KINH LUẬT DỊ TƯỚNG

Đời Lương, nhóm Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng v.v… biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 20

  1. Tuyển Trạch được Phật giáo hóa chứng tam quả.
  2. Tu đà hoàn nhân vợ bệnh đắc qủa a-na-hàm.
  3. Tỳ-kheo lập thệ nhập định, trải qua thời gian dài, xuất định liền chết.
  4. Tỳ-kheo tọa thiền bị rắn đôc cắn, chết sanh thiên, gặp Phật đắc đạo.
  5. Tỳ-kheo ngăn vua đội khăn, mang giày vào lễ Phật nghe pháp.
  6. Tỳ-kheo tu quán bất tịnh, đác quả tu-đà-hoàn.
  7. Tỳ-kheo mù nhờ người xỏ kiêm, nghe pháp, đắc đạo.
  8. Tỳ-kheo tam tạng mặt y phục cũ rách thường bị đói, mặt y phục đẹp được ăn ngon.
  9. Phật nói pháp dục ái, Tỳ-kheo tộc tánh tử chứng pháp hiền Thánh.
  10. Bảy người con của Chiên-đà-la trái lệnh vua, bị mất mạng.

 

1. TUYỂN TRẠCH ĐƯỢC PHẬT GIÁO HÓA CHỨNG TAM QUẢ:

Đức Phật dạy con người có bảy tạng xứ. Đó là phong tạng, sanh tạng, thục tạng, lãnh tạng, nhiệt tạng, kiến tạng, dục tạng. Trong các tạng này dục tạng bền chắc nhất, nó nương vào nước mắt, nước mũi, đàm giải, máu, mủ, gân, cốt, da, thịt, tim, gan, ngũ tạng, ruột, bao tử, phẩn, tiểu…

Bấy giờ, trong hội chúng có cư sĩ tên Tuyển Trạch, vợ ông ta là Diệu Sắc, dung nhan xinh đẹp tính cách đoan nghiêm. Ông ta rất mực yêu thương vợ, nên bị đắm trước phiền não của dục lạc, nghe Phật nói như vậy ông liền bạch Phật:

– Bạch đức Thế Tôn xin Ngài chớ nói như vậy. Tại sao tâm dục lại khởi lên nơi phẩn tiểu? Vợ của con xinh đẹp không có các dơ uế. Để độ ông ta Đức Phật liền hóa ra một người phụ nữ xinh đẹp, sạch sẽ gọn gàng giống như Diệu Sắc. Nàng khoan thai bước vào giữa hội chúng.

Tuyển Trạch tưởng là vợ mình thật liền hỏi:

– Sao nàng lại đến đây?

– Thiếp muốn nghe pháp.

Ông ta liền kéo nàng lại ngồi lên áo của mình. Đức Phật dùng thần lực khiến cho người phụ nữ ấy dây phẩn ra làm dơ bẩn cả áo ông. Tuyển Trạch không chịu nỗi mùi hôi, dùng tay bịt mũi, nhìn xung quanh rồi hỏi: “ai đã làm chuyện này”

Bạt Nan-đà không nhịn được nói:

– Vì sao quay đầu nhìn tôi mà bịt mũi?

– Hôi thối quá!

Đức Phật dùng thần lực khiến cho Bạt Nan-đà và cả hội chúng thấy người phụ nữ ấy làm dơ áo ông ta.

Bạt Nan-đà liền hỏi:

– Hãy nhìn vợ ông đã bị dơ uế rồi kìa!

– Vợ ta sạch sẽ thân không có các dơ uế. Nếu người nào nghi ngờ thì hãy đến mà xem. Rồi lại nói với Bạt Nan-đa:

– Ta cho rằng ông đã làm ra điều này đấy!

Bạt Nan-đà tức giận, đứng dậy nói:

– Ông đáng được gọi là cư sĩ thúi. Vợ ông đã dây bẩn ra đầy cả trên áo ông, ông bị phẩn trây lên đầy người mà không biết xấu hổ, trở lại vu báng người khác. Cư sĩ thúi này đáng bị đuổi ra khỏi chúng. Nói xong lạp tức lôi ông ta ra ngoài.

Tuyển Trạch bèn nói với vợ:

– Ta vì yêu thương nàng cho nàng ngồi trên áo, nàng là người lớn mà lại làm như vậy ư?

Người vợ nói: “Ông gần túi phẩn thì phải chịu như vậy thôi!”

Tuyển Trạch bấy giờ liền sanh tâm nhàm chán, muốn lau sạch phân trên áo thì phân lại dính vào người hơn trước. Ông bèn quay qua hỏi Bạt Nan-đà:

– Tôi phải làm cách nào để khỏi bị dơ?

– Chẳng phải chỉ có phẩn này dính thân ông thôi đâu mà còn có các điều tệ hại khác nữa. Về phần ông nếu muốn trừ bỏ các dơ ấy thì hãy tránh bà ta ra, phẩn của vợ ông đã làm cho cả hội chúng đau đầu bực bội.

Ông ta đáp:

– Đệ tử Phật điều rất từ bi sao ông lại ác khẩu như vậy?

– Ông thật đáng trách, ông tự thấy vợ ông là sạch sẽ nên mới vu báng ta chớ gì?

Tuyển Trạch bảo với vợ:

– Nàng hãy trở về trước đi.

Khi bà ta đi rồi, ông liền nói với Bạt Nan-đà:

– Tôi nay thấy rõ người nữ tà vạy nhiều tội lỗi, đầy dẫy sự bất tịnh, tâm vô cùng nhàm chán muốn rời bỏ và xuất gia tu học.

Bạt Nan-đà nói:

– Nay thân thể ông hôi thối như vậy nếu dùng hương thơm thoa vào thân phải đến một năm thì sau đó họa may mới có thể xuất gia được.

– Nếu tôi phải dùng hương thơm thoa thân đến một năm, biết đâu vô thường cướp đi thân mạng hoặc Đức Phật nhập Niết-bàn thì chí nguyện xuất gia của tôi sẽ không thành tựu. Nếu như nay cho tôi xuất gia thì tôi sẽ không ở trong thành ấp xóm làng tăng phòng,Tinh Xá mà sẽ ở nơi vắng vẽ đắp y bá nạp đi khất thực, khi tôi đã ở nơi vắng vẽ thì mùi hôi thối không ảnh hưởng đến người khác nữa.

Đức Phật nghe vậy liền nói:

Lành thay! Ông là Sa-môn tu hành phạm hạnh, lập tức tóc râu của Tuyển Trạch tự rụng aó mặc trên mình biến thành ca sa, tay ôm bình bát giống như vị Tỳ-kheo. Đức Phật thuyết pháp tứ đế ông lìa xa trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh, Đức Phật lại thuyết pháp, ông đắc quả A-na-hàm. Sáng hôm sau ông đắp y ôm bát vào thành vương khất thực, đến đứng trước cửa nhà mình. Bấy giờ Diệu Sắc trông thấy chồng đã cạo tóc làm vị Tỳ-kheo liền nói:

– Vì sao ông lại bỏ nhà đi làm Sa-môn?

– Hôm qua nàng thải ra những thứ bất tịnh làm nhơ uế thân ta.

– Ông là Tỳ-kheo mà lại vu báng người như vậy ư? Tôi từ ngày về làm vợ ông đến nay chưa từng ra khỏi cửa huống chi là đi đến vườn Trúc.

Bấy giờ có một ác quỷ nói với Tuyển Trạch:

– Người mà hôm qua ông thấy không phải là Diệu Sắc, người đó do Sa-môn Cù Đàm biến hóa ra để mê hoặc tâm ông, nay ông nên trở về vui hưởng ngũ dục đi, Sa-môn Cù Đàm dối trá, ông nay chẳng phải làt Tỳ-kheo thật sự. Sa-môn Cù Đàm thường dùng huyển thuật mê hoặc mọi người khiến cho họ xuất gia giống như lừa gạt ông ngày nay vậy.

Tuyển Trạch đã chứng quả biết đó là quỷ liền nói: “ Kẻ ác như ngươi cũng là giả ta và Diệu Sắc cũng đều là giả chỉ có các pháp Đức Phật thuyết mới là chơn thật thôi”.

Diệu Sắc nghe được pháp này liền xa lià trần cấu, được pháp nhãn tịnh, đoạn trừ tâm nghi hối không nghe theo lời người khác, được pháp vô úy liền nói với Tuyển Trạch: “Hay thay! ông đã tu hành phạm hạnh trong giáo pháp của Phật, tôi cũng sẽ xuất gia tu học”.

(Trích kinh Xuất Hoa Đạo quyển tám)

2. TU ĐÀ HOÀN NHÂN VỢ BỆNH ĐẮC QỦA A-NA-HÀM:

Xưa có một người tánh dâm dật, lúc nào cũng nghĩ đến nữ sắc, muốn luôn nói chuyện với họ ngay trong giấc ngũ.

Một hôm, người vợ bị bệnh, thân thể héo hon. Gia đình họ kết thân với một đạo sĩ trí thức. Người vợ thưa vời với đạo sĩ:

– Thưa đạo sĩ! Con nay bị bệnh ngày một tiều tuỵ, con muốn bàyn tỏ nỗi lòng của mình, được không?

– Con cứ nói đi đừng ngại, nếu là việc bí mật ta sẽ giữ kin cho.-

– Thưa đạo sĩ, chồng con đa dục, ngày đêm quấy nhiễu không đểcon ăn uống ngũ nghĩ, vì vậy nên con sanh bệnh, e rằng không thể khỏi bệnh.

– Nếu khi chồng con gần con thì hãy nói thế này: Pháp Tu-đàhoàn là thế này ư?

Người vợ làm theo lời đạo sĩ. Người chồng rất hổ thẹn, nghĩ rằng: “Ta là Tu-đà-hoàn không dứt ý dâm dục được, nghĩ vậy, ông liền đến chỗ vắng vẽ thiền định, đác quả A-na-hàm, biết mình đã đắc đạo nên không làm việc dâm dục với người nữ nữa. Người vợ thấy vậy, hỏi chồng:

– Vì sao hôm nay ông bỏ được lòng dục?

– Ta đã thấy rõ cô, thì ta không thể cùng cô qua lại.

– Ông nói đã thấy rõ tôi, vậy tôi có lỗi gì? Tôi luôn luôn trong sạch không huỷ phạm lễ tiết của người phụ nữ, sao lại bí mắng đến nông nỗi này!

Người vợ liền mời họ hàng thân tộc đến, nói:

– Nay chồng tôi bạc bẽo, đoạn nghĩa vợ chồng, lại còn mắng chưởi tôi nữa, nói rằng biết rõ tôi. Giờ trước mặt mọi người, ông hãy nói đi

– Thôi đi đừng nói nữa! Nều cần tôi sẽ chứng minh cho mọi người rõ.

Người chồng vào trong lấy một chiếc bình chạm trỗ rất đẹp, chứa đầy phẩn uế, đậy chặt miệng bình, ngoài bình ướp hương thơm ngào ngạt, đem đến trước mọi người, bảo vợ rằng:

– Cô có thực lòng yêu tôi không? Nếu yêu tôi thì hãy vuốt ve cái bình này như đang âu yếm tôi vậy.

Người vợ liền ôm chặt bình vuốt ve âu yếm không muốn rời, thấy vậy, người chống liền đập vỡ bình. Phân hôi chảy tràn, dòi trùn lúc nhúc. Người chồng nói:

– Bây giờ cô có dám ôm cái bình vỡ này không?

– Tôi thà chết chứ không thể đến gần nó, thà nhảy vào hầm lửa, lao mình xuống vực sâu, từ núi cao nhảy xuống, đầu một nơi chân một ngã, quyết không thể gần nó.

– Cô đã thấy cái bình như vậy, tôi thấy cô còn gớm ghiếc hơn nữa, từ đầu đến chân, phân biệt quan sát có ba mươi sáu thứ bất tịnh, có gì đáng để ta tham luyến, liền nói kệ:

Người dũng nhập định quán
Thân tam nhiễm bụi nhơ
Thấy rồi sanh nhàm chán
Như chiếc bình chạm kia.

(Trích kinh Xuất Diệu quyển 11)

3. TỲ-KHEO LẬP THỆ NHẬP ĐỊNH, TRẢI QUA THỜI GIAN DÀI, XUẤT ĐỊNH LIỀN CHẾT:

Có một Tỳ-kheo đắc Diệt tận định, đến giờ ăn đắp y đến trai đường. Hôm ấy, chùa đánh kiền chuỳ trễ. Vị Tỳ-kheo tinh tấn suy nghĩ: “Sao ta lại để thời gian trôi qua vô ích thế này, không quán được vị lai, biết lúc nào sẽ đánh kiền chuỳ, liền lập thệ nhập diện tận định đến lúc đánh kiền chuỳ mới xuất định”

Bấy giờ chùa ấy gặp nạn, các Tỳ-kheo đều bỏ chùa ra đi. Ba tháng sau, tai nạn qua khỏi, các Tỳ-kheo trở về chùa, đánh kiền chuỳ tập chúng. Lúc ấy vị Tỳ-kheo kia xuất định rồi chết.

Về sau có một Tỳ-kheo khất thực. Trời mới mờ sáng, định đi khất thực lại gặp mưa lớn, vị Tỳ-kheo nghĩ: “Nếu vào trong thôn sẽ phai màu y của ta. Nếu đợi tạnh mưa sẽ uổng phí thời gian. Lúc này vì không quán được vị lại, biết lúc nào mưa mới tạnh, liền nhập định mưa tạnh sẽ xuất định”. Có thuyết nói, mưa suốt nửa tháng, có thuyết nói mưa suốt một tháng. Khi mưa tạnh, vị Tỳ-kheo xuất định rồi chết. (Trích luận Tỳ-Bà-sa quyển bốn )

4. TỲ-KHEO TỌA THIỀN BỊ RẮN ĐÔC CẮN, CHẾT SANH THIÊN, GẶP PHẬT ĐẮC ĐẠO:

Trong vườn Ni-câu-loại nước Ma-đầu-la có vị Tỳ-kheo đang tọa thiền nơi vắng vẽ. Có một con rắn độc nằm khoanh dưới dường của Ngài. vị Tỳ-kheo ngồi thiền ngũ gục, lúc ngửa lên, lúc cuối xuống. rắn độc nghĩ: “Nếu người này thấy ta sợ chắc muốn giết ta, liền ngóc đầu lên mỗ vào vị Tỳ-kheo. Tỳ-kheo mạng chung sanh lên trời Đao Lợi. Chư Thiên ngọc nữ đều đến hầu hạ quanh Ngài. vị Tỳ-kheo bảo: “Các cô chớ đến gần ta, nếu không ta sẽ bị phạm giới”.

Các thiên nữ nghĩ: “Vị Trời này đời trước ắt là Sa-môn, được sanh lên đây hưởng phước trời”. Các thiên nữ liền đem gương đến soi vào mặt Ngài. Tỳ-kheo thấy mình mặt áo mão trời, mới biết mình đã sanh thiên. Ngài liền đi đến khu vườn, ngồi dưới gốc cây thiền quán tư duy cầu Tam-muội.

Trong ao nước cạnh đó, có một loài chim lạ cùng cất tiếng kêu buồn bã, ai oán, âm thanh hòa quyện vào nhau. Muốn cầu thành đạo mà không được.

Bây giờ, thiên tử từ cõi trời Tam thập tam xuống cõi Diêm-phùđề, đến chỗ Thế Tôn bạch rằng:

– Bạch Đức Thế Tôn! Khi con hưởng hết phước trời sẽ sanh vào địa ngục Thái Sơn, cứ thế mà lưu chuyển, xin Ngài thương xót hóa độ cho con được giải thoát.

Đức Phật thuyết pháp, vị Trời ngay đó xa rời trần cấu, đắc pháp nhãn tịnh.

(Trích kinh Tỳ-kheo Toạ Thiền Mạng Quá Sanh Thiên).

5. TỲ-KHEO NGĂN VUA ĐỘI KHĂN, MANG GIÀY VÀO LỄ PHẬT NGHE PHÁP:

Đúng theo luật, người vào chùa nghe pháp, lễ Phật đều phải cởi bỏ khăn nón.

Vua nước ấy, đầu bị hói lại có ghẻ, ỷ mình dòng dõi cao quý lấy vải dạ quấn đầu, chân mang giày, vào giảng đường nghe kinh. Vua bảo Tỳ-kheo:

Hãy nói pháp cho ta nghe.

Đức Phật có dạy không được nói pháp cho người mang giày nghe.

Vua tức giận liền cởi giày, rồi bảo Tỳ-kheo:

– Ông hãy mau nói pháp hợp ý ta, nếu không ta sẽ bêu đầu ngươi.

Đức Phật cấm không được nói pháp cho người không trần đầu nghe.

Vua nỗi giận, ra oai nói:

– Ông muốn làm nhục ta, cố tình bắt ta phải để lộ đầu ra. Nếu ông không giải trừ được những khúc mắt trong tâm ta, ta sẽ chặt thân ông làm ba khúc.

Tỳ-kheo nói kệ:

Ông dùng tâm bất tịnh
Cùng với ý sân giận
Người muốn được nghe pháp
Của bậc đại trí nói
Phải diệt trừ cống cao
Tâm ý thật thanh tịnh
Xa lìa tâm hại người.

Vua nghe xong lộ vẽ hổ thẹn, đứng dậy năm vóc sát đất xin được diệt trừ tội lỗi thân khẩu ý, rồi quỳ gối chắp tay thưa với Tỳ-kheo:

– Không rõ bài kệ này từ kinh khẩu Như Lai nói ra hay là Tôn giả biết được tâm ý của tôi mà nói.

Bài kệ này do Như Lai nói đã lâu rồi.

Vua suy nghĩ: “Hay thay! Bậc đại Thánh chứng tam trí không việc gì mà không thông suốt, mời biết đời sau có kẻ sân hận hại người như ta, từ nay ta sẽ không tạo tội lỗi nữa.”

Vua nghe Tỳ-kheo thuyết pháp liền xa lìa trần cấu đác pháp nhãn tịnh.

(Trích kinh Khật Nhi Phá Ac Tâm)

6. TỲ-KHEO TU QUÁN BẤT TỊNH, ĐÁC QUẢ TU-ĐÀ-HOÀN:

Phật ở nước Xá-vệ. Có một Tỳ-kheo thật kỳ lạ, ngày ngày thường đến các cánh đồng ngoài thành, đi từ ruộng này sang ruộng khác. Người chủ ruộng thấy vậy nỗi giận, nghĩ: “Đạo sĩ gì mà ngày nào cũng đi lại không chịu tu hành”. Liền hỏi vị Tỳ-kheo:

Ông là ai? Vì sao đi ngang đi dọc trong ruộng tôi đầy dấu chân như vậy?

Tôi có việc kiện tụng muốn tìm người làm chứng.

Vị điền chủ này, do kiếp trước có duyên với vị Tỳ-kheo, nên nay được Ngài tế độ. Ông ta đi theo Tỳ-kheo đến nơi gò mã thấy xác chết nằm ngổn ngang, sình trường, hôi thối, chim thú kéo đến ăn, thịt vung vãi khắp nơi. Có xác bị ăn hết, có xác vẫn còn, giống như chim bị chết cháy, giòi trùng đục khoét hôi hám không thể đến gần, các chim dữ tranh nhau đến ăn thây chết. Tỳ-kheo chỉ cho điền chủ thấy, rồi nói:

Các loài chim thú này là người làm chứng cho tôi.

Đây là chim thú sao có thể làm chứng được? Vậy ông đã cùng tranh cãi với ai.

Tâm ta bị bệnh, rật nhiều lỗi lầm, ta quán các thây chết này những thứ dơ uế hiện ra. Liền trở về phòng quán thân ta từ đầu đến chân giống như thây chết kia. Nhưng tâm ý này lăn xăn đuổi theo những thứ sắc, thanh, hương, vị, xúc, hư huyễn. Ta nay muốn biết nguồn gốc của tâm này. Khi tâm ông khởi lên đừng để nó dẫn ông vào địa ngục, ngạ quỷ. Ta còn là phám phu chưa thoát khỏi các ráng buộc nhưng giặc tâm này không nghe lời ta, vì thế, nên mỗi ngày ta đến chỗ đồng trống, nói với cái tưởng về sự dơ xấu, bất tịnh, nói với tâm vốn là loạn động, mê lầm, bất định. Nay phải sửa đổi không tạo các nghiệp ác.

Người chủ ruộng nghe vậy, lau nước mắt nghẹn ngào ngào nói không nên lời.

Về sau, vị điền chủ này, vào thời Phật Ca-diếp trong suốt mười ngàn năm tu quán pháp bất tịnh, phân tích từ đầu đến chân có ba mươi sáu thứ dơ uế. Bấy giờ, vị Tỳ-kheo cùng điền chủ ở ngay bải tha ma nơi đồng trống đắc quả Tu-đà-hoàn.

(Trích kinh Tỳ-kheo Cầu Chứng Nhân)

7. TỲ-KHEO MÙ NHỜ NGƯỜI XỎ KIM, NGHE PHÁP, ĐẮC ĐẠO:

Có một Tỳ-kheo mù vá áo, kim bị sút chỉ, ông nói:

Ai thích tạo phước đức thì xỏ kim giúp tôi!

Lúc ấy, Phật đi đến chỗ Tỳ-kheo nói: “Ta là người thích tạo phước đức, ta sẽ xỏ kim dùm ông.”

Tỳ-kheo mù nhận ra tiếng Phật. Vội vàng đứng dậy đảnh lễ, thưa:

Bạch Đức Thế Tôn! Công đức của Ngài đã viên mãn, vì sao Ngài còn thích tạo phước đức.

Ta tuy công đức viên mãn, vì biết rõ những quả của công đức, nên được làm bậc cao nhất trong tất cả chúng sanh. Nhân đó, Tỳ-kheo mù tán thán công đức của Phật. Được nghe pháp, Tỳ-kheo mù đắc pháp nhãn tịnh, đôi mắt liền sáng.

(Trích luận Đại Trí quyển 10)

8. TỲ-KHEO TAM TẠNG MẶT Y PHỤC CŨ RÁCH THƯỜNG BỊ ĐÓI, MẶT Y PHỤC ĐẸP ĐƯỢC ĂN NGON:

Ở nước Kế Tân, có Tỳ-kheo Tam Tạng tu hạnh đầu đà. Một hôm nọ, Ngài đi đến chùa Nhất Vương, nơi đang thuyết hội lớn. Người giữ cửa thấy y phục Ngài rách rưới ngăn không cho vào. Ngài đến nhiều lần như vậy nhưng vẫn không được vào.

Sau đó Ngài mượn y đẹp đi đến hội. Lần này, người giữ cửa không ngăn lại. Ngài vào ngồi trong hội, trong đó bày nhiều thức ăn ngon. Ngài lấy thức ăn bỏ trên áo trước. Mọi người hỏi nguyên do, Ngài đáp:

Tỳ-kheo tôi mặt áo rách, mấy lần đến đây mà không được vào. Nay nhờ áo đẹp này tôi mới được vào, nên có được thức ăn ngon tất nhiên tôi phải cho cái áo trước.

(Trích luận Trí Độ quyển 4)

9. PHẬT NÓI PHÁP DỤC ÁI, TỲ-KHEO TỘC TÁNH TỬ CHỨNG PHÁP HIỀN THÁNH:

Xưa có người tên Tộc Tánh Tử từ bỏ gia đình vợ con cùng quyến thuộc xuất gia làm Sa-môn.Vợ của ông ta đoan trang xinh đẹp, thấy chồng mình bỏ gia đình xuất gia liền tái giá.Tộc Tánh Tử nghe tin vợ mình đã lấy chồng khác, vô cùng buồn bã không muốn tu hành, liền trở về nhà.

Các Tỳ-kheo nghe vậy đến bạcb Phật. Phật gọi Tộc Tánh tử đến dạy ông ta dẹp trừ những dơ uế si ái trần lao, chấm dứt vọng tưởng. Ngay đó Tộc tánh Tử chứng được pháp của Hiền Thánh. Các Tỳ-kheo bạch Phật:“bạch Đức Thế Tôn!Nếu không phải Như lai thì ai có được năng lực như vậy”.

Phật bảo: “Này các Tỳ-kheo!Vị Tỳ-kheo này không phải đời này tâm thường nghĩ tới dục mà ở đời quá khứ tâm ông ta cũng đã như vậy”.

Xưa có một vị quốc vương tên là Phương Tích. Trong cung vua phi tần mỹ nữ không thể tính kể. Các bà luôn tranh cãi không chịu sống hòa thuận với nhau, cuối cùng tất cả đều bỏ cung ra đi. Vua tìm khắp nơi không được buồn bã không biết làm sao. Lúc ấy có một vị tiên nhân chứng đắc ngũ thông, hiện hóa vô lường tên là Vô Lạc. Một hôm vị tiên đang bay trên không trung thấy vua buồn bã liền bay xuống trước vua nói Pháp về tai họa ái dục và công đức ly dục. Vua nghe pháp rồi xuất gia học đạo tu tứ phạm hạnh. Sau khi vua mạng chung được sanh lên cõi trời Phạm Thiên.

Phật bảo các Tỳ-kheo Vua Phương Tích thuở ấy nay chính là Tỳkheo này, còn tiên nhân Vô Lạc chính là ta vậy.

(Trích kinh Na-lại )

10. BẢY NGƯỜI CON CỦA CHIÊN ĐÀ LA TRÁI LỆNH VUA, BỊ MẤT MẠNG:

Xưa có gia đình Chiên đà la sanh được bảy người con trai. Sáu người anh đều đắc quả Tu-đà-hòan,chỉ người em út là chưa đắc đạo. Mẹ của họ đã đắc quả A-na-hàm. Bảy anh em đều thọ ngũ giới.

Theo lệ thường của nước này, giai cấp chiên đà la phải làm việc giết người. Bất cứ người dân nào nếu phạm tội giết người, trộm cướp, dâm lòan và các tội nặng khác thì vua đều ra lệnh cho chiên đà la giết ho.

Một hôm vua cho vời người anh cả đến và nói:

– Bọn người này tội đáng chết, ngươi hãy giết họ đi!

– Tâu Bệ hạ! Xin Ngài rộng lòng tha thứ, tiện dân đã thọ ngũ giới, giữ thân nghiệp rất thận trọng ngay cả con kiến cũng không dám giết, thà chết chứ không phạm giới.

Vua nỗi giận hạ lệnh lôi anh ta ra chợ giết. Anh ta lại tâu vua

– Thân này vốn là dân của vua, còn tâm này thì là của tôi. Bệ hạ muốn giết thì cứ giết, chứ tôi không thể vâng lời

Vua ra lệnh bêu đầu người anh cả, rồi cho vời các người em đến.

Năm người em đều tâu:

– Tiện dân đã thọ năm giới không dám giết người !

Vua vô cùng tức giận ra lệnh giết tất cả, rồi cho vời người em út đến.

Lúc bấy giờ hai mẹ con chiên đà la cùng đi đến cung vua.Vua thấy bà mẹ càng giận dữ hơn nói:

– Sáu người con trước bị giết sao bà không đến, giờ đứa này bà lại đến?

Người mẹ tâu:

– Xin bệ hạ nghe tiện dân nói. Vì sáu người con trước đã đắc quả Tu-đà-hoàn. Giả sử đại vương có nghiền chúng nó nát như tro bụi, chúng nó vẫn không khởi tâm ác. Đứa út này còn là phàm phu, tuy biết tu thiện nhưng chưa ngộ đạo. Vì thế tôi lo nó sợ pháp vua mà tiếc thân mạng, phạm giới sát sanh, sau này chết sẻ đọa vào ngục Thái sơn. Vì thương con nên tôi đến đây.

– Sáu người trước đều đã đắc quả Tu-đà-hòan cả rồi sao? Vua hỏi

– Tâu bệ hạ! Đúng vậy!

– Vậy bà đã đắc quả gì?

– Tiện dân đã đắc quả A-na-hàm!

Vua nghe xong gieo mình xuống đất, than thở tự trách:”Ta đã phạm tội lớn lỡ giết sáu vị Tu-đà-hoàn”.

Vua vô cùng buồn bã, tâm trí bất an đích thân mình chuẩn bị hương, dầu, củi để trà tỳ sáu người trước, và xây tháp cúng dường.

Mỗi ngày ba lần vua sám hối, mong tội tiêu diệt, rồi xuất tiền của cấp cho mẹ của họ. Đến các ngày trai vua cũng sám hối mong tội tiêu diệt để khỏi đọa địa ngục

(Trích kinh Từ Nhân Bất Sát)