KINH LUẬT DỊ TƯỚNG

Đời Lương, nhóm Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng v.v… biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 16

  1. Long vương nỗi trận cuồng phong nhưng không động chéo y của Mạc-điền-địa, Ngài biến núi lửa thành hoa trời.
  2. Xá-na-Bà-tư biến sấm chớp, đao gậy thành hoa Ưu-bát-la.
  3. Ưu-ba-cấp-đa xuất gia, hàng ma.
  4. Ưu-ba-cấp-đa không giáo hoá người phạm tội trọng khiến cho đệ tử diệt trừ tâm kiêu mạn.
  5. Ưu-ba-cấp-đa phó chúc pháp tạng, vào Niết-bàn.
  6. Ưu-ba-cấp-đa độ hổ đói.
  7. La-tuần-du khất thực không được, ăn đất vào Niết-bàn.
  8. La-tuần-du khất thực không đựơc, Đức Phật phân chi chúng Tăng thành năm bộ.
  9. Đồng Tử Ca Diếp con của Tỳ-kheo-ni tám tuổi đắc đạo.
  10. Mạt xiển đề hàn phục rồng dử.
  11. Ma-sẩn-đà giáo hoá vua thiên ái đế tu.
  12. Phần-na trước kia làm ngươì hà tiện, về sau gặp Phật đắc đạo.
  13. Khi Trời Nóng Ma-ha-Ca-diếp hiện gió mát mưa phùn.
  14. La-hán Nguyện Túc Chuyên Giáo Hóa Ngạ Quỷ.
  15. Sa yết hàng phục Rồng dữ.

 

1. LONG VƯƠNG NỖI TRẬN CUỒNG PHONG NHƯNG KHÔNG ĐỘNG CHÉO Y CỦA MẠC-ĐIỀN-ĐỊA, Ngài BIẾN NÚI LỬA THÀNH HOA TRỜI:

La-hán Mạc-điền-địa được Ngài A Nan phó chúc pho pháp tạng, bảo Ngài đến nước Kế Tân. Khi đến nước đó trước tên Ngài hàng phục Long vương, nhập tam muội khiến cho nước đó có sáu thứ chấn động, đến cả cung điện Long vương cũng bị rung chuyển. Long vương bèn đến chổ Mạc-điền-địa. Ngài nhập từ- bi tam-muội, Long vương nổi gió thổi

Ngài, nhưng chéo y cũng không lay động. Long vương nỗi sấm chớp hiện đao gậy và nhấc núi lửalên muốn đè chết Ngài. Ngài liền dùng thần lực biến núi lửa thành hoa trời. Ngay lúc đó trong không trung có tiếng nói rằng:

Núi Tuyết gặp mặt trời
Nóng chảy chẳng còn chi
Như vào “Từ-tam-muội”
Lửa dữ thành hoa trời.

(Trích kinh A Dục Vương quyển 7)

2. XÁ-NA-BÀ-TƯ BIẾN SẤM CHỚP, ĐAO GẬY THÀNH HOA ƯU-BÁT-LA:

Sau khi Xá-na-Bà-tư được A Nan phó chúc xong, Ngài liền đến nước Ma-thâu-la, giữa đường gặp chùa Bần-đà-ba-na (Trung Quốc dịch Tòng Lâm )

Xa-na-Bà-tư vào chùa tá túc qua đêm. Trong chùa có hai vị Tỳkheo lớn tuổi đang bàn luận với nhau. Một vị cho rằng: “Không phạm giới là đệ nhất”

Vị kia lại cho: “Trạch pháp là đệ nhất”

Hai vị bảo Xá-na-Bà-tư nói lên ý của mình. Ngài nói: “Nghĩa của các ông bàn luận, không giống điều tôi nói”.

Này Trưởng Lão! Vào đời quá khứ ở nước Ba-la-nại có một thương chủ cùng với năm trăm thương buôn muốn vào trong biển lớn. Họ gặp một vị Bích chi Phật đang bị bịnh, thương chủ đích thân trị liệu. Khi bịnh Ngài giảm dần ông ta lấy y xá-na giặc sạch, làm mềm mại, để cúng dường Ngài. Ngài nhận y, hiện mười tám thứ thần biến, sau đó nhập Niết-bàn. Vị thương chủ bấy giờ chính là ta. Thế nên hôm nay ta gặp bậc thầy tối thắng, khiến cho ta đắt đạo.

Xá-na-Bà-tư lần hồi đến nước Ma-thâu-la. Ở núi Ưu-lưu-mạn-đà có hai anh em Long vương cùng với năm trăm con rồng nhỏ. Bấy giờ Xá-na-Bà-tư liền nghĩ: “nếu ta không hàng phục được chúng thì không thể giáo hóa” Ngài liền dùng thần lực làm cho quả núi rung động. Hai vị Long vương nổi giận, liền nỗi mưa to gió lớn và phun lửa. Xá-na-ba-tư liền nhập từ bi tam muội, khiến cho mưa, gió, lửa không thể chạm vào thân Ngài. Ngài biến những thứ ấy thành hoa Ưu-bát-la và rơi xuống đất. Hai vị Long vương lại nổi sấm chớp và các thứ đao gậy. Ngài dùng thần lực biến chúng thành hoa trời. Khi ấy trong không trung có tiếng nói kệ:

Mưa to và gió lớn
Không thể nào hại được
Sấm sét cùng đao gậy
Điều biến thành hoa trời
Giống như núi Tuyết kia
Khi mặt trời chiếu đến
Thảy đều bị tan ngay
Chẳng còn một chút gì
Ngài nhập “từ tam muội”
Lửa không thể đốt thân
Đao gậy dù độc hại
Cũng chẳng thể đến gần.

Lúc bấy giờ hai vị Long vương đến chổ Xá-na-Bà-tư, hỏi rằng:

– Ngài muốn gì mà làm như vậy?

Xá-na-Bà-tư đáp:

– Ta muốn xây một ngôi chùa ở đây, các ông có bằng lòng không?- Không thể được.

– Thế Tôn đã nói: “sau khi ta Niết-bàn một ttrăm năm, ở núi Đạiđề-hồ là nơi tốt nhất,nên cất chùa ở đó, đặt tên Na-đá-Bà-đá.

– Thế Tôn đã nói vậy ư?

– Đúng vậy!

– Nếu Thế Tôn đã nói như thế thì chúng tôi xin vâng theo.(Trích kinh A Dục Vương quyển 7).

3. ƯU-BA-CẤP-ĐA XUẤT GIA, HÀNG MA

Xá-na-Bà-tư cất chùa ở núi Đại Đề Hồ, Ngài dùng sức phương tiện giáo hoá Cấp Đa khiến cho ông tinh tấn.

Bấy giờ Xá-na-Bà-tư một mình đến nhà Cấp-đa khuyên ông xuất gia.

Cấp đa hỏi:

– Thưa Thánh nhân vì sao Ngài chỉ có một mình không có đệ tử. Tôi muốn ở nha thọ hưởng năm món dục lạc không muốn xuất gia, nếu tôi sinh con, tôi sẽ cho nó theo Ngài.

Về sau Cấp-đa sanh một đứa con trai đặt tên A-ba-cấp-đa (đời Lương dịch Chánh Hộ) khi đứa trẻ vừa lớn, Xá-na-Bà-tư đến nhà Cấp Đa nói:

– Trước kia ông có hứa nếu sanh con sẽ cho ta. Nay đứa trẻ đã lớn, hãy cho nó theo ta xuất gia.

Cấp-đa đáp:

– Tôi nay chỉ có một đứa con nếu như sanh được đứa thứ hai thì sẽ cho theo Ngài.

Đến khi đứa thứ hai ra đời, tên là Đà-na-cấp-đa (Trung Quốc dịch Bảo Hộ), Xá-Na-lại đến xin nhưng Cấp-đa cũng hứa như lần trước. Đến đứa thứ ba ra đời, tên là Ưu -ba-cấp-đa, Xá-na-Bà-tư lại đến xin.

Ông ta nói:

– Tôi có ý định muốn cho Ưu-ba-cấp-đa buôn bán, nếu như gia đình tôi làm ăn phát đạt hay suy sụp, thì sẽ không cho nó xuất gia. Còn như gia cảnh vẫn bình thường thì sẽ cho nó xuất gia.

Bấy giờ quỷ vương xúi dục người trong nước Ma-thâu-la kéo nhau đến mua hàng, khiến cho ông ta được lợi lớn. Bấy giờ Ưu-ba-cấp-đa đang bán hương thì Ngai Xá-na-Bà-tư đến nói:

– Các pháp đều từ nơi tâm ông mà ra, thế nào là thiện? Thế nào là ác?

Ưu-ba-cấp-đa đáp:-

– Con không biết.

– Nếu tâm ông tương ưng với tham-sân-si thì gọi đó là ác, ngược lại gọi đó là thiện.

Lúc ấy Ngài lấy đất trắng, đất đen mỗi thứ vo lại thành những viên tròn rồi đưa cho ông ta và nói: “mỗi khi tâm ác khởi lên thì ông lấy một viên đen, khi tâm thịên khởi lên thì ông lấy một viên trắng”.

Ưu-ba-cấp-đa làm theo như lời Ngài dạy. Nhưng tâm ông chỉ khởi toàn những điều ác, vì vậy đến một viên trắng cũng không có. Dần dần về sau ông có sự tiến bộ được hai phần viên đen một phần viên trắng, nhờ tư duy tiến lên, được một nữa viên đen một nữa viên trắng. Về sau ông chỉ khởi niệm thiện nên đựơc toàn viên trắng.

Bấy giờ nước Ma-thâu-la có một dâm nữ tên Bà-sa-đạt-đa (đời Lương dịch Chủ Đức). Nguời hầu của cô ta đến chổ Ưu-ba-cấp-đa mua được rất nhiều hương. Cô chủ hỏi:

– Em mua ở đâu mà được nhiều hương như thế? Không phải là ăn trộm của người ta chứ?

– Em mua ở chổ thương buôn Ưu-ba-cấp -đa. Ông ấy dung mạo tuấn tú lời nói thanh tao.

Cô chủ nghe xong khởi lòng ham muốn, lại sai tỳ nữ của mình đến chổ Ưu-ba-cấp-đa, nói rằng:

– Cô chủ của tôi muốn cùng với ông vui hưởng dục lạc.

Ưu-ba-cấp-đa đáp:

– Ta chưa thấy mặt chủ của cô, làm sao có thể nhận lời!

Cô chủ sai tỳ nữ đến ba lan như vậy, nhưng Ưu-ba-cấp-đa vẫn khăng khăng từ chối.

Bấy giờ cô ta lại mời một trưởng giả tử đến để cùng cô ta vui chơi. Ngay lúc đó có một thương chủ từ Bắc-thiên-trúc đến, ông ta đem theo năm trăm con ngựa và rất nhiều hàng hoá đến nước Ma-thâu-la, hỏi người ở đó rằng: “Ở nước này nơi nào có người nữ đẹp nhất”.

Có người đáp: “Ở đây có một người đẹp tuyệt trần tên là Bà-taBà-đạt-đa”.

Thương chủ đem vàng bạc và các thứ hàng hoá đến chổ dâm nữ. Dâm nữ vì tham của nên giết chết chết trưởng giả tử rồi đem chôn nơi chổ không sạch, rồi cùng với thương chủ kia vui hưởng khoái lạc.

Bạn thân của trưởng giả tử tìm được hài cốt của ông ta, bèn tâu lên vua. Vua ra lệnh: “Ngươi nên bắt Bà-sa-đạt-đa, cắt tay, chân, tai, mũi rồi quẳng cô ta ra ngoài đồng trống.

Người kia làm theo lệnh vua.

Ưu-ba-cấp-đa nghĩ: “ta trước kia không thích cùng với người nữ này hưởng ngũ dục nhưng nay muốn đến quán sát cô ta khi không còn tay, chân, tai, mũi”. Ngài đến đó và nói kệ. Bà-sa-đạt-đa nghe những lời ấy rất sợ sanh tử, nhưng khi nghe đến công đức của Phật liền chuyển tâm ưa thích Niết-bàn, dùng kệ đáp lại. Ưu-ba-cấp-đa nói Tứ-đế, cô ta quán thân mình sanh tâm nhàm chán cõi Dục, đắc quả A-na-hàm rồi đắc Tu-đà-hoàn. Khi Ưu-ba-cấp-đa bỏ đi chưa được bao lâu thì cô ta mạng chung, sanh lên cõi trời.

Bây giờ trưởng lão Xá-na-Bà-tư đến nói với thương chủ Cấp-đa:

– Ông nên cho Ưu-ba-cấp-đa theo ta xuất gia.

– Tôi trước có lời nguyện, muốn nó làm nghề buôn bán, nếu không phát đạt hay thua lỗ, mới cho xuất gia.

Xá-na-Bà-tư dùng thần lực khiến cho Ưu-ba-cấp-đa buôn bán không phát đạt, không thua lỗ.

Lúc ấy anh ta nghĩ: “Ta buôn bán, nay nay tính ra không lời cũng không lỗ.

Xá-na-Bà-tư đến chổ thương chủ cấp-đa nói:

-Nay đứa con của ông được Đức Phật thọ ký: “Sau khi ta vào Niếtbàn một trăm năm, người này sẽ làm Phật sự”. ông nên cho nó theo ta xuất gia.

Thương chủ Cấp-đa liền bằng lòng.

Xá-na-Bà-tư dẫn Ưu -ba-cấp-đa đến chùa Na-đá-Bà-đá cho xuất gia, đến lúc thọ giới cụ túc bạch tứ yết ma. Ưu -ba-cấp-đa diệt trừ tất cả kiết sử đắc quả A-La-hán. Bấy giờ Xá-na-Bà-tư bảo:

– Này thiện nam tử! như lời Phật thọ ký: “Sau khi ta vào Niết-bàn một trăm năm có Tỳ-kheo tên Ưu-ba-cấp-đa sẽ làm Phật sự, về sau thành Phật hiệu là Vô Tướng, thuyết pháp giáo hoá chúng sanh.

Lúc ấy, ma vương làm mưa chân châu xuống chổ đại chúng khiến cho tâm họ tán loạn, không thể kiến đạo. Ưu-ba-cấp-đa quán chiếu, biết việc này do ma vương làm. Đến ngày thứ hai, người đến đông gấp bội. Ma vương lại làm mưa vàng khiến tâm mọi người tán loạn. Đến ngày thứ ba, người đến càng đông hơn… Ma vương làm mưa vàng ngọc và trỗi các thứ nhạc trời. Bấy giờ, trong những người chưa lìa được lòng tham dục thấy sắc nghe tiếng, tâm họ tán loạn, không muốn nghe pháp. Lúc ấy. Ma vương lay tràng hoa tròng lên đầu Ưu-ba-cấp-đa. Ngài nghĩ: “Ai đã làm việc này?” Khi biết được việc này do Ma vương làm. Ngài lại nghĩ Thế Tôn vì sao không giáo hoá nó, nay ta sẽ giáo hoá. Phật đã thọ ký cho ta về sau sẽ thành Phật, hiệu là Vô Tướng, giáo hoá chúng sanh”.

Ưu-ba-cấp-đa lấy ba xác chết: xác rắn, xác chó và xác người, rồi dùng sức thần thông biến ba xác chết thành một tràng hoa, đến chổ Ma vương choàng vào cổ nó. Lúc ấy. Ma vương lên cõi trời Ma-hê-thủ-la rồi đến cõi trời Ba Mươi Ba của Đế Thích, đến chồ Tứ Thiên Vương, nhờ cỡi xác chết ra nhưng không ai làm được. Ma vương lại đến chổ Đại-phạm-thiên-vương. Đại-phạm-thiên-vương nói:

– Ông ơi đã là do thần lực của đệ tử. Phật làm thì không ai có thể cởi ra được. Như bờ biển lớn nước không thể phá vỡ.

– Ma vương nói:

– Vậy tôi phải làm thế sao? bây giờ tôi phải quy y với ai?

Đại phạm thiên vương nói:

– Ông hãy mau đến quy y với Ngài Ưu-ba-cấp-đa, như người té xuống đất thì phải chỏi đất mà đứng dậy.

Bấy giờ, Ma vương mới biết thân lực của đệ tử Phật không ai bằng, liền nói kệ khen Phật. Ma vương bỏ tâm kiêu mạn, tự nói lỗi trước kia của mình.

(Trích kinh A Dục Vương quyển 8 )

4. ƯU-BA-CẤP-ĐA KHÔNG GIÁO HOÁ NGƯỜI PHẠM TỘI TRỌNG KHIẾN CHO ĐỆ TỬ DIỆT TRỪ TÂM KIÊU MẠN:

Ở nước Nam Thiên Trúc có một nguời lén tư tình với vợ người khác, nên thường đến nhà họ. Mẹ ông ta ngăn cản, ông ta giết chết mẹ của mình đi đến nước khác, vì không thoả mãn dục vọng, nên lòng âu sầu buồn bã, liền đi xuất gia. Ông ta thông đạt Tam-tạng, thành tựu đa văn, cùng với các đệ tử mình đến chổ Ưu -ba-cấp-đa ở chùa Na-đá-bađá nước Ma-thâu-la.

Ưu-ba-cấp-đa biết người giết mẹ mình thì không thể đắc đạo quả, nên không hỏi han gì cả. Tỳ-kheo nàysinh tâm hổ thện liền bỏ đi xa. Có một người đệ tử của Ưu-ba-cấp-đa chưa đắc đạo nghĩ: “Thầy mình kém trí, thấy Tỳ-kheo tâm ám độn thì thuyết pháp nay Tỳ-kheo này thông minh trí tuệ, thông đạt tam tạng có nhiều đệ tử lại không thuyết pháp cho ông nghe. Bấy giờ, Ưu-ba-cấp-đa biết đệ tử mình đang tức giận, lại biết người này thời cơ dã đến, phải có thầy ta giáo hoá hàng phục mới được.

Lúc ấy Xá-na-Bà-tư ở nước Kế Tân quán sát biết được đệ tử mình đã làm Phật sự gì, nên biết được đệ tử của Ưu-ba-cấp-đa đang giận dữ lại xé thâynhững, người này đáng được ta giao hoá. Ngài liền dùng thần lực đến chùa Na-đá-Bà-đá với hình dạng râu tóc bù xù, áo quần xốc xếch. Năm trăm đệ tử của Ưu-ba-cấp-đa nói:

– Ông già điên này từ đâu đến đây?

Ngài không trả lời, đi đến ngồi trên giường Ưu-ba-cấp-đa. Các đệ tử kéo Ngài ra. Nhưng Ngài ngồi vững như núi Tu Di không thể lay động được. Họ muốn chưởi mắng nhưng nói không ra lời, bèn đến thưa với Thầy của mình. Ưu-ba-cấp-đa đáp:

– Ngoài thầy ta ra không ai có thể ngồi trên giường của ta được.

Ưu-ba-cấp-đa trở về chùa, dùng những thứ tốt đệp nhứt để cúng dường thầy mình, rồi đặt một caí ghế nhỏ ngồi bên cạnh thầy. Các Đệ tử nghĩ: “ Tỳ-kheo này dù là thầy của thầy ta nhưng trí tuệ cũng chẳng bằng thầy ta. Xá-na-Bà-tư biết được tâm ý họ, liền đưa cánh tay phải lên từ ngón tay chảy ra những dòng sữa. Ngài bảo Ưu -ba-cấp-đa:

– Đây là Tam-muội-gì?

– Con không biết xin thầy chỉ bảo.

– Tam muội này tên là Long Tầng Thân.

Kế đó Ngài lại nhập các thứ tam muội. Ưu -ba-cấp-đa đều thưa: “con không biết”.

Ngài nói:

– Khi ta vào Niết-bàn, tất cả pháp tam muội này đều mất.

Các đệ tử Ưu-ba-cấp-đa nghe như vậy nghĩ: “ trí tuệ của Tỳ-kheo này hơn thầy ta” liền diệt tâm kiêu mạn. Xá-na-Bà-tư giáo hoá những đệ tử kia đều đắc quả A-la-hán.

( Trích kinh A-dục-vương quyển 9 )

5. ƯU BA CẤP ĐA PHÓ CHÚC PHÁP TẠNG, VÀO NIẾTBÀN:

Ưu-ba-cấp-đa lúc sắp vào Niết-bàn, phó chúc pháp tạng cho đệ tử được độ sau cùng là Khích-vi-khavà nói rằng: “Này thiện nam tử! Đức Thế Tôn phó chúc pháp tạng cho Ngài Ma-ha-ca-diếp, Ngài. Maha-ca-diếp phó chúc cho Ngài A-Nan. Ngài Anan phó chúc cho Ngài Mạc-điền -địa, Ngài-Mạc-điền địa phó chúc cho thầy ta là Xá-na-Bàtư, thầy ta phó chúc cho ta,nay ta sắp vào Niết-bàn nên phó chúc lại cho ông, và hãy báo cho khắp cõi Diêm-phù-đề biết ta sắp vào Niết-bàn”.

Được tin báo La-hán khắp mười phương, Tỳ-kheo phàm phu nhiều vô số cùng một lúc vân tập đến chổ Ngài. Ngài liền hiện đủ mười tám món thần biến rồi vào Niết-bàn. Những đệ tử của Ngài đắc tứ quả cùng lấy củi chất vào trong thạch thất để trà tỳ và xây tháp cúng dường nhục thân Ngài. Ngay lúc ấy cũng có một ngàn vị La-hán cùng nhập Niếtbàn.

Về sau, Khích-vi-kha giữ gìn pháp tạng, đệ tử được Ngài giáo hoá đắc tứ quả hai mươi tám người.

(Trích kinh A-dục-vương quyển 10 ).

6. ƯU-BA-CẤP-ĐA ĐỘ HỔ ĐÓI:

Thuở xưa, có vị La-hán tên là Ưu-ba-cấp-đa ở chùa Na-đá-Bà-đá bên núi Đại-đề -hồ nước Ma-thâu-la. Cách chùa không xa, co một con hổ đang sinh con, chưa thể tự tìm thức ăn được, đói đến sắp chết. Ngài Ưu-ba-cấp-đa thấy vậy, khơi tâm từ khiến nó được no đủ.

Một trăm đệ tử của Ngài chưa đắc đạo nói:

– Sao thầy lại cho loài hung dữ đó ăn.

Ưu -ba-cấp-đa đáp:

– Vì đây là nhân giải thoát!

Lúc hổ mẹ sắp chết Ưu-ba-cấp-đa nói với hổ:

Tất cả hành vô thường
Tất cả pháp vô ngã
Chỉ Niết-bàn tịch tịnh
Ngươi nên tin lời ta
Nhàm chán kiếp súc sanh.
Sớm làm người tu tập.

Hổ mẹ nghe lời dạy của Ưu-ba-cấp-đa sanh tâm kính tin rồi chết. Sau khi chết, nó sanh làm người ở nước Ma-thâu-la. Năm lên bảy tuổi nó được Ưu-ba-cấp-đa độ cho xuất gia, sau bảy năm tu tập được đắc quả A-La-hán, liền dùng thần lực hái rất nhiều hoa cúng dường Ưu-ba-cấpđa và đi nhiễu quanh Ngài.

Năm trăm đệ tử của Ngài chưa đắc đạo thưa:

– Đồng tử này tuổi còn nhỏ tại sao có đựơc công đức thần thông như thế?

Ưu-ba-cấp-đa đáp:

– Đồng tử này chính là hổ đói năm xưa đấy!

Nhan đó Ưu-ba-cấp-đa thuyết pháp. Năm trăm đệ tử của Ngài samh lòng hổ thẹn, đoạn trừ phiền não và đắc quả A-La-hán. (Trích kinh A-dục Vương quyển 9 ).

7. LA-TUẦN-DU KHẤT THỰC KHÔNG ĐƯỢC, ĂN ĐẤT VÀO NIẾT-BÀN:

Đức Phật ở núi Kê Túc. Lúc bấy giờ, có vị Bà-la-môn sanh được một người con liền mời thầy đến xem tướng, thầy tướng nói:

– Đứa bé này không có tướng tốt, nên đặt tên là A-bảo.

Cha mẹ đứa bé nghe vậy tuy vẫn nuôi dưỡng mà chẳng chút thương yêu.

Đến năm mười hai tuổi, đứa bé tự sống được, nhưng bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà. Sau khi bị đuổi đứa bé lang thang khắp nơi xin ăn, lần đến Tinh xá Kỳ Hoàn. Phật dùng tâm từ nghĩ đến nỗi khổ của nó, liền bảo A-nan gọi nó vào hỏi:

– Con muốn xuất gia không?

Đứa bé mừng rỡ xin được xuất gia. Đức Phật lấy tay xoa đầu, tóc tự rụng, áo đang mặt biến thành ca-sa, và đặt tên là La-tuần-du.

Bấy giờ, chúng Tăng chia nhau đi khất thực, nhưng nhóm có Latuần-du đều ôm bát không trở về. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo phải chia bớt phần mình cho họ. Ngày nào cũng vậy, Mục-kiền-liên nghĩ: “ Tỳkheo này không có phước đức, nhưng tại sao những vị khác cũng bị ảnh hưởng? Nếu có ta đi cùng chắc sẽ được cúng dường đầy đủ. Đức Phật biết được ý nghĩ của Mục-kiền-liên liên bảo Xá-lợi-phất cùng đi khất thực với Phật, còn Mục-kiền-liên cùng đi với La-tuần-du. Mỗi bên đi mỗi đường. Đức Phật bảo Mục-kiền-liên: “những nơi ta đến thì ông đừng đến”.

Mục-kiền-liên và La-tuần-du đi khất thực, hễ hai người muốn đến nhà nào thì thấy Đức Phật và Xá-lợi-phất đứng ngay trước cửa nhà đó. Cứ như vậy, trải qua rất nhiền nơi mà vẫn không có được chút thức ăn nào. Mục-kiền-liên nghĩ chắc hôm nay mình phải nhịn đói.

La-tuần-du vô cùng đói khát, dừng nghĩ bên bờ sông Hằng. Mụckiền-liên đến chổ Phật. Phật xem trong bát hãy còn chút thức ăn liền đưa cho Mục-kiền-liên. Mục-kiền-liên nghĩ: “ Ta nay đói đến nỗi muốn nuốt cả núi Tu Di còn chưa thấy no, huống gì chút thức ăn này làm sao no được!”.

Phật biết tâm niệm Mục-kiền-liên liền nói:

– Ông cứ ăn đi đừng lo không đủ!

Mục-kiền-liên liền ăn. Ngài ăn đã quá no mà thức ăn ttrong bát vẫn còn. Xá-lợi-phất nghĩ: “La-tuần-du chưa được ăn chắc sẽ đói lắm. Ngài liền bạch Phật xin phần cơm đem đến cho La-tuần-du. Đức Phật nói:

– Không phải ta tiếc gì, nhưng do nghiệp đời trước nên nay La-tuầndu phải chịu quả báo như vậy. Nếu không tin ông hãy thử đem thức ăn này đến cho ông ấy đi!

Xá-lợi-phất liền đem thức ăn đến cho La-tuần-du. La-tuần-du vội vã lấy ăn, bát liền rơi xuống đất lún sâu trăm trượng. Xá-lợi-phất dùng thần lực thâu bát về đưa lại cho La-tuần-du. La-tuần-du định lấy ăn thì bát lật đổ, tất cả thức ăn đều rơi xuống nước.

La-tuần-du trở về nhập định tư duy: “Tại sao mỗi khi ta khất thực với các Tỳ-kheo thì tất cả đều ôm bát không trở về, nay Xá-lợi-phất đem thức ăn thừa của Phật đến cho ta mà cũng bị đổ đi. Đây là tội báo đời trước mình phải nhận lấy”. Ngài lại tiếp tục tư duy giải trừ tội cấu đắc quả A-La-hán, ăn đất rồi nhập Niết-bàn.

La-tuần-du sở dĩ bị quả báo như thế là do kiếp trứơc đời Phật Duy Vệ ông là người tham lam không chịu bố thí. Mỗi bữa ăn ông đều trải áo xuống đất sợ cơm rơi ra ngoài. Một hôm có vị Sa-môn đi khất thực ngang. La-tuần-du gọi Sa-môn đến và nói:

– Ta nên lấy gì cho ông đây!

Liền cúi xuống bốc một nắm đất đưa cho vị Sa-môn.

Vị Sa-môn chú nguyện: “người này thật quá ngu si ta sẽ sớm độ ông ấy được giải thoát”.

Vì nhân duyên ấy thế nên trải qua nhiều kiếp sanh tử đến nay Latuần-du luôn chịu đói khát, đến khi đắc đạo phải ăn đất rồi mới nhập Niết-bàn.

La-tuần-du chính là người cho đất vị Sa-môn thuở trướ; còn vị Sa-môn là Ngài Xá-lợi-phất. Tội phước báo ứng, La-tuần-du tuy nay đã đắc đạo nhưng vẫn trả quả báo cũ. Người đời ngu si cho rằng làm ác không tội, thì chuyện của La-tuần-du là một bằng chứng cụ thể vậy.

( Trích kinh La-tuần-du ).

8. LA-TUẦN-DU KHẤT THỰC KHÔNG ĐƯỢC, ĐỨC PHẬT PHÂN CHIA CHÚNG TĂNG THÀNH NĂM BỘ:

Thời Phật tại thế chúng Tăng thường dùng vải quấn tử thi để may y phục. Về sau do nhân duyên Tỳ-kheo La-tuần-du khất thực không được Phật biết duyên nghiệp của ông ấy liền chia chúng Tăng thành năm bộ, trang phục cũng thành năm loại, và dạy. La-tuần-du mỗi ngày phải theo mỗi bộ khất thực.

Căn cứ theo đặc điểm của mỗi bộ mà Đức Phật quy định màu sắc y phục có khác nhau: Bộ Tát-hòa-đa thông đạt đạo lý dùng pháp độ sanh nên mặc ca-sa màu đen; bộ ca-diếp-duy tinh tấn dõng mãnh thường nhiếp hộ chúng sanh nên mặc ca-sa màu mộc lan; bộ Di-sa-tắc chuyên thiền định tư duy đề xướng lý Ưu-ba-cấp-đa huyền nên mặc ca sa-màu xanh; bộ Ma-ha-tăng -kỳ rộng học các kinh diễn thuyết nghĩa lý nên mặc ca-sa màu vàng. từ dó về sau khất thực mới được cúng dường.

Là vì sao? Vì La-tuần-du đời trước không có chút phước đức.

A-nan bạch Phật.

Bạch Đức Thế Tôn! La-tuần-du không chút phước đức sao được làm Sa-môn?

Phật đáp:

– Đời trước La-tuần-du là con một người hiền nhưng có tính tật đố. Mỗi khi thấy Sa-môn khất thực ngang ông liền đóng cửa lại và nói: “ chủ nhà đã đi vắng”. Hễ vị Sa-môn đến nhà nào thì ông bày những người trong nhà đó đóng cửa và cũng nói như vậy. Vì thế nên nay ông khất thực không được. Lại do thấy người khác cúng dường thức ăn cho Sa-môn liền khởi tâm thích làm Sa-môn. Nên nay được làm Sa-môn, tuy được Sa-môn nhưng luôn bị đói khát.

( Trích kinh Di Giáo Tam Muội quyển hạ )

9. ĐỒNG TỬ CA DIẾP CON CỦA TỲ-KHEO-NI TÁM TUỔI ĐẮC ĐẠO:

Phật ở thôn Xá-vệ. Lúc ấy trong thành có hai chị em đi xuất gia, một người đang mang thai. Các Tỳ-kheo-ni thấy bụng Tỳ-kheo-ni ấy càng ngày càng to, liền đuổi đi. Vì vậy cô ta đến bạch Phật. Phật bảo:

Nếu như mang thai từ lúc còn ở nhà thì không tội.

Sau đó Tỳ-kheo-ni sinh được đứa bé trai. Đặt tên là Ca Diếp. Năm lên tám tuổi Ca Diếp xuất gia, chứng quả A-la-hán.

Một hôm, Tỳ-kheo trẻ tuổi cùng mười sáu Tỳ-kheo khác, mỗi người cầm một cái gàu tắm đến sông A-kỳ-la tắm rửa. Họ lặn xuống, trồi lên, tát nước nhau, lội qua sông, vui đùa trên mặt nước.

Bấy giờ vua Ba-tư-nặc chưa tin Phật pháp đứng trên lầu thấy vậy càng không kính tin, liền nói với Mạc-lợi phu nhân:

– Bà hãy nhìn xem các đại sĩ phước điền của bà làm như vậy đó!

Mạc-lợi phu nhân dù rất tin Phật pháp nhưng cũng không dám nhìn, liền nói với vua:

– Có lẽ những vị ấy còn nhỏ tuổi xuất gia, mới thọ cụ túc chưa thuần giới luật, hoặc do Phật chưa chế giới này nên mới như vậy.

Đồng tử Ca diếp do thiên nhĩ thông, nghe được lời vua liền nói với các bạn:

Vua không chút tin Phật pháp còn Mạc-lợi phu nhân thì không vui. Nay tôi sẽ làm cho nhà vua phát tâm hoan hỷ.

Tất cả liền nói: “Hay thay! Hay thay!”

Thế rồi, mỗi người cầm một cái gàu múc đầy nước để trước mặt, ngồi kiết già thành một hàng, lướt trên hư không bay ngang qua cung điện của vua. Mạc-lợi phu nhân đang ngồi bổng thấy bóng người ngồi kiết già chiếu xuống đất, liền ngước lên xem thì thấy những vị Tỳ-kheo ấy ngồi kiết già thành hàng, trước mặt họ có một gàu nước, bay trên hư không giống như đàn nhạn. Thấy vậy Bà rất vui mừng tâu vua:

– Thiếp đã nhìn thấy oai đức các phước điền của thiếp rồi.

Vua cũng thấy như thế hết sức vui mừng nói:

– Hay thay! Hay thay! Ta được thiện lợi! Mong những Tỳ-kheo này mãi mãi là ruộng phước cuả cả nước.

Đức Phật biết được việc nầy liền chế giới không cho làm như vậy nữa.

(Trích luật Tăng Kỳquyển 9, 10, văn ở Thập Tụng cũng giống nhau).

10. MẠT XIỂN ĐỀ HÀNG PHỤC RỒNG DỬ:

Ở nước Kế Tân, lúc vừa mới trổ bông thì bị Long vương A-la Bàlâu làm mưa bão khiến cho lúa chết hết cả. Năm vị Tỳ-kheo gồm đại đức Mạc xiển đề… từ nước Ba-tra-lợi-phất bay đến núi Tuyết dừng lại trong ao của Long vương A-la-Bà-lâu, rồi đi đứng nằm ngồi trên mặt nước.

Quyến thuộc của Long vương thấy vậy, vào tâu lại với Long vương. Long vương nổi trận lôi đình, dùng mọi thần lực làm mưa bão sấm chớp… núi rừng nghiêng ngã cây cối gãy đỗ tả tơi. Rồng còn phun ra khói lửa, làm mưa đá trút đổ xuống… nhằm làm cho đại đức Mạt-xiên-đề kinh sợ. Long vương lại kêu gọi binh lính kéo đến nhưng Mạtxiển-đề không chút nao núng.

Mạt-xiển-đề nói:

– Ngươi mời tất cả chư Thiên và loài người đến để uy hiếp ta, hoặc lấy núi Tu-di và các núi khác ném vào người la… Ta cũng không sợ chút nào.

Ngài thuyếp pháp hoá độ Long vương làm nó dần dần tin phục. Long vương nghe pháp xong xin thọ tam quy giới và cùng với quyến thuộc xin làm đệ tử của Ngài. Các loài quỷ như: Dạ-xoa, Càn-thát bà, Cưu-bàn Trà nghe pháp đều tin phục cũng xin làm đệ tử của Ngài. Tất cả các loài đều tỏ được đạo mầu

Mạt-xiển-đề bảo loài rồng và loài quỷ:

Các ngươi từ nay về sau chớ có sân hận làm hại người làm chết ca lúa thóc, phải khởi lòng từ để được an vui.

Tất cả bọn chúng cúi đầu đảnh lễ nghi nhận lời chỉ giáo của Ngài và bày tòa bảy báu thỉnh Ngài ngồi. Long vương đứng hầu bên quạt cho Ngài. Dân chúng trong nước Kế-tân Kiền-đà-lặc-xoa biết được việc này cung kính Ngài hết mực. Tất cả đều nghe pháp và có rất nhiều ngườichứng đắc đạo quả.

(Trích luật Thiện-kiến, Tỳ-Bà-sa quyển hai )

11. MA-SẨN -ĐÀ GIÁO HOÁ VUA THIÊN ÁI ĐẾ TU:

Vào thời vua A-dục Đức Phật đã vào Niết-bàn khoảng hơn hai trăm năm. Lúc này Tỳ-kheo Ma-sẩn-đà đi đến nước Sư Tử. Gặp lúc vua đi săn, có vị thần cây muốn vô gặp mặt Ma-sẩn-đà nên hoá làm một con nai nhởn nhơ ăn cỏ ở gần vua. Vua định giương cung bắn nhưng lại nghĩ ; “Ta phải nhắm kỹ hơn mới được”. Nai bèn quay lại, nhắm đường Xà-đa-Bà-la mà chạy. Vua đuổi sát theo sau, nhưng gần đến chỗ Masẩn-đà nai liền biến mất.

Ma-sẩn-đà liền nghĩ:” ta sẽ dùng thần lực để vua chỉ thấy mình ta”. Nghĩ rồi Ma- sẩn – đà liền gọi tên vua: Đế Tu hãy đến đây.

Vua mghe gọi tên mình liền nghĩ: Dân chúng trong nước này ai dám gọi tên ta? Đây là kẻ nào vậy? Hay là người mặc áo bá nạp màu đỏ đã gọi tên ta?

Vua nghi ngờ không biết người ấy là ai? là người hay là quỷ.

Ma- sẩn -đà đáp: Ta là sa- môn dòng họ thích, vì thương vua nên lặng lội từ Diêm Phù Lợi cố ý đến đây.

Lúc bấy giờ vua Thiên ái- đế-tu cùng với vua A-dục thường quan hệ thư từ qua lại thân hữu với nhau, dâng tặng nhau các vật trân bảo.

Ma-sẩn-đà nói vơi vua Thiên-ái-đế-tu: ta có ba món báu dâng cho vua mà những báu vật của Ngài ở thế gian không sánh được.

Ngài thuyết ba pháp quy y.cho vua nghe vua thọ Tam quy làm Ưu -bà-tắc. Ngài còn dạy nhân quả báo ứng cho nhà vua.

Tại chỗ săn bắn, vua nhớ đến trong thư, vua A-dục vương có nhắc đến vị Tỳ-kheo này, liền bỏ cung tên đến chào hỏi vị Sa-môn. Ngài thuyết pháp, vua vàtất cả những người tuỳ tùng đều thọ tam quy. Vua yêu cầu Ma-sẩn-đà thuyết pháp. Ma-sẩn-đà gọi Sa-di Tu-ma-na, nói:

– Ta nay sẽ thuyết pháp, ông có thể xướng chuyển pháp luân được không?

Sa-di đáp: Con sẽ xướng khiến âm thanh vang đến đâu – khiến âm thanh vang khắp nước Sư-tử

Lúc ấy Tu-ma -na nhập Tứ thiền, sau đó xuất thiền chuyển pháp luân. Nhân dân trong nước Sư- ử đều nghe được, trời thần trong hư không đến hội họp. Sa-di xướng ba lần xong, pháp sư Ma-sẩn-đà thuyết pháp. Vô số trời người đều được tỏ ngộ.

(Trích luật Thiện-kiến, Tỳ-Bà-sa quyển hai )

12. PHẦN-NA TRƯỚC KIA LÀM NGƯỜI HÀ TIỆN, VỀ SAU GẶP PHẬT ĐẮC ĐẠO:

Người dân nước Na Lợi ở gần bờ biển Nam hải chuyên làm nghề tìm trân châu, chiên đàn. Có hai anh em nhà nọ, cha mẹ đều qua đời nên muốn chia gia tài. Nhà họ có một đứa đầy tớ tên là Phần -na. Người này tuổi tuy nhỏ nhưng rất thông minh, lại giỏi buôn bán. Vào biển đi buôn không việc gì chẳng biết.

Một hôm hai anh em bàn với nhau, chúng ta sẽ chia tài sản bằng cách: một phần là tất cả tài sản, một phần là được đứa ở Phần-na.

Thế là họ bốc thăm, người em được Phần-na. Anh ta liền dắt vợ con và đứa ở ra khỏi nhà.

Thời buổi bấy giờ làm ăn rất khó khăn, tuy được đứa ở giỏi, nhưng vẫn sợ không sống nổi, vì thế họ rất lo buồn. Phần-na thấy vậy thưa với chủ:

Xin ông đừng lo buồn, con sẽ tìm cách, chẳng bao lâu nữa ông sẽ giàu có hơn anh của ông.

Ông chủ đáp: nếu được như vậy ta sẽ trả tự do cho ngươi.

Vợ của người em có một ít nữ trang bằng châu báu, liền đưa cho Phần-na làm vốn.

Bấy giờ, lúc nước triều lên, người dân trong thành thường đến ven sông để kiếm củi. Lúc ấy Phần-na cầm hạt châu ra ngoài thành, gặp một đứa ăn xin đang gánh củi. Trong bó củi đó có cây Ngưu-đầu-chiên -đàn-hương, có thể trị được bệnh nặng. Loài cây này rất quý hiếm, một cây đáng giá ngàn vàng. Phần-na biết được, liền lấy hai đồng tiền vàng mua bó củi đem về chặt thành một ngàn khúc.

Một hôm có trưởng giả bị mắc bệnh nặng, cần có hai lạng gỗ ngưu- đầu-chiên-đàn-hương hoà chung với thuốc nhưng tìm mãi không ra. Phần-na đem Ngưu-đầu-chiên-đàn-hương đến bán được hai nghìn lượng vàng. Đến khi bán hết Ngưu-đầu-chiên-đàn-hương thì nhà người em giàu hơn nhà người anh gấp mười lần.

Người em rất cảm động và biết ơn Phần Na nên giữ lời hứa thả tự do cho nó, muốn đi đâu tuỳ ý. Phần-na từ biệt chủ lên đường học đạo. Nó đến nước Xá-vệ gặp Phật quỳ xuống đảnh lễ thưa: “Con sinh ra trong dòng hà tiện nhưng tâm ưa thích đạo đức, xin Đức Thế tôn từ bi tế độ con.

Phật nói: Thiện lai! tóc trên đầu Phần-na tự nhiên rơi xuống, áo đang mặc biến thành ca-sa, trở thành Sa-môn, nghe Phật thuyết pháp liền đắc quả A-la- hán.

Phần-na nghĩ: Ta nay đắc lục thông, sống chết tự tại, đều nhờ ơn chủ. Nay ta sẽ độ ông ta và giáo hóa người trong nước đó”.

Thế rồi Tôn giả Phần-na trở về nước, đến nhà chủ cũ. Người chủ vui mừng mời ngồi, đãi thức ăn. Ngài ăn xong, rữa tay rồi bay lên hư không hiện các thứ thần biến, từ thân xuất ra nước và lửa, toả ánh sáng chiếu khắp thân. Ngài nói với chủ: Thần phước này đều nhờ phước của ông trả tự do, tôi mới đến chỗ Phật học đạo và được như ngày nay.

Ông chủ nói: Ôi! sự biến hoá lỳ diệu thay! Tôi muốn gặp Thế tôn, mong được Ngài giáo hoá.

Phần Na đáp: Ông nên chí thành chuẩn bị thức ăn. Phật là bậc thông đạt ba trí, ắt sẽ tự đến.

Người chủ nghe theo lời Phần-na, thức suốt đêm để chuẩn bị thức ăn, rồi hướng về nước Xá- vệ, thắp hương quỳ gối chắp tay thỉnh Phật: “Cúi xin Đức Thế Tôn độ hết tất cả”. Phật biết được tâm niệm của người này liền cùng với năm trăm vị la- hán dùng thần túc bay đến nhà ông ta. Vua dân trong nước thấy đều kinh ngạc liền đến chỗ Phật, năm vóc sát đất đảnh lễ Phật và ngồi vào chỗ của mình. Phật và Thánh chúng thọ trai xong, Phật thuyết pháp cho chủ nhân và vua quan. Tất cả đều lãnh hội xin thọ ngũ giới làm đệ tử của Ngài. Ông chủ ở trước Phật tán thán Phần-na: “Lúc ở nhà thì siêng năng, xuất gia thì đắc đạo, thần đức cao vời, cả nước đều nhờ Ngài mà được tế độ. Ta nay nên lấy gì để đền đáp công ơn ấy “.

Lúc ấy thế Tôn khen ngợi Phần-na, nói kệ:

Tâm đã ngừng nghỉ
Ngôn hành cũng dừng
Từ đó giải thoát
Trở về vắng lặng
Xả dục không chấp
Ra khỏi ba cõi
Vọng tâm đã dứt
Gọi là Thượng nhân
Dù ở tụ lạc
Hay nơi hoang dã
Sống chỗ đất bằng
Hay vùng núi cao
Làm điều chơn chánh
Không tạo lỗi lầm
Là nơi nương tựa
Cho cả chúng sanh
Thích nơi vắng lặng
Người đời khó làm
Hay thay! Tuyệt dục
Không còn ham muốn.

Người chủ và vua nghe xong càng thêm vui mừng, xin được cúng dường suốt bảy ngày, và họ đều đắc quả Tu-đà-hoàn.

(Trích kinh Pháp Cú quyển 1)

13. KHI TRỜI NÓNG, MA-HA-CA-DIẾP HIỆN GIÓ MÁT MƯA PHÙN:

Đức Phật cùng với chúng Tỳ-kheo ở trong rừng Am-la nơi tụ lạc Am-la Bấy giờ có trưởng giả Chất-đa-la thưa với vị thượng tòa.

– Xin các tôn giả ở tại rừng này nhận sự cúng dường của con.

Các thượng tòa nhận lời, hằng ngày các Ngài đắp y, ôm bát đến nhà trưởng giả. Trưởng giả tự tay mình cúng dường nhiều thức ăn ngon. Thọ thực xong các thượng tòa thuyết pháp cho trưởng giả. Trưởng giả nghe pháp vô cùng hoan hỷ. Các thượng tòa ở đây thường được cúng dường thức ăn ngon.

Vào một ngày cuối xuân, thời tiết nóng bức người đi lại rất khó khăn. Lúc ấy có vị hạ tòa tên Ma-ha-ca-diếp thưa với các thượng tòa:

– Ngày nay quá nóng! Con muốn nổi mây làm mưa, thổi gió mát.

Vị thượng tòa đáp:

– Được vậy thì tốt quá!

Ngài Ma-ha-ca-diếp liền nhập tam muội như vào chánh thọ ngay lúc ấy mây nỗi lên mưa phùn rơi xuống, gió mát nhè nhẹ từ bốn phương thổi đến cửa Tinh Xá. Rồi Ngài thâu thần trở vào phòng mình.

Lúc ấy trưởng giả nghĩ:

– Tỳ-kheo hạ tòa nhỏ nhất mà có được thần thông như vậy, huống gì các bậc thượng tòa, trung tòa.

Trưởng giả đảnh lễ chư Tỳ-kheo, rồi đến phòng Ma-ha-ca-diếp lễ dưới chân Ngài thưa:

– Thưa tôn giả! Con muốn được thấy Ngài biến hiện thần thông.

Ngài Ma-ha-ca-diếp nói:

– Tôn giả chớ nên như thế!

Ba lần thỉnh không được trưởng giả lại thỉnh lần nữa.

Ngài Ma-ha-ca-diếp nói:

– Ông hãy ra ngoài gom củi khô thành đống, lấy một tấm da phủ lên trên.

Trưởng giả làm y như lời Ngài dạy, rồi trở vào thưa với Ngài.

Bấy giờ Ngài Ma-ha-ca-diếp liền nhập hỏa quang tam muội, phát ra lửa, xuyên qua lổ hỏng cánh cửa, thiêu rụi đống củi nhưng tấm dạ không cháy.

Ngài nói với tôn giả:

– Ông đã thấy chưa?

Trưởng giả đáp:

– Con đã thấy rồi! Thật là kỳ lạ!

– Ông nên biết những điều này đều lấy không phóng dật làm gốc, nhờ không phóng dật nên đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, nhẫn đến các quả vị khác.

– Thưa Ngài tôn giả! Xin Ngài ở luôn trong rừng này, con xin suốt đời cúng dường tứ sự đầy đủ.

Ngài Ma-ha-ca-diếp do có nhân duyên phải đi, nên không nhận lời thỉnh cầu của trưởng giả. Trưởng giả nghe pháp xong làm lễ rồi lui ra.

( Trích kinh Chất-đa-la Trưởng Giả )

14. LA-HÁN NGUYỆN TÚC CHUYÊN GIÁO HÓA NGẠ QUỶ

Một hôm, La-hán Nguyện Túc gặp con quỷ xấu xí ai thấy cũng sợ hãi lông tóc dựng ngược. Thân nó phát ra lửa, nóng như một đóng lửa lớn, dòi, trùng,máu,mủ trong miệng tuôn ra ràn rụa, mùi hôi xông lên không ai dám đến gần. Có lúc miệng khạc ra lửa xa vài mươi trượng; có lúc mắt, tai, mũi, lưỡi, tay, chân đều phóng ra lửa mấy mươi trượng, môi thòng xuống giống như mỏ heo rừng. Thân cao to đến một do tuần. Tay cào cấu vào mình, kêu la gào khóc, chạy như điên cuồng.

Lúc ấy La-hán Nguyện Túc hỏi:

– Đời trước ngươi tạo tội gì mà nay chịu khổ như vậy?

– Đời trước tôi làm Sa-môn luyến tiếc phòng xá, thân giữ oai nghi nhưng miệng lại nói lời thô ác. Nếu thấy Tỳ-kheo trì giới tinh tấn thì mắng chưởi, nhìn họ bằng cặp mắt ác cảm, ỷ vào dòng họ giàu sang cho rằng không chết nên tạo vô số tội ác. Thà dùng dao cắt lưỡi từ kiếp này đến kiếp khác chớ không nên một lần phỉ báng Tỳ-kheo tinh tấn. Nếu trở lại cõi Diêm Phù Đề Ngài hãy đem thân hình tôi để răn dạy Tỳ-kheo, cố giữ gìn khẩu nghiệp chớ nói năng bừa bãi. Nếu gặp Tỳkheo giữ giới nên ngợi khen công đức của họ. Từ khi tôi thọ thân ngạ quỷ đến nay, trải qua mấy ngàn trăm vạn năm chịu sự khổ não như vậy. Sau khi tôi chết lại đọa vào địa ngục. Nói xong quỷ kêu khóc thảm thiết ngã xuống đất như Thái Sơn sụp đổ, trời nghiêng đất lỡ. Đây là do khẩu nghiệp tạo tội nên bị như vậy. Người giữ gìn khẩu nghiệp phước báu vô lượng.

Lúc Đức Phật Ca Diếp ra đời thuyết pháp giáo hóa cùng khắp, rồi vào vô dư Niết-bàn sau khi Ngài Niết-bàn thì có Tỳ-kheo Tam Tạng Huỳnh Nhan chúng Tăng thưa với Ngài Huỳnh Nhan rằng: “Tất cả tạp sử không làm cho Ngài xao động, xin Ngài hãy thuyết pháp cho đoàn hậu học”.

Tỳ-kheo Tam Tạng trong lòng khinh miệt nhưng vẫn theo lời thỉnh của tăng chúng mà thuyết pháp. Khi thăng tòa ông giảng kinh nghĩa và kêu những người theo học là:

Hãy mau tới đây tên voi.
Kế gọi là tên ngựa ngựa.
Thứ ba là tên lạc đà.
Thứ tư là tên lừa.
Thứ năm là tên heo.
Thứ sáu là tên dê.
Thứ bảy là tên yết kỳ.
Thứ tám là tên sư tử.
Thứ chín là tên hổ.
Thứ mười là tên chim.
Thứ mười một là tên gấu.

Cứ như vậy nói hết loài chim đến loài thú, không thể tính kể.

Tam Tạng Huỳnh Nhan miệng thốt ra vô số lời ác, tuy giảng kinh nhưng không tránh khỏi tội lỗi. Sau khi chết đọa vào địa ngục mấy ngàn vạn kiếp chịu vô lượng khổ mà tội cũng chưa hết. Đến khi ra khỏi địa ngục sanh vào loài ở dưới nước. Làm một con vật thân hình to lớn có một trăm cái đầu. Các loài khác thấy đều tránh xa.

(Trích kinh Hộ Khẩu)

15. SA YẾT HÀNG PHỤC RỒNG DỮ:

Đức Phật tại nước Xá-vệ, bấy giờ có một người nghèo ở nước Na-da làm nghề thợ cạo đến khi lúa chín được họ trả cho một hộc. Giữa đường về nhà bổng gặp lại người ban cũ hai người bèn rũ nhau đi uống rượu, khi trở lại thì lúa đâu mất tìm khắp nơi không thấy, trong lòng nỗi giận thề rằng: “sau khi ta chết sẽ sanh làm rồng lớn phá hoại nước nầy. Quả thật như vậy, đến khi mạng chung sanh làm loài rồng lớn khiến cho nước ấy mưa gió trái mùa. Đức Phật nghĩ đến sự đói khát của dân chúng nên bảo Tỳ-kheo Sa yết đến giáo hóa rồng ấy. Rồng thấy Tỳ-kheo liền khởi tâm ác xuống giết hết người trong nước ấy và Tỳ-kheo Sa yết. Sa yết hóa bình bát che khắp cả nước rồng liền làm mưa muốn cho cả nước ngập chết hết. Tỳ-kheo Sa yết nương oai thần của Đức Phật khiến cho rồng thấy cả nước đều được an ổn như cũ. Rồng lại nỗi giận lại làm tuyết lớn, Tỳ-kheo Sa yết dùng tay gom về một nơi thâu vào bình bát, rồi đi vào nhà rồng, rồng đi ra, Tỳ-kheo đi ra, rồng đi vào Tỳ-kheo đi vào cứ như vậy mãi cuối cùng rồng phải quỳ xuống thưa rằng: “Ngài là thần gì mà làm tôi khổ sở như vậy”?

Tỳ-kheo đáp:

– Ta là đệ tử của Phật.

Rồng nói:

– Tôi muốn đi theo Ngài để quy Phật.

Tỳ-kheo Sa yết liền lấy thùng vuông đựng rồng vào trong ấy. Mọi người thấy Tỳ-kheo bắt được rồng đều rất vui mừng. Hỏi:

– Đại nhân là thần gì mà trừ được hoạn nạn của cả nước vậy?

– Ta là đệ tử Phật.

– Phật có thể gặp được không?

– Được.

Ta phải trở về bây giờ đã quá giờ khất thực rồi, nghe vậy có người cúng dường cơm có người cúng dường rượu. Tỳ-kheo ngồi dưới gốc cây thọ thực, say nằm lăn ra đó, rồng, ca Sa, bình bát mỗi thứ một nơi. Bấy giờ Đức Phật mĩm cười phóng ra ánh sáng năm màu. A-nan thỉnh Phật Phật nhân đây mà nói bốn việc:

  1. A-La-hán không nhập tam muội thì không biết hết các sự việc.
  2. Không phải lúc nào cũng có được thần thông.
  3. Khuyên ép người cúng dường.
  4. Trong thân còn có trùng.

A-la-hán do bốn việc nầy mà không bằng Phật. Bấy giờ có vị Bồtát nghe sự việc nầy lòng thêm kiên cố. Đức Phật bảo Ngài Mục-kiềnliên đến chổ Tỳ-kheo Sa yết thâu nhiếp rồng về. Đức Phật thuyết pháp cho rồng nghe về túc nghiệp của nó, trong lòng cởi mở oán thù xin thọ năm giới, hành mười điều thiện, đắc quả Tu-đà-hoàn.

A-nan bạch Phật về nhân duyên nầy. Phật đáp:

– A-la-hán không đói khác nhân ba sự việc mà thấy say:

  1. Ý Đức Phật muốn giáo hóa Bồ-tát.
  2. Không muốn trái ý những người cúng dường.
  3. Sợ đệ tử Đức Phật chưa đắc đạo uống nhiều rượu mà phạm lỗi. Vì hiện sự việc này nhắc nhở hang đệ tử Phật giữ gìn giới luật. Tỳ-kheo Sa yết tuy uống rượu nhưng không say.

( Trích kinh Sa yết Tỳ-kheo Công Đức)