KINH LUẬT DỊ TƯỚNG

Đời Lương, nhóm Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng v.v… biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 26

 

(CÁC QUỐC VƯƠNG TU HẠNH BỒ TÁT)

1. VUA HOÀ HẮC CẢI TÀ QUY CHÁNH

Ngày xưa có vua Hoà hắc trị vì mọt nước ở vùng biên cương hẻo lánh. Vì chưa gặp Phật giáo hóa nên cả nước đều tôn thờ ngoại đạo, tin theo những điều sai lầm, giết hại sinh vật, cúng tế quỷ thần. Một hôm mẫu hậu lâm bệnh, vua lập đàn cầu xin các vị thần y suốt nửa năm mà bệnh của mẫu hậu cũng không bớt. Vua lại cho mời hai trăm Bà-la-môn trong nước đến bảo:

– Mẫu hậu của trẫm bệnh nặng đến nay đã lâu, không biết nguyên nhân tại sao.

Các Bà-la-môn đáp:

– Tâu bệ hạ, đó là do tinh tú đảo lộn, âm dương không điều hoà.

– Vậy phải làm cách gì để mẫu hậu trẫm khỏi bệnh.

– Bệ hạ nên cho dọn sạch một khu đất trống ngoài thành để lập đàn cúng tế cầu nguyện bốn núi, mặt Trời, mặt trăng, tinh tú; bắt một trăm súc vật các loạivà một đứa bé đem giết để tế Trời. Bệ hạ đích thân dẫn mẫu hậu ra quỳ lạy cầu xin thì bệnh sẽ khỏi.

Vua liền nghe lời, cho người đi bắt một đứa trẻ và một trăm sinh vật như voi, ngựa, trâu, dê… rồi từ cửa thành phía đông dẫn chúng đến để giết cúng tế. Trên đường đi, chúng kêu la dậy Trời.

Phật biết được việc, thương xót ông vua ngu muội này, liền dẫn hàng đệ tử đi đến nước ấy. Từ xa, vua Hòa Hắc nhìn thấy vầng hào quang của Phật như ánh dương vừa ló dạng, như mặt trăng tròn vạnh sáng ngời khắp nơi. Gặp Phật, ai ai cũng cung kính, đứa bé và bầy súc sanh cầu xin thoát chết. Vua chắp tay đảnh lễ Phật rồi quỳ xuống thưa:

– Bạch Thế tôn, mẫu hậu của trẫm bệnh nay đã lâu, trẫm đã cho mời nhiều lương y tài giỏi dến chữa trị mà vẩn không khỏi. Nên nay trẫm lập đàn muốn cảm tạ tinh tú, tứ sơn, ngũ nhạc cầu xin cho mẫu hậu mau lành bệnh.

Phật dạy: Muốn có lúa đậu thì phải cày cấy, gieo trồng; muốn được giàu sang thì phải tu hạnh bố thí; muốn dược trường thọ, phải tu hạnh đại từ; muốn có trí tuệ thì phải học hỏi. Trong bốn việc này, hễ làm theo việc nào thì thu gặt kết quả nấy. Cúng tế cầu nguyện một cách mê lầm, lấy tà làm chánh, giết hại sinh vật để mong cầu sự sống là cách xa chánh đạo. Phật nói kệ:

Người muốn thọ trăm tuổi
Hết lòng thờ Trời thần
Giết voi ngựa cúng tế
Chẳng bằng tu hạnh từ.

Phật phóng hào quang chiếu sáng cả đất Trời, chúng sanh trong tam đồ bát nạn đều rất vui mừng. Vua nghe pháp, thấy ánh hào quang của Phật liền đắc quả Tu-đà-hoàn. Mẫu hậu nghe pháp, trong lòng cảm thấy an vui thanh thản nên thân bệnh liền hết hẳn. Hai trăm Phạm chí hổ thẹn làm lễ Sa-môn.

(Trích kinh Từ Nhân Pháp Cú Thí Dụ quyển 2 và Đại thừa Phương Tiện quyển thượng)

Từ đó về sau, vua Hoà Hắc thương yêu dân chúng như con. Đất nước an bình, lúa đậu được mùa. Con người sống đến tám mươi ngàn tuổi, thương yêu che chở chúng sanh như Trời Đế thích. Vua tin kính Tam bảo, thường tu mười điều lành và khuyên dạy dân chúng khắp nơi cùng tu.

Lúc ấy có một người nghèo trộm cắp tài sản, bị chủ bắt được dẫn đến vua. Vua hỏi:

– Tại sao ngươi lấy cắp?

– Tại thần quá nghèo không nuôi nỗi bản thân nên làm việc trái phép tắc.

Vua buồn bã trách mình:

– Dân đói là ta làm cho họ đói; dân lạnh là chính ta tước mất y phục của họ. Ở địa vị ta có khả năng làm cho dân chúng ấm no. Sự khổ hay vui của dân đều là ở nơi ta mà thôi.

Sau đó vua ra lệnh đại xá cho tội nhân, lấy của cải trong kho ban phát cho dân nghèo. Xe, ngựa, thuốc thang mặc tình cho họ chọn lấy. Ngay cả chim thú, tôm cá cũng được vua quan tâm. Từ đó, dân giàu nuớc mạnh, vua dân dẫn dắt nhau tu tập, không còn nghe đến danh từ mười điều ác. Quỷ thần đều vui mừng ủng hộ nước kia. Lúa đậu được mùa, của cải sung túc, con người hưởng được năm phước: sống lâu, dung nhan ngày càng đẹp, đức độ vang khắp tám phương, không có tật bệnh sức khỏe ngày càng tốt, trong nước an ổn, lòng người an vui.

(Trích kinh Độ Vô Cực Tập quyển 3)

2. CÔNG DỨC CÚNG DƯỜNG CA SA

Thuở xưa có một vị vua dâng ca sa cúng dường Phật, nhân đó phát tâm Vô thượng Bồ-đề và cầu thành Phật. đến khi Phật nhập Niết-bàn, trà tỳ kim thân, ca sa ấy không cháy.vua thâu nhặt Xá-lợi Phật cùng ca sa xây tháp cúng dường. Đến khi pháp diệt tận, ca sa vẫn còn nguyên chỗ cũ, về sau không có tháp cúng dường, ca sa được cất giữ qua nhiều năm tháng đồng thời mọi người cũng không còn được nghe Phật pháp nữa. Mỗi khi đến ngày tề trai, vua quan cùng đại thần và vô số dân chúng đem hương hoa phang lọng cúng dường ca sa. Cứ như thế, đời này nối tiếp đời sau giữ gìn ca sa chưa từng quên bỏ. Về sau có một vị vua nghĩ rằng: “Tiên vương và ta cùng tôn kính cúng dường ca sa này sẽ được phước gì. Đây là y gì mà chẳng ai biết”.

Khi ấy có một người ở xứ Phật đến đây buôn bán sinh sống, tâu vua:

– Vua Duyệt Đầu Đàn ỏ nước thần sanh được bậc Thánh tên Tất Đạt. Vị ấy xuất gia học đạo hiệu là Phật, thân có ba mươi hai tướng tốt, thường mặc y này.

– Vua nghe xong vui mừng cho người đi thỉnh Phật.

Vị khách buôn tâu:

– Nếu có người thỉnh Phật chỉ cần đốt hương thơm, từ xa đảnh lễ cung thỉnh.

Vua nghe lời đốt hương thỉnh Phật, xin Phật ngày mai thương xót hạ cố đến. Khói hương liền bay đến toả quanh Phật bảy vòng rồi bay lên Hư không biến thành lọng hoa. Phật mĩm cười, hào quang trong miệng toả ra chiếu khắp vô số cõi. Hào quang bay lên Hư không, hòa quyện với khói hương kia kết thành lọng hoa rồi hạ xuống che trên đảnh Phật.

Ngài A-nan bạch Phật:

– Bạch Phật, khói hương này từ đâu bay đến?

– Phật giải thích đầy đủ cho A-nan nghe. Đúng giờ Phật đến, ba ngàn đại thiên cõi nước đều chấn đông mạnh, cửa thành nước kia đều biến thành vàng, trống, đàn không gỏ cũng tự trỗi nhạc, vòng xuyến của phụ nữ đều rung động, cây khô đã trăm năm bổng tươi lại. Thấy vậy, vua vô cùng kinh sợ, cho goi người đến hỏi:

Đây là điềm tai quái gì mà khiến cả nước có những thay đổi bất thường như thế?

Khách buôn đáp:

– Đức Thế tôn đến nơi nào thì trước tiên sẽ hiện ra những điềm lành ở nơi ấy. Đây cũng đều do công đức của vua mà chiêu cảm như thế.

Vua nghe xong vô cùng vui mừng, thông báo cho thần dân đốt hương đon Phật. vua đem ca sa dâng cúng Phật và phát nguyện: “cho con được như vị A-la-hán, thị giả của đức Thế tôn”. Khi ấy Phật không sao đở nổi ca sa, ca sa rơi xuống đất, chìm sâu xuống dưới đến vô số cõi Phật, rồi treo lơ lửng trên Hư không”. Bồ-tát các cõi duới bạch Phật mình rằng:

– Ca sa này từ đâu đến và tại sao nó không rơi xuống đất?

Phật bảo:

– Lát nữa sẽ tự biết.

Khi ấy Phật Thích-ca dạy năm trăm đệ tử như Mục-kiền-liên, Xálợi-phất… đi đến cõi ấy lấy ca sa. Mỗi người đều dốc hết thần lực của mình mà vẫn không sao lấy được. Phật lại bảo Văn Thù đến lấy nhưng cũng không lấy được.

Phật bảo:

– Ca sa này của vua đời trước dâng cúng cho Phật thuở ấy và phát tâm Vô thượng. Trải qua vô số kiếp, ca sa này truyền đến vua. Nay vua lại dâng cho ta với tâm nguyện muốn làm Thánh văn nên ta không cầm nỗi ca sa này. Vì ý của người trước tôn trọng nên ca sa nhẹ, chí của người sau nhỏ nhen nên ca sa nặng.

Vua nghe Phật dạy liền tự sám hối:

– Con làm vua một nước, tâm niệm hẹp hòi, không muốn ai trong nước có ý mong chiếm ngôi vị của con. Nếu kẻ nào có ý này, con cho là phản nghịch. Cũng vậy, Phật là đấng Thế tôn nên con không dám mong cầu quả vị Phật.

Nghe Phật dạy xong, vua và thần dân đều phát tâm Vô thượng Bồ-đề. Khi ấy ca sa tự nhiên ở dưới đất vọt lên, Vua đỡ lấy ca sa dâng lên Phật, xin Phật thương xót hết thảy chúng sanh trong mười phương mà nhận ca sa này. Phật nhận ca sa, thuyết pháp cho đại chúng. Vua và quần thần dự vào hàng bất thối chuyển.

(Trích kinh Chiết Phục La hán)

3. VUA HÒA ĐẠT TU HẠNH BỐ THÍ

Vào thời quá khứ có vị vua hiệu Tát-hòa-đạt (đời Lương gọi Nhất Thiết Thí)Thường cúng dường Sa-môn và bố thí theo sự mong cầu của mọi người. Thuở ấy có một Bà-la-môn tử (cậu bé) mồ côi cha từ lúc nhỏ, nương ở với mẹ và chị, gia đình lại quá nghèo khổ. Hôm nọ, mẹ cậu bé bảo:

– Nhà ta nghèo quá, không thể tự nuôi thân, con hãy đến vua Táthòa-đạt xin một ít của cải.

Đứa trẻ thưa:

– Hiện giờ con chưa biết gì, phải học hỏi trước rồi sau đó mới đến. Người mẹ không đồng ý.

Thấy vậy, cậu bé phải mượn trước một lượng vàng để chuẩn bị lương thực cho một năm rồi đi học.

Năm sau con trở về, người mẹ ra đón con và gặn hỏi:

– Con đã đến vua Tát-hòa-đạt về đó ư?

Cậu bé đáp:

– Sự học chưa thông, con phải tiếp tục học.

Người mẹ bảo:

– Vàng của con đưa đã dùng hết rồi.

Nghe vậy, cậu ta liền đến nhà chủ nợ mượn thêm một lượng nữa nhưng họ bảo:

– Ngươi chưa trả vàng cho ta, muốn mượn nữa thì phải ghi tên mẹ và chị ngươi vào sổ nợ này, ta sẽ cho mượn. Nếu như đúng thời hạn mà không trả thì cả nhà phải làm nô tỳ.

– Cậu bé vâng lời viết giấy thuế chấp rồi đem vàng về đưa cho mẹ, tiếp tục đi học.

Qua một năm, cậu ta hiểu biết được chút ít, muốn đến vua Táthòa-đạt nhưng giữa đường bị chủ nợ bắt đem đến chỗ mẹ và chị đang bị gam cầm. Cậu bé bảo:

– Ông trói tôi trọn đời cũng không lợi ích gì, chi bằng cho tôi đến vua Tát-bà-đạt xin vàng trả lại cho ông.

Nghe vậy, chủ nợ thả cậu bé ra.

Lúc ấy vua nước khác dấy binh bắt vua Tát-bà-đạt. Nghe tin đó, vua suy nghĩ: “mạng người ngắn ngủi bị luật vô thường chi phối. Lúc nhỏ ta thích bố thí, từ nhẫn không làm thương tổn một ai. Bây giờ lại không muốn chống cự lại nước kia”. Nghĩ vậy nên vua không chuẩn bị binh mã cũng không tí sợ hãi mà vẫn bình thản nghinh đón đối phương, làm lễ cung kính, chịu phục tùng.

Thấy vậy, chư thần vội tâu vua:

– Tâu bệ hạ, nước khác đã vào bờ cõi nước ta, vì sao bệ hạ không chuẩn bị binh mã để chống cự.

Vua im lặng. Chư thần tâu ba lần như thế.

Vua bảo:

– Không cần chống cự, cứ như lời ta đã nói.

Chư thần vâng lệnh. Vua bảo:

– Tốt lắm! Các ngươi hãy ở yên trong nhà, chớ chộn rộn.

Đến nửa đêm, vua Hòa đạt để ấn lại rồi lẳng lặng bỏ đi.

Vua nước kia vào, nghiễm nhiên ngồi trên ngai vàng và loan tin:

– Ai tìm được Tát-hòa-đạt sẽ được trọng thưởng.

Ra khỏi nước khoảng năm trăm dặm thì vua gặp cậu bé nghèo này, bèn hỏi:

– Khanh định đi đâu?

– Tôi định đến vua Tát-hòa-đạt. Tôi mồ côi cha từ thuở nhỏ, sống với mẹ và chị, nhà lại rất nghèo không thể tự nuôi thân nên tôi phải vay nợ. Bây giờ tôi định đến vua ấy xin một số vàng về trả nợ và cứu giúp gia đình.

Vua bảo:

– Ta chính là Tát-hòa-đạt. Có một vị vua nước khác muốn chiếm nước ta, ta không muốn làm thương tổn ai nên tránh ông ấy.

– Cậu bé sụp quỳ xuống đất khóc nức nở.

Vua liền an ủi, đỡ cậu bé dậy, bảo: Đừng khóc nữa, điều con mong cầu sẽ được đáp ứng.

Cậu bé bảo:

– Nay vua đã mất nước, lấy gì cho tôi?

Vua bảo:

– Vua nước kia rao ai bắt được ta sẽ được trọng thưởng. Ngươi hãy cắt đầu ta đem về dâng vua ấy thì sẽ được như ý. Cậu bé nói kệ:

Ở đời giết cha mẹ
Khi chết đọa địa ngục
Nếu nay lại hại vua
Tội ấy cũng không khác.
Tôi thật không cam lòng
Đối Đại Vương làm ác
Thà khiến thân này chết
Trọn không làm việc đó.

Vua Tát-hòa-đạt lại bảo cậu bé:

– Nếu ngươi không muốn cắt đầu ta thì hãy cắt mũi và tai ta đem về dâng vua ấy.

– Tôi cũng không đành lòng.

– Thế thì ngươi trói ta đem đến cho vua.

Cậu bé bảo:

– Biết đâu vua kia cũng không làm hại vua. Thế rồi hai người cùng trở về, còn khoảng hai mươi dặm nữa là đến chỗ, vua bảo:

– Khanh hãy trói ta đi.

– Cậu bé liền trói vua tát-hòa-đạt đem đến trước cửa cung. Thấy vua, dân chúng trong nước từ già đến trẻ đều khóc ngất như cha mẹ họ mất.

Chư thần vào tâu với vua kia:

– Tâu bệ hạ, vua Tát-hòa-đạt dang ở trước cửa cung.

Vua kia bảo:

– Dẫn ông ta vô đây.

Tất cả thần dân thấy vua mình như vậy liền gào thét khóc than.

Vua cướp ngôi kia cũng rơi lệ và hỏi chư thần:

– Cớ gì tất cả các ngươi đều khóc?

– Chúng tôi thấy vua tát-hòa-đạt đã trao giang sơn cho vua lại đem thân bố thí cho cậu bé này mà không hề hối hận. Việc làm ấy khiến chúng tôi hết sức cảm động, nên mới khóc.

– Nghe vậy, vua cướp nước kia vội sụp quỳ xuống đất, không nén được cảm động òa khóc và hỏi cậu bé:

– Ngươi làm sao bắt trói được vị vua này?

Cậu bé trả lời:

-Tôi quá nghèo túng, phải vay nợ người khác. Nghe vua Tát-hòađạt giàu lòng bố thí nên từ xa lặng lội đến để xin một ít vàng về trả nợ và nuôi gia đình. Giữa đường gặp nhau, tôi kể hết những khó khăn với vua. Vua bảo đã trao nước cho vua kia rồi nên không còn gì để giúp.

Tôi vô cùng thất vọng, không biết nương nhờ vào đâu. Thấy vậy, vua Hòa đạt bảo tôi cắt đầu của mình đem đến dâng vua nhưng tôi không dám. Vua lại bảo cắt tai, mũi, lưỡi tôi cũng không chịu và cuối cùng tôi và vua cùng đi đến đây. Lúc sắp đến nơi, lại bảo tôi trói vua, đem đến đây. Đầu đuôi câu chuyện là như thế.

Vua cướp nước nghe xong vội sụp quỳ xuống tuôn lệ, bảo quần thần mở trói cho vua Hoà Đạt, tắm rữa sạch sẽ, mặc y phục mới, vua trao lại ấn, trả lại ngai vàng, cho vua Hòa đạt và quỳ xuống chắp tay khen ngợi:

Ta lúc ở nước mình
Xa nghe đức Đại Vương
Nay đã đến tận nơi
Thấy việc, càng tôn kính
Công đức cao vời vợi
Sánh bằng núi và ng ròng
Sức kiên cố như thế
Không ai lay động được
Nay thấy việc vua làm
Ở đời thật hiếm có
Xin đem nước giao lại
Cùng giữ gìn bờ cõi
Nguyện trở về nước mình
Làm thần, lễ cung kính
Không dám kiêu mạn nữa
Thờ vua như thờ Trời.

Phật bảo:

Vua Tát Hoà-đạt thuở ấy nay chính là ta, vua nước kia nay là Xálợi-phất, còn Bà-la-môn nay là Điều Đạt. Ta đã tu tập Lục độ Ba-la-mật nên được ba mươi hai tướng tốt, mười lực và đầy đủ các công đức điều nhờ Điều Đạt. Điều Đạt là thiện tri thức cũng là thầy lành của ta.

(Trích kinh Phật Thuyết Nhất Thiết Thí Sở Hành Lục Độ Đàn Ba La Mật)

4. VUA NHẬT NAN TỪ BỎ NGAI VÀNG HỌC ĐẠO

Thuở xưa ở nước Ma Thiên La có vị vua tên Nhật Nan thông suốt học thuật, đắc thiên nhản thông, thấy được tất cả vật nhỏ nhiệm sâu kín mà mắt thường không thể thấy, thấu hiểu đạo lý vô thường, than rằng: “Thân ta cũng sẽ rả mục thành đống phân dơ, thì giang sơn này làm sao tồn tại được”?

Hiểu vậy, vua liền bỏ vinh hoa và những thú vui của cuộc đời, khoát lên mình chiếc áo pháp phục, ăn ngày một bữa, vâng giữ giới Samôn, ở chốn núi rừng, hơn ba mươi năm ngủ dưới gốc cây cạnh một hố sâu hơn ba mươi trượng.

Hôm nọ có một người thợ săn phi ngựa săn nai, xảy chân rớt xuống hầm. Trong hầm có một con quạ và một con rắn đang bị thương, sợ chết nên kêu cứu thảm thiết.

Nghe tiếng kêu, đạo sĩ động lòng bi mẫn liền lấy đuốc soi, thấy chúng chụm đầu khóc lóc, Ngài liền tới, bảo:

– Các ngươi đừng lo sợ, ta sẽ cứu. Nói rồi đạo sĩ thòng dây dài xuống hầm, bọn chúng đứa ngậm, đứa nắm đều được thoát chết.

Thoát nạn, chúng cảm ơn đạo sĩ: “Ân tuệ vô lượng của Đạo sĩ như ánh dương, chúng tôi nguyện suốt đời đem thân mạng mình cung cấp những chỗ thiếu thốn cho Ngài”.

Đạo sĩ bảo:

– Ta là vua một nước lớn, dân chúng đông đảo, cung báu, thể nữ hơn hẳn các nước khác thì mong gì mà không được, cầu gì mà không có. Thế nhưng ta cho đất nước là oán thù, sáu trần là sáu cây kiếm thường cắt thân ta, là sáu mũi tên thương bắn vào ta. Vì sáu thứ ấy quấy nhiễu nên phải luân chuyển trong tam đồ, chịu nhiều nổi khổ đau không cùng. Ta chán nó nên mới bỏ cả ngai vàng, đất nước, xuất gia làm Samôn, mong đắc quả Phật để giáo hóa quần sanh khiến họ quay về bổn nguyên tự tánh. Há chỉ cứu ba mạng này thôi ư? Các ngươi nên trở về quê nhà, gặp người thân của mình khuyên họ thọ trì tam quy để khỏi trái lời Phật dạy.

Thợ săn thưa:

– Ở đời, tôi đã từng gặp người hiền nhưng không có ai như đệ tử Phật. Đã có lòng vị tha lại cứu giúp chúng sanh chẳng màn đến danh lợi. Nếu có dịp, xin đạo sĩ ghé lại nhà tôi để tôi được cúng dường một bữa cơm mọn.

Quạ bảo:

– Tôi tên Bát, nếu đạo sĩ có gì khó khăn hãy gọi tên tôi, tôi sẽ lập tức đến.

Rắn nói:

– Tôi tên Trường, nếu đạo sĩ có gặp hoạn nạn, xin hãy gọi tên tôi, tôi nhất định sẽ đến báo ân. Nói xong, cả ba đều cáo từ.

Một hôm, đạo sĩ đến nhà người thợ săn, từ xa, thợ săn nhìn thấy liền bảo vợ:

– Kẻ sui xẻo kia đến đấy, bà hãy làm cơm từ từ, cứ để đến quá ngọ, ông ấy sẽ tự ra về.

Nghe lời chồng, gặp đạo sĩ, bà làm ra vẻ thân cận, mời Ngài ở lại dùng bữa trưa nhưng lại nói chuyện không đâu đến quá ngọ.

Trở về núi rừng, đạo sĩ thấy chim gọi Bát.

Quạ bay đến hỏi:

– Ngài từ đâu đến?

– Từ nhà thợ săn về đây.

– Ngài đã ăn gì chưa?

– Vợ người thợ săn làm thức ăn chưa xong đã quá ngọ nên ta trở về.

Quạ nói:

– Người hung ác khó đem lòng từ bi cứu độ. Quên ơn bội nghĩa là tội lớn nhất. Tôi không có thức ăn để cúng dường, xin Ngài hãy yên tâm ngồi nghĩ.

Trong chốc lát quạ bay đến nước Ban Giá, thấy phu nhân của vua nằm ngũ, trên đầu có cài châu minh nguyệt, chim liền đến gắp châu đem về dâng lên đạo sĩ.

Phu nhân thức dậy thấy mất châu, tìm hoài không được liền tâu lên vua.

Vua loan tin dến các thần dân: Ai tìm được minh châu sẽ được thưởng một ngàn cân vàng, một ngàn cân bạc và bò ngựa mỗi thứ một ngàn con. Còn nếu tìm được mà không đem dâng lên vua thì người đó sẽ bị tội diệt tông.

Người thợ săn nhờ ân tuệ của đạo sĩ nên trói đạo sĩ đem dâng lên vua. Vua hỏi:

– Ông nhặt vật này ở đâu?

Đạo sĩ suy nghĩ:

– Nếu nói chủ của nó thì chắc chắn các loài chim trong cả nước bị giết hết. Làm như thế thì chẳng phải là đệ tử của Phật. Thế nên Ngài im lặng chịu cả ngàn đòn roi mà không hề oán giận vua cũng không thù hận người thợ săn mà tự thệ nguyện: “Nguyện tôi được thành Phật để cứu độ tất cả chúng sanh”. Đánh đạo sĩ xong, vua cho người chôn đứng Ngài, lấp đất đến cổ, chỉ chừa lại cái đầu để sáng ngày mai giết. Đạo sĩ liền gọi tên Trường. Rắn nghĩ:

– Mọi người không ai biết tên tôi, chỉ có đạo sĩ. Ngài đã gọi tên, chắc có điều cần đây. Thế rồi rắn lập tức bò đến gặp đạo sĩ và hỏi:

– Tại sao Ngài lại đến nông nỗi này?

– Đạo sĩ kể lại mọi việc cho rắn biết.

Rắn nghe rồi rơi lệ nói:

– Đạo sĩ là người nhân từ giữa đất Trời mà còn gặp tai họa huống chi người vô đạo, gặp hoạn nạn ai sẽ cứu giúp ư? Nói xong rắn lấy thần dược trao cho đạo sĩ và dặn rằng: Tôi sẽ cắn chết thái tử, Ngài hãy đem thuốc này bôi vào vết thương của thái tử thì thái tử lập tức khỏi bệnh.

Đêm ấy rắn bò vào cung cắn thái tử chết. Vua giữ thi hài thái tử lại đến ba ngày và truyền lệnh: Ai cứu sống thái tử thì ta sẽ chia cho nửa giang san để cai trị.

Người loan tin ấy đi ngang qua đạo sĩ. Đạo sĩ bảo:

– Tôi có thể cứu sống thái tử.

Vua nghe vậy rất vui mừng.

Đạo sĩ lấy thần dược thoa vào thân thái tử. Thái tử liền tỉnh dậy và hỏi:

– Tại sao ta lại ở đây?

Người tuỳ tùng kể lại đầu đuôi moi việc.

Thái tử trở về, ai nấy đều rất vui mừng. Vua liền ban cho đạo sĩ một nửa đất nước để cai trị.

Đạo sĩ một mực từ chối.

Lúc ấy vua mới hiểu: Cho một nửa đất nước đạo sĩ còn không chịu nhận há lại đi lấy cắp minh châu ư? Liền hỏi:

Khanh nhặt hạt châu này ở đâu? Vì hạnh cao đến như vậy nên bổng nhiên khanh thoát khỏi họa này.

Đạo sĩ thuật lại sự tình. Vua nghe qua sụt sùi rơi lệ, bảo người thợ săn:

– Ông có công đối với đất nước. Hãy gọi bà con trong chín họ đến đây, ta muốn trọng thưởng.

Tất cả dòng tộc họ hàng của người thợ săn đều kéo đến cửa cung.

Vua bảo:

– Quên ân bội nghĩa là nguồn gốc của tội ác. Rồi ra lệnh giết hết.

Đạo sĩ vào núi học đạo tinh tấn không ngừng. Mạng chung liền sanh lên cõi Trời.

Phật bảo:

Đạo sĩ thuở ấy chính là thân ta, chim quạ là thu Lộ Tử, rắn là A-nan, người thợ săn là Điều Đạt, người vợ cưu mang lòng ác là quyến thuộc của Điều Đạt vậy.

(Trích kinh Ma Quốc Vương)

5. CÂU CHUYỆN VUA TIÊN DỰ

Ngày xưa ở cõi Diêm-phù-đề có một đại quốc vương tên Tiên Dự, rất mến mộ Đại thừa, lòng thuần thiện không một bợn san tham, tật đô… miệng thường nói ra những lời hay tiếng đẹp, thân thường tu hạnh bố thí, cứu giúp người nghèo khổ, bảo bộc kẻ đơn côi. Thời ấy không có Phật, Duyên giác, Thánh văn nhưng vua rất chuộng các kinh điển Đại thừa như Phương Đẳng… Hơn mười hai năm vua thờ phụng và cúng dường những thứ cần dùng cho các vị Bà-la-môn. Nhưng khi cúng xong, vua khuyên họ nên phát tâm Vô thượng Bồ-đề.

Bà-la-môn hỏi:

– Đại vương! Tánh Bồ-đề là “không”. Kinh điển Đại thừa cũng như thế. Tại sao bệ hạ lại muốn người đồng với không?

Vua nghe Bà-la-môn hủy báng kinh Phương Đẳng nên liền giết ông ta.

Vua dù phạm giới sát nhưng vì bảo hộ, giữ gìn kinh điển Đại thừa nên không đọa địa ngục. Kinh điển có thần lực nhiệm mầu như thế.

(Trích kinh đại Niết-bàn quyển 11)

6. CÔNG ĐỨC TRÌ TỤNG KỆ BÁT NHÃ

Thuở xưa ở quốc vương Thiên La có một thái tử tên Ban Túc sắp lên ngôi. Ban Túc thọ giáo với ngoại đạo sư La Đà, phải lấy một ngàn đầu vua để tế gia thần, sau đó mới được lên ngôi vua.

Hiện tại Ban Túc đã có trong tay chín trăm chín mươi chín vị vua rồi, chì còn thiếu một người nữa là đủ số. Ông hướng về phía bắc, băng qua cả ngàn dặm bắt được vua Phổ Minh.

Vua Phổ Minh nói:

– Xin cho ta thêm một ngày nữa để ta cúng dường bữa cơm cho Sa-môn và đảnh lễ Tam bảo.

Nghe vậy, vua Ban Túc chấp thuận.

Vua Phổ Minh liền y theo pháp của bảy vị Phật thời quá khứ, một ngày hai thời giảng kinh Bát-nhã Ba-la-mật. Khi giảng xong tám ngàn câu kệ, đệ nhất pháp sư nói kệ cho vua nghe:

Kiếp thiêu đã hết
Trời đất rỗng rang
Tu di biển cả
Đều là tro than.
Trời rồng phước hết
Thảy đều cháy tan
Thân ta còn mất
Đất nước nào còn?
Sanh, già, bệnh, chết
Mãi vẫn không cùng
Sự nguyện trái nhau
Sầu bi làm hại
Càng ham muốn nhiều
Tăng thêm tội lỗi
Ung nhọt khổ thân
Tam giới cũng vậy
Giang san đất nước
Nương nhờ vào đâu?
Có vốn là không
Do duyên thành tựu
Thạnh hẳn phải suy
Thật tức là hư
Chúng sanh ngu xuẩn
Không biết các pháp
Đều như bọt nước
Như vang theo tiếng
Tan vào hư vô
Đất nước cũng vậy
Thần thức không hình
Nương vào tứ đại
Thế mà không biết
Chỉ trau chuốt thân
Cho là vui thích
Thân hình không chủ
Đất nước sá gì?

Nghe kệ xong, vua Phổ Minh và quyến thuộc đắc pháp nhãn không.

Vua chứng các định Hư không, nghe pháp tỏ ngộ rồi trở về nước Thiên La, đến chỗ vua Ban Túc bảo chín trăm chín mươi chín vị vua kia, giờ lâm chung đã đến, quí vị nương theo pháp của bảy vị Phật quá khứ, tụng kệ Bát Nhã Ba-la-mật-đa. Thấy vậy, vua Ban Túc hỏi:

– Ông tụng pháp gì thế?

Vua Phổ Minh liền dâng bài kệ Bát-nhã đáp lời.

Vua Ban Túc nghe pháp ấy đắc “Không tam muội”, chín trăm chín mươi chín vị vua kia nghe pháp cũng đắc “Tam không môn định”.

Vua Ban Túc rất vui mừng bảo với các vị vua:

– Ta bị tà sư ngoại đạo xúi giục nên tạo nhiều tội ác, chẳng phải lỗi của các ông. Các ông hãy trở về nước mình đi.

Trở về nước mình, mỗi mỗi vua đều thỉnh pháp sư về giảng những câu kệ bát-nhã ba-la-mật-đa tuyệt diệu ấy.

Vua Ban Túc giao phó giang sơn lại cho em rồi xuất gia học đạo chứng đắc vô sanh pháp nhẫn (như trongThập Vương Địa đã nói).

(Trích kinh Nhân Vương Bát Nhã)

7. VUA A XÀ THẾ DỨT NGHI NGỜ

Vua A Xà Thế thưa Văn Thù Sư Lợi (kinh Phổ Thủ Đồng Chân trích từ Bạch Phổ Thủ Đồng Chân) rằng:

Cúi xin Ngài thương xót, ngày mai hạ mình quang lâm đến cung điện của con thọ trai.

Văn Thù Sư Lợi đáp:

– Nhà vua thì thừa sức để cúng dường nhưng Phật pháp chẳng phải vì cơm áo.

Vua hỏi:

– Như vậy, con phải cúng dường bằng cách nào?

Nếu nhà vua thâm nhập pháp mầu vi diệu thì đó là việc chắc chắn không nhiễm ô, không chấp trước, không nghi ngờ và cũng không sợ khó nhọc lại không nghĩ đến các pháp, không nghĩ đến sự đối đãi có không, đến đi. Vua hãy để tâm ngay hiện tại này đừng nghĩ đến một thứ gì khác. Ngay đó tất cảcó thể thấy thì ta mới thương xót.

Vua hỏi:

– Như lời Ngài nói thì tất cả các pháp đều không có khác. Chỉ vì thân nên thương xót nhận lời.

Ngài Văn Thù bảo:

– Thôi đi! Đạo ta chẳng phải thế. Trong việc ăn uống, vua không nên nghĩ có ta; có ngã; có nhân; có chúng sanh; có thọ giả. Vì nghĩ đến càng thêm luyến tiếc (những lời đối thoại như thế rất nhiều, văn dài không chép).

Vua rất vui mừng hỏi:

– Bạch Tôn giả, có bao nhiêu người?

– Có năm trăm người.

– Con xin thỉnh tất cả về cung điện con để được cúng dường.

Vua trở về cung bảo mọi người sắm sửa trăm món thức ăn ngon lạ dọn lên cung điện thượng. Đồng thời vua cho trang trí các thứ tràng phang, bảo cái, cờ phướng, lọng hoa rồi đem hoa thơm rải trên đất. Vua còn cho sắp đặt năm trăm gường cao và bảo quét dọn sạch sẽ từ cung điện, thành quách đến thành thị, thôn quê rồi cho dân chúng tán hoa cúng dường chư Tỳ-kheo.

Trong khoảnh khắc, Ngài Văn Thù liền đến phương Đông, qua tám vạn hai ngàn cõi Phật, đức Phật cõi ấy hiệu Thường Thánh văn tự Duy tịnh thủ. Các chúng Bồ-tát cõi ấy thường chuyển A duy việt trí pháp luân, ca ngợi Phật, xưng tán pháp, khen ngợi tăng. Ngài Văn Thù bạch Phật cõi ấy:

– Bạch Thế tôn! Xin Ngài cho hết thảy chư Bồ-tát đến nước Sa-ha, nơi cung điện vua A Xà Thế để thọ trai.

Phật cõi ấy bảo:

– Ai muốn đi thì đi (Trích kinh A Xà Thế quyển thượng)

Vua A Xà Thế nghe Ngài văn Thù và hai vạn hai ngàn năm trăm vị bồ tát, trong số đó có năm trăm Tỳ-kheo (kinh Thủ Đồng Chân nói hai vạn hai ngàn bồ-tát và chư Thanh văn) sắp đến nơi, nên nghĩ:

– Ta chỉ chuẩn bị năm trăm phần, nay làm sao cung ứng đủ!

Tức thời, Thiên vương Hưu Tức Tâm cùng Tôn Duyệt Xoa Kim Tỳ đến gặp vua, bảo rằng:

– Chớ lo sợ. Chớ kinh hãi. Đừng cho là khó.

Vua hỏi:

– Sao là không khó?

– Vì Ngài Văn Thù làm Âu hoà Câu xá na, trí tuệ vô cùng. Ngài sẽ đem trí tuệ và công đức đến, bệ hạ cúng dường một bữa ăn cho Ngài; nếu có tất cả mọi người trong ba ngàn đại thiên đến thì cũng lảm cho mọi người no đủ, thức ăn ăn không hết. Lo gì hai vạn ba ngàn người này. Ngài Văn Thù có công đức rất dáng quý, không thể nào nói hết.

Vua mừng rỡ, cho trỗi kỷ nhạc và đích thân ra nghinh đón chư vị vào cung.

Bấy giờ có vị Bồ-tát tên Phổ Thi đã thấy Ngài Văn Thù Sư Lợi bảo bồ-tát Tam ma đà A nâu đà sửa sang nơi ấy cho sạch đẹp để mọi người đến. Bồ-tát vâng lời đến quan sát bốn bề, tức thì làm xong.

Ngài Văn Thù lại bảo Bồ-tát Pháp Lai Tắc Đắc làm tất cả gường toà. Trong khoảnh khắc Bồ-tát liềm làm xong hai vạn ba ngàn gường toà đẹp đẽ. Chư Bồ-tát và các Thánh văn đến ngồi trên ấy.

Vua thưa Ngài Văn thù:

– Con đã chuẩn bị mọi việc xong xuôi nhưng còn rất hạn chế.xin quý Ngài hãy đợi trong giây lát, con sẽ cung ứng đầy đủ.

Ngài Văn Thù bảo:

– Mọi việc đã xong rồi, ông chớ lo.

Bấy giờ Thiên vương Tỳ Sa-môn cùng tất cả quyến thuộc đến yết kiến chư Bồ-tát. Họ đều cung kính đảnh lễ đứng hai bên, Thích Đề Hoàn Nhân dẫn phu nhânThủ Na và thiên nữ đến rãi hoa cúng dường Ngài Văn Thù, chư Bồ-tát và các Tỳ-kheo. Hoa rơi xuống thân Tỳ-kheo và dính lại ở đó, chư bồ-tát cũng không thể nào gỡ hoa ấy ra đuợc.

Lúc ấy, Phạm thiên liền hóa thành một chàng trai trẻ đẹp, dung mạo đoan nghiêm đứng hầu quạt bên phải Ngài Văn Thù còn những người con của Phạm thiên quạt hầu chư Bồ-tát Tỳ-kheo. Long vương Anậu-đạt ở giữa Hư không, không thấy Phạm thiên và các con của ông ta nên cầm chuỗi châu rũ xuống như tràng phan trước mặt mỗi mỗi người. Nước bát vị hương tuôn ra từ các hạt châu để cúng dường cho toàn thể chúng hội.

Vua nghĩ:

– Trong hội này không ai đem bình bát, lấy vật gì để ăn?

Ngài văn Thù Sư Lợi đáp:

– Bồ-tát tuy không mang bình bát đi nhưng đến chỗ thọ thực thì bát tự đến tay. Chư bồ-tát nghĩ đến bát thì bát sẽ theo thứ tự bay đến.

Vua A-nậu-đạt tự rửa sạch bát rồi cho nước vào đầy. Các thể nữ của Long vương nâng hai vạn ba nghìn bát dâng lên chư Bồ-tát, mỗi người đều có một bát.

Ngài Văn Thù nói với vua, có thể phân chia khắp cả mà thức ăn không bao giờ hết. Bây giờ đã hết chưa?

– Thưa Ngài chưa hết.

– Sở dĩ chưa hết, vì có nghi ngờ.

Chư bồ-tát ăn xong ném bát lên Hư không. Bát xếp thẳng thành hàng, không rơi xuống đất cũng chẳng dao động.

Vua lại hỏi:

– Vì sao bát trụ giữa Hư không, nó nương vào đâu?

Ngài Văn Thù đáp:

– Chỗ bát trụ cũng giống như điều vua nghi.

Vua hỏi:

– Bát này không có chỗ trụ, không ở dưới đất, không có chỗ nương tựa cũng không có xứ sở. Ngài Văn Thù đáp:

– Điều vua nghi ngờ cũng không có chỗ trụ. Các pháp cũng giống như bát, không có chỗ trụ, không có nơi rơi.

Chư Bồ-tát ăn xong, vua đặt giường toà thưa lên Ngài Văn thù, xin Ngài giải nghi.

Ngài Văn Thù đáp:

– Cho dù hằng hà sa chư Phật cũng không thể giải nghi cho nhà vua được.

Nghe vậy, vua rất kinh sợ, từ trên gương té xuống như cây lớn đổ.

Lúc ấy Ngài Ma-ha Ca-diếp bảo vua:

– Xin vua chớ lo sợ, chớ kinh hãi. Vì Ngài Văn Thù đã vào sâu vào phương tiện. Từ từ rồi sẽ hỏi.

Vua nói:

– Hằng hà sa số chư Phật cũng không thể giải nghi cho con.

Ngài Văn Thù bảo:

– Này Nhân giả! nhân duyên tự tâm mình có thể thấy.

Vua hỏi:

– Không dùng tâm sanh diệt, có thể thấy Phật. Không sanh tử và không chấp bỏ là hai việc làm Phật? Điều nghi ngờ của con hằng hà sa chư Phật cũng không thể hoá giải. Vì sao, nếu có người hỏi: có thể lấy bụi trần làm dơ Hư không được không?

Ngài Văn Thù bảo:

– Nếu có người hỏi, có thể tẩy sạch bụi trần trong Hư không được không?

Vua đáp:

– Không thể được.

Ngài Văn Thù nói:

– Phật biết tất cả các pháp đều như Hư không. Vì sao? Vì vượt ra khỏi cội nguồn cũng chẳng thấy các pháp có nguồn cội. Điều nghi ngờ của vua chẳng phải là điều hằng hà sa chư Phật có thể nói.

Lúc ấy vua liền đắc tín nhẫn, vui vẽ hớn hở thưa:

– Hay thay! Hay thay! Nghi đã giải tỏ.

Ngài Văn Thù nói:

– Đây là điều nghi lớn, đã nói các pháp không có cội nguồn thì nghi từ đâu có?

Vua đáp:

– Nhờ ân lớn này mà con hiểu được chút ít. Bây giờ con có mạng chung cũng không lo gì không đến Niết-bàn.

Ngài Văn Thù bảo:

– Điều hy vọng của nhà vua là không có căn nguyên. Vì sao? Vì các pháp vốn là Niết-bàn nên không có chỗ sanh.

Vua đứng dậy cầm tấm lụa quý giá trị ngàn vạn ức đồng, quấn quanh Ngài Văn Thù. Ngài Văn Thù liền biến mất. Tấm lụa quý treo giữa Hư không, chỉ còn nghe được âm thanh chứ không thấy hình Ngài nữa.

Nghe âm thanh cũng như thấy hình, vua lại thấy được điều nghi của mình vì thấy đúng các phápnhư chỗ đã thấy.

Trong hư không lại có tiếng bảo: Vua hãy đem tấm lụa báu dâng cho Bồ-tát Đắc Thượng Nguyện.

Vua dâng tấm lụa báu lên bồ-tát Đắc Thượng Nguyện, Ngài bảo:

– Cầu giải thoát Niết-bàn nên từ đây ta không có chỗ nhận cũng không thọ nhận của cải người phàm. Vì sao? Vì người phàm có việc của thế gian cho nên ta không thọ nhận; cũng không cầu từ quả A-la-hán đến Bích chi Phật. người cho không hai lòng, người nhận cũng vậy. Cho nên nói: chỗ thọ có lỗi là đối với việc giải thoát.

Vua lấy y định khoác lên thân Bồ-tát, bổng bồ-tát biến mất. Không biết Ngài trụ nơi nào mà trên Hư không vẫn còn vang tiếng nói, bảo:

– Vua hãy đem dâng cho các Bồ-tát còn hiện thân.

Cứ như thế, vua lần lượt dâng y cho các vị Bồ-tát họ cũng đều lần lượt biến mất, cho đến tất cả gường toà cũng không còn. Chỉ còn âm thanh vang vọng: hãy đem y dâng cho các vị còn hiện thân; nhẫn đến năm trăm Thánh văn cũng đều như thế.

Vua suy nghĩ tường tận, chư Bồ-tát và chư Tỳ-kheo đều biến mất, y ta phải dâng cho ai!

Nghĩ rồi, vua đem y báu cho vị phu nhân lớn nhất trong cung, phu nhân cũng biến luôn.

Vua liền đắc tam muội: không thấy các sắc, không thấy tuớng nữ, tướng nam, không thấy tướng tường nhà, cây cối, thành quách, nhà cửa… Nếu còn những ý niệm khác thì có thân ta, có sắc, có thức. Tất cả vọng niệm đã dừng nên âm thanh không ấy không còn vang vọng nữa. Cũng như chấp vào cái thấy nên sanh tâm nghi ngờ. Nếu còn kiến chấp nghi ngờ thì thấy các pháp cũng giống như vậy.

Vua liền đem y về mặc thì cũng chẳng thấy thân tâm mình nữa (Ở đây nói quên tướng, văn nhiều không chép) Ngài Văn Thù hỏi:

– Vua đã từng nghe Phật nói người phạm tội ngũ nghịch phải đoạ vào địa ngục không?

Vua đáp:

– Thưa Tôn giả, con có nghe.

– Nhà vua có tự biết mình sẽ đoạ vào địa ngục không?

– Người gặp pháp cao tột của Phật được sanh Thiên, có đoạ vào địa ngục không? Người có pháp an lạc có đến Niết-bàn không?

Ngài Văn Thù đáp:

– Không.

Vua nói:

– Con biết các pháp đều là không. Vì sao? Vì địa ngục, sự an lạc, cõi Trời thảy đều là không. Các pháp không hư hoại cho nên nhập pháp thân. Pháp thân cũng chăng phải cõi Trời, chẳng phải cõi nhân gian, chẳng phải địa ngục, cầm thú, cũng chẳng phải cây bạch chỉ, cây vải….

Những nghi ngờ chấp trước đã được giải bày, vua liền đắc pháp nhẫn.

Vua nói, tất cả pháp đều trong sạch không một bợn nhơ.

Nói xong, vua liền đắc tín nhẫn.

(Theo kinh A Xà Thế quyển hạ và kinh Phổ Siêu Tam Muội quyển thứ 2)

8. VUA ĐẠI QUANG MINH

Bấy giờ Ngài A-nan biết rõ tâm niệm của đại chúng, liền đến trước Phật bạch:

– Bạch Thế tôn! Từ nhân duyên nào đức Thế tôn bắt đầu phát tâm Bồ-đề?

– Thuở xưa ở cõi Diêm-phù-đề có một vị đại vương tên Đại QuangMinh, đầy đủ phước đức trí tuệ. Khi ấy, vua kết tình thân với vua nước láng giềng và cùng tặng nhau những vật báu trong nước. Một hôm vua nước láng giềng săn đượchai con voi trắng như pha lê. Bảy chi chống xuống đất, vua cho đem nhiều vật quý giá trang sức cho bạch tượng và sai người đem tặng vua Quang Minh.

Vua Quang Minh thấy voi trắng thì rất vui mừng, giao cho Tán Xà- người quản tượng. Tán Xà vâng lệnh, không bao lâu voi đã được điều phục, Tán Xà đến tâu vua.

– Voi đã được điều phục rồi, xin vua đến xem thử.

– Vua liền triệu tập quần thần đến xem voi. Mọi người đã tập hợp, vua bắt đầu lên voi, ra thành dạo chơi. Nó vốn là một chú voi mạnh mẽ, cho nên lúc trông thấy bên ao sen có một bầy voi thì nó liền phóng theo một con voi cái chạy tuốt vào rừng sâu. Khi ấy, thân thể vua bị thương chảy máu, tự nghĩ chắc sống không nỗi, liền đưa tay níu cành cây lại, để voi chạy một mình. Sau đó vua từ từ tuột xuống cây, ngồi bệch xuống đất buồn khổ vô cùng.

Người quản tượng cúi đầu tâu:

– Xin bệ hạ chớ buồn, khi lòng dâm lắng xuống nó sẽ chán những thứ cỏ dại, nghĩ đến thức ăn ngon thì sẽ tự trở về.

Vua bảo:

– Ta không cần voi nữa.

Quả nhiên sau đó voi trở về. Người quản tượng tâu vua:

– Voi đã về rồi.

– Ta không cần voi cũng không cần ông.

– Tuy vua không cần thần nhưng hãy xem qua cách điều phục voi của thần.

Vua đồng ý. Người quản tượng liền bảo thợ làm bảy hòn sắt rồi nung thật đỏ và nghĩ rằng khi voi nuốt hòn sắt nung này nhất định sẽ chết. Về sau lúc vua hối hận, Tán Xà tâu vua:

– Tâu đại vương! Voi trắng quý này chỉ có Chuyển luân vương mới có được. Nay nó chỉ có một chút lỗi nhỏ không đáng phải chết.

– Vua giận dữ quát:

– Hãy cút đi.

Tán Xà bảo voi:

– Hãy nuốt những hòn sắt này, nếu không nuốt ta sẽ dùng móc sắt cắt đầu ngươi. Voi mới nghĩ: “không lẽ ta nuốt sắt nóng nảy mà chết”. Nghĩ rồi nó quỳ gối nước mắt ràn rụa hướng đến vua cầu cứu. vua giận dữ lườm lườm nhìn Tán Xà rồi hỏi:

– Tại sao voi không nuốt sắt?

Khi ấy voi lấy hòn sắt đặt vào miệng, nuốt vào bụng, ruột gan cháy rả, hòn sắt tuột ra khỏi cơ thể, rơi xuống đất vẫn còn đỏ. Voi chết liền.

Vua nhìn thấy hối hận, bảo Tán Xà:

– Ông điều phục voi như thế, tại sao lúc ở trong rừng không thể điều phục nó.

Khi đó Tịnh Cư Thiên biết vua sẽ phát tâm Bồ-đề nên khiến cho Tán Xà quỳ xuống tâu vua:

– Thần chỉ có khả năng điều thân, không có khả năng điều tâm, chỉ có Phật mới có khả năng điều tâm.

– Phật thuộc dòng họ nào?

– Thuộc dòng họ thứ hai. Là người đầy đủ trí tuệ và lòng từ bisiêng tu Sáu pháp Ba la mật, đã đầy đủ công đức trí tuệ được gọi là Phật.

Vua nghe xong vô cùng vui mừng vội đi tắm gội, mặc y phục mới, đảnh lễ bốn phương, khởi lòng từ bi với tất cả chúng sanh, đốt hương lập thệ: “nguyện đem tất cả công đức hồi hướng về quả vị Phật, tự điều phục tâm mình và cũng điều phục tâm tất cả chúng sanh. Nếu ở trong địa ngục có việc lợi ích cũng nguyện vào, trọn không bỏ tâm Bồ-đề”.

Lập nguyện xong Trời đất chấn động sáu cách. Trong núi non biển lớn, Hư khôngđều tư nhiên trổi nhạc.

Phật bảo các vị Tỳ-kheo:

Voi trắng lúc ấy nuốt hòn sắt nóng chính là Nan Đà. Tán Xà chính là Xá-lợi-phất. Vua Quang Minh chính là ta. Lúc ấy ta thấy voi trắng được điều phục từ đó mới phát tâm Bồ-đề.

(Trích kinh Hiền Ngu quyển 3)

9. NGOẠI ĐẠO CÙNG ĐỆ TỬ SO TÀI

Ngày xưa có một vị vua tên Đa Phước, thái tử tên Tăng Phước.

Vua thờ lục sư ngoại đạo, thái tử lại kính thờ Phật. lúc ấy ở đời không có Sa-môn, chỉ có một vị bạch y làm thượng thủ. Có năm trăm ngoại đạo ganh ghét danh tiếng đức hạnh của bạch y kia nên tâu lên vua:

– Trong nước có hai đạo khiến cho lòng người không thống nhất. Xin vua cho chúng tôi và vị tín đồ của Phật thi thố tài đức với nhau. Nếu bên nào thua thì sẽ làm đầy tớ cho bên kia.

Vua đồng ý. Hai bên đều chọn ngày giao ước. Mỗi người đều đến trước vua thi thố tài nghệ của mình. Năm trăm ngoại đạo bắn giỏi, mỗi người đều vào rừng bắn một con nai lớn, mũi tên đều xuyên qua mắt trái của con vật, họ mang chúng về so tài.

Vị thượng thủ kia vào núi tinh chuyên niệm Phật, cầu oai lực của Phật giúp cho đạo được rạng rỡ. Khi ấy có con nai ngũ sắc từ dưới đất hiện lên, ông liền rất vui mừng, bắt về nhà.

Ngoại đạo biết được việc đó, lén rình lúc thượng thủ ra ngoài liền đến bảo với vợ ông ta:

Chồng chị đã bỏ nhà, xuất gia làm Sa-môn. Chỉ vì con nai này mà hạnh phúc gia đình chị tan vở.

Người vợ nghe xong giận dữ đem nai cho ngoại đạo. Người chồng trở về không thấy nai liền hỏi vợ. Người vợ bảo:

– Con vật xui xẻo đó tôi đã cho mất rồi.

Người chồng buồn bã, quay trở lại núi chí thành sám hối. Khi ấy có viên ngọc thần minh châu nguyệt bổng từ dưới đất hiện lên, liền lượm đem về. Ông quan sát đợi lúc ngoại đạo kia ra khỏi nhà liền đến trước cửa khoe khoan bán vật lạ.

Vợ ngoại đạo liền nói:

– Nhà tôi cũng có vật lạ, có thể cùng sánh với nhau.

Nói rồi bà chạy vào nhà dẫn nai ngũ sắc ra.

Người kia vội bảo:

– Tôi theo lệnh vua mang được con nai vàng này về nhà, nay chồng bà lấy cắp nó, tội thật khó lường.

Bà ấy nghe xong trả ngay nai cho người kia.

Đến ngày thi, mỗi Phạm chí đều dẫn nai tới. Nai của họ đều bị thương mắt bên trái, vừa dơ, vừa hôi. Vua rất kinh hoàng.

Khi ấy vị thượng thủ kia mang nai thần và châu minh nguyệt vào cung điện. Hai vật bay lên đùa giởn với nhau toả ra ánh sáng rực rỡ. Cả cung điện đều khen ngợi kỳ lạ. Năm trăm Bà-la-môn biết tài nghệ của mình thua kém người kia liền đến làm nô bộc, vợ của họ làm nô tỳ nhưng vị thượng thủ kia nhận họ làm đệ tử và đem giáo lý dạy cho họ. (Trích kinh Tạp Thí Dụ quyển 3)