KINH LUẬT DỊ TƯỚNG
Đời Lương, nhóm Sa-môn Tăng Mân, Bảo Xướng v.v… biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 4
- Tôn sư đắc đạo
- Thị hiện sanh vào cung vua
- Thị hiện thành đạo
- A nan hỏi về cách thức an táng
- Thị hiện nhập Niết-bàn
- Năm tướng suy hao của hoàng hậu ma da xuất hiện
1. TÔN SƯ ĐẮC ĐẠO:
Vào kiếp lâu xa về trước khi còn hành Bồ-tát đạo, Đức Như Lai làm vua một nước lớn. Lúc thân phụ và thân mẫu qua đời, Ngài nhường ngôi lại cho hoàng đệ, một mình ra đi cầu đạo.
Ngài gặp một vị Bà-la-môn họ Cù Đàm và theo vị nầy học đạo, do đó cũng lấy họ Cù Đàm. Ngài vào núi sâu tư duy thiền quán. Về sau Ngài đi khất thực lần trở về nước cũ nhưng thần dân trong nước không ai nhận ra, nên gọi Ngài là tiểu Cù Đàm. Ngài dựng Tịnh xá trong một khu vườn ở ngoài thành. Một hôm, có năm trăm tên cướp hung bạo lấy trộm tài sản của quan rồi chạy ngang qua bìa vườn. Sáng hôm sau quan quân lần theo dấu vết tìm kiếm kẻ trộm, thấy dấu chân trong vườn ấy liền bắt Bồ-tát. Họ dùng cây đâm xuyên qua thân rồi dựng Ngài dưới gốc cây, máu chảy xuống đất lai láng.
Vị Đại Cù Đàm nghe tin bay đến hỏi:
– Người này có tội gì mà phải đến nỗi này?
Khi ấy quân lính giương cung bắn chết Bồ-tát. Vị Đại Cù Đàm khóc ước cả áo quan. Sau đó Ngài lấy đất thấm ướt máu vo lại thành khối đem về Tinh xá và đặt vào hai bát bên trái và bên phải, nói rằng:
– Nếu Đạo sĩ này là người chí thành thì thiên thần hãy khiến cho máu hóa thành người.
Mười tháng sau, đất thấm máu trong bát trái biến thành người nam tên là Xá Di, bát bên phải biến thành nguời nữ họ la Cù Đàm.
Vào thời Bảo Phật trong hiền kiếp cũng họ là Thích Ca thọ năm trăm vạn tuổi. (Trích kinh Nhị Thập Du)
Đức Phật ở dưới cội cây Vô Kiết trong đạo tràng Thiện Thắng, ở nước Ma kiệt đề dùng đức hàng phục ma quân, độ hai người thương buôn. Đức Định Quang Như Lai thọ ký rằng: “Ông ở chín mươi mốt kiếp sau sẽ được làm Phật, hiệu là Thích Ca Văn. Ông cũng có đầy đủ mười hiệu như ta hiện nay”.
Từ đó đến nay ta tích chứa công hạnh, tu trì Lục độ, Tứ vô lượng tâm không gían đoạn, quả báo không sai chạy, nguyện lớn đã thành tựu.
( Trích Bổn Khởi quyển thượng).
2. THỊ HIỆN SANH VÀO CUNG VUA
Bồ-tát kiếp cuối cùng ở cung trời Đâu Suất. Ngài cùng các thiên tử bàn luận về chỗ thọ sanh. Chủng Anh thiên tử hỏi:
– Đức Bồ-tát sẽ giáng thần vào dòng họ nào?
– Ta sẽ giáng sanh vào dòng họ có sáu mươi đức. Chỉ có nhà họ Thích, ngưòi thành Ca duy la vệ từ lâu đã trồng cội đức, lớn nhỏ hoà thuận, trên dưới kính nhường, nước giàu dân an, mọi người đều khát ngưỡng Đại thừa. Hơn nữa, vưa Bạch Tịnh chỉ làm điều nhân nghĩa. Hoàng hậu họ Cù Đàm tánh tình ôn hoà hiền thục, khéo giữ gìn ba nghiệp (thân, khẩu, ý) bà đã làm mẹ Bồ-tát trong năm trăm đời.
Lúc Hoàng hậu ngủ, Bồ-tát hoá thân cưỡi voi trắng, ánh sáng chói hơn mặt Trời nhập vào thai mẹ. Hoàng hậu cảm thấy thân tâm an lạc như nhập sâu vào thiền định. Bà đi đến dưới cội cây vô ưu, sai sứ về bẩm lại đức vua. Bấy giờ rừng cây Vô ưu xuất hiện mười điềm lành:
- Bỗng nhiên rộng lớn.
- Đất đá biến thành kim cương.
- Cây báu xếp thành hàng.
- Trầm hương ngào ngạt
- Tràng hoa đầy khắp.
- Các thứ báu hiện ra.
- Trong ao sanh ra hoa phù dung.
- Trời, rồng và dạ xoa đứng chắp tay.
- Thiên nữ cung kính.
- Tất cả chư Phật phóng quang chiếu sáng khắp nơi.
Đức vua rất vui mừng, hoàng hậu thân thể nhẹ nhàng thư thái, lòng không gợn chút tham sân si. Những người bị bịnh được bà dùng tay xoa lê thì người bệnh liền khỏi.
Đúng mười tháng, hoàng hậu lâm bồn. Lúc ấy có ba mươi hai điềm lành ứng hiện:
- Cây cối trong hậu viên tự nhiên ra quả.
- Trên đất mọc hoa sen xanh lớn như bánh xe.
- Cây khô nỡ hoa.
- Xe bảy báu hiện đến
- Kho tàng trong đất tự nhiên vọt lên
- Hoa quý toả hương thơm bay khắp nơi.
- Năm trăm sư tử ở tuyết sơn tụ đứng trước cửa thành.
- Năm trăm voi trắng đứng trước điện.
- Mưa phùn đượm hương thơm.
- Thức ăn uống trăm món cung cấp cho những người đói khát (Văn nhiều không chép ra, giống với Bổn Khởi).
Rạng ngày mùng tám tháng tư, lúc sao mai xuất hiện, hoàng hậu muốn du ngoạn dưới cây Liên Bính ba ngàn quốc độ có sáu lần chấn động. Khi sao mai lặn, cây rủ cành xuống, hoàng hậu vịn cành, chư Thiên rải hoa. Từ nách bên phải của Bà hạ sanh một hoàng nhi, thân cao trượng sáu. Thái tử vừa hạ sanh liền bước di bảy bước, mỗi bước đi có hoa báu đở chân. Ngài đưa tay lên nói:
– Trên trời dưới trời chỉ có “ Ta” ( ngã) là tôn quý. Ba cõi đều khổ, có gì đáng vui.
Đế Thích Phạm vương đứng hầu. Tứ thiên vương đón Ngài lên cái án vàng. Rồng phun nước thơm tắm gội cho Ngài. Cùng lúc năm trăm thanh y mỗi người hạ sanh một lực sĩ. Ngựa trắng sanh ngựa con, dê vàng sanh dê con (trong Thụy Ứng Bổn Khởi chép: người hầu tên Xanặc, ngựa tên Kiền Trắc. Các Bổn Khởi phần nhiều đều giống nhau.)
Sau khi hạ sanh thái tử được bảy ngày hoàng hậu qua đời và được sanh lên cõi trời Đao Lợi. Thái tử còn nhỏ cần phải có người chăm sóc. Bấy giờ có người tâu vua:
– Chỉ có bà Ái Đạo dì của thái tử là người chưa lập gia đình mới có thể nuôi dạy Ngài được.
Vua Bạch Tịnh lập tức đến chổ bà Đại Ái Đạo xin bà nhận dưỡng nuôi thái tử. Bà phụng mệnh.
Vị Phạm Chí ở Tuyết Sơn tên A-di-đầu-kỳ, khi trông thấy thái tử liền buồn than rơi lệ vua hỏi lý do ông đáp:
– Kính mừng đại vương sanh được thần nhơn. Chính sự ra đời của vị này làm cho trời đất chấn động. Theo phép xem tướng của thần thì thái tử có ba mươi hai tướng tốt:
- Toàn thân màu vàng ròng
- Trên đỉnh có nhục kế.
- Tóc màu xanh biếc.
- Giữa chân mày có lông tơ trắng
- Trên đảnh phát ra ánh sáng giống như mặt trời.
- Lông mi xanh biếc.
- Hai mí mắt đều nháy một lượt.
- Trong miệng có bốn mươi răng.
- Răng trắng đều đặn.
- Gò má đầy đặn
- Lưỡi rộng vuông dài.
- Lòng bàn tay đầy đặn.
- Ngực như ngực sư tử.
- Thân ngay thẳng.
- Cánh tay dài.
- Ngón tay dài.
- Gót chân đầy đặn.
- Lòng bàn chân bằng phẳng.
- Kẻ tay, kẻ chân có màng mỏng
- Bàn tay có màng mỏng dính vào nhau.
- Lòng bàn tay có tướng bánh xe ngàn căm.
- Lòng bàn chân có tướng bánh xe ngàn căm.
- Có tướng mã âm tàng.
- Bụng thon như bụng nai.
- Xương móc khoá
- Lông xoay về bên phải.
- Mỗi lỗ chân lông chỉ có một lông.
- Da lông mịn màng.
- Không bị nước bẩn dính.
- Giữa ngực có chữ vạn.
(Trong Thuỵ Ứng cũng thiếu hai tướng)
Người có đủ những tướng này, nếu ở tại gia sẽ làm Chuyển luân Thánh vương, bảy báu tự đến. Nếu xuất gia sẽ thành Phật. Thương thay cho hạ thần tuổi đã xế chiều, không thấy được Phật hoá đạo cho nên buồn khóc. Vua ban thưởng rất trọng hậu cho vị Phạm chí, rồi bảo với bà Đại Ái Đạo nên săn sóc thái tử cẩn trọng hơn (Trích kinh Phổ Diệu quyển 2, lại trích Thích Ca Tán quyển một)
Năm lên bảy tuổi thái tử cưỡi xe dê, các công tử trong dòng họ Thích cùng theo Ngài đến chổ Thầy dạy học tên Tuyển Hữu. Thái tử hỏi:
– Thầy có những sách gì để dạy?
Có sách Phạm Khư, Lưu Pháp có thể dạy Ngài được.
– Có sáu mươi bốn loại sách khác sao chỉ dạy tôi có hai loại sách thôi.
– Xin được nghe tên các loại sách ấy.
– Những sách như: Phạm Khứ Lưu, Hội Chúng,Tật Kiên, Long Quỷ, Càn Thác Bà, A Tu Luân Lộc Luân, Thiên Phúc, Chuyển Số, Quán Không (văn nhiều khôn chép). Vậy thầy muốn dạy cho ta sách nào? Vị thầy không thể hiểu hết các loại sách ấy, ông hết lời ngợi khen. Thái tử phân biệt rạch ròi cho các đồng tử nghe và khuyên họ phát đạo tâm (kinh Thuỵ Ứng nói: (vì sách thiếu hai chữ nên thái tử hỏi thầy, thầy không trả lời được nên thầy hỏi ngược lại.)
Năm thái tử mười bảy tuổi, vua cưới vợ cho Ngài, trong cuộc tuyển chọn từ hàng ngàn người cuối cùng mới chọn được một người. Người ấy là công chúa con vua Ba tu phất (Đời Lương dịch là Thiện Giác) nàng họ Cù Đàm tên là Cù Di, nhan sắc tuyệt trần trong sạch như hoa sen.
Lúc bấy giờ, tám nước đang tranh nhau để cầu hôn nhưng chưa được vua Thiện Giác chấp thuận. Hay tin vua Tịnh Phạn đến cầu hôn công chúa cho thái tử vua Thiện Giác lo lắng vì nếu không chấp thuận sẽ bị chinh phạt, nếu chấp thuận sẽ gây thù với các nước kia. Thấy cha lo buôn như vậy công chúa tâu:
– Người của nước vua Bạch Tịnh võ nghệ cao cường, các nước đều nể sợ. Phụ hoàng hãy ban sắc chỉ trong nước, sau bảy ngày các thái tử thi tài ai thắng được chọn làm phò mã.
Trong cuộc đọ sức, Điều Đạt vật chết một con voi. Thái tử xách voi quăng ra khỏi thành. Tám vạn môn học khác như thiên văn, địa lý… không ai bì kịp Ngài. Đến Điều Đạt đọ quyền với thái tử, thái tử nắm lấy tay ông ta quăng lên không trung đến ba lần mà không làm cho Điều Đạt bị tổn thương. Điều Đạt lại cùng thái tử thi bắn cung. Điều Đạt chỉ bắn trúng trọng tâm trống chừng 40 mươi dặm, không thể vượt xa hơn. Đến phiên thái tử các cung vừa giương lên đều bị gãy vụn. Ngài hỏi:
– Còn cung nào khác vừa sức ta không?
Vua đáp:
– Tiên vương xưa kia có dùng một cây cung rất kỳ lạ, không ai giương nỗi, hiện còn để trong thiên tự. Vua liền sai ngưồi đem đến cho thái tử. Lúc ấy tất cả mọi người có mặt không ai nâng cung lên nỗi. Thái tử giương cung bắn trúng trọng tâm mặt trống xa trăm dặm. Khi mũi tên cắm xuống đất, nước suối vọt lên đến núi thiết vi. Ba ngàn cõi nước sáu lần chấn động.
Thái tử thắng cuộc được cưới công chúa làm đệ nhất phu nhân. thuận theo thế gian mà thị hiện vui chơi (Trong kinh Thuỵ ứng chép: “Thái tử cưới vợ đã lâu nhưng không gần gủi, chỉ dùng tay chỉ vào bụng công chúa, sau đó công chúa hạ ssanh con trai) thái tử lại cưới con gái trưởng giả Di Thí lên la Da Duy Đàn làm đệ nhị phu nhân, lại cưới con gái trưởng giả họ Thích làm đệ tam phu nhân. Thái tử sẽ làm phi hành hoàng đế. Vua Tịnh Phạn cho xây dựng ba cung điện hợp với ba mùa, chọn sáu vạn thể nữ. La-hầu-la từ cõi trời biến hiện sanh ra.
Khi thái tử muốn đi dạo cửa thành phía Đông, vua ra lịnh phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ để làm cho tinh thần thái tử phấn chấn. Bấy giờ thiên đế biến làm một người già tóc bạc răng rụng, mắt mờ tai điếc, chống gậy lần từng bước. Thái tử biết nhưng giả vờ hỏi:
– Đây là người gì?
Người đánh xe đáp:
– Đây là người già.
– Mạng người như dòng nước chảy qua khó có thể gặp lại, không chỉ riêng một người mà khắp trong thiên hạ đều như vậy. Thái tử quay xe trở về cung trong lòng buồn bã xót xa.
Sau đó thái tử lại dạo cửa thành phía Nam. Gặp một người bệnh thân gầy bụng to nằm ở bên đường. Ngài cũng hỏi như lần trước người đánh xe đáp:
– Đó là người bệnh. Thái tử nói:
– Vạn vật vô thường có thân ắt có khổ. Ta rồi cũng sẽ như vậy.
Thái tử liền trở về cung.
Hôm sau dạo cửa thành phái Tây, thái tử thấy một thây chết,cả nhà than khóc áo não. Ngài cũng hỏi như lần trước. Người đánh xe đáp:
– Đây là người chết, đời người có sanh ắt có tử, giống như thời tiết có mùa xuân ắt có mùa đông. Người và vật điều một lẽ như nhau.
Thái tử nói:
– Ôi chết chóc khổ biết bao! Tinh thần tán loạn cả! Ta thấy người chết thân thể tuy tan rã nhưng thần thức không mất. Ta không thể làm cho người chết sống lại được họ qua lại trong năm đường tinh thần khổ nhọc biết bao.
Lại một ngày khác thái tử dạo ra thành phía Bắc, thấy một vị Samôn, y phục ngay ngắn tay ôm bình bát. Ngài cũng hỏi như lần trước. Người đánh xe đáp đây là vị Tỳ-kheo xả bỏ dục tình, tâm ý tha thiết muốn độ khắp mười phương.
Thái tử nói: “ Hay thay! Đó chính là niềm mong muốn của ta. Nếu ta không từ bỏ vương vị xuất gia thì điều này không thể được”.
Đêm khuya thanh vắng thái tử vào hậu cung ánh sáng từ thân Ngài chiếu rực khắp nơi, nhà vua tỉnh giấc thái tử tâu:
– Chư Thiên khuyến khích con nên xuất gia ngay bây giờ.
Vua buồn bã khóc hỏi:
– Con có chí nguyện gì? sao bây giờ mới về?
– Con muốn được thoả mãn bốn ước nguyện. Đó là: không già, không bệnh, không chết và không bị chia lìa. Nếu phụ thân ban cho con bốn ước nguyên này thì con sẽ không xuất gia.
– Từ xưa đến nay không hề có chuyện đó.
Nhà vua càng thêm đau buồn, liền ra lệnh cho năm trăm thanh niên khoẻ mạnh của dòng họ Thích túc trực canh giữ bốn cửa thành. Cửa thành mỗi khi đóng hay mở điều phát ra tiếng động vang xa bốn mươi dặm. Nàng Cù Di trong lòng nghi ngờ không dám rời thái tử nửa bước. Thái tử suy nghĩ: Muốn tu đạo thanh tịnh thì không nên ở lại nhà mà phải vào chốn rừng sâu để chuyên cần tu pháp hành thiền.
Bấy giờ thái tử đã mười chín tuổi, vào quá nữa đêm ngày mùng 7 tháng tư, Cù Di ngủ mộng thấy năm điều, liền kinh hãi thức giấc. Thái tử hỏi nguyên do, nàng đáp:
– Thiếp mộng thấy núi Tu di bị lỡ, mặt trăng rơi xuống đất, ánh sáng minh châu bổng nhiên tắt lịm, tóc trên đầu tự rụng và có người cướp lấy lộng của mình.
Bồ-tát biết điềm trong mộng là chỉ cho mình, liền bảo:
– Núi Tu-di không lỡ, ánh trăng vẫn tiếp tục soi sáng, ánh sáng minh châu không tắt mất, tóc trên đầu không rụng va lọng che vẫn còn. Nàng hãy an lòng ngủ đi, chớ có lo lắng!
Đêm xuống thái tử quán thấy thân thể các kỹ nữ, tất cả đều giả hợp như cây chuối, nước mữi nước mắt chảy ra trên gương mặt mệt mõi, bên các nhạc khí vất bỏ ngổ ngang. Rồi thái tử quay lại nhìn vợ mình, nhận thấy các bộ phận trong cơ thể như; não, tuỷ, xương sọ, tim, gan, ruột, bao tử… bên ngoài là túi da, bên trong chứa đầy những đồ dơ uế, cũng như mượn tạm, không giữ được lâu bền. Ba cõi không chắc thật, chỉ có đạo mới là chổ để chúng ta nương nhờ.
Bấy giờ thiên tử Pháp Hành ở Dục giới trụ trên hư không thưa vọng xuống thai tử: “đã đến giờ rồi”
Lúc sao mai vừa mọc, thái tử dánh thức Xa-nặc dậy chuẩn bị yên cương cho ngựa Kiền Trắc. Tứ thiên vương cùng vô số dạ xoa, rồng… đều mặc áo giáp từ bốn phương bay đến thành kính cúi đầu. Chư Thiên sợ có sự ngăn cản, nên sai áp thần vao cung trấn cho mọi người ngủ say. Nam nữ trong thành đều chìm trong giấc ngủ say sưa, đến cả chim khổng tước cũng ngủ li bì, còn Xa-nặc thì buồn bã khóc lóc. Cửa thành đóng chặt, bốn vị thần nâng bổng bốn vó ngựa vượt qua khỏi hoàng thành. Đế Thích đi trước dẫn đường, phóng ánh sáng rực rỡ đến dưới cây Bồ-đề.
( Trích kinh Phổ Diệu quyển 3, 4)
3. THỊ HIỆN THÀNH ĐẠO
Sáng hôm sau có người vao tâu vua:
– Bẩm đại vương không biết thái` tử đã đi đâu rồi!
Vua liền cho người đuổi theo. Mọi người đến vương điền từ xa họ trông thấy thái tử ngồi dưới gốc, cây rủ bóng che mát thái tử. Vua rất kinh ngạc, tự động xuống ngựa làm lễ thái tử. Thái tử cũng lễ lại vua cha và tâu:
– Phụ hoàng đến đây thật là nhọc nhằn thân thể!
Vua vì thương nhớ thái tử khôn nguôi nên khi trở về cung liền vời các quân thần đến nói:
– Các khanh có con đàn cháu đống để vui vầy, còn trẫm chỉ có một mình thái tử. nay thái tử đã bỏ trẫm vào rừng sâu, các khanh hãy chọn trong hàng con em của mình năm người để theo hầu thái tử. Nếu ai trở về thì ta sẽ giết gia tộc của người ấy.
Thái tử cởi y báu trao lại cho Xa-nặc, bảo về tâu lại với vua cha và thưa với Cù Di rằng: “Khi nào đắc đạo ta sẽ trở về, ta không quên lời hứa này đâu”.
Xa-nặc phụng mệnh trở về mà nước mắt như mưa. Bạch mã quỳ xuống liếm chân thái tử. Nhà vua thấy những vật của thái tử gởi về bèn ngất đi, Cù Di ôm lấy ngựa mà hỏi:
– Thái tử cỡi ngươi, sao bổng nhiên ngươi trở về một mình?
Quả ngọt suối trong đều có đủ, Bồ-tát nghĩ thầm muốn làm Samôn phải ở chốn rừng sâu.
Thiên vương biết được tâm nguyện của thái tử liền cầm dao bay xuồng trước mặt Ngài, Bồ-tát cầm dao cắt tóc. Trên đầu chỉ còn lại nhục kế. Đế Thích nhận lấy tóc ấy, Ngài trở thành đại Sa-môn.
Sau đó Bồ-tát đến bờ sông Ni Liên Thuyền sống một mình vắng lặng. Bây giờ có một người thợ săn mặt pháp phục giống Sa-môn. Thái tử hỏi:
– Pháp phục này gọi là gì?
– Là ca sa, bọn nai tưởng rằng tôi là đạo sĩ nên không sợ hãi mà đến gần, tôi sẽ giết chúng để sinh sống.
– Thái tử khởi tâm từ ái, đề nghị người thợ săn đổi y phục, ông ta đáp:
– Vương tử lớn lên nơi cung cấm, thịt da mềm mại không thể chịu nổi cái khổ của giá rét, e rằng nó sẽ huỷ hoại thân Ngài. hơn nữa pháp phục này không được sạch sẽ.
– Đây là vật biểu trưng của bậc Hiền Thánh ta đổi lấy không chút hối hận. Ta sẽ tự giặt giũ sạch sẽ.
Chư Thiên cúng dường thức ăn nhưng Ngài không thọ nhận bèn đi đến nước Ma-kiệt-đà. Nhân dân nuớc nầy trong thấy Ngài, cho rằng Ngài là Đế Thích Phạm vương, chư Thiên. Thái tử biết được suy nghĩ của họ liền đến ngồi dưới gốc cây.
Vương bình Sa cùng quần thần đi đến chổ Ngài, từ xa họ đã thấy tướng sáng rực rỡ, liền hỏi:
– Đây là vị thần nào? Từ đâu đến? Tên là gì?
– Tôi là ngưới nước Ca duy la vệ, ở phía Đông bắc Tuyết Sơn thuộc Hương Sơn, thân phụ là Bạch Tịnh, thân mẫu là Ma-da.
Vua hỏi:
– Phải chăng Ngài tên là Tất Đạt?
– Đúng vậy!
Vua liền lễ dưới chân thái tử và thưa hỏi:
– Thân tướng Ngài sáng rỡ, nếu làm vua Ngài sẽ làm Chuyển luân Thánh vương cai trị khắp bốn phương, bốn biển rộng mênh mông, đất nước hùng mạnh, giàu sang tột đỉnh, cớ sao lại bỏ ngôi trời mà vào chốn núi rừng?
– Con người có sanh ắt có tử, có bốn thứ đau khổ nhất: Sanh, già, bệnh, chết, thân này là đồ vật chứa đựng các khổ. Hễ được cung kính tức sanh kiêu mạn, ham cầu khoái lạc cho riêng mình làm thiên hạ phải khổ loạn, tôi nhàm chán chúng nên vào trong núi sâu.
Trải qua sáu năm Ngài chuyên cần khổ hạnh, mỗi ngày ăn một hạt mè, một hạt gạo ngồi kiết già thân không lay động mặc cho mưa gió, sấm chớp quanh năm không dời đổi cũng chưa từng dùng tay che chắn. Nhiều ngưòi lấy làm lạ dùng cây cỏ ngoáy vào tai mũi của Ngài, Ngài cũng không bỏ đi. Thân thể Ngài ngày càng gầy yếu, chỉ có sắc vàng ròng ngày càng hiện rõ, ánh sáng chiếu đi xa. Đúng sáu năm Ngài nghĩ: “gầy ốm thế này nếu ta được giác ngộ thì người đời sau sẽ chê cười cho rằng ta vì đói mà được đắc đạo. Ta nên ăn những thức ăn nhẹ, hồi phục cơ thể, rồi sau đó hãy thành đạo.”
Bấy giờ có con gái trưởng giả lập gia đình sanh được con trai, cô ta rất vui mừng liền giết một trăm con dê để ăn mừng. Người nhà lấy sữa bò nguyên chất nấu thành cháo sữa định đem đến cúng cho thần cây. Họ sai người làm đến quét dọn sạch sẽ chổ để cúng thần. Người này thấy Phật nhưng không biết la ai, trở về thưa với chủ nhà:
– Dưới gốc cây có một vị thần rất trang nghiêm đẹp đẽ.
Cô con gái trưởng giả nghe vậy rất vui mừng, định múc cháo đem đi cúng thần cây để đến đó xem thử, nhưng cháo tự nhiên vọt ra khỏi nồi hơn một trượng không thể nào múc được cô ta cảm thấy rất kỳ lạ. Ngay lúc ấy, trên không trung có tiếng bảo rằng:
– Có vị Bồ-tát đã xuất định, Ngài vốn có lời nguyện sẽ thọ thực trước rồi sau mới thành chánh giác.
Cô gái nghe lơì ấy xong, lập tức múc cháo sữa vào bát vàng, đi đến bên sông Ni Liên Thuyền.
Bồ-tát dùng sức thần xuống sông tắm gội, thiên tử cõi trời Đâu Suất lấy ca sa trời dâng lên. Bồ-tát mặc vào rồi đứng bên bờ sông. Con gái trưởng giả dâng bát cháo sữa. Bồ-tát thọ thực xong sức lực dần dần hồi phục, Ngài đi đến chổ cây Bồ-đề. Lúc ấy, bên đường có một người tên là KiếtTường đang cắt cỏ tươi mền mại không rối. Bồ-tát bảo Kiết Tường:
– Ta muốn có một ít cỏ để lót ngồi.
Mặt đất tức thời rung mạnh chư Thiên hoá ra tám vạn toà sư tử dưới cây Bồ-đề (trong Thai kinh ghi: Ngài ngồi dưới cây Diêm phù 38 ngày quán cây kinh hành)
Ngài phóng đại quang minh che lấp cung ma. Ma ba tuần nằm mộng thấy ba mươi hai điềm:
– Cung điện bỗng nhiên tối sẫm nhập vào ngỏ không.
– Nước trong ao khô cạn.
– Nhạc khí bị hư hoại.
– Dạ xoa đè đầu quỷ xuống đất.
– Chư Thiên bỏ đi không nghe theo lời của mình v.v….
Ma-ba-tuần liền tập họp các đại thần, nói về những điều đã thấy trong mộng rồi triệu tập một nghìn người con, trong số đó năm trăm ngưòi con của họ như: đạo sư.v.v… kính tin Bồ-tát và năm trăm người con cua họ như: Ác Mục… theo ma làm loạn cốt để hàng phục Bồ-tát.
Bốn người con gái của ma Ba tuần là Dục Phi, Duyệt Bì, Khoái Quán, Kiến Tụng cùng đi đến chổ Bồ-tát. Họ dùng ba mươi hai cách để quyến rủ Bồ-tát, khi thì dùng nhũng lời hoa mỹ hoặc biến thành những cô gái đẹp nhìn Ngài say đắm (văn nhiều không chép hết). Xin được sớm hôm hầu hạ bên cạnh Ngài.
Bồ-tát đáp:
– Các ngươi tuy hình hài xinh đẹp nhưng tâm không đoan chánh, chỉ là một túi da đầy dơ bẩn, đến đây để làm gì? Hãy đi đi, ta không cần các ngươi.
Bốn người đẹp lập tức biến thành những bà già, không thể trở lại hình cũ, liền trở về cung ma. (Kinh Quán Phật Tam muội ghi rằng: ba người con gái đẹp đó tên là Đổi Di, Cập Kiến, Quá Hoạn).
Những mưu kế của ma bày ra càng lúc càng ác độc hơn. Nó kêu gọi mười tám ức chúng biến làm nhiều hình thù kỳ lạ: biến ra hình sư tử, gấu, beo, trùng đầu người mình rắn… Ma quân vác núi, khạt lửa, làm sấm chớp, sét đánh, cầm giáo mác… xông đến chỗ Bồ-tát.
Lòng Bồ-tát vẫn an nhiên bất động, ma quân không thể đến gần. Lúc ấy Ngài từ từ vươn lông trắng giữa chặn mày soi đến địa ngục A-tỳ, khiến cho các tội nhân nhìn thấy, dùng nước từ bạch hào như bánh xe phun xuống dập tắt lửa. Những tội nhân này tự nhớ đời trước của mình, tâm họ liền thanh tịnh, xưng Nam mô Phật. Nhờ nhân duyên này khiến họ không còn tội khổ, được sanh vào cõi người. Ma thấy tướng này buồn rầu áo não và kéo nhau trở về.
Lông trắng tiếp tục phóng đến tầng trời thứ sáu, chư Thiên thấy các hoa sen báu trên đầu sợi lông trắng, bảy Đức Phật thời quá khứ đang ngồi trên đài hoa. Cứ như vậy, lông trắng lại vươn đến cõi Vô sắc, soi khắp tất cả như kính pha lê.
Tám vạn bốn ngàn thiên nữ thấy thân của ma Ba tuần giống như cây chuối.
Khi được chiêm ngưỡng tướng sáng lông trắng của Bồ-tát, vô số thiên tử, thiên nữ phát tâm Bồ-đề. Ma Ba tuần lại cùng Phật đấu trí, Phật dùng trí lực đưa tay ấn xuống đất, tức thời đất rung động. Ma cùng quyến thuộc đều té ngã nghiêng. Bồ-tát hàng phục ma oán xong, liền thành chánh giác.
(Trích kinh Phổ Diệu quyển và quyển 6)
Đức Phật cùng chúng Tỳ-kheo vào thành La Duyệt. Mọi người trông thấy Ngài từ xa đã chắp tay tán thán, hoặc nói lành thay, hoặc nói nhật nguyệt, hoặc tự quy mạng, hoặc cùng hỏi nhau: Là vị Trời chăng? Là Đế Thích chăng? Và cùng kéo nhau đi theo Ngài. Lúc ấy vua Bình Sa đứng trên lầu cao thấy vậy, hỏi quần thần:
– Có việc gì thế?
Một vị đại thần tâu:
– Thái tử dòng họ Thích từ bỏ gia đình, trôi nổi khắp nơi. Có thể người này có mưu đồ gì với nước ta, bệ hạ nên giết ông ta đi.
Vua nói:
– Người này nối tiếp ngôi vị làm Chuyển luân Thánh vương, chúng ta đều là thần dân của Ngài. Nếu người này xuất gia học đạo thì chứng quả, ta nguyện làm đệ tử đầu tiên ở bên cạnh Ngài để nghe thuyết pháp.
Vua ra lệnh chở thức ăn đến Đông Sơn chờ sẵn, sau đó vua đến lễ dưới chân Phật và tự xưng rằng:
– Con chính là Bình Sa vương, vua nước Ma kiệt đà.
Phật nói:
– Ta biết trước rồi, bệ hạ không nên quá cung kính như vậy.
– Nay xin dâng chút ít phẩm vật để tỏ tấm lòng thành của con, xin Ngài nạp thọ.
Đức Phật im lặng nhận lời. Vua lại thưa:
– Nếu Ngài đã chứng đạo vô thượng rồi, xin hãy độ cho con trước.
Bấy giờ các đệ tử của A Lan trông thấy Thế Tôn từ xa, liền thưa với Thầy mình rằng:
– Nay có một người tướng hảo trang nghiêm, đi ngang qua trước cửa nhà Thầy, chúng con sẽ xin làm đệ tử của Ngài.
A Lan liền nói kệ:
Người từ xa vừa đến
Các tướng hảo trang nghiêm.
Đây là vua thế gian
Tiếc không được tôn thờ.
(Trích kinh Thâm Thiển Học Tỳ-kheo, lại trích kinh Tu Hành Bổn Khởi quyển hạ)
4. A NAN HỎI VỀ CÁCH THỨC AN TÁNG:
Ngài A-nan thưa hỏi về cách thức an táng, Phật bảo:
– Cách thức an táng ta như cách thức an táng của Chuyển luân Thánh vuơng. Trước tiên dùng nước nóng thơm tắm rửa thân thể, dùng bông kiếp bốc quấn quanh thân, kế đó lấy năm trăm tấm bạch điệp (vải trắng mịn) quấn bên ngoài, đặt nhục thân vào trong kim quan. Rưới dầu mè vào, lại đặt kim quan vào trong một cái quách bằng sắt, cuối cùng đặt tất cả vào trong một cái quách bằng gỗ chiên đàn hương, sau đó chất các thứ củi thơm đầy xung quanh và bên trên… trà tỳ. Khi củi hết lửa tắt, thu lấy xá lợi đặt trong tháp xây ở ngã tư đường, dựng cột, treo phan khiến cho người trông thấy khởi tâm cung kính, được nhiều lợi ích.
Đức Phật lại bảo:
– Có bốn hạng người nên xây tháp, đó là: Như Lai, Bích Chi Phật, Thanh văn và Chuyển luân Thánh vương. Bốn bậc này nên đem hương hoa, ràng phan, bảo cái, Âm nhạc để cúng dường.
Ở giữa những cây song thọ, Đức Phật sắp đặt giường tòa, Ngài nằm xoay chân về phương Nam đầuu hướng về phương Bắc. Vì sao? Vì Phật Pháp sẽ được lưu truyền lâu dài ở phương Bắc. Ngài xếp Tăng già lê nằm nghiêng bên phải như sư tử chúa, hai chân xếp chồng lên nhau.
Tôn giả A-nan hỏi:
– Trong cõi Diêm-phù-đề có bao nhiêu cách thức an táng?
Phật bảo:
– Có vô số. Ở nước Thiên Trúc này có thủy táng, hỏa táng và chôn trong mồ. Người nước Trung Hoa có pháp tống táng. Người ta dùng vàng, bạc, vật quý báu chạm trỗ vào xe để đưa thi thể đi, trỗi kỹ nhạc chuông linh, ca vịnh làm vui lòng người chết. Người chết thân mặc y phục, quan quách trang trí thật đẹp, đốt hương thơm ngào ngạt, có vô số người theo đưa vào trong núi chỗ đẹp để an táng, mọi người trông thấy đều vui thích. Vua nước ấy khi sắp an táng, quan quách đặt vào trong thất đá. Những người có tật bệnh mở quách xem hài cốt, tắm rửa cầu phước thì bệnh được lành. Lại có người chết không có quan tài, tử thi được đặt trên một gác cao, khi có người bệnh nặng, người ta hạ tử thi xuống chú nguyện để cầu phuớc.
Phật lại bảo:
– Trong pháp học của ta, khi muốn tu phước nên tinh tấn thực hành sáu pháp Ba la mật và mười điều thiện sẽ được sanh Thiên, hướng đến đạo vô thượng.
(Trích kinh Quán Đảnh quyển sáu và kinh Trường A-hàm quyển 1)
5. PHẬT THỊ HIỆN NHẬP NIẾT-BÀN:
Vào ngày mười lăm tháng hai, Đức Phật ở giữa cây Sa la song thọ bên bờ sông A-di-la-bạt-đề, vùng lực sĩ sanh, thành Câu-thi-na, có tám mươi ức trăm ngàn Tỳ-kheo vây quanh Ngài (Kinh Bồ-tát Tùng Đâu Suất Thiên quyển hạ chép: vào ngày 8 tháng 3).
Khi sắp nhập Niết-bàn, Đức Phật dùng thần lực phát ra âm thanh lớn vang đến cõi trời Hữu Đảnh, tùy theo ngôn ngữ của từng loài mà thông báo cho khắp nơi đều biết, ngày nay Như Lai vì thương xót chúng sanh mà làm chỗ quy y. Đức Đại Giác Thế Tôn sắp vào Niết-bàn, tất cả chúng sanh nếu có điều gì nghi ngờ thì nên thưa hỏi lần cuối (Kinh Trường A-hàm có chỗ hơi khác, văn nhiều nên không chép ra).
Vào lúc sáng sớm, từ nơi lông trắng giữa chặn mày của Phật phóng ra nhiều thứ ánh sáng chiếu khắp đại thiên thế giới cho đến mười phương.Chúng sanh trong sáu đường gặp được ánh sáng này thì tất cả tội chướng, phiền não thảy đều tiêu trừ. Chúng sanh thấy, nghe tin này tâm sanh buồn khổ, cất tiếng kêu gào khóc lóc. Đất, núi, sông, biển thảy đều chấn động, mọi người đều bảo:
– Chúng ta mau đến chỗ Phật, khuyến thỉnh Ngài chớ nhập Niếtbàn, trụ thế thêm một kiếp nữa.
Các đệ tử Phật như Ca-chiên-diên v.v… thấy ánh sáng Phật, thân họ run lên không kềm chế được, cất tiếng kêu to, sanh nhiều khổ não. Lại có tám chục trăm ngàn các Tỳ-kheo, sáu mươi ức Tỳ-kheo-ni đều chứng quả A-La-hán, toàn thân lông dựng đứng và rướm máu như hoa Ba-la-sa. Lại có hằng hà sa Bồ-tát ở giai vị thập trụ, hằng hà sa Ưu-Bàtắc, hằng hà sa Ưu-Bà-di, hằng hà Sa-ly-sa, hằng hà sa trưởng giả, hằng hà sa quốc vương, hằng hà sa thiên nữ v.v… Cho đến chư Phật mười phương và các đệ tử của Ngài, chúng sanh trong sáu đường thấy Ngài sắp vào Niết-bàn đều buồn thương kêu khóc không thể kềm được.
Trong pháp hội có một người thợ giả ở thành Câu-thi-na tên là Thuần-đà. Người này và mười lăm người nữa cùng đến lễ Phật và thưa:
– Cúi xin Đức Thế Tôn và các Tỳ-kheo thương xót thọ nhận lễ cúng duờng của chúng con. Chúng con từ nay không còn vị giáo chủ, không được người cứu giúp, nghèo cùng đói khổ, muốn xin ở Như Lai sự no ấm cho đời sau. Cúi xin Ngài từ bi nạp thọ lễ mọn này của chúng con, sau đó hãy nhập Niết-bàn.
Đức Phật đáp:
– Ta nay sẽ dứt trừ sự bần cùng cho ông, tưới mưa pháp vô thượng xuống ruộng thân của ông khiến sanh mầm pháp, làm cho ông đầy đủ Đàn Ba-la-mật.
Bấy giờ cả đại chúng hoan hỉ cùng cất lời tán thán:
– Hi hữu thay Thuần Đà! Phật đã thọ nhận sự cúng dường của ông, ông chính là đệ tử của Phật Đức Phật bảo:
– Này Thuần-đà! Nay chính là đúng thời, Đức Như Lai sẽ nhập Niết-bàn.
Đức Phật lặp lại lần thứ hai đến lần thứ ba, Thuần-đà kêu khóc thưa với đại chúng:
– Xin hãy cùng với con đảnh lễ năm vóc sát đất, xin Đức Thế Tôn chớ vào Niết-bàn.
Đức Phật bảo:
– Này Thuần Đà! Đừng khóc lớn tiếng mà làm loạn tâm ông, ta vì thương xót ông và tất cả chúng sanh nên hôm nay muốn vào Niết-bàn. Vìsao? Vì pháp của chư Phật là như vậy, pháp hữu vi cũng thế, ông nên mau dọn đồ cúng dường, đừng chấn chừ nữa.
Đức Phật từ lông trắng giữa chặn mày phóng hào quang năm sắc chiếu đến thân Thuần-đà. Thuần-đà đích thân đem thức ăn thịnh soạn đi nhanh đến chỗ Phật, buồn bã ấm ức xin Phật xót thương trụ thế thêm một kiếp nữa.
Đức Phật trả lời:
– Ông muốn ta trụ ở đời lâu thì nên cung phụng đủ Đàn-ba-la-mật lần cuối cùng.
Tất cả Bồ-tát, Trời người và các loài khác cùng xướng lên rằng:
– Lạ thay Thuần-đà! Ông đã thành tựu phước đức lớn, chúng tôi không có phước đức nên thiết lễ cúng dường Đức Phật không nạp thọ.
Đức Thế Tôn muốn cho chúng sanh thỏa mãn lòng mong cầu, ở mỗi lỗ chân lông trên thân Ngài hóa hiện vô lượng Phât, mỗi Đức Phật có vô lượng Tỳ-kheo tăng, đều thị hiện thọ nhận sự cúng dường của họ. Đích thân Đức Thế Tôn thọ nhận sự cúng dường của Thuần-đà.Thuầnđà đem tám đấu gạo của nuớc Ma-ca-đà nấu thành thức ăn dâng lên Đức Phật. Đức Phật dùng thần lực cung cấp đầy đủ cho hội chúng. (Kinh Trường A hàm có chỗ hơi khác, văn nhiều nên không chép ra)
Đức Thế Tôn bị bệnh, nằm nghiêng bên phải như những người bệnh khác, Ngài bảo Bồ-tát Ca-diếp: “Những chúng sanh này không biết được mật ngữ trong kinh Phương Đẳng của Đại thừa cho rằng: “Như Lai có bệnh”. Nay ở khoảng giữa cây Sa-la song thọ, ta thị hiện nằm giường sư tử thị hiện nhập Niết-bàn, khiến cho các đệ tử chưa đắc quả A-La-hán và dân chúng lực sĩ sanh tâm buồn khổ, khiến cho trời, người, A-tu-lav.v… đều thiết hễ cúng dường. Lại khiến cho mọi người lấy ngàn tấm bạch điệp quấn quanh thân thể, dùng bảy báu làm kim quan, (Kinh Bồ-Tát Tùng Đâu Suất Thiên quyển hạ ghi: Như Lai tự xếp ba y, dùng ba tấm vải phủ lên kim quan. Ngài nằm hai chân chồng lên nhau, tay cầm tích trượng, bình bát trao cho A-nan) rưới đầy dầu thơm, chất nhiều củi thơm, dùng lửa để trà tỳ, chỉ trừ hai tấm vải không được thiêu là tấm đáp thân và tấm phủ ngoài cùng, vì các chúng sanh mà phân chia Xá-lợi làm tám phần.
Tất cả đệ tử Thanh-văn đều nói:
– Như Lai nhập Niết-bàn nhưng nên biết Như Lai cũng không hẳn vào Niết-bàn. Vì sao? Vì Như Lai thường trụ không biến đổi, người muốn nghe chánh pháp phải từ bỏ tham dục, vâng giữ giáo pháp của Ngài và tinh tấn tu hành. Đây là lời dạy bảo cuối cùng của Phật, chúng ta nên giữ gìn cẩn thận. Các Tỳ-kheo hãy nhìn thấy dung nghi hiếm có của Phật, vì khoảng một ức bốn nghìn năm sau đức Phật Di-lặc mới ra đời.
Lúc Phật sắp vào Niết-bàn, đại địa rúng động, trời người đều kinh sợ. Chúng sanh ở cõi tối tăm nơi không có mặt trời, mặt trăng chiếu đến đều nương nhờ ánh sáng của Phật mà được thấy nhau.
Lúc Phập Niết-bàn, chư Thiên rải hoa cúng dường. Lục dục thiên vương, thần Kim-tỳ-la, Mật-tích lực sĩ, Phật mẫu Ma-da và các vị thần ở rừng cây Sa-la đều làm kệ tụng.
Các Tỳ-kheo nức nở sụt sùi nói:
– Tại sao Như Lai sớm diệt độ như thế! Chúng sanh đau khổ mà đôi mắt của thế gian đã diệt rồi!
Ngài A-na-luật nói với các vị Tỳ-kheo:
– Thôi! thôi! Chớ có buồn quá lắm! Chư Thiên ở trên kia sẽ cười các ông.
Các Tỳ-kheo hỏi:
– Ở trên đó có mấy vị Trời?
– Đầy khắp hư không làm sao tính kể được. Họ ở trên hư không bồi hồi lo sợ, khóc lóc lăn lộn mà nói:
– Tại sao Như Lai sớm diệt độ như thế! Chúng sanh đau khổ, mắt thế gian đã diệt. (Kinh Trường A-hàm và Nê hoàn hai quyển đều rút trong kinh Đại Niết-bàn quyển 1) Đức Phật hỏi:
– Tỳ-kheo A-nan nay đang ở đâu?
Ngài Văn Thù Sư Lợi đáp:
– A-nan đang ở bên ngoài rừng Sa-la, cách đây mười hai do tuần, bị sáu vạn bốn ngàn ức ma nhiễu loạn. Các ma này tự biến ra hình dáng Như Lai, thuyết vô lượng Pháp, hóa hiện nhiều thần biến.
Ngài A-nan nghĩ rằng: Trước đây ta chưa từng thấy, đây là do ai hóa ra chứ không phải Đức Thích Ca. Biết vậy, nhưng A-nan không thốt nên lời cho nên rất khổ não.
Đức Phật thuyết chú đại Đà-la-ni, Ngài Văn Thù lãnh thọ thần chú rồi đến chỗ Anan đọc lại cho A-nan nghe. Các ma vương v.v… đều phát tâm Bồ-đề. Ngài Văn Thù đưa A-nan về chỗ Phật. (Rút trong kinh Bồ-tát Tùng Đâu Suất Thiên Hạ).
Bấy giờ, người dân Mạt-la tập hợp nhiều thứ để cúng dường. Trải qua một ngày, họ đặt kim thân Phật lên giường. Có các đồng tử Mạt-la nâng giường lên nhưng không được.
Ngài A-na-luật nói:
– Các ngươi hãy thôi đi! Vì chư Thiên muốn giữ lại bảy ngày để dân chúng đều được cúng dường.
Từ trong kim quan, Đức Phật ba lần duỗi cánh tay sắc vàng ra hỏi A-nan:
– Đường xá đã sửa sang, quét dọn rưới nước, xông hương chưa?
Các kinh Đại thừa Phương đẳng ông đã lãnh thọ hết chưa?
A-nan bạch Phật:
– Chỉ có Phật mới biết điều này Đức Phật bảo:
– Đúng vậy! Các kinh nay ông đã lãnh thọ hết rồi.
Bảy ngày sau, các đồng tử Mạt-la nâng bốn góc giường, người cầm bảo cái, tràng phan, đốt hương, rải hoa, trổi các thứ kỹ nhạc theo kimquan từ từ đi vào thành.
Đoàn rước kim thân Phật đi từ cửa thành phía Đông,đi khắp các nẽo đường, rồi ra cửa thành phía Bắc, qua sông Ni-liên-thiền, đến chùa Thiên quan.
Người Mạt-la chất củi thơm đốt mà không cháy. Ngài A-na-luật nói:
– Đó là ý của chư Thiên.
Ngài Đại CaDiếp dắt năm trăm đệ tử từ nước Ba-la-nại trở về, mong được gặp Như Lai. Giữa đường gặp một vị Ni-kiền-tử tay cầm đóa hoa Mạn đà la, Ngài hỏi:
– Ông có biết Thầy tôi còn mạnh khỏe không?
– Thầy ông đã diệt độ bảy ngày rồi! Tôi đã nhặt được đóa hoa này từ chỗ ấy đấy!
Ngài Ca-diếp buồn bã lăn lộn gào khóc, còn năm trăm đệ tử Ngài không kiềm chế được, sụt sùi nói:
– Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn nhanh quá!
Lúc ấy, Tỳ-kheo Bạt Nan-đà nói:
– Thôi! Các ông chớ khóc lóc làm gì! Kể từ nay, chúng ta được tự do, không còn bị ai quở trách nữa!
Ngài Ca-diếp thúc giục các Tỳ-kheo mau cầm y bát đến thành Câu-thi-na để kịp thấy kim thân Phật. Đến nơi Ngài Ca-diếp hỏi:
– A-nan! Tôi có thể nhìn thấy kim thân của Đức Thế Tôn được không?
Ngài A-nan đáp:
– Kim thân của Như Lai dùng kiếp bối bao bọc, bạch điệp quấn xung quanh, rồi đặt vào kim quan, kim quan lại để trong quách bằng sắt,bcủi thơm chất đầy bên trên, lại sắp đến giờ trà ty nên khó có thể thấy được.
Ngài Ca-diếp xin ba lần. A-nan cũng đáp như vậy.
Ngài Ca-diếp liền đến trước dàn hỏa, từ trong kim quan, Đức Phật duỗi hai chân ra (Tứ Phần Luật ghi: Quan quách tự mở hai chân Phật duỗi ra). Ngài Ca-diếp thấy tướng bánh xe dưới chân Phật có màu sắc khác thường, liền hỏi A-nan. A-nan đáp:
– Có một người nữ vì thương tiếc Phật, lúc đảnh lễ Phật đã để nước mắt rơi xuống tay rồi rắc lên chân Đức Thế Tôn.
Ngài Ca-diếp cùng năm trăm đệ tử đảnh lễ Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng, mỗi người đều xưng kệ tụng tán thán. Khắp hỏa đàn không đốt, tự nhiên lửabốc lên (Trường A-hàm và Nê Hoàn hai quyển giống nhau,văn nhiều không chép ra).
Lửa cháy quá mạnh khó có thể dập tắt. Lúc ấy, thần cây Sa-la dùng thần lực dập tắt ngọn lửa.
(Trích kinh Đại Niết-bàn, Trường A-hàm hai quyển Nê Hoàn, lại trích kinh Bồ-tát Tùng Đâu Suất Thiên quyển hạ)
6. HOÀNG HẬU MA DA THẤY TƯỚNG SUY XUẤT HIỆN:
Lúc Đức Phật nhập Niết-bàn, Ma da phu nhân ở trên cõi trời Đao Lợi, năm tướng suy hao hiện ra. Đólà: Hoa trên đầu bị héo, dưới nách tiết ra mồ hôi, ánh sáng phía sau gáy bị tắt mất,hai mắt nháy liên tục và không thích chỗ mình ngồi. Bà lại thấy năm điềm mộng đó la:1- Núi Tu-di sụp lỡ, nước bốn biển khô cạn, 2- La-sát đua nhau đến móc mắ tngười; 3- Trời mất mão quý, thân không phát ra ánh sáng; 4- Tràng bảo châu bị ngã, mất châu như ý; – Sư tử cắn vào mình đau như cắt. Năm điều này khiến bà sợ hãi thức giấc và nghĩ rằng: Đây chẳng phải là điềm lành. Taxưa ở trong cung Bạch Tịnh, một hôm, ngủ trưa thấy điềm mộng thật là hy hữu, có một thiên tử thân sắc vàng ròng, cỡi voi chúa trắng, có các thiên tử theo sau trỗi các kỹ nhạc. Lúc ấy có ánh sáng chói hơn mặt trời chiếu thẳng vào hông bên phải của ta. Ta cảm thấy thân tâm an lạc, liền thọ thai, sau đó sanh ra thái tử Tất-đạt-đa. Thái tử soi sáng thế gian. Nay năm điều mộng này khiến ta vô cùng lo sợ, đây ắt là tướng Niết-bàn của thái tử.
Khi A-na-luật tẩm liệm Đức Phật xong, liền bay lên cung trời Đao Lợi, báo tin cho hoàng hậu Ma Da. Hoàng hậu ngất xỉu hồi lâu, sau đó cùng quyến thuộc xuống rừng Sa-la song thọ. Vừa thấy y Tăng-già-lê, bình bát, tích trượng của Đức Phật, hoàng hậu cầm lấy và khóc ngất đi, khi tỉnh dậy nói rằng: “Phước thay! Con ta độ cả trời người, nay những vật này đã không còn chủ!”
Lúc ấy, Đức Phật dùng thần lực khiến cho nắp quan tài tự nhiên mở ra, Ngài đứng dậy chắp tay, phóng ánh sáng rực rỡ, vái chào hoàng hậu và khuyên rằng:
– Tội nghiệp mẫu hậu cực khổ đến đây. Các hành vốn là như vậy, xin mẫu hậu chớ khóc thương.
Ngài A-nan nén xúc động bạch rằng:
– Bạch Đức Thế Tôn! Chúng sanh đời sau ắt sẽ hỏi con, khi Phật sắp nhập Niết-bàn có dặn dò gì không, thì con phải trả lời như thế nào?
Phật bảo A-nan:
– Ông nên đáp rằng: Khi Phật đã vào Niết-bàn, Ma Da phu nhân từ cung trời Đao Lợi xuống. Đức Như Lai vì muốn giáo hóa những chúng sanh bất hiếu ở đời sau, nên từ trong kim quan đứng dậy chắp tay chào hoàng hậu và nói những bài kệ trên.
Đức Phật dạy:
– Kinh này gọi là kinh Phật Lâm Niết-bàn Mẫu Tử Tương Kiến.
Các ngươi cứ như vậy mà thọ trì.
(Trích kinh Ma Da quyển hạ )