KINH LUẬT DỊ TƯỚNG

Đời Lương, nhóm Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng v.v… biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 24

 

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI

Lúc thế giới sắp thành, nước dâng cao tràn ngập cõi Trời Nhị thiền, gió thổi bọt sóng khởi lên kết hợp lại tạo thành thế giới.

Lúc này, các vị Trời Quang Âm đã hết phước sanh làm người ở thế giới mới tạo thành này. Thuở ấy, thân con người phát ra ánh sáng và có thần thông bay đi khắp nợi, thân thể mỗi người đều như nhau nên không có sự phân biệt giữa nam và nữ. Đất có hương vị đặt biệt giống như đề hồ, màu như sanh tô, ngon ngọt như mật. Loài người lần đầu tiên ăn thử liền sanh tâm tham đắm. Hễ người nào ăn nhiều thì thân hình thô xấu, người ăn ít thì thân thể mịn màn đẹp đẽ. Từ đó sanh ra sự phân biệt giữa tướng đẹp và tướng xấu. Về sau vị đất dần mất sanh ra một lớp mỏng trên mặt ngon ngọt như bánh lòai người ăn thứ đất ấy lâu ngày xem thường nên lớp đất ấy biến mất sanh ra một lớp đất khác (Trong kinh Tăng Nhất A-hàm gọi là đất màu mỡ). Loài người tiếp tục ăn thứ đất ấy, tùy theo người ăn nhiều ít mà sanh ra nhiều pháp ác khác nhau. Đất lại sanh ra lúa gạo, loài người ăn lúa gạo và tướng nam nữ xuất hiện, rồi bắt đầu lập vua cai trị. Lúc bấy giờ nhân dân rất giàu có an vui không có các thứ bệnh khổ. Mặt đất tự nhiên mọc lên loại cỏ cao bằng đuôi chim khổng tước, cỏ lớn dần rồi mọc lan ra khắp nơi.

Thuở ấy, thế giới có tám vạn nuớc. Trong các tụ lạc của người dân tiếng gà gáy vang lên từ khắp mọi nơi. Các vua đều dùng Phật pháp cai trị dân, thương dân như con, thường khuyên dân tu hành Thập thiện.Về sau đức của vua mỏng dần. Khi tuổi thọ loài người giảm xuống từ một vạn đến một trăm tuổi thì vua băng. Thái tử Trân Bảo con vua lên nối ngôi tiếp tục sự nghiệp của cha mình.

(Trích kinh Trường A-hàm quyển 22)

2. SỰ TÍCH CHUYỂN LUÂN THÁNH VƯƠNG CÓ ĐƯỢC BÁNH XE VÀNG

Thuở xưa, Trời Đế thích thường sai Tứ Thiên vương, trong một tháng phải dành sáu ngày dạo đi khắp nơi trong nhân gian, quán sát tất cả việc làm thiện ác của con người.

Tứ Thiên vương cùng sứ giả của Thái tử bay xuống nhân gian, thấy có một vị vua trị dân bằng pháp Thập thiện và Tứ vô lượng tâm,thương xót lo lắng cho dân còn hơn cha mẹ. Tứ Thiên vương liền đem việc ấy tâu lên Trời Đế thích. Trời Đế thích vui mừng sai Tỳ-thủ-yết-la đem bánh xe vàng trao cho Tỳ Sa-môn Thiên vương. Tỳ Sa-môn Thiên vương trao cho Phi Hành Dạ-xoa nói rằng: “ngưoi hãy cầm bánh xe vàng này chể trên đầu vua cho đến khi vua mất, không được bỏ nữa chừng”.

Phi hành Dạ-xoa nghe lời luôn cầm giữ bánh xe vàng đi theo vua không lúc nào rời đến khi vua mất Phi Hành Dạ-xoa liền trả lai cho Tỳ Sa-môn Thiên vương. Tỳ Sa-môn Thiên vương đem trả lại cho Tỳ-thủyết-la. Tỳ-thủ-yết-la liền cất lại trong kho báu (Trích từ quyển sáu kinh Tạp Thí Dụ).

Vua ở địa vị Đạo Chủng tánh phước cao đức dày cưỡi xe vàng cai trị bốn châu thiên hạ; Vua ở địa vị Tánh Chủng Tánh cưỡi xe bạc cai trị ba châu thiên hạ; Vua ở địa vị Tập chủng tánh cưỡi xe đồng cai trị hai châu thiên hạ; Vua ở địa vị do tu tập thập thiện trở lên cưỡi xe sắt cai trị một châu thiên hạ.

(Trích kinh Nhân Vương Bát Nhã)

3. CHUYỂN LUÂN THÁNH VƯƠNG

Chuyển luân Thánh vương thành tựu bảy báu và bốn thần đức: Bảy báu là:

  1. Xe vàng
  2. Voi trắng
  3. Ngựa xanh
  4. Thần châu
  5. Ngọc nữ
  6. Cư sĩ
  7. Chủ binh

Lúc Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở cõi Diêm-phù-đề, các người thuộc dòng Sát-đế-lợi lấy nước rưới trên đảnh vua.Vào một đêm trăng tròn,sau khi tắm gội bằng nước thơm, Ngài ngự trên điện cao vui chơi ca hát. Bỗng nhiên có xe vàng hiện đến trước mặt vua. Bánh xe có ngàn căm được làm bằng vàng cõi Trời mà thế gian không có được,ánh sáng rực rỡ tỏa chiếu khắp nơi… Đường kính bánh xe bằng một trượng tư.Vua thấy vậy tự nghĩ: “Ta từ lâu đã nghe các bậc tôn túc kỳ cựu nói về xe báu này, có phải là chiếc xe này chăng? Ta phải thử xem có đúng như vậy không”.

Vua liền triệu tập bốn binh chủng, đích thân Ngài đến trước xe báu quỳ xuống để lộ tay phải, sờ xe báu và nói: “Ngươi hãy theo đúng pháp mà chạy về hướng Đông chớ trái với thông lệ.” Xe liền chạy về phương Đông, vua cùng bốn binh đi theo sau. Trước xe báu có bốn vị thần dẫn đường, xe báu dừng chỗ nào thì vua dừng lại ở đó.

Các nước nhỏ ở phương Đông lấy bát vàng đựng thóc bạc, bát bạc đựng thóc vàng đi đến chỗ vua cúi đầu thưa: “Lành thay! Tâu đại vương! Nay đất đai ơ phương Đông này giàu có an vui, rất nhiều châu báu, dân cư đông đúc. Xin đại vương ở đây trị vì” Vua đáp:

– Các ông hãy lấy chánh pháp trị dân, chớ có tâm thiên lệch, đừng để trong nước xảy ra những việc phi pháp. Các ngươi nên giữ giới không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời độc ác, không nói thêm bớt, không tham lam, không ganh ghét và không tà kiến, và dạy dân chúng cũng làm y như vậy. Như thế tức là ta đã trị vì.

Lúc ấy, các tiểu vương cùng nhà vua theo xe đi khắp các nước ở phia Đông, Nam, Tây, Bắc. Xe đến nơi nào các quốc vương nơi ấy đều đem những nơi đất đai rộng rãi cống hiến cho nhà vua. Xe báu đi quanh xem xét đo lường, Đông Tây đo được hai mươi do tuần, Nam Bắc đo được bảy do tuần. Nơi đất ấy, các Thiên thần tạo ra thành quách. Thành này có bảy lớp tường, bảy lớp lan can, bảy lớp màng lưới, bảy hàng cây báu, các loài chim cùng nhau hót líu lo. Ở trong thành xây dựng các cung điện gồm có bảy lớp tường do bảy báu hợp thành. Lúc ấy, xe báu ngự giữa Hư không ngay trên cung điện.

Sáng hôm sau, vua ngự trên điện, bỗng có một con voi trắng hiện ra trước mặt vua. Lông nó toàn màu trắng, bảy chổ đều bằng phẳng, có thể bay được, trên đầu có nhiều màu, sáu ngà nhọn hoắt, giữa các ngà toàn vàng ròng. Vua thấy vậy tự nghĩ: “Con voi này hiền lành, nếu khéo điều phục thì có thể cưỡi được”. Vua liền thử điều phục, Sáng` sớm hôm sau vua cưỡi voi báu ra khỏi thành đi khắp bốn biển. Đến giờ ăn mới trở về.

Một hôm, vua ngự trên cung điện, ngựa báu bổng nhiên hiện đến trước mặt. Thân nó màu xanh, đầu và đuôi màu đỏ có thể bay được. Vua thấy vậy tự nghĩ: “ngựa báu này hiền lành, nếu khéo điều phục thì có thể cưỡi được”. Vua liền điều phục thử thì đều được cả. Sáng sớm hôm sau Ngài cưỡi ngựa ra khỏi thành, đi khắp bốn biển, đến giờ ăn thì trở về.

Một hôm khác, vua đang ngự trên điện rồng, thần châu bỗng nhiên hiện đến trước mặt. thần châu một màu trong suốt không có tỳ vết. Vua thấy vậy tự nghĩ: “Viên châu này rất đẹp, nếu có ánh sáng nó có thể chiếu khắp cung điện”. Vua muốn thử châu, liền triệu tập bốn binh chủng, lấy châu báu để trên một tràng cao, rồi giữa đêm tối đem tràng này ra khỏi thành. Ánh sáng của viên châu toả sáng một do tuần. Người trong thành đều thức dậy làm việc, vì họ tưởng Trời đã sáng.

Lại một hôm khác, ngọc nữ báu, nhan sắc xinh đẹp dung mạo đoan trang bổng nhiên xuất hiện. Mùa đông thì thân thể ấm áp, mùa hạ thì thân thể mát mẽ, thân toả ra mùi hương chiên đàn, miệng toát ra mùi thơm hoa ưu bát la, nói năng nhỏ nhẹ cử chỉ dịu dàng, đứng ngồi đoan trang. Lúc ấy, tâm vua không đắm trước, huống gì gần gũi!

Lại một hôm khác nữa cư sĩ báu bổng nhiên xuất hiện, trong kho báu cư sĩ của cải vô lượng. Vị cư sĩ này nhờ phước đức đời trước nên mắt có thể nhìn thấy suốt những vật tiềm tàng trong lòng đất, vật có chủ, vật vô chủ đều biết được. Nếu là vật có chủ thì giữ gìn dùm họ, vật không có chủ thì lấy dâng lên vua sử dụng. Lúc ấy cư sĩ báu đến tâu vua: “Tâu đại vương thần sẽ cung cấp tất cả mọi thứ cho đại vương, xin Ngài chớ lo lắng!”

Nhà vua muốn thử tài cư sĩ báu, liền ra lệnh chuẩn bị thuyền bè để dạo chơi. Vua nói với cư sĩ:

– Ta cần vàng bạc, ngươi mau cung cấp cho ta.

– Tâu đại vương xin Ngài đợi tôi một lát.

Khi thuyền gần đến bờ, nhà vua liền giục: Ta cần dùng ngay! Cư sĩ báu thò tay phải xúông nước, bình báu trong nước theo tay trồi lên như sâu bọ bám vào cây. Vua thấy vậy nói với cư sĩ: “thôi đi! thôi đi! Ta không cần đâu ta chỉ thử ngươi thôi”. Cư sĩ liền ném vật báu xuống nước.

Lần cuối cùng, chủ binh báu xuất hiện. Vị nầy mưu trí, hùng mạnh, thao lược tài giỏi, đến chổ vua tâu:

– Tâu đại vương, đại vương không cần phải lo việc chinh phạt, hạ thần có thể đảm trách nhiệm này.

Lúc đó, vua muốn thử tài chủ binh báu, liền triệu tập bốn binh chủng, ra lệnh:

– Ngươi hãy sử dụng binh đi! Nếu binh chưa triệu tập thì làm cho triệu tập. Nếu đã triệu tập thì làm cho giải tán. Nếu chưa nghiêm thì làm cho nghiêm, nếu nghiêm rồi thì làm cho giải tán. Nếu chưa đi thì bảo đi, nếu đã đi rồi thì bảo đứng lại.

Chủ binh báu làm theo lệnh vua, vua thấy vậy vui mừng nói:

– Ta nay thật sự trở thành Chuyển luân Thánh vương có bốn thần đức không ai có thể sánh kịp:

  1. Sống lâu.
  2. Thân thể khoẻ mạnh.
  3. Dung mạo đoan chánh.
  4. Kho báu đầy tràn.

Bên kia bờ biển lớn lại có rất nhiều ao như: ao Bát-đầu-ma, ao Câu -vật-đầu, ao Phân-đà-lợi. Qua các ao nầy là đất trống, trong khoảng đất trống lại có biển lớn gọi là Uất Thiền Na. Dưới biển này có một con đường của Chuyển luân Thánh vương, rộng hai mươi do tuần, bên đường có bảy lớp tường, bảy lớp lan can, bảy lớp lưới, bảy hàng cây. tất cả đều do bảy báu làm thành.

Khi vua Chuyển luân Thánh Vương xuất hiện ở cõi Diêm-phù-đề thì nước rút hết, con đường lộ ra. Vua muốn đi đến hậu viên, liền ra lệnh người đánh xe:

– Ngươi khéo đánh xe cho ta đi nhé! Vì sao? Vì ta muốn ngắm cảnh sống thanh bình của nhân dân trong nước.

Nhân dân trong nước thấy vua, yêu cầu người đánh xe đi chậm lại để họ ngắm nhìn uy nghi của Chuyển luân Thánh vương.

Vua thương dân như cha mẹ thương con, dân cũng kính vua như con kính cha nên đem tất cả châu báu dâng lên vua, xin vua nhận lấy. Lúc ấy vua bảo: “Thôi đi các ngươi! Ta có nhiều của báu rồi, các ngươi cứ giữ lại mà dùng”.

Khi vua trị vì cõi Diêm-phù-đề, đất đai bỗng nhiên không có các thứ hầm hố gai gốc, cũng không có các thứ như muỗi mòng sâu bọ. Đá các ngói gạch tự nhiên ẩn mất, vàng bạc châu báu lại hiện trên mặt đất. Quanh năm thời tiết điều hoà, đất đai mịn màng sạch sẽ, bóng loáng như có thoa dầu. Từ trong đất xuất hiện ra những dòng suối trong mát, không bao giờ khô cạn. Cây báu sum xuê, đơm hoa kết trái. Đất sanh ra các loại cỏ mềm, bốn mùa xanh mượt. Gaọ không có cám trấu mùi vị thơm ngon. Cây hương trĩu quả, khi chín toả mùi thơm ngát. Lại có cây y phục, hoa quả đầy cành, khi trái chin nứt ra đầy đủ các loại y phục. Lại có cây trang nghiêm, khi trái chín nứt ra đầy đủ các loại trang sức. Lại có cây vòng hoa, khi trái chín nứt ra đủ các loại vòng hoa. Lại có cây đồ dùng, khi trái chín thì nứt ra đầy đủ đồ dùng. Lại có loại cây khi trái chín nứt ra đầy đủ các loại quả. Lại có cây nhạc khí, khi trái chín nứt ra đầy đủ các nhạc cụ.

Vào một đêm khuya, A-nậu-đạt Long vương âm thầm cưỡi mây đi khắp cõi Diêm-phù-đề, làm mưa lớn trắng xóa như sữa bò, nước có tám vị thấm nhuần khắp nơi. Mặt đất mát dịu, không có những vũng nước đọng cũng không có sình lầy. Đêm khuya, bầu Trời trong suốt, không chút mây mù. Biển thổi những luồng gió mát nhẹ nhàng làm cho con người cảm thấy an lạc.

Chuyển luân Thánh vương tu thập thiện, dùng chánh pháp trị nước nên không có người chống đối. Lúc bấy giờ người dân cũng theo vua tu hành thập thiện.

Trải qua thời gian khá lâu, sức vua yếu dần, không thể cai trị thiên hạ. Giống như một người ăn đã no mà cố ăn mãi thì không thể chịu được. Sau cơn bệnh nặng vua đã qua đời, sanh lên Trời Phạm thiên. Khi vua băng tất cả những thứ như: xe vàng, voi trắng, ngựa xanh, châu sáng đều biến mất. Ngọc nữ báu, cư sĩ báu và binh chủng báu cùng với người dân trong nước xướng kỹ nhạc, lấy nước thơm tắm gội và dùng kiếp bối cùng năm trăm tấm vải quấn vào thi thể vua, rồi đặt vào kim quan, lấy dầu thơm rưới lên, sau đó đặt vào trong thiết quan, cuối cùng đặt vào một cái quách bằng gỗ chất củi thơm lên trên rồi làm lễ trà tỳ.

Nhân dân trong nước xây tháp bằng bảy báu, chạm trổ nhiều màu, ở ngã tư đường, diện tích tháp bằng một do tuần.

Ngọc nữ báu, cư sĩ báu, chủng binh báu và toàn thể dân trong nước đều đến cúng dường tháp, mở hội bố thí, người đói cho ăn, người lạnh cho mặt. Tất cả các thứ như: voi, ngựa, xe báu nếu ai cần thì cũng ban phát cho đầy đủ.

( Trích kinh Lâu Thán và kinh Trường A-hàm quyển 1)

4. KIM LUÂN VƯƠNG ĐĂNG QUANG ĐỐT CÁNH TAY LÀM ĐUỐC

Vào thời quá khứ cách đây vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cõi này có tên là Nhật Nguyệt Lôi cũng là cõi ngũ trược. Thuở ấy, ta làm Chuyển luân vương hiệu Đăng Quang Minh cai trị cõi Diêm-phù-đề, giáo hoá vô lượng vô số người tu theo pháp thiện.

Một hôm nọ, gặp người bị trói, ta liền hỏi cận thần, người ấy phạm tội gì. Cận thần nóirằng, người này chuyên làm ruộng thường đóng thuế chỉ một phần sáu lúa gạo, tuân theo pháp nước nên bị trói. Nghe xong ta ra lệnh mở trói tha tội cho người ấy. Vị cận thần lại nói rằng, tài sản của các con và các quyến thuộc nơi hậu cung của vua đều cưỡng lấy từ người khác, không người nào tự nguyện dâng vua. Ta nghe vậy buồn rầu, phân đất làm năm trăm phần, chia đều cho các con, rồi bỏ đi xuất gia.

Ta một mình lặng lẽ vào rừng Uất-đầu-ma, bên bờ biển Nam Hải, đói ăn quả rừng, khát uống nước suối. Trải qua thời gian tinh tấn tu tập ta chứng được ngũ thông.

Lúc bấy giơ, có năm trăm thương buôn vào biển tìm châu báu. Trong đó có một vị tên là Mãn Nguyệt, tìm được đủ số, liền dẫn tuỳ tùng trở về. Rồng thấy vậy sanh tâm ganh ghét nỗi giận muốn hại người thương buôn ấy. Lại có một con rồng khác tên là Mã Kiên, vốn là một đại Bồ Tát do có lời nguyện mà sanh làm loài rồng, rồng này khởi tâm từ bi muốn cứu các người thương buôn và giúp họ trở về đất liền được an ổn, xong việc rồng mới trở về. Lại có một con La sát hung ác bám sát và tìm cách hãm hại đoàn người buôn. Hôm ấy, La sát thổi ra một luồn gió độc làm những người thương buôn mê muội không biết đường về. Họ sợ hãi khóc lóc cầu cứu tất cả những vị Trời, thần, và réo gọi tên cha mẹ vợ con quyến thuộc. Lúc ấy, ta dùng nhĩ thông nghe được lời khẩn cầu này liền tìm đến chỗ họ dịu dàng an ủi và trấn an họ chớ có sợ hãi, ta sẽ giúp cho trở về đất liền được an ổn.

Ta liền lấy vải trắng tẩm dầu quấn lên cánh tay rồi châm lửa đốt làm đuốc soi đường cho họ và nói, trước kia ta ở trong rừng Uất-đầu-ma, suốt ba mươi năm tu hành Tứ vô lượng tâm. Vì thương chúng sanh mà ta phải chịu đựng biết bao cực khổ, ăn qủa rừng, uống nước suối, giáo hoá khắp muôn loài từ các vị thần cho đến các loài rồng, Dạ-xoa số đông đến tám muôn bốn ngàn. Tất cả bọn họ đều không thối chuyển nơi đạo quả Vô thượng chánh đẳng Chánh giác, nhờ những căn lành này, nay mới biết được nỗi khổ của các ông mà tình nguyện đốt tay làm đuốc soi đường, đề các ông được bình an trở về.

Khi cánh tay ta cháy đến bảy ngày bảy đêm thì những người thương buôn cũng vừa về đến đất liền. Khi ấy, ta phát nguyện, nếu sau này ta đắc quả Vô thượng chánh đẳng Chánh giác thì ở cõi Diêm-phù-đề này nếu như không có châu báu thì ta nguyện làm thương buôn. Mỗi ngày ta làm mưa báu bảy lần, rồi vào biển ấy lấy châu như ý. Ngày nào ta cũng làm mưa đủ các loại báu rơi khắp nơi trên thế giới này. Ta cứ làm mưa như thế suốt đến vô lượng vô biên kiếp trong mười phương thế giới

Này các vị! Những lời nguyện của ta khi xưa đến nay đều đã thành tựu. Suốt trong số kiếp nhiều như cát sông Hằng, ta thường hiện tướng thương buôn, làm mưa các thứ báu cứ một ngày bảy lần, ngày nào cũng vậy để cho người dân có được đầy đủ rồi ta mới giáo hoá họ trụ trong Tam Thừa.

(Trích kinh Quá Khứ Hương Liên Hoa Phật Thế Giới)

5. KIM LUÂN VƯƠNG CỦA VUA CÁI SỰ

Vào thời quá khứ, ở cõi Diêm -phù-đề có bốn con sông do hai vị vua cai trị. Một vị tên là Ba-la-đề-bà (Đời Lương dịch là Phạm thiên ) chiếm cứ ba sông, nhân dân rất đông nhưng lại nhu nhược yếu đuối.

Vị thứ hai tên là Phạt xà-kiến-đề (Đời Lương dịch là Kim-cangtụ) chỉ cai trị một con sông, nhân dân rất ít nhưng lại rất hùng mạnh..

Một hôm, vua Kim-cang-tụ đang ngự trên cung điện nghĩ rằng: “Quân ta hùng mạnh, nhưng chỉ có một con sông thì thật là ít ỏi. Vua Phạm-thiên quân lính kém cỏi mà lại chiếm cứ ba sông. Ta sẽ sai sứ đi yêu cầu vua Phạm thiên nhường ta bớt một sông, nếu bằng lòng thì ta sẽ cùng họ kết nghĩa thâm giao, nếu ta có vật báu thì ta sẽ cống hiến cho, nếu gặp hoạn nạn thì ta sẽ giúp đỡ, còn nếu không bằng lòng thì ta sẽ xuất quân chiếm đoạt”

Vua nghĩ xong liền sai sứ sang nuớc vua Phạm thiên tấu trình mọi việc.

Vua Phạm-thiên nói:

– Đất nước ta giàu có, nhân dân đông đúc. Tất cả đều do phụ vương ta truyền lại, chứ nào dùng vũ lực để chiếm đoạt của ai. Vì thế nên ta quyết không nhường lại cho ai cả. Ngươi hãy về tâu lại với vua của ngươi rằng. “ Đất nước này do phụ vương ta truyền lại, ta quyết giữ gìn, nếu quý quốc có kéo quân đến đánh, ta cũng chẳng sợ.”

Sứ giả trở về tâu lại với vua. Vua liền hội họp quần thần kéo quân sang đánh nước vua Phạm thiên.

Sau mấy trận giao tranh quyết liệt, quân của Phạm thiên thua bỏ chạy tán loạn, quân của vua Kim-cang-tụ thừa thắng xông lên đuổi quân Phạm thiên chạy tới kinh thành. Người trong thành ai nấy đều hoảng sợ không dám ra ngoài

Bấy giờ tất cả bá quan văn võ cùng đến trước vua tâu rằng:

– Tâu bệ hạ! Quân giặc quá mạnh, quân ta lại quá yếu, Bệ hạ tiếc chi một sông mà để đến đỗi phải thất bại như thế. Chúng thần e rằng chẳng bao lâu nữa sẽ mất luôn cả ba sông. Xin bệ hạ hãy xét lại mà nhường cho nước ấy một sông, rồi cùng họ kết tình thâm hữu để muôn dân được hưởng thái bình.

Vua nghe xong thấy có lý liền cắt một sông, và đem con gái mình dâng lên vua Kim-cang-tụ.

Kể từ đó tình thâm hữu giữa hai nước ngày càng khắng khít. Hai bên thường dâng tặng các vật báu cho nhau và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn.

Chẳng bao lâu, phu nhân của vua Kim Cang Tụ mang thai. Từ ngày mang thai đến khi sanh nỡ lúc nào cũng có lọng bảy báu che đầu. Tròn mười tháng phu nhân hạ sanh thái tử, thân sắc vàng óng ánh, tóc xanh mượt mà, ánh sáng toả khắp cả cõi nước thật là kỳ lạ. Đứa bé vừa ra đời đã có lộng báu che đầu, thấy vậy vua triệu tập các thầy tướng số đến xem tướng thái tử. Các thầy tướng số đều tâu:

– Tâu bệ hạ! Tướng phước đức của thái tử trên đời có một không hai, nghe vậy vua cùng quần thần hết sức vui mừng liền đặt tên cho thái tử là Sát-la-dà-lợi (đời Lương dịch là Cái Sự).

Đến lúc thái tử trưởng thành vua và Hoàng hậu lần lược qua đời, thái tử lên ngôi trị vì thiên hạ.

Một hôm vua ra ngoài thành xem xét cuộc sống nhân dân, thấy mọi người cấy cày cực nhọc Ngài hỏi cận thần:

– Họ đang làm gì vậy?

– Nước lấy dân làm gốc, dân lấy lúa thóc làm sự sống, nếu họ không làm như thế thì mạng sống không còn, một khi mạng sống người dân không còn thì nước cũng diệt vong.

Vua nghe xong liền phát nguyện:

– Nếu như ta đủ phước làm vua thì khiến cho nhân dân trong nước đều tự nhiên có lúa gạo ăn. Vua vừa nói xong thì tự nhiên nhà nhà đều co lúa gạo ai muốn thứ gì thì co ngay thứ đó.

Đến lần thứ hai đi dạo vua thấy mọi người gánh nước giả gạo làm lụng vất vả Ngài hỏi quần thần:

– Họ đang làm gì vậy?

Tâu bệ hạ nhờ ân đức của Ngài mà dân chúng có được lúa gạo, nhưng phải nấu chín mới ăn được vì vậy họ phải làm tất cả các việc như: xay, giả, nấu, nướng…

Vua lại phát nguyện: nếu như ta đủ phước làm vua thì khiến cho người dân trong nước muốn ăn món gì thì tự nhiên có sẵn món ấy.

Vua nói xong thì quả nhiên được như ý muốn.

Đến lần đi dạo thứ ba.Vua thấy người dệt vải may áo quần, liền hỏi cận thần:

– Họ đang làm gì vậy?

– Tâu bệ hạ! Họ dệt vải may áo quần.

Nghe xong vua phát nguyện: “Nếu ta đủ phước làm vua thì hãy khiến cho tất cả các cây cối tự nhiên hiện ra đầy đủ các loại y phục.”

Vừa phát nguyện xong, các loài cây đều theo ý thích của mỗi ngườ mà hiện ra các loại y phục tốt đẹp lạ thường, đủ các màu sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, mịn màng mềm mại.

Lần đi dạo thứ tư, vua gặp những người làm nhạc cụ. Vua hỏi cận thần:

– Những người này làm gì vậy?

– Tâu Bệ hạ!Họ làm nhạc cụ.

Vua liền phát nguyện: “Nếu ta đủ phước làm vua thì hãy khiến cho cây cối theo ý thích của mỗi người mà hiện ra các thứ âm nhạc”

Vua vừa phát nguyện xong thì cây cối liền hiện ra các thứ âm nhạc

Nghe tin vua các nước lân cận và thần dân của họ đều đến chúc mừng. Gặp phải giờ vua ăn, vua mời họ cùng ăn. được thưởng thức những món ăn của vua, các quan đều nói thức ăn của chúng thần quá đạm bạc nay được vua ban cho thức ăn thượng hạng, những món này chúng thần chưa từng nếm qua.

Vua nói các khanh cùng thần dân muốn được thức ăn như ta thì nên ăn đúng giờ ta ăn, sẽ được thức ăn ngon như thế. Vua liền ra lệnh cho quan quân đến giờ vua ăn hãy nỗi trống lên để cho thần dân trong nước biết giờ vua ăn. Từ đó về về sau đến về sau đến giờ vua ăn thì tiếng trống lại vang lên khắp nơi. Tất cả nhân dân trong nước vừa nghe tiếng trống liền nghĩ đến ăn, tức thời đủ loại thức ăn ngon hiện ra trước mặt.

Bấy giờ vua nước Phạm thiên sai sứ đến nước vua Cái Sự tâu rằng: phụ vương của vua lúc còn sống vua của tôi đã nhường một con sông cho phụ thân của Ngài, nay phụ thân của Ngài đã qua đời, xin hãy trả lại cho quốc vương tôi.

Vua Cái Sự đáp:

– Lãnh thổ của ta không phải dùng vũ lực cưỡng bức vua ngươi mà có được. Nhưng ta làm vua là muốn cho dân chúng không còn lầm than khổ nhọc. Ngươi hãy tạm gác lại việc đó, sau này ta sẽ bàn bạc với vua ngươi.

Thế rồi, sứ giả trở về tâu lại, vua Phạm thiên đồng ý hẹn ngày gặp mặt.

Đúng kỳ hẹn hai vua dẫn quân đến bên bờ sông, hai vua đi thuyền ra giữa dòng sông, vua Phạm thiên lần đầu tiên gặp vua Cái Sự, thấy thân vua sắc vàng tía, tóc màu xanh bóng mượt như lưu ly, đôi mắt dài rộng trông đời hiếm có liền sanh lòng cung kính, tưởng là đấng Phạm thiên. Hai người gặp nhau chào hỏi rồi ngồi đối diện cùng nhau bàn quốc sự.

Vua Cái Sự nói: nhân dân trong nước của tôi muốn ăn gì có nấy, cũng không phải nộp thuế, phạt tiền hay làm lao dịch. Vua Cái Sự nói đến đây thì tiếng trống báo ăn nỗi lên. Vua Phạm thiên nghe tiến trống hoảng hốt sợ hãi, tưởng là trống báo hiệu giết mình, liền quỳ xuống xin ta tội. Vua Cái Sự đứng dậy đỡ ông ngồi xuống và nói:

– Xin Ngài đừng sợ hãi! Trong nước của tôi hễ đến giờ ăn thì nỗi trống, để người dân ăn đúng giờ thì sẽ được thức ăn ngon. Vua Phạm thiên nói:

– Tôi xin dâng Ngài tất cả phần đất còn lại, mong Ngài hãy thương tôi và thần dân trong nước mà nhận lấy, để người dân trong nước tôi được thấm nhuần ân đức Ngài.

Từ đó, vua Cái Sự cai trị cõi Diêm-phù-đề, muôn dân đều được hưởng hạnh phúc thái bình.

Ngày vua lên ngôi, tất cả các quan văn võ đều nghiêm trang đứng hầu hai ben điện. Đúng lúc mặt Trời mọc có bánh xe vang tư ophương động bay đến. Sau đó bảy thứ báu đều lần lượt hiện đến trước vua.

Từ khi vua cai trị, tất cả chúng sanh trong bốn châu thiên hạ nhờ ân đức vua mà họ muốn gì được nấy. Vua dạy họ tu thập thiện để mai sau được sanh lên cõi Trời.

Phật bảo A-nan, vua Cái Sự thuở ấy chính là ta, vua Phạt Xà Kiến

Đề la phụ vương ta, phu nhân của vua Kim Cang tụ là Hoàng hậu Ma-da mẫu hậu của ta vậy.

( Trích kinh Hiền Ngu quyển tám)

6. CHUYỂN LUÂN THÁNH VƯƠNG KHOÉT THÂN LÀM ĐUỐC VÌ NỮA BÀI KỆ

Lúc bấy giờ, Chuyển luân Thánh vương vì cầu Phật Pháp, nên hỏi thăm khắp cõi Diêm-phù-đề, nếu người nào thông hiểu Phật Pháp ta sẽ theo người ấy học đạo. Mọi người nghe vậy đều tâu:

– Tâu bệ hạ, ở nước nhỏ kia có một Bà-la-môn rất thông hiểu Phật pháp!

Vua liền ra lệnh thỉnh người ấy vào cung, và nói:

– Khanh hãy giảng pháp cho ta nghe!

Bà-la-môn nói:

– Ngươi ngu quá!Ta đã trải qua thời gian dài gian khổ mới học được Phật Pháp. Ngươi lại muốn nghe một cách dễ dàng như thế ư!

– Vậy Thầy muốn điều chi?

– Nếu vua có thể khoét thân mình đủ một ngàn lỗ, đổ đầy dầu và bỏ tim vào, đốt làm đèn để cúng dường ta thì ta sẽ nói Pháp cho vua nghe!

Vua không nói gì, lặng lẽ đến trước Bà-la-môn nói: – Hãy đợi một lát ta sẽ làm theo ý của khanh Nói xong vua vào cung bảo các phu nhân:

– Ta đến từ biệt các khanh. để khoét thân mình làm đèn cúng dường Đại sư.

Các phu nhân thưa:

– Tâu bệ hạ! Thân là cái quan trọng nhất của con người. Tại sao bệ hạ lại làm thế?

– Ta muốn cầu Phật Pháp, vì tất cả chúng sanh trong căn nhà tối tăm này mà thắp lên ngọn đèn trí tuệ xóa tan bóng tối vô minh sanh tử, đoạn trừ mọi ràng buộc cho tất cả chúng sanh và đưa họ đến Niết-bàn. Các khanh đừng làm trái ý ta.

Các phu nhân im lặng buồn bã, nghẹn ngào không nói được lời nào. Vua từ biệt tất cả mọi người rồi trở lại cung điện đến trước đại sư, cưỡi chuỗi anh lạc ngồi ngay thẳng phán rằng:

– Ai có thể khoét thân ta thành một ngàn lỗ?

Mọi người đều đáp;

– Tâu Đại vương! Thà chúng tôi khoét đôi mắt mình, chứ không thể nào làm việc ấy được!

Lúc ấy có một chiên đà la tâm tánh ác độc nghe vậy liền nói với các thái tử:

– Xin các vị chớ buồn bã, tôi đã có cách làm cho Đại vương không được toại nguyện!

Các Thái tử nghe vậy rất vui mừng.Chiên đà la liền đến tâu vua:

– Tâu Đại vương! Đại vương muốn khoét thân mình ư? Hãy để tôi làm việc đó!

– Khanh đúng là bạn đạo cao quý của ta!

Chiên-đà-la lấy dao nhọn khoét thân vua,trong chốc lát đã đủ một ngàn lỗ. Ông ta nghĩ rằng, vua sẽ không chịu nỗi sự đau đớn mà nỗi giận liền ném dao bỏ chạy. Vua ra lệnh cho người đổ đầy dầu và bỏ tim vào các lỗ trên thân, rồi châm lửa đốt cúng dường.

Lúc ấy vị Bà-la-môn nói:

– Đại vương tinh tấn như vậy thì việc gì cũng có thể thành tựu. Vua chịu đựng đau đớn như thế chỉ vì muốn nghe Phật pháp.

Ông ta liền nói cho vua nghe nữa bài kệ:

Có sanh ắt có tử.
Tịch diệt mới là vui.

Vua nói:

– Nếu ai thương ta thì hãy tu tập theo pháp này và thông báo đến muôn dân khắp nơi trong nước được biết, Chuyển luân Thánh vương vì thấy chúng sanh lăn lộn trong biển khổ không biết lúc nào ra khỏi, nên Ngài khởi tâm từ bi, khoét thân làm đèn cầu nữa bài kệ này. Các ngươi nên viết bài kệ này đọc tụng, suy nghĩ nghĩa lý, và theo đó ma tu hành.

Mọi người cùng nhau tán thán:

– Ôi! cao quý thay bậc Đại vương, đã có lòng từ bi thương xót chúng sanh như cha lành, vì chúng sanh mà chịu đựng mọi sự đau khổ. Chúng ta hãy mau đến chép bài kệ lên tất cả mọi thứ như giấy, đá, cây, ngói, gạch, cỏ, lá và những nơi có đông ngươì qua lại, để cho mọi người thấy bài kệ này đều phát đạo tâm.

Vua đốt thân cúng dường Đại sư, ánh sáng ấy chiếu khắp mười phương thế giới. Trong ánh sáng diễn nói bài kệ này. Những người nghe được đều phát đạo tâm. Ánh sáng ấy lại chiếu đến cung Trời Đao -Lợi, che lấp ánh sáng của Chư thiên. Vua Trời Đao Lợi nghĩ rằng: “Tại sao có ánh sáng này?”

Ngài liền dùng thiên nhãn soi khắp thế gian, thấy Chuyển-luânThánh-vương vì lòng từ bi thương xót chúng sanh nên khoét thân mình thành ngàn ngọn đèn cúng dường Đại sư. Ta nên đến đó để khuyến khích và hỗ trợ ông ta. Ngài liền bay xuống nhân gian hóa làm một người bình thường đến chỗ vua, hỏi:

– Tâu Đại vương! Ngài khoét thân làm nghìn ngọn đèn, vì cầu nữa bài kệ để làm gì?

– Thiện nam tử! Ta muốn cho tất cả chúng sanh đều phát đạo tâm.

Nghe xong, Đế thích hiện nguyên hình nói:

– Ngài làm như thế để cầu được làm Thiên vương, ma vương hay Phạm vương?

– Ta không cần những thứ ấy, chỉ muốn cầu đạo Bồ-đề cứu khổ chúng sanh, người chưa an làm cho được an,người chưa hiểu làm cho được hiểu, người chưa độ làm cho được độ, người chưa đắc đạo làm cho đắc đạo.

– Ngươi thật là ngớ ngẩn! Người muốn cầu đạo Bồ-đề phải trải qua thời gian dài lâu tu hành khổ hạnh mới có thể thành tựu. Ngươi đã tu tập được bao nhiêu mà dám cầu đạo Vô thượng?.

– Giả sử có bánh xe sắt nóng lăn trên đầu tôi,tôi cũng không vì thế mà thối thất tâm cầu đạo Vô thượng!

– Ta vẫn chưa tin!

Chuyển-luân-Thánh vương liền lập thệ:

– Nếu tôi không thật tâm cầu đạo Vô thượng, dối gạt Đế thích thì ngàn vết thương của ta sẽ không lành. Nếu không như vậy thì nghìn vết thương của tôi sẽ được bình phục.

Vua lập thệ vừa xong, thì thân thể bình phục nguyên vẹn như trước.

Đế thích nói:

– Lành thay, Đại vương! Ngài thật là bậc đại bi. Nếu tinh tấn khổ hạnh như thế thì không bao lâu nữa Ngài sẽ đắc quả Vô thượng Bồ-đề. Khi Ngài đắc đạo xin hãy độ tôi trước.

Nói xong Đế thích liền phóng ánh sáng rực rỡ chiếu khắp thân vua. Ngay lúc ấy trăm nghìn Chư thiên đều phát tâm Bồ-đề. Năm trăm thái tử thấy thân phụ vương bình phục vô cùng vui mừng, liền phát tâm Bồ-đề. Hai vạn phu nhân và trăm ngàn thể nữ đề phát tâm Bồ-đề. (Trích kinh Đại Phương Tiện Báo Ân quyển 3)

7. KIM LUÂN VƯƠNG MA ĐIỀU BỎ VƯƠNG VỊ XUẤT GIA HỌC ĐẠO

Thuở xưa có vị vua tên Ma Điều, hiệu là Già-ca-việt cai trị bốn châu thiên hạ. Ngài thường dùng chánh pháp trị dân, thương dân như con đỏ, không bao giờ dùng đến dao gậy mà dân chúng vẫn yên ổn không có việc kiện tụng. Vua có đủ bảy báu.

Vua thường bay đi khắp bốn phương, khi đi có bốn ngàn quân lính theo Ngài nhưng không trang bị gươm giáo. Thấy vậy tất cả mọi người cho đến các loài quỷ thần đều hoan hỷ.

Một hôm vua bảo cận thần:

– Ngươi hãy xem tóc ta đã bạc chưa?

– Tâu bệ hạ! tóc Ngài đã điểm bạc rồi đấy!

Vua liền gọi thái tử đền nói:

– Này thái tử! Tóc ta nay đã bạc, già, chết ngày một cận kề. Nay con hãy thay ta cai trị bốn châu thiên hạ. Đến lúc tuổi già con cũng nên nhàm chán cuộc sống thế gian mà đi cầu đạo.

Sau khi nhường ngôi cho thái tử, vua từ giả mọi người xuất gia học đạo. Họ nghe vua xuất gia khóc rống lên không thể kìm chế được.

Tương truyền về sau con cháu của vua Ma Điều đều nối nhau trị nước. Đến vua thứ một nghìn tám trăm muời bốn xuất gia học đạo thì vua Ma Điều qua đời tái sanh làm người, lại làm vua có tên làNam. Vua cũng dùng chánh pháp trị dân, dạy mọi người trong cung và tất cả thần dân trong nước đều phải giữ gìn tám giới, mỗi tháng ăn chay sáu ngày. Tất cả mọi người đều làm theo lời Ngài dạy. Vua thường cúng dường y phục, thức ăn, thuốc men cho các vị Sa-môn.

Một hôm Trời Đế Thích hiện đến trước vua nói:

– Vua muốn gặp Chư thiên ở cõi Trời Đao Lợi không?

– Đó chính là điều tôi mong muốn.

– Ta sẽ cho xe ngựa một nghìn con tên là Thái-kha-dục-đa đến rước Ngài.

Danh tiếng của vua Nam vang đến cõi Trời Đao Lợi. Tất cả các vị Trời đều cung kính và muốn gặp mặt vua. Khi thấy xe ngựa tất cả đều ngạc nhiên nói: “trên thế gian đâu có loại xe này? Phải chăng đây là xe của vua Trời cho đến đón vua thế gian?

Vua lên xe, xe liền bay lên Hư không. Vua bảo người đánh xe:

– Ngươi hãy đưa ta đến nơi xử phạt những người làm ác và nơi tốt đẹp của những người làm thiện.

Người đánh xe liền đưa vua đến nơi khảo tra những người làm ác ở địa ngục, rồi lại bay đến những nơi vui sướng ở cõi Trời Đao Lợi. Vua đến cung Đế thích. Đế thích nói: “tất cả các vua cõi Trời đều muốn gặp Ngài, họ thường khen ngợi công đức của Ngài.

Vua Đế thích mời vua Nam ngồi chung toà với mình. Trong chốc lát vua Nam hiện thân giống như người cõi Trời, không còn mùi hôi của thân người thế gian. Đế thích lại cho người xướng nhạc Trời, rải hoa, đốt hương và nói:

– Ngài hãy cùng vui chơi với các kỹ nữ, họ sẽ làm cho Ngài quên đi những nỗi sầu lo.

Vua Nam cũng không sao vui được. Ngài nói với Trời Đế thích:

– Ta muốn trở về, vì ta có bổn nguyện nên không thể vui thích với những thứ ấy được.

Phật bảo các Tỳ-kheo vua Nam lúc đó chính là ta vậy.

(Trích kinh Ma Dị Điều Vương )

8. KIM LUÂN VƯƠNG VÔ TRÁNH NIỆM THỈNH PHẬT PHÁP TĂNG

Vào thời quá khứ, trong kiếp Thiện Đề ở thế giới Na-đề-lam, có vị Chuyển luân vương tên Vô Tránh Niệm cai trị bốn châu thiên hạ. Đại thần của vua tên Bảo Hải thuộc dòng dõi Phạm chí, giỏi về tướng số. Bấy giờ vợ của ông hạ sanh một nam nhi, khi vừa sanh ra đứa bé đã có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp, trăm phước tạo thành tướng, thân thường phát ra ánh sáng, được trăm ngàn Chư thiên đến cúng dường, nhân đó ông đặt tên Bảo Tạng Lớn lên, Bảo Tạng lánh xa trần tục, cạo bỏ râu tóc, mặt y ca sa, tu tập chứng quả Vô thượng Bồ-đề, đầy đủ mười hiệu. Ngài chuyển pháp luân khiến cho chúng sanh đều được sanh Thiên, nhờ ơn Ngài mà họ được giải thoát. Ngài đã làm lợi ích cho vô số Trời người.

Bấy giờ, Đức Phật Bảo Tạng cùng chúng Thánh văn ở trong rừng Diêm Phù gần thành Châu La- là nơi cai trị của Thánh vương. Vua nghe tin liền dẫn đại chúng đến chổ Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài, nhiễu quanh ba vòng rồi ngồi sang một bên. Đức Phật dùng phương tiện thuyết pháp giáo hoá làm cho họ được lợi ích an vui. Vua bạch Phật:

– Cúi xin Đức Như Lai cùng Thánh chúng hãy ở lại đây ba tháng để chúng con được cúng dường y phục, thức ăn, ngoạ cụ và thuốc men.

Đức Phật im lặng nhận lời. Vua đảnh lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng rồi trở về cung. Sau đó Thánh vương hạ lịnh cho các vị vua chư hầu cùng thần dân quyến thuộc lo liệu đầy đủ các thứ. Bấy giờ chủ bảo thần lấy vàng ròng trãi trên đất rừng Diêm Phù, sau đó xây lầu bảy báu trên đất ấy, tất cả các vật dụng bên trong và các loại cây bên ngoài cũng đều làm bằng bảy báu, trên mỗi cây còn có treo anh lạc, lại rãi các thứ hoa thơm và dùng các thứ tơ lụa mịn màng trải làm toà ngồi xung quanh có treo các thứ phan lụa.

Bấy giờ Kim Luân vương từ trên lầu nhìn ra phía trước thấy có thiên nữ đứng cách đất bảy thước, cầm bảo cái và dùng châu ma ni rải trước mặt Phật, hai vầng ánh sáng từ trong hạt châu toả ra chiếu rực rỡ suốt ngày đêm trong rừng. Thiên nữ còn dùng gỗ ngưu đầu chiên đàn làm giường, bạch tượng làm ghế, trồng các hàng cây báo xung quanh chỗ Phật. ngọc nữ cầm lộng ma ni đứng hầu trước Phật, lại dùng ngưu đầu chiên đàn, nước trầm thơm và trỗi kỹ nhạc để cúng dường, ở bên ngoài khu rừng có bốn đội binh báu nhiễu quanh.

Bấy giờ, Thánh vương đi đến chỗ Phật, đảnh lễ nhiễu quanh bên phải ba vòng rồi tự đi lấy nước rữa tay, rót nước và dâng các món ăn thượng vị lên cúng dường Đức Phật cùng chúng Tăng. Khi Đức Phật và chúng Tăng thọ thực xong, vua lại dâng nước súc miệng, sau đó vua dùng quạt báu để quạt cho Đức Phật và chư tăng. Bấy giờ, một ngàn vương thiên tử cùng tám vạn bốn ngàn vua các nước chư hầu đều cúng dường các vị Thánh văn giống như Chuyển luân Thánh vương đã cúng dường, sau bữa ăn họ cũng làmđủ các việc như: rót nước uống, dâng nước súc miệng v.v…

Có vô lượng chúng vào rừng nghe pháp, Chư thiên rãi hoa trổi nhạc Trời để cúng dường Phật. Thiên y anh lạc và các lộng báu từ trên Hư không sa xuống, bốn vạn Dạ-xoa thanh y lấy ngưu đầu chiên đàn làm các món ăn. Khi đêm xuống, Chuyển luân vương lại thắp lên vô số ức ngọn đèn, rồi đích thân Ngài đặt đèn lên tất cả các nơi trên cơ thể từ đầu, hai vai, hai tay, hai đầu gối, cho đến hai bàn chân đứng suốt cả ngày đêm. Nhờ thần lực của Đức Phật, Thánh vương chẳng những không mỏi mệt mà còn cảm thấy an lạc như nhập vào đệ tam thiền. Vua cứ cúng dường như vậy suốt ba tháng.

Vua lại lại dùng các thứ báu như: vàng ròng diêm phù đàn, tám vạn bốn ngàn chuỗi anh lạc, bánh xe vàng, voi trắng, ngựa xanh, ma ni,hoả châu, thần chủ tạng, thần chủ binh, các tiểu vương và các ấp nhỏ ở quanh thành Châu La cùng các món quý báu như: y phục, hoa, bảo cái, tràng hoa anh lạc, xe, gậy, nệm chiếu, mành lưới, vòng vàng diêm phù, chuỗi trân châu, giày dép, giường ghế, chuông, trống, linh, kỹ nhạc, bạch ngọc, vườn rừng, tràng phan, bình nước, đèn đuốc, vườn rừng, chim thú, nhà xí, thuốc men và các thứ quạt v. v… mỗi thứ tám vạn bốn ngàn cái cúng dường Đức Phật và chúng Tăng.

Cúng dường xong vua bạch Phật, Bạch Đức Thế tôn nhân dân trong nước con có những việc lam không đúng chánh pháp, nay con xin sám hối cúi xin Đức Thế tôn ở lại thêm một thời gian nữa để chúng con được thường xuyên kính lễ. Các vương tử cũng lần lượt đến thỉnh Phật và chúng Tăng xin được cúng dường suốt ba tháng. Đức Như Lai im lặng nhận lời.

Con trưởng của vua tên Bất Tuần cũng cúng dường Đức Phật suốt ba tháng nhưng không có đầy đủ các thứ báu như cha mình. Đại thần Bảo Hải báo khắp thần dân trong cõi Diêm-phù-đề: “người nào co mong cầu điều gì trước tiên hãy quy y Tan Bảo phát tâm Bồ-đề thì sau đó mọi sự mong cầu đều được toại ý”. Mọi người đều làm theo lời của Bảo hải thọ Tam quy giới, phát tâm Bồ-đề,nhờ vậy những thứ mong cầu đều được như y. Bấy giớ các vương tử tuỳ theo sở thích của mình ma phát nguyện: hoặc sanh lên cõi Trời Đao Lợi hoặc làm Phạm vương, quỷ vương, chuyên luân Thánh vương hay làm người giàu có cho đến đắc quả Thánh văn. Trước Phật và chúng Tăng tất cả đều thành tâm sám hối những lỗi lầm đã gây ra.

Chuyển luân Thánh vương vì đời quá khứ cúng dường Đức Phật lại do lời nguyện nên đến nay vẫn còn làm Chuyển luân Thánh vương.

(Trích kinh Bi Hoa quyển 2 và kinh Tịch Ý Bồ Tát Vấn Ngụ Trược)

9. KIM LUÂN VƯƠNG KIÊN CỐ MẤT BÁNH XE, XUẤT GIA HỌC ĐẠO

Vào thời quá khứ có vua Kiên Cố làm Chuyển luân Thánh vương, thống lãnh bốn châu thiên hạ, thường dùng chánh pháp trị dân. Vua có đủ bảy báu và tứ diệu của nhân gian.

Về sau vua mất bánh xe Trời liền bảo với thái tử Đảnh Lai rằng:

– Ta nghe người xưa nói, nếu Chuyển luân vương mất bánh xe Trời thì không thể sống lâu. Này thái tử! Ta đã hưởng thọ dục lạc của nhân gian, lại muốn cầu dục lạc ở cõi Trời. Vì vậy ta muốn xuất gia học đạo. Nay ta nhường thiên hạ lại cho con, con nên lấy chánh pháp trị dân, khiến cho họ không làm những điều phi pháp. Nếu nhường ngôi cho con thì bánh xe sẽ dời chỗ.

– Vua Kiên Cố xuất gia học đạo được bảy ngày, thì bánh xe Trời tự nhiên bíên mất. Vua Đảnh Lai tâu vơi phụ vương: thưa phụ vương, con không thể làm vua được? con phải làm sao đây? Vua cha đáp:

– Con nên làm phước thì có thể được bánh xe Trời.

Ngày rằm lúc thuyết giới,vua tắm gội xong rồi lên đường thượng. Bỗng nhiên ở phương Đông có bánh xe Trời bay đến. Bánh xe có ánh sáng rực rỡ, chẳng phải do thợ khéo làm ra. Đến ngày trai vua tắm gội xong lên đường thượng phía đông rồi nói với thái tử:

– Con nên quán hành như pháp đối với vợ con và tất cả thần dân, bất lụân là Sa-môn hay Bà-la-môn, dưới cho đến chim thú. Con nên giữ trai giới các ngày mùng 8, 14, rằm trong một tháng, cúng dường Sa-môn Bà-la-môn và bố thí cho những người nghèo cùng, người già cô quạnh, kẻ xin ăn đầy đủ các thứ: thức ăn, quần áo, vòng hoa, hương thơm, giường toà, nhà cửa để chứng minh cho vệc tu phước. nếu ở trong nước biết được nơi nào có Sa-môn, Bà-la-môn, con nên đến chổ họ tuỳ thời ma thưa hỏi, thế nào là thiện? Thế nào là ác? Thế nào là quả báo lành dữ? Thế nào là nghĩa hiện tại? Thế nào là nghĩa vị lai? Thế nào là làm thiện không làm ác? Con nên theo đó mà thực hành. Nếu trong nước có người nghèo khổ con nên ban tài vật cho họ. Làm như vậy con sẽ được bánh xe. Khi việc làm và hạnh nguyện của con tương ưng thì con sẽ được như ý nguyện.

Ngày rằm lúc thuyết giới, vua tắm gội xong lên đường thượng phía đông, bánh xe Trời bỗng nhiên hiện đến.

Vua Đảnh Lai dùng chánh pháp trị dân, thường bố thí tài vật cho những người trong nước. Ngài được làm Chuyển luân Thánh vương đầy đủ bảy báu và tứ diệu nhân gian. Sao gọi là diệu? Bảy báu như trên, tứ diệu như trên.

Về sau bánh xe Trời cũng dời chỗ. Cho đến lúc bánh xe không còn xuất hiện nữa. Nhưng vua Đảnh Lai không chút lo lắng, lại tham đắm dục lạc, không nghĩ đến sự bại hoại. Vua còn cưỡng bức thiên hạ, nên dân chúng ngày càng giảm dần không tăng. Tiên vương trước kia, trị nước đúng pháp nên dân chúng chỉ tăng không giảm.

Có Bà-la-môn giỏi về chiêm tinh thưa vua rằng:

– Đại vương nên biết! Vì Đại vương cưỡng bức dân nên dân chúng chỉ giảm không tăng. Còn như các Chuyển luân vương quá khứ, thuận với chánh pháp nên dân chúng chỉ tăng không giảm.

– Ta phải làm thế nào đây?

– Trong nước của Thiên vương có người giỏi về toán số và trong các quần thần co người giỏi về chú thuật, họ sẽ biết được luân pháp. Vua nên thực hành tương ưng với luân pháp thì có thể được lại bánh xe Trời. Vào ngày rằm lúc thuyết giới, vua tám gội xong rồi lên đường thượng phía đông thì bánh xe Trời sẽ bay đến.

– Bánh xe di chuyển như thế nào để ta cùng đi tương ưng với nó?

– Vua nên thấy đúng như pháp, làm đúng như pháp đốii với vợ con cho đến tài vật bố thí. Ấy là sự vận hành của bánh xe Trời Thiên vương. nếu vua thực hành như thế thì sẽ được bánh xe Trời.

Về sau vua Đảnh Lai tham tiếc của cải không chịu ban phát cho vợ con và bố thí cho những người nghèo khổ. Khiến cho những người nghèo cùng phải đi ăn trộm. họ bị bắt đem đến chổ vua. Vua trừng phạt rồi nói: người chơn chánh là không lấy vật của người khác.

Kẻ trộm đáp:

– Đúng vậy, tâu bệ ha! Nhưng nếu thảo dân không ăn trộm thì không thể sống được.

Vua liền ban cho họ tiền của và nói:

– Ngươi đi đi! Sau này chớ ăn trộm như thế nữa!

Những người nghèo cùng nghe nói người ăn trộm gặp vua, được vua ban cho tiền của liền nghĩ: “ dại gì chúng ta không đi ăn trộm!”

Vì thế kẻ trộm ngày càng đông. Tuổi thọ con người ngày càng giảm dần, từ tám vạn bốn ngàn tuổ đến cuối cùng còn một trăm tuổi.

Về sau vua ra lệnh: “ Nếu ở trong nườc ta hễ người nào ăn trộm sẽ bị bêu đầu trên cây.

Phật bảo các Tỳ-kheo sau này tuổi thọ con người chỉ còn mười tuổi.

(Trích kinh A-hàm quyển 4)

10. KIM LUÂN VƯƠNG VĂN ĐÀ KIỆT ĐI KHẮP BỐN CHÂU THIÊN HA

Thuở xưa có vua Văn Đà kiệt, Ngài sinh ra từ đỉnh đầu của mẹ. Về sau Ngài làm vua nước Già-ca-việt, trị vì bốn châu thiên ha, có đủ bảy báu và một ngàn người con.

Trải qua mấy ngàn năm vua tự nghĩ: “ta có bốn châu thiên hạ, nhân dân đông đúc nhưng lúa thóc lại khan hiếm. Ta còn có một ngàn người con khoẻ mạnh thông minh tuấn tú. Phải chi Trời làm mưa vàng bạc bảy ngày bảy đêm thì thật vui thay!

Trời liền làm mưa tiền, vàng, bạc suốt bảy ngày đêm. Vua thấy vậy rất vui mừng.

Nghe dân chúng các nơi được no đủ, vua ra lịnh đem bảy báu và bốn binh chủng, rồi vua cùng mọi người bay đi lần lược đến các nước, đến nơi nào vua cũng dùng chánh pháp trị dân.

Trải qua vài ngàn năm, vua lại nghĩ: “ta có nước Diêm-phù-đề rộng hai muơi tám vạn dạm, nước Câu-da-ni hai mươi vạn dặm, nước Phất-vu- đãi ba mươi sáu vạn dăm. Ta nghe phương bắc có nước Uấtđơn-việt, nước ấy nhân dân no đủ thiên hạ thái bình. Ta muốn đến đó xem thử. Lại nghe nhân dân nước đó bình đẳng như nhau không có kẻ giàu người nghèo, kẻ mạnh người yếu, kẻ sang người hèn. Ta muốn dân chúng tự nhiên có cơm ăn áo mặc và các trang sức quý báu.

Nghĩ rồi vua liền bay đến nước Uất-đơn-việt. Đất ở đây màu xanh như ngọc bích. Vua bay về phía trước thâý gạo tự nhiên trắng xoá như tuyết. Vua bảo mọi người: “các ngươi nên ăn đi!”

Tiếp tục bay đi nữa, vua thấy các loại cây báu và một trăm loại cây y phục đều có treo vàng, bạc, anh lạc. Vua thấy vậy hỏi cận thần; – Các khanh có thấy những thứ đó không?

– Vâng tâu bệ hạ! Hạ thần đã thấy từ lúc đến nước nầy.

Dân chúng ở đây rất kính phục vua, mời Ngài ở lại trị vì nước Uấtđơn-việt, nước nầy rộng bốn mươi vạn dặm.

Trải qua mấy ngàn năm vua lại nghĩ: “ ta đã có bốn châu thiên hạ, nay ta muốn lên núi báu Tu di đến cung Đế thích ở cõi Trời Đao Lợi”. Nghĩ rồi vua liền đem bảy báu cùng các quan bay đến núi Tu di, vào cung Đế thích,vua Đế thích từ xa trông thấy liền ra nghinh đón và nói:

– Tôi từ lâu đã nghe công đức của Ngài và rất muốn gặp mặt Ngài. Hôm nay Ngài đến đây thật là quý hoá thay!

Đế thích nói xong, đưa vua đến ngồi chung toà với mình. Vua vừa ngồi xuống liền có liền có các Chư thiên đến hầu hạ. Vua thấy các Ngọc nữ liền nghĩ: “Ta có bốn châu thiên hạ và có mưa báu. Nếu vua Đế thích băng ta muốn thế chỗ ông ta để trị vì cõi Trời cũng như cõi người vậy”. Vua vừa khởi lên ý nghĩ ấy liền rơi xuống cõi Diêm-phù- đề, bị bịnh nặng nằm liệt trên giường. Cận thần tâu vua:

– Tâu bệ hạ! Ngài có được chỗ của Đế thích như Ngài mong muốn không?

Vua đáp: Ta vừa khởi lên ý nghĩ ấy liền bị rơi xuống đất nên lâm phải trọng bịnh thế này.

Vua tự hối lỗi rồi nói:

– Người đời không có gì biết đủ, người biết đủ thật là hiếm co. Phật bảo các Tỳ-kheo, vua Văn -đà-kiệt thuở đó chíng là ta vậy.

(Trích kinh Văn-đà-kiệt-vương)

11. KIM LUÂN VƯƠNG ĐẢNH SANH ÁI BIỆT LY KHỔ

Vào thời quá khứ con người sống lâu vô lượng. Vua Thiện Trụ lúc còn làm thái tử đã trị vì thiên hạ. Đến lúc vua Thiện trụ lên ngôi lên ngôi thì tuổi thọ con người lên tới tám vạn ngàn tuổi. Bấy giờ trên đảnh vua nỗi lên một khối thịt, nó mềm mại như bông đâu la miên, ngày càng to lớn, nhưng vua không cảm thấy đau đớn. Đủ mười tháng khối thịt nứt ra một bé trai khôi ngô tuấn tú nhất trần gian. Vua cha vui mừng liền đặt tên thái tử la Đảnh Sanh. Bấy giờ vua Thiên Trụ truyền ngôi lai cho thái tử, từ biệt mọi người vào núi tu hành. Năm tám vạn tuổi vào ngày rằm vua Đảnh Sanh tắm gội sạch sẽ ở trên lầu cao giữ gìn trai giới. Tức thời ở phương Đông có bánh xe vàng báu bay đến, bánh xe ngàn căm tự nhiên có chẳng phải thợ làm bay đến chổ Ngài. vua nghĩ: “ Xưa ta từng nghe có tiên nhân chứng ngũ thông nói rằng: nếu vua Sát-lợi vào ngày rằm tắm gội sạch sẽ ở trên lầu cao giữ gìn trai giới, như có bánh xe vàng bay đến thì nên biết sẽ được làm Chuyển luân Thánh vương”. Vua liền lấy tay trái nắm nó, tay phải bưng lư hương, gối phải chấm đất phát nguyện rằng: “ bánh xe báu này nếu thật không hư dối giống như lời vua Chuyển luân thời quá khứ thì bánh xe tức thời bay lên Hư không đi khắp mười phương rồi trở lại trong tay trái của ta”. Vua phát nguyện xong tức thời bánh xe làm đúng như lời vua. Vua biết mình chính là Chuyển luân Thánh vương.

Sau đó không bao lâu lại có voi báu như hoa sen trắng nằm phục sát đất. Vua thấy vậy nghĩ: “ vua Sát Lợi vào ngày rằm tắm gội sạch ở trên lâu cao giữ gìn trai giới, như có voi trắng bay đến thì nên biết sẽ được làm Chuyển luân Thánh vương”. Vua thử bưng lư hương gối phải chấm đất mà phát nguyện rằng: “nếu chíng là voi trắng báu không hư dối thì hãy làm như voi trắng của vua Chuyển luân xưa kia vậy”. Vua phát nguyện xong, voi liền đi khắp bốn phương từ sáng đến tối, đến tận biển lớn rồi trở về chỗ cu. Vua rất vui nừng lại nói: “Ta nay chắc chắn la Chuyển luân Thánh vương.

Không bao lâu laị có ngựa báu đến, vua lại nguyện như lần trước. Lại có ngọc nữ dung nhan xinh đẹp tuyệt trần đến sờ vào áo vua liền biết thân vua bệnh hay khoẻ cũng biết được tâm vua đang nghĩ gì.

Tự nhiên lại có châu báu ma ni như pha lê một màu trong suốt,lớn như bánh xe chiếu khắp một do tuần. Giả như Trời mưa lớn, giọt lớn bằng trục xe thì châu báu ấy có thể làm lộng lớn che khắp một do tuần ngăn không cho mưa lớn xuyên qua được. Thấy vậy vua cũng nghĩ như trước.

Lại có Chủ Tạng Thần và của cải dồi dào tự nhiên xuất hiện, mắt có thấy được những kho tàng trong lòng đất. Tuỳ theo ý vua mà thần cung cấp đầy đủ các thứ. Vua liền cùng thần vào trong biển lớn, bỗng vua nói với Tạng Thần, ta nay muốn được kho báu trân châu lạ thường. Thần nghe xong liền dùng hai tay khuấy vào nước biển, bấy giờ mười đầu ngón tay hiện ra mười kho báu rồi đem dâng lên nhà vua và tâu:

– Tâu đại vương, đại vương nên tuỳ ý mà dùng, phần còn lại nên ném hết xuống biển.

Vua rất hài lòng.

Lại có chủ thần binh xuất hiện, thân thể khẻo mạnh có tài thâu lược đệ nhất thiên hạ, khéo thuần phục được bốn binh. Binh đã hàng phục thời đủ sức giữ gìn.

Vua bảo các quan:

– Các ngươi nên biết cõi Diêm-phù-đề này, giàu có, an ổn, vui vẽ. Ta nay bảy báu được thành tựu, có đủ ngàn vương tử, bây giờ ta nên làn gì?

– Tâu đại vương! Đông Phất-bà-đề, Tây Câu-da-ni, Bắc Uất-đơnviệt còn chưa quy thuận đức vua, Ngài nên đến đó chinh phục họ.

Bấy giờ, vua cùng bảy báu bay lên Hư không mà đến nước ấy. Nhân dân bốn phương đều vui mừng quy thuận đức vua. Vua lại nói với đại thần:

– Bốn châu thiên hạ của ta được an ổn, vui vẽ, nhân dân đông đúc cả thảy đều qui thuận ta. Ta lại làm gì nữa đây?

– Có Thánh vương ở cõi Trời Tam Thập Tam tuổi thọ dài lâu, cuộc sống an vui. Vua nhờ nương phước Trời nên chưa đến qui phục. Nay Ngài nên đến đó chinh phạt khiến cho họ hàng phục.

Vua lại bay lên hu không đến cõi Trời Đao Lợi. Ngài thấy có cây màu săc xanh biếc liền hỏi đại thần “Đây là cây gì vậy?” Đại thần tâu:

– Đây là cây Ba-lợi-chất-đa, Chư thiên cõi Trời Đao Lợi vào ba tháng hạ thường tụ hội dưới cây vui chơi hưởng lạc.

Vua lại thấy sắc trắng như mây bạc liền hỏi đại thần: “Đây là cái gì vậy?”

– Đây là Thiện Pháp Đường, Chư thiên ở cõi Trời Đao Lợi thường tụ hợp trong đó bàn luận việc Trời người.

– Bấy giờ vua Thích Đề Hoàn Nhân biết vua Đảnh Sanh ở bên ngoài liền ra mời vào cầm tay dắt lên Thiện Pháp Đường, chia tòa cùng ngồi. Lúc đó hai vua dung mạo như nhau chỉ có nháy mắt là khác nhau mà thôi. (Kinh Hiền ngu nói: Đời trước cúng dường lấy đậu Tán-phất-sa cúng dường Phật bốn hạt để vào bát tứ Thiên vương một hạt nên được phước báo làm vua Trời)

Vua nghĩ: “Ta nay có thề ở đây làm vua Trời được chứ?”

Trời Đế thích vốn thọ trì đọc tụng Kinh điển Đại thừa và giảng nói cho người khác nghe, khiến họ thông đạt nghĩa lý. Vua Đảnh Sanh vừa khởi ác tâm với Trời Đế thích nên liền rơi xuống cõi Diêm-phù-đề.

Vua nhớ tiếc cõi Trời đau buồn áo não, nên lâm trọng bệnh rồi qua đời.

Đế thích thuở đó chính là Phật Ca-diếp, Chuyển luân Thánh vương chính la ta vậy.

(Trích kinh Niết-bàn quyển 1)

12. TÍCH TRUYỆN VUA A DỤC XÂY THÁP THỜ XÁ-LỢI

Ơ nước Ba-tra-lợi-phất-đa (Tạp-A-Hàm ghi là Sa-liên-phất-ba) có vua hiệu Khổng Tước, tên Tần-đầu-bà-la (Cha của vua tên Nguyệt Hộ) Vua có người con tên A-thâu-kha (Đời Lương dịch là Vô Ưu, còn gọi là A -dục. Kiếp trước A-dục tên là XÀ-da. Lúc nhỏ khi gặp Đức Phật Thích ca vào thành Vương xá, Xà da liền lấy cát bên đường làm thức ăn bỏ vào trong bát cúng dường Phật, và phát nguyện đời sau được làm Kim địa vương để có được điều kiện cúng dường Phật nhiều hơn. Nghe vậy Phật liền thọ ký cho ông đời sau, khoảng một trăm năm sau Phật Niết-bàn, sẽ được sanh vào gia đình họ Khổng Tước ở thành BAsất-lợi-phất-đa. tên là A-dục, làm vua cai trị bốn châu thiên hạ, xây tám muôn bốn ngàn tháp cúng dường Xá-lợi Phật – Trích kinh A-dục vương.)

Thân thể A-dục lóm đóm như da nai nên không được vua cha yêu mến. Một hôm, vua mời thầy tướng đến xem tướng các hoàng tử, xem ai có khả năng làm vua. Vua gọi mẹ của A-dục đến, bảo bà ta nói với Adục nên đến sau. Mẹ A-dục về nói lại với A-dục. A-dục thưa mẹ: “Con biết phụ vương không thương con”.

Người mẹ nói: “Con cứ đi đi”

Lúc ấy đại thần Thành Hộ thưa A dục :

– Ngài muốn đi bằng phương tiện gì?

A-dục đáp:

– Ngươi nên chọn xe hợp với địa vị của ta!

Thành Hộ liền chọn xe voi tốt nhất để đưa A Dục đến chỗ vua

Đến bữa ăn, mẹ A Dục cho dọn bát đĩa, thức ăn đều ngon hơn những hoàng tử khác.

Thầy tướng xem qua nói:

– A Dục là người xứng đáng được làm vua nhất!

– Ngươi nói không hợp ý ta thì sẽ bị giết.Ngươi nên xem kỹ lại!

– Tâu bệ hạ!Người đi xe đẹp ăn thức ăn ngon đựng tronng những bát quý hôm nay mới đầy đủ khả năng làm vua. Ngoài người ấy ra thì không ai có đủ khả năng cai trị thiên hạ!

Ít lâu sau, Có nước chư hầu tên Đức-xoa-thi-la muốn tạo phản,vua ra lệnh cho A-dục đem quân đánh dẹp, nhưng lại không cung cấp vũ khí và lương thực. A-dục nghĩ: “Nếu ta đủ phước làm vua thì hãy khiến cho các thứ tự nhiên hiện ra”

Vừa nghĩ xong ,tức thì mặt đất chấn động nứt ra vô số lương thực và vũ khí.

Vua nước Đức-xoa-thi-la nghe A-dục đến liền trang hoàng đường sá để nghinh đón Ngài. Người dân trong nước ấy cũng giành nhau dâng Ngài đủ loại phẩm vật. A-dục tỏ vẻ không vui sai sứ đến cung vua nước bản xứ xin hai người lực sĩ có sức dời non lấp biển.

Lúc ấy Chư thiên lên tiếng rằng.

– Đây là vua Tứ phần Chuyển luân vương cai trị bốn châu thiên hạ các ngươi nên phụng mệnh đừng nghịch ý.

Nghe vậy, tất cả anh hùng hiền sĩ ở khắp mọi nơi kéo đến quy thuận vua A-dục. Các vị Trời từ Hư không bay xuống lấy mão Trời đội lên đầu Ngài.

Cha A-dục hay tin liền sai con cả là hoàng tử Tu-tư-ma kéo quân vây đánh A-dục, nhưng mưu sự không thành, tất cả đều bị thất bại thê thảm.

Cha A-dục đang lúc bệnh nặng, hay tin thất trận, ông tức giận ói máu và chết.

Vua cha chết, A-dục lên nối ngôi và phong Thành Hộ làm quan đứng đầu triều đình, giúp vua trông coi việc nước.

Tu-tư-Ma-hay tin cha chết, A dục lên nối ngôi, liền tức giận kéo quân đến đánh A-dục.

Để ứng phó, vua A-dục cho hai vị lực sĩ và Thành Hộ mỗi người trấn giữ một cửa thành. Riêng cửa hầm phía Đông vua cho đào một hầm lửa, bên trên ngụy trang kín đáo không để khói bay lên.Vua lại dùng gỗ tạc tượng người cưỡi voi giống như mình đang đi với dáng vẻ sợ sệt.

Tu-tư-na thấy tượng gỗ tưởng là A-dục, liền thúc quân tiến lên giết ngay A-dục. Vừa đến cửa thành, tất cả đều bị sa vào hầm lửa mà chết.

Trong khoảng hai mươi tám vạn dặm, từ người cho đến các loài Rồng Dạ-xoa thãy đều quy phục Ngài. Nhưng có một vùng tên Lama rộng khoảng ba trăm dặm thuộc quyền cai quản của một con rồng. Vùng này được Xá-lợi Phật xây tháp phụng thờ được rất nhiều công đức. Chỉ riêng làng này không quy thuận vua

Để trừng trị những người không phục, vua chọn một chiên đà la tên Kỳ-lợi-kha chuyên nghiệp giết người và cho xây một ngục rất lớn, ngoài cửa ngục được trang hoàng lộng lẫy để ai thấy cũng thích vào nhưng khi đã vào thì vĩnh viễn không có ngày được ra.

Ở chùa Kê gân đó có một Tỳ-kheo thường tụng kinh nói về những cách thức trừng trị tội nhân trong địa ngục. Kỳ-lợi-kha nghe được liền xin vua tạo lập đũ mọi phương tiện trừng trị tội nhân như vạc dầu sôi, núi đao rừng kiếm v.v… Giống như trong địa ngục vậy.

Có một Tỳ-kheo tên Hải Ý, sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực, lầm đi vào nhà ngục, bị Kỳ-lợi-kha bắt giữ. Tỳ-kheo khóc lóc van xin.

– Xin Ngài đừng giết tôi, vì tôi chưa được đắc đạo, nếu chết đi thì kiếp sau biết có được làm người hay không? Nếu được làm người nhưng biết có được xuất gia nữa hay không? Nếu Ngài không tha thì xin thương tình cho tôi hoãn lại một tháng!

Kỳ-lợi-kha quát:

– Đây là lệnh vua, tôi không thể làm khác. TA chỉ đồng ý cho ngươi hoãn lại một tuần,đừng xin xỏ thêm nữa! Được gia hạn một tuần,Tỳ-kheo cố gắng tu tập bất kể ngày đêm.

Mấy hôm sau vua ra lệnh giao tất cả tội nhân cho người giữ ngục.

Kỳ-lợi-kha bèn đem tất cả tội nhân bỏ vào cối rồi dùng chày giã nát. Tỳ-kheo sợ quá càng tấn tu hơn nữa. Đến đêm thứ bảy, Tỳ-kheo liền chứng quả A-la-hán

Sáng hôm sau, Kỳ-lợi-kha bắt Tỳ-kheo bỏ vào vạc chứa đầy phẩn tiểu hôi thối rồi châm lửa đốt. Kỳ-lợi-kha ra sức đốt mà Tỳ-kheo vẫn không chết, vẫn an nhiên ngồi kiết già theo kiểu hoa sen.

Vua hay tin, ngự giá đến xem thử. Tỳ-kheo liền bay lên Hư không, hiện đủ mười tám món thần biến. Thấy vậy, vua vô cùng hoan hỷ, liền hỏi:

– Thầy cũng là người bình thường, sao có năng lực phi thường như thế? Xin thầy dạy tôi biết với!

Tỳ-kheo đáp:

– Vua nên xây tháp cúng dường Xá-lợi Phật và hành theo giáo pháp của Ngài. Vua phải diệt trừ mọi điều xấu xa và tạo nhiều điều phước đức. Đức Phật là bậc đại từ bi. Ta chính là đệ tử của Ngài. Thuở xưa Đức Phật có thọ ký rằng. Ông sẽđược làm Chuyển luân vương, sẽ xây tám vạn bốn ngàn tháp để cúng dường Xá-lợi của Ngài Và sẽ làm nhiều việc lợi ích cho Phật pháp. Nhưng nay ông đã gây ra quá nhiều tội lỗi, xây ngục giết hại biết bao người vô tội. Tội lỗi ấy ông phải sám hối diệt trừ và phải ban cho mọi người mọi điều không sợ hãi.

Nghe xong, vua chắp tay hướng về Tỳ-kheo xin được sám hối, rồi đích thân mình vào ngục thả tất cả tội nhân.

Vua vào ngục, Kỳ-lợi-kha bắt giữ vua lại:

– Trước kia ngươi ra lệnh ta bắt giữ tất cả những kẻ nào lọt vào đây. Nay ngươi đã vào đây rồi thì không thể ra được!

– Ngươi định giết ta ư?

– Đúng vậy!

– Vậy ta hỏi ngươi, khi ngục này xây xong thì ai là người đầu tiên bước vào?

– Chính tôi!

Vua liền ra lệnh bắt Kỳ-lợi-kha bỏ vào thùng nhựa đốt chết. Vua lại ra lệnh hủy bỏ nhà ngục ấy.

Vua sắm sanh đủ loại phẩm vật như thức ăn hoa hương v.v… Lại dùng ngàn lọ bằng vàng, bạc, lưu ly đựng đầy nước thơm để cúng dường năm bộ Tăng, và xin được thọ tám giới.

Vua lại đích thân bưng lò hương lên điện ở chỗ cao nhất, đọc lời kính thỉnh chúng Tăng ở khắp bốn phương rằng:

– Tất cả hàng đệ tử Phật, hãy thương xót tôi mà đến đây thọ nhận cúng dường!

Vua lại nói kệ:

La hán khắp bốn phương
Xin rũ lòng thương xót
Tôi thiết lễ cúng dường
Thỉnh các Ngài đến thọ.

Tiếp nhận lời thỉnh cầu của vua có ba mươi vạn Hữu học, mười vạn A-la-hán, ba mươi vạn Tỳ-kheo và vô số phàm phu cùng đến chỗ vua.Tất cả đều ngồi trang nghiêm nơi ghế của mình. Vua nhìnquanh thấy chiếc ghế ở bậc cao nhất không ai ngồi liền hỏi:

– Tại sao tòa này không người ngồi?

Trong hội chúng đáp:

– Phật dạy trong hàng đệ tử của Ngài có một người năng lực như sư tử rống tên là Tân-đầu-lô chỉ người ấy mới xứng đáng được ngồi tòa này.

Vua lại hỏi tiếp:

– Trong hội chúng đây, có ai từng thấy Phật nhập Niết-bàn không?

– Chỉ có Tân-đầu-lô là người được thấy!

– Hôm nay được gặp vị ấy không?

– Được chứ! Hôm nay vị ấy nhất định sẽ đến đây!

Vua vui mừng nói kệ khen Tân-đầu-lô rồi chắp tay nhìn mãi lên không trung.

Lát sau, Tân-đầu-lô cùng vô số A-la-hán từ Hư không bay xuống, ngồi đúng vào tòa cao nhất. Tất cả hội chúng cùng đứng dậy vái chào Khi nhìn thấy Tân -đầu -lô giống như một vị Duyên giác với đầu tóc, râu mày, đều một màu trắng sáng rỡ, vua liền quỳ xuống, năm vóc sát đất thành kính đảnh lễ và hôn lên chân Tân-đầu-lô. Vua vừa khóc vừa nói kệ khen Tân-đầu-lô.

Tân-đầu-lô đưa tay vén hai hàng mi trắng lên rồi nói với vua Adục:

– Ta đã gặp Phật được mấy lần.

Rồi Ngài hết lời khen ngợi công đức của Phật.

A-dục vương hỏi:

– Ngài đã gặp Phật ở đâu?

– Khi Phật cùng năm trăm đệ tử đến an cư trong thành Vương xá.Lúc ấy ta cũng có mặt trong chúng. Sau đó Phật lại đến thành Xá-vệ thịhiện thần lực để hang phục ngoại đạo. Tiếp đến Ngài lên cõi Trời Ba Mươi Ba an cư, nói pháp độ thân mẫu là Hoàng hậu Ma-da. Việc xong

Ngài trở về đến nước A-tăng-kha-xa được cô gái Tu-ma-đà-da thỉnh Ngài cùng năm trăm A-la-hán. Cúng dường rồi Phật lại hiện thần thông đến nước Phân-đà-bac-kỳ.

Có lần Ngài dạy tôi chớ nhập Niết- bàn hãy ở lại giữ gìn chánh pháp.

A-dục hỏi:

– Thưa đại đức có bao nhiêu vị La-hán cùng Ngài đến đây?

Tân đầu lô nói kệ đáp:

Cùng theo ta đến đây
Có sáu vạn La-hán
Thảy đều dứt phiền não
Xin vua chớ nghi ngờ
Mà hãy mau chuẩn bị
Sắp bày lễ cúng dường.

Chúng Tăng thọ thực xong, vua nói với Tỳ-kheo Nhứt Thiết Văn:

– Ta sẽ cúng dường chúng Tăng mười vạn lượng vàng và một ngàn chiếc lọ bàng bạc va lưu ly. Xin quý Ngài hãy cầu nguyện cho tôi.

Con vua A Dục tên Cưu-na-la đứng im lặng bên cha bỗng đưa lên hai ngón tay ý muốn nói với các Tỳ-kheo rằng: “Về sau đến khi ta nối ngôi phụ vương ta sẽ cúng dường quý Ngài nhiều hơn phụ vương ta gấp bội”.

Đại chúng hiểu ý cười lớn.

Vua thấy vậy hỏi đại thần Thành Hộ:

– Người làm việc thế nào để chúng Tăng cười vậy?

– Tâu bệ hạ! Thái tử Cưu-na-la muốn cúng dường nhiều gấp đôi bệ hạ!

– Vậy ta sẽ đem ba mươi vạn lượng vàng và ba ngàn chiếc lọ đựng nước thơm để cúng dường chư tăng và ta sẽ cho xây kho chứa bảy báu để tất cả những người trong triều đình học theo gương của ta và thái tử Cưu-na-la mà đem cúng dường chúng Tăng vậy. (Trích kinh A Dục Vương quyển 1)