KINH LUẬT DỊ TƯỚNG

Đời Lương, nhóm Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng v.v… biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

  1. Xá-lợi-phất thối tâm Đại thừa hướng Tiểu thừa.
  2. Cuộc đời Ngài Xá-lợi-phất từ sanh đến xuất gia đắc đạo.
  3. Xá-lợi-phất thỉnh Phật chế giới.
  4. Người tưới vườn tắm cho Ngài Xá-lợi-phất được sanh thiên.
  5. Xá-lợi-phất giáo hoá trăn người.
  6. Sự vi diệu của định lực Kim Cang.
  7. Xá-lợi-phất cố chấp khó cầu thỉnh.
  8. Xá-lợi-phất nhập Niết-bàn trước Phật.
  9. Xá-lợi-phất và Mục-kiền-lir6n thi thố thần thông.
  10. Ngài Mục-kiền-liên hóa cầu báu đòn Phật qua sông.
  11. Mục-kiền-liên làm lễ vu lan cứu mẹ.
  12. Mục-kiền-liên bị ma quấy phá.
  13. Ngài Mục-kiền-kiên khuyên em bố thí và chỉ cho thấy quả báu.
  14. Mục-kiền-liên hàng phục các Bồ-tát khinh mạn
  15. Mục-kiền-liên hàng phục các Phạm chí.
  16. Mục-kiền-lên giáo hóa chư quỷ thần.
  17. Mục-kiền-liên hàng phục Long vương.
  18. Mục-kiền-liên dời ao vô nhiệt hiện chim cánh vàng.
  19. Mục-kiền-liên ba lần nhìn không đúng.
  20. Mục-kiền-liên lòng thật việc sai.

1. XÁ-LỢI-PHẤT THỐI TÂM ĐẠI THỪA HƯỚNG TIỂU THỪA:

Trong sáu mươi kiếp tu hạnh Bồ- tát, Ngài Xá-lợi-phất muốn thực hành hạnh bố thí ba-la-mật. Bấy giờ có một người đến xin mắt của Ngài. Xá-lợi-phất bảo:

– Mắt không dùng được, ông xin làm gì? Nếu cần thân ta và tài vật thì ta sẽ cho.

– Tôi chỉ muốn xin mắt của Ngài.

– Xá-lợi-phất liền móc một con mắt đưa cho ông.

– Người kia lấy mắt quăng xuống đất rồi giẩm lên.

Xá-lợi-phất nói: Những người như thế này thật khó độ, chi bằng tự mình điều phục để sớm thoát sanh tử. Thế rồi Ngài hướng tâm về Tiểu thừa.

(Trích luận Trí Độ quyển 12 )

2. CUỘC ĐỜI NGÀI XÁ-LỢI-PHẤT TỪ SANH ĐẾN XUẤT GIA ĐẮC ĐẠO:

Ở nước nam Thiên Trúc có một vị Bà-la-môn tên Đề- xá, là một vị luận sư nổi tiếng. Vợ ông mang thai, mộng thấy một người thân mặc áo giáp tay cầm chuỳ kim cang đập phá hết các núi rồi đứng một bên.

Đề-xá nghe vợ kể lại, bảo:

– Bà sẽ sanh một đứa con trai có tài luận nghị hơn các vị luận sư khác nhưng nó không làm tròn bổn phận của một người đệ tử.

Người mẹ sau khi mang thai thì trở nên thông minh, có đủ khả năng luận nghị với người khác.

Em của bà là Câu- hy- la mỗi lần cùng với bà luận nghị đều bị thua. ông biết đứa bé chị mình đang mang thai sẽ là người có trí tuệ lớn, cho nên ông bỏ nhà đi học đạo, học đến nỗi không rảnh để cắt móng tay nên người bấy giờ gọi ông là phạm chí Trường Trảo.

Người chị sau khi sanh con được bảy ngày, đặt tên Ưu-ba-đề-xá. Người bấy giờ vì quan niệm do mẹ sanh ra cho nên hợp với tên me gọi là Xá- lợi-phất.

Mới tám tuổi Xá-lợi-phất đã tụng thuộc lòng mười tám bộ kinh, thông hiểu hết tất cả các sách vở. Bấy giờ ở nước Ma-gìa- đà có hai anh em Long vương tên Kiết- lợi và Bà- dà- la luôn tuôn mưa xuống làm cho đất nước lúc nào cũng đầy đủ. Dân chúng vì cảm ơn ấy cho nên vào tháng trọng xuân, tất cả đều tụ tập đến chỗ rồng ở để thiết hội lớn, trỗi nhạc vui chơi cho đến sáng ngày mai mới dứt. Từ xưa đến nay tập tục này không hề thay đổi. Trong hội người ta sắp đặt bốn toà cao dành cho: vua, thái tử, đại thần và các luận sư. Khi ấy Xá-lợi-phất mới tám tuổi, Ngài quan sát sắc thái chí hướng của những người đang dự hội thì thấy không ai bằng mình. Liền thăng tòa luận sư ngồi kiết già.

Mọi người đều nghi hoặc lạ lùng, có người cho là trẻ con ngu si vô trí; có người cho là cậu bé trí tuệ hơn người. Tuy họ đều khen sự thần dị của Ngài nhưng cũng cảm thấy hổ then vì Ngài tuổi nhỏ, không thể cùng nói chuyện nên họ đều sai các đệ tử nhỏ tuổi của mình lên hỏi.

Bị hỏi, Ngài Xá-lợi-phất trả lời rất trôi chảy, từ ngữ nghĩa lý tuyệt vời sâu sắc.

Khi ấy, các vị luận sư đều khen chưa từng có. Tất cả kẻ ngu người trí đều khuất phục.

Vua rất vui mừng liền ra lệnh các quan hữu ty phong cho Xá-lợiphất một tụ lạc để cung cấp cho Ngài, người lớn trẻ nhỏ trong nước đều rất vui mừng.

Bấy giờ có con của Kiết-chiêm- sư- tử tên Câu- luật đà, họ Đại mục-kiền- liên là bạn thân với Xá-lợi-phất. Xá-lợi-phất tài cao hơn người, kiến thức khó ai bì. Mục kiền- liên ngay thẳng phóng khoáng, trí tuệ hơn người. Cả hai tài trí ngang nhau, cử chỉ hành động hẳn đều như nhau. họ hứa kết bạn trọn đời. Về sau cả hai đều không thích cuộc sống thế tục nên xuất gia học đạo, làm đệ tử của phạm chí San- xà- dạ. Một hôm hai người hỏi thầy – Kết quả của việc cầu đạo là gì?

– Từ khi ta cầu đạo trải qua nhiều năm không biết có đạo quả hay không. Ta chẳng phải là người cầu đạo ư? Mà cũng không đạt kết quả gì.

Ngày nọ thầy bị bệnh, Xá-lợi-phất đứng phía đầu, Mục- kiền- liên đứng dưới chân khóc than sợ thầy chết. Thầy thương xót họ và cười. Cả hai hỏi thầy có ý gì mà cười. Thầy trả lời:

Người đời không có sự hiểu biết bị ân ái trói buộc. Ta thấy vua nước Kim Địa chết, đại phu nhân của vua tự nhảy vào lửa để mong được ở chung một chổ. Nhưng hai vị này hành động và quả báo khác nhau cho nên chỗ sanh về hoàn toàn cách biệt.

Lúc ấy, Xá-lợi-phất cùng Mục-Kiền-liên ghi lại những lời dạy của thầy, vì muốn kiểm chứng đúng sai.

Về sau có một thương buôn từ nước Kim Địa xa xôi đến nước Magìa-đà. Hai Ngài đến hỏi thì quả đúng như lời thầy nói. Họ mới an ủi, than rằng:

– Chúng ta chẳng phải người cầu đạo sao? Hay là thầy có điều giấu chúng ta?

Hai người cùng thệ nguyện: “Nếu ai gặp được vị cam lộ trước phải cho nhau cùng nếm”.

Đức Phật sau khi độ cho một ngàn đệ tử của anh em Ca- diếp xong lần lượt đến thành Xá- vệ.

Khi ấy, tỳ- kheo A-thuyết-thị (một trong năm người) đắp y ôm bát vào thành khất thực.

Xá-lợi-phất nhìn thấy dung mạo trầm lặng khác thường của Ngài liền đến hỏi:

– Thầy của Ngài là ai?

– Thái tử dòng họ Thích. Vì nhàm chán sự khổ của già bệnh chết nên xuất gia học đạo, đắc quả vô thượng Bồ- đề. Đó là thầy tôi.

– Ngài có thể nói lại lời dạy của thầy Ngài cho tôi nghe được không?

– Tôi tuổi nhỏ, hiểu biết cạn cợt đâu thể nói những lời cao cả của bậc Chí chơn Như-lai.

– Xin Ngài nói nghĩa quan trọng cốt yếu thôi.

– Ngài A- thuyết-thị nói:

“Các pháp từ duyên sanh
Cũng từ nhân duyên diệt”.

Nghe xong Ngài Xá-lợi-phất đắc sơ quả (kinh Xuất Diệu, Mục ghi đắc quả Vô Trước) rồi liền đem kệ ấy nói cho Mục-kiền-liên. Nghe – Kiền-liên cũng đắc sơ quả. Sau đó mỗi người đều dẫn hai trăm năm mươi đệ tử đến chỗ Phật.

Từ xa, đức Phật nhìn thấy họ, liền chỉ Xá-lợi-phất và nói: Đó là người trí tuệ bậc nhất trong hàng đệ tử của ta. Ngài lại chỉ Mục-kiền- liên nói: Đây là người thần thông đệ nhất. Nay họ dẫn đệ tử đến đây xin xuất gia.

Gặp Phật, Ngài Mục- kiền-liên và Xá-lợi-phất thưa:

– Bạch Thế- tôn! Chúng tôi xin theo Phật pháp xuất gia.

Phật bảo: Thiện lai Tỳ- kheo! Lập tức râu tóc của họ tự rụng, thân mặc pháp phục, y bát đầy đủ, thành tựu giới thể.

Nữa tháng sau vì nghe Phật thuyết pháp cho phạm chí Trường Trảo nên Xá-lợi-phất đắc quả A-la- hán.

( Trích luận Đại Trí Độ quyển 11 )

3. XÁ-LỢI-PHẤT THỈNH PHẬT CHẾ GIỚI:

Phật ở thành xá- vệ, Ngài Xá-lợi-phất thỉnh Phật chế giới, chư tỳ- kheo thưa:

– Tại sao chưa có lỗi mà xin chế giới?

Phật bảo:

– Xá-lợi-phất không chỉ ở đời này khi chúng Tăng chưa có lỗi đã xinta chế giới mà trong quá khứ cũng đã như vậy.

Tại một thôn nọ, nhân dân cư sĩ chưa có phạm lỗi lầm, Xá-lợi-

phất cũng đã từng thỉnh ta chế các hình phạt.

Lúc ấy có vua Tịnh Xưng ở thành Ba-la-nại, nước Ca-thi. Vua Tịnh Xưng dùng giáo pháp cai trị giáo hoá dân chúng, lại tu hạnh bố thí, trì giới, thoát khỏi các ân ái của cuộc đời. Dân chúng giàu có hạnh phúc an vui,khắp trong thôn xóm nhà nào cũng rộn tiếng gà gáy. Cả nước đều tôn kính nhau, họ thường làm các nhạc cụ vui chơi.

Khi ấy vị thần tên Đào-lợi có nhiều kế sách, tâu vua:

Ngày nay nước nhà tự nhiên giàu có an vui, dân chúng đều tôn kính nhau, xin bệ hạ hãy lập ra các hình phạt chớ để dân chúng tự do quá mà sanh lỗi lầm.

Vua bảo: Khanh là vị đại thần thông minh có trí tuệ thì phải hiểu. Nay trong nước có nhiều tầng lớp, không thể chế hình phạt cho hết được. Nếu chế thì những người khác sanh hiềm khích. Đại thần như một lần bị quở trách.

Vua vì muốn khai mở tâm ý đại thần nên nói kệ:

Người buông lung giận dữ
Lòng thương điều phục họ
Dùng chánh pháp dạy dân
Khiến họ không oán ghét.

Đại thần cảm động vui mừng cũng nói kệ:
 
Bệ hạ bậc tối thắng
Cai trị lâu ở đời
Dùng đạo trị chúng sanh
Lòng từ rộng vô biên.

Phật bảo Tịnh Xưng tức là thân ta, đại thần là Xá-lợi-phất vậy (Trích luật Tăng Kỳ quyển 1)

4. NGƯỜI TƯỚI VƯỜN TẮM CHO NGÀI XÁ-LỢI-PHẤT ĐƯỢC SANH THIÊN:

Vào một mùa hạ nọ, khí hậu nóng bức, Ngài Xá-lợi-phất đến vườn Am-la. Trong vườn có một người đang múc nước giếng tưới cây. Người này không có lòng tin nhiều với Phật nhưng vừa nhìn thấy Ngài Xá-lợi-phất thì liền phát một chút lòng tin, và gọi:

– Xin đại đức hãy đến đây cởi y ngồi dưới gốc cây tôi múc nước tưới cây thì tưới lên Ngài luôn, cả hai đều có lợi.

Ngài Xá-lợi-phất nhận lời người kia ngồi dưới gốc cây. Tắm xong Ngài cảm thấy thân thể mát mẽ thoải mái dễ chịu, tùy ý du hành.

Đêm đó, người tưới cây mạng chung, được sanh lên cõi trời Đao Lợi có oai lực lớn, lần lượt được làm Thích-đề-hoàn-nhân. Liền tự nghĩ rằng: “Do nhân duyên gì ta được sanh lên đây”?

Sau đó Thích-đề-hoàn-nhân tự quán túc mạng của mình, biết được nhờ chútlòng tin cạn mõng người khách tưới cây múc nước dội tắm cho ngai Xá- lợi-phất mà được như hôm nay. Nếu lòng tin của ta sâu dày, biết chắc chắn có quả báo thì ta sẽ sắp đặt bồn tắm để cúng dường Ngài. Ta tự biết công đức của mình tuy ít nhưng nhờ gặp ruộng tốt nên mới được quả báo nhiều như thế.

Nghĩ rồi người kia liền đến chô Ngài Xá-lợi-phất rãi hoa cúng dường. Xá-lợi-phất nhân lòng tin trong sạch của ông ta mà thuyết pháp yếu khiến cho đắc quả Tu-đà-hoàn.

( Trích kinh Tạp Tạng )

5. XÁ-LỢI-PHẤT GIÁO HOÁ TRĂN NGƯỜI:

Ngày xưa, một hôm ở nước Xá-vệ có một trận mưa máu. Vua cùng quần thần rất kinh sợ lạ lùng, liền triệu tập các nhà đạo thuật và các nhà chiêm tinh đến đoán xem lành dử.

Nhà chiêm tinh tâu:

Sách xưa có ghi:

– Nếu có tai hoạ mưa máu xảy ra thì sẽ có một người sanh một con trăn hình người, là một con vật rất độc hại. Bệ hạ cho người suy tìm trong nước để rõ tai hoạ.

– Làm sao phân biệt để biết được?.

– Trăn người này rất khó nhận biết. Vua hãy ra lệnh trong nước có đứa trẻ nào mới sannh đều đem đến đây, sau đó lấy một cái chậu bảo những đứa trẻ ấy nhổ nước bọt vào đó. Nếu đứa bé nào nhổ nước bọt ra liền hoá thành lửa thì đứa trẻ đó là trăn hình người.

Mọi người bàn nhau:

– Nay không thể ở nhân gian được nữa.

Thế rồi họ cùng nhau ẩn thân nơi thanh vắng không người qua lại. Trong nước hễ có người chết thì đem vào đây.

Về sau trăn hình người xuất hiện nhả chất độc giết người. Những người bị giết có tới bảy mươi hai vạn. Sau đó có một con sư tử xuất hiện cất tiếng gầm vang, người và vật trong khoảng bốn mươi dặm đều kinh sợ. Từ đó nó đi khắp nơi gây nhiều tai hoạ, không ai có thể ngăn cản được.

Bấy giờ vua liền kêu gọi trong nước, người nào có thể diệt trừ được sư tử sẽ thưởng cho ngàn cân vàng và phong một huyện lớn. Song không có một người nào nhận lời. Các quan tâu vua:

– Chỉ có trăn hình người mới có thể diệt trừ được sư tử.

Vua ra lệnh cho sứ giả đến gọi trăn người. Trăn người nhận lời. Gặp lúc sư tử đang đến, trăn người đến trước sư tử phun khí độc, sư tử chết ngay. Đất nước trở lại cảnh thanh bình. Về sau trăn người tuổi cao bị bệnh sắp chết. Phật thươmg xót trăn người vì đã gây tội nặng một khi đã rơi vào đường ác thì không có ngày ra, mới bảo Xá-lợi-phất:

– Ông hãy giáo hoá giúp cho trăn người thoát khỏi tội nặng.

Ngài Xá-lợi-phất lập tức đến trước trăn người. Trăn rất giận, nghĩ: “Ta còn chưa chết đã bị người coi thường, không thưa hỏi mà đi tắt trước mặt ta”.

Nghĩ rồi, nó liền phun nọc độc đễ hại Ngài Xá-lợi-phất.

Xá-lợi-phất vì lòng từ bi nhường nhịn trăn người, sắc mặt binh thản vui vẻ, một cọng lông cũng không động.

Trăn người phun độc khí ba lần vẫn không làm hại được Ngài nên biết là bậc đáng tôn kính. Hiểu ra, tâm thiện phát sanh, nó liền nhìn tới nhìn lui Ngài Xá-lợi-phất bảy lần từ đầu đến chân.

Xá-lợi-phất trở về tinh xá, do Ngài hút chất độc của trăn người cả ngày hôm ấy nên trời đất liền chấn động. Hễ việc cực thiện thì có thể làm cho trời đất chấn động; việc cực ác cũng vậy.

Lúc bấy giờ vua Ma-kiệt đến chỗ Phật cúi đầu thưa:

– Trăn người sau khi mạng chung sẽ sanh vào đường nào?

– Sẽ sanh vào cõi trời thứ nhất.

Vua nghe Phật nói rất kinh lạ, thưa:

– Người gây ra tội lớn làm sao được sanh lên cõi trời.

– Vì gặp Ngài Xá-lợi-phất, nó nhìn từ đầu xuống chân, với lòng từ nên được phước sanh lên cõi trời thứ nhất. Phước hết sanh lên cõi trời thứ hai. Cứ như vậy lên xuống bảy lần thì sẽ đắc quả Bích- chi- Phật và chứng Niết- bàn.

– Làm cho bảy mươi hai ngàn người chết mà không đền tội sao?

– Trăn người khi đắc quả Bích- chi- Phật, thân có màu vàng tử ma. Một hôm Ngài ngồi dước gốc cây bên đường thiền định thì có một đội quân lớn hơn bày ngàn người đi qua. Thấy Ngài họ cho là người vàng liền lấy búa đập Ngài ra chia đều cho nhau. khi định cầm thì thấy đó là thịt. Tất cả vội để lại rồi bỏ đi. nhân đó Ngài nhập niết- bàn.

Tội đời này chính lúc ấy đã trả xong.

Phật bảo:

Người có tội chất như núi, nếu gặp được bậc thiện tri thức thì cũng

tiêu diệt và có thể đắt đạo.

(Trích kinh Thí Dụ quyển 9)

6. XÁ-LỢI-PHẤT ĐẮC ĐỊNH KIM CANG:

Phật ở trong vườn trúc Gìa-lan-đà thành La-duyệt, tôn giả Xá-lợiphất nhập kim cang tam muội ở trong núi Kỳ-xà-quật (tạp A-hàm nói: Tân-thế-tu-phát). Lúc đó Tỳ-Sa-môn Thiên vương sai hai quỷ Già-la và Ưu-Bà-già-la đến chỗ vua Tỳ-lưu-lặc-xoa để bàn luận việc của trời người. Đang bay qua hư không, từ xa, hai quỷ nhìn thấy Ngài Xá-lơiphất ngồi kiết già thiền định,tâm ý vắng lặng. Quỷ Già-la bèn nói với quỷ kia:

– Ta sẽ dùng nắm tay đánh vào đầu vị Sa-môn này.

Quỷ Ưu-Bà-già-la ngăn:

– Ông chớ khởi tâm đánh vào đầu vị Sa-môn ấy. Bởi vì Sa-môn ấy rất có thần đức và uy lực, là người thông minh trí tuệ bậc nhất trong hàng đệ tử của đức Thế-tôn. Nếu không nghe lời ta, ông sẽ ở trong đêm dài chịu vô lượng tội khổ. Nhưng quỷ Già-la vẫn cứ khăng khăng nói:

– Ta sẽ dùng nắm tay đánh vào đầu vị Sa-môn này.

Quỷ Ưu-Bà-già-la bảo:

– Nếu vậy thì ông ở lại đây, tôi đi.

– Ông sợ Sa-môn đó ư?

– Thật sự tôi rất sợ. Nếu ông dùng nắm tay đánh vào đầu ông ta thì quả đất sẽ nứt làm đôi, sẽ có mưa to gió lớn, mặt đất chấn động, chư Thiên kinh sợ và Tứ-thiên-vương sẽ biết. Như vậy chúng ta không yên thân đâu.

Ác quỷ nói:

– Mặc kệ, ta cứ đánh ông ta.

Thiện quỷ nghe vậy liền bỏ đi. Khi đó ác quỷ liền đánh vào đầu Ngài Xá-lợi-phất. Ngay lúc đó trời đất chấn động, bốn bề mưa gió ập đến, mặt đất nứt làm đôi, ác quỷ rơi vào địa ngục (Tạp-a-hàm ghi, Xálợi-phất nói: thiêu ta, nấu ta, quỷ Già-la-sẩn rơi vào địa ngục)

Xá-lợi-phất xuất định, sửa lại y phục đi đến vườn trúc đảnh lễ dưới chân đức Thế-tôn rồi đứng qua một bên.

– Đức Phật hỏi thăm Xá- lợi-phất:

– Trong người ông có bệnh gì không?

– Bạch đức Thế-tôn, con vẫn khoẻ nhưng đầu bị đau.

Lúc nãy có quỷ gìa-la dùng tay đánh vào đầu ông. Quỷ này có sức cực mạnh, nếu nó dùng tay dộng vào núi Tu-di thì núi cũng vỡ làm đôi.

Nhưng bây giờ nó chịu tội báo đã gây, đọa vào địa ngục A-tỳ rồi.

Đức Thế-tôn quay sang nói với chư Tỳ-kheo:

– Thật tuyệt diệu! Thật đặc thù! Định lực Kim Cang. Xá-lợi-phất do nhập vào định này mà không bị tổn thương. Ngay lúc ấy, cho dù Xálợi- phất có bị núi Tu-di đổ xuống đầu cũng không thể tổn một sợi lông. Chư Tỳ-kheo lắng nghe:

Ở trong hiền kiếp có Đức Phật Câu-lâu-di, Phật ấy có hai Thanh văn lớn là Đẳng Thọ và Đại Trí.

Đẳng Thọ là người có thần thông đệ nhất; Đại trí là người trí tuệ đệ nhất. Giống như hai đệ tử Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên của ta ngày nay.

Thuở ấy hai Tỳ-kheo Đẳng Thọ và đại Trí đều đắc kim cang tam muội. Một hôm, Đẳng Thọ ngồi nhập định ở nơi vắng vẽ, lúc ấy những người chăn trâu, dê, người đốn củi, hái rau gặp Ngài họ nói với nhau: “Sa-môn này đã chết rồi”.

Thế rồi họ liền chất cây cối lên người Đẳng Thọ, châm lửa đốt rồi bỏ đi.

Đẳng Thọ xuất định, sửa lại y phục, vào thôn khất thực. Những người đốn củi gặp lại Ngài họ nói với nhau: “Vị Tỳ-kheo này hôm qua đã chết rồi, chúng ta đã thiêu ông ấy sao hôm nay lại sống lại”, và họ gọi Ngài là Hoàn Hoạt (sống lại). Tỳ-kheo đắc định Kim cang thì lửa, nước, đao kiếm không thể làm tổn thương họ được. Uy lực của Kim cang tam muội là như thế. Ngày nay Xá-lợi-phất đắc tam muội này thì có thể qua lại trong hai tam muội: Không không tam muội và Kim cang tam muội.

(Trích kinh Tăng Nhất A-hàm quyển 30)

7. XÁ-LỢI-PHẤT CỐ CHẤP KHÓ CẦU THỈNH:

Xá-lợi-phất… nhận lời thỉnh của lục quần Tỳ-kheo-ni thọ lãnh nhiều món ăn ngon, Còn các Tỳ-kheo hạ toà và Sa-di thì trong sáu mươi ngày phải ăn cơm với cặn mè và rau luộc. Đức Phật hỏi La-hầu-la:

– Chúng Tăng ăn uống có no đủ không?

La-hầu-la thuật lại mọi chuyện. Phật hỏi:

– Có ai là bậc thượng tòa không?

– Bạch thế tôn, có Ngài Xá-lợi-phất.

Phật bảo Xá-lợi-phất đã ăn đồ bất tịnh.

Nghe vậy, Xá-lợi-phất ói hết tất cả thức ăn ra và thệ nguyện suốt đời không nhận lời thỉnh của người ngoài, chỉ đi khất thực. Về sau, những nhà giàu sang thiết trai cúng dường, họ muốn mời Ngài Xá-lợiphất nên đến thưa Phật xin Phật bảo Ngài trở lại nhận lời thỉnh của người ngoài.

Phật bảo:

– Chớ cầu xin vô ích. Vì ông ấy rất cố chấp.

Thuở xưa, có một quốc vương bị rắn độc cắn, vị thầy hay trị rắn độc trì chú Già la gọi rắn đến. Trước hết ông ta đốt một đống lửa rồi nói với rắn rằng:

– Ngươi thà nhảy vào lửa hay hút nọc độc ra.

Rắn suy nghĩ: Ta đã nhả chất độc ra, không bao giờ hút lại. Nghĩ rồi nó lao mình vào lửa rắn độc thuở đó nay chính là Xá-lợi-phất vậy.

(Trích bài Tựa luật Thập Tụng, phần Hạ; lại trích luật Di-sa-tắc quyển 31, luật Tăng Kỳ quyển bốn mươi.)

8. XÁ-LỢI-PHẤT NHẬP NIẾT-BÀN TRƯỚC PHẬT Phật hỏi A-nan:

– Người đắc tứ thần túc có thể sống thêm một kiếp nữa, bây giờ như-lai sẽ sống thêm bao lâu nữa? Phật hỏi ba lần như thế nhưng lúc đó A-nan bị ma ám nên im lặng.

Phật bảo A-nan:

– Ông hãy đến một nơi yên tỉnh để tư duy.

A-nan liền đi vào rừng, lúc đó ma Ba-tuần đến thỉnh Phật:

– Bạch đức Thế-tôn, Ngài ở đời giáo hoá độ người đã hoàn tất. Chúng sanh nhờ ơn Ngài được thoát sanh tử nhiều như cát sông Hằng.

Nay tuổi của Ngài cũng đã gia rồi, có thể nhập Niết-bàn.

Phật nhận lời thỉnh của ma và bảo: Ba tháng sau ta sẽ vào Niếtbàn. ma Ba-tuần nghe vậy rất vui mừng từ giã.

A-nan nằm mộng thấy tàn cây cổ thụ che khắp hư không, tất cả quần sanh đều nương nhờ bóng mát. Bổng một cơn gio lốc nổi lên nhổ cây bay đến nước của vua lực sĩ và biến mất. Tất cả chúng sanh không ai mà không buồn thương.

A-nan giựt mình tỉnh giấc, sợ hãi lo lắng, suy ngẫm về điều mộng:

“Không lẽ Đức Thế-tôn sắp Niết-bàn.”

Thế rồi Ngài vội chạy về bạch Phật:

– Bạch Thế-tôn, con đã nằm mộng thấy những sự việc … như thế.

Không lẽ Thế-tôn sắp Niết-bàn?

Phật bảo: Đúng như lời ông nói, ba tháng nữa Như-lai sẽ vào Niết-

bàn. Lúc trước Ta đã nói với con, nếu người đắc tứ thần túc có thể kéo dài mạng sống thêm một kiếp nữa. Ta đã đắc tứ thần túc, tu thiện trọn vẹn. Ta đã hỏi con ba lần như thế nhưng con vẫn im lặng. Lúc nãy Ma ba-tuần đã đến thỉnh ta nhập Niết-bàn, ta đã nhận lời rồi.

A-nan nghe vậy vô cùng buồn bã, không tự kiềm chế được. Ngài lần lượt truyền tin này cho các đệ tử của Phật biết.

Nghe tin, chư vị rất đau buồn, họ cấp tốc đến chỗ Phật.

Phật dạy:

“ Trên đời này có ai sống mãi. Ta vì các con đã làm xong việc đáng làm, những gì đáng nói ta đã nói hết. Các con hãy tinh cần tinh tấn hành trì, lo buồn làm chi”.

Xá-lợi-phất nghe tin Phật sắp niết- bàn vô cùng đau sót, không đủ can đảm nhìn Thế-tôn Niết-bàn nên Ngài xin Phật nhập Niết-bàn trước.

– Bạch thế-tôn con muốn vào Niết-bàn, xin Thế-tôn cho phép.

Xá-lợi-phất thưa ba lần như thế.

Phật bảo:

Nên biết rằng, hễ đến thời thì tất cả chư hiền Thánh đều phải nhập diệt.

Xá-lợi-phất sửa y phục ba nghiệp thanh tịnh chí thành đảnh lễ từ tạ Đức Thế-tôn. Ngài dắt theo Sa-di Quân Đề đi về nơi quê hương của mình ở La-dưyệt-kỳ, rồi bảo Sa-di:

– Con hãy vào trong thành đến thôn xóm thông báo cho quốc vương đại thần, những người quen biết cũ cùng những vị cư sĩ đến đây để ta từ biệt.

Sa-di Quân Đềvào thành thông báo:

– Hoà thượng Xá-lợi-phất sắp vào Niết-bàn, những ai muốn gặp thì hãy đến ngay.

Nghe tin này vua A-xà-thế, các quan thần và những người quen biết xưa đều cấp tốc tập trung đến.

Xá-lợi-phất tuỳ bệnh của mỗi người mà cho thuốc. Trong chúng hội có người đắc sơ quả đến tam quả; có người xuất gia đắc quả A-Lahán; có người quyết tâm cầu Phật đạo. Mọi người nghe Ngài thuyết pháp rồi đảnh lễ ra đi.

Đến quá nửa đêm, Ngài ngồi ngay thẳng, chánh niệm nhập vào sơ thiền. Xả sơ thiền Ngài nhập nhị thiền và cứ như thế lần lượt nhập vào diệt tận định. Xả diệt tận định, Ngài vào Niết-bàn. Lúc ấy thiên Đế-thích và thiên chúng đến khen ngợi cúng dường.

Đế-thích lại bảo Tỳ-thủ-yết-ma đem tất cả trân báu, trang trí một chiếc xe cao, đưa thi thể Ngài đến một nơi bằng phẳng, bảo chúng Dạxoa đến bờ biển lấy gỗ ngưu-đầu-chiên-đàn chất thành một đống lớn, đặt thi thể Xá-lợi-phất vào rồi rưới tô dầu lên làm lễ trà-tỳ.

Sau khi lửa tắt Quân Đề gom tất cả xá-lợi, đựng trong bình bát và ôm ba y của thầy đem về chỗ Phật.

A-nan thấy thế vô cùng đau buồn, than: “Bậc đại tướng pháp luân đã vào Niết-bàn, con nương nhờ vào đâu”?

Phật bảo:

Tuy Xá-lợi-phất đã nhập diệt nhưng ngũ phần pháp than của Ngài thì không.

Thuở xưa, trong một kiếp nọ Xá-lợi-phất cũng không cam lòng nhìn thấy ta chết nên đã chết trước ta.

A-nan bạch Phật:

– Không biết ngày xưa việc Ngài Xá-lợi-phất ra đi trước Thế-tôn như thế nào?

Vào thuở xưa, thật xưa ở Diêm-phù-đề có một quốc vuương tên Chiên-đà-Bà-la-tỳ (đời Lương gọi là Nguyệt Quang) ở thành Bạt-kỳ-bà (đời Lương gọi là Hiền Thọ).Vua có một vạn phu nhân và thể nữ, đệ nhất phu nhân tên Tu-ma-đàn (đời lương gọi hoa thị); năm trăm thái tử, thái tử lớn nhất tên Thi-la-bạt-đà (đời Lương gọi Giới Mạt) và một vạn đại thần, đại thần thứ nhất tên Ma-chiên-đà (đời Lương gọi là Đại Nguyệt). Thành ấy rộng bốn trăm do tuần, xung quanh thành có một trăm hai mươi cửa. Vua bảo đại thần Chiên Đàn lập hội bố thí theo chỗ mong cầu của mọi người, đồng thời vua hạ sắc lệnh bảo tám vạn bốn ngàn nước nhỏ mở kho bố thí.

Nghe lời vua, họ dựng phan bằng vàng, đánh trống vàng rao khắp nơi cho mọi người biết tấm lòng nhân từ của vua ban bố theo điều mong muốn của mọi người.

Lúc ấy tất cả những Sa-môn, Bà-la-môn, những người sang hèn, bần cùng, giàu có, người già neo đơn xa gần trong nước, người mạnh dắt kẻ yếu cùng nhau tập hợp đến rất đông. Mọi người đều được tài vật vừa ý mình, nhân dân ở cõi Diêm-phù-đề đều nhờ ân vua. Danh thơm tiếng tốt của vua vang xa. Tỳ-ma-tư-na là vua một nước nhỏ nghe những lời khen tốt đẹp này liền sanh tâm ganh tỵ ngủ không yên, Ông suy nghĩ:

– Nếu không trừ diệt Nguyệt Quang thì danh tiếng ta không lưu truyền. Ta tìm cách mời các đạo sĩ, chiêu mộ mọi người đến giúp

– Bệ hạ có điều gì lo lắng thì cứ nói cho chúng tôi biết.

– Vua Nguyệt Quang kia danh tiếng vang xa hơn ta.

Trong hội có Bà-la-môn hỏi vua: lại quá thấp kém xấu xa, ta muốn diệt trừ ông ấy thì phải làm cách nào?

Bà-la-môn đáp:

– Vua Nguyệt Quang lòng từ thấm nhuần muôn vật, cứu giúp những người bần cùng nguy khốn giống như cha mẹ của nhân dân, chúng tôi có lòng dạ nào mà dám theo mưu ác này.Thà rằng tự giết thân mạng chứ không làm việc đó. Nói xong họ bỏ ra về, không màng đến vật cúng dường của vua.

Mưu kế không thành, vua vô cùng buồn bã, bèn ra lệnh khắp mọi nơi:

– Ai có thể vì ta mà lấy được đầu Nguyệt Quang, ta sẽ ta sẽ chia cho một nửa đất nước và gã con gái cho.

Lúc đó có một Bà-la-môn tên Lao Độ Sai ở bên sườn nui& đến đáp ứng lời kêu gọi của vua. Vua rất vui mừng và nói:

– Nếu khanh làm thành công thì ta không trái lời hứa. Ngày nào khanh sẽ đi?

– Trước lúc đi còn phải chuẩn bị lương thực, bảy ngày sau thần sẽ lên đường. Lúc ấy Bà-la-môn đọc chú tự hộ thân.

Đến ngày thứ bảy, Bà-la-môn đến từ tạ vua, vua cấp cho một số vật cần dùng rồi tiễn ông lên đường.

Lúc đó, vua của nước Nguyệt Quang dự đoán sẽ có một sự thay đổi lạ lùng.

Vua của tám vạn bốn ngàn nước nhỏ đều mộng thấy cây phan lớn bằng vàng gảy hết, trống vàng bể nát ra. Đại thần Đại Nguyệt mộng thấy quỷ đoạt lấy mão vàng của vua. Thế nên mọi người đều rất lo buồn không yên lòng.

– Khi đó, vị thần ở cửa thành biết Bà-la-môn muốn xin đầu vua nên ngăn không cho ông ta vào. Bà-la-môn đi quanh thành mấy vòng mà không thể vào được.

Trời Thủ-đà-la biết vua Nguyệt Quang sẽ đem đầu mình bố thí cho đàn việt để họ được vừa lòng nên báo mộng với vua:

– Ngài thệ nguyện bố thí không trái ý mọi người. Người đến xin đang ở trước cửa, không biết đường vào; muốn làm thí chủ thì sự việc không như vậy.

Vua tỉnh giấc, rất ngạc nhiên liền bảo đại thần Đại Nguyệt:

– Ngươi ra ngoài cửa bảo với người giữ cửa cứ để cho họ vào.

Đại thần Đại Nguyệt đến cửa thành, thần giữ cửa thành hiện nguyên hình nói với Đại Nguyệt:

– Có Bà-la-môn từ nước kia đến, có lòng ác muốn xin đầu vua.

Thế nên ta không cho vào.

Đại thần bảo:

– Ấy là tai hoạ lớn, nhưng vua đã dạy thì không được trái lời. Biết làm sao?

Thần bảo:

– Làm năm trăm đầu bằng bảy báu để đổi đầu vua.

Đại thần liền cho thợ làm.

Khi ấy Bà-la-môn đi đường tắt đến trước điện vua, lớn tiếng nói:

– Tôi ở nơi xa xôi nghe công đức bố thí không trái ý của nhà vua cho nên lặn lội đến đây muốn có được điều mong cầu.

Vua nghe rất vui mừng đón tiếp, làm lễ chào hỏi ông đi đường có mệt mỏi lắm không và mong cầu điều gì.

Bà-la-môn đáp:

– Tất cả ngoại vật tuy dùng bố thí nhưng không phải là điều mong muốn của tôi. Tôi từ xa lặn lội đến đây chỉ xin cái đầu của vua. Nếu không trái ý, xin vua hãy cho tôi.

Vua nghe lời ấy vô cùng vui mừng.

Bà-la-môn hỏi:

– Bệ hạ đã hứa cho thì khi nào sẽ đưa?

– Bảy ngày sau.

Lúc ấy đại thần Đại Nguyệt ôm đầu thất bảo đến cho Bà-la-môn và nói:

– Đầu của vua đây. Xương, thịt, máu, huyết đều là những thứ bất tịnh, ông đòi làm chi. Nay ta đem cái đầu bằng thất bảo này để đổi đầu của nhà vua. Ông hãy cầm lấy để tiêu dùng, đủ giàu có trọn đời.

– Tôi không dùng vật này, chỉ muốn được đầu nhà vua. Đó là sự mong cầu của tôi.

Lúc ấy đại thần Đại Nguyệt giảng giải rất nhiều nhưng Bà-lamôn vẫn không đổi ý. Đại Nguyệt rất giận tim vở ra bảy mãnh rồi chết. Trước đó vua có nói:

– Đại thần đã cỡi voi chạy tám vạn bốn ngàn dặm thông báo cho khắp tất cả các nước:

– Bảy ngày sau Đại vương Nguyệt Quang sẽ đem đầu mình cho Bà-la-môn. Nếu ai muốn gặp vua thì hãy đến gấp.

Nghe vậy, tám vạn bốn ngàn vua nhỏ đều cấp tốc đến khuyên can vua Nguyệt Quang:

– Nhân dân ở Diêm-phù-đề đều mong nhờ ân đức của Bệ hạ, hôm nay vì một người mà Bệ hạ bỏ dân chúng. Xin Bệ hạ thương xót chớ đem đầu của mình bố thí.

Một vạn đại thần quỳ sát đất ngăn cản:

– Xin đại vương thương xót chúng thần, đừng bố thí đầu.

Hai vạn phu nhân tha thiết nài nĩ:

– Đại vương đừng bỏ chúng tôi, xin Đại vương che chở chúng tôi. Nếu Đại vương lấy đầu đem bố thí thì chúng tôi biết nương nhờ vào ai?

Năm trăm thái tử cũng khóc lóc van xin:

– Chúng con nhỏ dại sẽ nương vào đâu? Xin Đại vương thương xót chúng con, đừng bồ thí đầu… Phụ vương hãy nuôi nấng cho chúng con được khôn lớn nên người.

Vua nói với tất cả mọi người:

– Đã từ lâu xa đến nay trải qua nhiều kiếp, sanh tử do đây mà tồn tại. Nếu ở trong tam đồ mà cắt đứt đầu của mình thì tuy thân chết nhưng có thể sống lại. Như thế vô số lần cũng không được phước báo. Nếu sanh vào cõi người, tránh xa tài sắc, vì tham nhuế, ngu si nên giết nhiều thân mình, chưa từng làm phước mà đã bỏ thân mạng này thì các ngươi mới trách ta. Thân của ta đây là hội nhiều thứ bất tịnh, phải vứt bỏ không thể để lâu. Bỏ cái đầu dơ uế này để đổi cái đầu đại trí. Sao lại không đồng ý?

Ta bố thí cái đầu này cho Bà-la-môn, nguyện cầu thành Phật đạo, cứu các ngươi thoát khổ. Nay tấm lòng bố thí của ta sắp được trọn vẹn, các ngươi cẩn thận, chớ ngăn tâm vô thượng đạo của ta.

Tất cả vua quan thần dân, phu nhân thái tử nghe vua nói vậy đều im lặng không thốt được một lời.

Lúc ấy Đại vương nói với Bà-la-môn:

– Bây giờ đã đến lúc ngươi lấy đầu ta.

– Xung quanh Đại vương có rất nhiều vương thần dân chúng, tôi chỉ có một mình, sức yếu thế đơn,không dám ở đây chặt đầu Đại vương.

Vua bảo các tiểu vương thái tử và thần dân:

– Nếu các ngươi thật lòng yêu thương, kính trọng ta thì cẩn thận chớ làm tổn thương vị Bà-la-môn này.

Nói xong vua cùng Bà-la-môn đi ra vườn sau. Bà-la-môn lại hỏi vua:

– Thân bệ hạ khỏe đẹp, sức lực dõng mãnh, nếu tôi bổ vào, Bệ hạ đau nhứt sẽ đổi ý. Ngài hãy buộc chặt tóc vào cây, tôi mới có thể chặt được.

Vua nói với Bà-la-môn:

– Ngươi chặt đầu ta rơi vào trong tay ta rồi sau đó lấy đi. Ta bố thí đầu cốt để cầu đạo vô thượng chánh chơn, nguyện cứu độ quần sanh.

Bà-la-môn vừa đưa dao lên, thần cây rất buồn, nghĩ bụng:

– Người như thế này, sao lại muốn giết. Nghĩ rồi liền đánh Bà-lamôn một chưởng làm cho đầu rơi một nơi, tay chân rớt một ngã; dao rớt xuống đất, không thể cựa quậy được.

Lúc đó Đại vương ngước lên nói với thần cây:

– Ở gốc cây này, tôi đã từng đem chín trăm chín mươi chín cái đầu của mình để bố thí. Nay đem cho một cái đầu này nữa là đủ một ngàn. Thế là hạnh nguyện của tôi được trọn vẹn. Ông chớ ngăn tâm vô thượng của tôi.

Thần cây nghe vua nói vậy liền làm cho thân thể Bà-la-môn bình phục. Ông đứng dậy cầm dao chặt đầu vua. Đầu rơi vào tay vua.

Lúc ấy trời đất chuyển động sáu cách, các cung điện của chư Thiên đều dao động ai ai cũng sợ hãi, không biết lý do gì thế nên họ quan sát, thấy Bồ-tát vì tất cả chúng sanh nên cắt đầu bố thí. Thế rồi họ bay xuống chỗ Nguyệt Quang, cảm động việc làm lạ lùng của vua, lệ tuôn như mưa. Nhân đó họ cùng khen ngợi:

Đại vương Nguyệt Quang
Đem đầu bố thí,
Đàn Ba-la-mật
Nay đã tròn đầy.

Tiếng tốt đồn xa khắp nơi, vua tỳ-ma-tiện nghe được vừa vui mừng vừa kinh ngạc vở tim ra rồi chết.

Lúc Bà-la-môn đem đầu vua đi, các vua nhỏ, thần dân phu nhân, thái tử thấy đầu vua mình liền ngã lăn ra đất khóc than đến ngất xỉu.

Bà-la-môn chê đầu vua thối quăng xuống đất, giậm lên rồi bỏ đi.

Có người mắng Bà-la-môn:

– Ngươi độc ác quá lắm vậy. Đã không dùng thì xin làm gì?

Trên đường đi Bà-la-môn bị người chê trách và không cho thức ăn. Ông bị đói khát khốn khổ đến tột cùng.

Đi được nửa đường, có người báo tin vua Tỳ-ma-tiện đã băng hà, ông thất vọng đến ê chề và đau khổ tột độ rồi mạng chung. Vua ác và Bà-la-môn đều đoạ vào địa ngục A-tỳ con những thần dân khác tư duy về ân đức của vua rồi cảm động mà chết đều được sanh thiên.

Này A-nan! Vua Nguyệt Quang thuở ấy nay chính là thân ta. Vua Tỳ-ma-tiện nay là ma Ba Tuần. Đại thần Đại nguyệt nay là Xá-lợiphất. Xá-lợi-phất thuở xa xưa không đủ can đảm nhìn thấy ta chết nên đã chết trước ta, ngày nay cũng như vậy nên nhập Niết-bàn trước ta.

(Trích kinh Hiền Ngu quyển và kinh Phương Tiện Báo ân giống nhiều, khác ít)

9. XÁ-LỢI-PHẤT VÀ MỤC-KIỀN-LIÊN THI THỐ THẦN LỰC:

Vào ngày mười lăm Đức Thế-tôn thuyết giới tại vườn Cấp-côđộc, thành Xá-vệ. Khi ấy chư Tỳ-kheo tăng cùng năm trăm Tỳ-kheo-ni (luận Đại Trí ghi năm trăm vị đại A-La-hán) từ Kỳ Hoàn vận thần túc đến ao A-nậu-đạt, Long vương A-nậu-đạt đến chỗ đức Thế-tôn đầu mặt lễ chân Phật, ngồi một bên chiêm ngưỡng đức Thế-tôn cùng chúng Tỳkheo rồi bạch Phật.

Bạch đức Thế-tôn! Con nhìn thấy trong đại chúng ai cũng có mặt chỉ riêng Ngài Xá-lợi-phất không có.

Phật bảo Ngài Mục-kiền-liên:

– Ông hãy mau đến chỗ Xá-lợi-phất bảo là ta gọi ông ấy.

Ngài Mục-kiền-liên vâng lời đến thành Xá-vệ bảo Xá-lợi-phất:

– Đức Thế-tôn gọi Tôn giả đến, có Long vương A-nậu-đạt muốn gặp Tôn giả.

Xá-lợi-phất liền tháo sợi dây kỳ-chi (dây buộc lưng) ra đặt trước mặt Ngài Mục-kiền-liên và bảo:

– Tôn giả có thần thông, hãy đem sợi dây này cột lên cây Diêmphù-đề.

Mục-kiền-liên cầm sợi dây nhưng không thể dỡ lên được. Ngài cố hết sức nhấc lên khiến cho mặt đất rung động. Ngài Xá-lợi-phất lại sợ Mục-kiền-liên đem đi không được xa nên lấy sợi dây buộc vào núi Tu-di. Ngài Mục-kiền-liên lại lấy dây lên làm cho núi lay động. Cuối cùng Xá-lợi-phất đem dây buộc vào toà của đức Như-lai. Ngài Mụckiền-liên không thể lay động được, liền bỏ dây trở về chổ Phật.Từ xa Mục-kiền-liên đã trông thấy Xá-lợi-phất đang ngồi kiết già, thân hình ngay thẳng, tâm tư chánh niệm.

Ngài Mục-kiền-liên đến trước Thế-tôn đầu mặt lễ chân Phật, thưa:

– Bạch thế-tôn con đã mất hết thần thông rồi chăng? Tại sao từ tinh xá Kỳ Hoàn con vận thần thông trước lại đến sau, còn Xá-lợi-phất đi sau lại đến trước ngồi ở đây rồi? Thế-tôn nói là con thần thông đệ nhất, tại sao lại đến sau.

Phật bảo:

Ông chớ thối chí. Xá-lợi-phất có trí tuệ lớn, trở về thành Xá-vệ, chúng Tăng cũng sanh nghi. Trong đại chúng đây có nhiều Tỳ-kheo không có tâm cung kính ông cho nên nói Xá-lợi-phất có thần thông hơn ông. Nay ông nên hiện oai lực của mình cho đại chúng ở đây biết.

Ngài Mục-kiền-liên vâng lời, liền rời khỏi toà đến núi Tu-di, một chân đạp lên đỉnh núi, một chân gác lên cõi trời Phạm thiên. Ngài lại đưa chân đá vào núi tu-di khiến cho quả đất chấn đông sáu lần, đồng thời dùng tiếng Phạm thiên nói kệ:

Ở trước ngôi Tam bảo
Hãy mau tìm phương tiện,
Để thoát dòng sanh tử
Như voi ăn lá tre.
Nếu ở trong Phật pháp
Tu các nghiệp vô dục
Trừ hết những trần lao
Cũng dứt hết gốc khổ.

Khi ấy chúng Tỳ-kheo đều khen là việc chưa từng có, đồng thời Ngài Mục-kiền-liên nói kệ có sáu mươi Tỳ-kheo nhân đó đoạn trừ phiền não, tâm tư khai ngộ.

(Trích kinh Tăng Nhất A-hàm quyển 27)

10. NGÀI MỤC-LIÊN HOÁ CẦU BÁU ĐÓN PHẬT QUA SÔNG:

Dân chúng thành Xá-vệ khuyến hoá nhau mở đại hội lớn cúng dường chín mươi hạng người xuất gia. ngoài ra còn thỉnh vua Ba-tư-nặc, thái tử, quần thần, chủ các tụ lạc, các vị trưởng giả lớn tuổi cùng những người tri thức…

Trước đó một ngày, họ tập họp trên bờ sông A-kỳ. Thượng toà Mục-kiền-liên đến trước, Ngài vận thần lực làm cho nước sông nổi sóng, bọt nước tràn ngập lên bờ. Các ngoại đạo tranh nhau buộc thuyền, khi họ vừa muốn qua trước để giành toà đầu thì nước chảy mạnh khiến cho thuyền của họ trôi ngược trở lại, vất vả trên sông đến cuối đêm thì thuyền bị vở, họ rơi hết xuống sông, lạnh cóng rồi leo lên bờ ngồi xoạc chân hướng về phía mặt trời.

Khi ấy có người đến Tinh xá Kỳ Hoàn thỉnh chúng Tăng. Lúc Phật đang đợi, có vị Tỳ-kheo trẻ lo lắng:

“Đức Thế-tôn đi trể e rằng ngoại đạo đã giành mất toà đầu”

Đức Phật biết giờ đã đến nên tuần tự nghiêm trang đến bến sông.

Thấy Phật đến các ngoại đạo bảo nhau:

Chúng ta không thể qua sông, không biết những Sa-môn này sẽ làm cách gì?

Khi ấy Ngài Mục-kiền-liên hoá ra một chiếc cầu báu trang trí đủ thứ hoa hương kỷ nhạc. Thấy vậy các ngoại đạo đều bảo:

– Sa-môn đến sau, chúng ta sẽ qua trước.

Vừa nói, họ vừa kéo nhau lên cầu, nhưng vừa bước họ đều bị rơi xuống sông, mình mẩy áo quần đều ướt nhẹp và bị cuốn trôi theo dòng nước. Đức Phật dùng thần lực khiến cho không ai chết cả.

Sau đó Phật cùng đại chúng nghiêm trang tuần tự qua cầu. Hễ các Ngài qua đến đâu thì cầu báu biến mất đến đó. Ngài Mục-kiền-liên thu thần lực, mặt sông trở lại như cũ, khiến cho các ngoại đạo đều được qua sông.

Phật nói kệ:

Người đến được bến này Đã qua sông sanh tử. Nước mạnh không cuốn trôi Đó gọi là người trí.

(Trích luật Tăng Kỳ quyển 6)

11. LÀM LỄ VU LAN CỨU MẸ:

Mới đắc đạo, Ngài Mục-kiền-liên muốn độ cha mẹ để báo ân sanh thành dưỡng dục. Ngài dùng thần lực nhìn thấy mẹ mình sau khi mất sanh vào ngạ quỷ, không được ăn uống, thân thể chỉ còn da bọc xương.

Mục-kiền-liên thương xót liền lấy một bát cơm đầy đem dâng cho mẹ. Người mẹ bưng bát cơm, thức ăn chưa đưa đến miệng đã hoá thành than đỏ. Mục-kiền-liên vội trở về thưa lên Phật.

Phật bảo:

– Tội của mẹ ông rất nặng, sức một mình ông chẳng thể làm gì được, cần Phải nhờ oai thần của chúng Tăng mới cứu mẹ ông thoát cảnh địa ngục. Đến ngày rằm tháng bảy ông nên sắm đủ thức ăn trăm món, trái cây năm màu, cùng lọ nước, bồn, chậu, nhang dầu, đèn đuốc, gường nằm toa cụ, hết thảy thức ăn ngon lạ ở đời cúng dường chúng Tăng mới có thể cứu khổ nạn cho cha mẹ trong bảy đời. Vì trong ngày ấy các bậc Thánh đắc lục thông, Thanh văn, Duyên Giác, Bồ-tát đều thị hiện hình dáng Tỳ-kheo trong đại chúng. Quý vị ấy đều giữ giới đức thanh tịnh và nhất tâm thọ bát.

Người nào cúng dường chúng Tăng này thì cha mẹ bảy đời cùng bà con thân thuộc năm họ đều được ra khỏi ba đường ác, đúng thời được giải thoát, y áo thức ăn tự nhiên thọ dụng.

Phật dạy đại chúng, hãy nên thiền định nhất tâm chú nguyện cho cha mẹ bảy đời của gia đình thí chủ rồi sau mới nhận sự cúng dường.

(Trích kinh Vu Lan)

12. MỤC-KIỀN-LIÊN BỊ MA QUẤY PHÁ:

Ngài Mục-kiền-liên ban đêm đi ra ngoài, quỷ xấu hoá làm một bóng đen chui vào bụng Ngài. Ngài nghĩ bụng: “Bụng của ta sao lai kêu lụp bụp như người đói”. Thế rồi Ngài nhập định quan sát, thấy có quỷ trong bụng liền bảo: “Này quỷ xấu, hãy ra mau, chớ phá quấy đức Nhưlai và đệ tử của Ngài”. Quỷ sợ hãi chui ra hiện thân đứng trước Ngài Mục-kiền-liên.

(Trích kinh Tệ Quỷ Thức Mục Liên)

13. NGÀI MỤC-KIỀN-LIÊN KHUYÊN EM BỐ THÍ VÀ CHỈ CHO THẤY QUẢ BÁO:

Ngài Mục-kiền-liên có một người em ruột giàu có, trong kho chứa đầy vàng bạc châu báu, người ăn kẻ ở không thể đếm hết.

Môt hôm Mục-kiền-liên bảo em:

– Ta nghe nói em rất keo kiệt, không thích bố thí. Đức Thế-tôn thường nói rõ, người phàm phu nhờ bố thí mà được phước báu vô số.

Người em nghe lời mở kho bố thí, đồng thời xây một kho mới để mong nhận quả báo mới.

Chưa được mười ngày, của báu đều hết, các kho cũ trống rổng mà kho mới chưa có chi thu vào.

Người em buồn bã đến tìm Ngài Mục-kiền-liên.

– Trước đây anh khuyên bảo em bố thí sẽ được quả báo lớn. Em không dám trái lời, đem hết của cải ra bố thí. Tất cả người nghèo khổ trước đây đều có phần. Của cải hàng hoá đều đã hết sạch mà kho mới không thấy có món gì chất vào. Không lẽ em bị anh gạt ư?

Mục-kiền-liên vội bảo:

– Thôi đi, đừng nói những lời như thế. Chớ để cho những kẻ dị học tà kiến nghe được những lời nói vụng về này. Nếu làm cho phước đức có hình tướng thì cả hư không này cũng không dung chứa hết. Nay ta tạm dùng phương tiện chỉ cho em thấy quả báo mầu nhiệm của mình. Nếu em muốn thấy thì đi theo ta.

Ngài Mục-kiền-liên dùng thần lực nắm tay em bay lên cõi trời thứ sáu. Ở đây có cung điện làm bằng bảy thứ báu, trước sau đều có ao tắm, gió thơm lan toả khắp nơi, kho báu đầy ngập không thể tính đếm, ngọc nữ trông coi cả ngàn vạn người. Nhưng ở cung điện này chỉ có người nữ, không có người nam làm chủ.

Người em liền hỏi Ngài Mục-kiền-liên:

– Đây là cung điện gì mà cao đẹp như thế? Lại không có người nam, chỉ toàn là nữ.

Mục-kiền-liên bảo:

– Em hãy đến hỏi thử.

– Người em nghe lời đến hỏi thiên nữ:

Đây là cung gì?

Thiên nữ đáp:

– Ngài Mục-kiền-liên, đệ tử thần thông đệ nhất của đức Phât Thích-ca ở nước Ca-tỳ cõi Diêm-phù-đề có một người em trai rất giàu có lại ưa thích bố thí, cứu giúp hết thảy những người nghèo thiếu khốn khó. Sau khi mạng chung người ấy sẽ sanh về đây, làm chồng chúng tôi.

Người em nghe xong rất vui mừng, tâm thiện phát sanh, trở về chỗ Mục-kiền-liên hổ thẹn sám hối. Sau đó trở lại thế gian bố thí cùng khắp, không biết mệt mỏi.

(Trích kinh Mục-Kiền-Liên Đệ Bố Thí Vong Tức Báo)

14. MỤC-KIỀN-LIÊN HÀNG PHỤC CÁC BỒ-TÁT KHINH MẠN:

Ở phương tây có một thế giới tên Quang Minh, Phật tên Quang Minh Vương hiện đang thuyết pháp. Ngài Mục-kiền-liên nương oai lực của Phật Thích-ca đến cõi ấy để lắng nghe lời Phật dạy.

Thân Phật cõi ấy cao bốn ngàn dặm, thân các Bồ-tát cao hai ngàn dặm, bát đựng thức ăn của chư Bồ-tát cao một dặm. Ngài Mục-kiềnliên đi quanh miệng bát. Khi ấy các vị Bồ-tát nhìn thấy, bạch Phật:

– Bạch Thế-tôn, con trùng này từ đâu đến, lại mặc y phục của Samôn?

Phật cõi ấy bảo:

– Này các Hiền giả, cẩn thận chớ khởi tâm coi thường vị Hiền giả này. Vì đây là vị Thanh văn thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Đức Phật Thích-ca, tên là Mục-kiền-liên,

Khi ấy Phật Quang Minh bảo với Mục-kiền-liên. Chư Bồ-tát và Thanh-văn ở cõi ta thấy thân ông nhỏ nên coi thường. Hiền giả nên nương oai đức của Phật Thích-ca hiện sức oai thần.

Ngài Mục-kiền-liên cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, nhiễu bên phải bảy vòng rồi ở trước Phật thưa:

– Bạch Thế-tôn! Nay con muốn ngồi kiết già không biết đất ở đây có dung chứa được không?

Phật bảo:

– Tuỳ ý thích của hiền giả.

Khi ấy Ngài Mục-kiền-liên vọt lên hư không cao trăm ngàn ức nhận, trên thành báu ở cõi kia, Ngài hoá làm một chiếc giường và ngồi kiết già trên ấy. Trên toà ngồi ấy có treo vô số bảo châu. Mỗi hạt châu phát ra trăm ngàn tia sáng đều có hoa sen, trong mỗi hoa sen đều có Đức Phật Thích-ca đang ngồi. Tiếng nói của những Phật ấy giống như tiếng Nói của Phật Thích-ca vậy. Những lời kinh phát ra trong trẻo vang vọng không hề sai khác.

Mục-kiền-liên hiện thần thông vòng đến trước Phật. Khi ấy các vị Bồ-tát khen là chưa từng có và bạch Phật:

– Ngài Mục-kiền-liên vì nhân duyên gì lại đến thế giới này?

Phật bảo:

– Vì Mục-kiền-liên muốn thử âm thanh của Đức Phật Thích-ca vang được bao xa, cho nên đến đây.

Khi ấy Phật Quang Minh Vương bảo Mục-kiền-liên:

– Hiền giả không nên thử âm thanh vang vọng của như-lai, vì âm vang của Đức Như-lai không có xa gần nhưng lại rộng xa vô lượng không thể lấy gì ví dụ cho được.

Mục-kiền-liên nghe xong đảnh lễ sám hối.

Đúng vậy, thưa Thế-tôn, con thật ngu si, âm thanh của Phật vang xa vô lượng mà con hồ đồ khởi tâm muốn biết giới hạng của nó. Hiền giả tuy ở xa nhưng vẫn đến được cõi Phật này.

– Mục-kiền-liên vội thưa:

Bạch Thế-tôn! Con từ cõi rất xa đến đây thân thể vô cùng mệt mỏi, không thể trở về cõi mình được nữa.

– Hiền giả đã dùng thần lực gì đến thế giới này?

– Đó là nhờ oai lực của Đức Thích-ca mà có được như thế.

– Nếu vậy hiền giả hãy hướng về đảnh lễ đức Thích-ca thì tự nhiên sẽ được về cõi ấy. Còn giả sử như thật sự Hiền giả dùng thần lực của mình muốn về cõi ấy thì đi suốt một kiếp cũng không thể đến được.

Mục-kiền-liên vội quỳ xuống chắp tay hướng về phương Đông, nương nhờ Phật Thích-ca, lập tức về đến nơi.

(Trích Mật Tích Kim Cang Lực quyển 3)

15. MỤC-KIỀN-LIÊN HÀNG PHỤC PHẠM CHÍ:

Phật bảo Mục-kiền-liên, ở một nơi xa cách đây tám ngàn cảnh giới có một nước lớn. Người dân ở đây quen sống buông lung không thấy tam-bảo. Vua và thần dân phụng thờ Phạm chí. Trong đó có năm trăm người đều đắc ngũ thông, có thể dời núi, lấp biển, phân thân biến hóa. Trong nước có một ngọn núi lớn chắn ngang đường đi của dân. Cả nước rất lo sợ. Vua nói với các Phạm chí, họ nghe rồi đều đến ngồi xung quanh ngọn núi ấy. Mọi người đều dùng thần lực của mình làm cho ngọn núi lung lây sắp dời đi.

Phật bảo Mục-kiền-liên:

Ông hãy đến nước kia, dùng thần lực làm thông con đường để giúp đỡ và giáo hóa hàng Phạm chí và vua dân nước ấy khiến cho họ tránh xa ba đường ác mãi mãi hưởng phước lành. Mục-kiền-liên liền phóng ánh sáng ngăn hết ánh sáng của mặt trời, mặt trăng rồi treo mình trên hư không ngay trên ngọn núi ấy, làm cho nó bất động.

Núi này đã được nâng lên, ai đã đè nó xuống? Mặt trời không có ánh sáng, nay phải làm sao?

Ở giữa ánh sáng, họ nhìn thấy các đệ tử hỏi:

– Ai dơ bẩn khiến cho núi này không lay động được?

Rồi họ ngước nhìn lên,thấy một Sa-môn ở trên núi.

Phạm chí buộc miệng nói:

Chính là do đệ tử của Cù-đàm làm ra.

Phạm chí kêu lên:

– Vua bảo chúng tôi vì dân mà trừ hoạn này, ông cớ gì lại đè xuống.

Mục-kiền-liên đáp:

– Ta tự treo lên hư không thì ai đè núi các ông.

Phạm chí ba lần dùng hết đạo lực muốn dời núi đi, nhưng núi lại lún xuống ba lần và trở thành đất bằng.

Tất cả Phạm chí nhìn nhau, bảo:

– Nếu có người đạo đức sâu dày lại thông minh trí tuệ là thầy của ta. Nói xong tất cả đều đứng dậy, chỉnh sữa y phục cung kính đảnh lễ thưa với Mục-kiền-liên:

– Chúng tôi xin làm đệ tử của Ngài, hãy chỉ ra tánh linh và khai thị cho chúng tôi.

Mục-kiền-liên nói:

– Các ông muốn bỏ hết những điều mê mờ, ấy là tốt rồi. Tôi có bậc Tôn sư hiệu Vô Thượng chánh chơn, là bậc Nhất Thiết Trí. Các ông nên cùng nhau đến gặp Ngài.

– Đạo lực giáo Nhất Thiết Trí. Các ông nên cùng nhau đến gặp Ngài.

Phạm chí nói:

Đạo lực giáo hóa của Phật hơn cả Ngài sao?

Mục-kiền-liên đáp:

Đức Phật như núi Tu-di, chúng ta chỉ như hạt cải thôi. Các ông hãy đi theo ta.

Tức thì các Phạm chí liền đi đến chỗ Phật, trình bày các sự việc, trong ngoài đều thanh tịnh, nguyện xin Đức Thế-tôn gột rữa hết trần cấu để chúng con được chơn tịnh.

Chư Phạm chí thấy Phật liền tâm khai ý giải trở thành Sa-môn. (Trích kinh Phật Thuyết Chí Tâm)

16. MỤC-KIỀN-LIÊN-GIÁO HÓA CHƯ QUỶ THẦN:

Một hôm Ngài Mục-kiền-liên đi đến núi Tuyết, giáo hoá các vị quỷ thần cùng rồng, Dạ-xoa, Duyệt-xoa, A-tu-la, Kiền-đà-la… Lúc ấy có một vị thần Kiền-đà-la ở trong cung bảy báu, có thân hình đoan chánh và thông minh kỳ đặc hơn các vị thần khác. Nhưng ông lại mang thân người đầu chó. Ngài Mục-kiền-liên thấy lạ mới hỏi:

– Sao ngươi lại có thân hình như thế?

– Vào thời Phật Duy Vệ, tôi là một đại trưởng giả,thích cúng dường chư Tỳ-kheo, Phạm chí và giúp đỡ người nghèo khổ. Nhưng vì tánh tình nóng nảy xấu xa, thường dùng những lời thô ác mắng nhiếc không kể già trẻ. Một hôm nhìn thấy môt đứa đang ăn cơm, tôi không vừa ý, liền nói:

– Ăn thô tháo còn hơn chó đói nữa.

Vì lời nói đó cho nên nay làm thân người, đầu chó, nhưng nhờ thích bố thí cúng dường nên hưởng phước báo như thế này. (Trích Chư Kinh Yết Sự)

17. MỤC-KIỀN-LIÊN HÀNG PHỤC LONG VƯƠNG:

Phật dạy trưởng lão A-na-bân-chỉ nên tu hạnh bố thí. Trưởng giả liền quỳ gối chắp tay bạch Phật:

– Xin Phật cùng chúng Tăng ngày mai giáng thần đến nhà con. Con muốn cúng dường một bữa cơm đạm bạc. Phật im lặng nhận lời. sau đó bảo với chư Tỳ-kheo:

– Sáng sớm ngày mai bay lên hư không, đến giữa trưa hạ xuống nhà nhà của Bàn chỉ thọ trai.

Sáng hôm sau Phật cùng đại chúng trong phút chốc bay lên hư không, có một vị La-hán tên là Hoàng Chiên chỉnh trang y phục ở trên hư không đảnh lẽ và bạch Phật rằng:

– Con đã vài lần lên hư không, nhưng chưa lần nào tăm tối như hôm nay.

Phật nói:

– Có hai Long vương đang nổi giận nhả ra hơi mù cho nên mới tăm tối như thế. Lại có La-hán tên là Thọ Bỉ bạch Phật:

– Con muốn ngăn chặn Long vương.

Phật bảo:

– Long vương có Đại uy thần lớn. Ông đến đó ắt sẽ khiến cho Long vương nổi giận sanh tâm ác phun ra nước làm cho nhân dân cùng các loài côn trùng đều bị chết chìm.

Mục-kiền-liên bạch Phật:

– Con muốn đến để khuyên ngăn Long vương.

Phật vui vẻ khen ngợi chấp thuận. Mục-kiền-liên đến chỗ Long vương, Long vương thấy Ngài đến thì miệng liền phun khói rồi lại phun lửa bao vây Ngài. Ngài cũng dùng thần lực hoá làm lửa bao vây Long vương ba vòng. Ngài lại biến thân chui vào mắt Long vương, từ mắt này chui qua mắt kia. Cứ như thế lần lượt chui vào tai, mũi miệng của Long vương. Long vương cho là Mục-kiền-liên đang ở trong bụng mình.

Mục-kiền-liên lại biến hoá vây Long vương mười bốn vòng rồi chỉ dạy. Rồng rất sợ hãi quẫy đuôi trong biển chấn động cả núi Tu-di.

Từ xa Phật bảo Mục-kiền-liên:

– Con rồng này còn phun nước làm chết nhiều người, ông hãy cẩn thận.

Mục-kiền-liên bạch Phật:

– Con có thần thông của tứ thiền thường tin tưởng sử dụng, con có thể nắm lấy núi Tu-di cùng hai Long vương ném đến phương khác, lại có thể dùng tay đập nát núi Tu-di và Long vương mà mọi người không hề hay biết.

Hai rồng nghe Mục-kiền-liên nói liền chịu khuất phục. Mục-kiềnliên trở lại thân Sa-môn, rồng hoá thành người, cúi đầu đảnh lễ sám hối Ngài Mục-kiền-liên:

– Chúng con ngu si không biết thần lực của tôn giả làm xúc phạm đến Ngài, xin thương xót tha tội.

Hai rồng sám hối xong đến trước Phật xin thọ năm giới cúi đầu đảnh lễ từ giã.

(Trích kinh Hàng Long)

18. MỤC-KIỀN-LIÊN DỜI AO VÔ NHIỆT HIỆN CHIM CÁNH VÀNG:

Lúc ấy A-nậu-đạt cùng quyến thuộc thỉnh Phật vào ao lớn Vô Nhiệt cúng dường trong ba tháng, đồng thời thỉnh chư Bồ-tát thần thông quả biện và hàng đệ tử cúng dường trong nửa tháng.

Được nhận lời rồng vui vẻ nổi mây sấm, tuôn mưa khắp thiên hạ. Trong phút chốc Long vương trở về Long cung gọi năm trăm trưởng tử là Thịên Nha, Thiện Thí…

– Này năm trăm trưởng tử! Nay ta bình đẳng thỉnh Phật, các vị Bồtát, các vị Thanh-văn cùng chúng đệ tử cúng dường suốt nửa tháng. Các con hãy đồng lòng cùng nhau cung kính đức Thế-tôn, luôn nghĩ đến vô thường, nên giữ tư cách điềm đạm, khiêm nhường, tôn kính đến hầu đức Thế-tôn và tạm gác lại những mong muốn, vui chơi của mình, bỏ tâm tham lam giận dữ, xa lìa sắc, thanh, hương, vị, xúc. Vì sao? Vì đức Thếtôn là bậc vô dục, ung dung tự tại, hiền từ hoà nhã. các con hãy quán sát cho rõ ràng, tuỳ thuận vâng theo lời chỉ dạy của Phật.Trong nửa tháng, các con không được vào cung, phải từ bỏ thói quen dâm dật, sân hận, ngu si. Vì khi đức Như-lai tuyên giảng giáo pháp chắc chắn có các vị Bồ-tát đầy đủ thần thông cùng các bậc Thích- Phạm hộ trì thế gian từ phương khác đến đầy cả hội này. Các con hãy siêng năng cúng dường, cẩn thận chơ nên lười biếng để đại chúng nhìn thấy vui mừng.

Khi ấy, trong ao Vô Nhiệt dưới chân núi Tuyết, Long vương hoá ra toà Lưu Ly bóng đẹp rộng bảy trăm do tuần. Xung quanh cho bài trí tám vạn bốn ngàn hàng cây đủ các thứ báu. Trong các giảng đường có tám vạn bốn ngàn toà sư tử cao rộng, có hai ngàn Long nữ xinh đẹp vô cùng, miệng toả hương thơm, tay cầm đủ các loại hoa cùng hương bột, hương thoa. Các Long nữ cùng nhau trổi kỹ nhạc để ca ngợi công đức của Phật và làm cho chúng hội vui vẻ. Trong hư không, các thứ tràng phan tơ lụa rực rỡ buông xuống, chuông báu cùng hoà lên những Âm điệu hay hơn cả tiếng nhạc. Trăm món ăn ngon đều được sắp bày đầy đủ. Xong đâu đó, Long vương cùng quyến thuộc từ xa cung đón đức thế-tôn. Khi ấy Phật cùng tám vạn bốn ngàn Bồ-tát, trên hai ngàn vị đệ tử đều dùng thần thông bay đến cung vua Vô Nhiệt. Ngài Mục-kiền-liên nương thần lực của Phật dời ao Vô Nhiệt rời khỏi mặt đất bảy trượng rồi hoá thành Kim-sí điểu vương vàng óng đứng trên Long cung bảo vua, Như-lai đã đến. Quyến thuộc của Long vương sợ hãi lông vảy dựng đứng chạy tìm chổ trốn. Long vương an ủi:

“Các ngươi yên tâm chớ có sợ hãi, đó chỉ là do hiền giả Mụckiền-liên hoá ra thôi. Các ngươi hãy trổi kỹ nhạc chúc mừng và sắp đặt toà sư tử rộng lớn để cung nghinh bậc Chánh Giác cùng hàng đệ tử.”

Long vương cùng quyến thuộc tự tay sửa soạn sắp đặt đủ loại thức ăn ngon hơn cả các loại cao lương mỹ vị ở thế gian, ngoài ra còn có thức ăn ở cõi trời để cúng dường Phật cùng chúng Tăng. Thọ trai rửa bát xong, Phật thuyết pháp, tất cả chúng hội đều hoan hỷ.

(Trích kinh Hoằng Đạo Quảng Hiển Tam Muội quyển 3)

19. MỤC-KIỀN-LIÊN BA LẦN NHÌN KHÔNG ĐÚNG:

Phật ở tại thành Xá-vệ, Bấy giờ có các vị Tỳ-kheo tụ tập một chỗ cùng nhau bàn luận.

Có vị hỏi:

– Giảng đường Thiện Pháp có cột kèo gì không?

– Có cột, Ngài Mục-kiền-liên đáp.

Tỳ-kheo Vô Tuế lại nói không có cột. Mọi ngưòi liền sai một vị Tỳ-kheo có thần thông đến xem, vị ấy trở về bảo không có cột. Mọi người liền bảo với Mục-kiền-liên:

– Ngài không biết tại sao lại nói có cột. Đó là lời vọng ngữ đáng bị đuổi đi.

Nói rồi họ liền tập hợp tăng chúng. Khi ấy Phật dùng thần túc từ trên không trung đi đến, biết chuyện nhưng vẫn cố hỏi chư Tỳ-kheo:

– Các ông đang làm gì?

– Bạch Thế Tôn Ngài Mục-kiền-liên ngay đến việc không có cột cũng nói là có. Đó là lời không thật, nên chúng con muốn nhóm chúng yết ma tẩn xuất.

Phật hỏi Tỳ-kheo Vô Tuế.

Tại sao ông biết là không có cột.

Con đã từng một lần ngồi thiền trong giảng đường Thiện Pháp.

Phật bảo Mục-kiền-liên:

– Tại sao ông lại không đến xem, ông hãy quan sát cho thật kĩ rồi mới nói. Mục-kiền-liên chân thật nên không phạm giới.

(Trích luật Tăng Kỳ quyển 29)

20. MỤC-KIỀN-LIÊN LÒNG THẬT VIỆC SAI:

Có người hỏi Ngài Mục-kiền-liên:

– Nước ao A-phù từ đâu chảy đến?

Mục-kiền-liên đáp:

Nước ao này từ ao A-nậu-đạt chảy đến.

Chư Tỳ-kheo nói:

– Nước trong ao A-nậu-đạt có tám công đức ngon ngọt, còn nước ở đây nóng sôi, mặn đắng, tại sao nói là từ đó. Này Mục-kiền-liên! Ông đã nói những lời suông, là người có lỗi. Nói những lời vọng ngữ như thế đáng bị tẩn xuất.

Chư Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Phật bảo:

– Chư Tỳ-kheo! Các ông chớ nói Mục-kiền-liên có lỗi. vì sao? Vì ao A-nậu-đạt ở cách đây rất xa. Đúng là nước ấy có tám công đức ngon ngọt, nhưng vì từ đó chảy đến đây phải qua năm trăm địa ngục nhỏ. Vì vậy nên nước trở nên mặn đắng và nóng. Nếu các ông hỏi tại sao nước này mặn và đắng thì Mục-kiền-liên sẽ tùy câu hỏi mà trả lời.

Lại có một thời gian trời nắng hạn, Mục-kiền-liên nhập định thấy bảy ngày sau trời sẽ mưa lớn, nước đầy ngập các ao rãnh. Nghe tin ấy, dân chúng cả nước rất vui mừng, bỏ hết chuyện đồng áng đi trốn nắng. Đến ngày thứ bảy chư Tỳ-kheo bảo vói Mục-kiền-liên:

Ông nói bảy ngày nữa trời sẽ mưa lớn ngập hết ao lớn, hôm nay gió còn không có huống chi là mưa. Ông nói những lời suông cố ý dối gạt mọi người, đáng bị diệt tẩn.

Nghe vậy, Phật bảo chư Tỳ-kheo:

Mục-kiền-liên thấy việc trước mà không thấy việc sau. Như lai thấy cả việc trước lẫn việc sau. Ngày thứ bảy đúng là có mưa to, nhưng vì có La-hầu A-tu-la vương đem cơn mưa ấy trút vào biển. Mục-kiền-liên tuỳ theo suy nghĩ của mình mà nói cho nên không có tội. (Trích luật Thập Tụng quyển 4)