên lấy y của Như Lai, cắt chia khắp cho các loài rồng, mỗi con được một sợi chỉ, thì chim cánh vàng không thểchạm đến. Nhờ công đức cao vời của Phật mới được nhu thế.

Lúc ấy, Long vương liền nhận y của Phật, chia đầy đủ cho các loài rồng. nhưng y vẫn nguyên vẹn như cũ. Long vương bảo các loài rồng: Các ngươi hãy kính trọng y này như kính Đức Phật, sau khi Phật Niếtbàn phải cúng dường Xá-lợi. Tất cả nên phụng thờ Đức Phật.

Bốn điểu vương cánh vàng nghe Phật chỉ bày như thế, vô cùng hoảng sợ, vội vàng đến chỗ Phật, đảnh lễ thưa:

– Vì sao Đức Thế tôn đoạt thức ăn của chúng con?

Phật bảo:

– Có bốn loại thức ăn sẽ sanh vào ba đường ác: 1- Thức ăn do bẫy lưới bắt cầm thú, tàn hại các loài súc sanh, giết chúng một cách oan uổng. 2- Thức ăn do đem binh, đao, trượng, mâu, để chặt, đâm bức bách cướp đoạt tài vật của người khác. 3- Thức ăn do xan tham dua nịnh, phạm giới, tà kiến, xảo trá. 4- Thức ăn do chẳng phải Thầy xưng Thầy, không phải Thế tôn xưng Thế tôn, theo tà xưng chánh, không phải chí tịch tịnh xưng chí tịch tịnh, không thanh tịnh xưng thanh tịnh, không phạm hạnh xưng phạm hạnh, tự xưng một cách dối trá. Ăn bốn loại thức ăn này, sẽ đọa ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ta thuyết pháp để trừ bốn loại thức ăn này, các ngươi không nên dùng nó nuôi dưỡng thân mình, mà hại đến chúng sanh. Muốn giữ gìn thân mình, phải giữ gìn thân người khác, việc không nên làm chớ làm.

Lúc ấy, bốn điểu vương cánh vàng, mỗi con cùng với một ngàn quyến thuộc đều bạch Phật:

– Ngày nay, chúng con xin quy y Phật, Pháp, Tăng, xin sám hối những tội lỗi đã gây ra từ trước đến nay. Chúng con xin thọ trì cấm giới bắt đầu từ ngày nay, để ban sự vô uý cho tất cả Long vương và ủng hộ chánh pháp đến mai sau để chánh Pháp được vững bền. Cho đến khi Phật Pháp diệt tận, chúng con thề không trái phạm lời Phật dạy. (Trích quyển 4 Kinh Hải Long vương).

2.2. RẮN: CÓ 3 CHUYỆN:

2.2.1. QUẢ BÁO CỦA SỰ THAM LAM:

Xưa ở nước Ba-la-nại cõi Diêm-phù-đề có một người rất tham vàng. Ông ta làm lụng cực khổ dành dụm được bảy hủ vàng, đem chôn trong đất không dám tiêu xài.

Thời gian sau, ông mắc bệnh và qua đời. Vì tham tiếc bảy hủ vàng nên ông sanh làm rắn quấn quanh bảy hủ vàng để canh giữ. Khi rắn chết lại sanh làm rắn, cứ thế cho đến mấy vạn năm. Đến kiếp rắn cuối cùng, ông ta suy nghĩ và tỉnh ngộ biết được nguyên nhân mình mãi thọ ác báo là do tham vàng. Muốn thoát khỏi ác báo thì phải đem vàng này tạo phước nguyện được sanh vào chốn lành.

Nghĩ vậy, rắn liền bò ra đường, gặp một Bà-la-môn. Rắn nói:

– Tôi có một hủ vàng, nhờ ông thiết trai cúng Tăng giúp tôi. Nếu không giúp, tôi sẽ mổ chết ông đấy!

– Được rồi! Tôi sẽ giúp.

Bà-la-môn nhận vàng đem đến chùa, kể lại chuyện rắn muốn thiết trai cúng dường. Chúng Tăng đồng ý. Bà-la-môn đưa vàng cho vị duy na. Gần đến ngày thiết trai, Bà-la-môn cầm một tiểu a-hàn-đề đến chỗ rắn. Rắn vui mừng nằm khoanh trong a-hàn-đề. Bà-la-môn lấy vải đậy rắn lại rồi mang đến chùa. Người đi đường thấy vậy đều cho rằng vị Bà-la-môn này đem phẩm vật về nhà, để một ngày nào đó đem cúng dường các vị Thánh tăng.

Sau khi thiết hội, Bà-la-môn đưa rắn đi nhìn mặt các vị tăng trong già lam nhận sự cúng dường hôm ấy. Rắn khởi lòng tôn kính nhìn kỹ từng vị.

Thọ thực xong, các vị tăng thuyết pháp cho rắn nghe. Rắn đem hết bảy bình bát vàng cúng dường chúng Tăng. Sau đó, rắn chết, được sanh lên cõi Trời Đao Lợi.

(Trích kinh Hiền Ngu quyển 4)

2.2.2. ĐẦU VÀ ĐUÔI RẮN CÃI NHAU:

Một hôm nọ, đầu và đuôi một con rắn cãi nhau. Đầu nói:

– Công tôi lớn nhất!

– Không đúng, công tôi mới lớn nhất! Đuôi cãi lại.

– Tôi có tai để nghe, có mắt để thấy, có miệng để ăn, đi thì đi trước, anh đâu được khả năng như thế, nên công tôi lớn nhất!

Nghe vậy đuôi rắn tức giận quấn vào gốc cây ba vòng, rồi nói:

– Vậy, giờ anh đi thử xem có được không?

Đuôi rắn cứ quấn chặt vào gốc cây suốt ba ngày như thế. Không tìm được thức ăn, rắn đói đến sắp chết. Đầu mới hạ giọng:

– Anh hãy buông tôi ra đi. Tôi công nhận anh có công lớn nhất rồi!

Đuôi rắn liền buông gốc cây ra. Đầu nói tiếp:

– Công anh lớn nhất, vậy anh dẫn trước đi!

Đuôi rắn liền dẫn trước. Mới bò được một đoạn ngắn, cả đầu lẫn đuôi rắn đều bị rợi vào hầm lửa chết cháy.

2.2.3. TÌNH ĐỜI:

Xưa có một con rắn cùng kết bạn với ễnh ương và rùa. Thời gian sau, ao cạn nước, cả ba đều bị đói khát đến cùng cực. Một hôm nọ, rắn bảo rùa đến nói với ễnh ương:

Gặp phải nạn đói khát
Tâm trí bị mê mờ
Không nghĩ đến nhân nghĩa
Chỉ ăn là trước tiên.

Ễnh ương nói:

Bạn hãy đem lời ta
Nói cùng anh chàng rắn
Dù ễnh ương thế nào
Cũng không đến bên anh.

(Trích quyển 12 Đại Trí Độ Luận)

2.3. RÙA: RÙA MÙ GẶP BỌNG CÂY NỔI:

Phật bảo:

Này các Tỳ-kheo! Trong biển lớn có một con rùa mù sống lâu vô số kiếp. Khoảng một trăm năm rùa mới nổi lên một lần.

Lại có một bọng cây trôi trên biển. Gió dập sóng xô, bọng cây trôi dạt bốn phía. Rùa một trăm năm nổi lên một lần để tìm bọng cây này.

Nhưng hễ rùa nổi lên đàng Đông thì cây trôi dạt về phía Tây; hễ rùa nổi lên đàng tây thì bọng cây lại trôi dạt về phía Đông. Rùa cứ quanh quẩn mãi như thế.

Tuy là rùa khó gặp được bọng cây ấy nhưng vẫn còn có thể gặp được. Còn hàng phàm phu, trôi lăn trong biển ngũ thú mà được làm thân người còn khó hơn việc rùa mù tìm bọng cây nổi.

(Trích kinh Tạp A-hàm quyển 16)

2.4. CÁ: CÓ 2 CHUYỆN:

2.4.1. QUẢ BÁO ÁC KHẨU:

Phật và các Tỳ-kheo đến bên sông Lê-Việt, thành Tỳ-xá-ly, thấy năm trăm người chăn trâu và năm trăm người bắt cá. Phật bỏ đi đến ngồi thiền ở một nơi cách sông không xa. Bấy giờ, những người đánh cá kéo được một con cá to. Năm trăm người ra sức kéo mà vẫn không kéo nổi. Họ liền gọi năm trăm người chăn trâu đến kéo giúp. Nhờ sức một ngàn người, cá mới được đưa lên bờ. Cá rất lạ có một trăm đầu, là đầu của một trăm loài vật khác nhau như đầu ngựa, đầu lừa, đầu lạc đà.v.v… Thấy lạ, mọi người kéo đến xem rất đông. Đức Phật đến chỗ cá hỏi:

– Ngươi là Ca-tỳ-lê phải không?

Cá im lặng. Phật hỏi đến ba lần. Cá mới nói:

– Dạ, đúng vậy!

– Những bè đảng của ông hiện đang ở đâu?

– Tất cả đều bị đọa địa ngục A-tỳ!

A-nan hỏi Phật:

– Bạch Đức Thế tôn! Tại sao Ngài gọi cá trăm đầu là Ca-tỳ-lê?

Phật nói:

– Vào thời Phật Ca-diếp, có một Bà-la-môn sanh được một con trai đặt tên là Ca-tỳ-lê (Đời Lương dịch là Hoàng Đầu). Ca-tỳ-lê rất thông minh, học sâu hiểu rộng, là người đa văn nhất nước chỉ thua các vị Sa-môn. Khi sắp chết, Bà-la-môn ân cần khuyên dạy:

– Con nhớ đừng luận bàn đạo lý với Sa-môn Ca-diếp. Vì trí tuệ ông ấy rất siêu việt. Con không thắng nổi đâu!

Bà-la-môn qua đời. Mẹ Ca-tỳ-lê nói với con:

– Con thông minh học rộng như thế lại có người hơn con được sao?

– Các Sa-môn giỏi hơi con đấy mẹ!

– Sao có thể hơn con được?

Vì nếu ai có việc gì nghi ngờ đến hỏi Phật. Ông ấy đều giải thích trót lọt. Nhưng nếu họ hỏi con thì ccon không giải đáp nổi!

– Vậy sao con không học theo Pháp của họ?

– Phải làm Sa-môn mới được học. Con là cư sĩ, đâu được học!

– Vậy, con hãy giả làm Sa-môn đến đó học. Học xong thì trở về nhà!

– Hay lắm, thưa Mẹ!

Ca-tỳ-lê liền nghe lời mẹ giả làm Tỳ-kheo.

Ít lâu sau, Ca-tỳ-lê đã tụng được tam tạng, thông suốt nghĩa lý. Về nhà, mẹ anh ta hỏi:

– Giờ, con thắng nổi các Sa-môn chưa?

– Về học vấn thì con đã hơn, nhưng con còn thua họ về việc Thiền định.

– Sao con biết?

– Vì con hỏi thì họ giải thích được, nhưng họ hỏi lại thì con không biết!

– Vậy, từ đây về sau, nếu con luận bàn có thua mấy ông Sa-môn thì con hãy chửi mắng họ.

– Mẹ ạ, Sa-môn xuất gia đâu có lỗi lầm gì mà sao lại mắng chửi họ?

– Con phải chửi họ thì con mới thắng cuộc!

Ca-tỳ-la không nỡ làm trái ý mẹ.

Hôm sau, Ca-tỳ-la đến luận bàn đạo lý với Sa-môn. Đuối lý, Catỳ-la chửi rằng:

– Các ông là đồ dốt nát, ngu si hơn cả loài súc sanh.

Ca-tỳ-lê liền đem trăm loài thú để mắng chửi các Tỳ- Kheo nhiều lần như vậy. Vì nghiệp nhân này mà đời nay Ca-tỳ-lê phải thọ báo làm cá một trăm đầu.

A-nan hỏi Phật:

– Bạch Đức Thế tôn! Đến bao giờ cá này mới thoát nghiệp?

– Trải qua một ngàn Đức Phật trong hiền kiếp tu hành thành tựu, cá này vẫn chưa hết nghiệp.

Nhân đó, Đức Phật thuyết Pháp. Mọi người nghe Pháp rồi đều cùng nhau nói:

– Tất cả những việc làm từ thân khẩu ý đều phải cẩn thận.

Những người đánh cá và những người chăn trâu đều chắp tay hướng Phật xin được xuất gia tu phạm hạnh.

Phật bảo:

– Thiện lai!

Râu tóc họ liền tự rụng, pháp y tự đắp thân. Phật lại nói pháp mầu. Tất cả đều chứng quả A-la-hán. (Trích kinh Hiền Ngu quyển 10)

2.4.2. CÁ MẮC CẠN:

Nước biển dâng cao, có 3 con cá lớn bị trôi vào trong một bãi cạn. Chúng bảo nhau:

– Đến khi nước rút, chúng ta sẽ bị mắc cạn. Giờ chúng ta phải lội ngược dòng để ra biển.

Cả bọn liền lội ra nhưng bị dãi đất ngăn lại. Cá thứ nhất dùng hết sức nhảy qua liền được thoát nạn. Cá thứ hai chui vào cỏ mà qua cũng được thoát nạn. Cá thứ ba vì yếu sức nên khi nước rút nó bị người đánh cá bắt được. Phật thấy vậy, liền nói kệ:

Ngày nay đã qua
Mạng sống dần giảm
Như cá cạn nước
Việc gì vui đâu.

(Trích kinh Xuất Diệu quyển 18)

2.5 NGHÊU: NGHE PHẬT THUYẾT PHÁP CHỨNG QUẢ THÁNH:

Trong ao ca-la có một con nghêu sinh sống. Một hôm, nghe Phật thuyết Pháp, nó liền bò lên bờ ẩn dưới bụi cỏ. Lúc ấy có một người chăn trâu vì muốn nghe pháp nên đến chỗ Phật, vô tình dùng gậy chọc xuống đất, lỡ trúng đầu nghêu. Nghêu chết, liền sanh lên cõi Trời Đao Lợi. Thấy các kỹ nữ vui chơi khoái lạc, nó liền nghĩ: “Đời trước ta là súc sanh, cớ sao nay được sanh lên cung Trời này”.

Vị thiên liền dùng thiên nhãn quán sát, biết được quả báo lành có được hôm nay đều là nhờ công đức nghe Phật thuyết pháp. Vị thiên liền bay đến chỗ Phật. Sau khi nghe Phật thuyết pháp, vị này liền đắc quả Tu-đà-hoàn.

(Trích luật Thiện Kiến Thử Bà Sa quyển 4)

2.6 SÂU: ĂN LÚA TRẢ VÀNG:

Xưa có một nhà giàu gom góp mười đấu thóc, đem chôn dưới đất. Đến mùa xuân khí hậu ấm áp, họ bèn đào lên lấy lúa đem gieo, thì tất cả lúa đã bị mất hết chỉ thấy một con trùng lớn như con trâu, không có đầu, mắt, tay, chân, giống như một khối thịt vô cảm. Mọi người hết sức kinh ngạc, đem trùng để nơi đất bằng, rồi hỏi:

– Ngươi là loài nào?

Hỏi đến mấy lần, nó vẫn không trả lời. Họ liền dùng dùi sắt đâm vào mình nó. Lúc ấy nó mới chịu lên tiếng:

– Muốn biết tên tôi thì hãy đem tôi để nơi đường cái, sẽ có người gọi tên tôi!

Mọi người làm theo lời trùng. Nhưng suốt ba ngày vẫn không thấy ai gọi đến tên nó. Đến ngày thứ tư, bỗng có mấy trăm cỗ xe ngựa vàng, y phục của những người ngồi trên xe cũng toàn màu vàng, đi ngang qua.

Họ ngừng xe lại hỏi:

– Giặc lúa, tại sao mi ở đây?

– Tôi ăn lúa của người ta nên bị đem đến nơi này!

Hai bên nói chuyện với nhau rất lâu, bọn người kia mới từ giả ra đi.

Người chủ hỏi tên giặc lúa:

– Những người ấy là ai vậy?

– Họ là thần vàng. Dưới một gốc cây lớn cách đây ba trăm bước về phía Tây có năm trăm hủ vàng.

Người chủ lúa bèn dẫn mấy mươi người đến gốc cây ấy đào lên. Quả thật được vàng, mọi người vui mừng đem xe chở về. Họ lại cúi đầu thưa với con trùng:

– Hôm nay, có được vàng là nhờ ơn của thần. Thỉnh thần về nhà chúng tôi để chúng tôi thiết lễ tạ ơn Ngài!

– Trước kia, tôi ăn lúa của ông là tôi muốn báo đáp ông số vàng ấy. Nay tôi còn phải đem phước đến cho khắp thiên hạ, nên không thể ở lại đây được.

Nói xong trùng biến mất.

(Trích kinh Thí Dụ quyển 2)

2.7. TRÙNG: NGHIỆP DUYÊN ĐỜI TRƯỚC CỦA CON TRÙNG:

Phía Đông Nam thành Vương-xá có một cái ngòi lớn. Nước trong ngòi dơ bẩn đầy phẩn tiểu, hôi thối không thể chịu nổi. Có một con trùng lớn sống trong đó, thân trùng dài mấy trượng, không có tay chân thường bơi lội vui đùa trong nước. Thấy lạ, mọi người đến xem rất đông. Lúc ấy, Ngài A-nan đi khất thực ngang qua đó cũng ghé mắt nhìn. Trùng liền quẫy mình làm nổi sóng. A-nan trở về bạch Phật. Đức Phật cùng các Tỳ-kheo đến chỗ ấy. Thấy Phật, mọi người liền nghĩ: “Hôm nay đức Như Lai ắt sẽ nói rõ nghiệp duyên của con trùng này để giải nghi cho mọi người”.

Đức Phật bảo:

– Sau khi Phật Duy Vệ nhập Niết-bàn, có người chủ một ngôi chùa nọ, khi trông thấy năm trăm vị Tỳ-kheo đi ngang qua, ông rất vui mừng thỉnh các vị Tỳ-kheo ở lại để ông được cúng dường suốt ba tháng. Các Tỳ-kheo nhận lời. Người chủ chùa hết lòng cúng dường đầy đủ. Ít lâu sau, có năm trăm thương buôn vào biển tìm châu trở về. Khi đi ngang qua chùa này, trông thấy các Tỳ-kheo siêng năng tu tập, họ rất hoan hỷ, và bàn nhau:

– Ruộng phước khó gặp. Nhân dịp này chúng ta nên thiết lễ cúng dường các Ngài.

Bàn xong, các thương buôn đến ngỏ ý với chủ chùa. Chủ chùa đáp:

– Tôi thỉnh chúng Tăng ở lại đây cúng dường trong ba tháng, còn năm ngày nữa thì mãn. Lúc đó, các vị hãy thiết lễ cúng dường.

Các thương buôn nói:

– Chúng tôi phải đi gấp, không ở đây lâu được.

Thế rồi, mỗi người lấy ra một viên ngọc, tổng cộng được năm trăm viên đem gửi cho chủ chùa và dặn khi nào hết hạn cúng dường thì hãy đem số ngọc này cúng dường chúng Tăng giúp họ. Người chủ chùa nhận lời. Nhưng sau đó, ông ta khởi lòng tham muốn chiếm đoạt tất cả số ngọc ấy. Khi chúng Tăng hỏi, chủ chùa đáp:

– Số ngọc đó họ cho riêng tôi. Nếu các ông muốn lấy thì tôi đem phẫn uế thí cho. Nếu các ông không đi ngay, tôi sẽ chặt tay chân ném vào hầm phẫn!

Các Tỳ-kheo thương hại kẻ ngu si nên im lặng bỏ đi.

Vị chủ chùa ấy nay là con trùng này vậy.

(Trích kinh Thí Dụ bộ mười quyển, quyển 4)

2.8. CHÍ RẬN: LỢI ÍCH CỦA SỰ ĂN UỐNG ĐÚNG THỜI:

Sau khi Đức Như Lai diệt độ, trong thời tượng pháp, có một thầy Tỳ-kheo toạ thiền một mình trong chốn núi rừng, thầy thường lo ngại bọn chấy rận đến quấy phá, nên đã giao ước với rận:

– Khi ta ngồi thiền thì ngươi nằm yên nhé!

Rận đồng ý.

Thời gian sau, có một con bò chét đất đến bên rận hỏi:

– Vì sao dạo này thân thể anh béo tròn ra thế?

– Vì chủ nhân tôi thường tu thiền định nên dạy tôi ăn uống phải đúng thời. Tôi vâng lời nên thân thể mới béo tốt như thế này.

Bọ chét nói:

– Tôi cũng muốn học theo cách sống của anh.

Nhưng không được bao lâu, vì ngửi thấy mùi quyến rũ của máu thịt tươi, bọ chét liền cắn vào thân vị Tỳ-kheo ấy, khiến vị Tỳ-kheo khó chịu, liền cởi áo đem hơ trên lửa.

Đức Phật bảo: vị Tỳ-kheo ấy chính là Phật Ca-diếp, bọ chét chính là Đề Bà Đạt Đa, còn rận chính là Ta vậy. (Trích kinh Báo Ân quyển 1)