KIM CƯƠNG PHONG LÂU CÁC NHẤT THIẾT DU KỲ KINH

Hán dịch: Đời Đường nước Nam Thiên Trúc Tam Tạng Sa Môn KIM CƯƠNG TRÍ (Vajra-prajñā, hay Vajra-bodhi)
Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THƯỢNG

TỰA PHẨM THỨ NHẤT

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm Kim Cương Giới Biến Chiếu Như Lai (Bhagavate vajra-dhātu-vairocana-tathāgata) dùng năm Trí (Pañca-jñāna) tạo thành bốn loại Pháp Thân (Catur-dharma-kāya). Nơi Bản Hữu Kim Cương Giới Tự Tại Đại Tam Muội Gia (Svabhhava-vajra-dhātu-īśvara-samaya) tự giác được Tâm Bồ Đề bản sơ (Samanta-bhadra-hrgayādya) trong Điện Bất Hoại Kim Cương Quang Minh Tâm của vành trăng Phổ Hiền (Samanta-bhadra-candra-maṇḍala) cùng với Tự Tính tạo thành quyến thuộc (Parivāra) là 16 vị Đại Bồ Tát của nhóm Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi) với 4 Nhiếp Hạnh Thiên Sứ Ngữ Kim Cương, Nội Ngoại 8 Cúng Dường Kim Cương Thiên Nữ Sứ, mỗi mỗi vị đều dùng Bản Thệ gia trì (Sva-samayādhiṣṭhāna). Vành trăng Tự Tính Kim Cương (Vajra-tattva-candra-maṇḍala) nắm giữ tiêu xí của Bản Tam Ma Địa (Svasamādhi-cihna) đều dùng Tâm Địa bí mật (Guhya-citta-bhūmi) của Pháp Thân vi tế (Sūkṣma-dharma-kāya) vượt qua thân ngữ tâm Kim Cương của 10 Địa (Daśa-bhūmikāya-vāk-citta-vajra) đều dùng chày Ngũ Trí Kim Cương Phong (Pañca-jñāna-vajra-kūṭa) hiện ra 5 ức câu chi Kim Cương (Pañca-koṭi-vajra) nhỏ nhiệm tràn đầy khắp hư không pháp giới. Bồ Tát của các Địa (Sarva-bhūmi-bodhisattva) không thể nhìn thấy và chẳng hay biết uy lực tự tại của ánh sáng rực rỡ thường ở 3 đời (Trayo-dhvanaḥ) hóa thân bất hoại (Avināśya-kāya) làm lợi lạc cho Hữu Tình không hề tạm nghỉ. Dùng ánh sáng Tự Tính của Kim Cương (Vajra-tattva-raśmi) chiếu khắp trong sạch chẳng nhiễm mọi loại nghiệp dụng (Vividha-karma), phương tiện gia trì (Upāyādhiṣṭhāna) cứu độ Hữu Tình, diễn Kim Cương Thừa (Vajra-yāna) chỉ có một Kim Cương (Eka-vajra) hay cắt đứt phiền não. Dùng Pháp Thân (Dharma-kāya) thường trụ, Tự Tính Phổ Hiền (Samanta-bhadratattva) của Tâm Địa bí mật thâm sâu (Gaṃbhīra-guhya-citta-bhūmi) này nhiếp các Bồ Tát. Chỉ có cõi Phật (Buddha-kṣetra) này dùng hết sự thanh tịnh của Tự Tính Kim Cương (Vajra-tattva-śuddha) tạo thành Mật Nghiêm (Ghana-vyūha), Hoa Nghiêm (Avataṃsaka, hay Gaṇḍa-vyūha). Dùng Hạnh Nguyện Đại Bi (Mahā-kāruṇa-caryā-praṇidhana) viên mãn tư lương (Sambhāra) Phước (Puṇya) Trí (Jñāna) của các Hữu Tình làm chỗ thành tựu. Dùng ánh sáng 5 Trí (Pañca-jñāna-raśmi) soi chiếu thường trụ 3 đời không có tạm nghỉ Trí Thân bình đẳng (Samatā-jñāna-kāya)

_Bấy giờ 16 vị Đại Bồ Tát của nhóm Phổ Hiền (Samanta-bhadra) Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi) từ Định (Samādhi) khởi dậy chiếu khắp hư không, tỏa ánh sáng thanh tĩnh (Suddha-raśmi) thành biện của Tự Tính Kim Cương (Vajra-tattva), đồng thanh dùng Kệ khen ngợi rằng:

“Ngọn Kim Cương Đại Nhật
Nhỏ nhiệm trụ tự nhiên
Ánh sáng thường chiếu khắp
Nghiệp trong sạch chẳng hoại”

Nói lời khen ngợi này xong, thời Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi) dùng tay phải cầm Ngũ Phong Kim Cương (Pañca-kūṭa-vajra) ném vào hư không thì một thể (Ngũ Phong Kim Cương) lặng lẽ quay lại trụ trong bàn tay, nói Kim Cương (Vajra) này là:
Hồng
*)HŪṂ

Thời Kim Cương Vương Bồ Tát (Vajra-rāja) dùng móc câu (Āṃkuśa) đang cầm ném vào hư không thì một thể (móc câu) lặng lẽ quay lại trụ trong bàn tay, nói Ma Ni (Maṇi) này là:
Đát-lạc
*)TRAḤ (?TRĀḤ)

Thời Kim Cương Nhiễm Bồ Tát (Vajra-rāga) cầm Kim Cương Bạch Liên Hoa (Vajra-śveta-padma) ném vào hư không thì một thể (hoa sen) lặng lẽ quay lại trụ trong bàn tay, nói Liên Hoa (Padma) này là:
Ngột-lị-dĩ
*)HRĪḤ

Thời Kim Cương Xưng Bồ Tát (Vajra-yaśa) cầm Kim Cương Không Hầu (Vajravīṇa) ném vào hư không thì một thể (nhạc cụ) lặng lẽ quay lại trụ trong bàn tay, nói Yết Ma (karma) này là:
Ác
*)AḤ

Lúc đó, 4 vị Đại Bồ Tát đồng thanh nói với Kim Cương Giới Như Lai (Vajra-dhātutathāgata) rằng: “Nay con hiện Thần Thông này để lay động bản tính của tất cả Hữu Tình, mở bày câu triệu kẻ ngu đồng kia khiến cho nhiễm ái Pháp nhiệm màu của chư Phật, thành tựu Pháp Thân vốn có”

_Thời Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha) lại dùng cái bình báu (Ratna-kalaśa) trong tay ném vào hư không thì một thể (Bảo Bình) lặng lẽ quay lại trong bàn tay, nói Kim Cương Tạng (Vajra-garbha) này là:
Nhạ
*)JAḤ

Thời Kim Cương Quang Bồ Tát (Vajra-prabha) dùng mặt trời (Sūrya-maṇḍala) trong tay ném vào hư không thì một thể (Nhật luân) lặng lẽ quay lại trong bàn tay, nói Kim Cương Quang (Vajra-prabha) này là:
Hồng
*)HŪṂ

Thời Hư Không Kỳ Bồ Tát (Ākāśa-dhvaja) dùng cờ phướng (Dhvajra) trong tay ném vào hư không thì một thể (cờ phướng) lặng lẽ quay lại trong bàn tay, nói Kim Cương Kỳ (Vjajra-patāka) là: 嶍
Noan
*)VAṂ

Thời Hư Không Tiếu Bồ Tát (Ākāśa-hāsa) dùng cây phan Kim Cương (Vajrapatāka) trong tay ném vào hư không thì một thể (Kim Cương Phan) quay lại trong bàn tay, Nói Kim Cương Phan (Vajra-patāka)là:
Hộc
*)HOḤ
Lúc đó, 4 vị Đại Bồ Tát đồng thanh nói với Kim Cương Giới Như Lai là: “Nay con hiện Thần Thông này vì muốn câu triệu tất cả Hữu Tình khiến nhập vào Pháp Giới. Dùng sợi dây dẫn đến Kim Cương Trường, dùng khóa cột chặt các Tạng Thức, dùng chuông làm vui thích Tính ấy khiến cho khoái lạc”

_Thời Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara) dùng cái gương trong tay ném vào hư không thì một thể ấy (cái gương) lặng lẽ quay lại trong bàn tay, nói Kim Cương Trí (VajraJñāna) này là:
A
*)A

Thời Diệu Cát Tường Bồ Tát (Mañjuśrī) dùng Bát Nhã Giáp (cái áo Bát Nhã) trong tay ném vào hư không thì một thể ấy (cái áo Bát Nhã) lặng lẽ quay lại trong bàn tay, nói Ma Ni (Maṇi) này là:
A
*)Ā

Thời Chuyển Pháp Luân Bồ Tát (Dharma-cakra pravartana) dùng bánh xe (Cakra) trong tay ném vào hư không thì một thể ấy (bánh xe) lặng lẽ quay lại trong bàn tay, nói Liên Hoa Định (Padma-samādhi) này là:
Ám
*)AṂ

Thời Kim Cương Ngôn Bồ Tát (Vajra-bhāṣa) dùng cái loa (Śaṅkha) trong tay ném vào hư không thì một thể ấy (cái loa) lặng lẽ quay lại trong bàn tay, nói Yết Ma (Karma) này là:
Ác
*)AḤ
Lúc đó, 4 vị Đại Bồ Tát đồng thanh nói với Kim Cương Giới Như Lai rằng: “Nay con hiện Thần Thông này vì muốn khai mở Tính Bất Sinh vốn có của tất cả Hữu Tình khiến cho tu hành Vạn Hạnh đầy đủ, khiến cho thành tựu Đại Bồ Đề, nhập vào Trí Như Như Bất Động”

_Thời Kim Cương Nghiệp Bồ Tát (Vajra-karma) dùng vật báu màu xanh lục trong tay ném vào hư không thì một thể ấy (Lục Bảo) lặng lẽ quay về trụ trong bàn tay, nói Du Già (Yoga) này là:
Y
*)I

Thời Kim Cương Hộ Bồ Tát (Vajra-rakṣa) dùng cái lọng (Cchatra) trong tay ném vào hư không thì một thể ấy (Tản Cái) lặng lẽ quay về trụ trong bàn tay, nói Du Già (Yoga) này là:
Y
*)Ī

Thời Kim Cương Cái Bồ Tát (Vajra-cchatra) dùng Yết Ma Thủ trong tay ném vào hư không thì một thể ấy (Yết Ma Thủ) lặng lẽ quay về trụ trong bàn tay, nói Du Già (Yoga) này là:
Ô
*)U

Thời Kim Cương Trì Bồ Tát (Vajra-dhāra) dùng mặt trăng (Candra-maṇḍala) trong tay ném vào hư không thì một thể ấy (Nguyệt luân) lặng lẽ quay về trụ trong bàn tay, nói Du Già này là:
Áo
*)Ū
Lúc đó, 4 vị Đại Bồ Tát đồng thanh nói với Kim Cương Giới Như Lai rằng: “Nay con hiện Thần Thông này vì muốn sinh ra tất cả các Pháp khiến cho tất cả Hữu Tình tùy nghi thọ dụng, vì muốn thành tựu 3 Thân của Như Lai, vì muốn thành tựu tất cả thân Hữu Tình tràn khắp Pháp Giới, vì muốn ở trong sinh tử được niềm vui tự tại”

_Thời Như Lai ở 4 phương vì muốn hiện chứng Tính Kim Cương vốn có của tất cả Như Lai nên đồng thanh nói Tứ Chủng Nhất Tự Tâm Mật Ngôn là:
Hồng
*)HŪṂ

_Thời 4 vị Ba La Mật Bồ Tát vì muốn lợi ích cho tất cả Hữu Tình tu hành hạnh nguyện Đại Bi (Mahā-kāruṇa-caryā-praṇidhana) nên đồng thanh nói Tứ Chủng Nhất Tự Tâm Phương Tiện Du Già là:
Án
*)OṂ

_Thời 4 vị Nội Cúng Dường Thiên Nữ Sứ Giả vì muốn hiển Thần Thông du hý (Vikurvita) bên trong của Như Lai là nhóm Hỷ (Lāsya), Man (Mālā), Ca (Gīta), Vũ (Nṛtya) Cúng Dường (Pūjā) nên đồng thanh nói Tứ Chủng Nhất Tự Kim Cương Tâm này là:
Hạc
*)HĀḤ

_Thời (4 vị) Ngoại Cúng Dường Thiên Nữ Sứ Giả vì muốn khiến cho tất cả Hữu Tình viên mãn các Hạnh nên nói Tứ Chủng Nhất Tự Tâm này là:
Hồng
*)HŪṂ

_Thời Tứ Môn (4 cửa) Sứ Giả Thiên Nữ vì muốn nhiếp nhập tất cả Hữu Tình đến cung Pháp Giới (Dharma-dhātu-pura) nên đồng thanh nói Tứ Chủng Nhất Tự Tâm này là:
Hồng
*)HHŪṂ (?HŪṂ)

_Thời Kim Cương Giới Như Lai (Vajradhātu Tathāgata) lại nói Đốt Đổ Ba Pháp Giới Phổ Hiền Nhất Tự Tâm Mật Ngôn là:
Noan
*)VAṂ

_Bấy giờ Đức Kim Cương Giới Như Lai lại bảo Kim Cương Thủ rằng: “Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện thọ trì Thâm Mật Du Già Kim Cương Nhất Thiết Như Lai Đại Thắng Kim Cương Tâm Du Già này, thành tựu 37 Tôn Tự Giác Thánh Trí thì nên dùng 37 Yết Ma Ấn (Sapta-triṃśad-karma-mudrāṃ) thành tựu trong Kim Cương Giới, thường nên trì Phổ Hiền Bồ Tát Nhất Tự Tâm Minh (Samanta-bhadra bodhi-sattva-ekākṣarahṛdaya-vidyā)kèm với hơi thở ra vào, tùy theo khí tương ứng thân ngữ ý Kim Cương (Kāya-vāk-citta-vajra) sẽ mau được mau chứng thân của Phổ Hiền Tát Đỏa (Samantabhadra-sattva-kāya). Đây gọi là Phổ Hiền Bồ Tát Kim Cương Tát Đỏa Tam Muội Gia (Samanta-bhadra-bodhisattva-vajra-sattva-samaya) tương ứng sâu kín với 37 Trí (Saptatriṃśad-jñāna). Bậc Đại A Xà Lê (Mahācārya) nên tác Pháp này. Nếu các A Xà Lê (Ācārya) từng vào Kim Cương Giới Đại Quán Đỉnh (Vajra-dhātu-mahābhiṣeka) và thọ nhận Kim Cương Giới A Xà Lê Vị (Vajra-dhātu-ācārya-bhūmi) thì nên tu Pháp này, thường dùng một chữ vận đủ 3 nghiệp sẽ đắc được thân của Đại Phổ Hiền Bồ Tát”

Khi ấy Kim Cương Giới Phổ Hiền Như Lai (Vajra-dhātu-samanta-bhadra-tathāgata) dùng Kệ khen ngợi rằng:

“Tính Kim Cương vốn có
Quang Minh Biến Chiếu Vương
Nhiễm sen tịnh nhiệm màu
Vô vi mà tác nghiệp
Khởi Kim Cương câu triệu (Vajrākarṣaṇa)
Uy sáng rực ba cõi
Quyến trừ ám Vô Tri ( không hiểu biết)
Mặc giáp trụ Kim Cương (Vajra-kavaca)
Các Hữu Tình nhiễm dục
An lành hành lợi ích
Tùy Cơ chuyển Pháp Luân
Trừ hết các Cái Chướng
Khen ngợi khiến vui vẻ
Cười đùa được thích ý
Lìa Sở Ngã, Năng Ngã
Giữ ba nghiệp vắng lặng
A Xà Lê Trì Minh
Suy tư mười sáu nghĩa
Tụng Nhất Tự Tâm mật
Viên mãn ba mươi bảy (37)
Thường trì Tán Vương này
Kết Đại Yết Ma Ấn (Mahā-karma-mudrā)
Nếu làm Mạn Trà La (Maṇḍala)
Với vẽ tượng Du Già
Kết Đốt Đổ Ba Ấn (Stūpa-mudrā)
Tụng Minh (Vidyā) như bốn nơi
Phổ Hiền Tam Muội Gia (Samanta-bhadra-samaya)
Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) như câu (móc câu)
Hợp Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái)
Là tên Đại Ấn kia
Tiếp tụng Nhất Tự Minh (Ekākṣara-vidyā)
Kết Đại Yết Ma Ấn
Thời thời chẳng gián đoạn
Viên mãn ba mươi bảy (37)

NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG TỐI THẮNG VƯƠNG
NGHĨA LỢI KIÊN CỐ NHIỄM ÁI VƯƠNG TÂM
PHẨM THỨ HAI

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nhập vào Tam Ma Địa Mã Âm Tàng, ánh hào quang rực rỡ vắng lặng thâm sâu huyền diệu sâu kín của tất cả Như lai tác mọi âm thanh như: Tiếng sư tử rống dũng mãnh phẫn nộ uy tuấn, ánh điện chớp lóe chấn động, trống Trời kêu vang, tiếng của Hương Tượng vương, tiếng của Đại Kim Cương, tiếng của đại thương khư (MahāŚaṅkha: cái loa lớn).
Khi đó, Kim Cương Thủ với các Bồ Tát của hàng Kim Cương Trì (Vajra-dhāra) nhìn thấy tướng như vậy xong đều cùng nhau khen ngợi rằng:
“Chư Phật rất kỳ đặc (đặc biệt lạ kỳ) Tiếng Kim Cương chấn rống Muốn nói Pháp Giáo nào ?
Nguyện Như Lai diễn bày”

Thời Đức Kim Cương Giới Như Lai bảo hàng Kim Cương Thủ rằng: “Này Kim Cương Thủ! Có Chân Ngôn tên là Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Tối Thắng Vương Nghĩa Lợi Kiên Cố Nhiễm Ái Vương Tâm Chân Ngôn (Sarva-tathāgata-vajrottama- rājārtha-dṛḍha-rāga-rāja-hṛdaya-mantra). Ở trong tất cả Du Già (Yoga) là tối tôn tối thắng, mau được Tất Địa (Siddhi), hay khiến cho tất cả kẻ nhìn thấy đều sinh tưởng là cha mẹ vợ con, sự nghiệp đã làm thảy đều thành tựu. Các Chân Ngôn đã trì như Phật Đỉnh Bộ (Buddhoṣṇīṣa-kulāya) với các Như Lai Bộ (Tathāgata-kulāya), Liên Hoa Bộ (Padmakulāya), Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya), Yết Ma Bộ (Karma-kulāya) đều có thể trị phạt, khiến cho Chân Ngôn của nhóm ấy mau thành tựu. Nếu người hành Chân Ngôn trì qua 30 vạn biến thì tất cả Chân Ngôn Chủ (Mantrādhipati) với Kim Cương Giới Đại Mạn Noa La Vương (Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala-rāja) thảy đều tập hội, một thời ban cho thành tựu, mau được Đại Kim Cương Vị cho đến Phổ Hiền Bồ Tát Vị” Lúc ấy Đức Thế Tôn liền nói Minh là:
Án, ma ha la nga phộc nhật-la sắt-ni sa, phộc nhật-la tát đát-phộc, nhạ, hồng, noan, hộc
*)OṂ_ MAHĀ-RAGA (?MAHĀ-RĀGA) VAJROṢṆĪṢA VAJRA-SATVA JJAḤ (?JAḤ) HŪṂ VAṂ HOḤ

_Bấy giờ Đức Thế Tôn lại nói Tụng là:
“Hai tay Kim Cương Quyền (Vajra-muṣṭi)
Cài chéo trong làm Phộc (Bandha)
Dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như kim
Chéo nhau liền thành Nhiễm
Đây là Căn Bản Ấn (Mūla-mudrā)
Nếu trì Chân Ngôn này
Với dùng sức Mật Ấn
Ấn: tim, trán, họng, đỉnh
Như thân Kim Cương Đỉnh (Vajroṣṇīṣa-kāya)
Tất cả các tội cấu
Vừa mới kết đã diệt
Hoặc Tức Tai (Śāntika), Tăng Ích (Puṣṭika)
Ái Kính (Vaśikaraṇa) và Giáng Phục (Abhicāruka)
Tùy theo việc yêu thích
Vừa tụng Chân Ngôn này
Sẽ đắc được việc ấy
Hoặc độc (Viṣa: chất độc), hoặc ganh ghét
Vừa kết tụng sẽ dừng
Gia trì Thực (thức ăn) bảy biến
Ta sẽ giáng Cam Lộ (Amṛta)

NHIẾP NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐẠI A XÀ LÊ VỊ
PHẨM THỨ BA

Bấy giờ, Kim Cương Giới Như Lai lại nhập vào Tam Ma Địa Nhất Thiết Như Lai Nhãn Sắc Như Minh Chiếu, lại nói Nhiếp Nhất Thiết A Xà Lê Hạnh Vị Chân Ngôn là: 湡 向忝 鉏幙 亙扣 屹玆 嫟 嫟
Án, phộc nhật-la tố ngật-xoa-ma, ma ha tát đát-phộc, hồng hồng
*)OṂ_ VAJRA-SUKṢMA MAHĀ-SATVA HŪṂ HŪṂ

Nếu người hành Chân Ngôn trì Minh này, ngày ngày tụng trì trải qua một tháng thì Pháp Sự đã tu hành của tất cả A Xà Lê, tất cả Trí Tuệ, thông đạt nghĩa lợi, phương tiện khéo léo sẽ mau chóng đạt được. Tất cả Như Lai thường che chở giúp đỡ, Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-sattva) thường làm bạn thân thường trụ trong Tâm của Hành Giả, hễ nhớ tới liền đến ngay mà chẳng phải lao nhọc thỉnh triệu với dùng Ấn Khế (Mudrā), Chân Ngôn (Mantra)…

Nếu thường trì Chân Ngôn này thì tất cả các Minh thảy đều thành tựu, các Trì Minh Tiên (Vidya-dhāra-ṛṣī) thường làm Tiểu Sứ. Diễm Ma Vương (Yama-rāja), Thủy Thiên (Varuṇa-deva), Hỏa Thiên (Agni-deva), Phong Thiên (Vāyu-deva), Chủ Tạng Thiên, Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara), Na La Diên Thiên (Nārāyaṇa), Đế Thích Thiên (Indra)…. Thường làm Sứ Giả (Caṭa) cung cấp thứ cần dùng, mau được tất cả ý nguyện, chẳng lâu sẽ được địa vị của Đại Kim Cương A Xà Lê (Mahā-vajrācārya), Pháp Tính (Dharmatā), thân của Đại Nhật (Vairocana-kāya). Tất cả người nhìn thầy thảy đều cúi lễ dưới chân, giáng phục vui vẻ.

Ấn ấy là: Dùng tay Định Tuệ (2 bàn tay) hướng cùi chỏ lên trên, chắp tay để ngang vai, đều co Giới Phương (2 ngón vô danh) Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vào trong lòng bàn tay.
Hoặc ngồi hoặc đứng đều thành tựu.

KIM CƯƠNG TÁT ĐỎA MẠO ĐỊA TÂM PHẨM THỨ TƯ

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại nói: “Tất cả Hữu Tình vốn có ánh sáng Kim Cương (Vajra-raśmi) chiếu soi trong sạch chẳng nhiễm, xưa nay vắng lặng, thường hằng ở ba đời chưa hề có sự ngưng nghỉ. Đại Giác chân thật của Kim Cương Kiên Cố Tát Đỏa (Vajradṛḍha-sattva) xưa nay lặng yên sáng rực, quán Tính Kim Cương bình đẳng (Vajra-samatā) của tất cả Hữu Tình”.

Liền nói Kim Cương Tát Đỏa Bồ Đề Tâm Minh là:
Án, phộc nhật-la cú xả, một đà niết đá, hồng
*)OṂ_ VAJRA-KOŚA BODHI-CITTĀ HŪṂ

Này Kim Cương Thủ! Nếu có người trì Chân Ngôn này tức sẽ gần gũi chư Phật, được làm con trưởng, ở trong Phổ Hiền cũng là bậc thượng thủ (Pramukha). Nếu ngày ngày trì Chân Ngôn này bảy biến tức sẽ thấy người đời khen ngợi chư Phật, đời này cứu độ Hữu Tình, tên gọi là Đại Kim Cương Tát Đỏa, cũng gọi là Đại Giác Bản Hữu Kim Cương. Hoặc ở sát cạnh, đặt Kim Cương Giới Đạo Trường (Vajra-dhātu-maṇḍala) với Đại Bi Thai Tạng (Mahā-kāruṇa-garbha) và Đạo Trường của các Bộ (Sarva-kula-maṇḍala). Nếu tụng Chân Ngôn này thì các Mạn Noa La Vương (Maṇḍala-rāja) ấy thảy đều gần gũi tôn kính người hành Trì Minh. Tại sao thế? Do tu Hạnh Nguyện Lực (Caryā-praniḍha-bala) của các Như Lai cho nên khen ngợi hành Hạnh cứu độ Hữu Tình của chư Phật, hay cùng với chư Phật đồng hành Hạnh Nguyện (Caryā-praniḍha) ở trong tất cả Pháp Bình Đẳng Tát Đỏa.

Ấn ấy là: Hai tay cài chéo nhau bên trong , đều đem Thiền Trí (2 ngón cái) vịn Tiến Lực (2 ngón trỏ)

ÁI NHIỄM VƯƠNG PHẨM THỨ NĂM

Bấy giờ, Kim Cương Thủ lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con nói về Ái Nhiễm Vương (Rāga-rāja), tất cả Như Lai cùng thành tựu Tạp Pháp Tất Địa, với Pháp vẽ tượng, nhóm Pháp: Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai), Bố sắt-trí ca (Puṣṭika: Tăng Ích), Phộc Thủy Ca La Noa Già Đa Gia (Vaśikaraṇa-jatāya: Kính Ái), A Tỳ Tả Lỗ Ca (Abhicāruka: Giáng Phục)”

Khi ấy, Đức Biến Chiếu Bạc Già Phạm bảo Kim Cương Thủ rằng: “Ta đã nói về chốn hội tu học của tất cả Như Lai. Nay ông vì kẻ trai lành, người nữ thiện trong các đời Mạt Pháp diễn nói lợi lạc”
Thời Kim Cương Thủ dùng Kệ tụng rằng:

“Nơi Bạch Nguyệt (15 ngày đầu của tháng) Quỷ Tú (Puṣya: sao Quỷ)
Lấy lụa sạch trắng tinh
Vẽ Ái Nhiễm Kim Cương
Thân như ánh mặt trời
Trụ ở xí thịnh luân (vành xe rực lửa mạnh)
Ba mắt, nhìn uy nộ Búi tóc mão Sư Tử
Lông bén, hình phẫn nộ
Lại đặt Ngũ Cổ Câu
Tại đỉnh đầu Sư Tử (Siṃha-mūrdha)
Rũ vòng hoa Ngũ Sắc
Giải mũ che bên tai
Tay trái cầm chuông vàng
Phải: cầm chày Ngũ Phong
Nghi hình như Tát Đỏa
An lập Chúng Sinh Giới (Sattva-dhātu)
Tiếp trái: cung Kim Cương (Vajra-dhanu)
Phải: cầm tên Kim Cương (Vajra-vāṇa)
Như bắn mọi ánh sao (Tinh quang)
Hay thành Pháp Đại Nhiễm (Mahā-rāga)
Trái: tay dưới cầm giữ
Phải: vặn như thế đánh
Tất cả Chúng tâm ác
Mau diệt, không có nghi
Dùng các dây, vòng hoa
Quấn kết để nghiêm thân
Ngồi theo thế Kiết Già
Trụ ở sen màu đỏ
Dưới sen có bình báu
Làm tượng đặt phía Tây
Hành Nhân: mặt đối Tây
Kết Đại Yết Ma Ấn (Mahā-karma-mudrā)
Với tụng Căn Bản Minh (Mūla-vidyā)
Kèm bày Tam Muội Gia (Samaya)
Nhất Tự Tâm Mật Ngữ (Ekākṣara-hṛdaya-guhya-vāca)
Hay thành, hay đoạn diệt
Tất cả Chúng tâm ác

_ Lại kết Kim Cương Giới
Ba mươi bảy (37) Yết Ma (Sapta-triṃśad-karma)
Với dùng Bản Nghiệp Minh (Sva-karma-vidyā)
Mau thành trăm ngàn việc
Tát phộc nột sắt tra (Sarva duṣṭa: tất cả điều Ác)
Với các Nga La Ha (Grahā: chướng ngại, các chấp)
Thêm Phẫn Nộ (Krodha) Giáng Phục (Pramardana)
Một đêm sẽ xong hết
Tụng Đại Căn Bản Minh (Mahā-mūla-vidyā)
Kết Tam Muội Gia Ấn (Samaya-mudrā)
Lại khiến Già Đá Gia (Jatāya: sinh trưởng )
Lấy nhụy hoa sen hồng
Trăm lẻ tám (108) Hộ Ma (Homa)
Một đêm tức Kính Ái
Lại khiến nhiếp nhục kia
Lấy Bạch Đàn Hương khắc
Kim Cương Ái Nhiễm Vương (Vajra-rāga-rāja)
Dài bằng năm ngón tay
Đai dài nơi thân tạng
Tất cả loại Hữu Tình
Với các Sát Lợi Vương
Giáng phục như nô bộc (Dūta: Đầy tớ)
Thường kết Yết Ma Ấn
Tụng Đại Căn Bản Minh
Tăng Ích, tất cả phước
Bền chắc như Kim Cương
Nếu bảy Diệu (Sapta-grahā: 7 vì sao) lấn bức
Mệnh Nghiệp Thai Đẳng Tú
Vẽ hình, Na Ma (Nāma: tên gọi) ấy
Đặt ở miệng Sư Tử (Siṃha-mukha)
Niệm tụng ngàn lẻ tám (1008)
Mau diệt chẳng sinh lại
Cho đến Thích Phạm Tôn
Thủy, Hỏa, Phong, Diễm Ma
Đỉnh Hạnh của loài ác
Chạy khắp phương vô tận
Tất cả Chủng Nhạ ác
Chúng Bật Sô (Bhikṣu: Tỳ kheo) tĩnh hạnh
Rồng ác độc khó phục
Na La Diên, Tự Tại
Bốn Thiên Vương giúp đời
Mau trừ khiến mất mạng”

_Lại nói Ái Nhiễm Vương Nhất Tự Tâm Minh là:
Hồng, tra chỉ, hồng, nhạ
*)HHŪṂ ṬAKI HUṂ JJAḤ (?HŪṂ ṬAKKI HŪṂ JAḤ)

_Lại nói Căn Bản Ấn
Hai tay Kim Cương Phộc
Dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hợp nhau
Tiến Lực (2 ngón trỏ ) như móc câu
Đàn Tuệ (2 ngón út) và Thiền Trí (2 ngón cái)
Hợp dựng như ngũ phong (Pañca-kūṭa: 5 ngọn núi)
Đây là Yết Ma Ấn
Cũng là Tam Muội Gia
Nếu vừa kết một lần
Với tụng Bản Chân Ngôn
Hay diệt vô lượng tội
Hay sinh vô lượng phước
Nhóm Pháp Phiến Để Ca (Tức Tai, Tăng Ích, Giáng Phục, Kính Ái, Câu Triệu)
Bốn việc mau viên mãn
Trong ba cõi ba đời
Tất cả không thể vượt
Đây là Kim Cương Vương (Vajra-rāja)
Trong Đỉnh, tên Tối Thắng
Kim Cương Tát Đỏa Định (Vajra-sattva-samādhi)
Tất cả các Phật Mẫu (Buddha-mātṛ)

_ Lại nói Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai)
Năm loại Ấn tương ứng
Giới Phương (2 ngón vô danh) chéo trong chưởng (lòng bàn tay)
Thiền Trí (2 ngón cái) cùng móc kết
Đàn Tuệ (2 ngón út) hợp như kim
Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vịn chặt nhau
Tiến Lực (2 ngón trỏ) đều ép chặt

_ Tiến Lực (2 ngón trỏ) vịn Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa)
Bốn đầu ngón bằng nhau
Là Bố Sắt Trí Ca (Puṣṭika: Tăng ích)
Mẫu Nại La (Mudrā) Đại Ấn

_ Tiến Lực (2 ngón trỏ) như cánh sen
Ấn tên Già Đá Gia (Jatāya: phát sinh)

_ Tiến Lực (2 ngón trỏ) vịn Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa)
Lóng trên chạm tam giác
A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka: Giáng Phục)
Nên dùng Mật Ấn (Guhya-mudrā) này

_ Tiến Lực (2 ngón trỏ) co như móc
Tùy tụng (Jāpa) mà chiêu triệu (Ākarṣaṇa)
Kim Cương Ương Câu Thi (Vajrāṃkuśe: Kim Cương Câu)
Tất cả Thời tác nghiệp (Karma-kara)
Đại Nhiễm Kim Cương Đỉnh (Mahā-rāga-vajra-dhātu)
Nói xong năm Mật Ấn (Pañca-guhya-mudrāṃ)”

NHẤT THIẾT PHẬT ĐỈNH TỐI THƯỢNG BIẾN CHIẾU VƯƠNG THẮNG NGHĨA NAN TỒI _ TỒI TÀ NHẤT THIẾT XỨ DU GIÀ TỨ HẠNH NHIẾP PHÁP PHẨM THỨ SÁU

Bấy giờ, Kim Cương Thủ lại nói Nhất Thiết Xứ Vô Bất Tương Ứng Chân Ngôn là:
Án, phộc nhật-la tát đát-phộc, nhạ hồng noan hộc
)OṂ_ VAJRA-SATVA JJAḤ (?JAḤ) HŪṂ VAṂ HOḤ

Lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Bốn Hạnh Nhiếp Pháp này: ở tất cả chốn, tất cả việc, ái nhiễm của Thế Gian với tất cả Pháp của Thế Gian đều sinh 4 Nhiếp Hạnh Tưởng là Khởi Từ, Câu Bi, Dẫn Hỷ, Phộc Xả … Ở tất cả việc, xứ đều sinh 4 Pháp Nhiếp Hạnh này. Ở trong tất cả Thừa (Sarva-yāna): Thanh Văn (Śravaka-yāna), Độc Giác (Pratyeka-buddha) thường khởi 4 Hạnh của nhóm này, tụng 4 Nhiếp Chân Ngôn, kết 4 loại Câu Ấn là 4 loại móc câu: Dùng mắt khởi Từ (Maitra: ban vui) với tất cả, dùng mắt khởi Bi (Kāruṇa: cứu khổ) với tất cả, dùng mắt khởi Hỷ (Pramoda: vui vẻ) với tất cả, dùng mắt khởi Xả (Upekṣa: buông bỏ không dính mắc) với tất cả. Người hành Chân Ngôn thường khởi 4 loại Tâm chỉ làm tất cả việc của Thế Gian không có trái ngược sẽ mau chứng Vô Thượng Bồ Đề (Agrabodhi). Đời này nơi tất cả Pháp, chứng được thân Bình Đẳng Vô Nhị Vô Nhiễm Vô Tịnh Vô Nghịch Vô Ngại, thường trụ Kim Cương Tát Đỏa Tam Muội, dùng 4 Nhiếp Pháp này rộng làm lợi lạc cho tất cả Hữu Tình. Có điều đối với việc, xứ sinh tướng không trái ngược .

Dùng 4 loại mắt này thường ở tất cả Thời khởi tâm hoại Nhị Thừa” Tụng Hoại Nhị Thừa Tâm Chân Ngôn là:
Án, ma ha dã đát-na, phộc nhật-la tát đát-phộc, tát phộc đạt ma, vĩ thú đà, hồng
*)OṂ_ MAHĀ-YATNA (?MAHĀ-YĀNA) VAJRA-SATVA SARVA-DHARMA VIŚUDDHA HŪṂ
Thường tụng Chân Ngôn này, ở tất cả Thời quán sát Tâm của mình, hoại tất cả chấp trước, quán tất cả Pháp xưa nay thanh tĩnh. Do Phước Đức (Puṇya-guṇa) tăng trưởng này, ở đời này đắc được tất cả Pháp thanh tĩnh (Sarva-śuddha-dharma), Kim Cương Thừa (Vajra-yāna), Kim Cương Tính (Vajratā), tăng trưởng tất cả Phước Đức. Tất cả Như Lai thường gia hộ, tất cả Như Lai thường dùng phá nghiệp khiến cho đời này chứng Kim Cương Vị Xứ.

NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐẠI THẮNG KIM CƯƠNG TÂM DU GIÀ THÀNH TỰU _PHẨM THỨ BẢY_

Bấy giờ, Kim Cương Thủ lại nói Thành tựu Kim Cương Tát Đỏa Nhất Tự Tâm, Đại Thắng Tâm Tương Ứng. Nói Chân Ngôn này là : 猲 帆盎
Hồng, tô tất địa
*)HŪṂ SIDDHI (? HŪṂ SUSIDDHI)

Lại nữa Chân Ngôn. Nếu thường tụng trì được tất cả Trời Người kính yêu, giáng phục. Hay khiến cho tất cả người nhìn thấy vui vẻ, hay thành tựu tất cả Tâm Nguyện thảy đều viên mãn, mau được thành tựu Kim Cương Tát Đỏa Thân Tất Địa, đời này ở Thế Gian đắc được tất cả Pháp Bình Đẳng Kim Cương Tâm

_Thời trong Hội: Bồ Tát các Địa, mỗi một vị dùng Thần Lực, dùng Phước Đức uy quang khen ngợi Kim Cương Thủ Bồ Tát. Nói Kệ là:

“Tất cả các Bồ Tát
Đã không thể thấy nghe
Khiến diễn Pháp Giáo này
Khéo giải Ngã Tâm Mật (sự bí mật của tâm ta)
Các Pháp không Tự Tính
Không nguyện, không nhiễm tịnh
Một Kim Cương làm Thừa (Yāna: cỗ xe chuyên chở)
Chẳng hoại các Pháp Giáo”

_Lúc đó, trong Hội chợt có một Chướng Giả chẳng từ hư không sinh, cũng chẳng từ phương khác đến, cũng chẳng từ đất ra, đột nhiên xuất hiện. Các Bồ Tát đều như say, chẳng biết Chướng đấy từ nơi nào đến

Thời Đức Bạc Già Phạm mỉm cười bảo Kim Cương Thủ với các hàng Bồ Tát rằng: “Chướng này từ đâu mà đến? Từ trong Chướng vô thủy vô giác vốn có của tất cả chúng sinh mà đến, vốn có Câu Sinh Chướng từ Ngã Sở sinh chướng không có khởi thủy, không có bờ mé ban đầu, vốn có cùng Bản Luân”

Khi ấy, Chướng Giả đột nhiên hiện thân làm Kim Cương Tát Đỏa. Ở trên đỉnh đầu hiện một bánh xe Kim Cương, dưới bàn chân cũng hiện một bánh xe Kim Cương, trong hai bàn tay đều hiện một bánh xe Kim Cương, lại ở trên trái tim hiện một bánh xe Kim Cương, toàn thân tỏa ánh sáng chiếu chạm các vị Đại Bồ Tát trong Hội.

Thời Kim Cương Thủ bạch Phật rằng: “Biến Chiếu Bạc Già Phạm! Nay con muốn nói Pháp Tự Tính Sinh Chướng Kim Cương Đỉnh này. Nguyện xin hứa cho con được giải nói”

Lúc đó, Kim Cương Thủ nương theo Thánh Chỉ của Đức Phật nói Tụng là:

“Nếu các Chân Ngôn Sư
Trì tụng Chân Ngôn Pháp
Nói một Tâm tán loạn
Chướng này liền thuận tiện
Hay đoạt Chân Ngôn Sư
Nghiệp Công Đức đã tu
Nếu trì Ái Nhiễm Vương
Căn Bản Nhất Tự Tâm
Chướng này mau trừ diệt
Chẳng được chút thân cận
_ Thường ở trong Tâm mình
Quán tiếng một chữ Hồng (猲_ HŪṂ)
Ra vào tùy mệnh nghỉ
Chẳng thấy Thân và Tâm
Chỉ quán Tự Nhân (Akṣara-hetu: Nhân của chữ) khởi
Ngang bằng với Đại Không
Trụ vững Tính Kim Cương
Toàn thành Thể Kim Cương
Mau chuyển thân phần mình
Đồng với thân kiên cố
Như sương Thu tháng tám
Sáng trong sạch nhỏ nhiệm
Thường trụ Đẳng Trì (Samādhi) này
Đây là Vi Tế Định (Sūkṣma-samādhi)
Tự Tính nơi sinh Chướng
Không được phương tiện này Quyết định đồng Kim Cương
Ba cõi không thể vượt”

_Lúc đó, Tự Tính Chướng nghe lời này xong, đột nhiên chẳng hiện

NHẤT THIẾT NHƯ LAI ĐẠI THẮNG KIM CƯƠNG ĐỈNH TỐI THẮNG CHÂN THẬT ĐẠI TAM MUỘI GIA PHẨM THỨ TÁM

Bấy giờ, Đức Biến Chiếu Bạc Già Phạm lại hiện mọi loại ánh hào quang, ở trên đỉnh đầu phóng tỏa ánh hào quang Kim Cương Phẫn Nộ chiếu soi các Bồ Tát. Hàng Kim Cương Thủ thảy đều yên lặng. Lại hiện thân có đủ 12 cánh tay trì Trí Quyền Ấn (Jñāna-muṣṭimudrā). Lại cầm: Ngũ Phong Kim Cương (Pañca-kūṭa-vajra), Liên Hoa (Padma), Ma Ni (Maṇi), Yết Ma (Karma), Câu (Āṃkuśa), Sách (Pāśa), Tỏa (Sphoṭa), Linh (Ghaṇṭa), Trí Kiếm (Jñāna-khaḍga), Pháp Luân (Dharma-cakra) … gồm 12 Đại Ấn. Thân trụ ở hoa sen lớn ngàn cánh màu trắng , thân có màu như mặt trời , 5 búi tóc tỏa ánh hào quang, ánh sáng ấy không có chủ tràn khắp mười phương, khuôn mặt mỉm cười. Liền nói Đại Thắng Kim Cương Đỉnh Tối Thắng Chân Thật Đại Tam Muội Gia Chân Ngôn là:

Án, ma ha phộc nhật-la sắt-ni sái, hồng, đát-lạc, hột-lị, ác, hồng
*)OṂ _ MAHĀ-VAJROṢṆĪṢA HŪṂ TRAḤ (?TRĀḤ) HRĪḤ AḤ HŪṂ

_Nói Minh này xong, lại nói Tụng là:
“Ba đời với ba cõi
Tối Tôn, riêng khó sánh
Đại Chuyển Luân Vương này
Hay tồi (nghiền nát) các Phật Đỉnh (Buddhoṣṇīṣa)
Hay nhiếp các Đẳng Giác
Thân cận làm quyến thuộc
Mau thành Đại Bi Địa (Mahā-kāruṇa bhūmi)
Nếu người đời Mạt Pháp (Sad-dharma-viporalopa)
Tụng lâu Chân Ngôn này
Đao binh chẳng thể hại
Nước lửa chẳng đốt chìm
Liên Hoa, Kim Cương Thủ
Theo hầu làm thị vệ
Nếu tụng trăm lẻ tám (108)
Hay diệt trăm kiếp tội
Nếu tụng một ngàn biến
Hay thành mãn ý nguyện
Nếu tụng một Lạc Xoa (Lakṣa: 100000 biến)
Được thân Đại Kim Cương (Mahā-vajra-kāya)
Nếu tụng một câu chi (Koṭi: 100 triệu biến)
Được thành Biến Chiếu Tôn (Vairocana: Đại Nhật Tôn)
Ngàn Phật đến cùng hộ
Quyết định không có nghi
Nay Ta liền nói Ấn Kim Cương Tối Thắng Tâm
Trong bền mười độ (10 ngón tay) Phộc
Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) co như Đỉnh
Đây là Căn Bản Tâm Tối Thắng Chuyển Luân Ấn
Nếu thường kết Ấn này
Kim Cương Tát Đỏa Tôn
Liên Hoa, Ma Ni Vương
Tỳ Thủ Yết Ma Tôn (Viśva-karma)
Đều đến che chở giúp
Người này như Kim Cương (Vajra)
Các ác chẳng thể hoại
Thân này như Quang Tụ (nhóm ánh sáng)
Hay phá tối ba cõi
Người này như hoa sen (Padma)
Các bụi chẳng thể nhiễm
Thân này như Yết Ma (Karma)
Rộng làm các việc Phật
Thân như Biến Chiếu Tôn (Vairocana)
Chư Phật chẳng thể bỏ
Thân như Diệu Cát Tường (Mañjuśrī)
Hay thành Tuệ không tận (Vô Tận Tuệ)
Thân như Kim Cương Luân (Vajra-cakra)
Hay chuyển Luân Lý Thú
Trì Chân Ngôn Ấn này
Hay thành việc như vậy
Nếu y riêng chốn tịnh
Chỉ kết Tối Thắng Ấn
Với tụng Căn Bản Tâm
Tất cả vô bất vi (không có gì không làm được)
Tùy làm đều thành tựu
Tất cả Nguyện đều mãn
Thành tựu Tối Thắng Tôn”

_Kim Cương Đỉnh Minh là:
Án, phộc nhật-la tát đát-phộc cú xả, hồng
*)OM _ VAJRA-SATVA KOŚA HŪṂ

_ Thành Tựu Kim Cương Thủ Tối Thắng Ma Ni là:
Án, phộc nhật-la la đát-na, cú xả, đát-lạc
*)OṂ_ VAJRA-RATNA KOŚA TRAḤ (? KOŚA TRĀḤ)

_ Thành Tựu Kim Cương Thủ Liên Hoa Tối Thắng Tâm:
Án, phộc nhật-la đạt ma cú xá, hột-lị
*)OṂ_ VAJRA-DHARMA KOŚA HRĪḤ

_ Thành Tựu Kim Cương Thủ Xảo Nghiệp Tối Thắng Tâm:
Án, phộc nhật-la yết ma, cú xá, ác
*)OṂ_ VAJRA-KARMA KOŚA AḤ

_ Thành tựu Kim Cương Câu (Vajra-aṅkuśa)
Bậc Tối Thắng hay móc
Án, phộc nhật-la tát đát-noan , cú xả, nhạ
*)OM _ VAJRA-SATVĀKUŚA JJAH (? VAJRĀṂKUŚA JAḤ)

_ Thành tựu Kim Cương Sách (Vajra-pāśa)
Bậc Tối Thắng hay dẫn
Án, phộc nhật-la la đát-la, bá xả, hồng
*)OṂ _ VAJRA-RATNA PĀŚA HŪṂ

_ Thành tựu Kim Cương Tỏa (Vajra-sphoṭa)
Bậc Tối Thắng hay cột
Án, phộc nhật-la bát nạp-ma, sa-phá tra, noan
*)OṂ_ VAJRA-PADMA SPHUṬ (? SPHOṬA ) VAṂ

_ Thành tựu Kim Cương Linh (Vajra-ghaṃṭa)
Bậc Tối Thắng hay vui
Án, phộc nhật-la yết ma, khiếm tra, hộc
*)OṂ_ VAJRA-KARMA GAṂṬ (? GHAṂṬA) HOḤ

_Do trì tám Đại Minh (Āṣṭa-mahā-vidyāṃ)
Hay thành trăm ngàn việc
Bậc Chân Ngôn nên biết
Tất cả kẻ khó thắng
Nên dùng Ấn Minh này

_ Tiếp đến Kim Cương Kiếm (Vajra-khaḍga)
Mật Ngữ cần phải biết
Án, phộc nhật-la tát đát-phộc, để ngật-xoa-noa, hồng
*)OM _ VAJRA-SATVA TĪKṢṆA HŪṂ
Hay hoại Vô Trí Thành (cái thành không có Trí)
Hay sinh các Phật Tuệ
Ấn đồng Diệu Cát Tường
Yết Ma Tam Muội Gia (Mañjuśrī-karma-samaya)

_ Tiếp đến Kim Cương Luân (Vajra-cakra)
Mật Ngữ cần nên nghe
Án, phộc nhật-la chước ngật-la hồng, nhạ, hồng, noan, hộc, hồng
*)OṂ_ VAJRA-CAKRA HŪṂ , JJAḤ (?JAḤ) HŪṂ VAṂ HOḤ, HŪṂ
Hai tay Kim Cương Quyền
Đàn Tuệ (2 ngón út) và Tiến Lực (2 ngón trỏ)
Bốn độ (4 ngón tay) trợ móc kết
Đây là Mật Ấn ấy
Nếu người hành Chân Ngôn
Chẳng làm Mạn Noa La
Chỉ trì Ấn Minh này
Liền đồng đại an lập
Tất cả Mạn Noa La
Tất cả chi, thân mình
Đều thành các nhóm Phật (Phật tụ)
Không sánh chẳng thể bàn
Liền không quá vị trên (Thượng Vị)

_ Tiếp đến bốn Nhiếp Minh Mật Ngữ cần phải nói
Án, tát phộc đát tha nga đảm cú thủy, hồng nhạ
*)OM _ SARVA TATHĀGATĀṂKUŚE (=TATHĀGATA+ ĀṂKUŚE) HŪṂ JJAḤ (?JAḤ)

Án, tát phộc đát tha nga đa, bá xá , hồng hồng
*)OṂ_ SARVA TATHĀGATA-PĀŚA HŪṂ HŪṂ

Án, tát phộc đát tha nga đa, sa-phổ trí hồng noan
*)OṂ_ SARVA TATHĀGATĀ-SPHUṬ ( ?TATHĀGATA-SPHOṬA) HŪṂ VAṂ

Án, tát phộc đát tha nga đa vĩ xá, hồng hộc
*)OṂ_ SARVA TATHĀGATĀVAIŚA (?TATHĀGATĀVIŚA) HŪṂ HOḤ

Vừa tụng Mật Ngôn này
Mười sáu Đại Bồ Tát
Từ Pháp Giới sinh ra
Đều cầm Bản Tiêu Xí (Sva-cihna)

_ Tiếp tụng tám Cúng Dường
Với dùng bốn Nhiếp Minh
Liền thành Đại Viên Đàn (Đàn tròn lớn)

_ Tiếp tụng Bản Tôn Cú (câu của Bản Tôn)
Tám Cúng với bốn Nhiếp Mật Ngôn thứ tự nói
Án, tát phộc bố nhạ, nhạ hồng noan hộc
*)OṂ_ SARVA PŪJA JJAḤ (? JAḤ) HŪṂ VAṂ HOḤ

_Lại nữa Bí Mật Chủ !
Ta, Tâm này, Tối Tâm
Liền nói Pháp bí mật
Phật gọi năm Du Già
Nên quán Biến Chiếu Vương
Thân mình đều ngang bằng
Lại ở phía trước mình
Quán Thắng Kim Cương Bảo
Trụ mặt trời sáng rực
Cầm phướng báu màu nhiệm (Đại Diệu Bảo Tràng)
Bên phải, lại nên quán Kim Cương Liên Hoa Câu
Trụ bánh xe màu vàng
Cầm móc câu, cười mỉm (Đại Vi Tiếu)
Bên trái, lại nên biết
Kim Cương Bảo Đại Khố Trụ bánh xe màu lục
Cầm giữ gương tròn lớn
Tiếp, lại ở phía sau
Kim Cương Đại Nhiễm Liên
Trụ bánh xe màu hồng
Cầm sen hồng màu nhiệm (Diệu Đại Hồng Liên)
Đây là năm Du Già
Bí Mật Tối Thượng Vị
Tất cả điều ước nguyện
Thảy đều được viên mãn
Thường tác Du Già này
Tụng tám Đại Minh trước
Với dùng sức Mật Ấn
Thảy đều thành ước nguyện
Chẳng mượn Ấn thỉnh triệu
Với tụng Hoa Hương Minh
Được tối thắng thành tựu
Đời này mau đắc được”

_Trong Hội: các Bồ Tát
Tất cả Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra)
Một lòng quán Tâm Phật
Vui vẻ mà an trụ

KIM CƯƠNG PHONG LÂU CÁC NHẤT THIẾT DU GIÀ DU KỲ KINH
_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_

Pages: 1 2